Trịnh Quốc Thắng 2013, Quản lý DAĐTXD, NXB Xây dựng,QLDA là điều khiển một kế hoạch đã được hoạch định trước và những phát sinh xảy ra, trong một hệ thống bị ràng buộc bởi các yêu cầu về
Trang 1TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA DAU TƯ
DE TAI:
HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN TAI
BAN QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG
THANH PHO HUNG YEN
Sinh viên thực hiện : Trần Hương Giang
Mã sinh viên : 11191468Lớp : Quản Lí Dự Án 61
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Ái Liên
Hà Nội, năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện côngtác quản lý dự án tại Ban Quan lý dự án Đầu tu Xây dựng thành pho Hưng Yên ”
dưới đây là kết quả nghiên cứu của riêng em Các số liệu, kết quả được nêu là thực
tế, trung thực tại ban quản lý dự án
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về khóa luận này
Hà Nội, tháng 4 năm 2023
Sinh viên
Trần Hương Giang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành
Quản lý dự án, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh
tế Quốc dân và các thầy cô giáo trong khoa Đầu tư đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Ái Liên, người đã nhiệt
tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiêm quý báu trong quá trình thực tập vàdành những sự quan tâm tốt đẹp cho em trong thời gian qua
Em muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây Dựng thànhphố Hưng Yên cũng như UBND thành phố Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợicho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên
đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đónggóp từ các thầy, cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 41.1.2 Vai trò của quản lý dự ấn - 1 31111 1119 11191111 1111 1H ng ng rệt 3
1.1.3 Các chức năng của quản lý dự án - + 1v ng re 4
1.1.4 Mục tiêu của quản lý dự án c3 1111 vn TH HH nh ng 4
1.2 Các mô hình quản lý dự án - - 55 221323 EEEeerrerererrrrrrsrerkrrsee 5
1.2.1 Mô hình chủ dau tư trực tiếp quản lý dự án -¿- 2s s++xzzsecxees 51.2.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án 2 2 2 ++E£+££+£E+£E£EzEezrserxeee 6
1.2.3 Mô hình chìa khóa trad fa - G3 1111 119111 vn HH ng 7
1.2.4 Tô chức quản lý dự án theo chức năng - 2-2 + +£+£++£x+£x+Ezxzzrserxeee 81.2.5 Mô hình tô chức chuyên trách quản lý dự án 2 ¿+ s++s++z++cxeex 91.2.6 Tổ chức quan lý dự án theo ma trận -¿- ¿+ +++++2+++£x+zzxzrxerxesree 10
1.3 Các công cụ quản lý dự án - - - + + 3+1 323112 rrirerrsrkrrereree 12
1.3.1 Sơ đồ mạng PERT/CPM 2- 2-22 E+SE£EE2EESEEEEEE2EE21122171211211 1121k 12
1.3.2 c1 12
1.3.3 Biểu đồ đường chéo - ¿+ St E2 1 E21211171112111111 111111111111 131.3.4 Biểu đồ phụ tải và điều chỉnh đều nguồn lực 2 ¿52s s+cs+zs+ce2 131.3.5 Biểu đỒ xương Cá - 2-52 52 212k E2112112212112112111111121111 1111121111 re 14
1.4 Nội dung của quản lý dự án - c2 22311211 2x rerrrrrrreree 16
1.4.1 Nội dung quan lý dự án theo giai Goan - - c5 25 + *svseeerseeeree 16 1.4.2 Nội dung quản lý dư án theo lĩnh VỰC - 5s ng ng 17
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quan lý dự án 552-555 <+<ss+ 20
Trang 51.6 Các nhân té ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án - - 21
1.6.1 Nhân tố khách quan - 2 ©¿ +¿+++2E++EE++EE+2EEEEEESEEE2EEE2EEE21E2EECEEkerrrrree 21 1.6.2 Nhân tố chủ quan - + 2 2+2 +k+SE+EE+EE£EEEEE2EEEEEEEEEEEE12111711212 212111 re 22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUÁN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHO HUNG YÊN 24
2.1 Giới thiệu về Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Hưng Yên 24
2.1.1 Giới thiệu chungg -¿- 2-22 ©+£+EE+2EE£2EEEEEEEEEE2E12117112712211 21111 21crxe 24 2.1.2 Vị trí pháp lý -+- 2< +++Ek+2EE92EEEEE12E1211711271211211711 21121111111 24 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA Đầu tư Xây dựng thành phố Hưng Yén 25
2.1.4 Cơ cau tổ chức bộ máy quản lý Ban ¿2 25s s+S£+£++E+EezEerxerxerszvee 28 2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban QLDA thành phố Hưng Yên.32 2.2.1.Tổng quan các dự án của Ban QLDA thành phố Hưng Yên trong giai đoạn ,U2020/2100101585®6 32
2.2.2 Đặc điểm của dự án quản lý tại Ban - - 5c 2+ 3S se rreeree 36 2.2.3 Mô hình quản lý dự án của Ban 5 11kg tiệt 37 2.2.4 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng theo giai đoạn của Ban 38
2.2.5 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng theo lĩnh vực của Ban 49
2.3 Các công cụ quản lý dự án được sử dung tại Ban - 5+ 60 2.4 Vi dụ minh họa về công tác quan lý dự án tại Ban QLDA thành phố Fang 0 -:.A+ , 61
2.4.1 Công tác QLDA của BQLDA thành phố Hưng Yên theo giai đoạn 62
2.4.2 Công tac QLDA của BQLDA thành phố Hưng Yên theo nội dung 67
2.5 Đánh giá công tác quản ly dự án tại thành phố Hưng Yên 76
2.5.1 Đánh giá kết quả đạt đƯỢC - + s52 2E2EEE1EE12212111121121 2111111 76 2.5.2 Một số hạn chế, tồn tại -.-: :c2+tttEkttttEktrttrktrrrtttrrrrtrirrrrrrrrrrree 78 2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2 2 x+E£2E++EE+EE+£EezEEzExzrxerxrez 81 CHUONG III: MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN TAI BAN QLDA DAU TU XAY DUNG THANH PHO HUNG YEN 85 3.1 Dinh hướng phát triển chung của Ban Quản ly dự án trong giai đoạn )»xk» SN «4 85
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng thành phố Hưng Yên - 2 2 + £+++zx+zxzsz 85 3.2.1 Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự án 2-2 2+s2+s£+x+zx+zx+zszse2 85
3.2.2 Nâng cao năng lực cán bộ nhân viên của Ban QLDA - «< +5 85
Trang 63.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban .- 5 +25 + *+kEseerseersseeeee 86
3.2.4 Nâng cao công tác quản lý thi cÔng, «siết 87 3.2.5 Da dang hóa công cụ quan LY ce eeceesesscesseeseeeseceeeeseeeseceeseeesesesesseesseeeseeees 88
3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chat công tác QLDA ecccessessssssessesseessessesseeseesseeseeseess 903.3 Một số kiến nghị với Uỷ ban nhân dân thành phố Hưng Yên và cơ quan
quản lý Nhà nước - - - + cnknnHnHhnHnH Hh Hh H T T nnHHH H HnHghgưệt 90
3.3.1 Một số kiến nghị với tinh Hưng Yên -2- 2-52 2+EE+EE+£E2EEzEEerxerxezez 903.3.2 Một số kiến nghị với thành phố Hưng Yên -2- 2 2 2+2 +x+£x+£+£+2 +2 91
KET LUAN 22-5252 2E2E2112E12712711211211211 2121121111111 2111101111 erre 92
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -ccccc++z222222225522c+rrrrrt 93
Trang 7DANH MỤC TỪ VA CHU VIET TAT
TT | CHU VIET TAT GIAI NGHIA
1 |BQLDA Ban quan ly du an
2 |BVTC Ban vẽ thi công
12 |UBND Uy ban nhân dân
13 |VSMT Vệ sinh môi trường
14 |XDCT Xây dựng công trình
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án - 5-5 ©52+sszsecse2 6Hình 1.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án - - - 2 s+x+E+E£E+E+EezEzE+Eerezxez 7Hình 1.3: Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay -¿-s¿©5++2s++cx+zzxsssez 8
Hình 1.4: Tổ chức dự án theo chức năng - 2 2+++S++E£+E£+E£+EeEEerxerxerxrrzes 9
Hình 1.5: Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án - 2-22 szzsz=s+ 10Hình 1.6: Mô hình tô chức dự án dạng ma tran -c SSssiiseeeeerre 11Hình 1.7: Biểu đồ đường ChE ccsscsssesssesssesssessesssecsseessessscssecssessscssecssecsusssesssecsseess 13Hình 1.8: Biểu đồ phụ tải nguồn lực -¿- ¿5© E+EE+EE+EE£EE+EZEEEEerkerkerkrrkrree 14Hình 1.9: Sơ đồ điều chỉnh đều ngu6n lực 2-2: s©222£+x+zxezxezzezrxerxezes 14
Hình 1.10: Biểu đồ xương cá - 2-52 +52+Sk‡EE‡EE22E12E1E71211211221 7171.1111, 15
Hình 1.11: Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng -:- ¿2 ©5z2xz+z+zx+z=++ 15Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức dự án -¿- ¿+ ©++++2£++2x++zx+zrxvzrxrxreres 37Hình 2.2 Sơ đồ quản lý chất lượng khảo sát xây dựng tại BQLDA 56Hình 2.3 Quy trình quan lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại BQLDA 57Hình 2.4 Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng tại BQLDA 59
DANH MỤC SƠ DO
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ GANTT oeececcccccccccscsscscsesscscsesusscsesescsescucacsvsusacavesasaeaususavsvsseacavenees 13
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban - te Sa SE SE SE E9E S38 E918 EE5E 1815118115158 515155 sec 29
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện các công việc trong quản lý tiễn độ thực hiện dự án tại
thành phố Hưng Yên ¿- + 2£ £+E£E£EE£EESEEEEEEEE2EE2E7EEEEEErkrree 49
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 2 1: Tổng quan một số dự án của Ban QLDA thành phé Hưng Yên trong giai
đoạn 2021-2025 - -. G1 2.1 112111121111111 1111101111011 0111 g1 HH HH 32
Bảng 2.2: Danh mục một số dự án đầu tư tiêu biểu được triển khai trên địa bàn thành
phố Hưng Yên giai đoạn 2020-2022 -¿- 2 2 2+ +Ee£EeEEeEEerxerssrez 33Bảng 2.3 : Quy trình chuẩn bị đầu tư tại BQLDA xây dựng Thành phố Hưng Yên 39Bảng 2.4: Quy trình thực hiện đầu tư dự án tại BQLDA xây dựng thành phố Hưng
Thành phố Hưng Yên - 2 2© +E£+EE+EE£EE£EEE+EE2EEEEEEEEEEEEEEErrkerreee 46
Bang 2.8: Sai sót trong các công tác làm tăng chi phí của dự án 53
Bảng 2.9 Bang thống kê số dự án được giao và số lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp
"no -.5-ã 55
Bảng 2.10: Các nhà thầu thực hiện dự án ¿¿- - + x+k+E£E£E+EvEvrkexerrezxererrsee 63Bang 2.11: Nội dung kế hoạch LƠNT ¿- 2-5 SE‡EE‡EE2EE£EE2EEZEEEEeEEerkerkerkrree 64Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả thâm định nội dung kế hoạch LCNT 66Bang 2.13: Kế hoạch tong thé dự kiến triển khai dự án công trình - 67Bảng 2.14: SO SANH TONG MUC DAU TU uecessessssssesssesssesssessseesecssecssesseeasecsseess 70
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý dự án đầu tư là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và các trình tự
thực hiện Ngày nay, do sự phát triển của nền kinh tế, có nhiều dự án đầu tư đượcthực hiện nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, trong đó các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, được thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này
Đề thực hiện các dự án, nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, phục vụ sự pháttriển của đất nước, cần phải quản lý dự án đầu tư một cách tốt nhất, và dé quản lý dự
án tốt cần phải có Ban quản lý dự án Do đó, Ban quản lý dự án đóng vai trò quantrọng trong quản lý dự án đầu tư hiện nay
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hưng Yên, là một đơn vị quản
lý dự án Nhà nước cấp thành phố nhận được nhiều sự quan tâm tin tưởng của Nhànước vả được giao nhiệm vụ thay mặt Chủ đầu tư tiến hành quản lý các dự án đầu tư
từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hưng Yên
May năm trở lại đây, Ban quan lý dự án tham gia quản lý nhiều dự án đầu tưxây dựng cơ bản Song, các dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố
Hưng Yên quản lý tuy đạt được những kết quả tốt bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế
cần khắc phục như: Chất lượng công trình thấp, chi phí đầu tư xây dựng còn cao, do
đó gây ảnh hưởng và lãng phí ngân sách Nhà nước.
Thực trạng trên đã khiến không ít người hoài nghi về chất lượng hoạt động củacác Ban quản lý dự án Đây là một trong những thách thức lớn đối với Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng thành phố Hưng Yên Xuất phát từ những hạn chế trong quản
lý dự án, do nhiều nguyên nhân khác nhau có cả chủ quan và khách quan Mặt khác,đối với một Ban quản lý dự án cấp thành phố như Ban quản lý dự án đầu tư xây dựngthành phố Hưng Yên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là làm thế nào để Hoànthiện công tác quản lý dự án của Ban, dé đảm bảo các dự án do Ban thực hiện quản
ly đạt yêu cầu trong cả ba lĩnh vực: tiễn độ, chất lượng và chi phí Vì vậy, em đã chọn
đề tài : “Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thành
phố Hưng Yên” Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài được thực hiện sẽ gópphần hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựngthành phố Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng công trình, giảm lãng phí trong
đầu tư xây dựng công trình hiện nay
Trang 11Khóa luận đã vận dụng lý thuyết và các quy định hiện hành về hoạt động củaBQLDA để phân tích thực trạng quản lý DA đầu tư của BQLDA thành phó , xác địnhnhững kết quả tích cực, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của tôn tại trongquản lý dự án của Ban Quản lý Dự án xây dựng thành phố Hưng Yên Từ đó, đề xuấtgiải pháp nâng cao chất lượng công tác Quản lý dự án cơ bản tại thành phố Hưng
Yên.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quan lý dự án dau tư tại ban quản lý dự
Chương 2: Thực trạng công tác Quản lý dự án dau tư tại Ban Quản lý Dự án
xây dựng thành phố Hưng Yên
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản
lý Dự án xây dựng thành phố Hưng Yên
Trang 12CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ TẠI
BAN QUAN LÝ DỰ ÁN
1.1 Quản lý dự án
1.1.1 Khái niệm quản lý dự án
Theo TS Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án xây dựng, NXB Tổng hợpĐồng Nai, QLDA là lập kế hoạch tông thé, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi
bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm
vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức vàchất lượng thực hiện
Theo PGS.TS Trịnh Quốc Thắng (2013), Quản lý DAĐTXD, NXB Xây dựng,QLDA là điều khiển một kế hoạch đã được hoạch định trước và những phát sinh xảy
ra, trong một hệ thống bị ràng buộc bởi các yêu cầu về pháp luật, về tổ chức, về conngười, về tài nguyên nhăm đạt được các mục tiêu đã định ra về chất lượng, thời gian,
giá thành, an toàn lao động và môi trường
Theo PGS.TS Từ Quang Phương, Giáo trình Quản lý dự án dau tr, QLDA làquá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển
của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân
sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm
dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép
Theo TS Nguyễn Thế Quân (2016), Bài giảng môn học Quản lý dự án nâng
cao, Đại học Xây dựng, Hà Nội, QLDA bao gồm ba giai đoạn chủ yếu là việc lập kế
hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được
1.1.2 Vai trò của quản lý dự án
Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhómquản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án
Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
Trang 13Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và kịpthời điều chỉnh trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được Tạođiều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết nhữngbất đồng.
Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn
1.1.3 Các chức năng của quản lý dự án
Hoạch định: Xác định rõ phương hướng hành động, thực hiện từ giai đoạn
bắt đầu hình thành dự án đến khi đưa dự án vào hoạt động Công tác hoạch định
đòi hỏi phải có sự tham gia của các thành viên với khả năng tiên lượng cao về
mốc thời gian, tài nguyên thực hiện
Tô chức: Tô chức bộ máy, sap xêp nhân lực có chuyên môn phù hợp với công việc, xác định môi liên hệ giữa các cá nhân và bộ phận, quy định rõ vê báo cáo và
thông tin lẫn nhau.
Phân công: Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, hình thành đội ngũ thành phân, cơ câu đảm nhiệm.
Hướng dan: Huong dẫn các bộ phận cách thức vận hành dự án theo nhiệm vụ
được giao.
Kiểm soát: Thiết lập hệ thống đo lường theo dõi, dự đoán những biến độngcủa dự án về quy mô, kinh phí, thời gian nhằm điều chỉnh ngăn ngừa, giảm thiểu kịpthời những tác dụng xấu đến dự án Quá trình theo déi được báo cáo kiểm tra liên tục,
kịp thời.
1.1.4 Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án bao gồm 3 mục tiêu chính:
- Hoàn thành dự án, công trình đảm bảo chất lượng, kỹ thuật.
- Thời gian hoàn thành đúng tiến độ
- Trong phạm vi ngân sách được duyệt.
Vé mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thê biêu
diễn theo công thức sau:
C=f(P,T,S) [3, 11]
Trong đó:
C: chi phí P: Mức độ hoàn thành các công việc
T: Yếu tố thời gian
S: phạm vi dự án
Trang 14Phương trình trên cho thay, chi phí là một hàm của các yêu tố: Mức độ hoàn
thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án Nói chung chi phí dự án tăng
lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi
dự án được mở rộng Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giánguyên vật liệu tăng cao sẽ dẫn đến phát sinh chi phí, mặt khác thời gian kéo dài dẫnđến tình trạng làm việc kém hiệu quả của công nhân do chờ đợi và thời gian máy chết
tăng theo làm tăng các chi phí máy và nhân công.
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt
chẽ với nhau Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thê, đểđạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải hy sinh một hoặc hai mục tiêukia Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu Đánh
đổi mục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó đề thực hiện tốt hơn mục tiêu
kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cảcác mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong
suốt quá trình quản lý dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Ở mỗi giai đoạn của quá
trình quản lý dự án, có thé một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cầnphải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác cần phải thay đổi, do đó, việc đánh đôimục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác
Các mục tiêu của quản lý dự án không chỉ gói gọn trong ba tiêu chí cơ bản vềchat lượng, thời gian và chi phí như đã nói ở trên mà các chủ thé tham gia vào dự án
xây dựng công trình còn phải đạt được các mục tiêu khác như: an ninh, an toàn lao
động, vệ sinh và bảo vệ môi trường
1.2 Các mô hình quản lý dự án
Có nhiều mô hình tô chức quan lý dự án Tùy thuộc mục đích nghiên cứu màphân loại các mô hình tô chức dự án cho phù hợp Căn cứ vào điều kiện năng lực củacác nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án có thé chia tổ chức quản lý dự ánthành hai nhóm chính là thuê tư vấn quản lý dự án (gồm mô hình tổ chức theo hìnhthức chủ nhiệm điều hành dự án và mô hình chìa khóa trao tay) và hình thức chủ đầu
tư trực tiếp quản lý dự án Đối với hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp, căn cứ vàođặc điểm hình thành, vai trò và trách nhiệm của ban quản lý dự án, các mô hình tôchức quan ly dự án được chia cụ thé hơn thành: mô hình tổ chức quan lý dự án theochức năng, tô chức chuyên trách dự án và tổ chức quản ly dự án dang ma trận
1.2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Trang 15Mô hình chủ dau tư trực tiếp quan lý dự án là hình thức tổ chức quan lý ma
chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tô chức giám sát và
tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án dé quan
ly việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền.
Hình thức chủ đầu tư tự thực hiện dự án thường được áp dụng cho các dự ánquy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và gần với chuyên môn sâu của chủ đầu tư, đồng thời
chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đề quản lý dự án Trong trường
hợp chủ đầu tư thành lập ban quan lý dự án dé quản lý thì ban quản lý dự án phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao Ban
quản lý dự án đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ năng lực và được chủ đầu tưcho phép, nhưng không được thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc dé thực hiện
việc quản lý dự án.
Chủ dau tư
Có bộ máy đủ năng lực Chu đâu tt lập ra
Tự thực hiện Ban quản lý dự án
Nguôn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Đại học Kinh tế Quốc dânHình 1.1: Mô hình chú đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có những ưu nhược điểm sau đây:
- Ưu điểm: Tận dụng nhân sự sẵn có của chủ đầu tư, giúp chủ đầu tư có thétheo đõi dự án một cách trực tiếp, từ đó gia tăng hiệu quả của công tác quản lý dự án,tiết kiệm chỉ phí cho chủ đầu tư
- Nhược điểm: Khó áp dụng với các dự án lớn, có hàm lượng khoa học kĩ
thuật cao do vượt quá kiến thức của các cán bộ quản lý dự án của chủ đầu tư
1.2.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
Mô hình chủ nhiệm điều hành DA là mô hình mà trong đó chủ đầu tư giao choBan QLDA chuyên ngành hoặc thuê tô chức tư van quản lý có đủ điều kiện, năng lực
Trang 16chuyên môn phù hợp với quy mô và tính chất DA làm chủ nhiệm điều hành, quản lýviệc thực hiện DA Chủ nhiệm điều hành DA là một pháp nhân độc lập, quản lý, điềuhành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện DA Mọiquyết định của chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện DA sẽ được triển khaithông qua tổ chức tư vấn QLDA Mô hình này áp dụng cho những DA quy mô lớn,
Mô hình tổ chức chủ nhiệm điều hành dự án có những ưu nhược điểm sau đây:
- Ưu điểm: Có thể đồng thời quản lý nhiều dự án, tối ưu hóa nguồn nhân lựcBan QLDA va cho chủ dau tư, từ đó giảm thiêu chi phi quan lý dự án
- Nhược điểm: Đòi hỏi công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây dựng cần được
tiến hành một cách cần thận, chính xác dé hạn chế tình trạng gian lận trong công tácdau thầu
1.2.3 Mô hình chìa khóa trao tay
Mô hình chìa khóa trao tay là hình thức tô chức mà trong đó Ban QLDA không
chi là đại điện toàn quyền của chủ đầu tư — chủ DA mà còn là “chủ” của DA
Hình thức tô chức quản lý dự án dạng chìa khóa tay cho phép tô chức đấu thầu,lựa chọn nhà tông thầu dé thực hiện toàn bộ dự án Khác với hình thức chủ nhiệmđiều hành dự án, giờ đây mọi trách nhiệm thực hiện dự án được giao cho cho banquản lý dự án và họ phải chiu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc thực hiện dự
Trang 17án Ngoài ra, là tổng thầu, ban quản lý dự án không chỉ được giao toàn quyền thựchiện dự án mà còn được phép thuê nhà thầu phụ để thực hiện từng phần việc trong dự
án đã trúng thầu Trong trường hợp này bên nhận thầu không phải là một cá nhân màphải là một tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp
| Thau phu A | Thau phu B
Nguôn: Giáo trình quan lý dự án — NXB Đại hoc Kinh tế Quốc dânHình 1.3: Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay
Mô hình tô chức dang chìa khóa trao tay có những ưu nhược điểm sau đây:
- Ưu điểm: Chuyên giao trách nhiệm, tận dụng tối ưu được kiến thức chuyênmôn, kinh nghiệm của đơn vị tổng thầu trong công tác quản lý dự án
- Nhược điểm:
+ Doi hỏi chủ đầu tư phải thực hiện công tác giám sát, kiểm tra thường xuyên
nhằm đảm bảo dự án diễn ra đúng tiến độ và chính xác
+ Các nhà thầu bắt tay nhau để một đơn vị trúng thầu (hiện tượng quân xanhquân đỏ) gây sai lệch trong công tác chấm và lựa chọn nhà thầu, có nguy cơ ảnhhưởng tới chất lượng cũng như chỉ phí của dự án
1.2.4 Tổ chức quản lý dự án theo chức năngHình thức tổ chức QLDA theo chức năng có đặc điểm: DA được đặt vào mộtphòng chức năng nào đó trong cơ cấu tô chức và các thành viên QLDA được điềuđộng tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau; họ thuộc quyền quản lý của phòngchức năng nhưng vẫn đảm nhận phan việc chuyên môn của mình trong quá trình quản
lý điều hành DA
Trang 18+ Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ Phòng chức năng có dự án đặt vào chỉ
quản lý hành chính và tạm thời một số mặt đối với các chuyên gia tham gia quản lý
dự án Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình tại các phòng chuyên môn khi kết thúc dự án
+ Một người có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả vốn
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia
- Nhược điểm:
+ Đây là cách tô chức quản lý dự án không theo yêu cầu của khách hàng.
+ Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một phòng chức năng nên phòng này
có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính của nó mà
không tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thỏa đáng các van dé của dự án.
Tình trạng tương tự cũng diến ra đối với các phòng chức năng khác cùng thực hiện
dự án Do đó, dự án không nhận được đủ sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực để
hoạt động hoặc bị coi nhẹ.
1.2.5 Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án
Mô hình tổ chức chuyên trách QLDA là hình thức mà các thành viên BanQLDA tách hoàn toàn khỏi phòng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành
DA theo yêu cầu được giao
Trang 19Chuyên | | Chuyên viên Chuyên
viên quản| | marketing viên quản
lý tài lý sản xuất
chính
Nguồn: Giáo trình quan lý dự án — NXB Dai học Kinh té Quốc dân
Hình 1.5: Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án
Mô hình này có những ưu nhược điểm sau đây:
- Uu điểm:
+ Phù hợp yêu cầu khách hàng nên có thé phản ứng nhanh trước yêu cau thị
trường.
+ Nhà QLDA có đầy đủ quyền lực hơn đối với DA.
+ Các thành viên trong Ban QLDA chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm
DA.
+ Đường thông tin được rút ngắn, hiệu quả thông tin cao.
- Nhược điểm:
+ Khi doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện đồng thời nhiều DA ở những địa
bàn khác nhau và đảm bảo đủ số lượng cán bộ từng DA có thê dẫn đến lãng phí nhân
Trang 20Tổng giám đốc
Chủ nhiệm Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc
chương trình sản xuất kinh doanh tài chính kỹ thuật nhân sự
a O Thang eT ee A `
Kê a ~ Ba Lan ae Ong Tai oe Cô Hiện
diện: Cô Vinh 6 iii
Si 21182 8 Ông Tâm A E Chủ nhiệm or ng Ông Dũng er ere: Cô Thanh ø Mi a6 Š Bà Hà Cô Hiền
dự án B Ong Minh ec
Chu nhiém a R Ông Cường ;
-dư án C O Thang Ong Tam Ong Dũng Ong Dan Cô Hiền
Nguồn: Giáo trình quan lý dự án — NXB Đại học Kinh té Quốc dân
Hình 1.6: Mô hình tổ chức dự án dạng ma trận
Mô hình tổ chức quản lý dự án dạng ma trận có những ưu nhược điểm sau đây:
- Ưu điểm:
+ Giống như hình thức tổ chức chuyên trách quản lý dự án, mô hình tổ chức
này trao quyền cho chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng yêu
cầu kĩ thuật trong phạm vi chi phí được duyệt.
+ Giống như mô hình tô chức quản lý dự án dạng chức năng, các tài năng
chuyên môn được phân phôi cho các dự án khác nhau.
+ Khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý dự án theo chức năng Khi kết
thúc dự án, các nhà chuyên môn - những thành viên ban quản lý dự án có thê trở vềtiếp tục với công việc cũ tại các phòng chức năng của mình
+ Tạo điều kiện dé doanh nghiệp phan ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu
cầu của khách hàng và thay đối của thị trường
- Nhược điểm:
+ Nếu việc phân quyền quyết định trong quản lý dự án không rõ ràng, hoặc
trái ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện của dự án
+ Về lý thuyết, các chủ nhiệm dự án quản lý các quyết định hành chính, nhữngngười đứng đầu bộ phận chức năng ra quyết định kỹ thuật Nhưng trên thực tế quyền
han và trách nhiệm kha phức tạp Do đó, kỹ năng thương lượng là một yếu tô rất quan
Trang 21trọng dé đảm bảo thành công của dự án
+ Mô hình quản lý này vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản lý Một nhânviên có hai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nàotrong trường hợp hai lệnh từ hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau
1.3 Các công cụ quản lý dự án
1.3.1 Sơ đồ mạng PERT/CPM
Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng(CPM) được dùng dé thể hiện mối quan hệ liên tục giữa các công việc, qua đó tínhtoán
đường găng, thời gian dự trữ của các công việc áp dụng trong quản lý tiến độ dự án
Bản chất của PERT/CPM chính là một mạng công việc (thể hiện qua Sơ đồPERT) bao gồm các sự kiện và công việc thường được thê hiện bằng phương phápAOA (phương pháp biểu diễn mạng công việc theo mũi tên) Day là công cụ giúpnhà
quản lý dự án điều tiết các hoạt động của dự án theo một trình tự nhất định (đường
găng) nhằm giúp tiết kiệm tối đa thời gian và tiền của dự án
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các địa phương có thê áp dụng kỹ thuậtnày
dé theo dõi, quan lý tiễn độ các hoạt động của các dự án mà mình được giao quản lý
Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ khó sử dụng cho các dự án có lượng công việclớn nếu
không có sự hồ trợ của các phân mêm quản lý dự án.
( 2 ) aS),
e(4)
a(5)
| + Thời gian thực hiện công việc
Tên công việc
Nguồn: Giáo trình quan lý dự án — NXB Dai học Kinh rễ Quốc dân
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ PERT1.3.2 Sơ đồ GANTT
Sơ đồ GANTT là một trong những công cụ thông minh được sử dụng trongviệc quản lý tiễn độ DA, là sơ đồ dùng dé hién thị, trình bay các công việc theo thời
gian, ngày tháng.
Trang 2213
Nguồn: Giáo trình quan lý dự án — NXB Dai học Kinh té Quoc dân
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ GANTT1.3.3 Biểu đồ đường chéo
Biểu đồ đường chéo: là một công cụ đơn giản dé quản lý tiến độ DA, cho
phép so sánh giữa tiễn độ kế hoạch và tiến độ thực hiện các công việc DA
Tiến độ
0 3 3 6 10 13 thực tế
CVI CV2 CV3
Nguồn: Giáo trình quan lý dự án — NXB Dai học Kinh té Quoc dân
Hình 1.7: Biểu đồ đường chéo
1.3.4 Biểu đồ phụ tải và điều chỉnh đều nguồn lực
- Biểu đô phụ tải nguồn lực: phản ánh sé lượng từng loại nguồn lực cần thiết
theo kế hoạch tiễn độ hiện tại trong một thời kỳ nhất định cho từng công việc hoặc
toàn bộ vòng đợi DA.
Trang 23c(4,5)
2 3 5 thời gian
Nguồn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Hình 1.8: Biểu đồ phụ tải nguồn lực
- Sơ đồ điều chỉnh déu nguồn lực: tối thiéu hóa mức khác biệt về cầu nguồn
lực giữa các thời kỳ băng cách điều chuyên nguồn lực giữa các công việc trong phạm
vi thời gian dự trữ cho phép nhưng không làm thay đổi thời điểm kết thúc DA
Công nhân
6
2 5 Thời gian
Nguồn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Hình 1.9: Sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực
1.3.5 Biểu đồ xương cá
Biểu đồ xương cá là biểu đồ chỉ ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến một
kết quả nào đó trong dự án Biểu đồ thê hiện mối quan hệ giữa các nhóm nguyên nhângiúp phân tích cấu trúc của vấn đề, phát triển kế hoạch giải quyết, khám phá nguyênnhân gốc dễ chứ không chỉ là những hiện tượng Biểu đồ được ứng dụng chủ yếutrong quản lý chất lượng trong đa dạng các nhóm ngành khác nhau như: sản xuất,
dịch vụ, giải quyét vân đê,
Trang 24Nhân tố kết quả
Phương
Môitrường pháp
Hình 1.10: Biểu đồ xương cá
Nguồn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
1.3.6 Lưu đồ quá trình, biểu đồ nhân quả, biểu đồ Parento, biểu đồ kiểm
soát thực hiện, biểu đồ phân bố mật độ
La các công cụ quản lý chất lượng DA nhằm thu thập, phân tích, xử lý số liệu,phục vụ việc lập kế hoạch, đánh giá phân tích quá trình thực hiện, kiểm tra giám sát
quá trình quản lý chất lượng
Nguôn: Giáo trình quản lý dự án - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Hình 1.11: Lưu đồ quá trình quản lý chất lượng
- Microsoft Project: là một phần mềm được phát triển dé hỗ trợ việc QLDA,nhằm phát triển kế hoạch, quản lý ngân sách, theo dõi tiến độ quá trình hoạt động
và số lượng công việc, xác định các công việc cụ thé, sắp xếp thứ tự các công việc,
ước tính nguồn lực cho hoạt động, ước tính thời lượng hoạt động
- BIM: là tiễn trình tạo dựng và sử dụng mô hình thông tin kỹ thuật số (công
nghệ tích hợp thông tin phi hình học của công trình vào mô hình 3D) cho công tác
thiết kế, thi công đến quá trình quản lý vận hành công trình
Trang 251.4 Nội dung của quản lý dự án
1.4.1 Nội dung quản lý dự án theo giai đoạn
1.4.1.1 Giai đoạn xây dựng ý tưởng
Xây dựng ý tưởng DA là việc xác minh bức tranh toàn cảnh về mục tiêu, kếtquả cuối cùng, phương pháp thực hiện kết quả đó và được bắt đầu ngay khi DA bắtđầu hình thành Tập hợp số liệu, xác định nhu cau, đánh giá rủi ro, dự tính nguồn lực,
so sánh lựa chọn DA là những công việc cần được quản lý ở giai đoạn này Quyết
định lựa chọn DA là những quyết định chiến lược dựa trên mục đích, nhu cầu và các
mục tiêu lâu đài của tổ chức, doanh nghiệp Trong giai đoạn này, những nội dung
được xét đến là mục đích yêu cầu của DA, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng, mức độchi phí, độ rủi ro và ước tính nguồn lực can thiết Đồng thời cũng cần làm rõ hơn nữa
ý tưởng DA bằng cách phác thảo những kết quả, phương pháp thực hiện trong điềukiện hạn chế nguồn lực Phát triển ý tưởng DA cần ngắn gọn và được diễn đạt trên
cơ sở thực tế
1.4.1.2 Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển là giai đoạn chi tiết xem việc thực hiện DA ra sao,trong đó chủ yếu tập trung vào công tác thiết kế và lập kế hoạch Đây là giai đoạn
bao gồm những công việc phức tạp nhất của mộtDA Giai đoạn này bao gồm những
nội dung công việc như sau:
- Thành lập nhóm DA, xác định cấu trúc tổ chức DA
- Lập kế hoạch tổng quan
- Phân tách công việc của DA.
- Lập kế hoạch tiễn độ thời gian
- Lập kế hoạch ngân sách
- Thiết kế sản pham và quy trình sản xuất
- Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết
- Lập kế hoạch chỉ phí và dự báo dòng tiền thu
- Xin phê chuẩn thực hiện
Kết thúc giai đoạn này, tiến trình thực hiện DA có thé được bắt đầu Thànhcông của DA phụ thuộc khá lớn vào chất lượng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡngcủa các kế hoạch ở giai đoạn này
1.4.1.3 Giai đoạn thực hiện
Giai đoạn thực hiện gồm các công việc: xây dựng nhà xưởng, công trình, lựa
chọn công cụ, mua sắm thiết bị và lắp đặt Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian
Trang 26và nỗ lực nhất Những vấn đề cần xem xét ở giai đoạn này là những yêu cầu kỹ thuật
cụ thể, so sánh đánh giá lựa chọn thiết bị, công cụ, kỹ thuật lắp rap, mua thiết bị
Kết thúc giai đoạn này, hệ thống được xây dựng và kiểm định dây chuyền sảnxuất vận hành
1.4.1.4 Giai đoạn kết thúcTrong giai đoạn kết thúc, cần thực hiện những công việc như hoàn thành sảnphẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên quan, đánh giá DA, giải phóngnguồn lực Một số công việc cần được thực hiện là:
- Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ liên quan đến DA
- Kiểm tra lại số sách kế toán và tiến hành bàn giao, báo cáo
- Thanh quyết toán tài chính
- Đối với sản xuất cần chuẩn bị và bàn giao số tay hướng dẫn lắp đặt, các
bản vẽ chỉ tiết
- Bàn giao DA, lấy chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành
- Bố trí lại lao động, giải quyết việc làm cho những người từng tham gia
DA.
- Giải phóng và bố trí lại thiết bị
1.4.2 Nội dung quản lý dư án theo lĩnh vực
1.4.2.1 Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối, giám sát tiến độ thời giannhăm đảm bảo thời hạn hoàn thành DA; việc làm này chỉ rõ mỗi công việc cần kéodài bao lâu, khi nào bắt đầu, kết thúc và toàn bộ DA bao giờ sẽ được hoàn thành Mụcđích là làm sao dé DA hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồnlực cho phép, đáp ứng yêu cầu về chất lượng Là cơ sở dé giám sát chi phí cũng nhưcác nguồn lực khác cho công việc DA
1.4.2.2 Quản lý chi phí Quản lý chi phí là quá trình dự toán chi phí, giám sát việc thực hiện chi phí
theo đúng tiễn độ cho từng công việc và toàn bộ DA, tổ chức, phân tích số liệu và báocáo những thông tin liên quan Cần kiểm soát chi phi dé kiểm tra, theo dõi tiễn độ chỉphí, xác định những thay đổi so với kế hoạch nhăm đề xuất các giải pháp dé quản lý
chi phí DA một cách hiệu quả.
Tổng chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và nhữngkhoản tiền phạt vi phạm hợp đồng Trong đó: Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nhâncông sản xuất, chi phí nguyên vật liệu và những khoản chi phí khác trực tiếp liên quan
Trang 27đến công việc thực hiện dự án Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí quản lý, khấu haothiết bị văn phòng, những khoản chi phí cố định và biến đổi khác mà có thé giảm
được nếu thời gian thực hiện dự án được rút ngắn.
Quản lý tổng mức đầu tư: Khi lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản hay lập báocáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xácđịnh tông mức dau tư dé tính toán hiệu qua dau tư xây dựng Tông mức dau tư saukhi được phê duyệt là chi phí tối da mà chủ đầu tư được phép sử dụng dé đầu tư xâydựng công trình và là cơ sở dé chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện
đầu tư xây dựng công trình
Quản lý dự toán công trình: Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được
thâm tra và thâm định Dự toán công trình, hạng mục công trình phải được tính đủcác yếu tô chi phí theo quy định
Quản lý định mức: Chủ đầu tư căn cứ vào phương pháp xây dựng định mứctheo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tô chức điều chỉnh đối với những định mức đã đượccông bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật củacông trình, xây dựng các định mức chưa có trong hệ thống định mức đã được công
bố hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã và đang sử dụng ở công trình
khác để áp dụng cho công trình
Quản lý giá xây dựng công trình: Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giáxây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thécủa công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tong hợp làm
cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình dé quản lý
chi phí.
Quản lý chỉ số giá xây dựng: Chủ đầu tư vận dụng chỉ số giá đã được công bốhoặc thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực xác định chỉ s6 giá xây dựngcho công trình xây dựng đặc thù mà chưa có trong chỉ số giá xây dựng được công bố
dé làm cơ sở lập, điều chỉnh tổng mức dau tu, dự toán xây dựng công trình, giá hợp
đồng xây dựng
Quản lý tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng: Chủ đầu tư căn cứ hợp
đồng đã ký kết với các nhà thầu dé tạm ứng, thanh toán và quyết toán cho các nhà
thầu khi nhà thầu bàn giao khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu chochủ đầu tư và các hồ sơ yêu cầu tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp lệ
Quyết toán vốn đầu tư: Khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo
quyết toán Trong báo cáo phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chỉ phí đầu tư đã thực
Trang 28chúng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch, kiểm soát và đảm bảo chất lượng Ba
hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau Mỗi nội dung xuất hiện ít
nhất môt lần trong mỗi pha của chu kỳ DA và đều là kết quả và là nguyên nhân của
hai nội dung còn lại.
Chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng,
độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thầm mỹ;
an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian
hết thời hạn phục vụ Chất lượng công trình xây dựng thé hiện ở chat lượng quy hoạch
xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình, chất lượng khảo sát,chất lượng các bản vẽ thiết kế
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng củanguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ
phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chi thé hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và
thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công
nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
- Van dé an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ
hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công
nhân, kỹ sư xây dựng.
Trang 29- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới cácyêu t6 môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của cácyếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án
1.4.2.4 Quản lý nhân lực
Là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của các thành viên tham gia DAvào việc hoàn thành mục tiêu DA; nó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng lực lượngnguồn nhân lực của DA
1.4.2.5 Quản lý thông tin
Là quá trình đảm bảo thông suốt nhanh nhất và chính xác các dòng thông tin
giữa các thành viên DA và với các cấp quản lý khác nhau
1.4.2.6 Quản lý rủi ro
Là việc nhận diện các rủi ro của DA, lượng hóa mức độ rủi ro, lên kế hoạch
đối phó và quản lý từng loại rủi ro
1.4.2.7 Quan lý hợp đồng và hoạt động mua bán
Là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, thương lượng, quản lý
các hợp đồng và điều hành việc mua bán trang thiết bị, nguyên vật liệu, dịch vu,
cần thiết đối với DA Quá trình này nhằm mục đích giải quyết vất đề: bằng cách nào
DA nhận được hàng hóa cũng như dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài, tiến
độ, chất lượng cung như thế nào?
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án
Dé biết được du án đầu tư xây dựng đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm,baonhiêu khối lượng công việc Người quản lý dự án cần phải đưa ra các tiêu chidé đánhgiá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, qua đó so sánh thực tế đối vớicác tiêu chínày nhằm mục đích phát hiện các vấn đề tồn đọng Thực hiện các điều chuyên, điềuchỉnh sao cho hợp lý dé dự án được diễn ra đúng như kế hoạch Kết thúc dự án, nhờ
vào các tiêu chí này các thành viên trong ban quản lý dự án có thédanh giá / tự đánh
giá công tác chuyên môn của đồng nghiệp và của bản thân, nhìnnhận các van dé tồnđọng, tiễn hành rút kinh nghiệm dé phục vu cho các dự án saunay Các tiêu chí đượctác giả đề xuất dé đánh giá công tác quản lý dự án dau tư xây dựng là:
- Đạt được mục tiêu của dự án: Dù dự án có hoàn thành đúng han, có chất
lượng tốt và đáp ứng tốt các bất kỳ các tiêu chí nào khác nhưng một khi sai với mụctiêu ban đầu thì dự án đó vẫn được coi là một dự án không thành công
- Tiến độ thực hiện dự án: Được xác định bằng tông thời gian hoàn thành
trên tong thời gian trong kế hoạch dự án đã được đề ra trước đó
Trang 30- Chi phí thực hiện dự án: Được xác định tông chi phí đã quyết toán trên
tong mức dau tư ban dau
- Chất lượng dự án: Được xác định bằng các chỉ tiêu kỹ thuật, mỹ thuật dựán
Qua đó so sánh đánh giá xem liệu chất lượng công trình có đạt được các tiêu chuẩn
về yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật như bản thiết kế ban đầu hay không
- Hiệu quả kinh tế - xã hội dự án: Được xác định bằng sự ảnh hưởng của
công trình dự án sau xây dựng tác động tiêu cực hay tích cực tới kinh tế - xã hội của
địa phương nơi thực hiện dự án.
- An toàn lao động và môi trường dự án: Được xác định bang tông hợp ý
kiến của người dân, báo cáo của giám sát viên Đánh giá xem nhà thầu chính, phụ cóđảm bảo các quy định về an toàn lao động và an toàn môi trường theo quy địnhcủa Bộ
xây dựng hay không.
- Tình hình giải ngân kế hoạch vốn dự án: Được xác định bằng giấy, tờtạm ứng, báo cáo thanh quyết toán cho nhà thầu và các bên liên quan
1.6 Các nhân tố ảnh hướng tới công tác quản lý dự án
1.6.1 Nhân tố khách quan
1.6.1.1 Pháp lý, chính sách
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án công trình nguyên nhân docác quy định, pháp lệnh, các luật và nghị định quy định về công tác quản lý chỉ phí
xây dựng còn chưa thống nhất giữa các văn bản luật và nghị định Các văn bản quy
định giữa trung ương và địa phương còn chưa thống nhất, các quy định giữa các ngành
cũng xảy ra sự trồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định vào
trong công tác quản lý Chính vì vậy việc áp dụng các văn bản Luật và Nghị định vào
công tác quan lý chi phí xây dựng còn gặp nhiều bat cập gây khó khăn trong việc ápdụng, và việc quản lý chi phí dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình
Những chính sách của Nhà nước như tiền lương, bảo hiểm, thuế, nguồn vốn
đầu tư áp dụng cho lĩnh vực xây dựng cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý
chi phí xây dựng công trình.
1.6.1.2 Khoa học, công nghệ
Đối với phương pháp và công nghệ khảo sát thiết kế, thi công lạc hậu, 90% tưvan và nhà thầu cho rằng nó ảnh hưởng đến tiến độ va chi phí dự án nhưng Chủ đầu
tư lại không quan tâm đến vấn đề này.
Việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong khảo sát, thiết kế, thi công xây
Trang 31dựng công trình là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng,tiến độ công trình, làm giảm chỉ phí, nhân lực lao động trong thi công Giúp con người
sử dụng máy móc thiết bị vật liệu mới một cách nhẹ nhàng và chính xác cao, giảm
được thời gian, nhân lực, chi phí.
Ngày nay việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong công tác xây dựng ngày càng được áp dụng rộng dãi, việc sử dụng vật liệu mới có tính hiệu quả cao giảm chi
phí giá thành nhân công là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà xây dựng Khoa họccông nghệ, máy mọc thiết bị áp dụng vào xây dựng nhằm day nhanh tiến độ thi công
năng cao chất lượng xây dựng công trình và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí
xây dựng công trình.
1.6.1.3 Thị trưởng
Sự biến động về giá cả, tiền lương, vật liệu thiết bị làm ảnh hưởng không nhỏ
đến tổng mức dau tư xây dựng công trình Sự thay đổi về giá cả làm cho việc kiểm
soát quản lý chi phí trong xây dựng gặp nhiều khó khăn Ngoài ra còn một số yêu tốảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây dựng công trình như: Thay đổi khốilượng; chỉ phí phát sinh không lường trước; bất khả kháng khác
1.6.1.4 Điều kiện tự nhiên liên quan đến thời tiết, thiên nhiên
Mưa, bão, lũ lụt, động dat ; các yếu tố về điều kiện địa hình, địa chat
cácyêu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tiễn độ thực hiện dự án cũng như tính khả
thi củaviệc thực hiện dự án Có nhiều trường hợp thiên nhiên không ủng hộ, dự
án có thébi phá huỷ; đây là nhóm yếu tô không thể lường trước được
1.6.2 Nhân tố chủ quan
1.6.2.1 Chất lượng nguôn nhân lực làm dự ánViệc quản lý nhân sự trong công tác thực hiện dự án là yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Có một sự tương
đồng khá lớn giữa các bên trong việc nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ
và vượt chi phí của dự án trong giai đoạn thi công, trong đó 4 yếu tô hàng đầu là: Yếu
kém của Ban/công tác QLDA; tô chức quản lý và giám sát yếu kém; khả năng tài
chính của Chủ đầu tư; khả năng tải chính của nhà thầu được sự đồng ý rất cao giữa
các bên Giữa Chủ dau tư và nhà thầu có một sự khác biệt giữa yếu tố đứng đầu: Khả
năng tài chính của Chủ đầu tư đối với nhà thầu; khả năng tài chính của nhà thầu đốivới Chủ đầu tư, điều này cũng là một điều dễ hiểu do mối quan hệ và sự kỳ vọng giữa
hai bên trong dự án Trình độ, kỹ thuật, tay nghề của con người trong việc quản lý và
xây dựng ảnh hưởng rõ đến công tác quản lý chi phí xây dựng công trình
Trang 321.6.2.2 Các công cụ quản ly dự án
Các công cụ quản lý dự án được áp dụng trong quá trình quản lý dự án Các
công cụ quản lý dự án sẽ hỗ trợ cho người quản lý dự án ở nhiều khía cạnh quản lýnhư quản lý chi phí, quản lý thời gian - tiến độ dự án, quản lý chất lượng dự án, Các công cụ này bao gồm: Cấu trúc phân tách công việc WBS; Sơ đồ GANTT; Sơ
đồ mạng PERT/CPM, Mặt khác kết hợp với các kỹ thuật hiện đại chăng hạn như
các phần mềm quản lý dự án sẽ khiến các công cụ quản lý phát huytác dụng tối đa,
nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả quan lý dự án tôi đa
1.6.2.3 Công tác lựa chọn các nhà thấu tư vấn lập dự án, thiết kế, thi CÔNG,
giảm sát thi công xây dựng công trình
Do năng lực của các nhà thầu tư van chưa đáp ứng kịp thời với những thay đổicủa chế độ chính sách, chưa phân tích được các yếu tố tác động từ bên ngoài cũng
như nội lực của dự án, dẫn đến quá trình thực hiện dự án phải điều chỉnh, bổ sung
thiết kế Công tác lựa chọn nhà thầu thi công còn chưa công bằng xác thực, vẫn còntình trạng chỉ định thầu hoặc sắp đặt cho các đơn vị thi công có năng lực yếu không
đáp ứng được nhu cầu của dự án dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, đồng
nghĩa với chi phí thực hiện dự án sé tang cao.
1.6.2.4 Quy định mức chỉ phí dự phòng chưa phù hop
Do biến động của cơ chế thị trường và giá trị đồng tiền luôn trượt giá theo thờigian thi công Một số dự án lại chia làm nhiều giai đoạn thi công khác nhau Trongquá trình thi công kéo dài dẫn đến chi phí tăng cao nhưng chi phi dự phòng trong
công tác lập tông mức đầu tư dự án ban đầu không đủ dé thực hiện dự án, vì vậy phải
điều chỉnh tổng mức đầu tư, một số dự án điều chỉnh còn chậm do thiếu nguồn vốn
vì vậy dự án đi vào quản lý sử dụng không đồng bộ dẫn đến hiệu quả của dự án khôngcao, gây lãng phí nguôồn kinh phí của nhà nước đã đầu tư
Trang 33CHUONG II: THUC TRẠNG CONG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHÓ HƯNG YÊN
2.1 Giới thiệu về Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Hưng Yên
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên Ban quản lý dự án: Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố Hưng Yên.Tên giao dịch: Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố Hưng Yên
Trụ sở giao dịch: Số 568, đường Triệu Quang Phục, phường Hiến Nam, thành
phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hưng Yên được thành lập theoQuyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 26 thang 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân
va chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số
141/2016/NĐ-CP.
Ban Quản lý dự án có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản
riêng theo quy định của pháp luật Ban Quan lý dự án chịu sự chỉ đạo, quản lý trực
tiếp và toàn diện về tổ chức, số lượng người làm việc và hoạt động của UBND thànhphó Hưng Yên; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyênmôn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thâm quyên
Ban Quản lý dự án khi hoạt động phải đăng ký năng lực hoạt động với cơ quan
quản lý xây dựng theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 16/2016/TT-BXD; trường hợpkhi tham gia hoạt động tư vấn xây dựng đối với các dự án không do người quyết địnhđầu tư giao thì phải đủ năng lực hoạt động và ký kết hợp đồng tư van xây dựng theo
quy định của pháp luật và phải thực hiện việc đăng ký lĩnh vực kinh doanh theo quy
định Ban Quản lý dự án có quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, tô chức liên
quan theo quy định của pháp luật.
Trang 342.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA Đầu tư Xây dựng thành phố
Hưng Yên
2.1.3.1 Chức năng
Ban Quản lý dự án thực hiện các chức năng của chủ đầu tư và trực tiếp tô
chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và
người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý, vận hành, khai thác sử
dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao; thực hiện chứcnăng giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, phát triển quỹ đất; làm chủ
đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp khi được UBND tỉnh giao, cụ thể:
a) Làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách, vốnnha nước ngoài ngân sách khi được cấp có thâm quyền giao Căn cứ điều kiện cụthê của địa phương, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho BanQuản lý dự án thực hiện chức năng chủ dau tư đối với từng dự án cụ thé
b) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của
trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
e) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có
đủ năng lực dé thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án
đã được giao.
g) Tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất, tổ chức thực hiện việc giải
phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
h) Lam chủ đầu tư xây dựng hạ tang kỹ thuật cụm công nghiệp khi được UBND
tỉnh giao.
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
1 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:
a) Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng
Trang 35giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
c) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xâydựng và trình thâm định, phê duyệt hoặc tô chức thâm định, phê duyệt thiết kế, dựtoán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thựchiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao
nhận dat đề thực hiện dự án; tô chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và cáccông việc cần thiết khác;
d) Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình đề vận hành, sử dụng:
Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán,
thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành
công trình;
đ) Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theotiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng: thực hiện chế độ
quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;
e) Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức vănphòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sáchđãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý;thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giảitrình chính xác, kip thời về hoạt động của Ban Quản lý dự án theo yêu cầu của ngườiquyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có thâm quyền;
ø) Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá
đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với
người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền
2 Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 vàĐiều 67 của Luật Xây dựng năm 2014;
b) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án dé bảo
Trang 36đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủđầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện
3 Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư kháckhi được yêu cau, phù hợp với năng lực hoạt động của mình
4 Giám sát thi công xây dựng công trình và tham gia hoạt động tư vấn xâydựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, hợp đồng tư vấn xây dựng và có đăng
ký lĩnh vực kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5 Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân dé thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật có liên
quan.
6 Thực hiện các nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất:
a) Lập kế hoạch tô chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của thành phố để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp
d) Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát trién quỹ dat tái định
cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương khi
được UBND tỉnh giao;
đ) Quan lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng
nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất, đất đã thu hồi
e) Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá
đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu;
ø) Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác
gan liền với đất; được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vẫn hoặc thực
hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
7 Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
Trang 37khi được UBND tỉnh giao, gồm:
a) Tham gia điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, báocáo dau tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; tổ chức lập, quản lý quy hoạch chitiết xây dựng cụm công nghiệp;
b) Tổ chức triển khai, quản lý, đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹthuật cụm công nghiệp; đề xuất cơ quan có thâm quyền quyết định phương án huy
động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định;
c) Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và dam bảo hoạt động thường xuyên của hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung và tô chức cung cấp các dịch vụ, tiện ích
trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn thủ tục triển khai các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất di dời vào cụmcông nghiệp; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh trong cụm công nghiệp.
8 Quản lý tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, viên chức, người lao động,tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu, thông tin dữ liệu và các van đề khác có liên quan củaBan Quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào
tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động của Ban Quản
lý dự án theo quy định của pháp luật và quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lýcông tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức
9 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo, thống kê định kỳ hoặc đột xuất về
tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án được giao theo quy
Cơ cau tô chức của Ban Quan lý dự án Dau tư Xây dựng thành phố Hưng Yên
gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc được UBND thành phố Hưng Yên bồ nhiệm 04
bộ phận chuyên môn nghiệp vụ là: Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính
- Kế toán, Phòng Hành chính - Téng hợp Cơ cấu tô chức của Ban Quản lý dự án Dau
tư Xây dựng thành phố Hưng Yên cụ thể như sau:
Trang 38Phòng quản Phòng Tài
(Nguồn: Hành chính, tổng hợp)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban
a) Ban giám đốc Ban quản lý dự án đầu gồm: Giám doc, các Phó giám đốc
- Giám đốc Ban Quản lý dự án là người đứng đầu Ban Quản lý dự án, chịu tráchnhiệm trước UBND thành phó, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về toàn
bộ hoạt động của Ban Quản lý dự án trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
- Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án là người giúp Giám đốc Ban Quản lý dự ánphụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Ban Quản lý dự án phancông, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật
về kết qua công tác được phân công Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được
ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban Quản lý dự án
- Việc bổ nhiệm Giám đốc, các Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND thành phóquyết định theo quy định của pháp luật, quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản
lý công tác t6 chức, cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo phù hợp với quy định vềtiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh lãnh đạo Ban Quản lý dự án.Việc bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyên, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đánhgiá, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với
các chức danh lãnh dao Ban Quan lý dự án thực hiện theo quy định của pháp luật,
quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ, công chức,
viên chức.
b) Các chức danh chủ chốt khác của Ban Quản lý dự án
- Ban Quản lý dự án có Kế toán trưởng do Chủ tịch UBND thành phố bổ nhiệm
theo quy định của pháp luật, quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý công tác
Trang 39dự án Cá nhân đảm nhận thực hiện công việc chuyên môn của Ban Quản lý dự án
phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng Giám đốc
quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 54 Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, cá nhânđảm nhận chức danh chủ chốt của Ban Quản lý dự án còn phải có trình độ ngoại ngữ
phù hợp.
c) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
e Phòng Hành chính - Tổng hợp: bao gồm cả nhiệm vụ Hành chính - Tổng
hợp);
e Phòng Quản lý dự án: bao gồm cả nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và nhiệm vụ kỹ thuật;
e Phòng Tài chính — Kế toán: Tổ chức giám sát hoạt động tài chính theo quiđịnh tại khoản 05 của Luật Kế toán Phòng kế toán có trách nhiệm cùng giám đốckiểm tra toàn điện công tác thu chi trong Ban Quản lý dự án
e Phòng Kế hoạch: Phối hợp chủ chốt với phòng Quản lý dự án dé lập kếhoạch dau tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, kế hoạch mua sắm và kế hoạch chi tiêuBan QLDA, lựa chọn đơn vi tư van thiết kế, thuê tư van giảm sát, thâm tra phần nộidung kinh tế của dự án, nghiệm thu thanh toán giá trị công tác tư vấn đối với khối lượngxây lắp hoàn thành vật tư thiết bị
2.1.4.2 Quyển, trách nhiệm của các thành viên Ban quản lý dự án
a) Quyén và trách nhiệm cia Giám đốc Ban quản lý dự án
- Giám đốc Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành
phố và trước pháp luật về quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban quản lý dự
án và là chủ tài khoản của đơn vi;
- Xây dựng, ban hành Quy chế làm việc và các quy định khác về hoạt động của
Ban quản lý dự án;
- Phân công nhiệm vụ của các Phó Giám đốc và thành viên Ban quan lý dự án;
- Tuyền dụng, bé nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật các chức
Trang 40danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, nhân viên thuộc Ban quan lý du án theo quy
định tại các văn bản hiện hành và phân cấp của UBND thành phó
- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất (nếu có) của Ban quản lý
dự án, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ và của các thành viên Ban quản lý dự án;
- Ký các văn bản, hợp đồng xây dựng với các nhà thầu được lựa chọn, hợp đồng
lao động đối với cán bộ, viên chức, người lao động Ban quản lý dự án;
b) Quyền và trách nhiệm của các Phó Giám đốc Ban quản lý dự án
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Giảm đốc phân công hoặc
ủy quyên; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được
c) Quyên, nghĩa vụ của người lao động
- Được bảo đảm về điều kiện làm việc, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và được hưởng các quyên lợi theo quy định của pháp luật;
- Có quyền đề xuất đóng góp ý kiến, biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao
và xây dựng đơn vi;
- Có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốtpháp luật, chính sách hiện hành và quy chế làm việc của đơn vị; có quyền từ chốithực hiện công việc được giao khi xét thấy công việc đó ảnh hưởng đến uy tín vàquyền lợi của đơn vị, nhưng phải được sự chấp thuận của Trưởng phòng chuyên môn
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng chuyên môn, trước Giám đốc, Phó
Giám đốc phụ trách và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tiêt kiệm, hiệu quả tài sản của don vi.