1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng của công ty ô tô toyota việt nam (tmv)

56 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đánh Giá Chuỗi Cung Ứng Của Công Ty Ô Tô Toyota Việt Nam (TMV)
Tác giả Lê Thị Tường Vy, Nguyễn Thị Phương Nhi, Đinh Đức Duy, Võ Minh Nguyên, Phạm Thị Quỳnh, Lại Quốc Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý logistics
Thể loại Báo cáo bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ BỘ MƠN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CƠNG NGHIỆP ---oOo--- BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN LÝ LOGISTICS PHÂN TÍCH VÀ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

-oOo -

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN LÝ LOGISTICS

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG

CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM (TMV)

GVHD: ThS Nguyễn Tiến Dũng SVTH:

Trang 2

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

-oOo -

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN LÝ LOGISTICS

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG

CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM (TMV)

GVHD: ThS Nguyễn Tiến Dũng SVTH:

Trang 3

2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian tìm hiểu và học tập để hoàn thành báo cáo cho bài tập nhỏ, nhóm em đã nhận được rất nhiều những sự giúp đỡ của thầy cô cũng như các bạn học để có thể hoàn thành bài báo cáo này tốt nhất

Em xin đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Dũng vì những hướng dẫn chi tiết của thầy về kiến thức thuộc môn học Quản lý Logistics Nhờ có sự hướng dẫn của thầy, nhóm chúng em đã

có thể hiểu nhiều hơn về đề tài này và có thể hoàn thành bài tập đúng hạn

Mặc dù bản thân chúng em đã rất cố gắng để hoàn thành bài báo cáo tốt nhất, tuy nhiên

vì kinh nghiệm bản thân có hạn nên vẫn còn thiếu xót về nội dung và cách trình bày Chúng em rất mong được nhận sự thông cảm và góp ý cải thiện từ thầy cũng như các bạn để có thể hoàn thành báo cáo tốt hơn cho các bài tập sau Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 30, tháng 04, năm 2021

Đinh Đức Duy

Lê Thị Tường Vy Nguyễn Thị Phương Nhi

Võ Minh Nguyên Phạm Thị Quỳnh Lại Quốc Anh

Trang 4

3

TÓM TẮT BÁO CÁO

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiện được xem là vấn đề được nhiều công ty, doanh nghiệp quan tâm và được xem là lĩnh vực quan trọng trong quá trình hội nhập theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Tại mỗi công ty, doanh nghiệp, lĩnh vực Logistics của họ có thể giống hoặc khác nhau, tuy nhiên chúng đều trải qua 2 quá trình inbound và outbound Để hiểu

rõ hơn và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bài báo cáo này được xây dựng nhằm phân tích chuỗi cung ứng inbound và outbound của Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) và đánh giá

ưu và nhược điểm của công ty dựa trên chuỗi cung ứng hiện tại

Trang 6

5

PHỤ LỤC B: CÁC CHI NHÁNH BẢO DƯỠNG XE TOYOTA TẠI VIỆT NAM 1 PHỤ LỤC C: DANH SÁCH CÁC SHOWROOM CỦA VINFAST TẠI VIỆT NAM

1

Trang 7

6

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

7

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Đóng góp của ngành ô tô vào GDP tại Việt Nam và các nước (Nguồn: CTS) 1Hình 1.2 Tỷ lệ các tầng lớp tại Việt Nam (nguồn BMI, BCG) 2

Hình 2.2 Các sản phẩm của TMV được sản xuất tại Việt Nam 6Hình 3.1 Vị trí các nhà cung ứng của Toyota Việt Nam (TMV) 15

Hình 3.4 Doanh số bán hàng các mẫu xe Toyota trong tháng 10/2020 23

Hình 3.7 Vận chuyển xe thành phẩm ở thị trường trong nước của TMV 25

Hình 3.10 Mạng lưới thị trường xuất khẩu Toyota Việt Nam 27Hình 3.11 Chức năng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 30

Hình 4.1 Quy trình sản xuất xe Vinfast tại nhà máy Hải Phòng 33

Hình 4.3 So sánh năng lực quy trình sản xuất của VinFast so với các nhà sản xuất ô-tô

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Quy trình bảo dưỡng xe của Toyota Việt Nam 31Bảng 3.2 Các chi nhánh bảo dưỡng Toyota chính hãng tại Việt Nam 32

Trang 9

Hình 1.1 Đóng góp của ngành ô tô vào GDP tại Việt Nam và các nước (Nguồn: CTS)

Kết thúc năm 2020 vừa qua, Volkswagen Group đã giữ vững được vị trí số 1 trên thị trường ô tô thế giới, với thị phần 11,6%, doanh số đạt 9,31 triệu xe (giảm 14,5%) Trong những năm gần đây, tập đoàn ô tô Đức này đã có chiến lược bành trướng rất thành công trên thị trường toàn cầu, với danh mục sản phẩm khá hợp lý

Đứng thứ hai là Toyota Group, với doanh số 8,9 triệu xe bán ra trong năm 2020, giảm 12%, nhưng thị phần lại tăng 0,1% lên 11,1%

Liên minh Renault Nissan đứng thứ ba, với doanh số 7,95 triệu xe (giảm 20,5%)

1.1.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngành Ô tô cũng chiếm tới 3% GDP cả nước Chính vì lý do này mà ngành luôn dành được những sự quan tâm và đối xử đặc biệt từ phía chính phủ Các hiệp định thương mại từ trước đến nay luôn có những ngoại lệ dành cho ngành Ô tô nhằm bảo vệ ngành trước sức ép cạnh tranh từ các nước trên thế giới

Thu nhập của người dân là yếu tố lớn quyết định lên nhu cầu mua xe Ô tô

Theo số liệu thống kê và dự báo của BMI và BCG, Việt Nam đang trong thời điểm chứng kiến sự thay đổi thanh của mức thu nhập Cơ cấu dân số thuộc tầng lớp thượng lưu tăng từ 3% năm 2012 lên 11% năm 2020, cơ cấu tầng lớp trung lưu cũng tăng từ 11% lên 23% Với việc

Trang 10

2

tăng lên nhanh chóng của tầng lớp Thượng lưu và Trung lưu thì nhu cầu tiêu thụ xe ô tô của người Việt cũng sẽ tăng lên tương ứng

Hình 1.2 Tỷ lệ các tầng lớp tại Việt Nam (nguồn BMI, BCG)

Ngành Ô tô Việt Nam có mức độ tập trung ở mức Trung bình – Cao

Theo số liệu của Bộ công thương, hiện có 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ô tô tại Việt Nam, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe và 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe ô tô Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam thấp hơn nhiều nếu so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2500 doanh nghiệp ở Thái Lan

4 nhà sản xuất xe lớn là THACO, Toyota, Hyundai, Ford chiếm tới 75% thị phần toàn ngành THACO đứng đầu với 2 thương hiệu xe chủ lực là Kia và Mazda, Toyota đứng thứ 2 với 19% thị phần và bám sát nút là Hyundai với 18% thị phần

Hình 1.3 Thị phần ô tô Việt Nam năm 2020

(Nguồn: Phương Thúy (11/10/2020), Những thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường ô

tô Việt Nam,

http://vinanet.vn/kinh-te/nhung-thuong-hieu-dang-chiem-linh-thi-truong-o-to-viet-nam-735379.html)

Trang 11

3

Chỉ số HHI (Herfindahl - Hirschmann Index) của ngành ô tô Việt Nam tính theo thị phần 11 tháng 2018 là 1698.57, với mốc chỉ số này thì ngành Ô tô được coi là ở mức độ tập trung Trung Bình – Cao

1.2 Đặt vấn đề

Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhiều nhuận nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc đã đặc biệt chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô trong quá trình công nghiệp hoá để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu sang các thị trường khác Bắt kịp với xu thế đó Việt Nam đang tiến hành xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp chủ chốt này, Việt Nam đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng Tuy nhiên sau 12 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dường như vẫn chỉ ở điểm xuất phát Bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay với tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng và tiêu dùng ngày càng đắt đỏ đã đặt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam nói riêng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn Do đó việc tối ưu hóa sản xuất kinh doanh là ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp sản xuất ô tô cần hướng đến, trong số các phương pháp tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò hết sức quan trọng Đó cũng là lý do người viết chọn đề tài: “Tìm hiểu, phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng của công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV)”

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo này nhắm đến việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng của công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), từ đó nhận định về vấn đề có nên xây dựng thêm nhà máy sản xuất ô tô tại khu vực miền nam hay không

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của báo cáo này là công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) với lĩnh vực nghiên cứu bao gồm hệ thống sản xuất và hệ thống chuỗi cung ứng của TMV

Trang 12

4

1.4.2 Không gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10)

1.4.3 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu đề tài diễn ra từ 16/03/2021 đến ngày 18/05/2021

1.5 Bố cục báo cáo

Bố cục báo cáo bao gồm:

- Chương 1: Giới thiệu đề tài

- Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất

- Chương 3: Phân tích hoạt động chuỗi cung ứng

Trang 13

Hình 2.1 Toyota Việt Nam

Kể từ khi thành lập đến nay, TMV đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng Hiện tại, TMV luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy của công ty đạt trên 70.000 xe/năm (theo 2 ca làm việc) Doanh số bán cộng dồn của TMV đạt trên 695.424 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 8.800 nhân viên làm việc tại hệ thống 72 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động chính

Các lĩnh vực hoạt động chính của TMV bao gồm:

− Lắp ráp, sản xuất xe ô tô các loại và phụ tùng ô tô

− Cung cấp dịch vụ bảo hành và sửa chữa xe ô tô

− Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất, các loạiphụ tùng ô tô để gia - công, đóng gói và xuất khẩu

− Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô

− Nhập khẩu phụ tùng ô tô và các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo tiêu chuẩn Toyota

− Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh, dịch vụ và bảo dưỡng sản phẩm Toyota cho các công ty trong Tập đoàn Toyota, đại lý, ứng viên đại lý và các trạm dịch vụ được ủy quyền của Toyota

Trang 14

6

2.1.3 Sản phẩm

Các sản phẩm được sản xuất và lắp ráp tại Toyota Việt Nam (Vĩnh Phúc) bao gồm COROLLA ALTIS, VIOS, INNOVA và FORTUNER

Hình 2.2 Các sản phẩm của TMV được sản xuất tại Việt Nam

Các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm FORTUNER, RUSH, AVANZA, WIGO, YARIS, CAMRY, LAND CRUISER, HILUX, LAND CRUISER PRADO, HIACE Ngoài ra, TMV còn kinh doanh các dòng xe Lexus nhập khẩu như LS 460L, GS 350, ES 350,

LX 570, RX 350, GX 460 và NX 200t

2.2 Hoạt động sản xuất của Toyota Việt Nam

2.2.1 Các thành phần cấu tạo của xe

Cấu tạo chung của ô tô gồm 5 phần chính: Động cơ, hệ thống khung gầm, hệ thống điện, cabin/khoang hành khách, và các hệ thống phụ trợ khác

2.2.1.1 Động cơ ô tô

Động cơ được coi là “con tim”- là nguồn động lực của ô tô Khi động cơ làm việc sẽ biến nhiệt năng thành cơ năng và truyền đến các bánh xe sau đó làm cho chiếc xe chuyển động được Động cơ được phân thành 3 loại, bao gồm:

− Theo nguyên liệu sử dụng, có 3 loại: Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas

− Theo chu trình làm việc có: Động cơ 4 kỳ, động cơ 2 kỳ

− Theo số xy lanh có các loại: 3 xy lanh, 4 xy lanh, 5 xy lanh, 6 xy lanh, 8 xy lanh… Những chiếc ô tô hiện nay thường sử dụng động cơ 4 kỳ Động cơ gồm rất nhiều bộ phận, chi tiết phức tạp Nó có thể bao gồm rất nhiều bộ phận, nhưng những chi tiết quan trọng đó bao gồm bưởng máy, piston (Bít – tông), trục cam – cò, xú bắp, bugi, thanh truyền lực và các hệ thống bánh răng, dây cu loa…

Trang 15

7

2.2.1.2 Hệ thống khung gầm

Hệ thống khung gầm ô tô bao gồm nhiều các hệ thống với các nhiệm vụ khác nhau

− Hệ thống truyền lực: Bao gồm bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là dùng để truyền moment xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động, đồng thời cũng giúp thay đổi độ lớn và chiều hướng của moment xoắn

− Hệ thống phanh xe: Hệ thống phanh có tác dụng làm giảm tốc độ, hoặc dừng xe

và giữ cho xe ô tô đứng yên trên dốc Hệ thống phanh có một số cách phân loại khác nhau, bao gồm:

+ Theo cách điều khiển: Phanh chân, phanh tay

+ Theo kết cấu của cơ cấu phanh: Phanh trống, phanh đĩa, phanh dải + Theo cơ cấu dẫn động phanh: Phanh dầu, phanh hơi, phanh dầu trợ lực bằng sức hút chân không, phanh dầu trợ lực bằng khí nén, phanh cơ khí

− Hệ thống lái: Hệ thống lái dùng để giữ hướng chuyển động của xe hoặc thay đổi theo sự điều khiển của người lái và đảm bảo độ êm cho xe Hệ thống lái bao gồm các bộ phận chính như vô lăng, trục lái, bộ phận hỗ trợ lái, thước lái, hệ thống giảm sóc (treo) và bánh xe

− Hệ thống treo (giảm sóc): Có tác dụng nâng đỡ động cơ và toàn bộ thân xe Hệ thống treo yêu cầu đảm bảo độ cứng vừa phải đảm bảo độ giảm xóc để xe di chuyển êm ái

− Hệ thống khung, vỏ xe: Khung vỏ được ví như hệ xương trên cơ thể con người để tất cả những phần khác của ô tô bám vào Khung vỏ xe giúp cho xe tạo ra hình dáng bên ngoài và ổn định kết cấu bên trong Các loại xe con hiện nay, thường có

2 loại cấu tạo khung vỏ gồm:

+ Loại khung rời với vỏ như SUV, Pickup…

+ Loại khung liền vỏ như Sedan, compack…

− Vành bánh xe và lốp: Có tác dụng giúp giảm độ xóc và tạo lực bám tốt với mặt đường Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường

2.2.1.3 Điện ô tô

Điện ô tô là thành phần đóng vai trò ngày càng quan trọng cấu tạo cơ bản của ô tô Tuy rằng nó chiếm rất ít diện tích so với toàn bộ xe nhưng ngày càng được nâng cấp và tích hợp nhiều chức năng hiện đại Nhiều công nghệ thông minh đang được tích hợp nhờ hệ thống điện – điện tử ô tô Hệ thống điện bao gồm điện động cơ và điện thân xe với hệ thống cung cấp điện,

Trang 16

− Hệ thống bọc tiêu âm quanh bên trong xe

− Toàn bộ ghế ngồi và những bộ phận điều chỉnh ghế

− Các túi khí, dây thắt an toàn

− Bộ phận chiếu sáng bên trong xe và các loại thiết bị sử dụng điện

− Các hộc chứa đồ, lót khoang để đồ đằng sau…

2.2.1.5 Các hệ thống phụ trợ

Các hệ thống phụ trợ bao gồm radio, điều hòa, tời kéo… để phục vụ nhu cầu giải trí cho người sử dụng xe

2.2.2 Quy trình sản xuất

Đi vào hoạt động từ năm 1996, với sản lượng ban đầu chỉ đạt 2 xe/ngày, quy mô sản xuất

212 xe/năm, đến nay TMV đã đạt được công suất hơn 200 xe/ngày, tương đương với gần 54,000 xe/năm Quy trình sản xuất của Toyota Việt Nam có 5 bước chính, bao gồm dập, hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra

2.2.2.1 Dập

Quy trình dập được thực hiện bởi máy dập A0 với lực ép 1200 tấn, số bộ khuôn dập được TMV đầu tư gồm 28 bộ, tập trung sản xuất các chi tiết sườn xe và sàn xe cho các mẫu xe Vios, Corolla, Innova và Fortuner Sau công đoạn dập máy, sườn xe và sàn xe sẽ tiếp tục được gia công bằng tay và đồ gá (cắt ba-via, đục lỗ, sửa mép và bề mặt) Cũng do đặc thù phải thay khuôn với tổng thời gian khá lâu (13 phút đến 17 phút), trong khi dập mỗi chi tiết cho một mẫu

Trang 17

9

tính toán kỹ càng với các xưởng khác để tránh tình trạng hàng thừa trong kho) Công nhân lấy

đi chừng nào Kanban, sẽ phải sản xuất chừng đó theo đúng số lượng và chủng loại trên Kanban

đã ghi Vì vậy, sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng thừa/thiếu sản phẩm cho các công đoạn sau

đó vì mọi việc đều đã được lên kế hoạch từ trước Có thể nói, đây cũng chính là một trong những minh chứng cho những nỗ lực của TMV trong việc áp dụng nguyên tắc "Just in Time" của Hệ thống sản xuất Toyota

Just in Time được hiểu là sản xuất đúng sản phẩm, đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm Hay nói cách khác, đây là hệ thống trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết

bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành)

2.2.2.2 Hàn

Xưởng hàn có 2 dây chuyển lắp đặt bao gồm dây chuyền W1 (dành cho xe Hiace) và dây chuyền W2 (dành cho xe Corolla, Camry, Land Cruiser, Vios và Zace) Dây chuyền Hàn W1 thực hiện các sản phẩm hàn dành cho dòng xe du lịch: Camry, Corolla, Vios với thời lượng hàn

là 12 phút/xe và dây chuyền W2 dành cho dòng xe thương mại: Innova & Fortuner, với thời lượng hàn là 14 phút/xe Sau khi hoàn tất công đoạn hàn trên dây chuyền W1 & W2 này, xe sẽ được đưa vào dây chuyền chung gọi là SBL với thời lượng thực hiện công việc là 6,5 phút Tại xưởng Hàn, công việc được thực hiện theo trình tự sau:

1 Hàn sàn xe trước, sau (Under rear process)

2 Hàn thành xe 2 bên (Side member process)

3 Hàn thân xe (Main body process)

4 Lắp cửa xe (Fitting process)

5 Hiệu chỉnh xe lần cuối (Touch up process)

Thân xe, thành xe hai bên và sàn xe là những chi tiết được dập nội địa tại nhà máy của TMV Các chi tiết hàn nhỏ khác được nhập khẩu từ nước ngoài về Các chi tiết hàn này được đưa vào đồ gá hàn để hàn thành khung xe Phương pháp hàn chủ yếu là hàn điểm Trong đó, công nhân sử dụng súng hàn với 2 điện cực, khi kẹp vào hai lớp kim loại sẽ tạo ra một dòng điện có cường độ cao, làm nóng chảy điểm hàn, qua đó gắn kết 2 lớp kim loại vào với nhau Do

có hàng trăm điểm hàn khác nhau để tạo nên 1 thân xe hoàn chỉnh, vì thế, để nâng cao chất lượng cho các mối hàn (đúng vị trí, chuẩn xác), đội ngũ quản lý và công nhân của nhà máy TMV đã tiến hành nhiều phương pháp cải tiến mới hữu ích, trong đó đặc biệt kể tới:

Trang 18

10

− Thiết lập hệ thống dưỡng bắn điểm hàn (Gun Guide): Được gá trực tiếp trên đồ

gá, giúp tạo độ chính xác về mặt số lượng điểm cần hàn và vị trí điểm hàn

− Hệ thống kiểm soát bong tách điểm hàn theo Kamishibai: Số lượng điểm hàn rất nhiều mà ko thể kiểm tra 100% số điểm hàn này trên 1 xe Vì vậy, số lượng điểm hàn được chia tuần tự cho 5 xe liên tiếp Nếu trong 5 xe đó, các mối hàn đều tốt, thì xe sẽ được chuyển sang công đoạn tiếp theo Nhờ đó, công nhân có thể thực hiện được công việc đúng với thời lượng trên dây chuyền, mà vẫn đảm bảo 100% chất lượng các điểm hàn được kiểm tra

− Viên nhớ trên súng Hhn: Khi sử dụng súng hàn, người công nhân phải đặt 2 mỏ súng vuông góc 90 độ thì điểm hàn mới đạt chuẩn Nếu nghiêng súng hàn, độ tiếp xúc với bề mặt cần hàn sẽ nhỏ/lớn hơn tiêu chuẩn, làm cho dòng điện tăng hay ngược lại, gây cháy, thủng điểm hàn Sau khi sử dụng viên bi nhớ, 100% các điểm hàn phải được đặt vuông góc thì súng mới có thể tiến hành hàn

− Hệ thống đảm bảo độ chính xác của độ gá hàn (Jig Accuracy)

2.2.2.3 Sơn

Năm 1996, xưởng Sơn đi vào hoạt động tại nhà máy TMV với nhiệm vụ hoàn thiện công đoạn lớp sơn màu và sơn bóng phía ngoài (gọi là lớp Topcoat) của xe Trước đó, mỗi vỏ xe khi được nhập khẩu về nhà máy TMV, đã được phủ sẵn 2 lớp sơn gồm sơn chống gỉ và sơn lót và

đã được phun sẵn keo chống ồn Để đạt tiêu chuẩn xuất xưởng, mỗi chiếc xe cần được phun keo chống ồn và phủ 4 lớp sơn gồm có sơn chống gỉ, sơn lót, sơn màu và sơn bóng…

Tại xưởng Sơn, quy trình sơn tiêu chuẩn gồm 5 bước được tóm tắt như sau:

1 Tiền xử lý bề mặt xe: Sau khi rời xưởng Hàn, vỏ xe được chuyển sang xưởng

Sơn, đi qua hệ thống tiền xử lý để được làm sạch bề mặt, loại bỏ dầu mỡ và được phốt phát hóa bề mặt, đảm bảo khả năng chống gỉ và tạo độ bám dính với lớp sơn

kế tiếp

2 Sơn nhúng chống gỉ: Sau khi đi qua hệ thống tiền xử lý, vỏ xe được nhúng trong

bể sơn ED (còn gọi là sơn điện ly) Quá trình sơn nhúng này diễn ra tương tự như quá trình mạ điện giúp sơn bám đều trên khắp bề mặt của vỏ xe Sau khi được đưa ra khỏi bể sơn ED, vỏ xe được sấy trong lò sấy ở nhiệt độ cao để làm khô bề mặt sơn và tạo độ cứng cho màng sơn

3 Phun keo: Quy trình phun keo giúp làm kín các mép thép, đảm bảo cho chiếc xe

chống lại được các tác động ngoại cảnh trong khi vận hành (chống nước, chống

đá văng, chống ồn)

4 Sơn lót: Bước sơn lót được thực hiện nhằm tăng độ bám dính của lớp sơn màu

bên ngoài với lớp sơn chống gỉ, tăng độ bóng cho lớp sơn màu và sơn bóng bên

Trang 19

11

ngoài Hiện tại, qui trình sơn lót tại TMV là qui trình sơn tĩnh điện (áp dụng công nghệ này từ năm 2001), giúp sơn bám tốt, đều trên bề mặt vỏ xe, đồng thời giảm thiểu tác hại tới môi trường khi tiết kiệm được sơn mà tăng hơn nữa độ đồng đều của bề mặt sơn Sau khi sơn lót, vỏ xe tiếp tục được sấy trong nhiệt độ cao để làm khô cũng như tạo độ cứng cho màng sơn

5 Phun sơn màu và sơn bóng: Đây là lớp sơn tạo nên vẻ đẹp của chiếc xe, và thể

hiện màu thật cho mỗi chiếc xe Chính vì thế, yêu cầu của lớp sơn này được tưu chung trong 3 từ “bóng, bền, đẹp” Màu sẽ được phun lên trên lớp sơn lót bằng công nghệ sơn tĩnh điện, sau đó, xe sẽ được phun sơn bong lần cuối rồi tiếp tục được đưa qua lò sấy để làm khô bề mặt

Từ năm 2001 công đoạn sơn bóng và sơn màu đã được phun bằng công nghệ sơn tĩnh điện – là công nghệ sơn hiện đại giúp đồng đều màu sắc và đạt độ bóng cao Tại xưởng Sơn, ngoài việc sơn thân vỏ xe, một số đồ nhựa như Ba-đờ-sốc, vỏ gương, tay nắm cửa và các đồ nhựa cũng được tiến hành tại một khu vực riêng Quy trình sơn đồ nhựa gồm: Vệ sinh bề mặt, sơn lót, sơn màu, sơn bóng

2.2.2.4 Lắp ráp

Hiện nay, Xưởng Lắp rắp có 2 dây chuyền là A1 & A2: Dây chuyền A1 lắp rắp 3 mẫu xe bao gồm Camry, Vios, Corolla, với thời lượng 16 phút/xe; Dây chuyền A2 lắp rắp 2 mẫu xe là Innova và Fortuner, với thời lượng 18 phút/xe Trung bình mỗi ngày, có trên 100 xe được xuất xưởng khỏi dây chuyền Sản lượng này có thể thay đổi cao hay thấp tùy theo nhu cầu của thị trường Từ số lượng xe rất khiêm tốn được lắp ráp trong những năm đầu tiên (6 - 12 xe/năm), đến nay, công suất của nhà máy đã đạt được 36.500 xe/năm

Quy trình thực hiện công việc tại xưởng lắp ráp được chia làm 3 công đoạn chính:

− Trim: Lắp các chi tiết nhỏ trong xe

− Chasiss: Lắp động cơ và các chi tiết trong buồng động cơ

− Final: Lắp nội thất (Ghế, bảng táp-lô, vô lăng, )

Trong Xưởng Lắp ráp, người công nhân sẽ thực hiện lắp ghép các chi tiết bằng bu-lông

là chính Để lắp ghép hàng ngàn chi tiết với nhau, công nhân sẽ sử dụng các thao tác chính là vặn gá bằng tay, dùng súng đặt lực theo quy định để xiết, sau đó sử dụng dụng cụ cân lực để xiết lần cuối đồng thời đảm bảo giá trị lực của từng điểm xiết Các dụng cụ như súng, cân lực cũng luôn được cân chỉnh theo định kì, đúng quy định về thời gian Trong đó, các thiết bị này được kiểm định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc kiểm tra các điểm xiết và lực xiết

có đủ và đạt tiêu chuẩn hay không cũng được tiến hành thông qua dụng cụ cân lực điện tử để ể đảm bảo các mối ghép không bị thiếu lực hoặc quá lực (gây lỏng hoặc đứt gãy bu lông về sau)

Trang 20

12

Trước khi cho xe xuất xưởng, một lần nữa sẽ có bộ phận kiểm tra xác xuất (Audit) để xác nhận lại toàn bộ các giá trị lực tại các điểm quan trọng

Do sản lượng nhỏ nên sản xuất tại nhà máy TMV không thể sử dụng 100% tự động hóa

mà chủ yếu được thực hiện bằng tay tại nhiều công đoan Vì thế, người công nhân tại nhà máy TMV luôn phải có kỹ năng tay nghề cao Tuy sử dụng con người với các thao tác bằng tay là chính, nhưng đến nay, nhà máy TMV vẫn tự hào là một trong những nhà máy đạt chất lượng

xe xuất xưởng tốt nhất tại khu vực

2.2.2.5 Kiểm tra

Kiểm tra là công đoạn cuối trong quy trình sản xuất trước khi một chiếc xe được chính thức xuất xưởng Để đạt tiêu chuẩn chất lượng và được xuất xưởng, tại Dây chuyền Kiểm tra Chất lượng, mỗi chiếc xe sẽ được kiểm tra qua 11 bước, bao gồm:

a Công đoạn S/F

Kiểm tra toàn bộ bề mặt sơn trên thân xe, bề mặt ngoài và trong xe, và kiểm tra các đường sealer bịt các điểm nối của mép thép để đảm bảo nước không vào trong xe Ngoài ra, công đoạn này còn kiểm tra toàn bộ khe hở trên xe, đảm bảo khe hở phải cân xứng nhau, không vênh

b Công đoạn E/G

Đây là công đoạn kiểm tra tình trạng lắp ráp trong khoang động cơ xe, tránh lắp nhầm các chi tiết giữa các mẫu xe, kiểm tra các mấu nối đường ống, đầu nối giắc dây điện Kiểm tra gầm xe, các giá trị lực tiêu chuẩn của các con ốc, chỉnh van phân phối lực phanh

c Công đoạn AI

Kiểm tra toàn bộ nội thất xe và chức năng của xe

d Công đoạn VP1

Đây là công đoạn chỉnh và kiểm tra 3 góc lái của xe

− CAMBER: là góc chỉnh độ chụm của bánh xe

− CASTER: là chỉnh góc thẳng hàng của bánh xe

− TOEIN: là chỉnh góc lái của 2 bánh xe trước chia đều cho 2 bên

* Vị trí này nạp gas xe, chỉnh độ chụm của đèn pha, cốt, đo cường độ ánh sáng

Trang 21

Chạy thử xe trên đường thử, kiểm tra hệ thống phanh ABS, các chức năng số, kiểm tra

tiếng ồn trên xe, kiểm tra thẳng lái

j Công đoạn RPC2

Kiểm tra những xe đã sửa chữa lỗi

k Công đoạn FI

Nhập những xe hoàn thiện vào máy tính, và cho xe ra khu vực chờ bàn giao đến các đại

lý Tại nhà máy của Toyota, nhằm đáp ứng được đúng tiêu chuẩn công việc trên từng công

đoạn, đồng thời cũng để đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm, tất cả các xe trước khi đưa

vào dây chuyền kiểm tra, đều phải thực hiện đúng phương châm "Đảm bảo chất lượng trên từng

công đoạn" Có nghĩa là, các xe không chỉ được rà soát lỗi lần cuối tại Dây chuyển Kiểm Tra

Chất lượng mà công việc kiểm tra chất lượng đã luôn được tiến hành ngay tại mỗi công đoạn

và dây chuyền sản xuất, tránh được việc bỏ sót lỗi sang công đoạn sau

Trang 22

14

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG

3.1 Chuỗi cung ứng Inbound

− Tuyển chọn nhà cung cấp

− Mua hàng

− Vận chuyển

3.1.1.1 Tuyển chọn nhà cung ứng

Tiêu chí của Toyota đối với các nhà cung ứng của TMV bao gồm:

− Giữ mối quan hệ lâu dài và ổn định với một số nhà cung ứng

− Đàm phán trên cơ sở cam kết lâu dài về việc cải tiến chất lượng và năng suất lao động

− Chú trọng đến khả năng cung ứng của các suppliers: Khả năng cải tiến liên tục, công nghệ quy trình/ sản phẩm, mô hình về khả năng cung ứng

− Chú trọng việc lựa chọn nhà cung ứng trên cơ sở mức độ trách nhiệm của họ Ví dụ: nó mất khoảng từ 3-5 năm để đánh giá 1 nhà cung ứng mới trước khi kí kết hợp đồng với họ

− Toyota hiểu rõ cấu trúc chi phí của các nhà cung ứng nên nó chỉ chấp nhận mức giá có liên quan đến chi phí cung ứng mà ở đó nhà cung ứng vẫn có lợi nhuận

− Toyota luôn muốn có nhiều đối tác nên nó sẵn sàng hỗ trợ cho suppliers nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và phân phối

− Việc giải quyết các vấn đề phát sinh với các nhà cung ứng để đảm bảo không lặp lại sai lầm lần 2 cũng được quan tâm đến

Toyota Việt Nam có trụ sở chính tại Vĩnh Phúc Để sản xuất ra một chiếc xe hơi hoàn thiện, nhà điều hành của Toyota Việt Nam tại Vĩnh Phúc ngoài việc nhập khẩu động cơ máy từ nước ngoài còn phải phối hợp sản xuất linh kiện với các nhà cung ứng trong nước Hiện nay Toyota Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới, dây chuyền sản xuất với 9 nhà cung ứng chính, bao gồm:

Trang 23

15

1 Công ty TNHH TOYOTA BOSOKU HÀ NỘI (Phúc Yên – Vĩnh Phúc): Bộ ghế, nắp khoang phụ tùng trong xe, tấm ốp cửa, giá đỡ bánh xe dự phòng, thanh ngăn cách

2 DMVN / Công ty TNHH Denso VN (Đông Anh – Hà Nội): Bàn đạp

3 SHWS / Công ty Hệ thống dây Sumi – Hanel (Long Biên – Hà Nội): Bộ dây điện

4 TD-Tech / Công ty Phát Triển Kỹ Thuật Tân Ðức (Bến Nghé – Quận 1): Ðài

5 EMTC / Công ty Cổ Phần Dụng cụ Cơ Khí Xuất Khẩu (Mê Linh – Hà Nội): Bộ dụng cụ, tay quay kích

6 HVL / Công ty TNHH Công Nghiệp Harada (Biên Hòa – Đồng Nai): Angten

7 GSV / Công ty TNHH Ắc quy GS Viet Nam (Thuận An – Bình Dương): Ắc quy

8 TMV / Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Phúc Yên – Vĩnh Phúc): Ống xả, tấm sườn

xe phải/trái, tấm trần xe phải/trái, tấm khoang bánh xe trong/ngoài, phải/trái, sàn

xe, ống nhiên liệu và ống phanh, thanh đỡ bảng điều khiển

9 YHV /Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam Bộ dây điện (An Dương – Hải Phòng): Bộ dây điện

Hình 3.1 Vị trí các nhà cung ứng của Toyota Việt Nam (TMV)

Nhìn chung, các nhà phân phối phụ tùng của Toyota Việt Nam tập trung chủ yếu tại miền Bắc, trong đó chỉ có 3 trong số 9 nhà máy được đặt tại miền Nam

Trang 24

a Đặt hàng tại địa phương (Local Parts Ordering)

Các bộ phận sản xuất tại địa phương thường chiếm một tỉ lệ lớn trong số lượng các bộ phận cần đặt Đối với mỗi loại xe, có thể có đến 300 đến 400 nhà cung cấp trong khu vực cách nhà máy lắp ráp khoảng vài ngày đường Mặc dù các nhà cung cấp nhận được dự báo hàng tuần

từ Toyota nhưng họ phải đợi cho đến khi nhận được đơn đặt hàng mỗi ngày cuối cùng trước khi chuẩn bị giao hàng Đơn hàng cuối cùng được chuyển đến các nhà cung cấp mỗi ngày Sau đây là một vài phương pháp chủ yếu được dùng để tính toán lượng đặt hàng:

− Tính toán các bộ phận cần thiết cho mỗi chiếc xe

− Điều kiện vận hành tại nhà máy lắp ráp:

+ Chiếc xe cuối cùng được hoàn thành (số tham chiếu đặc biệt của xe thể hiện nó là chiếc cuối cùng được hoàn thành trong ngày sản xuất trước) + Việc lên kế hoạch sản xuất hiện tại dựa trên kế hoạch tăng giờ làm của ngày gần nhất

+ Điểm lắp đặt trên dây chuyền lắp ráp nơi mỗi phần được lắp và thời gian

bù trừ được tính ngược lại từ lúc xong dây chuyền

− Thông tin chính cho mỗi nhà cung cấp:

+ Số lượng bộ phận cho mỗi nhà cung cấp

Trang 25

17

Các phần này được sản xuất ngay trong nhà máy lắp ráp, ví dụ như bộ phận dập hình và các bộ phận bằng nhựa Có 2 phương pháp chủ yếu cho hình thức đặt hàng này là thẻ đặt hàng nội bộ (Internal kanbans) và đặt hàng liên tục (Sequenced orders)

Đặt hàng nội bộ (Internal kanbans)

Để đặt hàng trong nội bộ, TMV còn sử dụng thẻ Kanban để truyền tải thông tin giữa các

bộ phận sản xuất và kế hoạch Phòng kế hoạch ấn định một số lượng nhất định các thẻ đặt hàng cho mỗi bộ phận, linh kiện của xe cho phòng có nhu cầu sử dụng Mỗi thẻ đặt hàng cho phép sản xuất một số lượng bộ phận nhất định và các bộ phận này sẽ được đóng vào một container Mỗi container chứa đầy hàng và thẻ đi kèm được chuyển đến cho phòng có nhu cầu sử dụng Khi phòng đó sử dụng hết các bộ phận và có nhu cầu tiếp thì lấy thẻ đó từ container và đặt vào

vị trí dành cho thẻ đặt hàng ở phòng cung ứng Chỉ khi thấy có thẻ đặt hàng thì phòng cung ứng mới sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện Làm như thế sẽ giúp Toyota giảm thiểu thời gian lưu kho cho các nguyên vật liệu và bán thành phẩm trước khi đưa vào dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc xe

Đặt hàng liên tục (Sequence Parts Ordering)

Các bộ phận được sản xuất theo chuỗi liên tục là các bộ phận như ghế ngồi, bánh xe được đặt hàng cùng với thời điểm chiếc xe đi vào công đoạn lắp ráp cuối cùng Nhà cung cấp chế tạo

và vận chuyển các bộ phận này phù hợp với trình tự thời gian các chiếc xe được lắp ráp Trong thực tế, đơn hàng được chuyển tới nhà cung cấp qua việc quét tần số radio của số xe khi nó bắt đầu đi đến dây chuyền lắp ráp cuối cùng Sở dĩ đơn hàng không được gửi sớm hơn giai đoạn lắp ráp cuối cùng bởi vì trước giai đoạn đó chiếc xe có thể tạm dừng ở bộ phận sơn xe (9 tiếng đồng hồ) nên nhà cung cấp có đủ thời gian để chuẩn bị Khoảng thời gian từ lúc tín hiệu được gửi đến cho nhà cung cấp cho đến khi nó được sử dụng trên dây chuyền giao động khoảng 2 đến 5 tiếng Các nhà cung cấp chế tạo các bộ phận khi nhận được các đơn hàng và vận chuyển chúng bằng xe tải theo chu kì chính xác 30 phút một lần hoặc 1 tiếng một lần

Đặt hàng mất nhiều thời gian chờ (Long lead time Parts Ordering)

Có một số chi tiết, linh kiện, nguyên vật liệu phải vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nên mất thời gian lâu hơn so với việc đặt hàng từ các nhà cung cấp ở địa phương hay sản xuất trực tiếp trong nhà máy Các bộ phận phải mất thời gian đợi lâu phải được đặt trước vài tuần trước khi sản xuất Ví dụ, hầu hết các nguyên vật liệu dành cho các nhà máy của Toyota

ở Bắc Mỹ và châu Âu được chuyển đến từ Nhật Bản với khoảng thời gian chờ hàng khoảng 6 tuần Đối với các quốc gia thì lịch làm việc của họ khác nhau do các ngày nghỉ lễ cũng khác nhau theo tháng Để điều chỉnh sự khác nhau này, lịch làm việc của các nhà máy ở nước ngoài

Trang 26

18

và việc vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất giữa các quốc gia được sắp xếp theo lịch làm việc của Nhật Bản

Từ bốn quy trình đặt hàng nguyên vật liệu trên ta thấy nguyên vật liệu được đặt hàng ở

xa, mất thời gian vận chuyển thì sẽ được đặt trước 5 hoặc 6 tuần, đặt hàng từ nhà cung cấp địa phương thì được thực hiện từng ngày, đặt hàng theo chuỗi thì được thực hiện theo giờ sản xuất, các nghiệp vụ đặt hàng này có thể khác nhau về thời gian chờ nhưng nguyên vật liệu được đặt hàng từ các nghiệp vụ đó sẽ có mặt tại nhà máy lắp ráp gần thời điểm hợp lý để được đưa vào sản xuất – đúng lúc, kịp thời

3.1.1.3 Vận chuyển

Để vận chuyển phụ tùng, nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng trong nước và nước ngoài, TMV sử dụng xe rơ – móc để vận chuyển phụ tùng, nguyên vật liệu trong các thùng container

Vận chuyển ở địa phương: Hoạt động vận chuyển các bộ phận từ các nhà cung cấp địa

phương đến các nhà máy đặt tại địa phương Công ty sắp xếp nhiều nhà cung cấp thành các nhóm theo vị trí địa lý Các bộ phận được thu gom từ các nhà cung cấp này trên cùng một chặng đường bằng xe tải, và sau đó được chuyển đến cảng trung chuyển (cross – dock) của vùng, (nếu các nhà cung cấp ở gần với nhà máy thì nhận hàng trực tiếp) Tại cảng trung chuyển (nơi phân loại dùng để trung chuyển các bộ phận), các bộ phận được dỡ xuống, phân loại và được xếp lên

xe tải để chuyển đến các nhà máy của Toyota Sau khi xe về đến nhà máy, toa rơ-móc được tách ra và đặt vào vị trí đã được đánh số ở sân sắp xếp Các toa rơ-móc không được dỡ xuống cho đến khi quá trình sản xuất khởi động để đồng bộ hóa với nhịp sản xuất

Mạng lưới vận chuyển của TMV bao gồm các nhà cung cấp, các cảng trung chuyển và

các nhà máy của Toyota Các nút trong mạng cung ứng được kết nối với nhau bởi các tuyến xe tải mang Container chở các bộ phận vào nhà máy và mang Container rỗng trở về các nhà cung cấp Chiến lược của Toyota là ―lô sản phẩm nhỏ, giao hàng thường xuyên‖ Điều này có nghĩa

là mỗi nhà cung cấp giao hàng mỗi ngày cho mỗi nhà máy theo lô sản phẩm có quy mô nhỏ, chở đầy Container Bước đầu tiên trong việc thiết kế mạng lưới là phân tích vị trí của các nhà cung cấp và xác định các nhóm nhà cung cấp được phân bố ở khoảng cách gần nhau Tiếp theo

là quyết định đặt cảng trung chuyển nào gần với các nhà cung cấp nhất Ý tưởng của kiểu thiết

kế này là một chiếc xe tải có thể gom hàng từ các nhà cung cấp trên một cung đường, gọi là –

“milk route” Sau đó chiếc xe tải này sẽ đưa hàng đến cảng trung chuyển gần nhất, dỡ hàng

xuống và mang Container rỗng về cho các nhà cung cấp để dành cho lần giao hàng sau Các bộ phận sau đó được phân loại và chất lên xe tải đã được chỉ định theo kế hoạch để giao hàng nguyên Container các bộ phận đến nhà máy

Trang 27

và lập các chặng đường vận tải Công tác vận tải được chia sẻ lẫn nhau sẽ giúp các nhà cung cấp có thể nhận đơn hàng số lượng nhỏ mà không tăng chi phí vận tải

Lên kế hoạch chặng đường vận tải

Việc vạch ra chặng đường vận tải là một chức năng quan trọng để mạng lưới hậu cần vận hành hiệu quả và tiết kiệm Việc này được thực hiện một tháng một lần và dựa trên kế hoạch sản xuất của tháng tiếp theo trong điều kiện bình thường, nếu có sự thay đổi lớn trong sản xuất thì nó sẽ được thay đổi với cường độ cao hơn

Việc lập kế hoạch để vạch ra chặng đường cho hậu cần để vận chuyển hàng hóa từ hàng trăm nhà cung cấp tới các nhà máy khác nhau cũng giống như việc lên lịch cho vận tải hàng không Người lập kế hoạch cần phải biết vị trí của các nhà cung cấp, các cảng trung chuyển, và các nhà máy sản xuất Tiếp theo, họ cần biết số lượng kiện hàng hoặc container chứa các bộ

Trang 28

20

phận cần gom từ mỗi nhà cung cấp vào mỗi ngày và kho hàng hỗn hợp và nhà máy nào cần chuyển các nguyên vật liệu tới Họ cũng cần phải biết cách sắp và xếp các container chứa hàng lên một xe tải Việc sử dụng tối ưu không gian của xe tải cũng rất cần thiết để tránh việc – vận chuyển không khí‖ và lãng phí số container cũng như số lần vận chuyển Một hệ thống máy tính được sử dụng để chạy các phép tính nhằm tạo ra các kế hoạch vận tải khác nhau; sau đó chúng được các chuyên gia trong lĩnh vực hậu cần đánh giá và chọn ra những chặng đường tối ưu Quá trình này rất phức tạp và có nhiều biến số được xem xét (ví dụ: tổng số dặm, số dặm trung bình một giờ, số lượng xe và lái xe cần dùng, những rủi ro về điều kiện đường sắt)

Nhập khẩu phụ tùng từ nước ngoài

Các bộ phận chuyển từ Nhật Bản sang nước ngoài được chở bằng tàu thủy đến cảng rồi chở bằng đường sắt vào nhà máy lắp ráp Khi tàu đến sân ray của nhà máy, container được bốc lên xe tải và chở vào kho hàng nhà máy Các toa rơ-móc được đỗ ở trong sân sắp xếp rộng ở vị trí được đánh số để xác định xe hàng Một điểm đặc biệt của các bộ phận đến từ các nhà cung cấp Nhật Bản là việc dùng trung tâm chất hàng vào container Trung tâm này là một địa điểm gom hàng ở Nhật Bản, nơi các bộ phận được nhận về từ các nhà cung cấp và được đóng gói để vận chuyển sang nhà máy sản xuất ở nước ngoài Ở trung tâm gom hàng vào container, các bộ phận được đóng vào các khay nhựa, các khay này được sắp xếp vào các nhóm sao cho vừa khít một mô-đun để giao hàng Các mô-đun này sau đó được chất vào container để vận chuyển trên tàu thủy

3.1.2 Tồn kho

Toyota áp dụng hệ thống sản xuất Just-In-Time trong nhà máy Một trong những dấu hiệu

để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp JIT là một công nghệ quản lý sản xuất nhằm duy trì một hoạt động liên tục, có hệ thống và thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng

1 cách linh hoạt Theo JIT, người mua mua đủ số hàng mình cần và người bán phải có đủ hàng ngay thoả mãn nhu cầu người mua dựa trên ý tưởng “buy one, sell one” nên trong sản xuất lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ rất thấp Lợi ích rõ ràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian và tiết kiệm chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho

Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc Để truyền tin giữa các công đoạn công ty dùng công cụ Kanban Mục tiêu của hệ thống Kanban là hạn chế sự tích tụ của hàng tồn kho dư thừa tại bất kỳ điểm nào trong sản xuất Giới hạn về số lượng mặt hàng đang chờ tại các điểm cung cấp được thiết lập và sau đó giảm xuống vì sự thiếu hiệu quả được

Ngày đăng: 28/03/2024, 00:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w