Tác động của biến đổi khí hậu đến dịch sốt xuất huyết ở việt nam

17 0 0
Tác động của biến đổi khí hậu đến dịch sốt xuất huyết ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Ngày 06/04/2023, Tổ chức Y tế thế giới WHO nhận định, biến đổi khí hậu khiến bệnh sốt xuất huyết và các căn bệnh truyền nhiễm từ muỗi lây lan với tốc độ nhanh hơn và rộ

ĐẠI HỌC QÚÔC GIA TH̀ANH PH́Ô H̀Ô CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA M̂OI TRƯỜNG V̀A T̀AI NGUŶEN BỘ M̂ON KỸ THUẬT M̂OI TRƯỜNG TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU- EN3087 ĐỀ TÀI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT Ở VIỆT NAM Ngày nộp: 09/04/2023 GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú TS Võ Thanh Hằng SVTH: Nguyễn Cẩm Hằng - MSSV: 1913283 Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH 1 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1 Khái niệm biến đổi 4 2.2 Khái niệm sốt xuất huyết 4 2.3 Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền .6 2.4 Mối liên hệ giữa BĐKH và dịch bệnh sốt xuất huyết 6 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT Ở VIỆT NAM 8 3.1 Tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam 8 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 11 4.1 Giải pháp 11 4.2 Kết luận 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Chữ viết đầy đủ 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 SXHD Sốt xuất huyết Dengue 3 IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp (Intergovernmental Panel on Climate Change) 4 WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Vòng đời của muỗi Aedes aegypti 2 Hình 2 Bản đồ tình hình SXHD tại Việt Nam, trung bình 2008-2016 8 Hình 3: Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết 12 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Số mắc và tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam từ 1980 – 2020 9 Biểu đồ 2 Phân bố tỷ lệ mắc theo khu vực (năm 2020) 10 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày 06/04/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, biến đổi khí hậu khiến bệnh sốt xuất huyết và các căn bệnh truyền nhiễm từ muỗi lây lan với tốc độ nhanh hơn và rộng hơn, đồng thời cảnh báo nguy cơ bùng phát các dịch bệnh trên toàn cầu Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây, với các trường hợp được báo cáo cho WHO đã tăng rất nhanh từ 505.430 vào năm 2000 lên 5,2 triệu vào năm 2019, tức tăng hơn 10 lần chỉ trong vòng 2 thập kỷ.Theo WHO, điều này là do tác động của biến đổi khí hậu Lượng mưa cao, nhiệt độ tăng và thậm chí khan hiếm nước tạo điều kiện cho muỗi sinh sản Ngoài ra, sự gia tăng lưu lượng người và hàng hóa, đô thị hóa song song với nạn phá rừng và các vấn đề nước - vệ sinh môi trường kèm theo cũng thúc đẩy căn bệnh truyền nhiễm này.Phá rừng và đô thị hóa còn cho phép muỗi thích nghi tốt hơn với môi trường mới và gia tăng nguy cơ lây nhiễm theo vùng địa lý Đông Nam Á là một điểm nóng về dịch SXHD trên toàn cầu Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu khu vực về số mắc và tử vong do SXHD Mặc dù có chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2000 – 2015 vẫn ghi nhận 50.000 đến 100.000 ca mắc mỗi năm Trong những năm gần đây sốt xuất huyết lại có chiều hướng gia tăng, đặc biệt vào năm 2019 với thống kê hơn 200.000 ca mắc và 50 ca tử vong trong 10 tháng đầu năm [3] Những tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận sự bùng phát mạnh mẽ của SXHD tại miền Nam, từ đầu năm đến ngày 20/5/2022, thống kê báo cáo số ca mắc SXHD tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh là 8.481 ca (tăng 28% so với cùng kỳ 2021) Số trường hợp SXH nặng là 175 ca (tăng gần gấp 7 lần so với cùng kỳ 2021) và số ca tử vong là 07 trường hợp [4] Điều này dự báo nguy cơ bùng phát thành dịch khi số ca mắc tăng cao và đạt điểm điểm trong các tháng tới Từ tình hình trên thấy rằng việc kiểm soát và ứng phó kịp thời với SXHD là vấn đề vô cùng quan trọng Đây không chỉ là vấn đề của chính phủ mà bản thân người dân cũng cần có kiến thức, thái độ phù hợp để chủ động phòng bệnh và chữa bệnh 2 Tại Việt Nam, sốt xuất huyết gây gánh nặng lớn về y tế công cộng như tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết cao Vậy BĐKH đã làm thay đổi về tình trạng dịch sốt xuất huyết như thế nào? Các nghiên cứu, đánh giá tác động là rất cần thiết để phòng tránh sự gia tăng của dịch bệnh, nhằm đề xuất các phương án thích nghi chống biến đổi khí hậu Vì thế tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam” 1.2 Mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu và đối tượng: Đánh giá về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và dịch sốt xuất huyết, đồng thời đề xuất các giải pháp pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng ngừa sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết - Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu (IPCC, 2007) 2.2 Khái niệm sốt xuất huyết Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do 4 type virus Dengue gây ra Virus được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt Muỗi Aedes agypti (muỗi vằn) là trung gian truyền bệnh chính Bệnh có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương có thể dẫn tới sốc và tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời [1] 2.3 Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền 2.3.1 Tác nhân gây bệnh Sốt xuất huyết do virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviridae, loài arborvirus gây nên Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, Dengue bắt nguồn từ rừng rậm Tây và Nam phi với nguồn bệnh là các loài linh trưởng (khỉ, tinh tinh, vượn ), Thông qua Aedes furcifer và Aedes albopictus, 2 loài có tập tính hút cả máu người và động vật, virus Dengue xuất hiện trong quần thể người và lây truyền giữa người với người [5] Virus Dengue có 4 type huyết thanh: D1, D2, D3, D4 Tại Việt Nam có sự lưu hành cả 4 type, trong đó phổ biến hơn cả là virus Dengue type 2 [1] Type huyết thanh thứ 5 và mới nhất (DENV-5) được phát hiện trong quá trình sàng lọc mẫu virus từ một nông dân ở bang Sarawak, Malaysia trong đợt dịch năm 2007, tuy nhiên từ đó tới nay chưa được ghi nhận thêm lần nào khác [6] 4 2.3.2 Con đường lây truyền Virus Dengue truyền từ người (hay khỉ) nhiễm bệnh sang người lành chủ yếu qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes, ngoài ra hiếm gặp hơn còn có thể truyền từ mẹ sang con hay qua đường máu [7] Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn Muỗi đực chỉ hút nhựa cây để sống, muỗi cái hút máu người và đẻ trứng Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, thời điểm hoạt động mạnh nhất của muỗi là vào sáng sớm và chiều tối Vòng đời của muỗi Aedes aegypti qua 4 giai đoạn Giai đoạn trứng từ 2 đến 3 ngày, lăng quăng từ 6 đến 8 ngày, nhộng từ 2 đến 3 ngày, muỗi trưởng thành từ 2 đến 3 ngày Nếu nhiệt độ khoảng 20 oCvà độ ẩm là 80% thì từ lúc trứng cho đến khi thành muỗi trưởng thành mất từ 12 đến 17 ngày Tuổi thọ của muỗi cái khoảng từ 20 – 40 ngày, trung bình 30 ngày [8] Hình 1 Vòng đời của muỗi Aedes aegypti [18] 5 2.3 Các biểu hiện của sốt suất huyết Đặc điểm lâm sàng chính của SXHD là sốt, xuất huyết, thoát huyết tương Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, miễn dịch của bệnh nhân, theo type virus, độ tuổi, tính chất tái nhiễm, sơ nhiễm mà SXHD có các biểu hiện khác nhau Trong đó nhiễm trùng thầm lặng (không triệu chứng) chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 300 triệu người trên tổng 390 triệu ca ước tính mỗi năm [2], góp đến 84% (95% CI: 82- 86%) vào lây truyền DENV [9] Các biểu hiện lâm sàng hay gặp hơn ở người lớn Ở trẻ em hầu hết các trường hợp nhiễm DENV không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ [10, 11] Thời kỳ ủ bệnh của nhiễm DENV kéo dài từ 3 đến 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng Các triệu chứng xuất hiện và tiến triển trong 4 đến 7 ngày [12], chia theo 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều trải qua giai đoạn nguy hiểm 2.4 Mối liên hệ giữa BĐKH và dịch bệnh sốt xuất huyết Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve) Minh chứng rõ ràng cho điều này là, hiện sốt xuất huyết đang là vấn đề của toàn cầu, cứ sau 10 năm số mắc sốt xuất huyết trên thế giới lại tăng gấp đôi; gần 4 tỷ người sống trong vùng nguy cơ, số mắc ghi nhận ở 128 nước Năm 2015, tại Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Đài loan, Ấn Độ, sốt xuất huyết cũng đang gia tăng sau nhiều năm không có dịch Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, sau năm 2014 - năm mà sốt xuất huyết Việt Nam giảm sâu nhất, thấp nhất trong vòng 10 năm, thì năm 2015, số mắc sốt xuất huyết gia tăng trở lại Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết trở lại 6 và bùng phát như hiện nay là, hiện tượng El Nino năm nay được đánh giá mạnh nhất trong nhiều năm qua, gây nên thời tiết khô hạn khiến việc tích trữ nước gia tăng, gia tăng nhiệt độ trung bình, làm cho thời gian phát triển chu kỳ trứng thành muỗi rút ngắn, kéo dài thời gian sống của muỗi, làm gia tăng mật độ muỗi khiến tăng nguy cơ dịch sốt xuất huyết Được biết, nước ta đã từng trải qua vụ dịch sốt xuất huyết lớn nhất năm 1998, tương ứng với thời kỳ hoạt động của hiện tượng El nino 1997-1998 Trong một dự đoán mang tính cảnh báo, nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng, đến năm 2080 sẽ có khoảng 1,5-3,5 tỉ người trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ mắc sốt xuất huyết mà nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và do khí hậu thay đổi, sốt Dengue sẽ lại tăng lên ở các nước đang phát triển 7 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT Ở VIỆT NAM 3.1 Tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam Đã có những bằng chứng trên thế giới cho thấy tỷ lệ các ca mắc bệnh sốt xuất huyết chịu tác động của các yếu tố khí hậu Trong khi đó Việt Nam là một trong những quốc gia rất dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu Nằm ở khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi phát sinh và bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng, gây ra hạn hán và xói mòn gia tăng, dẫn đến cường độ và tần suất thiên tai và thời tiết cực đoan tăng lên Chính vì nguyên nhân này, tỷ lệ tử vong và nhập viện vì dịch bệnh tăng lên đáng kể châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Nhiệt độ môi trường xung quanh ngày càng cao kết hợp với mưa lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết và sốt rét ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á (Nam và Đông Nam Á) Khí hậu ấm hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cao hơn Lượng mưa thay đổi cũng thúc đẩy lây nhiễm dịch bệnh sốt rét Thời gian và tỷ lệ sống sót của sự phát triển của muỗi sốt xuất huyết, mật độ muỗi, hoạt động đốt của muỗi, phạm vi và sự phân bố không gian - thời gian của muỗi cũng như khoảng cách bay của muỗi đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và áp suất không khí là những yếu tố thời tiết chính liên quan đến sự lan truyền bệnh sốt xuất huyết Hình 2 Bản đồ tình hình SXHD tại Việt Nam, trung bình 2008-2016 (Nguồn: Báo cáo chương trình phòng chống SXHD quốc gia 2016) 8 Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lần đầu tiên được ghi nhận từ những năm 1960, nhờ các vụ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội (miền Bắc Việt Nam) và Cái Bè – Tiền Giang (miền Nam Việt Nam) Gần đây, sốt xuất huyết được ghi nhận đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh trong cả nước, mùa dịch ở miền Bắc thường bắt đầu từ tháng 6-7 và đạt đỉnh vào các tháng 8, 9, 10, 11 Ở miền Nam dịch có xu hướng quanh năm, từ tháng 4 số lượng người có xu hướng tăng và đạt đỉnh vào các tháng 6, 7, 8 [1] Biểu đồ 1 Số mắc và tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam từ 1980 – 2020 (Nguồn: Cục y tế dự phòng) Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng, giai đoạn từ 1980 - 1999, trung bình mỗi năm ghi nhận 100.000 trường hợp mắc, 300 - 400 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong trung bình từ 0,08-0,09% Trong đó có năm bùng phát với số mắc trên 300.000 trường hợp (năm 1987), trên 1.500 trường hợp tử vong (năm 1983, 1987) Giai đoạn từ 2000 - 2015 (có Chương trình mục tiêu quốc gia) tình hình dịch đã giảm, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc, gần 100 trường hợp tử vong Vụ dịch lớn gần nhất vào năm 2019 với tổng số ca mắc hơn 300.000 ca, trên 50 ca tử vong [5] 9 Biểu đồ 2 Phân bố tỷ lệ mắc theo khu vực (năm 2020) (Nguồn: Cục y tế dự phòng) Ở miền Bắc, nơi ghi nhận ca bệnh có tỷ lệ thấp hơn các khu vực khác, cho thấy ỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở người lớn trên 15 tuổi Nhưng ở miền Nam, nơi có tỷ lệ mắc cao thì tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi nhiều hơn, tuy nhiên xu hướng đang tăng dần ở nhóm trên 15 tuổi, type virus phổ biến là D1 và D2 (90%) [3] 10 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 4.1 Giải pháp Loại bỏ nơi sinh sản và trú đậu của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy: Muỗi cái đẻ trứng ở nơi có nước đọng Theo phương châm: Không có bọ gậy, loăng quăng, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết Chính vì thế, loại bỏ nơi đẻ trứng và trú ẩn của muỗi và diệt bọ gậy là điều đầu tiên cần làm Tại các gia đình cần tiến hành các biện pháp sau: - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng - Các hộ gia đình có thể thả cá nhỏ, cá bảy màu hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy - Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp ) hàng tuần Có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ chứa nước vì muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng ở mép nước - Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi - Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn hoặc tủ đựng chén bát thì người dân có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng - Bình đựng hoa phải thường xuyên được thay nước - Xông khói để xua muỗi - Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá hoặc tháo cạn nước trong các ổ nước - Phát quang cây cối: Vừa làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng trong các ổ nước có bóng râm, vừa phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành - Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh Phòng chống muỗi đốt: - Mặc quần áo dài tay - Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày - Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi - Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình - Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác - Với đối tượng trẻ em, để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ hiệu quả thì cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở cũng như quan sát các bé Không cho trẻ chơi ở những nơi ẩm thấp, và những nơi tối, cây cối rậm rạp Ngoài ra, phải chú ý tới việc mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài tay cho trẻ để phòng bệnh Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch 11 Hình 3: Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết ( Nguồn: Bộ Y Tế, 2022) 12 4.1 Kết luận Khi biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ và hành tinh nóng lên, các bệnh do muỗi gây ra như sốt xuất huyết có thể sẽ tiếp tục lây lan, đồng thời gây ra tác động lớn hơn bao giờ hết đến sức khỏe và cuộc sống của con người Biến đổi khí hậu đang tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh gia tăng về số lượng và xuất hiện tại nhiều khu vực Trong đó, lượng mưa cao, nhiệt độ tăng và thậm chí khan hiếm nước tạo điều kiện cho muỗi sinh sản Ngoài ra, sự gia tăng lưu lượng người và hàng hóa, đô thị hóa song song với nạn phá rừng và các vấn đề nước - vệ sinh môi trường kèm theo cũng thúc đẩy căn bệnh truyền nhiễm này Vì thế, mọi người dân cần chung tay xây dưng bảo vệ môi trường giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Văn Kính Bài giảng bệnh truyền nhiễm In: Nhà xuất bản y học; 2016:248-259 2 Bhatt S, Gething PW, Brady OJ, et al The global distribution and burden of dengue Nature 2013;496(7446):504-507 3 Cục y tế dự phòng Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống trọng tâm 2020 4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Sở Y tế tập huấn “Cập nhật chẩn đoán, chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết Dengue” từ ngày 25/5/2022 https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/sot-xuat-huyet/so-y-te-taphuan-cap-nhat-chan- doan-cham-soc-va-dieu-tri-sot-xuat-huyet-dengue-tungay-2552022 5 Alto BW, Lampman RL, Kesavaraju B, Muturi EJ Pesticide-Induced Release From Competition Among Competing Aedes aegypti and Aedes albopictus (Diptera: Culicidae) Journal of Medical Entomology 2013;50(6):1240-1249 6 Mustafa MS, Rasotgi V, Jain S, Gupta V Discovery of fifth serotype of dengue virus (DENV-5): A new public health dilemma in dengue control Med J Armed Forces India.2015;71(1):67-70 7 Chen LH, Wilson ME Update on non-vector transmission of dengue: relevant studies with Zika and other flaviviruses Tropical Diseases, Travel Medicine and Vaccines 2016;2(1):15 8 Trần Công Tú Thực trạng và hiệu quả ứng dụng tiếp cận sức khỏe sinh thái trong phòng Chống sốt xuất huyết Dengue tại khu di tích Cát Bà, Hải Phòng: Luận án tiến sĩ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương; 2020 9 Ten Bosch QA, Clapham HE, Lambrechts L, et al Contributions from the silent majority dominate dengue virus transmission PLoS Pathog 2018;14(5):e1006965 e1006965 10 Endy TP, Chunsuttiwat S, Nisalak A, et al Epidemiology of inapparent and symptomatic acute dengue virus infection: a prospective study of primary school children in Kamphaeng Phet, Thailand American journal of epidemiology 2002;156(1):40-51 11 Cobra C, Rigau-Pérez JG, Kuno G, Vorndam V Symptoms of dengue fever in relation to host immunologic response and virus serotype, Puerto Rico, 1990-1991 American journal of epidemiology 1995;142(11):1204-1211 12 Fukusumi M, Arashiro T, Arima Y, et al Dengue Sentinel Traveler Surveillance: Monthly and Yearly Notification Trends among Japanese Travelers, 2006-2014 PLoS neglected tropical diseases 2016;10(8):e0004924 IPCC, 2007: Climate Change 2007: The Scientific Basis, Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA heguardian.com/environment/2021/feb/19/usofficial-return-paris-climate-pact 14 15

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

Tài liệu liên quan