chế của pháp luật Việt Nam khi quy định về vấn đề này từ đó định hướng cho việc kiến nghị điều luật quy định về hành vi QRTD trong BLHS.Nghiên cứu các hành vi khách quan của một số tội t
Trang 1BAO CAO TONG KET
DE TAI THAM GIA XÉT GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRUONG PAI HOC LUAT HA NOI NAM 2018
DE TAI Hình sự hóa hành vi quấy rồi tình dục
Thuộc nhóm ngành khoa học : XH
Năm 2018
Trang 2BANG TỪ NGỮ VIET TẮTT -¿- 2© c2 k9 k2 E9E1971127111711211111E111111 111111121511 Eeee
LOL MỞ ĐẦU -¿ ¿5£ SSS2 EEE12E191121211171111111111112111117211111111 1111111211511 EEcee
1 Tính cấp thiết của đề tài ¿56c St xxx E11 111111121110211111 1112111111211 EEecExe.
2 Tình hình nghiên cứu để tài - 2 -sSk+Et+kEESEEEEEEESEEEE117E1E111211211112121 21222
3 Mục đích nghiên cứu dé tài -¿- set vềEEEEEEEESEE211521711151112111111 2515112 cEee
4 Đối tượng nghiên cứu 22 se tetk+E9EEEESE112111121121112111111 1111111121121 112 cExe.
6 Phương pháp nghiên cứu đề tai ceccccccssessesseesessessessvessvessessesssesssssecsrseesscssesaensaseeceess
7 Kết cấu của để taisc.cccccccccccssesessssessessessessesesscscsussesusassvesscasssesssssessessesessavssesesseseseveveveseeve NỘI DUNG KET QUÁ NGHIÊN CỨU 2-2 E+SE+EE+EE+EEESEESEEEEtEEEEtEEEEESEEEEEEerssrsee CHUONG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIỆT NAM VE HANH VI
QUAY ROI TINH DUC 22-56 SE ÉEEEEEE191115111211121121112111211112111111111211 22T cExee
1 Khái niệm hành vi quấy rối tình duc 6 + 9Sx£ESE+Et+EEEEEEEEEESEEEEEZEvErcrree 1.1 Khái niệm quấy rối tình duc sex EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrerrreg
,1,1 'Tmht thự lỗi KĨ man snanedeaeiniiiidLidLA0.18824es=eseee "¬— D
1.1.2 Quay rối tình đụC - 2 % xSx+ 9 eEEESEEEEEEEEE1211122111111111112111211 2e TEccye 8 1.2 Biểu hiện của quấy rối tình due ceecceescsssessesssessesseessecssesssecsecsssesssesassaesaeesuesaneaueeneaees 11
2 Quay rối tình dục theo quy định của pháp luật Việt Nam cecccscccscseeseeseeseesssecseeseaees 12 2.1 Quấy rối tinh dục theo quy định của pháp luật lao động - 12
22 Quay rồi tình duc trong pháp luật hình sự Việt Nam - c 5555 <<<<< s52 14 2.3 Hình thức xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục - ¿2 2+s+cs+z22zs+zszEzzzcszz 15
3 Phân biệt hành vi quấy rối tinh dục với một số hành vi khác - 2 2s: 17 3.1 Hành vi quấy rối tình dục với tội hiếp đâm c2 x+EE+EE+Ex+zEEtzEtzrerzed 17
3.1.1 Hành vi khách quan và mục đích thực hiện - - 55 5 SE c2 18
3.1.2 Thái độ của nạn nhân - <5 22 E33 21161311 5189 511951 111 vn ky 20
ee eS | re yA
3.1.4 Hình thức xử phat ceccsccsssseesseessesseceseeeseeseesceaeesecsessecsesesssessscessesesseeceeas 23
3.2 Hành vi quấy rối tình dục với hành vi cưỡng dÂm - +5 +c<ss‡c+ss+sss<c<ss 24
3.2.1 Hanh vi khách quan, mục đích thực hiện ¿<< 55s E2 £ se 24
Trang 3PRR CC "rÍ naneeasssgepiaoesrsrtifisriogy0-I0002g188148D-S/VGEXISIUOTPIESHS.RBRSIISE.9T37000G09H01600030/0MG5 2 3.2.4 Hình thức xử ÏÍ -++++<sx+s<sssssseses ¬ 28
3.3 Hành vi quấy rối tình dục với hành vi làm nhục người khác - 5s =+ 29
4 Quy định pháp luật của một số nước trên thế giới về hành vi quấy rối tình dục 30
4.1 Các quốc gia châu Âu ¿- 2 SE E+k9EE2EEEEE1EE5E1E11112152111111111E1111111 111 e 31
4.1.1 Cộng hòa Liên bang TĐỨC c1 3 1183111199 111311 11 11 1 g1 1 1011 111g 1 re 314.1.2 Vương quốc Thuy Diéne ceccccccccccccsscsesesssssssssssscssssrsstsersecstsessesassessesessesaneeeeeaee 33
lŠ,1,5 ST EIR KĨ nano cesar cmeeme ee Sg GE OANA AER 35
"1909 d a74.3 Các quốc gia châu Á ¿- ¿+2 +E5+kSEE9EEE9E1115E1112711711121121E11 11111111111 re 39
4.3.1 Công oa pnhẩn đến, Trung HN sa nennninese pin daigDcdiBnBEIBAI48135201/0558888388.188 014-052L-22 39 S000 40 S68 41
4.3.4 Ấn ĐỘ cc tt HH 1d 43Kết luận chương Ì - - - %E EESE£SE+ESk£EEEk SE E111 1 11 1111111111111 1111111111111 T1 1v, 45
CHƯƠNG II - HINH SỰ HÓA HANH VI QUAY RỒI TINH DUC 46
1 Khái quát về hình sự hóa trong pháp luật Việt Nam + 2 252 se£s+zea 46
L.1 Khai niém hinh sur ha 46
1.2 Van đề hình sự hóa trong chính sách hình sự của nước ta hiện nay 49
2 Thực tiễn khảo sát về hành vi quấy rối tinh ỤC -:-ccStcx+EvEEkeExkeEkrkekerkrkrrvre 51
2.1 Phương pháp thực hiện và đối tượng khảo sát - 2 2 52 S*EeEeEervexerxesers 52,
en | wemp ENE TT: HÌ Íne enseesnnnnnnionni sen er aan RE St 52
2.1.2 Đối tượng khảo sát oeeceecceccssessesecsesseseesessessesssssessessssesssssssussucsecsessecsessesseeacseeaes 52 2.2 Kết quả khảo sát về hành vi quấy rối tinh dục - + 2 2s2+s++£zzxezs+rxsrzed 55
2.2.1 Mức độ quan tâm đến pháp luật phòng chống quấy rối tinh dục - 55
2.2.2 Biểu hiện của hành vi quấy rối tình dUC ceccecscecsseeseesessesesessesesseeseesesesseseeeees 56 2.2.3 Các địa điểm thường xuyên diễn ra hành vi quấy rối tình dục 58 2.2.4 Nạn nhân của hành vi quấy rối tình đục - 2 - 2 2s s+££+£££+zEe£xzszzszez 61 2.2.5 Đối tượng thực hiện hành vi quấy rồi tình dUC -c-cccecxcrxckererkekervreevee 63 2.2.6 Khao sát ý kiến về hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục - 65
Trang 43 Kiến nghị Hình sự hóa Hanh vi quấy rối tình dục ¿222 222252 s+£xerxezcsee 68
Kết luận chương II ¿- - + SE SE 9EE+EEEEEEEEE9EEEEXEEE2E7111212171121 111111110711 c0 T2
KET LUẬN CHƯNG k3 E13 E91 111111 11111 1111111111111 1111181112 1xrk 73
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - - 6-52 SE Ek9ESEE£EEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkrrx 75
Trang 5Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 27/11/2015, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(BLHS năm 2015) được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua Sau một thời gianngắn có hiệu lực, BLHS 2015 được đưa vào sửa chữa, chỉnh lý những hạn chế, thiếu sót
để phù hợp hơn với thực tiễn xã hội Việt Nam Vừa qua, Luật sửa đổi, bé sung một sốđiều của BLHS 2015 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/06/2017 Theo đó,
BLHS 2015 sửa đổi, bé sung năm 2017 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2018.
Đây là một sự kiện quan trọng thuộc lĩnh vực pháp luật, có ảnh hưởng lớn đếnngười dân trên cả nước “Pháp luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyên quốc gia, an
ninh của đất nước; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyên con người, quyền công
dân; bảo về quyên bình đẳng giữa các dân tộc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; bảo vệ trật
tự pháp luật; chống lại mọi hành vi phạm tội đông thời phòng ngừa, đấu tranh phòng
chống tội phạm”` Do đó, BLHS sửa đổi phải là “ột bộ luật mang tính hiện đại, tính dự
báo, tính mình bạch và có chất lượng cao về mặt kỹ thuật lập pháp” ” Sau khi được sửađổi, bổ sung, BLHS mới đã có những thay đổi tiến bộ và nỗi trội hơn về cấu trúc bộ luật
(3 phan, 26 chương, 426 điều thay vì 2 phan, 24 chương, 344 điều như BLHS 1999); quyđịnh các tội phạm mới (Tội Sử dụng người đưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, Tội Xam
phạm quyền hội họp, lập hội của công dân; Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới ); quy
định mới về TNHS của pháp nhân; về hình phạt v v
Có thể thấy hiện nay, người dân đã và đang ngày càng quan tâm hơn đến lĩnh vựcpháp luật Vì thế của pháp luật ngày càng được nâng cao trong đời sống xã hội nước ta
Chính vì thế, BLHS mới ra đời và được sửa đổi, bé sung đã tao nên tiéng vang lớn trong
nhân dân, đánh dấu một bước tiến lớn trong kĩ thuật lập pháp của Việt Nam, mang tinh
thần của Hiến pháp năm 2013, thể chế hóa các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp
! Điều 1, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2015, sửa đôi bổ sung năm 2017
-? Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS do Bộ Tư pháp tổ
chức ngày 15/03/2014
Trang 7phù hợp với tình hình thực tiễn, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều âm mưu và thủ đoạn tỉnh vi Số lượng tội phạm hiện nay vẫn liên tục gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng Điều đáng nói ở đây là xuất hiện một số hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn chưa được quy định
trong BLHS Ví dụ như hành vi QRTD người khác Những hành vi nguy hiểm cho xã hội
xảy ra không chỉ gây nên hậu quả lớn, mà còn gây khó khăn trong công tác xử lí, giải
quyết vụ việc, bồi thường cho nạn nhân Chính vì thế dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng công tác đấu tranh phông, chống tội phạm.
Trên cơ sở đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn dé tài “Hình sự hóa hành vi quấy
rối tinh duc” dé nghiên cứu va làm rõ hơn van đề
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Năm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên ra đời Trong suốt 15 năm tổn tại với 04 lần sửa đôi, bố sung, BLHS năm 1985 không có điều luật nào nhắc đến hành vi QRTD BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ra đời đã quy định về hành vi dâm 6 với trẻ
em (Điều 116) BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về hành vi dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) và hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục
đích khiêu dâm (Điều 147) Ở Việt Nam trước đây chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về hành vi QRTD Đến năm 2012, cụm từ “quấy rồi tình duc” lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong một văn bản pháp luật của Việt Nam là Bộ luật lao động 2012 Như vậy, sau nhiều lần thay đôi, sửa đổi và bổ sung, các nhà làm luật Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến hành vi QRTD mà chỉ ghi nhận các hành vi có mức độ cao hơn
QRTD (như dâm 6 ) là tội phạm.
Do pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng hạn chế
nhắc đến hành vi QRTD nên số lượng các công trình nghiên cứu trong nước về hành vi này chi dừng ở mức hạn chế Một số công trình có thé kể đến như bài viết “Can bổ Sung tội quấy rồi tình dục vào nhóm tội xâm phạm tình dục trong BLHS năm 2015” của Nguyễn Thi Ngọc Linh đăng trong Tạp chi Tòa án nhân dân số 05/2017; bài viết “Lam rỡ
Trang 8khái niệm quấy rồi tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật lao động” của Hà Thị Hoa
Phượng đăng trong Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8 — tháng 04/2017; bài viết “Mot số ý
kiến về quyền đơn phương chấm ditt hop đồng lao động của người lao động khi bị quấy
rồi tinh dục và tuổi nghỉ hưu của người lao động theo Bộ luật lao động” của Bùi Kim Ngân đăng trong tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2013; Đề tài nghiên cứu khoa học “Quyên tình dục và vấn đề ghi nhận, dam bảo quyên tinh duc theo pháp luật dân sự Việt Nam” do
Lê Đình Nghị làm chủ nhiệm dé tài; Luận văn tiến sĩ “Hoan thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động theo tinh than của Hiến Pháp 2013” của Nguyễn Bình An, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội; Công trình nghiên cứu khoa học “Pháp luật lao động về chong quấy rồi tình duc tại nơi làm việc ở một số quốc gia trên thế giới — Bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” của Nguyễn Thị Bình, Đào Huy Khánh, Cù Minh Ngọc dưới sự
hướng dẫn của Th.S Doan Xuân Trường ; Luận văn thạc sĩ nghiên cứu “Quấy rồi tình duc
tại nơi làm việc theo pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Phượng, Khoa Luật DH Quốc
gia Hà Nội; Những bài viết, công trình nghiên cứu trên là những tài liệu rất hữu ích, chứa đựng những phân tích, đánh giá sắc sảo, thể hiện quan điểm mới mẻ, hiện đại Tuy nhiên, các tài liệu này phan lớn chỉ mới đề cập đến hành vi QRTD đối với người lao động
ở nơi làm việc chứ chưa mở rộng và nghiên cứu sâu hơn ở các đối tượng khác và tại
những địa điểm khác, trong khi QRTD là hành vi có thể xảy ra với bất kì ai chứ không
riêng gì người lao động.
Dù ở Việt Nam hiện nay, vấn đề QRTD là vấn đề mới đang bắt đầu được tập trung nghiên cứu thì trên thế giới, hành vi QRTD không phải là vấn đề mới trong pháp luật quốc tế lẫn pháp luật của nhiều quốc gia khác Từ nhiều năm về trước, các nhà nghiên cứu
khoa học, các nhà lập pháp nước ngoài đã sớm có những đánh giá, nhận xét sâu sắc về
van đề này Tiêu biểu có thé nhắc tới "Saturn's Rings" (Vành đai của sao Thổ) của Mary Rowe viết năm 1973 - xuất bản năm 1974; cuốn sách “Sexual harssament Switzerlard’ (Quay rối tình dục tại Thụy Sỹ) của Ariane Reibhart; "Sexual Harassment of Working Women" (Quay rối tinh dục lao động nữ) của Catharine Mackinnon xuất ban năm 1979;
“Sexual Harassment The employer's role in prevention” (Quay rối tình dục - Vai trò của
người su dụng lao động trong việc phòng ngừa) của Mark I Schickman - Hiệp hội Luật
Trang 9su Hoa Ky; "Definitions and incidence of academic and workplace sexual harassment"
(Định nghĩa và tác động của quấy rối tinh dục hoc đường và tai nơi làm việc) của Paludi,
Michele A.; Barickman, Richard B năm 1991; How to Confront and Stop Sexual
Harassment and Harassers (Lam thé nao dé đương đầu và ngăn chặn quấy rối tinh duc)
cua Langelan, Martha nam 1993; "Why Didn't She Just Report Him? The Psychological
and Legal Implications of Women's Responses to Sexual Harassment" (Tại sao cô ấy
không tố cáo anh ta? (Nội hàm về tâm lý và pháp lý cho phản ứng của phụ nữ đối với quấy rối tình dục) của Louise Fitzgerald năm 1995 đăng trong tạp chí Nghiên cứu Xã
hoi
Nhìn chung, điểm nỗi bật của những nghiên cứu này là mang tầm quốc tế, thể hiện tính dân chủ, nhân văn rộng lớn, có cái nhìn sâu sắc và đi trước thời đại, nhưng khi đặt vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam thì lại chưa thực sự phù hợp để quy định về hành vi
này.
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm chỉ rõ sự cần thiết phải hình sự hóa hành vi
QRTD, đưa hành vi này trở thành một tội phạm được quy định trong BLHS Việt Nam Vi
vay, dé đạt được mục đích đó, nhiệm vu của đề tài là làm sáng td các vấn đề sau:
- Khái niệm, đặc điểm của hành vi QRTD Phân biệt sự khác nhau giữa hành vi QRTD với một số tội phạm xâm phạm tình dục.
- Chỉ ra những quy định của Pháp luật các nước trên thế giới về hành vi QRTD
- Khái niệm, quan điểm về hình sự hóa và quá trình hình sự hóa.
- Đưa ra kiến nghị và điều luật minh họa cho việc hình sự hóa hành vi QRTD dé hoàn thiện cơ chế pháp lí và khắc phục hạn chế thực tiễn.
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các quan điểm khác nhau nhận thức về hành vi QRTD và các biểu hiện
đa dạng của hành vi này Từ đó, xây dựng hoàn chỉnh một khái niệm của hành vi QRTD
theo quan điểm của nhóm nghiên cứu làm cơ sở nhận thức thống nhất cho toàn bộ đề tài.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi QRTD và những chế tài để xử lý các hành vi đã được luật hóa Việc nghiên cứu này giúp thấy được những hạn
Trang 10chế của pháp luật Việt Nam khi quy định về vấn đề này từ đó định hướng cho việc kiến nghị điều luật quy định về hành vi QRTD trong BLHS.
Nghiên cứu các hành vi khách quan của một số tội trong nhóm tội phạm liên quan
tình dục được quy định trong BLHS Việt Nam năm 2015 Việc nghiên cứu này chỉ nhằm
phân biệt các hành vi tình dục khác đã được quy định trong BLHS với hành vi QRTD
nhằm có được nhận thức đúng đắn rõ ràng hơn về khái niệm của hành vi QRTD
Nghiên cứu quy định pháp luật hình sự của các nước trên thế giới về hành vi QRTD: hành vi khách quan cũng như chế tài của mỗi nước dé làm cơ sở tham khảo cho
việc xây dựng điều luật kiến nghị ban hành về hành vi QRTD trong BLHS.
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của hành vi QRTD tại Việt Nam hiện nay thông
qua khảo sát điều tra xã hội học từ đó nhận thức về sự cấp thiết hình sự hóa hành vi QRTD trong pháp luật Việt Nam một cách day đủ.
5 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những hạn chế của pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi QRTD và nghiên cứu những quy định của các nước trên thế giới về hành vi này Đồng thời chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng hành vi QRTD ở Việt Nam hiện nay
từ việc khảo sát số liệu thực tế Từ đó, đề tài đi đến kiến nghị nhằm mục đích xử lý triệt
để hành vi này
Về nguồn pháp luật: Đề tài tập trung nghiên cứu các điều luật liên quan đến những
tội xâm phạm vé tình dục trong BLHS Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan quy định về hành vi QRTD và các điều luật trong BLHS một số nước trên thế giới đã hình sự
hóa hành vi này.
Về không gian, thời gian: Thực tiễn của hành vi QRTD được nghiên cứu thông qua
phương pháp khảo sát điều tra xã hội học trên phạm vi cả nước trong thời gian gần đây.
Do sự hạn chế về phương thức đi lại, điều kiện thời gian học tập tại trường và một số lý
do khác, nhóm chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn tại Nam Định, Nghệ An, Hà Nội và
số liệu thu thập qua mạng xã hội được thực hiện ở phạm vi toàn quốc
Trang 11Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,
bài viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac — Lénin;
- Hệ thống quan điểm, lí luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp biện chứng, phương pháp lich sử, phương pháp nghiên cứu thực tiễn dé phân tích, so
sánh, đối chiếu, tổng hợp.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục kèm theo, nội dung đề tài gdm 2 chuong:
- Chương 1: Những quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi quấy roi tinh duc
- Chương 2: Hình sự hóa hành vi quấy rồi tình duc
Trang 12NỘI DUNG KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHUONG I —- NHỮNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIET NAM VE HANH VI
QUAY ROI TINH DUC
1 Khái niệm hành vi quấy rối tình duc
1.1 Khái niệm quấy rối tình dục
1.1.1 Tình dục là gì?
Theo Wikipedia, “Tinh duc là năng lực về giới tinh, thé chất, tam lý và sinh duc bao gom mọi khía cạnh đặc trưng của Nam giới va Nữ giới đặc biệt khi chỉ dé cập tới mỗi
quan hệ giới tính, còn được gọi là tình dục ” ” Khái niệm tình dục này bao hàm cả nhận
thức và cảm xúc về cơ thê mình và cơ thê của người khác, tính chât tâm lý bên trong và hành vi ứng xử bên ngoài, cảm xúc, suy nghĩ và nhu câu gân gũi về tình cảm với một ai
đó; cảm giác hấp dẫn tình dục với một người khác, các tiếp xúc tình dục qua các hành vi
từ động chạm cơ thể đến giao hợp.
Từ “Tinh duc” trong Tiếng Anh được gọi là “Sexuality” bắt nguồn từ tiếng La
Tinh “sexualis” và “sexus” Đây là những từ ngữ nói đến vấn đề giải phẫu sinh sản ở
người — dù cho là nam hay nữ Từ thé kỉ 19, “Sexuality” — tinh dục không chỉ được dùng
dé nói đến các hoạt động về sự sinh sản (procreational) mà còn được dùng để chỉ sự tiêu
khiển (recreational), sự tận hưởng tình yêu và quan hệ thân mật (relational) giữa người
với người."
Như vậy, tình dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ
giới tính, vừa chứa đựng yếu tố hữu hình và ẩn giấu cá nhân thông qua hành vi Tình dục không chỉ là những tiếp xúc động chạm cơ thể, mà còn là những cảm xúc, suy nghĩ, nhu
cầu bản năng của con người Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng: tinh dục
được hiểu đơn giản là “Mét mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm xúc và hành
vi giới tính của một người Tình duc có thé là biểu hiện cảm xúc và cũng có thé là những
hoạt động sinh ly”.
https://vI.wikipedia.org/wik1/Tình_ dục - :
W George D Zgourides, Christie S Zgouride - Thyc Tế Về Hoạt Động Tình Dục Ö Con Người, Dich giả Nguyễn
Hong Trang, tr.1
Trang 13Quay rối tình dục (QRTD) (Sexual harassment) là một dang hành vi xâm hại đến quyền tự do tình dục của con người, qua đó có thể gây ảnh hưởng đến nhân phẩm người
khác Tuy nhiên, đây là một khái niệm khá rộng với nhiều cách hiểu khác nhau
Dưới góc độ lịch sử, thuật ngữ QRTD, hay còn gọi là “sách nhiễu tình duc” (Sexual harassment), là thuật ngữ đầu tiên được sử dụng vào năm 1973 trong Saturn’s ring (Vanh dai của sao Thổ) - một báo cáo của Mary Rowe cho Chủ tịch và Hiệu trưởng của Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) về các hình thức khác nhau về van đề giới.
Tuy nhiên, Mary Rowe cho rằng cô không phải là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này,
bởi “ORTD” đã được đưa ra thảo luận trong các nhóm phụ nữ ở Massachusetts vào đầu
về có thể tạo thành một vấn đề về an toàn và sức khỏe; hành vi này là phân biệt đối xửkhi một phụ nữ có những lý do hợp lý để tin tưởng rằng sự phản đối của người phụ nữ đó
sẽ gây ra bất lợi cho mình liên quan tới việc của minh, bao gồm cả tuyển dụng và thăngtiễn hoặc hành vi này tạo ra một môi trường thù địch li
Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng châu Âu (COE) coi QRTD là hành vi bat hợp pháp Ủy ban châu Âu của EU định nghĩa QRTD như sau: “Khi một thái độ có liên quan đến giới tinh thé hiện ở hình thức có từ ngữ, không từ ngữ hay bằng cơ thé có mục dich hay có tác động làm ton thương đến phẩm giá của một người hay tạo nên một môi trường mang nhiều doa dam, thù địch, hạ thấp, lăng nhục, xúc phạm hay bối rỗi Diéu
này bao gồm hành lý, bằng lời hoặc không lời không mong muốn””
? Nguyễn Thị Phuong, Quấy rồi tình dục tại nơi làm việc theo pháp luật Việt Nam Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2017.
Š Khuyến nghị chung số 19 của Uỷ ban về Xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống Phụ Nữ - Liên hợp quốc
7 https://vi.wikipedia.ore/wiki/Quấy rối tình dục
Trang 14biệt ba loại bao gồm: ORTD thé chất, lời nói và không lời và nói rằng đó là một loại các hành vi không thé chấp nhận Hành vi được xem xét là QRTD nếu đó là hành vi không mong muốn, không đúng, gây khó chịu; nếu sự từ chối của nạn nhân hoặc chấp nhận các hành vi quấy rồi tình dục ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến việc làm của mình hoặc tiễn hành tạo ra một môi trường làm việc đáng sợ, thù địch hay nhục nhã cho người
nhận ” W
Uỷ ban chuyên gia (CEARC) của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO khi thực hiện
Điều tra đặc biệt năm 1986 về Công ước 111 (không phân biệt đối xử trong nghề nghiệp
và việc làm) và Điều tra chung 1988 về Bình dang trong Việc làm và Nghề nghiệp đã nhận định: “ORTD được xác định là một hình thức cua phân biệt đối xử dựa trên giới tính
và quấy rồi tình dục phá hoại sự bình đẳng tại nơi làm việc bằng cách gây ra vấn dé về
dao đức của cá nhân, phúc lợi của người lao động; quấy rồi tình duc gây thiệt hại cho doanh nghiệp bằng cách làm suy yếu những nền tảng theo đó các mối quan hệ được xây
dựng và làm giảm sút năng suất" °
Ở Việt Nam, do hệ thống ngôn ngữ khác nhau, nên có rất nhiều khái niệm gangiống với QRTD và có thé dùng dé thay thế cum từ này, đặc biệt là trong các văn bản
được dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt như: “Quáy nhiễu tình dục”: “Sách nhiễu tình đục”; “ Sự ham doa tình dục”; “Cưỡng bức tình đục ”; Nhung về bản chất, các cụm
từ nêu trên đều mang một ý nghĩa giống nhau.
Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, “Quáy rd?” được hiểu là
“Làm cho rồi loạn, mat sự yên ổn, bình lặng” 10 Khi kết hợp với cụm từ “Tinh duc”, ta có khái niệm “Quay rồi tinh dục” Như vậy, có thé hiểu quấy rối tình dục là một hình thức
quấy nhiễu, làm rối loạn mà mục tiêu của hành vi này là hướng về giới tính của người có
liên quan |
Š Ủy ban các Cộng đồng châu Âu
° * Uy ban chuyên gia CEARC của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO)
' Nguyễn Như Y, Đại tir điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông Tin, 01/1999.
! Nguyễn Thị Bình, Đào Huy Khánh, Cù Minh Ngọc - Pháp luật Lao động về chống quấy rồi tình đục tại nơi làm
việc ở một số quốc gia trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Tr.12
Trang 15Tại Hà Nội, vào sáng ngày 02/12/2016, Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động Thương binh & Xã hội kết hợp với Tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) cùng Trung tâm Nghiên
cứu Giới — Gia đình & Môi trường trong Phát triển (CGFED) đã công bố báo cáo “Tang
dau tư công hiệu quả, vì một Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái” Bản báo cáo tóm tat đã nhận định: “ORTD bao gồm các cử chỉ, hành vi khiến đối phương cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý và tình dục như việc nam giới nhìn cham chằm, có ý để lộ các bộ
phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bên ngoài hay ve van, tán tinh
bằng các tin nhắn gợi dục ”!?
Tại Việt Nam, hành vi QRTD từng được nhắc đến trong Bộ luật Lao Động, nhưng
hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào trong luật quy định về hành vi này Mới đây, với sự giúp đỡ của tổ chức ILO, Vụ Pháp chế cùng Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam, Phòng Thuong mại và Công nghiệp Việt Nam đã xây dựng và công bố “Bồ quy tac
ứng xử về ORTD tai nơi làm việc” Theo bộ quy tắc ứng xử nay, “ORTD là hành vi có
tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới” Đây là dạng
hành vi không được chấp nhận, không được mong muốn và không hợp lí, xúc phạm đến nhân phẩm của người khác, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc bất ôn cho chính bản thân người bị quấy rối và cả những lao động khác.
Nhìn chung, các định nghĩa trên về hành vi QRTD do các Tổ chức Quốc tế cũng
như Việt Nam nêu ra mới chỉ bó hẹp trong phạm vi lĩnh vực lao động và việc làm Trong
khi qua nghiên cứu thực tiễn phát triển của xã hội, chúng tôi nhận thấy hành vi QRTD đang ngày càng phát triển, người thực hiện hành vi có thé là bất ky ai, nơi xảy ra có thé ở bat kỳ đâu như trường học, nơi làm việc, nơi công cộng hoặc những nơi khác Do đó, đểphù hợp với đề tài nghiên cứu “Hình sự hóa hành vi quấy rồi tình dục”, nhóm chúng tôi
đề xuất một định nghĩa về hành vi QRTD như sau:
“Quay rồi tình duc là việc một hay nhiều người có lời nói, hành động hoặc ngôn ngữ thân thé (body language) hướng đến giới tính của người khác, gây ton thương đến
,
danh du, nhân phẩm của họ, tạo ra một môi trường bat ôn cho người khác.
"2 Báo cáo tóm tắt “Vi một thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Nơi giác mơ thành hiện thực”, Tr.07
Trang 161.2 Biểu hiện của quấy rối tinh dục
Từ định nghĩa nêu trên về QRTD, chúng ta có thé thấy biểu hiện của hành vi này
khá đa dạng Khi chưa hiêu được khái niệm rõ ràng của cụm từ này, đa sô mọi người
| thường nhằm tưởng rằng: chỉ khi xảy ra quan hệ tình dục hoặc có những hành động vuốt
ve, sờ mó thì mới gọi là QRTD; còn với những hành vi khác cũng có mục đích hướng đến tình dục như gọi điện thoại, nhắn tin nói bóng gió hoặc nói thang về "chuyén ay", gui hinh anh, tài liệu có nội dung khiêu dâm lại chưa được coi là "quay rồi tinh duc”.
QRTD là hành vi nguy hiểm, người bi QRTD có thé là nam giới, nữ gidi, Tuy
nhiên, dù thuộc đối tượng nào đi chăng nữa, nạn nhân QRTD sẽ luôn phải chịu đựng
những tôn thương lớn về tinh thần có thé dẫn đến căng thang hoặc tram cảm tùy thuộc
vào khả năng tâm lý của người bị quấy rối Các nhà tâm lý học và nhân viên xã hội báo cáo rằng QRTD nghiêm trọng hoặc mãn tính có thể có những ảnh hưởng tâm lý giống
như hãm hiếp hoặc tắn công tình dục
Có thể tham khảo quan điểm của các tô chức quốc tế và các quốc gia nghiên cứu
về hình thức biểu hiện của hành vi QRTD Theo các tổ chức quốc tế và các quốc gia,QRTD là hành vi mang bản chất tình duc hay liên quan đến tình dục, hình thức biểu hiệncủa QRTD bao gồm: QRTD bằng hành động; QRTD bằng lời nói; QRTD bằng hành vi
phi lời nói:
- ORTD bằng hành động bao gồm các tiếp xúc không mong muốn lên cơ thể người
khác, từ hành vi sờ soạng, sàm sỡ, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tắn công tình
dục.
- ORTD bằng lời nói bao gồm các nhận xét với ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tinh dục; những nhận xét về trang phục hay cơ thé của một người nào
đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ Thậm chí, hình thức này bao gồm cả những đề nghị
và những yêu cầu mà người khác không mong muốn như lời mời đi choi, ga gam, dụ dỗ
một cách liên tục.
- ORTD bằng hành vi phi lời nói gồm các cử chỉ, biêu hiện không đứng đắn, ngôn
ngữ cơ thể kiểu khiêu khích, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón
tay, liêm lưỡi Hình thức này cũng bao gôm sự trưng bày các tài liệu khiêu dâm trên man
Trang 17hình máy tính hay các banner, áp phích cũng như thư điện tử, ghi chép, tin nhắn rõ ràng
liên quan đến tình dục
Có thể hiểu những hành vi này một cách đơn giản là những lời nói hoặc phi lời nói
liên quan đến tình duc như: tán tỉnh, gửi ảnh, tặng quà, tin nhắn, sở mó, sàm sỡ, đeo bám
ép buộc người bị hại và có thể nghiêm trọng hơn như ép quan hệ tình dục, cưỡng dâm,
tống tiền
Như vậy, có thể thấy nội hàm của QRTD rất rộng, bao gdm cả dâm 6 và những
hành vi mang tính chất tình dục khác
2 Quấy rối tình dục theo quy định của pháp luật Việt Nam
2.1 Quấy rối tình dục theo quy định của pháp luật lao động
Ở Việt Nam trước đây chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về hành viQRTD Vi vậy, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ con số thống kê cụ thể nào về số lượngcác vụ việc hay số lượng nạn nhân của QRTD tại Việt Nam, trong khi hành vi QRTD vẫnđang xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội, gây bất ôn cho đời sống con người QRTDxảy ra ở mọi nơi, từ công sở, nhà trường, các nơi cộng cộng như bến xe, công viên, rạpchiếu phim, trên đường phố thậm chí ngay trong chính gia đình của nạn nhân Đối
tượng của những kẻ QRTD thường là phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên cũng không ngoại trừ
nam giới 'Ÿ
- Hành vi QRTD chưa được pháp luật Việt Nam quy định bởi các nhà làm luật và
các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi này chỉ vi phạm đạo đức và thuần phong mỹ tục củangười Việt, chưa gây hậu quả nặng nề đến mức phải can thiệp bằng pháp luật Tuy nhiên,
sau một quá trình nhận thức và trải qua thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực lao động đã
chứng minh, hành vi QRTD đã xảy ra rất nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ
lao động, đặc biệt đối với người lao động
Chính vì thế, năm 2012, lần đầu tiên cụm từ “quấy rồi tình dục” xuất hiện trong
một văn bản pháp luật của Việt Nam đó là Bộ luật lao động 2012 Theo đó, hành vi QRTD được xác định là một hành vi bị nghiêm cam và là căn cứ dé người lao động có
3 Can bổ sung lội quấy rối tình đục vào nhóm tội xâm phạm tình duc trong bộ luật hình sự năm 2015 — Ths.S Nuyễn
Thị Ngọc Linh — Tap chí TAND sô 05/2017
Trang 18quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Cu thé, trong Bộ luật Lao Động năm
2012, khoản 2 Điều 8 quy định “Cấm ngược đãi người lao động, quay rồi tình duc tại nơilàm việc ”; điểm c, khoản 1, Điều 37 quy định người lao động có quyền đơn phương chấmrat hợp đồng lao động nếu “Bi øgược đãi; quấy rối tình dục; cưỡng bức lao động”;khoản 4, Điều 182 quy định người lao động giúp việc tại gia đình có nghĩa vụ tố cáo nếungười sử dụng lao động có hành vi QRTD “7: 6 cáo với cơ quan có thẩm quyên nếu người
sử dung lao động có hành vi ngược đãi, quấy rồi tình duc, cưỡng bức lao động hoặc cónhững hành vi khác vi phạm pháp luật ”'°
Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2012 đã có hiệu lực được 05 năm Nhưng chúng ta
van gap rất nhiều khó khăn khi xây dựng định nghĩa về QRTD, từ việc có nhiều quan
niệm trái chiều cũng như từ khả năng chứng minh hành vi QRTD tại nơi làm việc trênthực tế là không cao; hậu quả của hành vi khó xác định; nạn nhân thường né tránh, che
giấu, không muốn công khai Đây cũng là các lý do chủ yếu dẫn đến sự thiếu vắng định
nghĩa chính thức về hành vi QRTD trong các văn bản luật hiện hành
Với sự giúp đỡ của ILO, ngày 25/05/2015, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam
đã công bố “Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam” ÔngGyorgy Sziraczki - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam đã đánh giá việccông bố Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc là một bước tiến của Việt Nam
trong công cuộc đấu tranh chống lại bạo lực trên cơ sở giới tại nơi làm việc ' Tuy nhiên,
Bộ Quy tắc Ứng xử này không phải là văn bản pháp luật, không mang giá trị pháp lí màthay vào đó, nó được khuyến khích áp dụng rộng rãi vào nội quy của các doanh nghiệp,các cơ quan trên cơ sở tự nguyện để người lao động lẫn người sử dụng lao động nhận thức
rõ được về hành vi QRTD.
Theo đó, không phải mọi hành vi có tính chất tình dục đều là QRTD; mà QRTD là
“Hành vi có tính chát tình duc gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới,
4 Bộ luật lao động năm 2012 ;
! Nguyễn Phan; Bộ Quy tắc ứng xử về quấy roi tình duc tại nơi lam việc: Chi dừng ở khuyến cáo; Báo An ninh
Thủ đô; Ngày 27/05/2015
Trang 19đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý, làm xúc phạm
đối với người nhận” QRTD có thé diễn ra dui nhiều hình thức, ví dụ như hành vi quấy
rồi thé chất (bao gồm hành động tiếp xúc, cô tình dung cham sờ mó, cấu véo, thậm chí tấn
công tình duc, ); hành vi quay rỗi bằng ngôn ngữ (bao gom những nhận xét không phùhợp, thiếu đúng đắn, có ngụ ý vé tình dục, đưa ra dé nghị, yêu cau không được mong
muốn một cách liên tục ); hành vi quấy rỗi phi ngôn ngữ như sử dụng ngôn ngữ cơ thểkhông đúng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm Trong đó, QRTD bằng ngônngữ chính là hình thức quấy roi thường gặp nhất ở Việt Nam, chang hạn như những lời lẽ
đánh giá, bình phẩm về ngoại hình, những bộ phận nhạy cảm của người phụ nữ Đối với
nhiều người đặc biệt là nam giới, họ coi hành động quấy rối bằng ngôn ngữ là điều bình
thường, vô cùng quen thuộc nhưng thực tế, nó lại trực tiếp xúc phạm đến nhân phẩm và
danh dự người bị hướng đến, là biểu hiện của hành vi QRTD
2.2 Quấy rồi tình dục trong pháp luật hình sự Việt Nam
Trong pháp luật Hình sự Việt Nam, cụm từ “gudy rồi tình duc” hiếm khi được
nhắc đến Trước năm 2015 chỉ có hành vi QRTD ở cấp độ cao hơn như dâm ô với trẻ em
mới được coi là tội phạm “76i đâm 6 với trẻ em” được bổ sung tại Điều 202b BLHS năm
1985 theo quy định ở Khoản 6, Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sựban hành ngày 10/05/1997 Trong các lần sửa đổi, thay đổi sau đó, tội dâm ô với trẻ emđược quy định trong 5 khoản của Điều 116 BLHS 1999 sửa đổi, bố sung năm 2009; đến
khi BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 ra đời thì tội phạm nay được quy định tạiĐiều 146 với 4 khoản
Theo quy định của Pháp luật Hình sự, dâm ô với trẻ em được hiểu là hành vi củangười đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dim dục đối với người dưới 16 tuôinhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân Hành
vi dim 6 được thể hiện đa dạng như; sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng
bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân
sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng không có ýđịnh giao cấu với nạn nhân Chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ, nhưng chủyếu là nam và nhất thiết phải đủ từ 18 tuổi trở lên Điều 202b BLHS năm 1985, sửa đổi bỗ
Trang 20sung năm 1997 chỉ quy định “#gười nào” có hành vi dâm 6; Điều 116 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định “øgười nào đã thành niên”; Điều 146 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định cụ thé “người nào từ đủ 18 tuổi trở lên”, phạm vi
truy cứu TNHS đối với người phạm tội này bị thu hẹp hơn điều 202b BLHS năm 1985 "°.
Đến năm 2015, Pháp luật ghi nhận thêm một dạng của hành vi QRTD là tội phạm
trong BLHS Đó là hành vi sử dụng trẻ em dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được
quy định tại Điều 147 BLHS 2015: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép
buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình dién khiêu dâm dưới moi hình thức, thì bi phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” — một số trường
hợp nghiêm trọng hơn có mức hình phạt đến 12 năm tù
Có thể thấy, nội hàm khái niệm QRTD rất rộng, bao gồm nhiều dạng hành vi, có
thể là hành vi dâm ô hoặc hành vi xâm hại tình đục khác Tuy nhiên có thể thấy, Pháp luật
Hình sự, cụ thể hơn là BLHS Việt Nam mới chỉ quan tâm đến hành vi xâm hại tình dục
trẻ em, với phạm vi còn khá hẹp mà bỏ ngỏ đối với những dạng hành vi QRTD khác vớingười từ đủ 16 tuổi trở lên — những hành vi nguy hiểm đáng kể xâm hại quyền nhân thân
của con người.
2.3 Hình thức xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục
Trong Pháp luật lao động Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2012 đã đề cập đến
hành vi QRTD tại Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi “nguoc dai
người lao động, quay rồi tình dục tại nơi làm việc”, Điều 37 về Quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động của người lao động có quy định:
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền
đơn phương chấm đứt hop đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau
đây:
c) Bị ngược đãi, quấy rồi tình dục, cưỡng bức lao động”
Điều 182 về nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình bao gồm “hôngbáo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nan, de doa
'6 Th.S Dinh Văn Qué; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Phần các Tội phạm, Tập 1; Tr.117
Trang 21an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
Đồng thời Điều 183 Bộ luật này cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với
người sử dụng lao động, trong đó có nhấn mạnh: cấm người sử dụng lao động có hành
vì “ngược đãi, quay rồi tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là
người giúp việc gia đình” Pháp luật Việt Nam đã đưa ra những hình thức xử phạt đối với
những hành vi này như sau:
Về xử phạt vi phạm hành chính: Một vài dạng của hành vi QRTD cũng được ghi
nhận như một hành vi vi phạm pháp luật và có chế tài xử lý không đáng kế Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa
cháy, phòng chống bạo lực gia đình có quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 5 xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng Theo đó, “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000
đồng đến 300.000 đông” đối với người “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” Điều 52 Nghị định này cũng có quy địnhhành vi “kích động tình duc hoặc lam dung than thể đối với thành viên gia đình mà thành
viên đó không phải là vợ, chỗng” có thể nhận mức xử phạt 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng Có thể thấy, những hình thức xử lí được đưa ra tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP còn
quá nhẹ, chưa đảm bảo được tính răn đe mạnh mẽ.
Vé xử lý hình sự: Nếu hành vi QRTD xúc phạm nghiêm trong đến nhân phẩm, danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự về “7ôi làm nhục người khác”'” Tuy nhiên, nếu không có hậu quả cần chứng minh là nạn nhân cảm thấy vô cùng nhục nhã, tủi
hé thì hành vi QRTD vẫn không đủ điều kiện để cấu thành tội làm nhục người khác Và
trên thực tế, việc chứng minh được hậu quá này khá là khó khăn, bởi khả năng nhận thức
của mỗi người là khác nhau Một hành vi khiến người này cảm thấy nhục nhã, tủi hỗ
nhưng người khác có thể lại coi đó là điều bình thường
Có thể thấy, đối với một số tội phạm xâm hại đến tình dục của người khác như
hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm, chê tài hình sự của nước ta khá nghiêm khác Khung
! Điều 155 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Trang 22hình phạt dành cho những tội này có thê lên tới chung thân hoặc tử hình (ường hợp nan
nhân dưới 16 tuổi)
Tuy nhiên, đối với những hành vi chỉ dừng lại ở mức độ sờ mó, đụng chạm thân
thể, lời lẽ khiếm nhã mà không có tính chất giao cấu thì BLHSViệt Nam hầu như
không điều chỉnh, mặc dù hậu quả của những hành vi này đối với nạn nhân cũng rất nặng
nề Đối với trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì những hành vi QRTD dạng này
có thé bị khép vào “7ôi đâm ô đối với người đưới 16 tuổi” theo Điều 146 BLHS 2015 và
có mức cao nhất của hình phạt tù lên đến 12 năm tù hoặc “7ôi sử dung người đưới 16 tuổi vao mục đích khiêu dâm” tại Điều 147 BLHS 2015 quy định “Người nào du 18 tuổi trở lên ma lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp
chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm ” — một số trường hợp nghiêm trọng hơn có mức hình phạt đến 12 năm tù.
3 Phân biệt hành vi quấy rối tình dục với một số hành vi khác
Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) 2015 sửa đổi, bố sung năm 2017 đã quy định
nhóm các tội xâm phạm tình dục bao gồm: Tội hiếp dâm (Diéu 141); Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuôi
đến dưới 16 tuổi (Diéu 144); Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người
từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Diéu 145); Tội dâm 6 với người dưới 16 tuổi (Diéu 146); Tội
sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Diéu 147) Trong đó, tội phạm quyđịnh tại Điều 147 là một tội mới được bé sung vào BLHS
Hiện nay, việc phân biệt giữa hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm hoặc các hành QRTD
dục khác khá phức tạp Ranh giới giữa các hành vi này rất mơ hồ khi chúng đều xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của con người Bên cạnh đó, nhiều người
cũng nhằm lẫn giữa hành vi QRTD và tội làm nhục người khác Bởi vậy, việc phân tích
sự khác nhau giữa những tội phạm đã được BLHS ghi nhận với hành vi QRTD là yêu cầu
bắt buộc, qua đó cho thấy sự cần thiết phải hình sự hóa hành vi này
3.1 Hành vi quấy rối tình dục với tội hiếp dâm:
Việt Nam là một trong số những quốc gia mà tỉ lệ tội phạm hiếp dâm vẫn còn ởmức độ cao Hiện nay, chúng ta chưa có sô liệu thông kê về nạn nhân của tội phạm hiệp
Trang 23dâm mà mới chỉ có số liệu thống kê về số vụ và số bị cáo'Š, Kết quả thống kê cho thấy, số
vụ án về tội phạm hiếp dâm ngày càng tăng trong khi tông số vụ án của các tội ngày cànggiảm Tuy nhiên những số liệu này chỉ mang tính tương đối khi tìm hiểu về tội hiếp đâm ởnước ta, bởi đây là loại tội có tỉ lệ tội phạm ẩn rất lớn, rất nhiều vụ hiếp dâm không đượcđưa ra ánh sáng vì bản thân nạn nhân không mong muốn điều này
Pháp luật Hình sự Việt Nam đã nhấn mạnh: hiếp dam là “hành vi dung vii lực, dedoa dùng vũ lực hoặc loi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằngthủ đoạn khác giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhân” Điều 141 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định chế tài xử phạt
đối với tội phạm này là hình phạt tù, ngoài ra “#gười phạm tội còn có thé bị cam đảmnhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”
3.1.1 Hành vi khách quan và mục đích thực hiện
Điểm khác biệt cơ bản giữa hiếp dâm — hiểu theo quy định tại Điều 141 BLHS
2015 và QRTD là ở hành vi khách quan và mục đích thực hiện.
Người phạm tội hiếp đâm có thé là người có một trong các hành vi sau đây: dùng
vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thé tự vệ được của nạn nhân hoặc
thủ đoạn khác Những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong cấu thành tội
Lạ
^
hiếp dâm tương tự với hành vi khách quan của một số tội khác như tội cướp tài sản, tội cố
ý gây thương tích , tuy nhiên để cấu thành tội hiếp dâm, tất cả những hành vi đó đều
phải hướng đến mục đích giao cầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, trái với
ý muốn của nạn nhân
Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967 đề cập đếnkhái niệm giao cấu như sau: “Giao cấu: chỉ can có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộphận sinh duc của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trongkhông ké sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kế có xuất tinh hay không làtội Hiến dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ da
bị chà đạp” Còn “hành vi quan hệ tình dục khác” được nhắc đến trong điều luật là những
!Š TS Duong Tuyết Miên; Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp khắc phuc; Đặc san vé Bình Đăng Giới
Trang 24hành vi quan hệ tình dục nhưng không phải giao cấu, bao gồm những hành vi tình dục
không có sự tiếp xúc dương vật vào trong âm đạo hoặc hành vi tình dục với những bộ
phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng
ngón tay) Đây cũng là một điểm mới của BLHS 2015 khi mở rộng hành vi khách quan
của tội hiếp đâm hơn so với quy định tại Điều 112 BLHS năm 1985 - "ngwoi nào ding vũlực hoặc dùng thủ đoạn khác" và Điều 111 BLHS năm 1999 - "người nào ding vũ lực, dedoa dùng vũ luc hoặc lợi dung tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc đùngthủ đoạn khá giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ" Như vậy, hành vi khách
quan của tội hiếp đâm mang tính vũ lực, người phạm tội đã sử dụng bất kì thủ đoạn nào
dé có thé giao cầu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân
Trong khi đó, hành vi QRTD lại được thể hiện dưới nhiều hình thức như quấy rối
thé chất (có tình tiếp xúc, dung cham, sờ mó, cấu véo, tan công tình duc), quay rỗi bằnglời nói (bình phẩm ngụ ý về tình duc, lời nói có nội dung khiêu gợi ), QRTD bằng hành
vi phi lời nói (ánh mắt, cử chỉ ngón tay, liếm lưỡi ) Có thể hiểu một cách đơn giản lànhững hành động liên quan đến tình dục như: tán tỉnh, gửi ảnh, tặng quà, tin nhắn, sở mó,
đeo bám người khác hoặc nghiêm trọng hơn như ép quan hệ tình dục, tống tiền
Như vậy, hành vi QRTD ít nguy hiểm và ít mang tính vũ lực hơn hiếp dâm khithường dừng lại ở những hành động, cử chỉ, lời nói khiêu khích, gợi dục Điều này khác
với tội hiếp dâm — người phạm tội có thể dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác (bỏ thuốc mê, thuốckích dục ) Do đó hậu quả của hành vi QRTD ít nghiêm trọng hơn hậu qua ma hiếp dâm
gây nên.
Đồng thời, mục đích của kẻ QRTD không han là giao cấu hay thực hiện quan hệtình dục khác với nạn nhân, mà đơn giản chỉ để thỏa mãn khoái cảm hay bản năng tìnhdục lệch lạc của bản thân khi nhìn nạn nhân bị quấy rỗi đang xấu hồ, nhục nhã và đaukhổ Những người QRTD thường không có nhiều âm mưu, thủ đoạn như người thực hiện
hành vi hiếp dâm, ma đơn giản hơn, họ thường coi hành vi QRTD của minh là một thú
vui tiêu khiển, thỏa mãn bản năng tính dục Người có hành vi QRTD có thể là những
người có chức quyên, có địa vị như: Sêp lớn trong công ty ép buộc, quây rôi nhân viên
Trang 25cấp dưới; giáo viên lợi dụng quan hệ thầy trò để quấy rối học sinh/sinh viên; bác sĩ quấy rỗi bệnh nhân hay y tá trong bệnh viện
Tuy nhiên cũng có những người thực hiện hành vi QRTD mang tính chất bệnh
hoạn Theo y học, họ là những “bệnh nhân” của chứng nghiện tình dục, chứng háo dâm,
chứng thị dâm Đó là những người luôn luôn bị tình dục thôi thúc, bị bức xúc phải đi
tìm cách giải tỏa nhu cầu tình duc Họ lic nào cũng cảm thấy thèm khát tình dục và mang cảm giác bat an vì không được giải tỏa, do đó họ tìm đến việc QRTD người khác ở những
nơi công cộng, trên những phương tiện giao thông như tàu điện, xe buýt Bản thân
những người có hành vi QRTD mang tính chất bệnh hoạn như thế thường không dám
thực hiện hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm mà họ chỉ đám dừng lại ở việc quấy rối, gây nên
sự phản cảm và sợ hãi đối với người khác ở những nơi xảy ra vụ việc.
3.1.2 Thái độ của nạn nhân
Điểm khác biệt tiếp theo giữa tội phạm hiếp dâm và hành vi QRTD là thái độ của
nạn nhân Theo quy định tại khoản 1 Điều 141, hiếp đâm luôn là hành vi “trdi với ý muốn của nạn nhân” Đây là dau hiệu bắt buộc trong cấu thành tội hiếp dâm, nạn nhân phải bị người phạm tội ép buộc, cưỡng bức, đe dọa và hoàn toàn không mong muốn hành vi hiếp dâm xảy ra Thông thường khi xác định tội phạm người ta chỉ xét đến ý thức chủ quan của người phạm tội, nhưng đối với tội hiếp dâm, thì ý thức chủ quan của người bị hại lại là van dé rất quan trọng dé xác định có tội hay không có tội |”
Thực tế đã xuất hiện một số trường hợp chúng ta không thê xác định được nạn nhân
có thực sự bị giao cấu trái ý muốn hay không Nhiều nạn nhân khi đứng trước tòa cho rằng mình bị hiếp dâm, trong khi người phạm tội lại khẳng định hai bên tự nguyện Thậm chí giữa nạn nhân và người phạm tội còn có thé tồn tại những thỏa thuận ngầm khác Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp hiếm gặp, rất ít xảy ra và theo quy định của pháp luật, dấu hiệu trdi với ý muốn của nạn nhân van là dâu hiệu bắt buộc của cấu thành tội hiếp dâm, nhưng dấu hiệu này chỉ có ý nghĩa đối với trường hợp người bị hại từ đủ 13 tuổi trở
lên, còn nêu người bị hại dưới 13 tuôi thì dù có trái ý muôn của nạn nhân hay không,
'3'Th.S Dinh Văn Quế; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Phan các T ôi phạm, Tập 1; Tr.89
Trang 26người có hành vi giao cấu hay hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân đều là phạm
tội hiếp dâm và sẽ bị truy cứu TNHS
Nếu hiếp dâm bắt buộc là hành vi trái với ý muốn của nạn nhân thì QRTD lại không han là như thế Khi bị QRTD, những nạn nhân đều sẽ cảm thấy khó chịu, xấu hỗ, tủi nhục thậm chí phẫn nộ Nhiều người lựa chọn giải pháp trốn tránh, xin nghỉ việc, xin chuyển nơi công tác , rat ít người dám đứng ra tố cáo, đấu tranh dé bảo vệ bản thân Tuy nhiên rất nhiều trường hợp nạn nhân lại tình nguyện, cam chịu thậm chí có thái độ đồng thuận khi bị QRTD nhằm mục đích vụ lợi, vì tiền bạc, địa vị, cơ hội Người ta gọi đây là
"guy tắc ngâm" về chuyện QRTD ?” Theo đó, nhiều người quan niệm rằng phụ nữ không
phải bị quấy roi, mà là họ tự nguyện "tudn thi" dé đỗi lại lợi ích cho mình Một nữ nhân
viên công sở chấp nhận những hành động quấy rối của ông chủ để được “cát nhắc” Một
nữ sinh viên dé mặc cho thầy giáo trêu gheo, sờ soạng, đùa cot nhằm “sỡ điểm” Người bị quấy rối không hoàn toàn mong muốn hành vi QRTD xảy ra, nhưng họ chấp nhận việc mình bị quấy rối dé đạt được mục đích khác cho bản thân Đây là tình trạng khá phổ biến
trong xã hội hiện nay và chính điều này lại càng khiến cho nhiều người không dám lên
tiếng khi bị QRTD.
3.1.3 Hậu quả của hành vi
Tội hiếp dâm hay hành vi QRTD đều xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của con người, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nhà nước và xã hội Tuy nhiên, hậu quả của tội hiếp dâm và hậu quả của hành vi QRTD lại có sự khác nhau về tinh chất,
mức độ nghiêm trọng.
Có thể thấy, bên cạnh việc xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và xã hội, tội hiếpdâm để lại cho nạn nhân những hậu quả, tôn thương nặng nề, nghiêm trọng về thé chất lẫn tinh thần Nạn nhân phải gánh chịu những nỗi đau thể chất như bị sốc, chịu nhiều thương tật trên cơ thể do bị người phạm tội dùng vũ lực; bệnh tật truyền nhiễm qua đường tình dục do bị thực hiện hành vi giao cau hay hành vi quan hệ tình dục khác; thậm chi nan
°° Nguyễn Lai; 70% sinh viên bị quấy rối tình duc nhưng không dám tố giác; Baomoi.com; bài đăng ngày
10/01/2018
Trang 27nhân có thể có thai; Đồng thời, hành vi hiếp đâm gây ra những tổn thương về tỉnh thần của nạn nhân là điều không thê tránh khỏi:
Theo cuộc thăm dò, nghiên cứu của tác giả Patricia A.Restiek cùng một số đồng
nghiệp ở Mỹ về những xúc cảm cũng như phản ứng tâm lý của những nguời phụ nữ sau
khi trở thành nạn nhén cua tội hiếp dam, kết quả thu được như sau: 96% nạn nhân rơi vào
trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình; 92% nạn nhân rơi vào rối loạn tâm lý Một
số nhà nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả: ngay trong tuần đầu tiên, 94% nạn nhân rơi vào trạng thái chấn động mạnh về tâm lý và sau 03 tháng kế từ khi xảy ra vụ hiếp dâm,vẫn còn tới 47% nạn nhân rơi vào trang thái nói trên” Bên cạnh đó, khác với người dân ở
các nước phương Tây, con người Việt Nam mang đậm bản chất truyền thống phương
Đông Người phụ nữ Việt Nam lấy chữ “¢rinh” làm đầu nên nếu vụ việc hiếp dâm xảy ra, nạn nhân rất dé rơi vào trạng thái xấu hồ, nhục nhã và cảm thấy không có lối thoát, dẫn
đến một số nạn nhân nghĩ quan, chọn cách tự sát dé được giải thoát Chình vì thế, không
phải ngẫu nhiên mà Pháp luật Việt Nam có quy định các tình tiết định khung tăng nặng
nếu hành vi hiếp dâm khiến nạn nhân bị “rối loạn tâm thân”, “làm nạn nhân chết hoặc tự
sát” Những nỗi dau thể chất và tỉnh thần này không phải là hậu quả nhất thời mà nó sẽ
kéo dài trong suốt cuộc đời sau này của nạn nhân Việc bị xâm hại sẽ ám ảnh cả đời đối với nạn nhân và khiến họ luôn nghĩ tiêu cực về xã hội Thậm chí nghiêm trọng hơn, nhiều nạn nhân sẽ bị rối loạn về tình dục dẫn đến có lối sống sai lệch, buông xuôi.
Hành vi QRTD cũng để lại hậu quả về thể chất và tinh thần cho nạn nhân nhưng ở một mức độ nhẹ hơn so với tội hiếp dâm Bất cứ một hành vi QRTD nào, dù ở hình thức nhẹ nhàng nhất như những lời tán tỉnh tục tấu, đùa cot liên quan đến giới tính hay những ánh mắt số sàng, thô lỗ cũng dé lại cảm giác khó chịu, bức xúc cho nạn nhân Những hành động cố ý đụng chạm thân thể, đặc biệt là những vùng nhạy cảm của cơ thé tại nơi công
cộng như trong công viên, trên xe buýt, trên tàu điện, trong thang máy gây hứng thú
cho kẻ quấy rối thì cũng gây sự bực bội, sợ hãi và phan nộ cho nạn nhân Hơn nữa, hành động gạ gẫm, sàm sỡ hoặc dùng tiền bạc, lợi ích vật chất khác để có thể QRTD cũng đủ
*“TS.Dương Tuyết Miên; Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp
khắc phuc; Đặc san về Bình Đăng Giới
Trang 28để làm nạn nhân cảm thấy bị tôn thương lòng tự trọng, bị xúc phạm đến đanh dự, nhân phẩm Nạn nhân luôn phải sống trong sự sợ hãi, sợ bị đàm tiếu, sợ bị trả thù, sợ bị phanh phui Khi những hành vi QRTD lặp đi lặp lại dai dang sẽ làm cho nạn nhân từ trạng thái xấu hỗ, bực mình, khó chịu chuyển sang sợ hãi, hoang mang, rơi vào khủng hoảng tinh thần, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng làm việc Sự thương tổn về mặt tinh
thần, cảm thấy mình bị xúc phạm đến nhân phẩm, các nạn nhân của có thể mắc các hội
chứng suy nhược, căng thắng dồn nén lâu dài sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng hơn Cuộc sống của nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề vì tâm ly bị thay đổi tiêu cực Nạn nhân bỏ việc,
nghỉ làm, thay đổi chỗ ở, thay đổi thói quen sinh hoạt, sống thu mình lại và xa lánh xã hội
vì họ phải chứng kiến sự thờ ơ, vô cảm của mọi người xung quanh khi nhìn thấy mình bị QRTD Uy ban bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Mỹ đã kết luận trong một bản tổng kết rằng
“Quay rồi tình duc là một trong những nguyên nhân cắn trở chủ yếu người phụ nữ trong
việc thăng tiến nghề nghiệp, kết quả và sự hài lòng đối với công việc cua ho”.
Ngoài tác động đến tâm lý, QRTD cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân Những tác động tâm lý có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày, tăng huyết áp,
rối loạn chức năng sinh lý, sợ hãi các mối quan hệ ” Những hành động cưỡng ép dé thực
hiện QRTD cũng có thé dé lại thương tích trên cơ thé nạn nhân Thậm chí, nhiều nạn nhân lựa chọn cách làm đau chính bản thân mình để giải tỏa nỗi sợ hãi, hoang mang, áp lực khi
bị QRTD Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tội phạm, tỉ lệ người mặc bệnh tram cảm ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây.
3.1.4 Hình thức xử phạt
Người phạm tội hiếp dâm có thé chịu hình phat tù từ 02 đến 07 năm cho trường hợp phạm tội nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 141 BLHS:
*J Nguoi nào dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực hoặc lợi dung tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác trái với ý muon của nạn nhân, thi bị phat tù từ 02 năm dén 07 năm ”.
? Tuần Hà; Hậu quả tiêu cực của quấy rối tinh duc; Báo Vietnamnet; ngày 31/03/2010
Trang 29Người phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 141 BLHS thi sẽ chịu hình phạt tăng nặng định khung: phạt tù từ 07 đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 2; từ 12 đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 3 và phạm tội đối với người đủ 16 đến dưới 18 tuổi sẽ bị phạt tù từ 05 đến 10 năm.
Ngoài ra, bên cạnh hình phạt chính là phạt tù, người phạm tội còn có thé bi cam
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm (Khoản 5 Điều 141) Điều đó cho thấy pháp luật Việt Nam hiện nay đã có chế tài xử phạt
rất nghiêm khắc đối với những kẻ phạm tội hiếp dâm
Tuy nhiên, hành vi QRTD hiện nay lại chưa được quy định hình thức xử phat hợp
lý, cụ thể, rõ ràng Pháp luật chưa có những chế tài xử phạt thực sự nghiêm khắc đối với
hành vi này mà mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại
Điểm a, Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, “phat cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đông đến 300.000 đông” đối với người “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích,
trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” Điều 52 Nghị định này cũng
có quy định hành vi “kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia
đình mà thành viên đó không phải là vo, chồng” chỉ phải chịu mức xử phạt 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng — một mức xử phạt rất thấp, không đảm bảo tính ran đe hiệu quả.
3.2 Hành vi quấy rồi tình dục với hành vi cưỡng dâm
3.2.1 Hành vi khách quan, mục đích thực hiện
Tội cưỡng dâm được quy định tại Điều 143 BLHS 2015 như sau:
“7 Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quân bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm ”
Về hành vi khách quan, người phạm tội cưỡng dâm là người không từ một thủ
đoạn nào: lừa phinh, mua chuộc, dụ dỗ, de doa hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi
chỉ là một lời hứa để thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại hoặc lợi dụng người
bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình Tương
tự như tội hiệp dâm, ở tội cưỡng dâm, hành vi giao cau với nạn nhân không chi là dâu
Trang 30hiệu khách quan của cấu thành mà nó là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội cưỡng dâm.
Nếu các dấu hiệu khác đã thoả mãn nhưng chưa có việc giao cấu xảy ra, thì chưa cấu
thành tội phạm Bởi mục đích của kẻ phạm tội sau khi đe dọa, dụ dỗ, hứa hẹn là để có
thể giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân.
Đồng thời, nạn nhân của tội cưỡng dâm là người có mối quan hệ lệ thuộc với
người phạm tội hoặc đang trong tinh trang quan bách Người bị lệ thuộc vào người phạm
tội cũng giống như sự lệ thuộc trong các tội “Hanh hạ người khác”, tội “Bức tr’ Sự lệ thuộc có thé là về vật chất (nhw được nudi dưỡng, được trợ giúp về điều kiện sinh sống
nh nhà tài trợ và người của trại trẻ mô cồi ), về xã hội (như giữa giáo viên với học
sinh, giữa bác sĩ với bệnh nhân), về tín ngưỡng (giữa tín dé với người có chức sắc tôn
giáo như cha xứ với con chiên ngoan đạo, ), về quan hệ gia đình (như giữa anh chị em
cùng cha khác mẹ ), về công tác (như giữa cấp trên với cấp dưới ) Có nghĩa là người phạm tội phải thực sự có uy thế, có vị trí uy tín nhất định đối với nạn nhân.
Còn người dang trong tinh trạng quan bách được hiểu là người dang gap những
khó khăn lớn hoặc gặp những hiểm họa như bệnh hiểm nghèo, phá sản, thiên tai, khiến người đó rơi vào sự túng quan, tinh thế cấp bách cần phải nhận được sự giúp đỡ ngay lập
tức Người rơi vào tình trạng quẫn bách không sáng suốt lựa chọn một xử sự bình thường như những người khác hoặc trong lúc bình thường khác” Chính vì thế, khi người phạm
tội đưa ra điều kiện giúp đỡ, nạn nhân đã lựa chọn “mién Cưỡng giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác” Điều này được hiểu là nạn nhân đã chấp nhận quan hệ
tình dục nhưng không phải là tự nguyện mà do sự tác động bởi các thủ đoạn của người
phạm tội (doa dam, dụ dỗ, lứa hen ) Tuy nhiên, nạn nhân vẫn phải còn khả năng
kháng cự, chưa bị tê liệt ý chí và khả năng tự vệ trước người phạm tội nhưng nạn nhân
vẫn lựa chọn không kháng cự lại hành vi của người phạm tội mà miễn cưỡng tuân theo điều kiện mà người phạm tội đưa ra Đây là điểm khác biệt cơ bản với tội hiếp đâm — nạn
nhân hoàn toàn tê liệt ý chí, không kháng cự và hành vi phạm tội hoàn toàn trái với ý muôn của nạn nhân.
* Th.S Dinh Văn Qué; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Phan các Tội phạm, Tập 1; Tr.105
Trang 31Khác với các hành vi kế trên, QRTD lại không nhằm mục đích giao cau với nạn nhân Hành vi khách quan của QRTD cũng có những điểm tương đồng với hành vi khách quan của tội cưỡng dâm, khi người thực hiện hành vi có thể sử dụng những thủ đoạn không mang tính chất bạo lực như dọa dam, hứa hẹn, lừa phinh, dụ dỗ để có thể thực hiện hành vi quấy rối : thầy giáo hứa hẹn cho điểm cao dé QRTD sinh viên mình hay kẻ quấy rối trên xe buýt doa dam sẽ hành hung nạn nhân nếu dám la lên dé mọi người biết
Kẻ QRTD không nhằm mục đích giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với nạn nhân, mà chỉ dừng ở những hành động, lời nói, cử chỉ sàm sỡ, đùa giỡn, trêu
chọc để nạn nhân phải xấu hỗ, khiếp sợ và đau đớn.
Hơn thế nữa, nếu giữa người phạm tội cưỡng dâm và nạn nhân có thé tồn tại mối quan hệ lệ thuộc, thì mối quan hệ giữa kẻ QRTD và nạn nhân lại khác Nạn nhân có thể là người phải lệ thuộc vào kẻ quấy rối trong các mối quan hệ mà kẻ quấy rối có thé là người
có uy thế, vị trí cao hơn nạn nhân như giáo viên với học sinh, thủ trưởng với nhân viên, quản lý với người làm công, bác sĩ với bệnh nhân, Tuy nhiên trên thực tế, các vụ việc QRTD thường xảy ra giữa những người không có mối quan hệ nào với nhau, như QRTD
nơi công cộng, trên xe buýt, trên tàu điện ngầm, trong thang máy, trong công viên Hành
vi QRTD thường xảy ra bat ngờ khiến nạn nhân bị sốc, rơi vào ling túng, sợ hãi và tê liệt phản xạ Thậm chí trong trường hợp trên xe buýt hay giữa đường phố đông người, nạn nhân không thé biết được ai là kẻ đang QRTD minh Do đó, việc xử lý kẻ QRTD trở nên rất khó khăn và nhiều trường hợp, nạn nhân thường bị dé lỗi “không biết bảo vệ bản thân” thay vì được giúp đỡ tìm bắt kẻ quấy rối Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hành vi QRTD hiện nay vẫn còn bị nhiều người xem nhẹ.
3.2.2 Thái độ của nạn nhân
Nếu hành vi hiếp dâm là hoàn toàn “trdi với ý muốn của nạn nhân” theo quy định
tại Khoản 1 Điều 141 BLHS 2015, thì trong tội cưỡng dâm, nạn nhân lại “mién cưỡng
giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác ” (Khoản | Điều 143
BLHS 2015) Bởi vì người thực hiện hành vi phạm cưỡng dâm là người đang trong mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, hoặc do nạn nhân đang ở trong tình trạng quẫn bách, nên
nạn nhân đã lựa chon chap thuận theo điêu kiện của kẻ phạm tội Du nạn nhân hoàn toàn
Trang 32không tự nguyện giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, nhưng nạn nhân
lại không có những hành động kháng cự, tự vệ dé thoát khỏi kẻ cưỡng dâm Thái độ của
nạn nhân ở đây là sự miễn cưỡng, lựa chọn thỏa hiệp với kẻ cưỡng dâm do trong trường
hợp đó, nạn nhân không thể có suy xét tỉnh táo, sáng suốt như người bình thường được.
Khác với nạn nhân của tội cưỡng dâm “mién cưỡng giao cấu hoặc miễn Cưỡng
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác ”, khi bị QRTD, những nạn nhân đều sẽ cảm thấy
khó chịu, xấu hồ, tủi nhục thậm chi phan nộ Nạn nhân của hành vi QRTD có thé chia ra 2 trường hợp: Một số người có phản ứng tự vệ, kháng cự ngay khi bị quấy rối Họ có thể
kêu lên dé tìm sự trợ giúp hay dùng lời lẽ và hành động để chống lại sự quấy rối Nhiều ˆ
người lựa chọn giải pháp trốn tránh, xin nghỉ việc, xin chuyển nơi công tác , nhiều người lại chọn giải pháp đấu tranh, đứng ra tố cáo hành vi quấy rối Có nghĩa là dù phản ứng với mức độ yếu ớt hay quyết liệt, thì những người này cũng đã có sự bài xích, khó
chịu với hành vi QRTD Tuy nhiên, lại có một số trường hợp nạn nhân tình nguyện, cam
chịu thậm chí có thái độ đồng thuận khi bị QRTD nhằm mục đích vụ lợi, vì tiền bạc, địa
vị, cơ hội Họ tự nguyện "ân theo" người có hành vi QRTD để đổi lại lợi ích cho mình.
Những người này có thể không mong muốn hành vi QRTD xảy ra, nhưng khi hành vi đó xảy ra thì họ lại lợi dụng nó dé đạt được mục đích của bản thân.
3.2.3 Hậu quả của hành vi
Mỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều để lại những ảnh hưởng xấu đến lợi ích của
nhà nước và của xã hội Do vậy ở phần này, chúng tôi sẽ nhận xét, đánh giá hậu quả xảy
ra đối với nạn nhân trực tiếp của hành vi đó — con nguoi.
Tương tự như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm được thực hiện với mục đích giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân cũng sẽ để lại cho nạn nhân
những hậu quả, tổn thương nặng nề, nghiêm trọng về thé chất lẫn tinh thần Về thé chất, nạn nhân có thể có thai, bị thương tật tạm thời hoặc thương tật vĩnh viễn trên cơ thể, bị các bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục, thậm chí là nhiễm các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như HIV Đồng thời, những tổn thương về tinh thần của nạn nhân là điều
không thể tránh khỏi: Nạn nhân có thể bị rối loạn tâm lý, sợ hãi, xấu hỗ, bế tắc đặc biệt là thất vọng tột độ khi người có hành vi cưỡng dâm mình lại là người mà bản thân tin tưởng,
Trang 33lệ thuộc Cho dù nạn nhân rơi vào tinh trạng quan bách nên mới chấp nhận miễn cưỡnggiao cấu, thì sau khi vụ việc xảy ra, nạn nhân vẫn phải chịu đựng những tốn thương nhấtđịnh như thất vọng và không tha thứ cho bản thân, chán nản, tuyệt vọng Hậu quả về vậtchất có thể được khắc phục theo thời gian, nhưng nỗi đau tinh than thì rất khó có thé chữalành được Rất nhiều trường hợp nạn nhân miễn cưỡng giao cầu để được người phạm tội
hứa hen sẽ giúp vượt qua tình trạng quan bách, sau đó nạn nhân lựa chọn cách tự sát Do
đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 143 BLHS 2015, Pháp luật có quy định tăng nặng hình
phạt nếu hành vi cưỡng dâm khiến nạn nhân bị “rối loạn tâm thân”, “làm nạn nhân chết
hoặc tự sát`.
Hành vi QRTD cũng dé lại hậu quả về thé chất và tinh thần cho nạn nhân nhưng ở
một mức độ nhẹ hơn so với tội cưỡng dâm Nạn nhân của hành vi QRTD ít phải chịu
những nỗi đau về thé chất hơn, bởi hành vi khách quan của QRTD dừng lại ở những hành
động lời nói, cử chỉ hướng đến giới tính, sự xâm hại về thể chất của hành vi này ít hơn sovới hành vi cưỡng dâm hay hiếp dâm
Tuy nhiên, tổn thương về tỉnh thần mà hành vi QRTD gây ra không hề thua kém
ton thương tinh thần của tội cưỡng dâm Bởi khi trở thành nạn nhân của hành vi QRTD,
người ta thường sống trong xấu hồ, sợ hãi, hoảng loạn, lo âu Nạn nhân sợ bị đàm tiếu, bịhủy hoại thanh danh, bị gây khó khăn trong công việc ảnh hưởng đến bản thân và giađình Nếu người QRTD là người có ảnh hưởng đến nạn nhân, nạn nhân thường khôngdám lên tiếng mà lặng lẽ chịu đựng sự quấy rối Do đó, nỗi sợ hãi càng bị dồn nén, kéodai gây nên ton thương tâm lý Nạn nhân không thé sống hạnh phúc khi trong lòng dang
lo sợ, căng thắng, bức xúc và phẫn nộ nhưng không dám giải tỏa Về lâu dài, cuộc sốngcủa nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng và xáo trộn Họ mat niềm tin vào xã hội, vào pháp luật và
công lý, dần dần sống thu mình lại
3.2.4 Hình thức xử lí
Người phạm tội cưỡng dâm có thé chịu hình phat tù từ 02 đến 07 năm cho trườnghợp phạm tội nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 143 BLHS:
Trang 34“1, Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người dang ở
trong tình trạng quân bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành viquan hệ tinh dục khác, thì bị phạt tù từ 0] nam đến 05 năm ”
Người phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3,
khoản 4 Điều 143 BLHS thì sẽ chịu hình phạt tăng nặng định khung : phạt tù từ 03 đến 10năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 2; phạt tù từ 10 đến
18 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 3 và nếu “cwỡngdâm người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi”, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 02 đến 07 năm theo
quy định tại khoản 4 của điều luật.
Ngoài ra, bên cạnh hình phạt chính là phạt tù, người phạm tội còn có thé bị cấmđảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm
(Khoản 5 Điều 143) Có thé thấy hình phạt tù cho tội cưỡng dâm nhẹ hon so với hình phạt
tù cho tội hiếp dâm, bởi xét đến cùng, thái độ của nạn nhân trong tội cưỡng dâm là “mién
cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tinh duc khác” Như đã phân
tích trên, hiện nay hành vi QRTD chưa được quy định hình thức xử phạt hợp lý và cụ thê.Quy định của pháp luật chưa đảm bảo được sự nghiêm khắc và đầy đủ để trừng trị nhữngngười thực hiện hành vi này cũng như răn đe đối với những người có ý định thực hiệnhành vi Ngay trong chính dư luận xã hội cũng chưa xem đây là hành vi nguy hiểm cho xãhội, thậm chí một số cá nhân vẫn xem đây là một hành vi bình thường và phô biến
3.3 Hanh vi quấy rối tình dục với hành vi làm nhục người khác
Người ta thường nhằm lẫn giữa hành vi làm nhục người khác và QRTD bởi đây
đều là những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người và đều rất khó déxác định mức độ thiệt hại Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, về bản chất, hai hành
vi này có sự khác nhau, cụ thé là về hành vi khách quan và mục dich thực hiện hành vi
Điều 155 BLHS 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
“1 Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đông đến 30.000.000 đồng hoặc phat cải tao
,
không giam giữ đến 03 năm
Trang 35Theo đó, người phạm tội làm nhục người khác phải là người có lời nói hoặc hành
động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, bắt trói,
tra khảo, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, v v Tat cả những hành vinày chưa tới mức cấu thành tội phạm như: Hiếp dâm, cưỡng dâm và không thuộc trườnghợp dâm ô với trẻ em, mà chỉ xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người
khác 4
Mục đích thực hiện những hành vi đó của người phạm tội là để trả thù, hạ nhục
người khác hoặc thỏa mãn thú vui hành hạ người khác chứ không có mục đích thỏa mãn
ban năng tính dục lệch lạc như hành vi QRTD Có nghĩa là tội làm nhục người kháckhông mang tính chất hướng đến tình dục, giới tính như hành vi QRTD Phần lớn người
phạm tội làm nhục người khác thường có thù han, mâu thuẫn rất căng thang với người bi
hại, đến mức buộc phải thực hiện hành vi phạm tội Còn hành vi QRTD thường khôngmang tính chất trả thù, bạo lực nghiêm trọng
4 Quy định pháp luật của một số nước trên thế giới về hành vi quấy rối tình
dục
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta dé dàng nhận thấy Việt Nam đã có sự ghi
nhận nhất định về hành vi QRTD tuy nhiên sự ghi nhận này còn tồn tại nhiều hạn chế
Nhìn ra thế giới, đã có nhiều quốc gia ghi nhận hành vi QRTD dưới góc độ hình sự, quy
định hành vi này là một tội phạm cần có chế tài xử lí hình sự
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về Pháp luật về phòng chống hành vi QRTD, chúng tôinghiên cứu những quy định của Luật hình sự một số nước trên thế giới về hành vi QRTD,
cụ thể là các quốc gia châu Âu (bao gồm CHLB Đức, Vương quốc Thụy Điền, Thụy Si);
Hoa Kì; các quốc gia châu Á (CHND Trung Hoa, Philipin, Malaysia, Ấn Độ)
Đặc trưng của hệ thống pháp luật tại các quốc gia châu Âu như CHLB Đức, Thụy
Điển, Thụy sĩ là sự coi trọng nhân quyền, trong đó đặc biệt nhấn mạnh quyền tự do về
tình dục của con người Hơn thế nữa, các quốc gia châu Âu có sự phát triển đáng né tronglĩnh vực Pháp luật thể hiện thông qua việc phần lớn các văn bản pháp luật trong hệ thốngnày mang giá trị pháp lý rất cao, kĩ thuật lập pháp rất tiễn bộ và đi trước nhân loại
4-Th.S Dinh Văn Qué; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Phân các Tội phạm, Tập 1; Tr.137
Trang 36Sau khi nghiên cứu pháp luật một số quốc gia Châu Âu, chúng tôi sẽ nghiên cứu về
hành vi QRTD trong Pháp luật Hình sự Hoa Ki Hoa Kì được mệnh danh là “xứ tyr ao”.
Nơi đây có một xã hội đa dạng về chủng tộc, là cái nôi phát triển khoa học — kĩ thuật củanhân loại, nơi rất nhiều nhà khoa học và chuyên gia di cư tới Chính vì thế, hệ thống Phápluật Hoa Kì rất được chú trọng phát triển Các nhà làm luật luôn đặt ra những quy địnhmạnh mẽ để bảo vệ quyền dân sự và quyền con người, đặc biệt là quy định chặt chẽ về tội
phạm liên quan đến tình dục.
Cuối cùng, chúng tôi đi sâu vào Pháp luật Hình sự một số quốc gia châu Á như
Trung Quốc, Philipin, Malaysia, An Độ, Nhật Bản - những quốc gia có lịch sử hình
thành, vị trí địa lý cũng như đặc điểm văn hóa, phong tục, đời sống xã hội mang nhiều néttương đồng với Việt Nam Điểm chung trong pháp luật các quốc gia Châu Á này là đã có
sự coi trọng nhân quyền tuy nhiên vẫn chưa thực sự phát triển được vấn đề nhân quyềntrong xây dựng pháp luật, đặc biệt là trong quy định về hành vi QRTD
Sau đây là quy định cụ thé của các nhóm quốc gia nói trên trong pháp luật hình sự
về hành vi QRTD:
| 4.1 Các quốc gia châu Âu
4.1.1 Cộng hòa Liên bang Đức
CHLB Đức là một quốc gia ở Tây Âu, với dân số vào khoảng 82 triệu người — làquốc gia thành viên đông dân nhất Liên minh châu Âu Đức đứng hàng đầu thế giới trongmột số lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, và là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trílớn thứ ba thế giới (2015) Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rấtcao được duy trì nhờ một xã hội có pháp luật nghiêm khắc và văn minh
Nước Đức đã có sự ghi nhận hành vi QRTD trong BLHS tại Chương 13: “Các fội
xâm phạm sự tự quyết về tình dục” (sự tự quyết trong quan hệ tình dục hoặc các hành vi
tinh dục khác) Cụ thé, theo bài viết “Tim hiểu hệ thống pháp luật Cộng hòa Liên bangĐức” đăng trên Tạp chí Luật học — Dac san 9/2011, tác gia có phân loại các tội về QRTD
? https://vi.wikipedia.org/wiki/Đức
Trang 37trong Chương 13 bao gồm: “Diéu 183 Các hành vi phô bày tình dục” và “Điều 183a
Gây ra sự phân nộ công khai” Số
Về chủ thé: Người trực tiếp thực hiện các hành vi phô bày tình dục này được xácđịnh là nam giới, theo khoản 1 Điều 183 có quy định: “øgười dan ông” phô bày tình dục
dé quấy rối người khác (bởi hành vi phô dâm này thường có xu hướng xảy ra ở nam giới)
Tuy nhiên hành vi phô bày tình dục này có hai trường hợp theo khoản 4 nếu được thựchiện bởi nam giới hay nữ giới thì đều có thể được hưởng hình phạt tự do để thử thách theokhoản 3 của điều luật Bên cạnh đó, Pháp luật Hình sự Đức có sự mở rộng chủ thé của tộiphạm tại Điều 183a khi quy định “người nào thực hiện công khai những hành vi tình duc
và qua đó có chủ định hoặc có ý thức gây ra một sự phan nộ” thì sẽ phải chịu hình phạt
tự do hoặc hình phạt tiền Như vậy, các nhà lập pháp Đức đã rất linh hoạt khi quy định về
chủ thể của các tội phạm quấy rối tình dục
Về khách thể: Các hành vi được quy định ở tội này xâm phạm tới quan hệ nhân
thân của nạn nhân cụ thé là danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người bị QRTD
Về mặt khách quan: Theo quy định tại điều 183, hành vi quấy rối ở đây được thực
hiện dưới hình thức phô bày tình dục - chính là công khai bộ phận sinh dục nhạy cảm của
mình với những người không hề có mong muốn nhìn thấy Biểu hiện cụ thể của hành vinày chính là sự hưng phan tình dục mãnh liệt khi cố tình để lộ bộ phận sinh dục của minh
trước những người không biết hoặc đang không có sự đề phòng; biểu hiện qua những ý
tưởng, sự thúc day và hành vi, hoặc những ảo tưởng về tình dục như vậy gây khó khăntrong cuộc sống, công việc của một người Hành vi phô này tình dục này được biết đếndưới một cái tên hoa mỹ khác là “sự phô bày khiếm nhã ””” Hành vi này không bao gồmviệc chạm vào hay quấy rối để quan hệ tình dục với nạn nhân chứng kiến bộ phận sinh
dục của kẻ phạm tội mà chỉ đơn thuần dừng lại ở việc phô bày bộ phận sinh dục
Ngoài ra, hành vi quấy rối tình dục còn được thực hiện dưới dạng hành động theo
quy định tại điều 183a Người phạm tội có thể là một người hay nhiều người thực hiện các
hành vi tình dục một cách công khai với mục đích dé cho nhiêu người có thê chứng kiên
? Xem phụ lục 1.
ae Nguyén Khánh Linh, Léch lạc tình duc: Phô dâm, thị dâm và loan duc cọ xát, Beautiful Mind, ngày 15 thang 04
năm 2016
Trang 38các hành vi này Các hành vi tình dục ở đây rất đa dạng có thể bằng lời nói, hành động
hay ngôn ngữ cơ thể miễn là thỏa mãn quy định tại Điều 184g “Những hành vi tình ducchỉ là những hành vi mà đối với đối tượng được pháp luật bảo vệ được coi là dang kể".Hành vi này hướng tới gây ra sự phẫn nộ, khó chịu đối với những người phải chứng kiến,quấy rối họ
Vè mặt chủ quan: Với tính chất của hành vi, có thể khẳng định rằng, tội phạm này
được thực hiện với lỗi cố ý nhằm thỏa mãn nhu cầu bệnh hoạn của người phạm tội vớimục đích làm cho nạn nhân phải sợ hãi, sốc, hoảng hốt Người phạm tội sẽ cảm thấy thích
thú và được thỏa mãn khi nhìn nạn nhân phải gào khóc hay hoảng sợ Đặc biệt để truy
cứu TNHS với hành vi tình dục công khai nêu trên, hành vi đó buộc phải kèm thêm dấuhiệu mục đích: nhằm gây ra sự phẫn nộ
Vé hình phat: Người có hành vi QRTD bang cách phô bay tình dục theo BLHSCộng hòa Liên bang Đức có thé bị phạt 01 năm hình phạt tự do hoặc phạt tiền Hình phạt
tự do có thé là hình phạt tự do suốt đời hoặc hình phạt tự do có thời hạn Tuy nhiên hình
phạt tự do chủ yếu được quy định là hình phạt có thời hạn, trường hợp hình phạt tự do
suốt đời chỉ có tính cá biệt ** Khoản 3 Điều 183 này còn quy định trường hợp được
hưởng hình phạt thử thách cho tội này sau khi trải qua một cuộc điều trị về khuynh hướngtình dục Tuy nhiên, người thực hiện hành vi này trong hầu hết các trường hợp sẽ chỉ bị
truy cứu theo yêu cầu nghĩa là các hành vi này sẽ chỉ bị đưa ra xem xét TNHS khi có đơn
yêu cầu từ phía bị hại Quy định này khiến cho tình hình tội phạm này khó được phát hiện
và xử lý vì tâm lý e ngại của nạn nhân.
4.1.2 Vương quốc Thụy Điễn
Thụy Điển là một quốc gia nằm ở Bắc Âu, là một nước thành viên của Liên minhchâu Âu Thuy Dién theo chế độ quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị và có một nềnkinh tế phát triển ở trình độ cao Thụy Điển đứng đầu về chỉ số dân chủ trên thế giới theotạp chi The Economist và đứng thứ bảy trong Liên hiệp quốc về chỉ số phát triển conngười Chính vì thế, Pháp luật Thụy Điển được xem là một nguồn tham khảo rất giá trị
?8 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, PGS.TS.Lê Thi Sơn; Về phan chung BLHS Cộng hòa Liên bang Đức; Tap chí Luật học
— Đặc san 09/2011
Trang 39BLHS của Thụy Điển đã ghi nhận tương đối đầy đủ các hình thức của hành vi QRTD
trong cau thành tội phạm được quy định tại Điều 10, Chương 6 về “Các tội về tình dục””
Về chú thế Điều luật sử dụng cụm từ “#gười nào”, có nghĩa là người thực hiện tội
phạm này có thể là bất kỳ ai theo quy định của điều luật, thỏa mãn các dấu hiệu cấu thànhtội phạm và đáp ứng các điều kiện chung về chủ thể tội phạm theo quy định của BLHS
Vương quốc Thụy Dién
Vé khách thể: Điều luật quy định tương đối nhiều hành vi cấu thành tội phạmnhưng nhìn chung, tất cả những hành vi này đều xâm phạm tới quyền tự do tình dục của
quy định ở những điều luật khác Hành vi trên được chia ra hai trường hợp: xúi giục trẻ
em thuận tình (có nghĩa là đứa trẻ nhận thức được hành vi tình dục nhưng bị xúi giục,
thúc day khiến cho đứa trẻ tự nguyện thực hiện hành vi) và dụ dỗ trẻ em (nạn nhân không
nhận thức được hành vi tình dục sẽ thực hiện).
- Phô bày cơ thể của mình theo cách có thể làm cho người khác phản cảm: hành vi
quấy rồi này hoàn toàn tương tự với hành vi được quy định trong BLHS CHLB Đức về
các hành vi phô bày tình dục.
- Quấy rồi người khác bằng lời nói hay hành động theo cách có thể xâm phạm tự
do tình dục của người đó: QRTD bằng lời nói là nhận xét không phù hợp, không đứng
dan; có ngụ ý về tình dục, đê nghị, yêu cau không được mong muôn một cách liên tục.
? Xem phụ lục 2.
Trang 40Nhà làm luật Thụy Điển cũng dự liệu về những hành vi QRTD khác mà có thể họ không thể liệt kê hết bằng cách quy định cả hành vi quấy rối bằng hành động theo cách có thể
xâm phạm tự do tình dục của người đó.
Về mặt chủ quan: Các hành vi nêu trên đều được thực hiện với lỗi cố ý và với mục
đích thỏa mãn nhu cầu tình dục của kẻ phạm tội
Vè hình phat: Người phạm tội này có thể bị chịu TNHS theo một trong hai hình
phạt : phạt tiền hoặc phạt tù đến 2 năm |
4.1.3 Thụy Sỹ
Liên bang Thụy Sỹ là một nước cộng hòa liên bang nằm ở Trung Au Thuy S¥ nam
trong số các quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có của cải bình quân cao nhất (2010) và GDP bình quân cao thứ tám thế giới theo số liệu thống kê năm 2011 Thụy Sĩ nằm vào hàng đứng đầu toàn cầu trên một vài số liệu về thành tựu quốc gia, bao gồm tính minh bạch của chính phủ, tính tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, tính cạnh tranh kinh tế và
phát triển con người
Ở một đất nước văn minh và phát triển hàng dau thế giới như Thụy Sỹ, hành vi QRTD không còn là một hiện tượng mới mẻ, xa lạ trong hệ thống pháp luật nước này.
Luật Hình sự Thụy Sỹ (Swiss Criminal Code) đã có những ghi nhận đầy đủ, chỉ tiết về
hành vi QRTD Trong cuốn sách chuyên khảo “Sexual Harassment Switzerland’ (tạmdịch: QRTD ở Thụy Sỹ), tác giả Ariane Reinhart đã phản ánh tình trạng QRTD của Thụy
Sỹ khá sinh động dưới các góc nhìn khác nhau Đồng thời, khang định pháp luật của Thụy
Sỹ coi QRTD là một hành vi xâm hại tình dục nguy hiểm cần được phòng chống, ngăn ngừa frong cuộc sống.”” Hành vi QRTD được pháp luật Thụy Sỹ quy định tại Điều 193,
194, 197, 198, Chương 05 Luật Hình sự về những hành vi xâm phạm tính toàn vẹn, liêm
khiết về tinh dục 31
Về chủ thế: Các điều luật đều sử dụng cụm từ “#gười nào”, “bat kỳ người nào”.
Điều đó có nghĩa là người thực hiện những hành vi phạm tội này có thể là bất kỳ ai đáp
ứng các điều kiện cấu thành tội phạm Pháp luật Thụy Sỹ còn thể hiện sự sáng tạo khi quy
2° T8 Nguyễn Thị Ngọc Linh- Đại học Nội vụ Hà Nội; Cần bổ sung tội quấy rối tinh dục vào nhóm tội xâm phạm
tình dục trong Bộ luật Hình sự năm 2015; Tạp chí Tòa án nhân dân sô 5/2017; tr 39.
3! Xem phụ lục 3