1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiếnlược marketing mix cho sản phẩm sữa milo của nestlé từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị marketing – mix

29 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Maketing là công cụ giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn, nếu một doanh nghiệp xây dựng chiến lược maketing không phù hợp thì sẽ không tạo được lợi thế cạ

Trang 1

Phần 1 Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn có một vị thế cạnh tranh vững chắc đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố Trong các yếu tố đó nổi bật là yếu tố maketing, nó góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Maketing là công cụ giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn, nếu một doanh nghiệp xây dựng chiến lược maketing không phù hợp thì sẽ không tạo được lợi thế cạnh tranh cũng như thị phần sẽ giảm sút.

Việc xây dựng các giải pháp maketing hợp lý và thường xuyên cần phải nghiên cứu nhiều yếu tố từ môi trường đến hoàn cảnh nội tại của công ty.Và công ty Nestlé đã từng bước thay đổi để hướng tới vị trí dẫn đầu thị trường, tôi đã tìm hiểu về hoạt động maketing của công ty trong việc thúc đẩy doanh số tiêu thụ sản phẩm, qua khoảng thời gian tìm hiểu tôi đã nghiên cứu đề tài ; “Phân tích chiến lược marketing mix cho sản phẩm sữa Milo của Nestlé Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị marketing – mix”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống lại kiến thức chiến lược marketing - mix – Mô tả tổng quan về thị trường sữa hộp tại Việt Nam – Giới thiệu về Nestlé và sữa Milo.

– Tìm hiểu và phân tích chiến lược marketing - mix cho sản phẩm sữa Milo, đánh giá chiến lược đã và đang được áp dụng.

– Đưa ra một số giải pháp giúp cho chiến lược được hoàn thiện hơn 1.3 Đối tượng nghiên cứu

Chiến lược marketing mix của công ty Nestlé đối với sữa Milo

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

– Trang web chính thức của công ty Nestlé Việt Nam nestle.com.vn – Thu thập nguồn thông tin từ các website, fanpage, báo chí,

– Kiến thức từ sách Principles of Marketing của tác giả Philip Kotler và Gary Armstrong, Marketing Management của tác giả Philip Kotler và Kevin Lane Keller

1.4.2 Phương pháp tổng hợp:

– Tổng hợp tất cả thông tin thu thập được nhằm tìm ra ưu nhược điểm của chiến lược marketing mix từ đó nêu ra giải pháp cụ thể, giúp chiến lược hoàn thiện hơn.

1.4.3 Phương pháp phân tích:

– Phân tích các số liệu thu nhập được nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược marketing - mix của công ty đối với sản phẩm

1.5 Kết cấu tiểu luận

Trang 3

2.1 Những vấn đề cơ bản về marketing và marketing – mix 2.1.1.Khái niệm

Marketing mix là chiến lược marketing được dùng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ nhằm tiếp cận nhanh nhất đến khách hàng tiềm năng, thông qua việc phối hợp các yếu tố tiếp thị lại với nhau.

Thuật ngữ “Marketing mix” (tiếp thị hỗn hợp) được nhắc đến lần đầu vào năm 1953 bởi Neil Border - Chủ tịch Hiệp hội Marketing Mỹ Sau đó, vào năm 1960, Marketing - mix đã được một nhà tiếp thị nổi tiếng tên là E Jerome McCarthy phân loại thành 4P và phương pháp này được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay Theo Philip Kotler “Marketing-mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu, và được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (phân phối)”.

2.1.2 Vai trò

2.1.2.1 Vai trò của marketing – mix đối với doanh nghiệp

Marketing- mix giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài.Và chỉ ra cho doanh nghiệp biết được cần phải cung cấp cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng

Marketing-mix tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất Marketing cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền đạt thông tin từ doanh nghiệp ra thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ,…

Trang 4

Yếu tố này tạo điều kiện để thông tin được cung cấp qua hai chiều: từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng và từ khách hàng đến doanh nghiệp Trên cơ sở thu thập thông tin về thị trường, doanh nghiệp cần tổ chức nhiều hoạt động để các sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng hơn, góp phần tạo uy tín cho công ty.

2.1.2.2 Vai trò của marketing – mix đối với người tiêu dùng

Marketing-mix không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó mang lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng Lợi ích của người tiêu dùng về mặt kinh tế ở chỗ họ nhận được giá trị cao hơn chi phí mà họ bỏ ra để mua hàng hóa đó.

Marketing-mix giúp tìm kiếm và khám phá ra nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai Để sáng tạo ra nhiều loại hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến những lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó của người tiêu dùng Thậm chí nó còn có thể mang đến những lợi ích vượt quá sự mong đợi của người tiêu dùng Ví dụ ngày nay tầng lớp trẻ tuổi và năng động họ không phải tốn nhiều thời gian để pha chế các loại nước mắm mà họ yêu thích như trước đây, các loại đó đã được các nhà sản xuất nước mắm hàng đầu trên thị trường như Masanfood nghiên cứu và pha chế sẵn, cung cấp đến tận nơi cho người tiêu dùng ở mọi nơi mọi lúc.

2.1.2.3 Vai trò của marketing – mix đối với xã hội

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, marketing lại càng thể hiện tầm quan trọng của mình giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn các sản phẩm, dịch vụ ở nước ngoài một cách nhanh chóng Nhờ đó mà người dùng dễ dàng tra cứu, tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm, biết được đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng để đưa ra lựa chọn mua sắm đúng đắn

Trang 5

2.2 Nội dung chiến lược marketing - mix 2.2.1.Khái niệm chiến lược sản phẩm

“Sản phẩm (Product) nghĩa là tổng các hàng hóa và dịch vụ mà công ty cung cấp cho thị trường” theo Philip Kotler Chiến lược sản phẩm là tổng hợp các quyết định về triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm với điều kiện thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng cũng như đảm bảo các mục tiêu marketing của doanh nghiệp Đó là việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm và các đặc tính của nó như tên gọi, nhãn hiệu, bao bì, kích cỡ, đặc tính kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ.

2.2.2 Khái niệm chiến lược giá

“Giá cả (Price) là lượng tiền khách hàng phải thanh toán để có được sản phẩm” Theo Philip Kotler Giá cả đóng một vai trò quan trọng trong marketing hỗn hợp (marketing mix) Tầm quan trọng của giá cả đến từ việc nó là yếu tố quyết định nguồn thu trong khi các yếu tố còn lại của marketing hỗn hợp đều cần có chi phí để thực hiện Thông qua giá cả, doanh nghiệp có thể quản lý để hỗ trợ chi phí sản xuất, chi phí phân phối và chi phí khuyến mãi Giá cả còn là một yếu tố phức tạp, nó phản ánh cung và cầu, giá trị thực của sản phẩm và giá trị cảm nhận của nó trong tâm trí của người tiêu dùng Mục tiêu của các doanh nghiệp là xác định một mức giá hấp dẫn và cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của họ trên thị trường Một mức giá không phản ánh được các yếu tố kể trên, hoặc quá cao hoặc quá thấp sẽ không tạo ra được doanh số.

2.2.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá

- Yếu tố bên trong: Là những yếu tố nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức + Chi phí cố định và chi phí biến đổi

Trang 6

+ Mục tiêu và chiến lược của công ty

+ Phân khúc thị trường, các quyết định nhắm mục tiêu và định vị

- Yếu tố bên ngoài: Yếu tố có tác động đáng kể đến quyết định giá nhưng công ty không hoàn toàn kiểm soát được gọi là yếu tố bên ngoài Vì những yếu tố này rất quan trọng đối với phương pháp định giá, các công ty có thể thực hiện một số kiểm soát bằng cách tiến hành phân tích chi tiết để hiểu sâu về cách các yếu tố này sẽ ảnh hưởng như thế nào

+ Đối thủ cạnh tranh

+ Hành vi thị trường mục tiêu và sự sẵn sàng chi trả + Xu hướng công nghiệp

+ Những ràng buộc về ngành hoặc pháp lý 2.2.2.2 Các chiến lược giá

- Chiến lược giá cao: giá của sản phẩm được đặt ra cao hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường Với chiến lược này doanh nghiệp cần đảm bảo về chất lượng của sản phẩm phải tương xứng với mức giá được đưa ra

- Chiến lược giá thấp: giá của sản phẩm được đặt ra thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng nguồn lực sản xuất, cắt giảm chi chí để đảm bảo lợi nhuận

- Chiến lược hớt váng thị trường: Là khi sản phẩm khi được tung ra thị trường sẽ có mức giá cao để lấy đi những phân khúc mới nhất Sau đó, giá sẽ được giảm dần để phù hợp với thị trường Chiến lược này được áp dụng để hướng đến những khách hàng có thu nhập tốt muốn trải nghiệm trước sản phẩm Thường được áp dụng cho các mặt hàng công nghệ

Trang 7

- Chiến lược giá thâm nhập thị trường: Thường được áp dụng cho các sản phẩm mới Ban đầu, sản phẩm ra mắt với mức giá thấp, đôi khi doanh nghiệp chịu lỗ Khi hoạt động kinh doanh ổn định, mức giá dần được tăng để công ty thu lời

- Chiến lược giá cạnh tranh: doanh nghiệp sẽ định mức giá ngang bằng với đối thủ để cạnh tranh trực tiếp

2.2.3 Chiến lược phân phối

2.2.3.1 Một số khái niệm liên quan phân phối

“Phân phối (Place) bao gồm các hoạt động khiến sản phẩm luôn trong tình trạng sẵn có cho người tiêu dùng mục tiêu” theo Philip Kotler Đây là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng để mua hoặc tiêu dùng , các hoạt động phân phối bao gồm: thiết lập kênh phân phối, dự tính độ bao phủ, xác định địa điểm phân phối, kho bãi và vận chuyển Để hàng hóa được tiêu thụ cần có các thành phần tham gia vào việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm: nhà sản xuất, các trung gian phân phối, và người tiêu dùng.

2.2.3.2 Cấu trúc kênh phân phối Có ba loại kênh phân phối chính: - Phân phối độc quyền:

+ Hạn chế số lượng nhà phân phối trung gian

+ Quy định nhà trung gian không bán hàng của đối thủ cạnh tranh

+ Doanh nghiệp hy vọng khách hàng có đủ kiến thức và điều kiện để mua sản phẩm + Tăng thêm sự ấn tượng của sản phẩm và có lãi cao

+ Chọn một địa điểm xác định để bán sản phẩm

Trang 8

- Phân phối có chọn lọc: Là phương thức trong đó số doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn số nhà phân phối và doanh nghiệp sản xuất không tốn nhiều chi phí, công sức để vận hành các địa điểm bán hàng

- Phân phối rộng rãi: Doanh nghiệp sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng để thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhưng sẽ mất khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng

2.2.3.3 Các chiến lược phân phối

- Phân phối đại trà: Là cách thức người sản xuất (nhà cung cấp) phân phối sản phẩm, dịch vụ đến càng nhiều nhà trung gian càng tốt Hình thức này được áp dụng hầu hết cho các mặt hàng tiêu dùng thông thường như thực phẩm sống, rau xanh, đồ dùng gia dụng, nước giải khát…

- Phân phối độc quyền: Nhà sản xuất chọn 1 nhà phân phối độc quyền trên một khu vực thị trường với mục đích hạn chế số lượng trung gian khi muốn duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo hình ảnh tốt của sản phẩm, dịch vụ Hình thức trên được sử dụng với những hàng hóa đắt tiền, hàng hóa đòi hỏi một loạt dịch vụ hoặc kỹ thuật cao như ô tô, thiết bị điện tử, dược-mỹ phẩm

- Phân phối chọn lọc: Là phương thức lựa chọn những nhà phân phối theo tiềm năng bán hàng, những sản phẩm phân phối là cái mà khách hàng có suy nghĩ, cân nhắc Thường được dùng cho các doanh nghiệp đã ổn định hoặc doanh nghiệp mới đang tìm cách thu hút trung gian bằng cách hứa hẹn áp dụng hình thức phân phối chọn lọc Hình thức này được chúng ta nhìn thấy khá phổ biến trên đường phố hoặc các trung tâm thương mại Các brand hiện nay được nhà sản xuất cân đo đong đếm kĩ lưỡng để đặt store.

2.2.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

Trang 9

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion mix) là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp để tạo dựng hình ảnh và thuyết phục khách hàng mua Vì vậy, đây có thể gọi là hoạt động truyền thông marketing

Các doanh nghiệp lớn thường quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh, sự uy tín, nổi tiếng của doanh nghiệp Từ đó, tạo ra uy tín cho những sản phẩm của mình sản xuất ra

Một số công cụ chủ yếu thường được các doanh nghiệp sử dụng trong các chiến lược xúc tiến hỗn hợp là: Quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân, tuyên truyền - quan hệ công chúng, marketing trực tiếp.

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng marketing 2.3.1 Môi trường kinh tế

Một sản phẩm tiêu thụ được tức là thị trường có nhu cầu về sản phẩm đó Tuy nhiên khối lượng sản phẩm được tiêu thụ nhiều hay ít lại phụ thuộc rất lớn vào sức mua Đây là một yếu tố quan trọng đối với thị trường Sức mua bản thân nó lại phụ thuộc vào mức thu nhập, giá cả, số tiền tiết kiệm, lãi suất, khả năng vay nợ, tỉ lệ thất nghiệp, sự suy thoái kinh tế v.v Hay nói cách khác sức mua phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế Môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay hết sức thuận lợi, với sự tăng trưởng kinh tế đều đặn, ổn định, tỷ lệ lạm phát ở mức kiểm soát được, giá trị của đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định, thu nhập của người dân ngày càng cao Điều này cho thấy sức mua đối với các sản phẩm hàng hoá là rất lớn có nghĩa là khối lượng sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ mạnh Những người làm Marketing phải theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng Phân phối thu nhập có ảnh hưởng lớn đến quyết chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng Như vậy môi trường kinh tế thuận lợi còn giúp các doanh nghiệp sản xuất tốt hơn Chất lượng sản phẩm

Trang 10

được nâng cao, chủng loại sản phầm ngày càng đa dạng và phong phú hơn Tất cả các yếu tố trên đều dẫn đến sự thay đổi trong khối lượng sản phẩm tiêu thụ

2.3.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng Môi trường chính trị và pháp luật được quy định bởi các luật lệ, quy định của Nhà nước và chính quyền các cấp Các luật lệ và quy định này sẽ ảnh hưởng tới quyết định của các công ty Như vậy ta thấy rằng môi trường luật pháp điều chỉnh hành của của các doanh nghiệp trong kinh doanh Điều này mang lại ý nghĩa thiết thực cho cả những người sản xuất và người tiêu dùng Môi trường pháp luật ổn định thì các doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất kinh doanh, mới tạo ra được các sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

2.4 Tiêu chí đánh giá việc vận dụng marketing – mix 2.4.1 Thị phần

Thị trường mục tiêu của sản phẩm sữa Milo là khu vực Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường sữa tiềm năng trong tương lai Mặc dù tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại, việc không ngừng đổi mới, sáng tạo về bao bì và chất lượng,… sẽ giúp Milo chiếm được thị phần lớn trên thị trường.

Ngoài ra, người Châu Á thường có xu hướng sử dụng sữa nhập ngoại, đặc biệt là những hãng sữa giá bình dân, hợp khẩu bị và tiện lợi Đây cũng là yếu tố giúp Milo dễ dàng thâm nhập và mở rộng thị phần của họ trên thị trường.

2.4.2 Doanh thu

Hiện nay, Nestlé đang sở hữu 6 nhà máy tại Việt Nam, cung cấp hàng loạt sản phẩm chủ yếu trong ngành FMCG Ngoài thương hiệu sữa Milo hay NAN,

Trang 11

Nestlé còn cung cấp các mặt hàng khác như bánh kẹo, cà phê, kem, nước uống đóng chai, Mới đây, Nestlé Việt Nam đã lọt vào danh sách 30 doanh nghiệp có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong việc chấp hành pháp luật Thuế và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), với tổng số tiền nộp NSNN trong giai đoạn 2015 - 2019 là 3.146 tỉ đồng.

Kết quả này không quá bất ngờ khi dữ liệu của VietTimes cho thấy, 4 năm trở lại đây, doanh thu của Nestlé Việt Nam luôn đạt trên chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, vượt trội hơn hẳn so với “đại đối thủ” FrieslandCampina Việt Nam.

Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Nestlé Việt Nam lần lượt đạt 11.493 tỉ đồng và 13.154 tỉ đồng, lãi thuần tương ứng ở mức 1.107 tỉ đồng và 1.197 tỉ đồng Năm 2019, 2 chỉ tiêu trên lần lượt là 15.967 tỉ đồng và 1.844 tỉ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 12% và 22% so với năm 2018.

Tính đến cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Nestlé Việt Nam đạt 8.281 tỉ đồng, giảm 6% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng 12% lên mức 3.106 tỉ đồng.

Cập nhật đến ngày 14/10/2020, Nestlé Việt Nam có vốn điều lệ hơn 1.260 tỉ đồng Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Binu Jacob (SN 1971, quốc tịch Ấn Độ).

Nên nhớ, kết quả kinh doanh trên không phản ánh mức độ thị phần sữa tại Việt Nam của FrieslandCampina và Nestlé Trong khi FrieslandCampina chỉ cung cấp các sản phẩm sữa thì Nestlé còn đánh vào các mảng khác của FMCG như bánh kẹo, cà phê, kem, nước uống đóng chai, …./.

2.4.3 Sự hài lòng khách hàng

Milo là sản phẩm được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Malaysia nơi cái tên Milo được sử dụng như từ chuyên chỉ các loại đồ uống hương vị

Trang 12

chocolate Tại thị trường này, sữa Milo chiếm tới 90% trên tổng thị phần sữa bột, biến Malaysia trở thành đất nước sử dụng Milo nhiều nhất thế giới Tương tự, tại Singapore, Milo đứng số 1 trong danh sách 10 thương hiệu được yêu thích năm 2017 Cùng với rất nhiều các nước khác như Ấn Độ, Australia, Việt Nam, Milo đã và đang trở thành loại đồ uống không thể thiếu trong mỗi gia đình, trở thành thương hiệu sữa thống lĩnh của nhiều thị trường

Sữa Milo của Netstle đã có mặt và liên tục phát triển tại thị trường Việt Nam từ hơn 17 năm qua và là nhãn hiệu uy tín, dẫn đầu về chất lượng và thị phần trong ngành hàng thức uống cacao dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 6-12 tuổi Thức uống lúa mạch Sữa Milo của Netstle là sự kết hợp hoàn hảo từ hương vị thơm ngon độc đáo của cacao và nguồn dưỡng chất thiên nhiên giàu đạm và các chất dinh dưỡng từ sữa, mầm lúa mạch nguyên cám và các vitamin, khoáng chất.

Một thành công của phát triển sản phẩm trong chiến lược Marketing của Milo chính là việc nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng mỗi sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng Một lý do chính giúp Milo đứng vững trong thị trường chính là sự cam kết từ doanh nghiệp rằng sản phẩm có thể cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng mỗi ngày cho trẻ Qua các năm, nội dung truyền thông về dinh dưỡng đã dần được cải thiện để đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng phát triển từ phía thị trường: công thức sữa mới được giới thiệu có chứa ACTIGEN-E (tập hợp 8 vitamin và 4 khoáng chất tốt cho cơ thể) và PROTOMALT (mầm lúa mạch), góp phần củng cố niềm tin từ khách hàng rằng đây thực sự là một sản phẩm giàu dinh dưỡng, cần thiết cho trẻ em.

Trang 13

Phần 3 Thực trạng chiến lược Marketing - mix cho sản phẩm sữa Milo của công ty Nestlé.

3.1 Khái quát về doanh nghiệp 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Nestlé là một tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới Họ có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương Sản phẩm Milo là một trong những sản phẩm mà được mọi người trên thế giới yêu thích đặc biệt là trẻ em Hiện nay Nestle đang hiện diện tại 191 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Nestle là một tập đoàn lớn có lịch sử hoạt động kinh doanh lâu dài, được sáng lập vào năm 1866 bởi ông Henri Nestlé Trong thập niên 60 của thế kỷ 19, ông đã phát minh một loại thực phẩm dành cho những đứa trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng Sau khi thành công cứu sống đứa bé, sản phẩm đầu tiên này đã được bày bán rộng rãi và phổ biến ở Châu Âu với tên gọi là Farine Lactée Henri Nestlé Đây là một số cột mốc quan trọng trong việc hình thành và phát triển của Nestlé trong lĩnh vực thực phẩm Năm 1905 Nestle sát nhập với công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss, tiền thân là tập đoàn Nestlé hiện nay, với hơn 20 nhà máy, và bắt đầu sử dụng các công ty con ở nước ngoài để xây dựng mạng lưới kinh doanh trải rộng từ Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La-tinh và Úc Đại chiến thế giới lần 1 đã tạo ra nhu cầu mới về các sản phẩm bơ sữa, cuối chiến tranh, sản lượng của Nestlé đã tăng hơn 2 lần từ đó lợi nhuận của công ty bước sang giai đoạn hưng thịnh hay còn gọi là Thời Đại Hoàng Kim, trở thành một công ty sữa toàn cầu Năm 1920 sự mở rộng của Nestle lần đầu tiên với việc sản xuất socola trở thành hoạt động quan trọng thứ 2 của công ty khi công ty mua lại hãng socola lớn nhất Thụy Điển, từ đó socola trở thành một phần không thể thiếu trong ngành kinh doanh của Nestlé & Anglo-Swiss Năm

Trang 14

1934, thức uống lúa mạch hương socola Milo được giới thiệu tại Úc, và sau đó được xuất khẩu sang các thị trường khác Năm 1938, Nescafé được ra mắt với thông điệp “bột chiết xuất từ cà phê nguyên chất” mà vẫn giữ hương vị tự nhiên của cà phê, có thể pha đơn giản bằng cách đổ nước nóng vào Năm 1947, Nestlé & Anglo Swiss sát nhập với công ty Thụy Sĩ là Alimentana, sản xuất nước súp Maggi, hạt nêm và gia vị, sau đó đổi tên là Nestlé Alimentana Năm 1948, tại Mỹ Nestlé Alimentana ra mắt trà hòa tan Nestea, được sản xuất với cùng một phương pháp của Nescafé, có thể uống nóng hoặc lạnh và đã trở thành mặt hàng bán chạy lúc bấy giờ, 1960 mua lại Cross & Blackwell - nhà sản xuất thức ăn đóng hộp, 1962 mua Findus - hãng thực phẩm đông lạnh, năm 1968 Nestlé mua lại nhà sản xuất sữa chua Chambourcy của Pháp Đầu những năm 1970 ra mắt loạt sản phẩm sữa chua Sveltesse, 1969 Nestlé gia nhập thị trường nước khoáng bằng việc mua lại thương hiệu nước Vittel của Pháp Việc mua lại giúp Nestlé gia nhập vào những lĩnh vực mới tăng trưởng nhanh như thực phẩm đông lạnh, và giúp mở rộng các ngành kinh doanh truyền thống như sữa, cà phê và thức ăn đóng hộp Sau này Nestlé trở thành một trong những công ty đầu tiên áp dụng bộ nguyên tắc WHO vào các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong toàn công ty Năm 1974, công ty đã trở thành một cổ đông lớn trong tập đoàn mỹ phẩm toàn cầu L’Oreal Năm 1977 Đổi tên thành Nestlé S.A và tiếp tục với chiến lược đa dạng hóa của mình.

Nestle đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào 1912 khi thành lập văn phòng đại diện đầu tiên tại Sài Gòn Trải qua nhiều thập kỷ, biểu tượng tổ chim nổi tiếng của Nestlé đã trở nên thân thuộc với bao thế hệ gia đình người Việt Nam Vào năm 1993 Nestle trở lại Việt Nam và mở một văn phòng đại diện Vào 1995, công ty TNHH Nestle Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, trực thuộc tập đoàn Nestle Cùng vào năm 1995, Nestle được cấp giấy phép thành lập Nhà máy Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê hòa tan NESCAFE, trà hòa tan NESTEA

Ngày đăng: 31/03/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w