1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa tôn giáo và đời sống xã hội trong thế kỉ xx đầu thế kỉ xxi

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tôn giáo vẫn được một số thế lực chính trị sử dụng như là một công cụ để tấn công, lật đổ nền chinh trị của các phe phái chính trị đối lập, thậm chí của các nước khác mà họ không thiện c

Trang 2

NHÓM 35

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚICHỦ ĐỀ: MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG XÃ

HỘI TRONG THẾ KỈ XX - ĐẦU THẾ KỈ XXI

●Soạn nội dung phần II.1 và III●Thuyết trình phần II 2, II 3 và III

MỞ ĐẦU

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài người Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo luôn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội và

Trang 3

đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục của nhiều quốc gia, dân tộc Tôn giáo không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “đền bù hư ảo” cho một bộ phận quần chúng nhân dân mà bản thân tôn giáo cũng mang trong mình những giá trị đạo đức, văn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vì vậy mọi quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau, cũng đều phải quan tâm tới vấn đề tôn giáo

I Tình hình, thực trạng

- Từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử Một tôn giáo có thể hưng thịnh, suy vong, thậm chí mất đi nhưng tôn giáo luôn luôn song hành cùng với đời sống của nhân loại Tôn giáo là một hiện tượng xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài.

- Về đánh giá thực trạng của tôn giáo, có nhiều ý kiến khác nhau Tựu trung lại có ba ý kiến sau:

+ Tôn giáo đang khủng hoảng, suy tàn: những người đánh giá theo quan niệm này cho rằng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ được cải thiện, tôn giáo sẽ bị suy thoái dưới nhiều hình thái khác nhau Họ cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội không có tương lai

+ Tôn giáo Tây Âu suy tàn nhưng tôn giáo ở các nước khác đang phát triển: đánh giá này xuất phát từ thực tế tôn giáo ở Tây Âu Sự suy giảm biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực thực hành tôn giáo: đi lễ và tuân thủ một số nghi lễ, niềm tin giảm sút (nhạt đạo thậm chí khô đạo) Tuy nhiên cũng có người chỉ thừa nhận sự suy giảm ấy chỉ diễn ra ở trung tâm Châu Âu Trong khi đó tôn giáo ở các nước khác ngoài Châu Âu, đặc biệt là các nước đang phát triển

+ Tôn giáo, tín ngưỡng đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, châu lục: cách đánh giá này được nhiều người thừa nhận Thực tế là trong mấy thập kỷ gần đây, tín ngưỡng, tôn giáo đang phục hồi và phát triển ở nhiều quốc gia, châu lục Số lượng tín đồ hiện nay chiếm khoảng 3/4 dân số trên thế giới (có số liệu là 5/6).

II Mối quan hệ giữa tôn giáo với đời sống xã hội

1 Mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị

1.1 Ngày nay ở các nước tư bản, mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị đang diễn ra với những biểu hiện mới, đó là :

Trang 4

1 Có những giáo phái tôn giáo trước kia đã từng lảng tránh, xa lánh chính trị thì nay lại bị thu hút vào xu thế chính trị hoá tôn giáo

2 Xuất hiện nhiều tổ chức tôn giáo mang tính toàn cầu, tham gia vào hoạt động chính trị với ý đồ thay đổi thế giới theo hướng mà họ cho là tốt hơn 3 Một số nước vẫn duy trì chế độ giáo hội nhà nước, hay giáo hội , tại đó có

sự hợp nhất giữa tôn giáo với chính trị

4 Ở nhiều quốc gia đa tôn giáo, các giáo hội tôn giáo đều bình đẳng trong quan hệ chính trị , pháp luật

5 Quan hệ giữa tôn giáo với chính trị còn được cả loài người quan tâm bởi các tổ chức tôn giáo – chính trị của thế giới islam giáo Trong đó, có những tổ chức tham gia vào chính trị theo hướng tuân thủ pháp luật , những một số khác lại tỏ ra cực đoan , thường sử dụng bạo lực.Tất nhiên , số cực đoan chỉ là bộ phận nhỏ trong toàn bộ thế giới Islam giáo không nên đồng nhất nó với toàn bộ đạo Islam giáo.Một tôn giáo vốn có nhiều đặc trưng văn hoá , đaọ đức điển hình.

6 Tôn giáo vẫn được một số thế lực chính trị sử dụng như là một công cụ để tấn công, lật đổ nền chinh trị của các phe phái chính trị đối lập, thậm chí của các nước khác mà họ không thiện cảm.

1.2 Mối quan hệ giữa chính trị với tôn giáo diễn ra theo các chiều : tôn giáo tác động tới chính trị và ngược lại, từ chính trị đến tôn giáo Đây là khái quát về biểu hiện quan hệ trên các cấp độ, trước hết từ chiều tôn giáo tác động đến chính trị :

● Tôn giáo đối đầu hoặc chống đối công khai với chính trị , thần quyền tôn giáo bắt thế quyền chính trị phải phục tùng

● Tôn giáo tham gia vào đời sống chính trị kể cả vào bộ máy nhà nước và đảng phái chính trị

● Tôn giáo không can thiệp vào công việc chính trị , chỉ chuyên tâm đến những vấn đề thuần tuý của tôn giáo , để thoả mãn nhu cầu tôn giáo của tín đồ

● Còn từ chiều chính trị tác động tới tôn giáo , có những biểu hiện : ● Nhà nước luôn đấu tranh để thoát khỏi sự ảnh hưởng và kiểm soát của tôn

giáo trên các yếu tố cấu thành tôn giáo để khẳng định thế tục ● Nhà nước giúp đỡ và hỗ trợ tôn giáo về nhiều phương diện

● Chính trị sử dụng tôn giáo như là công cụ để bảo đảm lợi ích chính trị trực tiếp và căn bản của mình

● Nhà nước không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, không kiểm soát quan hệ

Trang 5

của công dân và không đánh giá công dân theo dấu hiệu tôn giáo Tiểu kết : Như vậy, trong mối quan hệ này, cả tôn giáo và chính trị đều có mục đích duy trì, mở rộng sự ảnh hưởng quyền lực và phát triển lợi ích của mình từ đó trực tiếp quy định tính chất, nội dung và phương thức mối quan hệ giữa chúng.

2 Mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế 2.1 Tôn giáo là nguồn lực của xã hội

Tôn giáo là một thực thể xã hội tồn tại khách quan và mang những giá trị tích cực Số lượng tín đồ của tôn giáo là nguồn lực cho sự phát triển của đất nước với việc tạo ra của cải cho sự phát triển kinh tế, đồng thời làm tăng tính hiệp thương giữa những người cùng đức tin, tạo nên sức mạnh cộng đồng cao, trở thành lực lượng quan trọng của sự đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và góp phần ổn định xã hội.

2.2 Tôn giáo với phát triển kinh tế: - Đối với hoạt động sản xuất:

Trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tín đồ tôn giáo đã đoàn kết giúp đỡ nhau về vốn và kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tôn giáo là hệ thống ứng xử, hành động của con người và là một chỉ số văn hoá có tác động khá tích cực trong đạo đức sản xuất kinh doanh

Phát triển du lịch tâm linh… như là đền chùa 3 Mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội

- Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.

- Thứ nhất, cần bắt đầu từ luận điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về đặc điểm phản ánh của ý thức xã hội, nhất là sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội

● Trong quá trình phát triển, các hình thái ý thức xã hội có sự giao lưu, kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau Như vậy, ý thức tôn giáo không bao giờ tồn tại một cách biệt lập với các hình thái ý thức khác, như đạo đức, thẩm mỹ, chính trị, pháp luật Giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra sự phong phú của mỗi hình thái ý thức xã hội Trong ý thức tôn giáo không thể không có những yếu tố của tư tưởng đạo

Trang 6

đức, thẩm mỹ, văn hoá, và trong điều kiện xã hội có giai cấp, nó còn có cả những yếu tố chính trị, đảng phái nữa Tôn giáo không thể tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm trong lịch sử của các dân tộc khác nhau trên thế giới, nếu như bản chất của nó chỉ bao gồm những sai lầm, ảo tưởng và tiêu cực Trong Phát hiện Ấn Độ, J.Nehru đã viết: "Rõ ràng là tôn giáo đã đáp ứng một nhu cầu trong tính chất con người và đa số người trên thế giới đều không thể không có một dạng tín ngưỡng nào đó Tôn giáo đã đưa ra một loại giá trị cho cuộc sống con người, mà dù một số chuẩn mực ngày nay không còn được áp dụng, thậm chí còn tai hại, nhưng những chuẩn mực khác vẫn còn là cơ sở cho tinh thần và đạo đức" Như vậy, có thể nói, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, giữa hình thái ý thức tôn giáo và hình thái ý thức đạo đức luôn có quan hệ tương tác, đan xen và thâm nhập lẫn nhau Sự tác động biện chứng đó lại diễn ra trong tính quy định của điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội; vì vậy, bản thân tôn giáo chứa đựng những nội dung đạo đức là điều có thể hiểu được.

- Thứ hai, khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức khác, chúng ta thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức ) thể hiện trong giáo lý tôn giáo.

● Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về giá trị tối cao của các lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, Chúa trời, Thần thánh) và mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn ● Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài

những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác Trong Khoa học và tôn giáo, Bertrand Russell cho rằng, một tôn giáo lớn bao giờ cũng có hệ thống tín điều, hệ thống đạo đức và giáo hội Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình; hành động không phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định Vì vậy, đương nhiên, một số nội dung của đạo đức trở thành bộ phận cấu thành nội dung của tôn giáo.

● Phải nói rằng, tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn Trên

Trang 7

thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội Do vậy, có thể khẳng định rằng, "trong hệ thống những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần tuý trần thế”

- Thứ ba, từ việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta có thể khẳng định rằng, khi bàn về tôn giáo, các nhà kinh điển đã đề cập đến vấn đề đạo đức tôn giáo; trong đó, các ông không chỉ phê phán mặt tiêu cực, mà còn chỉ ra một số ý nghĩa tích cực của đạo đức tôn giáo.

● Có thể khẳng định rằng, có một đạo đức tôn giáo và đạo đức ấy mang tính đặc thù; đồng thời, có sự giao thoa giữa những giá trị đạo đức chung toàn nhân loại với đạo đức tôn giáo Tuỳ theo hoàn cảnh ra đời và những điều kiện lịch sử cụ thể, tư tưởng đạo đức trong mỗi tôn giáo có những nét đặc thù riêng biệt Ngoài mặt hạn chế, đạo đức tôn giáo cũng có một số giá trị nhất định trong đời sống xã hội, là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền đạo đức xã hội.

III Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo

Trước vấn đề tôn giáo nói chung và tự do tôn giáo nói riêng trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay như chủ nghĩa li khai, tranh giành quyền lực chính trị, các vấn đề dân chủ nhân quyền, chủ nghĩa khủng bố Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã có những quan điểm, chính sách cụ thể khi bàn về vấn đề này Đây được xem như những động thái quan trọng của Nhà nước Việt Nam khi đề cập vấn đề tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế Điều này được thể hiện, đặt trong bối cảnh chung của tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cũng như những thuận lợi và thách thức mới của tình hình tôn giáo Do vậy, trong chương này, chúng tôi tập trung vào việc phân tích tình hình tôn giáo cũng như chính sách đối ngoại trong vấn đề tôn giáo, nhằm nêu bật được quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước những tác động của tôn giáo đến quan hệ chính trị quốc tế

1 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

● Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, trong suốt quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng

Trang 8

trong đời sống tinh thần của người dân Các tôn giáo nội sinh như Phật giáo Hòa Hảo, Cao đài cũng như các tôn giáo ngoại sinh truyền vào Việt Nam như Phật giáo, Công giáo, Tin lành dù có những bước thăng trầm lịch sử, tuy nhiên, nhìn một cách hoàn chỉnh, tôn giáo hiên nay đang có những bước phát triển đồng hành cùng dân tộc

● Trong 30 năm qua, tôn giáo đã trở lại trong nền chính trị - xã hội toàn cầu Các tôn giáo và các phong trào tôn giáo đã thực hiện bước đột phá nổi bật trong các cuộc bầu cử ở các quốc gia như Ấn Độ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel và cố gắng thành lập các chính phủ thần quyền ở quốc gia như Iran, Afghanistan Nhưng rõ ràng sự trở lại của tôn giáo đã khiến một số nhà nghiên cứu xem những biến đổi tôn giáo như dự đoán mang tính quốc tế, cũng như xung đột trong các quốc gia, giữa các quốc gia với nhau trong các nền văn minh lớn trên thế giới mà trong đó tôn giáo đóng một vị trí quan trọng

● Toàn cầu hóa kinh tế, chính trị, văn hóa và các vấn đề của con người ngày càng trở nên sôi động Những bất đồng, tranh chấp về vấn đề tôn giáo khác nhau, từ phá thai, hôn nhân đồng tính, việc hiện diện biểu tượng tôn giáo trong không gian công (mạng che mặt của tín đồ Islam giáo trong trường học, trong các cơ quan nhà nước, có được xem là dân chủ hay không đã trở thành những chủ đề thảo luận nóng bỏng trên các diễn đàn khoa học, các cơ quan nhà nước Đường lối chính sách tôn giáo ở Việt Nam sau Đổi mới (1990) đã có tác động to lớn đến việc phục hồi tôn giáo Nhìn về nhân khẩu học tôn giáo, có thể thấy, đời sống tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hiện nay có những thay đổi đáng kể Từ những vấn đề nêu trên có thể khái quát, tình hình, đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam qua một số phương diện sau:

- Thứ nhất, các tôn giáo ở Việt Nam có sự đan xen, hòa quyện và dung hợp lẫn nhau Sự phong phú và đa dạng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam phản ánh đời sống tâm linh của con người Nhìn xuyên suốt quá trình lịch sử của Việt Nam, không có một tôn giáo nào được xem là quốc giáo, có chăng đó chỉ là tôn giáo chủ lưu như Phật giáo trong thời kỳ Lý – Trần Bên cạnh đó, ngoài Phật giáo, Nho giáo, Công giáo, Tin lành những tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng sống quần cư trên một địa bàn gọi là làng, xóm Dù rằng, có những làng thuần đạo Công giáo, nhưng những tranh chấp, những xung đột gay gắt giữa các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam chưa xảy ra

- Thứ hai, đối tượng thờ cúng của các tôn giáo, các hoạt động tín ngưỡng hết sức đa dạng và phong phú Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có cả ngoại sinh và

Trang 9

nội sinh, có những tôn giáo thờ Thượng đế (Công giáo, Tin lành, Islam giáo ) và cũng có những tôn giáo thờ những vị thần, Phật, những người có công với đất nước như tín ngưỡng thờ Mẫu, hay Phật giáo Có cả những tôn giáo có sự pha trộn giữa nhiều loại hình tôn giáo khác nhau như Cao đài giáo và hầu hết các tôn giáo đều có hệ thống đối tượng thờ riêng của mình Những đối tượng thờ cúng của các tôn giáo, tín ngưỡng, phản ánh những nhu cầu, những giá trị tinh thần mà con người hướng tới, ước vọng của con người được hình thành trong đời sống Tuy nhiên, một cách tổng thể, tôn giáo nhằm hướng con người đến các giá trị Chân – Thiện M , hoàn thiện nhân cách con người

- Thứ ba, các tôn giáo có sự giao thoa và tiếp biến phù hợp với điều kiện văn hóa Để phù hợp với các đặc điểm làng xã, quần cư, tính cộng đồng cao như ở Việt Nam, các tôn giáo ngoại sinh đã có những tiếp biến văn hóa nhằm thích ứng, bám rễ trong đời sống của nhân dân Phật giáo cũng như Công giáo, hiện nay là Tin lành đang có những bước chuyển biến rõ rệt nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân về mặt tinh thần và dễ dàng hòa nhập với văn hóa bản địa Dù không thuần nhất với văn hóa Việt Nam, các tôn giáo cũng tạo ra được những đặc điểm riêng như việc tạo ra hình tượng Đức mẹ đội khăn xếp, mặc áo dài trong Công giáo, hay sự dung hợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu trong các ngôi chùa - Thứ tư, tôn giáo là một trong những đối tượng bị lợi dụng nhằm chia rẽ và chống phá cách mạng Việt Nam Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tôn giáo là một trong những đối tượng được các lực lượng phản động lợi dụng vì mục đích chính trị của mình Điều đó đã gây khó khăn cho quá trình quản lý các hoạt động tôn giáo, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội Những luận điệu thường xuyên được các thế lực thù địch đưa ra dưới chiêu bài tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền Chúng bóp méo chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tạo ra những lực lượng quá khích, dần từng bước thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình ở Việt Nam

2 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo

- Tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật - Đoàn kết tôn giáo bảo đảm theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo để xây dựng đất nước

- Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc , đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo…

Trang 10

- Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo , làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân

- Nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân , chia rẽ các dân tộc , gây rối , xâm phạm an ninh quốc gia

3 Liên hệ với sinh viên

- Hiểu đúng các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, thực hiện đúng đường lối, chủ trương ,chính sách,pháp luật của Đảng và nhà nước về tôn giáo

- Lên án, phê phán các hiện tượng mê tín, dị đoan ,buôn thần bán thánh ảnh hưởng xấu đến nhân dân…

- Đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Đảng, nhà nước, chế độ XHCN…

-Đóng góp công sức, trí tuệ để tăng cường đoàn kết giữa những người theo tín ngưỡng tôn giáo và những người không tín ngưỡng tôn giáo … để xây dựng và bảo vệ đất nước …

Tiểu kết :

● Có thể nói, là một nước đa tôn giáo, nhưng cộng đồng các tôn giáo hoạt động ở Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc; đồng thời, là nhân tố xã hội và văn hoá tích cực góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc Việt Nam còn là một quốc gia rất ôn hoà trong quan hệ giữa các tôn giáo, có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân Việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ tích cực và mang tính xây dựng giữa các tôn giáo và Nhà nước đã được thể hiện rất rõ và ngày càng được củng cố Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết hoà hợp các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm cho mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

● Trước những diễn biến phức tạp tình hình tôn giáo trên thế giới, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo của mọi người, phù hợp với công ước Quốc tế cũng như tình hình Việt Nam Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của tôn giáo trong các

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w