1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Bạo lực gia đình - Thực trạng và biện pháp hạn chế

114 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HỌC CÁP KHOA

Hà Nội, 2022

Trang 2

DANH MỤC BÀI VIET HỘI THẢO CAP KHOA

“BAO LUC GIA ĐÌNH - THỰC TRANG VÀ BIEN PHÁP HAN CHE” (Thời gian tô chức: Ngày 26/10/2022)

Khái quát chung về bạo lực gia đình và phòng ngừa bạo lực gia đình TS Bùi Minh Hong, Trường ĐH Luật Hà Nội

Thực trạng bạo lực gia đình đôi với người cao tudi và biện pháp hạn chê

PGS.TS Ngô Thị Huong, Trường DH Luật Ha Nội

Thực trạng bạo lực gia đình đôi với trẻ em và biện pháp hạn chế

Thực trang bao lực gia đình đôi với phụ nữ va biện pháp hạn chê

Thuc trang bao luc gia dinh đôi với nam giới và biện pháp hạn chê

Ths Nông Thị Thoa, Phân hiệu Đắc Lắk - Trường ĐH Luật Hà Nội 43 Thực trạng tiếp nhận, hỗ trợ, can thiệp đôi với các trường hợp trẻ em là nạn

nhân bạo lực gia đình của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Ths Lê Hoàng Yến- Hội bảo vệ quyên trẻ em

Xử lý hành vi bao lực gia đình — thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dung

và giải pháp hoàn thiện

1S Bùi Thị Mừng, Trường ĐH Luật Hà Nội

Thuc trang tiếp nhận, hỗ trợ, can thiệp đôi với các trường hợp xâm phạm quyền trẻ em qua Tổng dai điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 trong những năm qua và một số giải pháp hạn chế xâm phạm quyền trẻ em PGS.TS Nguyễn Thị Lan, Trường ĐH Luật Hà Nội

Co sở trợ giúp nạn nhân bao lực gia đình — thực trạng pháp luật, thực tiễn

triển khai và giải pháp nâng cao hiệu qua trợ giúp nạn nhân bạo lực gia

Trang 3

KHÁI QUÁT CHUNG VE BAO LUC GIA ĐÌNH VA PHONG NGUA BAO LUC GIA DINH

TS Bùi Minh Hong

Trường Dai học Luật Ha Nội

Tóm tắt: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai thực hiện hơn 14 năm Đến nay, nhiéu quy định cua Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, can được sửa đổi, bồ sung Bài viết này làm rõ thêm khái niệm bạo lực gia đình và biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, đóng góp vào việc nghiên cứu, hoàn thiện Luật Phòng, chồng bạo lực gia

Bao lực gia đình là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây ton hại hoặc có khả nang gây ton hại về thé chất, tinh thân, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình") Khái niệm bạo lực gia đình được quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đầu tiên của Việt Nam về cơ bản đã phản ánh được những dấu hiệu đặc trưng của hành vi bạo lực diễn ra trong các quan hệ gia đình, cụ thể:

- Bao lực gia đình là hành vi cố ý gây ton hại hoặc có khả năng gây tôn hại đối với thành viên của gia đình Hanh vi bạo lực thé hiện ở việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với người khác Người có hành vi bạo lực gia đình có lỗi cô ý, tức là họ nhận thức được hành vi của mình sẽ gây tôn hại cho thành viên khác của gia đình nhưng vẫn thực hiện, họ có thể mong muốn tôn hại đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng dé mặc cho tổn hại xảy ra.

- Về chủ thé và nạn nhân của hành vi bạo lực: Chủ thê thực hiện hành vi bạo lực

gia đình là thành viên của gia đình và nạn nhân của bạo lực gia đình lại chính là cácthành viên khác của gia đình — người thân thích của người gay ra bạo lực gia đình Day

quả thực là một điều đau xót cảu xã hội! Các thành viên gia đình có quan hệ gần gũi, gan bó với nhau do có quan hệ tinh cảm, huyết thống và nuôi dưỡng Do đó, họ thường

dành tình cảm yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau Tuy nhiên, vì những lý do khác

nhau, có những thành viên của gia đình cô ý thực hiện các hành vi gây tôn hại về tinh thần, thể chất, kinh tế đối với thành viên khác Hành vi bạo lực gia đình không chỉ gây ton hại cho cá nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn gây ảnh hưởng xấu đến

việc thực hiện các quan hệ gia đình (quan hệ giữa người có hành vi bạo lực gia đình vớinạn nhân và quan hệ với các thành viên khác).

! Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

1

Trang 4

Bạo lực gia đình là một dạng thức bạo lực diễn ra trong phạm vi gia đình, do

thành viên gia đình gây ra nhăm vào thành viên khác của gia đình Tuy nhiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với những hành vi bạo lực nhằm vào “hành viên gia đình của vợ, chong đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kêt hôn mà chung sông với nhau như vợ chông”? Quan điểm lập pháp này có thê vẫn được duy trì trong thời gian tới, băng chứng là trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sắp được trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4 đã quy định cụ thé hơn về nội dung này, thậm chí còn mở rộng hơn về đối tượng” Quy định mở

rộng này đã gây ra những băn khoăn vì nạn nhân của hành vi bạo lực không còn là thành

viên gia đình của người gây ra bạo lực Về van dé này, cơ quan thâm tra dự án Luật (Uy ban Vẫn đề xã hội của Quốc hội) đã đưa ra giải thích về sự tồn tại các hành vi bạo lực đối với vợ, chồng đã ly hôn và cần áp dụng các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình đối với những đối tượng này!.

- Về thiệt hại gây ra bởi hành vi bạo lực gia đình: Khai niệm bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2 Điều | Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nêu ra ba dạng ton hại mà bao lực gia đình gây ra: về tinh thần, về thé chất và về kinh tế Có thé thay ba dạng tốn hại này đã bao quát được những hậu quả trực tiếp mà hành vi bạo lực gia đình gây ra đối với nạn nhân Tuy nhiên, khi liệt kê các dạng hành vi bạo lực gia đình tại khoản 1 Điều 2, Luật không quy định đầy đủ (chăng hạn: hành vi cưỡng ép mang thai, phá thai; cưỡng ép vợ, chồng thực hiện hành vi tình dục trái ý muốn (Luật hiện hành chỉ quy định về hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục) ).

Bạo lực gia đình ở Việt Nam vẫn còn là một van nan, gây thiệt hại lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, thành phó, trong giai đoạn từ 2009 đến 2020, tổng số vụ

bạo lực gia đình được phát hiện trong cả nước là 318.647 vụ Nạn nhân của bao lực gia

đình thường là phụ nữ, trẻ em, người gia, người khuyết tật; bên cạnh đó, nạn nhân của

bạo lực gia đình cũng có thé là nam giới Riêng đối với nạn nhân là phụ nữ, kết quả Điều tra quốc gia bạo lực đối với phụ nữ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Cục thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy: Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng

? Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

3 Khoản 2 Điều 3 Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bản chỉnh lý ngày 22/8/2022: “Hành vi bạo lực

quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với người đã ly hôn; thành viên gia đình là cha, mẹ, conriêng, anh, chị em của người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng và con của họ; người đã từng có

quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi”.

* Việt Thắng, Báo Đại đoàn kết điện tử: Có nên quy định hành vi bao lực với người đã ly hôn?

http://daidoanket.vn/co-nen-quy-dinh-cac-hanh-vi-bao-luc-voi-nguoi-da-ly-hon-5696034.html08/09/2022

, dang 13:25

Trang 5

(kế từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ có gần 1 người (32%) bị chồng 2 bạo lực thé xác/hoặc bạo lực tình dục Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an, kết qua điều tra này còn cho thấy năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012)°.

1.2 Các dạng hành vi bạo lực gia đình

Đề nhận dạng rõ ràng về hành vi bạo lực gia đình, tạo thuận lợi hơn cho việc xử lý hành vi vi phạm, Luật Phong, chống bạo lực gia đình đã liệt kê 9 dạng hành vi bao lực gia đình sau đây (khoản 2 Điều 2):

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cô ý khác xâm hại đến sức khoẻ,

tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm ly gây hậu quả nghiêm

- Ngăn can việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà

và cháu; giữa cha, me va con; g1ữa vợ và chồng: giữa anh, chi, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bd;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cô ý làm hư hỏng tài sản

riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tai sản chung của các thành viên gia đình;- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tai chính qua khả

năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Việc quy định cụ thể các dạng hành vi bạo lực gia đình đã giúp người dân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định rõ ràng hơn về hành vi bạo lực gia đình Tuy nhiên, quy định của Luật lại không đầy đủ Trên thưc tế có nhiều hành vi bạo lực gia

đình gây ra những thiệt hại cho thành viên gia đình nhưng lại không được quy định trong

Luật Có thé kế đến những dạng hành vi sau đây:

- Ngăn cắm thành viên gia đình thực hiện các quyên, lợi ich hợp pháp (quyền học tập, làm việc, tham gia các hoạt động chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội);

- Cưỡng ép thành viên gia đình chứng kiến hành vi bạo lực đối với người hoặc con vật nhằm gây áp lực về tâm lý:

> Bộ Lao động, Thương bình và xã hội, Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2020),

Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 — Hành trình dé thay đổi.

2

Trang 6

- Bỏ mặc, không quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em,

phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh

không có khả năng tự chăm sóc;

- Cưỡng ép vợ, chồng thực hiện hành vi tình dục trái ý muốn của họ (Luật hiện hành mới chỉ quy định về hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục);

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thê, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; - Tiết lộ hoặc phát tan tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình

nhăm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung, trình diễn hành vi khiêu

dâm, kích thích bạo lực;

- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhĩ;

- Nhốt, giữ thành viên gia đình trái pháp luật;

- Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức thành viên khác trong

gia đình thực hiện hành vi bao lực gia đình.

Đây là những hành vi bạo lực gia đình mà trong thực tiễn đã nảy sinh, cần được bồ sung vào trong Luật.

2 Phòng ngừa bạo lực gia đình

Theo Từ điền tiếng Việt thông dụng, phòng ngừa là việc “phòng không cho điều bat lợi, tai hại xảy ra”5 Theo đó, có thé hiểu phòng ngừa bao lực gia đình là những hoạt động nhằm dự báo, làm cho bạo lực gia đình không xảy ra (loại trừ các nguyên nhân sinh ra bạo lực gia đình) Phòng ngừa bạo lực gia đình cần được coi là giải pháp căn cơ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định về các biện pháp phòng ngừa và chống bạo lực gia đình Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình được quy định tại chương 2, gồm thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình (Mục 1); hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình (Mục 2); tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình (Mục 3) Biện pháp tư vẫn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình được quy định cụ thé hơn trong Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ (Điều 6, Điều 7).

2.1 Thông tin, tuyên truyền về phòng, chong bạo lực gia đình

Quy định về thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nham thay

đôi nhận thức, hành vi của các cá nhân về bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức về truyền

thống tốt đẹp của con người và gia đình Việt Nam, góp phần xóa bỏ các hành vi bạo lực

gia đình.

5 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điền tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.

4

Trang 7

Nội dung của hoạt động thông tin, tuyên truyền bao gồm các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đăng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên

gia đình; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; tác hại của bạo lực gia

đình; biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng chống bạo lực gia đình; các nội

dung khác có liên quan Đặc biệt, hoạt động thông tin, tuyên truyền phải chú trọng đến

nội dung bình đăng giới, bởi vì trong nhiều trường hợp, nguyên nhân sâu xa của hành vi bạo lực gia đình là do thành viên gia đình có định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.

Việc thông tin, tuyên truyền có thê được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng; có thê được lồng ghép vào công tác giảng dạy, học tập

tại các cơ sở giáo dục hoặc thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng

đồng hay các loại hình văn hóa quần chúng.

2.2 Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình

Hòa giải mâu thuẫn tranh chấp theo quy định sẽ phải tuân theo nguyên tắc kịp thời, chủ động, kiên trì; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tiếp

đó là tôn trọng sự tự nguyện của các bên nhưng vẫn phải khách quan, công minh, có lý,

có tình; thông tin đời tư của các bên sẽ được giữ bí mật; cuối cùng là tôn trọng quyên,

lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích côngcộng.

Công tác tiến hành hòa giải tranh chấp sẽ được tiến hành lần lượt bắt đầu từ gia

đình, dòng họ Trong trường hợp gia đình, dòng họ không hóa giải được mâu thuẫn giữa

các thành viên gia đình thì có thể mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải (già làng, trưởng bản, tổ trưởng tô dân phô).

Cơ quan, tô chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tô chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hop cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tô chức ở địa phương dé tiễn hành hòa

Tổ hòa giải ở cơ sở cũng có tránh nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở UBND cấp xã là cơ quan có trách nhiệm phối hop cùng với Ủy ban Mặt trận t6 quốc cùng cấp và các tô chức thành viên có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ cho tổ hòa giải thực hiện tốt chức năng hòa giải để kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tránh phát sinh bạo lực gia đình.

2.3 Tw van, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng, chống bạo lực gia

Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư cũng là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bạo lực gia đình Nếu như việc thông tin, tuyên truyền về bạo lực gia đình giúp cung cấp thêm một lượng kiến thức mới về pháp luật, về bạo lực

5

Trang 8

gi đình thì tư vấn, phê bình sẽ có khả năng làm chuyên biến về tư tưởng cho các đối tượng có ý định thực hiện hoặc đã thực hiện bạo lực gia đình dé họ cham dứt hành vi vi

phạm pháp luật.

Thứ nhất, hoạt động tư vấn gia đình ở cơ sở Hoạt động này do các tô chức, cá nhân tiến hành trong cộng đồng dân cư về các nội dung phòng ngừa bạo lực gia đình với các hình thức khác nhau Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban mặt trân tổ quốc cùng cấp hướng dẫn, giúp đỡ các tô chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tư vấn về

phòng ngừa bạo lực gia đình.

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, các tô chức, cá nhân đã thực hiện nhiều hoạt động tư vấn cho người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân của bạo lực gia đình: năm 2012 (tư van cho 17.415 người gây ra bạo lực, 17.841 nạn nhân), năm 2017 (tư van cho 5.906 người gây ra bạo lực gia đình, 6.585 nạn nhân) Số trường hợp được tư vấn giảm theo các năm do số lượng các vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm.

Thứ hai, hoạt động góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư Biện pháp này được áp dụng đối với người từ đủ 16 tudi trở lên có hành vi bạo lực gia đình, đã được tô hòa giải ở cơ sở hòa giải nhưng vẫn tiếp tục gây bạo lực gia đình Người đứng đầu cộng đồng dân cư (trưởng thôn, bản, tô trưởng tổ dân phó ) tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư Biện pháp này được thực hiện kế cả trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không tham dự budi góp ý, phê bình Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư thực hiện hoạt động góp ý, phê bình về hành vi bạo lực gia

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2020, nhiều hoạt động góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đã được thực hiện: năm 2012 (24.523 trường hợp), năm 2013 (19.426

trường hợp), năm 2014 (14.638 trường hợp), năm 2015 (13319 trường hợp), năm 2016(9.430 trường hợp), năm 2017 (9.174 trường hợp), năm 2018 (685 trường hợp), năm

2019 (5.602 trường hợp) và năm 2020 (5.681 trường hợp)Š Số liệu trên cho thấy số lượng các trường hợp được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư giảm dan theo các năm do số lượng các vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm).

Trên thực tế, hằng năm số vụ việc bạo lực gia đình bị phát hiện còn rất cao (chưa tính đến các trường hợp không được trình báo, tô cao) Điều này có thê đặt ra câu hỏi về chất lượng của các hoạt động phòng ngừa bạo lực gia đình Trong Báo cáo kết quả 14 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã chỉ rõ bên cạnh những bât cập trong quy định cua pháp luật về phòng, chống bạo lực gia

7 Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lich, Báo cáo số 13/BC-BVHTTDL ngày 11/01/2022 về Kết quả 14 năm thi hànhLuật Phòng, chống bạo lực gia đình.

8 Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch, Báo cáo số 13/BC-BVHTTDL ngày 11/01/2022 về Kết quả 14 năm thi hànhLuật Phòng, chống bạo lực gia đình.

6

Trang 9

đình còn có những nguyên nhân chủ quan, cụ thể là trách nhiệm của các cơ quan, tô chức có liên quan Công tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa thực sự được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm Thực tế kiểm tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy chưa có địa phương nào đưa nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình vào trong báo cáo hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của Luật Cho đến nay, chỉ có 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đội ngũ cộng tác viên thực hiện việc thu thập thông tin và tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hôn nhân và gia dinhg và phòng chống bạo lực gia đình”.

Bên cạnh đó, dé việc phòng ngừa bạo lực gia đình có hiệu quả, cần kết hop với các biện pháp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, người tố giác hành vi bao lực gia đình và

xử lý người có hành vi bạo lực gia đình Việc thực hiện nghiêm các biện pháp này sẽ

giúp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình tiếp tục xảy ra.

? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo cáo số 13/BC-BVHTTDL ngày 11/01/2022 về Kết quả 14 năm thi hành

Luật Phòng, chông bạo lực gia đình.

7

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Phong, chống bạo lực gia đình năm 2007;

._ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống bạo lực gia

._ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,

chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; _ Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,

chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống

bạo lực gia đình;

Báo cáo số 13/BC-BVHTTDL ngày 11/01/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Kết quả 14 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Tài liệu phục vụ thấm đình của Bộ tư pháp);

6 Tờ trình về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

7 Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) (dự thảo ngày

Bộ Lao động, Thương bình và xã hội, Tổng cục Thống kê va Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2020), Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với

phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 — Hành trình dé thay đôi.

Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản giáo

dục, 1998.

Trang 11

THỰC TRANG BAO LUC GIA DINH

DOI VOI NGƯỜI CAO TUOI VA BIEN PHAP HAN CHE

PGS TS Ngô Thị Hường

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tat: Do tuổi cao, sức yếu, người cao tuổi là đối tượng dé bị ton thương Thời gian qua, bạo lực gia đình đối với người cao tuổi xảy ra ở khắp các địa phương trên toàn quốc dưới các hình thức khác nhau Tình trạng này không chỉ xâm phạm đến quyên và lợi ích của người cao tuổi mà còn thé hiện sự mai một của đạo hiếu Dé bảo vệ người cao tuổi, can phải có giải pháp dong bộ nhằm hạn chế bao lực gia đình đối với người cao tuổi Các giải pháp đó bao gồm: Tăng cường an sinh xã hội đối với người cao tuổi, tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên gia đình và xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ toàn diện người cao tuổi.

Từ khóa: Người cao tuổi, bạo lực gia đình, bảo vệ người cao tuổi 1 Thực trang bạo lực gia đình đối với người cao tudi

1.1 Vài nét về người cao tuổi ở Việt Nam

Người cao tuôi thuộc nhóm xã hội đặc thù, một bộ phận của cơ cầu nhân khâu và

xã hội Trong gia đình họ là những người ông, người bà, người cha, người mẹ Trong

cộng đồng dân cư, họ được coi là những bậc trưởng lão, người gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Cả nước hiện có 11,4 triệu người cao tuổi, chiếm gần 12% tổng số dân Theo thong kê, hiện tudi thọ trung bình của người Việt Nam ở mức trên 73 tuổi, nhưng số năm khỏe mạnh chỉ được 64 Bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối điện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn Đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu Việt Nam được xếp là quốc gia có dân số già trong tương lai gần Theo dự báo đến năm 2030 Việt Nam sẽ có số người cao tuổi chiếm 17% dân số cả nước và đến năm 2050 tỉ lệ này là 25%.!° Người cao tuổi đối điện với gánh

nặng “bệnh tật kép và thường mắc các bệnh mạn tính như mạch vành, tăng huyết ap,

tiêu đường, thoái hóa khớp, ung thư Ngoài ra còn các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ Theo thống kê của Viện

lão khoa, cứ một người cao tuôi thường kèm theo 4 đến 5 bệnh nền, vì vậy nhu cầu chăm

sóc sức khỏe với đối tượng này ngày càng gia tăng và có nhu cầu rất lớn Chi phí điều trị mỗi năm dành cho cho người cao tuổi thường cao gap 8 đến 10 lần người trẻ!! Song

10 Nhật Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam — Lực lượng nòng cốt trong công tac cham sóc người cao tuôi, Báo

Điện tử Chính phủ Ngày 14/01/2022 Ngày truy cập 10/9/2022 https://baochinhphu.vn/hoi-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-luc-luong-nong-cot-trong-cong-tac-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-102220114125051195.htm

!! Gần 70% người cao tuổi Việt Nam có tinh trang sức khỏe yếu va rat yêu,

8

Trang 12

đa số người cao tuổi không có tai sản tích lũy, thu nhập thấp, một bộ phận phải dựa vào con cháu, nhiều người cao tuổi sống độc thân, cô đơn không nơi nương tựa!? Trong số người cao tuổi tại Việt Nam, 73% không có lương hưu hay trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải sống phụ thuộc vào con cháu Số người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội rất thấp nên nhiều người cao tuổi sức khỏe kém vẫn phải tự lao động và kiếm sống hàng ngày Vì vậy, đời sống của người cao tuổi, nhất là ở vùng nông thôn còn rất khó khăn, vat vả, tỷ lệ người nghèo ở người cao tuổi là 23,5%.!3 Theo Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), gần 70% người cao tuổi Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, 35,73% người cao tuổi Việt Nam gặp khó khăn trong ít nhất một chức năng (nghe, van động, nhin ), 15% gặp khó khăn liên quan đến tự chăm sóc bản thân Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hăng ngày và sự hòa nhập cộng đồng của người cao tudi!*.

Từ thực trạng trên cho thấy chăm sóc người cao tuổi là van dé quan trọng, đòi hỏi phải có nhân lực và tiền bạc và phải có sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến người cao tuổi, đời sống người cao tuổi từng bước được cải thiện Theo Báo cáo về Tình hình thực hiện công tác dân sé trong nước trong 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Dân số Kế hoạch hoa gia đình - Bộ Y tế, có trên 95% người cao tudi có thẻ bảo hiểm y tế Da số các bệnh viện thực hiện ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuôi từ 80 tuổi trở lên Mặc dù vậy, việc chăm sóc người cao tuôi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là người cao tuổi không thé tự chăm sóc

bản thân vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào con, cháu và các thành viên gia đình của người

cao tuôi Nhiều người cao tuổi cần được trợ giúp trong các hoạt động sông hàng ngày như vệ sinh ca nhân, mặc quần áo, chuẩn bị bữa ăn Công việc này đòi hỏi con, cháu phải dành toàn bộ thời gian trong ngày Tuy nhiên, phần lớn con, cháu của người cao tudi đang trong độ tudi lao động, do công việc hay do một lý do nào đó mà không thé tự mình chăm sóc cha mẹ, ông bà vào thời điểm ban ngày Đây là một khó khăn lớn mà

nhiều gia đình và người cao tuôi phải đối mặt Trước thực trạng đó, nhiều mô hình chăm

sóc người cao tuôi đã ra đời Trong đó, mô hình nhà dưỡng lão hoặc viện dưỡng lão

!2 Báo cáo số 311/BC-HNCT-CS ngày 08/7/2020 về kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia vingười cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 của Hội người cao tuổi Việt Nam.

!3 Thanh Hà, “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi”, Trợ giúp pháp lý,

ngày 3/6/2022 Truy cập ngày 12/8/2022

Trang 13

đang mang lại một môi trường sống tương đối thuận lợi cho người cao tuổi và được nhiều gia đình lựa chọn Tuy nhiên, mô hình nhà dưỡng lão hoặc viện dưỡng lão cũng có một số trở ngại mà nhiều gia đình người cao tuôi không tiếp cận được Thứ nhất là những cơ sở do các cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tô chức, xây dựng, vận hành theo mô hình kinh doanh dich vụ chăm sóc sức khỏe, có lợi nhuận dé tự duy trì hoạt động Đối với những cơ sở này thì thường chi phí chăm sóc người cao tuổi cao nên chỉ phù hợp với những gia đình có khả năng tài chính cao Thứ hai là những cơ sở chăm sóc, điều

dưỡng người có công, người thuộc diện chính sách do nhà nước đứng ra bảo trợ thì chỉ

nguoi cao tuôi thuộc nhóm đối tượng này mới được thụ hưởng Như vậy, đối với người cao tuổi không có khả năng tài chính và không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi thì chỉ có thể vào các cơ sở dưỡng lão từ thiện do các các nhân hoặc tô chức tôn giáo đứng ra tô chức, hoạt động theo mô hình thiện nguyện Có thê thay đã có nhiều giải pháp đặt ra trong bối cảnh hiện nay dé có thé chăm sóc và bảo vệ người cao tuôi một cách tốt nhất

nhưng hiện tại ở Việt Nam các nhà dưỡng lão hoặc viện dưỡng lão còn quá it so với nhu

cầu thực tế Do vay, người cao tuôi vẫn chủ yếu được chăm sóc tại nhà, do chính người than của người cao tuôi thực hiện.

1.2 Bao lực gia đình doi với người cao tuổi Việt Nam hiện nay

Theo nghiên cứu về bạo lực gia đình do Viện Nghiên cứu G1a đình và Giới thực hiện năm 2019 cho thay: Bao lực gia đình đối với người cao tuổi diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương Các hành vi bạo lực gia đình với người cao tuổi chủ yếu là bỏ mặc không quan tâm về tình cảm chiếm 10,2%; không quan tâm chăm sóc ăn uống thuốc men khi đau 6m chiếm 8,5% Bên cạnh đó còn có hành vi khác như ép buộc lao động, bị tranh giành tài sản thừa kế, bị đập phá tài sản, bị tịch thu tiền, coi thường, sỉ nhục, quát mắng, dọa nạt !Š

Các hình thức bạo lực gia đình đối với nguoi cao tuôi bao gồm: Bao lực về thé chat, bạo lực về tinh than, bao lực về kinh tế.

Bạo lực về thê chất là việc sử dụng vũ lực trực tiếp gây đau đớn về thể chất hoặc đe doa dùng vũ lực buộc người cao tuổi phải làm việc nào đó mà gián tiếp gây đau đớn về thé chất, xâm hại sức khỏe, tính mạng của họ Bạo lực gia đình đối với nguoi cao tuôi thường là hành vi đánh đập, xô đây, giam giữ người cao tudi hoặc buộc người cao tuôi phải làm việc quá sức, bỏ đói người cao tuôi Các hành vi này có thé dẫn đến các chan thương về thé chất cho người cao tuôi, nhẹ là trầy xước, bam tím, nặng là gây thương tật Điều này dẫn tới hậu quả là người cao tuổi không những phải chịu đau đớn về thê chất mà còn bị tổn thương tâm lí nghiêm trong, đôi khi kéo dai, bao gồm cả tram cảm

và lo âu Đôi với những người cao tuôi dang mac bệnh thì hậu qua của hành vi bạo lực

'S https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-tuc.aspx?ltemID=66962&Categoryld=011

Trang 14

gia đình có thé đặc biệt nghiêm trọng và kéo theo thời gian chữa bệnh Ngay cả những vết thương nhỏ cũng có thé gây ra tôn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn hoặc thậm chi tử vong Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy răng những nạn nhân của bạo lực gia đình đối với người cao tudi có nguy cơ chết sớm cao gấp đôi so với những người không phải là nạn nhân Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra tại 3 tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Trị cho thấy có 3% người cao tuôi bị bạo lực về thể chất dưới hình thức bị đánh đập, 15% bị bỏ rơi không được chăm sóc!5 Nhóm người già, ở cả ba nhóm tuôi từ 60 đến 69, từ 70 đến 79 và từ 80 trở lên đều phải gánh chịu các hình thức bạo lực gia đình do con cháu gây nên ở những mức độ khác nhau Nhóm người ở tuổi từ 60 đến 69 bị đánh đập và bi đe dọa, bị nhốt trong nhà nhiều hơn so với nhóm tuổi từ 70 đến 79 và nhóm từ 80 tuôi trở lên Đặc biệt, phụ nữ cao tuôi còn bị lạm dụng trong việc chăm sóc chồng, con, cháu Qua đó cho thấy bạo lực của con cái đối với người cao tuôi là khá nghiêm trọng, gây ton thương về thé chat, tinh thần và thiệt hại về kinh tế.

Bao lực về tinh thần đối với người cao tuổi là khi một người sử dung từ ngữ hoặc hành động phi ngôn ngữ gây ra cho người cao tuổi tổn thương về mặt tinh than, làm cho người cao tudi cảm thay mình là người thừa, người vô dung, là gánh nặng cho con cháu, cảm thấy bị ghét bỏ Thông thường, bạo lực về tinh thần đối với người cao tuổi biểu hiện thông qua hành vi: Buộc ra khỏi chỗ ở; ngăn cản việc kết hôn; có lời nói lăng mạ hoặc hành vi cỗ y xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản người cao tuôi thực hiện quyên, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình (như giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con,

giữa vợ và chồng: giữa anh, chi, em với nhau) Bao lực tinh thần phổ biến là con cháu

thiếu quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ lúc ốm đau, khi hoạn nan; mắng nhiếc, cãi vã, xúc phạm, coi thường, không tôn trọng ý kiến của người cao tuổi trong các van đề lớn, làm tốn hại đến tinh thần Số liệu điều tra cho thấy có 33,4% người được phỏng van cho biết mình bị con cháu chửi mắng, nhiếc móc.” Bao lực về tinh thần không chỉ biểu hiện băng lời nói, hành động mà còn là sự cô lập, thờ ơ, bỏ mặc, không chuyện trò thăm hỏi Theo số liệu điều tra tại 3 tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Trị cho thấy có 8,3% bị nhốt

trong nhà.

Bạo lực về kinh tế cũng thường xảy ra đối với người cao tuôi Bạo lực về kinh tế là việc sử dụng tiền hoặc tài sản của người cao tuổi mà không có sự cho phép của người đó; đòi hỏi, gây áp lực để người cao tuôi phải chia tài sản; sử dung thủ đoạn dé chiếm đoạt tài sản của người cao tuổi; huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố y làm hư hỏng tài sản của người cao tuôi; cưỡng ép người cao tudi đóng góp tài chính quá khả

năng của họ; kiêm soát tiên bạc của người cao tuôi

!6 Nguyễn Thế Huệ, “Người cao tudi và bạo lực gia đình”, NXB Tư pháp, năm 2007, tr3 1.

'7 http:/hanoimoi.com.vn/ban-in/Doi-song/532848/van-de-buc-xuc12

Trang 15

Thực tế từ các vụ việc xảy ra ở Việt Nam thời gian gần đây cho thấy phần lớn các trường hợp người cao tuôi bị bạo lực kép, tức là chịu nhiều hình thức bạo lực gia đình, bao gồm bạo lực về thé chat, tinh thần và kinh tế Đã có nhiều vụ người có hành vi bạo lực đối với người cao tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự Dưới đây là một số vụ.

Bản án số: 20/2018/HSST, ngày 13/4/2018 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Ninh Bình đối với bị cáo Hoàng Tuấn A Người bị hại là ông Hoàng Trọng C, sinh năm 1945 và Ba Dinh Thị L, sinh năm 1950, là cha me của Hoang Tuấn A Theo nội dung bản án thì trong một khoảng thời gian dài, từ năm 2012, Hoàng Tuấn A với suy nghĩ tiêu cực, nhỏ nhen, ích kỷ, phi lý cho rằng bố mẹ đối xử không công bằng giữa các con nên đã có hành vi đối xử tệ bạc, thường xuyên có hành vi chửi bới, xúc phạm bố mẹ, làm cho ông C, bà L luôn sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, dày vò về tinh thần Từ đầu tháng 10/2017 cho đến hết năm 2017 bị cáo đã thường xuyên có những hành vi đối xử

một cách tệ bạc, tàn nhẫn, trái với lẽ phải, trái với đạo đức, ngăn cản cả tình cảm thương

yêu giữa ông nội và các cháu Chuỗi hành vi của Hoàng Tuấn A xảy ra trong thời gian dài được xác định là những hành vi bạo lực gia đình Trước hết là bạo lực về tinh thần khi bị cáo thường xuyên chửi bới, chì chiết, xúc phạm cha mẹ bằng những lời nói thô lỗ, dung tục Không dừng lại ở đó, Hoàng Tuấn A liên tục hỏi vay tiền cha mẹ, đòi chia tài sản của ha mẹ Đây chính là bạo lực về kinh tế Khi không được đáp ứng liền chửi mắng, làm nhục cha, mẹ bằng cách bắt quỳ xin lỗi, lay cớ dé đánh đập, gây thương tích cho cha, me Như vậy Hoàng Tuấn A không chỉ gây bạo lực về tinh thần, về kinh tế ma còn gây ra bạo lực về thể chất đối với cha, mẹ trong thời gian dài liên tục Xét thấy hành vi của Hoàng Tuan A đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nên Tòa án nhân dân huyện G xử

phạt Hoàng Tuấn A 15 tháng tù về tội “Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chong, con, chau,

người có công nuôi dưỡng mình” theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bố sung năm 2017.

Bản án số: 10/2020/HS-ST ngày 27/4/2020 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Tiền Giang Nội dung vụ án: Bị cáo Võ Quốc T, sinh 1964 và bị cáo Phạm Thị L sinh 1962 Bị hại là bà Võ Thị D sinh năm 1932 là mẹ đẻ của Võ Quốc T và mẹ chồng của Phạm Thị L Tháng 3/2020, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài khoảng 3 phút ghi lại hình

ảnh một phụ nữ vừa tăm vừa đánh chửi một cụ bà năm trên sàn nước mặc cho cụ khóc và

van xin Công an huyện đã điều tra việc con đẻ và con dâu từng ngược đãi mẹ già gây xôn xao dư luận Quá trình điều tra và xét hỏi tại Tòa án, Võ Quốc T và Phạm Thị L thừa nhận: Khoảng 03 tháng gần đây khi thay ta cho bà D vào buổi sáng và buôi chiều bị cáo T và bị cáo L đều có hành động chửi mắng, đánh đập bà D như đoạn clip ghi lại Do đó, bản án hình sự sơ thâm quyết định: Tuyên bố các bị cáo Võ Quốc T và Phạm Thị L phạm tội “Hành hạ cha mẹ” Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 185, Điều 17, Điều 38, điểm

13

Trang 16

s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Võ Quốc T ba năm tù, bị

cáo Phạm Thị L hai năm sáu tháng tù.

Bên cạnh những vụ con, cháu có hành vi bạo lực với người cao tuôi đã bị xử lý hình sự thì hàng ngày còn rất nhiều vụ người gây bạo lực chưa bị xử lý Tháng 9/2020, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một người phụ nữ trung niên hành hạ mẹ già vì lý do “bà không để lại gi, lại còn phải nuôi” Người mẹ đó ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An và người phụ nữ trung niên hành hạ mẹ lại chính là người con gái duy nhất của bà, người này

đã thừa nhận hành vi ngược đãi mẹ xảy ra từ năm 2019.

1.3 Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với người cao tuổi Bao lực gia đình đối với người cao tuổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Có thê thấy, chủ yếu từ các nguyên nhân chính sau:

- Sự phụ thuộc về kinh té của người cao tuổi: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước có 7.294.100 người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm 65,9%), ty lệ người cao tuôi thuộc hộ nghèo rất cao Do đặc thù phát triển kinh tế vùng nông thôn vào những năm cuối của thế kỷ 20 còn khó khăn nên người ở độ tuổi lao động dù có làm lụng vất vả nhưng vẫn chỉ đủ nuôi con mà không có tài sản tích lũy Cũng vì kinh tế khó khăn nên họ không quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Do đó, khi tuôi cao thì đồng nghĩa với sức yếu Trung bình người cao tuổi Việt Nam chịu khoảng từ 8 đến 10 năm sức khỏe yếu Sức khỏe yếu không còn khả năng lao động, lại cần phải chăm sóc y tế, trong khi người cao tuôi không có tài sản tích lũy và cũng không có lương hưu, cuộc sống của người cao tudi hoàn toàn phụ thuộc vào con cháu Thực trạng này là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đối với người cao tuổi Người cao tuổi bị bạo lực có nguyên nhân kinh tế chiếm 10,9%, chủ yếu rơi vào nhóm không còn sức lao động, không có thu nhập, sống ở nông thôn Nhiều người cao tuổi sống cùng con cháu nhưng con cháu họ thuộc hộ nghèo, con cháu phải làm lụng vất vả, chịu áp lực về kinh tế nên có thé phát sinh tâm lý vì phải nuôi cha, mẹ, ông, bà mà họ khổ Điều này dẫn đến tinh trạng con, cháu hat hui người cao tuổi, không cho ăn uống, có những lời lẽ, hành động khiến nguoi cao tuôi bị tôn thương Đặc biệt, đối với những người cao tuôi bệnh tật phải chữa trị và cần có người chăm sóc thì van đề tiền bạc lai càng dễ dẫn đến họ bị nguoc đãi, hành ha, bỏ mặc Việc con chau từ chối trách nhiệm nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ khiến nhiều người cao tuổi ở nông thôn vẫn phải làm việc, thậm chí là làm những công

việc nặng nhọc của nhà nông vì không lao động thì không có cái ăn và con cháu không

cho ăn.!8 Năm 2020, mới chỉ khoảng 43,6% người cao tuổi có lương hưu hoặc chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng Nhu vậy, phần lớn người cao tuôi Việt Nam hiện vẫn chưa

có nguôn an sinh thu nhập ôn định từ chính phủ, họ phải sông dựa vào con cháu, hoặc

'8 http:/hanoimoi.com.vn/ban-in/Doi-song/532848/van-de-buc-xuc14

Trang 17

tiếp tục làm việc dé kiếm sống với mức thu nhập thấp Kể cả với người được hưởng trợ cấp xã hội, thì mức chuẩn trợ cấp quá thấp, không bảo đảm mức sống tối thiểu Ngoài ra, sức khỏe giảm dần dẫn đến các chi phí chăm sóc tăng cao khiến cho người cao tuôi dễ bị ton thương hơn Điều này dẫn đến những căng thăng trong gia đình và hậu quả là trong một số gia đình, người cao tuôi bị bạo lực đưới nhiều hình thức.

- Thiếu sự thấu hiểu, đạo đức và triết ly: Theo mô hình gia đình truyền thống của người Việt Nam là gia đình nhiều thế hệ sống chung với nhau, do đó người cao tuôi thường sống cùng con, cháu Hiếu kính, chăm sóc cha mẹ, ông bà là giá trị nôi bật, là đạo lý của người Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước bối cảnh phát triển kinh tế, sự biến động nhanh chóng của quá trình đô thị hóa đã có tác động lớn đến mô hình gia đình Gia đình nhiều thế hệ đã dần được thay thế bằng gia đình hình hạt nhân Điều này dẫn đến các giá trị về đạo hiếu và sự gan kết giữa các thành viên trong gia đình dần không được coi trọng Một mặt, do áp lực công việc, học tập nên con, chau

it có thời gian quan tâm, chăm sóc cha mẹ, ông bà Mặt khác, do có nhận thức khác nhau

về các van đề trong cuộc sống cũng như các van đề về đạo lý, giá trị cốt lõi giữa thế hệ cha mẹ, ông bà với con, cháu đã tạo ra xung đột, khoảng cách thế hệ Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người cao tuôi và các thành viên trong gia đình Các thành viên gia đình khó tìm được tiếng nói chung, sự gắn kết tình cảm ngày càng

lỏng lẻo, khoảng cách ngày càng xa Khi con cháu không còn tình cảm và không nhận

thay phải có nghĩa vụ chăm sóc người cao tuổi thì họ bỏ mặc, không quan tâm về đời sống vật chất va tinh thần của nguoi cao tuôi Họ thờ ơ, bỏ mặc nguoi cao tuổi Nếu có bị buộc phải chăm sóc thì họ đánh đập, mắng nhiếc Hơn nữa, do nhiều người Việt Nam còn có tư tưởng trẻ thì làm dé “cho con” và gia thì “nhờ con” nên không giữ tài sản cho mình Khi có tài sản mà thấy con, cháu cần là họ sẵn sang cho, thậm chí là cho hết Nhiều người còn bán cả nhà cửa dé dồn tiền cho con lập nghiệp hay mua nhà Đến khi không còn gì thì con lại coi cha mẹ là “gánh nặng”, không thấu hiểu cha mẹ Bên cạnh đó, khi tuổi càng cao, người cao tuổi có thé phát sinh nhiều van dé sức khỏe và dan đến giảm thé lực, thị giác, thính giác và khả năng suy nghĩ Những thay đổi này không chỉ khiến cho người cao tuổi khó hòa nhập với các thành viên gia đình mà còn có thé làm cho họ không thể hiện được vai trò của mình trong gia đình như trước và còn có thể còn phải phụ thuộc vào con cháu Điều này khiến cho con cháu nghĩ rang người cao tuổi là già yếu, lam câm, cô hủ, lạc hậu dẫn đến thái độ và cách cư xử thê hiện sự kỳ thị Sự kỳ thị này khiến cho người cao tuổi không có tiếng nói và bị đặt vào vị trí “yếu thế” trong gia đình, làm tăng nguy cơ bị bạo lực trong gia đình Có thé dé dàng nhận thay tình trạng bạo lực gia đình đối với người cao tuổi là do con, cháu không đủ yêu thương,

kính trọng cha mẹ, ông bà nên không muôn tôn kém tiên của, thời gian, công sức của

15

Trang 18

mình cho cha mẹ, ông bà Điều đó thê hiện sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng, đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ hiếu của người Việt Nam.

- Hạn chế trong thực thi pháp luật: Việt Nam đã ban hành hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ va phát huy vai trò của người cao tuôi Hiến pháp, Luật Người cao tuổi, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, nhận thức pháp luật về quyền của người cao tuôi, nghĩa vụ của con, cháu, thành viên gia đình đối với người cao tudi và bạo lực đối với người cao tuổi còn rất hạn chế Những người có trách nhiệm, thậm chí của cả người thực thi pháp luật vẫn còn cho rằng bạo lực đối với người cao tuổi là van đề riêng tư, là chuyện trong nhà của người cao tuôi Điều này khiến cho những người chứng kiến bạo lực gia đình đối với người cao tuổi thờ ơ, ngại va chạm đã hạn chế sự can thiệp, hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các tô chức xã hội đối với nạn nhân Hơn nữa, mạng lưới bảo vệ người cao tuôi chưa đủ mạnh, chưa có những biện pháp phát hiện, bảo vệ, hỗ trợ nguoi cao tuôi khi ho bi bao lực Do đó, nhiều vu bao lực đối với người cao tuổi không được phát hiện hoặc chi được phat hiện thông qua mạng xã hội Những vụ việc xảy ra trong thời gian qua cho thấy chỉ một số ít trường hợp bị tổ cáo khi đã có hậu quả nghiêm trọng Những vụ đã bị phát hiện thì cũng không áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm.

2 Biện pháp hạn ché bạo lực gia đình đối với người cao tudi

2.1 Tăng cường an sinh xã hội và sức khỏe cho người cao tuổi

Như đã phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu của bạo lực gia đình đối với nguoi cao tuôi là do sự phụ thuộc vào con cháu về kinh tế Như vậy, nếu người cao tuổi độc lập về tài chính, có khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc cá nhân hang ngày và chăm sóc y tế, không còn phải phụ thuộc và con cháu về tiền bạc thì sẽ giảm nguy cơ bị bạo lực Dé người cao tuôi không bị phụ thuộc về kinh tế, mỗi người phải có kế hoạch tài chính cho tuôi già bằng nhiều cách khác nhau như tích lũy tài sản, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dé được hưởng trợ cấp hưu trí Về phía nhà nước cần tăng cường an sinh xã hội cho người cao tuổi Hiện nay, chính sách an sinh xã hội nói chung và an sinh xã hội cho người cao tuổi nói riêng còn nhiều bat cập, hạn chế Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/7/2021, quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng Đối với đối tượng người cao tuổi, áp dụng hệ số 1,5 đối với người từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi; hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 80 tuổi trở lên Áp dụng hệ số 1,0 đối với người cao tuôi từ đủ 75 tuôi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dan tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; người từ đủ 80 tuôi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng Mặc dù mức chuẩn trợ cấp xã

l6

Trang 19

hội đã được tang lên nhưng vẫn còn quá thấp so với nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người cao tuổi Tăng cường an sinh xã hội cho người cao tuổi có thê thực hiện bằng nhiều giải pháp như: Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội, giảm độ tuôi được hưởng trợ cấp xã hội, xây dựng các chương trình việc làm và giới thiệu việc làm cho người cao tuổi có nhu cầu làm việc, tạo cơ chế cho nguoi cao tuôi được tiếp cận các dịch vụ tài chính

Đồng thời, người cao tudi sẽ giảm nguy cơ bị bạo lực nếu họ có sức khỏe tốt hơn Khi có sức khỏe, người cao tudi có thé song vul, sống khỏe, tự chăm sóc bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ của con cháu Hơn nữa, khi có sức khỏe nguoi cao tudi sé sống có ích, thể hiện được vai trò quan trọng của mình đối với gia đình và xã hội Dé người cao tuổi có sức khỏe, trước hết mỗi người cần có ý thức chăm sóc sức khỏe từ khi còn trẻ dé họ không bị mắc những bệnh không lây truyền Mỗi người vẫn cần phải có mục

tiêu và quyết tâm đạt được các mục tiêu đó Điều này chính là động lực dé thúc đây cá

nhân, dé khi trở thành nguoi cao tuôi ho vẫn tiếp tục tập thể dục, ăn uống đúng cách, theo đuôi các môn học và sở thích mà họ đam mê Tất cả những điều này sẽ là liều thuốc bồ để người cao tuôi sống khỏe hơn Về phía Nhà nước, hệ thống y tế cần thực hiện tốt các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Người cao tuổi cần được chăm sóc toàn diện Các cơ sở khám chữa bệnh cần có khoa khám bệnh riêng cho người cao tuổi dé tạo điều kiện cho nguodi cao tuổi có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất Đặc biệt, cần thành lập thêm hệ thống viện dưỡng lão có chăm sóc y tế, trung tâm cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi, xây dựng các khu nhà ở, chung cư có hệ thống chăm sóc, tiện ích dành riêng cho người cao tuôi Bởi vì, theo các chuyên gia, môi trường sống trong lành, lý tưởng thì người cao tuổi sẽ khỏe hơn khi có những người bạn đồng niên, từ đó giúp nâng cao cả về thé chat và tinh thần.!? Nhà nước và cộng đồng cần đảm bảo các điều kiện dé người cao tudi có thé thực hiện quyền được tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí như xây dựng các nhà văn hóa cộng đồng, công viên, vườn hoa trong các khu dân cư để người cao tuổi có nơi gặp gỡ, tập thé duc, chơi thé thao

tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh đó cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều dịch vụ gia đình cho người cao tuôi như don nha, giặt git, di chợ, nấu ăn, cung cấp bữa ăn, dịch vụ vui chơi giải trí dé đáp ứng nhu cầu cho người cao tuổi khi họ sống tại gia đình của mình Điều này giúp cho người cao tuôi giảm bớt sự hỗ trợ từ con cháu và họ không còn bị coi là gánh nặng, là làm phiền con cháu và giảm nguy cơ bị bạo lực gia đình.

2.2 Tăng cường sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình

!? Gần 70% người cao tuổi Việt Nam có tinh trang sức khỏe yếu va rất yếu,

17

Trang 20

Sự thấu hiểu giữa các thế hệ trong gia đình sẽ giúp cho các thé hệ trong gia đình có sự gắn kết chặt chẽ hơn Khi trong gia đình quan hệ cha mẹ và con, ông bà và cháu được gan két thi không chỉ thể hiện đạo hiếu mà còn là yếu tố làm hạn chế bạo lực gia đình đối với người cao tuổi Dé tăng cường sự gắn kết giữa các thế hệ, cần tăng cường nâng cao nhận thức và hiểu biết giữa các thế hệ Đối với người cao tuổi, con cháu phải hiểu về nhu cầu, nguyện vọng và quyền của người cao tuổi, dành nhiều thời gian để nói chuyện với người cao tuổi Nói chuyện giúp con cháu hiểu được các van đề mà người cao tuổi đang đối mặt dé tìm giải pháp giải quyết các van dé đó Trò chuyện là sợi dây vô hình kết nối các thành viên trong gia đình, người cao tuổi không còn có cảm giác lạc long, cô đơn, bị bỏ rơi nữa Thông qua việc trò chuyện, người cao tuổi thay minh được tôn trọng, được quan tâm Không chỉ tăng cường tương tác hằng ngày, những chuyến đi ngắn ngày hay dai ngày của dai gia đình cũng rat có ý nghĩa đối với người cao tuổi Những chuyên đi chơi sẽ giúp người cao tuôi cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm của

con cháu dành cho mình.

2.3 Xây dựng hành lang pháp lí toàn diện để bảo vệ người cao tuổi

Hiến pháp năm 2013 với những bước tiến lớn về quyền con người nói chung và quyền của người cao tuôi nói riêng Khoản 2 Điều 59 và khoản 3 Điều 3 đã khang định mục tiêu phát triển hệ thống an sinh xã hội, bao đảm bình dang, công bang cho moi thành viên trong xã hội, bao gồm người cao tuôi Khoản 3 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người cao tuôi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Trên cơ sở Hiến pháp, quyền của người cao tuổi đã được dé cập và cụ thé hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo ra hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh nhăm bảo vệ nguoi cao tuôi Việt Nam Tuy nhiên, dé ngan chan bao luc gia dinh đối với nguoi cao tudi, dé người cao tuôi được bảo vệ tốt nhất cần phải xây dựng hành lang pháp ly vững chắc Đặc biệt, cần tiếp tục bố sung, cụ thể hóa các điều khoản về bạo lực gia đình đối với người cao tuổi trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Các quy định này phải tính đến điểm đặc thù của người cao tuổi mà có quy định phù hợp Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần hoàn thiện chính sách để người cao tuôi có thể thực hiện được các quyền của mình, trong đó được biệt là các quyền “Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thé duc, thé thao, giải tri, du lich và nghỉ ngơi Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác dé phát huy vai trò người cao tuổi Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác Được tham gia Hội Người cao tuôi Việt Nam theo

18

Trang 21

quy định của Điều lệ Hội và các quyền khác theo quy định của pháp luật” (Điều 3 Luật Người cao tuôi năm 2009).

Cần phải giao nhiệm vụ cho các cấp chính quyền, công an ở địa phương quan tâm đến người cao tuổi Chính quyền địa phương, Hội Người cao tuổi cùng các đoàn thé cần rà soát số lượng người cao tuôi can đang được con, cháu chăm sóc dé thường xuyên theo đõi Thông qua đó phát hiện những trường hợp có nguy cơ xảy ra bạo lực và đề xuất cấp thầm quyền có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cần thiết lập mạng lưới báo cáo về hành vi hành hạ, ngược đãi người cao tuổi dưới hình thức Đường dây nóng phòng chống bạo lực đối với người cao tuôi Cùng với đó, cần có những hướng dẫn cu thé cho người cao tuổi về việc sử dung công nghệ thông

tin để báo cáo hay nhận tư van trực tuyến Hơn nữa, cần tô chức những hoạt động đào

tạo, tập huấn nâng cao năng lực hỗ trợ tư vấn pháp lí cho các cán bộ cấp cơ sở dé có khả năng phát hiện và xử lí các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình đối với người cao tuôi.

Các cơ quan, tô chức, đặc biệt là Hội Người cao tuôi, Hội Phụ nữ phải lên tiếng ngay sau khi có các vụ bạo lực gia đình đối với người cao tuôi Khi phát hiện có hành vi bạo lực gia đình đối với người cao tuổi thì cần điều tra nếu đủ yếu tố cau thành tội phạm thì phải khởi tố Pháp luật hình sự cần có các chế tài đủ mạnh dé tăng tính ran de Dân tộc ta vốn có truyền thống “kính lão đắc thọ”, kính trọng người cao tuôi Người cao tuổi là lớp người có công nuôi dưỡng, giáo dục con cháu, giữ gìn, truyền thụ, lan tỏa các giá trị truyền thống, văn hóa, có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp

đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng, phát triển đất nước qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Hiện nay, người cao tuôi vẫn tiếp tục phát huy vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội Tuy nhiên, bao lực gia đình đối với người cao tuổi dang là một van dé gây nhức nhối trong cộng đồng Đề ngăn chặn ngược đãi, đòi hỏi phải có sự lên tiếng và chung tay của toàn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh già hóa dân SỐ đang diễn ra nhanh chóng tại

Việt Nam.

19

Trang 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luat Phong, chéng bao luc gia dinh nam 2007

Nguyễn Thế Huệ, “Người cao tuổi và bạo lực gia đình”, NXB Tư pháp, năm

2007, tr3 l.

6. Báo cáo số 311/BC-HNCT-CS ngày 08/7/2020 về kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 của Hội người cao tuổi Việt Nam.

20

Trang 23

THỰC TRANG BAO LUC GIA DINH DOI VOI TRE EM VA BIEN PHAP HAN CHE

ThS Bé Hoài Anh

Trường Dai học Luật Ha Nội

Tóm tắt: Bạo lực gia đình đối với trẻ em ở Việt Nam hiện nay đang ở mức bảo động, dan đến nhiễu hậu quả khác nhau Bài viết chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em bằng việc phân tích tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em cũng như nguyên nhân của tình trạng đó Trên cơ sở này, bài viết đã nêu ra một số biện pháp hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Từ khoá: bao lực; bao lực gia đình; trẻ em; bao lực gia đình đối với trẻ em; biện pháp hạn chế

1 Thực trang bạo lực gia đình đối với trẻ em 1.1 Tinh trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em

Bạo lực gia đình đối với trẻ em là hành vi cố ý của một hoặc các thành viên gia đình gây tôn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thé chat, tinh thần, kinh tế đối với trẻ em" Trong những năm gan đây, tình trang bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ Tại hội thảo góp ý cho

dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP

HCM tổ chức mới đây, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa - Thé thao và Du lich cho thay

giai đoạn 2009 - 2021, cả nước phát hiện 324.614 vụ bạo lực gia đình Cũng trong hộithảo này, nghiên cứu do Viện Nghiên cứu gia đình và giới thực hiện chỉ rõ 69% trẻ em

(tham gia nghiên cứu) từng chịu cảnh cha, mẹ xử phạt băng cách đánh, đấm, đạp, tát ; 31,6% phụ huynh thừa nhận họ phạt con băng hình thức bạo lực Nghiêm trọng hơn, trẻ em là nhóm nguy cơ cao trở thành nạn nhân vụ án xâm hại tình dục?!.

Trong thời gian phải giãn cach xã hội do đại dịch COVID — 19, việc hạn chế di chuyên, các biện pháp cách ly kèm theo và áp lực về xã hội, kinh tế đã làm gia tăng các vụ việc bạo lực gia đình đối với trẻ em Theo đó, bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phu nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phu nữ Việt Nam) cho biết ngày 1/4, cả nước bắt đầu thực hiện cách ly xã hội thì đến ngày 3/4, nhân viên của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã phải hỗ trợ khan cấp, giải cứu 3 mẹ con bị bạo lực gia đình đến Ngôi nhà bình yên - nơi trợ giúp phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực”.

20 Xem thêm Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

?! Di Lâm (2022), “Giúp trẻ tránh nguy cơ bị bạo lực gia đình”, bài viết được đăng tải trên website:

https://nld.com.vn/ban-doe/giup-tre-tranh-nguy-co-bi-bao-luc-gia-dinh-20220414214201269.htm (truy cập lầncudi ngày 23/9/2022)

7 Minh Huệ (2020), “Tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình tại Việt Nam đang gia tăng”, bài viết được đăng

tải trên website:

https://www.vietnamplus.vn/tinh-trang-bao-luc-tre-em-trong-gia-dinh-taI-viet-nam-dang-g1a-tang/644330.vnp (truy cập lần cuối ngày 20/9/2022)

21

Trang 24

Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Công an, năm 2020, gần 2000 vụ bạo lực đối với trẻ em bị phát hiện mà trong đó, 97% số vụ có kẻ gây hại đều là thành viên gia đình hoặc có môi quan hệ thân quen với nạn nhân” Mặt khác, theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý 1/2022, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 202.098 cuộc gọi đến; tư vẫn 10.603 ca, tăng 3.333 ca tương ứng với 45,8% so với cùng ky năm 2021 Trong ba tháng đầu năm 2022, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã hỗ trợ, can thiệp 502 ca, trong đó số ca trẻ em bị bạo lực là 323 ca, tăng 146 ca, tăng

82,4% so với cùng kỳ năm 2021; trẻ em bị xâm hai tình duc là 43 ca, giảm 11 ca so vớicùng ky năm 2021; trẻ em bị bóc lột là 62 ca, tăng 24 ca so với cùng kỳ nam 2021; trẻ

em gặp khó khăn liên quan đến pháp luật (tranh chấp quyền nuôi con, nhập quốc tịch, làm giấy khai sinh) là 25 ca và 49 ca về các van đề khác Cũng theo thống kê từ điểm báo, đơn thư , trong ba tháng đầu năm 2022, toàn quốc có 147 trẻ em bị xâm hai (tăng so với cùng ky năm 2021 là 30 em)? mà số lượng trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,84% tăng lên 5,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Thực tế, những số liệu về bạo lực gia đình đối với trẻ em chỉ là “phần nồi của tang băng chìm” và vẫn còn những chỉ báo ân dấu dang sau cánh cửa của mỗi gia đình Trẻ em cần được cảm thấy an toàn khi sống trong gia đình của chính mình nhưng kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bi bạo lực bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình” Với những gia đình này, bạo lực được sử dụng như một công cụ để cha mẹ hoặc người chăm sóc giáo dục con cái của mình và việc họ sử dụng bạo lực là một điều hiển nhiên buộc

phải có.

Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc phải chứng kiến bạo lực gia đình đều không thé phát triển hài hoà về thé chat, tinh thần và nhân cách hoặc thậm chí phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của mình Rất nhiều vụ việc bạo lực gia đình đối với trẻ em ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc và phẫn nộ trong xã hội đã xảy ra Có thé kế đến một số vụ việc sau:

* Vy việc thứ nhất: Bé gái 8 tuôi bị bạo hành đến chết

?3 “7 jên tiếp các vụ bạo hành trẻ em gây chan động: Mới chi là phần nổi của tảng băng chìm”, bài viết được đăng

tải trên website:

https://vtv.vn/xa-hoi/lien-tiep-cac-vu-bao-hanh-tre-em-gay-chan-dong-moi-chi-la-phan-noi-cua-tang-bang-chim-20220122113258443.htm (truy cập lần cuối ngày 25/9/2022)

an Hong Kiều (2022), “Số ca can thiệp hỗ trợ trẻ em bị bạo lực qua Tổng đài 111 tăng hơn 82%”, bai viết được

đăng tải trên website:

https://www.vietnamplus.vn/so-ca-can-thiep-ho-tro-tre-em-bi-bao-luc-qua-tong-dai-111-tang-hon-82/780772.vnp (truy cập lần cuối ngày 25/9/2022)

?5 “72 84% trẻ em bi bao luc ở nơi tưởng là an toàn nhất”, bài viết được đăng tải trên website:https://baodautu.vn/7284-tre-em-bi-bao-luc-o-noi-tuong-la-an-toan-nhat-d161070.html (truy cập lần cuối ngày

Trang 25

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tat kết luận điều tra bố sung

vụ án bé N.T.V.A (8 tuổi) bị bạo hành chết tại một chung cư cao cấp ở quận Bình

Thạnh Trước đó, trong thời gian dai cùng sống chung, Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, quê Gia Lai) nhiều lần đánh đập bé V.A; gây nên nhiều vết bam trên người Thậm chí, Trang dùng roi mây để “răn dạy” bé A và tiếp tục dùng gậy gỗ đánh đập khi roi mây bị gãy Các lần Trang đánh đập bé A., Nguyễn Kim Trung Thái (37 tuổi, cha cháu A.) đều nhìn thấy trực tiếp hoặc theo doi qua camera.

Cơ quan điều tra đã chuyên hồ sơ vụ án và kết luận bổ sung đến viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang về tội giết người và hành hạ người khác được quy định tại điều 123, điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái bị đề nghị truy tố về tội hành hạ người khác và che giấu tội phạm được quy định tại điều 140, điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đôi bổ sung năm 20177.

* Vu việc thứ hait: Bé gái 12 tuổi bị mẹ ruột cùng nhân tình bạo lực, hâm hại nhiều lần

Chiều 7.10, sau một ngày xét xử, TAND thành phố Hà Nội đã quyết định tuyên

phat Phạm Thanh Tùng (SN 1990, trú ở phường Van Phúc, quận Ha Đông, Hà Nội) 19

năm tù về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” Còn bị cáo Hoàng Thị Thu Huyền (SN 1987, ở phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “Hành hạ con” Phiên toà sơ thẩm được xét xử kín.

Theo cáo trạng, trước đó, Hoàng Thị Thu Huyền ly hôn chồng và thuê nhà sống cùng ba người con, trong đó có bé gái H.H.B (12 tuổi) Trong thời gian sinh sống cùng các con, Huyền nhiều lần ngược đãi, hành hạ cháu B bằng việc dùng tay hoặc các vật dụng như ống nhựa, gậy gỗ, dây điện để đánh đập Người phụ nữ này cũng thường xuyên bỏ bê, không chăm sóc các con của mình Tháng 5.2020, Huyền cùng các con đến thuê nhà ở quận Ha Đông Thời gian này, Huyền có quan hệ tình cảm và chung song như vợ chồng với Phạm Thanh Tùng, có một con chung Tuy nhiên, Tùng không thương các con của Huyền, còn tìm cách xâm hại cháu B mỗi khi Huyền đi vắng.

Cáo trạng xác định từ tháng 5.2020 đến ngày 19.1.2021, lợi dụng những lúc Huyền không có nhà, Tùng ép cháu B quan hệ tình dục với mình Nếu nạn nhân không đồng ý, Tùng đe dọa, đánh đập, ép bé gái phải làm theo Hậu quả, Tùng đã chín lần thực hiện hành vi hiếp dâm cháu B tại nhiều địa điểm khác nhau Cuối tháng 1.2021, bác ruột

27 “Công an TP.HCM hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ bé gái 8 tuôi bị bạo hành đến chết”, bài viết được đăng

tải trên website: https://tuoitre.vn/cong-an-tp-hcm-hoan-tat-ket-luan-dieu-tra-bo-sung-vu-be-gai-8-tuoi-bi-bao-hanh-den-chet-20220913184636925.htm (truy cập lân cuôi ngày 26/9/2022)

25

Trang 26

của B biết chuyện nên đã đón cháu và em trai về nhà chăm sóc Sau đó, người bác này cùng cha đẻ cháu đến công an trình báo sự việc?Š.

* Vu việc thứ ba: Bỗ dùng đũa đánh con đến chết ở Hà Nội

Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định tạm giữ hình sự Lê Thành Công (43 tuổi, ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) để điều tra vụ việc bé gái L.H.A (6 tuổi, lớp 1A16, Trường tiểu học Xuân Đỉnh, con của Công) tử vong bat thường Theo đó, bước đầu nghi phạm Công thừa nhận dùng đũa đánh con gái.

Theo báo cáo của UBND quận Bắc Từ Liêm, trong giờ học trực tuyến tối 16-9, bé L.H.A vắng mặt, giáo viên liên hệ gia đình thì được báo tin cháu đã tử vong Qua xác minh, khoảng 11h ngày 16-9, ông Lê Thành Công (43 tuổi, bố cháu H.A.) có đánh con gái Đến khoảng 16h, cháu H.A được mẹ cho ăn cháo và uống thuốc Sau đó, H.A bị nôn nhiều, được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu Tuy nhiên phía bệnh viện xác nhận cháu đã tử vong trước khi đưa vào viện và trên người có dấu hiệu bị bạo hành nên đã báo công an”?.

Có thê thấy, bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng diễn ra như một vấn đề xã hội nhức nhối Những đứa trẻ đáng lẽ được sống trong

sự yêu thương, nang niu lại phải chịu những trận đòi roi kinh hoàng trong chính ngôi

nhà mình đang sống Hình thức bạo lực rất đa dạng với các hành vi như đánh đập, tra tan, hành hạ, cố ý gây thương tích hoặc giao cau, lạm dụng tình dục Hậu qua của những vụ việc này là nỗi đau dai dang của những đứa trẻ hoặc thậm chí có những em đã phải ra đi mãi mãi trong sự nuối tiếc, căm phẫn của người thân, gia đình và cả xã hội Thực tế trên đây đòi hỏi chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của tình trạng bạo lực đối với

trẻ em này.

1.2 Nguyên nhân dẫn đến tinh trạng bạo lực gia đình doi với trẻ em

Tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em có thê xuất phát từ những nguyên nhân

sau đây:

Thứ nhất, do nhận thức của gia đình, cộng đồng và chính trẻ em

Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em do nhận thức của gia đình và cộng đồng thê hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm:

- Ở nhiều gia đình, cha mẹ cho rằng trong việc giáo dục con không thê thiếu được những hành vi bạo lực Những hình thức kỷ luật mang tinh bao lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận và coi đó là bình thường Minh chứng cho điều này là rất nhiều

28 Phạm Đông (2021), “Bé gái 12 tuổi bị “cha dượng” nhiều lần xâm hại, mẹ ruột bạo hành”, bài viết được đăng

tải trên website:

https://laodong.vn/phap-luat/be-gai-12-tuoi-bi-cha-duong-nhieu-lan-xam-hai-me-ruot-bao-hanh-961253.1do (truy cập lần cuối ngày 27/9/2022)

? “Bé gái 6 tuổi ở Hà Nội tử vong bat thường”, bài viết được đăng tải trên website: https://tuoitre.vn/be-gai-6-tuoi-o-ha-noi-tu-vong-bat-thuong-tam-giu-hinh-su-nguoi-cha-202 10917213307453.htm (truy cập lần cuỗi ngày

24

Trang 27

cha mẹ Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi câu nói mà cha ông ta để lại là “Thuong cho roi cho vot, ghét cho ngọt cho bùi” Từ đó, nhiều người dạy con bằng đòn roi và cho rằng đây là cách giáo dục tốt nhất mà không biết răng chỉ cần đánh mông con cũng có thé khiến con họ có nguy cơ trở thành người bạo lực trong tương lai Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ không chỉ đánh con theo thói quen mà còn vì cảm giác bất lực, không biết cách dạy bảo con Cá biệt, có người đánh đập, hành hạ trẻ em chỉ để cảm thấy mình là kẻ

- Tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm va báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kip thời Rất nhiều vụ việc bạo lực gia đình đối với trẻ em gây tiếc nuối trong dư luận khi những người thân thích khác trong gia đình hoặc những người hàng xóm đều biết đến sự việc nhưng cho răng đó là chuyện riêng của mỗi gia đình mà mình không thé can thiệp Trong một số vụ việc khác, người phát hiện ra tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em lại có tâm lý e ngại, không báo với cơ quan có thẩm quyền vì sợ van đề pháp lý phát sinh liên quan đến ban

- Gia đình và cộng đồng chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng trước những hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em Những kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ và cộng đồng chưa được coi trọng dẫn đến năng lực về vấn đề này còn hạn

chế Ngoài ra, nhận thức VỀ su nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của

các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức.

Thậm chí, với chính trẻ em, khi bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm,

tự ti hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.

- Gia đình, cộng đồng hay chính trẻ em còn thiếu hiểu biết pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình đối với trẻ em Từ đó, nhiều trường hợp người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) ở mức độ phạm tội nghiêm trọng phải xử lý hình sự Nhiều trẻ em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi hành vi bạo lực xảy ra Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực gia đình, bat kế bản chat hay mức độ nghiêm trọng của

hành vi này.

Thứ hai, do kinh tế gia đình khó khăn, kém phát triển

Kinh tế gia đình khó khăn, kém phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đối với trẻ em Trẻ em thuộc các gia đình nghèo có nguy cơ bị bạo lực gia đình nhiều hơn so với những gia đình khá giả Theo số liệu điều tra MICS, trẻ em gái trải qua bạo lực gia đình của nhóm gia đình nghèo nhất luôn cao nhất và có xu hướng giảm dan ở các nhóm có mức sống cao hơn Cụ thé, theo MICS 2011, tỷ lệ trẻ

25

Trang 28

em bị bạo lực gia đình ở nhóm gia đình nghèo và nghèo nhất lần lượt là 78,2% và 79,5%; trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm gia đình giàu giảm xuống chỉ còn 74,5% và nhóm gia đình giàu nhất là 61,9%°° Tương tự, các số liệu này ở MICS 2014 tương ứng ở nhóm gia đình nghèo và nghèo nhất là 71,9% và 72,5% và giảm xuống còn 64,5% ở nhóm gia đình giàu hay 60,2% ở nhóm gia đình giàu nhat?! Nguyên nhân này được lý giải là do kinh tế khó khăn dẫn đến việc gia tăng áp lực kiếm sống của cha mẹ hoặc người chăm

sóc nên họ có những cảm xúc tiêu cực, từ đó có hành vi bạo lực gia đình với trẻ em.

Đương nhiên, trong nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế nhưng tình trạng bạo lực vẫn xảy ra.

Thứ ba, do hạn chế từ quy định của pháp luật

Nhiều ý kiến cho rằng Luật Phòng chống bạo lực gia đình hiện hành thiếu tính thực tiễn chính là nguyên nhân cốt yếu khiến bạo lực gia đình ngày một trầm trọng, phức

tạp Theo đó, Luật này chưa làm rõ trách nhiệm xác minh, xử lý tin báo dù đây là bước

quan trọng ảnh hưởng đến tính kịp thời, hiệu quả ngăn chặn, xử lý bạo lực gia đình Pháp luật hiện chưa nhắc đến đường dây "nóng" quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, vai trò điều phối khi phối hợp phòng chống bạo lực gia đình Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trồng, chưa có quy định cụ thé về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng: chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ

Bao lực gia đình đối với trẻ em là một van đề nhức nhối trong xã hội và đã được Đảng, Nhà nước thê chế hoá trong chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật cụ thê nhưng trên thực tế, van đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp và cộng đồng xã hội Có thể kê đến như theo nhận định của đại biéu Tran Thị Hiền (Hà Nam) tại phiên giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” thì có tới 24 tỉnh không có báo cáo về kinh phí cho hoạt động phòng, chống xâm hại trẻ em cũng có thê xem như công tác này chưa được quan tâm ở 24 dia phương?? Ngoài ra, hiện nay, số lượng cơ quan bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam là rất lớn (bao gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ; Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và dao tao; Bộ Văn hoá, Thé thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông: Bộ Công an; Uỷ ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Các tổ chức xã hội; Tô chức kinh tế; Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em; Uỷ ban Quốc gia về trẻ em)

30 TCTK va UNICEF (2011), “Điêu ra đánh giá mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2010”, Hà Nội31 TCTK va UNICEF (2015), “Điểu tra đánh giá mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014”, Hà Nội32 “24 tỉnh không bồ trí kinh phi cho phòng chống xâm hại trẻ em”, bài viết được đăng tải trên website:

https://baodautu.vn/24-tinh-khong-bo-tri-kinh-phi-cho-phong-chong-xam-hai-tre-em-d123068.html (truy cập lầncuối ngày 02/9/2022)

26

Trang 29

nhưng chưa có quy định về sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, nên có lúc dẫn đến tình trạng

"cha chung không ai khóc” và cơ quan chức nang chỉ vào cuộc khi vụ việc bị phát hiện,

dư luận lên tiếng.

Thứ tư, do các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: tệ nạn xã hội, định kiến giới hay và sự phát triển của xã hội Cụ thé, Có tới 33,7% các vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân xuất phát từ rượu bia Rượu bia đang là “chất xúc tác” nguy hiểm dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình, tai nạn giao thông và nhiều hệ lụy xã hội khác?3 Hay người mẹ thường có hành vi như đánh đòn, chửi, quát mắng trẻ em cao hơn người cha vì sự phân công lao động về giới mà người phụ nữ có nguy cơ phải chịu nhiều áp lực trong công việc gia đình, dẫn đến việc không kiểm soát được cảm xúc?! Ngoài ra, xã hội ngày nay phát triển đa chiều, phức tạp dẫn đến tâm lý nhiều người cũng thay đổi, tinh cảm và các mối quan hệ gia đình cũng bị biến dạng khiến bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng gia tăng.

2 Biện pháp hạn chế tình trạng bao lực gia đình đối với trẻ em Thứ nhất, nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đông và trẻ em

Việc nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng và trẻ em về vẫn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em cần được thực hiện một cách đồng bộ với các giải pháp sau đây:

- Day mạnh và da dang hóa các hoạt động truyền thông, phô biến đầy đủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng gia đình trong

thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán

bộ, đảng viên và toàn thê nhân dân cùng chung tay phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng Phải thật sự xem việc xây dựng gia đình 4m no, bình dang, tiễn bộ, hạnh phúc là động lực dé thúc đây toàn diện việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Củng cố, kiện toàn, đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở Phát huy vai trò của đội ngũ hòa giải

viên, địa chỉ tin cậy ở cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động,

công tác hòa giải, tư van, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia

đình đôi với trẻ em nói riêng.

33 “Ma men gây ra hơn 30% các vụ bạo lực gia đình”, bài viết được đăng tải trên website:

Trang 30

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp, đội

ngũ hòa giải viên về bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng Bên cạnh đó, cần đầu tư, quan tâm đến nhân lực và vật chất đối với những người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng dé từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên.

- Khen thưởng, khuyến khích những người tham gia vào công tác phòng, chong

bạo lực gia đình trong việc bảo vệ nạn nhân là trẻ em Lên án, kiên quyết xử lý những

trường hợp sai phạm Việc khen thưởng người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình nhằm khơi dậy tính tích cực của các cơ quan, tô chức, các cán bộ, công chức, gia đình và mỗi cá nhân Đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cống hiến của cá nhân và tập thể đã có thành tích trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng gop phan khang định những chuan mực xã hội đúng dan cần được bảo vệ.

- Nâng cao khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước bạo lực gia đình.

Chính bản thân trẻ em cũng cần được tiếp nhận kiến thức liên quan đến phòng

tránh bạo lực gia đình Gia đình và nhà trường nên chủ động dạy con cách bảo vệ bản

thân, cần giải thích cho trẻ hiểu trẻ không đơn độc, dù sợ hãi nhưng phải bình tĩnh, xử ly tình huống theo cách tô cáo kẻ gây ra hành vi bạo hành Ngoài ra, phụ huynh nên đăng ký cho trẻ tham gia các khóa học của những tổ chức uy tín để trang bị thêm kỹ

năng sống, cách tự bảo vệ bản thân Hơn ai hết nạn nhân cần được trang bị kiến thức để

bảo vệ bản thân sự tự vệ này có ý nghĩa thiết thực hơn bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài dé giúp họ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thong pháp luật dé bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là một việc làm rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay Dưới tác động của các thể chế như kinh tế, xã hội, mặc dù không trực tiếp điều chỉnh các vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình nhưng lại tạo ra điều kiện để hỗ trợ, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, đảm bảo cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả toi đa.

Trên thực tế, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình mà văn bản quan trọng nhất là Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 Lần đầu tiên chúng ra có một văn bản pháp lý quy định trực tiếp về phòng, chống bạo lực gia đình, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trên con đường hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực gia đình Hệ thống pháp luật này đã có những tác động tích cực trong nhận thức và thực tiễn hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta, từng bước đưa hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ

28

Trang 31

em nói riêng di vào nề nếp, ngăn chặn các hành vi bao lực và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nạn nhân.

Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào thực tiễn, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế Do vậy, cần có những văn bản pháp luật cụ thể hóa các quy định chung chung trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình Đồng thời, trong các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cần

quy định rõ hành vi vi phạm nào, ở mức độ nào thì xử lý hành chính, dân sự hay hình

sự và cách thức xử lý Hơn nữa, trong pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cần hình sự hóa các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, quy định cụ thể về tội phạm trong lĩnh vực này Như vậy, tính răn đe đối với củ thể vi phạm và với những

người khác mới được thực hiện, giúp dễ dàng trong việc áp dụng, xử lý, tránh được tình

trạng bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng.

Hiện nay, dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đồi) thu hút nhiều ý kiến xây dựng, trong đó nôi bật là những van đề tác động đến trẻ em Góp ý cho dự án luật, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM, nhấn mạnh dự án luật nên đề cập chi tiết đến trách nhiệm bảo vệ nạn nhân; bảo vệ trực tiếp người tham gia phòng chống bao lực gia đình cũng như người báo tin, tố giác; trách nhiệm cá nhân, tổ chức suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử Ngoài ra, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP HCM, nhẫn mạnh dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có thể bổ sung khái niệm "vô cảm" (không báo tin, không ngăn chặn) vào nhóm những hành vi bị cam Bên cạnh đó, theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (cơ quan chủ trì soạn thảo), pháp luật cần cấu trúc lại quy trình báo tin, xử lý tin báo cũng như xác minh, phân loại, giải quyết vụ việc bạo lực gia đình; trong đó, quan tâm hơn đến nhóm dễ tổn thương như: trẻ em, người khuyết tật Mặt khác, liên quan đến van đề trên, đại diện VKSND TP HCM thấy rang dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định rõ moi cá nhân khi phát hiện hành vi có dấu hiệu bạo lực gia đình, có khả năng báo tin thì phải thực hiện báo tin, t6 giác°Š.

Có thể thấy, tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay đang là một van

dé rất quan ngại Công tác phòng, chống bao lực gia đình đã ngày càng dat được những thành tựu quan trọng những van còn nhiều hạn chế, cần khắc phục Đề hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em, toàn dân, toàn xã hội phải cùng chung tay dé trẻ em thực sự được yêu thương trong tổ 4m của chính minh.

35 Di Lâm (2022), “Giúp trẻ tránh nguy cơ bị bạo lực gia đình”, bài viết được đăng tải trên website:

https://nld.com vn/ban-doe/giup-tre-tranh-nguy-co-bi-bao-luc-gia-dinh-20220414214201269.htm (truy cập lâncuôi ngày 23/9/2022)

Trang 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

2 PGS.TS Dang Thị Hoa (2020), Bao lực gia đình ở Việt Nam — Thực trạng và

các yếu tố tác động, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội

3 TCTK va UNICEF (2011), “Diéu tra đánh giá mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt

Trang 33

THỰC TRANG BAO LỰC GIA ĐÌNH DOI VỚI PHU NU VA BIEN PHAP HAN CHE

Ths Nguyễn Đức Hiệp

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Khi xã hội ngày càng phát triển phụ nữ càng được trân trọng Thế nhưng, không ít trường hop các chị em phụ nữ vẫn phải chịu ton thương về thể chất và tinh than từ hành vi bạo lực gia đình do chính người chỗng của họ gây ra Dù ở bất cứ nơi đâu, bat cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình đã và dang dé lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ gây ton hại về sức khoẻ, tỉnh than cho nạn nhân mà còn còn kim hãm sự phát triển của xã hội Tì rong nội dung tham luận “Thực trạng bạo lực gia đình đối voi phụ nữ và biện pháp hạn chế”, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng bạo lực gia đình của chong doi với vợ là dang bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay từ đó dua ra các giải pháp hoàn thiện nhằm hạn chế tinh trạng bạo lực gia đình của người chông đối với

HgưỜi VO.

Từ khoá: Bao lực gia đình, phụ nữ, biện pháp hạn chế, phòng, chong bạo lực gia

I MO DAU

Bao lực gia đình đã và đang là van nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, dé lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII có xác định rõ nhiệm vụ: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình dang giới Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em `5 nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thông qua việc ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp tạo ra nhiều chuyền biến tích cực của đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình Đặc biệt, sau gan 15 nam thuc hién Luat phong, chống bạo lực gia đình 2007 đã có những chuyền biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ người bị bạo lực cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bao lực gia đình từ đó nâng cao bình dang giới trong gia đình và xã hội Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn ton tai những hạn chế, bất cập dẫn đến nhiều vụ việc bạo lực gia đình ở mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường, khó phát hiện gây hậu quả đáng tiếc cho nạn nhân, trong đó phổ biến nhất là hành vi bạo lực đối với phụ nữ đã và dang gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình, kìm hãm sự phát triển xã hội, làm xói

3“ Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ XII, Nxb.Chính trị

quôc gia - Sự thật, Hà Nội, Tập 1, tr.72

31

Trang 34

mòn các giá trị, chuẩn mực và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của

gia đình.

II NOI DUNG

1 Thực trang bao lực gia đình đối với phụ nữ 1.1 Nhận diện bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Bạo lực gia đình là dạng bạo lực diễn ra giữa những người có quan hệ thân thuộc,

thích thuộc có những mối quan hệ trong gia đình Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây ton hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thé chat, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình?”, với sự đa dạng về hình thức, bạo lực gia đình dé lại nhiều hậu quả làm tốn hại đến sức khoẻ tinh than, thé chất, kinh tế đối với nạn nhân Có thé nói, bat cứ ai cũng déu có thé trở thành nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra bạo hành phụ nữ chính là dạng bạo lực gia đình phố biến nhất hiện nay Theo Đại hội đồng Liên Hợp Quốc định nghĩa: “Bao luc đối với phụ nữ là bat kỳ một hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dân đến, hoặc có khả năng dan đến ton hại hoặc dau đớn về mặt thé xác, tinh duc hoặc tâm lý cho phụ nữ, kề cả việc đe doa thực hiện các hành động như vậy, ép buộc hoặc tự ý tước đoạt quyên tự do của họ, bat kể xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư "3Š.

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một hình thức bạo lực trên cơ sở giới ton tại dai dang, khó kiểm soát và khó can thiệp, là hành vi vi vi phạm nhân quyền của người phụ nữ bao gồm:

- Bao lực về thé chất: Bao lực về thê chat là hành vi trong đó người bạo lực cố ý dùng sức mạnh đề khống chế, sử dụng hành động bằng chân tay hoặc phương tiện, công cụ khác dé xâm hại tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể cho nạn nhân Một số

hành vi bạo lực thé xác phổ biến như: Đánh, đâm, đá, tát, bóp cô, xô đây, sử dụng hung

khí để lại thương tích trên cơ thê nạn nhân hoặc thậm chí có mục đích tước đi sinh mạng của nạn nhân Hậu quả của loại hành vi này thường dé nhận biết nhất bởi nó thường dé lại dau vết thương tích trên cơ thé và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nạn nhân.

- Bao lực tinh than hay còn gọi là bạo lực tâm lý là hành vi đối xử tôi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tôn thương tức thời hay tiềm ân về mặt tâm lý, sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân Những hành vi bạo lực tinh thần đối với phụ nữ trong gia đình thường được biểu hiện qua việc sử dụng lời nói, hành vi hoặc thái độ của người gây ra bạo lực tác động đến tinh than của người phụ nữ, làm ton thương đến tâm lý của nạn nhân như: Người chồng thường xuyên chửi mắng, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân

phâm, uy tín của người vợ; kiêm soát và ngăn câm người phụ nữ tham gia vào các hoạt

37 Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

38 Điêu 1 Tuyên bô về xoá bỏ bạo lực đôi với phụ nữ 199332

Trang 35

động xã hội hoặc các hoạt động khác; ghen tuông, ngăn cam các mỗi quan hệ: phot lờ cảm xúc, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt gây áp lực về tâm lý đối với người phụ nữ Hậu qua của hành vi bạo lực tinh thần thường rất khó xác định vì những tổn hại không thể hiện ra bên ngoài như bạo lực thé xác Khi phải đối mặt và chịu đựng bạo lực tinh

thần, người phụ nữ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, lo lắng và bất an Nếu tình trạng liên

tục kéo đài có thể khiến cho nạn nhân gặp phải rất nhiều các vấn đề sức khỏe tâm thần như mat ngủ, rỗi loạn lo âu, tram cảm, rồi loạn stress sau sang chan và dan bị suy nhược về thể chất.

- Bao lực tình duc là hành vi sử dụng vũ lực hay dung lời nói đe dọa dé ép buộc

người kia có quan hệ tình dục cho dù hành vi đó có thực hiện được hay không hoặc hành

vi cô lôi kéo hoạt động tình dục ngay cả khi người kia không có khả năng từ chối bởi các lý do như: sức khoẻ, bị ảnh hưởng của chất kích thích hoặc bị hăm dọa, quấy rối tình

dục Những hành vi bạo lực tình dục thường diễn ra khi người vợ bị đòi hỏi quan hệ tình

dục quá nhiều, vượt giới hạn ham muốn dẫn đến không đáp ứng nhu cầu của người

chồng Một số hành vi bạo lực tình dục đối với phụ nữ phổ biến hiện nay như: Ép buộc

hoặc đe dọa, khống chế dé người phụ nữ phải quan hệ tinh dục ngoài ý muốn của mình

(cưỡng dâm trong hôn nhân); sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn

như ép buộc quan hệ tinh dục trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang đau ốm, bị ép 'thực hành' như trong phim khiêu dâm, phim cấp 3; dùng dụng cụ gây ton thương bộ phận sinh dục của nạn nhân Hậu quả của bạo hành tình dục đây người phụ nữ vào thé mat thang bang trong cudc sống dẫn tới sự suy kiệt sức khỏe, bệnh tật, gây mệt mỏi, đau đớn làm suy giảm khả năng lao động, nhiều trường hợp tâm lý sợ hãi khiến người phụ nữ bị tram cảm và có trường hợp nghĩ đến cái chết dé giải thoát cho bản thân minh.

- Bạo lực kinh tế là hành vi cưỡng bức với thủ đoạn muốn kiểm soát các thành viên khác trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính Bạo lực kinh tế đối với người phụ nữ thường được biểu hiện đưới nhiều hành vi như: Cam vợ đi làm kiếm thu nhập; từ chối đưa tiền, không đóng góp tài chính cho vợ hoặc quản lý chặt chẽ toàn

bộ thu nhập của gia đình, buộc người phụ nữ đóng góp tài chính vượt quá khả năng của

họ Hậu quả để lại của dạng bạo lực này khiến người phụ nữ phải làm mọi việc đến kiệt sức, không được nghỉ ngơi, giải trí, học tập, theo đuôi sự nghiệp và còn chịu tôn thương về tinh thần không kém gì các hành vi bạo lực khác.

1.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam

Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng đã và đang là van nạn của toàn cau, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới: “Cứ ba phụ nữ trên toàn cau lại có một người từng phải chịu bạo hành thể xác hoặc tình dục trong đời” Ở Việt Nam, không khó dé tìm kiếm thông tin những vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ với những tiêu đề như “KAdi tổ người chong bạo hành vợ đã man 11 năm vi

Bo

Trang 36

‘khong biết dé’”, “vợ vô sinh bị bạo hành đến chết" hay “Người vợ trẻ tử vong nghỉ do bị chong bạo hành ” trong số hàng ngàn các vụ việc bạo hành đối với phụ nữ đang diễn ra từng ngày Theo số liệu thống kê của Bộ VHTTDL tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn 2009-2021, tổng số vụ BLGĐ các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ Trong giai đoạn này, số vụ BLGĐ giảm dần qua các năm: năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 19.274 vụ trong năm 2015 và 4.967 vụ trong năm 2021”.

Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành Điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Kết quả Điều tra đã thu hút mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ và người dân trước tình trạng bạo lực khá phô biến đối với phụ nữ Năm 2019, trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình dựa trên quyên con người và trên cơ sở bằng chứng nhằm phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới, bao lực gia đình và giải quyết những van đề liên quan tới mại dim”, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê tiếp tục thực hiện Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam Phạm vi của Điều tra được thực hiện trong tông số 5.976 phụ nữ và trẻ em tham gia khảo sát ở độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi Theo kết quả điều tra thu được cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn còn phô biến ở Việt Nam, trong đó cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực và/hoặc bị kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong đời?

- Bao lực thể xác: Tỷ lệ bạo lực thé xác do chồng gây ra trong đời đối với phụ nữ ở Việt Nam là 26,1%, tương ứng với hơn một phần tư sỐ phụ nữ Nghĩa là cứ 4 phụ nữ Việt Nam thì có 1 phụ nữ đã bị bạo lực thé xác ít nhất một lần trong đời Trong đó:

(¡) Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác ở thành thị thấp hơn khu vực nông thôn Tỷ lệ bạo lực thể xác do chồng gây ra ở khu vực Tây Nguyên là cao nhất (40%), tiếp đến là khu vực Đồng bang sông Hồng với một phần ba phụ nữ bị bạo lực (32,8%) và thấp nhất là Đông Nam Bộ với một phần năm phụ nữ bị bạo lực (20,2%).

(ii) Bị tát hoặc bị ném vật vào người dẫn đến thương tích là hành vi bạo lực phổ biến nhất do chồng họ gây ra với 23% phụ nữ bị hành vi bạo lực này trong đời Bên cạnh đó, bị bóp cé là một trong những hành vi bạo lực thé xác nghiêm trọng khi người phụ nữ có nguy cơ bị nguy hại nghiêm trọng hoặc bị giết, điều đáng lo ngại, hơn một phần tư phụ nữ (26%) đã từng bị gây bỏng hoặc bị bóp cổ cho biết việc này đã xảy ra nhiều lần đối với ho"!

- Bao luc tinh duc: Cứ 8 phụ nữ thì có hon 1 phụ nữ (13,3%) từng bi bạo lực tìnhdục trong đời Trong đó:

3 ia-dinh/tinh-hinh-bao-luc-gia-dinh-o-viet-https://trangtinphapluat.com/blog/bai-viet-hay/hon-nhan-va-nam/Truy cap ngay 8/10.

40 Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019*! Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

34

Trang 37

(1) Tỷ lệ bạo lực tình duc ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, cao

nhất ở khu vực Đồng băng sông Hồng (18,4%), tiếp theo là khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc (13,9%) và thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long (9,9%).

(ii) Bao lực tình duc trong đời xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ trong nhóm tuổi từ 45 đến 49 (15,9%) và nhóm tuôi từ 20 đến 24 (15.2%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 25 đến 29 (10,4%) Trong đó, hành vi bạo lực tình dục mà hầu hết phụ nữ đề cập là bị ép quan hệ tình dục khi họ không muốn (9,6%) Kế đến là phụ nữ buộc phải quan hệ tình dục khi không muốn do sợ những gì chồng có thể làm nếu họ từ chối (7.8%) Khoảng 3/4 phụ nữ từng bị cả hai hành vi bạo lực tình dục trong đời cho biết điều đó đã xảy ra với họ vài lần.“

- Bao lực về tinh than: Bao lực tinh than là dang bao lực xảy ra nhiều nhất so với các hình thức bạo lực khác trong gia đình Gần một nửa (47%) phụ nữ bị chồng hiện tại hoặc chồng cũ bạo lực tinh thần trong đời Trong đó:

(i) Ty lệ bạo lực ở nông thôn chiếm (49,7%) cao hơn so với thành thị (41.4%) Bao lực tinh thần trong đời xảy ra cao nhất ở độ tudi 45 — 49 (51.5%), kế tiếp là độ tuôi 50 — 54 (50.6%) và thấp nhất ở độ tuổi 20-24 (35.1%).

(ii) Hình thức bao lực tinh thần phổ biến nhất là bi chồng đe dọa hoặc khiến cho họ cảm thấy sợ hãi (38,7%), kế đến là hành vi xúc phạm khiến cho họ cảm thấy tôi tệ (25%), thấp nhất là hành vi coi thường hoặc sỉ nhục của người chồng chiếm 10,9%.

(11) Hậu qua của các hình thức bao lực tinh thần trong đời pho biến nhất là bị

chồng đe dọa hoặc khiến cho họ cảm thay sợ hãi (38,7%) Kế đến bị xúc phạm khiến

cho họ cảm thấy tôi tệ (25% trong đời) và thấp nhất là khiến cho họ cảm giác bị coi thường, sỉ nhục chiếm (10.9%).

- Bao lực kinh tế : Cứ 05 phụ nữ thì có hơn 01 phụ nữ (21%) ở Việt Nam bị chồng bạo lực kinh tế trong đời Trong đó:

(i) Ty lệ phụ nữ bị bạo lực kinh tế trong đời ở mọi lứa tudi dao động từ 18,6% đến 23,7% Trong đó, tỷ lệ bi bạo lực kinh tế hiện thời của nhóm phụ nữ độ tuổi từ 30-34 tudi chiếm 15,1%, trong độ tuổi từ 50 — 54 tuôi là thấp nhất (chiếm 8.8%) điều này xuất phát từ nhiều ly do như trong nhóm nay có nhiều phụ nữ góa chồng, ly thân hoặc ly hôn, dẫn đến tỷ lệ bị bạo lực kinh tế ở nhóm phụ nữ lớn tuôi lại thấp hơn so với độ tuôi trẻ.

(ii) Hình thức bao lực kinh tế phô biến nhất mà phụ nữ Việt Nam gặp phải là bị cam đi làm hoặc kiếm tiền chiếm 15,5% Cứ 16 phụ nữ thì có 1 phụ nữ cho biết bị chồng từ chối đưa tiền (6,3%) hoặc bị chồng lấy mắt thu nhập (6%) Trong đó, chiếm

% Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

EP

Trang 38

tỷ lệ thấp nhất là hành vi yêu cầu trách nhiệm tài chính của phụ nữ đối gia đình chỉ chiếm 2%*

Bên cạnh đó, việc chồng lẫn giữa các hình thức bạo lực cũng xảy ra rất phổ biến khi bạo lực thé xác, tình dục và tinh thần đối với phụ nữ xảy ra đồng thời Trong đó:

(i) Gần một phần tư SỐ phụ nữ (22,1%) bị cả hai hình thức bạo lực thể xác và bạo lực tinh than.

(1) Số phụ nữ bị bao lực tình dục cùng với bạo lực tinh thần (10,9%) cao hơn so với số phụ nữ bị bạo lực tình duc cùng với bao lực thé xác (7,3% phụ nữ)*

Bao lực gia đình không chi gây tôn hại đến tinh than, sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình Theo thống kê của ngành tòa án, từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/7/2018 Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thâm 1.422.067 vụ án ly hôn, đã giải quyết 1.384.660 vu, đạt tỷ lệ 97,4% Trong số 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, có 1.060.767 vụ có nguyên nhân từ BLGĐ hoặc liên quan đến BLGĐ (chiếm 76,6%)*° Không những thé, bao lực gia đình còn gây thiệt hại về kinh tế, xã hội, ước tính bạo lực gia đình gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi nam“.

1.3 Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ hiện nay Thứ nhất, bất bình đăng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình Tuyên ngôn về xoá bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ghi nhận: “Bao luc với phụ nữ là một biểu hiện trong các quan hệ không cân bằng về quyên lực giữa nam và nữ mà vốn có trong lịch sử” Trong xã hội Việt Nam van tồn tại những quan niệm về định kiến giới trong gia đình như tư tưởng trong nam khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng ăn sâu vào lối sống, nếp nghĩ của một bộ phận không nhỏ các gia đình Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, những người đàn ông cho răng họ là trụ cột gia đình, ho có quyền quyết định những van dé quan trọng ké cả quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác Thậm chí, một bộ phận đàn ông tự ban cho mình quyền đánh đập, hành hạ vợ con để thể hiện tiếng nói, vai trò của mình trong gia đình bất chấp pháp luật Từ đó dẫn đến việc bạo hành phụ nữ trong gia đình ngày càng gia tăng.

Thứ hai, sự nhìn nhận, dau tranh của người phụ nữ khi bị bạo lực gia đình còn hạn chế, thiếu thăng thắn và mang tâm lý cam chịu Nhiều trường hợp, người phụ nữ chịu đựng những trận bạo hành của chồng nhưng họ im lặng, không trình báo vì sợ ảnh hưởng đến gia đình, họ sợ điều tiếng bỏ chồng, sợ con mình không cha hay còn mang

799 66

nặng tư tưởng “xâu chàng hô ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hoặc vân có tâm lý

8 Kết quả điều tra quốc gia về bao lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 20194 Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

4

https://trangtinphapluat.com/blog/bai-viet-hay/hon-nhan-va-gia-dinh/tinh-hinh-bao-luc-gia-dinh-o-viet-nam/Truy cap ngay 8/10.

46 Kết qua điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

36

Trang 39

mong muốn duy trì quan hệ hôn nhân Chính sự im lặng đó đã vô tình làm thỏa mãn bản tính bạo lực hung hăng của người chồng Theo số liệu điều tra, một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao gid kê với bất ky ai và gan như tất cả phụ nữ (90,4%) bị chồng bạo lực đã không tìm sự giúp đỡ từ các các cơ quan chính quyền, chủ yếu là do sợ bị tai tiếng, kỳ thị và phiền hà Sống trong bạo hành dai dang họ mat đi ý niệm làm điều gì đó tốt đẹp cho cuộc đời mình, thay vì tìm cách cứu bản thân thì họ lại muốn tìm đến cái chết dé giải thoát khỏi tình cảnh của bản thân.

Điền hình như cái chết của chị Nguyễn Thi Hà (sinh năm 1981, ở TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) Khoảng 16 giờ ngày 10/7/2010, chồng chị là Trương Thế Nam (SN 1979) gọi điện thoại bắt vợ về làm mỗi tiếp bạn nhậu Dù đang bán hàng nhưng nhớ đến những

trận đòn tàn bạo thường ngày của chồng, chị Hà liền sợ hãi, chạy về ngay Vừa vào tới

cửa, chị bị chồng lao vào đấm đá túi bụi, ai can ngăn cũng không được Quá uất ức trước hành động nhẫn tâm của chồng, chị Hà uống thuốc sâu tự tử và ra đi trong oan khuất”.

Hoặc những dồn nén có thể biến họ thành kẻ sát nhân mà chính họ không nghĩ đến hậu quả, khi sự cam chịu đến giới hạn cuối cùng nhiều trường hợp đã ra tay giết chồng dé giải thoát cho cuộc sống bé tắc của chính mình.

Vụ việc của bà T.T.B (sinh năm 1977) được Tòa Gia đình và người chưa thành

niên (TAND TPHCM) xét xử về tội giết người Thời gian chung sống, mẹ con bà B thường xuyên bị chồng, cha chửi mắng, đánh đập, phá đồ đạc Đã hai lần, bà phải nhập viện vì bị chồng đánh, là lao động chính trong nhà nhưng đi làm được đồng nào, bà B phải về nộp lại cho chồng Chồng còn nhiều lần ngang nhiên đưa người tình về nhà chung sống Hàng ngày, bà vẫn chịu cảnh chửi mắng, đánh đập rồi chồng tuyên bố đuổi mẹ con ra khỏi nhà, để bán nhà, không chia cho một đồng, mâu thuẫn càng căng thăng Một đêm, bị người chồng say xin đánh đập, người phụ nữ gần 50 tuổi hàng ngày ốm yếu đã quật ngã người chồng to khỏe cùng sự trợ giúp của con trai út, bà dồn hết mọi sức lực siết cô chồng cho đến khi tắt thở.

Có thê thấy, vụ án của bà B là một trong những vụ án điển hình cho việc người

phụ nữ bị bạo hành chồng lẫn cả về thé xác, tinh thần và kinh tế Bản án giết người trong tình trạng kích động mạnh là thích đáng đối với hành vi của bà T.T.B cùng con trai nhưng cũng có thể phần nào đó nhận được sự cảm thông, chia sẻ của xã hội.

Thứ ba, sự thờ ơ của các cá nhân, tô chức và gia đình trước nạn bạo hành gia đình Nhiều cá nhân, tổ chức chưa nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình, nhiều trường hợp người phụ nữ bị bạo hành trong suốt một thời gian dai nhưng không bị phát hiện dé rồi khi vụ việc có dau hiệu nghiêm trọng

* Báo Giadinh.net, trang xã hội, “tự tử dé tron kiếp bạo hành”, truy cập ngày 02/10/2022.

48 Báo dantri.com, chuyên mục an sinh, “rung rời bi kịch vợ lay mang chồng vì bi bao hành”, truy cập ngày

37

Trang 40

phải xử lý hình sự thì hành vi bạo hành mới được phát giác Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: (i) Nhận thức chưa day đủ của người dân về hành vi bạo lực gia đình, họ cho răng chuyện mâu thuẫn trong gia đình là chuyện nhỏ, diễn ra thường ngày không đáng quan tâm, vợ chồng nên “đóng cửa bảo nhau”; (ii) Nhiều trường hop chứng kiến cảnh người vợ bị bạo hành khi muốn giúp đỡ nhưng người dân lại lúng túng không biết phải trình báo ai, trình báo cơ quan nao để giải quyết; (iii) Lo sợ rằng khi họ can thiệp hoặc tố giác sẽ bị trả thù nên dần dần sinh ra thái độ bàng quan, thờ ơ với bạo lực gia đình Chính sự im lặng, kỳ thị của cộng đồng và “văn hóa đồ lỗi” là những rào cản khiến công tác phòng, chống bạo lực gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Vụ việc của chị Hoàng Nhật Ánh (Quảng Bình) là một ví dụ điển hình của việc nạn nhân bị bạo hành dai dăng trong 11 năm bị đánh đập, hành hạ bởi người chồng vũ phu nhưng Ánh gần như không nhận được sự giúp đỡ nào từ người xung quanh Chính quyền và các đoàn thé thậm chí không hề hay biết Vụ việc chi bị phát giác khi người phụ nữ này bị chồng đánh đến mức gãy đốt sống, phải nhập viện”

Hay trường hợp của chị Mỹ bị chồng bạo hành trong suốt 2 năm vì tin lời đồn thôi vợ có quan hệ bat chính với người đàn ông khác, cứ say về, chồng của chị lại lôi chị ra mắng chửi, đánh đập, thậm chí còn lột hết quần áo vợ rồi đánh đuôi ra đường

nhưng không nhận được sự giúp đỡ hàng xóm vì nghĩ là “chuyện nhà người ta “hoặc

thậm chí vô cảm hơn khi có nhiều người xung quanh bĩu môi nói “không làm sai gì sao tự nhiên bị chong đánh” hay “Không có lửa làm sao có khói ” Suỗt 2 năm chịu nhục, chịu tui không ai giúp đỡ, cuối cùng Mỹ dé lại đơn ly hôn rồi đưa 2 con về quê ngoại°0

Thứ tư, việc tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu có liên quan đến bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng của cơ quan nhà nước có thâm quyền còn chưa thực sự hiệu quả Nhiều trường hợp sự vào cuộc của các cơ quan chính quyền cấp cơ sở chưa được kịp thời, đôi khi còn hời hợt và mang tính hình thức, thậm chí có những trường hợp còn dun đây, tron tránh trách nhiệm Những tôn tại đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thé kê đến như cơ quan chính quyền cho rằng hành vi bạo lực gia đình không nghiêm trọng việc xử lý chỉ để các bên đóng cửa bảo nhau hay do sự việc xảy ra trong địa bàn xã, phường cho nên xử lý còn mang tính chất nương nhẹ Chính những ly do đó khiến cho nhiều trường hợp bạo lực gia đình tái diễn, gây hậu qua nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng Điều này không chỉ diễn ra ở các cấp chính quyền xã phường ở vùng nông thôn mà còn diễn ra ngay cả ở các vùng đô thị, thể hiện sự bất lực và thờ ơ của chính quyền trước hiện tượng bạo hành gia đình, không những không làm

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w