1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET DE TAI THAM GIA XET THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2021

HINH SU HOA HANH VI QUAY ROI TINH DUC DOI VOI NGƯỜI TU DU 16 TUOI TRO LEN

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: Xã hội

NAM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE HANH VI QUAY ROI TINH DUC DOI VOI NGƯỜI TU DU 16 TUOI TRO LEN w sesssesssesssseessneessneeessneesnneessnseesnes 6 1.1 Các quan niệm về tinh duc và quấy rối tinh dục - ¿+ +2 2 ++£+E+£E+Eerxerszxees 6 1.1.1 Quan niệm về tình dục dưới góc nhìn VAN hóa - + 2+ 13322 1 sesersses 6 1.1.2 Dinh nghĩa về quay rối tinh duc ceccecceceescssees ess essessessessessssssessessesstssessessesesseeseeseeeen 9 1.2 Dau hiệu pháp ly của hành vi quấy rồi tinh duc đối với người từ đủ 16 tudi trở 1én 11 1.2.1 Quan hệ và đối tượng bị xâm phạm - E32 1133211111 111181118111 1x rre 11 1.2.2 Biểu hiện bên ngoài của hành vi - 2-2656 +SE+E£+E+EE2E£EEEEEZEEEEEEEEEEErErrkrrrred II 1.2.3 Biểu hiện bên trong của hành vi - 2 2s 2 +SE+E£+E+EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEErkerxrrered 12 1.2.4 Đặc điểm chủ thể hành vi -¿-5+25+t22xx2EExttE tri 13 1.3 Anh hưởng của hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên 13 1.3.1 Ảnh hưởng đối với người bị quấy rối tinh đục - ¿2 2+s+++£+£x+£zxz£zzzxd 13 1.3.2 Ảnh hưởng đối với xã hội -5+5++2Evtt2EEtrtEEkttrkrtrttrrtrrrrrrrrrrrirrrrriie 14 1.4 Phân biệt hành vi quấy rồi tình dục với các hành vi tình dục khác - 14 1.5 Nội dung pháp luật về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên l6 1.5.1 Quay rối tinh duc trong ngành luật lao động 2-5 2 +k+s+EE+E£EeE+EeEerkererxred 16 1.5.2 Quay rỗi tình dục trong ngành luật hành chính - - 2-2 2+£+5++££+E+£x+zx+zxd 19 1.6 Lý luận về hình sự hóa ¿- 5-2 2 SSEE£EE£EEEEEEESEEEEEEEE151111111111111111111 11111 1e 20

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SÓ QUỐC GIA VỀ QUY ĐỊNH

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ DOI VỚI HANH VI QUAY ROI TINH DỤC NGƯỜI TỪ DU 16 TUOI TRO LÊN G5 SE SEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEESEEEETEEEEEESEEEkrkrkrrrrkd 23

Trang 3

2.1 Pháp luật quốc tế về quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục người từ đủ 16 tuổi trở lÊn -¿- 2 52 SE£EE2EEEE2EEEEEEE2EE71211111121111111111511 111111 re 23 2.2 Pháp luật một số quốc gia về quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rỗi tinh dục người từ đủ 16 tuổi trở lên - - ¿St kSk£E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111 1E rrk 26 2.2.1 Quy định trong BLHS Thái Lan - . - - - c 3113311113351 111911 1 1 111 1 ng kp 26 2.2.2 Quy định trong BLHS Trung QuỐc 2-5-2522 +EE+EEESEE2EEEEEEEEEEEEEEEEeEkrveri 29 2.2.3 Quy định trong BLHS Liên Bang Nga - c1 1S v11 1 1 1111 xen 31

2.2.4 Quy định trong pháp luật Hoa Ky 00 eee eeceeeceeseceseeeesceceeeeeaceseaeeesaeeeeeeeseeeentaeenes 35 CHUONG 3: PHÁP LUẬT VIET NAM VE QUAY ROI TINH DỤC VỚI NGƯỜI TỪ DU 16 TUOI TRO LEN VA PHƯƠNG HƯỚNG HINH SU HOA :-5- Al 3.1 Thurc trang lat Ginko äõỏ✠41

3.2 Phuong hung hinh su hoa eee eceseeesneeeeeseeeeeeeeceeeeeeeeeeeeeneeeeseeeeseeeeesseeeeeeaees 45

3.2.1 Tiêu chí hình sự hóa ccccccccccccccsceecsscecesesssesusesusseueueseuueeueuesuuuseueuuaeaaenas 45 3.2.1.1 Hình sự hóa dé phù hợp với Quyền con người được Hiến pháp và BLHS bảo vệ47 3.2.1.2 Hành vi quấy rối tình dục có các dau hiệu tội phạm tính nguy hiểm đáng ké 50 3.2.1.3 Hành vi quấy rối tinh dục không nằm trong cầu thành các tội phạm tình dục được

RV? CHÌHH kg TET ET asc ann suemancncses a rats ne, ns aaa ane Th NIORTAI 51

3.2.1.4 Hình sự hóa hành vi quấy rối tinh duc không trùng với việc xử phat vi phạm Hanh ehinb, Lao động Ở etree HTHH YEsssseseseswenoron tiE.TDgnN1900013100.00% 080013500181050 301-0B0U1100013/050-038 RARER 38 55

3.2.2 Mô hình hình sự hoa - - - 2< E E1 1612122222333 1111111111119 11 111kg 3 56

KẾT LUẬN -:- 252222222 2E2E2152121521211211211111171111111211111111111111.11 21111111 60 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -:-22 Set +3 +E+E+E+E+E+E+ESESESESESESEEErsrersree 63

Trang 4

1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa cùng với việc day mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam là một nền kinh tế mới nỗi với nền sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển mạnh Việt Nam có lực lượng lao động hơn 57 triệu người, và số phụ nữ trong độ tuôi lao động tham gia lực lượng lao động chiếm 71% so với 81% nam giới trong độ tuôi lao động Tuy nhiên, theo khảo sát về “Các chuẩn mực xã hội, thái độ và thực tiễn” (gọi tắt là khảo sát SNAP) của IW, rất nhiều phụ nữ ở Việt Nam bị quấy rỗi tại nơi làm việc Khảo sát SNAP được thực hiện trên 2.000 phụ nữ và nam giới từ 18 đến 40 tuổi ở thành thị Việt Nam thuộc bat kỳ ngành nghề nao Các phát hiện cho thay khoản 1/3 phụ nữ và nam giới được khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng nhiều nữ nhân viên bị người quản lý và đồng nghiệp quay rối Ngoài ra, theo kết quả khảo sát “Bạo lực đối với Phụ nữ Việt Nam: Hành trình thay đôi” do Bộ Lao động Thương binh Xã hội kết hợp với Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc (gọi tắt là UNFPA) thực hiện năm 2020 với quy mô toàn quốc về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trường hợp và nơi công cộng chỉ ra rằng cứ 10 người phụ nữ thì có hơn 1 người đã từng bị quấy rỗi và lạm dụng chiếm tỉ lệ 11,4% Đây là một tỉ lệ đáng báo động hiện nay.

Hiện nay, dù Nha nước Việt Nam cũng đã quan tâm đến van dé quấy rồi tình duc biéu hiện như Bộ luật Lao động (BLLD) năm 2019 của Việt Nam bao gồm một số điều khoản tích cực và quan trọng, gồm định nghĩa về quấy rồi tình duc BLLD mới lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật về lao động Việt Nam, đây rõ ràng đây là một bước tiến quan trọng Và Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bố sung năm 2017 đã có nhiều thay đổi trong quy định về nhóm tội xâm phạm tình dục, như thay đôi nội hàm khái niệm giao cấu, mở rộng đối tượng tác động và chủ thể phạm tội, quy định thêm hành vi phạm tội mới là hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Nhưng đối với vẫn đề quấy rối tình dục thi BLHS chỉ mới quy định tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, còn từ đủ 16 tuổi đa số chỉ xử lý hành chính khiến dư luận bức xúc trong khi hành vi quấy rồi phổ biến ở Việt Nam.

Trang 5

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, vấn đề quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên vẫn ngày càng gia tăng gây nhức nhối trong xã hội, có xu hướng phức tạp, tần suất xảy ra nhiều đồng thời chưa được xử lý thỏa đáng gây bức xúc và quan ngại đối với toàn thê xã hội như: vụ việc xảy ra vào toi ngày 04/03/2019, một nữ sinh 20 tuổi khi vào trong thang máy của chung cư Golden Palm (Quận Thanh Xuân, Hà N6i) thì bị một người đàn ông lạ mặt cưỡng hôn; hay ngày 18/05/2019, một nữ hành khách trên xe buýt đi chuyên đến bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) đã bị một người đàn ông sờ ngực 3 lần Từ các hành vi xảy ra trong thực tế xã hội cho thấy việc quy định với pháp luật nước ta với hành vi này là chưa có tính răn đe cao, khiến cho quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại khoản 1 Điều 18 Hiến pháp năm 2013 không được bảo vệ tối ưu Trong một số trường hợp, việc không xử lý mạnh tay các trường hợp quấy rối tình dục dẫn đến lối suy nghĩ thực hiện hành vi quấy rối cũng không sao vì chỉ phải đóng một khoản tiền không quá cao dẫn đến tình trạng hành vi quấy rối tình dục ngày càng xảy ra nhiều, thậm chí là công khai, thách thức gây quan ngại, lo lắng trong lòng người dân.

