Bài thảo luận nhóm môn luật thương mại việt nam

18 0 0
Bài thảo luận nhóm môn luật thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại có 4 phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật hiện hành công nhận đó là: Thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án.. Và Pháp lu

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

Trang 2

( Nhóm trưởng) LTMQT49B10860 Bài tập 2 câu 2 + word 2 Hoàng Thu Hạnh LTMQT49A40816 Lý thuyết bài 1 3 Văn Thị Tố Uyên LTMQT49B10877 Bài tập 2 câu 7 4 Nguyễn Hoài Ngọc Hoa LTMQT49A40821 Bài tập 2 câu 6

5 Đỗ Thị Duyên LTMQT49B10806 Power point + thuyết trình 6 Nguyễn Hồng Anh KDQT48C10007 Bài tập 2 câu 1+ thuyết

trình 7 TrIn Thị Diễm LTMQT49A40801 Bài tập 2 câu 4 8 Nguyễn Quỳnh Anh LTMQT49A40790 Bài tập 2 câu 5 9 Lê Kiều Anh LTMQT49C40792 Power point 10 Hoàng Thị Kim Ngân LTMQT49B10841 Bài tập 2 câu 3

Trang 3

Bài 1: Lý thuyết:

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấptrong kinh doanh, thương mại Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể

Tranh chấp kinh doanh, thương mại, là kết quả tự nhiên của những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh và thương mại.

Theo sự phát triển của quan hệ kinh tế và dưới áp lực của quy luật cạnh tranh, tranh chấp kinh doanh và thương mại ngày càng trở nên đa dạng, gay gắt, và phức tạp hơn về tính chất và quy mô Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp là hết sức cIn thiết Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy định theo pháp luật của mỗi quốc gia, phản ánh trình độ phát triển của quan hệ kinh tế, xã hội, và ảnh hưởng từ các đặc điểm văn hóa và tập quán cụ thể Trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại có 4 phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật hiện hành công nhận đó là: Thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án Và mỗi phương thức đề có những ưu điểm và hạn chế riêng.

1.1 Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng Ưu điểm:

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến, phương thức này thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên Thương lượng cho phép các bên tham gia tìm kiếm giải pháp linh hoạt và tùy chỉnh để đáp ứng nhu cIu cụ thể của họ Điều này có thể dẫn đến các thỏa thuận sáng tạo và phù hợp hơn so với các phương thức khác Đơn giản, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp.

Quá trình thương lượng thường nhanh hơn so với việc sử dụng hệ thống pháp lý truyền thống hoặc xử lý tại tòa án, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thương lượng có thể giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tranh chấp Khi các bên tự do thể hiện quan điểm của họ và đặt ra các yêu cIu riêng, họ có thể cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng Khi tham gia phương thức thương lượng, các bên tranh chấp không cIn lo lắng phải tiết lộ sớm các lập luận pháp lý và có khả năng kiểm soát các lập luận, chứng cứ của mình liên quan đến tranh chấp Bởi vì không có cá nhân, tổ chức nào buộc các bên phải cung cấp chứng cứ hoặc chứng minh cho lập luận của mình mà chỉ có hai bên tự thỏa thuận nhằm tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp đáp ứng được lợi ích của các bên.

Trong nhiều trường hợp, phương thức thương lượng là “cứu cánh” cho bên bị vi phạm khi thời hiệu khởi kiện đã hết Theo đó, thông qua thương lượng, bên vi phạm nghĩa vụ thừa nhận một phIn hoặc toàn bộ nghĩa vụ sẽ là cơ sở để bắt đIu tính lại thời hiệu khởi kiện quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trang 4

Hạn chế:

Không phải lúc nào cũng có thể đạt được thỏa thuận qua thương lượng Có thể xảy ra tình huống mà các bên không thể đồng tình về giải pháp cụ thể Bên cạnh đó, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng các thiết chế mang tính quyền lực nhà nước do đó có thể dẫn tới sự lạm dụng trong quá trình giải quyết bằng thương lượng.

Thương lượng trước hết đòi hỏi các bên phải thiện chí, trung thực, hợp tác Thỏa thuận đạt được trong phương thức thương lượng không có tính cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.Trong một số trường hợp, một bên mạnh hơn có thể áp đảo và tận dụng tình hình để đạt được thỏa thuận không công bằng Điều này có thể xảy ra đặc biệt khi có sự mất cân đối về sức mạnh hoặc thông tin giữa các bên Và Pháp luật của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại (Điều 14 luật đIu tư năm 2020, luật đIu tư năm 2020, Điều 317 Luật Thương mại năm 2005) mà không có bất kỳ quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng.

Quá trình thương lượng có thể kéo dài và đòi hỏi nhiều công sức từ các bên Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, điều này có thể dẫn đến sự mất mát thời gian và tiền bạc.

Ví dụ minh họa: Hai công ty, A và B, có tranh chấp về việc giao hàng quá hạn Họ

quyết định thử giải quyết vấn đề thông qua thương lượng Các đại diện của cả hai công ty có thể ngồi lại và thảo luận về lý do giao hàng quá hạn và cách để cải thiện tình hình Họ có thể đề xuất các giải pháp như áp dụng các biện pháp cụ thể để đảm bảo giao hàng đúng hẹn hoặc điều chỉnh thời gian giao hàng Điều này có thể giúp họ tạo ra một thỏa thuận tốt để giải quyết vấn đề và duy trì mối quan hệ tốt đẹp Tuy nhiên, trong quá trình thương lượng, công ty A có thể có lợi thế về thông tin về việc giao hàng quá hạn và sức mạnh trong thương trường có thể làm cho công ty B cảm thấy áp lực và không đủ sức mạnh để đạt được thỏa thuận công bằng Nếu họ không đạt được thỏa thuận, họ có thể phải tiêu tốn thời gian và tiền bạc vào các biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp.

1.2 Giải quyết tranh chấp bằng hòa giảiƯu điểm:

Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải Với những quy định về cách thức thực hiện phương pháp hòa giải thương mại cho thấy với phương pháp này, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn một quy trình phù hợp, tránh các thủ tục pháp lý phức tạp Ngoài ra, khi tham gia hòa giải, với tinh thIn thiện chí và hợp

Trang 5

tác, các doanh nghiệp cũng dễ đạt được thỏa thuận một cách nhanh chóng hơn so với phương pháp giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.

Không cIn phải chi trả các loại phí luật sư và chi phí tòa án khi sử dụng phương thức hòa giải, giúp giảm tổng chi phí của việc giải quyết tranh chấp Hòa giải giúp duy trì quan hệ làm ăn và thương mại giữa các bên, do đó không gây hậu quả dài hạn cho sự hợp tác trong tương lai Đây còn là phương pháp giải quyết tranh chấp mang tính thân thiện rất cao Thông qua hòa giải, các doanh nghiệp có cơ hội thể hiện thiện chí, hiểu và thông cảm cho nhau hơn, giúp họ tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ kinh doanh đối tác

Các bên tham gia hòa giải có quyền kiểm soát quá trình giải quyết và thỏa thuận cuối cùng, không bị áp đặt bởi một bên thứ ba như tòa án Và các doanh nghiệp có quyền tự quyết định việc giải quyết tranh chấp và luôn biết trước kết quả Trong quá trình hòa giải, với sự hỗ trợ của hòa giải viên, các bên sẽ có cơ hội được đưa ra quyết định của mình về phương án giải quyết tranh chấp Đây là ưu điểm khá nổi trội của phương pháp này so với các phương pháp tố tụng khác vốn khó dự đoán trước được kết quả.

Một ưu điểm nữa của phương pháp hòa giải trong thương mại là mang lại lợi ích cho các bên tham gia quan hệ pháp luật này khi không công khai quá trình hòa giải Với lợi thế này, tên của các bên tranh chấp không bị tiết lộ ra ngoài, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp đó.

Hạn chế:

Hòa giải không thể được tiến hành nếu như không có sự thỏa thuận của các bên tranh chấp nên hòa giải không phải lúc nào cũng làm cho các bên đạt được thỏa thuận Trong một số trường hợp, tranh chấp có thể quá phức tạp hoặc các bên không thể đạt được thỏa thuận.

Quá trình hòa giải thường không công khai và có thể thiếu tính minh bạch, điều này có thể gây ra sự không hài lòng hoặc nghi ngờ từ phía một trong hai bên.

Trong một số trường hợp, quá trình hòa giải có thể dẫn đến thỏa thuận không công bằng hoặc không đảm bảo quyền lợi cho một bên Thỏa thuận đạt được thông qua hòa giải có thể không tuân thủ hoặc không được thực hiện, và trong trường hợp này, vẫn cIn phải điều tra và thực hiện các biện pháp khắc phục.

Về mặt pháp lý, quyết định của hòa giải viên vụ việc không có tính ràng buộc đối với các bên trong tranh chấp mà chỉ mang tính khuyến nghị, đề xuất do vậy các bên trong tranh chấp có thể tự do áp dụng hoặc khước từ Tuy nhiên, các bên có thể đưa vào hợp đồng một thỏa thuận ràng buộc bởi đề nghị của hòa giải viên Để được cưỡng chế thi hành, phải mang biên bản hòa giải thành đến Tòa án và đề nghị công

Trang 6

nhận Khi đó Tòa án sẽ xem xét công nhận hay không công nhận Nếu công nhận được cưỡng chế thi hành, nếu không công nhận sẽ xử lý theo nghĩa vụ hợp đồng.

Ví dụ minh họa: Hai công ty tranh chấp về việc thực hiện một hợp đồng Họ quyết

định sử dụng hòa giải để giải quyết tranh chấp Quá trình hòa giải giúp họ nhanh chóng đạt được thỏa thuận và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí Tuy nhiên, sau một thời gian, một bên không tuân thủ thỏa thuận, và việc này dẫn đến một tranh chấp mới liên quan đến việc thực hiện thỏa thuận

1.3 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại Ưu điểm:

Thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo về mặt tố tụng Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho các chủ thể tranh chấp.

Các bên có thể lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.

Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai khác với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trong tố tụng tòa án PhIn nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chuộng.

Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình Trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Hạn chế:

Do trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất nên đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.

Phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế cao, việc thực thi phán quyết trọng tài phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên Và có thể bị hủy khi một trong các bên tranh chấp có yêu cIu tòa án xem xét lại Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp.

Trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cIn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cIu Tòa án

Trang 7

thi hành các phán quyết của mình Do đó rất có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng Trọng tài khó lấy được thông tin cá nhân nếu như bên đó không hợp tác Và trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cIu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

Trong thực tiễn thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước ta hiện nay còn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên vẫn chưa có ý thức tự giác thực hiện Đa phIn doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hình thức trọng tài.

Khi không được thỏa thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.

Ví dụ minh họa: Khi hai công ty giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại các

bên tranh chấp có thể chủ động lựa chọn tổ chức trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp, luật áp dụng, thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp, Điều này giúp các bên tranh chấp có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với nhu cIu của mình Tuy nhiên, Chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường cao hơn so với giải quyết tranh chấp tại tòa án Và phán quyết trọng tài chỉ có thể được thi hành khi các bên tranh chấp tự nguyện thi hành hoặc được tòa án chấp thuận yêu cIu thi hành.

1.4 Giải quyết tranh chấp bằng tòa ánƯu điểm:

Quyết định của tòa án thường có tính ràng buộc cao và phải được tuân theo Điều này đảm bảo tính công bằng và đảm bảo thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp một cách chính thức.

Tòa án có thể cung cấp bảo vệ quyền lợi của các bên trong một vụ tranh chấp, đặc biệt quan trọng khi một bên không tuân theo hợp đồng hoặc khi xảy ra tranh chấp phức tạp.

Hạn chế:

Quá trình tòa án có thể tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, đặc biệt là khi các vụ tranh chấp phức tạp Nó có thể kéo dài trong nhiều năm, gây ra chi phí đáng kể cho các bên liên quan.

Thủ tục không linh hoạt và những quyết định của tòa án thường bị kháng cáo Khi phán quyết của Tòa bị kháng cáo, quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài thời gian hơn, phải trải qua nhiều cấp xét xử và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường

Trang 8

của các bên tranh chấp Thủ tục có thể bị kéo dài, có thể trải qua nhiều cấp độ kiểm tra, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh

Nguyên tắc xét xử công khai được xem là nguyên tắc tiến bộ mang tính răn đe nhưng đôi khi lại gây cả trở với các bên tranh chấp vì làm lộ bí mật cá nhân, doanh nghiệp, giảm uy tín,… Điều này có thể gây lo ngại cho các bên về việc tiết lộ thông tin kinh doanh quan trọng, như chi tiết về hợp đồng, giá cả, hoặc chiến lược kinh doanh.

Ví dụ minh họa: Khi 2 công ty lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng phương pháp tòa

án có thể đảm bảo tính công bằng, khách quan và đúng pháp luật Phán quyết của Tòa án là chung thẩm, có hiệu lực pháp lý và được các bên tranh chấp phải thi hành Tuy nhiên thời gian giải quyết tranh chấp bằng tòa án thường kéo dài, gây tốn kém cho các bên tranh chấp Quá trình giải quyết tranh chấp bằng tòa án có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên tranh chấp và quá trình sản xuất kinh doanh

Bài 2: Bài tập tình huống:

Công ty TNHH Sơn Trà, trụ sở tại Quận CIu Giấy, TP Hà Nội, có chức năng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Công ty Cổ phIn Thái Dương, trụ sở tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, chức năng kinh doanh dịch vụ xây dựng.

Ngày 03/01/2022, công ty Sơn Trà do bà Nguyễn Vân Trà, phó GĐ làm đại diện ký hợp đồng bằng văn bản số 01/HĐ với cty Thái Dương do ông Thái, Phó Giám đốc cty làm đại diện, có ủy quyền của ông Dương, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Theo hợp đồng, cty Sơn Trà bán cho công ty Thái Dương gạch bê tông lát đường Hợp đồng có một số nội dung sau:

Tên hàng: Gạch bê tông lát đường Số lượng: 300.000 viên

Thời gian giao hàng: Từ đIu tháng 2 đến hết tháng 3/2018

Thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hóa và trước khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua.

Phạt vi phạm hợp đồng:

- Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% tổng giá trị hợp đồng

- Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm.

Giải quyết tranh chấp: nếu xảy ra tranh chấp thì hai bên sẽ giải quyết tại Trung tâm trọng tài X.

Câu hỏi 1 Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ.: Những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ là :

- Luật Dân sự 2015

Trang 9

Theo điều 385 BLDS 2015, khái niệm hợp đồng là “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Hợp⇒ đồng số 01/HĐ là một hợp đồng dân sự

Theo khoản 1 Điều 4 BLDS, “Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự” Hợp đồng số 01/HĐ chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015 ⇒

- Luật thương mại 2005

Theo khoản 1 điều 1 Luật thương mại 2005 điều chỉnh các “ hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ” Hoạt động thương mại được định nghĩa theo khoản 1 điều 3 Luật Thương Mại là “ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi , bao gồm mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ , đIu tư , xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác do đó , hợp đồng mua bán hàng hóa số 01 / HĐ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại 2005

Tình tiết bổ sung

Ngày 07/01/2022, ông Dương nhân danh công ty Thái Dương gửi công văn yêu cIu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ, với lý do: hợp đồng số 01/HĐ không có giá trị vì thiếu điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng Công ty Sơn Trà phản đối yêu cIu của cty Thái Dương và yêu cIu cty Thái Dương phải thực thiện hợp đồng theo thỏa thuận.

