1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ây dựng giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cổphần đầu tư thương mại dệt thành công

51 12 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại dệt Thành Công
Tác giả Phan Văn Anh, Trần Công Chiến, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Mạnh Cường
Người hướng dẫn TS. Dương Văn Thiết
Trường học Trường Đại học Công nghiệp
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại Báo cáo bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 704,23 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu chung (8)
  • 1.2. Lịch sử hình thành (8)
  • 1.3. Ngành nghề trong kinh doanh (9)
  • 1.4. Các nhóm sản phẩm của công ty (sản phẩm chính) (9)
    • 1.4.1. Sản phẩm May (10)
    • 1.4.2. Sản phẩm Nhuộm (10)
    • 1.4.3. Sản phẩm Đan (10)
    • 1.4.4. Sản phẩm Dệt (10)
    • 1.4.5. Sản phẩm Sợi (10)
  • 1.5. Triết lý kinh doanh (10)
  • 1.6. Chiến lược và tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp (11)
    • 1.6.1. Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) (11)
    • 1.6.2. Tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh của doanh nghiệp (11)
  • 1.7 Thực trạng quản lý chất lượng của doanh nghiệp (12)
    • 1.7.1 Cơ cấu quản lý của công ty (12)
    • 1.7.2. Nguồn nguyên vật liệu, kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam đối với chất lượng sản phẩm của Công ty CP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công. .14 1.7.3. Đặc điểm kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất và quản lý chất lượng (14)
    • 1.7.4 Thực trạng sản xuất và hậu cần xuất các loại sản phẩm của Công ty CP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công hiện nay (17)
  • CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (18)
    • 2.1. Các nhân tố bên trong (18)
      • 2.1.1. Nhân tố tài chính (18)
      • 2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật (18)
      • 2.1.3. Nguyên vật liệu (19)
      • 2.1.4. Nhân tố con người (19)
      • 2.1.5. Trình độ tổ chức và quản lý (19)
    • 2.2. Các nhân tố bên ngoài (20)
      • 2.2.1. Nhân tố thị trường (20)
      • 2.2.2. Mức độ cạnh tranh (21)
      • 2.2.3. Yếu tố tự nhiên (21)
      • 2.2.4. Cơ chế chính sách quản lý (21)
      • 2.2.5. Hệ thống quản trị chất lượng (22)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY (23)
    • 3.1. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần dệt may- đầu tư - thương mại Thành Công (23)
    • 3.2. Đánh giá về độ tin cậy của chất lượng và thiết lập bảng Pareto để loại bỏ các loại lỗi trong sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may-đầu tư-thương mại Thành Công (24)
      • 3.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu Tư - Thương mại Thành Công (28)
  • CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY- ĐẦU TƯ-THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG (31)
    • 4.1. Định hướng khách hàng (31)
    • 4.2. Định hướng của ban lãnh đạo (33)
    • 4.3. Tiếp cận theo quá trình (34)
    • 4.4. Quản lý theo hệ thống (35)
    • 4.5. Cải tiến liên tục (35)
    • 4.6. Kiểm tra vật tư đầu vào (35)
    • 4.7. Công tác thu mua và quản lý trong khâu thiết kế (36)
    • 4.8. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất (36)
  • CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (39)
    • 5.1. Mục tiêu chất lượng từ năm 2009 đến năm 2021 của Công ty Cổ phần Dệt (39)
    • 5.2. Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt May-Đầu tư-Thương mại Thành Công (40)
    • 5.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt May-Đầu tư-Thương mại Thành Công (41)
      • 5.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng nguồn vật liệu đầu vào (41)
      • 5.3.2. Giải pháp 2: Đầu tư máy móc và đổi mới thiết bị (42)
      • 5.3.3. Giải pháp 3: Đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ (43)
    • 5.4. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (45)
    • 5.5. Nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật (47)
    • 5.6. Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm (47)
    • 5.7. Các chính sách của Nhà nước (48)
  • Tài liệu tham khảo (51)

Nội dung

Đặc điểm kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất và quản lý chất lượng...161.7.4 Thực trạng sản xuất và hậu cần xuất các loại sản phẩm của Công ty CP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công hiện

Giới thiệu chung

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công có nguồn gốc từ Hãng Tài Thanh Kỹ nghệ Dệt, được thành lập vào năm 1967 Sau một số lần chuyển đổi mô hình hoạt động và thay đổi tên gọi, vào tháng 05 năm 2008, công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công Hiện tại, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong ngành dệt may tại Việt Nam.Với quy trình sản xuất kết hợp và lịch sử phát triển lâu đời, Thành Công được biết đến trong cộng đồng quốc tế như một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam Công ty chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh sợi, vải và các sản phẩm may mặc bằng các loại vải do chính công ty sản xuất, bao gồm áo polo, áo T-shirt, trang phục thể thao, và các sản phẩm thời trang khác, phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu.Trong những năm gần đây, công ty đã quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình Đặc biệt, công ty thường xuyên đầu tư vào cải thiện trang thiết bị và máy móc, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm Đồng thời,công ty còn tạo ra môi trường làm việc tốt, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, đồng thời, thúc đẩy việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cho toànbộ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty.

Lịch sử hình thành

- Năm 1967: Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công có nguồn gốc từ Hãng Tài Thanh Kỹ Nghệ Dệt, được thành lập.

- Tháng 08/1976: Chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy Dệt Tài Thanh.

- Năm 2000: Đổi tên thành Công Ty Dệt May Thành Công.

- Tháng 07/2006: Chuyển thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công.

- Tháng 10/2007: Cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên sàn HOSE (Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM).

- Tháng 05/2008: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công.

- Ngày 11/08/2017: Tăng vốn điều lệ lên 516,538,290,000 đồng.

- Ngày 18/06/2018: Tăng vốn điều lệ lên 542,300,550,000 đồng.

- Ngày 17/07/2019: Tăng vốn điều lệ lên 580,169,180,000 đồng.

- Ngày 05/10/2020: Tăng vốn điều lệ lên 620,683,490,000 đồng.

- Ngày 10/06/2021: Tăng vốn điều lệ lên 713,608,080,000 đồng.

Ngành nghề trong kinh doanh

Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công hoạt động trong các ngành nghề sau:

- Ngành May: Sản xuất sản phẩm may mặc.

- Ngành Nhuộm: Tiến hành quá trình nhuộm để tạo màu cho các sản phẩm dệt.

- Ngành Đan: Có thể liên quan đến việc dệt các cấu trúc dệt khác nhau.

- Ngành Dệt: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt.

- Ngành Sợi: Liên quan đến quá trình sản xuất sợi dùng trong ngành dệt may.

Những ngành nghề này thể hiện đa dạng và phức tạp trong hoạt động kinh doanh của công ty, cho phép họ cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau trên thị trường.

Hình 1:Dệt may - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm kéo sợi, dệt thoi, dệt kim, nhuộm, may mặc

Các nhóm sản phẩm của công ty (sản phẩm chính)

Sản phẩm May

- Ngành may tại doanh nghiệp sản xuất khoảng 28 triệu sản phẩm/năm.

- Sử dụng các loại máy móc hiện đại trong quá trình sản xuất, được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển trên thế giới, bao gồm máy móc từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, thiết bị cắt từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, máy trải tự động từ Hàn Quốc, hệ thống ủi hơi từ Nhật, và máy thêu từ Nhật.

Sản phẩm Nhuộm

- Ngành nhuộm tại doanh nghiệp sản xuất khoảng 12 triệu mét vải dệt thành phẩm/năm và 9.600 tấn vải đan thành phẩm/năm.

- Sử dụng máy móc và thiết bị đa dạng từ Nhật, Đài Loan, Đức, Ý, Mỹ để thực hiện quá trình nhuộm, hoàn tất, sấy, và wash liên tục.

Sản phẩm Đan

- Ngành đan tại doanh nghiệp sản xuất khoảng 15.000 tấn/năm (vải, rib, cổ bó).

- Sản xuất các loại vải đan mộc, sử dụng máy móc bao gồm 302 máy đan vải(Single Jersey, Interlock, Rib, Double Face, Poly, Poly+Spandex French Terry,Jacquard ) và 136 máy đan cổ.

Sản phẩm Dệt

- Ngành dệt tại doanh nghiệp sản xuất khoảng 15 triệu mét/năm.

- Sử dụng máy móc đa dạng từ Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan để thực hiện quá trình dệt và hoàn tất.

