1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Lai Châu

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THONG

Trang 2

Luận văn được hoàn thành tại:

HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIÊN THONG

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ VÂN ANH

Phản biện 1: TS NGUYEN THI MINH HUYENPhan bién 2: TS TRAN THI HOA

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: 10 giờ 30 ngày 12 tháng 01 năm 2024

Có thé tìm hiểu dé án tốt nghiệp tai:

- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trang 3

LOI MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong suốt chiều dai của sự phát triển nền kinh tế thé giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, yếu tố con người (nhân lực) từ lâu đã luôn được coi là tài sản quý giá nhất của mỗi tô chức, doanh nghiệp dù ở trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ nào Nguồn nhân lực mạnh, với chất lượng cao không những tạo cho tô chức, doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh lớn mà còn là yếu tố tiên quyết cho sự phát trién bền vững cũng như thành công của tô chức, doanh nghiệp trong tình hình kinh tế đầy biến động và bap bênh như hiện nay Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đang khó khăn thì việc tạo động lực cho người lao động (NLĐ) ngày càng trở lên cấp thiết.

Điện lực Lai Châu cũ, được thành lập từ năm 1990 Do chia tách địa giới hành

chính và theo Quyết định số 50/QD-EVN-HDOQT ngày 20/4/2004 của Hội đồng Quản

trị Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Điện lực Lai

Châu (cũ) được tái thành lập và lấy tên gọi chính thức là Công ty Điện lực Lai Châu

(PC Lai Châu).

Công ty Điện lực Lai Châu hiện nay trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) - một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối điện năng và một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh phía Bắc (try khu vực nội thành Hà Nội) Suốt chặng đường gần 20 năm tái thành lập và phát triển, PC Lai Châu đã không ngừng đổi mới, phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, bền bỉ đưa dòng điện đến các vùng sâu vùng xa, góp phần cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tốt vai trò chủ đạo của một ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng hàng đầu trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.

Một trong những yếu tô giúp cho Công ty Điện lực Lai Châu có những thành tựu phát triển trải dài trên toàn tỉnh, gặt hái nhiều thành công đó chính là yếu tố nguồn nhân lực Lam thế nào dé NLD công hiến hết mình cho công việc, đem lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức, doanh nghiệp? Nhận thay tam quan trọng của yếu tố nay với,

Trang 4

đặc thù của nganh nghề, những năm vừa qua PC Lai Châu luôn có những biện pháp cải thiện điều kiện sinh hoạt và làm việc cho CBCNVC-LĐ nhằm phát huy tối đa vai trò của công tác tạo động lực làm việc dé phuc vu tốt nhu cầu chính đáng của họ, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Tuy nhiên, với mỗi

doanh nghiệp và khoảng thời gian khác nhau sẽ có những phương thức tạo động lực

khác nhau cần điều chỉnh theo thời gian và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp Trước hiện trạng còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong công tác này với đặc thù của ngành nghề, tác giả đã chọn dé tài: “Công tac tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Lai Châu” làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp

của mình.

2 Tổng quan về van đề nghiên cứu

Vấn đề tạo động lực làm việc cho NLD nói chung và công tác tạo động lực cho CBCNVC-LĐ của ngành Điện lực nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu trước đây Nồi bật là một số công trình tiêu biểu của các tác giả, như:

Trong cuốn “Tao động lực việc làm cho người lao động trong tô chức” của tác giả Nguyễn Trang Thu (2014), đã giới thiệu một cách khái quát về NLĐ và tâm lý của họ, các vấn đề động lực và tạo động lực làm việc của NLD cũng như những phương hướng và các biện pháp cụ thé nhằm khuyến khích, động viên NLD làm việc Tác giả đã đề cập đến một số vẫn đề mới về động lực làm việc trong văn hoá của tô

chức [15].

Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2007) đã nêu ra trong Giáo trình quản trị nhân lực, trường Đại học Kinh tế Quốc dân về tổng quan trong quản tri nhân lực; kế hoạch hoá và bồ trí nhân lực; tạo động lực trong lao động; phát triển và đánh giá nguồn nhân lực; vấn đề thù lao và các phúc lợi; quan tri tiền công và tiền lương; các khuyến khích tài chính [6].

Luận án tiến sỹ tại Trường Đại học Mỏ - Đại chất của tác giả Nguyễn ThanhThủy (2022) với đề tài: “Nghiên cứu tạo động lực cho người lao động trong lĩnh vực thăm đò và khai thác dầu khí của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam” đã hệ

Trang 5

thống hóa một cách cơ các bản lý luận về động lực, tạo động lực lao động; đồng thời làm sáng tỏ hơn các yếu tố tạo động lực cho công chức ở các tập đoàn Nhà nước [16].

Tác giả Định Văn Toàn (2021), tác giả sử dụng phương pháp định lượng và định

tính để phân tích đánh giá thực trong công tác tạo động lực tại Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 1 với dé tài đề án Thạc sĩ: “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 1” — Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác tao động lực cho NLD tại Công ty cũng như cách bó trí sử dụng lao động hợp lý hơn với giải pháp hoàn thiện bảng tinh lương hay cải thiện điều kiện làm việc của NLD tại công ty [17].

Tác giả Nguyễn Trung Hiếu (2021) trong luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Tạo động lực cho người lao động tại công ty cô phần FECON”, đã tiếp cận từ góc độ nhu cầu của lao động quản lý Trong nội dung luận văn, tác giả đã phân tích nhu cầu, sự thỏa mãn, cũng như cách phát triển nhu cầu mới nhằm tăng động lực trong lao động của lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước để đưa ra các van dé tạo động lực làm việc cho NLD [11].

Đề tài luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Trần Quang Khánh (2020) với đề tài “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Đông Anh” Luận văn của tác giả đã hệ thống hóa các lý luận về động lực lao động, tạo động lực lao động cho người lao động, các yếu tố cũng như quy trình tạo động lực

cho người lao động trong DN [12] Với hướng tiếp cận, nghiên cứu mới mẻ đó là

nghiên cứu quy trình tao động lực làm việc cho NLD, từ đó tác giả đã đưa ra những

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương, hoan thiện công tác khen thưởng, phúc lợi, chăm lo đời sống cho NLD, xây dựng chương trình dao tạo và lộ trình thăng tiền phù hợp cho các vị trí công việc tai Công ty Điện lực Đông Anh.

Với đề tài “ Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động

lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Thường Tín” trong luận văn thạc sỹ của

tác giả Nguyễn Trung Kiên (2019) tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, có đưa ra

được nhân tố kích thích tinh than cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng động lực làm việc của NLD, có thé ké đến như người lao động coi trọng tình đồng nghiệp, sự

Trang 6

gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa cấp trên và nhân viên quan trọng hơn yếu tố vật chất

Luận văn Thạc sỹ được thực hién bởi tác giả Bang Dương Hải (2017), Viện Dao

tạo SDH “Các công cụ tạo động lực cho nhân viên kinh doanh tại Công ty Mua bán

điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam” Trong luận văn đã hệ thống lại những lý luận căn bản về tạo động lực làm việc; phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc của NLD tại công ty; đồng thời tác giả cũng đã tiến hành điều tra sự ba hài long

của NLD và đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho

NLD [7].

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, chưa có công trình tương tự nào nghiên cứu về công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Lai Châu Do vậy đây là khoảng trống mà tác giả cần nghiên cứu sâu hơn để cải thiện công tác tạo động lực nhằm thúc đây tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Lai Châu Với những thuận lợi khi được kế thừa những kết quả từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đó về công tác tạo động lực cho NLĐ Trong đề án tốt nghiệp này, tác giả sẽ sử

dụng một số học thuyết về tạo động lực làm việc và ứng dụng vào dé phan tich, danh

giá thực trang tao động lực cho NLD tai PC Lai Châu và đưa ra một số kiến giải dé giải quyết những vướng mắc còn ton tại đó Từ đó nâng cao động lực va giữ chan được những CBCNVC-LD giỏi, có trình độ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cho Công ty Điện lực Lai Châu trong giai đoạn tiếp theo.

3 Mục đích nghiên cứu

Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực

làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Lai Châu.

Đề đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả xác định đề tài cần thực hiện những

nhiệm vụ như sau:

- Đầu tiên hệ thống hoá những lý luận căn bản về công tác tạo động lực làm việc cho NLD trong các tô chức, doanh nghiệp.

Trang 7

- Thứ hai, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lựclàm việc cho NLD tại Công ty Điện lực Lai Chau trong giai đoạn 2020-2022.

- Thứ ba, từ những vướng mắc, hạn chế đó tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tao động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Lai Châu trong giai đoạn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

@Dối tượng nghiên cứu của đề án: Công tác tạo động lực làm việc cho người

lao động tại Công ty Điện lực Lai Châu.

@ Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: thực hiện nghiên cứu tại Công ty Điện lực Lai Châu.

- Về thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ PC Lai Châu trong giai đoạn từ năm 2020-2022 Các dữ liệu sơ cấp về hoạt động tạo động lực cho người lao động được nghiên cứu và khảo sát từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023 thông

qua bảng hỏi.

5 Phương pháp nghiên cứu

@ Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập căn cứ vào các báo cáo, tài liệu thống kê, các

thông tin công bố, sách báo, tạp chí, các dit liệu trên trang web chính thức của Công ty, dữ liệu chính thống khác trên internet v V

+ Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phiếu khảo sát các ý kiến của CBCNVC-LD bang bảng câu hỏi điều tra Tác giả đã thiết kế bảng hỏi về công tác tạo động lực tại PC Lai

Châu Với mỗi bảng hỏi đều tập chung xoay quanh vấn đề đánh giá về nguồn nhân lực trong Công ty, bao gồm 2 dạng hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phan 1: Thông tin cá nhân của đối tượng được điều tra: Họ và tên, giới tính, thời gian công tác tại PC Lai Châu, độ tuổi, chức vụ, trình độ chuyên môn,,

Phần 2: Khảo sát thực trạng công tác tạo động lực cho NLD tai Công ty Điện lựcLai Châu như nhóm yếu tổ duy trì, môi trường làm việc, chính sách

Trang 8

Về cách thức tiến hành khảo sát, tác giả đã gửi phiếu khảo sát trực tiếp và online cho người trả lời nham tìm hiểu về thực trạng công tác tạo động lực tại Công ty Điện

lực Lai Châu.

Tổng số phiếu phát ra là 400 phiếu với các cán bộ nhân viên tại các phòng ban tại Công ty Điện lực Lai Châu, thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023 Trong tổng số 400 phiếu, có 15 phiếu không hợp lệ, số phiếu hợp lệ còn lại đã được tác giả đưa vào xử lý phân tích Các thông tin cá nhân về mẫu nghiên cứu như sau:

Về giới tính: trong tổng số 385 phiếu khảo sát có số lượng nữ là 162 chiếm 42%, trong khi đó số lượng nam tham gia khảo sát là 223 chiếm 58%.

Về độ tuổi: trong đó nhóm độ tuổi < 25 tuổi có 23 người chiếm 6%, nhóm đối tượng đồ tuổi từ 25 — 34 chiếm 38%, tiếp theo là độ tuổi từ 35 — 44 chiếm 35% và

cuối cùng là nhóm có độ tuổi trên 45 chiếm với 21% Như vậy đa số đối tượng được

khảo sát nằm trong độ tuôi trẻ.

Về vị trí công tác: có 216 người chiếm 56%, nhóm kĩ thuật, có 96 người chiếm 25% thuộc phòng ban nhân sự và pháp chế, còn lại là đối tượng trưởng/ phó phòng 19

người tương ứng với 5%.

Về thâm niên công tác: Tỉ lệ NLĐ có thâm niên dưới 5 năm có 162 người tham gia khảo sát chiếm 42%, có từ 5 - 10 năm có 65 người chiếm 17%, nhóm có thâm niên công tác từ 10 — 20 năm là 123 người (chiếm 32%) và còn lại là nhóm thâm niên

công tác > 20 năm với 35 người tương ứng với 9%.

Về chức vụ trong số 400 phiếu khảo sát có 77 người có chức vụ thuộc nhóm quản lý (chiếm 20%), còn lại là nhân viên.

@ Phương pháp phân tích dữ liệu:

Tác gia đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh dé phân tích dữ liệu với các nội dung khảo sát thu thập được, tổng hợp và xử lý một cách chặt

chẽ, chính xác bằng cách được thực hiện trên máy tính thông qua phần mềm Excel.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án được kết cấu thành 3 chương:

Chương |: Cơ sở lý luận công tác tạo động lực làm việc cho người lao động.

Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty

Điện lực Lai Châu.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người laođộng tại Công ty Điện lực Lai Châu.

Trang 9

CHUONG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CONG TÁC TẠO ĐỘNG LUC

LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Nhu cầu

Theo Giáo sư Hoàng Phê (2018), trong cuốn sách Từ điển Tiếng Việt - NXB Hồng Đức thì nhu cầu có nghĩa là “điều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội”.

Khái niệm về nhu cầu cũng được nêu ra trong cuốn giáo trình Nguyên lý kinh tế của tác giả Alfred Marshall (2015) đó là: “Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một điều gì đó” Có thé thấy, về nhu cầu của các cá thé sống là một hệ thống phức tạp,

nhiều tầng lớp, và nhờ có tính đa dạng của đối tượng đã tạo nên sự vô hạn của nhu

1.1.2 Dong luc

Theo cuốn Quan trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội của hai tác giả Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2012) đã chỉ ra rằng Động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện cua NLD dé tăng cường nỗ lực làm việc dé hướng tới việc đạt các mục tiêu

của tô chức [8].

1.1.3 Động lực làm việc

Động lực làm việc cua NLD không xuất phát từ bất kì một áp lực nào, không phat sinh từ các mệnh lệnh như biểu hiện qua lời nói mà phải qua các hành động cụ

thể, nó được xuất phát từ chính nội tại tâm huyết của NLD Do vậy, các hành vi giúp

tạo động lực cho NLD trong tô chức, doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của rất nhiều yếu tô như văn hóa của tổ chức, phong cách lãnh đạo, cơ cấu tô chức, các chính sách về lương thưởng

1.1.4 Tạo động lực làm việc cho người lao động

Tạo động lực lao động là vấn đề thuộc lĩnh vực quản tri nhân lực trong mỗi tôchức, doanh nghiệp và đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của tô chức, doanh

Trang 10

nghiệp đó trong tương lai Các nhà quản trị khi muốn xây dựng tổ chức, doanh

nghiệp vững mạnh thì phải có các biện pháp kích thích NLD tăng thêm sự nhiệt

huyết, hăng say làm việc, phát huy được tính sáng tạo trong quá trình làm việc, làm nảy sinh động lực trong mỗi cá nhân NLĐ Qua đó có thể dẫn dắt NLĐ đi đúng hướng dé đạt được những mục tiêu mà tô chức, doanh nghiệp đã dé ra với hiệu quả

lớn nhất có thé.

1.2 Vai trò của tạo động lực cho cho người lao động

Từ những luận giải trên và qua nghiên cứu một số học thuyết, một số quan điểm quản trị học, có thé khang định vai trò của việc tạo động lực được phan ánh trên các

khía cạnh sau:

- Doi với xã hội

- Đối với doanh nghiệp

- Đối với bản thân người lao động

1.3 Một số học thuyết về động lực làm việc 1.3.1 Học thuyết về nhu cầu của Maslow

Năm 1943, tác giả Abraham Maslow đã bắt đầu nghiên cứu lý về Thuyết thang bậc nhu cầu của con người (Hierachy of Needs) hay còn gọi là Tháp nhu cầu của Maslow Học thuyết của mình, ông đã đưa ra giả thiết rằng trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thong nhu cau 5 thir bac, bao gom: nhu cau sinh ly, nhu cau an toan, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu tôn trọng và cuối cùng là nhu cầu tự hoàn thiện.

1.3.2 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Theo Thuyết Kỳ vọng của tác giả V.Vroom đã chỉ ra rằng động lực là chức năng của sự kỳ vọng cá nhân, một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó có thé sẽ dẫn tới những kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn

của NLD.

1.3.3 Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adams

Nội dung của học thuyết này đề cập đến vần đề nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử công băng và đúng đắn trong tổ chức Giả thiết cơ bản của học

thuyêt là mọi người đêu muôn đôi xử công băng, các cá nhân trong tô chức có xu

Trang 11

hướng so sánh sự đóng góp của họ và quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và các quyên lợi của những người khác.

1.3.4 Học thuyết hai nhóm yéu tổ của Frederick Herzberg

Thuyết hai nhân tô của Herzberg được phân tích và dựa trên kết quả điều tra ở Pittsburgh và Pennsylvania; đã chỉ ra rằng có 2 nhóm yếu tố tác động lên động lực

làm việc của nhân viên tại nơi làm việc, đó là:

® Nhóm yếu tố duy trì (demotivate factor) ® Nhóm yếu tố thúc day (motivator factor)

1.4 Nội dung công tác tạo động lực làm việc cho cho người lao động

Dựa vào nội dung Thuyết Hai nhân tố của Herzberg đã được phân tích ở trên,

tác giả sẽ nghiên cứu nội dung của công tác tạo động lực làm việc cho người lao động

bao gồm nhóm các yếu tố tác động lên động lực làm việc của nhân viên tại nơi làm

việc, đó là:

1.4.1 Các yếu tổ duy trì động lực làm việc cho người lao động

a) Điều kiện làm việc

b) Chế độ lương và thưởng c) Chế độ phúc lợi

d) Môi trường làm việc

1.4.2 Các yếu tô tao động lực làm việc cho người lao động

a) Công tác đánh giá kết quả làm việc b) Đặc điểm công việc

c) Cơ hội thăng tiến

d) Đào tạo và phát triển

Kết luận chương 1

Chương này tác giả trình bày tổng quan các khái niệm cơ bản, vai trò và một số học thuyết về động lực làm việc Bên cạnh đó chương này cũng đã chỉ ra các công cụ

Trang 12

tạo động lực lao động, các yếu tô ảnh hưởng đến động lực lao động Hệ thống các lý thuyết nêu trên chính là cơ sở lý luận đề tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài.

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LAI

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Điện lực Lai Châu 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: Công Ty Điện Lực Lai ChâuTên giao dịch: Công ty điện lực Lai Châu

Mã số thuế: 0100100417-043

Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Lai Châu

Địa chỉ: Đường Điện Biên Phủ, Phường Tân Phong, Thành Phố Lai Châu, tỉnh

Lai Châu.

Điện lực Lai Châu cũ, được thành lập từ năm 1990 Do chia tách địa giới hành

chính và theo Quyết định số 50/QĐÐ-EVN-HĐQT ngày 20/4/2004 của Hội đồng Quản

trị Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Điện lực Lai

Châu (cũ) được tái thành lập và lấy tên gọi chính thức là Công ty Điện lực Lai Châu

(PC Lai Châu).

Công ty Điện lực Lai Châu hiện nay trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) - một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối điện năng và một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh phía Bắc (try khu vực nội

thành Hà Nội).

Sau gần 20 năm tái thành lập và phát triển nhận được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong Tinh, Công ty Điện lực Lai Châu phát huy mọi nguồn lực lợi thế déđạt được nhiều kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Điện.

Trang 13

Công ty Điện lực Lai Châu đã vinh dự được Dang và Nha nước trao tang nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể Lãnh đạo và CBCNVC-LĐ Công ty Điện lực Lai

- Năm 2000: Công ty Điện lực Lai Châu vinh dự được Chủ tịch nước trao tặngHuân Chương Lao động hạng Ba.

- Năm 2002, 2003: Công ty Điện lực Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ tặng

Bằng khen.

- Nhiều năm liền được UBND tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực Miền bắc (EVNNPC) và các Bộ ngành khác tặng Bằng khen, Giấy khen, Cờ thi đua

- Năm 2009 tập thể CBCNVC-LĐ của Công ty Điện lực Lai Châu được Chủ

tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

- Đặc biệt năm 2014, Công ty Điện lực Lai Châu kỷ niệm 10 năm tái thành lập

và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Bộ máy tô chức của PC Lai Châu bao gồm: Giám đốc; các Phó Giám đốc, các

Phong, Ban chức năng cùng với các Điện lực đơn vi cơ sở trực thuộc tại các quận,

huyện trên địa ban tỉnh Lai Châu Sơ đồ bộ máy tô chức của công ty như sau:

Ngày đăng: 03/04/2024, 01:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w