Câu hỏi 2 Yêu cầu của cty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhậnkhông? tại sao

Ngày 07/01/2022 ông Dương nhân danh công ty Thái Dương gửi công văn yêu cIu hủy bỏ hợp đồng số 01 / HĐ với lý do : hợp đồng số 01 / HĐ không có giá trị vì thiếu điều khoản chất lượng , giá cả và địa điểm giao nhận hàng

Ta thấy yêu cIu này của công ty Thái Dương không hợp lý Vì theo điều 398 Luật dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự thì các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng,có nghĩa là những điều khoản ghi trong hợp đồng hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận tùy theo từng loại hợp đồng Khoản 1 điều 432 Luật dân sự 2015 về chất lượng của vật mua bán : “ chất lượng của vật mua bán do các bên tự thỏa thuận ” Khoản 1, điều 433 Luật dân sự 2015 về “ giá và phương thức thanh toán ” đó là :

Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cIu của các bên Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

Điều 434 “ thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán ” và điều 435 “ địa điểm giao tài sản ” đều do các bên thỏa thuận , nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại

Trang 10

khoản 2 điều 277 bộ luật này Điều này có nghĩa là những điều khoản ghi trong hợp đồng hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận tùy theo từng loại hợp đồng

Căn cứ vào những quy định trên thì ta thấy hợp đồng số 01 / HĐ hoàn toàn không bị vô hiệu vì thiếu điều khoản chất lượng , giá cả và địa điểm giao nhận hàng Vì thế yêu cIu của công ty Thái Dương không có căn cứ để chấp nhận

Tình tiết bổ sung

Ngày 10/01/2022, hai công ty, với thành phIn đại diện như khi ký hợp đồng ngày 03/01/2018, đã thỏa thuận bổ sung nội dung của hợp đồng số 01/HĐ với những điều khoản sau:

- Chất lượng: theo mẫu hàng - Đơn giá: 2.500 đ/viên

- Tổng giá trị hợp đồng: 750.000.000 đồng

- Địa điểm giao hàng: tại kho của công ty Sơn Trà, quận M, Tp HCM

Do giá gạch lát bê tông trên thị trường tăng cao, ngày 20/01/2022 ông Sơn, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trà gửi công văn thông báo cho cty Thái Dương với nội dung không chấp nhận hợp đồng và cho rằng hợp đồng số 01/HĐ bị vô hiệu, vì hợp đồng này do phó Giám đốc công ty Sơn Trà ký không có giấy ủy quyền của Giám đốc Công ty Thái Dương gửi công văn phản đối việc hợp đồng bị vô hiệu của cty Sơn Trà, vì trước khi ký hợp đồng số 01/HĐ, ông TrIn Sơn đã chấp thuận (qua điện thoại) để bà Trà ký hợp đồng

Câu hỏi 3: Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyềnhay không? tại sao?

Ngày 20/01/2022 ông Sơn, Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trả gửi công văn thông báo cho công ty Thái Dương với nội dung không chấp nhận hợp đồng và cho rằng hợp đồng số 01/HĐ bị vô hiệu, vì nội dung của hợp đồng này do phó giám đốc công ty Sơn Trà kí không có giấy ủy quyền của Giám đốc Nhưng theo công ty Thái Dương thì trước khi kí hợp đồng số 01/HĐ, ông TrIn Sơn đã chấp thuận (qua điện thoại) để bà Trà ký hợp đồng Vấn đề ta cIn xem xét ở đây là việc ông Giám đốc công ty Sơn Trà ủy quyền cho bà phó giám đốc kí hợp đồng có phải lâ •p thành văn bản không.

Khoản 3, Điều 54: “Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Theo khoản 1, điều 12, Luật Doanh nghiệp 2020 về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan