Có như vậy mới cung cấp cho SV một vốn KN nghề nghiệp cơ bản, tối thiểu cần thiết một cách chắc chắn, đạt được một trong những chuẩn nghề nghiệp của GVTH và tương ứng với trình độ đào tạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA
ĐỀ TÀI: Hình thành KN dạy học môn Toán cho SV ngành GDTH
Trang 21.3 KN dạy học môn Toán
1.3.1 Môn Toán ở tiểu học
Trang 31.3.2.3 PPDH các kiểu bài trong chương trình môn Toán ở TH
1.3.3 Cấu trúc KNDH môn Toán ở TH
1.3.4 Quá trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH 1.4 Kết luận chương 1
Chương 2: Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH
2.1 Khảo sát thực trạng 2.1.1 Mục đích khảo sát 2.1.2 Đối tượng khảo sát 2.1.3 Nội dung khảo sát.
2.1.4 Phương pháp điều tra khảo sát 2.2 Phân tích kết quả.
2.2.1 Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH
2.2.2 Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán 2.2.3 Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH
2.2.4 Thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH 2.3 Kết luận chương 2
Chương 3: Quy trình hình thành KNDH môn Toán
3.1 Nguyên tắc xây dựng quy trình
3.2.1 KN tổ chức giám sát hoạt động học tập cho HS
3.2.2 KN dự đoán và xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong giờ học Toán
Trang 43.3 Một số vấn đề cần lưu ý khi hình thành KNDH môn Toán
Trang 5MỞ ĐẦU 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế toàn cầu hoá đang là một thách thức lớn đối với nước ta Nó đòi hỏi nhà nước phải có một chiến lược phát triển nhân tài Để thực hiện thành công chiến lược con nguời của Đảng, ngành giáo dục nói chung, các trường sư phạm làm công tác đào tạo đội ngũ GV đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy nội lực nâng mình lên đáp ứng xứng đáng với đòi hỏi của đất nước.
GVTH chiếm 1/3 lực lượng GV của các cấp học cả nước Để từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng GVTH, đòi hỏi phải đào tạo, đánh giá xếp loại đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp của GVTH được thể hiện trên ba lĩnh vực: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị; kiến thức và KN sư phạm Đây cũng là căn cứ để các trường sư phạm đào tạo GVTH dựa vào đó để thiết kế mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn.(bá phÇn nµy)
Việc hình thành KN sư phạm nói chung và KNDH nói riêng là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo GVTH có trình độ đại học theo chương trình mới Đào tạo GVTH cần kiên trì với mục tiêu lấy việc hình thành KN của nghề dạy học làm đặc trưng nổi bật cho quá trình đào tạo ở trường sư phạm Tuy nhiên, mặt đào tạo này cho đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa tương ứng với vốn tri thức mà sinh viên được trang bị và chưa thể hiện được sự khác biệt về chất so với các hệ đào tạo khác thấp hơn Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do nội dung, cấu trúc, và quá trình hình thành các KNDH ở trường sư phạm vẫn có những vẫn đề chưa tường minh Bậc tiểu
Trang 6học có những đặc thù riêng, mỗi GV sẽ phải dạy tất cả các môn học Do vậy, trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, việc hình thành KN đòi hỏi phải chi tiết, đi vào từng môn học cụ thể và có quy trình rèn luyện riêng cho mỗi môn Có như vậy mới cung cấp cho SV một vốn KN nghề nghiệp cơ bản, tối thiểu cần thiết một cách chắc chắn, đạt được một trong những chuẩn nghề nghiệp của GVTH và tương ứng với trình độ đào tạo để họ có thể hoàn thành tốt ngay từ đầu nhiệm vụ dạy học ở trường tiểu học
Việc hình thành KNDH môn toán cho SV ngành GDTH hiện nay cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Hầu hết các trường sư phạm vẫn chưa xây dựng được quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV, hoạt động rèn luyện KN của SV đang còn mang tính chất tự mò mẫm là chủ yếu Do vậy trong quá trình thực hiện họ còn gặp nhiều lúng túng và kết quả thu được từ hoạt động này nói chung là chưa cao Chính vì vậy việc xây dựng một quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH đang là một vệc làm cấp bách để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp cũng như nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học hiện nay.
Từ những lí do trên chúng tôi quyết định đi đến chọn đề tài nghiên cứu là :
“Hình thành KN dạy học môn Toán cho SV ngành GDTH”
Hoạt động rèn luyện KNDH của SV ngành GDTH 3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Cấu trúc và quy trình hình thành KDDH môn toán cho SV ngành GDTH
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 74.1 Nghiên cứu lí luận: Xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu thực trạng, từ đó đi đến việc xây dựng quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV.(ViÕt l¹i)
4.2 Nghiên cứu thực trạng: Điều tra về những vấn đề liên quan (Cô thÓ h¬n)
4.3 Xây dựng quy trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH và thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của quy trình
5.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được một quy trình làm việc chi tiết cho việc hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH thì có thể nâng cao chất lượng của quá trình hình thành KNDH môn Toán nói riêng cũng như KNDH nói chung cho SV ngành GDTH
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lí luận của đề tài
6.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Từ việc nghiên cứu lí luận, điều tra thực trạng lấy đó làm cơ sở để xây dựng quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH
6.4 Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định tính hiệu quả và độ tin cậy của việc vận dụng quy trình
7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
- Hệ thống hoá một số vấn đề về: KN, KNDH và KN dạy học môn Toán ở
tiểu học.
- Làm rõ thực trạng KNDH môn Toán của GVTH và việc hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
- Đề xuất, xây dựng quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành
GDTH
Trang 88 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn gồm có ba chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng KN dạy học môn Toán của GVTHChương 3: Quy trình hình thành KNDH môn Toán
Trang 9NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Cần nhấn mạnh rằng vấn đề KNDH không phải là mới Ngay từ những năm 20 ở Liên Xô và các nước Đông âu đã có nhiều công trình nghiên cứu KNDH cho SV sư phạm và đến những năm 1960 vấn đề nghiên cứu trên đã trở thành hệ thống lí luận và kinh nghiệm vững chắc với những công trình của N.V.Kuzmina, O.A.Abdoullina, N.V.Bondyrev vv.
Vào những năm 1970 nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức lao động khoa học và tối ưu hoá quá trình dạy học đã được tiến hành, như công trình của M.Ia.Côvaliôv, Iu.Kbabanxki, N.I.Bondurev Đáng chú ý hơn cả là công trình nghiên cứu của X.I.Kixêgôv: “Hình thành KN, kĩ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học” Tác giả nêu ra hơn 100 KN nghiệp vụ giảng dạy và giáo dục, trong đó tập trung 50 KN cần thiết được phân chia luyện tập theo từng thời kì thực hành, thực tập sư phạm cụ thể
O.A.Abdoullina cũng đã luận chứng và đưa ra một hệ thống các KN giảng dạy và KN giáo dục riêng biệt và được mô tả cụ thể theo thứ bậc.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra một hệ thống lí luận tương đối cơ bản về quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm Tuy nhiên, thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt sự phát triển của khoa học
Trang 10công nghệ đã làm thay đổi chức năng và nhiệm vụ của người GV, đòi hỏi người GV phải có những KN và năng lực mới, đồng thời một số KN và năng lực cũ không còn phù hợp nữa cần phải có sự cải tiến, bổ sung, thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại Do đó cần có sự nghiên cứu nghiêm túc hơn về vấn đề này.
Ở một số nước phương Tây, các công trình nghiên cứu của J.Watshon(1926), A.Pojoux(1926), F.Skinner(1963) đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức huấn luyện các KN thực hành giảng dạy cho giáo sinh, dựa trên những thành tựu của tâm lí học hành vi và tâm lí học chức năng
Tại trường đại học quốc gia Ohio của Mỹ từ những thập niên 1970 đã có những nghiên cứu triển khai trong việc xây dựng các môdun đào tạo GV kĩ thuật - nghề nghiệp Kết quả đưa ra được 600 KN đào tạo GV kĩ thuật- nghề nghiệp.
Trong các báo cáo ở: “Hội thảo về canh tân việc đào tạo bồi dưỡng GV của các nước châu Á và Thái Bình Dương” do APEID thuộc UNESCO tổ chức tại Seoul Hàn Quốc cũng đã xác định rõ tầm quan trọng của việc hình thành tri thức và các KN sư phạm cho SV trong quá trình đào tạo.
Tuy nhiên, việc hình thành KNDH các môn học nói chung và môn Toán nói riêng (ở tiểu học) cho SV sư phạm thì hầu như chưa thấy tác giả nào đề cập tới.
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực sư phạm đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau.
Vấn đề KN giảng dạy, nhiều tác giả xem đó như là những biện pháp thủ thuật để thực hiện PPDH đạt kết quả cao (Lê Khánh Bằng, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Viết Sự ) Ở một số giáo trình tài liệu, các tác giả đã đi sâu vào việc hướng dẫn các KN giảng dạy, các PPDH mới, KN thực tập sư phạm Có nhiều tác giả đã trình bày một cách hệ thống, toàn diện các KN sư phạm.
Trang 11Năm 1995, một công trình nghiên cứu có giá trị về vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV là đề tài: “Hình thành KN sư phạm cho giáo sinh sư phạm” của Nguyễn Hữu Dũng Trong đề tài này tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận về KN sư phạm, vị trí của KN sư phạm trong việc hình thành năng lực sư phạm cho SV.
Sau này có nhiều đề tài cấp bộ, nhiều luận án tiếp tục tìm hiểu KN sư phạm và con đường hình thành những KN đó cho SV Đáng chú ý là luận án của tác Nguyễn Như An: “Hệ thống KN dạy học trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện KN đó cho SV khoa Tâm lí- Giáo dục” Đây là công trình nghiên cứu tương đối cơ bản, có hệ thống về vấn đề luyện tập các KN giảng dạy cho SV Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Anh Tuấn (1996): “Xây dựng quy trình luyện tập các KN giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư phạm”, cùng với việc chỉ ra các nhóm KNDH cần thiết tác giả cũng đã hình thành quy trình rèn luyện các KN đó cho SV trong các đợt thực hành, thực tập sư phạm.
Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh cũng quan tâm đến việc hình thành KN nghề nghiệp cho SV ngành GDTH Tác giả đã xây dựng quy trình luyện tập KN nghề nghiệp cho gồm hai giai đoạn: Giai đoạn luyện tập cơ bản và giai đoạn luyện tập cũng cố hoàn thiện Mỗi giai đoạn lại có các bước tiến hành cụ thể
Gần đây nhất trên các số báo của Tạp chí giáo dục đã đăng một số bài về việc hình thành KNDH ở một số môn cho SV ngành GDTH Cụ thể, môn Đạo đức của tác giả Phạm Minh Hùng (số 136), môn Tập đọc của tác giả Lê Thanh Bình (số145) Các tác giả đã đưa ra quy trình hình thành KHDH cho SV ngành GDTH ở từng môn học cụ thể Đó là một hệ thống thao tác liên tục với các bước cụ thể
Việc hình thành KNDH cho SV nói chung và SV ngành GDTH nói riêng bước đầu đã được quan tâm và đề cập tới ở một số môn học (môn Tiếng Việt,
Trang 12Đạo đức, Tự nhiên xã hội) Tuy nhiên, việc hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH thì chưa có tác giả và tài liệu nào đề cập tới
1.2 KĨ NĂNG DẠY HỌC1.2.1 Kĩ năng
1.2.1.1 Khái niệm về KN
Xem xét các công trình nghiên cứu từ trước đến nay, thông qua các khái niệm chúng tôi thấy vẫn tồn tại hai quan niệm khác nhau đôi chút về KN
Quan niệm 1: Coi KN là mặt kĩ thuật của một thao tác, hành động hay một
hoạt động nào đó Muốn thực hiện được một hành động, cá nhân phải hiểu được mục đích, phương thức và điều kiện để thực hiện nó Vì vậy nếu ta nắm được các tri thức về hành động, thực hiện nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau tức ta đã có KN về hành động Theo V.A.Kruchexki thì: “KN là các phương thức thực hiện hoạt động, những cái mà con người đã nắm vững” Ông cho rằng: Chỉ cần nắm vững phương thức của hành động là con người có KN, không cần đến kết quả hoạt động của cá nhân [5,tr78] Trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” Côvaliôp.A.G cũng xem: “KN là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động”[4,tr11]
Khi bàn về KN, Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng: “KN là mặt kĩ thuật của hành động Con người nắm được cách thức hành động - tức kĩ thuật của hành động là có KN” [22,tr2].
