Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp việt nam

13 0 0
Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -o0o - TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GVHD: PGS TS Võ Lê Phú 1914453 SVTH: TS Võ Thanh Hằng Phan Võ Thiện Nhân TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên môn Biến Đổi Khí Hậu – PGS.TS Võ Lê Phú đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong suốt thời gian tham gia lớp học Biến đổi khí hậu của thầy, em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, môi trường học tập hiệu quả, nghiêm túc cùng nhiều trải ngiệm đặc biệt Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Bên cạnh đó, nhờ những nguồn tài liệu, những bài báo, bài nghiên cứu hết sức phong phú mà thầy đã gửi đến chúng em mà em đã có cái nhìn rõ nét hơn về những thay đổi, những tổn thương mà Trái Đất chúng ta phải gánh chịu Từ đó, giúp em có thêm nhiều quyết tâm hơn trong việc học tập và làm việc để có thể góp chút sức vào công cuộc đẩy lùi Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên và nhất là những sinh viên đi theo bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 ĐẶT VẤN ĐỀ 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 5 1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu .5 1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 5 1.3 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 6 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP 7 2.1 Tác động đến trồng trọt 7 2.2 Tác động đến chăn nuôi 8 2.3 Làm mất đất nông nghiệp .9 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 3.1 Kết luận 11 3.2 Kiến nghị 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BĐKH: Biến đổi khí hậu - Bộ TNMT: Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường - Bộ NN&PTNT: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn - 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Trái đất, với sự ưu ái của mẹ thiên nhiên thuở sơ khai, là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời, hay thậm chí là hành tinh duy nhất trong vũ trụ khả kiến tính đến thời điểm hiện tại được con người biết đến là có hiện diện sự sống Thế nhưng, đi đôi với sự phát triển của con người là những tác động tiêu cực đối với thiên nhiên, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay Biến đổi khí hậu để lại tác động to lớn với mọi sinh vật trên Trái đất, Giờ đây, có thể kể đến một số hậu quả của biến đổi khí hậu như hạn hán dữ dội, khan hiếm nước, hoả hoạn nghiêm trọng, mực nước biển dâng cao, lũ lụt, băng ở hai cực tan chảy, bão tố dữ dội và suy giảm đa dạng sinh học Và chung quy lại, tất cả đều tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp Hậu quả của BĐKH đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là cực kỳ nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với con người và sự phát triển của mỗi quốc gia Xuất phát từ những thực tế đó, em xin chọn đề tài tác động của BĐKH đến nông nghiệp Thông qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin thực hiện tiểu luận, em mong muốn được đưa ra những góc nhìn tổng quát hơn về biến đổi khí hậu và tác động của nó đến nông nghiệp, đồng thời đưa ra các biện pháp ứng phó, khắc phục, thích hợp 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn (IPCC, 2007) 1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu  Sự biến đổi tự nhiên: o Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo trái đất o Sự biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động tạo núi, sự phun phun trào núi lửa o Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và các hấp thụ bức xạ của trái đất: từ khi trái đất hình thành cho đến nay (khoảng 6 tỷ năm) độ chói của mặt trời tăng khoảng 30%  Do hoạt động của con người: o Đốt nhiên liệu hóa thạch o Chất thải từ các nhà máy o Biến đổi sự dụng đất o Sản xuất nông nghiệp o Nhận định chung: Các nguyên nhân tự nhiên có thể gây ra sự biến đổi của khí hậu, thể hiện rõ rệt nhất qua sự dao động giữa các thời kì khí hậu lạnh (băng hà) và khí hậu ấm áp (gian băng) Sự nóng lên bất thường của khí hậu toàn cầu hiện nay có thể được hiểu được như biến đổi khí hậu hiện đại, ngoài nguyên nhân tự nhiên, vai trò đóng góp của con người là rất quan trọng Đó là sự gia tăng hiệu ứng nhà kính do sự gia tăng đột biến hàm lượng các chất khí nhà kính từ các hoạt động sống của con người 5 1.3 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang diễn ra sớm và mạnh hơn so với dự báo Thời tiết, khí hậu ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường thể hiện qua các biểu hiện dị thường của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan 6 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Tác động đến trồng trọt Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi khí hậu, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm… Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm không còn khả năng canh tác Thực tế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ, mà đã hiện hữu ở Việt Nam và tác động rất lớn tới nông nghiệp nước ta Trong mùa khô năm 2020, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ở mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ mức xâm nhập mặn của năm 2016 - vốn được xem là "mùa mặn" lớn nhất trong lịch sử Xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 đã khiến 5 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau phải ban bố khẩn cấp về tình trạng hạn mặn; gần 340.000 ha lúa, 136.000 ha cây ăn quả của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng Tình trạng xâm nhập mặn cũng đã "tiến" ra miền Trung và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm tại huyện Hậu Lộc có khoảng 2.000-2.500 ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn Nga Sơn cũng có tới trên 4.000 ha (chiếm 57%) đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp, biến đổi khí hậu làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực Cụ thể, năng suất lúa vụ Xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050 Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/ha vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050… Dự báo đến năm 2100, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập 89.473 ha, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100 cm [1] 7 2.2 Tác động đến chăn nuôi Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm cho con người, giải quyết việc làm, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt… Tuy nhiên các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt đang tăng lên đã và đang là mối đe dọa cho chăn nuôi Trái đất nóng lên cũng tăng stress nhiệt ở vật nuôi Lũ lụt làm lợn, gà, trâu, bò… bị cuốn trôi và chết hàng loạt Biến đổi khí hậu làm các hệ sinh thái thay đổi như: đất đai, nguồ nước, thức ăn, đồng cỏ hệ động thực vật, vi sinh vật Chăn nuôi bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, trong đó rõ ràng nhất là nguồn thức ăn, nước uống của vật nuôi bị giảm đáng kể về chất lượng cũng như số lượng, tăng tỷ lệ bệnh tật ở gia súc và ảnh hưởng về một số vấn đề khác Quảng Bình nằm trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, chịu tác động của hiện tượng El Nino do BĐKH, hiện tượng này đã làm giảm đến 20 - 25% lượng mưa ở đây, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino BĐKH sẽ làm nhiệt độ tăng cao hơn và thay đổi lượng mưa… Hậu quả là hiện tượng khô hạn, hiện tượng nhiễm mặn xuất hiện nhiều hơn… Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng suất đồng cỏ, mà nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước uống trong chăn nuôi BĐKH làm gia tăng tình trạng khan hiếm nước, vì vậy đẩy chí phí cung cấp nước cho chăn nuôi tăng cao hơn Bảng 1: Số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh Quảng Bình qua các năm 2010 – 2013 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2015) Số liệu trên cho ta thấy số lượng gia súc, gia cầm qua các năm có giảm nhẹ Đặc biệt, năm 2013 do ảnh hưởng của nhiều trận bão, trong đó có hai cơn bão số 10, 11 8 kèm theo với lũ lụt trên diện rộng xảy ra vào tháng 10 gây hậu quả nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, nhiều gia súc, gia cầm bị trôi, chết đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổng đàn Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, 10 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Bình có 42 đợt lũ đều gây hại nghiêm trọng đến đời sống của đều gây hại nghiêm trọng đến đời sống của con người và vật nuôi [2] 2.3 Làm mất đất nông nghiệp Biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hiện tượng thiên tai cực đoan, dị thường không còn là nguy cơ mà đã hiện hữu ở Việt Nam, tác động rất lớn tới nông nghiệp nước ta, cụ thể là đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất khu vực Bắc Trung bộ đang mất dần Giai đoạn 2011-2015, đất bị thoái hóa tăng 15,2%; Đất bị khô hạn tăng 11,6%; Đất bị ngập úng tăng 1,8% so với các giai đoạn trước Đặc biệt, tình hình nhiễm mặn đất ngày càng phức tạp, nước mặn đã nhiễm sâu vào cửa sông có nơi 30 km, nhiễm mặn vào nội đồng có nơi sâu 100 m Cụ thể: Vùng Bắc Trung bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 5.148.181 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2005) chiếm 15,6 % diện tích tự nhiên của cả nước Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng được cập nhật năm 2016 do Bộ TNMT công bố thì khu vực Bắc Trung bộ nhiệt độ trung bình/năm tăng từ 1,90C, mưa có xu thế giảm trong mùa khô tới 13% và tăng trong mùa mưa từ 12-10% làm cho nguồn nước bị khủng hoảng đây là nguyên nhân gây thêm tình trạng hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng ở những vùng xung quanh các lưu vực sông Cùng với lượng mưa biến đổi thất thường sẽ làm nước biển dâng dự báo tăng từ 53 - 72 cm dẫn đến 1,47% diện tích của vùng có nguy cơ ngập và mất đất sản xuất và có tác động mạnh đến các hoạt động tưới tiêu, chống lũ của các lưu vực sông Tuy nhiên tại thời điểm này, hầu hết các quy hoạch vùng, quy hoạch lưu vực sông đã lập tại khu vực miền Trung đều chưa xét đến yếu tố BĐKH và nước biển dâng hoặc có xét đến nhưng chưa đầy đủ, hoàn thiện Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ứng phó, khu vực Bắc Trung bộ sẽ mất diện tích đất sản xuất ngày càng lớn [3] 9 Hình 1: Hiện trạng mất đất nông nghiệp do biến đổi khí hậu 10 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến an nông nghiệp, gây khó khăn trong định hướng phát triển xã hội Tình trạng xâm nhập mặn, sự thay đổi thất tường của thời tiết, nước biển dâng, … đang là nguyên nhân gây mất diện tích đất canh tác tại các vùng đồng bằng trũng thấp thấp, làm giảm chất lượng cũng như sản lượng nông sản địa phương, gây áp lực đến ngành nông nghiệp 3.2 Kiến nghị Cần có sự liên kết chặt chẽ của người dân và chính quyền, giữa các chính quyền với nhau trong cuộc chiến chống BĐKH Cần có những kịch bản BĐKH cụ thể và rõ ràng để có thể kịp thời ứng phó trước sự thay đổi bất thường của BĐKH Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng BĐKH đối với nền nông nghiệp, cùng đối phó với BĐKH Ngoài ra còn Thúc đẩy khoa học- kỹ thuật, chuyển đổi, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm tăng năng suất và tạo giống cây trồng thích ứng với khí hậu khắc nghiệt, sâu bệnh… Cuối cùng là Thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp thông minh, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] P.V (25/07/2022), Nông nghiệp Việt Nam trước thách thức biến đổi khí hậu Truy cập từ: https://ictvietnam.vn/nong-nghiep-viet-nam-truoc-thach-thuc-bien-doi- khi-hau-20056.html [2] ThS DIỆP THỊ LỆ CHI - Trường Đại học Quảng Bình (Tạp chí thông tin và khoa học công nghệ Quảng Bình – Số 4/2015) [3] TRẦN THỊ THANH HUYỀN, MAI VĂN THÔNG, NGUYỄN THỊ HẰNG, NGUYỄN VĂN VINH (12/11/2021), Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2011-2015 Truy cập từ: https://tainguyenvamoitruong.vn/danh-gia-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau- den-su-dung-dat-san-xuat-nong-nghiep-vung-bac-trung-bo-giai-doan-2011-2015- cid1629.html 12

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:31

Tài liệu liên quan