Với lượng nướcmặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển côngnghiệp.Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 - 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
LỚP: L01 - HK 222
GVHD: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ
SVTH: Nguyễn Lư Anh Dũng MSSV: 1912956
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
1 PHẦN MỞ ĐẦU 3
2 NỘI DUNG 3
2.1 Tổng quan về khu vực Đông Nam Bộ 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Đất đai 3
2.1.3 Khí hậu 4
2.1.4 Tài nguyên rừng 4
2.1.5 Tài nguyên khoáng sản 4
2.1.6 Tài nguyên nước 5
2.1.7 Tài nguyên biển 5
2.1.8 Dâ n số 5
2.1.9 Kin h tế 5
2.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 6
3 GIẢI PHÁP 8
3.1 Những giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Đồng Nai 8
3.2 Những giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Tây Ninh 8
3.3 Những giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Bình Phước 10
3.4 Những giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 11 3.5 Những giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Bình Dương .11
Trang 33.6 Những giải pháp ứng phó BĐKH của thành phố Hồ Chí
Minh 12
4 KẾT LUẬN 13
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
1 PHẦN MỞ ĐẦU:
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách thức lớn cho phát triển bền vững (PTBV) [IPCC, 2007] Nó đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế
-xã hội và môi trường toàn cầu Việt Nam là một trong những quốc gia bị tổn thương nặng nề nhất do biến đổi khí hậu Với tỉnh vùng Đông Nam Bộ, những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, diễn biến khí hậu không theo quy luật, xâm nhập mặn… ngày càng gia tăng ở địa bàn tỉnh Chình vì vậy em chọn đề tài này để đưa ra những giải pháp của các tỉnh về những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên địa bàn khu vực
2 NỘI DUNG:
2.1 Tổng quan về khu vực Đông Nam Bộ:
2.1.1 Vị trí địa lý
Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản Phía Tây và Tây - Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta;
Trang 4phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế
2.1.2 Đất đai:
Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang ược sử dụng vào mục đích nông nghiệp Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%) Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước
2.1.3 Khí hậu:
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt
2.1.4 Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha;
Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha
Trang 5Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh
2.1.5 Tài nguyên khoáng sản:
Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí
có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương
Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu
2.1.6 Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3 Ngoài ra còn có một số
hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3 Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp
Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 -
200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.7 Tài nguyên biển:
Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha
Trang 6Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng
2.1.8 Dân số:
Dân số toàn vùng Đông Nam Bộ khoảng 18,3 triệu người chiếm 22% dân số cả nước, trong đó có tới 14,9 triệu người ở khu vực đô thị, đạt
tỷ lệ đô thị hóa 67,3% cao nhất trong các vùng KT-XH của cả nước
và cao hơn nhiều tỷ lệ đô thị hóa bình quân chung cả nước năm
2022 là 41%
2.1.9 Kinh tế:
Trình độ phát triển kinh tế của vùng ĐNB nhìn chung cao hơn cả nước ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực (công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, đào tạo nhân lực) ĐNB là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước Một mạng lưới dày đặc các khu công nghiệp, tập trung ở tứ giác TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vùng Tàu Đến nay, vùng ĐNB chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% thu ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước
Bên cạnh đó, vùng kinh tế ĐNB có hạt nhân là TPHCM - nơi tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nơi có
nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, do đó là địa bàn có môi
trường đầu tư hấp dẫn Trong vùng đã hình thành mạng lưới đô thị
vệ tinh, trong một không gian mở thông thoáng, liên kết với nhau thông qua các tuyến trục và vành đai đang được xây dựng Vùng ĐNB còn là trung tâm hội nhập quốc tế lớn nhất nước với cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải (đã định hình), sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sẽ được xây dựng) ĐNB là vùng kinh tế năng động, dẫn đầu trong thu hút
Trang 7đầu tư nước ngoài (FDI) Tính đến nay, vùng chiếm khoảng 60% số
dự án và gần 50% vốn FDI của cả nước và kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
2.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
Tuy vậy, trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) nên lượng mưa thay đổi, lưu lượng nước tăng vào mùa mưa
và suy giảm vào mùa khô, gây trượt lở đất, sụt lún, xói mòn, hoang hóa đất, gia tăng lũ quét, hạn hán làm thiệt hại tới đời sống kinh tế của địa phương
Vùng Đông Nam bộ với những lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng
đã phát huy được thế mạnh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội Đời sống của nhân dân được cải thiện, nhưng do tác động của thiên tai và BĐKH kéo theo những hệ lụy về kinh tế nên tỷ
lệ hộ nghèo toàn vùng vẫn còn cao (chiếm 2,3% dân số toàn vùng ) Nguyên nhân do hộ nghèo chịu tác động bởi thiên tai và BĐKH cao hơn Trong đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động nhiều nhất đến nhà ở (72,6%) và thu nhập, việc làm (61,6%) của các hộ nghèo Nhiệt độ tăng ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực rừng ngập mặn: Làm thay đổi sự phân bố và cấu trúc quần thể sinh vật, đa dạng sinh học bị suy giảm do các loài kém chịu hạn hán, ngập lụt có xu hướng tuyệt chủng, các loài có khả năng chịu hạn hán, lũ lụt sẽ phát triển; tăng khả năng cháy rừng Sự xâm nhập của nước mặn làm diện tích đất bị nhiễm mặn ngày càng nhiều Nhiều loại sâu bọ xuất hiện gây
ra nhiều bệnh mới, đặc biệt là hiện tượng sâu đục thân và sâu ăn lá trên loại cây trồng (ví dụ sâu bệnh trên cây đước vùng rừng ngập mặn Cần Giờ)
Lượng mưa nhiều gây hiện tượng ngập úng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của nhiều loại cây, gây nguy cơ làm thay đổi cấu trúc và hệ sinh thái rừng Một số loài do không thích nghi được nên đã giảm cả
về số lượng và chất lượng, dẫn đến giảm sút các chuỗi thức ăn và gây mất cân bằng hệ sinh thái Ngược lại, một số loài do phát triển
Trang 8quá mức, đặc biệt là các loài sâu bệnh đã gây tổn hại cho hệ thực vật rừng Nước biển dâng còn làm những loài cây thích hợp với điều kiện nước lợ sẽ dần lùi lên các vùng cao hơn Một số loài cây sẽ dần
bị diệt vong (dừa nước, chà là, cóc, xu ổi…) nhường chỗ cho những cây thích nghi hơn (mắm, đước, bần trắng)
Trong các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, diện tích rừng của tỉnh Đồng Nai có vai trò rất lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hoá và hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu của Đồng Nai nói riêng và của vùng Đông Nam bộ nói chung Song diện tích và đa dạng sinh học rừng trên địa bàn Đồng Nai đã giảm đáng kể do tác động của BĐKH
Ở vùng Đông Nam Bộ, khu vực ven biển do chịu ảnh hưởng của bão
lũ, sạt lở vùng ven bờ và nước biển dâng đã khiến tài nguyên đất bị suy giảm nghiêm trọng Trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh có địa phận giáp biển lớn nhất, là tỉnh ven biển nên chịu ảnh hưởng nhiều của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, trong đó tài nguyên đất bị ảnh hưởng nặng nề nhất Những biểu hiện của tác động BĐKH đối với tài nguyên đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là mất đất; đất bị nhiễm mặn, đặc biệt là đất nông nghiệp (trồng lúa, nuôi tôm) ở vùng ven biển do sạt lở vùng ven bờ; khô hạn…
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, ngoài việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do nhiễm mặn, Bà Rịa-Vũng Tàu còn phải đối mặt với tình trạng xói lở bờ biển nghiêm trọng do nước biển dâng Các hoạt động kinh tế tại Bà Rịa-Vũng Tàu như nuôi trồng thủy hải sản
và nghề đánh bắt ven bờ, các công trình xây dựng, cảng… và cả cộng đồng dân sinh sống ven bờ tại đây sẽ chịu ảnh hưởng lớn Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng của tỉnh, dự báo đến năm 2100 nước biển sẽ dâng 43-59cm
Hiện tượng nắng nóng và lượng mưa phân bố không theo quy luật đã gây hạn hán, ngập úng cục bộ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông-ngư nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân trong
Trang 9vùng Đông Nam bộ Tác động của BĐKH còn làm mặn xâm nhập vào sâu trong vùng đất liền và làm giảm năng suất nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Trong các tỉnh vùng Đông Nam bộ, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai bị tác động của BĐKH gây thiệt hại nhiều nhất Nguồn nước suy kiệt trong mùa khô khiến không đủ nước tưới và làm cho các vùng trồng lúa, bắp ở các huyện Tân Phú, Xuân Lộc, Định Quán của tỉnh bị thiệt hại nặng Tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô ngày càng gia tăng
Vào mùa mưa, BĐKH còn làm nhiều diện tích đất nông nghiệp bị ngập úng ở tỉnh Đồng Nai Ngoài ra, các khu vực nông nghiệp ngoại thành TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nằm trong vùng thấp nên cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng của triều cường và mưa lớn với diện tích bị ảnh hưởng khoảng 2.340km² Bên cạnh đó, việc xả lũ của các
hồ chứa nước trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn… đã làm vỡ đê bao, tạo nên ngập úng sâu và kéo dài gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân
3 GIẢI PHÁP:
3.1 Những giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Đồng Nai:
theo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Đồng Nai đã đưa 64 dự án ứng phó với biến đổi khí hậu vào danh mục ưu tiên với tổng vốn đầu tư hơn 2,9 nghìn tỷ đồng Các dự án này chủ yếu tập trung cho công tác chống ngập, thoát nước, các hồ đập thủy lợi và công trình chống xâm nhập mặn Đồng thời, tỉnh Đồng Nai cũng đã triển khai hàng loạt dự án điều tra, khảo sát, nghiên cứu đánh giá cơ bản về tiềm năng nguồn nước, hiện trạng và khả năng khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như dự án điều tra, đánh giá
sơ bộ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh; điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng
Trang 10ký khai thác nước dưới đất, lập danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất tỉnh Đồng Nai…
Có thể thấy, phần lớn các dự án trên đã được triển khai và hoàn thành Căn cứ vào các kết quả này, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra các định hướng trong việc hạn chế cấp phép khai thác nước dưới đất, bố trí và quy hoạch mạng lưới cấp nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch nhưng vẫn không làm cạn kiệt nguồn nước ngầm
Được biết, Đồng Nai còn là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước đã lập quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020 với đầy đủ các nội dung quy hoạch phân bổ, bảo vệ và phòng chống tác hại theo quy định Kết quả lập quy hoạch đã phân bổ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất phục vụ 100% nhu cầu nước sinh hoạt, nước sản xuất và bảo đảm dòng chảy môi trường, phòng chống ô nhiễm, xâm ngập mặn và khả năng khai thác bền vững nước dưới đất tại 12 tiểu lưu vực với trữ lượng 5,04 triệu m3/ngày Việc lập quy hoạch tài
nguyên nước, đã góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nước mặt cũng như nước dưới đất, sử dụng tiết kiệm hiệu quả
3.2 Những giải pháp ứng phó BĐKH của tỉnh Tây Ninh:
Tỉnh đặt ra mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022-2030 Theo đó, về thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai có độ tin cậy cao, đánh giá được các nguy cơ thiên tai để có giải pháp phòng ngừa kịp thời Lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội phù hợp với điều kiện của tỉnh
Nâng cao nhận thức, hình thành ý thức thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu của các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư và người dân: trên 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức nhà nước hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu
Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường Phát huy và đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng năng lượng mới và tái tạo Đưa