Để quy định pháp luật thực hiện được đúng chức năng của mình là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước và quyên lợi của người dân từ đủ 16 tuổi trở lên được dam bảo trong thời gian tới đòi hỏi các cơ quan chức năng của Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý của vấn đề quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tudi trở lên; tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ pháp luật quốc tế triển khai nghiên cứu đề tài “HỈNH SỰ HÓA HANH VI QUAY ROI TINH DUC DOI VỚI NGƯỜI TU BU 16 TUOI TRO LEN” là rat cần thiết nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người từ đủ 16 tuổi trở lên và giúp nhà nước thực hiện được tốt chức năng, vai trò của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Ở Việt Nam hiện nay có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu được thực hiện ở các cấp độ khác nhau đã đề cập đến vấn đề quấy rối tình dục:

- Nguyễn Thị Bình, Dao Duy Khánh, Cù Minh Ngọc; ThS Doan Xuân Trường hướng dẫn, Pháp luật lao động về chong quay roi tình duc tại nơi làm việc ở một số quốc

Trang 6

gia trên thé giới - Bai hoc kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tai nghiên cứu khoa hoc, Ha Nội, 2015.

Đề tài nghiên cứu đã đề cập đến quấy rối tình dục, thực trạng pháp luật của các nước và Việt Nam, đồng thời có đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này chủ yếu khai thác khía cạnh pháp lý của quấy rối tình dục ở nơi làm việc Ngoài ra, các văn bản được tác giả nghiên cứu đều là trước khi BLLĐ 2019 ra đời.

- Trường Dai học Luật Ha Nội, Gido trình Luật Hình sự Việt Nam (Phân các tội phạm), Quyên 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019.

Trong giáo trình, chỉ đề cập đến hành vi dâm ô đối người dưới 16 tuổi được đề cập tại Chương II Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với các kiến thức cơ bản như: dấu hiệu pháp lý, hình phạt Kiến thức về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 trở lên chưa được đề cập.

- ThS Hà Thị Hoa Phuong, Lam rõ khai niệm quấy rồi tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật lao động, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 8 (336)/ky 2, thang 04/2017.

Bài viết đưa ra các lý do cần thiết phải định nghĩa hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc vào BLLĐ và đưa ra đề xuất định nghĩa.

- ThS Nguyễn Thị Ngọc Linh, Can bổ sung tội quấy rồi tình dục vào nhóm tội xâm phạm tinh duc trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Tòa án nhân dan tối cao,Số 5/2017, tr 39 — 41.

Trong bài viết tạp chí đã nêu quan điểm về hành vi quấy rối tình dục trong hệ thống pháp luật các nước và ở Việt Nam, đồng thời chi ra việc cần phải bổ sung tội quay ri tình dục vào trong BLHS.

Với những phân tích nêu trên, có thể nhận thấy các nghiên cứu trước đây cũng đã đề cập tới vấn đề quấy rối tình dục ở những góc độ nhất định Tuy nhiên, qua đánh giá tình hình nghiên cứu, số lượng bài nghiên cứu còn ít và việc nghiên cứu còn ở phạm vi hẹp chưa bao quát được hết về vấn đề quấy rối tình dục.

3 Mục đích nghiên cứu đề tài:

Việc nghiên cứu dé tài tài “HỈNH SỰ HÓA HANH VI QUAY ROI TINH DUC DOI VỚI NGUOI TỪ DU 16 TUÔI TRO LÊN” hướng tới mục tiêu cơ bản sau: nghiên cứu toàn diện lý luận, đánh giá nội dung các quy định pháp luật và thực tiễn quấy rối tình

Trang 7

dục đối với người từ đủ 16 tudi trở lên của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, trên cơ sở xem xét thực trạng luật định dé đưa ra mô hình tội phạm hóa, hình sự hóa đối với hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trong BLHS, góp phan hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 trở lên.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước trong chính sách hình sự về van đề quấy rối tinh dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên và chính sách về hình phạt đối với hành vi đó trong bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế.

Đề tài vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong đó trên cơ sở các tài liệu tham khảo, trong quá trình nghiên cứu dé tài đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp cu thé và đặc trưng của khoa học luật hình sự như: phương pháp hệ thống và phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp suy luận logic; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Cụ thé:

- Phương pháp hệ thống và phân tích tổng hợp là những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất dé làm sáng tỏ những van dé lý luận, pháp lý và thực tiễn về quấy rối tinh dục đối với người từ đủ 16 tudi trở lên xuyên suốt các nội dung nghiên cứu của Đề tal;

- Phuong pháp thống kê được sử dung dé nghiên cứu, đánh giá thực tiễn quấy rối tình duc đối với người từ đủ 16 tudi trở lên của một số quốc gia trên thé giới và Việt Nam; - Phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá điểm tương đồng cũng như khác biệt trong pháp luật về hành vi quấy rối tinh dục đối với người từ đủ 16 tuôi trở lên của một số quốc gia trên thế giới so với pháp luật Việt Nam, cũng như mức độ tương thích của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này;

- Phương pháp suy luận logic được sử dụng dé rút ra những đánh giá, nhận xét về pháp luật và thực tiễn quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên của các quốc gia, trong đó có Việt Nam;

- Phương pháp lay ý kiến chuyên gia được sử dụng khi nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tudi trở lên của Việt Nam.

Trang 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thê là:

- Quy định của pháp luật quốc tế về quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

- Pháp luật hiện hành và thực tiễn về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên của Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, công ước CEDAW là công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1979.

- Pháp luật về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên của Việt Nam.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Đề tài cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên và sinh viên trong Trường DH Luật Hà Nội, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu cũng như các cá nhân, tô chức có quan tâm.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thé là tài liệu tham khảo trong hoạt động của các cơ quan, tô chức như Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư, Hội Luật Quốc tẾ và các cơ sở hành nghề luật khác.

- Những kiến thức pháp lý cũng như những kiến nghị được nêu ra trong đề tài là những đóng góp khoa học mang tính thiết thực, có thé phục vu quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hành vi quấy rối tinh dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên của các cơ quan tư pháp.

Trang 9

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE HANH VI QUAY ROI TINH DUC DOI

VỚI NGƯỜI TU DU 16 TUOI TRO LEN

1.1 Các quan niệm về tinh dục và quấy rối tinh dục: 1.1.1 Quan niệm về tình dục dưới sóc nhìn văn hóa:

Theo Đề tài nghiên cứu khoa học “Pháp luật lao động về chống quấy rồi tình dục tại nơi làm việc ở một số quốc gia trên thế giới — Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Dựa vào nhiều mục đích khác nhau, người ta có thể đưa ra nhiều định nghĩa về tình

dục Dưới góc độ tâm lý học, tình dục được hiểu là một nhu cầu của cuộc sống, nó bao

gồm nhiều lĩnh vực như: tình yêu, đạo đức, hôn nhân, niềm hạnh phúc do thỏa mãn thân xác, giải tỏa và làm cân bằng cho đời sống tình dục là ham muốn về tình ái của con người Dưới góc độ là ngành khoa học, tình dục được nhìn nhận là một môn khoa học xã hội bao gồm nhiều bộ môn khoa học khác nhau: xã hội học, văn hóa học, nhân học, lịch sử, phụ nữ học, giới học, triết học, sinh học nhằm nghiên cứu hành vi tình dục của loài người nhằm giải thích cho nhiều hiện tượng, hành vi tình dục khác nhau chang hạn như nhận dạng, định hướng, sở thích tình dục dưới khía cạnh của những phân tích văn hóa, các định kiến xã hội, quyền lực, bất bình đăng giới, phân biệt chủng tộc nhằm hướng tới sự công bằng xã hội.

Dưới góc độ văn hóa, quan niệm về tình dục càng phong phú và đa dạng Khi nghiên cứu xây dựng pháp luật cần đặc biệt chú ý đến những đặc điểm về văn hóa vì mối tương quan giữa pháp luật với văn hóa — đạo đức từ lâu đã được mặc nhiên công nhận. Tác giả Baron de Montesquieu trong cuốn Esprit des Lois (1748) đã thừa nhận rằng việc điều chỉnh luật theo các đặc điểm địa lý, văn hóa của đất nước và con người là rất cần thiết Văn hóa là cuộc sống mà pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng đời sống Những quan điểm, quan niệm về các phạm trù xã hội như tốt, xấu, công băng, danh du, hạnh phúc và sự đánh giá về những hành vi tương ứng của con người trong đời sống thực tiễn có ảnh hưởng không nhỏ đến pháp luật và sự thực thi pháp luật trong đời sống Chính bởi vậy nhóm nghiên cứu chú trọng đến van đề quan niệm tình dục đưới góc nhìn văn hóa, tìm hiêu sự tương đông và khác biệt giữa văn hóa phương Đông và văn hóa

Trang 10

phương Tây về van dé tình dục, với mục đích tìm ra những đặc điểm tâm lí, xã hội riêng biệt của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng để có những điều chỉnh pháp luật về van đề quấy rồi tình dục đối với người từ đủ 16 tudi trở lên cho phù hợp.

