Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

244 0 0
Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

DANG THỊ PHƯƠNG LINH

ĐÈ TÀI

PHÒNG NGUA CÁC TOI PHAM VE MẠI DAM O VIET NAM TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Hà Nội - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

DANG THỊ PHƯƠNG LINH

ĐÈ TÀI

PHÒNG NGUA CÁC TOI PHAM VE MẠI DAM O VIET NAM TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạmMã sô: 9 38 01 05

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Trịnh Tiến Việt 2 PGS.TS Nguyên Văn Hương

Hà Nội - 2022

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn

đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trang 4

1 Lý do lựa chọn để tic cccccccscccccsscssessecsucssessessessucsucssessussuecuessessessucsusssessessucsuessessessesseaneesees | 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3 Cơ sở ly thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu -. 2¿-c+¿ 6 4 Cách tiếp cận van đề nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7

5 Những đóng góp mới của Luận áñ -¿- ¿5+2 S1 *3313£E£EE£EEEEekrekeeresrrkrrrsrrke 8

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề ti coc eeceececceccsessescsessessessecsuessessecsecsseceessessuecuesseeeee 10 7 Kết cầu của luận án -222222+222++2222222111111111 22221 111111 re 10

PHAN TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU - 2-52 S2+E2EE2E2EEE2EzEEzErrrrsred 11

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phòng ngừa các tội phạm về mại đâm I1

1.1 Tình hình rghiên cứu OF PS THỊ Gỗ cac sana cn cu da tú anon ene Ga 0á nance cee G14 488.4465488 I1

1.1.1 Những công trình nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm tạo nên tảng lý luận cho dé tài luận án - 2-2-5 E+St+E£EE+E£EEEEE+EEEEEEErkerkrrers I1

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa và biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm 2-2 s+S£E£E+Ee£xzErxd 14

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam - - +2 * + ESErseererrereeree 25

1.2.1 Những công trình nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm tạo nên tảng lý luận cho dé tài luận án - 2 25s 2+E+EE+E£EE2EE2EEEEEEErkerkrrees 25

1.2.2 Những công trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa và biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại đâm 2-2 2 s+£2+E+E++sz£xzEezx2 3l 2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án -+- 34 2.1 Những van dé đã được nghiên cứu và làm rõ - 2s ++s+c+2+£zzxzze+xeẻ 34 2.2 Những van dé đặt ra mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu -. -: 36 PHAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU - 5-52 St+ESEESESEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEkrkrrrrrred 39 CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE PHONG NGỪA CÁC TOI PHAM VE MẠI DAM Ở VIET NAM c-ccccccccec 39

1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa các tội phạm về mại dâm 39

Trang 5

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa các tội phạm về mại dâm 42 1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong phòng ngừa các tội phạm về mại dâm 43 1.3 Chủ thé và khách thê của phòng ngừa các tội phạm về mại đâm 48 1.3.1 Chủ thé của phòng ngừa các tội phạm về mại dâm 2-5-2 +: 48 1.3.2 Khách thé của phòng ngừa các tội phạm về mại đâm 52 1.4 Biện pháp phòng ngừa và hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại đâm 60 1.4.1 Biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại đâm 2- ¿2 252 60 1.4.2 Hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại đâm ¿2 2 s52 2¿ 65 1.5 Quy định của pháp luật về phòng ngừa các tội phạm về mại đâm 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG l ccccc2ccccccc222222222E2EEEEErrrrrrrrrrrrrrrrrrire 72

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG PHÒNG NGUA CÁC TOI PHAM VE MẠI DAM Ở VIỆT NAM TRONG GIAI DOAN HIEN NAY -5-©5255ccce 74

2.1 Thực trạng triển khai thực hiện biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mai

dâm ở Việt Nam - - G22 11113111311 311531 130 1 3 11K KH 74

2.2 Tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 78 2.2.1 Thực trạng của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 78 2.2.2 Diễn biến của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam giai đoạn 201 1-2020 106 2.3 Nguyên nhân của các tội phạm về mai dâm ở Việt Nam 2 ¿¿¿ 117 2.3.1 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong phát triển kinh tế, xã hội 117 2.3.2 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong công tác giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật -¿- - 2 2 SkSE+EEEEEEEEEEEE2EEE12111111111111 11x x 0 122 2.3.3 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong công tác quản lý trật tự

40i150/0:15200770777 ae 126

2.3.4 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của các cơ quan tiến hành tổ tụng 131 2.3.5 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế về pháp luật -2- -: 134 2.3.6 Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân của tội phạm -5- 138 2.3.7 Nguyên nhân liên quan đến người phạm tội 2 s2 2+2 s2 2£ 139 410067.00910/9)cz 143

CHƯƠNG 3 DU BAO TINH HÌNH CAC TOI PHAM VE MẠI DAM VÀ

BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA PHONG NGUA CAC TOI PHAM

VE MẠI DAM O VIỆT NAM - St SE 1211211111111 1111211111111 1xx ee 145

3.1 Dự báo tình hình các tội phạm về mại đâm ở Việt Nam -cc¿cczczsze: 145 3.1.1 Cơ sở dự báo tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam 145

Trang 6

3.1.2 Nội dung dự báo tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam 149 3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở

VIEt NAM 0 Ốd44 151

3.2.1 Các biện pháp liên quan đến kinh tế, xã hội -2- 2 2 2+4 151 3.2.2 Các biện pháp liên quan đến công tác giáo dục và tuyên truyền, phd biến

0090010115575 158

3.2.3 Các biện pháp liên quan đến công tác quản lý trật tự công cộng 161 3.2.4 Các biện pháp liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiễn hành tổ tung 167 3.2.5 Các biện pháp liên quan đến pháp luật 2 2 2 2+s+c+£ezxzxezxee 170 3.2.6 Các biện pháp liên quan đến nạn nhân của tội phạm -: 172 3.2.7 Các biện pháp liên quan đến người phạm tội - 2 2 s+ss+sz¿ 174 KET LUẬN CHUONG 3 2¿:¿¿-22222222Y2vvvtt22222111111 1 rrrd 176 KẾT LUẬN - - 2 SE SE 1 1 112111111111 2111121111 111.11 1111112111101 1111111 ke 178 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22-52 S+Sk+E££E£EE+E£E+Eerkerxrxee 181

PHU LUC ooecccccccccccsscscssessssseccssvsssssecsssecsssvecssvsessusessuscsssvcsssueessuesssseessvesssesessueessnecesseees 189

Trang 8

Bang 3: So sánh số người phạm các tội phạm về mại dâm với số người ban dâm,

người mua dâm bị xử lí hành chính - - c3 13+ E*+3EE+2EEESEEEEeekesereeerrererrerere 82

Bang 4: So sanh số vụ mai dâm bị phát hiện và xử lí với sé vu xay ra tal cac co

sở kinh doanh dich vu và số cơ sở kinh doanh dich vụ nghi có hoạt động mai dâm 82

Bảng 5: So sánh sô đôi tượng có biêu hiện chứa, môi giới mại dâm với sô ngườiTrai [Ới ghiứm, rriổi giữi rrigfL DI T lo; se ick ek dán nữ na gà 4 ah thetic 83 Bảng 6: Cơ cau của các tội phạm về mại dâm theo tội danh -2- 2 +52 s+¿ 85 Bang 7: Co cau của các tội phạm về mại đâm theo loại tội phạm 86

Bang 8: Co cau của các tội phạm về mại dâm theo loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội 2 -©kS%+k£SE+k£EEEEEEEEEEEEEEEE11111111111111111111111 1111 1e 87 Bang 9: Co cầu của các tội phạm về mại đâm theo khu vực nông thôn, thành thi 88

Bang 10: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo hình thức phạm tội 89

Bang 11: Co cau của tội chứa mai dâm theo động cơ phạm |ỘI - «‹- 90

Bang 12: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo động cơ phạm tội 2 ¿ 91 Bang 13: Co cầu của các tội phạm về mại dâm theo số lần phạm tội 92

Bang 14: Cơ cấu của tội chứa mại dâm theo hành vi khách quan 5- 5-52 93 Bang 15: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo hành vi khách quan 93

Bảng 16: Cơ cầu của tội chứa mại dâm và mua dâm người dưới 18 tuổi theo địa điểm i10 (0) 95

Bang 17: Co cau của tội môi giới mại dâm theo địa điểm phạm tội 96

Bang 18: Cơ cấu của tội môi giới mai dam theo phương tiện phạm tội 97

Bảng 19: Cơ cấu của tội chứa mai dâm và môi giới mại dâm theo số tiền thu lợi bat Chink XN 98

Bang 20: Đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội về mại dâm +: 98

Bang 21: Co cau theo trình độ hoc van của người phạm tội về mại đâm 99

Bảng 22: Cơ cấu theo đặc điểm về nghè nghiệp của người phạm tội chứa mại dâm 100

Bảng 23: Cơ cau theo đặc điểm về nghề nghiệp của người phạm tội môi giới mai dâm 101

Trang 9

người dưới 18 tuÔi -¿- -©sSt kề 1 EEE12EE11111111111111111111111 1111111111111 11g xe 101 Bang 25: Đặc điểm về giới tinh của người phạm tội về mại đâm - 102 Bảng 26: Cơ cau theo đặc điểm về “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm/ tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội về mại đâm 2-2 2® + E+E£E£EE+E+E££E+EeErxexee 103 Bang 27: Mức độ tăng, giảm của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam giai đoạn

"000522007 106

Bang 28: So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ của các tội phạm về mại dâm và

nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 108

Bảng 29: So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm tội của các tội phạm về

mại dâm và nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng ở Việt Nam giai đoạn2011-20220 G1 111222301101 1112230 111110 11T 11H 1 E0 et 108

Bảng 30: Mức độ tăng, giảm hàng năm của SỐ vụ phạm tội về mai dâm theo tội danh 109 Bảng 31: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội về mại dâm theo tội danh 1 10 Bảng 32: Mức độ tăng, giảm hàng năm của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng 111 Bảng 33: Mức độ tăng, giảm cua các tội phạm về mại dâm theo mức hình phạt tù

MAUS AE CUI, tua gang th ng gan GD án ga A VS 1005086288388 84 BIO A NSB A 112

Bảng 34: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số vụ phạm tội theo hình thức đồng

pham hay 09)i11380/08510)0120127757 113

Bang 35: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu -¿- ¿2 2+s+++xezxzxe+xez 114 Bảng 36: Mức độ tăng, giảm hang năm của người phạm tội về mai dâm theo độ tudi 115

Trang 10

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 1: Số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm giai đoạn 2011-2020

so với số vụ và số người phạm các tội phạm về mại đâm giai đoạn 2001-2010 78

Biểu đồ 2: Số vụ và số người phạm tội về mại dâm so với số vụ và số người Pham 61 N61 CHUN 221111557 79

Biéu đồ 3: Chỉ số tội phạm của các tội phạm về mại đâm giai đoạn 2011-2020 so MORNSL:)0197.10092000020000 ái S0 Biéu đồ 4: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo tội danh - 2-s+s+s+ 85 Biểu đồ 5: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm 86

Biểu đồ 6: Cơ cấu của các tội phạm về mại dâm theo loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội ¿+ 2 ©E+E2+E+EE£E£EESEEEEEEEEEEEEEE1211111 1211 re 87 Biéu đồ 7: Co cầu của các tội phạm về mại đâm theo khu vực nông thôn, thành thi 88

Biểu đồ 8: Cơ cấu của các tội phạm về mại dam theo hình thức phạm tội s9 Biểu đồ 9: Cơ cấu của tội chứa mai dâm theo động cơ phạm |ỘI . - «- 90

Biểu đồ 10: Cơ cấu của tội môi giới mai dâm theo động cơ phạm tỘi - 91

Biểu đồ 11: Co cấu của các tội phạm về mại dâm theo số lần phạm tội - 92

Biểu đồ 12: Cơ cấu của tội chứa mại dâm theo hành vi khách qUâN ‹- 93

Biểu đồ 13: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo hành vi khách quan 94

Biểu đồ 14: Cơ cấu của tội chứa mại dâm và mua dâm người dưới 18 tuổi theo địa điểm phạm tội -¿- + k+SE+EEE EEEEEE2EEE1E111111111111111111E11 1111111111111 re 96 Biểu đồ 15: Cơ cấu của tội môi giới mại dâm theo địa điểm phạm tội 96

Biểu đồ 16: Cơ cấu của tội môi giới mai dam theo phương tiện phạm tội 97

Biểu đồ 17: Cơ cấu của tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm theo số tiền thu 088911 P0017 98

Biểu đồ 18: Đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội về mại dâm -:- s5: 99 Biéu đồ 19: Cơ cau theo trình độ học van của người phạm tội về mại đâm 100

Biéu đồ 20: Cơ cau theo đặc điểm về nghề nghiệp của người phạm tội chứa mại dâm 100

Biêu đô 21: Cơ câu theo đặc điêm vê nghê nghiệp của người phạm tội môi giớiMAL đÂ1 - - 2 2311111881111122993331 111111 1111299351111 KH ng 101 Biểu đồ 22: Cơ cấu theo đặc điểm về nghề nghiệp của người phạm tội mua dâm người dưới 18 tuÔi -¿- ¿s52 kSk‡ESEEEEE2EEEE51111211211111111111111111.11 111111111 xe 101 Biểu đồ 23: Đặc điểm về giới tinh của người phạm tội chứa mại dâm 102

Biêu đô 24: Đặc điêm về giới tính của người phạm tội môi giới mại dâm 102

Trang 11

nguy hiểm” của người phạm tội về mại đâm 2-2 ¿+ s+EE+E++E++E£+EzErxerxee Biểu đồ 26: Diễn biến về mức độ của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam giai

Biểu đồ 27: Diễn biến về số vụ của các tội phạm về mại dâm và nhóm các tội

xâm phạm trật tự công cộng ở Việt Nam giai đoạn 201

1-2020 -‹+++-<-Biểu đồ 28: Diễn biến về số người phạm tội của các tội phạm về mại dâm và

nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Biểu đồ 29: Diễn biến số vụ phạm tội về mại dâm theo tội danh :- -: Biểu đồ 30: Diễn biến số người phạm tội về mại dâm theo tội danh -Biểu đồ 31: Diễn biến của các tội phạm về mại dâm theo loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng -‹ -s-«s<++<<ss++ Biểu đồ 32: Diễn biến của các tội phạm về mại dâm theo mức hình phạt tù được

Biểu đồ 34: Diễn biến số người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay phạm tội lần đầu - 2-2 SE E£EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrkee

Biêu d6 35: Diên biên sô người phạm tội vê mại dâm theo độ tuôi -.

Trang 12

PHAN MỞ DAU 1 Ly do lwa chon dé tai

Phòng ngừa tội phạm luôn được xem là một trong những phương hướng quan

trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý, chỉ đạo điều hành thống nhất của Nhà nước Phòng, chống tội phạm là một nội dung quan trọng

luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ khi chúng ta giành được độc lập và

thống nhất đất nước Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tội phạm tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa thé hiện ở các văn bản chỉ đạo như: Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 1944/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Các tội phạm về mại dâm là các tội phạm xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người Nghiên cứu về các tội phạm này có ý nghĩa nhân quyền, nhân đạo, văn hóa sâu

sắc Karl Marx và Lenin đã chỉ ra rằng: “mai dam là sự buôn ban xác thịt con người,

phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên suốt lịch sử từ chế độ nô lệ, phong kiến tới chủ nghĩa tư bản, là điều can phải xóa bỏ trong xã hội Xã hội chủ

nghĩa von chú trọng đạo đức và công bằng”' Liên Hợp Quốc trong "Công ước ngăn chặn mua bán người và nạn khai thác mại dam" quy định những hoạt động mua dâm,

ép buộc người khác bán dam là tội ác Các nước tham gia Công ước đã ra tuyên bố chung: "Mai dâm và các dạng tội ác khác đi kèm là hành vi chà đạp lên phẩm giá và

giá trị của con người ”” O Việt Nam, Hiễn pháp năm 2013 cũng quy định: “Moi người

có quyên bat khả xâm phạm về thân thé, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thé, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” (Khoản 1, Điều 20) Có thé nói, việc nghiên cứu van đề phòng ngừa các tội phạm về mại dam mang tính chất nhân quyền sâu sắc Các tội phạm về mại dâm đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quyền tự do tình dục của con người Quyên tự đo tình dục là quyền

' https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1913/apr/27.htm truy cập ngày 10/12/2021? http://www2.ohchr.org/english/law/trafficpersons.htm truy cập ngày 29/1 1/2021.

Trang 13

môi giới mại dâm hay dùng tiền dé mua dâm, thì có nghĩa quyền bất khả xâm phạm về

tình dục của người bán dâm đã bị tước đoạt Mại dâm khiến phụ nữ (là đối tượng bán

dâm chủ yếu) bị xâm phạm giá trị nhân phẩm, vì chi cần một số tiền nhỏ là có thé sở hữu tình dục của phụ nữ Trên thực tế thứ mà người ta đưa ra mặc cả, mua bán, trao đổi lại chính là nhân phẩm của con người Vì tiền con người sẵn sàng đánh đổi nhân quyên (quyền tự do tình dục) của mình và của người khác Cho nên đây còn là van đề liên quan đến đạo đức của con người Mặc dù có thể người bán dâm sẵn sàng đem bán nhân phẩm của minh dé lay tiền nhưng đó là nhận thức lệch lạc tự hạ thấp quyên con người bat khả xâm phạm Do đó, nghiên cứu sinh cho rằng một trong những van đề cấp thiết hiện nay là cần có các giải pháp để phòng ngừa các tội phạm về mại dâm, nhằm góp phan bảo vệ nhân quyền và thức tinh đạo đức con người.

Trong thời gian qua ở Việt Nam, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, tệ nạn mại dâm nói chung và các tội phạm về mại dâm nói riêng tăng nhanh về số lượng, phức tạp về tính chất và quy mô, da dạng về hình thức thé hiện, đã và đang gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên nhiều mặt của đời sông xã hội.

Về mức độ tổng quan, theo số liệu thống kê của TANDTC, thì trong khoảng thời gian 10 năm từ 2001 đến năm 2010, TAND các cấp ở các địa phương trong cả nước đã xét xử 4711 vụ các tội phạm về mại dâm với 6125 người phạm tội Từ năm 2011 đến 2020, TAND các cấp ở các địa phương trong cả nước đã xét xử 7116 vụ án

về mại dim với 9095 người phạm tội.` Có thé thấy, trung bình mỗi năm trong giai

đoạn 2011-2020 có khoảng 712 vụ án về mại dâm với khoảng 910 người phạm tội Mỗi tháng trung bình có 59 vụ án về mại dâm và 76 người phạm tội Mỗi ngày trung bình có 2 vụ án về mại dâm và có 3 người phạm tội Trong khi đó, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2001-2010, TAND các cấp đã xét xử khoảng 471 vụ các tội phạm về mại dâm với khoảng 672 người phạm tội Như vậy, số vụ và số người phạm các tội phạm về mại dâm giai đoạn 2011-2020 tăng ở mức đáng lo ngại so với giai đoạn 10 năm trước (giai đoạn 2001-2010) Cụ thể là số vụ phạm tội lớn hơn 2405 vụ (tăng 34 %), còn số người phạm tội lớn hơn 2970 người (tăng 33%) Bên cạnh đó, các báo cáo tổng kết của Cục cảnh sát hình sự về tình hình, kết quả công tác phòng, chống mại dâm hàng năm đã nêu rõ tình hình các tội phạm về mại dâm hiện nay ở nước ta diễn biến khá phức tap, tính chất mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh

vi, xảo quyệt, có nhiêu thủ đoạn đôi phó lại sự phát hiện của quân chúng nhân dân và

3 Số liệu từ Vụ tổng hợp TANDTC.

Trang 14

hoạt động điều tra của cơ quan công an Có thê dẫn chứng như: Đề tránh “bẫy” của các cơ quan chức năng, thông qua người môi giới, gái mại dâm thường hẹn khách đến hành lạc tại các nhà nghỉ, nhà trọ quen biết mà gái và các nhà nghỉ này có mối liên hệ rất mật thiết Rất nhiều gái mai dâm sau một thời gian chịu sự quản lý của các đối tượng dẫn mối thì khi đã có khách quen, lập tức tách riêng và hình thành đường dây hoạt động độc lập, do vậy số đường dây và đối tượng tham gia các đường dây mại dam gia tăng, lan truyền nhanh Đáng báo động là tình trạng trẻ hóa các đối tượng tham gia hoạt động mại dâm, phổ biến là đối tượng quan lý, dan dắt và gái mại dâm chủ yếu ở độ tuổi 9X Tội phạm mại dâm vẫn biến tướng và tra hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ như khách sạn, nhà hàng với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi dé tạo ra "tình trạng ngoại phạm" trốn tránh hoặc cản trở thực thi pháp luật như thay tên đổi chủ co sở, thuê bảo kê, nuôi chó dữ Địa bàn hoạt động của tội phạm mại dâm chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các tuyến trọng điểm, các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại 1, các tuyến biên giới, quốc lộ, tuyến hàng không quốc tế Bên cạnh đó, tội phạm mại dâm ở nông thôn cũng diễn biến phức tạp do quá trình đô thị hóa, thay đổi lối sống văn hóa truyền thống ở địa bàn Điều đáng lo ngại là hiện nay ở nhiều địa phương đã xuất hiện những đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mai dâm đồng tính, người chuyền giới bán dâm Ngoài hình thức nuôi, chăn dắt gái mại dâm theo kiểu truyền thống như tập trung tại một địa điểm (quán karaoke, động mại dâm, cà phê thư giãn ) hoặc tại một khu

chuyên kinh doanh mại dâm, trà trộn vào tìm khách tại các vũ trường, quán bar thì

hiện nay đã xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới như môi giới mại dâm qua mạng internet, facebook Trên nhiều trang web không lành mạnh, các đối tượng cầm đầu các đường dây bán dâm cũng tung thông tin chỉ tiết của gái lên mạng để câu khách, sau khi móc nối thành công sẽ điều gái đến bán dâm cho khách tại địa điểm hẹn sẵn Hình thành các đường dây đưa phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài bán đâm và có dấu

hiệu đưa gái mại dâm nước ngoài vào Việt Nam bán dâm qua con đường du lịch Bên

cạnh đó là việc hình thành nên các đường dây bán dâm theo dạng “hợp đồng”, tức là gái mại dâm có học thức, ngoại hình đẹp, biết ngoại giao sẽ ký hợp đồng lao động trá hình với các “đại gia” là các giám đốc công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp dưới chức danh “thư ký, trợ lý” ngắn hạn dé hợp pháp hóa việc “tháp tùng” sếp đi công tác trong và ngoài nước nhưng thực chất đây là các hợp đồng mua - bán dâm

Đề hạn chế và khắc phục tình hình nói trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra

Trang 15

pháp đó trên thực tế Xét về mặt thực tiễn, trong thời gian qua, các cơ quan Nhà nước có thâm quyền đã có nhiều nỗ lực tiễn hành các hoạt động khác nhau nham hạn chế mức thấp nhất tệ nạn mại dâm nói chung và các tội phạm về mại đâm nói riêng Trong lĩnh vực pháp luật, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng ngừa các tội phạm về mại dâm Có thé kế đến như: Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 đã đặt ra các mục tiêu chung: “Kip thoi làm rõ nguyên nhân, khắc phục những tôn tại hạn chế,

khó khăn, bat cap và diéu kiện nay sinh tội phạm ”, “Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm lộng hành, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc

lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ”ˆ Chương trình phòng, chéng

mai dâm giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 đã xác định rõ mục tiêu cụ thé: “Tăng cường phòng ngừa, ngăn chan, đây lui tệ nạn mai dam; tao sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đông trong công tác phòng, chống mại dim” Trong lĩnh vực nghiên cứu, nước ta ngày càng có nhiều hơn các công trình nghiên cứu khoa học về tệ nạn mại dâm nói chung và các tội phạm về mại dâm nói riêng dưới các khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, sự quan tâm đó mới chỉ được thể hiện và dừng lại ở các nghiên cứu mang tính đơn lẻ ở một số khía cạnh nhất định mà chưa mang tính tổng thể, hệ thống đặc biệt về các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam dưới

góc độ tội phạm học.

Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm Luận án tiễn sĩ luật học, chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm là hoàn toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận

và thực tiễn.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án có đối tượng nghiên cứu là các vẫn đề lý luận

vê phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội phạm về mại dâm nói riêng;

Trang 16

thực trạng phòng ngừa các tội phạm này ở Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu

quả phòng ngừa các tội phạm về mại dam ở Việt Nam.

- Pham vi nghiên cứu: Đề tai được nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Nghiên cứu sinh tiếp cận phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở góc độ có lý luận, có thực tiễn và có những van dé cần đặt ra Điều này chi phối đến câu trúc của luận án sẽ gồm ba nội dung chính đó là những vấn đề lý luận về các tội phạm về mại dâm, thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm và các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm Tuy nhiên, để làm rõ thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại đâm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu tình hình các tội phạm về mại đâm ở Việt Nam như là kết quả của hoạt động phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn 201 1-2020.

Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm từ năm 2011 đến năm 2020, bao gồm Tội chứa mại dâm (Điều 254 BLHS năm 1999, sửa đối bố sung năm 2009; Điều 327 BLHS năm 2015, sửa đổi bô sung năm 2017), Tội môi giới mại dam (Điều 255 BLHS năm 1999, sửa đổi bố sung năm 2009; Điều 328 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) và Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; Tội mua dâm người dưới 18 tuôi (Điều 329 BLHS năm 2015, sửa đổi b6 sung năm 2017).

Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại

dâm ở Việt Nam.

2.2 Mục dich và nhiệm vụ nghiÊn cứu

Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận phòng ngừa các tội phạm về mai dâm, tông kết thực tiễn phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian qua, luận án đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới.

Với mục đích trên, Nghiên cứu sinh đã đặt ra cho mình những nhiệm vụ chủ

yếu sau:

Thư nhất, nghiên cứu tông quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án trong và ngoài nước dé có được những cơ sở lý luận, cơ sở khoa học về phòng ngừa các tội phạm về mại dâm.

Thứ hai, nghiên cứu và luận giải ở bình diện lý luận để thống nhất nhận thức lý luận về phòng ngừa các tội phạm về mại dâm.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dam ở

Việt Nam với các nội dung: Phân tích thực trạng thực hiện các biện pháp phòng ngừa

Trang 17

hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 bao gồm thực trạng và diễn biến của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam từ năm 2011-2020 được

xem như hệ quả của các biện pháp phòng ngừa đã áp dụng; Nghiên cứu làm rõ các

nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 Thứ tư, dự báo tình hình các tội phạm về mại dâm và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm này ở Việt Nam trong thời gian tới 3 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Xét từ góc độ lý thuyết, để phòng ngừa được tội phạm thì phải tìm ra

được nguyên nhân của tội phạm Từ những nguyên nhân đó chúng ta rút ra được

những biện pháp để triệt tiêu những nguyên nhân của tội phạm và do vậy, chặn trước

được khả năng nảy sinh tội phạm trong tương lai Cách thức hành động như vậy đượcgọi là phòng ngừa tội phạm.

3.2 Câu hoi nghiên cứu

(1) Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm có những đặc thù gì khác phòng ngừa

tội phạm nói chung không?

(2) Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm dựa trên các cơ sở nào?

(3) Thực trạng các biện pháp phòng ngừa ở Việt Nam hiện nay như thế nào? (4) Tình hình các tội phạm về mại đâm ở Việt Nam hiện nay có đặc điểm đặc

thù gì?

(5) Nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam có tương tự nhau không? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tội môi giới mại dâm, tội chứa mại dâm, tội mua dâm người đưới 18 tuổi là gì?

(6) Dự báo tình hình các tội phạm về mại dâm trong thời gian tới ra sao?

(7) Cần phải có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới?

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nội dung về phòng ngừa các tội phạm về mại đâm ở Việt Nam bao gồm lý luận phòng ngừa các tội phạm về mại dâm, thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm , dự báo và các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm, luận án cần phải làm rõ một số giả thuyết khoa học sau:

Trang 18

Một là, việc nghiên cứu về lý luận phòng ngừa của các tội phạm về mại dâm

trong thời gian qua là chưa toàn diện, chưa làm rõ được những đặc thù của phòng ngừa

các tội phạm về mại dâm.

Hai là, việc nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian qua là chưa đầy đủ Đặc biệt, các nghiên cứu về tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam chưa làm rõ được các đặc điểm đặc thù của tình hình tội phạm Việc đánh giá tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam cần tập trung vào xem xét các đặc điểm của tình hình tội phạm Đó là đặc điểm về phạm vi bao gom pham vi đối tượng là nhóm tội phạm về mại dâm - 3 tội: Tội chứa mại dâm, Tội môi mại đâm và Tội mua dâm người dưới 18 tuôi (trước đây là tội mua dâm người chưa thành niên), phạm vi không gian là phạm vi toàn quốc và phạm vi thời gian là khoảng thời gian 10 năm từ 2011-2020; Dac điểm nội dung của tình hình tội phạm chính là thực trạng và diễn biến về mức độ và về tính chất; Đặc điểm về tính phụ thuộc pháp lí và tính vận động: Xem xét, đánh giá tình hình tội phạm phải chú ý đến các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lí trong đó có môi trường pháp lí hình sự

Ba là, việc làm rõ thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam đòi hỏi cần phải phân tích tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian qua như là hệ quả của các biện pháp phòng ngừa, từ đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm là vấn đề then chốt

của quá trình nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Nhưng hiện nay, chưa

có một kết quả nghiên cứu hay công trình nghiên cứu nào đưa ra nguyên nhân xuất phát từ thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm trong thời gian qua, từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới.

Do vậy, cần phải tập trung nghiên cứu lý luận phòng ngừa các tội phạm về mại dâm cũng như phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó xác định nguyên nhân, dé kịp thời đưa ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới một cách khách quan, toàn diện và day du.

4 Cách tiếp cận van đề nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ Tội phạm học Bên cạnh đó, luận án

cũng được nghiên cứu từ góc độ luật hình sự và các ngành khác như xã hội học, tâm lý

học, kinh tế học

Về phương pháp luận, đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và nhận thức luận của chủ nghĩa Mác - Lénin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách

của Đảng cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Trang 19

Về phương pháp nghiên cứu, Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học Đó là các phương pháp: tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp phân tích thứ cấp dir liệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp nghiên cứu điều tra; phương pháp chứng minh giả thuyết Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích, tong hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch

Cu thé các phương pháp nói trên được sử dụng như sau:

Trong chương 1, dé đạt được nhiệm vu là nghiên cứu và luận giải ở bình diện lý luận dé thống nhất nhận thức lý luận về phòng ngừa các tội phạm về mại dâm nên phương pháp được sử dụng chủ yếu là chứng minh giả thuyết, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch.

Trong chương 2, dé đạt được nhiệm vu nghiên cứu là phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng để xem xét tình hình các tội phạm về mại dâm bao gồm thực trạng và diễn biến của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn 201 1-2020 thông qua các đặc điểm về lượng (số lượng tội phạm cùng với số lượng người phạm tội về mai dâm ) Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu dé phan tich, danh gia thuc trang, diễn biến của các tội phạm mại dâm xuất phát từ kết quả thống kê của cơ quan tư pháp (số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao ) kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương pháp chứng minh giả thuyết Phương pháp tiếp cận tông thể, phương pháp tiếp cận bộ phận, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá thực trạng, diễn biến về tính chất của các tội phạm về mại dâm Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch Đồng thời trong

chương 2, với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là phân tích thực trạng thực hiện các biện

pháp phòng ngừa, xác định và giải thích nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp chứng minh giả thuyết, phương pháp phân tích, tong hợp, quy nạp, diễn dich.

Trong chương 3, với nhiệm vụ nghiên cứu là dự báo các tình hình tội phạm về mại dâm và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm này ở Việt Nam trong thời gian tới nên phương pháp được sử dụng chủ yếu là chứng minh giả thuyết, phương pháp phân tích, tong hợp, quy nạp, diễn dich.

5 Những đóng góp mới của Luận án

Thứ nhất, Luận án nghiên cứu và luận giải một cách khái quát quan điểm phòng

Trang 20

ngừa các tội phạm về mại dâm ở một số nước trên thế giới băng việc nêu quy định pháp luật của các nước đó điều chỉnh vấn đề mại đâm; quan điểm về phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam, trong đó có quan điểm của tác giả.

Thứ hai, Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội phạm về mại dâm Đó là các quan điểm về phòng ngừa tội phạm trong đó có quan điểm của tác giả: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa các tội phạm về mại dâm; Các nguyên tắc cơ bản trong phòng ngừa các tội phạm về mại dâm; Chủ thé, khách thé của phòng ngừa các tội phạm về mại dâm; Nội dung phòng ngừa (các biện pháp phòng ngừa) các tội phạm về mại dâm; Hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm Có thể nói, Luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận về phòng ngừa các tội phạm về mai đâm làm cơ sở cho quá trình tiễn hành va xem xét, đánh giá trong thực tiễn Đồng

thời, Luận án đưa ra và phân tích quy định của pháp luật trong phòng ngừa các tội

phạm về mại dâm.

Thứ ba, Luận án đã làm sáng tỏ thực trạng thực hiện các biện pháp phòng ngừa

các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đánh giá khái quát được những hạn chế, thiếu sót, góp phần rút ra nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam Đây là một trong những cơ sở quan trọng dé Luận án đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mai dâm ở Việt Nam trong thời gian tới Các biện pháp đó mang tính chỉnh thẻ, hệ thống và có khả năng thực thi cao trong thực tế Vì vậy, luận án có ý nghĩa trong việc phòng ngừa các tội phạm về mại dam ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm nói chung và các tội phạm về mại dâm nói riêng trong bối cảnh hiện nay.

Thứ tư, bằng số liệu thực tế chân thực, Luận án đã phác hoạ toàn cảnh thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam, thông qua việc làm sáng tỏ tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trên hai phương diện: thực trạng và diễn biến của các tội phạm về mại dâm Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả của công tác phòng ngừa trong thời gian qua, đồng thời cho phép rút ra nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam dé hình thành cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm này trong thời gian tới.

Thứ năm, căn cử vào cơ sở dự báo, Luận án đưa ra nội dung dự báo tình hình

các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới Dự báo đó có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam.

Thứ sáu, Luận án xây dựng hệ thống biện pháp đồng bộ, mang tính chỉnh thé, hệ thống va có khả năng thực thi cao trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trên thực tế.

Trang 21

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống lý luận và thực tiễn phòng ngừa, các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam

dưới góc độ Tội phạm học.

Ở bình diện lý luận, luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận phòng ngừa tội phạm Các kết quả của luận án góp phần bồ sung làm phong phú thêm cho kho tảng

tri thức Tội phạm học.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, các kết quả của luận án nhất là hệ thống đề xuất, biện pháp phòng ngừa là cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách xã hội, pháp luật mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Kết quả của luận án góp phần làm cơ sở cho các nhà lập pháp nghiên cứu, phản ánh chúng vào quy định của pháp luật Đồng thời, cũng là cơ sở cho các nhà quản lí, các chủ thê có thâm quyền trong việc hoạch định chính sách, xây dựng các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam một cách hiệu quả Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng

hoặc giảng dạy chuyên ngành tội phạm học trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo vàgiảng dạy ngành luật.

7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần tông quan vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận án có kết cau gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về phòng ngừa các tội phạm về

mại dâm ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay.

Chương 3: Dự báo tình hình các tội phạm về mại dâm và các biện pháp nâng

cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm vê mại dâm ở Việt Nam.

Trang 22

PHAN TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

1 Tổng quan tinh hình nghiên cứu về phòng ngừa các tội phạm về mại dâm

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1 Những công trình nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm tạo nên tang lý luận cho đề tài luận án

Nghiên cứu sinh cho rằng, nếu xem xét tội phạm học với tư cách là hệ thống ngành khoa học gồm các đối tượng nghiên cứu khác nhau thì lý luận về phòng ngừa tội phạm chính là một bộ phận cầu thành đối tượng nghiên cứu trong đó Luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, vi vậy những công trình nghiên cứu về những van đề lí luận của phòng ngừa tội phạm nói chung là cơ sở, nền tảng để nghiên cứu phòng ngừa các tội phạm về mại dâm một cách tốt nhất Trên thế giới, hiện nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm, điển hình là các nghiên cứu về vị trí của phòng ngừa tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Thứ nhất, về vị trí của phòng ngừa tội phạm: Các nhà khoa học xem phòng ngừa tội phạm là một nội dung (hay đối tượng nghiên cứu) của tội phạm học Do đó, trong nội hàm khái niệm tội phạm học có đề cập đến nội dung phòng ngừa tội phạm Quan điểm này được thừa nhận trong khoa học về tội phạm học một số nước (đặc biệt

là Liên bang Nga).°

- Tác giả Can Ueda - Giáo sư, tiến sĩ luật học, Trường Đại học Tổng hợp Ritsumeikan quan niệm: “7ô¡ phạm hoc là khoa học nghiên cứu tội phạm và dé ra các biện pháp dau tranh phòng chống” Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh và phát triển tội phạm; đồng thời, đưa ra con số thống kê về một số đặc điểm nhân thân, các điều kiện cá nhân và xã hội của tội phạm như giới tính, lứa tuổi Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình đô thị hóa xã hội, quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, sự di cư đã gây ra sự xao trộn trong xã hội; gây ra sự mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội, hạn chế sự đoàn kết dân cư trong khu vực về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm Như vậy, nghiên cứu này của Can Ueda không chỉ đề cập đến vấn đề lí luận phòng ngừa tội phạm mà còn đề cập đến nguyên

nhân của tội phạm trên thực tiễn tại Nhật.

- Tác giả Goppinger Hans cho rằng: “Tội phạm hoc là ngành khoa học thực nghiệm, độc lap, nghiên cứu các sự việc diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống cong dong có liên quan đến tội phạm, hậu quả của hành vi tội phạm và việc ngăn ngừa các

° David Brown, David Farrier, Neal, David Weisbrot (1996), Criminal Laws, Published in Sydney by the

Federation Ress.

7 Can Ueda (1994), Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại (sách do Nguyễn Xuân Yêm và Hồ Trọng

Ngũ biên dịch), NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.27.

Trang 23

hành vi phạm tội cũng như quá trình đấu tranh chống lại những hành vi phạm tội ”.Š Ngoài ra, tác giả phân tích một số đặc điểm nhân thân của tội phạm và hành vi phạm

tội của tội phạm được xem như là hiện tượng xã hội và phân tích hành vi phạm tội

cùng với một số nguyên nhân và điều kiện hoàn cảnh xã hội thúc đây tạo ra các hành

vi phạm tdi.

Theo xu hướng nay, các quan điểm trong khoa học và sách báo pháp lý một số nước đều thống nhất cho rằng: “phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ” hay “không dé cho tội phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, thủ tiêu nguyên nhân và kiểm soát được tội phạm, hoàn thiện hệ thong pháp luật về dau tranh chống tội phạm và vi phạm pháp

luật, cũng như có các biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành

những công dân có ich cho xã hội và cho cộng dong ”

Thứ hai, về các biện pháp phòng ngừa tội phạm: Phòng ngừa tội phạm được tiến hành bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, xuất phat từ nguyên nhân của tội phạm Có thé phòng ngừa tội phạm bằng hình phạt, phòng ngừa tội phạm bang các biện pháp làm thay đôi đặc điểm sinh học của người phạm tội, làm thay đôi môi trường, bằng kiểm soát xã hội và kiểm soát cá nhân

Phòng ngừa tội phạm bằng hình phạt có thé kế đến các quan điểm sau:

- Quan điểm của Beccaria nhấn mạnh va dé cao vai trò của hình phat trong phòng ngừa tội phạm Ông cho rằng hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm cúa tội phạm Hình phạt cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chứ không phải là con người phạm tội Hình phạt cần áp dụng nhanh chóng và bình đăng Bên cạnh đó, ông cho rằng, cách tốt nhất để phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục Đồng thời, cần phải cải thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng hạn chế tính hà khắc và đây mạnh việc đối xử nhân đạo đối với tù nhân Đồng thời, ông tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của hình phạt từ hình trong phòng ngừa tội phạm r9

- Quan điểm của Bentham cũng nhân mạnh hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là dé phòng ngừa tội phạm Sự phòng ngừa là mục đích chủ yếu nhất của hình phạt |!

- Quan điểm của Ferri về phòng ngừa tội phạm cho rằng, việc quy định hệ thống

8 Goppinger Hans (2008), Kriminologie, 6 Auflage, Verlag C.H Beck Muenchen, tr.1- 2.

? Tổng hop từ David Brown, David Farrier, Neal, David Weisbrot (1996), Criminal Laws, Published in Sydney

by the Federation Ress; Rob White, Fiona Haines (2000), Crime and Criminology: An introduction (SecondEdition), Oxford University Press; L.J Siegel (2001), Criminology: Theory, pattern and typologies, Printed inthe United States of America.

'° Cesare Beccaria (2016), On crimes ang Punishments, Translation, Annotations and Introduction by Graeme

R.Newman and Pietro Marongiu, Fifth Edition, Transaction Publishers.

' Jeremy Bentham (1948), Introduction to the principles of Morals and Legislation, New York, Hafner

Publishing Co.

Trang 24

hình phạt trong luật hình sự là cần thiết dé phòng ngừa tội phạm Đặc biệt, ông nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa tội phạm để không cho tội phạm xảy ra có ý nghĩa

hon là trừng tri người phạm tội khi tội phạm đã xảy ra.

Phòng ngừa tội phạm bằng các biện pháp xuất phát từ đặc điểm sinh học của người phạm tội cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm Có thé ké đến như:

- Quan điểm của Lombroso đối với việc phòng ngừa tội phạm bam sinh, ông cho rằng người phạm tội bâm sinh nguy hiểm đối với xã hội nên cần hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tác động đối với người phạm tội bằng cách biệt lập những người này ra khỏi xã hội mà không cần đợi đến lúc họ phạm tội ie

- Quan điểm của các nha tội phạm học ưu sinh cho rang cần phòng ngừa tội phạm bằng cách không để cho những đặc điểm của người phạm tội được di truyền

sang thế hệ sau (cần triệt sản đối với người phạm tội) °°

Phòng ngừa tội phạm bằng kiêm soát xã hội và kiểm soát cá nhân có thé ké đến quan điểm của Reckless cho rang: Dé phòng ngừa tội phạm can tiễn hành ngăn chặn cả bên trong và bên ngoài Ngăn chặn bên trong thê hiện thông qua khả năng của cá nhân tự quan lý bản thân, tự chấp hành những chuẩn mực đòi hỏi của xã hội Dé ngăn chặn bên ngoài đòi hỏi sự chung tay của nhà nước, xã hội, gia đình và cộng đồng dân cư dé

quản lý các cá nhân.

Phòng ngừa tội phạm thông qua thiết kế môi trường (CPTEU) cua Jeffery: CPTED chủ trương giải pháp thiết kế không gian đô thị, nhà cửa giảm thiểu cơ hội phạm tội trong đô thị và làm nhụt chí kẻ định phạm tội bằng cách cho thấy khả năng

can thiệp của cộng đồng và việc môi trường luôn được củng có hiệu quả.

Phòng ngừa tội phạm bằng 4 biện pháp cơ bản của Donald Perlgut: Ngăn

chặn (hay gọi là phòng ngừa chung, phòng ngừa xã hội): nỗ lực ngăn chặn tội phạm

băng việc cải thiện các điều kiện xã hội có liên quan tới việc làm nảy sinh tội phạm;

Trung phat: biện pháp nay sử dụng công cụ pháp luật của các co quan bảo vệ pháp

luật Các đối tượng có khả năng hoặc tiềm năng phạm tội, thông qua những tắm gương đó mà tự ran đe và tự điều chỉnh hành vi Công nghé - kỹ thuật: đó là việc ứng dụng các sản phẩm an ninh, an toàn, các tiến bộ vào các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán, kiểm tra, kiểm toán, bảo mật, theo dõi, nhận dạng Moi frường: tao ra cảnh

quan, môi trường bên trong và bên ngoài các cơ sở ngân hàng thuận lợi cho việc giám

sát, quản lý và bảo vệ tài sản '”

Có thé nói, lý luận về phòng ngừa tội phạm đã được các nhà khoa học trên thé

'? Mary Gibson (2002), Born to Crime: Cesare Lombroso and the Origins of Biological Criminology, Edited by

Spencer M Di Scala Westport, Conn.: Praeger.

'S Nicole Hahn Rafter (1997), Creating Born Criminals, University of Illinois Press.

'* Joshua D Behl, Leonard A Steverson (2021), Criminal Theory Profiles: Inside the Minds of Theorists of

Crime and Deviance, Routledge Publisher.

'S Perigut, Donald (1981), Crime Prevention for Australian Public Housing, ACPC Forum, Vol 4, No 3, pp 13-7.

Trang 25

giới quan tâm nghiên cứu ở các góc độ như vi trí của phòng ngừa tội phạm và các biện

pháp phòng ngừa tội phạm Tuy các quan điểm có khác nhau nhưng các nhà khoa học đều có điểm chung khi nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm, đó là để xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả cần phải căn cứ vào nguyên nhân của tội phạm Điều này có ý nghĩa rất lớn cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu, đặc

biệt định hướng rằng, để xác định được các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại

dâm ở Việt Nam hợp lý cần phải căn cứ vào nguyên nhân của các tội phạm này.

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa và biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm

1.1.2.1 Những công trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm Trên thế giới, mại dâm nói chung và các tội phạm về mại dâm nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như xã hội học, tư pháp hình sự, tâm lí

học, kinh tế học Bởi Tội phạm học không phải là khoa học duy nhất nghiên cứu về

tội phạm, tội phạm còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác Do đó, nghiên cứu sinh đã tập trung nghiên cứu các công trình khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có đề cập đến thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm.

Qua nghiên cứu cho thấy, vấn đề phòng ngừa các tội phạm về mại dâm đối với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực có những điểm khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và quan điểm chính trị, xã hội của từng quốc gia Nhiều nước có luật phòng chống mại dâm từ rất sớm như Anh (1885), Đan Mạch (1901), Phần Lan (1907), Hoa Kỳ (1917), Pháp (1946), Trung Quốc, Nhật Bản (1956) '” Pháp luật quy định về phòng chống mại dâm ở các quốc gia có sự khác nhau Tùy theo văn hóa và luật pháp ở từng quốc gia, mại dâm có thé là hợp pháp hay bat hợp pháp, là tội phạm hay là một ngành kinh doanh có quản lý Trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 20 nước xem mại dâm là hợp pháp, 41 nước không có bộ luật hình sự cắm mại đâm nhưng có các bộ luật khác dé cấm các hoạt động như nhà chứa, môi giới, quảng cáo mua bán dâm Khoảng 160 quốc gia còn lại đã ra những văn bản luật cam các hình thức mại

dâm'” Nhiều quốc gia không có bộ luật cụ thé dé cắm mại dâm (không quy định tội

phạm mại dâm trong Bộ luật hình sự), nên mại dâm không phải là bất hợp pháp Tuy nhiên, để hạn chế mại dâm thì chính phủ các nước này lại quy định một số hoạt động liên quan đến mại dâm (như mời gọi mua dâm nơi công cộng, nhà thé ) là bất hợp pháp, thể hiện trong các đạo luật khác nhau và người thực hiện các hành vi này cũng phải chịu hình phạt Điều này khiến cho việc mua bán dâm trở nên khó khăn để không vi phạm bat cứ điều luật nào Có thé thấy qua một số công trình nghiên cứu sau đây:

'° Cục phòng chống tệ nạn xã hội (1998), Tai liệu tham khảo vẻ pháp luật phòng chống tệ nạn mại dâm của một

số nước, Bộ LDTB va XH, Hà Nội, tr.03-04.

'7 Nguồn: https://vi-wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i_d%C3%A2m truy cập ngày 14/07/2021

Trang 26

- Báo cao “Submission for the Committee on Economic, Social and CulturalRights on the implementation of the International Covenant on Economic, Social and

Cultural Rights in the Russian Federation to sex workers” của tô chức có tên là “Silver

Rose”!Š vào năm 2017 Báo cáo này nêu rõ, theo Tòa án Tối cao Nga, vào năm 2015, các thâm phan đã xem xét 12.269 vụ án hành chính theo Điều 6.11 của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính về mai dâm và kết án 10.536 người bán dâm so với tổng số 60 người bị kết án theo Điều 240 (tội lôi kéo mại đâm) và 123 người theo Điều 241 (tội tổ

chức hoạt động mại dâm) của Bộ luật hình sự ” Như vậy, qua báo cáo này phan nào

nghiên cứu sinh thay được số liệu xét xử hình sự các tội phạm về mại dâm ở Liên bang Nga tất ít, trong khi số liệu xử lý hành chính đối với người bán dâm lại rất nhiều Điều này có thé được lý giải “cảnh sát nhắm mục tiêu vào những người bán dâm hơn là những người tham gia tổ chức hoạt động mại dâm” như trong báo cáo nêu hay còn bởi vì những nguyên nhân nào khác nữa? Và nếu con số tội phạm của năm 2015 trong báo cáo này là chính xác thì nghiên cứu sinh cho rang tỷ lệ tội phạm ấn của các tội phạm về mại dâm ở Liên bang Nga chắc chắn sẽ rất lớn Nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam, đặc biệt là tội phạm rõ và tội phạm an.

- Cuốn “Sex For Sale: Prostitution, Pornography, and the Sex Industry”

(2010), phiên ban thứ hai được sửa bởi Ronald Weitzer.”” Cuốn sách này cung cấp các

nghiên cứu đa dạng về ngành công nghiệp tình dục, trong đó có các nghiên cứu ban đầu về hoạt động mại dâm, rủi ro và lợi ích cũng như ý nghĩa chính trị khi quy định về mại dâm Các tác giả đề cập đến những lĩnh vực vốn không được nghiên cứu phổ biến như mại dâm đồng tính nam và đồng tính nữ, gái mại dâm qua điện thoại, khách hàng

của gái mại dâm, mại dâm đường phó, du lịch tình dục, mại dâm hợp pháp và câu lạc

bộ thoát y phục vụ phụ nữ Cuốn sách này sẽ thay đôi cách chúng ta hiểu về mại dam và giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cận đa diện hơn khi nghiên cứu về tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam Nghiên cứu sinh nhận thấy mại dâm ở Việt Nam hiện nay cũng đã biến tướng dưới rất nhiều hình thức, trong đó có cả mại dim đồng tính Do đó, các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam có thực trạng và diễn biến về tính chất hết sức phức tạp Cuốn sách này là tài liệu quý giá cho nghiên cứu sinh trong việc nghiên cứu về tính chất của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam, phục vụ cho việc

nghiên cứu luận án của mình.

- Cuốn “Sex Work, Policy & Politics” của các tác giả Teela Sanders, Maggie

80_E.pdf truy cập ngày 06/08/2021.

' Nguồn: http://base.garant.ru/10108000/ truy cập ngày 11/5/2021.

? Ronald Weitzer (2010), Sex For Sale: Prostitution, Pornography, and the Sex Industry , Routledge Publisher.

Trang 27

O'Neill, Jane Pitcher, phiên ban thứ hai xuất ban năm 2018*' Sanders, O'Neill va Pitcher cung cap mot tong quan toan dién va cap nhat về mai dâm, về các cuộc tranh luận đương đại xung quanh các quan điểm về mại dâm, quy định về người bán dâm và bên thứ ba, hoạt động mại dâm đang biến đôi như thé nào trong một thé giới ngày càng toàn cầu hóa Các tác giả đã cập nhật tóm tắt về chính sách và pháp luật, đặc biệt liên quan đến những thay đổi pháp ly của Vương quốc Anh từ năm 2008 trở đi Cuốn sách này đã cung cấp kiến thức toàn diện về các lĩnh vực chính phổ biến trong nghiên cứu về ngành công nghiệp tinh dục nữ, xem xét các van đề liên quan đến người bán dâm nam và chuyền giới, thanh niên bị khai thác tình dục và người bán dâm di cư, thảo luận về các hình thức thương mại gần đây như mại dâm trên Internet Cuốn sách này là tài liệu quý giá và cần thiết để nghiên cứu sinh mở rộng kiến thức về các hình thức mại dâm trong bối cảnh toàn cầu hóa Từ đó, nghiên cứu sinh có cơ sở để tìm hiểu và phân tích các cơ cầu của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam.

- Bài bao: “Street Prostitution Zones and Crime” của các tác gia Paul

Bisschop, Stephen Kastoryano, Bas van der Klaauw dang trén tap chi Tap chi Kinh té

Mỹ: Chính sách Kinh tế, 2017, tr.28-63”” Trong tài liệu nay, các nhà nghiên cứu đã

phân tích tác động của việc cấp phép cho các khu vực mại dâm đường phố hoạt động đối với tình hình tội phạm nói chung ở Hà Lan Mọi hình thức bóc lột bao gồm buôn bán và cưỡng bức mại dâm đều trở thành tội phạm theo Luật hình sự của Hà Lan Các nhà nghiên cứu sử dụng đữ liệu của 25 thành phố lớn nhất Hà Lan trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2011 cho thấy việc mở một “khu phố đèn đỏ” làm giảm tội phạm tình dục hiếp dâm khoảng 30% đến 40% trong hai năm đầu Đối với các thành phố đã mở một khu vực mại dâm đường phố hợp pháp với một hệ thống cấp phép, cũng giảm đáng ké các tội phạm liên quan đến ma túy và các vụ tan công tình dục Tuy nhiên, ở những khu vực liền kề với những “khu phố đèn đỏ” thì tình hình tội phạm lại gia

tăng Một trong những mục đích của chính sách hợp pháp hóa mại dâm ở Hà Lan là

để cơ quan chức năng đối phó tốt hơn với nạn buôn người Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Lan lại là điểm đến, điểm trung chuyền lớn của những đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em dé phục vụ mục đích bán dâm Do đó, nghiên cứu này đã đi đến khang định, rõ ràng việc hợp pháp hóa mại dâm ở những khu vực đường phố nhất định ở Hà Lan về lâu dài không làm giảm đi tình hình tội phạm Với tài liệu này, nghiên cứu sinh thấy được mối liên hệ giữa tình hình các tội phạm về mại dâm với tình hình các loại tội phạm khác Do đó, khi nghiên cứu tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam

nghiên cứu sinh phải đặt trong mối tương quan so sánh với các tội phạm khác, ví dụ:

*! Teela Sanders, Maggie O'Neill, Jane Pitcher (2018), Sex Work, Policy & Politics, Second edition, SAGE

? Nguồn: https://www.iza.org/publications/dp/9038/street-prostitution-zones-and-crime truy cập ngày

13/09/2021.

Trang 28

các tội phạm về mại dâm với các tội xâm phạm trật tự công cộng khác dé thay duoc

mức độ của tội phạm.

- Luận án tiến sĩ: “The economics of sex and sex in Vietnam” (2011) của Kimberly Hoàng tai Dai hoc UC Berkeley, Hoa Kỳ.” Công trình này tác giả mô ta một bức tranh về thị trường mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiên cứu thực tế trong khoảng 07 tháng vào các năm 2006 và 2007 Nghiên cứu này làm nỗi bật cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam Tác giả chia thị trường mại dâm thành 03 loại: Loại cấp thấp là thị trường dành cho khách hàng mua dâm thuộc các đối tượng lao động thu nhập thấp Loại thứ hai, theo Kimberly, là cấp trung bình được đặc trưng bởi quan hệ với khách nước ngoài Loại cuối cùng, Kimberly gọi là cao cấp Ở thị trường này, người bán dâm là các cô gái trẻ, có nhan sắc vượt trội, có trí tuệ và học vấn, thậm chí đang làm việc ở những ngành nghề bình thường có mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng thu nhập của Việt Nam Người mua dâm là các khách hàng có chọn lọc, các Việt kiều và người Việt giàu có, sẵn sàng chi những khoản tiền lớn Từ nghiên cứu này của Kimberly, nghiên cứu sinh có cơ hội hiểu rõ hơn về cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam Nghiên cứu sinh bước đầu nhận định các cơ cấu nồi bật của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam sẽ là cơ cấu theo động cơ phạm tội, cơ cấu theo hình thức phạm tội, cơ cầu theo địa bàn phạm tội

- Trên góc độ thực nghiệm, nghiên cứu của Steven D Levitt và Sudhir Alladi

24 ¬¬

er", Levitt và

Venkatesh có tựa đề “An Empirical Analysis of Street-Level Prostitution

Venkatesh đã thực hiện thu thập số liệu về mai dâm đường phố trực tiếp từ việc quan sát các giao dịch diễn ra giữa gái mại dâm và khách hàng, và số liệu từ Sở Cảnh sát Thành phố Chicago Nghiên cứu của hai ông đem lại nhiều kết quả rất đáng quan tâm: Hai ông chỉ ra khoảng 50% các vụ bắt người của cảnh sát với loại tội phạm này diễn ra trong một diện tích rất nhỏ của thành phố (khoảng 0.33% diện tích thành phó) Vì mại dam đường phố là một loại tội phạm dựa trên thị trường (có người mua người bán), nên nó khá giống với loại tội phạm liên quan đến chất gây nghiện (cũng dựa trên thị trường) và khác xa với các loại tội phạm không dựa trên thị trường (cướp giật, trộm cắp ) ở chỗ nó tập trung vào một số địa điểm tương đối cô định Ly do là những người cung cấp dịch vụ mại dâm đường phố cần khách hàng của họ tìm ra mình, vì vậy họ cần tập trung ở một số địa điểm tương đối cô định Ở những khu vực gần các địa điểm sinh hoạt công cộng (bến tàu, nhà ga) hoặc các khu thu nhập thấp thường có tỷ lệ các vụ bắt người cao hơn (đồng nghĩa với việc hoạt động mại đâm nhiều hơn) Nghiên cứu sinh cho rằng, các tội phạm về mại dim ở Việt Nam cũng là tội phạm dựa trên thị trường (có người mua, có

® Kimberly Hoàng hiện là Phó Giáo sư Xã hội học và là Giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại Dai học Chicago,

nguôn: https://www.kimberlykayhoang.com/ truy cập ngày 13/09/2021.

** Nguồn: https://international.ucla.edu/institute/article/85677 truy cập ngày 06/08/2021.

Trang 29

người ban thì sẽ có người môi giới, người chứa mai dâm) Vi vậy, nghiên cứu nay rat có ý nghĩa đối với nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về tình hình các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam, đặc biệt là việc triển khai các cơ câu theo dia bàn phạm tội, cơ cầu theo địa điểm phạm tội, cơ cau theo hình thức phạm tội

Bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ chính sách, pháp luật của nhà nước thì một số công trình nghiên cứu cũng đề cập đến nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm xuất phat từ các yếu tố như tâm lý, kinh tế Có thé dan chứng đó là:

- Tác phâm “Phân tâm học nhập môn ””” của Sigmund Freud cho thay cách tiếp cận của Freud dựa trên nền tảng của lí thuyết phân tâm học- nghiên cứu con người dưới góc độ vi mô lí giải van dé con người phạm tội Theo tác giả, có sự "thèm muốn nhục dục" nên nhiều nam giới do không thể thỏa mãn ham muốn tình dục chỉ với người phụ nữ mà họ gắn bó (vợ/người yêu) Họ cần một "ảo giác dâm dục" để đạt được sự hứng thú Tình yêu, sự gắn bó với vợ khiến họ không có được ảo giác này nên họ muốn tìm đến gái mại dâm Vì vậy, đối với nhóm nam giới này, phụ nữ được chia làm hai loại: một loại dé yêu thương và bảo vệ, còn loại kia chỉ là công cụ dé thỏa mãn nhục dục Những nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu sinh khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội mua dâm người dưới 18 tuổi Phải chăng nguyên nhân của tội mua dâm người dưới 18 tuổi chính là dé thỏa mãn ham muốn tình dục của bản thân

người phạm tội?

- Nữ giáo sư Lena Edulund (Đại học Columbis) và Evelyn Korn (Đại học

Eberhard Karls) là những nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu về mại dâm với công trình:

"A Theory of Prostitution" được đăng tải trên Tạp chi Journal of Political Economy

năm 2002”°, một trong những tạp chí nghiên cứu kinh tế danh giá nhất thé giới Theo

các tác giả, mại dâm là một ngành công nghiệp thu được lợi nhuận cao và là công việc

thường xuyên của hàng triệu phụ nữ khắp nơi trên thé giới Theo rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiễn hành, mức thu nhập trung bình của người làm nghề mại dâm cao hơn nhiều so với các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật và mức độ học van cao hơn Xã hội sẽ luôn có một số phụ nữ làm nghề mại dâm do quy luật cung cầu Càng ít người làm nghề này thì thu nhập từ mại dâm sẽ càng cao Khi mặt bằng thu nhập của những người phụ nữ không làm nghề mại dâm tăng lên thì số người làm nghề mại dâm sẽ giảm, chứ không biến mat hoàn toàn.

- Một công trình khác của ba nữ giáo sư Guista, Tommaso va Strom năm

2004: “Một lý thuyết khác về mại dâm ””” chỉ ra rang, sự chênh lệch giàu nghèo trong

°5 Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, Người dịch Nguyễn Xuân Hiến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.°° Nguồn: https://www-journals-uchicago edu.translate.goog/doi/10.1086/324390?_x_tr sl=en& x tr tl=vi&

_x tr hl=vi& x tr pfo=ajax,sc truy cập ngày 30/08/2021

? Nguồn: https://www.researchgate.net/publication/24121089 Another Theory of Prostitution truy cập ngày

30/08/2021

Trang 30

xã hội càng lớn thì tinh trạng mại dam càng nhiều, và khi các cơ hội kiếm sống ngoài mại dâm càng tốt thì hoạt động mại dâm sẽ giảm Nói cách khác, mại dâm sẽ không biến mat nhưng giảm dan với trình độ phát triển kinh tế và công bằng xã hội.

Qua nghiên cứu tìm hiểu có thé thấy rằng, số lượng những công trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở nước ngoài hiện nay chưa thật sự phong phú Các công trình này tập trung nghiên cứu về tình hình mại dâm nói chung, trong đó có đề cập đến tình hình một số tội phạm về mại dâm dưới lăng kính của các nhà xã hội học, tâm lý học, kinh tế học

1.1.2.2 Những công trình nghiên cứu về biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm Các nước có quan điểm cấm mại dâm thì đều xây dựng, sử dụng pháp luật dé kiểm soát tệ nạn mai dâm nói chung và xử lý người phạm tội về mại dâm nói riêng Khi nghiên cứu về nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm ở nhiều nước trên thế giới, nghiên cứu sinh nhận thấy, nhiều quốc gia có chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ chính sách, pháp luật của nhà nước Vì vậy, chính phủ các nước cho răng biện pháp hữu hiệu dé kiểm soát tội phạm về mại dâm ở các quốc gia này phải xuất phat từ sự thay đổi chính sách, pháp luật Các công trình nghiên cứu này cung cấp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quan hơn khi nghiên cứu nguyên nhân của các tội phạm về mai dâm ở Việt Nam, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ xã hội (quy luật cung cau), có nguyên nhân xuất phát từ kinh tế, cụ thé là do sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, do hạn chế về cơ hội tìm kiếm việc làm, do thu nhập cao có được từ hoạt động mại dâm Qua nghiên cứu tìm hiểu có thế thấy rằng, số lượng những công trình nghiên cứu về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở nước ngoài tập trung trình bày nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa xuất phát từ sự thay đổi về chính sách, pháp luật (nên hợp pháp hóa hay hình sự hóa mại dâm ) dé dam bảo quyền cho người bán dâm, để chính phủ kiểm soát và quản lý mại dâm tốt hơn thay vì là biện pháp đây lùi các tội phạm về mại dâm ra khỏi xã hội Có thé dẫn chứng thông qua một số công trình nghiên cứu như sau:

- Cuốn “International approaches to prostitution: Law and policy in Europe and Asia” (2006) do Geetanjali Gangoli va Nicole Westmarland biên soan** Cuốn sách nay được chia thành hai phan: Phan thứ nhất (từ chương 2 đến 5) nói về luật pháp và chính sách về mại dâm ở châu Âu và phan thứ hai (từ chương 6 đến 9) nói về luật pháp và chính sách về mại dam ở Châu A Hau hết các chương trong cuốn sách tập trung dé cập đến van đề mại dâm đường phố Các quốc gia được dé cập trong cuốn sách này là những ví dụ điển hình về quan điểm chính sách pháp luật, có thể tương đồng hay tương phản, với lịch sử và chính trị khác nhau liên quan đến mai dâm Có thé

*8 Geetanjali Gangoli and Nicole Westmarland (2006), International approaches to prostitution: Law and policy

in Europe and Asia, Policy Press Publisher, University of Bristol.

Trang 31

kế đến thông qua một số bài viết:

+ “Prostitution in Sweden: debates and policies 1980-2004” của tác giả Yvonne

Svanstrém đã đề cập đến van dé năm 1999 chính phủ nước này chuyên sang một chính

sách mới chỉ trừng phạt khách hàng của gái mại dâm Trong 30 năm, mại dâm từng

được hợp pháp ở Thụy Điền, nhưng từ năm 1999, mại dam đã bị xem là bat hợp pháp, sau khi nước này xét thay hợp pháp hóa mại đâm càng khiến nó lan tràn ngoài tầm kiểm soát, trong khi ton hại về giá trị đạo đức xã hội lại quá lớn Năm 1999, Thụy Điền là nước châu Âu đầu tiên đưa ra luật định phạt hành vi mua dâm Mai dam tại Thuy Dién bị nghiêm cam, nhưng khác với các quy định thường lệ, người mua dâm là tội phạm chứ không phải là người bán dâm Quan điểm này cũng đã được các nước như Canada,

Iceland, Na Uy, Pháp ủng hộ, theo đó luật pháp các nước này coi việc mua dâm là

hành vi bạo hành giới và sẽ phạt nặng người mua dâm Tuy nhiên, Thụy Điển và Moldova có quan điểm trái ngược với nhau, với Thụy Điền chỉ hình sự hóa người mua

dâm trong khi Moldova chỉ hình sự hóa những phụ nữ tham gia mại dâm

+ “From the personal to the political: shifting perspectives on street

prostitution in England and Wales” cua tac gia Nicole Westmarland, tap trung vao

những quan điểm pháp luật về mại dâm đường phó được thay đổi theo thời gian và đặc biệt là sự ra đời của Chiến lược mại dâm phối hợp năm 2006 của chính phủ đã phát huy hiệu quả trong việc làm giảm các tội phạm liên quan đến mại dâm Ở Anh và xứ

Wales, việc bán và mua các dịch vụ tình dục là hợp pháp, nhưng các hoạt động liên

quan khác nhau là tội phạm Điều này bao gồm các hoạt động liên quan đến bóc lột, chăng hạn như kiểm soát mại dâm hoặc quản lý nhà chứa và các hoạt động có thê gây phiền toái nơi công cộng, chang hạn như mua hoặc ban dâm ở công cộng.

Chính sách, luật pháp về mại dam ở châu A được dé cập thông qua các bài viết của nhiều tác giả Theo nghiên cứu của tác giả Geetanjali Gangoli, An Độ không có quy định tội phạm mại dâm trong Bộ luật hình sự nhưng lại có Bộ luật chống hành vi buôn bán vô dao đức (PITA) năm 1986, trong đó có một mục về mại dâm Luật này quy định: chào mời bán dâm nơi công cộng sẽ bị phạt 3 tháng tù, rao số điện thoại để bán dâm bị phạt 6 tháng tù, chăn dắt mại dâm bị phạt 2 năm tù, chủ nhà thô bị phạt 1-3 năm tù (nếu tái phạm sẽ phạt nặng hơn), giam giữ nô lệ tình dục bị phạt ít nhất 7 năm tù, ngoài ra còn có nhiều mức phạt cho các hành vi khác Bên cạnh đó, bài viết về Mại dâm ở Đài Loan được nghiên cứu bởi Mei-Hua Chen cho thấy chính sách pháp luật của chính phủ Đài Loan đã được thay đổi vào những năm 1990 bằng cách gia tăng tội phạm hóa một số hoạt động liên quan đến mại dâm, mà trước đó được cho là hợp pháp Tác gia Alyson Brody tập trung vào chính sách, pháp luật về mại dam ở Thái Lan, giải thích các chính sách, pháp luật mà chính phủ Thái Lan đã ban hành để giải quyết vấn dé mại dam ở nước nay

Trang 32

Có thé nói, sự thay đôi chính sách, pháp luật được các tác giả mô tả như là biện pháp mà chính phủ các nước này kì vọng sẽ hạn chế được tội phạm về mại dâm Bên cạnh việc nghiên cứu về biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm, những nghiên cứu này còn cho thấy một số nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm Có thê kế đến trong bài viết về mại đâm ở An Độ, tác giả phân tích nguyên nhân của mại dâm ở An Độ, liệt kê một số lí do có thé dẫn đến việc phụ nữ tham gia mại dâm, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa di cư, nghèo đói và hoạt động mua bán dâm Tác giả chỉ rõ, nghèo đói là lý do quan trọng nhất dé tham gia hoạt động mại dâm Các lý do kinh tế khác được đề cập dẫn đến mại dâm là nhu cầu của hồi môn, dẫn đến việc phụ nữ tham gia mại dâm để kiếm tiền cho của hồi môn của họ, hoặc cho các chị em chưa kết hôn Cả hai yếu tố này đều là nguyên nhân dẫn đến việc họ tham gia mại dam.

Tham khảo công trình nghiên cứu này, nghiên cứu sinh đúc kết được:

Thứ nhất, các nghiên cứu nói trên đã phần nao giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn toàn cảnh về chính sách pháp luật ở châu Âu và châu Á Nghiên cứu sinh nhận thấy, chính phủ các nước đã rất nỗ lực dé kiểm soát và giảm thiêu các tội phạm liên quan đến mại dâm Và một trong những biện pháp mà chính phủ các nước đã tiễn hành là sửa đối chính sách, pháp luật theo từng giai đoạn đáp ứng yêu cầu của xã hội Tại Việt

Nam, hiện nay các hành vi môi giới mại dâm, chứa mại dâm và mua dâm người dưới

18 tuổi bị xem là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự Nghiên cứu cuốn sách nay đã gợi mở cho nghiên cứu sinh phải đặt ra các câu hỏi: Trong các biện pháp dé phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam, có biện pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật không? Liệu chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay có cần sửa đổi hay b6 sung dé nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam

hay không?

Thứ hai, nhóm tác giả đã chỉ ra nguyên nhân phụ nữ tham gia mại dâm phan lớn là do nghèo đói Phụ nữ trên khắp châu Âu và châu Á trong các bài viết này đều chịu

gánh nặng của nghèo đói Do đó, những nghiên cứu trên đây đã gợi mở cho nghiên

cứu sinh trong việc tìm hiểu nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm Từ đó, nghiên cứu sinh có cơ sở đánh giá, bố sung một số căn cứ giải thích nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam.

- Bài viết: “Prostitution and Female Trafficking in China: Between Phenomena

and Discourse” của tác gia Bonny Ling.”” Nghiên cứu chỉ rõ, cũng như nhiều quốc gia

khác, việc lựa chọn chính sách để giải quyết van đề mai đâm được chính phủ Trung Quốc rất cân nhắc Mại dâm là bất hợp pháp ở Trung Quốc và bị xử lý hình sự các hành vi như “tổ chức, ép buộc, dụ dỗ, che chở hoặc rủ rê người khác tham gia vào hoạt động mại dâm” Các hành vi khác liên quan đến mại dâm như bán dâm được coi là vi phạm

°° Nguồn: http://joumals.openedition.org/chinaperspectives/7742 truy cập ngày 14/07/2021

Trang 33

hành chính Điều đặc biệt trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa các tội phạm về mại dâm và tội phạm buôn bán người Trong đó buôn bán phụ nữ trở thành một hiện tượng phần lớn đồng nghĩa với với mục đích cudi cùng là “bóc lột mại dâm” Như vậy, tác giả đã tiếp cận nghiên cứu nguyên nhân của các tội phạm về mại dâm trong mối liên hệ với tội phạm buôn người ở Trung Quốc Qua bài viết này, trước hết nghiên cứu sinh được gợi mở cách nghiên cứu về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm: trong rất nhiều nguyên nhân của tội phạm thì nguyên nhân của tội phạm này có thê bắt nguồn từ tội phạm khác, và vì vậy muốn phòng ngừa tội phạm này phải hạn chế được tội phạm khác, đây là quy luật có tính chất hai chiều Từ đó, khi triển khai luận án của

mình, nghiên cứu sinh sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vậy nguyên nhân của các tội

phạm về mại dâm ở Việt Nam có liên quan, có bắt nguồn từ các tội phạm khác (như tội

mua bán người ) hay không? Và để phòng ngừa được tội phạm về mại dâm có cần

phòng ngừa tội phạm khác (như tội mua bán người ) không?

- Cuén “Legalizing Prostitution: From Illicit Vice to Lawful Business” của tac

gid Ronald Weitzer*’ Trong những năm gan đây, Mỹ đã chứng kiến những xu hướng

lớn trong việc bình thường hóa một số loại hành vi trước đó bị xem là tội phạm hoặc bị

ky thị Tuy nhiên, Ronald Weitzer cho rang, mai dâm lại là một ngoại lệ rõ rang đối

với các xu hướng này không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia khác Tại Mỹ, hầu hết các bang đều cấm mại dâm nhưng trường hợp đảo Rhode và Nevada cho thay mại dam

được hợp pháp hóa không phải là một ý tưởng hoàn toàn xa lạ ở Mỹ hiện đại Trong

cuốn sách này, tác giả cũng tập trung nghiên cứu một số quốc gia trên thế giới nơi mại

dâm được hợp pháp hóa với trọng tâm đặc biệt là ba trường hợp Bi, Đức và Hà Lan.

Từ đó, tác giả có sự phân tích đối sánh với Mỹ Với cuốn sách này, tác giả kì vọng chính phủ có thé học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của các quốc gia nói trên để có thé hợp pháp hóa mại dâm hoặc xem xét các lựa chọn thay thế tốt hơn so với phương pháp hình sự hóa mại dâm đang được áp đặt hầu hết mọi nơi ở Mỹ Quan điểm của tác giả cũng xuất phát từ việc chính phủ nên thay đổi chính sách, pháp luật để kiểm soát tốt hơn các tội phạm về mại dâm Cuốn sách đã cung cấp cho nghiên cứu sinh cách tiếp cận đa chiều về các tội phạm về mại dâm Đồng thời đây là một tài liệu quý giá đối với nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm xuất phát từ chính sách, pháp luật về mại dâm.

- Cuốn “Liberalism and Prostitution” của tác giả Peter De Marneffe'' Cuốn

sách dé cập đến các quan điểm xoay quanh chủ đề nên cắm hay hợp pháp hóa mại

dâm Những người theo chủ nghĩa tự do dân sự mô tả mại dâm là một "tội ác không có

*° Ronald Weitzer (2012), Legalizing Prostitution: From Illicit Vice to Lawful Business, NewYork University

3! Peter De Marneffe (2010), Liberalism and Prostitution, Oxford University Publisher.

Trang 34

nạn nhân" và cho răng cần phải hợp pháp hóa Các nhà hoạt động nữ quyền phản bác rằng mại dâm không phải là tội phạm không có nạn nhân, vì nó gây hại cho những người làm việc đó và luật cấm mại dâm sẽ làm giảm tác hại này bằng cách giảm mại dâm Trong cuốn sách này, Peter de Marneffe lập luận rằng, mặc dù hầu hết mại dâm là tự nguyện, nhưng luật cắm mại dâm ở một góc độ nào đó là hợp lý về mặt đạo đức Có thé nói, cuốn sách cung cấp cái nhìn đa chiều về van dé hợp pháp hóa hay hình sự hóa mại dâm Từ những kết quả nghiên cứu này, nghiên cứu sinh có thé tham khảo cho việc nghiên cứu về chính sách, pháp luật của Nhà nước như một biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Cuốn “Getting Sex workers and the Law Screwed” của tác giả Alison Bass”.

Alison Bass đưa ra những câu chuyện có thật về những người hành nghề mại dâm với nghiên cứu mới nhất về mại dâm, về cách phụ nữ (và một số đàn ông) thường xuyên chấp nhận trao đổi ngầm về tinh dục dé lay tiền, dia vị va luật pháp áp đặt hình phạt nặng đối với những người đó Thông qua việc so sánh tác động của việc tội phạm hóa và phi hình sự hóa tội phạm mại dâm ở các quốc gia khác, cuốn sách này đưa ra các chiến lược dé làm cho mại dâm an toàn hơn cho gái mại đâm Mỹ và các cộng đồng nơi họ sinh sống Tác giả đánh giá rằng, luật chống mại dâm của Hoa Kỳ nhằm tránh gây ton hại cho sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an toàn của người bán dâm và các công dân khác Luật chống mại dâm cũng đã ảnh hưởng đến thái độ xã hội đối với phụ nữ, đối với tình duc và hôn nhân và nữ quyền sẽ được quan tâm hơn Nghiên cứu sinh có thé học được cách tiếp cận của Alison Bass nhằm làm rõ được nguyên nhân của mại dâm dé phục vụ cho việc nghiên cứu nguyên nhân cua các tội phạm về mại đâm ở Việt

Nam, phục vụ cho việc nghiên cứu luận án của mình.

- Tài liệu: “A National Overview of Prostitution and Sex Trafficking Demand Reduction Efforts”**(2012) của các tác giả: Michael Shively, Kristina Kliorys, Kristin

Wheeler, Dana Hunt Day là một báo cáo nghiên cứu gửi cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ,

cung cấp một cái nhìn tổng quan về các sáng kiến để giảm nhu cầu mại đâm và buôn bán tình dục ở Hoa Kỳ Các tác giả tập trung phân tích về thực trạng nhu cầu mua bán dâm, buôn bán tình dục cũng như thị trường tình dục thương mại bất hợp pháp, nạn

buôn người và mại dâm, phụ nữ và trẻ em gái dễ bị lôi kéo vào mại dâm và những

tác động của nó đến cộng đồng Từ đó các tác giả phân tích các biện pháp được sử dung dé chống lại mại dâm và buôn bán tình dục ở Hoa Kỳ như thực hiện các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, các biện pháp phòng ngừa chính tập trung vào giảm nhu cầu mại dâm và buôn bán tình dục, chủ trương giải quyết vấn đề này bằng cách tập trung vào những người mua dâm bất hợp pháp Đây có thể được

3 Alison Bass (2015), Getting Sex workers and the Law Screwed, New England University Publisher.33 Nguồn: https://www.ojp.gov/pdffiles | /nij/grants/238796.pdf truy cập ngày 13/09/2021.

Trang 35

xem là tài liệu để các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách hay chính quyền các tiêu bang xem xét đạo luật và đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ nỗ lực các địa phương áp dụng các sáng kiến dé cải thiện tình hình mại dâm và buôn bán tình dục Tài liệu này giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quan về các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả các tội phạm về mại

dâm ở Việt Nam.

- Cuốn “Taking the crime out of sex work: New Zealand sex workers' fight for decriminalisation” tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau được biên tập bởi Gillian Abel, Lisa Fitzgerald va Catherine Healy’ Cuốn sách này tập hợp nhiều bài viết của các học giả tập trung phân tích quá trình hợp pháp hóa mại dâm ở New

Zealand Tại New Zealand, giai đoạn trước năm 2003, mai dâm là bat hop phap, cac

hoạt động liên quan đến mại dâm được coi là tội phạm hình sự Năm 2003, đạo Luật Cải cách mại dâm được Quốc hội New Zealand thông qua Mục đích của Luật này là phi hình sự hóa hoạt động mại dâm (mặc dù Luật này không công nhận hoặc khuyến khích phát triển dich vụ mai dâm hoặc sử dụng dịch vụ mại dâm) và tạo ra một khung pháp lý nhăm bảo vệ quyền của người hành nghề mại dâm và bảo vệ họ khỏi sự lạm dụng, bóc lột; Thúc đây an sinh, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho những người

hành nghề mại dâm; có lợi cho sức khỏe cộng dong; cam sử dụng những người dưới

18 tuổi trong các hoạt động mại dâm Việc New Zealand áp dụng phi hình sự hóa mại

dâm khiến mại dâm không bùng nô, giảm 46% bệnh truyền nhiễm Đối sánh với Việt

Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy rõ ràng hiện nay chúng ta đang có những khác biệt lớn Vẫn đề đặt ra là giờ làm sao để chúng ta không chấp nhận, không khuyến khích nhưng lại tìm ra được giải pháp để hạn chế tình trạng mua bán dâm đang diễn biến phức tạp Dong thời phải có giải pháp hỗ trợ người ban dâm, đảm bảo quyền con người cho họ Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh có quan điểm, đề xuất được biện pháp cần có dé nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống mại dâm của Việt Nam trong

giai đoạn tới Đây cũng chính là một trong những định hướng nghiên cứu và là mục

tiêu của nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài “Phòng ngừa các tội phạm về mại dâm ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ”.

Có thể nói, những công trình khoa học trên đây là những nghiên cứu công phu xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau (như xã hội học, tư pháp hình sự, tâm lý học, kinh tế học) đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về tội phạm mại dâm ở khắp nơi trên thế giới với những đặc thù nhất định của mỗi quốc gia Nghiên cứu sinh học được phương pháp tiếp cận liên ngành khi triển khai luận án Đồng thời đã gợi mở cho nghiên cứu sinh một số định hướng nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa các tội phạm

**N guén:https://policypress.universitypressscholarship.com/view/10.1332/policypress/978 1847423344.001.0001

/apso-978 1847423344 truy cập ngày 09/09/2021.

Trang 36

về mại dâm ở Việt Nam Đặc biệt, trong các nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của tội phạm học hiện đại như phương pháp thống kê, mô ta băng thống kê và bảng biểu, biểu đồ, nghiên cứu mẫu qua đó các tác giả đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về tình hình mại đâm ở khắp châu Âu và châu A Nghiên cứu sinh cho rằng có thể học tập, rút ra được kinh nghiệm cho việc sử dụng các phương

pháp nghiên cứu vào luận án của mình.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Những công trình nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm tạo nền tang lý luận cho đề tài luận án

Trong khoa học về tội phạm học ở nước ta, về cơ bản các nhà nghiên cứu đều thống nhất trong việc chỉ ra phòng ngừa tội phạm là một nội dung và đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Phòng ngừa tội phạm chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của tội phạm học chứ không thể nằm ngoài tội phạm học Phòng ngừa tội phạm là một bộ phận độc lập tương đối nhưng không tách rời trong hệ thống hữu cơ của lý luận tội phạm học Có thê thấy qua các quan điểm sau đây:

- Tác giả Đào Trí Úc cho rằng: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tình hình tội phạm, các loại tội phạm; về nguyên nhân của tội phạm và tat cả các mỗi liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quả trình diễn ra trong xã hội,

về hiệu quả cua các giải pháp đấu tranh chống tội phạm ”””

- Tác giả Nguyễn Xuân Yém quan niệm: “7ô¡i phạm học là ngành khoa học

nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chong toi pham nham ngăn chặn, tiễn tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã

- Tác giả Đỗ Ngọc Quang viết: “Tối phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình trạng phạm tội và tội phạm, sự biến động của từng

loại tội phạm trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương hay trong phạm vi

toàn quốc ở từng giai đoạn nhất định; nghiên cứu về nhân thân người phạm lội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế day lùi tội phạm trong cuộc sống xã hội ”."”

Nội dung của phòng ngừa tội phạm trong khoa học về tội phạm học nước ta đều được hiểu thống nhất theo nghĩa rộng hoặc hẹp Có thé kế đến như:

- Tác giả Đỗ Ngọc Quang chỉ ra phòng ngừa tội phạm theo hai nghĩa: Theo

nghĩa rộng, phòng ngừa tội phạm bao hàm, một mặt không dé cho tội phạm xảy ra, thủ

°° Đào Trí Úc, Tinh hình nghiên cứu tội phạm học ở Việt Nam hiện nay, Trong sách: Phạm Hong Hai chu bién(2000), Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn dé lý luận và thực tién, , NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

°° Nguyễn Xuân Yêm (2001), tr.12.

3” Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trinh Tội phạm hoc, NXB Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.8.

Trang 37

tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội Mặt khác, băng mọi cách dé ngăn chặn tội

phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và

cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành những công dân có ích cho xã hội; Theo nghĩa hẹp, phòng ngừa tội phạm là không dé cho tội phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết kiệm được những chi phi cần thiết cho Nhà

nước trong công tác điều tra, truy tô, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội."

- Tác giả Nguyễn Xuân Yêm viết về phòng ngừa tội phạm theo nghĩa như sau: “Phòng ngừa tội phạm là hoạt động cải tạo các quan hệ xã hội nhằm mục đích loại trừ những nguyên nhân tội phạm, loại trừ các điều kiện tạo thuận lợi phái sinh ra các hành vi phạm tội, han chế hoặc cô lập các nhán tổ tội phạm hoặc có sự ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc điểm chống xã hội của con người phạm tội” Theo nghĩa rộng, “phòng ngừa tội phạm được hiểu như là một bộ phận của hoạt động hạn chế, xóa bỏ các nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm, là một phần nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra

xã hội, hoàn thiện lối sóng xã hội chủ nghĩa, và hình thành con người mới ”.” Ngoài

ra, tác giả cho rằng việc làm triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm còn phải kết hợp với việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, gắn liền với mục đích của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ thể phòng ngừa tội phạm là các cơ quan Đảng, toàn bộ các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành, các tô chức xã hội và các công dân ở những mức độ và quy mô khác nhau; tiễn hành lập kế hoạch các biện pháp phòng ngừa tội phạm, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện những biện pháp phòng ngừa tội phạm đó hoặc đảm bảo cho việc duy trì thực hiện vẫn dé về tổ chức phòng ngừa Cuốn sách đã cung cấp nén tang lí luận rất quan trong dé tác giả tham khảo khi triển khai đề tài luận án của mình, thực hiện được các nội dung nghiên cứu liên quan đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm.

- Tác giả Nguyễn Chí Dũng và tập thê tác giả cho rằng: Phòng ngừa tội phạm là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không dé tội phạm phat sinh, phát triển Các tác giả cũng chỉ ra trong phòng ngừa tội phạm có

hai nhóm biện pháp là phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng Theo đó: phòng ngừa

chung là sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, pháp luật nhằm loại bỏ các yêu tố có thể trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm, được toàn xã hội tham gia thực hiện; phòng ngừa riêng là các biện pháp pháp luật, nghiệp vụ do các cơ quan chuyên môn (Công an, Thanh tra, Kiểm sát,

* Đỗ Ngọc Quang (1999), tlđd.

* Nguyễn Xuân Yêm (2001), tlđd, tr.196-197.

Trang 38

Tòa án, Kiểm lâm, Cảnh sát biển ) tiến hành nhằm vào những đối tượng cụ thé.*° - Tác giả Lê Thế Tiệm và tập thể tác giả lập luận rằng: Phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra và gây nên những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, không để cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu các hình phạt khắc nghiệt của pháp luật Và nếu tội phạm có xảy ra thì phải kịp thời phát hiện, xử lý để đảm bảo cho tội phạm không thé tránh khỏi hình phạt, giáo duc và cải tạo người phạm tội trở thành

công dân có ích cho xã hdi *!

- Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa quan niệm: “Phòng ngừa tội phạm là hoạt động

của các cơ quan, tổ chức và công dân, thực hiện tổng thể các biện pháp tác động trực tiếp vào các nhóm nguyên nhân của tội phạm để kiểm soát, hạn chế tác dụng và loại

trừ dân những nhóm nguyên nhân này ”.“°

- Tác giả Trịnh Tiến Việt cho rang: “Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của tat ca các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu t6 tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiéu cực,

dong thời từng bước hạn chế, day lùi và tiễn tới kiểm soát tội phạm tot”.

Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh

khác nhau của lý luận phòng ngừa tội phạm:

- Tác giả Nguyễn Xuân Yêm và Nguyễn Minh Đức đã đi sâu phân tích làm

sáng tỏ lí luận về tội phạm và phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa như lí luận về nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; lí luận về các cơ sở kinh tế- xã hội của phòng ngừa tội phạm và điều chỉnh pháp luật phòng ngừa tội phạm; tổng hợp một số quan điểm về tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở một số nước trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa Về thực tiễn, các tác giả phân tích thực trạng tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tới trật tự xã hội ở Việt Nam; phân tích tình hình một số loại tội phạm ở một số nước trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa; phân tích tình hình tội phạm và xu hướng phát triển của các loại tội phạm ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn, các tác giả đưa ra những kiến nghị đề xuất giải pháp phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa Do đó, quan điểm của các tác giả là tài liệu rất bổ ích cho nghiên cứu sinh khi

#° Nguyễn Chí Dũng chủ biên (2004), Mét số van dé về tội phạm và cuộc dau tranh phòng, chong tội phạm ởnước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

“| Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Pha và tập thé tác giả (1994), Tội phạm ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giảipháp, Đề tài KX 04-14, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

* Nguyễn Ngọc Hòa (2007), Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm hoc, Tạp chí Luật học, số 6 (2007), tr.31.* Trịnh Tiến Việt (2008), Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm hoc, Tạp chí Khoa họcĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24, tr.197.

Trang 39

đề xuất các biện pháp phòng ngừa các tội phạm mai dâm ở Việt Nam.”

- Tác giả Trịnh Tiến Việt cũng nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề lý luận

cơ bản của phòng ngừa tội phạm như khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm;

Các nguyên tắc cơ bản của phòng ngừa tội phạm; Các chủ thé phòng ngừa tội phạm; Các biện pháp phòng ngừa tội phạm Từ đó tác giả kết luận rằng: “Phỏng ngừa tội phạm chính là nhiệm vụ cuối cùng của tội phạm học và nhằm chi dan khoa hoc giup cho chính ngành khoa học này soạn thảo và đưa ra một hệ thong tong thé những biện pháp mang tính xã hội và Nhà nước để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả và tác dụng

hơn, cũng như có các nguyên tắc và những phương hướng cơ bản trong thực tiên” *

- Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa đã nghiên cứu khái niệm “phòng ngừa tội phạm”

trong tương quan so sánh với khái niệm “đấu tranh chống tội phạm” Đồng thời tác giả đưa ra các định hướng chính của biện pháp phòng ngừa tội phạm bao gồm: Giáo dục con người và xây dựng môi trường xã hội có tính giáo dục; Phát triển kinh tế - xã hội và việc hạn chế, khắc phục mặt trái của quá trình phát triển đó; Chống tội phạm, xử lý vi phạm và vấn đề tăng cường quản lý để ngăn vi phạm và tội phạm không xảy ra; Phòng ngừa tội phạm từ phía trách nhiệm của nạn nhân và công dân nói chung.”

- Tác giả Trần Hữu Tráng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nạn nhân

của tội phạm như khái niệm, phân loại nạn nhân của tội phạm, thiệt hại mà hành vi

phạm tội gây ra cho các nạn nhân, vai trò của nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hành vi phạm tội cũng như trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự Đồng thời, tác giả đưa ra những định hướng cơ ban dé phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm nói chung cũng như phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của một số nhóm tội phạm cụ thể."”

- Tác giả Dương Tuyết Miên cho rang nhà nước cũng như các chủ thé khác phải chủ động ngăn ngừa tội phạm, không dé nó xảy ra, không nên thụ động đợi tội phạm

xảy ra mới truy tìm, phát hiện và xử lý hình sự Phòng ngừa tội phạm quan trọng hơn

là phát hiện và trừng trị tội phạm Theo tác giả, “phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp khác nhau do các chủ thể phòng ngừa tội phạm tiễn hành nhằm hạn chế

hoặc loại trừ nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, từ đó làm giảm tội phạm hoặc

không để cho tội phạm xảy ra trong địa ban nhất định "?Š Có thé nói, lí luận cơ bản về phòng ngừa tội phạm là cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng cũng như tô chức thực

hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

“ Nguyễn Xuân Yêm và Nguyễn Minh Đức (2011), “Mộ số vấn dé lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạmtrong bồi cảnh toàn cau hóa”, Nxb Công an nhân dân.

* Trịnh Tiến Việt (2007), Phòng ngừa tội phạm- Những van dé lý luận cơ bản, Tap chí Khoa học ĐHQGHN,Kinh tế- Luật 23, tr232-234.

“© Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tôi phạm và cầu thành tội phạm, Nhà xuất bản Công an nhân dân.* Trần Hữu Tráng (2011), “Nạn nhân của tội phạm ”, tác giả Trần Hữu Tráng, Nxb Giáo dục Việt Nam.8 Dương Tuyết Miên (2019), “Tội phạm học đương dai”, Nxb Tư pháp, tr.248.

Trang 40

Trong các giáo trình Tội phạm học của các cơ sở dao tạo ở Việt Nam hiện nay

như “Giáo trình tội phạm học” của tác giả Đỗ Ngọc Quang, Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội, năm 1999; Giáo trình “7ó; phạm hoc” của trường Dai học Luật Ha Nội, NxbCông an nhân dan, năm 2016; Giáo trình “76i phạm hoc” của tac giả Võ Khanh Vinh,Nxb Công an nhân dân, tai bản năm 2011; Giáo trình “76i phạm hoc” của trường Dai

học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, 2013: những van dé lý luận về phòng ngừa tội phạm được dé cập bao gồm khái niệm, nội dung, nguyên tắc, chủ thé, biện pháp của hoạt động phòng ngừa tội phạm Khi tiếp cận về khái niệm phòng ngừa tội phạm và nội dung phòng ngừa tội phạm, các tác giả đều thống nhất trong việc xác định nội hàm của khái niệm phòng ngừa, tức là việc sử dụng tong thé những biện pháp khác nhau do nhà nước và xã hội tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm hạn chế hoặc loại trừ nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, từ đó làm giảm hoặc không dé cho tội phạm xảy ra trong địa bàn nhất định Dac biệt, trong Giáo trình “7ô phạm hoc” của GS.TS Võ Khánh Vinh, tác gia có đề cập đến giải pháp nhân chủng học, tức là giải pháp tác động đến các quá trình đi cư và thích nghi xã hội của những người di cư hay một số tiêu chí phân loại chú ý như việc phân loại theo cơ chế hoạt động hay các giải pháp phòng ngừa có thé được nhóm theo sự phát triển của hoạt động phòng ngừa có mục đích (như phòng ngừa giai đoạn sớm, ngăn chặn tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị và phạm tội chưa đạt, các giải pháp phòng

ngừa tái phạm).

Ngày 8/4/2009, Tạp chí Luật học trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với

Trung tâm tội phạm học thuộc Khoa luật hình sự tổ chức buổi toa đàm về một số thuật ngữ tội phạm học Tham dự buổi toa đàm có các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về tội phạm học ở Việt Nam Tại buổi toa đàm, các nhà khoa học đã làm rõ thực tế sử dụng một số thuật ngữ trong tội phạm học hiện nay ở nước ta Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đi đến thống nhất cách sử dụng một số thuật ngữ khoa học của tội phạm học Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất thì các nhà khoa học cũng thể hiện sự chấp nhận các cách sử dụng khác nhau về thuật ngữ khoa học tại các cơ sở đào tạo 7 nhất, về cách hiểu khái niệm “tội phạm ` trong tội phạm học: Da số các nhà khoa học đều thống nhất phải xem khái niệm “tội phạm” là khái niệm cơ bản

của tội phạm học và khái niệm này có nội hàm khác với khái niệm “tội phạm” được sửdụng trong khoa học luật hình sự Trong khoa học luật hình sự, khái niệm “tội phạm”

được hiểu là các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm được mô tả trong Điều § BLHS Còn khái niệm “tội phạm” trong tội phạm học phải được hiểu là hiện tượng xã hội của nhiều người phạm tội trong khoảng thời gian và địa bàn cụ thé Thi hai, về cách hiểu

các khải niệm “tinh hình tội phạm” và “tình trạng phạm tội ` cũng nhu phân biệt các

khai niệm này với khái niệm “hiện tượng tội phạm ”- vẫn tôn tại các quan điểm khác

Ngày đăng: 31/03/2024, 06:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan