1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao đàm phán brexit giữa vương quốc anh và liên minh châu âu gặp khó khăn những vẫn đạt kết quả (giai đoạn 6 2017 1 2020

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao đàm phán Brexit giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu gặp khó khăn những vẫn đạt kết quả (giai đoạn 6/2017 - 1/2020)
Tác giả Hoàng Lữ Hằng Anh, Nguyễn Ánh Nguyệt Hằng, Nguyễn Châu Giang, Trần Quang Việt, Uông Hữu Phúc Bảo Ngọc
Người hướng dẫn Thầy Tôn Sinh Thành
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính trị quốc tế và Ngoại giao
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, về phía nguồn của Vương quốc Anh, nhóm tác giả cũng tìm đọc bài viết “Brexit: negotiations” trên trang chủ UK Parliament để hiểu rõ hơn về các điều khoản và những tuyên bố t

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VI N NGO Ệ ẠI GIAO

MÔN HỌC: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

“Tại sao đàm phán Brexit giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu

gặ p khó khăn nh ng v n đ t k t quả ữ ẫ ạ ế (giai đoạn 6/2017 1/2020)?” - Giảng viên hư ng d ớ ẫn : Thầy Tôn Sinh Thành

Khoa : Chính trị quốc t và Ngoại giaoế

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 16

: Hoàng Lữ Hằng Anh – QHQT48A10781

: Nguyễn Ánh Nguyệt Hằng – QHQT48C10903

: Nguyễn Châu Giang – QHQT48C10891

: Trần Quang Việt – QHQT48A1184 : Uông Hữu Phúc B o Ngả ọc – QHQT48A31057

Hà Nội, 12/2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao đã tạo điều kiện cho chúng em được học học phần Đàm phán quốc tế, một bộ môn mà chúng em càng học càng thấy được tính thực tế và hoàn toàn có thể vận dụng vào thực tiễn, không chỉ giúp ích cho công việc của chúng em sau này, mà còn trong cách đối nhân xử thế giữa người với người Hơn thế nữa, chúng em đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Tôn Sinh Thành, cô Nguyễn Thị Hạnh, và thầy Lê Tuấn Thanh vì đã nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ chúng em xuyên suốt những tuần học qua, thầy cô đã giúp chúng em hiểu hơn về bản chất của đàm phán, về yếu tố văn hóa, tâm lý tác động như thế nào đến các chủ thể đàm phán Bên cạnh đó, chúng em cũng được truyền rất nhiều động lực cống hiến cho đất nước, trở thành “thế hệ” mà thầy Thành kỳ vọng là có thể đặt chân đến các Hội nghị mang tầm cỡ quốc tế nhằm phát triển đất nước

Lời cuối, chúng em kính chúc thầy Thành, cô Hạnh, thầy Thanh thật nhiều sức khỏe, và có nhiều kỷ niệm trong quãng thời gian đồng hành cùng các lớp ở Học viện

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Giả thuyết nghiên cứu 1

3 Khung phân tích 1

4 Tổng quan tài liệu: 1

B NỘI DUNG 2

I Tổng quan quá trình đàm phán Brexit 2

1.1 Bố ải c nh d n tới đàm phán “Brexit” 2ẫ 1.2 Chương trình nghị sự trong đàm phán Brexit 2

1.2.1 Giai đoạn tiền đàm phán 2

1.2.2 Thành phần tham gia đàm phán 3

1.2.3 Vấn đề trên bàn đàm phán 3

1.2.4 Diễn biến cuộc đàm phán (từ 6/2017 - 1/2020) 5

1.3 Tiểu kết 6

II Phân tích đàm phán Brexit 6

2.1 Phân tích nhân tố chi ph 6ối 2.1.1 Bối cảnh quốc tế 6

2.1.2 Nội bộ các bên 7

2.1.3 Tương quan lực lượng 8

2.2 Phân tích mô hình đàm phán Brexit 8

2.2.1 Miền thương lượng, ngưỡng tối thiểu, tối đa, vùng chấp nhận 8

2.2.2 BATNA của hai bên 11

2.3 Phân tích chiến lược các bên 12

2.3.1 Mục tiêu đàm phán 12

2.3.2 Xác định tính chất đàm phán 13

2.3.3 Xây dựng chiến lược dựa trên mức độ quan tâm của mỗi bên 13

2.4 Đánh giá kết quả đạt được 15

III Kết luận 16

C TÀI LI U THAM KHỆ ẢO 17

Trang 4

1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày 23/6/2016, Anh - một trong những nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu

Âu (EU), đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý rằng liệu Anh có nên rời khỏi EU hay không, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề rút khỏi EU được đưa ra bàn luận tại

xứ sở sương mù Trái với kết quả cuộc trưng cầu đầu tiên năm 1975, vào năm 2016

có tới 51,9% phiếu đồng ý rời khỏi EU Tiến trình đàm phán “Brexit” - một từ ghép giữa “Britain” (nước Anh) và “Exit” (rời khỏi) bắt đầu, đã trở thành “chủ đề nóng” trên thế giới lúc bấy giờ khi viễn cảnh Anh “ly hôn” với EU vẫn còn khá mơ hồ và gây tranh cãi trong chính nội bộ nước Anh Theo điều 50 của Hiệp ước Lisbon năm

20091 thì nước Anh có 2 năm để đàm phán các điều khoản rút khỏi EU, tuy nhiên, phải đến ngày 24/1/2020, tức mất gần 3 năm thì hai bên mới đi đến ký kết một Thỏa thuận rút lui

Quá trình đàm phán diễn ra như thế nào, các nhân tố tác động đến quyết định của hai bên là gì, và mối quan tâm của hai bên ở mức độ nào Nhận thức được còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu dưới góc độ đàm phán giữa hai bên trong sự kiện Brexit đầy phức tạp này, nhóm tác giả sẽ tập trung trả lời câu hỏi: “Tại sao đàm phán Brexit giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu gặp khó khăn những vẫn đạt kết quả (giai đoạn 6/2017 - 1/2020)?”

2 Giả thuyết nghiên cứu

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên, nhóm đưa ra giả thuyết như sau: (i) Cả hai bên đều có mối quan tâm nhưng ở mức độ trung bình nên đã cùng thỏa hiệp và đi đến kết quả

(ii) Anh có BATNA yếu hơn EU nên Anh đã nhân nhượng để có thể ký kết một Thỏa thuận rút lui với EU

3 Khung phân tích

Để chứng minh cho giả thuyết nêu trên, bài tiểu luận áp dụng khung phân tích gồm những nội dung sau: (i) Các nhân tố chi phối; (ii) Mô hình đàm phán; (iii) Chiến lược đàm phán Từ đó đưa ra đánh giá và khẳng định lại giả thuyết

4 Tổng quan tài liệu:

Nhóm đã tìm đọc những tài liệu về Brexit sau đây: Về tài liệu nước ngoài,

“Timeline - The EU-UK withdrawal agreement” trên trang chủ chính thống của Liên minh châu Âu - European Council, đã cung cấp cho nhóm tác giả cái nhìn tổng quan và thời gian biểu chi tiết của cuộc đàm phán Brexit Bên cạnh đó, về phía nguồn của Vương quốc Anh, nhóm tác giả cũng tìm đọc bài viết “Brexit: negotiations” trên trang chủ UK Parliament để hiểu rõ hơn về các điều khoản và những tuyên bố trong quá trình đem đến một thỏa thuận rút lui dành cho hai bên Về những công trình có chiều sâu và độ phân tích cao, nhóm tác giả đã tham khao cuốn sách “Cultures of

1 Theo Hiệp ước Lisbon (2009), điều 50, kho n 1 ả cho phép bất k thành viên nào của EU cũng được rời kh i kh ỳ ỏ ối theo yêu cầu

củ a hi n pháp nư c đó ế ớ

Trang 5

Negotiation: Explaining Britain’s hard bargaining in the Brexit negotiations” của Benjamin Martill và Uta Staiger (14/9/2018), trong đó phân tích kỹ các yếu tố về văn hóa và chiến lược đàm phán của Anh trong Brexit Ngoài ra, trong tác phẩm “Brexit negotiations: From negotiation space to agreement zones” của Ursula F Ott và Pervez Ghauri (2018) trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh Quốc tế đã vận dụng mô hình đàm phán như Vùng thỏa thuận, BATNA, chiến lược hai bên nhằm giải thích kết quả mà hai bên đạt được

Về tài liệu tiếng Việt, nhóm tác giả đã bám sát lý thuyết phân tích chiến lược đàm phán trong “Giáo trình đàm phán quốc tế” của thầy Tôn Sinh Thành nhằm áp dụng vào phân tích chiến lược của Anh và EU trong Brexit Bên cạnh đó, nhóm cũng tìm đọc và tổng hợp ý kiến từ những trang tạp chí, thông tấn xã uy tín của Việt Nam, có thể kể đến như: “Toàn cảnh Brexit: Quá khứ, hiện tại và tương lai châu Âu” trên Tạp chí điện tử Pháp luật; “Brexit: Triển vọng đàm phán còn đang mờ mịt” trên Tạp chí Cộng sản; hay “Năm 2017 chặng đường gian nan trong đàm phán Brexit” trên Đài VOV Những bài viết này đã cung cấp cho nhóm tác giả góc nhìn đa chiều ,

về cách cộng đồng quốc tế nhìn nhận và đánh giá về tiến trình đàm phán Brexit, cùng với đó là những bài học mang tính quy luật trong một cuộc đàm phán nói chung

B NỘI DUNG

I Tổng quan quá trình đàm phán Brexit

1.1 Bối cảnh dẫn tới đàm phán “Brexit”

Đàm phán Brexit là cuộc đàm phán về việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Vương quốc Anh) rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), được tổ chức với sự tham gia của hai bên: Vương quốc Anh và EU

Đàm phán Brexit được tiến hành sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016 về

tư cách thành viên EU của Vương quốc Anh, với xấp xỉ 52% số người tham gia ủng

hộ việc Vương quốc Anh rời khỏi EU.[1] Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trong bối cảnh EU phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhập cư và sự suy yếu của đồng Euro.[2] Cũng trong thời gian đó, Vương quốc Anh đã đặt ra nhiều nghi vấn về những cản trở dưới tư cách thành viên EU đối với quan hệ thương mại giữa London và các quốc gia khác Đồng thời, Anh cũng lo ngại về tác động tiêu cực của dòng lao động

di chuyển tự do từ EU vào Anh.[3] Sau cuộc trưng cầu, nguyên Thủ tướng Anh David Cameron đã từ chức và bà Theresa May đã được bổ nhiệm để thay thế Một trong những mục tiêu chính của Anh là tổ chức một cuộc đàm phán rời khỏi EU thuận lợi, bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại của nước này, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt với các quốc gia thành viên còn lại trong EU

1.2 Chương trình nghị sự trong đàm phán Brexit

1.2.1 Giai đoạn tiền đàm phán

Trang 6

Về phía EU, nội bộ khối này cũng đã tiến hành công tác chuẩn bị cho quá trình đàm phán Vào ngày 15/12/2016, lãnh đạo 27 nước thành viên EU cùng Chủ tịch Hội đồng và Uỷ ban châu Âu đã có một tuyên bố chung về việc sẵn sàng đàm phán với Vương quốc Anh, đồng thời đưa ra các thủ tục cần thiết cho cuộc đàm phán Các thành viên EU cũng tiến hành nhiều cuộc họp đa phương, thảo luận và thống nhất những nguyên tắc của khối trong đàm phán Brexit.[5] Hai đoàn đàm phán đã gặp nhau vào ngày 19/6/2017 để thống nhất thời gian, cấu trúc, và các ưu tiên ban đầu.[6]

1.2.3 Vấn đề trên bàn đàm phán

a Quyền công dân

Thỏa thuận rút lui cho phép công dân Vương quốc Anh và EU tự do đi lại cho đến khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc Sau đó, công dân EU được phép giữ quyền

cư trú của mình nếu tiếp tục làm việc, hoặc có quan hệ họ hàng với người Anh.[8]

Phía Anh không muốn để công dân EU ở lại Anh sau Brexit, đồng thời cũng trình bày những lo ngại nội bộ về vấn đề di cư khi các dịch vụ y tế đang dần yếu kém

do người di cư từ EU chiếm hết việc làm của người về hưu bản địa Đây cũng là một trong những nguyên nhân châm ngòi cho cuộc trưng cầu dân ý, đồng thời thúc giục

bà Theresa kích hoạt Điều 50 và khởi động quá trình rút lui của quốc gia này

b Giải quyết tài chính

Thỏa thuận Brexit không đề cập đến con số cụ thể nhưng ước tính lên tới 32,8

tỷ bảng Anh, là con số mà Anh phải thanh toán, theo Downing Street Tổng số tiền bao gồm đóng góp tài chính mà Vương quốc Anh sẽ thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp vì đóng góp của nước này đối với các cam kết ngân sách vẫn còn tồn đọng năm

2020 của EU.[9]

2 Dự luật này nh ằm ch m d ấ ứ t th ẩm quyền của luậ t pháp EU khi Anh r i kh i kh i này ờ ỏ ố

3 “ Sách trắng Brexit được đánh giá là tài liệu “có ý nghĩa nhất” v việc Anh rời kh i EU cũng như thi t l ” ề ỏ ế ập n n t ng cho m ề ả ố i quan hệ tương lai với Liên minh này

Trang 7

Vương quốc Anh cũng nhận được tài trợ từ các chương trình của EU trong giai đoạn chuyển tiếp và một phần tài sản sau khi kết thúc chuyển tiếp, bao gồm cả vốn mà Anh đã trả cho Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).

Tuy nhiên, EU đã tung ra cú đánh đầu tiên vào tháng 5/2017 với việc phát hành một tài liệu liệt kê hơn 70 vấn đề mà Anh phải bồi thường cho EU Theo tờ Financial Times ước tính tổng số tiền được yêu cầu lên đến 100 tỷ Euro.[10][11]

Trước thông báo này, David Davis, nhà đàm phán từ phía Anh đã thẳng thắn bác bỏ những ý kiến buộc Vương quốc Anh phải trả một hóa đơn trị giá 100 tỷ uro để rời Ekhỏi Liên minh châu Âu, và cho rằng điều khoản này là thiếu căn cứ so với những ước tính ban đầu.[12]

c Biên giới Bắc Ireland

Thỏa thuận Brexit buộc Vương quốc Anh phải rời khỏi liên minh thuế quan

EU, riêng Bắc Ireland vẫn sẽ tuân theo các quy định và luật thuế VAT của EU Điều này có nghĩa cần có một biên giới hải quan ở biển Ireland kèm theo đó là công tác kiểm tra tại các cảnh chính

Cuộc trưng cầu ý dân về việc Anh rời khỏi EU đã đe dọa sự tồn tại của “Thỏa thuận Ngày thứ sáu tốt lành”.4 Bởi sau Brexit, ranh giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland sẽ là đường biên giới đất liền duy nhất giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu Chính vì lẽ đó, trong các cuộc đàm phán giữa Anh và EU, đường

“biên giới cứng” hay “biên giới mềm” giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland luôn là vấn đề gây tranh cãi Phía EU ủng hộ quan điểm của Cộng hòa Ireland khi muốn duy trì tình trạng như hiện nay sau Brexit, tức là không có đường “biên giới cứng” giữa hai bên và các quy định của EU về thuế quan vẫn được áp dụng trên lãnh thổ Bắc Ireland Tuy nhiên, thủ lĩnh Đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland (PUD), ông Arlene Foster, tuyên bố “sẽ không chấp nhận bất cứ thỏa thuận nào có thể chia cắt Bắc Ireland với phần còn lại của Vương quốc Anh về mặt kinh tế và chính trị”.[13]Tuy nhiên, việc rời khỏi liên minh thuế quan mà không tiến hành kiểm tra hải quan tại biên giới Bắc Ireland với Ireland hoặc phần còn lại của nước Anh sẽ tạo điều kiện cho những hành vi buôn lậu, đây cũng là điều khiến cả hai bên trăn trở

d Mối quan hệ giữa Anh – EU hậu Brexit

Trong giai đoạn hậu Brexit, hợp tác Anh - EU sẽ trở nên phức tạp bởi những hệ quả cả về mặt “lý và tình” từ một cuộc rút lui khó khăn Trong đó, các vấn đề được bàn luận cho mối quan hệ tương lai bao gồm: hiệp định thương mại tự do, hợp tác về kinh tế xã hội, môi trường và đặc biệt là ngành đánh bắt cá trong lĩnh vực thủy sản - cũng được Anh quan tâm đưa lên bàn đàm phán, kèm theo đó là quan hệ đối tác chặt chẽ về an ninh công dân và một khuôn khổ quản trị tổng thể

4 “Thỏa thuận Ngày thứ Sáu tốt lành” (Good Friday Agreement) hay còn có cái tên khác “Thỏa thuận Belfast” được ký kết giữa Chính phủ Cộng hòa Ireland, Chính phủ Vương quốc Anh và các đảng phái ở Bắc Ireland ngày 10/4/1998 nhằm chấm dứt cuộc

kỷ XX

Trang 8

5

Trong trường hợp Anh và EU không đạt được thỏa thuận tốt, cả EU và Anh sẽ chịu thiệt hại ở nhiều khía cạnh, trước mắt là kinh tế, gây bất lợi cho các hoạt động hợp tác sau này Ngược lại, trong trường hợp hai bên đạt được những thỏa thuận tốt, Anh và EU vẫn có thể duy trì hợp tác và đảm bảo lợi ích của nhau Vì vậy, câu hỏi

về mối quan hệ của hai bêntrong tương laiphải được đưa lên bàn đàm phán và xem xét kỹ lưỡng Hơn nữa, chính phủ các nước EU đã bày tỏ mong muốn duy trì mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Vương quốc Anh và tránh viễn cảnh về một Brexit

“không thỏa thuận”

1.2.4 Diễn biến cuộc đàm phán (từ 6/2017 - 1/2020)

a Vòng đàm phán thứ nhất

Cuộc đàm phán chính thức bắt đầu vào ngày 19/6/2017 tại Brussels Vòng đầu tiên của cuộc đàm phán tập trung vào những vấn đề như: quyền công dân, giải quyết tài chính, biên giới của Bắc Ireland Đây cũng chính là vòng đàm phán mở đầu cho giai đoạn thứ nhất của đàm phán Brexit

b Vòng đàm phán thứ hai

Vòng đàm phán thứ hai bắt đầu vào ngày 16/7/2017 tại Brussels, kéo dài trong bốn ngày Sau khi trình bày các quan điểm về các vấn đề đã nêu trong vòng đàm phán thứ nhất, hai bên đã công bố một bản ghi chú về các điểm nhất trí và bất đồng 5

liên quan tới vấn đề quyền công dân

c Vòng đàm phán thứ ba

Vòng đàm phán thứ ba bắt đầu vào ngày 28/8/2017 Trong vòng đàm phán này, các cuộc thảo luận giữa hai bên về các vấn đề đã đi vào thực chất hơn Với các thỏa thuận tài chính, hai bên đã tiến hành so sánh và đưa ra các phân tích pháp lý tương ứng về nghĩa vụ của Vương quốc Anh đối với EU Hai bên cũng tiếp tục đàm phán về vấn đề Ireland cũng như một các vấn đề khác liên quan tới Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu

f Vòng đàm phán thứ sáu

5 “Joint technical note on EU-UK positions on citizens' rights after second round of negotiations”, European Commission, 20/7/2017 https://commission.europa.eu/publications/joint - technical - note - - eu uk positions - - citizens rights after- - - second round negotiations_en - -

Trang 9

Vòng đàm phán thứ sáu bắt đầu vào ngày 9/11/2017 Cuộc đàm phán đã có thêm những bước tiến trong các vấn đề kỹ thuật, song vẫn cần phải thảo luận về các vấn đề liên quan đến quyền con người, Ireland, và nghĩa vụ tài chính

g Vòng đàm phán thứ bảy

Vòng đàm phán thứ bảy diễn ra từ ngày 6 - 9/2/2018 Trong cuộc đàm phán, các bên đã thảo luận các vấn đề liên quan tới thời kỳ chuyển tiếp, vấn đề Ireland, và vấn đề quản lý thỏa thuận rút lui Đây cũng là vòng đàm phán mở đầu cho giai đoạn thứ hai của đàm phán Brexit

Ngày 17/10/2019, hai bên đạt được Thỏa thuận rút lui ở cấp độ nhà đàm phán Ngày 24/01/2020, thỏa thuận này được ký kết Cuối tháng 01/2020, cả EU và Anh đều tuyên bố phê chuẩn Thỏa thuận Vương quốc Anh chính thức rời Liên minh châu

Âu vào ngày 31/01/2020 Sau Brexit, EU và Anh vẫn tiếp tục đàm phán một loạt thỏa thuận nhằm hướng dẫn cho mối quan hệ EU Anh trong tương lai.- Ba thỏa thuận quan trọng đã được EU và Vương quốc Anh ký kết vào ngày 30/12/2020 là Hiệp định hợp tác và thương mại EU - Anh; Thỏa thuận bảo mật thông tin EU Anh; và - Thỏa thuận hợp tác EU - Anh về sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn và hòa bình.[14]

1.3 Tiểu kết

Nhìn vào bối cảnh, có thể thấy quá trình đàm phán không hề dễ dàng khi phải đối mặt với những vấn đề phức tạp Những vấn đề đó đều là nút thắt to lớn trong tiến trình đàm phán giữa Anh và EU để đưa đến mộtthỏa thuận rút lui hợp lý Giai đoạn đầu đàm phán gặp nhiều trắc trở vì cả Anh và EU chưa tìm được tiếng nói chung Tưởng chừng cuộc đàm phán sẽ đi vào bế tắc, tuy nhiên nhờ có các yếu tố chi phối cùng với mức độ quan tâm của hai bên mà cuộc đàm phán vẫn tiếp tục và cuối cùng

đã đạt kết quả hóm N tác giả lsẽ àm rõ qua phân tích cuộc đàm phán trong phần II

II Phân tích đàm phán Brexit

2.1 Phân tích nhân tố chi phối

2.1.1 Bối cảnh quốc tế

Sau Chiến tranh lạnh, nhu cầu thể hiện bản sắc riêng của các quốc gia trỗi dậy mạnh mẽ, họ mong muốn tìm kiếm tính tự chủ trên trường quốc tế Các nước cũng dần phụ thuộc lẫn nhau và có những sự ràng buộc nhất định Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tự do thương mại dần trở nên phổ biến, môi trường quốc tế hòa bình, dân chủ, tạo điều kiện để Brexit diễn ra thuận lợi và được cộng đồng thế giới tôn trọng

Trang 10

7

Bên cạnh đó, cục diện thế giới lúc này đang vận hành theo xu thế đa cực hóa, theo đó các quốc gia đều được tự do phát triển, không một quốc gia nào có quyền áp đặt quyết định đến nội dung của cuộc đàm phán Brexit Do đó, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn, không tác động trực tiếp vào các quyết định về việc Anh rời khỏi EU, mà tập trung lên kế hoạch xây dựng chính sách và thích ứng với

sự kiện Brexit Nhìn chung, bối cảnh quốc tế không làm ảnh hưởng tới đàm phán Brexit vì các quốc gia tôn trọng quyền tự do quyết định của Anh và EU.[15]

2.1.2 Nội bộ các bên

Nội bộ Anh

Kể từ sau khi kế nhiệm chức vị thủ tướng của David Cameron, Theresa May

đã gặp thất bại lớn trong việc thống nhất lập trường nội bộ, khi có hai luồng ý kiến đối lập giữa phe “Hard-Brexit” và phe “Soft-Brexit”.6[16] Chiến lược Brexit cứng rắn ban đầu May đưa ra bị chệch hướng sự thiếu thống nhất về cam kết với lập , trường ban đầu khiến bà đối mặt với sự chia rẽ chính trị nội bộ sâu sắc Quốc hội liên tục từ chối các dự luật Brexit của Theresa May,[17] dẫn đến quyết định từ chức của

bà vào tháng 6/2019 khi cuộc đàm phán vẫn còn dở dang.[18] Sau đó, Boris Johnson

đã lên nắm quyền và lãnh đạo Brexit

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Boris Johnson, ban đầu Anh vẫn còn nhiều bất đồng về cách thức rút lui khỏi EU, khiến ông phải đối mặt với sự bác bỏ từ Quốc hội khi yêu cầu một cuộc bầu cử mới.[19]Mâu thuẫnnội bộ khiến Anh thực hiện chính sách Brexit không nhất quán, dẫn đến vùng chấp nhận trên bàn đàm phán cũng hẹp đi Tuy nhiên sau khi Johnson định hình lại Đảng Bảo thủ để đối đầu EU,[ ]20

khoảng cáchtrong nội bộnước Anh về chính sách Brexit giảm đáng kể Chính vì sự nhất quán hơn trong nội bộ, kể cả khi Johnson thúc đẩy một chiến lược cứng rắn hơn, vùng chấp nhận của Anh được mở rộng đáng kể ở giai đoạn sau này, tạo điều kiện

cho Anh hoàn thành đàm phán Brexit sau 3 năm khó khăn dai dẳng

Nội bộ EU

Nội bộ EU thể hiện rõ hai lập trường sau: (i) Kêu gọi sự đồng lòng trước viễn cảnh Brexit sẽ kéo theo các cuộc rút lui khác, điển hình là Đức – trụ cột chính của EU;[21] (ii) Gây bất lợi cho Anh trong đàm phán nhằm ngăn chặn suy nghĩ rời EU của người dân, ví dụ như Đan Mạch và Hà Lan Bên cạnh đó, một số quốc gia thành viên không thể hiện mối quan tâm cao cho tiến trình đàm phán này vì họ đã có những mục tiêu cụ thể dành cho mối quan hệ với Anh trong tương lai như Tây Ban Nha.[22]

Ngoài ra, trong quá trình diễn ra đàm phán, EU phải đối mặt với những thách thức còn khó khăn hơn Brexit, có thể kể đến như diễn biến ở Budapest và Warsaw, đàm phán ngân sách tương lai cho EU, vấn đề di cư, mối quan hệ của EU với láng giềng, Những vấn đề này sẽ tiêu tốn thời gian và sức lực của các chính phủ, làm giảm mức độ quan tâm mà họ dành cho Vương quốc Anh.[23] Xét về tổng thể, nội

6 Hard- Brexit: ch p nh n rút lui với “không thỏa thuận” – nhiều ý kiến cho r ng ch ấ ậ ằ ỉ cần đạt được vấ n đ nhập cư và đóng cửa chính ề sách tự do đi lại giữa Anh Qu c v ố ới EU là ưu tiên hàng đ ầu; “Soft-Brexit”: rút lui và đạ t m t s ộ ố thỏ a thu ận nh ất đị nh - có ý ki ến cho r ằng nướ c Anh c ần phải duy trì sự ti ế p c n thị ậ trư ờ ng chung châu Âu, b t ch ấ ấp nh ng r ữ ủ i ro nh ập cư n u EU yêu c ế ầu

Trang 11

bộ EU vẫn có sự thống nhất cao trong lập trường về vấn đề Brexit, thể hiện qua việc không có đàm phán riêng nào diễn ra giữa từng quốc gia thành viên EU với Anh

2.1.3 Tương quan lực lượng

Vương Quốc Anh và EU có sự phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, tương quan sức mạnh giữa hai bên vẫn cho thấy sự chênh lệch đáng kể Mặc dù Anh là một nền kinh

tế lớn so với EU27, song xét trên tương quan lực lượng với toàn Liên minh, Anh vẫn

là một quốc gia yếu thế hơn

Về phía Anh

Trên thực tế, Vương quốc Anh phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế EU: (i) Xuất khẩu vào EU chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh; (ii) Anh mất tư cách thành viên của thị trường chung châu Âu nên sẽ phải đàm phán lại các thỏa thuận thương mại với 161 nước thành viên WTO, tuy nhiên, vị thế đàm phán của Anh sẽ yếu thế hơn nhiều so với EU; (iii) Việc mất quyền tự do giao thương với các nước thành viên còn lại của EU có thể khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu Anh phải trả thêm 5,5 tỷ GBP tiền thuế (WTO).[24]

Về phía EU

Với sự ra đi của Anh, không thể phủ nhận rằng EU cũng sẽ suy yếu phần nào Brexit có thể sẽ tác động sâu sắc đến một số vấn đề của EU như sau: (i) Về quy mô nền kinh tế, thị trường chung EU sẽ bị thu hẹp lại Nếu xét về quy mô GDP, năm

2015, GDP của Anh tương đương 17,5% GDP của toàn khu vực EU, nếu xét về quan

hệ thương mại, xuất nhập khẩu của Anh chiếm khoảng 11,5% tổng kim ngạch thương mại của khu vực; (ii) Ngân sách hàng năm của EU sẽ mất một khoản lớn từ đóng góp của Anh vì Anh là nước đóng góp nhiều thứ hai vào ngân sách của EU, sau Đức; (iii) Brexit có thể gây ra nguy cơ chia rẽ trong nội bộ EU, tạo tiền lệ và thúc đẩy phong trào ly khai ở các nước thành viên khác.[25]

Từ những rủi ro mỗi bên nhận được, nhóm tác giả cho rằng đối với Vương quốc Anh, EU là thị trường quan trọng nhất để Anh phát triển về mặt kinh tế thương mại, trong khi đối với EU, Anh chỉ xếp thứ hai về khoản đóng góp vào ngân sách

EU, và liên minh này hoàn toàn có thể lấp đầy khoảng trống của Anh nhờ vào tiềm lực của 27 nước thành viên còn lại Bên cạnh sự khác biệt về sức mạnh kinh tế thì sự bất đối xứng giữa một tổ chức và một quốc gia cũng khiến cho Vương quốc Anh sẽ phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán Brexit

2.2 Phân tích mô hình đàm phán Brexit

2.2.1 Miền thương lượng, ngưỡng tối thiểu, tối đa, vùng chấp nhận

Trong quá trình đàm phán, cả EU và Anh đều có lập trường vững chắc và ít có

sự chồng chéo Do phạm vi chấp nhận tương đối hạn chế này, quá trình đàm phán Brexit gặp không ít khó khăn khi hai bên phải liên tục thuyết phục đối phương nhằm tối đa hóa lợi ích của mình Trong đó, mối quan tâm của EU và Anh chủ yếu được thể hiện ở bốn nhóm sau:

a Quyền công dân và vấn đề di cư

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w