Trong văn hóa phương Đông, khi đề cập đến “Tinh duc” hầu hết mọi người đều có sự e ngại Tình dục còn được gọi là “Cuyện phỏng the” nghĩa là những gì phải được giữ kín đáo Tuy nhiên giữa các quốc gia phương Đông với nhau không phải nơi nào cũng có quan niệm giống nhau về tình dục Ở một số nơi, tình dục là xấu xa, bị cắm đoán và chỉ

phục vụ một mục đích duy nhất là tái tạo nòi giống Nhưng ở một số nơi khác lại ngược

lại, họ có quan niệm tình dục khá thoáng giống như các nước phương Tâu tiêu biểu như Nhật Bản Người Nhật không quy chụp những vấn đề liên quan đến tình dục vào phạm trù đạo đức mà coi đó là một nhu cau sinh ly tất yếu của con người.

Tuy vậy, nhìn chung, với văn hóa phương Đông thì những chuẩn mực về đạo đức được xem trọng; coi khinh những ham muốn thuộc về vật chất, thể xác, bản năng Vậy nên tình đục luôn được xem là vấn đề riêng tư, kín đáo Con người phương Đông luôn xâu hồ, e ngại khi nhắc đến van đề tình dục ngay cả trong xã hộ hiện đại Dléu này ảnh hưởng đến thái độ của người phương Đông nói chhung và người Việt Nam nói riêng với van dé tan công, quấy rối tình duc Hơn nữa dư luận thường có cái nhìn tiêu cực về người bị quấy rối tình dục, cho rằng họ không còn trong trắng, không xứng đáng để cưới làm vợ nên nạn nhân càng tự ti, giấu diễm hành vi quấy rối Điều này dẫn đến việc điều chỉnh pháp luật về chống quấy rối tình dục gặp nhiều khó khăn do chính những nạn nhân

chưa nhận thức hết được ảnh hưởng tiêu cực của van đề này đến cộng đồng: việc xác định

thu thập chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh cũng vướng mắc bởi chính các nạn nhân còn e ngại.

Trong văn hóa phương Tây, quan điểm về tình dục được xem là phóng khoáng, không câu né và coi đó là một nhu cầu sinh lý tất yếu Từ thé ki XX các nước phương Tây họ đã có quan điểm “7 do tinh duc” (Sexual liberation) được dùng dé chỉ một phong trào xã hội từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 Con người phương Tây thường đề cập trực tiếp trong vấn đề tình dục Thái độ của con người phương Tây với vấn đề tấn công, quấy rồi tình dục cũng có sự khác biệt do quan niệm “Cởi mở” của xã hội phương Tây Ở các nước phương Đông, một lời nói khiêu khích, gợi dục có thé dé dàng được bỏ qua va coi

Trang 11

như một câu nói đùa thì ở các nước phương Tây đã được coi là quấy rối tình dục và người phát ngôn phải chịu trách nhiệm Chính vì vậy khi nghiên cứu về van dé quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tudi trở lên, nhất là khi đưa ra khái niệm về hành vi quấy rối tình dục thì nhất thiết phải đặt đưới cả góc nhìn văn hóa Ví dụ, ở các nước như Pháp, Mỹ La-tinh, Hy Lạp con người khi tiếp xúc thường có cử chỉ “Cham” vào đối phương khi giao tiếp hoặc ôm, hôn, chạm vào tay Đối với nền văn hóa của họ thì những cử chỉ như vậy được coi là thể hiện sự thân thiên, tin tưởng và đồng thuận Ở Việt Nam không có văn hóa “Cham” khi giao tiếp Những hành vi như vậy còn bị xem là suông sã, vượt quá giới hạn.

Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, luôn coi trọng phẩm hạnh của người phụ nữ Chính bởi tư tưởng này mà rất nhiều người là nạn nhân của quấy rỗi tình dục mà đặc biệt là phụ nữ bị coi thường, lên án thậm chí miệt thi Các nước phương Tây từ sớm dé cao quyền con người, đặc biệt là người phụ nữ Người phụ nữ phương Tây có quyền tự do và không chịu sự ràng buộc của dư luận xã hội Chính vì nhận được sự đồng tình của dư luận Nạn nhân của quấy rối tình dục sẽ trở lại cuộc sống bình thường mà không phải chịu bất kì sự phán xét nào của dư luận.

Ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng trọng nam khinh nữ tuy đã giảm di nhiều, nhưng

những định kiến về người phụ nữ thì vẫn còn ton tại, điều này đặt ra câu hỏi về cơ chế giải quyết các vụ việc quấy rối tình dục? Nên giải quyết công khi hay không công khai? Điều nay cũng cần xem xét dưới góc độ văn hóa, nếu công khai như các nước phương Tây trong khi những định kiến xã hội vẫn còn thì nạn nhân bị quấy rối tình dục sẽ chịu nhiều thiệt thoi và tổn thương, không chỉ từ hành vi quấy rối tình duc mà còn từ phía dư luận xã hội.

Như vậy, thông qua góc nhìn văn hóa của con người phương Đông và phương Tây, ta có thé thay được dù ở trong một nên văn hóa hiện đại, cởi mở như phương Tây hay trong một xã hội vẫn còn nhiều e dé, kín đáo như phần lớn các nước phương Đông thì tình dục vẫn là một vẫn đề nhạy cảm Tuy nhiên, dù là nhìn nhận thoe văn hóa phương Tây hay phương Đông thì tinh dục cũng được hiểu là “M6t mặt của nhân cách, biểu hiện tắt cả những cảm xúc và hành vi giới tính của một người Tinh duc có thể là biểu hiện cảm xúc, và cũng có thể là những hoạt động sinh ly” Day là những cách hiệu đúng và phù hợp

Trang 12

với mọi quan điêm, mọi góc nhìn văn hóa của những quôc gia, vùng lãnh thô trên thêgIỚI.

1.1.2 Định nghĩa về quấy rồi tình dục:

Quay rối tình dục không phải van đề mới của xã hội, mà nó đã tồn tại rất lâu đưới nhiều hình dang khác nhau Tuy vậy, không phải ai cũng có những hiểu biết đúng dan về hành vi này, và đặc biệt là tại Việt Nam, việc tuyên truyền phòng chống quấy rối và xâm hại tình dục vẫn chưa thực sự được phổ biến rộng rãi như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Khái niệm quấy rối tình dục là một cụm từ ghép Theo định nghĩa tại cuốn Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Nhu Ý, “Qudy rối” được hiểu là “Làm cho rồi loạn, mat sự yên ổn, bình lặng” Khi được kết hợp với cụm từ “Tình dục” đã được định nghĩa ở trên, ta có khái niệm “Quay rối tình dục” Như vay, có thé hiểu là quay rồi tình duc là một hình thức quấy nhiễu đặc biệt mà hướng về giới tính của người có liên quan Quấy rối tình dục một chủ thê nào đó là làm cho người đó khó chịu, không thoải mái về tâm lý, bị ức chế có thé dẫn đến những van đề nghiêm trọng về sức khỏe, công việc Có thé rất nhiều khái niệm gần giống với “Quấy rối tinh duc” và có thé được sử dụng thay thế cho “Quay rồi tinh dục”, nhất là trong các văn bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng như “Quay nhiễu tình dục”, “Sach nhiễu tinh dục” Nhưng về bản chất thì các khái niệm trên đều mang một ý nghĩa giống như nhau.

Khái niệm quấy rối tình dục theo cách hiểu của chúng ta ngày nay ra đời khá muộn vào những nào 1970 Trong khi các khái niệm liên quan đến quấy rối tình dục đã tồn tại rất lâu trước đó trong nhiều nên văn hóa.

“Sur sách nhiễu tình duc” (Sexual harassment) là thuật ngữ đầu tiên được sử dụng vào năm 1973 trong cuốn sách Saturn’s ring của tá giả Mary Rowe Tuy nhiên, Rowe đã tuyên bố rằng cô tin rằng cô không phải là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, vì quấy rồi tình dục đã được thảo luận trong nhóm phụ nữ ở Massachusetts trong đầu những năm

Trong cuốn sách “Hồi ký của một cuộc cách mạng” (1999), nhà báo Susan Brownmiller trích dẫn rằng các nhà hoạt động của trường đại học Cornell vào năm 1975 nghĩ rằng họ đã đặt ra thuật ngữ quấy rỗi tình dục Họ đã đề cập đến nó như là “De doa

Trang 13

tình dục”, “Cưỡng ép tình dục”, “Boc lột tình dục trong công việc” Trước va sau khi khai niệm quấy rối tình duc ra đời đã có rất nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền bình đăng cho phụ nữ và đòi thi hành các đạo luật về chống quấy rối tinh dục nói chung và quấy rối tình dục tại nơi làm việc nói riêng.