Quan niệm 2: Coi KN không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà
còn là một biểu hiện năng lực của con người KN theo quan niệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo lại vừa có tính mục đích Chẳng hạn, theo N.D.Lêvitôp: KN là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định [18,tr3]. K.K.Platơnôp, nhà tâm lí học Liên Xô khẳng định: “Cơ sở tâm lí của KN là sự
Trang 13hành động” [21,tr77] Pêtrôpxki cũng định nghĩa: “KN là sự vận dụng tri thức, kĩ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra”[19, tr175].
Trong từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng chủ biên đã định nghĩa: “KN là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [7, tr132]
Như vậy ta thấy, các nhà tâm lí học theo khuynh hướng thứ hai này khi bàn về KN lại rất chú ý tới mặt kết quả của hành động.
Xét về mặt bản chất hai quan niệm trên không phủ định lẫn nhau Sự khác biệt là ở chổ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của KN mà thôi.
Có thể hiểu: KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay mộthoạt động nào đó trong những điều kiện nhất định, bằng cách vận dụng và lựachọn những tri thức, kinh nghiệm đã có.
Khi bàn về KN cần lưu ý một số điểm sau đây.
- KN trước hết là mặt kĩ thuật của một thao tác hay một hành động nhất định, không có KN chung chung, trừu tượng tách rời hành động cá nhân của con người Khi nói tới KN là nói tới một hành động cụ thể đạt tới mức đúng đắn và thuần thục nhất định
- Thành phần của KN bao gồm tri thức, kinh nghiệm đã có, quá trình thực hiện hành động, sự kiểm soát thường xuyên trực tiếp của ý thức và kết quả của hành động
- Tiêu chuẩn để xác định sự hình thành và mức độ phát triển của KN là: tính chính xác, tính thành thạo, tính linh hoạt và sự phối hợp nhịp nhàng các động tác trong hành động Hành động chưa thể trở thành KN nếu hành động đó còn vụng về, còn tiêu tốn nhiều công sức và thời gian để triển khai
Trang 141.2.1.2 Phân biệt KN và kĩ xảo.
Tuy có sự khác nhau đôi chút về định nghĩa, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất: “Kỉ xảo là loại hành động được tự động hoá nhờ luyện tập Nó có đặc điểm: Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức Động tác mang tính khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn năng lượng thần kinh và bắp thịt” [9,tr225]
Kĩ năng và kĩ xảo về bản chất đều là các thuộc tính kĩ thuật của hành động cá nhân Chúng đều được hình thành trên cơ sở các tri thức về hành động đã được lĩnh hội và được triển khai trong thực tiễn Tuy nhiên giữa KN và kĩ xảo có nhiều điểm khác nhau Sự khác nhau giữa chúng đựơc đặc trưng bởi mức độ thuần thục, tự động hoá; bởi mức độ tham gia kiểm soát của ý thức trong quá trình luyện tập cũng như vận hành trong thực tiễn; bởi cấu trúc và vai trò của chúng trong quá trình hành động
Thứ nhất so với KN, kĩ xảo thuần thục hơn, tự động hoá hơn và được giải phóng khỏi sự kiểm soát của ý thức Nói chung, để có kết quả cao trong hành động mà cá nhân không bị “cộm” trong ý thức thì thao tác (với tư cách là phương tiện) không chỉ dừng lại ở mức độ KN, nó phải vươn tới trình độ kĩ xảo Với tư cách đó, kĩ xảo có tính hoàn thiện cao hơn KN, được hình thành trên cơ sở KN có trước
Thứ hai, giữa KN và kĩ xảo có sự khác nhau về cấu trúc Xét về mặt cấu