Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của bđkh trong nuôi trồng thủy sản

18 4 0
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của bđkh trong nuôi trồng thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luậnMôn: Kinh tế môi trườngChuyên đề: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản và cácgiải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH trong nuôi trồng thủy sản.Phần I:

Trang 1

Bài tiểu luận

Môn: Kinh tế môi trường

Chuyên đề: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản và cácgiải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH trong nuôi trồng thủy sản.

Phần I: MỞ ĐẦU I Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Băng tan ở hai cực, nước biển dâng, xâm nhập mặn, El Nino, La Nina, hiệu ứng nhà kính, đó là những cụm từ mà chúng ta thường nghe thấy, đọc được, hoặc bắt gặp phải trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình, internet, và những cụm từ trên là sự diễn giải cho một trong những vấn đề lớn, đã góp phần tạo thành xu thế toàn cầu hóa sau chiến tranh lạnh, đó chính

là “Biến đổi khí hậu” (sau đây viết tắt là BĐKH).

Các nhà khoa học đã trải qua việc quan sát và ghi nhận rằng, trong 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ toàn cầu tăng lên 0,5-0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt đang dần mạnh lên, việc tăng nhiệt độ chỉ là một phần nhỏ trong số những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Tại Việt Nam, xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ĐBSCL, ranh giới độ mặn 4gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha, cao hơn năm 2016 là 50.376ha Cà Mau là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất với 16.500ha/176.700ha diện tích gieo trồng trong vụ mùa bị ảnh hưởng, trong đó diện tích bị thiệt hại trắng từ 70% trở lên là 14.000ha

Trên bản đồ thế giới, các nước có giáp ranh với biển đều được hưởng lợi rất lớn, trong đó có việc nuôi trồng thủy sản, trong đó, vấn đề khí hậu là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất và chất lượng của việc nuôi trồng thủy sản Nhận thấy tầm quan trọng và ý thức rõ được sự cấp thiết của vấn đề này, em

đã chọn nghiên cứu với chủ đề “ Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôitrồng thủy sản và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH trongnuôi trồng thủy sản”.

II Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các biểu hiện của BĐKH và ảnh hưởng của các biểu hiện đến môi trường sinh thái, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH trong nuôi trồng thủy sản.

III Phạm vi và phương pháp nghiên cứu1 Phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là BĐKH tác động đến nuôi trồng thủy sản ở nước ta Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH trong nuôi trồng thủy sản.

2 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tiểu luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu thứ cấp - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm, so sánh.

- Khảo sát thực tiễn.

Qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

3 Kết cấu bài tiểu luận

Gồm 03 phần chính: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Trong đó phần Nội dung gồm 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Chương 2: Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi trồng thủy

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động của con người đem con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao nuôi hoặc thiết bị nuôi như lồng, bè, ) và đối tượng nuôi được sở hữu trong quá trình nuôi.

Các sản phẩm của nuôi trồng thủy hải sản bao gồm:

Sản xuất con giống nhân tạo cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng - hoạt động đem con giống nhân tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, sông ngòi và biển) để tăng sản lượng đánh bắt.

Sản xuất thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người;

Trang 3

Sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản và vỗ béo cá tự nhiên.

Một số loại hình nuôi trồng thủy hải sản bao gồm: Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khác tự nhiên, nuôi trồng thủy sản thương mại, nuôi trồng thủy sản quảng canh, nuôi trồng thủy sản cao sản, nuôi trồng thủy sản kết hợp, nuôi trên biển, 1

2 Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

2.1 Lợi thế

Việt Nam được nhận định có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản Bờ biển dài hơn 3.260 km với 112 cửa sông, lạch đổ ra biển có khả năng phong phú nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn Ngoài ra, còn hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực có thể phát triển nuôi trồng thủy sản quanh năm Trong vùng biển có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

2.2 Thực trạng

Trong giai đoạn 1995 – 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đã tăng gấp 11 lần, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 10%, tăng từ 415.000 tấn trong năm 1995 lên gần 4,6 triệu tấn trong năm 2020.

Trang 4

Đặc biệt, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2021 đã đạt 1,13 triệu ha với sản lượng đạt 4,8 triệu tấn; diện tích nuôi trồng chỉ tăng 10,8% so với năm 2010 nhưng sản lượng lại tăng tới 77,7% trong cùng kỳ Nhờ vậy mà giá trị sản phẩm thu được trên một ha nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha năm 2010 lên 241,2 triệu đồng/ha năm 2021 Đồng thời, điều này chứng minh sự cải thiện quy trình nuôi liên tục và gia tăng năng suất bền vững.

Cá tra và tôm thẻ chân trắng là hai nhóm sản phẩm trọng điểm của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản nước ta Các sản phẩm tôm và cá tra đều được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC và BAP… Trong đó, sản lượng nuôi tôm nước lợ trong năm 2021 đạt 970.000 tấn, bao gồm 665.000 tấn tôm thẻ chân trắng, 265.000 tấn tôm sú, còn lại là các loại tôm khác Sản lượng thu hoạch cá tra trong năm 2021 đạt 1,525 triệu tấn Tổng diện tích thả nuôi cá tra phát sinh trong năm 2021 ước đạt 5.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2020 Cả nước hiện có 2.063 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, 96 cơ sở sản xuất giống cá tra (trong đó, có 80 cơ sở đang hoạt động) và 2.289 cơ sở ương dưỡng giống cá tra Hoạt động nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).

Các địa phương ven biển hiện đã bước đầu chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt, trên biển, đảo, như cá biển (Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hoá, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiến Giang…), tôm hùm (Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Bình), nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Tiền Giang, Bến Tre, Nam Định, Thái Bình).

Đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, sự phát triển của các hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản đã tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Trong giai đoạn 1997 – 2020, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nước ta đã tăng gấp 11 lần với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 10%, tăng từ 758 triệu USD trong năm 1997 lên 8,5 tỷ USD trong năm 2020 Trong năm 2021, bất chấp ảnh hưởng từ những làn sóng Covid-19, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 8,88 tỷ USD, tăng trưởng 5,7% so với năm 2020 Từ năm 2014, Việt Nam là luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy.

Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thuỷ sản đông lạnh và các loại thuỷ sản khô, đã chế biến Ngoài ra, còn có những mă €t hàng cao cấp như bào ngư, cá ngừ, nghêu và các mă €t hàng hải sản khác… đang dần được bổ sung thêm, nhưng sản lượng v•n còn ít so với nhu cầu cung cấp cho quốc tế.

2.3 Hạn chế trong nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam

Trang 5

Hạn chế cơ bản nhất là quy mô sản xuất v•n theo hướng nhỏ lẻ, phân tán nên khó kiểm soát môi trường và dịch bệnh; kết cấu hạ tầng vùng nuôi thiếu đồng bộ, v•n chủ yếu tận dụng hệ thống thuỷ lợi của nông nghiệp, chưa xây dựng được hệ thống “thuỷ ngư” riêng, hoàn chỉnh; chưa chủ động được hoàn toàn nguồn giống thuỷ sản sạch bệnh và thức ăn; v•n còn phụ thuộc vào các công ty liên doanh hoặc công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài Chi phí sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam v•n cao hơn các nước trong khu vực và thế giới ở mức đáng kể Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng tác động tiêu cực đến cơ cấu diện tích, mùa vụ, và năng suất nuôi các loại thuỷ hải sản Sự chồng chéo, mâu thu•n trong việc sử dụng tài nguyên nội ngành với các ngành khác tiếp tục nảy sinh, kìm hãm sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Chương 2:

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ẢNH HƯỞNG1 Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác 2

Nguyên nhân làm cho biến đối khí hậu xuất hiện:

Cơ chế ảnh hưởng từ bên trong – thay đổi ở đại dương: Đại dương là

một nền tảng của hệ thống khí hậu Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal oscillation), dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Installation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương như hoàn lưu muối nhiệt đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế giới.

Cơ chế ảnh hưởng từ bên ngoài, như:

2 Theo Wikipedia.

Trang 6

Thay đổi quỹ đạo: Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những

thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên toàn cầu Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý.

Hiện tượng núi lửa: Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ

và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó Phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng, là những ví dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi vào khí quyển Các trận phun trào núi lửa đủ lớn có thể làm thay đổi bầu khí quyển của cả Trái Đất.

Kiến tạo mảng: Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái

sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt Điều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển-đại dương

Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn l•n trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Đều này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365 triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn "gió mùa lớn" (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa Pangaea, và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã d•n đến việc hình thành gió mùa

Tác động từ con người: Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố do

con người tạo ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là "khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người." Việc chạy đua các phát triển công nghệ, con người đã biến hệ sinh thái thích nghi vốn có, thành một thế giới mà hệ sinh thái động vật và thực vật dần dần thu hẹp Một số loài đã hoàn toàn biến mất, và một số có nguy cơ tuyệt chủng, sông ngòi bị ngăn đập Rác và chất thải nhựa do con người thải ra cũng góp phần ô nhiễm, và khí thải từ các lò phản ứng hạt nhân Do đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là giảm tác động của con người và tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ và được dự kiến xảy ra trong tương lai

Trang 7

Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng thêm lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí

Theo Liên Hợp Quốc, các tác động của biến đổi khí hậu bao gồm:

Nhiệt độ nóng lên: Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo Thập kỷ 2011-2020 vừa qua được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử Kể từ những năm 1980, nhiệt độ của thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước đó Gần như toàn bộ các khu vực trên đất liền đều ghi nhận thêm nhiều ngày nóng và đợt sóng nhiệt Nhiệt độ tăng lên làm gia tăng các bệnh gây ra do nhiệt độ cao và khiến việc thực hiện các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn Rủi ro cháy rừng cao hơn và lây lan nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên Nhiệt độ ở hai Cực đã tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới

Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội: Những cơn bão lớn đang trở nên khốc liệt hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ở nhiều khu vực Do nhiệt độ tăng, nước bốc hơi càng nhiều khiến tình trạng mưa cực đoan và ngập lụt trở nên trầm

Trang 8

trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão huỷ diệt Tình trạng nước biển nóng lên cũng ảnh hưởng đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới Các cơn lốc xoáy, cuồng phong và bão đều lớn mạnh thêm nhờ dòng nước nóng trên mặt đại dương Những cơn bão như vậy có thể phá huỷ nhà cửa và các khu dân cư, gây ra thiệt hại về người cũng như mất mát lớn về kinh tế.

Khô hạn kéo dài: Tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ hạn hán nông nghiệp và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ và khiến hệ sinh thái càng dễ bị tổn thương Hạn hán còn gây ra những trận bão cát và bụi khắc nghiệt có thể di chuyển hàng tỷ tấn cát qua các châu lục Các sa mạc ngày càng mở rộng, làm diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại Nhiều người đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn nước sạch hằng ngày

Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao: Đại đương hấp thụ phần lớn lượng nhiệt phát sinh từ tình trạng nóng lên toàn cầu Trong vòng hai thập kỷ qua, tốc độ nước biển nóng lên đã tăng mạnh ở mọi độ sâu của đại dương Khi đại dương nóng lên, thể tích đại dương cũng tăng lên do nước nở ra khi nóng lên Các tảng băng tan cũng làm mực nước biển dâng, đe doạ các cộng đồng ven biển và hải đảo Ngoài ra, đại dương hấp thụ cacbon dioxit, giữ cho chúng không bay vào khí quyển Tuy nhiên quá nhiều cacbon dioxit lại làm tăng tính axit của đại dương và ảnh hưởng đến các sinh vật biển và rạn san hô.

Các loài sinh vật biến mất: Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại của các loài sinh vật cả trên cạn l•n dưới biển Nguy cơ ngày càng tăng khi nhiệt độ càng lên cao Do biến đổi khí hậu, các sinh vật trên thế giới đang biến mất dần với tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong lịch sử loài người Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy hại có liên quan đến biến đổi khí hậu Một số giống loài có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên không phải loài nào cũng làm được như vậy.

Thiếu thốn lương thực: Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng Thuỷ sản, cây trồng và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc năng suất sẽ kém đi Khi mà nồng độ axit trong nước biển tăng cao, nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ Sự thay đổi của lớp băng tuyết ở nhiều vùng cực Bắc đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn bắn và đánh cá Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc.

Trang 9

Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ: Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt Tác động đến khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan, d•n đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp.

Nghèo đói và di dời dân cư: Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo Lũ lụt quét trôi các khu ổ chuột ở đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai Sức nóng có thể khiến các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn Tình trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ Thập kỷ vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di dời, khiến họ càng dễ lâm vào đói nghèo Hầu hết người tị nạn đến từ những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng.

2.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu có thể có nhiều ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, ven biển và nước ngọt (bao gồm dòng chảy và chất lượng nước), tất cả đều quan trọng đối với sản xuất thủy sản thông qua các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái quan trọng như rừng ngập mặn, các loài cỏ biển, các cửa sông và các đầm phá ven biển vốn rất quan trọng đối với các giai đoạn sống của nhiều loài thủy sản.

Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về sinh cảnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sự an toàn nuôi trồng thủy sản Ở các vùng ôn đới, năng suất nuôi trồng thủy sản có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự nóng lên của các đại dương do biến đổi khí hậu gây ra Con người cần phải giải quyết nhiều vấn đề và chuẩn bị cho các tác động có thể xảy ra trên toàn cầu đối với các hệ sinh thái thủy sinh, khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới bằng cách thay đổi các mô hình khí hậu.

Báo cáo đánh giá của FAO năm 2016 về những tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá và nuôi trồng thủy sản nhấn mạnh rằng sự quản lý yếu kém tài nguyên thiên nhiên v•n còn là những trở ngại quan trọng đối với sự bền vững của nghề cá và nuôi trồng thủy sản, và các hậu quả tiêu cực của các hoạt động của con người như đánh bắt quá mức, ô nhiễm và các vấn đề khác đang ngày càng trầm trọng bởi biến đổi khí hậu Nó cũng chỉ ra sự cần thiết phải hiểu rõ hơn về các rủi ro kinh tế, xã hội và quản trị, quản lý rủi ro thiên tai cụ thể và các

Trang 10

tổn thương, để cải thiện các lựa chọn thích ứng cho các hệ thống sản xuất thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản theo chuỗi giá trị và theo các chế độ quản trị.

Do nhu cầu thủy sản tăng và khai thác thủy sản đạt đến giới hạn, nên tăng trưởng nuôi trồng thủy sản cần tiếp tục ở tốc độ cao Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra, bao gồm các sự kiện như lũ lụt ven biển, hạn hán, sự ấm lên của đại dương và axit hóa, thay đổi mô hình lượng mưa, độ mặn của đại dương, mực nước biển dâng, bão dông và các sự kiện khác.

Do biến đổi khí hậu, nước đang ngày càng trở nên khan hiếm ở nhiều vùng trên thế giới, ảnh hưởng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản do lượng nước ngọt giảm và năng suất cây trồng bị hạn chế Sự thay đổi lượng mưa làm tăng nguy cơ lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng tiêu cực đến nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản đặc biệt dễ bị tổn thương bởi lũ lụt và người nuôi thường bị mất trắng, và lũ lụt ngày càng trở nên phổ biến ở các cộng đồng nuôi thủy sản ở nhiều nước châu Á.

"Trong trận lũ lịch sử tháng 10/2020 tại Hà Tĩnh, theo số liệu ban đầu, gần2.900 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề, giá trị thiệt hại gần 170tỷ đồng Hàng trăm hộ dân bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay " 3

"Chúng tôi có mặt tại diện tích nuôi tôm sắp đến kì thu hoạch của người dân xãVĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, khó có thể tưởng tượng rằng vùng nước mênh mông trắngxóa giờ đây đã xóa sổ toàn bộ công sức, tiền bạc của mà bà con nơi đây đầu tư, chămnom trong suốt 3 tháng vừa qua Toàn xã Vĩnh Sơn có 166 ha nuôi tôm thì giờ đâytoàn bộ đều bị mất trắng Theo báo cáo nhanh của huyện Vĩnh Linh, địa phương códiện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất tỉnh Quảng Trị, đến 10/10 đã có trên hơn75% diện tích ao nuôi tôm đang ngập sâu trong nước, nhiều diện tích nuôi trồng thủyhải sản khác bị thiệt hại nặng nề Tâm sự với chúng tôi, bà Trần Thị Hà, xã Vĩnh Sơn,huyện Vĩnh Linh cho biết: "Nước lên nhanh quá nên chúng tôi trở tay không kịp, lũcuốn trôi toàn bộ số tôm trong hồ Thiệt hại trước mắt của gia đình khoảng 100 triệuđồng Năm nay là một năm khó khăn khi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bà conđang mong chờ vào một vụ tôm thắng lợi ai ngờ mất trắng Bao nhiêu công sức, tiềncủa giờ không còn gì " 4

Hạn hán là một trong những trở ngại môi trường chính đối với nuôi trồng thuỷ sản vì các loài thủy sản không thể phát triển mà không có nước Hạn hán thường d•n đến thời kỳ nuôi thủy sản ngắn và sự sống của các loài thủy sản bị đe dọa do hạn hán trầm trọng Do sự nóng lên toàn cầu, nhiệt độ nước tăng d•n

3Theo Báo Hà Tĩnh.

4 Theo Báo Tin tức thuộc TTXVN.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan