1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành

255 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHẠM QUÝ ĐẠT

MÔ HINH QUAN TRI CÔNG TY CO PHAN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIEN HANH

Ha Nội — 2022

Trang 2

PHAM QUÝ ĐẠT

MO HÌNH QUAN TRI CÔNG TY CO PHAN THEO PHÁP LUẬT VIET NAM HIEN HANH

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 9 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Nguyên Khánh

TS Bùi Ngọc Cường

Hà Nội - 2022

Trang 3

Toi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu cua riêngtôi Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận an dam bao độtin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa họccủa luận án chưa được công bố trong bat kỳ công trìnhnào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

PHẠM QUÝ ĐẠT

Trang 4

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu - - 2s ®+EeExeE+EeErxerxerered 1

2 Mục đích và nhiệm vu nghiên cứu ¿+55 + *+c<+<sssxeeeeressss 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên eứu 2 2 2 s+s++2 +2 zzxerxee: 4

4 Phương pháp nghiên CỨUu G5 E221 232113 EEEEErerrrerske 6

5 Đóng góp mới của Luận án đối với khoa học chuyên ngành 7 6 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của Dé tài Luận án 7 7 Kết cầu của Luận án ¿- 2 SE EEEEE 2111215111111 21111 xe, 8 PHAN TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TAL 9 1 Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến Dé tài Luan án 9 1.1 Kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cỗ phan và pháp luật về mô hình quản trị công ty C6 phẩm - ccccccccscerees 9 1.1.1 Những kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cỗ

1.12 Những kết quả nghiên cứu ly luận pháp luật về mô hình quản trị công ty CỔ phẲN 5-5-5 SE ESEEEEEEEEEEEEEEEE11E1111111111111111111111 11t 21 1.2 Kết quả nghiên cứu thực trang pháp luật về mô hình quản trị công ty CO phân ở Việt NN@Im G525 SE EEEEE11E112111211111111111.1111 1e 23 1.3 Kết quả nghiên cứu đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cỗ phan ở Việt

2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án

và định hướng nghiên cứu của Luận ắn 55s s++<<cssssssesss 3l

2.1 Những van dé liên quan đến dé tài Luận án đã được giải quyết và được kế thừa trong LUG ÁH - 2 SE SE E111 etrret 31 2.2 Những van dé Luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết 34

Trang 5

3.2 Câu hỏi nghiên cứu va giả thuyết nghiên cứu s5: 40 PHAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU ¿2552 +ESESEE2ESEEEEEEEEEzEererksrered 42 CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE MÔ HÌNH QUAN TRI CÔNG TY CO PHAN VÀ PHÁP LUAT VE MÔ HÌNH QUAN TRI CÔNG TY CO PHẢN - 22-22222222 22211222111222112711122111 11c 42 1.1 Những vấn đề lý luận về mô hình quản tri công ty cỗ phần 42 1.1.1 Khái quát về công ty cổ phâẩMm 5S ccteEEkererrrkerrerrred 42 1.1.2 Khái quát về quản trị công ty cỗ Pan - c+cccscered 51 1.1.3 Khái quát về mô hình quản trị công ty cỗ phân 61 1.2 Những van đề lí luận pháp luật về mô hình quan trị công ty cổ phần

m7 , SS WERE RUN os ec ce OR An 70

1.2.1 Quan niệm về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị công ty cỗ 77; 8E 70

1.2.2 Nội dung pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phân 76 KET LUẬN CHƯNG I 2 SE S£SE‡EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEkrkerkerrkd 84 CHƯƠNG 2 THỰC TRANG PHAP LUẬT VÀ THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE MO HINH QUAN TRI CONG TY CO PHAN O VIET

2.1 Thực trang pháp luật quy định về mô hình quan tri công ty cổ phan

lệ VI, UIT oes nesses cranes aces tre tiuti5i-3/0.85 neers E22405/24015253/1-83232/142LE-eiB01A S6

2.1.1 Thực trạng pháp luật quy định về cơ cau quản lý công ty cỗ phan

2.1.2 Thực trạng pháp luật quy định về cỗ đông và Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ ph N 5-5 5S EEEEEEEEkErerrrererrred S9

Trang 6

2.1.4 Thực trạng pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty CO phẪM - 55T E1 15 1111121121211211111111 111111 1 ke 111 2.1.5 Thực trạng pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong công ty CO phẨH - 5S St EEEE1121211211111111E111 1x 114 2.1.6 Thực trang pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công khai thông tin trong mô hình quản trị công ty CO phẩh -. -cs+cscce: 124 2.1.7 Thực trạng pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong công ty cỗ phan acaaceeeeeeeesseeessnaaceceeeeeeeeseseeenaaaeeeeeeeeeeseeceenaaaaeeeeeees 127 2.1.8 Thực trạng pháp luật quy định về quản lý nhà nước và xử ly vi phạm hành chính trong mô hình quản trị công ty cỗ phan 132 2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cỗ phần ở

M m1 138

2.2.1 Những kết quả dat đưỢC - 5-5 cEEeEEEEEErrkerrrkerrred 138 2.2.2 Những hạn chế, tôn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tôn

/7P@PPEEE 140

KET LUẬN CHƯNG 2 - - SE 1E SE 1811111111111 1111 1xx cxe 148 CHƯƠNG 3 YÊU CÂU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA THI HANH PHÁP LUẬT VE MÔ HÌNH QUAN TRI CÔNG TY CO PHAN Ở VIỆT NAM 5 5c+cccexerxerrxee 150 3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mô hình quan trị công ty cỗ phan

O ViEt NAM 07 aaada(jj|À :( 150

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình quản tri công ty cỗ phần ở Việt Nam -¿- 2 SE E211 111111 xe 153 3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cơ cấu quản lý công ty cổ phM - c1 1121111 ke 153

Trang 7

3.2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Hội đồng quản trị của công ty cổ phâÌM - + Set tEEEEetrterrrrrkee 159 3.2.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng giám doc của công ty cổ phâẩM - 2©5cccccscsrsccee 165 3.2.5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong công ty CO phân c5¿ 167 3.2.6 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công khai thông tin trong mô hình quản trị công ty cỗ phần 170 3.2.7 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong công ty cổ phâhm 5-5 171 3.2.8 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về quan lý

nhà nước và xứ lý vi phạm hành chính trong mô hình quản tri công ty

7.77 RRRRRERERERREREREREREERREE.e l2 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cố phần ở Việt NÑam 2-2-2 +scx+See: 176 3.3.1 Nhóm giải pháp từ phía công ty cỗ phẩm eee: 176

3.3.2 Nhóm giải pháp từ phía cơ quan quan ly nhà nước 184

3.3.3 Nhóm giải pháp từ phía các Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân khác

/8//2/N////7,SEE0000nn808Ầ 185

KET LUẬN CHƯƠNG 43 - 52s SE EEEEEEEEEEEEE111111 1111k, 188 KET LUẬN CUA LUẬN ÁN - St EkEEEEEEEEEEkEEkrkrrkererkee 190 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-2 2s+5s+Ee£x+xe+sez 192 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 203

Trang 8

Công ty cô phan CTCP Công ty niêm yết CTNY Ngân hàng thế giới WB Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD Đại hội đồng cô đông DHDCD Hội đồng quản tri HĐQT Ban kiểm soát BKS Giám đốc hoặc Tổng giám đốc GD/ TGD Công bó thông tin CBTT

Sở Giao dich chứng khoản SGDCK

Tổ chức Tai chính Quốc tế IFC Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCKNN

Trang 9

Quản trị công ty là hoạt động mang tính quan trọng, thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung Vai

trò của quản tri công ty (QTCT) được minh chứng rõ nét thông qua những sự

sụp đồ mang tính “thảm hoạ” của những doanh nghiệp lớn nhất ở những nên kinh tế phát triển nhất, như Tập đoàn Enron, công ty tư van và kiểm toán Arthur Andersen ở Hoa Kỳ, công ty Marconi ở Anh Những trường hợp thực tiễn này cho thấy, QTCT tốt giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và các hành vi gian lận về tài chính, ngăn ngừa được các giao dịch trục lợi cá nhân của các nhà quản lý; tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn lực từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, QTCT tốt còn có vai trò mang tính quyết định giúp công ty kiêm soát được những tác động từ những cuộc khủng hoảng bất ngờ, khi mô hình QTCT hiệu quả đóng vai trò chỉ phối trong việc giúp cho công ty thích ứng được dé dang với những thay đổi không thé lường trước được trong môi trường hoạt động Vai trò này của QTCT có thê rút ra được từ những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực

trong lịch sử.

Vì những vi trí, vai trò quan trọng như vậy, QTCT không chỉ được quan

tâm bởi các doanh nghiệp, mà các quốc gia, tô chức quốc tế cũng đặc biệt lưu ý đến van dé này Ở tầm quốc tế, dé thúc day và nâng cao hiệu quả QTCT, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã phối hợp với các tổ chức khác dé ban hành nguyên tắc QTCT của OECD nhằm hỗ trợ các nước thành viên và không phải thành viên Tính đến nay trên thé giới đã có hơn 200 Bộ quy chế uan trị công ty được xây dung cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ!, ngoài Q g ty y dung quoc g g g

! Số liệu thống kê từ Trang thông tin điện tử của Viện Quản trị công ty Châu Âu, địa chỉ

Wwww.ecgi.org.

Trang 10

ASEAN (ACGS) là một trong những sáng kiến khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACME), được hình thành với mục tiêu đánh giá và nâng cao tiêu chuẩn quan trị của các công ty cô phần (CTCP) của các quốc gia trong khu vực ASEAN, nhăm mang lại hình ảnh quốc tế uy tín hơn cho các doanh nghiệp và thúc đây các doanh nghiệp ASEAN trở thành những tài sản đầu tư có giá tr.

Ở Việt Nam, từ những năm 90 khi thực hiện quá trình cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước, QTCT đã là một trong những nội dung được quan tâm

và được quy phạm hoá Việc ban hành Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999, trai qua nhiều lần thay thé, sửa đối, bố sung vào những năm

2005, 2014, 2020 cùng với những quy định của pháp luật có liên quan khác như

pháp luật chứng khoán, hoạt động QTCT đã ngày càng được củng cô và hoàn

thiện Bên cạnh đó, năm 2019, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)

cùng với hai Sở Giao dịch chứng khoán đã công bố Bộ Nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất đầu tiên của Việt Nam Bộ nguyên tắc được coi là bù đắp được một “lỗ hong” lớn trong khung quản trị, từng bước tiệm cận da số các thị trường khác trên toàn cầu, thé hiện bước tiễn quan trọng của Việt Nam trong việc hướng đến hội nhập các tiêu chuẩn quốc tế nhằm cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực cải thiện về QTCT dưới góc độ pháp lý và các hướng dẫn áp dụng, thực tiễn vẫn cho thấy ở Việt Nam, QTCT vẫn là van dé còn nhiều tôn tại, hạn chế Điều này thé hiện ở kết quả đánh giá của ACME vẻ chất lượng QTCT của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực.

? Những Bộ quy chuẩn có phạm vi ứng dụng quốc tế gồm Các Nguyên tắc quản trị công ty của

OECD; Tuyên bố về Nguyên tắc Quản trị công ty toàn câu của Mạng lưới Quản trị công ty quôc tế(ICGN) và Hiệp hội Quản trị công ty của Khối thịnh vượng chung (CACG).

Trang 11

những hạn chế liên quan đến QTCT, trong đó nguyên nhân chính xuất phát từ việc chưa rõ ràng vai trò của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) cũng như những vấn đề về minh bạch thông tin và tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT).

Từ những ton tại nêu trên, việc tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề pháp luật về mô hình quản trị công ty có tính cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại và tương lai, khi Đảng và Nhà nước tiếp tục định hướng việc đây mạnh cơ cấu lại, đôi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, của nền kinh tế, vị trí và vai trò của hoạt động QTCTT càng trở nên đặc

biệt quan trọng Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài

“Mô hình quản trị công ty cổ phan theo pháp luật Việt Nam hiện hành” làm dé tài luận án tiến sĩ luật hoc, chuyên ngành Luật Kinh tế.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị công ty cô phần; đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về van dé này nhằm đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế và hội nhập quốc tế.

Với mục đích trên, Luận án bám sát vào một số nhiệm vụ nghiên cứu

cơ bản:

Thư nhất, phân tích những quan điểm hiện hành về mô hình quản trị CTCP; từ đó xây dựng nội dung pháp luật về mô hình quản trị CTCP, như: xây dựng khái niệm pháp luật về mô hình quản trị CTCP; xác định cau trúc của pháp luật về mô hình quản trị CTCP.

Tứ hai, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về mô hình quản trị CTCP ở Việt Nam Việc đánh giá được thực hiện chi tiết theo từng

Trang 12

Thứ ba, xây dung các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị CTCP ở Việt Nam, thời điểm hiện nay và tương lai và giải pháp nhằm thực thi hiệu quả mô hình quản trị CTCP trên thực tiễn Những giải pháp được đưa ra cần bám sát và thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật nhằm thúc day sự phát triển bền vững, minh bạch của các CTCP nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Thêm vào đó, các giải pháp được đưa ra cần đảm bảo tính khả thi và có cơ sở khoa học, được dựa trên cơ sở lý luận đã xây dựng và những đánh giá khách quan về thực trạng pháp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm:

Tứ nhất, các quan điểm khoa học, các lý thuyết nền tang đã được các tác giả là cá nhân và các tổ chức công bố trong các công trình nghiên cứu về quan trị công ty nói chung và mô hình quản trị công ty cổ phan nói riêng cả trong nước và quốc tế.

Tứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh mô hình quan trị công ty cô phần Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật doanh nghiệp, được thé hiện trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Trong một số nội dung, Luận án có thê mở rộng đối tượng nghiên cứu sang các quy định của pháp luật chuyên ngành điều chỉnh với công ty đại chúng, công ty niêm yết như pháp luật chứng khoán, pháp luật ngân hàng: tuy nhiên, sự mở rộng nay chỉ mang tính đối chiếu dé làm rõ sự khác biệt trong quy định về mô hình QTCT đối với các loại hình công ty cổ phần đặc biệt với QTCT đối với CTCP thông thường Thêm vào đó, trong quá trình đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt

Trang 13

để có cơ sở đúc rút các kinh nghiệm này thành bài học cho Việt Nam.

3.2 Pham vi nghién cứu

Pháp luật về mô hình quản trị CTCP là van dé có phạm vi tương đối rộng Với mong muốn tập trung làm sâu sắc các quy định có liên quan, nghiên cứu sinh có sự giới hạn về phạm vi nghiên cứu của Luận án như sau:

Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung:

Những nghiên cứu của Luận án hướng tới hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động của các thiết chế cau thành mô hình quản trị CTCP và mối quan hệ của các thiết chế này Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của Luận án vẫn tập trung nhiều nhất là mô hình quản trị của CTCP thông

thường, không di quá sâu vào mô hình quan tri của các CTCP là công ty niêm

yết hoặc CTCP đại chúng Những nội dung được đề cập đối với hai loại CTCP đặc biệt này nếu có sẽ coi như là những điểm khác biệt chặt chẽ hơn so với mô

hình quản trị CTCP thông thường.

Thit hai, phạm vi nghiên cứu về mặt không gian:

Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình quản trị CTCP được thé hiện trong pháp luật doanh nghiệp Như trên đã trình bày, việc đề cập và phân tích tới các quy định pháp luật có liên quan khác chỉ mang tính đối chiếu, so sánh dé làm rõ ý tưởng của nghiên cứu sinh khi phân tích nội dung Đề tài Luận án.

Thứ ba, phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian:

Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình quản trị CTCP đang có giá trị hiệu lực thi hành Những quy định về mô hình quản trị CTCP được pháp luật giai đoạn trước điều chỉnh không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án, tuy nhiên có thê được đề cập khi so sánh, đối chiếu và

đánh giá các quy định pháp luật hiện hành.

Trang 14

dưới góc độ khái quát, Luận án được tiếp cận theo phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác - Lên Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, trong đó chủ yếu sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn; phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh luật học; phương pháp lịch sử và phương pháp tiếp cận hệ thống, cụ thể:

- Phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là Chương 2 nhằm làm rõ nội dung các quy định của pháp luật về mô hình quản trị CTCP Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, Luận án sẽ xây dựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận điểm đã được

đưa ra.

- Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về mô hình quan trị CTCP Bang việc sử dụng những số liệu thực tiễn thông qua phương pháp thống kê, nghiên

cứu sinh sẽ chứng minh, làm rõ được những nhận định được đưa ra.

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập tài liệu, phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về mô hình quản trị CTCP, dé xuất và kiến nghị của các nhà nghiên cứu trong việc hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị CTCP.

- Phương pháp so sánh luật học được áp dụng tương đối phô biến trong việc phân tích các luận điểm Nội dung so sánh chủ yếu bao gồm so sánh các quy phạm hiện hành của Việt Nam với quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới và so sánh giữa các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế Phương pháp này có ý nghĩa rat lớn trong việc đưa ra những

Trang 15

- Phương pháp lịch sử được sử dung dé nghiên cứu quá trình ban hành và sự thay đổi, phát triển của hệ thống pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị CTCP gắn với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng dé xâu chuỗi và tìm ra sự nhất quán giữa các van đề lý luận, pháp luật và thực tiễn liên quan đến pháp luật về mô hình quản trị CTCP Qua đó, Luận án đánh giá, kiến nghị một cách hệ thông và toàn diện các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về van dé này.

5 Đóng góp mới của Luận án đối với khoa học chuyên ngành

- Là Luận án tiễn sĩ luật học nghiên cứu hệ thống và cu thé các van dé lý luận về pháp luật điều chỉnh mô hình quan trị CTCP va các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này.

- Đánh giá khách quan quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh mô

hình quản trị CTCP, trên cơ sở đó, chỉ ra những bất cập còn ton tại trong các

quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp phù hợp và khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về mô hình quản

trị CTCP.

6 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của Đề tài Luận án

Về ý nghĩa khoa học, Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết quản trị công ty cũng như đánh giá tương đối toàn điện những mô hình quản trị CTCP điền hình trên thé giới, đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này Từ những bat cập của pháp luật, Luận án đề xuất những kiến nghị sửa đôi, bô

sung các quy định của pháp luật Những giải pháp mang tính phù hợp và khả

Trang 16

đó, Luận án sẽ góp phần bổ sung tri thức trong ngành khoa học pháp lý nói chung và chuyên ngành luật kinh tế nói riêng về lĩnh vực quản trị công ty và áp

dụng hiệu quả mô hình quản trị CTCP.

Về tính thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án có tính ứng dụng thực tiễn cao Điều này thé hiện: M6t /à, Luận án đóng góp những căn cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị CTCP ở Việt Nam Hai là, Luận án sẽ góp phần vào hệ thống kiến thức pháp ly để các cơ quan quản lý nhà nước, các CTCP và những nhà đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp có thé tham khảo khi tiến hành áp dụng các quy định của pháp luật 7 Kết cầu của Luận án

Ngoài Phần mở dau, Tổng quan vẻ tình hình nghiên cứu Dé tài, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 03 chương:

Chương 1 Những van dé lý luận về mô hình quản tri công ty cô phan và pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần

Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phan ở Việt Nam

Chương 3 Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cô phần ở Việt Nam.

Trang 17

Quản trị công ty nói chung, mô hình quản trị công ty cổ phan nói riêng là những vấn đề đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ kinh tế, góc độ quản trị cho tới góc độ pháp lý Mỗi góc nhìn khác nhau, các công trình nghiên cứu đều thê hiện những kết quả nghiên cứu có thể tương đồng, có thể khác biệt của các học giả Trong phạm vi những công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố mà nghiên cứu sinh được tiếp cận, có thé thay những kết quả nghiên cứu nổi bật liên quan đến dé

tài Luận án như sau:

1.1 Kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cỗ phân và pháp luật về mô hình quản trị công ty cỗ phần

1.1.1 Những kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phan Nghiên cứu lý luận về mô hình quan tri công ty cô phan, có thé thay một số nội dung sau thường được các học giả tập trung nghiên cứu, làm rõ, bao gom:

Thứ nhat, về khái niệm quan tri công ty

Trên thé giới, khi nhắc tới quản trị công ty, đối tượng công ty được xét tới chính là các công ty cô phần — loại hình doanh nghiệp phổ biến và có nhiều van dé đặt ra trong cách thức quản trị dé đảm bảo quyền lợi của các chủ thé có liên quan Về khái niệm, thuật ngữ “quản trị công ty” được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, phân tích đưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau Nhóm tác giả John & Senbet (1998) quan niệm, QTCT là các cơ chế mà các bên liên quan của một công ty thực hiện quyền kiểm soát đối với những người trong công ty

và ban quan lý sao cho quyên lợi của họ được bảo vệ” Giao thoa về mặt phạm

3 John, K & Senbet, L.W (1998), Corporate governance and board effectiveness, Journal of banking,

22 (4), 371-403.

Trang 18

vi khái niệm, OECD (2004) cũng cho rằng, QTCT liên quan đến “một tập hợp các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, HĐQT, cô đông và các bên liên quan khác”* Nhóm tac giả Milosevic cho rang, QTCT dé cập đến cách thức mà các nhà cung cấp tài chính cho các tập đoàn tự đảm bảo thu được lợi tức đầu tư của họŠ Ở Việt Nam, tác giả Hoàng Văn Hải & Trần Thị Hồng Liên (2012) cho răng, QTCT liên quan đến một hệ thống các quy tắc được xây dựng để quản lý các mỗi quan hệ QTCT® Nhóm tác giả Lưu Thị Minh Ngọc (2021 quan niệm QTCT thường liên quan đến (i) các van đề về cơ cau quản lý công ty: các van đề của HĐQT và mối quan hệ giữa HĐQT với các nhà quản lý, cỗ

đông: và (1) lợi ích hoặc mục tiêu của một nhóm tham gia cua công ty.

Ở góc độ rộng hơn, nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận quan niệm về QTCT theo mục đích mà hoạt động này mang lại cho bản thân công ty và các chủ thể

có liên quan Hay nói cách khác, QTCT theo nghĩa rộng là việc bảo đảm sự cân

cân bang giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu cá nhân và tập thê Nhóm tác giả Keasey (1997) cho rang, QTCT là quá trình và cấu trúc được sử dụng dé chỉ đạo và kiểm soát các công việc quản lý của doanh nghiệp để hướng

tới tăng cường sự thịnh vượng và trách nhiệm giải trình của công ty với mụctiêu là hiện thực hoá gia trị lâu dài của các cô đông và các bên liên quan khác.

* Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2004), Các Nguyên tắc quản trị công ty của OECD,

bản quyền dịch của Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam.

° Milosevic, D., Andrei, S., & Vishny, R., W (2015), A survey of corporate governance, The journal

of finance, 52, 737-783.

5 Hoang Văn Hai & Tran Thi Hồng Liên (2012), Chat lượng quản trị công ty theo bộ tiêu chuẩn

Gov-Score: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội,

VNU Journal of Science: Economics & Business, 28 (1).

7 Luu Thị Minh Ngoc, Nguyễn Phương Mai & Đặng Thị Hương (2021), Ứng dụng thẻ điểm quản trị

công ty trong đánh giá công ty cô phan có vốn Nhà nước, nghiên cứu trường hợp tại Công ty cô phần

quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa sô 4, Tạp chí Quản trị kinh doanh, sô 153.2021.

Š Keasey, K., Thompson, S., & Wright, M (1997), Corporate governance: Economic and financial

issues, OUP Oxford.

Trang 19

Theo nhóm tác giả Jensen & Meckling (1976), Byrnes (2003)!° hay Ehikioya

(2009)'', QTCT liên quan đến các quá trình và cấu trúc mà qua đó các thành viên quan tâm đến tình trạng chung của công ty thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích của các bên liên quan QTCT tập trung vào các nguyên tắc, trách nhiệm giải trình, minh bạch, công bằng và trách nhiệm trong việc quản lý công ty Các thé chế QTCT là nỗ lực dé đảm bảo tach bạch quyền sở hữu và quyền kiểm soát — những điều thường dẫn đến các xung đột trong QTCT.

Đề làm rõ khái niệm về QTCT, van dé phân biệt giữa QTCT và quản lý công ty cũng được các học giả quan tâm nghiên cứu Trong Cẩm nang về quản trị công ty cổ phan của IFC (2010) và trong nghiên cứu “The difference

between corporate governance & corporate management”'*cua tac gia Ashe-Edmunds (2012), QTCT va quan lý công ty là hai khái niệm khác nhau, mặc

dù việc sử dụng gây ra nhiều nhằm lẫn về sự trùng khớp Theo đó, quản lý công ty bao gồm các công cụ điều hành công ty theo các chiến lược và định hướng đã dé ra Trong khi đó, QTCT ở tầm cao hơn, liên quan đến cơ cau và các quy trình của công ty nhằm kiểm soát và định hướng công ty dé đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, các nhà đầu tư vốn vào công ty Trong khi đó, nhóm tác gia Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020) trong cuốn sách “Quản trị công ty”

lại quan tâm tới sự khác biệt giữa quản trị công ty và “quản trị kinh doanh”.

Qua sự phân tích của mình, các tác giả cho thấy quản trị kinh doanh chỉ các hoạt động điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do ban điều hành thực hiện, trong khi đó, QTCT hướng tới hoạt động chuyên

? Jensen, M.C., & Meckling, W.H (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs

and ownership structure, Journal of financial economics, 3 (4), 305-360.

'0 Byrnes, N., Henry, D., Thornton, E., & Dwyer, P (2003), Reform: Who’s making the grade a

performance review for CEOs, boards, analysts and others, Business Week (3850).

!' Ehikioya, B.I (2009), Corporate governance structure and firm performance in developing

economics: evidence from Nigeria, The international journal of business in society.

'2 Ashe-Edmunds S (2012), The Difference between Corporate Governance & Corporate

Management, Demand Media.

Trang 20

sâu và có tính tác động, ảnh hưởng rộng hơn như việc giám sát và kiểm soát để bảo đảm việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông và những chủ thể có liên quan khác.

Thứ hai, về mô hình quản trị công ty

Về mô hình QTCT, các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy sự khác biệt về truyền thống văn hoá, hệ thống pháp luật và cấu trúc thị trường von dẫn tới sự khác biệt mô hình QTCT ở từng quốc gia Qua sự tổng hợp các nghiên cứu đã công bó, tác giả Bùi Thị Bích (2015)!? trong công trình nghiên cứu “Sw phát triển mô hình quản trị công ty cô phan ở Việt Nam” chỉ ra hai cách thức phân loại mô hình QTCP cổ phan phổ biến trên thế giới, gồm phân loại mô hình theo xuất xứ địa lý và phân loại mô hình theo chủ thê và đối tượng quản trỊ, cụ thể:

- Theo xuất xứ địa lý, mô hình QTCT cô phần gồm có bốn mô hình: Một là, mô hình Hoa Kỳ Mô hình này xuất hiện trên nền tảng thị trường vốn phát triển năng động, sở hữu công ty được chia tách nhỏ lẻ cho nhiều cổ đông khác nhau và các cô đông này đều đóng vai trò trong việc điều hành công

ty Mô hình quan tri nay được gọi là mô hình quản tri đơn lớp, nghĩa là có

HĐQT nhưng không có ban kiểm soát Trong số các thành viên HĐQT thường

có các thành viên độc lập bên ngoài.

Hai là, mô hình Nhật Bản Mô hình này có sự nôi bật với việc tham gia của các cô đông là pháp nhân như ngân hàng, các quỹ và các công ty lớn , đóng vai trò trung tâm trong quan trị Theo đó, các cô đông lớn này thường được uy quyên thay mặt cô đông giám sát, quan ly các công ty, xem xét các kế hoạch của công ty Trong trường hợp công ty làm ăn yếu kém thì các cổ đông lớn, cụ thé là ngân hàng được uỷ quyên thường can thiệp và có thé buộc công

'3 Bui Thị Bich (2015), Sự phat triển mô hình quản trị công ty cổ phan ở Việt Nam, Luận văn thạc si

Luật học, Đại học Quôc gia Hà Nội, Hà Nội.

Trang 21

ty thay đổi bộ máy điều hành hoặc sửa đổi các chiến lược kinh doanh Các phiên họp của HĐQT thường mang tinh chất phê chuẩn bởi các cô đông nhỏ lẻ được bảo đảm quyền lợi ôn định bởi cô đông lớn nên không quan tâm nhiều tới việc quản trị, điều hành công ty.

Ba là, mô hình Đức Mô hình này ngoài sự tồn tại Hội đồng quản lý, điều hành công ty còn có sự xuất hiện của Hội đồng giám sát Hội đồng quản lý của công ty chỉ có các thành viên bên trong, còn hội đồng giám sát còn có cả

các đại diện khác và các thành viên bên ngoài công ty Người lao động cũng

được khang dinh vi tri trong viéc tham gia diéu hanh công ty khi có thé chiếm

1/3 số ghế trong hội đồng giám sát Chức năng chủ yếu của hội đồng giám sát là chỉ định và bãi miễn các thành viên của hội đồng quản lý và giám sát hoạt

động quản lý.

Bon là, mô hình Pháp Mô hình này ghi nhận vai trò quan trọng của Nhà nước đối với QTCT khi mà chính sách hướng dẫn thương nhân gây ảnh hưởng lớn tới việc điều hành của các CTCP Trong công ty có thể có các công chức nhà nước làm việc cho công ty, rồi quay về làm công chức Nửa sau thế kỷ XX, CTCP ở Pháp có thé lựa chon mô hình quản trị đơn lớp hoặc song lớp, tuy nhiên, vai trò của cô đông trong CTCP vẫn tương đối mờ nhạt Trong khi đó, Nhà nước, ngân hàng và các công ty đối tác lớn hầu hết năm phần QTCT.

- Theo chủ thê và đối tượng quản trị, mô hình QTCT cổ phần gồm có

ba mô hình:

Một là, mô hình hướng vào Nhà nước Sự can thiệp của Nhà nước được

đặc biệt đề cao bởi muốn tránh khỏi những khiếm khuyết lớn của kinh tế thị trường đối với CTCP Mô hình này xuất hiện nhiều ở một số nước sau chiến

tranh hoặc sau các cuộc đại khủng hoảng và ghi nhận sự thành công ở Nhật Bản

và một số nước Châu A khác trong những thập ky cuối của thé kỷ XX Nhược

điêm của mô hình này là vai trò của cô đông bị giảm sút nghiêm trọng và dê

Trang 22

dẫn đến những tham nhũng bởi các công cụ quản trị nằm bên ngoài công ty như tín dụng, ngoại hi

Hai là, mô hình hướng vào nhà quản lý Mô hình này tập trung quyền cho các nhà quản lý chuyên nghiệp có khả năng điều hành công ty tốt nhất Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, mô hình này phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và được ghi nhận vào pháp luật Nhược điểm của mô hình này là chi phí và hoạt

động bị ảnh hưởng bởi những mục đích riêng của nhà quản lý.

Ba là, mô hình hướng vào cô đông Mô hình này tập trung bảo vệ các cô đông, đặc biệt là cô đông thiểu số Mô hình này cho thấy sự dé dang hơn trong việc huy động vốn so với hai mô hình trên, đồng thời, các cổ đông thực hiện hiệu quả việc kiểm soát hoạt động của công ty.

Cũng có những kết quả nghiên cứu tương đồng nhất định, nhóm tác giả Hoàng Văn Hải và Dinh Văn Toàn (2020)'* trong cuốn sách “Quản trị công ty” có những phân tích chi tiết và sâu sắc hơn về mô hình QTCP Theo đó, các tác

giả phân loại mô hình QTCT thành năm nhóm:

Một là, mô hình quản trị công ty dựa theo luật lệ Quốc gia điển hình áp dụng mô hình này là Hoa Kỳ Mô hình của này phản ánh các thông lệ kiếm soát quản trị được yêu cầu ở Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên các nước khác Các công ty được thành lập ở cấp tiêu bang và phải tuân theo luật và các quy định quản trị của tiêu bang đó Tuy nhiên, việc bảo vệ nhà đầu tư, các yêu cầu kiểm toán và việc công bố thông tin tài chính lại là trách nhiệm ở cấp độ

liên bang do Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ giám sát Luật công ty được dựa

trên cơ sở của thông luật hay án lệ xuất phát từ việc lập pháp với một hệ thống án lệ ngày càng phát triển ở cả cấp độ liên bang và bang.

! Hoàng Văn Hải & Dinh Văn Toàn (2020), Quản trị công ty, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.52.

Trang 23

Hai là, mô hình quản trị công ty theo nguyên tắc Quốc gia dién hình áp dụng mô hình nay là Anh và Khối Thịnh vượng chung'Š Giống như Hoa Kỳ, Luật Công ty của Anh và Khối Thịnh vượng chung được dựa theo thông luật (án lệ), xuất phát từ các quy định pháp lý được mở rộng từ án lệ Tuy nhiên, trái ngược với Hoa Kỳ, kiểm soát quản trị trong Luật công ty ở Anh và Khối Thịnh vượng chung được “dựa trên nguyên tắc” Các tập hợp nguyên tắc hay thông lệ kiểm soát quản tri tốt nhất xác định các trách nhiệm của HĐQT chứ không phải luật pháp Các công ty phải báo cáo rằng họ tuân thủ theo tập hợp các nguyên tắc này, nếu không thì phải giải thích lý do tại sao không tuân thủ Đồng thời, việc tự kiểm soát là nền tảng của mô hình này, việc tuân thủ là tự nguyện, với hình phat là bị công bố ra thị trường rằng công ty thất bại trong

quản trỊ.

Ba là, mô hình quản trị công ty kiểu mạng lưới — Keiretsu Nhật Bản Keiretsu là mô hình mạng lưới công ty kết nối với nhau thông qua việc sở hữu chéo đối với các HĐQT có các thành viên kiểm soát quản trị chéo Mô hình kiểm soát quan trị truyền thống kiểu Nhật Bản hướng về các chủ thé có quyền lợi liên quan mà không theo định hướng cổ đông Các nhà đầu tư ít tham gia vào các van dé nội bộ công ty mà quyền lực năm trong mạng lưới Keiretsu.

Luật Công ty Nhật Ban cho phép có các thành viên HĐQT độc lập, các công ty

được thành lập một uỷ ban bên ngoài HĐQT Cho dù mô hình kiểm soát quản trị cơ bản là HĐQT một cấp, nhưng uy ban này có thé được xem là một hình thức của Ban kiểm soát Những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản trì trệ khiến cho mô hình QTCT cũng có những cải cách, đơn cử như thực hiện kiểm soát

quản tri theo phong cách Mỹ.

'5 Khối Thịnh vượng chung các quốc gia (Commonwealth of Nations) là một tổ chức liên Chính phủ

của 54 quốc gia thành viên, hau hét từng là lãnh thô của Anh như Uc, An Độ, Canada, New Zealand,

Nam Phi, Singapore

Trang 24

Bon là, quản tri công ty theo kiểu gia đình Mô hình này điển hình ở Châu A với ba kiểu quản trị tiêu biểu: (i) Các công ty “Hoa Kiều” “Hoa Kiều” là thuật ngữ mô tả các doanh nhân sốc Hoa, thực hiện hoạt động làm ăn, kinh doanh trong mối liên kết mật thiết của những cộng đồng người Hoa di dân từ đại lục sang các nước Đông Nam Á Trong các công ty của người Hoa, HĐQT thường đóng vai trò hỗ trợ cho việc thực hiện quyền lực thực sự - quyền lực

được thực hiện thông qua các mối quan hệ của những nhân vật chính, đặc biệt

là những người đứng đầu và các thành viên khác trong gia đình trong các vị trí điều hành cấp cao; (ii) Các công ty gia đình kiêu Hồng Kông — Singapore, mô hình quan tri là sự pha trộn của Luật Công ty tại Anh, Mỹ và hệ thống tiễn bộ nhất Châu A (iii) Các tập đoàn kiêu Chaebols Hàn Quốc Các tập đoàn Chaebol ở Hàn Quốc hình thành sau Thế chiến thứ II khi Chính phủ cung cấp các khoản vay với các điều khoản hấp dẫn cho các công ty gia đình, dẫn tới sự lớn mạnh của các công ty thành những tập đoàn lớn gồm nhiều công ty liên kết Ngay cả các công ty được niêm yết cũng thường được điều hành bởi những tập thê gia đình thống trị trong tập đoàn Khi các công ty thu hút vốn đầu tư bên ngoài, vai trò của gia đình vẫn được duy trì thông qua HĐQT gồm các thành viên nội bộ

hay “người nhà” trong gia đình Tuy nhiên, các Chaebol là nguyên nhân của

khủng hoảng tài chính năm 1997 — 1998 ở Hàn Quốc, do đó, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tái cau trúc các tập đoàn này.

Năm là, mô hình hội động quản trị một cấp và hai cấp Mô hình một cấp bao gồm DHDCD; HĐQT, Ban Giám đốc (Ban điều hành) và có Uy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT Mô hình này không có Ban kiêm soát, nhưng có các thành viên HĐQT độc lập đóng vai trò giám sát và năm giữ Uy ban kiểm toán Mô hình hai cấp bao gồm DHDCD, HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Giám

đôc.

Trang 25

Có điểm tương đồng với các công trình trên, đồng thời có sự khái lược mô hình QTCT cổ phan, trong nghiên cứu “Quản trị công ty cổ phan của các quốc gia trên thé giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tac giả Nguyễn Hữu Trinh (2022)'5 chỉ ra răng trên thé giới có hai mô hình QTCT cơ bản là mô hình hội đồng một tầng (đơn lớp) và mô hình hội đồng hai tầng (song lớp), cụ thê:

Một là, mô hình hội dong một tang (don lớp): Mô hình này được ghi nhận trong quy định của pháp luật công ty một số nước như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada đa phan la các nước thuộc hệ thống thông luật

(common law).

Hai là, mô hình hội dong hai tang (song lóp): Mô hình này được ghi nhận trong quy định của pháp luật công ty các nước như Đức, Áo, Thuy Sĩ, Hà Lan Theo mô hình này, việc quản lý, điều hành CTCP được phân chia cho hai co quan là HDGS và HĐQT, như một thiết chế hai tầng, trong đó, HDGS nam ở tang trên DHDCD tiến hành bau chọn thành viên của HDGS, nhưng người lao động cũng có quyên lựa chọn thành viên của HDGS theo đạo luật về

sự tham gia của người lao động vào QTCT.

Thứ ba, về nguyên tắc và nội dung của quản trị công ty cỗ phần Có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tiếp cận về QTCT thông qua hệ thống các nguyên tắc, dựa trên nguyên lý về việc không có mô hình QTCT tốt nhất, chỉ có những yếu tố chung cần xác định dé làm nền tảng cho QTCT tốt Bộ nguyên tắc về quản tri công ty

cua OECD (Principles of corporate governance)'’ được hoàn thiện năm 2004,

'6 Nguyễn Hữu Trinh (2022), Quan trị công ty cô phần của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Công thương, sô 1, thang 1.2022.

'7 Tô chức Hợp tác và Phát triên kinh tê - OECD (2004), tldd.

Trang 26

cập nhật năm 2015 với sáu nguyên tắc cơ ban'’ Mục đích của Bộ Nguyên tắc

là giúp Chính phủ các nước thành viên và không thành viên của OECD đánh

giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức và quản lý cho QTCT ở quốc gia họ và cung cấp các hướng dẫn và khuyến nghị cho thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, công ty và các bên khác có vai trò trong quá trình phát triển QTCT tốt.

Dựa trên Bộ nguyên tắc này, năm 2019, UBCKNN Việt Nam cũng đã ban hành Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất!? Bộ nguyên

tắc gồm 10 nguyên tắc với các khuyến nghị chỉ tiết về các thông lệ tốt nhất, tập trung giải quyết các van dé ưu tiên trong thực thi QTCT của các doanh nghiệp Việt Nam Sáu trong số mười nguyên tắc tập trung vào chức năng hoạt động của HĐQT - lĩnh vực đòi hỏi phải cải thiện hơn nữa tại nhiều doanh nghiệp trong nước Bốn nguyên tắc còn lại gồm các lĩnh vực như môi trường kiểm soát, công bố thông tin và minh bạch, quyền của cô đông và quan hệ với các bên có quyên lợi liên quan Bộ Nguyên tắc cũng gồm các điều khoản liên quan tới kinh doanh có trách nhiệm như thúc day đa dạng giới và khuyến khích sự tập trung mạnh mẽ hơn vào các vấn đề môi trường và xã hội trong HĐQT Mục tiêu ra đời của Bộ Nguyên tắc là thúc đây thị trường vốn và sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đưa ra các khuyến nghị về thông lệ QTCT tốt nhất theo OECD với chủ thé trọng tâm áp dụng là các công ty đại chúng tại Việt Nam Về mặt ý nghĩa, với những tiêu chuẩn cao hơn yêu cầu tối thiểu theo quy định của pháp luật, Bộ Nguyên tắc khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các

!8 Sáu nguyên tắc cơ bản của Bộ Nguyên tắc về quan tri công ty của OECD gồm: 1 Bảo đảm cơ sởcho một khuôn khổ quan tri công ty hiệu qua; 2 Quyền của cổ đông, đối xử công băng với cé đôngvà các chức năng sở hữu cơ bản; 3 Các nhà đầu tư tô chức, thị trường chứng khoán và các trung giankhác; 4 Vai trò của các bên có quyên lợi liên quan trong quản trị công ty; 5 Công bố thông tin vàtính minh bạch; 6 Trách nhiệm của Hội đồng quản tri.

!? Uy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam & IFC (2019), Bộ Nguyên tắc quản trị công ty theo

thông lệ tốt nhất — Dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam, Hà Nội, tháng 8.2019.

Trang 27

thông lệ quốc tế tốt nhất, đồng thời giúp Việt Nam hội nhập với các thị trường ASEAN - nơi đã có các bộ nguyên tắc tương tự từ lâu.

Dựa trên Bộ nguyên tắc về QTCT của OECD, nhiều học giả đã công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của hoạt động QTCT Chang han, trong nghiên cứu “/mpact of internal governance mechanisms on

corporate performance in deposit money banks in Nigeria’, tác giả Chechet

LL và các cộng sự (2013)”° xem xét yếu tô về quản trị nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm HĐQT và BKS và rút ra kết luận rằng các yếu tố thiết yếu của cơ chế quản trị nội bộ như HĐQT, BKS có ảnh hưởng đáng ké đến hoạt động quan trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Nigeria Cũng đồng quan điểm này, tác giả Al-Tamini H va Charif H (2012)?! trong công trình nghiên

cứu “Corporate governance practices and the role of the board of directors:

evidence from UAE conventional and Islamic banks” đã chi ra va phân tích vai

trò của Ban lãnh đạo công ty trong việc triển khai hiệu quả công tác QTCT Thứ ba, về vai trò của quan trị công ty cổ phan

Vai trò của QTCT, các mô hình QTCT cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phân tích Nhóm tác giả Minh & Walker (2008) cho rằng, QTCT hiệu quả nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài va góp phan phát triển kinh tế bền vững”? Theo OECD (2004), QTCT là yếu tố then chốt dé đây mạnh hiệu quả thị trường, phát triển kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư.

Vai trò của QTCT còn được nhiều học giả đặt trong mối tương quan với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường giao dịch

?° Chechet ILL và cộng sự (2013), Impact of intermal governance mechanisms on corporate

performance in deposit money banks in Nigeria, /nternational Journal ofArts and Commerce, Vol.2,No.8, p.35-46.

71 Al.Tamini H & Charif H (2012), Corporate governance practices and the role of the board of

directors: evidence from UAE conventional and Islamic banks, Corporate Ownership & Control,Vol.10, No.2, p.207-213.

? Minh, T.L & Walker, G (2008), Corporate governance of listed companies in Vietnam, Bond

L.Rev.20, 1.

Trang 28

chứng khoán Tac giả Nuryaman N (2012) trong nghiên cứu “The influence of

corporate governance practices on the company’s financial performance:Studies on the companies surveyed by IICG and listed on the Indonesia stock

exchange”? dựa trên quy mô mẫu của 43 doanh nghiệp trong danh sách xếp hạng quản trị doanh nghiệp trong năm 2007 — 2009 và được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Indonesia, kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn QTCT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Nghiên cứu dựa trên 20 công ty niêm yết tại Malaysia, tac giả Marn J.T.K và Romuald D.F (2012)?

thông qua nghiên cứu “Zhe impact of corporate governance mechanism and

corporate performance: A study of listed companies in Malaysia” cho thay quy mô của HĐQT và các biến cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đáng ké đến hiệu suất của công ty Ở Sri Lanka, nhóm tác giả Guoa Z và Kgad U (2012)? trong công

trình nghiên cứu “Corporate governance and firm performance of listed firms

in Sri Lanka” cũng rút ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của cơ chế QTCT đến hiệu quả hoạt động của các công ty, được minh chứng từ việc nghiên cứu kết quả kinh doanh của 174 công ty niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán ở Sri

Lanka trong năm tài chính 2010.

Thứ tư, về những yếu tố chi phối tới mô hình quan tri công ty cỗ phần

Theo OECD (2004), QTCT chỉ là một phần trong những vấn đề liên quan đến công ty, do đó, QTCT chịu sự tác động, ảnh hưởng của vô số các yếu tố, từ môi trường pháp ly, quản lý, t6 chức, cho tới những yếu tô như đạo đức

kinh doanh, ý thức của công ty vê các lợi ích môi trường và xã hội của cộng

3 Nuryaman N (2012), The influence of corporate governance practices on the company’s financial

performance: Studies on the companies surveyed by IICG and listed on the Indonesia stock exchange,Journal of Global Business & Economics, Vol.5, No.1, p.1-17.

2 Marmn J.T.K & Romuald D.F (2012), The impact of corporate governance mechanism and corporate

performance: A Study of listed companies in Malaysia, Journal for the Advancement of Science &Arts, Vol.3, No.1, p.31-45.

°5 Guoa Z va Kgad U (2012), Corporate governance and firm performance of listed firms in Sri

Lanka, Procedia — Social and Behavior Sciences, Vol 40, pp.664-667.

Trang 29

đồng noi công ty hoạt động Trong Bộ Nguyên tac quản tri công ty của minh, OECD tập trung vào vấn đề quản trị bắt nguồn từ việc tách rời quyền sở hữu và quyền kiểm soát, với cách tiếp cận rộng lớn hơn đối với sự vận hành của cơ chế kiểm soát và cân băng quyền lực.

Đi theo một hướng đi tương đối mới dé nhận diện yếu tố chi phối tới

mô hình QTCT, nghiên cứu “Outside directors, corporate governance and firmperformance: Empirical evidence from India’ của nhóm tac gia Kumar N va

Singh J.P (2012)”° đã mang lại ý nghĩa quan trong trong việc xây dựng mô hình

HĐQT cho các doanh nghiệp ở Ấn Độ Theo đó, các tác giả đã chỉ ra và phân tích hiệu quả của giám đốc bên ngoài vào HĐQT của các công ty phi tài chính tại An Độ Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giám đốc độc lập có tác động tích cực đến việc tạo ra giá trị doanh nghiệp Kết quả này cũng tương thích với quan điểm của Al-Najjar B (2014) trong nghiên cứu “Corporate governance,

tourism growth and firm performance: Evidence from publicly listed tourism

firms in five Middle Eastern countries” Cụ thé, các tac giả đã chi ra rằng tinh độc lập cua ban giám đốc có tác động tích cực đến hoạt động của công ty, thé hiện rõ nét thông qua vai trò của các giám đốc độc lập trong HĐQT.

1.1.2 Những kết quả nghiên cứu lý luận pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận tới khái niệm về QTCT, QTCT cổ phan, trong quá trình làm rõ những vấn đề này, các học giả có thể phân tích tới nội dung về mô hình

QTCT cô phân Do đó, nghiên cứu độc lập về mô hình QTCT có số lượng tương

? Kumar N & Singh J.P (2012), Outside directors, corporate governance and firm performance:

Empirical evidence from India, Asian Journal of Finance and Accounting, Vol.4, No.2, p.39-55.

27 AI-Najjar B (2014), Corporate governance, tourism growth and firm performance: Evidence from

publicly listed tourism firms in five Middle Eastern Countries, Tourism Management, Vol.42, p.342-351,

Trang 30

đối han chế Thêm vào đó, những nghiên cứu về QTCT, mô hình QTCT cô phần cũng chủ yêu phân tích dưới góc độ kinh tế, góc độ quản trị, những nghiên cứu dưới góc độ pháp lý về van dé này khá it ỏi Mặc dù, các nghiên cứu đều có đề cập tới vai trò, sự cần thiết của việc điều chỉnh băng pháp luật và hoàn thiện pháp luật đối với QTCT, mô hình QTCT cổ phan Chang hạn công trình

nghiên cứu “Stock market listing and corporate policy: Evidence from reforms

to Japanese corporate law” của Masanori O (2017)* tập trung nghiên cứu

chính sách doanh nghiệp và hoạt động niêm yết trên thị trường chứng khoán của các công ty đại chúng tại Nhật Bản trong bối cảnh cuộc cải cách luật doanh nghiệp Nhật Bản Tác giả nhận định răng, cải cách pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, trong đó có pháp luật điều chỉnh liên quan đến QTCT có tác động đến

chính sách và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung.

Có những công trình nghiên cứu pháp luật về QTCT cô phan cũng đã thé hiện kết quả nghiên cứu của tác giả về khái niệm pháp luật về QTCT cổ phan, don cử như tác giả Hà Thị Hồng Anh (2015)”? trong nghiên cứu “Pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiên áp dụng tại công ty cổ phan truyền thông Đại Dương” Theo đó, pháp luật về quản trị công ty cô phan là tông thé các văn bản quy phạm của pháp luật điều chỉnh về việc vận hành và kiểm soát công ty cô phần Tuy nhiên, những phân tích sâu hơn về đặc điểm, nội dung của pháp luật về QTCT cô phan lại chưa được tác giả nghiên cứu một cách thấu đáo Nhóm tác giả Viên Thế Giang và Nguyễn Trung Kiên (2017)?° quan tâm đặc biệt tới quản trị NHTM cổ phan và quan niệm, pháp luật điều chỉnh quan hệ phat sinh trong hoạt động quản trị NHTM cổ phần ở Việt Nam được nhìn

°8 Masanori Orihara (2017), Stock market listing and corporate policy: Evidence from reforms to

Japanese corporate law, Pacific — Basin Finance Journal, Vol 43, p.15-36.

? Hà Thị Hồng Anh (2015), Pháp luật về quan trị công ty cổ phan và thực tiễn áp dung tại Công tycổ phần truyền thông Đại Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.

30 Viên Thé Giang & Nguyễn Trung Kiên (2017), Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cỗphần ở Việt Nam — Thực trang và phương hướng hoàn thiện, Tap chi Ngân hàng, số 19.2017.

Trang 31

nhận là tổng thé các quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nha nước có thâm quyền trong đó xác lập các quy tắc xử sự cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản trị NHTM cổ phan Các tác giả cũng nhấn mạnh, khuôn khổ pháp luật này có thé phân loại thành các quy phạm pháp luật quản trị chung áp dụng với các CTCP; khuôn khổ pháp luật quản trị công ty áp dụng đối với các công ty niêm yết và khuôn khổ pháp luật quản trị áp dụng đối với các NHTM cổ phân.

1.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phân ở Việt Nam

Thực trạng pháp luật về mô hình QTCT cô phan và thực tiễn thực hiện mô hình QTCT ở Việt Nam đã được nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu quan tâm phân tích, chỉ ra những điểm đạt được và những điểm còn tồn tại, có thé ké tới một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Dưới góc độ tô chức, Tô chức Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC) và Uy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã xuất bản

”3! một tài liệu đóng vai trò quan trọng

“Cẩm nang quản trị công ty cổ phan

trong việc định hướng cho khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hướng tới các chuan mực Quan tri công ty tốt nhất Cuốn Cam nang đã tập hợp và phân tích một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn điện các quy định pháp luật về QTCT ở nước ta giai đoạn năm 2010 Đồng thời, Cam nang giới thiệu các thực tiễn, các thông lệ tốt trên thế giới về quản trị công ty, phân tích so sánh thực tiễn ở nước ta với thực tiễn tại một số quốc gia có hoàn cảnh tương tự Từ đó, Cam nang da đưa ra một số giải pháp dé hoàn thiện công tác quan tri công ty trong điều kiện và khuôn khổ pháp luật ở Việt Nam Tuy nhiên, cuốn Cam nang được xuất bản năm 2010, do đó, những văn bản pháp luật được sử dụng để nghiên cứu, phân

3! Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước & Tổ chức Tài chính Quốc tế (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Chương

trình Tư vân cua IFC tại Dong A — Thái Binh Dương, Hà Nội, 2010.

Trang 32

tích trong Cam nang tinh dén nay da hét giá trị hiệu lực thi hành, ví dụ như Luật

Chứng khoán năm 2006, sửa đôi năm 2010; Luật Doanh nghiệp năm 2005; Bộ luật Dân sự năm 2005 Vì vậy, một SỐ phân tích, khuyến nghị được đưa ra trong Cam nang đã không còn tinh giá trị tham khảo ở thời điểm hiện nay.

Trong Báo cáo Quản trị công ty Việt Nam theo thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN, kết quả đánh giá 05 năm 2012 — 201722, diém số QTCT đạt

được của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2017 so với năm đánh giá

trước đó đã có những tiến bộ rõ nét trong hầu hết các lĩnh vực của QTCT Tuy nhiên, mức độ tiễn bộ này vẫn còn hạn chế, chưa thực sự giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn lên đạt các chuẩn mực cao của ASEAN Mức điểm trung bình 41.3 điểm còn cách rất xa so với mức điểm cao nhất có thê đạt được của Thẻ điểm QTCT ASEAN là 130 điểm.

Theo tác giả Lê Vũ Nam (2012)? trong bài viết “Đánh gid khung pháp lý về quản trị công ty và các kiến nghị hoàn thiện”, ở Việt Nam, khung pháp lý về QTCT đã được hình thành và từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, một số bất cập còn tôn tại trong các quy định về QTCT như: cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động QTCT đại chúng tại Việt Nam chưa thống nhất và đồng bộ; Quy chế QTCT năm 2007 có đối tượng áp dụng khá hẹp và bộc lộ nhiều khiếm khuyết; Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo tính phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005 Có thể thấy, những đánh giá của tác giả tương đối đa chiều và có tính thuyết phục khi chỉ ra sự mâu thuẫn, bất cập của pháp luật về QTCT Tuy nhiên, do công trình nghiên cứu được công bồ cách đây gần chục năm, hệ thống văn bản pháp luật về QTCT ở

3 Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tai trợ (2017), Báo cáo Quan trị công ty Việt

Nam theo thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN, kết quả đánh gia 05 năm từ 2012 — 2017; hợp

tác cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thuy Sỹ (SECO).

3 Lê Vũ Nam (2012), Đánh giá khung pháp lý về quản trị công ty và các kiến nghị hoàn thiện, Tap

chí Nghiên cứu lập pháp, số 14 (222), tháng 7.2012.

Trang 33

Việt Nam cũng đã trai qua nhiều lần thay thé, sửa đổi, bổ sung, nên nhiều đánh giá của tác giả không còn mang tính cập nhật và phù hợp với thực tế hiện nay.

Dựa trên các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, tác giả Mai Ngọc (2019)** trong nghiên cứu “Mộ số vướng mắc và định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay” nhận định rang Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định tương đối rõ, phù hợp và góp phần tạo khung pháp ly dé hình thành một cơ chế quản trị có hiệu quả cho các công ty Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra và phân tích những điểm còn hạn chế của pháp luật trong các quy định về: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014; kiểm soát viên tại Điều

103, 105 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Trong nghiên cứu toàn diện về QTCT của nhóm tác giả Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020), các tác giả nhận định khuôn khổ pháp lý cho QTCT

tại Việt Nam có một số nét đặc trưng riêng bắt nguồn từ lịch sử và quá trình

phát triển kinh tế Đồng thời, những đặc điểm lịch sử, văn hoá và hệ thông pháp luật điều chỉnh đều có ảnh hưởng tới khuôn khổ QTCT và việc tuân thủ, thực hành của các doanh nghiệp Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề QTCT đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà xây dựng chính sách, pháp luật về doanh nghiệp, tuy nhiên, khái niệm “QTCT” vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam Vẫn có khoảng cách rất xa giữa chính sách, các quy định pháp luật và thực tiễn trong QTCT Hoạt động này vẫn còn nhiều điểm yếu kém và hạn chế Về đánh giá QTCT, sau một thời gian tham gia Dự án Đánh giá thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN, điểm số của các công ty niêm yết Việt Nam đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn đạt điểm thấp nhất

và dưới mức trung bình so với các nước tham gia trong khu vực ASEAN.

34 Mai Ngọc (2019), Mét số vướng mắc và định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị

công ty ở Việt Nam hiện nay, bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, truy cập tại địachỉ https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2492 ngày 01.04.2021.

Trang 34

Tập trung vào quy định của pháp luật chứng khoán về QTCT đối với

công ty đại chúng, tác giả Lê Trung Hải (2020)?” trong nghiên cứu “Quy định

về quan trị công ty đối với công ty đại chúng tại Luật Chứng khoán năm 2019” ngoài việc khái quát về sự thay đổi và phát triển trong pháp luật chứng khoán về QTCT đại chúng, tac gia đã nhận định, Luật Chứng khoán năm 2019 với nhiều quy định mới nhằm ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, đảm bảo thị trường là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trong của nền kinh tế, bảo đảm hiệu quả dau tư và niềm tin của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn những nhóm công ty hoặc một công ty điển hình, cụ thé dé phân tích, từ đó khái quát hoá dé làm rõ thực tiễn

mô hình QTCT ở Việt Nam Xét theo loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp

nhà nước sau cô phần hoá là nhóm nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, công tác QTCT tại các DNNN sau cô phan hoá vẫn còn nhiều bat cập cần được khắc phục bên cạnh một số thay đổi tích cực, chang hạn như trong nghiên cứu “Thue trạng quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phan hod tại Việt Nam” của tac giả Hoàng Anh

Duy và Lê Việt Anh (2013)°° Xét theo lĩnh vực kinh doanh, hoạt động QTCT

của chủ thê kinh doanh tiền tệ thu hút được nhiều nhà nghiên cứu hơn cả Một số công trình nghiên cứu điền hình như “Quản tri công ty trong các ngân hàng thương mại cổ phan Việt Nam” của tac giả Hạ Thị Thiều Dao (2012);

“Corporate governance and performance in Vietnamese commercial banks”

35 Lê Trung Hải (2020), Quy định về quản trị công ty đối với công ty dai chúng tại Luật Chứng khoán

năm 2019, Tap chí Tài chính, kỳ | thang 3.2020.

3 Hoàng Anh Duy & Lê Việt Anh (2013), Thuc trang quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cô 3 phan

hoá tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương — Viện Kinh tế và thương mại quốc tế.

37 Hạ Thị Thiều Dao (2012), Quản trị công ty trong các ngân hàng thương mại cô phần Việt Nam,

Tạp chí Kinh tế phát triển, số 178, tháng 4.2012, tr.10— 17

Trang 35

của nhóm tác giả Đào B va Hoàng G (2012)°8; “Phát triển bộ chỉ số CGI — Quản trị công ty - ứng dụng cho một NHTM Việt Nam” của tác giả Trần Thị

Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh (2013)??; “Quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp

với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2016)'9 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều kết luận, tinh

minh bạch và trách nhiệm giải trình của HĐQT trong các NHTM cao hơn so

với các doanh nghiệp thông thường Tuy nhiên, nếu so với các tiêu chuẩn về QTCT thì các NHTM ở Việt Nam van còn nhiều hạn chế, do đó, cần có nhiều giải pháp dé nâng cao chất lượng QTCT tại các NHTM, nhất là khuôn khổ pháp lý cần tăng tính minh bạch và cần có chuân mực cho các báo cáo của HĐQT.

Tiếp cận từ QTCT niêm yết, tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (2016)*! trong bài nghiên cứu “Kinh nghiệm quản trị công ty niêm yết tại Thái Lan và một số đề xuất cho Việt Nam” nhận định, hoạt động QTCT niêm yết ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong giai đoạn 2007 — 2013 Về mặt pháp lý, Việt Nam đã không ngừng cải thiện khung pháp luật về QTCT giúp cải thiện

tình hình tuân thủ và thực thi QTCT ở các công ty đại chúng tại Việt Nam, góp

phân rút ngắn khoảng cách so với thế giới Về mặt thực tiễn, chất lượng thực hành QTCT ở Việt Nam ngày càng tốt hơn, thê hiện thông qua điểm QTCT của

Việt Nam theo báo cáo của ACME không ngừng tăng lên giai đoạn 2011 —

2013, từ 28.4 điểm năm 2011 lên 35.1 điểm năm 2013 Tuy nhiên, mức điểm này vẫn là mức thấp nhất trong 06 quốc gia thành viên ASEAN được khảo sát, đòi hỏi cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn từ doanh nghiệp, nhà quản lý và thị

38 Dao B & Hoang G (2012), Corporate governance and performance in Vietnamese commercial

banks, Journal of Economics and Development, 14, No.2, pp 72 — 95.

3° Trần Thi Thanh Tú & Pham Bảo Khánh (2013), Phát trién bộ chỉ số CGI — Quản tri công ty - ứng

dụng cho 1 NHTM tại Việt Nam, Tap chí Kinh tế phát triển, sô 3.2013.

40 Nguyễn Mạnh Hà (2016), Quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của các ngânhàng Việt Nam, Tap chi Tài chính, ky Il, số thang 7.2016.

*! Nguyễn Thị Minh Châu (2016), Kinh nghiệm quản trị công ty niêm yết tại Thái Lan và một số đềxuất cho Việt Nam, bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, truy

cập tại địa chỉ https://gec.edu.vn/tong-hop/quan-tri-cong-ty-va-mot-so-de-xuat-cho-viet-nam.htmlngày 01.04.2021.

Trang 36

trường để có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách, theo kịp được trình độ phát triển của khu vực và thế giới về QTCT.

Nhóm tác giả Lưu Thị Minh Ngọc (2021), thông qua nghiên cứu trường

hợp tại CTCP quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 4, dựa trên thẻ điểm QTCT — một công cụ hữu ich dé đo lường sức khoẻ của một CTCP, nhóm tác giả thay rằng, QTCT mới dừng ở góc độ tuân thủ luật Đây cũng là kết quả tương đồng với kết quả khảo sát chung đánh giá đối với CTCP tại Việt Nam của Vietnam Listed Company Awards (2018) Những điểm hạn chế được chỉ ra như tính độc lập của HĐQT, BKS chưa rõ ràng, chưa có sự đa dạng về giới tính và tudi trong HĐQT, BKS, công bố thông tin không day đủ trên trang chính của công ty, trong báo cáo QTCT chưa phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch

hoạt động của HĐQT

1.3 Kết quả nghiên cứu dé xuất nhằm hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cỗ phan ở Việt Nam

Thứ nhat, về đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty cố phan ở Việt Nam

Hau hết các nhà nghiên cứu đều khang định, dé giải quyết những tổn tại, hạn chế trong QTCT, giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất là hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về mô hình QTCT Tác giả Lê Minh Toàn (2012) thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật về quản trị doanh nghiệp đã chỉ ra nhu cầu hoàn thiện khung pháp luật về quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam Tác giả cho rằng việc hoàn thiện khung pháp luật có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp luật về quản trị

doanh nghiệp tại Việt Nam.

! Vietnam Listed Company Awards (2018), Báo cáo đánh giá quản trị công ty các doanh nghiệp

niêm yết Việt Nam năm 2018, Retrieved from https://www.aravietnam.vn/tai-lieu-huong-dan/bao-cao-danh-gia-quan-tri-cong-ty-cac-doanh-nghiep-niem-yet-tai-viet-nam-nam-2018/

Trang 37

Dựa trên các nguyên tac mà OECD đưa ra, tác giả Cao Dinh Lành (20123 trong nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến việc bảo vệ quyên lợi của cổ đông trong công ty cổ phan” chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của cô đông, trong đó, bao gồm hoạt động QTCT cổ phan và khung pháp luật về doanh nghiệp Tác gia cho rằng đây là hai yếu tố nền tảng, có tác động lớn quyên lợi của cổ

đông trong các CTCP tại Việt Nam.

Nhóm tác giả Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020) cho rằng, cần nghiên cứu để hoàn thiện và đồng bộ hoá khung khổ pháp lý thông qua bộ nguyên tắc QTCT trên cơ sở Luật Doanh nghiệp và Nghị định hiện hành về QTCT đại chúng và phù hợp với các nguyên tắc QTCT của OECD.

Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã công bố đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình QTCT cô phần dựa trên việc nghiên cứu, học hỏi các kinh nghiệm tốt của các nước trên thé giới Có thé ké tới một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Thi Minh Châu (2016) nhận thay giữa Thái Lan và Việt Nam có nhiều tương đồng trong hoạt động quản trị công ty, do đó, sau khi nghiên cứu các kinh nghiệm tốt của Thái Lan, tác giả đề xuất một số giải pháp cho hoạt động quan trị công ty niêm yết ở Việt Nam như: (i) Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động quản trị công ty ở các công ty đại chúng nói chung và công ty niêm yết nói riêng, như quy định về trách nhiệm của công ty đối với các bên liên quan, nhất là đối với cộng đồng, xã hội và môi trường; quy định nhằm đảm bảo công băng giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, giữa cô đông nước ngoài và cổ đông trong nước; (ii) Việt Nam cần thành lập tổ chức chuyên trách về quản trị công ty dé giúp các bên

8 Cao Dinh Lành (2012), Những yếu tố tác động đến việc bảo vệ quyén lợi cua cổ đông trong công

ty cô phan, Hội thảo khoa học “Khung pháp luật vê doanh nghiệp và dau tư ở Việt Nam hiện nay —Nhu câu và định hướng hoàn thiện”, Thừa Thiên Huê.

Trang 38

liên quan đến công ty như giám đốc, giám đốc điều hành, nhà đầu tư nâng cao nhận thức, hiểu biết về QTCT; (iii) Việt Nam cần có cơ chế phù hợp dé các công ty niêm yết chủ động trong việc áp dụng thông lệ QTCT

Dựa trên việc nghiên cứu các mô hình QTCT của các quốc gia trên thế giới, tác giả Nguyễn Hữu Trinh (2022) đã đưa ra đề xuất quan trọng nhằm phát

huy hiệu quả mô hình QTCT tại Việt Nam, đó là tập trung xác định và ngăn

chặn những rủi ro tiềm tàng dẫn tới việc hệ thong QTCT không hiệu qua Tác

giả cũng cho rằng, dé hoàn thiện pháp luật về QTCT của Việt Nam tiệm cận

với các thông lệ quốc tế, cần làm rõ khái niệm về thành viên HĐỌT độc lập; xác định rõ yêu cầu đối với thành viên HĐQT; quy định chi tiết về giao dich giữa các bên liên quan phải báo cáo; các điều khoản về tăng cường thông tin cho cô đông, vai trò của kiểm toán độc lập Ngoài ra, co quan quản lý cũng phải có hướng dẫn phù hợp dé doanh nghiệp triển khai áp dụng các thông lệ QTCT; tổ chức lại UBCKNN đề đảm bảo tính độc lập

Thứ hai, về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty cỗ phần

Nhóm tác giả Hoàng Văn Hải & Dinh Văn Toàn (2020) dé xuất cần (i) đây mạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước dé đáp ứng theo lộ trình được

quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành và Nghị định của Chính phủ (năm

2017) về QTCT (ii) Nha nước can hỗ trợ thông qua việc lập Hội đồng tu van quốc gia về quản trị công ty; tăng cường các hoạt động tư vấn, đảo tạo và truyền thông dé nâng cao nhận thức về QTCT; tôn vinh các công ty thực hiện tốt; (iii) Cần tách bạch hoàn toàn giữa sở hữu và quản lý (nhất là đối với các công ty có vốn nhà nước) băng cách thiết lập bộ máy quản trị, điều hành công ty chuyên nghiệp, độc lập và không nhất thiết người quản lý, điều hành phải là cổ đông: (iv) Khuyến khích áp dụng chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế và áp dụng mô hình HĐQT một cấp (có Uỷ ban Kiểm toán nội bộ) và (v) Hoàn thiện và mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm thị trường chứng khoán trong nước.

Trang 39

Nhóm tac giả Lưu Thị Minh Ngoc (2021) cho rang, dé nâng cao công tác QTCT, CTCP cần cải thiện và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ của luật, đồng thời áp dụng thông lệ quốc tế vào dé nâng cao hiệu quả QTCT Trong đó, đặc biệt cần nhanh chóng hoàn chỉnh bồ sung và cập nhật day đủ thông tin về QTCT lên trang chủ của công ty, xây dựng bộ tiêu chuẩn quy tắc xử sự/đạo đức, công bố quy định về người nội bộ/người có liên quan của công ty thực hiện công bố thông tin về giao dịch cô phiếu, xây dựng và công bố chính sách và thực hành bảo vệ môi trường nhăm thúc đây bền vững.

2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án

và định hướng nghiên cứu của Luận án

2.1 Những vẫn đề liên quan đến đề tài Luận án đã được giải quyết và được kế thừa trong Luận án

Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố mà nghiên cứu sinh đã được tiếp cận liên quan đến Đề tài Luận án nói trên, có thể khẳng định rằng van dé QTCT là một nội dung đã được nhiều học gia trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu, với sự dày dặn về lịch sử nghiên cứu Do đó, rất nhiều kết quả nghiên cứu được nghiên cứu sinh tiếp tục kế thừa trong Luận án của mình, cụ the:

- Những kết qua nghiên cứu lý luận về quản trị công ty cổ phan, mô hình quản trị công ty cổ phan.

Tứ nhất, đỗi với nội dung lý luận về QTCT, các nghiên cứu về van đề này trên thé giới rất phô biến trong thời quan qua, đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây khi thực tiễn QTCT trên thế giới phát sinh nhiều van dé và hoạt động của các CTCP ngày càng phức tạp và đa dạng Ở Việt Nam, thời gian gần đây cũng có nhiều nghiên cứu được công bố liên quan đến QTCT, mặc dù có sự xác định cụ thê đối tượng công ty được nghiên cứu, như doanh nghiệp nhà nước, công ty niêm yết, nhưng cơ bản các công trình nghiên cứu đều chỉ ra và phân tích cơ sở lý luận chung về quản trị công ty dé xác định nền tảng nghiên cứu

Trang 40

của mình Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tạo nên một hệ thống cơ sở lý luận khá hoàn chỉnh về QTCT và tạo tiền đề tốt cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về QTCT Những vấn đề lý luận cơ bản về QTCT đã được các tác giả nghiên cứu và phân tích khá chỉ tiết bao gồm những nội dung như: khái niệm QTCT; vai trò của QTCT; các nhân tố tác động đến QTCT, các nội dung cơ bản của QTCT Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về QTCT của từng quốc gia, từng ngành cụ thé cũng như từng nội dung cụ thé trong QTCT như chế độ đãi ngộ, việc minh bạch thông tin, việc đảm bảo lợi ích của cô đông, cơ cầu của HĐQT Những nội dung lý luận này Luận án tiếp thu và kế thừa gần như toàn

Tứ hai, đối với nội dung lý luận về mô hình QTCT cô phan, các nghiên cứu đã công bé chủ yếu tiếp cận dưới khía cạnh phân loại các mô hình QTCT cô phân, với nhiều tiêu chí phân loại khác nhau và chỉ ra những mô hình QTCT cô phần khác nhau Tuy nhiên, điểm chung là các công trình nghiên cứu đều đồng nhất quan điểm về hai mô hình QTCT điển hình, gồm mô hình HĐQT một tầng và mô hình HĐQT hai tang trên thé giới hiện nay Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Chang hạn, mô hình HĐQT một tầng tạo điều kiện để ban giám đốc, đặc biệt là giám đốc điều hành phát huy được hết khả năng tự chủ, sáng tạo trong QTCT, nhưng mô hình này lại tạo ra sự lạm quyền của cấp quản lý Mô hình HĐQT hai tầng tách biệt được vai trò điều hành với vai trò giám sát nhưng lại có những hạn chế trong việc làm chậm tiến trình của việc ra quyết định của công ty Việc áp dụng mô hình QTCT nào tuỳ thuộc vào yếu t6 lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Tuy nhiên, điều quan trọng là khi lựa chọn mô hình cụ thể, cần nghiên cứu dé phat huy được tối đa uu điểm va han chế tối đa nhược điểm của mô hình đó Mặc dù có

những học giả còn chi ra những mô hình QTCT đa dạng khác nữa, nhưng suy

cho cùng các mô hình này đều thê hiện ở việc quản trị một hay hai lớp Do đó,

trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh kê thừa và nghiên cứu sâu tiêu chí phân

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w