Yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của phạm hổ

116 5 0
Yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của phạm hổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngữ Văn

Trưởng nhóm nghiên cứu: Lê Minh Ngọc Linh Nam, nữ: Nữ

Lớp: 206900C Khoa: Giáo dục Tiểu học Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Người hướng dẫn: Lê Thị Hiền Chức danh khoa học, học vị: Tiến sĩ

THANH HÓA, THÁNG 04/2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Lê Minh Ngọc Linh 206900C Xây dựng và bảo về đề cương Điều tra khách thể

2 Hoàng Minh Hòa 206900C Phân tích tổng hợp ngữ liệu Viết báo cáo kết quả

3 Nguyễn Thị Tú Anh 206900C Viết cơ sở lý luận Nghiệm thu đề tài

Trang 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của đề tài 9

7 Cấu trúc đề tài 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10

1.1 Khái quát về văn học dân gian và văn học thiếu nhi 10

1.1.1 Khái quát về văn học dân gian 10

1.1.2 Khái quát về văn học thiếu nhi 11

1.1.3 Mối quan hệ giữa văn học thiếu nhi và văn học dân gian 13

1.2 Phạm Hổ và truyện viết cho thiếu nhi 14

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Hổ 14

1.2.2 Đặc điểm của truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ 16

1.3.Khái quát về tập truyện Chuyện hoa chuyện quả 17

1.3.1 Giới thiệu chung về tập truyện Chuyện hoa chuyện quả 17

1.3.2 Giá trị của tập truyện Chuyện hoa chuyện quả đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam 22

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 26 2.1 Lý giải tên gọi và nguồn gốc các loài hoa, quả 26

2.1.1 Lý giải tên gọi của các loài hoa, quả 27

2.1.2 Lý giải nguồn gốc xuất hiện, tác dụng của các loài hoa, quả 29

2.2 Phản ánh mối quan hệ gia đình và xã hội 31

2.2.1 Phản ánh các mối quan hệ gia đình 32

2.2.1.1 Phản ánh mối quan hệ anh – em 34

Trang 4

2.2.1.2 Phản ánh mối quan hệ vợ - chồng 37

2.2.1.3 Phản ánh mối quan hệ cha mẹ - con cái 39

2.2.2 Phản ánh các mối quan hệ xã hội 41

2.2.2.1 Phản ánh mối quan hệ bạn bè 44

2.2.2.2 Phản ánh mối quan hệ thầy – trò 46

2.2.2.3 Phản ánh xung đột giai cấp trong xã hội 48

Tiểu kết chương 2 50

CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 52

3.1 Kết cấu cốt truyện 52

3.1.1 Dạng cốt truyện viết lại trên cơ sở cốt truyện cổ dân gian 55

3.1.2 Dạng cốt truyện viết mới trên cơ sở khuôn mẫu của truyện cổ dân gian 65 3.1.3 Cách kết thúc truyện 68

3.1.3.1 Cách kết thúc có hậu 71

3.1.3.2 Cách kết thúc không có hậu 72

3.2 Nhân vật 75

3.2.1 Hệ thống nhân vật chia làm hai tuyến đối lập: Chính diện và phản diện 75 3.2.2 Nhân vật trong truyện chủ yếu là nhân vật chức năng 78

3.2.3 Xây dựng hệ thống nhân vật kỳ ảo 89

3.3 Ngôn ngữ 94

3.3.1 Cấu trúc lời mở đầu - kết thúc và chuyển đoạn 94

3.3.2 Từ ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi với đời sống hằng ngày 101

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp 47 truyện trong Chuyện hoa chuyện quả

Bảng 1.2 Bảng thống kê số lượng các tác phẩm viết về các loài hoa, quả, cây

trong tập truyện Chuyện hoa chuyển quả

Bảng 2.1 Bảng khảo sát các tác phẩm phản ánh mối quan hệ gia đình trong

tập truyện Chuyện hoa chuyện quả

Bảng 2.2 Bảng khảo sát các tác phẩm phản ánh mối quan hệ xã hội trong tập

truyện Chuyện hoa chuyện quả.

Bảng 3.1 Bảng khảo sát các dạng kết cấu cốt truyện trong tập truyện Chuyện

hoa chuyện quả

Bảng 3.2 Bảng so sánh kết cấu cốt truyện của truyện Ruột vàng lắm hạt (Hay

sự tích cây Mít và cây Bí Ngô) với truyện Sự tích cây Mít, quả Mít

Bảng 3.3

Bảng so sánh kết cấu cốt truyện của truyện Những bàn tay nhiều ngón (Hay sự tích cây Chuối ) trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ với truyện cổ tích dân gian Sự tích cây Chuối

Bảng 3.4 Bảng khảo sát về kết thúc cốt truyện trong tập truyện Chuyện hoa

chuyện quả

Bảng 3.5 Bảng thống kê hệ thống nhân vật chức năng trong tập truyện

Chuyện hoa chuyện quả

Bảng 3.6 Bảng thống kê hệ thống nhân vật kỳ ảo trong tập truyện Chuyện hoa

chuyện quả

Trang 6

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tên đề tài: YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

2 Cấp dự thi: Cấp trường

3 Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Minh Ngọc Linh

Nguyễn Thị Tú Anh

Hoàng Minh Hòa

Lớp: 206900C Khoa: Giáo dục Tiểu học

4 Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hiền 5 Thời gian thực hiện: 6 tháng

6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức 7.Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Tiểu học

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài

Văn học Việt Nam gồm văn học dân gian và văn học viết, trong đó văn học dân gian Việt Nam như chiếc nôi, nền móng phát triển của văn học viết Những “cái hay cái đẹp” trong văn học dân gian thường được các nhà văn sử dụng, vận dụng trong những “đứa con tinh thần” của mình, tạo nên sự đặc sắc trong các tác phẩm

Nền văn học viết Việt Nam trong quá trình phát triển có mối quan hệ mật thiết với văn học dân gian nên chịu nhiều ảnh hưởng Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương có giá trị

Trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam, Phạm Hổ là một trong những gương mặt tiêu biểu Nổi bật trong các sáng tác của ông là những truyện cổ tích viết cho thiếu nhi với những yếu tố kỳ ảo đan xen với hiện thực và những bài học bổ ích Phạm Hổ đã tìm tòi một số truyện cổ tích để viết lại, sáng tác các truyện cổ tích hiện đại và ông đã rất thành công với con đường sáng tạo đầy độc đáo của

mình Đó là tập truyện Chuyện hoa chuyện quả, truyện Ngựa thần từ đâu đến, Lửa vàng lửa trắng, Lửa vàng lửa trắng và lửa nâu,… Các truyện này giải thích

cho các em biết về nguồn gốc của những sự vật hiện tượng trên thế giới này, hay mang tính huyền ảo, diệu kỳ như những truyện cổ tích của văn học dân gian Phạm Hổ đã sử dụng khá thành công yếu tố dân gian trong truyện của mình, tạo nên những tác phẩm hay được đông đảo các em thiếu nhi đón nhận và yêu thích Phạm Hổ đã đem đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một cảm quan về lịch sử dân tộc qua nét vẽ tài hoa, tinh tế bức tranh phong cảnh, phong tục; khai thác đời sống xã hội gắn với cái thực trong màu sắc kỳ ảo có tính chất huyền thoại Với vốn văn hoá dân gian giàu có, Phạm Hổ đã phát triển, khuyến khích bạn đọc tuổi thơ kiếm tìm, khám phá, cắt nghĩa các giá trị dân gian trong các tác phẩm văn học hiện đại

Trang 8

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng và việc sử dụng các yếu tố văn học dân gian trong các sáng tác văn học hiện đại ngày càng được chú trọng Là một giáo viên Tiểu học trong tương lai, chúng tôi mong muốn giáo dục các em thiếu nhi tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thông qua những tác phẩm văn học thiếu nhi hiện đại Thông qua việc tìm hiểu yếu tố văn hóa, văn học dân gian trong những sáng tác thiếu nhi hiện đại, học sinh Tiểu học sẽ được bồi dưỡng và phát triển nhân cách, phẩm chất của mình Mặt khác, rất nhiều ngữ liệu trong sáng tác của Phạm Hổ đã đưa vào giảng dạy ở các trường Tiểu học,

như Gọi bạn, Sự tích cây Vú Sữa,… Những ngữ liệu rút ra từ sáng tác của Phạm

Hổ đã có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, nhấn cách cho học sinh ở Tiểu học

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là Yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ Thông qua việc nghiên cứu

vấn đề sử dụng yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi, đề tài khẳng định giá trị của truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ; qua đó khẳng định vị trí của Phạm Hổ trong dòng chảy văn học thiếu nhi Việt Nam Hi vọng rằng, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu về văn học thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam trong nhà trường nói chung

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Các công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thiếu nhi, việc sử dụng yếu tố dân gian trong văn học thiếu nhi

Từ trước đến nay đã có rất nhiều các công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thiếu nhi Tiêu biểu là một số công trình, bài viết như sau:

Trong bài viết Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết của Lê Kinh Khiên đăng trên Tạp chí Văn học (số 1,

năm 1980) Tác giả bài viết đã nhìn nhận vấn đề dựa trên cơ sở lịch sử văn học dân tộc để chỉ ra điều kiện, hoàn cảnh ra đời, đặc trưng thi pháp chung của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống nghệ thuật Tác giả bài viết đã chỉ ra bản chất của mối quan hệ văn học dân gian - văn học viết “là mối quan hệ tác động qua lại giữa hai hệ thống thẩm mĩ độc lập, ra đời và tồn tại, phát triển trong những

Trang 9

hoàn cảnh, điều kiện cụ thể khác nhau theo những quy luật riêng tuy cả hai đều có một cái nền chung là thực tiễn đời sống dân tộc, nền văn hóa dân tộc, đều chịu sự chi phối bởi những qui luật chung của hoạt động sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ Những cái chung này là cơ sở, đồng thời là điều kiện để cho văn học dân gian và văn học viết có thể phát sinh quan hệ tác động lẫn nhau” Sau khi khảo sát sự ảnh hưởng của văn học dân gian và văn học viết, tác giả cho rằng “có thể nghiên cứu ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết theo những qui mô và cấp độ khác nhau” [12]

