1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Hành lang pháp lý về mô hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

151 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

HANH LANG PHAP LY VE MO HINH CHO VAY NGANG HANG TẠI VIET NAM - THUC TRANG VÀ

KIEN NGHI HOAN THIEN

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

Năm 2020

Trang 2

MỞ ĐẦU - 1-52 1 221 221 2121211212112101111211110112121121211010111111112111111111112111121 111tr |CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI 5

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình CVNH - 2s s25: 5

1.2 Nhận xét về một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những van đề

tiép tục được nghiên cứu trong đề tài - c1 1122221111119 21111111 21111 182111 re 10

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MÔ HÌNH CHO VAY NGANG HÀNG 15

2.1 Khái niệm về mô hình CVNH << Sẻ ESESE2E2E 1E EEEEEEEEE11111111 1111 te 15

2.2 Đặc điểm của mô hình CVNH - + S2 ESE212121E15151E1111111111111111111 1E ce 20

2.3 Phan biệt mô hình vay ngang hàng với vay thông thường ¿+ eee 252.4 Vai trò của mô hình CVNH (0.0.0.0 cece ceceeeeseeesseeseeeseeeseseeseeseseeseeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 31

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVNH - 5-5 ee eeeeeseeeeeeeeeeeeeees 332.6 Những ưu điểm và hạn chế của mô hình CVNH - + +E+E£E£E££E+E+EzEzEzrzez 38CHUONG II: PHÁP LUAT VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CUA MỘT

SO QUOC GIA TREN THE GIỚI VE MÔ HÌNH CHO VAY NGANG HANG 43

3.1 Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của Vương quốc Anh về mô hình

CVNH - 1-5221 1 221211111211111111111111121110111 21111111 Ẹ0101111111 1101211011121 1y 43

3.2 Pháp luật và thực tiễn thực hiện của Hoa Kỳ về CVNH ¿ 5555552 523.3 Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của Trung Quốc về mô hình CVNH 603.4 Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của Úc về mô hình CVNH 643.5 Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của Nhật Bản về mô hình CVNH ral3.5.2 Thực tiễn thực Wien ccccccccccccscscccscecscscscsesvssusssssscssscsvsvsvsusssssassesvsvsvsvsvsvsssseseeees 73TIỂU KET CHƯNG 3 5-5222 S‡ESE2E9EEEE2E2E9E121211111212111211111111111101 1111 1x0 75CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VA THỰC TIEN QUAN LÝ MÔ HÌNH

CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM - 5-5252 E212 E221 EEEEeEerreeo 76

4.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh mô hình CVNH tại Việt Nam hiện nay 764.2 Thực tiễn điều chỉnh mô hình CVNH tại Việt Nam hiện nay - 101CHƯƠNG V: GIẢI PHAP HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE MÔ HÌNH CHO VAY

NGANG HÀNG Ở VIỆT NAM 5-5221 1 E21 121511212121111111111 11111111111 11 ye 109

5.1 Sự cần thiết của việc xây dựng pháp luật về mô hình CVNH tại Việt Nam 1095.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về CVNH 114KẾT LUAN oooocccccccccccccccccscscscsscscscssscscscsscscscsvsscsvsvsssscsvsvsusscsvsnsacsvsvsusacscssusscavssacsvansassees 125

PHU LUC 2 127

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 5-5 52 SEEE£EE£E2E£EEE£EEEEEEEErEerrrerrsed 142

Trang 3

Ngân hàng thương mạiPeer to peer Lending

Tổ chức tin dụng

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề

Vài năm trở lại đây, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng

mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nỗ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điều

kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của những sản phẩm và dịch vụ mới Cùng với đó,

ton tại thực trạng hình thức tín dụng ngân hàng bộc lộ nhiều khuyết điểm, chưa

phát huy được hết vai trò trong việc cấp vốn nhưng chưa có biện pháp giải quyết

hiệu quả được đưa ra Một hình thức tín dụng mới đơn giản và hiệu quả đã hình

thành dé khắc phục van đề trên, đó là mô hình CVNH (Peer to Peer Lending - P2P

Mô hình CVNH là một loại hình dịch vụ sáng tạo, được thiết kế và xây dựng dé kết nối trực tiếp người cho vay (NDT) với người đi vay thông qua việc cung cấp nén tang giao dich trực tuyên, đồng thời loại bỏ hoàn toàn trung gian tài

chính Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) được ghi nhận trên nên tảng giao

dịch trực tuyến và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá Sự phát triển nhanh chóng của mô hình CVNH trên thé giới trong khoảng một thập niên trở lại đây đã tạo ra một kênh cung ứng vốn hoàn toàn mới trên thị trường và góp phan thúc day tài chính phát triển toàn diện Ké từ khi xuất hiện lần đầu ở Anh vào năm 2005 đến nay, CVNH phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia với nhiều hình thức khác nhau Tại Việt Nam, mô hình CVNH xuất hiện cách đây khoảng 5 năm với sự bùng nồ của các Công ty Công nghệ Tài chính (Fintech) Hiện nay, trong số hon

40 công ty CVNH đang hoạt động trên thị trường, có những mô hình hoạt động

khá hiệu quả, đặc biệt là những công ty cho vay nhắm vào phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định quan lý riêng điều chỉnh hoạt động này, chính vì vậy kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn, xuất hiện tình trạng biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nói chung Dé làm rõ hơn về van đề này, nhóm nghiên cứu lựa chon “Hành lang pháp lý về mô hình CVNH tại Việt Nam - Thực

trạng và thực tiễn áp dụng ” làm đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốn hiểu

rõ nguyên nhân của những bất cập đang tồn tại để tìm ra các giải pháp giải quyết

vân đê.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là van dé hàng lang pháp lý của mô hình CVNH, các quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn quản lý và phương hướng hoàn thiện.

3 Mục đích - Phạm vi - Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ vấn đề xây dựng hành lang pháp

lý điều chỉnh mô hình CVNH tại Việt Nam Từ cơ sở đó, nhóm tác giả mong muốn những kiến nghị, giải pháp đưa ra được xem xét, tham khảo cho những đề tài nghiên cứu khác Đồng thời, nhóm tác giả cũng hy vọng đề tài có thể đóng góp một phan nhỏ vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các

chính sách về mô hình CVNH, qua đó góp phan phát triển mô hình CVNH lành

mạnh trong tương lai.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về hành lang pháp lý của mô hình CVNH tại Việt Nam Bên cạnh đó, còn tìm hiểu về pháp luật và thực tiễn quản lý mô hình CVNH của các nước Mỹ, Anh, Trung Quốc.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dung các phương pháp nghiên cứu phô biến sau:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp này xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp so sánh: nhóm tác giả sử dụng phương pháp so sánh khiphân biệt mô hình CVNH với hình thức vay thông thường, cũng như trong quá

trình nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới - Phương pháp liệt kê: nhóm sử dụng phương pháp xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là trong việc sưu tầm các nguồn tài liệu tham khảo và đánh giá tổng quan đề tài.

4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Từ những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra đề tài phải trả lời được những câu

hỏi sau:

- CVNH là gì? Mô hình này có đặc điểm và cơ chế hoạt động như thế nào? - Quy định pháp luật và thực tiễn của mô hình CVNH tại các quốc gia có hoạt động CVNH phat triển như thé nào?

- Có cần thiết phải xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh CVNH không và

nếu có, phương hướng xây dựng như thế nào?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 6

Dưới tác động của cach mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19, CVNH

đang trở thành xu hướng tất yếu trên thị trường khi thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi và nhu cầu tài chính của cá nhân cũng như các doanh nghiệp gia tăng Trong bối cảnh hầu hết các công ty CVNH không được hỗ trợ về mặt pháp lý và

các hành vi gian lận, lừa đảo diễn ra thường xuyên, xây dựng hành lang pháp lý

sẽ là van đề mang tính quyết định trong việc quản lý mô hình này Chỉ khi có cơ chế quản lý hiệu quả, chặt chẽ, lĩnh vực CVNH mới phát huy được tối đa tiềm năng của mình và góp phan phát triển nền kinh tế trong tình hình đầy bién động

hiện nay.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận, đề tài góp phan làm phong phú những van dé lý luận về mô

hình CVNH, cung cấp một cái nhìn bao quát và toàn diện về cơ chế quản lý mô hình này tại một sỐ quốc gia nôi bật từ đó đúc kết lại kinh nghiệm từ thực tiễn Đặc biệt, dé tài làm rõ sự can thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh

hoạt động CVNH tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, dé tài đề xuất phương hướng và kiến nghị các giải pháp với mong muốn góp một phần sức lực giúp các nhà lập pháp cũng như các sinh viên nghiên cứu khoa học có cái nhìn đa dạng hơn về vấn đề xây dựng cơ chế quản lý mô hình CVNH tại Việt Nam Ngoài ra, đề tài cung cấp các công trình nghiên cứu, số liệu thống kê có liên quan có thé sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo dé học tập và nghiên cứu chuyên sâu.

6 Kêt cầu của đề tài nghiên cứu

Dé tài được triên khai gôm 5 chương ngoài phan mở đâu và kết luận:

Chương I: Qua việc tìm hiểu và tham khảo nhiều nguồn tài liệu trong va ngoài nước, nhóm tác giả tổng hợp những thành tựu, kết quả mà các công trình nghiên cứu đi trước đã đạt được với nội dung liên quan đến đề tài Từ đó, nhóm tiếp tục triển khai những van đề chưa được khai thác dé xác định phạm vi và nhiệm

vụ nghiên cứu cho đề tai.

Chương II: Nhóm tác giả đưa ra những cơ sở lý luận về mô hình CVNH Dựa trên chủ thuyết của các tác giả trong và ngoài nước, các cơ sở lý luận được đưa ra dé làm rõ đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình CVNH.

Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của mô hình này Đồng thời, làm rõ được sự khác biệt giữa mô hình CVNH và một số hình thức vay thông thường.

Trang 7

Chương III: Nhóm tác giả tìm hiểu quy định pháp luật về mô hình CVNH của một số quốc gia trên thế giới; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn của các quốc gia đi trước.

Chương IV: Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu hàng lang pháp lý của cáchình thức vay thông thường nói chung và mô hình CVNH nói riêng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhóm đi sâu phân tích thực tiễn quản lý mô hình CVNH tại Việt

Chương V: Từ những phân tích, đánh giá ở các chương trước, nhóm đưa ra

một số dé xuất về định hướng phát triển cũng như các kiến nghị dé xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về mô hình CVNH tại Việt Nam.

Trang 8

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự

thay đổi rất lớn trong thói quen vay vốn, tiêu dùng của người dân Trước xu thé

đó, mô hình CVNH (Peer to Peer Lending - P2P Lending) phát trién mạnh mẽ và

trở thành đối tượng được các nhà lập pháp, cơ quan quản lý, các học giả, nhà

nghiên cứu, NDT trong và ngoài nước dành nhiều sự quan tâm Ở Việt Nam,

CVNH được đánh giá là một lĩnh vực tương đối mới và tiềm ấn rất nhiều rủi ro vì

mô hình này đang nằm trong khoảng hở của thê chế luật pháp, hành lang pháp lý

còn bỏ ngỏ Chính vì vậy, việc nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn về CVNH, về cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động CVNH là một nhiệm vu cấp thiết.

Trong khuôn khổ phạm vi của đề tài, việc khảo sát các công trình nghiên cứu về

mô hình CVNH sẽ được tập trung vào hai nội dung chính sau đây:

i) Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến mô hình CVNH ii) Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến mô hình CVNH

Qua quá trình tông hợp, đánh giá, nhóm tác giả chia các công trình nghiêncứu trong nước và nước ngoài liên quan dén đê tai như sau:

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình CVNH

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Hoạt động CVNH tại Việt Nam mới phát triển và chưa có khung pháp lý điều chỉnh nên các công trình nghiên cứu chuyên sâu về CVNH chưa nhiều, chủ yếu là các bài báo mang, tạp chí Hai nghiên cứu nồi bật phải kế đến là:

(i) Luận văn Thạc sĩ: “Hoat động CVNH (P2P Lending) - Kinh nghiệm phat

triển trên thé giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tac giả Trần Thu Phương Khi tiến hành nghiên cứu về hình thức CVNH (P2P Lending), đầu tiên, tác giả chỉ ra lý luận chung về hoạt động CVNH; sau đó đi vào phân tích thực trạng phát triển của hoạt động CVNH tại một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ và Trung Quốc; và từ những vấn đề trên tác giả rút ra kết luận để đề xuất một số giải pháp phát trién cho hoạt động vay ngang hàng tại Việt Nam Theo quan điểm của tác giả, thông tin về hoạt động CVNH ở Việt Nam còn nhiều hạn chế nên cần học hỏi kinh nghiệm phát triển hoạt động CVNH từ các quốc gia di trước dé có biện pháp phát trién mô hình nay tại Việt Nam.

(ii) Luận văn Thạc sĩ: “CNH (Peer - to - Peer lending) - Kinh nghiệm

quốc tế va dé xuất cho Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tùng Xuất phát từ việc nghiên cứu mô hình và các đặc điểm của hoạt động CVNH, để tìm ra những rủi

Trang 9

ro tồn tại và có chính sách kiểm soát mô hình hợp lý; bài nghiên cứu của tác giả

tập trung vào tìm hiểu sự hình thành và phát triển của nền tảng CVNH tại các

quốc gia trên thế giới, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu dé áp dung vào nền tảng CVNH tại thị trường Việt Nam; qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế quan lý nham hướng đến mục tiêu an toàn cho hệ

thống tài chính tại Việt Nam.

Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu như luận văn, luận án

hay các bài nghiên cứu tong hợp về khung pháp lý điều chỉnh mô hình CVNH tai Việt Nam Phan lớn các tài liệu xoay quanh van dé này là các bài báo trên các tạp

chí như:

(i) Bai báo “CVNH - kinh nghiệm thé giới và hàm ý cho Việt Nam” của PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu trên Tạp chí Ngân hàng số 22/2018 Trong bài viết tác giả dành phần lớn dung lượng để phân tích về thực trạng quản lý hoạt động CVNH tại các quốc gia trên thế giới Tác giả phân tích khái quát và chia cách thức quản lý hoạt động CVNH của các quốc gia trên thé giới thành các nhóm và tập trung phân tích rõ khung pháp lý điều chỉnh mô hình CVNH tại Anh, Mỹ và Trung Quốc Từ những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về cách thức quản lý hoạt động CVNH, tác giả đưa ra kiến nghị dé hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh mô hình CVNH tại Việt Nam nhăm tạo điều kiện và khuyến khích hơn nữa sự phát triển của mô hình tài chính mới nà tại Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả cũng dành một phan dung lượng dé phân tích về khái niệm, quy trình và những rủi ro tiềm ân trong hoạt động CVNH.

(ii) Bài bao “Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý đối với hoạt động CVNH (Peer to Peer Lending) tại Việt Nam” của ThS Nguyễn Nam Trung (Giảng viên Khoa Luật, Học viện Cán bộ Thành phé Hồ Chi Minh) trên Tap chí công thương ngày 24/06/2020 Trong bài báo, tác giả dành một khối lượng nội dung đáng ké dé phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mang tinh tất yêu của mô hình "CVNH Peer to Peer Lending" (P2P Lending) Sự bùng nỗ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh

doanh, tiêu dùng cùng các rào cản về quy trình, thủ tục cấp tín dụng của các kênh

tín dụng chính thức đã dẫn đến sự phát triển mang tính tất yêu của mô hình P2P Lending tại Việt Nam Tuy nhiên, dù xuất hiện và phát triển ở Việt Nam chưa lâu nhưng P2P Lending đã bộc lộ rõ những rủi ro tiềm ân đối với NDT, bên đi vay, sự an toàn tài chính cũng như sự phát triển ôn định của thị trường tin dụng Từ những phân tích rủi ro mà mô hình này đem lại, ông chỉ ra sự cần thiết trong việc ban hành các chính sách, pháp luật để quản lý, kiểm soát, nhằm đảm bảo an toàn

Trang 10

tài chính, trật tự an toàn xã hội, quyên và lợi ich hợp pháp của các bên tham gia

mô hình này.

(iii) Bai báo “Một số khía cạnh pháp lý về hoạt động CVNH tại Việt Nam”

của ThS Lương Thi Linh Chi, Nguyễn Thị Thúy Hường (Trường Đại học Mở Hà

Nội) trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật Trong bài viết này, nhóm tác giả khái quát

về hoạt động CVNH, đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của kênh tài chính này đối với các chủ thé liên quan Đồng thời, qua bài viết này tác giả đã phân tích,

đánh giá tình hình thực tiễn và cơ chế pháp lý đang điều chỉnh hoạt động CVNH tại Việt Nam qua kinh nghiệm pháp lý thực tiễn của Trung Quốc Từ những phân

tích, đánh giá đó, nhóm tác giả đã đưa những đề xuất xây dựng khung pháp lý về

CVNHở Việt Nam dé ngăn chặn hành vi phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, cho vay cầm đồ thực hiện lợi dụng biến tướng dưới hành vi CVNH gây ra, giảm thiểu rủi ro pháp lý cho cả bên vay và

bên đi vay

(iv) Bài báo “Thực trạng hoạt động CVNH tại Việt Nam” của ThS Nguyễn Mạnh Hùng và ThS Tạ Thu Hồng Nhung (Trường Đại học Ngân hang TP Hồ Chí Minh) trên Tạp chí công thương số 25, tháng 10 năm 2020 Trong bai viết này, nhóm tác giả chủ yếu phân tích thực trạng của các công ty P2P Lending tại Việt Nam hiện nay từ sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội Ngành Tài chính ngân hàng tại Việt Nam cũng đang đứng trước những “làn sóng” hội nhập, đổi mới và ứng dụng công nghệ mạnh mẽ Các công ty tài chính công nghệ (Fintech) ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Từ những cơ sở lý luận về mô hình CVNH cùng với thực trạng của hoạt động vay

ngang hàng này tại Việt Nam, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp cho các công

ty P2P Lending phát triển phù hợp với xu hướng thị trường và điều kiện kinh tế

xã hội tại Việt Nam.

(v) Bài bao “Hiệp định EVFTA và yêu cau hoàn thiện khung pháp lý thir nghiệm diéu chỉnh hoạt động CVNH” của ThS Nguyễn Nam Trung (NCS Dai học Kinh tế - Luật TP Hồ Chí Minh) trên Tạp chí Pháp lý ngày 04/08/2021 Trong bài báo, tác giả đã đưa ra những phân tích về tổng quan tình hình đất nước, Chính phủ Việt Nam đang thúc đây quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng thông qua việc gia nhập nhiều hiệp ước hợp tác và phát triển về kinh tế, trong đó có Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu Tuy nhiên, thực tiễn tại các nước phát triển trên thế giới chứng minh rang các dịch vụ tài chính mới, đặc biệt là P2P Lending, tiềm ân nhiều rủi ro to lớn đến sự an toàn của thị trường tài chính, và hơn nữa pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định về hành lang pháp lý cho hoạt

Trang 11

động của các tô chức cung cấp dịch vụ P2P Lending Do đó, việc thiết lập khung

pháp lý thử nghiệm đối với dịch vụ P2P Lending là mang tính cấp thiết, nhằm kiểm soát và giảm thiêu rủi ro tiềm ân và cũng như thực hiện đầy đủ cam kết của

Việt Nam trong EVFTA.

(vi) Bài báo “CVNH tại Việt Nam va một số vấn dé đặt ra” của ThS.

Nguyễn Ngọc Chánh (Giảng viên Trường Đại học Văn Lang) trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9/2019 Trong bài viết, tac giả khái quát việc hình thành và phát triển hoạt động CVNH hiện nay tại Việt Nam so với tốc độ phát trién của mô hình CVNH trên Thế giới Tác giả còn đưa ra những góc nhìn về ưu nhược điểm của mô hình tài chính mới này để đánh giá tiềm năng phát triển của hoạt động P2P

Lending tại Việt Nam Từ đó, ông đề xuất một số kiến nghị, giải pháp quản lý mô

hình CVNH tại Việt Nam để khắc phục những ton tại và hạn chế của mô hình này.

1.1.2 Cac công trình nghién cứu nước ngoài

(i) Nghiên cứu “The Business Models and Economics of Peer-to-PeerLending "của Alistair Milne va Paul Parboteeah, Viện nghiên cứu Tin dụng châu

Âu (The European Credit Research Institute - ECRI) Bài nghiên cứu tập trung đánh giá sự phát triển của hoạt động CVNH ở Anh và các quốc gia khác như Hoa

Kỳ, Trung Quốc, Úc cũng như các chính sách kinh tế xung quanh mô hình này.

Bên cạnh việc chỉ rõ nguồn sốc, lịch sử và lợi thé cạnh tranh của CVNH, nhóm

tác gia cho rằng hình thức CVNH không cạnh tranh mà là sự bố khuyết cho các ngân hàng thông thường Đồng thời, nhóm tác giả nhận định sự phát triển của lĩnh vực CVNH đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc giải quyết những rủi ro kinh doanh, các lỗi nền tảng, kiểm soát rủi ro thanh khoản, giảm thiểu gian lận và rủi ro bảo mật Bài nghiên cứu đã phân tích chi tiết sự phát triển của mô hình CVNH tại Anh va Mỹ qua số liệu về NDT, người đi vay, các tổ chức CVNH đồng thời đặt hai quốc gia trên trong sự so sánh khách quan Tuy nhiên, nhóm tác giả mới chỉ đưa ra đánh giá van tắt mang tính giới thiệu về mô hình CVNH tại Trung Quốc và Úc trong đề tài này.

(1) Nghiên cứu “The economics of peer-to-peer lending ” của Oxera theo

yêu cầu của Hiệp hội Tài chính P2P (P2PFA) Đây là nghiên cứu có phạm vi bao quát không lớn khi đối tượng được phân tích là tám tổ chức CVNH là thành viên của P2PFA Trong đề tài, tác giả giải thích cơ chế hoạt động của CVNH, những lợi ich mà mô hình này mang lại cho NDT và người đi vay và cả nền kinh tế Từ đó, đánh giá cách các nền tảng CVNH quản lý rủi ro, bao gồm rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản và rủi ro đến từ nền tảng Ngoài ra, tác gia dành một phần nội dung

dé bàn về khung pháp lý phù hop với mô hình CVNH.

Trang 12

(11) Bai báo cáo “Peer-to-Peer Lending: A Financing Alternative for Small

Businesses” của nhà nghiên cứu kinh tế học Miriam Segal, Cục quan ly doanh

nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) Bài báo cáo tập trung phân tích việc sử dụng các

khoản vay của những doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ Tác giả dành khối lượng nội dung đáng ké dé giải thích về mô hình CVNH, so sánh nó với các lựa chọn tài

chính truyền thống khác của doanh nghiệp nhỏ, đồng thời thảo luận về những tác

động liên quan đến tương lai của mô hình này Tác giả cho rằng CVNH là một

giải pháp tài chính thay thế khả thi cho các doanh nghiệp nhỏ, mặc dù các quy định tài chính có ảnh hưởng lớn tới tiềm năng của lĩnh vực này khi CVNH chỉ có

mặt ở một số tiêu bang không có quy định hạn chế.

(iv) Nghiên cứu “The rise of peer- to - peer lending in China: An overview

and case study” của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) Trong đề tài, nhóm tác giả đi sâu phân tích sự xuất hiện, đặc điểm, quá trình phát triển của CVNH tại Trung Quốc, đồng thời khảo sát về NDT và người di vay trên nền tang Paipaidai dé danh giá chi tiét nhu cau tai chinh, động lực và lựa chọn của ho Dựa trên kết quả khảo sát, nhóm tác giả khang định mô hình CVNH tại Trung Quốc da dang về nhà cung cấp mô hình hon Hoa Kỳ, Anh, hay bất kỳ nơi nào khác; tuy nhiên các nhà cung cấp tại Trung Quốc có xu hướng phụ thuộc nhiều vào việc xử lý ngoại tuyến vì thiếu thông tin tín dụng đáng tin cậy.

Trên thê giới cũng đã có nhiêu công trình di sâu nghiên cứu về khung pháplý của các quôc gia cũng như các bài nghiên cứu tông hợp, so sánh các cơ chêquản lý mô hình CVNH giữa các nước Dién hình như:

(i) Nghiên cứu “Optimal regulation of P2P Lending for small and medium-sized enterprise” cua Naoko Nemoto, David Storey, and Bihong Huang, Viện

Ngân hang Phát triển châu A (Asian Development Bank Institute - ADBI) Trong dé tài, nhóm tác giả đánh giá và so sánh các hệ thông CVNH cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản với các cơ chế quản lý khác nhau Nhóm tác giả cho răng mô hình CVNH ở Anh cùng hệ thống quy định linh hoạt là mô hình hiệu quả để noi theo, trong khi ở Trung Quốc ton tại tinh trạng nhiều nền tảng gian lận, hay Hoa Kỳ quy định nghiêm ngặt quá mức, gây cản trở cho những người mới gia nhập cạnh tranh trên các nền tảng.

(ii) Nghiên cứu “Jo Regulate or not to Regulate? A Comparison ofGovernment Responses to Peer-to-Peer Lending Among the United States, China,and Taiwan” của Giáo su Chang -hsien Tsai, đăng trên Tạp chí Luật Dai hocCincinnati (University of Cincinnati Law Review) Công trình nghiên cứu mangtính da dạng khi đánh giá mô hình CVNH va so sánh phan ứng của chính phủ Hoa

Trang 13

Ky, Trung Quốc và Đài Loan trong việc điều tiết hoạt động này thông qua các

quy định pháp luật Tuy nhiên, bài nghiên cứu di sâu khai thác van đề điều chỉnh

mô hình CVNH tại Đài Loan hơn hai quốc gia còn lại khi dành một phần lớn nội dung bàn luận về khung pháp ly, các hành vi vi phạm tiềm ân tương ứng với các chính sách và quy chế tài chính hiện hành ở Đài Loan Từ đó, nhóm tác giả ủng hộ việc thành lập một cơ quan độc lập, đảm nhiệm việc xây dựng quy tắc và giám

sát việc thực thi các biện pháp về cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

(11) Nghiên cứu “The Fall of Online P2P Lending in China: A Critique ofthe Central-Local Co-regulatory Regime” cua Giao su Robin Hui Huang va

Christine Menglu Wang, Khoa Luat, Dai hoc trung van Huong Cang (2021) Dé

tài bàn luận một cách toàn điện và bao quát về chế độ đồng quan lý trung ương

-địa phương đối với mô hình CVNH tại Trung Quốc Nhóm tác giả dành một phần nhỏ nội dung giới thiệu sự phát triển của mô hình CVNH tại quốc gia nay va đi sâu phân tích các van đề pháp ly mà chính quyên trung ương và địa phương phải đối mặt Bài nghiên cứu đưa ra kết luận răng, chế độ đồng quản lý mà Trung Quốc thiết lập cho thị trường vay ngang hàng gặp phải nhiều van đề nghiêm trong ở cả cấp trung ương và địa phương dù nó có những ưu điểm nhất định Đặc biệt là cấp trung ương thiếu sự chủ động trong việc điều tiết ở giai đoạn đầu và sau đó có những động thái chan chỉnh quá mạnh tay, mặt khác cấp địa phương lại gặp khó

khăn với việc giám sát một cách độc lập và linh hoạt.

1.2 Nhận xét về một sô công trình nghiên cứu liên quan dén đề tài và nhữngvan dé tiép tục được nghiên cứu trong dé tài

1.2.1 Về một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

CVNH được biết đến rộng rãi và phát triển mạnh mẽ tại các nước phát triển từ năm 2005, chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vẫn đề này với nhiều góc nhìn, quy mô khác nhau từ các học giả trên thế giới Các nhà nghiên cứu đã đạt được kết quả ở một số nội dung như: khái niệm, bản chất và cơ chế hoạt động, đặc điểm, lợi ích mang lại cho khách hàng, xu hướng phát triển và tiềm năng của CVNH tai một số quốc gia tiêu biểu.

Vẻ khái niệm CVNH, các công trình nghiên cứu đưa ra cách hiểu gần như thong nhất: CVNH là một hoạt động kết nối trực tiếp người đi vay với NDT thông qua một nền tảng Internet Hầu hết các tác giả đều thống nhất rằng CVNH khắc phục được những khuyết điểm của ngân hàng thông thường với những ưu thế như: i) cung cấp tỷ suất hoàn vốn tốt hơn cùng phí tương đối thấp cho người vay; ii) cung cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng không thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng: iii) ưu thế về công nghệ trong việc cung cấp dich vụ chất

Trang 14

lượng cao, linh hoạt, nhanh chóng và thuận tiện cho người cho vay lẫn người đi

vay Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những rủi ro tiềm ân đến từ mô

hình CVNH như: các lỗi nền tảng, gian lận, rủi ro thanh khoản, rủi ro bảo mật, Từ những công trình nghiên cứu xoáy sâu vào vấn đề khung pháp lý điều chỉnh

mô hình này, có thể thấy các quốc gia có cách xây dựng hệ thông pháp luật khác nhau về CVNH, vì vậy tác động đến thị trường cũng khác biệt Nhìn chung, các

công trình nghiên cứu mang đến một góc nhìn toàn diện và bao quát về thành quả,

thất bại cũng như ưu điểm, hạn chế của từng cơ chế quản lý CVNH tại các nước

phát triển, từ đó rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn.

Tại Việt Nam, mô hình CVNH mới xuất hiện, phát triển mạnh mẽ vài năm trở lại đây nên chỉ có 2 công trình nghiên cứu về đề tài này, còn lại chủ yếu là các bài báo, tạp chí Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích mô hình CVNH ở các khía cạnh: khái niệm, lịch sử phát triển, bản chất, đặc điểm, phân loại, vai trò, chức năng: chỉ ra quy trình tổng quát và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

Vẻ khái niệm CVNH, các tác giá đều có những quan điểm tương dong: CVNH là hoạt động kết nói đầu tư trực tiếp những người đi vay và người cho vay thường diễn ra trên trang web của các công ty CVNH Về nguồn gốc, các nhà nghiên cứu cho rằng hình thức CVNH đã xuất hiện từ những năm 1700, bắt đầu được nhiều người biết đến trong thé kỷ XVIII, XIX, ít phổ biến trong thé kỷ XX và phát triển nhanh chóng trong từ những năm 2006 với sự bùng nỗ của mạng Internet; trở thành một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất trong không

gian dịch vụ tài chính.

Xét về bản chất, CVNH là quan hệ vay và cho vay trực tiếp được thực hiện trực tuyến hoặc ngoại tuyến giữa bên cho vay(NDT) và bên đi vay thông qua các nền tảng CVNH.

Về đặc điểm, theo các tác giả, CVNH có ba đặc điểm chính: i) Chế độ tự động, ii) Cơ chế tính điểm tin dụng đa dạng, (iii) Là hình thức tin dụng nhanh

chóng và thuận tiện cho các bên tham gia Mặt khác, các nhà nghiên cứu phân loại

các hình thức CVNH dựa trên các yếu tố: Mục đích vay vốn, Cơ chế xây dựng

giá, Đối tượng cho vay, Mục đích cho vay Các nhà nghiên cứu cho rằng, CVNH

có vai trò lưu thông von từ các NBT cho nØười di vay, cung cấp các dịch vụ, tiện

ich giúp đơn giản hóa quá trình vay vốn; hình thức CVNH cũng cho phép các NDT bán lẻ và tổ chức có cơ hội tham gia cho vay trực tiếp Các tác giả cho rang mô hình CVNH có những chức năng sau: xác minh nhân thân và đặc điểm của người vay; Đánh giá chất lượng tín dụng; Xử lý các khoản thanh toán; Cung cấp

Trang 15

dữ liệu cho NDT; Thu nợ trong các trường hợp người di vay thanh toán muộn

hoặc không trả nợ; Tiến hành kiểm tra chống gian lận và chống rửa tiền, và đánh

giá khách hàng; Tuân thủ pháp luật.

Đồng thời, các tác giả cũng có sự tương đồng khi triển khai nghiên cứu về

kinh nghiệm phát triển mô hình CVNH ở một số nước trên thé giới bao gồm Anh,

Mỹ, Trung Quốc bao gồm quy mô, cơ cấu và tăng trưởng cũng như đặc điểm, phân loại, cơ sở pháp lý điều chỉnh của hoạt động CVNH; kết hợp với cơ sở lý

luận của mô hình CVNH đã nêu ở trên, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động này tại Việt Nam.

Dịch vụ CVNH (Peer to Peer Lending) dù phát triển ở Việt Nam từ 2016, nhưng ở Việt Nam, hoạt động này vẫn chưa hoàn thiện thể chế chính sách, khung pháp lý điều tiết, nên hiện đã có dấu hiệu biến tướng và gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội Chính vì vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nao liên quan đến khung pháp lý điều chỉnh mô hình CVNH (P2P Lending), những tài liệu xoay quanh van đề này chỉ là các bài báo trên tạp chí và đề cập đến những vấn đề như:

Vé sự can thiết của việc xây dựng khung pháp lý đối với hoạt động CVNH (P2P Lending) tại Việt Nam, trước đây, khi hoạt động CVNH mới xuất hiện ở nước ta, khái niệm về P2P Lending còn mới mẻ và có nhiều cách hiểu khác nhau về nó, các lí luận được đưa ra không thống nhất về quan điểm cũng như chưa thé

lường trước được rủi ro của dịch vụ này Nhưng sau một thời gian, khi hoạt động

nay trở nên phô biến, một số bài phân tích ra đời bổ khuyết vào hệ thống lý luận giúp cho người ta có cái nhìn chân thực về P2P Lending, từ đó hiểu được sự cần thiết của việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động vay ngang hàng tại Việt Nam để tránh các rủi ro có thể xảy ra Các tác giả Nguyễn Nam Trung, Lương Thị Linh Chi, Nguyễn Thị Thúy Hường đều đưa ra khang định việc xây dựng khung pháp lý đối với hoạt động CVNH là điều cần thiết lúc này đề thiết lập một "không

gian an toàn"; một "co chế hữu hiệu" quản lý, kiểm soát hiệu quả các rủi ro tiềm

an từ dich vụ này.

Vé dé xuất những van dé can được quy định trong khung pháp lý đối với hoạt động CVNH tai Việt Nam, một số tác giả như Nguyễn Nam Trung, Lương Thị Linh Chi, Nguyễn Thị Thúy Hường cũng nêu bật được tầm quan trọng của việc xây dựng 02 cơ chế: hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động CVNH và cơ quan quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi của các chủ thê tham gia vào hoạt động CVNH tại Việt Nam Đối với những nội dung pháp lý cơ bản cần quy định đối với hoạt động CVNH tại Việt Nam, mỗi tác giả lại có điều kiện tiếp cận van dé

Trang 16

này khác nhưng nhìn chung các tác giả đều đưa ra 05 vẫn đề cơ bản cần được quy

định trong khung pháp lý.

1.2.2 Những van dé tiếp tục được nghiên cứu trong dé tài

Sau khi tổng kết những nhận xét ở trên, đề tài tiếp tục khai thác, triển khai một số vấn đề chưa được làm rõ trong các công trình đi trước:

Một là, đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận về mô hình CVNH nói chung Trên cơ sở kế thừa một số kết quả khoa học về khái nệm CVNH, nhóm

tiếp tục phân tích chi tiết về một số đặc điểm và vai trò của mô hình này cũng như

các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình.

Hai là, đề tài tiếp tục nghiên cứu, tong hợp các chính sách, quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về mô hình CVNH.

Ba là, dựa trên những nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa tỉ mỉ về khung pháp lý của

mô hình CVNH ở Việt Nam, nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng pháp

luật mô hình CVNH tại Việt Nam Đồng thời, nhóm làm rõ thực tiễn quản lý mô

hình CVNH tại Việt Nam.

Bon là, từ những kết qua thu được từ cơ sở lý luận kết hợp với tham khảo kinh nghiệm quốc tế, cũng như đánh giá khách quan về bat cập còn tồn tại trong việc quản lý mô hình CVNH ở Việt Nam Nhóm đề xuất định hướng phát triển và các kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mô hình CVNH tại Việt Nam.

Trang 17

TIỂU KET CHUONG 1

Qua khảo sát, nhóm tac giả nhận thấy các nghiên cứu về co chế vận hành

và mô hình kinh doanh CVNH kha đa dang và phong phú, nhưng các công trình

nghiên cứu liên quan đến khung pháp lý điều chỉnh mô hình CVNH hầu như

không có, hiện chỉ có các bài báo phân tích về sự cần thiết và đề xuất van đề cần được quy định trong khung pháp lý đối với mô hình CVNH tại Việt Nam trên các

tạp chí.

Các công trình đi trước mới chỉ tập trung xung quanh sự cần thiết trong việc xây dựng khung pháp lý đối với mô hình CVNH tại Việt Nam từ những rủi ro mô hình này đem lại mà chưa làm toát lên được vai trò của từng van dé cần được quy định trong khung pháp lý, từ đó xem xét về mối quan hệ giữa hành lang pháp lý của mô hình CVNH tại Việt Nam và thực trạng, thực tiễn áp dụng của nó Thế nhưng, dù chưa làm rõ được van dé này, nhưng các công trình tiền nhiệm van dé lại nhiều giá trị khoa học to lớn, làm tiền đề cho các đề tài tiếp sau.

Trang 18

CHUONG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MÔ HÌNH CHO VAY NGANG

HÀNG 2.1 Khái niệm về mô hình CVNH

Theo Eugenia Omarini A (2018), nguồn gốc của CVNH cũng giống như

việc cho vay cộng đồng đã diễn ra trên thế giới trong suốt nhiều năm từ những năm 1630-1640, tổ chức đầu tiên là Hội thân thiện (Friendly Societies) hoạt động tại Anh Các tổ chức này có nhiều đặc điểm giống hoạt động CVNH hiện tại, sau

khi đăng ký, các tổ chức này đã cấp quyền cho các thành viên tham gia hỗ trợ tài

chính lẫn nhau!.

Trong suốt thế kỷ XVII và XIX, CVNH đã trở thành một trong những phương thức tín dụng được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu Tuy CVNH trở nên it phố biến hơn trong thé kỷ XX vi sự phát trién mạnh mẽ của hệ thống ngân hang, nhưng gần đây nó đã bùng nỗ trở lại nhờ sự phát triển của Internet Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, hệ thống các ngân hàng khắt khe hơn trong quá trình cho vay và giải ngân, vì vậy khiến người đi vay không hài lòng Những nhược điểm của cho vay truyền thống như thủ tục tốn thời gian và cứng nhắc của các ngân hang thúc day sự phát triển các phương thức cho vay linh hoạt hơn Một trong số đó là hình thức CVNH (P2P lending) - hình thức cho vay với các thủ tục

đơn giản, thời gian phê duyệt khoản vay nhanh cùng với khoản vay linh hoạt và

phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng vay khác nhau, đồng thời có tính minh

bạch cao.

Tuy nhiên, CVNH chỉ thực sự được biết đến rộng rãi nhờ sự ra mắt của hai

công ty là Zopa của Anh vào năm 2005 và Prosper của Mỹ vào năm 2006 Đây là

những công ty CVNH đầu tiên trên thế giới, nơi người đi vay và người cho vay không cần thông qua ngân hàng mà vẫn hoàn toàn có thê giao dịch trực tiếp với nhau thông qua một nền tảng CVNH Ngày nay, mô hình CVNH năm trong số các phân khúc phát triển nhanh nhất trong không gian dịch vụ tài chính Một số công ty CVNH nỗi tiếng ở Hoa Ky va Châu Âu là Tập đoàn LendingClub (LC),

Zopa, Prosper Marketplace, Prosper Marketplace, Upstart, Funding Circle,Peerform, Borrower First, SOFI,

Mô hình CVNH xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016 và trên đà phát triển với sự xuất hiện của khoảng 40 công ty CVNH vào năm 2018 (gồm các công

ty đã chính thức đi vào hoạt động và những công ty đang trong giai đoạn vận! Eugenia Omarini A (2018) Peer-to-Peer Lending: Business Model Analysis and the Platform Dilemma.

International Journal of Finance, Economics and Trade (IJFET), 2(3), [31-41], truy cap ngay 22/01/2022

Trang 19

hành thử nghiệm) như Tima, Trust Circle, Vay mượn, Lendmo, Wecash, ?

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều ngân hàng chưa hỗ trợ các dịch vụ vay vốn quy mô nhỏ do áp lực về chỉ phí vận hành, mạng lưới hoạt động, thiếu nguồn nhân luc, Do đó, mô hình CVNH được đánh giá là giải pháp thay thé đầy tiềm năng, đặc biệt là tại những khu vực mà hệ thống tài chính chưa phát triển, góp phan hỗ trợ người dân cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tài chính truyền thống Thực tế trong thời gian qua cho thấy, hoạt động của mô hình CVNH còn tiêm ấn nhiều rủi ro, thiếu minh bạch, xuất hiện các hình thức biến tướng, đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia Đa phần các công ty CVNH có quy mô nhỏ, có trụ sở hoạt động tại 2 thành phố

lớn là Hà Nội và TP Hỗ Chí Minh, chủ yếu cung cấp dịch vụ vay tiêu dùng, tín

Trong quá trình hình thành và phát triển, đã có nhiều nhà khoa học đưa ra các quan điểm khác nhau về định nghĩa của CVNH:

Theo Jeremy Mandell đến từ Công ty luật Morrison & Foerster, CVNH là một hoạt động kết nối đầu tư một cách thuận tiện bên ngoài hệ thống ngân hàng tiêu dùng thông thường: bang cách kết nối trực tiếp người di vay với người cho vay hoặc NDT thông qua một nền tảng Internet So với các ngân hàng cho vay thông thường, việc tiễn hành CVNH thông qua Internet giúp các doanh nghiệp P2P Lending tiết kiệm nhiều khoản chi phí vì không phải bỏ ra nhiều tiền để duy trì hoạt động, chăng hạn như tiền thuê mặt bằng hay tiền lương của nhân viên ở các chi nhánh Vì vậy lãi suất mà người vay qua các nên tảng P2P Lending phải trả thường thấp hơn lãi suất của các ngân hàng truyền thống Trong khi phần lớn các doanh nghiệp CVNH là cho vay thé chấp hay tái cấp vốn thẻ tin dụng, thì có một số nền tảng CVNH tập trung vào phân khúc đối tượng khách hàng của thị

trường cho vay tiêu dùng, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ (OnDeck, Funding

Circle), học sinh sinh viên (SoFi, Kiva), doanh nhân có thu nhập thấp (Kiva) và những người trẻ tuổi muốn khởi nghiệp (Start up) Các nền tang CVNH thường đưa ra các khoản vay có hạn mức từ $ 1,000 đến $ 35,000 với lãi suất có định và kỳ hạn vay từ ba đến năm năm Các nền tảng CVNH cũng đưa ra số điểm tín dụng

2 Dương Thu Hương, Tạp chí Luật & Phát triển số 3+4/2021, 49-50, trích đề tài “Quản lý hoạt động huy động vàCVNH dựa trên nên tang công nghệ tài chính (Peer to Peer Lending — P2P Lending)” (2019) của TS Pham ChiQuang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiên tệ, NHNN, truy cập ngày 22/01/2022

3 Jeremy Mandell, Practice Pointers on: P2P Lending Basics: How It Works, Current Regulations and

Considerations, Morrison & Foerster (https://www.lexology.com/library/detail.aspx? 9=45b4559e-c157-46d5-bf37-ba4af325b463),truy cap ngay 23/01/2022

Trang 20

tối thiểu đối mà các NDT và người đi vay cần đáp ứng(ví dụ: 660 và 640) Nền

tảng cho vay P2P kiếm lợi nhuận thông qua việc thực hiện khoản vay, sau đó sẽ nhận được lãi suất ban đầu (thường là 1% đến 2% khoản vay số dư) và phí dịch

vụ kèm theo (thường là 1% của dư nợ cho vay).

Theo trang web tài chính Investopedia*, CVNH là một phương pháp cho

vay tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân vay tiền và cho vay tiền giao dịch trực tiếp mà không cần đến một tô chức tài chính chính thức làm trung gian Các trang

web CVNH tự đưa ra mức phí cũng như đặt ra các điều khoản cho phép giao dich Dau tiên, NDT đăng ký tài khoản trên trang web CVNH và chuyên tiền vao tai

khoản này, sau đó số tiền trong tài khoản này sẽ được phân chia cho các khoản vay Người đi vay sẽ nộp đơn xin vay và cung cấp một hồ sơ tài chính mà trong

đó chỉ ra một số loại rủi ro nhất định cũng như lãi suất mà người đi vay sẽ trả Người đi vay có thé xem xét các dé nghị từ phía NDT và chấp nhận một trong số đó Cũng có trường hợp, người đi vay chia nhỏ các khoản vay và chấp nhận nhiều dé nghị cho vay từ các NDT Việc chuyền tiền cũng như thanh toán hàng tháng đều được tiễn hành thông qua nên tảng CVNH Quy trình cho vay được tiến hành hoàn toan tự động, tuy nhiên NDT và người đi vay có thê thương lượng với nhau nếu có nhu cầu Một số trang web CVNH còn được xây dựng nhằm phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất định; ví dụ như trang web “StreetShares” được thiết kế

dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ, hay là câu lạc bộ cho vay với tên gọi

“Patient Solutions” nhằm liên kết các bác sĩ có nhu cầu cung cấp chương trình tài

chính với những bệnh nhân tương lai.

CVNH đề cập đến các khoản vay không có đảm bảo giữa người cho vay và người đi vay thông qua các nền tảng trực tuyến mà không cần trung gian của bất kỳ tô chức tài chính nào (Collier & Hampshire, 20105; Bachmann và các cộng sự,

20115) Theo đó, các doanh nghiệp CVNH cho phép người đi vay có được khoản

vay tin chấp từ các NDT mà không cần thông qua của ngân hang Các nghiên cứu

trước đây đã đề cập đến việc sử dụng hệ thống tính điểm người dùng dé xác thực

thông tin người di vay dựa trên lịch sử giao dịch cá nhân trong thị trường trực

tuyến Trong vài năm gần đây, một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực

* Julia Kagan, Peer-to-Peer (P2P) Lending (https://www.investopedia.com/terms/p/peer-to-peer-lending.asp,

Updated May 11, 2020) truy cập ngày 23/01/2022.

° Benjamin C.Collier, Robert Hampshire, Sending mixed signals: multilevel reputation effects in peer-to-peer

lending markets (https://dl.acm.org/doi/abs/10.1145/1718918.1718955), truy cập ngày 22/01/2022

® Alexander Bachmann, Online Peer-to-Peer Lending — A Literature Review

(https://www.researchgate.net/publication/288764128 Online Peer-to-Peer Lending - A Literature Review),truy cap ngay 22/01/2022

Trang 21

CVNH - Prosper.com, đã tìm cách thay thế việc kiểm tra và giám sát thông tin

truyền thống của ngân hàng, bằng một cộng đồng người dùng tự do lựa chọn các

thành viên của mình dựa trên bất kỳ tiêu chí nào họ thấy phù hợp Bằng cách kết hợp danh tiếng cá nhân với danh tiếng cộng đồng, các biện pháp khuyến khích trở

nên phù hợp dé các NDT lựa chon những người vay có trình độ cao va tạo ra hệ thống tính điểm người dùng dé hạn chế sự bat lợi khi lựa chọn và rủi ro rủi ro đạo

đức điển hình đối với người vay, NDT với công ty cung cấp nền tảng P2P Lending.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (2020), bản

chất CVNH được hiểu là sự trao đôi tài chính trực tuyến, giữa các cá nhân hoặc

tổ chức mà không thông qua trung gian trực tiếp như tổ chức tài chính truyền thống Các ngân hàng có thể vẫn đóng một vai trò nhất định tùy từng luật pháp điều chỉnh ở mỗi quốc gia, các ngân hàng có thé hoạt động như các tô chức lưu ký, cung cấp cho nền tảng các tài khoản của khách hàng và được xử lý trong nền tảng” Đầu tiên, vì CVNH là sự trao đổi trực tuyến giữa các cá nhân và tổ chức

nên toàn bộ hoạt động phê duyệt khoản vay, giải ngân, hay trả nợ giữa người di

vay và người cho vay được thực hiện trên nền tảng giao dịch trực tuyên của các công ty P2P Lending, được lưu trữ bằng các bảng ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở đữ liệu của công ty, được đăng tải cho khách hàng đăng ký tham gia nền tảng truy cập Bên cạnh đó, tùy thuộc vào quy định của pháp luật về hoạt động CVNH mà ở mỗi quốc gia khác nhau, thì ngân hàng sẽ hoạt động với các vai trò khác nhau Mô hình CVNH có thé kết hợp với ngân hang, trong đó: Công ty P2P Lending đóng vai trò là đại lý môi giới đối với người cho vay và người đi vay, sau khi nhận thông tin từ Công ty P2P Lending, ngân hàng cấp các khoản vay và sau

đó, bán lại cho công ty P2P Lending trên cơ sở từ trước thỏa thuận của hai bên.

Thông qua việc trích dẫn và phân tích các định nghĩa trên, có thé thay rang

mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa của CVNH nhưng tựu chung

lại, các định nghĩa trên đều đã thé hiện những đặc trưng của CVNH như sau: Thứ nhất, CVNH là việc sử dụng công nghệ tài chính dé kết nỗi trực tuyến những người đang tìm kiếm nguồn vốn với những người có tiền đầu tư mà không thông qua một tô chức tài chính chính thức làm trung gian.

Thứ hai, CVNH kết nội bên vay và bên cho vay thông qua nhà cung cấp

dịch vụ, nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay, cung cấp thông tin giải

7 ThS Nguyễn Mạnh Hùng - ThS Ta Thu Hồng Nhung, “7c trang hoạt động CVNH tại Việt Nam”, bài đăngtrên Tạp chí Công thương- Các kêt quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, So 25, tháng 10 năm 2020,truy cập ngày 22/01/2022

Trang 22

ngân, đôn doc thu hôi nợ và đóng vai trò như một đơn vi ủy quyên của người chovay đứng ra thu nợ.

Thr ba, trong mô hình CVNH, phan lớn các khoản vay theo hình thức

không có tài sản bảo đảm, vì vậy nó phù hợp với các tô chức có quy mô nhỏ hoặc

cá nhân có thu nhập thấp cần vay số vốn nhỏ trong thời hạn ngăn.

The tu, CVNH là hình thức cho vay hoàn toàn khác biệt so với hình thức

cho vay truyền thong CVNH có nhiều lợi thế hơn so với cho vay truyền thống

nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro đối với NDT.

Thứ năm, CVNH khác với hợp đồng vay thông thường giữa các cá nhân, tô chức trên thực tế Đồng thời, CVNH cũng không cần đến chủ thé là các ngân hang hay các TCTD khác CVNH vừa có những điểm giống với hợp đồng vay thông thường nhưng đồng thời cũng có những đặc tính riêng.

Từ các phân tích trên, nhóm tác giả đưa ra định nghĩa tổng quát về CVNH như sau: CVNH (P2P Lending) là hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tài chính (Fintech) được thiết kế và xây dựng trên nền tang giao dịch trực tuyến kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua các trung gian tài

chính như TCTD.

Xét dưới góc độ tài chính, CVNH là một giải pháp mới của ngành tài chính

hiện nay, đây là phương thức cho vay giữa người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng công nghệ, trong đó tổ chức cung cấp dịch vụ CVNH chỉ kết nối hai bên, cung cấp thông tin, đánh giá tín nhiệm về khoản vay, tư vẫn, không phải người quyết định cho vay cuối cùng và chỉ hưởng phí (không hưởng lãi).

Dưới góc độ dau tư, CVNH là hoạt động kết nối đầu tư hiệu quả bên cạnh hoạt động tin dụng của hệ thong ngân hang và kết nối trực tiếp NDT với bên can vốn đầu tư thông qua một website.

Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CVNH theo nhiều mô hình khác nhau, tuy nhiên có thé hình dung mô hình căn bản nhất của CVNH qua So đồ 1 (Phần II - Phụ lục) Thông qua sơ đồ, có thé thấy các công ty CVNH theo mô hình này chỉ cung cấp nền tảng công nghệ, làm trung gian kết nối giữa người cho vay và người đi vay và kiếm lợi nhuận từ việc thu phí giao dịch của các bên tham gia Theo mô hình này, người đi vay trực tiếp ký kết hợp đồng vay vốn với

người cho vay Người cho vay chịu mọi rủi ro nêu người đi vay không trả nợ Vốn vay và tiền trả nợ theo hợp đồng vay được tách biệt khỏi tài khoản trên nền tảng giao dịch trực tuyến Như vậy, vai trò của công ty P2P Lending chỉ đơn thuần là

Trang 23

cung cấp nền tảng công nghệ cho người vay và người đi vay trong mô hình CVNH

truyền thống.

Bên cạnh mô hình CVNH truyền thống, hiện nay trên thị trường còn có một

số loại mô hình CVNH khác như sau:

(1) Mô hình P2P Lending hợp tác với ngân hàng (được mô tả chỉ tiết tại Sơ đồ 2 (Phan II - Phụ lục)):

Trong mô hình này, công ty P2P Lending giữ vai trò là đại lý môi giới người

đi vay với người cho vay Theo đó, ngân hàng sẽ cung cấp các khoản vay và bán

lại cho công ty P2P Lending dựa trên thông tin ma công ty này đã cung cấp Vì vậy, mô hình tô chức này hoạt động dựa trên cơ sở thỏa thuận của công ty P2P

Lending và ngân hàng, trong đó vai trò của công ty P2P Lending tham gia trực

tiếp vào quy trình tín dụng Ưu điểm của mô hình hợp tác này là giảm thiểu các rủi ro đối với người đi vay khi họ có đầy đủ điều kiện được vay và giấy tờ cần thiết sẽ được giải ngân bởi vì sự tham gia của ngân hàng trong quá trình giải ngân (2) Mô hình P2P Lending cam kết về lợi nhuận (được cụ thể hóa qua Sơ đồ 3 (Phần II - Phụ lục)):

Trong mô hình này, các công ty P2P hoạt động dựa trên việc cung cấp các khoản vay từ nguồn vốn mà người cho vay/NDT việc đã dong góp từ trước Công ty P2P Lending sẽ tiền hành đánh giá dé lựa chon đơn xin vay vốn và chủ động tiến hành cho vay trực tiếp đôi với người đi vay, kiếm lợi nhuận thông qua hưởng các lãi suất, phí (nếu có) từ khoản vay này Sau khi đóng góp nguồn vốn vào quỹ/vốn của công ty P2P Lending, NDT sẽ được nhận lợi nhuận theo cam kết của

công ty P2P Lending.

2.2 Đặc điểm của mô hình CVNH

Mặc dù mô hình CVNH là hình thức cho vay mới, được thiết kế và xây dựng trên nền tang ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay, tuy nhiên về bản chất CVNH vẫn là hợp đồng vay thông thường Vì vậy, mô hình CVNH vừa mang những đặc điểm chung của vay thông thường, lại vừa mang những đặc điểm riêng của nó.

Mô hình CVNH ra đời sau, được xây dựng và phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm của mô hình cho vay truyền thống nên bản chất của CVNH

vẫn bao gồm những đặc điểm của vay thông thường: CVNH là hợp đồng ưng

thuận; CVNH là hợp đồng đơn vụ hoặc hợp đồng song vụ Bên cạnh những đặc điểm chung của hình thức vay thông thường, CVNH còn mang những đặc điểm riêng nổi bat:

Trang 24

2.2.1 Hợp đẳng vay trong hình thức CVNH luôn là hop dong có đền bù

Đây là đặc điểm khác biệt giữa CVNH và cho vay thông thường bởi hợp đồng vay thông thường có thé là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù tuỳ thuộc vào việc cho vay có lãi hay không có lãi Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù nếu các bên có thỏa thuận về lãi còn hợp đồng không có đền bù nếu vay

không có lãi Tuy nhiên, đối với CVNH thì hợp đồng vay luôn là hợp đồng có đền

bù Khoản lãi chính là lợi ích vật chất mà bên cho vay (hay chính là các NDT)

nhận được từ hợp đồng vay Cả NĐT và người đi vay đều có quyền đưa ra lãi suất vay mong muốn Các công ty P2P Lending sẽ kết nỗi NĐT và người đi vay phù hợp dựa trên những yêu cầu họ đặt ra.

2.2.2 Đặc điểm vé kỹ thuật để kết nỗi người vay và người cho vay

Các công ty P2P lending là trung gian về công nghệ, cung cấp nền tảng dé người đi vay và người cho vay kết nối trực tiếp Đặc điểm này được thể hiện xuyên suốt quy trình CVNH, quy trình này đa dạng theo từng công ty, tuy nhiên thường gồm 8 bước sau:

Bước 1: Người đi vay và NDT tham gia giao dịch đăng nhập vào nền tang

Bước 2: Đánh giá va cham điểm tín dụng: Ca hai bên tham gia giao dịch đều trải qua quy trình kiểm tra tín dụng, chấm điểm tín dụng và đánh giá tài sản.

Bước 3: Các bên đưa ra yêu câu liên quan đên khoản vay: NDT đưa ra sôtiên cho vay, lãi suât và kỳ hạn cho vay mong muôn Người đi vay đặt một hoặcnhiêu hô sơ dự thâu với mức lãi suât, kỳ hạn và sô tiên muôn vay.

Bước 4: Nền tảng CVNH hỗ trợ người đi vay và NĐT lựa chọn đối tác dựa trên các thông tin đã được cung cấp NDT lựa chọn bên đi vay phù hợp, đồng thời

bên bảo lãnh khoản vay sẽ phê duyệt khoản vay.

Bước 5: Ký kết hợp đồng và thanh toán phí dịch vụ Việc ký kết hợp đồng sẽ phụ thuộc vào quy định của từng công ty, cụ thé: (1) NDT ký kết với người đi vay bằng mẫu hợp đồng trên trang web CVNH; (2) Công ty CVNH sẽ chuẩn bị

hợp đồng điện tử hoặc hợp đồng giấy, sau đó đưa cho NDT và người đi vay ký

kết; (3) Công ty CVNH tự soạn thảo hợp đồng không cần NĐT và người đi vay ký kết Sau khi ký kết hợp đồng, NDT và người đi vay sẽ thanh toán phí giao dịch cho nền tảng CVNH.

Bước 6: Giải ngân Người đi vay nhận được số tiền này thông qua thẻ tín

dụng, séc, tài khoản điện tử hoặc tài khoản ngân hàng hay tài khoản PayPal.

Trang 25

Bước 7: Thanh toán lãi và gốc khoản vay: Tài khoản điện tử của NDT được ghi nợ số tiền cho vay Người đi vay được lựa chọn thời điểm kết thúc khoản vay (nếu NDT đồng ý) bang cách hoàn trả toàn bộ khoản vay và lãi bat cứ lúc nào.

Bước 8: Đánh giá đôi tác và kết thúc giao dịch: Khi kết thúc ky hạn hoặc người đi vay thanh toán khoản vay sớm, các bên tham gia giao dich cham điểm cho đối tác Hệ thống xác minh và được quyền điều chỉnh điểm xếp hạng dựa trên sự thê hiện của các bên trong quá trình giao dịch và thông tin phản hồi do khách

hàng cung cấp.

2.2.3 Nhà điều hành (nhà cung cấp dich vụ - platform) trong mô hình CVNH Khác với các mô hình cho vay truyền thông, CVNH kết nỗi bên vay và bên cho vay thông qua người cung cấp giải pháp phần mềm để người cho vay (NDT) và người đi vay kết nối và trực tiếp thỏa thuận về quy mô, lãi suất, thời hạn và các điều kiện khác liên quan đến khoản vay Vai trò chính của nhà cung cấp dịch vụ là trung gian kết nối và hưởng phí giao dịch từ người đi vay và người cho vay Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ còn có vai trò tư vấn tài chính bao gồm: đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay, cung cấp thông tin giải ngân, đôn đốc thu hoi nợ và đóng vai trò như một đơn vị ủy quyền của người cho vay đứng ra thu nợ Nhìn chung, có thể hình dung được vai trò chủ chốt của nhà điều hành trong hoạt động của nền tảng P2P Lending thông qua sơ đồ 4 (Phan II - Phụ lục).

2.2.4 Về hình thức của giao dịch CVNH

Hiện nay còn tổn tại các quan điểm khác nhau về hình thức của giao dịch CVNH Theo quan điểm thứ nhất, hình thức của CVNH là hình thức băng hành vi bởi vì CVNH hoạt động trên nên tang Internet và mọi giao dịch đều được tiễn hành trực tuyến Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rang hình thức của giao dich CVNH là văn bản Bởi lẽ dù các giao dịch được tiễn hành trực tuyến nhưng các bên tham gia vẫn ký kết hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử tùy theo quy định

của từng công ty CVNH.

Trải qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng hình thức của CVNH là hình thức văn bản vì trên thực tế, sau khi các chủ thê đồng ý giao dịch thì sẽ lựa chọn ký kết bằng hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử.

2.2.5 Các thông tin về hoạt động CVNH được công khai, minh bạch

Các công ty P2P lending với vai trò là bên trung gian, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao dịch cho vay đối với người đi vay va NDT Về phía NDT hay người cho vay, công ty sẽ cung cấp day đủ thông tin về người vay như nhu cầu vay, đánh giá xếp hạng khách hàng, thâm định khách hang, tư van lãi suất

Trang 26

cũng như mức độ rủi ro của khoản vay, quyết định có cho vay hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người cho vay Đối với người di vay, công ty sẽ liệt kê các thông tin về giao dịch: mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các loại phí dịch vụ kèm theo Việc cung cấp thông tin minh bạch sẽ tạo điều kiện cho các NDT cũng như người đi vay có cơ sở đề lựa chọn loại CVNH phù hợp với yêu cầu của bản thân, đồng thời giảm bớt rủi ro khi tham gia giao dịch cho vay.

2.2.6 Chế độ tự động trong hoạt động CVNH

Chế độ tự động là một trong những đặc điểm ưu việt nhất của hình thức

CVNH Quá trình giao dịch của các bên tham gia hoạt động CVNH được thuận

tiện hóa thông qua chế độ tự động như: tự động phân bố quỹ của NDT, tự động kết nỗi NDT và người đi vay, tự động tái đầu tư, Trong đó có hai chế độ tự động được coi là hữu ích nhất đối với các bên tham gia hoạt động CVNH là chế độ tự động phân bổ quỹ của NDT và chế độ đấu thầu tự động.

Chế độ phân bổ quỹ của NDT hoạt động phân bổ quỹ dau tư tự động vào các khoản vay có sẵn dựa trên mong muốn dau tư Các NDT chỉ cần đưa ra các điều kiện dé cho vay như: mức lãi suất mong muốn, điểm xếp hạng tối thiêu của người đi vay Sau đó, công ty P2P sẽ sử dụng các công cụ để tự động so sánh đối chiếu các yêu cầu của NĐT với các hồ sơ vay vốn trên hệ thống: tính toán và phân bồ quỹ đầu tư một các hợp lý Chế độ này giúp chuẩn hóa quá trình đầu tư bang cách cho phép các công ty CVNH tự động đa dạng hóa danh mục đầu tư; thông qua tập hợp các thông tin các khoản vay có san phù hợp với các thông số cho vay kỳ vọng của NDT, đồng thời nâng cao hiệu quả của thị trường thông qua việc đơn giản hóa quá trình phê duyệt và cấp vốn cho khoản vay.

Chế độ đấu thầu tự động hay công cụ dau thầu tự động là việc các công ty P2P Lending sử dung phần mềm phân tích tin dụng dé tự động kết nối và tiến hành giao dịch cho vay mà không cần sự tham gia của NĐT lẫn người đi vay Băng cách tiễn hành giao dịch với sự trợ giúp của công cụ đấu thầu tự động, cả NDT và người đi vay đều có thé hoàn thành giao dịch với thời gian ngăn hơn Từ góc độ vận hành, điều này là rất cần thiết, bởi thời gian giao dịch ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nền tảng CVNH Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ đấu thầu cũng tăng thêm rủi ro cho mô hình vay ngang hàng bởi vì tự động đồng nghĩa với việc công cụ này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quyết định vay và cho

vay của các bên Để đảm bảo rằng NĐT đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn

dựa trên hệ thống thông tin hỗ trợ từ hệ thống đấu thầu tự động thì việc phân tích tín dụng phải có độ chính xác tương đối Vì vậy, việc đánh giá mức độ rủi ro của

Trang 27

người vay chấm điểm tín dụng va quản lý rủi ro tín dụng là điều tối quan trọng

trong quá trình đấu thầu tự động.

2.2.7 Cơ chế tính điểm da dạng

Việc chấm điểm tín dụng (thâm định tín dụng) dé tạo cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và thái độ của người đi vay Hệ thống chấm điểm tín dụng là điểm khác biệt của các nền tảng CVNH so với các ngân hàng truyền thống trong việc

đánh giá khách hàng Phần lớn các công ty CVNH áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá khả năng thanh toán của người vay.

Một số công ty sử dụng thông tin kiểm định từ bên thứ ba độc lập Cũng có những trường hợp, điểm tín dụng của người đi vay không được thâm định bởi tô

chức tài chính độc lập, mà được tập hợp từ thông tin do chính người đi vay đưa

ra, kết hợp với thông tin tài chính được cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, thậm chí là các đánh giá cham điểm từ các giao dịch trên các sản thương mại điện tử Điểm tín dụng từ bên thứ ba còn có thê được kết hợp cùng các thông tin từ các nguồn thông tin khác như: hệ thống dữ liệu lớn (big data), thông tin từ mạng xã hội nội bộ dé đưa ra quyết định phê duyệt và các yếu tố liên quan như lãi suất.

Một trong những yếu tố được đánh giá là quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho NDT là mạng xã hội nội bộ, giúp làm giảm tình trạng thông tin bat cân xứng trong tín dụng Gần như tất cả các công ty CVNH lớn tại các thị trường phát triên như Anh, Mỹ và Trung Quốc đã cung cấp các chức năng dịch vụ mang

xã hội cho các thành viên đã đăng ký và có tài khoản được xác minh.

2.2.8 Phan lớn các khoản vay theo hình thức không có tài sản bảo dam

Các công ty CVNH hoạt động trên nên tảng công nghệ, thầm định khách hàng dựa trên thông tin thu thập được từ số điện thoại đăng ký, mạng xã hội, xét

duyệt hồ sơ vay cũng hoàn toàn trực tuyến, chỉ với những giao dịch có giá trị lớn

mới cần yêu cầu tài sản đảm bảo Do đó, chủ yếu các khoản vay theo hình thức không có tài sản bảo đảm hay còn gọi là tín chấp Tuy nhiên, hiện nay có một số

công ty CVNH chi chấp nhận cho vay có tài sản bảo đảm Dién hình là công ty

Tima Lending, chỉ chấp nhận cho vay khi người đi vay cung cấp được tài sản bảo dam là giây chứng nhận đăng ký xe máy, xe 6 tô, xe mô tô.

2.2.9 Quy trình cho vay được toi wu hóa, nhanh chóng và thuận lợi

Được xây dựng dựa trên việc tận dụng các ưu điểm của công nghệ tài chính

(fintech) và mạng Internet, mô hình CVNH mang đến nhiều tiện ích cho cả người

vay và người đi vay Trước hết, các giai đoạn của hình thức CVNH đều được thực

Trang 28

hiện trực tuyến thông qua mạng Internet với sự hỗ trợ của hệ thống giao dịch trực

tuyến được cung cấp bởi các công ty CVNH Điều này đã giúp cho các NĐT cũng như người đi vay có thé tiễn hành giao dich mà không bị giới hạn về thời gian và

không gian, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyên trong quá trình giao dich

cho các bên.

Bên cạnh đó, Mô hình CVNH cung cấp các dịch vụ vô cùng đa dạng và

phong phú Các nên tảng CVNH đưa ra các loại dịch vụ đa dạng từ đầu tư đến cho

vay, nhằm có thê đáp ứng với yêu cầu của nhiều nhóm đối tượng NDT và người đi vay khác nhau, từ các khoản vay nhỏ và thời hạn ngăn đến các khoản vay lớn

như bất động sản.

Ngoài ra, các công ty CVNH cung cấp các công cụ giúp tôi ưu hóa quá trình vay va cho vay Dé giảm bớt rủi ro cho các NDT, công ty CVNH cung cấp cho họ các phần mềm tích hợp chức năng quản lý, đánh giá thông tin cũng như hệ thống xếp hạng tín nhiệm người vay Một số nền tảng CVNH còn cung cấp dịch vụ thu nợ hộ, và có phần mềm báo cáo thông tin hăng ngày thuận lợi cho các NĐT năm bắt được các khoản đầu tư Nhờ vậy, các NĐT có thể dễ dàng đánh giá khả năng thanh toán và uy tin của người vay, đa dạng hóa và theo dõi nguồn lợi nhuận thu được từ người đi vay Về phía người đi vay, công ty CVNH hướng dẫn chi tiết cho họ về các quy định nộp hồ sơ vay vốn trực tuyến và thông báo kết quả xét

duyệt nhanh chóng.

2.3 Phân biệt mô hình vay ngang hàng với vay thông thường

Bên cạnh các hình thức hỗ trợ tài chính truyền thống từ các ngân hàng hay của các tổ chức tài chính dành cho cá nhân, doanh nghiệp đã quá quen thuộc va trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho khách hàng có nhu cầu vay von thì hiện nay, sự xuất hiện của mô hình CVNH - một sản phẩm của ngành công nghệ tài chính (Financial technology - Fintech) với cách thức đầu tư mới đã được hình thành và hoạt động khá hiệu quả trên thế giới đã dần chiếm ưu thế, trở thành sự lựa chọn

tối ưu đối với một bộ phận đối tượng khách hàng.

Trước hết về khái niệm của vay thông thường theo quy định tại Diéu 463

Bộ luật dân sự 2015: “Hop dong vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo

đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo dung số lượng, chat lượng và chỉ phải trả

lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ” Theo đó có thé hiểu cho vay

theo quy định của luật là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định

Trang 29

trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc

và lãi.

Khác với vay thông thường, CVNH như đã phân tích là hoạt động dựa trên

nền tảng công nghệ tài chính (Fintech) được thiết kế và xây dựng trên nền tảng

giao dịch trực tuyến kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không

thông qua các trung gian tải chính như TCTD Hiểu theo cách đơn giản CVNH chính là hình thức vay tiền online (hay vay tiền trực tuyến) qua app hay website của các công ty P2P Lending, công ty giữ vai trò kết nối NĐT và người đi vay.

Vậy mô hình CVNH và hình thức vay thông thường có điểm gì khác biệt, nhóm nghiên cứu xin được trình bày những góc nhìn về khía cạnh khác nhau của

hai mô hình cho vay này.

2.3.1 Về hình thức thực hiện giao dịch

Đối với vay thông thường, hình thức của hợp đồng vay dân sự có thé bằng miệng hoặc bang văn bản.Š Hình thức miệng thường được áp dung trong trường hợp như số lượng tải sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định Trong thực tế nếu hình thức hợp đồng bằng miệng mà có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên Hình thức vay bằng văn bản có thê thực hiện bằng cách đến trực tiếp ngân hàng, TCTD hoặc công ty tài chính để thực hiện giao dịch vay thông qua việc ký kết hợp đồng băng văn bản để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tai sản có thé xảy ra Các bên có thé tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền xác nhận

văn bản đó.

Đối với mô hình CVNH, khác với hình thức thực hiện giao dịch của vay dan

sự, khi lựa chọn mô hình CVNH, các giao dịch được thực hiện được thực hiện

trực tuyến thông qua các trang web, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng

dụng được cài đặt trên điện thoại di động thông minh (smartphone) va moi giao

dịch giữa bên vay và bên cho vay đều được tiễn hành trực tuyến Việc vay và cho

vay tiền qua ứng dụng rất thuận lợi, nhanh gọn hơn rất nhiều so với khi thực hiện giao dịch bằng hình thức vay thông thường Người có nhu cầu vay tiền nhanh

chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như: tải

app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân, đồng ý cho ứng dụng truy cập danh ba cá nhân Hau hết hợp đồng

8 Trường Dai học Luật Ha Nội (2020), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập II, nxb Công an nhân dan tr 167

Trang 30

vay vôn sẽ được người đi vay và cho vay thỏa thuận ký kết trực tuyến bằng chữ

ký điện tử qua app hoặc website của công ty Tuy nhiên, tùy vào cách thức hoạt

động, các công ty P2P Lending vẫn có những quy định khác về việc ký kết hợp đồng vay vôn như một số công ty cho phép các bên ký kết hợp đồng vay vốn trực tiếp tại trụ sở của công ty nếu có yêu cầu hoặc hợp đồng vay vốn sẽ do các bên ký kết riêng với cung ty cung cấp nền tảng mà không ký trực tiếp với nhau Người cho vay chiu toàn bộ rủi ro nếu người đi vay chậm trả hoặc không trả được nợ là

rủi ro tín dụng, và cả rủi ro thanh khoản đặc biệt trong trường hợp người cho vay

là trung gian, huy động vốn từ nguồn khác dé cho vay Các công ty CVNH hoàn toàn không chịu rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản như các tô chức tài chính truyền thống, chỉ là trung gian thu phí của cả người đi vay và người cho vay Tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch vay trực tuyến này tiềm ân rất nhiều rủi ro cho người đi vay Bên cạnh đó, có nhiều app cho vay biến tướng, trở thành một dạng của tín dụng đen, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật

2.3.2 Các bên chủ thể trong quan hệ vay

2.3.2.1 Vay thông thường

Bên cho vay, chủ thê cho vay trong vay dân sự có thê là cá nhân, tổ chức kinh tế, TCTD như NHTM được thành lập và tồn tại theo các hình thức pháp lý

do pháp luật quy định với những đặc trưng riêng và thực hiện các hoạt động kinh

doanh theo phạm vi được xác định, TCTD phi ngân hàng, tô chức tài chính vĩ mô

và quỹ tín dụng nhân dân.

Đối tượng vay, chủ thê đi vay trong vay dân sự thường là những cá nhân, tổ chức vay vốn từ các NHTM Họ là những tô chức, cá nhân cần vay vốn đầu tư, giải quyết công việc hoặc việc gia đình với số tiền vay lớn Dé trở thành chủ thé đi vay, tham gia vào quan hệ vay vốn của các NHTM, các tổ chức, cá nhân phải

đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định như điều kiện về năng lực pháp

luật và năng lực hành vi dân sự, về phương án kinh doanh hoặc mục đích sử dụng

vốn vay Những điều kiện này được áp dụng chung cho mọi khách hàng vay,

không phân biệt là tổ chức hay cá nhân, vay với mục đích tiêu dùng hay kinh doanh Ngoài ra các tô chức, cá nhân đi vay còn phải đáp ứng những điều kiện nhất định do ngân hàng cho vay quy định.

2.3.2.2 CVNH

Khác với hình thức vay thông thường, CVNH có sự tham gia của ba bên làbên trung gian, bên cho vay và bên vay.

Trang 31

Bên trung gian trong mô hình vay ngang hàng là các nhà cung cấp dịch vụ

(Platform) Họ là người cung cấp giải pháp phần mềm để người cho vay (NDT)

và người di vay kết nối và trực tiếp thỏa thuận về quy mô, lãi suất, thời hạn và các

điều kiện khác liên quan đến khoản vay Nhà cung cấp dịch vụ chỉ đóng vai trò

trung gian kết nối và hưởng phí giao dịch từ người đi vay và người cho vay Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò như một nhà tư van tài chính: đánh

giá mức độ tín nhiệm của người vay, cung cấp thông tin giải ngân, đôn đốc thu

hồi nợ và đóng vai trò như một đơn vị ủy quyền của người cho vay đứng ra thu

Bên cho vay trong mô hình P2P Lending là các NDT tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên cơ sở các đơn hàng trên trang web dé lựa chọn theo lãi suất va mức độ rủi ro đáp ứng yêu cau của mình NDT được quyên hưởng lãi suất từ khoản đầu tư và được định đoạt khoản vay của minh băng cách chấp nhận giải ngân cho đối tượng được lựa chọn sau khi NDT đã năm được thông tin liên quan từ người có nhu cầu vay vốn Day có thé coi là một ưu điểm không có ở hoạt động cho vay

của TCTD.

Đối tượng vay, đỗi tượng lựa chọn mô hình P2P Lending thường là những người có nhu cầu vay khoản vay không quá lớn, thường dành cho các đối tượng như sinh viên, lao động phổ thông, nông dân, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhỏ là đối tượng không đáp ứng được điều kiện vay khắt khe của các TCTD hoặc cần vốn gấp, là những người có nhu cau vay với thời hạn vay không quá dai, trung bình từ 01 tháng đến 02 năm và mức lãi suất khác nhau tùy vào

từng loại khách hàng.2.3.3 Tai san dam bao

Đối với vay thông thường, nêu phân loại theo tài sản đảm bao thì có hai

hình thức vay là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.Cho vay có tai sản đảm bao là loại hình cho vay mà khách hàng phải có tai

san thế chấp, cầm cô hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo Bao đảm tiền

vay là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được pháp luật quy định có

mục đích hướng dẫn cho các chủ thé trong quan hệ vay (NHTM, TCTD và khách

hàng vay vốn) và để đảm bảo cho nghĩa vụ được thực hiện (nghĩa vụ trả nợ của khách hàng), đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của các bên Việc TCTD áp dụng các biện pháp bảo đảm nhăm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp

lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay Tài sản đảm bảo cho

khoản vay phải đáp ứng đủ bốn điều kiện được quy định tại Điều 295 Bộ luật dân

sự 2015 Do các biện pháp bảo đảm tiền vay ngoài mục đích khấu trừ nghĩa vụ

Trang 32

trả nợ tiền vay còn nhằm phòng ngừa rủi ro nên các biện pháp bảo đảm tiền vay

được quy định gồm hai loại: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và các

biện pháp phi tài sản.

Bên cạnh hình thức cho vay có tài sản đảm bảo, vay thông thường còn chophép khách hàng lựa chọn hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo Nhưng

hình thức vay này là loại tín dụng chỉ được cấp cho các khách hàng có uy tín,

thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh,

Ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của

nguoi vay.

Đối với mô hình CVNH, chủ thé có nhu cầu vay da số không cân có tai sản đảm bảo Điều này đã trở thành một ưu điểm vượt trội của mô hình CVNH, khác

với vay thông thường, hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo của vay thôngthường chỉ được áp dụng với những khách hàng uy tín, tình hình tài chính vững

mạnh hoặc những khoản vay nhỏ so với vốn của người vay thì CVNH đã gạt bỏ được những yêu cầu trên và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể có nhu cầu vay tiếp cận được với khoản vay mong muốn.

2.3.4 Về trình tự thủ tục

Đối với vay thông thường, khách hàng có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ vay và đến nộp trực tiếp tại các TCTD, công ty tài chính dé vay Theo đó, thủ tục vay cần thỏa điều kiện vay và được các TCTD, công ty tài chính xác nhận cho vay Dựa trên những điều kiện của mình thì các NHTM sẽ tự thiết kế những quy trình, thủ tục cho vay cụ thể theo luật định, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau là: giao kết hợp đồng tín dụng và thực hiện hợp đồng tín dụng.

Đối với mô hình CVNH, khác với việc phải đến lập hồ sơ và nộp trực tiếp tại các TCTD, công ty tài chính dé vay, trình tự thủ tục vay của mô hình CVNH đơn giản, nhanh gọn và thuận tiện hơn rất nhiều so với vay thông thường khi khách hàng có nhu cầu vay chỉ cần truy cập vào trang trực tuyến và điền vào phần đăng ký vay vốn Sau khi khoản vay được xác nhận bởi TCTD thì khoảng 24 giờ sau là khách hàng có thể nhận tiền tại các điểm giao dịch.

2.3.5 Về lãi suất

Đối với vay thông thường, lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Theo Điều 468 BLDS

2015 quy định lãi suất giới hạn là 20%/năm của khoản tiền vay Trường hợp các bên cho vay vượt quá lãi suất quy định thì phần vượt quá không có hiệu lực, trừ

trường hợp luật khác liên quan quy định khác (Luật các TCTD) Trường hợp các

Trang 33

bên có thỏa thuận về lãi suất nhưng không cụ thể, nêu có tranh chấp thì tính bằng

10%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay Ngoài quy định về cách tính lãi suất trong hạn, BLDS 2015 quy định về lãi suất quá hạn bằng 150% lãi

suất trong hạn Mặt khác, đối với khoản lãi suất chưa trả thì bên vay phải trả lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn hoặc khoản lãi chưa trả tương ứng với thời

hạn chậm trả lãi.

Đối với mô hình CVNH, lãi suất cho vay của các công ty P2P Lending thường không quá 20%/năm của khoản tiền vay theo quy định tại khoản 1, Điều

468 của BLDS 2015, nhưng đi kèm với rất nhiều loại phí như phí tư vẫn, phí trả nợ trước hạn và tông các khoản phí và lãi khách hàng phải trả thậm chí lên đến

30% - 50%/tháng Chính vì vậy, mức lãi suất của mô hình CVNH cao hơn so với

vay thông thường Do mức lãi suất còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: mức vay, thời hạn vay (ngắn hạn hay dài hạn), mục đích vay, địa điểm vay nên chủ thé có nhu cầu vay cần cân nhắc kỹ các công ty cho vay dé có mức lãi suất phủ

2.3.6 Về thời hạn cho vay

Đối với vay thông thường, hình thức vay thông thường cho phép khách hàng lựa chọn một trong ba hình thức: vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Cho vay ngăn han là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn han của Chính phủ và nhu cau tiêu dùng của cá nhân Cho vay trung han là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, khoản tín dung này thường được sử dụng dé đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất Cho vay dài hạn là những khoản vay trên 5 năm, các khoản này thường dùng dé đầu tư vào vốn cố định của doanh nghiệp, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải

Đối với mô hình CVNH, khác với hình thức vay thông thường, nền tang

CVNH hường cho vay ngắn hạn (có thé vay trong ngày) Thời han vay của những

khách hàng lựa chọn mô hình này không quá dài, trung bình từ 01 tháng đến 02 năm bởi đối tượng hướng tới mô hình hình CVNH là những người có nhu cầu vay khoản vay không quá lớn, thường là các sinh viên, lao động phô thông, nông dân, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhỏ là đối tượng không đáp ứng được điều kiện vay khắt khe của các TCTD hoặc cần vốn gấp.

2.3.7 Về khung pháp lý điều chỉnh

Trang 34

Đối với vay thông thường, pháp luật về hợp đồng vay đã được Nhà nước ta quan tâm và không ngừng hoàn thiện Hệ thống văn bản pháp luật về hợp đồng

vay đã tạo ra khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động của các TCTD phát

triển Thực tế cho thay hoạt động về tài chính — ngân hang vận động không ngừng và thay đổi rất mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế, hình thái giao dịch, phương thức giao dịch mới thường xuyên phát sinh dẫn đến khuôn khô pháp lý trong hoạt động của nền kinh tế nói chung, đặc biệt khuôn khổ pháp lý trong hoạt động tài chính,

ngân hang cần phải điều chỉnh phù hop Có thê ké đến một số văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ hợp dong trong tín dụng, ngân hàng như: Bộ luật dân

sự năm 2015; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; Luật các TCTD

2010; Luật thương mai 2005 sửa đổi, bố sung 2019; Luật Quan lý ngoại thương 2017; Luật doanh nghiệp 2020; và một số văn bản: nghị định, thông tư khác có

liên quan

Đối với mô hình CVNH, thực té cho thay, Viét Nam hién van chua co van

bản pháp lý quy định cụ thé về loại hình kinh doanh dịch vụ CVNH, P2P Lending chưa được thừa nhận là một ngành nghề kinh doanh riêng biệt, do đó, cũng không có cơ sở, dé ràng buộc tô chức vận hành P2P Lending và các bên tham gia vào cơ chế vận hành P2P Lending, phải cam kết thực hiện bat kỳ điều kiện nào (về von pháp định; về các giấy phép, các chứng nhận cần có), do đó, một số công ty lợi dụng kẽ hở của pháp luật, để khoác bóng mô hình CVNH nhưng thực tế là cho vay nặng lãi tra hình, điển hình nhất là huy động vốn của các NDT với hứa hẹn lãi suất cao, lây tiền người sau trả cho người trước (mô hình Ponzi) Kiểu tra hình thông dụng tiếp theo là công ty hoạt động như một tổ chức tài chính cho vay nặng lãi các công ty CVNH tự đứng ra cho vay với lãi suất rất cao Bên cạnh đó pháp

luật Việt Nam chưa có chế tài đối với các công ty nước ngoài khi thâm nhập vào

thị trường Việt Nam dé hoạt động kinh doanh theo mô hình CVNH Trong khi đó,

hiện nay có nhiều công ty Trung Quốc và nước ngoài đã, đang tìm cách xâm nhập

vào thị trường CVNH ở Việt Nam theo nhiều mô hình biến tướng khác nhau, điều này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, hệ lụy như làm méo mó thị trường CVNH đích thực, tiếp tay cho các hoạt động xấu

2.4 Vai trò của mô hình CVNH

Về cơ bản, các mô hình CVNH đáp ứng nhu cầu tài chính của cả người đi

vay và NDT thông qua việc kết nối trực tiếp hai bên thông qua các nền tảng trực

tuyến Do đó qua góc nhìn của mỗi bên, mô hình này lại có vai trò khác nhau Từ phía người di vay, CVNH mở rộng khả năng tiếp cận tin dung cho người tiêu dùng Quá trình thu thập thông tin của Ngân hang và các t6 chức tài chính

Trang 35

truyền thong tốn nhiều thời gian, quá trình đánh giá tin dụng phức tạp và khắt khe,

vì vậy rất nhiều người không đủ điều kiện để tiếp cận các dịch vụ tài chính Trong

khi đó, mô hình CVNH có thé đánh giá rủi ro thông qua những thông tin cơ bản,

từ đó cung cấp dịch vụ cho vay tới nhiều đối tượng, với nhiều lựa chọn khoản vay

hơn CVNH đơn giản hóa quá trình vay của người di vay của người đi vay với

những đặc điểm ưu việt như thủ tục và điều kiện vay tương đối dé dàng, cơ chế xét duyệt nhanh chóng, lãi suất thường thấp hơn ngân hàng Đồng thời, một số

công ty CVNH cung cấp các dịch vụ bé sung, giá trị gia tăng cho khách hàng vay, ví dụ như hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ về cách sắp xếp và tô chức

việc kinh doanh của họ Mặt khác, do mới gia nhập thị trường nên các công ty

CVNH đã phát triển phương pháp tiếp cận sáng tạo hơn và không bị ràng buộc bởi các hệ thông truyền thống, song song với việc thay đổi linh hoạt và chi phí thấp hơn các hình thức cho vay truyền thống” Như vậy, đối với người đi vay, mô hình CVNH đóng vai trò chủ yếu là gia tăng cạnh tranh và đa dạng hóa sự lựa chọn Một khảo sát của Funding Circle - nền tang CVNH hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy: Trong 537 doanh nghiệp đi vay, quy trình xử lý nhanh chóng (chiếm 31% câu trả lời) và quá trình cho vay đơn giản (28% câu trả lời) là hai lý do chính khiến một doanh nghiệp nhỏ quyết định vay vốn thông qua Funding Circle Những yếu tố khác được thê hiện qua Biểu đồ 1 (Phan III - Phụ lục).

Từ phía NDT, CVNH cho phép họ có cơ hội tham gia cho vay trực tiếp theo cách khác biệt và mới mẻ hơn Việc tham gia CVNH gần giống như việc sở hữu một danh mục trái phiếu doanh nghiệp, khác ở chỗ các công ty CVNH chủ yếu tập trung vào các khoản vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ !°, Một số nền tảng CVNH cho phép các NĐT xem xét các đặc điểm, thông tin của người đi vay một cách chi tiết, hoặc một số khác cung cấp ít thông tin hơn về khách hàng cá nhân NĐT sẽ tự quyết định sẽ lựa chọn đầu tư vào những khoản vay rủi ro cao -lợi nhuận cao hay những khoản vay ít rủi ro - -lợi nhuận thấp Tương tự như từ góc nhìn của người đi vay, mô hình CVNH cung cấp một dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng, chi phí giao dịch thấp cùng nhiều tiện ích khác Đặc biệt, với mô hình CVNH, NDT và người đi vay không tương tác trực tiếp với nhau.

° Nghiên cứu “The economics of peer-to-peer lending” của Oxera theo yêu cầu của Hiệp hội Tài chính P2P(P2PFA), trang 7, truy cập ngày 21/1/2022.

10 Nghiên cứu “The economics of peer-to-peer lending” của Oxera theo yêu cầu của Hiệp hội Tài chính P2P(P2PFA), trang 8, truy cập ngày 21/1/2022.

Trang 36

Từ góc độ bao quái, mô hình CVNH hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp

vay vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó tác động tích cực tăng

trưởng kinh tế Đồng thời, khi mô hình CVNH phát triển sẽ thúc đây nền công nghệ thông tin nói chung đạt được bước tiễn mới Theo kinh nghiệm ở các nước có mô hình CVNH phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, hoạt động CVNH phát

triển sẽ góp phần thúc đây công nghệ thanh toán, kỹ thuật xử lý thông tin và nhiều

mảng công nghệ kỹ thuật khác phát triển, bởi chính các nghiệp vụ đi kèm của bản

thân hoạt động này có yêu cầu cao đối với các công nghệ kỹ thuật đó 2.5 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động CVNH

2.5.1 Nhân tổ khách quan

2.5.1.1 Môi trường chính trị, xã hội, kinh té

Môi trường chính trị, xã hội, môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố quan trọng, có tác động rất lớn đến hoạt động CVNH.

Trước hết, sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội của một quốc gia là tiên dé dé phát triển kinh tế Ôn định chính tri, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự chuyển biến về chính trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động CVNH nói riêng Hơn hết, các tổ chức kinh doanh cần một hệ thống chính trị tôn trọng những quy luật khách quan của nên kinh tế thi trường, chú trọng sự bình đăng và tạo cơ hội cho mọi chủ thể phát triển kinh tế, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Bên cạnh đó, một xã hội lành mạnh, đây lùi được các loại tội phạm và tệ nạn cũng góp phần thúc day đầu tư và thúc day niềm tin tín dụng, nhu cầu về vốn trong xã hội, theo đó tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động CVNH.

Ngoài ra, hoạt động CVNH cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế trong và ngoài nước Nền kinh tế phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu người cao là yêu tô thúc day hoạt động dau tư, tăng nhu cầu về vốn tạo tiền dé cho hoạt động CVNH phát triển Trái lại, néu nền kinh tế suy thoái, mất ôn định thì hoạt động CVNH sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi khi đó người dân ưu tiên việc bảo đảm cuộc sống bình thường mà không nghĩ tới các nhu cầu cao hơn hoặc đắn đo về khả năng trả nợ Việc kiểm soát kinh tế vĩ mô tốt cũng sẽ tạo điều kiện cho lãi suất duy trì ở mức phù hợp, phục vụ nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng như các cá nhân Lãi suất đóng vai trò to lớn trong các quyết định kinh tế của mọi chủ thé, vì vậy chỉ khi lãi suất được giữ ở mức 6n định thì hoạt động CVNH mới duy trì và phát triển Bên cạnh bối cảnh kinh tế trong nước, bối cảnh kinh tế quốc tế

cũng có tác động không nhỏ tới việc đầu tư và vay vốn Hiện nay, dịch bệnh

Trang 37

COVID-19 thúc day xu hướng “hướng nội”, bảo hộ thương mại, dân túy, dân tộc chủ nghĩa, tạo ra lực cản đối với xu thế toàn cầu hóa Trong giai đoạn tới, chính sách của nhiều quốc gia có thể sẽ tiếp tục mang tính hướng nội, bảo hộ khiến tự do hóa thương mại và các dòng đầu tư toàn cầu có xu hướng chậm lại Tuy nhiên, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế vẫn sẽ tiếp tục được thúc day với những đặc điểm

mới Thế giới sẽ thận trọng hơn trong việc thực hiện toàn cầu hóa, xây dựng những tiêu chuẩn mới trong việc duy trì sự chu chuyển của các dòng người, các dòng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa những nguy cơ liên quan tới sự chu chuyển này Nhiều khả năng các quốc gia sẽ cùng xây dựng lại mô hình toàn cầu hóa dựa trên các nền kinh tế khu vực, bảo đảm sự cân bằng

giữa lợi ích quốc gia và quốc tế, giữa tính hiệu quả và khả năng chống chịu của

chuỗi cung ứng, giữa tăng trưởng và sự bình đăng'! Xu thé chung của thế giới thay đổi và thị trường quốc tế biến động sẽ kéo theo nền kinh tế trong nước, anh hưởng đến giá cả và hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đó tác động đến hoạt

động CVNH.

2.5.1.2 Môi trường pháp ly

Pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, góp phan tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế Hoạt động CVNH luôn chịu sự kiểm soát của hệ thống pháp luật cũng như sự giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng, vì vậy môi trường pháp lý có tác động to lớn đến hoạt động này Hệ thông pháp luật hoàn thiện, chặt chẽ, theo sát những biến động của nên kinh tế và mô

hình CVNH sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, bình đăng, thúc đây hoạt động đầu

tư và vay von phát triển theo hướng hiệu qua, minh bạch Ngược lại, nêu không có khung pháp lý phù hợp, các chính sách và hệ thống các văn bản liên quan không

đồng bộ, chồng chéo, chậm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn thì hoạt động

CVNH sẽ gặp nhiều khó khăn Một số thách thức có thé xét đến như thiếu cơ sở dé giải quyết tranh chấp, không kiểm soát và xử lý triệt dé các vụ gian lận, lừa

đảo, các hình thức bién tướng, lo ngại về nhiều rủi ro tiềm ẩn

Trên thực tế, từ việc so sánh cơ chế quản lý khác nhau của các quốc gia trên thế giới và những tác động khác nhau tương ứng đến hoạt động CVNH, có thé nhận thấy rõ ảnh hưởng to lớn của môi trường pháp lý Điển hình như tại Anh, hệ thống quy định linh hoạt góp phần không nhỏ vao sự thành công của mô hình

CVNH, trong đó Co quan Quản lý Tài chính (FCA) chịu trách nhiệm quan lý,

1! TS, Lê Hải Bình: “Những điểm mới về cục điện thế giới và khu vực trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng:Một sô phân tích thực tiên ”, trích từ “Rising regionalization: will the post-Covid-19 world see a retreat fromglobalizafion2”, P Enderwick & P Buckley (thang 9 năm 2020)

Trang 38

kiểm soát hoạt động của các công ty CVNH Ở Hoa Kỳ, nhiều ý kiến cho rằng

khung pháp lý điều chỉnh mô hình CVNH có phần nghiêm ngặt quá mức, cản trở

sự phát triển của mô hình này Các công ty công ty CVNH phải tuân thủ các quy

định của Ủy ban chứng khoán và sản giao dịch Mỹ (US Securities and Exchange

Commission -SEC) cũng như luật của từng tiêu bang Trong khi đó, Trung Quốc đã không xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ điều chỉnh hoạt động CVNH trong những năm đầu, dẫn đến việc vô số hình thức gian lận, lừa đảo lan rộng Bên cạnh

đó, Việt Nam còn thiếu vắng cơ sở pháp lý riêng biệt điều chỉnh hoạt động CVNH kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực.

Như vậy môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động CVNH, chính vì thế việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cần đặc biệt quan tâm, nghiên cứu toàn diện và tiến hành cần trọng.

2.5.1.3 Thói quen vay vốn, tiêu ding, niém tin của khách hàng

Những yếu tố như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị yéu, ảnh hưởng rất lớn hoạt động CVNH Trước đây, người dân thường tích góp đủ tiền rồi mới mua sắm, đầu tư nhưng trong vòng mười năm trở lại đây văn hóa vay vốn, tiêu dùng đã có sự thay đổi Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, khiến nhu câu tiêu dùng, đầu tư gia tăng Thêm vào đó, quá trình

chuyên đôi số tạo cơ hội cho các công ty CVNH đa dạng hóa sản pham, dich vu,

tăng kha năng tiếp cận cho khách hàng Hiện nay xu hướng mua trước trả tiền sau (“buy now pay later”) hoặc thậm chí thuê hàng hóa về dùng trong một khoảng thời gian đã trở nên rất pho biến, tạo điều kiện cho các hình thức cho vay nói chung và hoạt động CVNH nói riêng phát triển.

Ở các địa phương khác nhau, tập quán vay vốn và tiêu dùng có thể có sự khác biệt Tại những thành phố lớn là đầu mối kinh doanh, buôn bán phát triển, nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh rat lớn, dẫn đến nhu cầu về vay vốn thường cao hơn nông thôn hay vùng sâu, vùng xa, vì vậy hoạt động CVNH cũng sẽ phát triển hơn Ngoài ra, những nơi mà người dân có thói quen chỉ tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các khu vực người dân ưu tiên việc cất trữ.

2.5.2 Nhân tô chủ quan

2.5.2.1 Năng lực của doanh nghiệp CVNH

Năng lực của các công ty CVNH là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại

và phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến mô hình CVNH nói chung Các doanh nghiệp trong lĩnh vực CVNH chỉ phát triển mạnh và bền vững

Trang 39

khi có năng lực toàn diện, đặc biệt là về những phương diện như: chiến lược kinh

doanh, mạng lưới, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh đóng vai trò là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp di đúng hướng Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh được thé hiện

khi định hướng hoạt động dài hạn thông qua việc phân tích và dự báo môi trường

kinh doanh Từ đó giúp doanh nghiệp vận hành đúng hướng, đồng thời chủ động thích ứng linh hoạt với mọi biến động của thị trường trên cơ sở tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro Chiến lược kinh doanh góp phần liên kết các cá nhân và lợi ích khác nhau hướng tới một mục đích chung,

theo đó phát huy được lợi thế trong kinh doanh, tận dụng các nguồn lực Hơn hết,

trên thực tế các doanh nghiệp ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong quá trình kinh doanh dịch vụ, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt để chiếm ưu thế trên thị trường Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh còn được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hiệu quả và không thê thiếu Nếu có phương hướng, chiến lược phù hợp thì doanh nghiệp CVNH càng thu hút được nhiều khách hàng, giảm thiểu rủi ro, hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng Trái lại, nêu doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh không phù hợp, sai lam trong xac dinh muc tiéu, tiém luc, loi thé cạnh tranh, tìm hiểu đối thủ, thì sẽ khó có thé giữ được vị thế và niềm tin của

khách hàng.

Thứ hai, mạng lưới kinh doanh là nhân tô có tác động đáng kể đến hoạt

động CVNH Những doanh nghiệp có mạng lưới hoạt động rộng thường có xu

hướng thu hút nhiều đầu tư cũng như người di vay hơn Nếu mức độ nhận diện, danh tiếng của doanh nghiệp càng cao thì người dân cũng có xu hướng dành nhiều niềm tin cho doanh nghiệp Hiện nay, sự phát triển của công nghệ và tiễn bộ kỹ thuật số đã tạo ra sự thay đôi mạnh mẽ trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, cải tiến việc kết nói, khả năng xử lý va quan ly dữ liéu, Vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CVNH thường có trụ sở và tập trung phát triển ở các thành phố lớn,

song song với việc vận hành mạng lưới hoạt động trực tuyến ở nhiều khu vực

khác nhau.

Thứ ba, chất lượng nguôn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự tôn tại và phát triển của doanh nghiệp CVNH Con người luôn là nhân tổ trung tâm

của mọi hoạt động, quyết định sự thành công, hiệu quả của mọi khâu vận hành:

xây dựng chiến lược kinh doanh, đề xuất các chính sách, dự án, xét duyệt hồ sơ,

quan lý dữ liệu, Một tô chức có nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ và

chuyên môn tốt thì việc quản lý, vận hành sẽ trơn tru, có hệ thống, chủ động và

Trang 40

linh hoạt Điều này trước hết được thể hiện rõ ở năng lực điều hành của lãnh đạo:

người điều hành có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực, đồng thời có khả năng phân tích, phán đoán tình huống, đánh giá các cơ hội, rủi ro sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh và

quan lý quá trình triển khai một cách hiệu quả Ngược lại, nếu người điều hành yeu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, không có phong cách lãnh đạo đúng dan,

thiếu quyết đoán, thì không thé quản lý doanh nghiệp đạt được mục tiêu Tương

tự, năng lực của đội ngũ nhân viên cũng có tác động không nhỏ tới sự phát triển

của công ty CVNH Nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng sẽ tạo

nên tiềm lực lớn tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Thứ tu, cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ - kỹ thuật là yếu tổ mang tinh

quyết định, ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động CVNH Ban thân các doanh nghiệp CVNH cung cấp dịch vụ trên nền tảng Internet và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số xuyên suốt quá trình vận hành Những đặc điểm ưu việt của mô hình

CVNH phải kê đến như chế độ tự động, sử dụng mạng xã hội nội bộ, cung cấp,

xử lý và quản lý dit liệu nhanh chóng, có đều phụ thuộc vào cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ của từng doanh nghiệp Đây là yếu tố cạnh tranh quan trọng, bởi nêu doanh nghiệp đầu tư, cải tiễn cơ sở vật chất và cải tiến công nghệ thi sẽ tăng khả năng tiếp nhận khối lượng giao dịch lớn, xử lý thông tin và các giao dịch

trôi chảy, thông suốt, phục vu kip thời nhu cầu và đem đến sự hài lòng cho khách

hàng Nếu công nghệ lạc hậu, thiếu thiết bị kỹ thuật thì kéo theo mọi công đoạn sẽ chậm chạp, mất nhiều thời gian, tăng rủi ro bao mật, rủ1 ro nên tảng, dẫn đến

khó giữ chân được NDT cũng như người di vay Mặt khác, hiện nay hoạt động

truyền thông trên môi trường trực tuyến, đặc biệt là thông qua các trang mạng xã hội mở ra nhiều cơ hội quảng bá cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là phương tiện giúp các doanh nghiệp CVNH xây dựng danh tiếng, thương hiệu, đồng thời nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, xu hướng vay von, tiêu dùng, đầu tư của người dân dé thay đổi linh hoạt kế hoạch kinh doanh, không bỏ lỡ các cơ hội phát triển.

2.5.2.2 Thông tin tin dụng

Thông tin luôn là yếu tố thiết yêu trong kinh doanh, vi vậy việc nam bat thông tin kịp thời hay không có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp

Thị trường liên tục thay đổi, các chính sách, văn bản pháp luật thường

xuyên được ban hành, sửa đổi, bố sung dé bám sát thực tiễn Vì vậy, chỉ khi doanh

nghiệp nam bắt các luông thông tin chính xác, kịp thời mới có thé tìm ra cơ hội

Ngày đăng: 31/03/2024, 04:05

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w