Mặc dù ra đời khá muộn, nhưng khái niệm “Quấy rồi tình dục” được nhắc đến trong các cuốn sách như trên mới chỉ đề cập đến quấy rối tình dục dưới phương diện khoa học, nghiên cứu xã hội Trong pháp luật, phải đến những năm của thập niên 80 — 90, thế kỷ 20 thì khái niệm “Qudy rồi tình duc” mới xuất hiện mặc du trong các văn bản pháp lý vẫn còn chưa nhận dạng được những hành vi đó Ngoài ra, cũng chưa có điều khoản nào quy định về chống quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên Năm 1979, Công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ ra đời nhưng cũng chưa có điều khoản nào nêu rõ cấm quấy rồi tình dục tại nơi làm việc.

Năm 1992, trong Khuyến nghị chung số 19 của Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ của Liên Hợp Quốc đưa ra định nghĩa: “Quay rồi tinh duc bao gom hành vi tình dục không được mong muốn như dung cham và tán tỉnh vé thể xác, những bình luận mang sắc màu gợi duc, dua cho xem sách báo khiêu dâm và bày tỏ doi hỏi tình duc, đù bằng lời nói hay hành động Hành vi như vậy có thé là hành vi làm nhục và có thể tạo thành một van dé về an toàn va sức khỏe, hành vi này là phân biệt đối xử khi một phụ nữ có những lý do hợp lý để tin tưởng rằng sự phản đối của người phụ nữ đó sẽ gây bat lợi cho mình liên quan tới việc của mình, bao gồm cả tuyển dụng và thăng tiễn hoặc khi hành vi này tao ra một môi trường làm việc thù địch”.

Định nghĩa này làm nôi bật được một nội hàm của quấy rồi tình dục là hành vi tình dục của một người mà không được đối phương đồng ý, mặc dù chưa nói rõ thế nào là hành vi tình dục và mặc dù đã cố gắng nêu nhiều biểu hiện của quấy rối tình dục nhưng that là khó có thê nêu hết Tuy nhiên, Khuyến nghị cũng nêu rõ “Bao luc trên cơ sở giới là một hình thức của phân biệt đối xử cản trở nghiêm trọng khả năng của phụ nữ được hưởng các quyên và sự tự do trên cơ sở bình dang với nam giới” Khuyén nghị còn lưu ý rằng bình đẳng trong việc làm có thê bị hủy hoại nghiêm trọng khi phụ nữ là đối tượng của bạo lực trên cơ sở giới hoặc bị quây rôi tình dục tại nơi làm việc Các bên của Công

Trang 14

ước phải thực hiện các biện pháp pháp lý hoặc biện pháp khác cần thiết để bảo vệ phụ nữ một cách hiệu quả chống bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm tấn công và quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng châu Âu (COE) coi quấy rối tình dục là hành vi bat hợp pháp Ủy ban châu Âu của EU định nghĩa quấy rối tình dục là: “Hanh vi không mong muon của một bản chất tình dục, hoặc những hành vi khác dựa vào giới tinh ảnh hưởng đến nhân phẩm của phụ nữ và nam giới trong công việc Điều này bao gồm hành vi, bằng lời hoặc không lời không mong muốn”.

Theo Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đắng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), quấy rối tình duc là một phần của quấy rối (harassment) nói chung Quay rối tình đục bao gồm những đòi hỏi về tình dục, những hành động, lời nói, cử chỉ hoặc bất kỳ hành vi, thái độ không mong muốn nào mang tính chất về giới dẫn đến sự xúc phạm, coi thường đối phương Cần nhắn mạnh rang quấy rối tình dục KHÔNG phải là bản năng ham muốn tình dục của con người, đặc biệt là đàn ông.

Hiện nay, theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại — Công nghiệp Việt Nam công bố có định nghĩa “Quay rối tinh đực” là hành vi có tính chat tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bat ôn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

1.2 Dấu hiệu pháp lý của hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tudi trở lên:

1.2.1 Quan hệ và đối tượng bị xâm phạm

Quan hệ pháp luật bị xâm phạm là quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của người bị quấy rối tình dục.

Đối tượng bị xâm phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên Người bi quấy rối tình dục có thé là nam hoặc nữ, nhưng cho dù là đối tượng nào nếu là nạn nhân của quấy rối tình

1.2.2 Biểu hiện bên ngoài của hành vi:

Trang 15

Quấy rối tình dục là hành vi có tính gợi tình như liên quan đến thể chất, lời nói hoặc phi lời nói: sờ mó, vuốt vê, cau véo và trái với mong muốn của nạn nhân.

Theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam thì quay ri tình dục có thé là hành vi liên quan đến thê chất, lời nói hoặc phi lời nói, bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

- Quay rồi tinh dục bằng hành vi mang tinh thé chất như tiếp xúc, hay cô tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt vê, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.

- Quay rồi tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên

- Quay rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thé khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.

- Quay rối tình dục bằng mạng Internet bao gồm đăng những bình luận, hình ảnh, video mang tính chất gợi tình lên các mạng xã hội như Facebook, Instagram

Như vậy, quấy rỗi tình dục không nhất thiết là hành vi cố ý động chạm về mặt thân thé mà còn có thé qua lời nói và cử chỉ mang tính xúc phạm Những lời lẽ chọc gheo, đong đưa, dù cố ý hay chỉ vô tình “cho vui” đều được coi là hành vi quấy rối tình dục 1.2.3 Biểu hiện bên trong của hành vi:

Chủ thé thực hiện hành vi quấy rối tình dục với lỗi cố ý trực tiếp Họ có ý thực hiện hành vi quấy rỗi với mục đích thỏa mãn được thú tính của bản thân băng thủ đoạn lợi dụng trạng thái không phòng bị của nạn nhân dé thực hiện các hành vi và họ nhận được rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thê gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng van mong muôn hậu quả đó xảy ra.

Trang 16

1.2.4 Đặc điểm chủ thể hành vi:

Chủ thé thực hiện hành vi này có thé là bất cứ ai bởi vì hành vi quấy rối tình duc có thể xảy ra 0 bat cứ đâu Lợi dụng trạng thái không phòng bị của nạn nhân dé thực hiện các hành vi mang tính gợi tình dé thỏa mãn thú tính của bản thân.

1.3 Ảnh hưởng của hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên: Quay rồi tinh dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ với những nạn nhân bị quấy rối mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

1.3.1 Ảnh hưởng đổi với người bị quay rồi tình dục:

Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến các quyền nhân thân của người bị quấy tối Người bị quấy rối tình dục có thể là nam hoặc nữ, nhưng cho dù là đối tượng nào nếu là nạn nhân của quấy rối tình dục thì sẽ chịu những tổn thương lớn về tinh thần Khi những hành vi quay rỗi tình dục lặp đi lặp lại có thể khiến cho nạn nhân từ trạng thái xấu hồ, bực mình, khó chỊu chuyên sang sợ hãi, hoang mang, rơi vào khủng hoảng tính thần và có những ám ảnh thường xuyên, quấy rối tình dục có thé làm đảo lộn đời sống tinh thần của họ, sự chịu đựng, 4m ức, buồn tui kéo dài khiến đầu óc họ bị căng thang dan dén tram cam va những sang chan tâm lí khác Sự thương ton về mặt tinh thần, cảm thay minh bi xuc pham đến nhân phẩm, các nạn nhân của quấy rỗi tinh đục có thé mac các hội chứng suy nhược, đau đầu, mệt mỏi Cộng thêm với sự im lặng, không phan ứng lại, thậm chí thỏa hiệp, dé lại những âm ức không được giải tỏa nên những hội chứng trên càng thêm trầm trọng.

Những triệu chứng trên thể hiện rõ ở phụ nữ hơn ở nam giới vì bản chất của họ vốn yếu đuối, ít đấu tranh, không muốn làm to chuyện mà chỉ âm thầm chịu đựng Như một hệ qua tất yếu, những ton thương về mặt tinh thần sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác mà trước tiên có thể thấy rõ là sự ảnh hưởng về sức khỏe Những tác động tâm lý có thể làm rối

loạn hệ tiêu hóa, đau da day, tang huyết áp, rỗi loạn chức năng sinh lý, lãnh cảm ở phụ

nữ, bất lực ở nam giới Điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ và gia đình của người bị quấy rồi.

Ngoài ra, nếu quay rối tình dục xảy ra ở nơi làm việc có thể gây ra những tổn hại về tài chính cho nạn nhân Vì nạn nhân thường cô găng né tránh những hành vi quay roi

Trang 17

băng cách nghỉ ôm, hoặc nghỉ không lương; hoặc thậm chí thôi việc hoặc chuyên tới làmcông việc khác Điêu này đem lại hậu qua là mat mát vê lương, ảnh hưởng đên cuộc sôngcủa bản thân và gia đỉnh của nạn nhân.

1.3.2 Ảnh hưởng đổi với xã hội:

Quay rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Sự chấp nhận các hành vi quấy rối tình dục đánh đổi của một số cá nhân dé được thăng tiến trong công việc hay được nhận những lợi ích khác đã và đang làm suy giảm các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Điều này cô vũ lối sống chạy theo vật chat, san sàng đánh đổi nhân phâm dé có được lợi ích và sẽ gây ra những tác động xấu đến thé hệ trẻ.

1.4 Phân biệt hành vi quấy rối tình dục với các hành vi tình dục khác: * Khải niệm:

- Hiếp dâm: theo khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015 sửa đổi, bỗ sung năm 2017 quy định là “hành vì dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình duc khác với nạn nhân trái ý muốn của ho”.

- Cưỡng dâm: theo khoản 1 Điều 143 BLHS năm 2015 sửa đổi, bo sung năm 2017 quy định là “Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tinh trạng quan bách phải miễn cưỡng giao cầu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”.

- Giao cấu: là một người chủ động dùng bộ phận sinh dục của mình tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thé của đối phương, bất ké là đồng giới hay khác giới Một người chủ động dùng bộ phận sinh dục của mình tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thé của đối phương, bat ké là đồng giới hay khác giới.

- Dâm 6: theo khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HDTP quy định là “hanh vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thé chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quan áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình duc nhưng không nhằm quan hệ tinh dục”.

- Quay rỗi tinh dục: theo Bộ quy tắc ứng xử về quay rỗi tinh duc tại nơi làm việc ở Việt Nam là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới va nam

Trang 18

giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ôn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

* Hành vi: - Hiếp dâm:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực khi nạn nhân không thé chống cự được + Giao cấu trái với ý muốn nạn nhân.

- Cưỡng dâm:

+ Dùng thủ đoạn ép buộc nạn nhân miễn cưỡng giao cấu + Giao cau trái với ý muốn nạn nhân.

+ Có hành vi giao cầu với nạn nhân + Nạn nhân thuận tình giao cấu - Quay rồi tình dục:

+ Hành vi có tính gợi tình như liên quan đến thê chất, lời nói hoặc phi lời nói: sờ mó, vuốt vê, cầu véo

+ Trái với mong muốn của nạn nhân.

* Người bị hại:

- Hiếp dâm: Dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên.

- Cưỡng dâm: Du 13 đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên - Dâm ô: Dưới 16 tuổi.

- Giao cau: Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi - Quay rối tình duc: từ đủ 16 tuổi trở lên.

Trang 19

1.5 Nội dung pháp luật về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên:

Pháp luật về hành vi quấy rồi tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên bao gồm những nội dung sau: Xác định có những quy phạm của ngành luật về quấy rối tình duc, các hình thức biểu hiện, chủ thé thực hiện hành vi quấy rỗi tình dục, đối tượng bị quấy rỗi tình dục, phương thức giải quyết, chế tài xử lý đối với hành vi đó.

Đối với hành vi quấy rối tình dục hiện nay được ngành luật lao động và ngành luật hành chính điều chỉnh Cụ thẻ:

1.5.1 Quấy rồi tình duc trong ngành luật lao động:

BLLD 2019 lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về hành vi quấy rối tinh dục tại nơi làm việc trong pháp luật lao động tại Việt Nam, đây là một bước tiễn quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động Cu thé khoản 9 Điều 3 BLLD 2019 quy định: “Quay rồi tình duc tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bat kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận Nơi làm việc là bắt kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động ”

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019 quy định: “Lam việc; tw do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rồi tình duc tại nơi làm viéc;” Theo đó, người lao động có quyền không bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc Người lao động còn có quyền đơn phương cham dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong trường hợp bị quấy rối tình dục ở nơi làm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 BLLD 2019.

Đồng thời, theo điểm d khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cụ thé: “7c hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghệ nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chong quấy rồi tinh duc tại nơi làm việc; ”.

Trong các hành vi bị nghiêm cắm trong lĩnh vực lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định tại khoản 3 Điều § BLLĐ 2019 Đối với lao động là người giúp việc gia đình, theo khoản 1 Điều 165 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động

Trang 20

bị nghiêm cắm thực hiện hành vi quấy rối tình dục đối với lao động là người giúp việc gia đình.

BLLĐ 2019 phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc bằng cách quy định quấy rồi tình duc tại nơi làm việc vào nội dung thương lượng tập thé tại khoản 7 Điều 67 BLLĐ 2019 và quy định nội quy lao động bao gồm phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rồi tình dục tại nơi làm việc theo điểm d khoản 2 BLLD 2019.

Theo khoản 2 Điều 125 BLLĐ 2019 quy định người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.

Ngoài ra, theo Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chỉ tiết về việc xác định hành vi quấy rồi tình dục tại nơi làm việc:

“1 Quay rồi tình dục quy định tại khoản 9 Diéu 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như dé nghị, yêu câu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình duc lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vì có tính chất tình dục không nhằm mục dich trao doi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bắt an, gây ton hại về thé chất, tinh than, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bi quấy rồi.

2 Quấy rồi tình duc tại nơi làm việc bao gom:

a) Hành vi mang tinh thé chat gom hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ÿ tình dục;

b) Quay rồi tình duc bằng lời nói gôm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ y tình duc;

c) Quấy rồi tình duc phi lời nói gom ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình đục trực tiếp hoặc qua phương tiện

điện tử.

3 Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Diéu 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gom cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các

hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyển đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại

Trang 21

trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bo trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định ”

Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thê nội dung quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rồi tình dục tại nơi làm việc:

“1 Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rồi tình duc trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Nghiêm cắm hành vi quấy rối tình duc tại nơi làm việc;

b) Quy định chỉ tiết, cụ thể về các hành vi quấy rồi tình duc tại nơi làm việc phù hop với tinh chat, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;

c) Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xứ lý nội bộ đối với hành vi quấy rồi tình dục tại nơi làm việc, bao gôm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, t6 cáo, giải quyết khiếu nại, tô cáo và các quy định có liên quan;

d) Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người t6 cáo sai sự thật tương ứng với tính chat, mức độ của hành vi vi phạm;

ä) Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2 Các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, t6 cáo về quấy rồi tình duc và xử ly đối với hành vi quay rồi tình duc phải bảo đảm các nguyên tac:

a) Nhanh chong, kip thoi;

b) Bao vệ bi mật, danh du, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhán bị quấy rồi tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị t6 cdo.”

Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rồi tinh dục tại nơi làm việc:

“1 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rồi tình dục tại nơi làm việc;

b) Tổ chức tuyên truyền, pho biến giáo duc pháp luật và quy định về phòng, chong quấy

rồi tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;

Trang 22

c) Khi xuất hiện khiếu nại, tô cáo về hành vi quấy rồi tình dục tại nơi làm việc, người sử

dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy

tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rồi tình đục, người khiếu nại, 16 cáo và người bị khiếu nại, bi to cáo.

2 Người lao động có nghĩa vu:

a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chong quấy rồi tình duc tại nơi làm việc; b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rồi tình đục;

c) Ngăn cản, tô cáo hành vi quấy rồi tinh duc tại nơi làm việc 3 Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chong quấy rồi tình dục tại nơi làm việc;

b) Cung cấp thông tin, tư van và đại diện cho người lao động bị quấy rồi tình duc, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rồi tình dục;

c) Tuyên truyền, pho biến, tập huấn quy định về phòng, chong quấy roi tình duc tại nơi làm việc.

4 Khuyến khích người su dụng lao động va tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rồi tình dục tại nơi làm việc để tiễn hành thương lượng tập thé.”

Theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam có quy định cụ thé thé nào là hành vi quay rối tình duc ở nơi làm việc như đã trình bay ở trên 1.5.2 Quấy rồi tình duc trong ngành luật hành chính:

Ở Việt Nam hiện nay, hành vi quấy rỗi tình dục có thé bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi “Có cử chi, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác,” sẽ bi phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Ngoài ra, trường hợp hành vi quấy rỗi tình dục xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân pham của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS năm 2015 sửa đổi, bé sung năm 2017: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đông hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03

Trang 23

năm ” Người phạm tội có thê bị xử lý các khung hình phạt cao hơn nếu có các yếu tố tăng nặng.

1.6 Lý luận về hình sự hóa:

Khái niệm hình sự hóa không có trong văn bản quy phạm pháp luật mà nó chỉ được sử dụng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy Hình sự hóa được hiểu theo nghĩa lập pháp hình sự chính là “hinh phat hoa’ Do vậy, khái niệm hình phạt, cái bao hàm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung, là cơ sở, là tiền đề để có thé hình thành nên khái niệm hình sự hoá Từ trước đến nay, theo quan niệm phổ biến trong xã hội và trong khoa học pháp lý hình sự thì “hình sự hoá hay phi hình sự hoá cũng như tội phạm hoá, phi tội phạm hoá” là những vấn đề thuộc thâm quyền của nhà làm luật Bởi vì, việc đánh giá một hành vi nào đó là nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, đáng bị trừng phạt và cần được quy định

trong BLHS; cũng như việc quyết định công nhận một hành vi, một loại hành vi nao đó

thường xảy ra trong đời sống xã hội là tội phạm, hoặc quyết định đưa ra khỏi các đạo luật hình sự hành vi nào đó từng bị coi là tội phạm; quy định tăng nặng trách nhiệm hình sự va hình phạt hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với những hành vi xử sự xã hội nào đó đã được quy định trong BLHS chỉ thuộc thâm quyền của nhà làm luật.

Trong thực tế, khi tội phạm hoá hành vi vi phạm pháp luật này hay hành vi vi phạm pháp luật khác thì chưa hoàn toàn tạo được một cơ chế để xử lý tội phạm khác với

cơ chế xử lý các vi phạm pháp luật nếu không có việc quy định hình phạt tương ứng đối

với mỗi tội phạm và kèm theo là các thủ tục tô tung can thiết Bởi thế, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của pháp luật hình sự là xác lập, quy định hình phạt đối với hành vi tội phạm Do đó, hình phạt là kết quả tất yếu của tội phạm, cho nên hình sự hoá cũng là sự nỗi tiếp tất yếu của tội phạm hoá Và vì vậy, van đề hình sự hoá hay tội phạm hoá chỉ có ý nghĩa độc lập khi ta nghiên cứu nó về mặt lý thuyết.

Theo Từ điển Luật học thì “Hinh sự hoá là việc biến một hành vi vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác và nhẹ thành một hành vi có tính tội phạm và bị pháp luật xử lý bằng chế tài hình sự - loại chế tài nặng nhát” Qua nghiên cứu, đồng tình với quan điểm của GS.TSKH Đào Trí Úc, rằng: Hình sự hoá (penalisation) là việc quy định hình phạt, tức là xác định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với loại tội này hay loại tội khác Và hình sự hóa chỉ diễn ra ở

Trang 24

giai đoạn xây dựng pháp luật chứ không thé diễn ra ở giai đoạn áp dụng pháp luật Dé hiểu rõ hơn về hình sự hoá, chúng ta cần phân biệt hình sự hoá với khái niệm “oan” cua nó trong khoa học pháp lý hình sự, đó là phi hình sự hoá Nếu hình sự hoá là việc quy định hình phạt đối với tội phạm này hay tội phạm khác thì ngược lại “khi bỏ hình phạt thi gọi là phi hình sự hod’ Va theo GS.TSKH Dao Trí Úc: hình sự hoá có nghĩa là mở rộng phạm vi tác động của luật hình sự; và ngược lại, phi hình sự hoá có nghĩa là thu hẹp phạm

vi tác động của luật hình sự, tức là bỏ bot hình phạt, hoặc bỏ bót hình phat nặng, tăng các

hình phạt nhẹ, giảm mức tối đa của hình phạt tù Từ đó, chúng ta có thé nhận thấy rang, hình sự hoá - phi hình sự hoá là hai quá trình đối lập nhau của một chính sách hình sự thống nhất và đều là những biện pháp đề thực hiện chính sách hình sự, giữa chúng có mỗi liên hệ mật thiết với nhau dé thể hiện chính sách xử lý tội phạm là “nghiêm trị” kết hợp với “khoan hồng”, nhưng chúng là những khái niệm có sự phân biệt.

Với nhiệm vụ quy định hình phạt đối với hành vi tội phạm thì hình sự hoá thực chất chính là một quá trình của hoạt động lập pháp hình sự và điều kiện cần thiết phải hình sự hóa một hành vi đó là:

Thứ nhất, trong giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội nếu Nhà nước tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của các ngành luật khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự, thì không còn đủ sức ngăn chặn đối với hành vi tiêu cực nào đó; hoặc là, có hành vi tuy mới xuất hiện, nhưng do tính nguy hiểm cao cho xã hội, xảy ra tương đối phổ biến trong đời sống, bị dư luận xã hội phản ứng mạnh mẽ nên cần phải quy định các biện pháp cưỡng chế về hình sự tương ứng đối với việc thực hiện các hành vi đó.

Thứ hai, hành vi tội phạm nào đó trước đây đã bị pháp luật hình sự cam nhưng trong hoàn cảnh mới, khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi tăng lên, do vậy chính sách của Nhà nước cần phải điều chỉnh, hình phạt áp dụng phải được nghiêm khắc hơn Đó chính là lúc mà quá trình hình sự hoá được tiến hành.

Như vậy, bản chất của hình sự hoá trong quá trình điều chỉnh dé hoàn thiện pháp luật hình sự có thể nhận thấy thông qua nội dung chủ yếu của nó được thê hiện trên các bình diện là: (1) Mở rộng trong Phan chung BLHS phạm vi của sự tran áp về hình sự đối với một số quy phạm và chế định nào đó; (2) Quy định mới trong Phần các tội phạm

Trang 25

BLHS chế tài hình sự (hình phạt) đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó mà nay bị coi là tội phạm; (3) Mở rộng trong Phần các tội phạm BLHS phạm vi của sự trấn áp về hình sự theo hướng tăng nặng hơn loại hình phạt, mức hình phạt đối với một số tội phạm mà trong Phần các tội phạm BLHS trước đây đối với những tội phạm đó nhà làm luật đã quy định loại hình phạt, mức hình phạt nhẹ hơn.

Những nội dung của quá trình hình sự hoá trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự thé hiện rõ ràng quan điểm của Nhà nước ta cần ran de và trừng trị nghiêm khắc đối với một số hành vi phạm tội ở từng thời điểm nhất định Tuy vậy, thực tiễn xã hội -lich sử trong đấu tranh phòng và chống tội phạm cũng khang định rang, hiệu qua của các quy phạm pháp luật hình sự đạt được không hoàn toàn bằng sự mở rộng phạm vi áp dụng hoặc tăng nặng hình phạt, mà phải bằng việc phân hóa tối đa trách nhiệm hình sự và cá thé hoá hình phạt dé đảm bảo nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng trong luật hình

sự Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cho những nhà làm luật khi cân nhắc phạm vi và mức độ

hình sự hoá đối với một hành vi nào đó phải xem xét toàn diện nhiều van dé dé từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, vi theo Mác “nhà làm luật thông minh là phải ngăn ngừa tội phạm dé khỏi phải trừng phạt vì nó và đừng biến thành tội phạm hành vi nào chỉ mang tính vi

Căn cứ vào những biến đổi của hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhà làm luật sẽ xác định mức độ hình sự hoá phù hợp với từng loại hành vi tội phạm Có hai mức độ được nhà làm luật xác định khi tiến hành hình sự hoá là mức độ hình sự hoá tuyệt đối và mức độ hình sự hoá tương đối: (1) Hình sự hoá tuyệt đối (hay còn gọi là hình sự hoá toàn bộ) thé hiện qua những hoạt động mang tính lập pháp mà kết quả của nó là ghi nhận trong BLHS loại hình phạt mới hoặc quy định hình phat đối với tội danh mới được tội phạm hoá; (2) Hình sự hoá tương đối (hay còn gọi là hình sự hoá một phần) là việc hình phạt đã được quy định trong BLHS trước đó nhưng phạm vi tác động của hình phạt được mở rộng hơn hoặc thê hiện tính nghiêm khắc hơn.

Trang 26

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT QUOC TE VÀ MOT SO QUOC GIA VE QUY ĐỊNH TRÁCH NHIEM HINH SU DOI VOI HANH VI QUAY ROI TINH DUC NGUOI TU DU 16

TUOI TRO LEN

2.1 Pháp luật quốc tế về quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay rối tình dục người từ đủ 16 tuổi trở lên:

Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị Trước đó ngày 27/11/1981, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của phụ nữ, điều ước quốc tế quan trọng nhất và toàn diện nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Được thông qua vào ngày 18/12/1979, CEDAW có thé coi là "Tuyên ngôn về quyền của phụ nữ" Sự ra đời của Công ước CEDAW là kết quả hơn 30 năm đấu tranh của Uỷ ban Liên hợp quốc về địa vị phụ nữ (CSW) nhằm bao đảm nhân cách, pham giá va các quyên cơ bản của phụ nữ cũng như quyền bình đăng giữa phụ nữ và nam giới.

Ké từ khi phê chuẩn CEDAW, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng khung pháp luật toàn điện dé bảo vệ quyên của phụ nữ, trong đó có các quy định về bạo lực đối với phụ nữ Hién pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định về quyền con người trong Chương II Đây là một trong những điểm tiến bộ trong hoạt động lập pháp của nước ta, hướng tới mục tiêu công bằng, dân chủ, văn minh Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dan nam, nữ bình dang về mọi mặt; nghiêm cam phân biệt đối xử về giới.” Cùng lúc đó, một số văn bản luật và nghị định đã được ban hành tạo khung pháp lí cơ bản dé bảo vệ quyên của phụ nữ, đặc biệt là BLHS 2015 va Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS).

Thuc hién nghia vu cua quốc gia thành viên, Việt Nam đã hoàn thành các báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện Công ước CEDAW để trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và đã đối thoại thành công với Ủy ban CEDAW về báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước: Báo cáo quốc gia lần đầu tiên sau 01 năm trở thành thành viên; Báo cáo quốc gia lần 02, 03, 04 (năm 2001); Báo cáo quốc gia lần 05, 06 (năm 2006); Báo cáo quốc gia

Trang 27

lần thứ 07, 08 (năm 2015) Uy ban CEDAW đánh giá tiến trình nội luật hóa CEDAW của Việt Nam là khá thành công vì mục tiêu nâng cao quyền của phụ nữ trên thực tế.

Sau khi nghiên cứu xem xét Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện Công ước CEDAW lần thứ 07 và 08 của Việt Nam, Báo cáo cập nhật Báo cáo quốc gia này trong giai đoạn 2011-2014 và trên cơ sở kết quả đối thoại trực tiếp của Đoàn Việt Nam tại Phiên đối ngoại lần thứ 61, Ủy ban đánh giá tích cực và có một số khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam Ủy ban CEDAW đã có những khuyến nghị về hình sự hóa tat cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ:

- Sửa đôi BLHS năm 2015 và BLTTHS 2015 và hình sự hóa tat cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ, bao gồm cưỡng bức tình dục trong hôn nhân, bạo lực hẹn hò, bạo lực tại các nơi công cộng và quấy rối tình dục;

- Khuyến khích phụ nữ trình báo về các trường hợp bạo lực và xâm hại băng cách xóa bỏ sự kỳ thị đối với nạn nhân và nâng cao nhận thức về bản chất hình sự của những

hành vi như vậy, và đảm bảo rằng, tất các các vụ, việc trình báo sẽ được điều tra hiệu quả,

rang thủ phạm sé bị truy tô và trừng phạt thích đáng.

Mặc dù Công ước CEDAW không quy định trực tiếp trách nhiệm pháp lý đối với hành vi quấy rối tình dục người từ đủ 16 tuổi trở lên, nhưng qua những quy định, nguyên tắc về bảo vệ danh dự, sức khỏe, nhân phẩm phụ nữ, các kiến nghị về hình sự hóa hình thức bạo lực đối với phụ nữ đã gián tiếp ghi nhận về tránh nhiệm pháp lý đối với hành vi quấy rỗi, bạo lực tình dục.

Sau khi Ủy ban CEDAW đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam, Chính phủ và

các cơ quan đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban

CEDAW Theo kế hoạch này, Bộ Tư pháp đã và đang triển khai các công việc, trong đó có rà soát, đánh giá mức độ tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực nêu trên và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về chuyên hóa các quy định trong Công ước CEDAW vào pháp luật trong nước để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng đảm bảo phù hợp với Công ước CEDAW.

Sau khi thực hiện theo các khuyến nghị của Uy ban CEDAW, kết quả mà Việt Nam đạt được như sau:

Trang 28

Về các khuyến nghị liên quan đến lĩnh vực hình sự, năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã ban hành BLHS và BLTTHS Năm 2017, Quốc hội tiếp tục ban hành Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bô sung một số điều của BLHS năm 2015 BLHS năm 2015 quy định tại Điều 3 một loạt các nguyên tắc Xử lý của chính sách hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội và một trong những nguyên tắc này đã thé hiện sâu sắc tinh than của Hiến pháp năm 2013 về bình đăng giới, đó là “Moi cá nhân phạm tội đều bình dang trước pháp luật, không phân biệt giới tinh, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phan, địa vị xã hội” Bên cạnh đó, BLHS 2015 đã có những sửa đôi đối với cấu thành của tội xâm phạm quyền bình đăng của phụ nữ (Điều 165), mở rộng phạm vi đối tượng được bảo vệ theo hướng không chỉ đối với phụ nữ mà cả đối với nam giới, những người đồng tính và những người có khiếm khuyết về giới Ngoài ra, BLHS 2015 cũng quy định một số tội danh liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ Nhóm tội về mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi đã được sửa đổi, bố sung theo hướng bảo đảm phù hợp với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia (TOC) và Nghị định thư về việc ngăn ngừa, tran áp và trừng tri buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, b6 sung Công ước TOC Đối với nhóm tội về hiếp dâm và cưỡng dâm, BLHS 2015 đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng nhóm hành vi bị xử lý hình sự, bao gồm hành vi giao cau và hành vi quan hệ tình dục khác để bảo đảm xử lý triệt dé loại tội phạm này.

BLTTHS năm 2015 không trực tiếp quy định về tội danh đối với vấn dé bạo lực với phụ nữ mà chỉ quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các co quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng: nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia t6 tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự Trường hợp nạn nhân là trẻ em gái thì theo thủ tục đặc biệt quy định tai Chương XXVIIIBLTTHS năm 2015.

So sánh với những khuyến nghị mà Ủy ban CEDAW đưa ra, thì các quy định của

BLHS và BLTTHS của Việt Nam chưa đáp ứng được hết các khuyến nghị Đặc biệt là

các quy định về quấy rối tình dục Do đó, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các

Trang 29

nước về hành vi quấy rối tinh dục, từ đó sửa đổi, bổ sung, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng đảm bảo phù hop với Công ước CEDAW.

2.2 Pháp luật một số quốc gia về quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rồi tình dục người từ đủ 16 tuổi trở lên:

2.2.1 Ouy định trong BLHS Thai Lan:

Vương quốc Thai Lan là quốc gia quân chu lập hiến, với diện tích là 513.000km? và dân số xấp xỉ 70 triệu người, đa sắc tộc và tôn giáo Khoảng 75% là dân tộc Thái, 14% là người Thái gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác Về tôn giáo, Phật giáo Nam Tông được coi là 'quốc giáo' với tỷ lệ người theo là 94,5% - khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỷ lệ dân số Cũng theo điều tra dân số năm 2015, Hồi giáo chiếm 4,3% và Kitô giáo chiếm 1,2% Cùng trên một vùng lãnh thé địa lý thuộc khu vực Đông Nam Á, có chung nền van minh lúa nước, nên Việt Nam và Thái Lan vẫn có một số điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội Thái Lan ban hành BLHS hiện hành vào năm 1956 với 398 điều Nhóm các tội phạm về tình dục được quy định tại Chương IX - Tội phạm tình dục, cụ thé:

Điều 278.

“Bat ki ai có hành vi quấy rồi với người trên mười lam tuổi bằng cách de dọa, sử dung vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thé kháng cự của người đó, hoặc gây nham lan người phạm tội với người khác, sẽ bị phạt tù không dưới 10 năm hoặc phạt tiền không dưới hai

mươi nghìn Baht, hoặc cả hai ” Điều 280.

“Nếu phạm tội theo Diéu 278 và Diéu 279 gây ra:

Ton thuong tram trong cho cơ thé nan nhân, người phạm tội sé bi phạt tù từ 5 năm đến 20 năm và phạt tiên từ ba mươi nghìn đến bốn mươi nghìn Baht, hoặc tù chung thân.

Nạn nhân chối, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt tử hình hoặc tù chung thân ” Điều 281.

“Phạm tội theo đoạn I Điều 276 hoặc Điều 278, néu không diễn ra nơi công cộng, không gây ra tổn thương cơ thé nghiêm trọng hoặc nạn nhân chết, không phạm tội với người được xác định tại Điều này, có thể thỏa thuận ”

Trang 30

Về mặt khách quan của tội phạm, hành vi được miêu tả trong BLHS Thai Lan không nhằm mục đích giao cấu mà chỉ nhằm quấy rối Theo đó, hành vi quấy rối bằng thủ đoạn đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể kháng cự của nạn nhân, hoặc gây nhằm lẫn đối với người trên 15 tuổi sẽ được xét vào tội quấy rối; trong trường hợp người phạm tội có thêm một số thủ đoạn được liệt kê trong luật thì sẽ bị xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS), với mức phạt cao hơn.

Trong BLHS Việt Nam hiện hành, hiện chỉ có quy định về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi Theo đó, BLHS Việt Nam không quy định về hành vi quấy rối với người từ 15 tuổi giống BLHS Thái Lan nhưng có mặt khách quan tương tự tội dâm 6 với người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt Nam.

Về tình tiết định khung tăng nặng, các tình tiết gây tôn thương trầm trọng cho cơ thể nạn nhân hoặc khiến nạn nhân chết đều là những tình tiết định khung tăng nặng TNHS Đây là điểm khác biệt của BLHS Thái Lan so với BLHS Việt Nam khi BLHS Việt Nam chỉ ghi nhận hậu quả tội dâm 6 là gây rối loạn tâm thần và hành vi chứ không có tôn thương cơ thê.

Về mức hình phạt, mức cao nhất có thé áp dụng đối với hành vi quấy rối là tù chung thân, mức phạt này nghiêm khắc hơn BLHS Việt Nam khi bộ luật này chỉ quy định mức cao nhất là 12 năm tù.

Vấn đề thỏa thuận giữa người phạm tội và nạn nhân là một điểm đáng lưu ý được quy định trong BLHS Thái Lan Theo đó, nếu hành vi không xảy ra nơi công cộng, không gây hậu quả tôn thương cơ thể nghiêm trọng hoặc nạn nhân chết, thì có thé có sự thỏa thuận giữa hai bên Đây là một nội dung mới mà BLHS Việt Nam chưa từng ghi nhận.

Từ Điều 282 đến Điều 283.2 quy định về các hành vi nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người khác:

Điều 282.

“Bat kì ai, với mục dich làm thỏa mãn nhu cau tình dục của người khác, môi giới, du dỗ hoặc dan dắt cho những hành vi quấy rồi người đàn ông hoặc phụ nữ có sự dong ý của họ, sẽ bị phat tù từ 01 năm đến 10 năm hoặc phạt tiền từ hai nghìn đến hai mươi nghìn Baht.

Trang 31

Nếu phạm tội như đoạn thứ nhất diễn ra với người trên 15 tuổi nhưng chưa đến 18 tuổi, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 15 năm và phạt tiền từ sáu nghìn đến ba mươi nghìn Bahi ”

Điều 283.

“Bat kì ai, với mục đích thỏa mãn nhu cau tình duc của người khác, môi giới, dụ dễ hoặc dan dat cho hành vi quấy rồi người đàn ông hoặc phụ nữ bằng cách lừa dối, de dọa, sử dung vũ lực, ảnh hưởng bat chỉnh hoặc ép buộc bang moi cách, sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 20 năm hoặc phạt tiền từ mười nghìn đến bốn mươi nghìn Baht.

Nếu phạm tội theo đoạn thứ nhất diễn ra với người trên 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt 07 năm đến 20 năm hoặc phạt tiễn từ bốn nghìn đến bốn mươi nghìn Baht, hoặc tù chung thân.

Nếu phạm tội theo đoạn thứ nhất diễn ra với trẻ em chưa đủ 15 tuổi, người phạm lội sẽ phải chịu hình phạt 10 năm đến 20 năm hoặc phạt tiền từ hai mươi nghìn đến bốn mươi

nghìn Baht, hoặc tù chung thán, hoặc tử hình.

Bat kì ai, với mục dich thỏa mãn nhu câu tình dục của người khác, chứa chấp những người bị môi giới, dụ dễ hoặc dan dắt theo đoạn thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba, hoặc ung hộ hành vi trên, sẽ phải chịu hình phạt như đoạn thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba, tity truong hop.”

Diéu 283.2.

“Bat kì ai, dan dat người trên 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi cho hành vi quấy rồi được sự đồng ý của người đó, sẽ bị phạt từ không quá 05 năm hoặc phạt tiền không quá mười nghìn Baht, hoặc cả hai

Nếu phạm tội như đoạn thứ nhất với trẻ con không quá 15 tuổi, người phạm tội sẽ bi phạt không quá 07 năm tù hoặc phạt tiền không quá mười bồn nghìn Baht, hoặc cả hai.

Bắt kì ai, che giấu người bị dan dat theo như đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai, sẽ phải chịu hình phạt như đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai với người trên 15 tuổi, họ có thé thỏa thuận

với nhau ”

BLHS Thái Lan quy định bat kì người nào với mục đích thỏa mãn nhu cầu tình duc của người khác mà có hành vi môi giới, dụ dỗ, dẫn dắt để người khác quấy rối, du nạn nhân đồng ý, vẫn phải chịu TNHS Các hành vi này diễn ra với người trên 15 tuổi nhưng

Trang 32

dưới 18 tuổi là tình tiết tăng nặng đối với tội này Và nạn nhân theo nội dung của Điều luật, không phân biệt giới tính là nam hoặc nữ đều có thể là nạn nhân của tội phạm này.

Ngoài ra BLHS Thái Lan còn quy định một điều luật riêng liệt kê các tình tiết làm tăng lên đáng ké mức độ nguy hiểm cho hành vi tại Điều 285:

Điều 285.

“Nếu phạm tội như Điều 276, Điều 277, Điều 277.2, Điều 277.3, Điều 278, Diéu 279, Điều 280 hoặc Điễu 283 mà với con cháu, trẻ em được giám hộ bởi người phạm lội, người dưới quyên của người phạm tội theo chức quyên, hoặc người chịu sự trợ giúp, bảo vệ, giám sát sẽ phải chịu hình phat nặng hon 1/3 lan so với diéu khoản do.”

Như vậy, đối với các hành vi được thực hiện bởi những người có quan hệ với nạn nhân như trên sẽ được coi là tình tiết ting nặng TNHS và sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn

1/3 lần so với từng điều luật liên quan.

Nghiên cứu BLHS Thái Lan, có thể thấy, mặc dù Thái Lan là một nước có chính sách khá thông thoáng đối với van dé tình dục khi không cắm hành vi mai dâm, tuy nhiên, để bảo vệ quyền đối với phụ nữ và trẻ em, nhà làm luật đã có những quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền bất khả xâm phạm tình dục với nhóm đối tượng này Bên cạnh đó, một số điểm tiến bộ của BLHS Thái Lan cần được chú ý như mở rộng thêm loại hình phạt đối với nhóm tội phạm này; có thể miễn TNHS nếu nạn nhân và người phạm tội kết hôn; ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên nếu nạn nhân đồng ý Ngoài ra, về hành vi quấy rối tình dục, BLHS Thái Lan đã có quy định về hành vi này trong Điều 278, Điều 280, Điều 281 Mặc dù, về mặt khách quan của quy định này trong BLHS Thái Lan còn chưa đầy đủ, tuy nhiên, đây là nội dung chưa từng được ghi nhận trong BLHS Việt Nam, chúng ta có thể tiếp thu, nghiên cứu đề có thể xem xét áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

2.2.2 Quy định trong BLHS Trung Quốc:

Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Đông Á Đây là quốc gia

đông dân nhất thé giới với dân số ước tính đạt khoảng 1,405 tỷ người Trung Quốc là quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, chính phủ đặt tại thủ đô Bắc Kinh Chính phủ Trung Quốc thi hành quyên tài phán tại 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc và 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao Với diện tích lên tới 9,3

Trang 33

triệu km2, Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 3 trên thế giới.Với những đặc điểm về địa lý và dân cư, do đó luật pháp trung quốc phải có những quy định để đảm bảo trật tự xã hội.

Bộ luật hình sự của các nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 01/07/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980 Luật sửa đôi, bố sung Bộ luật hình sự này được sửa đôi vào năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/10/1997 Có thể thấy, trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Quốc tất cả những hành vi phạm tội không được các nhà làm luật đặt tên tội (tội danh) như BLHS Việt Nam va nhiều nước khác, có nghĩa là các nhà làm luật chỉ mô tả hành vi phạm tội trong nội dung điều luật Tuy nhiên, thông qua hành vi được mô ta trong điều luật có thể xác định được tội danh tương tự theo cách hiểu của Việt Nam Đề cho người đọc dễ theo dõi, tác giả xác định tên các tội đó theo như nội dung mô tả của điều luật Cụ thể như sau:

Điều 237

“Người nào ding bạo lực, uy hiếp tinh than hoặc bằng thủ đoạn khác tấn công, quay rồi về tình dục hoặc làm nhục phụ nữ thì bị phạt tù đến 05 năm hoặc cải tạo lao động

Nếu phạm tội nói trên trước mặt đám đông hoặc trước công chúng nơi công cộng thì có thể bị phat tù có thời hạn từ 05 năm trở lên.

Nếu phạm tội loạn luân với trẻ em thì xử phạt nặng dựa theo các quy định trên ”

Như vậy, hành vi phạm tội theo Điều 237 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Quốc được hiểu là các hành vi tình dục không nhằm mục đích giao cau của người phạm tội đối với nạn nhân là người phụ nữ Bằng việc sử dụng bạo lực, uy hiếp tinh thần hoặc băng thủ đoạn khác người phạm tội đã tan công, quấy rối tình dục hoặc làm nhục người phụ nữ như: tác động vào cơ thé của nạn nhân, dùng tay sờ mo vào ngực hoặc kích thích bộ phận sinh dục của người phụ nữ, dùng các vật bên ngoài tác động vào phần nhạy cảm trên cơ thể của người phụ nữ hoặc có những lời nói chọc ghẹo thô tục Trong thời đại công nghệ 4.0 thì những thủ đoạn quấy rối tình dục ngày càng da dang va gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần và thé chất của nạn nhân Cu thé: nhìn cham chăm vào các bộ phận nhạy cảm, gửi tin nhắn, hình ảnh, video có chứa những hình ảnh nhạy cảm,

Theo quan điểm của người nghiên cứu, hiểu theo hướng Điều 237 quy định về tội dâm ô, trong đó nạn nhân là cả phụ nữ và trẻ em sẽ phù hợp với ý chí của nhà làm luật

Ngày đăng: 31/03/2024, 01:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w