Võ Quang Trọng với công trình Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam đã dành một dung lượng khá lớn nội dung để nói về sự

khác nhau giữa truyện cổ tích dân gian với văn học thiếu nhi Tác giả đã nêu ra hiện tượng các nhà văn Việt Nam vay mượn, sử dụng các chất liệu của truyện cổ tích dân gian trong sáng tác của mình Nhà văn một mặt bảo tồn và trung thành với cốt truyện dân gian, mặt khác chỉ sử dụng những kiểu dạng của truyện cổ tích dân gian, truyện kể truyền miệng nhưng theo nội dung mới Ông chứng minh khá kĩ quan điểm này qua một số tác phẩm của Tô Hoài và Phạm Hổ Đây là công trình nghiên cứu có chất lượng, có thể áp dụng để tìm hiểu ảnh hưởng của truyện cổ tích dân gian đối với các tác phẩm văn xuôi hiện đại, nhất là với thể loại truyện viết cho thiếu nhi [26]

Công trình Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 của Lã Thị Bắc Lý,

(NXB Đại học Quốc gia, năm 2000) Tác giả đã nhấn mạnh đến sự gia tăng của các thể loại văn học thiếu nhi mới trong giai đoạn này, trong đó có thể loại truyện cổ tích viết cho thiếu nhi Khi bàn đến vấn đề này, Lã Thị Bắc Lý đã đánh giá: “Vấn đề sáng tác cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm hơn, trong đó, Phạm Hổ là người đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện cổ tích cho các em” [17]

Một số công trình, bài viết tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng và việc sử dụng yếu tố dân gian trong văn học thiếu nhi Tiêu biểu là một số công trình, bài viết như:

Trang 10

Trong luận án Tiến sĩ Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại của Phạm Thị Trâm (Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), (năm 2002), tác giả đã nhấn mạnh về dấu ấn của truyện cổ tích trong sáng tác của các nhà văn hiện đại sau năm 1945 Đồng thời chỉ ra khá cụ thể sự kế thừa và sáng tạo của các nhà văn bằng cách khảo sát một số tác phẩm cụ thể của các tác giả văn học hiện đại mang đậm dấu ấn của chất liệu văn học dân gian trong sáng tác [25]

Vũ Ngọc Khánh với bài viết Truyện cổ tích trong phát triển của đăng trên Tạp chí Văn học (số 3, năm 1998), đã chỉ ra 3 hình thức lưu giữ truyện cổ tích

Hình thức đầu tiên là dựng lại những câu truyện cổ tích “Dựng chứ không phải là kể Kể là của nghệ nhân dân gian, dựng là việc của bàn tay chuyên nghiệp Dựng thì phải tạo cho các nhân vật có hình hài, có cá tính rõ hơn Có thể miêu tả tâm lí của các nhân vật (điều mà dân gian không làm, hoặc chỉ làm bằng cách điểm chứ không tả) Có thể trình bày thêm những bình luận ngoài đề” Hình thức thứ hai là nhà văn cố gắng giữ lấy cội nguồn truyện cổ tích nhưng không tuyệt đối trung thành, mà thay hẳn chủ đề câu truyện “Trong trường hợp này nhà văn vẫn cần dựng chuyện, cần xây dựng nhân vật, để làm nổi lên cá tính, nhưng mục đích không phải là kể chuyện cổ tích, mà muốn hướng đến những yêu cầu khác hơn Hoặc cho nhân vật hành động một cách khác với truyện cũ, hoặc đưa thêm rất nhiều bình luận ngoại đề, để câu truyện trở nên gắn bó với yêu cầu thời đại.” Hình thức thứ ba là tạo ra một loạt truyện mới chưa hề có trong kho tàng cổ tích, “hoặc chỉ có bóng dáng hời hợt” trên nền những mô típ của cổ tích dân gian [11]

Bài viết Đặc điểm nhân vật truyện cổ tích và việc hiện đại hóa truyện cổ dân gian của Lê Tiến Dũng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 3, năm

2004) Tác giả đã chỉ ra hiện trạng một số truyện cổ dân gian được các nhà văn xây dựng lên “một cách hiện đại” và “tính cách nhân vật truyện cổ được xây dựng như những nhân vật trong truyện ngắn hiện đại” Đây là một thực tế cần nhìn nhận lại đòi hỏi nhà sưu tầm nắm vững đặc trưng thi pháp thể loại, nếu

Trang 11

không sẽ rơi vào “tình trạng làm mới văn hóa cổ xưa, làm mất giá trị đích thực của nó” [3]

Nhìn chung, những công trình, bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng, việc sử dụng yếu tố dân gian trong văn học viết nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng Các công trình, bài viết đã làm rõ mối liên hệ tất yếu, cần thiết giữa văn học dân gian và văn học viết, đặc biệt là mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thiếu nhi Sự tương tác giữa văn học dân gian và thiếu nhi được các nhà nghiên cứu khái quát trên nhiều cấp độ, kể cả những yếu tố hình thức lẫn tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ Đây chính là những tài liệu hữu ích để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này

2.2 Các công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề sử dụng yếu tố dân gian trong truyện cổ tích viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ

Phạm Hổ là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học thiếu nhi Trải qua hơn 50 năm miệt mài sáng tác, Phạm Hổ đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam một khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, trong đó truyện cổ tích viết cho thiếu nhi là một trong những mảng sáng tác thành công nhất

Truyện cổ tích viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là một minh chứng sống động cho việc sử dụng yếu tố dân gian trong sáng tác văn học hiện đại Do vậy, truyện cổ tích viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ luôn thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học Rất nhiều công trình, bài viết, luận

văn, luận án đã nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như: Lê Khắc Yên với Đặc điểm truyện cổ tích viết cho thiếu nhi sau 1975 của Tô Hoài và Phạm Hổ (Luận

văn thạc sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, năm 2006); Lê

Nhật Ký với Phạm Hổ một lối đi riêng trong truyện cổ viết lại cập nhật ngày 17/9/2008; Bùi Thanh Truyền với Dấu ấn dân gian trong truyện cho thiếu nhi sau 1986 (2009) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, số 12; Nguyễn Thanh Huyền Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn (trường hợp Tô Hoài và Phạm Hổ), luận án Tiến sĩ Văn học, trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012;

Trang 12

Hồ Hữu Nhật với luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam 1975 – 2010 (trường Đại học Khoa học, Đại học Huế), năm

2018…

Hồ Hữu Nhật trong công trình Ảnh hưởng của văn học dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam 1975 – 2010 đã đưa ra ảnh hưởng của văn học dân

gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1975 – 2010 nhìn từ cảm hứng nghệ thuật, cốt truyện và môtip đến hình tượng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật Ông nhìn nhận và đánh giá một số tác phẩm của Phạm Hổ với cảm hứng về sự tích kể về loài vật và cây cỏ, nhà văn đã đưa đến nhiều câu chuyện

thú vị cho bạn đọc như tác phẩm Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng, lửa trắng, Trong đề tài đã đưa ra những đánh giá khách quan về ý nghĩa của hiện

tượng mượn và sử dụng chất liệu dân gian trong truyện của thiếu nhi Nếu xét trong phạm vi hẹp của văn bản nghệ thuật các yếu tố dân gian sẽ đóng vai trò là phép thử để làm sáng tỏ tính cách và số phận của nhân vật các tác giả cũng đồng thời mượn yếu tố dân gian để đối thoại lại với dân gian trên cơ sở đó biểu đạt nhân sinh mới mẻ Đời sống thể loại của văn học thiếu nhi Việt Năm 1975 – 2010 cũng được hưởng lợi từ chính quá trình dung hợp tương tác này Một thể loại văn học có tính lưỡng hợp là truyện cổ tích hiện đại hoặc cổ tích mới hay giả cổ tích đã ra đời Phạm Hổ là một trong những nhà văn thể hiện thành công thể loại này [20]

Nguyễn Thanh Huyền với công trình Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn đã nghiên cứu về truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài và

Phạm Hổ Tác giả đã nghiên cứu truyện thiếu nhi trên phương diện nội dung và nghệ thuật làm bật điểm giống và khác nhau giữa truyện cổ tích dân gian truyền thống với “truyện cổ tích của nhà văn” của văn học thành văn Thể loại dân gian được thể hiện dưới dạng văn học và truyện của nhà văn hiện đại sử dụng chất dân gian đã chứng minh được giá trị và sự cần thiết của việc xây dựng thể loại văn học dân gian Tác giả khẳng định rằng cả Phạm Hổ và Tô Hoài đều hướng tới tìm kiếm, khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp qua sự tiếp nối, phát triển trên nền tảng kiến thức xây dựng cốt truyện dân gian Tuy ảnh hưởng của

Trang 13

cổ tích dân gian nhưng Tô Hoài và Phạm Hổ đều có những hướng đi riêng tạo cá tính sáng tạo, phong cách cá nhân đặc trưng Nếu Tô Hoài khai thác lịch sử gắn với màu sắc kì ảo có tính chất huyền thoại thì Phạm Hổ là nhà văn đầu tiên mạnh dạn thể nghiệm con đường sáng tác cổ tích mới cho thiếu nhi Đáng tiếc, vấn đề so sánh mô hình truyện cổ tích dân gian với truyện cổ của hai tác giả để nhìn nhận rõ hơn những sáng tạo của Phạm Hổ và Tô Hoài chưa được quan tâm thỏa đáng [10]

Ngô Đình Vân Nhi với Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ đã

mạnh dạn xem truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là đối tượng để nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống Tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu quan điểm, quan niệm sáng tác, tư tưởng và nghệ thuật kể chuyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ Tác giả cũng đã làm rõ đặc điểm của truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ về phương diện hình thức thể hiện Một trong những tập

truyện được tác giả đi sâu nghiên cứu là tập Chuyện hoa chuyện quả [21]