Sản phẩm Sợi

- Ngành sản xuất sợi tại doanh nghiệp sản xuất khoảng 10.000 tấn/năm.

- Sử dụng máy móc từ Nhật, Châu Âu, Trung Quốc, bao gồm số cọc sợi, thiết bị may bông, máy tách xơ, máy chai thô, máy cuộn cúi, máy chai kỹ, máy ghép, máy cuốn cúi, máy chai kỹ, bộ cắt lọc, và máy kiểm tra màu sắc và chất lượng.

- Sản phẩm bao gồm các loại sợi như sợi Cotton, sợi pha giữa Cotton và Polyester,Nylon, sợi Polyester, sợi TC, sợi CVC, sợi Filàment, Melànge, và nhiều loại sợi khác.

Triết lý kinh doanh

Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thanh Công áp dụng triết lý kinh doanh dựa trên việc đầu tư trong công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) và không ngừng thúc đẩy sáng tạo Triết lý này là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty, mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, đem lại lợi nhuận ổn định cho cổ đông và nhà đầu tư, xây dựng niềm tin và cam kết với nhân viên thông qua sự đóng góp quan trọng của họ, tạo ra sự hài lòng cho các nhà cung cấp thông qua giao dịch công bằng, minh bạch, và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng xã hội.

Chiến lược và tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp

Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU)

- Sản phẩm/dịch vụ chung: Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

- Ngành may mặc: Phát triển các sản phẩm sợi, dệt, và may có tính năng đặc biệt như hút mồ hôi, khô nhanh, giữ nhiệt, chống mùi hôi, kháng khuẩn, chống tia cực tím, chống cháy, chống nhăn, chủ yếu dành cho thời trang và thể thao.

Phát triển các loại sản phẩm:

- Sản phẩm sợi: bao gồm các loại sợi như: sợi 100% cotton, sợi pha giữa cotton và polyester, nylon, sợi 100% polyester, sợi TC, sợi CVC, sợi Filàment, melànge…

- Sản phẩm vải: gồm có vải dệt và đan kim như: vải sọc, vải caro, vải thun, được dệt từ sợi Filàment, sợi polyester, sợi polyester pha, sợi micro, sợi sơ ngắn, sợi mau, sợi cotton, sợi PE, TC, CVC, Sử dụng để may quần ao, vày, jacket, vải jersey, picque, interlck, rib, fleece…

- Sản phẩm may mặc: gồm ao T-shirt, polo- shirt, đầm, quần ao thể thao, quần ao thời trang từ vải thun hoặc vải dệt, chu yếu xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nước.

- Các sản phẩm gia công bên ngoài: ngoài những sản phẩm chu lực, công ty còn nhận gia công cho các đối tac trong và ngoài nước từ nguồn nguyên liệu ma họ cung cấp cho công ty.

Tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh của doanh nghiệp

- Tầm nhìn chiến lược: Chúng tôi đóng góp cho xã hội và phát triển con người thông qua sự sáng tạo hàng ngày, đồng thời phát triển kinh doanh trên nền tảng tri thức và tính chính trực.

- Sứ mệnh kinh doanh: Sử dụng kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may truyền thống để đem lại sự đổi mới và phát triển bền vững cho Công ty Đầu tư - Thương mại - Dệt May Thanh Công Hợp tác với đối tác chiến lược E-Lànd, một tập đoàn hàng đầu về thời trang và bán lẻ tại Hàn Quốc, để tạo ra sự đột phá trong sản phẩm dệtmay và các lĩnh vực khác.

Hình 2: Tạo dựng sứ mệnh và giá trị

Thực trạng quản lý chất lượng của doanh nghiệp

Cơ cấu quản lý của công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại dệt Thành Công

Phân tích cơ cấu tổ chức của công ty:

- Hội đồng quản trị, ban kiểm soát

- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

- Các đơn vị thành viên Tổng Công Ty.

+Ông Trần Như Tùng là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại dệt Thanh Công Việt Nam, đảm nhận vị trí này vào tháng 11 năm

2019 với nhiều năm kinh nghiệm chiến lược cấp cao và bất động sản – đầu tư.

+ Hội đồng quản trị: thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của Tổng Công

Ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Công Ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao.

+ Ban kiểm soát: thực hiện nhiệm vụ do Hội Đồng quản trị giao về việc kiểm tra giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công Ty trong hoạt động tài chính, chấp hành luật, điều lệ Tổng Công Ty, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.

+ Tổng giám đốc: do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiễm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công Ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ Tướng Chính Phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng Công Ty.

+ Phó Tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng Công Ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.

Phó T ổng GĐ Phó T ổng GĐ

+ Kế toàn trưởng: Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng Công Ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

+ Văn Phòng: các bản chuyên môn, nghiệp vụ có các chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc.

+ Đơn vị thành viên: là doanh nghiệp hạch toán độc lập và Tổng Công Ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công Ty theo luật định tại điều lệ của Tổng Công ty.

Thế mạnh của công ty: Điểm mạnh của công ty thể hiện ngay trong nguyên tắc kinh doanh của công ty.

- Trở thành một công ty toàn cầu.

- Công ty nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn cầu với giá cả hợp lý, vì sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

- Mở rộng năng lực sản xuất, phát triển đào tạo, chuyển giao công nghệ, thực hiện nội địa hóa, xuất khẩu và nhiều hoạt động khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp đất nước.

- Bằng khát khao và nỗ lực sáng tạo mỗi ngày, chúng tôi tạo ra những sản phẩm có giá trị vượt trội gắn với chiến lược phát triển bền vững, hướng tới vị trí dẫn đầu trên thị trường dệt may toàn cầu trong thời gian tới.

Nguồn nguyên vật liệu, kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam đối với chất lượng sản phẩm của Công ty CP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công .14 1.7.3 Đặc điểm kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất và quản lý chất lượng

a) Đặc điểm nguồn nguyên vật liệu

Về nguyên vật liệu thì khoảng 80% nguồn nguyên liệu chủ yếu là sợi trơn dùng để dệt các loại vải chủ lực của công ty được cung cấp ổn định từ các công ty trong nước, 20% nguyên liệu còn lại chủ yếu là sợi Melànge, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Một số loại nguyên liệu chính:

- Bông: nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài chủ yếu từ các thị trường: Mexico 20%, Mỹ 20%, Tây Phi 60%.

Hình 3: Cơ cấu tổ chức Công ty

- Xơ: được lấy từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước Cụ thể từ Indonesia 70%, từ Công ty Formosa thuộc KCN Nhơn Trạch 2 Đồng Nai khoảng 30% Do đó, công ty luôn chu động được nguồn hàng.

- Sợi tổng hợp Filàment: chủ yếu mua từ nguồn sản xuất trong nước trong đó Cty

CP sợi Thế Kỷ 80% là cổ đông chiến lược của công ty.

- Sợi xơ ngắn (cotton, CVC, TC): 100% mua từ nguồn sản xuất trong nước Trong đó nhà cung cấp lớn của công ty là Tập đoàn Tainan spinning- đây là nhà cung cấp truyền thống và chủ yếu của công ty.

- Hoá chất thuốc nhuộm: Chủ yếu nguồn hàng được nhập khẩu từ các nước như Nhật 40%, Trung Quốc 20%, Indonesia 15%, Ấn Độ, Đức, Thuỵ Sĩ… Riêng nguồn hàng trong nước chiếm khoảng 15%. Đối với các loại nguyên phụ liệu khác, công ty chu động tổ chức sản xuất tại công ty hoặc ký các hợp đồng gia công, đặt hàng đại hạn với các đối tác trong nước để có nguồn cung cấp ổn định lâu dài, chất lượng ngày càng được nâng cao và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như thị hiếu của thị trường.

Bên cạnh đó, công ty luôn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu mới có chất lượng cao, giá cả phải chăng hơn để có thể giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. b) Đặc điểm kinh tế

Trong năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, sau tháng đầu năm 2008, tình hình thị trường có nhiều biến động bất thường: giá nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng nhanh, giá lương thực, thực phẩm có những diễn biến phức tạp, thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tốc độ phát triển kinh tế gia tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu người trong cả nước nâng cao dần Những điều này dẫn đến nhu cầu cần thiết trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng Nhu cầu này tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành, nhiều đơn vị kinh tế trong cả nước, trong đó nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt hàng may mặc các tầng lớp nhân dân Thị trường nội địa rộng lớn hơn Sức cầu về hàng hóa cao là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao sản xuất, tung sản phẩm ra thị trường.

Thị trường nước ngoài đang rộng mở cho các doanh nghiệp Sản phẩm dệt may có tiềm năng lớn về xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ Mức tiêu thụ của người dân Mỹ rất lớn Đây là thị trường đầy tiềm năng Với giá nhân công thấp, sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế so sánh lớn so với các nước, nếu biết khai thác tốt thị trường xuất khẩu sẽ mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn.

Hiện nay, EU thay đổi chính sách về nguyên tắc xuất xứ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ASEAN Các nước ASEAN có thể mua nguyên liệu của nhau để sản xuất ra hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất sáng EU và những sản phẩm xuất khẩu này vẫn được coi là có xuất xứ từ trong nước Có thể nói, chính sách này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và dệt may Thành Công nói riêng có khả năng chống chọi với hàng dệt may của Trung Quốc và hưởng ưu đãi thuế quan của EU.

1.7.3 Đặc điểm kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất và quản lý chất lượng

Hiện nay, để ngành công nghiệp dệt may đu mạnh phục vụ chiến lược xuất khẩu, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến đầu tư công nghệ mới.

Thực trạng của ngành trong những năm gần đây đã cho thấy, những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ thì việc cung ứng nguyên phụ liệu đã có được một bước chuyển biến tốt, ít nhất là đã đảm bảo được cho việc cung ứng nội bộ Đặc biệt, qua mỗi lần triển lãm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có dịp tiếp cận những công nghệ mới và ký kết được các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ cho chiến lược phát triển ngành.

Trong 10 năm qua, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư và đổi mới công nghệ khá nhiều 50% thiết bị chế biến bông đã được nhập mới từ Mỹ Khâu kéo sợi đã tăng tới gần 2 triệu cọc sợi, nhờ sử dụng các thiết bị có xuất xứ từ Tây Âu, trong đó có những dây chuyền hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Thị trường thiết bị và công nghệ dệt may của Việt Nam hiện nay đã phát triển khá mạnh Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may, nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ Tuy vậy, với chiến lược phát triển và sự chu động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, trong vài năm tới, thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh.Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để mua được các loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ.

Thực trạng sản xuất và hậu cần xuất các loại sản phẩm của Công ty CP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công hiện nay

Công ty hiện có một quy trình sản xuất khép kín bao gồm bốn khâu: Kéo sợi → Dệt → Nhuộm → May Đánh giá Với quy trình công nghệ khép kín này, công ty có thể chu động quản lý đầu ra cho sản phẩm, tăng thêm lợi thế cạnh tranh và có rất nhiều ưu điểm hơn các đối thủ cạnh tranh Ưu điểm của quy trình này là giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian, cung cấp nguồn nguyên liệu có chất lượng cao từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, cũng như đảm bảo giao hàng đúng tiến độ và chất lượng cao, tạo niềm tin cho khách hàng.

Tuy nhiên, thực tế phải đánh giá rằng năng suất của công ty đã có cải thiện rõ rệt nhưng vẫn chưa cao, chưa theo kịp năng suất của các nước trong khu vực do còn phụ thuộc vào trình độ năng lực của cán bộ các cấp và chất lượng nguyên liệu. Mặt khác, vẫn còn nhiều thiết bị lạc hậu hoặc không đồng bộ trong hệ thống máy móc cần phải được thay thế, điều đó có thể hạn chế năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. b) Về mặt hậu cần xuất Đối với việc phân phối trực tiếp: công ty đã xây dựng rất nhiều đại lý bán hàng tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng Cùng với việc xây dựng các đại lý bán hàng, công ty cũng đã đưa sản phẩm của mình vào hệ thống siêu thị lớn trên cả nước. Đối với việc phân phối cho các khách hàng lớn, công ty ký các hợp đồng lớn cho khách hàng tại các chợ và những công ty may mặc xuất khẩu Với khách hàng nước ngoài, công ty chào bán ký hợp đồng trực tiếp xuất khẩu cho khách hàng theo tiêu chuẩn và số lượng khách hàng yêu cầu, công ty cũng thường xuyên tham gia vào những lần đấu thầu trực tuyến cung cấp sản phẩm với các khách hàng nước ngoài.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Các nhân tố bên trong

Nhân tố bên trong bao gồm những nhân tố về con người, máy móc thiết bị, kho tàng, nguồn tài chính của doanh nghiệp, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế quản lýhoạt động của Công ty Những nhân tố này có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, chỉ cần một yếu tố không đạt như nguồn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng hay đội ngũ lào động chưa có tay nghề cao đều có thể làm giảm nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm sẽ không đạt được theo đúng tiêu chuẩn đề ra Chúng ta đi nghiên cứu kỹ hơn từng nhân tố:

2.1.1 Nhân tố tài chính: Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh nói chung và mục tiêu chất lượng nóiriêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng tài chính nhất định Có thể nói rằng tài chính là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Khả năng tài chính càng mạnh thì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ càng có điều kiện được cải thiện và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong điều kiện tiêu dùng ngày nay, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, thêm vào đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mong, với xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, thì nhân tố tài chính có vài trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng Nhân tố tài chính là tiền đề cần thiết cho mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào.

2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Cơ sở vật chất kỹthuật phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mức chuyên môn hóa và hợp tác lào động, liên quan đến việc cắt giảm chi phí và mức độ sai sót.

Có thể nói rằng cơ sở vật chất chính là tư duy sống, cốt lõi của hoạt động chuyển giao, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm

Cơ sở vật chất bao gồm:

+ Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ

+ Bản quyền công nghệ, bằng phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích.

Doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật với công nghệ hiện đại, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Mỗi doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, và có xu hướng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp mình Để sản xuất mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phải có một lượng chi tiết bộ phận và nguyên vật liệu rất đa dạng, với nhiều chủng loại khác nhau Hơn nữa, nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm phần lớn trong giá thành công xưởng của một doanh nghiệp sản xuất.

Do vậy, việc quan lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Là một nhân tố có vài trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.Nếu trang thiết bị là xương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển giao nâng cao chất lượng thì con người là người lắp đặt và vận hành hoạt động đó

Thực tế đã cho thấy, con người là yếu tố chìa khóa của mọi hoạt động, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh Bất kỳ máy móc, thiết bị công nghệ cao đến đâu cũng không thể thay thế con người Yếu tố con người, vài trò nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực, thông qua nguồn lực này mà phát huy khả năng của các nguồn lực khác

2.1.5 Trình độ tổ chức và quản lý

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và trình độ tổ chức quản lý của các cấp quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và tổ chức việc thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng Trình độ tổ chức quản lý là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thành chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, con người, kỹ thuật công nghệ thiết bị dù có trình độ cao đến đâu nhưng nếu không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhằng nhịp, ăn khớp giữa các khâu, các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được.

Hình 4: Các nhân tố cơ bản bên trong

Các nhân tố bên ngoài

Thị trường với vài trò là toàn bộ trung tâm quá trình tạo sản xuất Thị trường là điều kiện, là môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa Thị trường là nơi kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm đối với tiêu dùng xã hội Thông qua thị trường (khách hàng), doanh nghiệp có thể biết đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình là cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không (tùy thuộc vào việc khách hàng có mua hàng của mình không) Mặt khác, thông qua thị trường, doanh nghiệp còn biết được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh là cao hay thấp từ đó có các biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Như vậy, có thể nói rằng thị trường là một nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ Thông qua doanh thu bán hàng, bán được hàng doanh nghiệp mới có được vốn để đầu tư vào các trang thiết bị, đầu tư cho cải tiến và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát minh sáng chế, đầu tư cho các chi phí chất lượng (chi phí hỏng hóc, chi phí phòng ngừa, chi phí thâm định), nhằm đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Sự cạnh tranh là một tất yếu Vì vậy, cạnh tranh luôn khiến cho doanh nghiệp không ngừng cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng được nâng cao bởi cuộc sống của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện và họ quan tâm đến chất lượng Do vậy, một doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình thì trước hết phải làm tốt chất lượng

Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm Đây là những yếu tố khách quan không thể tránh khỏi, do vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố này, tận dụng những thuận lợi đó để sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất.

2.2.4 Cơ chế chính sách quản lý Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ Có cơ chế chính sách quản lý hợp lý sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm Cơ chế chính sách quản lý là môi trường, là điều kiện cần thiết tác động đến hướng hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

2.2.5 Hệ thống quản trị chất lượng

Hệ thống quản trị chất lượng là khâu chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có được một hệ thống quản trị chất lượng tốt chính là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Các chuyên gia quản lý chất lượng đều đồng tình rằng thực tế có 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra Vì vậy, nói đến quản trị chất lượng ngày nay, người ta cho rằng trước hết đó là chất lượng của quản trị Quản trị chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản xuất, cần cải tiến nhằm làm cho sản phẩm phù hợp hơn với những mong đợi ngày càng cao của người tiêu dùng.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần dệt may- đầu tư - thương mại Thành Công

tư - thương mại Thành Công

3.1.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm qua công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công đã cải tiến chất lượng một cách rõ rệt và cụ thể là công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu và xuất khẩu hàng dệt may, đây cũng là một thế mạnh xuất khẩu của công ty và ngành này cũng góp phần tăng GDP đáng kể cho nền kinh tế Ngành dệt may của công ty đã có những chuyển biến đáng kể, được khen ngợi mỗi năm với tốc độ tăng trưởng của ngành là hơn 20%, là một ngành có xu hướng là thế mạnh xuất khẩu của nước ta.

Với sức mua ngày càng tăng về các sản phẩm dệt may, càng làm cho cơ hội phát triển của ngành này nhanh chóng hơn Hiện nay, công ty đã xuất khẩu đến hơn một trăm quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Trong thời gian qua, ba thị trường này đã chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may (trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 50-55%, EU là 25-27%, và Nhật Bản chiếm 12-15%).

Trước hết, công ty có lợi thế là sức mua của thị trường thế giới về các sản phẩm dệt may ngày càng tăng (Tổng khối lượng buôn bán hàng dệt may trên toàn thế giới vào khoảng 350 tỷ USD) Do đó, công ty phải phấn đấu để duy trì tốc độ phát triển của ngành dệt may

3.1.2 Những vấn đề chất lượng còn tồn đọng trong doanh nghiệp

Hiện nay, các sản phẩm dệt may của công ty vẫn chưa cao so với đối thủ trong nước và các nước khác trên thế giới Nguyên nhân thứ nhất là do chúng ta còn thiếu chuyên môn, cần phải nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên để khắc phục vấn đề còn tồn đọng này Nguyên nhân thứ hai là do máy móc, thiết bị của chúng ta vẫn còn chưa hiện đại, điều này cũng là do đất nước chúng ta vẫn còn nghèo, do đó công nghệ máy móc chưa thể một lúc mà có thể hiện đại ngay bằng các nước đã phát triển.

Vì vậy, vấn đề này chúng ta cần phải khắc phục từ từ và thay thế các máy móc đã lạc hậu Cần lưu ý rằng máy móc cũng phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước nói chung và của công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại

ThànhCông nói riêng, không nhất thiết là càng hiện đại càng tốt, đôi khi có thể gây lãng phí và tốn kém không cần thiết cho doanh nghiệp này.

Đánh giá về độ tin cậy của chất lượng và thiết lập bảng Pareto để loại bỏ các loại lỗi trong sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may-đầu tư-thương mại Thành Công

3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt may-đầu tư-thương mại Thành Công

Bảng 1: Bảng số liệu độ dài vải qua 5 lần đo

Lần đo Đường kinh Lần đo Đường kinh

Ta lựa chọn sai số nghi ngờ thô cho các phương thức trên là: Xk Công thức tính toàn X như sau:

Công thức tính σ x như sau: σ x = √ ∑ n− i= 1 1 ( n− X i − 2 X ) 2

Công thức tính V k như sau: V k = X k - X

Công thức tính ɛ β như sau: ɛ β = 3 σ x

Vì υk >ɛ nên υ k là sai số thô phải bi loại bỏ.

Nhận xét: Khi kiểm tra ngẫu nhiên 10 mẫu vải 20m, người kiểm tra thấy có một mẫu không đạt kích thước cho phép Nguyên nhân có thể do sai số của máy hoặc sai số dụng cụ đo.

3.2.2 Thiết lập biểu đồ Pareto để loại bỏ các lỗi sản phẩm tại công ty cổ phần dệtmay-đầu tư-thương mại Thành Công

Ta sử dụng biểu đồ Pareto để thiết lập phương pháp loại bỏ các lỗi sản phẩm.

+ Nhận biết mức độ quan trọng của từng vấn đề + Lựa chọn những vấn đề ưu tiên tập trung giải quyết trước.

+ Thấy được kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng sau khi đã tiến hành các hoạtđộng cải tiến.

+ Bước 1: Liệt kê tất cả yếu tố tiềm năng ảnh hưởng tới kết quả Chuẩn bị một bảngkiểm tra để thu thập dữ liệu của các yếu tố này.Nếu có một yếu tố “khác” được sửdụng trong bảng kiểm tra thì việc xác định các yếu tố này phải được đầy đủ.

+ Bước 2: Đếm số lần xuất hiện của mỗi yếu tố Liệt kê tất cả các yếu tố theo bảng với mức độ xuất hiện của các yếu tố nhiều nhất được sắp xếp trước và ít hơn đượcsắp xếp sau

+ Bước 3: Xây dựng biểu đồ Pareto bao gồm:

Phần A - các thanh Pareto: Lựa chọn thang đo phù hợp để vẽ những thanhPareto, trong đó thể hiện những nội dung sau đây: Số lần xuất hiện, tỷ lệ %,

% trêntổng số kiểm tra Vẽ biểu đồ dạng thanh dựa trên thang đo đã được lựa chọn. Đốivớiyếu tố “khác” thì nên vẽ bên phải nơi xa nhất Thông thường vẽ từ 6 đến 10 thanhyếu tố là đủ để xác định những vấn đề quan trọng.0020

Phần B - % tích lũy: Lựa chọn sơ đồ dạng đường thẳng để vẽ % tích lũy hoặcsơ đồ dạng cột tương ứng với các dữ liệu tích lũy.

Dựa vào bảng dự đoán khuyết tật ta xây dựng được các biểu đồ Pareto để ưu tiênloại bỏ các lỗi trong quá trình sản xuất.

Với những tiêu chuẩn đầu ra, đơn vị kiểm tra đã tiến hành khảo sát các lỗithường gặp với sản phẩm của mình, ta áp dụng và sử dụng biểu đồ PARETO:

Bảng 2: Danh sách lỗi trong quá trình sản xuất

STT Tên lỗi Số lượng lỗi

Số lượng tich lũy % lỗi tich lũy

3 Cắt vải sai kích cỡ 2364 14518 75%

5 Nối chỉ xấu, bỏ mũi 1125 16878 87%

6 Chỉ không đúng chất lượng

7 Kim hỏng gây hỏng vải 934 18777 97%

Hình 5:Biểu đồ Pareto danh sách lỗi trong quá trình sản xuất

- Trong các khuyết tật, lỗi trên thì lỗi về máy sai kích thước và máy lệch đường chỉ là hai lỗi lớn nhất.

- Công ty cần ưu tiên giải quyết 2 lỗi này trước.

- Các lỗi còn lại chiếm tỷ lệ % thấp (dưới 10%) có thể giải quyết sau.

3.2.3 Những vấn đề đặt ra đối với chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu Tư - Thương mại Thành Công

Chất lượng sản phẩm đặt ở mức cao là một yếu tố hết sức quan trọng Hiện nay, hạn ngạch đã được bỏ qua vào năm 2005 khi Chính phủ quyết định loại bỏ hạn ngạch xuất khẩu của ngành dệt may, thì đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành dệt may Tuy nhiên, hiện nay vấn đề của ngành không chỉ là chất lượng sản phẩm mà để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp cần mạnh mẽ nâng cao năng suất và mở rộng sản xuất để đáp ứng đủ với nhu cầu của thị trường

Qua sự phân tích, chất lượng sản phẩm dệt may của các công ty đã được cải tiến nhiều, dần dần tạo dựng được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược phát triển các dự án về xuất khẩu sản phẩm này trên thị trường thế giới đến năm 2010, mạnh vị thế xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và với Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu Tư - Thương mại Thành Công nói riêng, thì ban lãnh đạo công ty cần phải thực hiện nhiều việc nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm này, từ đó tạo dựng uy tín cho ngành dệt may của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.Để làm được điều này, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng các bộ phận sản xuất sản phẩm một chính sách chất lượng được coi là con đường dẫn dắt doanh nghiệp tiến đến sự thành công Nó giống như con mắt của doanh nghiệp, tạo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp có sự nhận thức đúng đắn về chất lượng sản phẩm và cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp Mặt khác, nó còn là một công cụ cạnh tranh trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế Tuy nhiên, hiện nay bộ phận sản xuất sản phẩm của các công ty vẫn chưa có một chính sách chất lượng cho riêng mình, trong khi các công ty lại tập trung vào mặt trận xuất khẩu các mặt hàng khác trong thập kỷ 21.

- Đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhân viên trong công ty về nhận thức về chất lượng, đặc biệt là đội ngũ nhà thiết kế may.

- Thiết lập các nhóm chất lượng (nhóm chất lượng có vài trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chất lượng và giải quyết các vấn đề chất lượng phát sinh, ở đó các ý kiến được đưa ra và tập hợp lại) Người Nhật đã nói: "Một người Việt Nam có thể thắng 3 người Nhật Bản, nhưng 3 người Việt Nam không thể thắng được một người Nhật Bản." Tổ chức mạng lưới thu thập và xử lý ý kiến đánh giá và khiếu nại của khách hàng Ý kiến của khách hàng có vài trò quan trọng trong việc giữ cho các công ty khắc phục và phòng ngừa các lỗi có thể xảy ra Đối với dự án các sản phẩm dệt may, đồng thời tạo cho các nhà thiết kế kinh nghiệm sau những lần mắc lỗi của họ sẽ có trình độ chuyên môn cao hơn.

- Quản lý tốt chi phí chất lượng Chất lượng phản ánh những chi phí phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm này, đồng thời nó cho thấy các khoản không phù hợp phát sinh nhiều hay ít và nó chỉ cho các thành viên trong công ty thấy được cần giảm thiểu chi phí nào.

- Áp dụng mô hình trưởng thành năng lực mức 4 Đây là một mô hình phát triển dự án sản xuất sản phẩm dệt may liên tục từ mức 1 đến mức 5 Nếu áp dụng thành công, các công ty sẽ có nhiều lợi nhuận để ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài.

- Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000, ISO9002:2000, ISO14000

Ngoài ra, công ty còn phải quản lý hiệu quả, lập kế hoạch chi tiết cho các dự án về các sản phẩm mới, phân công và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY- ĐẦU TƯ-THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG

Định hướng khách hàng

Nội dung: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lài của khách hàng, để không những đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng

Phân tích: Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn tới khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng Nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thỏa mãn khách hàng Nó cũng đòi hỏi ý thức cải tiến, đổi mới công nghệ, khả năng thích ứng nhanh và đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu của thị trường; giảm sai lỗi khuyết tật và những khiếu nại của khách hàng. Chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp phải được định hướng bởi khách hàng, doanh nghiệp phải sản xuất, bán cái mà khách hàng cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có

Chất lượng sản phẩm dịch vụ hành chính công của một cơ quan hành chính nhà nước phải được định hướng bởi khách hàng là người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân, vì dân phục vụ Các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển đều với mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc phục vụ thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng Điều đó có nghĩa là khách hàng chính là người mang lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, có khách hàng nghĩa là có doanh số, lợi nhuận và vì thế công ty mới có thể tồn tại và phát triển được

Một câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để thỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của khách hàng? Đó là khi các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác là các tổ chức, doanh nghiệp phụ thuộc vào các khách hàng của mình, xem khách hàng như là động lực chèo lái và phát triển của tổ chức Trước đây, xu hướng của các doanh nghiệp là phát triển sản phẩm rồi đi tìm thị trường để tiêu thụ, tìm khách hàng để bán sản phẩm đã cho thấy doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như: Hàng hóa tồn kho nhiều, khiếu nại khách hàng gia tăng, mức độ xao lạc khách hàng cao, lợi ích khách hàng giảm

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 là một sự thay đổi có tính bước ngoặt khi khái niệm "sản phẩm là cái do doanh nghiệp sản xuất ra" đã được chuyển sáng

"sản phẩm là cái mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng" Điều đó cho thấy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng Định hướng khách hàng sẽ giúp cho công ty xác định rõ khách hàng hiện tại và tương lài của mình là những ai, họ ở đâu và họ muốn gì Hoạt động kinh doanh của công ty khi đó được nhìn bằng con mắt của chính khách hàng Những nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được thỏa mãn từ những sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã và đang cung cấp cho khách hàng và khi đó công ty sẽ luôn luôn tìm mọi cách để cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đó.

Có thể nói, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu của tất cả các công ty trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, sự thỏa mãn dường như mới chỉ là bước đầu tiên Bởi vì, giả sử rằng một công ty bán một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì công ty nào đó khác cũng có thể bán sản phẩm tương tự và cũng thỏa mãn được khách hàng Và như vậy, ít nhất sẽ có một lượng khách hàng nhất định chuyển sáng công ty khác. Điều mà các công ty cần quan tâm hơn nữa là phải chiếm được tâm trí và trái tìm của khách hàng Hay nói cách khác, công ty phải đáp ứng và cố gắng vượt sự mong đợi của khách hàng Công ty có thể thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng như:

– Các hoạt động nghiên cứu thị trường

Các hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng như: Hội nghị khách hàng, thăm dò ý kiến khách hàng, hội thảo, hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.

Các hoạt động xúc tiến bán hàng, giải quyết các ý kiến, thắc mắc của khách hàng

Ngoài ra, các công ty cần phải theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng về việc công ty có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng hay không, coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện của hệ thống chất lượng Sản phẩm và dịch vụ được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn là một quá trình có sự kết hợp của nhiều bộ phận, phòng ban trong công ty Vì vậy, cần phổ cập nhu cầu và mong đợi của khách hàng trong toàn bộ tổ chức công ty theo các cấp độ tương ứng để mọi người thấu hiểu và thực hiện đầy đủ, qua đó đảm bảo và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng Định hướng khách hàng tốt cũng nghĩa là các doanh nghiệp cần xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng hiệu quả Và định hướng khách hàng không chỉ là một nguyên tắc đơn thuần mà đã trở thành một phần, một bộ phận trong hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay, mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) chính là mô hình mang tính định hướng trong doanh nghiệp, như là một chiến lược kinh doanh chứ không phải là dịch vụ khách hàng thuần túy.

Một chuyên gia tư vấn về quản trị doanh nghiệp đã viết rằng: “Nếu coi hệ thống quản lý kinh doanh là một chiếc xe đạp thì khung xe (mang tính nền tảng) là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, bánh trước (mang tính định hướng) là hệ thống CRM và bánh sau (mang tính động lực) là hệ thống ERP.”

Định hướng của ban lãnh đạo

Nội dung: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Phân tích: Hoạt động chất lượng sẽ không thể đạt được kết quả nếu không có sự cam kết triệt để của lãnh đạo cấp cao Lãnh đạo tổ chức phải có tầm nhìn xa, xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng Để củng cố những mục tiêu này cần có sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là một thành viên của tổ chức.Lãnh đạo phải chỉ đạo và xây dựng các chiến lược, hệ thống và các biện pháp huy động sự tham gia và tinh thần sáng tạo của mọi nhân viên để xây dựng và nâng cao năng lực của tổ chức và đạt kết quả tốt nhất có thể

Thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động như lập kế hoạch, xem xét đánh giá hoạt động của tổ chức, ghi nhận kết quả hoạt động của nhân viên, lãnh đạo có vài trò củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ tổ chức.

Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng Vì vậy, để quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả, vài trò của sự lãnh đạo là rất quan trọng

Người lãnh đạo xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng dựa trên tầm nhìn xa của lãnh đạo Để củng cố mục tiêu này, cần sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là thành viên tích cực nhất của doanh nghiệp Lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia vào việc xây dựng các

34 chiến lược, hệ thống và các biện pháp huy động sự sáng tạo của nhân viên để nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp và đạt kết quả tốt nhất có thể.

Với nền kinh tế động, chất lượng được định hướng bởi khách hàng Vì vậy, nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất phải đề ra chính sách chất lượng của doanh nghiệp mình, chính sách này phải đáp ứng các yêu cầu như:

- Thể hiện mục tiêu và cam kết đối với chất lượng.

- Phản ánh được nhu cầu của khách hàng. Được mọi thành viên thấu hiểu và thực hiện.Lãnh đạo thường phải định kỳ xem xét lại hệ thống chất lượng để đảm bảo hệ thống đó có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu.

Tiếp cận theo quá trình

Nội dung: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

Phân tích: Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được tiến hành theo một trình tự hợp lý để tạo ra các kết quả/sản phẩm có giá trị cho tổ chức Quá trình là dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm hữu ích dành cho khách hàng bên ngoài hoặc khách hàng nội bộ Để hoạt động hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lý một cách có hệ thống và phối hợp hóa các quy trình tương tác với nhau Thông thường, đầu ra của một quá trình sẽ tạo thành đầu vào của quá trìnhtiếp theo Việc xác định một cách có hệ thống và quản lý sự tương tác giữa các quá trình được gọi là "tiếp cận theo quá trình".

Quản lý chất lượng phải được xem xét như một quá trình, kết quả của quản lý sẽ đạt được tốt khi các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Quá trình là một chuỗi các sự kiện nhờ đó biến đổi đầu vào thành đầu ra Để quá trình đạt được hiệu quả, giá trị của đầu ra phải lớn hơn đầu vào, có nghĩa là quá trình gia tăng giá trị.

Trong một tổ chức, đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình trước đó, và toàn bộ các quá trình trong tổ chức tạo thành mạng lưới của các quá trình. Quản lý hoạt động của một tổ chức thực chất là quản lý các quá trình và mối quan hệ giữa chúng Quản lý tốt mạng lưới quá trình này cùng với sự đảm bảo đầu vào nhận được từ bên cung cấp, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cách tiếp cận định hướng tới khách hàng theo quá trình giúp kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng hệ thống, đảm bảo rằng tất cả các quá trình đều được giám sát và kiểm tra bởi hệ thống Điều này hướng tới việc nâng cao chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Quản lý theo hệ thống

Nội dung: Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đặt ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.

Phân tích: Tổ chức không thể giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hóa các yếu tố này. Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ nguồn lực để phục vụ mục tiêu chung của tổ chức Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đặt ra sẽ đem lại hiệu quả cho tổ chức.

Cải tiến liên tục

Nội dung: Cải tiến liên tục là mục tiêu và đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.

Kiểm tra vật tư đầu vào

Phòng KCS có trách nhiệm đảm bảo các vật tư, sản phẩm đầu vào đều được kiểm tra một cách thực nghiệm, đánh dấu, nhận biết và kết luận trước khi nhập kho

Nguyên vật liệu mua vào được bảo quản trong kho Bộ phận thủ kho thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công quản lý nhằm phát hiện những tác động xấu của môi trường đến chất lượng sản phẩm

Những vật tư có yêu cầu sản xuất gấp được giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách ký lệnh cho phép cấp phát trước, thì sau đó phòng KCS vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra lô vật tư sản phẩm đó Trong trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp, phải thu hồi ngay số vật tư đã phát và các sản phẩm được chế tạo từ số vật tư đó

Những nguyên vật liệu, vật tư mua trực tiếp của nhà sản xuất có đầy đủ chứng chỉ về chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc nhà cung ứng thực hiện và bảo hành sản phẩm đó thì được miễn kiểm tra thực nghiệm đầu vào, trừ trường hợp nghi ngờ

Phương châm của công ty là để có chất lượng sản phẩm tốt, phải làm đúng và làm tốt ngay từ đầu.

Công tác thu mua và quản lý trong khâu thiết kế

Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo nhiệm vụ của nhà nước giao, khâu thiết kế của công ty chưa đạt yêu cầu như mong muốn Việc kiểm soát thiết kế chủ yếu là từ cấp trên và các chuyên gia cùng các đối tác đảm nhận Công ty đang khắc phục để hoàn thiện hệ thống quản lý của mình theo tiêu chuẩn ISO9001:2000.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất không chỉ là trách nhiệm của phòng KCS mà còn là trách nhiệm của từng công nhân dưới sự đôn đốc, giám sát của nhân viên Phòng KCS để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đặt ra

- Qua một thời gian áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, từ tháng 01/2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002, đây là hướng đi đúng trong quá trình hội nhập và nó thể hiện sự nỗ lực lớn của công ty khi đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được mục tiêu chất lượng, công ty đã ban hành và áp dụng các chương trình quản lý như sau :

Quy trình xem xét hợp đồng: QT03 Quy trình mua hàng: QT06.

Quy trình kiểm soát tài liệu: QT 05.1; QT05.2.

Quy trình kiểm tra thử nghiệm: QT10.3; QT 10.4; QT10.5.

Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường thử nghiệm: QT11

Quy trình trạng thái kiểm tra thử nghiệm: QT12.

Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp: QT13 Quy trình xếp rời lưu kho, bảo quản và giao hàng.

Hiện nay, toàn công ty đang thực hiện mục tiêu chất lượng cho giai đoạn sắp tới, các mục tiêu cụ thể như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị theo ISO 9002 với phương châm khoa học

- Tiếp tục xem xét và hoàn thiện hệ thống văn bản hiện có và bổ sung thêm những chế độ cần thiết, đặc biệt là quy trình có nhiều đơn vị tham gia.

- Xem xét hiệu lực của hệ thống thông qua các kỳ đánh giá nội bộ Qua việc xem xét những lỗi ban quản lý chất lượng đã gửi biên bản kiểm tra tới từng phòng ban, lấy ý kiến khắc phục và sau đó tổng hợp lại để tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất khắc phục những vi phạm đã xảy ra.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ISO để nhắc nhở và nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên khi thực hiện công việc.

- Để giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, công ty đã thực hiện những biện pháp sau:

+ Phát động phong trào quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng.

+ Hướng dẫn phương pháp quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng.

+ Tiếp tục thực hiện kiểm tra thống kê vào quản trị chất lượng.

+ Lập hồ sơ theo dõi hàng hỏng, trong đó xác định số lượng, tỷ lệ hàng hỏng, các nguyên nhân và biện pháp khắc phục phòng tránh.

+ Mở chuyên mục ISO 9002 trên bản tin CKH để tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về hệ thống quản trị chất lượng của công ty.

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức khối kỹ thuật đảm bảo tập trung liên tục, hiệu quả, năng lực chuyên môn Thiết lập hệ thống tài liệu kỹ thuật của công ty trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ, thiết bị, kiểm tra thực nghiệm.

Tại các phân xưởng, công ty đã tổ chức chương trình 5S, bao gồm các nội dung sau:

+ Sắp xếp và quy hoạch, nâng cao hệ thống thiết bị.

+ Sửa chữa, làm sạch nền tường, thông thoáng ở các phân xưởng.

+ Sắp xếp nơi làm việc, nơi để dụng cụ, ga lắp, phôi liệu…+ Thực hiện việc làu chùi thiết bị mỗi ngày, mỗi ca 30 phút.+ Thường xuyên kiểm tra tổng kết và lập kế hoạch với mỗi đơn

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Mục tiêu chất lượng từ năm 2009 đến năm 2021 của Công ty Cổ phần Dệt

May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công

Thực trạng sản xuất của ngành dệt may của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại dệt Thành Công có thể thực hiện và định hướng chất lượng từ năm 2009 đến năm 2021 như sau:

Một là: Lấy đây mạnh xuất khẩu để làm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành, vì với ngành này thì xuất khẩu là chủ yếu và thị trường thế giới có số lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn ở trong nước Cụ thể là doanh số xuất khẩu lớn hơn nhiều so với doanh số trong nước đối với ngành này.

Hai là: Đào tạo cho cán bộ công nhân để nâng cao trình độ và hiểu rõ được vấn đề quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may và để cải tiến chất lượng có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao.

Ba là: Với các yếu tố đầu vào cũng phải được chuẩn bị tốt và chủ đạo về mặt chất lượng và số lượng phải đạt các tiêu chuẩn của các nhà quản trị trong sản xuất Điều này muốn hiểu rõ thì chúng ta cần hiểu thêm về môn quản trị sản xuất trong doanh nghiệp và các nhà quản trị sản xuất chắc chắn hiểu rõ và nắm rõ được vấn đề này.

Bốn là: Về mặt máy móc, thiết bị phải chuẩn bị chu đáo và không phạm phải lỗi sai hỏng do máy móc và công nghệ chưa phù hợp Phải liên tục cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất Cần liên tục kiểm tra, kiểm soát để phát hiện lỗi và khắc phục một cách kịp thời, tránh lỗi sai hàng loạt Việc này sẽ dẫn đến tốn kém cho doanh nghiệp, và điều này là chi phí không phù hợp cần được khắc phục và loại bỏ hoàn toàn.

Ngoài ra, các quy định của chính phủ cũng rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, để hàng hóa của chúng ta có vị thế tốt hơn trên thị trường thế giới hiện nay.

Mục tiêu đã đạt được của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại dệt Thành Công được thể hiện: Ở Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại dệt Thanh Công, hiện nay chất lượng của sản phẩm không chỉ là chất lượng sản phẩm đơn thuần mà còn là chất lượng phục vụ khách hàng, như các chỉ tiêu đã được đề cập ở trên, để đảm bảo đáp ứng triệt để về thời gian, có thể thực hiện và hoàn thành dự án một cách nhanh nhất có thể Điều này cũng là mục tiêu chất lượng của các công ty khác, không chỉ là mục tiêu chất lượng của Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại dệt Thanh Công.

Mục tiêu chất lượng của Công ty không chỉ giới hạn trong việc đạt được chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, mà còn bao gồm việc lên kế hoạch và xây dựng phương hướng để thực hiện một cách rõ ràng, như được mô tả dưới đây.

Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt May-Đầu tư-Thương mại Thành Công

May-Đầu tư-Thương mại Thành Công Để thực hiện mục tiêu chất lượng đã đặt ra, Công ty Cổ phần Dệt May-Đầu tư-Thương mại Thành Công cũng đề xuất một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Đó là:

Thứ nhất: Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là bộ phận kiểm soát nguồn nguyên liệu.

Thứ hai: Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý chất lượng cũng như đánh giá hiệu quả công việc của ban quản lý trong doanh nghiệp Cần xem xét nếu ban quản lý làm việc chưa có hiệu quả và cố gắng nâng cao hiệu quả làm việc của ban quản lý.

Hình 6: Mục tiêu của năm ( đánh lại thành bảng- không để hình)

Thứ ba: Tiến hành thu hồi phản hồi và ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm của công ty đã cung cấp.

Thứ tư: Quản lý chi phí chất lượng một cách hiệu quả nhất.

Thứ năm: Tăng cường công tác kiểm nghiệm chấp nhận và kiểm thử hệ thống.

Thứ sáu: Lập kế hoạch chi tiết về thời gian thực hiện và hoàn thành dự án sản xuất một mẫu áo, vải và sợi.

Thứ bảy: Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng về mặt thái độ cũng như chuyên môn.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt May-Đầu tư-Thương mại Thành Công

Cổ phần Dệt May-Đầu tư-Thương mại Thành Công

5.3.1 Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng nguồn vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng cấu thành nên sản phẩm, do đó chất lượng nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm Công ty, với việc sản xuất đa dạng và nhiều loại sản phẩm, cần sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau Hiện tại, công tác mua sắm và đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất chưa được tốt, vì công ty chưa thực sự tìm kiếm nhà cung ứng tốt nhất cho mình Đôi khi, công ty còn phụ thuộc vào địa điểm cung cấp nguyên liệu do Tổng công ty chỉ đạo, chưa tìm kiếm các nguồn nguyên liệu có thể thay thế với giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm Công tác thu mua và bảo quản nguyên vật liệu còn chưa tốt, kho chứa nguyên liệu chưa đảm bảo các điều kiện tốt nhất để bảo quản nguyên liệu Lượng nguyên liệu xuất và nhập kho cũng chưa được theo dõi chặt chẽ, gây lãng phí và thất thoát Tất cả những điều đó đã làm cho sản phẩm chưa đạt được tỷ lệ thành phẩm cao nhất và chưa có chất lượng tốt nhất, trong khi chi phí lại cao do phải tiêu hao nhiều nguyên liệu mà thực tế không cần thiết, chỉ là do công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu chưa tốt.

Do đó, để sản phẩm có chất lượng cao, công ty cần thực hiện những biện pháp như sau:

Trước tiên, đội ngũ cán bộ cần dựa trên cơ sở thống kê để xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện và từng loại máy móc Từ đó, điều này sẽ giúp điều chỉnh chính xác chi phí nguyên vật liệu, là cơ sở để tính giá thành sao cho có biện pháp giảm giá thành và xác định giá bán phù hợp

Cần tìm và lựa chọn nhà cung ứng ổn định, lâu dài, chất lượng tốt và giá cả hợp lý Đối với nguyên liệu nhập khẩu, công ty cần tìm nhà cung ứng đáng tin cậy,

42 xây dựng mối quan hệ lâu dài và ổn định Hạn chế thay đổi nhà cung ứng để tránh tình trạng mua hàng hoá,nguyên liệu không rõ nguồn gốc và chất lượng kém, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đầu tư thích đáng vào công tác bảo quản, bao gồm kho tàng và các công cụ bảo quản vật liệu Công tác này phải được quan tâm thường xuyên, hệ thống kho tàng cần được thông thoáng Tổng cộng, công tác quản lý vật liệu cần thực hiện các hoạt động mua, vận chuyển, bảo quản, giao nhận, và kiểm tra.

Giao cho bộ phận nghiên cứu thị trường để tìm hiểu, so sánh và xây dựng nguồn cung ứng ổn định, lâu dài và giá cả hợp lý Thực hiện kiểm tra nguyên vật liệu khi mua và khi xuất kho để nhập vào quá trình sản xuất Kiểm tra cần chú ý đến số lượng và chất lượng Bộ phận nghiên cứu có nhiệm vụ đề xuất phương án tiết kiệm nguyên liệu Điều này bao gồm cả công tác nghiên cứu để đề xuất phương án sử dụng nguyên liệu có các thông số kỹ thuật khác nhau một cách linh hoạt để giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Hiệu quả đạt được từ giải pháp này là doanh nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng nguyên liệu, nguyên liệu được cung cấp đầy đủ về chất lượng và số lượng, nguồn cung ổn định với giá cả hợp lý, công tác bảo quản được quan tâm và chất lượng nguyên liệu được đảm bảo Việc sửa chữa cũng được thực hiện thường xuyên mà không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, doanh nghiệp sẽ trở nên chủ động hơn trong sản xuất, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.

5.3.2 Giải pháp 2: Đầu tư máy móc và đổi mới thiết bị

Máy móc và thiết bị đóng vài trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phản ánh năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật và mức độ hiện đại của Công ty Đây là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất

Mặc dù đã có những công nghệ và quy trình hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất, như công nghệ khuôn cấp tươi của Đức hay các dây chuyền hiện đại, nhưng hiện nay Công ty có khoảng 600 máy móc và thiết bị, đa phần đều đã cũ kỹ và lạc hậu Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, như giảm lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm không đạt được yêu cầu kỹ thuật phức tạp, gây chậm trễ trong việc chế tạo sản phẩm Do đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty cần ưu tiên đổi mới và cải tiến máy móc, thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trước hết, Công ty cần đầu tư vào các khâu sau:

- Đầu tư xây dựng xưởng chính xác.

- Nâng cao khả năng ứng dụng tự động trong thiết kế, chế tạo và quản lý chất lượng sản phẩm Công nghệ tự động hóa đối với những công việc lặp đi lặp lại một số việc cố định.

- Đầu tư vào máy móc và thiết bị cho xưởng lớn Trang bị thêm các máy tính, máy vẽ và phần mềm phục vụ cho việc tính toán thiết kế sản phẩm và lập quy trình công nghệ chế tạo.

5.3.3 Giải pháp 3: Đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ

Con người luôn là trung tâm và yếu tố chìm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ và năng lực của con người trong việc quản lý chất lượng sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm tốt hay xấu Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, chất lượng có được hay không lại phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của người sản xuất Do đó, doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lào động có trình độ tay nghề cao, có khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao và luôn phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp

Hiện nay, Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề tương đối tốt, nhưng hầu hết số lào động đang có tuổi đời khá cao (38,04 tuổi). Lượng công nhân có tay nghề cao trong Công ty không nhiều, nên sản phẩm được tạo ra bởi đội ngũ lào động chưa thực sự tốt Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là công ty phải trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Cụ thể:

- Tổ chức đào tạo ngắn hạn với nội dung chương trình và thời gian phù hợp cho đội ngũ công nhân viên hiện có Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, kỹ năng và tác phong công nghiệp cho người lào động.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để can bộ công nhân viên có hứng thú và động lực đấu tranh, nâng cao và hoàn thiện tay nghề của mình Từ đó, giúp Công ty biết được tay nghề và chuyên môn của từng lào động để đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp.

- Tuyên truyền và giáo dục ý thức trách nhiệm và tác phong làm việc để công nhân có tinh thần tập thể, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

"Sản phẩm hàng hóa là kết quả của sự tác động của con người vào đối tượng lào động thông qua các công cụ lào động" Việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ trực tiếp tạo điều kiện cho quá trình sản xuất có được các sản phẩm có chất lượng cao, hiện đại phù hợp với xu thế tiêu dùng Đây là một hướng đi hiệu quả nhất và cũng tạo được chỗ đứng vững nhất trong cuộc chiến cạnh tranh Để có thể ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả nhất, các doanh nghiệp có thể thực hiện theo những cách sau:

+ Thứ nhất: Doanh nghiệp cần tập trung huy động vốn tự có hoặc vốn vày để từng bước mua sắm và đổi mới cơ sở vật chất bao gồm hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng Khi áp dụng cách này, doanh nghiệp cần phải xem xét cẩn thận khi chọn mua các loại máy móc công nghệ để tránh mua phải những máy móc cũ, tốn nhiều nhiên liệu và nguyên liệu Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến mối quan hệ về vốn - công nghệ – tiêu thụ.

+ Thứ hai: Trong điều kiện hạn chế về vốn, các doanh nghiệp có thể tập trung cải tiến chất lượng theo hướng động viên, khuyến khích người lào động cả về vật chất và tinh thần để họ không ngừng tìm tòi, học hỏi và phát huy nội lực để đưa ra những ý kiến cải tiến kỹ thuật, tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, quản lý kỹ thuật để có thể sử dụng máy móc thiết bị được lâu dài.

+ Thứ ba: Doanh nghiệp cần có chính sách, quy chế tuyển chọn, bồi dưỡng trọng dụng, đối xử xứng đáng với nhân tài Đảm bảo điều kiện cho cán bộ khoa học chuyên tâm vào việc nghiên cứu, tổ chức tốt thông tin khoa học để đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ cho sản xuất, tạo sự gắn kết giữa khoa học và đào tạo với quá trình sản xuất kinh doanh Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân

Sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lào động và tư liệu sản xuất.Lào động là chất xúc tác chủ yếu phân biệt thành công hay thất bại trong công tác chất lượng Lào động được phân công cụ thể, có trách nhiệm và năng lực thì chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngược lại

Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thay đổi, cải tiến công nghệ sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là người lào động phải có trình độ, hiểu biết để thích nghi với trang thiết bị mới Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lào động, giúp họ hiểu rõ vài trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để tuyển chọn lực lượng công nhân đầu vào, ban lãnh đạo cần đặt ra những tiêu chí cụ thể Các công nhân phải thoả mãn được những yêu cầu của công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo được sức khỏe Để không ngừng nâng cao về tri thức, trình độ nghề nghiệp, doanh nghiệp nên tuyển chọn những cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp để đi bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề theo một phạm vi thời gian cho phép để không ảnh hưởng đến công tác sản xuất Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người giỏi nhất làm gương sáng trong lào động và học tập, từ đó khuyến khích phong trào thi đua sản xuất trong toàn doanh nghiệp Nếu thực hiện tốt điều này không chỉ chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn tạo ra năng suất lào động cao hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bước mở rộng thị trường.

Nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật

Đội ngũ cán bộ quản lý là bộ phận cấp cao trong doanh nghiệp Vì vậy, họ phải là những người đi đầu trong các hoạt động, các phong trào hướng dẫn người lào động hiểu rõ từng việc làm cụ thể Ban giám đốc phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó đề ra đường lối chiến lược, từng bước dẫn dắt doanh nghiệp vươn lên

Bộ máy quản lý là yếu tố chủ yếu của quá trình kiểm tra, kiểm soát Bộ máy quản lý tốt là bộ máy phải dựa vào lào động quản lý có kinh nghiệm, có năng lực và có trách nhiệm cao với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Cán bộ quản lý phải biết cách huy động khả năng của công nhân vào quá trình cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ, trình độ quản lý và trình độ sản xuất Hơn nữa, cán bộ quản lý cần đi sâu tìm hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của từng công nhân để cố gắng đáp ứng đầy đủ càng tốt nhưng cũng phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh Bộ máy quản lý phải làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu được vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ chung của mọi phòng ban cũng như của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm

Nhu cầu của con người là vô tận mà các doanh nghiệp dù có cố gắng đến đâu cũng khó có thể chiều lòng được hết đòi hỏi của người tiêu dùng Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đi sâu giải quyết một cách hài hòa nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả năng sản xuất có thể đáp ứng được Để thực hiện tốt nhất điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để phân khúc thị trường, phân biệt từng loại khách hàng có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau, từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản phẩm tận tình, chu đáo hơn

Hơn nữa, các doanh nghiệp nên thành lập một phòng Marketing đảm nhận vài trò nghiên cứu về khách hàng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh để cung cấp các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối Công việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo và khuyến mãi sản phẩm Đây là một trong những phòng ban tuy mới được coi trọng trong những năm gần đây nhưng nó đã cho thấy hiệu quả lớn qua việc giải quyết tốt vấn đề phù hợp giữa giá cả, chất lượng và thị trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Các chính sách của Nhà nước

Nhà nước cần có các chương trình đào tạo và giáo dục cung cấp kiến thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm Nhà nước nên có nhiều văn bản chỉ thị về phương hướng biện pháp, chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm Nhà nước có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm các mặt hàng có chất lượng cao và trao giải thưởng cho các mặt hàng đạt chất lượng cao nhất, mẫu mã đẹp nhất Nhà nước cũng có những chính sách cấm nhập lậu và có các biện pháp cứng rắn đối với những cơ sở sản xuất hàng giả Nhờ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Kiến thức và kỹ năng học được thông qua bài tiểu luận:

- Qua quá trìnhlàm bài tập giúp chúng ta tiếp thu rõ hơn vê nội dung bài học ở môn quan lý chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó chũng ta cũng nắm rõ và vận dụng được các bài học trong môn học ra thực tế bằng viêc nghiên cứu các giai phap đam bao chất lượng sản phẩm cua dệt may Viêt Nam

- Hiểu rõ hơn vê các dạng biểu đồ như biểu đồ kiểm soat, pareto, biểu đồ xương ca để ap dụng phục vụ giai cácbài toan vê chất lượng sản phâm.

- Qua bàibáo cáo giúp ta năm rõ được quy trình, cácbước hoan chỉnh đểlàm một ban báo cáo phục vụ cho các môn học sau.

- Biết cách vẽ biêu đồ tinh toan số liêu, bảng thông kê, chọn lọc các con số vàtìm hiểu nội dung phù hợp

- Những chuẩn đầu ra đã đạt được:

Rút ra được những bài học kinh nghiệm để hoàn thànhvà nâng cao quản lí chất lượng Hiểu rõ được bảngchuẩnquản lí chất lượng vàcác giai đoạn Nắm được các phương thức quan lý chất lượng cũng như quy trình thực hiên.

Quá trình nghiên cứu vàtìm hiểu vê đê tai lần nay được tiến hanh nhanh chóng một phần là do sự hỗ trợ, diu dắt và giang dạy cẩn thận cua cô giao, vơi kinh nghiệmvà am hiểu vê lĩnh vực chuyên ngành,đặc biêt là sự tận tâm nên mỗi buổi học bọn em đều hiểu hơn vê đề tài minh nghiên cứu Bên cạnh đó, cùng với môi trường học tập năng động, sáng tạo các bạn sinh viên có cơ hội được học tập, được trao đổi hỗ trợ nhau, cùng vơi cơ sở vật chất đầy đủ, đặc biêt là sự hỗ trợ từ internet tạo điêu kiên cho sinh viên có thể tìm kiếm thông tin vơi nguồn tai liêu tham khao phong phú.Từ phia sinh viên, các bạn cũng là những sinh viên sắp ra trường nên sự tư duy và thai độ làm viêc vô cùng nghiêm túc và chuyên tâm trong suốt quá trìnhlàm Tuy nhiên, ngoai những mặt tich cực và thuận lợi nhóm chúng em có được thi vẫn còn một số hạn chế và khó khăn chu quan và khach quan trong quá trình nghiên cứu Vi vậy, không thể tranh khỏi những sai sót phát sinh trong

50 quá trình hoan thiên bài tập lơn Những ý kiến nhận xét và góp ý cua Thầy/Cô và người đọc nhằm hoan thiên sản phâm sẽ được nhóm nghiêm túc tiếp thu và sưa đổi.

Ngày đăng: 27/03/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w