1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Hành lang pháp lý và việc áp dụng các biện pháp công nghệ trong kiểm soát quyền tác giả trên các nền tảng trực tuyến

124 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Lang Pháp Lý Và Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Công Nghệ Trong Kiểm Soát Quyền Tác Giả Trên Các Nền Tảng Trực Tuyến
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật dân sự
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 73,43 MB

Nội dung

+ Bài báo “Hậu TPP - Việt Nam có can diéu chỉnh các quy định liên quan tới bảo hộ quyên tác giả trong môi trường Internet?” của tác giả Phạm Thị Mai Khanh, bài viết phân tích cơ sở công

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG CUOC THI SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC TRUONG DAI

HOC LUAT HA NOI NAM 2022

HANH LANG PHAP LY VA VIEC AP DUNG CAC BIEN PHAP CONG NGHE TRONG KIEM SOAT QUYEN TAC GIA TREN CAC

NEN TANG TRUC TUYEN

Khoa: Pháp luật dân sự

Hà Nội, 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi.

Các kết quả nêu trong báo cáo tông kết dé tài chưa được công bồ trong bất kỳ

công trình khoa học nào khác Các số liệu trong báo cáo tổng kết đề tài là trung

thực, có nguồn gốc rõ rang, được trích dẫn theo quy định

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của bao cáotổng kết đề tài này

Nhóm tác giả đề tài

Trang 3

MỤC LỤC

96210005 9

1 Ly do lựa chon AG tai eccccccccceseccscsesesescsesesssesessssscscscseseseseucsesseceesceceeeeeeeens 9

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - - 2 52 + £EE+EeEE+EerkzEerxzxered 10

3 Mu ti€u nghién 0u 0 16

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu oo esesesesessesesecsesscscssesesscstseeseseesees 17

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu -««+=+<<<s>>+ 18

6 Kết cầu của để tài cc tt HH HH re 20

NỘI DUNG KET QUA NGHIÊN CỨU ¿2-5 +S+ESEEE+E+E+EeEeEerereseseesee 21

CHƯƠNG I: NHỮNG VAN DE CHUNG VỀ KIÊM SOÁT QUYEN TÁC GIA

TREN CAC NEN TANG TRỰC TUYỂN 55: 25cc2ccczrvsrrrrrrrrrrrrree 21

1.1.Tổng quan về quyền tác giả -¿- - St SEkSkEEE 1111111811111 1111k 21

1.1.1 Khái niệm về quyền tác giả ccccsSt E1 EkEEErkgrrkeg 211.1.1.1 Sự hình thành khái niệm quyền tác giả trên thế giới và tại Việt

lái sas xx sce 71 tm 9 ne WL a a Sk a SN A a 0Ô ÔỐ Al

1.1.1.2 Khái niệm về quyén tac gia vec cccceescseesesesessesessestscssetsessetsesseeee 231.1.2 Bản chất của quyền tac giả «+ tt E11 1111111111 1t 251.1.3 Tác động của cách mạng công nghệ thông tin đến quyền tác giả 261.2 Quyén tác giả trên các nền tảng trực tuyẾn - + ++s+EsE+xeEerrkererered 281.2.1 Khai quát chung về nền tảng trực tuyến - 2- 2 s+cscs+ccseẻ 281.2.1.2 Khái niệm về nền tang trực tuyến -¿- - St ke rrkerrrkes 281.2.1.3 Tầm ảnh hưởng của các nền tảng trực tuyến trong cách mạng công

Phi TVET CO nes canas smc ama AA ALAA RAD ON A AS 32

1.2.1.5 Mối quan hệ giữa quyền tác giả và các nền tảng trực tuyến 34

1.2.1.6 Sự cân thiệt của việc bảo hộ quyên tác giả trên các nên tảng trực 00/9701 .-.- 35

Trang 4

1.3.Kiém soát quyên tác giả trên các nên tảng trực tuyên -«<+s- 37

1.3.1 Hành lang pháp lý về kiểm soát quyền tác giả trên nền tảng trực tuyến

¬ 38 1.3.1.1 Một sô điêu ước quôc tê vê quyên tác g1ả -<<<+s+++2 38 1b | xước WC WO NIA ooasssosia cs ec kA RA RR RAR NS 5010318005 39

Dh as Ly AIA "TT ý, es mae scorer et nasa ers Oeane aOR Rn A ee aN úMimy4,OSEE 40

1.3.2.2 Dac điểm của biện pháp công nghệ trong kiểm soát quyền tác giả 431.3.2.3 Vai trò của biện pháp công nghệ trong kiểm soát quyền tác giả trênnền tảng trực tuyến B5 44TIỂU KẾT CHƯNG l 2-2 2 SE9SE+E££E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerrree 45CHƯƠNG II: KIEM SOÁT QUYEN TÁC GIA TREN CÁC NEN TANG

TRỰC TUYẾN TREN THE GIỚI VÀ TẠI VIET NAM - 252 462.1.Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát quyên tác gai trên các

nên tảng trực tuyên trên thé ĐIỚI + 111111311 9111111111 8551111111181 x2 46

2.1.1 Quy định của pháp luật thé giới về kiểm soát quyền tác giả trên nền tảngtYỰC TUYẾN T11 1 1 111111111111111 1111111111111 1111 111111011111 0111111 111111 gy 0 46

2.1.1.1 Tác phẩm là đối tượng chịu kiểm soát về quyền tác giả 462.1.1.2 Điều kiện để tác phẩm được bảo hộ ¿2 +s+cx+xeEerxcxee 47

2.1.1.3 Những trường hợp ngoại lệ được quy định bởi Công ước Berne năm

2.1.2 Nội dung quyền tác giả ¿52s SE E9 2152121212111 1x 492.1.2.1 Quyền nhân thân - 2 - 2 SE+E9EE+E£EE£E£EE2EEEEEEEEEEEEEErEerkrrered 492.1.2.2 Quyền tải sản 5: Set E4 1 E1 1511212112121121111121111 111111 re 51

2.1.5 Tông quan về trách nhiệm cua nên tang chia sẻ trực tuyên trong việc kiêm SOAt QUYVEN 87:10:00 -aAaAaa 58

Trang 5

2.1.5.1 Trách nhiệm của nền tảng trực tuyến trong việc kiểm soát quyên tác

2.1.5.2 “Safe Harbor” — Căn cứ miễn trừ trách nhiệm cho nền tảng trực tuyến

trước hành vi vi phạm bản quyÊn - - + 2 113 £‡++£vvveeseeessesse 60

2.2 Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát quyền tác giả trêncác nền tảng trực tuyến tal 4[oW)|;)0:EHHH 642.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát quyền tác giả trên các

nền tảng trực tuyến ¬— 64

2.2.2 Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên các nền tang trực tuyến 71

2.2.3 Thực trạng về kiểm soát quyền tác giả trên các nền tảng trực tuyến tại

2.2.4.2 Những khó khăn trong kiểm soát quyên tác giả trên các nền tang trực

2.3 Biện pháp công nghệ để kiểm soát quyền tác giả trên nền tảng trực tuyến

va thurcc trang Ap CU o.oo “4313 79

2.3.1 Content ID của YouTube 0 eee eeeeeeneeeseeceeeeneeeeseeeeeseaeceeereaeeeaeeess 80

2.3.1.1 Khái lược về công nghệ Content ID của YouTube 802.3.1.2 Thực tiễn trong việc áp dụng công nghệ Content ID trong kiểm soátQTG trên nền tảng You Tube 2- 5-56 SE SE‡E£EE£EEEE£EEEEEEEEEEEEEeEErkere 81

2.3.2 DRM (Digital Rights Managemen†) 5-5 + £++seeeseeeeses 87

2.3.2.1 Khái lược về công nghệ DRM (Digital Rights Management) 872.3.2.2 Thực tiễn áp dung công nghệ DRM trong kiểm soát QTG trên NTTT

¬— 88

Trang 6

2.3.3 Thuy vân số (Digital Watermarking) -¿- 5s cx+Eecxzxerxererxee 94

2.3.3.1 Khái lược về công nghệ thuỷ vân 86 - 2 2 s+szcx+£ecxd 942.3.3.2 Thực tiễn áp dụng công nghệ thuỷ vân số trong kiêm soát QTG trên

CHUONG III: MỘT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN HANH LANG PHÁP

LY VA DE XUAT AP DUNG CAC BIEN PHAP CONG NGHE TRONG

KIEM SOAT QUYEN TAC GIA TREN CAC NEN TANG TRUC TUYEN 1003.1.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cho việc kiểm soát

QÌ LC? trên ng INT TT nanos sss scm seen cone asa GHG1128000 RARE CIO ERA ER SOO A 100

3.1.1 Hoan thiện dự thảo Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật SHTT

năm 202] - -:- St SkEEk*EEESEEEkSEEEESEEEEE1EE11111111111111111111111 1111111 rx 100

3.1.2 Ban hành nghị định về bảo hộ QTG trên các NTTT 102

3.1.3 Quy định về đối tượng của QT ¿- 5+ +x+EeEckeEeEEkekererkee 1033.1.4 Quy định về các dạng NTTT, trách nhiệm pháp lý của NTTT trong bảo

3.1.5 Quy định về cơ chế miễn trừ trách nhiệm của nền tảng trực tuyến trước

những hành vi vi phạm quyền tác giả trên nền tảng của mình 1043.3.1 Về hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước 108TIỂU KẾT CHƯNG III 2- 2: ©22©2++2E+2E+2E++EEtEEEEE+EEeExrzxvzrrerxersree 109

8000.0327 110

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2¿©22©5+22x2s+2zvezxersvee 112

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

(sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

CCMTTN Cơ chê miên trừ trách nhiệm

Công ước Berne Công ước Berne năm 1886 vé bảo hộ các tác phâm van

học và nghệ thuật

DMCA 1998 Đạo luật Bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số năm 1998

EU Liên minh châu Âu

Hiệp định Đôi tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Binh

Hiệp định CPTTP

Dương Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — Liên minh châu Hiệp định EVFTA | „

Au

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của

Hiệp định TRIPs `

quyên SHTT năm 1994

Hiệp ước WCT Hiệp ước WIPO về QTG năm 1996

Hiệp ước WPPT | Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm năm 1996

quyên liên quan

NTTT Nền tảng trực tuyên

QTG Quyền tác giả

SHTT Sở hữu trí tuệ

Thông tư liên tịch | Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLTBTTTT-BVHTTDL

số 07/2012/ | ngày 19/6/2012 của Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ

Trang 8

TTLTBTTTT- Văn hóa, thê thao và du lịch quy định trách nhiệm của

BVHTTDL doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo

hộ quyền tác giả và quyên liên quan trên môi trường mạng

Internet và mạng viễn thông

TMDT Thương mai điện tử

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Ly do lựa chọn đề tài

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả (QTG) trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và

hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và bao giờ cũng

là mỗi quan tâm hàng đầu của các quốc gia Chưa bao giờ các van đề liên quanđến việc bảo hộ quyền SHTT lại cấp bách như hiện nay

Với sự phát triển không ngừng của các nên tảng trực tuyến (NTTT) tại ViệtNam đã tạo điều kiện cho hành vi xâm phạm QTG diễn ra dưới những hình thứcmới đa dang và tinh vi Theo số liệu thống kê tinh tới tháng 6//2021 của

NapoleonCat,! tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người,

chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019 Cóthê thấy, với sự phát triển về số lượng người dùng của các NTTT với khả năngcung cấp và trao đổi thông tin, kết nối đã trở thành môi trường lý tưởng nhất choviệc thực hiện hành vi xâm QTG Thực tế cho thấy, hiện nay vấn nạn xâm phạm

QTG diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với nhiều mức độ khác nhau, nhất là trong

các lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh và vừa qua, trong đại dịch COVID-19, lĩnh vực

học trực tuyến cũng là một trong những lĩnh vực đáng được quan tâm

Tại Việt Nam, đây còn là một van dé mới, việc kiểm soát QTG trên cácNTTT cũng như trách nhiệm của các NTTT tại Việt Nam còn chưa đầy đủ, bảnthân các văn bản cũng chứa đựng nhiều điểm chưa rõ ràng và hợp lí, dẫn tới khókhăn trong việc thực thi Thiếu vắng này gây ra những khó khăn nhất định khithực hiện pháp luật, cụ thé: Tứ nhất, việc thực hiện pháp luật không phản ánhđược tính chất đặc thù của các NTTT Khi những vướng mắc tồn đọng xảy ratrong quá trình hoạt động thì chỉ có thé dẫn chiếu đến Luật SHTT, Luật An ninh

mang, với những cơ chế không đặc thù và chưa đủ chi tiết Thr hai, khoảng

trống pháp lý về trách nhiệm của các NTTT đang thách thức sự đồng bộ trong

thực hiện pháp luật.

! Công cụ đo lường các chỉ số Mạng Xã Hội

Trang 10

Với tình trạng xâm phạm bản quyền trực tuyến ngày càng phổ biến như hiệnnay, nhu cầu học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để hoàn thiện nội dung

của các văn bản pháp luật cũng như hỗ trợ việc thực thi áp dụng chế định trách

nhiệm đối với các NTTT là thực sự cần thiết Các quy định pháp luật về vấn đềnày không chỉ cần bảo đảm được khả năng nhận đền bù của các tác giả, mà cònphải tạo được hành lang hợp lí để các NTTT phát triển bền vững, góp phần thiết

lập cơ chế cân băng lợi ích giữa công chúng và các chủ sở hữu QTG

Do đó, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “HLPL và việc áp dụng các BPCN

trong kiểm soát QTG trên các NTTT” để nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện

hành và đưa ra phuơng hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát QTG trên các

NTTT tại Việt Nam.

2 Tong quan tình hình nghiên cứu

Sự cần thiết trong việc bảo hộ QTG trên các NTTT đã và đang thu hút sựquan tâm hàng đầu của các học giả xoay quanh vấn đề này Có thể chia các nghiêncứu thành 3 nhóm lớn: (1) Các nghiên cứu về bản chất của NTTT; (2) Các nghiêncứu về pháp luật trong kiểm soát QTG trên các NTTT; (3) Các nghiên cứu vềviệc áp dụng các BPCN trong kiểm soát QTG

2.1 Các nghiên cứu về nền tảng trực tuyến

- Bài viết: “The digital platform: a research agenda” thuộc Tạp chỉJournal of Information Technology (2018) của nhóm tác giả Mark de Reuver’,Carsten Sorensen’, Rahul C Basole* Bài viết này tác giả trả lời các câu hỏi như:Nền tảng nên được thiết kế như thế nào? Các nhà nghiên cứu nên phát triển lýthuyết cho các nền tảng kỹ thuật số như thé nào? Các nền tảng kỹ thuật số anh

hưởng đến cuộc sống hàng ngày như thế nào?

- Bài viết “Digital platforms in China and Europe: Legal challenges,

Brics” của tac gia Yulia Kharitonova đưa ra một thách thức pháp lý khác nảy sinh

? Khoa Quản lý và Chính sách Công nghệ, Khoa Hệ thống và Dịch vụ Kỹ thuật, Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

3 Khoa Quản lý, Trường Kinh tê và Khoa học Chính trị Luân Đôn, Vương quôc Anh

* Cao đăng Máy tính và Học viện Tennenbaum, Georgia Tech, Hoa Kỳ

Trang 11

liên quan đến xu hướng tạo ra các dịch vụ công trên các nền tảng kỹ thuật số các

công ty công nghệ Bài báo phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong quátrình nền tảng hóa thủ tục pháp lý, trong đó quá trình thiết lập các tòa án trựctuyến được tiến hành gần hợp tác với các nén tảng kỹ thuật số hàng đầu của

CHND Trung Hoa.

+ Bài viết: “An Introduction to Online Platforms and Their Role in theDigital Transformation” của OECDŠ đã đưa ra được định nghĩa cu thé về NTTT,

theo OECD, thuật ngữ “nền tảng trực tuyến” được sử dụng dé mô ta các dịch vụ

có sẵn trên internet bao gồm thị trường (marketplace), công cụ tìm kiếm (search

engines), mạng xã hội (social media), cửa hàng ứng dụng (app store) dịch vu

truyền thông (communications services), hệ thống thanh toán (payment systems)

và các dịch vụ khác.

+ Bài bao “Sih Yuliana Wahyuningtyas, Self-regulation of online platform and competition policy challenges: A case study on Go-Jek, Competition and

Regulation in Network Industries”, [Tạm dich: Sự tự điều chỉnh của nền tảng trực

tuyến và những thách thức về chính sách cạnh tranh: Một nghiên cứu điển hình

về Go-Jek, sự cạnh tranh và quy định trong ngành công nghiệp mạng]

Nhìn chung các bài viết đã nêu lên được bản chất của NTTT, tuy nhiên,dựa trên nhiều góc độ khác nhau như kinh tẾ, pháp luật mà lại có những cách địnhnghĩa khác nhau về NTTT Ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu

nào đi sâu về bản chất của các NTTT

2.2 Các nghiên cứu về pháp luật trong kiểm soát quyền tác giả trên

các nền tảng trực tuyến

Một là, ở phạm vì trong nước:

- Sách chuyên khảo “Bảo hộ quyển tác giả trong môi trường kỹ thuật sốtheo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phương Lan,công bố năm 2018, Nxb Chính trị quốc gia sự thật Nội dung của công trình liện

5 Organisation for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trang 12

quan đến quyên tác giả trong môi trường Internet Thông qua pháp luật về QTG

ở các nước trên thé giới cũng như các Điều ước quốc tế, tác giả khang định rằngbảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam còn nhiều bất cập, mang tính hình thức và đề ra

một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

- Sách chuyên khảo “Quyển tác giả trong không gian do” của tac giả

Nguyễn Thị Hồng Nhung, công bố năm 2015 bởi Nxb Đại học quốc gia TP.HCM

Trong sách chuyên khảo này, tác giả đã khái quát hóa lịch sử hình thành, khái

niệm, bản chất của quyền tác giả; những ảnh hưởng của Internet đối với quyềntác giả; quy định chung và những đặc thù riêng của hợp đồng khai thác quyền tácgiả trong không gian ảo Tác giả cũng đã làm rõ ảnh hưởng của Internet đối vớiquyền nhân thân, quyên tài sản; ngoại lệ quyên tác giả trong môi trường Internet;

trách nhiệm của tô chức thực hiện dịch vụ trung gian trực tuyến; trách nhiệm của

các tổ chức, cá nhân khởi tạo việc đăng tải thông tin theo quy định của pháp luật

Việt Nam và Pháp.

- Bài viết “Bảo hộ quyển tác giả trong môi trường Internet”, của tac giả

Đỗ Khắc Chiến, công bố năm 2014 tại Hội thảo Bảo hộ quyền tác giả trong môitrường SỐ tại Việt Nam do Trường Đại học Luật TP.HCM tô chức Tác giả chothay công nghệ số cho phép mọi tư liệu được thê hiện dưới hình thức đồ thị hoặc

âm thanh Vì vậy, mọi đối tượng bảo hộ thuộc lĩnh vực quyền tác giả và quyềnliên quan mà hình thức thé hiện là đồ thị hoặc âm thanh đều có thể được địnhhình bang dữ liệu sao cho dựa vào đó đối tượng bảo hộ có thé được nhận biết, sao

chép, truyền đạt trực tiếp hoặc thông qua một thiết bị Yêu cầu phải tạo ra bản saotạm thời của dữ liệu tương ứng với đối tượng bảo hộ dẫn đến sự khác biệt căn bản

về sao chép trong môi trường Internet và môi trường truyền thống, vì pháp luật

quyền tác giả trong môi trường truyền thống được thiết kế và xây dựng chủ yếu

để điều chỉnh các mối quan hệ gắn với bản sao hữu hình Tác giả cũng đề cập đếnquyền sao chép trong môi trường Internet bằng khái niệm bản sao tạm thời theo

WCT và WPPT.

Trang 13

- Bài viết “Bàn về quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đếngiới hạn quyên tác giả, quyên liên quan” của tác giả Vũ Thị Hải Yến, công bố

năm 2010 trên Tạp chí Luật học Tác giả phân tích về hai loại quy định cụ thé: (i)

Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao,nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả; và (ii) các trường hợp sử dụng tác phâm

không phải xin phép nhưng phải trả thù lao, nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tácgiả Liên quan đến hai khía cạnh này, tác giả phân tích hạn chế của pháp luật sởhữu trí tuệ hiện hành và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện

+ Bài báo “Hậu TPP - Việt Nam có can diéu chỉnh các quy định liên quan

tới bảo hộ quyên tác giả trong môi trường Internet?” của tác giả Phạm Thị Mai

Khanh, bài viết phân tích cơ sở công nghệ, kinh tế, pháp lý của các công cụ bốtrợ kiểm soát QTG trên NTTT cũng như thực tiễn các quy định tại Việt Nam vàchỉ ra răng, việc chủ động đánh giá và điều chỉnh hệ thống pháp luật đã có là cần

thiết để duy trì một cơ chế pháp lý cân băng, hạn chế việc lạm dụng quyền trong

môi trường Internet cũng như giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn khi đàm phán các

FTA tương tự trong tương lai.

Hai là, ở phạm vi quốc tế:

- Công trình nghiên cứu “Role and responsibility of internet intermediaries

in the field of copyright and related rights” (tam dich: “Vai tro va trach nhiém

của nha cung cấp dich vụ trung gian trên Internet trong lĩnh vực về OTG và cácquyên liên quan”) của tác giả Lillian Edwards, công bố năm 2011 trên trang web

của tô chức WIPO Tác giả đặt van đề về sự cần thiết của việc quy định về

CCMTTN dành cho nên tảng trung gian, đưa ra bối cảnh ở một số quốc gia có

quy định về CCMTTN cũng như phân tích cụ thể về trách nhiệm cũng như

CCMTTN dành cho nền tảng trung gian dưới góc độ pháp luật thông qua việcphân tích mô hình cơ chế này trong đạo luật DMCA năm 1998 của Hoa Kỳ vàchỉ thị về TMĐT năm 2000 của EU

- Phiên ban sơ bộ của công trình nghiên cứu “Comparative analysis of the national approaches to the liability of internet intermedieries” [Tạm dịch: “Phần

Trang 14

tích so sánh cách tiếp cận của một số quốc gia với trách nhiệm của nhà cung cấp

dich vụ trung gian trên Internet] của tác giả Daniel Seng, công bố năm 2011 trên

trang web của tổ chức WIPO Tác giả cũng phân tích và so sánh những quy định

về CCMTTN của một số quốc gia dành cho các nền tảng trung gian dưới góc độ

của ngành luật so sánh Nhược điểm của công trình nghiên cứu này đó là công

trình này chỉ thuần về so sánh và phân tích chứ chưa có sự nghiên cứu chuyênsâu hơn về những điểm giống cũng như khác nhau về CCMTTN của các quốc

gia.

- Các nghiên cứu về việc áp dung các biện pháp công nghệ trong kiểmsoát quyền tác giả

Một là, ở phạm vi trong nước:

- Bài viết “Biện pháp công nghệ bảo vệ quyên tác giả theo quy định của

Hiệp ước WCT và pháp luật Việt Nam” của Ths Cao Thị Lê Thương, đăng trên

Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ,

Số 24, tháng 10/2021 Tác giả phân tích quy định của pháp luật quốc tế cũng nhưpháp luật Việt Nam về khái niệm “biện pháp công nghệ” cũng như phân tích vềnhững hành vi xâm phạm đối với BPCN theo pháp luật Việt Nam, từ đó đưa rakết luận về những mặt phù hợp và chưa phù hợp trong quy định pháp luật quốc

tế cũng như pháp luật Việt Nam

- Bài viết “Việt Nam gia nhập Hiệp ước WIPO về quyên tác giả: Cơ hội vàthách thức ” của Ths Nguyễn Mai Linh trên Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam —tác giả phân tích các quy định Hiệp ước WIPO về quyên tác giả 1996 (WCT), từ

đó phân tích cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc kiểm soát quyền tácgiả trong môi trường kỹ thuật số, xem xét việc áp dụng sự phát triển tiên tiếp củakhoa học công nghệ vào trong việc phát hiện và xử lý hành vi xâm hại quyền tácgiả trong môi trường kỹ thuật số như một thách thức đối với Việt Nam

- Bài viết “Đẩy mạnh đưa công nghệ 4.0 vào bảo hộ thực thi quyên tácgiả” của tác giả Phương Lan trên Báo điện tử VietnamPlus — bài viết đi từ phântích các hình thức xâm phạm quyền tác giả âm nhạc, đề cập đến giải pháp đưa

Trang 15

công nghệ 4.0 và bảo hộ thực thi quyền tác giả thông qua việc phân tích những

nỗ lực của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trong việc bảo vệ

bản quyền của tác phẩm âm nạc bằng các phần mềm theo dõi sử dụng bản quyềntrên các kênh sóng và các nền tảng mạng xã hội

Nhìn chung, việc áp dụng biện pháp công nghệ trong việc kiểm soát quyềntác giả là một đề tài vẫn còn mới tại Việt Nam, do đó chưa có nhiều công trình

nghiên cứu cụ thể về vấn đề này Các bài viết có đề cập đến biện pháp công nghệchỉ dừng lại ở việc nêu giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề liên quanđến quyền tác giả hoặc phân tích quy định về khái niệm biện pháp công nghệ

trong Hiệp ước WCT mà chưa phân tích tác động của biện pháp công nghệ lên

quyền tác giả Các biện pháp công nghệ khác bên ngoài quy định pháp luật cũng

chưa được làm rõ.

Hai là, ở phạm vi quốc tế:

- Bài viết “Digital Rights Management: An Overview of the Public Policy

Solutions to Protecting Creative Works in a Digital Age” [Tam dich: Quan ly

quyền kĩ thuật số: Tổng quan về các giải pháp chính sách công dé bao vệ các tácphẩm sáng tạo trong thời đại kĩ thuật số] của tác giả Trampas A Kurth công bốnăm 2002 Theo tác giả, quản lý quyền kỹ thuật số là việc sử dụng mật khâu, mãhóa và hình mờ đề bảo vệ nội dung bản sao kỹ thuật SỐ, tuy nhiên, nó có thể vi

phạm quyền của người tiêu dùng, nếu họ thuộc trường hợp sử dụng ngoại lệ, là

sử dung tac pham mà không phải xin phép chủ sở hữu quyên tác giả Sử dụng hợp

lý thường được định nghĩa là đặc quyền pháp lý dé sử dung tác phẩm có bản

quyên

- Bài viết “Jntellectual Property: Digital Rights Management” [Tạm dich:SHTT: Quản lý bản quyền kĩ thuật số] của các tác gia Ranbir Sing, Yogesh Pai,Neha Juneja, Ms Nisha Gera va Yogesh Pai.Theo tác giả, quản lý quyền kỹ thuật

số bao gồm cùng loại công cụ kỹ thuật và pháp lý cho phép chủ sở hữu bản quyền

quản lý quyên truy cập vào tác phẩm của họ, thiết lập các điều khoản và điều kiệnđược phép sử dụng tác phẩm của họ trong thế giới kỹ thuật số

Trang 16

- Bài viết “The institutionalization of YouTube: From user-generated content

to professionally generated content” cua tac gia Jin Kim, ban vé qua trinh thé chéhóa của YouTube: sự chuyên đổi của nó từ nội dung do người dùng tao (UGC) -

được định hướng như một ngôi làng ảo - thành một trang web video có nội dung chuyên nghiệp (PGC).

- Bài viết “Digital Watermarks for Copyright Protection” [Tạm dịch:

“Thuỷ vân số trong bảo vệ quyền tác giả”] của nhóm tác giả Nicholas Paul

Sheppard, Reihaneh Safavi-Naini, Philip Ogunbona trên tap chi Journal of Law

and Information Science Nhóm tac giả di từ việc phân tính các cơ chế hoạt động

của thuỷ vân số, từ đó chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế của việc áp dụng côngnghệ thuỷ vân số trong việc bảo vệ quyên tác giả

Nhìn chung, các nghiên cứu ở phạm vi quốc tế đã nêu lên được phươngthức áp dung của các biện pháp công nghệ phổ biến hiện nay đối với các tác pham

có bản quyền, từ đó phân tích các khía cạnh tích cực và hạn chế của các biện pháp

và đưa ra định hướng để áp dụng biện pháp công nghệ hiệu quả hơn

34 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của việc kiểm soát OTG trên

NTTT: nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ định nghĩa “NT TT” thông qua việc nghiên cứu

những quan điểm học thuật cũng như pháp luật các quốc gia về loại nền tảng này,đồng thời từ nghiên cứu những NTTT lớn đang hoạt động trong môi trường kỹthuật số hiện nay rút ra đặc điểm của NTTT Từ đó, nghiên cứu sẽ phân tích vàlàm rõ một số khía cạnh của việc kiểm soát QTG trên NT TT

Thứ hai, phân tích HLPL trên thế giới và tại Việt Nam về kiểm soát OTGtrên NTTT: nghiên cứu sẽ phân tích những quy định pháp luật trên thé giới và ởViệt Nam về việc kiểm soát QTG trên NTTT theo từng khía cạnh về chủ thé

quyền, đối tượng kiểm soát, nội dung quyền và những hành vi vi phạm QTG trên

NTTT; đồng thời chỉ ra những nội dung điều chỉnh chỉ xuất hiện trong kiểm soát

QTG trên NTTT.

Trang 17

Thứ ba, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật SHTT trong kiểm soát

OTG trên NTTT ở Việt Nam: nghiên cứu sẽ đưa ra những vụ việc điển hình về

vấn đề kiểm soát QTG ở Việt Nam cũng như những hiện tượng mới xuất hiện

trong việc kiểm soát QTG, từ đó đánh giá những điểm phù hợp và điểm chưa phùhợp của pháp luật hiện hành trong việc điều chỉnh vấn đề kiểm soát QTG trên

NTTT hiện nay.

Thứ tư, làm rõ định nghĩa về BPCN và đánh giá một số BPCN được sử

dụng phổ biến trên các NTTT: nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ những van đề lý luận

cơ bản xoay quanh BPCN kiểm soát quyền thông qua việc nghiên cứu nhữngBPCN phổ biến đang được áp dụng trên các NTTT, đồng thời đánh giá những ưuđiểm và nhược điểm của những BPCN này trong việc quan lý và bảo vệ QTG

trên NTTT.

Thứ năm, dwa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát OTGtrên NTTT cũng như kiến nghị áp dụng BPCN trong kiểm soát QTG trênNTTT: nghiên cứu đưa ra những kiến nghị cụ thé dé hoàn thiện pháp luật và nângcao hiệu quả điều chỉnh pháp luật Việt Nam về kiểm soát QTG trên NTTT, cũngnhư những kiến nghị áp dụng BPCN giúp kiểm soát QTG trên NTTT được triệt

dé, toàn diện hơn

4 _ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Vấn đề kiểm soát QTG trên NTTT là một vấn đề tương đối rộng và phức tạpnên khó có thể trình bày hết toàn bộ vấn đề trong một công trình nghiên cứu.Trong báo cáo này, nhóm tác giả tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn về việc kiểm soát QTG trên NTTT tại Việt Nam từ góc độ pháp luậtSHTT quốc tế, pháp luật SHTT của Việt Nam và của một số những quốc gia,vùng lãnh thé có kinh nghiệm trong xây dựng HLPL quy định van dé này như

Hoa Kỳ và EU; cũng như là nghiên cứu dưới góc độ công nghệ những BPCN

kiêm soát QTG được sử dụng phổ biến trên NTTT

Đối với việc nghiên cứu dudi góc độ pháp lý, trên cơ sở nghiên cứu nhữngquy định pháp luật, những tài liệu học thuật nghiên cứu về quy định kiểm soát

Trang 18

QTG trên NTTT, nhóm tác giả sẽ đánh giá, phân tích quy định pháp luật Việt

Nam và của quốc tế điều chỉnh về kiểm soát QTG trên NTTT và đưa ra kiến nghị

hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Đối với việc nghiên cứu dưới góc độ công nghệ, trên cơ sở thu thập các tư liệu

thực tiễn và phân tích số liệu thống kê về những BPCN kiểm soát QTG được sửdụng phổ biến trên NTTT, nhóm tác giả sẽ đánh giá tình hình áp dụng BPCNkiểm soát QTG hiện tại trên các nền tảng trực tuyến và đưa ra kiến nghị áp dụng

hiệu quả.

5 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, về phương pháp luận, đề tài được thực hiện dựa trên phương

pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác — Lénin, cụ thé:

Một là, nhóm tác giả đi từ nội dung đến hình thức — những mặt, khía cạnhtrong van đề kiểm soát QTG trên NTTT cho đến những quy định pháp luật điềuchỉnh van dé cũng như BPCN được áp dung dé kiểm soát QTG trên NTTT Van

đề kiểm soát QTG trên NTTT có những khía cạnh và nội dung nào sẽ quyết địnhtới việc PL về SHTT có những quy định tương ứng để điều chỉnh cho phù hợp,

cũng như có thể áp dụng BPCN nao dé kiểm soát Cả hai bên tồn tại chặt chẽ,

nhưng không han lúc nào QDPL điều chỉnh việc kiểm soát QTG trên NTTT cũngphù hợp với những nội dung cần được điều chỉnh Tương tự như thế với BPCN

Hai là, nhóm tác giả đi từ lý luận đến thực tiễn để có thể nghiên cứu các

van đề pháp lý, van đề công nghệ của việc kiểm soát QTG trên NTTT một cách

toàn hiện Trên cơ sở nghiên cứu những QDPL của Việt Nam điều chỉnh việckiểm soát QTG trên NTTT, nhóm tác giả so sánh với điều ước quốc tế, quy địnhpháp luật của một số quốc gia trên thế giới, cũng như đối chiếu với thực tiễn ápdụng dé đánh giá những điểm phù hop và chưa phù hợp Tương tự như vậy với

BPCN, nhóm tác giả nghiên cứu cách thức hoạt động của những BPCN được sử

dụng phổ biến trên thé giới và đối với với thực tiễn áp dụng dé đánh giá những

ưu điểm và hạn chế Từ đó, nhóm tác giả xây dựng cơ sở lý luận phản ánh bảnchất của việc kiểm soát QTG trên NTTT

Trang 19

Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, dé nghiên cứu hiệu quả dé nghiên

cứ đề tài, nhóm tác giả đã vận dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu

khác nhau như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn giải, lịch

sử, logic, thống kê, phỏng vấn sâu và an két

Một là, nhóm tác giả kết hợp vận dụng phương pháp phân tích và phươngpháp lịch sử để nghiên cứu Việc hình thành và phát triển các NTTT cũng như

việc kiểm soát QTG trên NTTT gắn với các điều kiện kinh tế, xã hội nên không

thể đặt đối tượng nghiên cứu nằm ngoài không gian lịch sử Tuy nhiên, các tưliệu được đánh giá, tổng hợp và phân tích một cách logic, đặt trong các mối quan

hệ cụ thê để xác định bản chất của NTTT cũng như việc kiểm soát QTG trên

NTTT.

Hai là, về mạch phân tích các vấn đề, nhóm tác giả vận dụng linh độngphương pháp quy nạp và tong — phân — hop Phương pháp quy nạp chủ yếu đượcvận dụng tại phần nghiên cứu về các vấn đề chung Đi từ những học thuyết củacác nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả phân tích, đánh giá và cuối cùng rút ranhững khái niệm phù hợp nhất, phản ánh được cốt lõi vấn đề đang nghiên cứu.Phương pháp tổng — phân — hợp được vận dung nằm giúp người đọc hình thanh

được sơ bộ hệ thống luận điểm, luận cứ trước khi đi sâu vào phân tích, và cuối

cùng tóm gọn được những gì mà nhóm tác giả đã trình bày, trước khi chuyên sangnhững van đề tiếp sau đó

Ba là, dé thu thập tư liệu thực tiễn, nhóm tác giả chủ yếu sử dung phươngpháp so sánh, an két và phỏng vấn Về phương pháp so sánh, nhóm tác giả thuthập và thống kê các dữ liệu mang tính cập nhật từ các trang báo, bài báo, bảngxếp hạng uy tín Về phiếu an két, nhóm tác giả hướng tới khảo sát đối tượng người

sử dụng NTTT là sinh viên, vì sinh viên là nhóm đối tượng chiếm phần chủ yếutrong tổng SỐ những người sử dụng NTTT tại Việt Nam hiện nay dé từ đó có mộtcái nhìn toàn diện, khách quan hơn về tình hình kiểm soát QTG trên NTTT tạiViệt Nam cũng như tình hình nhận thức của người sử dụng các nền tảng về vẫn

đê bản quyên Về đôi tượng phỏng vân, nhóm tác giả lựa chọn các đôi tượng sau:

Trang 20

- Nhóm 1: Chủ thé của việc kiểm soát QTG trên NTTT Nhóm tác giả chủyếu hướng đến đối tượng là những người sáng tạo nội dung trên NTTT bởi họ là

những người nắm rõ cơ chế hoạt động của NTTT cũng như chính sách của cácNTTT về vấn đề bản quyền Đồng thời, họ cũng có thể cung cấp những trảinghiệm thực tế phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Nhóm 2: Chuyên gia từng nghiên cứu về lĩnh vực bảo hộ QTG trong môi

trường kỹ thuật số Nếu những chia sẻ của đối tượng thuộc nhóm 1 chủ yếu mang

tính chủ quan bởi phạm vi tiếp cận của họ giới hạn trong những trải nghiệp cánhân khi đăng tải những tác phẩm lên NTTT thì nhóm 2, với tri thức lý luậnchuyên ngành, sẽ nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống và có nhiều giá trị

nghiên cứu.

Từ những cơ sở thực tiễn này, nhóm tác giả kết hợp tiếp thu, đánh giá cáchọc thuyết và nghiên cứu liên quan đến van dé kiểm soát QTG trên NTTT trong

và ngoài nước, nhăm xây dựng hệ thống lý việc về kiểm soát QTG trên NTTT

phù hợp với xã hội Việt Nam.

6 Két cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 03 chương:

Chương 1: Những vẫn đề chung về kiểm soát quyền tác giả trên các nền tảngtrực tuyến

Chương 2: Kiểm soát quyền tác giả trên các nên tảng trực tuyến trên thế giới

và tại Việt Nam

Chương 3: Một sô kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý và đề xuất ápdụng các biện pháp công nghệ trong kiểm soát quyền tác giả trên các nền tảng

trực tuyến ở Việt Nam

Trang 21

NỘI DUNG KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: NHỮNG VAN DE CHUNG VE KIEM SOÁT QUYEN TÁC

GIA TREN CAC NEN TANG TRUC TUYEN1.1 Tổng quan về quyền tác giả

1.1.1 Khái niệm về quyền tác giả

1.1.1.1 Sự hình thành khái niệm quyền tác giả trên thế giới và tại Việt Nam

Trên thé giới, cho đến thời kì Trung Cổ (thé kỉ V — thé ki XV), sự tồn tạicủa QTG vẫn chưa xuất hiện Các quy định luật pháp chỉ có cho những vật mang

tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đặc biệthưng thịnh của hội hoạ, người La Mã đã nhận thức được sự ton tại của “tài sản

vô hình”.” Sw phát triển của ngành công nghiệp in vào thé ki XV — XVI tại Châu

Au đã làm xuất hiện ý tưởng về QTG Giá thành cho việc tái bản giảm xuống taonên tầng lớp bình dân cũng có thé sở hữu một an phẩm”, cùng với đó là tỉ lệ biết

đọc viết khắp châu Âu gia tăng đáng kể, đã tạo ra một lượng lớn độc giả Các

ông chủ nhà in trả những món tiền lớn cho các tác giả dé liên tục sáng tác, đồngthời lên tiếng giành quyền lợi kinh tế cũng như kiểm soát việc xuất bản và tái bảncác tác phâm, yêu cầu cắm in lại một tác phẩm ít nhất trong một khoảng thời giannhất định, buộc Hoàng gia phải xem xét phương thức kiểm soát việc xuất bản Cóthể nói, QTG được sinh ra từ hoạt động thương mại, gan liền với các lợi ich vềkinh tế Pháp luật về thực hiện @1G xuất hiện lan dau tiên vào đấu thé ki XVIItại Châu Au, đặc biệt là tại Anh va Pháp.? Luật của Nữ hoàng Anne (Statute ofAnne) được ban hành năm 1709 nhằm bảo vệ những nhà xuất bản, tuy nhiên đãcông nhận độc quyên của tác giả trong việc nhân ban tác phâm.!° Tại Pháp, đạo

® Caron C (2006), Droit d’auteur et droit voisins, Paris, Litec, tr.20.

7 Thadeusz, Frank (18 August 2010) "No Copyright Law: The Real Reason for Germany's Industrial

Expansion?" Spiegel Online.

8 Lyman Ray Patterson (1968), Copyright in Historical Perspective, Vanderbilt Univ Press, p 136-137.

? Caron C (2006), Droit d’auteur et droit voisins, Paris, Litec, tr.21.

'0 Benedict Atkinson, Brian Fitzgerald (2014), A Short History of Copyright — The Genie of Information, Springer

International Publishing, Switzerland, tr 23.

Trang 22

luật Cách mạng năm 1791 và 1793 công nhận quyền sở hữu tự nhiên đối với tácphẩm văn học nghệ thuật Thời gian bảo hộ QTG là suốt cuộc đời tác giả và 10năm sau khi tác giả qua đời (từ năm 1866 là 50 năm sau khi tác giả qua đời).!!

Thời kỳ hiện đại, việc bảo vệ tài sản trí tuệ có ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ

tăng trưởng kinh té và sự phát trién của xã hội, kéo theo đó là sự nghiêm ngặt củapháp về SHTT nói chung và QTG nói riêng.!? Các công ước quốc tế về bảo vệQTG lần lượt được ban hành.!3 Năm 1967, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thé giới (World

Intellectual Property Organization — WIPO) được thành lập, là một trong những

cơ quan chuyên môn của Liên Hợp quốc với mục đích hoạt động nham “khuyến

khích sự sáng tạo của nhân loại và quyền SHTT trên toàn thế giới”

Qua quá trình hình thành và phát triển của QTG, có thể thấy khái niệmQTG phát triển dựa trên ý niệm ban đầu về quyền sở hữu, sơ khai là quyền sở

hữu đối với vật thé chứa đựng tác pham Sau đó, quyền của chủ thé sáng tạo tác

phẩm được công nhận một cách độc lập với quyền sở hữu vật chất chứa đựng tácpham.'* Các quyên này là độc quyền của tác giả, gắn liền với quyền nhân thân vàquyền kinh tế chỉ thuộc về tác giả đối với tài sản do minh sáng tạo

Tại Việt Nam, bởi các đặc điểm riêng về bối cảnh lịch sử, thường xuyên

phải đối mặt với chiến tranh chống ngoại xâm và tái thiết đất nước, do đó quyđịnh về QTG xuất hiện khá muộn màng Phải đến năm 1986, thuật ngữ “QTG”

mới được đề cập lần đầu tiên trong Nghị định 142/HDBT của Hội đồng Bộtrưởng, quy định về bảo hỗ QTG tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ đề cập đến các khái

niệm cơ bản của QTG.

Sự phát trién của các QTG tại Việt Nam đi cùng với nhận thức về tầm quantrọng của bảo vệ những sáng kiến như một công cụ thu hút đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ trước Đến đầu thế kỉ XXI, nhằm

!! Nguyễn Văn Nam (2017) , OTG - đường hội nhập không trải hoa hông, Nxb Trẻ, tr.41.

!2 David M.Gould, Willian C.Gruben (1997), The Role of Intellectual Property Rights in Economic Growth, Springle, Boston, MA, tr 209.

'3 Một số công ước nồi bật là: Công ước Berne năm 1886, sửa đổi bố sung gần nhất vào năm 1979; Công ước Geneva năm 1952, Công ước Rome năm 1961, Hiệp định về các khía cạnh quyền SHTT liên quan đến thương mại (TRIPs) năm 1994 và các văn bản quan trọng khác

'4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trinh Luật SHTT Việt Nam, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội, tr.36.

Trang 23

thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thực hiện mục tiêu gianhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sửa đổi, bổ sung va banhành nhiều văn bản pháp luật mới, phù hợp cam kết của quốc gia khi gia nhập

các công ước quốc tế Các văn bản pháp luật quan trọng có quy định về QTG lần

lượt theo thứ tự ban hành là: Điều 60 Hiến pháp 1992, Pháp lệnh bảo vệ QTGnăm 1994., Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật SHTT năm 2005 (sửa đôi, bố sungnăm 2009) và hiện hành là Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, b6 sung năm 2019).Ban đầu, pháp luật Việt Nam chỉ quy định những khái niệm cơ bản nhất của QTG

và nhìn nhận QTG dưới góc nhìn của luạt dân sự, tuy nhiên càng về sau, các quy

định về QTG trong các điều luật đặc thù cho SHTT ngày càng tiến bộ, phù hợphơn với các quy định về QTG trong các điều ước quốc tế và thực trạng Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập các công ước quốc tế về QTG như Công ước

Berne năm 1886, Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất các bản ghi âm, Côngước Rome năm 1966 về bảo hộ quóc tế những người biểu diễn,

1.1.1.2 Khái niệm về quyền tác giả

Trên khía cạnh nghiên cứu pháp lý, do lịch sử hình thành khác nhau, quan

điểm về khái niệm QTG giữa pháp luật phương Tây và pháp luật Việt Nam cómột số điểm khác nhau nhất định Tuy nhiên, QTG ở Việt Nam được phát triểntrên cơ sở tham khảo các tài liệu về QTG cua thé giới, khái niệm về QTG củaViệt Nam với học giả phương Tây vẫn có những điểm tương đồng nhất định, đó

là mối quan hệ chặt chẽ giữa QTG với quyên tai sản, quyền nhân thân của tác giả

Đối với các học giả phương Tây, có ý kiến cho rằng QTG là một dạng tài

sản do luật định'Š, đồng thời cũng là quyền nhân thân gắn liền với tác giả Theo

đó, QTG trao cho tác giả sự độc quyên trong kiểm soát các phương tiện pho biến

tác phẩm — đây là những đặc quyền về mặt kinh tế (exclusive rights) Mặc dù

chức năng chủ yếu của các đặc quyền này chủ yếu là về kinh tế, tác giả cũng đượchưởng các quyền nhân thân của tác giả đối với tác phâm (moral rights) Day là

'S Benedict Atkinson, Brian Fitzgerald (2014), A Short History of Copyright — The Genie of Information, Springer

International Publishing, Switzerland, tr 3.

Trang 24

các quyền cá nhân (personal rights), thông thường không thể chuyển nhượng

được Chúng chỉ mang lại lợi ích cho tác giả và mất đi khi tác giả qua đời hoặckhi bản quyền hết hiệu lực.!

Trong hệ thống các nước nói tiếng Anh, quyền nhân thân của tác giả đối

với tác phẩm bao gồm quyền ghi công (được đứng tên trên tác phẩm) và tính toàn

vẹn (để ngăn chặn việc phái sinh hoặc sử dụng tác phẩm trái VỚI y muốn của tác

giả, làm mất di tính toàn vẹn của tác phẩm) Trái lại, ở các nước luật dân sự,quyền kinh tế được hiểu là bắt nguồn từ quyền nhân thân, do đó quyền nhân thân

có phạm vi rộng hơn.!” Vi dụ như tại Pháp, thuật ngữ droit d’auteur (QTG) côngnhận răng ngoài các quyền nhân thân (Je droithical), tac giả còn có quyền nhậnphan thưởng kinh tế (/e droit patrimonial)

Tại Việt Nam, theo PGS.TS Phùng Trung Tap nhìn nhận QTG theo hai khía cạnh:

(1) QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về quyền của người

đã trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được hưởng cácquyền nhân thân và các quyên tài sản do có kết quả sáng tạo đó và quyền tự ngăn

chặn hoặc yêu cầu toà án bảo vệ khi có các hành vi xâm phạm QTG;

(2) QTG hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền dân sự cụ thé của người với tưcách là tác gia cua phat trién, công trình thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa

học có quyền chiếm hữu, sử dụng tác phẩm theo ý chía của mình trong phạm vị

luật định và quyền khởi kiện dân sự hay không khởi kiện dân sự khi có hành vixâm phạm QTG.!3

Hiện nay, pháp luật SHTT Việt Nam cũng đã ghi nhận khái niệm QTG Theo đó, “Quyền tác giả là quyên của tô chức, cá nhân đôi với tác phẩm do minh

'6 Điều 6 Công ước Berne năm 1886 quy định quyền nhân thân vẫn tồn tai sau cái chết của tác giả.

Tại Pháp, quyền nhân thân của tác giả đối với tác phâm tồn tại vĩnh viễn.

17 Theo Luật SHTT Cộng hoà Pháp (Code de la propriété intellectuelle), quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền ghi công, tính toàn vẹn, các quyền về xuất bản và thu hồi.

!8 Phùng Trung Tập (2021), Quyên SHTT, bảo vệ và chuyển giao, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.319.

Trang 25

sang tạo ra hoặc sở hữu ” và “Quyên tác gia đôi với tác pham quy định tại bao

gom quyên nhân thân và quyền tài sản ”

1.1.2 Bản chất của quyền tác giả

Thứ nhất, OTG là quyên con người trong lĩnh vực văn hoá

Việc gắn QTG vào nhóm quyền văn hoá của con người có thê được hiểu ởhai khía cạnh Một là quyền văn hoá với nghĩa “bị động”, nghĩa là quyền của côngchúng tiếp cận với văn hoá Hai là quyền văn hoá với nghĩa “chủ động”, nói khác

đi là quyền của tác giả được bảo vệ những giá trị tinh thần và giá trị vật chất cóđược từ hoạt động văn học, nghệ thuật, khoa học của họ.?? Đối với khía cạnh thứhai, trên cơ sở con người có mong muốn và khả năng phát triển trong lĩnh vực

sáng tạo, từ đó sáng tạo ra các tác phâm từ khả năng của bản thân Do đó, cáchoạt động sáng tạo đáng được tôn trọng và bảo vệ giỗng các năng lực, hoạt động

cơ bản khác của con người Vì vậy, các tác giả có quyền yêu cau các quyền lợi

đối với tác phâm của chính họ.?! Từ đây, có thé thấy răng dưới góc độ tác giả làngười tạo ra tác phẩm, các tác phẩm đó đã hình thành nên văn hoá, do đó quyềnvăn hoá ở nghĩa thứ nhất sẽ không thé tổn tại nêu không có tác phẩm vì không có

đối tượng dé được thụ hưởng

Từ bản chất QTG là quyền con người, QTG đã mang trong mình đặc điểm

“được xác lập tự động” QTG phát triển một cách mặc nhiên, không phụ thuộcvào bất kì thé thức, thủ tục nào Khi một tác pham đã được định hình dưới hìnhthức nhất định để người ta có thể nhận biết được thì tác giả, chủ sở hữu QTG

đương nhiên sẽ có các QTG đối với tác phâm đó mà không cần phải thông qua

việc đăng ký QTG.”

'9 Khoản 2 Điều 4, Điều 18 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

20 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), OTG trong không gian ảo, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hỗ Chí Minh, tr.8.

?! Paul L.C (2007), “Is Copyright a Human Right”, Michigan State Law Review, Torremans, tr.274.

2 Trường Dai học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật SHTT, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.40.

Trang 26

Thứ hai, OTG là quyền tw QTG thuộc về lĩnh vực luật tư — liên quan đến

mỗi quan hệ giữa cá nhân, hay đến lợi ích của mỗi cá nhân”, không điều chỉnh

chủ đạo mối quan hệ công quyền Bên cạnh đó, các van đề liên quan đến tài sảnnhư quyên của chủ sở hữu, cấp phép hay hợp đồng chịu sự điều chỉnh mạnh mẽ

của luật tu.24 Trong khi ấy, các sáng kiến và tác phẩm cũng được coi là tài san,

kéo theo đó là sự bao trùm của luật tư lên pháp luật SHTT.

Tuy nhiên, việc coi QTG luôn chịu sự điều chỉnh của luật tư là không chính

xác trong mọi trường hợp, ví dụ như trường hợp chủ sở hữu QTG là cơ quan nhà

nước Do đó, đôi khi van đề giải quyết tranh chấp về QTG lại liên quan đến tố

tụng hành chính.

Thứ ba, OTG là quyền tài sản Tài sản trí tuệ được xem là một loại tài sản,

cụ thé hơn đó là quyền tai sản.” Theo đó, quyền SHTT là quyền tài san và tri giáđược bằng tiền Khác với các dạng tài sản khác, tài sản trí tuệ là sản phẩm củahoạt động sáng tạo tinh thần QTG còn đặc biệt hơn các quyền tài sản khác nằm

ở việc nó gắn liền với quyền nhân thân của tác giả

Thứ tw, OTG là độc quyền của tác giả Quyền nhân thân và quyền tài sản

của QTG mang là những quyền mà chỉ duy nhất tác giả được hưởng dụng Quyềnnhân thân đối với tác phẩm gắn liền với bản thân tác giả, trong khi đó các quyềntài sản như làm tác phẩm phái sinh, phân phối, cho thuê, biểu diễn, truyền đạt tới

công chúng chỉ có thê được thực hiện bởi chính tác giả hoặc được tác giả cho

phép thực hiện.”

1.1.3 Tác động của cách mạng công nghệ thông tin đến quyền tác giả

a Ảnh hưởng tích cực của cách mang công nghệ thông tin đến quyền tác

giả

?3 Mattei, Ugo, Bussani, Mauro (2010) “The Project Delivered at the first general meeting on 6" July 1995 The Trento Common Core Project” The Common Core of European Private Law, Common Core Organizing Secretariat, The International University College of Turin, Turin, Italy.

-24 Henry E.Smith (1998), “Intellectual Property and the New Private Law”, Harvard Journal of Law & Technology (Volume 30), Harvard Law School, Massachusetts, tr.2.

? Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015; xem thêm Điều 529 Bộ luật Dân sự Pháp.

?6 Xem thêm: Điều 2bis.3 Công ước Berne; Khoản 2 Điều 20 Luật SHTT 2009.

Trang 27

Sự bùng nổ của Internet và sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới đang thu

ngắn khoảng cách giữa tác giả và người dùng hơn bao giờ hết, tạo nên một môi

trường mới rất khác với môi trường truyền thông, khi hình thức thể hiện tác phẩm

xuất hiện đưới dạng vật lý (như sách giấy hay đĩa DVD) Internet cho phép tácgiả kết nói trực tiếp với người tiêu dùng, trong khi đó các công nghệ hiện đại chophép các tác phâm được lưu trữ đưới nhiều định dạng khác nhau để lưu trữ trongmáy tinh và truyền tai thông qua mạng Internet (như định dang mp3 cho các tácphẩm âm nhạc hay định dạng mp4 cho các tác phẩm video) Công nghệ Internet

cũng cho phép người dùng dễ dàng truy cập, đăng tải video, tác phẩm văn học,

âm nhạc, hình ảnh (theo hình thức hợp pháp) Có thé nhận định, cách mạng côngnghệ thông tin đang tạo ra một môi trường thuận lợi cho tác giả thực hiện quyềntài sản và quyền nhân thân của mình đối với tác phẩm, thể như dé dang phân phối

và thu lợi nhuận từ tác phẩm một cách nhanh chóng

b Ảnh hưởng tiêu cực của cách mạng công nghệ thông tin đến quyền tác

Sự xuất hiện của các công nghệ de doa đến quyên tác giả

Cách mang công nghệ thông tin đi cùng với Internet và sự ra đời của hàng

loạt công nghệ mới được tích hợp trên máy tính và các thiết bị điện tử tương tựmáy tính Giờ đây, chỉ cần một cú nhấp chuột đơn giản vào một tác phẩm xuấthiện trên Internet, người dùng có tạo ra vô số bản sao hoặc tải xuống và phân phốitác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả nhờ vào việc chụp màn hình thiết bị

điện tử (screenshot) hay chức năng tải xuống “lưu thành bản sao” (save as )

Tính toàn vẹn của các tác pham cũng bị de doa trong thời đại cách mạng công

nghệ thông tin khi các công nghệ hiện tại cho phép người dùng chỉn sửa, pha trộn,

chuyên thé tác phẩm mà không có sự cho phép của tác giả

Trang 28

1.2 Quyền tác giả trên các nền tảng trực tuyến

1.2.1 Khái quát chung về nền tảng trực tuyến

1.2.1.2 Khái niệm về nền tảng trực tuyến

Từ cuối thế kỉ XX sang thế kỉ XXI xuất hiện một làn sóng công nghệ - làn

sóng công nghệ số với sự ra đời và phô cập của máy tính cá nhân và mạng thông

tin toàn cầu internet Môi trường số đã và đang đem đến sự thay đổi một cách căn

bản về cách thức sao chụp, sử dụng, trao đôi, lưu hành, phổ biến các tác phẩm

văn học, nghệ thuật Điều này hứa hẹn sự thúc đây sự thay đổi lớn tới pháp luật

và cách thức tiếp cận đối với bảo hộ QTG

Đến thập niên 1960, những hệ thống kết nối thông tin đầu tiên ra đời Cáctài nguyên số được huy động để tham gia vào mọi lĩnh vực trong đời sống của

con người, đặt tiền đề cho sự ra đời của các hình thức chia sẻ trên nền tảng số.?

Không giống môi trường tự nhiên hay môi trường văn hoá, môi trường số không

phải là môi trường mà con người đã quen thuộc từ lâu Tuy nhiên, môi trường

này đã nhanh chóng trở thành môi trường gan liền với nhu cau sinh hoạt, làm việcthiết yếu của con người hiện đại

Thuật ngữ “nền tang” (platform) thường được sử dung cho các mục đích

khác nhau Khái niệm về nên tảng kỹ thuật sô, trái ngược với nên tang phi kỹ

27 Margaret Hedstrom (1997) Digital Preservation: A Time Bomb for Digital Libraries Computers and the Humanities, 31(3), tr.196

Trang 29

thuật số, ngụ ý rang nó sở hữu tính đồng nhất về dit liệu và có thé chỉnh sửa, lậptrình lại, phân phối và tự tham chiếu”Š và nó cũng có thé được mô tả như một tậphop kỹ thuật xã hội bao gồm các yếu tố kỹ thuật (phần mềm va phần cứng) và cácquy trình liên quan.”?

Định nghĩa của “NTTT” hiện nay còn chưa rõ ràng, và khá mơ h6*° việctìm một định nghĩa chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn do có nhiều thuật ngữ đôi

khi được sử dụng dé thay thé nó, điển hình là những thuật ngữ như “nền tảng kỹ

thuật số” (digital platform), “nền tảng mạng xã hội” (social media platform”),

“công thông tin trực tuyến” (online portal) Theo các nhà nghiên cứu thì thuậtngữ này thường được định nghĩa quá rộng hoặc quá hep.*! Phó Chủ tịch Uỷ banChâu Âu đã nhận xét rằng “không có một định nghĩa nào về NTTT được mọingười chấp nhận Chúng tôi có hang trăm định nghĩa vì vậy mỗi khi có có nhữngngười khác nhau nói về NTTT, họ hoàn toàn có sự hiểu biết khác nhau.”32

NTTT được công nhận là một loại “kiến trúc công nghệ”33 Theo nghĩa này,các nền tang là cơ sở cho một phạm vi rộng hon của các ứng dụng hệ thống thôngtin, chang han nhu hé thống lập kế hoạch, điều hành máy tính, trang thương mạiđiện tử và các trang mạng xã hội Cơ quan chống độc quyền của Đức đã đề xuấtmột định nghĩa rộng hon, mô tả tất cả các nền tang như tat cả các công ty Internet

cung cấp dịch vụ trung gian cho phép việc tương tác trực tiếp giữa hai hoặc nhiều

nhóm người dung khác nhau được kết nối gián tiếp thông qua môi trường mạng.Tương tự, EC** xác định NTTT như một doanh nghiệp hoạt động ở hai (hoặc

?8 Yoo, Y.O Henfridsson, and K Lyytinen 2010 “The New Organizing Logic of Digital Innovation: An Agenda for Information Systems Research.” Information Systems Research 21 (4): tr.35

? Tilson, D., K Lyytinen, and C Sørensen 2010 “Digital Infrastructures: The Missing IS Research Agenda.” Information Systems Research 21 (5): 748-59

30 Oxera, Benefits of Online Platform, October, 2015 tr.11

3! Juliette Senechal, The Diversity of the Services Provided by Online Platforms and the Specificity of the Counter-Performance of These Services - A Double Challenge for European and National Contract Law, 5(1) J Eur Consum Mkt L 39 (2016),tr.97

3? House of Lord, European Union Committee, 2016

33 Ruonan Sun, Digital Platforms: Conceptualization and Practice, Thesis (PhD) (2020) (May 3, 2021), available

at https://openresearch-repository.anu.edu.au/handle/1885/203636.

34 The European Commission (EC) — Uy ban Châu Au là tô chức then chốt, co quan hành pháp cao nhất của Liên minh châu Âu, chịu trách nhiệm thi hành các quyết định, giám sát việc duy trì các hiệp ước, các quy định của Liên minh châu Âu và điều hành công việc hàng ngày của Liên minh.

Trang 30

nhiều) thị trường của bên thứ ba, sử dụng Internet để cho phép tương tác giữa haihoặc nhiều bên khác nhau trong một nhóm người dùng để tạo ra giá trị cho ít nhất

một trong các nhóm Theo chỉ thị của liên minh Châu Âu về NTTT trong Dự thảoChỉ thị về Trung gian trực tuyến thì NTTT được hiểu là dịch vụ xã hội thông tin

có thé truy cập qua Internet hoặc các phương tiện kỹ thuật số tương tự cho phép

khách hàng ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc nội dung

35

o>»

S

Ở Nga, không có sự hợp nhất hợp pháp nào về khái niệm nền tảng kĩ thuật

số hay NTTT Định nghĩa sau đây có thé được tìm thấy trong số các Nghị quyếtcủa Chính phủ Liên bang Nga: nền tảng kỹ thuật số có nghĩa là một tập hợp các

công nghệ thông tin và phương tiện kỹ thuật đảm bảo sự tương tác của các chủ

thé kinh tế trong lĩnh vực công nghiép.*®

Một số nhà nghiên cứu kinh tế thường sử dụng thuật ngữ “nền tảng trựctuyên” xoay quanh khái niệm thị trường, các nền tang là công cụ dùng dé trao đổigiữa các giữa những người tiêu dùng khác nhau mà không thê giao dịch trực tiếp

với nhau, các NTTT làm trung gian cho các giao dịch giữa các nhóm người dùng

khác nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau và chịu tác động của môi trường mang.*”

Ngoài ra, theo một SỐ nghiên cứu, thuật ngữ “nền tảng trực tuyến” được sửdụng dé mô tả các dịch vụ có sẵn trên internet*® bao gồm thị trường (marketplace),

công cụ tìm kiếm (search engines), mạng xã hội (social media), cửa hàng ứng

dụng (app store) dịch vụ truyền thông (communications services), hệ thống thanh

35 Research Group on the Law of Digital Services, Discussion Draft of a Directive on Online Intermediary Platforms, 5(2) J Eur Consum Mkt L 164,166 (2016); a similar stance is taken Christoph Busch et al., The Rise

of the Platform Economy: A New Challenge for EU Consumer Law?, 5(1) J Eur Consum Mkt L 3 (2016).

3 Resolution of the Government of the Russian Federation No 529 of 30 April 2019 On Approval of the Rules for Granting Subsidies to Russian Organizations for Reimbursement of Part of the Cost of Developing Digital Platforms and Software Products for the Purpose of Creating and/or Developing Production of High-Tech Industrial Products, Legislation Bulletin of the Russian Federation, 2019, No 19, Art 2286] (May 3, 2021), available at http://publication.pravo.gov.ru/Document/View/0001 201905060036

37 OECD (2017), "Introduction and synthesis", in Rethinking the Use of Traditional Antitrust Enforcement Tools

in Multi-sided Markets, (2) OECD, Paris, enforcement-tools-in-multi-sided-markets.htm

https://www.oecd.org/daf/competition/rethinking-antitrust-38 OECD (2019), An Introduction to Online Platforms and Their Role in the Digital Transformation, OECD Publishing, Paris,tr.20

Trang 31

toán (payment systems) và các dịch vụ khác.” Nếu theo những nghiên cứu nay,định nghĩa về “NTTT” có sự giao thoa và tương đồng nhất định đối với một thuật

ngữ khác phổ biến trong môi trường kỹ thuật số, đó là “nhà cung cấp dịch vụ

trung gian” (Internet service provider - ISP) Thuật ngữ này được định nghĩa như

là nơi cung cấp nền tảng hỗ trợ trao đổi thông tin và nội dung giữa người dùngvới nhau trên Internet Đúng với tính chất trung gian, ISP không phải là bên tạo

ra thông tin, mà chỉ đóng vai trò cung cấp máy chủ, đường truyền, lưu trữ cùng

các dich vụ khác để người dùng cuối (end user) tạo ra nội dung số Trong mối

quan hệ liên quan đến ISP và chủ sở hữu QTG, người dùng cuối được xem là bênthứ ba trong trường hợp họ không phải là tac giả của nội dung số do mình tạora.*° Thông thường, ISP được chia thành bốn nhóm cơ bản, bao gồm: nhà cung

cấp đường truyén (access provider), cổng thông tin và công cụ tìm kiếm (portals

and search engines), mang xã hội (social media) va cơ sở lưu trữ máy chu (hosting

facility) Theo như định nghĩa đã đề cập, các NTTT chủ yếu là mạng xã hội vàcác cổng thông tin, công cụ tìm kiếm Có thé thấy điểm chung tương đồng lớnnhất về cách định nghĩa này đó là tập trung vào khía cạnh cung cấp dịch vụ của

các NTTT tới người sử dung của mình.

Nhóm tác giả nhận thấy, đa số những định nghĩa về “nên tảng trực tuyên”mới chỉ tập trung vào mục đích và công dụng kinh tế của của loại nền tảng này.Những định nghĩa, nghiên cứu về khía cạnh và công dụng dịch vụ, xã hội của

“nền tang trực tuyến” hầu như rat ít và không được tập trung Do đó, theo nhómtác giả, định nghĩa về “nền tảng trực tuyến” cần được sửa đôi không chỉ tập trungvào các nên tảng hoạt động trực tuyến mà còn dé diễn đạt chính xác hơn những

gì mà NTTT có thé làm và cung cấp cho người sử dung của mình, không phải tất

cả những người tham gia NTTT đều là những người tiêu dùng

3 Sih Yuliana Wahyuningtyas, Self-regulation of online platform and competition policy challenges: A case study

on Go-Jek, Competition and Regulation in Network IndustriesVolume 20, Issue 1, March 2019, tr.53

40 Nguyễn Lương Sỹ, Nguyễn Thi Lan Anh, "Vụ VNG kiện TikTok: kinh nghiệm cho Việt Nam từ co chế ‘Safe harbour’ của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Au và New Zealand", Tạp chí nghiên cứu lập pháp,

<http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210759>

Trang 32

Vì thế, theo quan điểm của nhóm tác giả, nếu được luật hoá, thuật ngữ

“NTTT” nên được định nghĩa dưới góc độ pháp luật tại Việt Nam là: Nén tang

trực tuyến là một dich vụ kĩ thuật số tạo điều kiện cho tương tác giữa hai hoặc

nhiều nhóm người dùng riêng biệt nhưng phụ thuộc lẫn nhau (cho dù là công

ty hay cá nhân) tương tác thông qua dịch vụ Internet.

1.2.1.3 Tầm ảnh hưởng của các nền tảng trực tuyến trong cách mạng công

nghệ thông tin

Sự ra đời của Internet được coi là cuộc cách mạng thông tin lần thứ nămcủa nhân loại, qua đó các tin tức được số hoá đề truyền đi gần như tức thời, không

bị hạn chế bởi không gian và thời gian Là kho thông tin khổng 16 nhất, Internet

đã mang lại cơ hội tuyệt vời cho các ngành nghề, mang lại cơ hội tuyệt vời trong

việc truyền đạt, trao đôi thông tin, hợp tác, giao lưu giữa moi cá nhân, tổ chứctrên khắp hành tinh một cách nhanh chóng và tiện lợi Vai trò của các NTTT trongthị trường kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng, không chỉ là trung gian kếtnối người kinh doanh và người tiêu dùng hoặc giữa người kinh doanh mà còn như

một cơ quan ủy thác thu thập thông tin từ người dùng và chia sẻ thông tin đó với

người dùng.“! Các giải pháp nền tảng không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực

thương mại mà còn được sử dụng trong lĩnh vực của chính phủ công Nhà nước

hiện đại ngày nay tích cực sử dụng các nền tảng số để thực hiện các chức năng

của nó Cổng thông tin công cộng Gosuslugi của Nga cũng là một nền tang ơicông dân và tổ chức có thê tiếp cận các dịch vụ liên quan.*” Martin Bailey, thuộc

DG Connect, cho biết: “Các nền tảng liên tục được đưa ra trong bối cảnh hầu hết

các cuộc thảo luận vê kỹ thuật sô hâu như không có lĩnh vực kinh tê và tương

4! https://journals-sagepub-com.ezproxy.unibo.it/doi/full/10.1177/1783591719834864

42 https://drive.zoogle.com/drive/u/0/folders/12eiOSvrm7ABp GtdhfApIgQD3sDIVrRH tr.123

Trang 33

tác xã hội ngày nay bị các nền tảng không ảnh hưởng đến theo một cách nào

đó.”⁄3 Ông Bailey cũng lưu ý rang "nền tang là động lực chính của tăng trưởng".*41.2.1.4 Đặc điểm chung của các nền tảng trực tuyến

Từ khái niệm trên, nhóm tác giả đã xác định được một số đặc điểm nổi bật

của NTTT:

Dễ sử dụng và hấp dẫn ngay lập tức đối với người dùng

Một số khía cạnh của NTTT giúp giải thích sự phổ biến và sử dụng rộngrãi của nó Một khía cạnh như vậy là cách các NTTT cho phép bạn, hầu như ngaylập tức, truyền đạt thông tin cho một số lượng lớn người dùng Chỉ trong vài giây,

có thể tạo một bài đăng trực tuyến và cập nhật cho toàn bộ vòng kết nối bạn bècủa mình về công việc, bao gồm cả việc chia sẻ ảnh."

Kiểm duyệt nội dung đơn giản hon so với môi trường truyền thong

Về cơ bản, bất ky ai có máy tính hoặc điện thoại di động đều có thê dễ dàng

truy cập và sử dụng các NTTT - va thực tế là nội dung được đăng tương đối không

bị kiểm duyệt ít nhất là ít hơn nhiều so với nội dung thường được xuất bản trên

báo hoặc tạp chí Ngoài ra, trên các NT TT thường sử dụng những BPCN hoặc tri

tuệ nhân tạo dé kiểm duyệt nội dung Các kỹ sư tại Facebook đã phát triển côngnghệ XLM-R có thé hiểu van ban băng 160 ngôn ngữ khác nhau dé phục vụ việckiểm duyệt nội dung toàn cau

Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó phát hiện nội dung vi phạm bởi thông điệpthù ghét có thé nằm giữa các ảnh, video, meme , nhất là khi người chia sẻ cốtình áp dụng thủ thuật dé tránh bị phát hiện, như viết sai chính tả, tránh những

cụm từ đặc biệt.

Nền tảng trực tuyén có tính tương tác cao

43 The Select Committee on the European Union, Internal Market Sub-Committee, Online platforms and the eu

digital single market

SINGLE-MARKET/ORAL/24986.HTML

UMENT/EU-INTERNAL-MARKET-SUBCOMMITTEE/ONLINE-PLATFORMS-AND-THE-EU-DIGITAL-44https://publications.parliament.uk/pa/1d201516/ldselect/Ideucom/129/12905.htm#:~:text=The%20benefits%20 of%20online%20platforms&text=OnlineTM20platforms%20are%20drivers%20o0f, providedTM%20by%20the%20di gital%20economy.

45 https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/other/social-media/

Trang 34

NTTT cho phép tương tác, chia sẻ giữa 2 hay nhiều nhóm người dùng riêng

biệt, và hầu như không có giới hạn cho những việc kết nối và tạo không gian

tương tác trên NT TT NTTT có thể hỗ trợ các phương tiện mới và linh hoạt chocác mối quan hệ giữa các tô chức thông qua nhiều nguôn tài nguyên ranh giới

phân tán khác nhau, tạo điều kiện cho việc phối hợp các hoạt động trên nền tảng

số.*° Mục đích chính của NTTT là tăng cường sự hợp tác giữa người dùng và nha

sản xuất để giao dịch với nhau'” Các nền tảng này cho phép người dùng chia sẻcác thông tin khác nhau như các sản phẩm và dịch vụ mới và kết nối hệ sinh thái

của nền tảng

Nén tang trực tuyén la bén trung gian cung cap dich vu cho người sử

dung.

Những nội dung của NTTT phụ thuộc nhiều vào người sử dụng của mình

Do chiếm phan lớn NTTT là UCG (User content generated)“3 — vốn là nền tảnghoạt động của rất nhiều mạng xã hội hiện nay Bat kỳ thứ gì mà khách truy cậpđặt trên các NTTT đều có thé được phân loại là UGC UGC cũng mở ra các cuộc

trò chuyện giữa thương hiệu và người dùng và mức độ tương tac với thương hiệu

này giúp xây dựng và phát triển một cộng đồng gắn bó Chia sẻ nội dung đốitượng cũng có tác dụng phát triển và làm sâu sắc thêm mối quan hệ của ngườidùng/ doanh nghiệp, thúc đây sự trung thành với thương hiệu nhiều hơn

1.2.1.5 Mối quan hệ giữa quyền tác giả và các nền tảng trực tuyến

Với những đặc điểm như trên, môi trường internet nói chung và các NTTT

nói riêng có tác động sâu sắc đối với lĩnh vực bảo hộ QTG Những tác động đóđược nhìn nhận theo cả 2 chiều Ở chiều tích cực, có thé nói các NTTT có thé gópphần quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật một cách rộng rãi hơn đối với

công chúng Với các tính năng phong phú của các phân mêm va mang internet,

4° Mark de Reuver, Carsten Sørense, Rahul C Basole, The digital platform: a research agenda, Journal of Information Technology (2018) 33, p.133

47 Navdeep Singh Gill , Enterprise Digital Platform, Digital Platform Strategy: Why and How It is Important for Businesses, < https://www.xenonstack.com/insights/digital-platform >

48 Jin Kim, The institutionalization of YouTube: From user-generated content to professionally generated content, Media, Culture & Society 34(1),tr.67

Trang 35

các tác phẩm ấy cũng có thé được chuyên thé một cách day sáng tạo, trở nên gần

gũi hơn với nhiều đối tượng và đem lại nhiều lợi ích hơn cho người sáng tạo

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực thì những NT TT này cũng đặt ranhiều thách thức từ nhiều chiều, nhiều khía cạnh đối với van đề bảo hộ QTG

Đối với những nhà nghiên cứu theo lý thuyết về tự do thì họ cho rằngInternet là môi trường trao đôi thông tin Trên Internet thì thông tin được trao đôivới tốc độ nhanh, cùng với sự thuận tiện chưa từng có Nếu qua coi trong van dé

bảo hộ QTG thì sẽ dẫn đến hậu quả han chế sự trao đổi thông tin, bởi phát tán

thông tin trên NTTT cũng có thể coi là sao chép hợp pháp thông tin Trong khi

đó, nhu cầu trao déi thông tin là nhu cầu cơ bản của con người, quyền được traođổi thông tin đã trở thành quyên con người Vì vậy, sự thuận lợi và tự do trongviệc trao đồi thông tin trên các NTTT là một yéu tố phải được coi trọng chứ khôngphải van dé bảo hộ QTG.”?

Đối với những nhà nghiên cứu theo lý thuyết về dân chủ thì họ cho rằnginternet thúc đây quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên QTG lại có thé được sử dụng

để ngăn chặn việc trao đôi những tư tưởng đã được thê hiện, như vậy là gián tiếp

hạn chế quyền tự do tư tưởng.°?

1.2.1.6 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả trên các nền tảng trực

tuyến

Sự phát triển như vũ bão của khoa học tiên tiến đã cho thấy sự cần thiết

phải có những cách nhìn và phương thức mới trong việc bảo hộ QTG Khác với việc bảo hộ QTG trên các phương tiện nghe nhìn khác, bảo hộ QTG trên các

NTTT thật sự khó khăn, là một thách thức to lớn đối với cả tác giả lẫn các cơquan quản lý nhà nước về công tác bảo hộ QTG, bởi lẽ môi trường kỹ thuật số và

* Xem Tom Palmer, Are patents and copyrights morally justified? The philosophy of property rights and ideal objects (Sáng chế và QTG có chính đáng không? Lý thuyết về quyền tai sản và các đối tượng ly tưởng), 13 Havard Journal of Law and Public Policy, 1990, trang 817-865; John Barlow, The Framework for economy of ideals: Rethinking patents and copyrights in the digital age (Khuôn khổ cho tinh kinh tế của các ly tưởng: Suy ngẫm về sảng chế và QTG trong thời đại số), WIRED, 1994, trang 83-97

5° Paul Goldstein, Copyright and the First Amendment (QTG va Tu chinh án nhất), 70 Columbia Law Review,

1970, trang 983-1057; Neil Netanel, Copyright and a democratic civil society (QTG va xã hội dân sự dân chủ),

106 Yale Law Journal, 1996, trang 283-287

Trang 36

các NTTT là một môi trường “ảo” thông qua mang Internet và các trình duyệt Web.

Bảo hộ QTG trên các NTTT xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất là dưới góc độ kỹ thuật Sự hình thành và phát triển của phápluật về QTG nói riêng và quyền SHTT nói chung luôn gắn chặt với sự phát triểncủa khoa học và công nghệ Môi trường kỹ thuật số tạo cơ hội cho người sử dụng

tiếp cận các tác pham nhanh nhất, đồng thời cũng làm gia tăng quy mô của hoạt

động sao chép, vi phạm QTG Các NTTT, công nghệ số mang đến cơ hội mới

trong cách thức thé hiện tác pham, đồng thời đã làm thay đổi cách thức lưu giữtác phẩm, bản ghi âm, chương trình phát sóng, dạng vật chất chứa đựng tác phẩmthay đổi Các quan niệm về bản gốc, bản sao, tác phâm đã được thêm vào cáckhái niệm mới Số lượng người sử dụng nhiều nhất, đồng thời trong cùng một lúcnhư Facebook, TikTok, Instagram dẫn đến rất khó kiêm soát việc sử dụng và

vi phạm đến QTG trên các nền tảng này

Ngoài ra, sự bảo hộ QTG trên các NTTT còn do đòi hỏi cua sự phat triển

của các phương tiện sao lưu kỹ thuật số, do su phat triển của công nghệ nén dữ

liệu Với những thành tựu sáng tạo của công nghệ thông tin, con người có thểtiếp cận, khai thác, sử dung dé dàng các nguồn thông tin, điều này đồng nghĩa vớiviệc vi phạm QTG cũng có thé xảy ra một cách dé dang và phổ biến

Thứ hai là dưới góc độ kinh tế Hành vi xâm phạm QTG trong môi trường

kỹ thuật số khá phổ biến, khó phát hiện việc xâm phạm quyên tài sản của tác giả

và chủ sở hữu QTG Đối với việc bảo hộ QTG nói chung, hành vi vi phạm QTG

vi phạm kỷ cương, trật tự trong quan lý nhà nước, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội.Đối với một tác giả hay chủ sở hữu QTG cụ thể, nếu đối tượng của hành vi viphạm là tác phẩm thì hành vi QTG gây thiệt hại về kinh tế cho tác giả (chủ sở

hữu QTG) do không thu được tiền QTG hoặc thu được ít hơn Đối với tác giả,

hành vi vi phạm QTG là hành vi tước đoạt lợi ích kinh tế của tác giả (chủ sở hữuQTG) mà lẽ ra tác giả có thé thu được khi cho phép sử dụng tác phẩm; xâm phạm

Trang 37

QTG còn gây thiệt hại cho nhà nước vì không thu được thuế, đồng thời thường

đi kèm với việc sử dụng lợi nhuận bất chính cho hoạt động tội phạm khác

Và trên thực tẾ, việc phát hiện, dau tranh chống nạn xâm phạm QTG, đặc

biệt bảo vệ QTG trên các NTTT phức tạp khó khăn hơn Đã đến lúc cần thay đổi

thói quen sử dụng, khai thác các tác phẩm, thành quả sáng tạo của người khác màkhông cần xin phép, không cần trả thù lao Từ phía các cơ quan chức năng, cần

có những chính sách, cơ chế phù hợp, chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp phápcủa người sáng tạo, có như vậy mới có thể khuyến khích được hoạt động sángtạo Từ phía công chúng 16 nói chung, cần có ý thức tôn trọng thành quả sáng tạo

của người khác Cần hình thành tâm lý tôn trọng QTG khi sử dụng, khai thác tácpham của người khác, coi việc trả tiền bản quyền là một nghĩa vụ đương nhiênphải thực hiện Đây không phải là van đề có thé giải quyết "ngày một ngày hai",tuy nhiên đã đến lúc phải đưa ra những quyết sách mạnh mẽ và xây dựng lộ trìnhgiải quyết Có như vậy, chúng ta mới có thé nghĩ đến một thị trường bản quyềnlành mạnh, tạo nền tảng cho việc hội nhập ngày một sâu rộng với thế giới và tránh

những thiệt thòi không đáng có.

1.3 Kiém soát quyên tac giả trên các nên tảng trực tuyên

Hiện nay, có thể thấy răng việc quản lý và bảo hộ QTG đang được thực hiện thôngqua hai phương thức giống như với việc kiểm soát QTG ở môi trường truyềnthống, đó là thông qua HLPL và qua việc sử dụng BPCN bảo vệ QTG Trongphạm vi quản lý của mỗi NTTT, họ cũng có áp dụng những BPCN sao cho phù

hợp với đối tượng nội dung chính của nền tảng, cũng như ban hành những chínhsách về QTG để người sử dụng cũng như những chế tài cho những hành vi vi

phạm bản quyên xảy ra trên nên tảng của mình.

Trang 38

1.3.1 Hành lang pháp lý về kiểm soát quyền tác giả trên nền tảng trực tuyến

1.3.1.1 Một số điều ước quốc tế về quyền tác giả

Ké từ khi chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản lý vàbảo hộ QTG nói chung, đã có rất nhiều điều ước quốc tế liên quan tới việc bảo

hộ QTG được thông qua Trong số đó, phải kê đến một số điều ước quốc tế quan

trọng là:

- Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

- Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn và nhà sản xuất bản

ghi âm và tổ chức phát sóng

- Công ước Geneva năm 1971 bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao

chép không được phép bản ghi âm của họ

- Công ước Brussels năm 1974 liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang

chương trình truyền qua vệ tỉnh

- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT năm

1994 (TRIPs)

- Hiệp ước WIPO về QTG năm 1996 (WCT)

- Hiệp ước WIPO về biéu diễn và bản ghi âm (WPPT) năm 1996

Những điều ước quốc tế ấy đã và đang thực hiện vai trò của mình trongviệc giúp quản lý và bảo hộ QTG của những chủ thể sở hữu QTG trong môitrường truyền thống, và sẽ tiếp được được áp dụng dé các chủ thé sở hữu QTG

có thé kiểm soát quyên và lợi ích chính đáng của mình trên các NTTT

Ngoài ra, một số các quốc gia trên thế giới cũng đã bắt kịp xu thế của thờiđại và có những văn bản quy phạm pháp luật riêng dé bảo hộ QTG trên các NTTT.Điền hình ở Pháp có Luật HADOPI (hay còn biết đến với tên gọi khác là “LuậtSáng tạo và Internet năm 2009”); Tại Châu Âu là “Chỉ thị về sự điều hòa phốihợp một số khía cạnh của QTG và các quyền liên quan năm 2001”; Tại Hoa Ky

là “Đạo luật về quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ năm 1998”

Trang 39

1.3.1.2 Tại Việt Nam

Khác với một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam không có văn bản quy

phạm pháp luật riêng dé bảo hộ QTG trên các NTTT, mà áp dụng các văn bản vềkiểm soát QTG nói chung dé bảo hộ QTG trên các NTTT, điển hình là các văn

bản sau:

- Luật SHTT năm 2005, sửa đôi, bố sung năm 2009 và năm 2019

- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đôi, bổ

sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về QTG, quyên liên quan

- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT về QTG

và quyên liên quan

- Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 của Chính phủ sửa đôi, bổ

sung một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT về QTG và quyền liên quan

- Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính về QTG, quyền liên quan

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT vàquản lý nhà nước về SHTT

- Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính

phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về QTG, quyên liên quan và Nghị định

số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực văn hóa, thé thao, du lịch và quảng cáo

- Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTT-BVHTTDL ngày 19/06/2012của Bộ Thông tin và Truyền thông — Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy địnhtrách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ QTG

và quyên liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông

Trang 40

Việc những HLPL này quy định về QTG cũng như việc kiểm soát QTG trênnhững NTTT như thế nào, nhóm tác giả sẽ đi vào phân tích sâu hơn ở trong

chương II.

Và ngoài ra, cũng không thé ké đến những chính sách về quyên tác giả củacác NTTT Dé giúp khuyến khích những nhà sáng tạo nội dung có thé an tâm sửdụng và truyền tải sản phẩm trí tuệ của mình tới cộng đồng, trong điều khoản hợpđồng của những NTTT như YouTube, TikTok, Facebook, v.v luôn có nhữngđiều khoản và chính sách rõ ràng dành riêng cho QTG, những hành vi được coi

là xâm phạm QTG và những chế tài cho hành vi xâm phạm QTG Tùy vào đặcđiểm, mục đích và hình thức, và quốc gia mà NTTT đó đặt trụ sở, mà chính sách

về tác quyền cũng khác nhau Chính sách về QTG chính là công cụ gần gũi nhất,

hữu hiệu nhất cho những tác giả chia sẻ và công khai tác phẩm trên NTTT có thểkiêm soát QTG của mình Những chính sách về QTG cũng là tiền đề quan trọng

cho các bên đương sự phải chú ý, trong trường hợp có tranh chấp về bản quyền

xảy ra trên những NTTT này.

1.3.2 Biện pháp công nghệ trong kiểm soát quyền tác giả trên nền tảng trực

tuyến

Trên các NTTT, người dùng internet có thé dé dàng tiếp cận tác phẩm, saochép tác phẩm và tạo ra nhiều bản sao dé phân phối cho người khác gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến quyên lợi của các chủ thể QTG Vì thế, các BPCN được

sinh ra dé giúp các chủ thé sở hữu QTG có thé dé dàng thực hiện việc kiểm soátquyền của mình trên NT TT

1.3.2.1 Khái niệm

Hiện nay, trên thế giới không sử dụng thuật ngữ “BPCN kiểm soát QTG”

mà thuật ngữ “BPCN bao vệ QTG” (Technological Protection Measure — TPM)

phổ biến hơn

Ngày đăng: 30/03/2024, 23:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w