Lê Nhật Ký trong bài viết Phạm Hổ - một lối đi riêng trong truyện cổ viết lại cũng quan tâm đến những đóng góp của Phạm Hổ trong việc làm mới truyện

cổ tích Việt Nam Theo tác giả, trong văn học thiếu nhi, truyện cổ viết lại được xem là một thể loại hiện đại gồm những tác phẩm tự sự được sáng tác dựa trên cơ sở cốt truyện dân gian Ở Việt Nam, việc khai thác cốt truyện dân gian của các nhà văn viết cho thiếu nhi tương đối phổ biến Các nhà văn, mỗi người một vẻ, nhưng tựu trung đều đã cho thấy truyện cổ viết lại mở ra “những mênh mông

sáng tạo” Trong số đó, Phạm Hổ đã tạo ra một lối đi riêng Tác phẩm Ngựa thần từ đâu đến đã được Phạm Hổ viết lại dựa trên cốt truyện Thánh Gióng, còn Lửa

vàng, lửa trắng và Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu được một dạng thức truyện viết

tiếp truyện Trí khôn của ta đây của dân gian Tuy nhiên, mặc dù truyện Phạm Hổ

vẫn nằm trong khuôn khổ hệ thống truyện cổ viết lại, vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với nguồn truyện kể dân gian, nhưng vẫn có một lối đi riêng, ngòi bút của nhà văn có sự tiết chế, chừng mực trong miêu tả tâm lí nhân vật, miêu tả thiên nhiên Lối đi của Phạm Hổ là lẩy ra một hình tượng hay dựa vào kết cấu rồi xây dựng nên một tác phẩm mới [13]

Trang 14

Nhìn chung, việc nghiên cứu về truyện cổ tích viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ nói chung và việc sử dụng yếu tố dân gian trong truyện cổ tích viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ nói riêng khá phong phú Các công trình, bài viết trên đã đánh giá những khía cạnh khác nhau, từ phương diện nội dung cho đến phương diện nghệ thuật Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới chỉ đánh giá một cách cụ thể về một hoặc một số phương diện, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện về truyện cổ tích viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ nói chung và vấn đề sử dụng yếu tố dân gian trong truyện cổ tích viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ nói riêng Đây chính là khoảng trống để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những biểu hiện của yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ trên phương diện nội dung và hình thức thể hiện; từ đó khẳng định giá trị của truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ trong bộ phận văn học thiếu nhi Việt Nam

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Phạm Hổ (2020), Chuyện hoa chuyện quả, NXB Kim Đồng, Hà Nội

Phạm Hổ (2015), Chuyện hoa chuyện quả: Tập truyện ngắn Phạm Hổ,

NXB Hội nhà văn

Phạm Hổ (1999), Tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi: Chuyện hoa chuyện quả, NXB Kim Đồng, Hà Nội

Phạm Hổ (2012), Sự tích các loài hoa quả: Chuyện hoa chuyện quả, NXB

Kim Đồng, Hà Nội

b) Phạm vi nội dung nghiên cứu

Trong công trình nghiên cứu, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu

yếu tố dân gian trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả Đây là tác phẩm thể

Trang 15

hiện rõ nhất, đầy đủ nhất việc sử dụng yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp thống kê

Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để xác định những hiện tượng mang tính phổ biến, thường xuất hiện trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ

5.2 Phương pháp so sánh

Chúng tôi so sánh truyện của Phạm Hổ với các thể loại của văn học dân gian, cụ thể là các truyện cổ tích về loài hoa, loài quả, từ đó để thấy được sự kết thừa tiếp thu yếu tố dân gian trong sáng tác của Phạm Hổ

5.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Chúng tôi đi sâu phân tích một số tác phẩm cụ thể để làm rõ việc sử dụng yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài có một số đóng góp như sau:

- Đề tài đã khảo sát việc sử dụng yếu tố dân gian trong truyện viết cho

thiếu nhi của Phạm Hổ, đặc biệt là tập truyện Chuyện hoa chuyện quả, tìm hiểu

mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết qua sáng tác của Phạm Hổ

- Đề tài đi sâu và nghiên cứu việc sử dụng yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ Từ đó đánh giá sự tiếp thu yếu tố dân gian trong truyện viết thiếu nhi của Phạm Hổ

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung được chia thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài

Chương 2: Biểu hiện của yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ từ phương diện nội dung

Chương 3: Biểu hiện của yếu tố dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ từ phương diện nghệ thuật

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát về văn học dân gian và văn học thiếu nhi

1.1.1 Khái quát về văn học dân gian

Văn học dân gian là nguồn sáng tạo tập thể và được truyền miệng nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân văn học dân gian không chỉ thể hiện được tinh thần lao động, đời sống của người dân mà còn là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng biết bao thế hệ, còn là bài học sâu sắc cho mỗi con người, là một kho tàng văn học của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, vì thế văn học dân gian rất đa dạng và phong phú các tác phẩm thường được đúc kết từ kinh nghiệm sống hằng ngày và quá trình sinh hoạt của nhiều tầng lớp nhân dân

Văn học dân gian được thể hiện ở tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản, tính nguyên hợp Tính truyền miệng là phương thức sáng tác tập thể được truyền từ đời này sang đời khác Từ rất xa xưa khi chưa có chữ viết thì nhân dân ta đã truyền tai nhau những câu truyện, những bài hát, những câu ca dao, tục ngữ,… Văn học dân gian đã trở thành đứa con tinh thần giúp xua tan đi mệt nhọc, bộn bề của cuộc sống của người Văn học dân gian là đứa con tinh thần được lưu truyền tai nhau, câu truyện được bắt đầu từ người này truyền tài cho người kia cứ mỗi lần truyền như thế nội dung và nghệ thuật của câu truyện càng được hoàn thiện dần dần và trở thành một tác phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh Đây còn gọi là phương thức sáng tác tập thể của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ, phát triển qua các thời kì lịch sử cho tới ngày nay

Văn học dân gian là kho tàng tri thức đầy bổ ích với nhiều thể loại đa dạng khác nhau và mỗi loại đều mang màu sắc, hình ảnh, nét đẹp riêng trong văn hoá đời sống của con người truyền đạt đến chúng ta Các thể loại thuộc văn học dân gian bao gồm: truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyền cười, ca dao, tục ngữ, câu đó, chèo, vè Tất cả các thể loại tạo nên nét độc đáo, đa dạng và phong phú nền văn học Việt Nam

Trang 17

Văn học dân gian chứa đựng những ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tình yêu thương con người, quê hương đất nước, yêu lao động và sản phẩm lao động, tình yêu thiên nhiên, ca ngợi chính nghĩa và chính nghĩa luôn chiến thắng,… là những bài học sâu sắc, ý nghĩa, giản dị bồi dưỡng con người hướng tới chân – thiện – mỹ

Nền văn học dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống, tư tưởng, tình cảm của các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, bởi việc gắn liền với đời sống của các tầng lớp nhân dân cũng như gắn liền với 54 dân tộc Việt Nam tạo nên nét độc đáo và đa dạng cho nền văn học dân gian Văn học dân gian được mọi người ví như là cuốn “Từ điển về cuộc sống”, có nhiều bài học về cuộc sống, dăn dạy đời sau cái gì nên làm, không nên làm, cái thiện, cái ác,… góp phần hình thành nhân cách, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta Ngoài ra, văn học dân gian còn là một kho tàng ngôn từ, những hình thức nghệ thuật, phương pháp xây dựng nhân vật, cốt truyện Đây là một kho tàng quý giá cho các nhà văn, nhà thơ khai thác, kế thừa và phát triển tạo nên những giá trị cho người đọc

1.1.2 Khái quát về văn học thiếu nhi

Văn học là một bộ phận văn học Việt Nam, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên,… được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nhiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ

Văn học thiếu nhi đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài ở chặng đường phát triển văn học thiếu nhi đã có những thành tựu và dấu ấn riêng biệt:

Trước Cách mạng Tháng Tám – 1954 chủ yếu là các tác phẩm dịch của các nhà văn Pháp gồm thơ ngụ ngôn La Phông ten và truyện cổ Pê rô, tủ sách

truyền bá của nhóm Tự lực Văn Đoàn cho xuất bản các loại sách: Hoa hồng, Hoa mai, Hoa xuân, Tuổi xanh, Truyền bá, và những truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài cho ra đời các tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày

Trang 18

xưa (1944), Cỏ dại (1944),… Các tác phẩm cũng chỉ dừng lại ở phạm vi phản

ánh những sinh hoạt của trẻ em thành thị, xa rời cuộc sống khốn khó của nhân dân lao động

Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp văn học thiếu nhi được

quan tâm và phát triển rộng hơn như tờ Thiếu sinh được ra mắt 1946 Bên cạnh tờ Thiếu Sinh, còn có tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ Xung phong, Măng non và các sách Kim Đồng, Hoa kháng chiến, những sách báo này thực sự đã trở thành người

bạn thân thiết của trẻ em, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng những đức tính tốt, những tình cảm cao đẹp cho thiếu nhi và trở thành vốn quý ban đầu cho nền văn học thiếu nhi

Vào thời kì kháng chiến chống Mĩ, văn học thiếu nhi với đề tài kháng chiến chống Pháp tiếp tục được khai thác và phát triển, các tác phẩm đã miêu tả chọn vẹn được hình ảnh tham gia kháng chiến và học tập của các em thiếu nhi Đội ngũ sáng tác cho các em đã được hình thành và ngày càng được bổ sung thêm, do đó số lượng tác phẩm cũng như đề tài phản ánh ngày càng phong phú, đa dạng Bên cạnh mảng đề tài kháng chiến rất phát triển, những đề tài khác cũng thu được nhiều thành tựu Có thể nói, giai đoạn này văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển khá toàn diện và phong phú Trên cơ sở đó, năm 1961, Nhà

xuất bản Văn học cho ra đời Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi 1945 – 1960 tuyển chọn, giới thiệu 50 tác giả Đây là tuyển tập thơ văn thiếu nhi đầu tiên ghi nhận

thành tựu bước đầu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam Bên cạnh đó còn một

số tác phẩm tiêu biểu như: Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi), Chú bé cả Xiên (Minh

Thoa),…

Từ khi thống nhất đất nước đến nay, các đề tài kháng chiến đã được hoàn thiện hơn, miêu tả được sự trưởng thành của các em trong thời kì kháng chiến và xuất hiện thêm những tác phẩm viết cho lứa tuổi mới lớn với những biểu hiện tâm lí phức tạp, đặt các em vào hoàn cảnh cuộc sống bắt các em tự lựa chọn và

giải quyết Một số tác phẩm tiêu biểu Ngày xưa (Trần Thiên Hương), Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân), Tiếng trống Mê Linh (An Cương), Cánh buồm huyền thoại (Mai Ngọc Uyến),… Các tác phẩm này tiếp tục theo đuổi đề tài truyền thống

Trang 19

khai thác sự phát triển, đổi mới về mặt chiến tranh, lịch sử, cách mạng Bên cạnh đó một số tác giả đã tiếp cận với đời sống hiện tại, phản ánh được mở rộng

phong phú và đa đạng Một số tác phẩm tiêu biểu của dạng này là: Hoa ngũ sắc (Trần Thị Thu Huệ), Kính vạn hoa (Nguyễn Nhật Ánh), Giã biệt cuộc đời (Lê Cảnh Nhạc), Hoa trên đường phố (Thu Trần),…

Văn học thiếu nhi càng ngày càng được quan tâm, khai thác, khám phá và phát triển đa dạng Văn học thiếu nhi là món quà tinh thần mà các tác giả muốn gửi gắm đến các em thế giới thiếu nhi, góp phần giúp thiếu nhi hoàn thiện về tinh thần, thoả sức sáng tạo tưởng tượng, tạo nên thế giới muôn màu cho các em Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với việc phát triển trí dục, đức dục, nhân cách của trẻ thơ

1.1.3 Mối quan hệ giữa văn học thiếu nhi và văn học dân gian

Văn học thiếu nhi được hình thành trước những năm Cách mạng Tháng Tám nhưng chỉ từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới thực sự “thổi bùng” lên phát triển mạnh, ngày càng phong phú về nội dung và đa dạng về các thể loại văn học cho thiếu nhi, trong đó truyện cổ tích là mảng đóng góp vô cùng quan trọng Trải qua quá trình phát triển, các tác phẩm đến tay thiếu nhi với số lượng dồi dào, các tác phẩm mang lại nhiều giá trị nhân văn về cuộc sống xã hội Chính vì vậy, sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thiếu nhi vô cùng mạnh mẽ

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thiếu nhi là mối quan hệ tự nhiên, hai chiều, biện chứng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau Văn học dân gian là một trong hai bộ phận quan trộng tạo dựng nền văn học dân tộc Hơn nữa, văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học thiếu nhi, đó là bộ phận mở đường, đặt nền móng vững chắc cho truyện cổ tích cho thiếu nhi sau này Chính vì thế, văn học dân gian và văn học thiếu nhi vừa tồn tại độc lập vừa nương tựa nhau, vừa đối lập vừa dung hoà nhau về tương tưởng, tâm lí, tình cảm Nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian và văn học thiếu nhi đều chịu sự quy định của những quy luật chung về hoạt động sáng tạo để cuối cùng có sự dung hoà giữa văn học dân gian và văn học thiếu nhi

Trang 20

Nếu nhìn ở các khía cạnh, đối chiếu giữa văn học thiếu nhi và văn học dân gian chúng tôi nhận thấy đây là hai hình thái độc lập, hình thành, tồn tại và phát triển có sự khác nhau, song có mối quan hệ gắp bó, mật thiết với nhau Văn học thiếu nhi và văn học dân gian đều thuộc văn học dân tộc nên chúng sẽ có những nét tương đồng, gần gũi với nhau về bản chất thể loại, hình ảnh phản ánh, tư duy nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ Ngoài ra, đều có đặc điểm chung về đối tượng hướng đến là thiếu nhi Vì vậy, chúng đều ảnh hưởng bởi yếu tố tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm tư duy, nhận thức, cảm thụ và tiếp nhận văn học của lứa tuổi thiếu nhi

Trong quá trình phát triển, văn học thiếu nhi đã kế thừa văn học dân gian từ nội dung cho đến hình thức thể hiện Văn học thiếu nhi đã lựa chọn nội dung nghệ thuật, hình ảnh nhân vật, kết cấu cốt truyện,… trong văn học dân gian để tạo nên tác phẩm mới Trong số đó có một số gương mặt tiêu biêu trong quá trình tiếp thu văn học dân gian như: Phạm Hổ, Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Võ Quảng,… Mối quan hệ giữa văn học thiếu nhi với văn học dân gian là mối quan hệ phản ánh quá trình tác động tự nhiên, qua đó thấy được văn học dân gian đã chắt lọc, kế thừa, phát triển, vận dụng sáng tạo vào những tác phẩm tiêu biểu, cụ

thể: Chuyện hoa chuyện quả (Phạm Hổ), Rùa vàng (Vũ Tú Nam), Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật), Con cóc là cậu ông giời (Nguyễn Trọng Thuật), Tìm mẹ (Nguyễn Huy Tưởng), Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài), Đất rừng phương Nam

(Đoàn Giỏi), Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa), Quê nội (Võ

Quảng),… Mặt khác, văn học thiếu nhi và văn học dân gian có mối tương quan với nhau, chúng bổ sung cho nhau, đan xen, chuyển hoá lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Chính vì vậy, văn học thiếu nhi có tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển của văn học dân gian

1.2 Phạm Hổ và truyện viết cho thiếu nhi

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Hổ

Vào ngày 28 tháng 11 năm 1962, xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, bên dòng sông Côn - nơi từng chứng kiến sự ra đời của rất nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,… cũng ghi lại sự ra đời của một tác giả đã in lại dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc Việt, nhất là đối với

Trang 21

các em ở độ tuổi thiếu nhi với một cái tên rất ấn tượng, đó là Phạm Hổ

Ông sinh ra trong một gia đình Nho học Thuở nhỏ ông theo học trường làng Sau đó, ông học Tiểu học ở Tam Kì, Huế, rồi học Trung học ở trường Quốc học Quy Nhơn Năm 1943, Phạm Hổ đỗ Thành Chung, nhưng lỡ duyên với thi học ban Tú tài trường Quốc học Huế Cách mạng Tháng Tám thành công, ông bắt đầu đi theo Cách mạng và bén duyên với cái nghiệp văn học nghệ thuật từ đây Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội hoạ Liên khu 5 Năm 1950, ông ra Việt Bắc dự học Văn nghệ Trung Ương (cùng đi với Nguyễn Văn Bổng) Phạm Hổ là một trong những đại biểu trẻ nhất Sau khi tập kết ra Bắc, ông tiếp tục hoạt động văn học nghệ thuật và từng giữ chức Phó tổng biên tập thứ nhất báo Văn nghệ, Phó trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam

Phạm Hổ từng sử dụng bút danh là Hồ Huy Ông vừa viết văn, vừa làm thơ, viết kịch và vẽ tranh, nhưng đặc biệt gây dấu ấn trong mảng văn học dành cho thiếu nhi Suốt hơn 60 năm cầm bút sáng tác, ông đã đóng góp cho nền văn học thiếu nhi nước nhà một khối lượng tác phẩm không hề nhỏ Về thơ Phạm Hổ có

những tác phẩm Những ngày xưa thân ái (1957), Ra khơi (1960), Đi xa (1970), Những ô cửa, những ngả đường (1976), Chú bò tìm bạn (1970),…; về văn ông có Vườn xoan (truyện ngắn, 1964), Tình thương (tiểu thuyết, 1974), Ngựa thần từ đâu tới (tập truyện, 1986), Chuyện hoa chuyện quả (6 tập từ 1974-1994), Cất nhà giữa hồ (tập truyện cổ tích, 1995), Ngoài ra ông còn viết kịch và nổi tiếng với bộ ba vở kịch Nàng tiên ốc nhỏ (1980)

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Phạm Hổ đã nhận nhiều giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và được giới thiệu ở nhiều nước như: Anh, Trung Quốc, Pháp, Ý, …

Ông được nhận các giải thưởng văn học: Được tặng thưởng loại A cuộc vận

động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn tổ chức 1957 - 1958 tác phẩm Chú bò tìm bạn (thơ), tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức 1967 - 1968 tác phẩm Chú vịt bông (thơ), giải chính thức về thơ của Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn 1985 tác phẩm Những người bạn im lặng (thơ); giải thưởng về kịch viết cho

Trang 22

thiếu nhi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Nghệ sỹ Sân khấu tặng năm1986 và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001

tác phẩm Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch)

Ông qua đời vào ngày 4 tháng 5 năm 2007 Phạm Hổ ra đi nhưng những giá trị tinh thần ông để lại vẫn sẽ mãi song hành với bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam, là người bạn thân thiết của tuổi thơ các em Bằng những tác phẩm của mình, Phạm Hổ đưa ra lời giải đáp cho thiếu nhi về thế giới mà các em đang thắc mắc: mọi thứ kì diệu nhất trong cuộc sống hôm nay đều do chính bàn tay con người tạo dựng nên, nguồn gốc của muôn loài chính là ở trong các mối quan hệ xung quanh các em: mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội Các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ góp phần làm phong phú, làm mới thêm kho tàng văn học thiếu nhi nước nhà

1.2.2 Đặc điểm của truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ

Khi đọc truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, ta như lạc vào thế giới khác với những phép màu nhiệm kỳ ảo; cùng vui chơi, trải nghiệm với những nhân vật khác nhau Đặc biệt hơn thế, ta có thể thấy cái chất Việt, văn hóa Việt như thấm đượm vào từng con chữ, từng câu chuyện để rồi tỏa ngát ra như hương đẹp đẽ lại quen thuộc, vừa dung dị lại xiết bao gần gũi Như mong ước khi sáng tác truyện, Phạm Hổ đã từng chia sẻ: “Tôi mong rằng khi sáng tác ra những câu chuyện, khi tạo tình huống, khi tìm chi tiết chất liệu, khi chọn giọng kể ngôn ngữ, có lẽ chúng ta nên chú ý đến cái tính cách Việt Nam, cái chất tâm hồn Việt Nam, cái hương vị Việt Nam” [14, 36]

Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,… và đặc biệt người ta biết đến ông nhiều qua những câu chuyện cổ tích viết cho thiếu nhi Với tâm huyết hơn 60 năm cuộc đời đóng góp cho cho nền văn học thiếu nhi, Phạm Hổ với long yêu trẻ đã cho ra đời khoảng 20 tập thơ, 9 tập truyện và 4 vở kịch cho các em thiếu nhi

Về truyện của ông gồm có: Viết thư cho cha (1959), Khẩu súng người ông (1960), Cất nhà giữa hồ (1964), Chuyện hoa chuyện quả (tập một, 1974), Lửa vàng, lửa trắng (1976), Tiếng sáo và con rắn (Chuyện hoa chuyện quả, tập ba, 1985), Ngựa thần từ đâu đến (1986), Những chú sẻ con (1988), Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu (1993),

Trang 23

Phạm Hổ nhìn đời, nhìn cuộc sống bằng con mắt nghệ thuật linh động, dưới cái nhìn và ngòi bút của ông sự vật trở nên có hồn, biết trò chuyện, biết giúp đỡ, biết tò mò, biết giận, biết vui,… như những nhân vật diệu kỳ trong các câu chuyện cổ tích Qua câu chuyện, lời thoại của những nhân vật nghệ thuật này ta cảm nhận được cuộc sống, đó là cuộc sống của những câu chuyện đời thường, rất đỗi quen thuộc, là những hình ảnh thân quen với nhiều thế hệ, như câu chuyện về Chú Sẻ con và các anh bộ đội – có một chú Sẻ con tò mò hỏi mẹ về các chú bộ đội bằng những câu hỏi quen thuộc mà có thể chính chúng ta đã từng nghe qua, hỏi qua Đó là cuộc sống được lồng vào trong văn học và rồi văn học lại phản ánh lại hiện thực cuộc sống, từ đó cung cấp cho người đọc một lượng kiến thức cần thiết, mở rộng ra thế giới và tầm nhìn của các bạn đọc nhỏ Có thể thấy, truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ khắc họa lên những câu chuyện đời thường với những bài học rất đỗi giản dị mà vô cùng quan trọng đối với mỗi con người chúng ta, như bài học mà Sẻ con qua câu chuyện đã đưa đến đó chính là “quý mến và tin yêu bộ đôi” – những con người đang ngày đêm bảo vệ đất nước

Truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, không chỉ là một tác phẩm văn học để giải trí, mà còn là những lời giáo dục sâu sắc, vừa cung cấp kiến thức vừa giáo dục đạo đức xã hội cho trẻ em, là nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa dân tộc đúc kết từ ngàn xưa trở thành truyện cổ tích, truyện cổ tích sáng tác giữa đời thường

1.3.Khái quát về tập truyện Chuyện hoa chuyện quả

1.3.1 Giới thiệu chung về tập truyện Chuyện hoa chuyện quả

Chuyện hoa chuyện quả là một trong số những tác phẩm sáng tác văn xuôi

cho thiếu nhi thành công của nhà thơ Phạm Hổ Các truyện ngắn trong tập truyện được bắt đầu sáng tác sau năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Phạm Hổ với tình yêu trẻ thơ, mong muốn làm giàu thêm tuổi thơ của các em cùng với niềm say mê thiên nhiên bất tận, ông đã sáng tác ra những truyện ngắn để kể cho các em nghe về sự ra đời, hình thành của các loài hoa và quả

Tập truyện Chuyện hoa chuyện quả ban đầu được viết và xuất bản với 6 tập truyện Tập 1 được xuất bản và in lần đầu vào năm 1974 Chuyện hoa chuyện

Trang 24

quả gồm 47 câu chuyện hấp dẫn (được nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2015),

không chỉ cung cấp cho người đọc những hiểu biết về sự phong phú, kì diệu của thiên nhiên mà còn giúp người đọc hiểu thêm về những số phận, những cuộc đời khác nhau trong xã hội

Mỗi truyện trong Chuyện hoa chuyện quả được Phạm Hổ sáng tạo khá độc

đáo, mới lạ nhưng cũng đầy bình dị gần gũi Một số tác phẩm trong tập truyện

Chuyện hoa chuyện quả còn có hai tên gọi khác nhau Điều đó tạo nên sự độc đáo của Chuyện hoa chuyện quả trong dòng chảy văn học thiếu nhi

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp 47 truyện trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả

3 Chuyện nàng Mây Sự tích quả Bông Vải 4 Cô gái bán trầm hương Sự tích hoa Huệ

6 Ruột vàng lắm hạt Sự tích cây Mít và cây Bí Ngô 7 Em bé và Rồng con Sự tích cây Nhãn

8 Anh em nhà trăm mắt Sự tích quả Dứa và quả Na 9 Những bàn tay nhiều ngón Sự tích cây Chuối

10 Quả tim bằng ngọc Sự tích quả Lòong Boong

12 Bông hoa hình mũi kim Sự tích hoa Cỏ May 13 Em bé hái củi và chú Hươu con Sự tích hoa Đại

16 Cây chanh quả vàng Sự tích cây Quất 17 Tiếng sáo và con rắn Sự tích hoa Thiên Lý 18 Những thanh gươm xanh Sự tích hoa Phượng

20 Cô bé và ông táo Sự tích hoa Mai Vàng

Trang 25

21 Ba chiếc áo ba màu Sự tích Bạch Hương

23 Một người con có hiếu Sự tích Cúc Vạn Thọ 24 Cô em gái biết lo xa Sự tích hoa Đu Đủ 25 Người ăn trộm đi nhầm nhà Sự tích Củ Lạc 26 Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi Sự tích hoa Đào 27 Hai ông cháu và túp lều dột nát Sự tích cây Tre

29 Những người con hiếu thảo Sự tích cây Dừa 30 Hai vợ chồng và con voi quý Sự tích cây Vuông 31 Những bông hoa mới ở Hồ Thơm Sự tích hoa Sen 32 Dòng sữa của người chị Sự tích cây Vú Sữa

35 Ăn lá mà nhả ra vàng Sự tích cây Dâu 36 Người mẹ nghèo ít gạo nhiều con Sự tích cây Sung

39 Cây đàn và bầu rượu của người thầy Sự tích cây hoa Ngô Đồng 40 Quả có nhiều khía Sự tích quả Khế

41 Của quý trong lòng đá Sự tích hoa Sen Đá 42 Những quả ổi biết kêu Sự tích quả Chay 43 Cái áo choàng lông cáo Sự tích hoa Quỳnh 44 Khóm dứa là không gai Sự tích hoa Ngọc Trai

46 Hạt ngày, hạt đêm Sự tích hoa Sữa

47 Bài thi nhập học Sự tích cây Nhân Sâm

Phạm Hổ đã đưa các em vào một cuộc dạo chơi kỳ thú, không chỉ làm giàu cho các giác quan, cho xúc giác, cho thị giác, cho khứu giác và thính giác - mà

Trang 26

còn làm giàu và làm trong trẻo thế giới tâm hồn các thế hệ trẻ thơ Các câu chuyện đã lần lượt giải thích cho các em nhỏ biết tại sao lại có sự xuất hiện của hoa huệ, tại sao hoa cỏ may có hình mũi kim, vì sao hoa cải có màu vàng, tại sao mít lại có ruột vàng và nhiều hạt,…

Bảng 1.2: Bảng thống kê số lượng tác phẩm viết về các loài hoa, quả, cây

trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả

Trang 27

23 Một người con có hiếu x

26 Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi x

31 Những bông hoa mới nở ở Hồ Thơm x

39 Cây đàn và bầu rượu của người thầy x

Nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta thấy rằng Phạm Hổ đã viết về sự tích

của các loài hoa với số lượng 22/47 truyện, như: Cô gái bán trầm hương, Ba chiếc áo ba màu, Mùi hương kỳ lạ,… Số lượng truyện viết về sự tích các loài

Trang 28

cây là 16/47 truyện, với Em bé và Rồng con, Ăn lá mà nhả ra vàng, Cơm cho chó ăn, Và ít nhất là tác phẩm viết về loài quả với số lượng 9/47 truyện, gồm các truyện như: Những quả ổi biết kêu, Quả có nhiều khía, Những bàn tay nhiều ngón, Quả tim bằng ngọc,… Như vậy số lượng tác phẩm viết về loài hoa là

nhiều nhất Điều đó chứng tỏ Phạm Hổ đã kế thừa rất nhiều truyện cổ tích về loài hoa trong sáng tác của Phạm Hổ

1.3.2 Giá trị của tập truyện Chuyện hoa chuyện quả đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam

Bao trùm cả tập truyện Chuyện hoa chuyện quả, với Phạm Hổ niềm cảm

hứng sáng tác của ông chính là thiên nhiên tươi đẹp, là sự say mê của ông đối với muôn loài cây, loài hoa, loài quả Động lực lớn nhất để Phạm Hổ kiên trì sáng tác chính là tình yêu thương vô bờ bến của ông đối với trẻ nhỏ Phạm Hổ mong muốn làm giàu thêm thế giới tinh thần của các em nhỏ, giúp cho tuổi thơ của em nhỏ được trọn vẹn và đóng góp làm tăng thêm sự phong phú của kho tàng văn học hiện đại Việt Nam, nhất là ở thể loại văn xuôi tự sự viết cho thiếu nhi

Đọc Chuyện hoa chuyện quả, ta thấy Phạm Hổ khi kể về sự tích của các loài

cây, loài hoa, loại quả đã luôn cố gắng tìm tòi những cách thể hiện khác nhau để không chuyện nào giống chuyện nào, để mỗi chuyện đều mới lạ và hấp dẫn Mỗi truyện lại đem đến cho độc giả nhí một bài học về cuộc sống Đầu tiên đó là bài học tri thức về nguồn gốc các loài cây, hoa, quả; giải thích cho các em biết một cách kỳ ảo Từ đó, làm phong phú kiến thức đặc điểm của các loài cây được truyện nhắc tới và phát triển thêm trí tưởng tượng của trẻ nhỏ về thế giới, cho các em một tuổi thơ đầy mơ mộng với những con ốc roi phát sáng, có thể chuyển màu, với chiếc gương thần luôn nói thật, với chiếc ô đỏ mang Bụt đi cứu người,…

Mỗi truyện mang đến một bài học về cuộc sống Đó là bài học về hành động và nhận thức của con người, về cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, giáo dục các em nhận thức đúng và hành động đúng: thiện giả thiện báo, ác giả ác báo (người tốt nhận điều tốt, người xấu gặp điều xấu) Mỗi tác phẩm được xây dựng với một hệ thống nhân vật khác nhau với những mối quan hệ xã hội khác nhau Mỗi câu chuyện kể về một loài cây, mỗi một loài lại mang một thông

Trang 29

điệp tình cảm khác biệt mang đậm những phẩm chất cao quý tốt đẹp của con người Đó là câu chuyện về nàng Mây, một cô gái tốt bụng chính vì thế mà nàng luôn nhận được sự giúp đỡ để vượt qua mọi khó khăn và thử thách để sống hạnh phúc; còn công chúa Thanh Hoa độc ác phải nhận lấy cái kết là mất đi tính mạng của mình; hay câu chuyện giữa anh Mít và anh Bí, người chăm chỉ, chịu khó và cần mẫn như anh Mít đã được hưởng trái ngọt và có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc; còn anh Bí lười biếng, xấu xa thì gặp cái kết không có hậu,… Mỗi nhân vật Phạm Hổ viết ra như một tấm gương phản chiếu để trẻ em nhìn vào đó có thể nhận ra đâu là tốt, đâu là xấu và từ đó hình thành bài học nhận thức cho hành động, cũng hình thành cho các em sự rèn luyện nhân cách một cách tự chủ

Mỗi truyện của Phạm Hổ đều hướng tới các bài học khác nhau Đó là bài học về tình cảm gia đình, sự yêu thương giữa những người thân ruột thịt, bởi với trẻ em không gì gần gũi và thân thiết bằng gia đình Trong thế giới đó, các em thấy rõ tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái và sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ Phạm Hổ đã khéo léo dẫn dắt các em khám phá những điều thú vị và kì diệu về không gian quen thuộc đó qua những tình huống đặc biệt trong

những hoàn cảnh cụ thể Sự tích quả Loòng Boong là câu chuyện cảm động về

tình mẹ con, người mẹ luôn luôn cố gắng bảo vệ cô con gái nhỏ khỏi đòn roi của nhà giàu, hi sinh bản thân để con gái chạy thoát; tình cảm yêu thương bé Rồng

con của mẹ em bé trong truyện Sự tích quả Long Nhãn đã hết lòng chăm sóc cây

nhỏ để tìm lại đôi mắt, tìm lại ánh sáng cho bé Rồng con, không quản ngại khó khăn mà đi xin sữa từng làng, cho dù Rồng con không phải là con ruột của bà,… Đó là tình cảm giữa những người anh em ruột thịt sẵn sàng từ hi sinh bản thân vì nhau Như câu chuyện của hai anh em Cành và Búp, người anh không chỉ dốc lòng, dốc sức tìm kiếm hi vọng chữa trị đôi chân cho người em, khi tìm được Bụt rồi cũng sẵn sàng bỏ đi chiếc áo đỏ mới để may ô đưa Bụt về và quyết định bỏ đi đôi chân để đôi chân người em được chữa khỏi

Đó còn là bài học về tình bạn trong sáng, sẵn sàng giúp đỡ hi sinh vì nhau Phạm Hổ hiểu được, bên cạnh gia đình, các em còn cần có những người bạn cùng lứa tuổi Chính vì thế, ông đã dành cho các em những câu chuyện thú vị về

Trang 30

tình bạn hết sức chân thành và đẹp đẽ Đó là tình bạn giữa em bé và Rồng con, giữa em bé hái củi và chú hươu con Em bé sẵn sàng cùng Rồng con chiến đầu để giành lại mắt; Em bé hái củi cũng chẳng màng nguy hiểm để bảo vệ Hươu con thoát khỏi kẻ ác muốn bắt Hươu đi Đó là sự đền đáp của Rồng con đối với mẹ con nhà em bé và dân làng giúp ích cho mùa, hút nước tạo mưa; sự tin tưởng và chờ đợi của Hươu con đối với người bạn của mình để rồi hóa thành loài hoa Đại, chờ người bạn nhỏ thuở bé trở về Qua các câu chuyện, Phạm Hổ đã giúp các em hiểu được tình cảm chân tình của con người dành cho người bạn loài vật là sự quan tâm, an ủi, vỗ về còn loài vật, đã làm bạn với con người bằng sự cảm thông chia sẻ niềm vui, nỗi buồn Và điều ý nghĩa nhất mà tác giả chuyền tải trong những câu chuyện về tình bạn chính là thông điệp: Muốn có tình bạn đẹp phải biết yêu thương một cách chân thành

Không chỉ tình cảm gia đình, tình bạn, trong tập Chuyện hoa chuyện quả Phạm Hổ còn mang đến bài học về tình cảm thầy trò Trong Con ốc kỳ lạ, đó là

câu chuyện cảm động về hai học trò đã cứu thầy và thực hiện niềm mong ước của người thầy trong sự nghiệp dạy học Hai người học trò đó không chỉ tiếp nhận những bồ chữ từ người thầy mà còn mang những bồ chữ ấy truyền đạt cho nhiều người hơn Và vì ghi nhớ công ơn cửa thầy nên khi chết, từ mộ hai người mọc hai mầm cây rất đẹp, rất hiền, khi cây hoa kết quả thì đó là một thứ quả mới lạ nhìn giống như hình những con ốc roi ngày nào, gợi nhớ lại hình ảnh người thầy năm xưa Câu chuyện đã truyền tải bài đến người đọc về của dân tộc truyền

thống Tôn sư trọng đạo và Uống nước nhớ nguồn

Qua tập truyện Chuyện hoa chuyện quả, Phạm Hổ đã truyền tải thông điệp

về tình yêu quê hương đất nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc Ta nhìn thấy hình ảnh của hai anh em nhà Dứa và Na cùng sóng vai chiến đấu chống giặc xâm lược; hình ảnh của người em gái út lừa giết tướng địch ngay

trong doanh trại giặc; là sự đa mưa túc trí, tài giỏi của 5 anh em trong truyện Tép lên cây đưa tên tướng cướp vào chỗ chết bảo vệ dân làng, cho dù người anh cả

hi sinh cũng quyết không rèn vũ khí cho giặc; hay hình ảnh cây gạo bung tỏa nơi tòa tháp mà người họa sĩ đã vẽ ra cho vua xây dựng ngay cạnh nơi an tán của

Trang 31

mình như một lời thủ hộ, cổ vũ sĩ khí cho đất nước chiến thắng giặc ngoại xâm,… Tinh thần yêu nước ấy đã nhắc nhở chúng ta biết ơn công lao của những con người đi trước, đã hi sinh để chúng ta có hoà bình ngày hôm nay

Có thể nói, tác phẩm Chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ đã đóng góp

quan trọng trong nền văn học nước nhà Tập truyện lan tỏa những thông điệp, những bài học về tình cảm gia đình, tình bạn, tình nghĩa thầy trò và hơn hết là tình yêu quê hương đất nước; truyền tải các giá trị truyền thống của văn hóa dân

tộc trong từng câu chuyện Chính vì thế mà Chuyện hoa chuyện quả có vị trí rất lớn trong làng văn học Việt, lòng người đọc Việt Chuyện hoa chuyện quả không

chỉ là truyện viết cho thiếu nhi mà còn nơi lưu giữ, phát triển văn hóa văn học Việt, là “người thầy” dạy cho trẻ nhỏ về cuộc sống về những giá trị tình cảm trong cuộc sống, phẩm chất và đạo đức của con người

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu khái quát về văn học dân gian, văn học thiếu nhi dân gian và mối quan hệ biện chứng giữa văn học dân gian và văn học thiếu nhi Có thể thấy, văn học dân gian có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình sáng tác của nền văn học thiếu nhi Việt Nam, là cái nôi cho văn học thiếu nhi hình thành và phát triển Ngược lại, văn học thiếu nhi là nơi giữ gìn và kế thừa tinh hoa văn hóa, văn học Việt, phát triển nó ngày càng cao hơn

Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Hổ, đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của ông Đặc biệt chúng tôi tìm

hiểu khái quát về tập truyện Chuyện hoa chuyện quả, gồm 47 truyện khác nhau

Đây chính là cơ sở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu việc sử dụng yếu tố dân gian trong nội dung và nghệ thuật của truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ ở chương 2

Trang 32

CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1 Lý giải tên gọi và nguồn gốc các loài hoa, quả

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có một bộ phận không nhỏ về

truyện cổ tích viết về các loài hoa, loài quả Truyện cổ tích về các loài hoa như:

Sự tích hoa Hồng, Sự tích hoa Mộc Lan, Sự tích hoa Mai, Sự tích hoa Bồ Công Anh, Sự tích hoa Thủy Tiên, Sự tích hoa Mào Gà, Và các truyện cổ tích về loài quả như Sự tích Dưa Hấu, Sự tích quả Bầu kỳ lạ, Sự tích Trầu Cau, Ngoài ra còn có sự tích về các loài cây như Sự tích cây Chuối, Sự tích cây Khế, Sự tích cây Táo thần, Đây chính là một trong những tác phẩm quan trọng đối với sự

phát triển của thiếu nhi Trong hành trình lớn lên của mỗi đứa trẻ gắn liền với những câu truyện cổ tích và mảng truyện cổ tích về loài hoa, loài quả là một phần không thể thiếu Từ xa xưa ông cha ta đã đưa những loài hoa, loài quả ấy vào trong truyện để giải bày những thắc mắc về nguồn gốc của loài hoa, loài quả, cây cối ấy, thông qua đó để dăn dạy con cháu sau này qua những bài học về đạo đức, lối sống sao cho đúng, ứng xử, về lẻ công bằng,… Truyện cổ tích dân gian về các loài hoa, loài quả, cây cối thường sử dụng nhiều các yếu tố kỳ ảo để lý giải những gì con người chưa chứng minh được bằng sự xuất hiện của: bà Tiên, ông Bụt, các vị thần,…

Với Phạm Hổ, ông đã sử dụng, sáng tạo những câu chuyện về các loài hoa, loài quả dựa trên nền các tác phẩm đã có trong văn học dân gian Ông đưa

truyện cổ tích gần hơn, thực hơn đến với các em Tập truyện Chuyện hoa chuyện quả của ông là kết quả của sự vận dụng yếu tố dân gian và với vốn hiếu biết về

thiên nhiên Phạm Hổ đã lý giải nguồn gốc và tên gọi các loài hoa, loài quả một cách chân thực nhất Dưới ngòi bút của Phạm Hổ, cây quả trở thành phương tiện thể hiện tình cảm, những phẩm chất cao quý của con người

Lí giải nguyên nhân và mục đích của việc viết truyện về cây cối, hoa quả, Phạm Hổ tâm sự: “Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi có dịp được đi từ Nghĩa Bình ra Việt Bắc, chủ yếu là đi bộ, luồn rừng, lội suối, trèo đèo Cây rừng

Trang 33

Trường Sơn đã làm tôi ngơ ngẩn Có những cây to cao nhìn phát ngợp, có những cây lại bé bỏng như rêu mà cũng có đủ cả rễ và ngọn Cây đứng, cây bò, cây leo, cây cuộn, Và hoa quả trăm nghìn sắc hình Cây rừng gợi nhớ đến cây nhà tôi dần dần cảm thấy có thể viết được về cây, về hoa quả của cây để nói về người, về tình cảm giữa mẹ và con, anh và em, vợ và chồng, thầy với trò, dân với nước về những gì tốt đẹp của những con người Việt Nam” [15, 2]

Trong Chuyện hoa chuyện quả, Phạm Hổ đã lý giải tên gọi và nguồn gốc

của các loài cây, loài hoa, loài quả Qua việc miêu tả thế giới các loài cây, hoa, quả một cách sinh động, phong phú, Phạm Hổ đã giúp các bạn nhỏ hiểu biết hơn về thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên ngoài ra tác giả còn giúp các em biết quý trọng, bảo vệ thiên nhiên Mỗi truyện là một sự tích để lý giải về nguồn gốc, tên gọi về một loài cây, loài hoa, loài quả riêng biệt viết lên bằng sự hiểu biết và sự tìm tòi, quan sát, khám phá tinh tế đặc điểm, hình dáng, của từng loài cây, loài hoa, loài quả của Phạm Hổ Ông đã sử dụng kiến thức, vốn hiểu biết của mình để lý giải những điều bí ấn của tự nhiên xung quanh, lý giải nguồn gốc, tên gọi của muôn loài hoa, quả quanh ta

2.1.1 Lý giải tên gọi của các loài hoa, quả

Lý giải tên gọi các loài hoa, loài quả là một trong những nội dung phổ biến

trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả Nội dung này được thể hiện ở 12/47 tác phẩm: Cô gái bán trầm hương (Hay sự tích hoa Huệ), Con ốc kỳ lạ (Hay sự tích quả Roi), Ruột vàng lắm hạt (Hay sự tích cây Mít và cây Bí Ngô), Anh em nhà trăm mắt (Hay sự tích quả Dứa và quả Na), Bông hoa hình mũi kim (Sự tích hoa Cỏ may), Cây chanh quả vàng (Hay sự tích cây Quất), Tiếng sáo và con rắn (Hay sự tích hoa Thiên Lý), Chọn rể quý (Hay sự tích cây So đũa), Màu áo màu hoa (Hay sự tích hoa Nhài), Mùi hương kì lạ (Hay sự tích hoa Mộc), Cái áo choàng lông cáo (Hay sự tích hoa Quỳnh), Ba chiếc áo ba màu (Hay sự tích hoa Bạch Hương),…

Trong truyện Cô gái bán trầm hương, Phạm Hổ đã lý giải tên gọi của loài

hoa Huệ xuất phát từ câu chuyện về người con gái xinh đẹp, dũng cảm hi sinh tính mạng để đuổi tên tướng cướp Đến sau này khi người con gái ấy mất đi dân

Trang 34

làng thường mang hoa đến trồng quanh am Sau này, khi loài hoa không tên “trắng muốt, năm cánh nở như sao và đặc biệt vào ban đêm có mùi hương thật ngát, thật đậm phảng phất như có mùi trầm hương” được đem từ trong rừng về, dân làng đã đặt tên cho loài hoa ấy theo tên người con gái là hoa Huệ để tưởng nhớ cô Bởi loài hoa đó có vẻ ngoài xinh đẹp như cô gái, có mùi như thứ trầm hương quý giá mà cô gái đã mang theo để giết tên tướng giặc đem đến bình yên cho cả vùng

Đến với truyện Những con ốc kì lạ, Phạm Hổ đã lý giải tên gọi của loài quả

Roi Loài quả mang cái tên rất đặc biệt gắn với câu chuyện về một người thầy giỏi và phúc hậu cùng ba cậu học trò (hai anh em nhà nghèo và một cậu nhà giàu) với cách dạy lạ lùng: “Tôi không phạt bằng Roi Tôi có con ốc này thay cho Roi nên gọi là ốc Roi Tự nó sẽ khen và chê rất công bằng Học giỏi thì nó sẽ sáng lên như đèn và giúp cho các anh thành đạt Học kém thì nó sẽ đen dần lại như cục than và chỉ có đem vứt xó” [6, 45] Tác giả để hình ảnh đối lập giữa nhà nghèo và giàu để gắn với hình ảnh con ốc Roi sáng và con ốc roi đen Và rồi người chăm chỉ, siêng năng thật thà luôn đạt kết quả tốt, hai anh em nhà nghèo sau bao nhiêu khó khăn cuối cùng cũng vượt qua Khi hai anh em mất, tại mộ mọc lên hai mầm cây rất đẹp, rất hiền quả của nó như hai con ốc roi ngày trước, ở mộ con gái quả màu hồng, con trai màu trắng Có lẽ chính vì sự giống nhau về hình dáng ấy mà người đời gọi loài quả ấy là quả Roi Và cách gọi tên ấy như là sự ghi nhớ đến lòng tận tâm cũng như cách dạy học của người thầy và hai anh em trong câu chuyện

Trong truyện Ruột vàng lắm hạt, Phạm Hổ đã lý giải tên gọi của cây Mít và

cây Bí ngô thông qua câu chuyện về hai người nông dân mang tên Mít và Bí với hai mặt tính cách trái ngược nhau Anh Mít thì chăm chỉ, siêng năng, tốt bụng, không ngại khó khăn, gian khổ Ngược lại, anh Bí lười nhác, siêng ăn, biếng làm, không chịu được khổ cực cùng với hình ảnh hai loại quả đều ruột vàng có hạt nhưng một quả gai góc một quả nhẵn mịn Kẻ tham ăn, nhác làm chọn những việc nhẹ, dễ thì luôn luôn nhận kết đắng, người chăm chỉ, siêng năng sẽ gặt hái được trái ngọt Từ hình ảnh đó tác giả lý giải quả ruột vàng nhiều hạt ăn

Trang 35

được bùi, ngon người đời đặt là “quả Mít”, quả cũng ruột vàng thân bò ra do công chăm sóc và lòng yêu thương của hai vợ chồng nên ngọt người ta ngày nay gọi là quả “Bí ngô” Qua câu chuyện ấy, từ đặc điểm của hai loại quả, Phạm Hổ rút ra nhiều bài học: lương thiện, siêng năng sẽ gặt hái được trái ngọt; ngược lại tham lam, lười nhác sẽ chỉ nhận được trái đắng; có lòng yêu thương, chăm chỉ thì quả đắng cũng hóa ngọt

Trong truyện Tiếng sáo và con rắn (Hay sự tích hoa Thiên Lý), Phạm Hổ đã

lý giải tên gọi của hoa Thiên Lý thông qua câu chuyện về sự chung thuy sâu sắc của hai vợ chồng Vượt qua bao nhiêu thử thách cô vợ vẫn nhận ra được chồng mình Từ hình ảnh đó tác giả lý giải tên gọi của loài hoa màu xanh phớt vàng có mùi hương thoang thoảng, dung dị và mộc mạc, có thân dây leo là hoa Thiên Lý

Thiên lý là nghìn dặm, nghĩa là“Nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình”

Thế giới tự nhiên dưới cái nhìn của Phạm Hổ như được khoác trên mình một tấm áo mới Qua ngòi bút của mình, Phạm Hổ kể cho các em nhỏ nghe giúp các em nhận ra ý nghĩa, giá trị của những loài cây cỏ vốn hết sức bình dị, quen thuộc đối với cuộc đời Phạm Hổ bằng con mắt tinh tế, quan sát sâu rộng các

hình ảnh thiên nhiên và một lòng yêu trẻ, các câu chuyện trong bộ Chuyện hoa chuyện quả mang đến cho bạn đọc những câu chuyện lý thú Việc lý giải tên gọi

của các sự vật, hiện tượng thường được thấy xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích và Phạm Hổ đã sử dụng thành công yếu tố dân gian này vào việc sáng tạo tác phẩm của mình

2.1.2 Lý giải nguồn gốc xuất hiện, tác dụng của các loài hoa, quả

Phạm Hổ là người yêu thiên nhiên Phải yêu thiên nhiên đến thế nào mà Phạm Hổ mới có thể sáng tạo nên những câu chuyện về các loài cây, loài hoa, loài quả hay như vậy Phạm Hổ đã lý giải nguồn gốc của các loài cây, loài hoa,

quả với 35/47 tác phẩm: Cái ô đỏ (Hay sự tích hoa Râm bụt), Cái kéo kỳ lạ (Sự tích hoa cải vàng), Chuyện nàng mây (Hay Sự tích quả bông vải), Em bé và Rồng con (Hay sự tích cây Nhãn), Những bàn tay nhiều ngón (Sự tích cây Chuối), Quả tim bằng ngọc (Hay sự tích quả Loòng Boong), Tép lên cây (Hay sự tích cây Bưởi), Em bé hái củi và chú Hươu (Sự tích hoa Đại), Ngôi đền đỏ

Trang 36

(Hay sự tích hoa Gạo), Bài thi nhập học (Hay sự tích cây Nhân Sâm), Cây một quả (Hay sự tích quả Mơ), Cây đàn và bầu rượu của người thầy (Sự tích cây hoa Ngô Đồng), Chim lưu lá(Hay sự tích cây Bông Lau), Cô bé và ông Táo(Hay sự tích hoa Mai vàng), Những thanh gươm xanh (Hay sự tích hoa Phượng), Ăn lá mà nhả ra vàng (Hay sự tích cây Dâu), Con cua lửa (Hay sự tích hoa Càng Cua), Của quý trong lòng đá (Hay sự tích hoa Sen đá), Hai vợ chồng và con voi quý (Hay sự tích cây Vuông), Những bông hoa mới ở hồ Thơm (Hay sự tích hoa Sen), Khóm lá dứa không gai (Hay sự tích hoa Ngọc Trai), Những quả ổi biết kêu (Hay sự tích quả Chay), Em bé hay cười (Hay sự tích cây Xấu Hổ), Cô em gái biết lo xa (Hay sự tích hoa Đu Đủ), Người ăn trộm đi nhầm nhà (Hay sự tích Củ Lạc), Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi (Hay sự tích hoa Đào), Hai ông cháu và túp lều dột nát (Hay sự tích cây Tre), Dòng sữa của người chị (Hay sự tích cây Vú Sữa), Người mẹ nghèo ít gạo nhiều con (Sự tích cây Sung), Cây lạ quả ngon (Hay sự tích cây Xoài), Quả có nhiều khía (Hay sự tích quả Khế), Hạt ngày, hạt đêm (Hay sự tích hoa Sữa), Cơm cho chó ăn (Hay sự tích cây Chó đẻ), Những người con hiếu thảo (Hay sự tích cây Dừa), Một người con có hiếu (Hay sự tích Cúc Vạn Thọ),…

Hoa Râm bụt là một trong những loài hoa được Phạm Hổ lý giải nguồn gốc

trong truyện Chiếc ô đỏ (Hay sự tích hoa Râm Bụt) Nguồn gốc của loài hoa này

xuất phát từ câu chuyện cảm động của hai anh em Cành và Búp Vì thương em, nên Cành không ngại khó ngại khổ, nguyện hi sinh những thứ yêu thích để mong em được khỏi bệnh Từ hình dáng chiếc ô đỏ mà Cành may để tạo ra bóng râm đón Bụt về, tác giả gọi tên loài hoa ấy là loài hoa Râm Bụt

Phạm Hổ đã lý giải về nguồn gốc của quả Dứa và quả Na trong truyện Hai anh em nhà trăm mắt Với hình ảnh hai anh em người anh là Dứa có tài bắn mũi

tên đồng mười phát không chệch một, người em là Na có đôi mắt có thể nhìn rất xa Cả hai đã cùng nhau hợp sức, hợp tài để giúp dân làng đánh đuổi quân giặc đến làng, đánh giặc cho tan tác, giết chết cả 10 tên tướng giặc Sau này, khi thần Trang Ly đến nhờ các cụ dẫn đi xem nơi cô Na mách anh Dứa bắn giặc Trang Ly quyết định tạo ra cây để sau nay tưởng nhớ hai anh em nhà Dứa, Na và chiến

Trang 37

công của họ Hai loài quả đó được Thần tạo ra với hình dạng như có trăm mắt khác nhau, bởi đôi mắt của bé Na nhà xa đã được người dân xem như hóa thành trăm mắt, nghìn mắt, có thể nhìn thấy bất cứ điều gì Và vẻ ngoài từng loại quả lại mang đặc điểm, tính cách như hiện thân của hai anh em Dứa và Na vậy Đó chính là nguồn gốc của quả dứa và quả na bây giờ

Trong truyện Quả tim bằng ngọc, Phạm Hổ đã lý giải nguồn gốc của quả

Loòng Boong Câu chuyện kể về hai mẹ con đi ở đợ cho nhà giàu và bị hành hạ, đánh đập Phạm Hổ đã xây dựng sự tương thông máu thịt giữa mẹ và con bởi hình ảnh con đau mẹ cũng đau và ngược lại mẹ đau con cũng đau Từ cái vết như dấu móng tay tác giả liên tưởng đến một loài quả “chỉ lớn hơn quả Hồng Bì một tí Da nó vàng nhạt, cùi nó trong trong như ngọc và nhìn giống quả tim bé nhỏ Quả nào cũng mang cái vết như dấu móng tay ai đó bấm vào” [6, 84] Thứ quả tạo ra từ loài cây chưa từng ra quả ấy như một sự tiếc thương đối với cái chết của hai mẹ con và được gọi là quả Loòng Boong

Trong truyện Một người con có hiếu (Hay sự tích Cúc Vạn Thọ), từ hình ảnh

lòng hiếu thảo của cậu bé, sự thông minh của cậu bé năm ấy, Phạm Hổ tạo nên những chi tiết về hình ảnh bông hoa chạm trổ tinh xảo bằng rơm Để rồi từ hình ảnh đặc trưng đó để lý giải nguồn gốc ra đời của loài hoa màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm và nở vào dịp Tết, hoa nở nhiều bông lâu tan có hương thơm đặc biệt như lòng hiếu thảo Loài hoa đó sau nay được gọi là hoa Cúc Vạn Thọ

Lý giải nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên, giải thích sự hình thành của các sự vật, hiện tượng là một trong những nội dung thường xuất hiện trong văn học dân gian Phạm Hổ đã sử dụng yếu tố dân gian trong việc giải thích nguồn gốc xuất hiện của các loài hoa, loài quả, cây cối Sự lý giải vừa mang tính hiện thực vừa mang tính kỳ ảo, khiến cho mỗi câu chuyện thêm thú vị và hấp dẫn

2.2 Phản ánh mối quan hệ gia đình và xã hội

Yếu tố dân gian trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ

ngoài việc lý giải tên gọi và nguồn gốc của loài hoa, quả còn phản ánh các mối quan hệ của con người trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ

Trang 38

2.2.1 Phản ánh các mối quan hệ gia đình

Các mối quan hệ trong gia đình là một trong số các chủ đề quan trọng của văn học dân gian Chủ đề này viết về mối quan hệ giữa những người trong gia đình, đó là mối quan hệ giữa người ông, người bà với con cháu, giữa người anh, người chị và người em, giữa cặp vợ chồng hay mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái,… Các mối quan hệ này được thể hiện rất nhiều trong ca dao, dân ca, tục ngữ

thành ngữ của Việt Nam như: “Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” hay “Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” Hoặc trong các truyện cổ tích như: Sự tích cây Vú Sữa, Sự tích hoa cúc trắng, Cậu bé tích chu, Câu chuyện bó đũa,…

Trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả, Phạm Hổ đã phản ánh một cách

khá cụ thể các mối quan hệ gia đình trong đời sống xã hội Đó là mối quan hệ ông cháu, anh em, vợ chồng, mối quan hệ cha mẹ - con cái

Bảng 2.1: Bảng khảo sát các tác phẩm phản ánh mối quan hệ gia đình

trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả:

Trang 39

11 Tép lên cây x

13 Em bé hái củi và chú Hươu con 14 Ngôi đền đỏ

15 Cây một quả

16 Cây chanh quả vàng 17 Tiếng sáo và con rắn

22 Chim Lưu Ly

25 Người ăn trộm đi nhầm nhà

26 Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi x 27 Hai ông cháu và túp lều dột nát x

31 Những bông hoa mới nở ở Hồ Thơm x

37 Cây lạ quả ngon

Trang 40

40 Quả có nhiều khía x

46 Hạt ngày, hạt đêm

Nhìn chung, các tác phẩm trong tập truyện Chuyện hoa chuyện quả của

Phạm Hổ thể hiện khá phong phú các mối quan hệ trong gia đình, tình cảm anh em, vợ chồng, tình cảm cha mẹ và con cái,… Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng các tác phẩm viết về mối quan hệ anh em chiếm tỉ lệ nhiều nhất so với tác phẩm viết về các mối quan hệ khác trong gia đình Phạm Hổ đã thành công khi thông qua các câu chuyện về các loài hoa, quả để thể hiện các mối quan hệ gia đình trong xã hội lúc bấy giờ

2.2.1.1 Phản ánh mối quan hệ anh – em

Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng mối quan hệ anh em trong gia đình, anh – em được so sánh như tay với chân, anh em trong gia đình gần gũi như máu thịt với nhau Đây là mối quan hệ được phản ánh khá phổ biến trong truyện cổ

tích Việt Nam Mối quan hệ này được thể hiện ở những truyện cổ tích như: Anh em họ Điền, Anh em như thể tay chân, Câu truyện về tình anh em, Còn anh còn em tình thương còn ở lại, câu chuyện về hai anh em nghèo rất thương nhau, Dữu Cốn chăm anh bị bệnh, Con gái nhà Trần Huệ, Lý Tịch chịu bỏng, Sự tích con ve sầu, Ba anh em, Anh em sinh năm,…

Với truyện Chuyện hoa chuyện quả, Phạm Hổ đã khéo léo sử dụng yếu tố

dân gian trong việc phản ánh nội dung Một số tác phẩm tiêu biểu phản ánh mối

quan hệ anh em như: Cái ô đỏ (Hay sự tích hoa Râm bụt), Chuyện nàng Mây (Hay là sự tích quả Bông Vải), Cô gái bán trầm hương (Hay là sự tích hoa

Ngày đăng: 02/04/2024, 15:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan