1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm đồ gỗ tại công ty nội thất hòa phát

54 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm đồ gỗ tại Công ty nội thất Hòa Phát
Tác giả Đỗ Văn Trinh, Trần Văn Trường, Lê Quang Tư, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Nguyễn Văn Tùng
Người hướng dẫn Nguyễn Chí Tâm
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Cơ khí – Ô tô
Chuyên ngành Quản lý chất lượng sản phẩm
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 653,99 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP (7)
    • 1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp (7)
    • 1.2. Sự hình thành và phát triển (7)
    • 1.3. Cơ cấu bộ máy Công ty Nội thất Hòa Phát (8)
      • 1.3.1. Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát có cấu trúc bộ máy như sau (8)
      • 1.3.2. Các nhà máy của Công ty Nội Thất Hòa Phát (9)
    • 1.4. Các sản phẩm chính và cách bán hàng của Công ty (10)
    • 1.5. Hình thức bán hàng của Công ty Nội thất Hòa Phát (10)
    • 1.6. Các doanh hiệu, giải thưởng đạt được của Công ty Nội thất Hòa Phát (11)
      • 1.6.1. Năm 2002 (0)
      • 1.6.2. Năm 2005, 2006 (0)
      • 1.6.3. Năm 2009 (0)
      • 1.6.4. Năm 2010, 2011 (0)
      • 1.6.5. Năm 2019, 2020 (0)
    • 1.7. Công ty Nội thất Hòa Phát đổi tên Công ty (12)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (13)
    • 2.1. Thực trạng quản lý chất lượng trong công ty Nội thất Hòa Phát (13)
    • 2.2. Doanh thu những năm gần đây (14)
    • 2.3. Chất lượng sản phẩm (15)
    • 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (15)
      • 2.4.1. Các yếu tố bên trong (16)
      • 2.4.2. Các yếu tố bên ngoài (17)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ THIẾT LẬP PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI DOANH NGHIỆP (19)
    • 3.1.1. Công năng sử dụng (19)
    • 3.1.2. Đánh giá chất lượng nội thất: Tính thẩm mỹ (19)
    • 3.1.3. Đánh giá chất lượng nội thất: Nhất quán thiết kế (19)
    • 3.1.4. Những thành tựu đã đạt được và chưa đạt được (20)
    • 3.1.5. Những điểm thuận lợi và khó khăn (21)
    • 3.2. Thiết lập phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm (22)
    • 3.3. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm (25)
      • 3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu (25)
      • 3.3.2. Nguyên công 1 (Pha phôi) (25)
      • 3.3.3. Nguyên công 2 (Bào thẩm) (27)
      • 3.3.4. Nguyên công 3 (Bào cuốn) (28)
      • 3.3.5. Nguyên công 4 (phay) (30)
      • 3.3.6. Nguyên công 5 (khoan lỗ mộng) (31)
      • 3.3.7. Nguyên công 6 (lắp ráp) (32)
      • 3.3.8. Nguyên công 7 (hoàn thiện) (34)
    • 3.4. Thiết lập phương pháp loại bỏ các loại lỗi của sản phẩm (36)
      • 3.4.1. Định luật 20-80 (36)
  • CHƯƠNG 4. CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH TRONG CÔNG TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (45)
    • 4.1. Cải tiến quá trình trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm (45)
      • 4.1.1. Khảo sát thực tế (45)
    • 4.2. Kế hoạch xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng (48)
      • 4.2.1. Xây dựng hồ sơ kỹ thuật (48)
      • 4.2.2. Bảng dự đoán các khuyết tật, nguyên nhân và giải pháp khắc phục (49)
      • 4.2.3. Áp dụng thử (49)
      • 4.2.4. Đánh giá - rút kinh nghiệm (49)
    • 4.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (49)
      • 4.3.1. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (49)
      • 4.3.2. Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân (50)
      • 4.3.3. Nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật (51)
      • 4.3.4. Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm (51)
  • CHƯƠNG 5. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG (52)
    • 5.1. Chính sách chất lượng của Tập đoàn (52)
    • 5.2. Cam kết lãnh đạo (52)
    • 5.3. Hướng tới khách hàng (52)
    • 5.4. Đại diện lãnh đạo về chất lượng (52)
    • 5.5. Diễn giải lưu đồ (53)

Nội dung

Với mục đích nâng cao hiểu biết cho sinh viên về vấn đề chất lượng và quảntrị chất lượng trong công ty chúng em đã được giao đề tài là “ Xây dựng hệ thốngkiểm soát chất lượng cho một sản

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Giới thiệu về doanh nghiệp

1 Tên công ty: Công ty Cổ phần Nội Thất Hòa Phát - Hoa Phat Furniture Joint.

2 Stock Company Tên viết tắt: Hoa Phat Furniture JSC.

3 Trụ sở giao dịch: 34 Đại Cò Việt- P Hai Bà Trưng- Hà Nội.

6 Web: www.hoaphat.com.vn

7 Số đăng ký kinh doanh: 0103014312 ngày 26/10/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

9 Tài khoản giao dịch số: 030 01010005271 tại Ngân hàng Thương mại và cổ phầnHàng Hải -— Chỉ nhánh Hà Nội.

Sự hình thành và phát triển

Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát tiền thân là công ty TNHH thương mại Sơn Thủy được thành lập ngày I tháng 11 năm 1995 Là công ty tư nhân mới thành lập với quy mô và tiềm lực còn hạn chế nên thời gian đầu công ty chủ yếu kinh doanh thương mại với ngành ngề kinh doanh ban đầu là phân phối các sản phẩm nội thất nhập ngoại.

Trong quá trình hoạt động công ty đã thực hiện theo đúng phương châm “hòa hợp và cùng phát triển”, vì thế đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh, bắt đầu mở rộng và đi sâu vào các ngành sản xuất mới Năm 1997, công ty đã quyết định nhập máy móc, thiết bị, các nguyên liệu để tự sản xuất các sản phẩm nội thất theo mẫu của chính hãng. Đến ngày 29 tháng 8 năm 2000, công ty chính thức đồi tên thành Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nội thất Hòa Phát với ngành nghề kinh doanh là sản xuất các mặt hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học.

Tháng 10 năm 2006 công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát với số đăng kí kinh doanh: 0103014312 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Ngày 9 tháng 1 năm 2007 cùng với chủ trương tái cầu trúc của tập đoàn, công ty cồ phần Nội Thất Hòa Phát trở thành 1 trong 6 thành viên của công ty Cô phần tập đoàn Hòa Phát, hoạt động theo mô hình một công ty đại chúng.

Ngày 30 tháng 07 năm 2008, công ty Cô phần Nội thất Hòa Phát cấu trúc lại mô hình công ty: Chuyên trụ sở của công ty từ 22 Hàng Chuối - Hà Nội sang 34 Đại Cồ Việt.

Sự phát triển vượt bậc trong một thời gian ngắn đã khiến công ty trở thành một tập đoàn sản suất có vị thế mạnh tại Việt Nam Các sản phầm của công ty đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước Đền nay Hòa Phát đã đầu tư mở rộng sản xuất ra nhiều lĩnh vực với một hệ thống các chi nhánh đặt tại khắp 3 miền của đất nước.

Cơ cấu bộ máy Công ty Nội thất Hòa Phát

1.3.1 Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát có cấu trúc bộ máy như sau:

Hình 1.1 Cấu trúc doanh nghiêp công ty Nội thất Hòa Phát

Cơ cấu bộ máy quản lý:

+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định định hướng phát triển ngắn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty Đại hồng đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

+ Hội đồng quản trị có 07 thành viên bao gồm 01 Chủ tịch, 01 phó Chủ tịch và 05 thành viên (trong đó có 04 thành viên độc lập - thành viên không điều hành) HĐQT là cơ quan quản trị cao nhất của công ty HĐQT có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

+ Ban kiểm soát có 03 thành viên bao gồm 01 trưởng ban và 02 thành viên BKS là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty.

+ Ban điều hành công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm Ban điều hành có 05 thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty Ban điều hành hoạt động theo quy định tại điều lệ công ty và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT trong việc quản lý và điều hành công ty.

+ Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu, triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty.

+ Chi nhánh và văn phòng đại diện hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp từ HĐQT và Ban điều hành.

Các công ty con, công ty liên kết: Công ty không có công ty con hoặc công ty liên kết.

1.3.2 Các nhà máy của Công ty Nội Thất Hòa Phát.

Tại miền Bắc, Công ty cổ phần nội thất hòa phát có 7 nhà máy lớn nằm trong Khu Công nghiệp Phố nối A, KCN Tân Quang , bao gồm:

1 Khu công nghiệp Phố nối A – km 24 Quốc Lộ 5, Mỹ Hào, Hưng Yên.

 Nhà máy sản xuất nội thất cơ khí.

 Nhà máy sản xuất tủ sắt văn phòng.

 Nhà máy sản xuất đồ gỗ công nghiệp.

 Nhà máy sản xuất ghế xoay văn phòng.

2 Khu công nghiệp Tân Quang – xã Tân Quang, Hưng Yên.

 Nhà máy sản xuất đồ gỗ Tân Quang: sản xuất đồ gỗ sơn PU và gỗ tự nhiên. Trong năm 2021 này nhà máy gỗ Tân Quang đã chuyển về chung với các nhà máy khác trong KCN Phố Nối A.

Tại miền Nam, Công ty cổ phần nội thất hòa phát cũng đã đầu tư xây dựng các Nhà máy sản xuất như: nhà máy sản xuất đồ gỗ công nghiệp, NM gỗ sơn PU và NM ghế xoay văn phòng tại Khu Công nghiệp Cát Lái, TP Hồ Chí Minh nâng tổng số Nhà máy hiện có của Công ty lên 10 Nhà máy.

Trong năm 2010 công ty đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Tủ sắt, két sắt tại khu công nghiệp Bình Dương, đến cuối tháng 05/2011 sản phẩm của dự án đã được đưa ra thị trường góp phần tăng sản lượng và thị phần ngành hàng của công ty.

Và đến nay, Nhà máy đi vào sản xuất ổn định, công suất ra sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu tại thị trường phía Nam.

Năm 2014, công ty tiếp tục mở rộng đầu tư xây dựng nhà xưởng III tại Khu liên hợp sản xuất Bình Dương: mở rộng Xưởng Cơ khí và chuyển NM ghế xoay từ KCN Cát Lái về Bình Dương.

Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại từ Nhật Bản, Italia, Đức, Đài Loan Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nâng cao, cải tiến quy trình công nghệ nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Các dây chuyền sản xuất của Công ty đều được đánh giá là dây chuyền hiện đại nhất trong các nhà máy sản xuất nội thất của Việt Nam hiện nay như dây chuyền mạ, dây chuyền sơn tĩnh điện, hệ thống máy CNC, máy cắt, máy đột dập, máy uốn ống, máy cưa…

Các sản phẩm chính và cách bán hàng của Công ty

 Bàn tủ văn phòng làm từ gỗ công nghiệp, vách ngăn văn phòng.

 Két bạc chống cháy, két an toàn.

 Các loại bàn ghế ăn, các mặt hàng gia dụng làm từ ống thép, Inox.

 Các sản phẩm gia đình làm từ gỗ tự nhiên.

 Các sản phẩm nội thất phục vụ giáo dục: Bàn ghế trường học từ bậc mẫu giáo đến Đại học, tủ thư viện, phòng thí nghiệm, giá sắt thư viện di động…

 Các sản phẩm phục vụ công trình công cộng: Ghế phòng chờ, nhà ga, sân bay, bệnh viện, các loại ghế hội trường, ghế sân vận động.

 Các loại sản phẩm phục vụ cho nội thất công trình làm từ gỗ, sắt,vải, mút, nhựa, Inox: Bàn ghế, tủ bếp, cửa, cầu thang…

 Với hệ thống sản phẩm đa dạng phong phú, mẫu mã liên tục được cải tiến và mở rộng, công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát tự hào về khả năng cung cấp các thiết bị nội thất trong mọi lĩnh vực: văn phòng, gia đình, trường học, bệnh viện, khu công cộng, sân vận động.

Hình thức bán hàng của Công ty Nội thất Hòa Phát

 Công ty cổ phần nội thất hòa phát không bán hàng trực tiếp mà bán thông qua hệ thống đại lý trên toàn quốc.

 Công ty nội thất Hòa Phát đã phát triển được hệ thống đại lý mạnh trải rộng trên

63 tỉnh, thành phố trong cả nước Các đại lý của Công ty được biết đến như những nhà phân phối chuyên nghiệp trong thị trường nội thất Việt Nam.

 Không chỉ chú trọng thị trường trong nước, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu Sản phẩm nội thất Hòa Phát đã xuất hiện tại các thị trường Nhật Bản, Singapore, Lào, Campuchia, thị trường Trung Đông, Ucraina và đang xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Đông Âu, Mỹ.

 Đội ngũ nhân viên của Công ty nội thất Hòa Phát thực sự là những người năng động, nhiệt tình và có bề dày kinh nghiệm Các nhân viên kinh doanh tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về Marketing, kỹ năng, nghiệp vụ bán hàng hiệu quả, đặc biệt áp dụng đối với sản phẩm nội thất.

 Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát đang phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh của mình để tạo ra những sản phẩm nội thất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, theo đúng phương châm: Uy tín – Chất lượng – Đa dạng – Tiện dụng.

 Đồng thời tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ, đầu tư chất xám để sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn về kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã, tạo nên những bước

Các doanh hiệu, giải thưởng đạt được của Công ty Nội thất Hòa Phát

Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát trong năm 2002 nhận những danh hiệu:

 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ dành cho Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị về thành tích điều hành sản xuất kinh doanh năm 2002.

 Bằng khen đã có thành tích trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà

Nội năm 2000 của UBND TP Hà Nội năm 2002

 Cờ thi đua dành cho 1 trong 5 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối doanh nghiệp năm 2002 do UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng năm 2002.

Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát trong năm 2005 và 2006 nhận những danh hiệu:

 Giấy khen của Sở Công nghiệp Hà Nội về thành tích sản xuất kinh doanh góp phần vào phong trào thi đua năm 2005 của thành phố

 Giấy khen của Tổng Cục thuế về thành tích hoàn thành nghĩa vụ thuế năm 2005

 Cúp Vàng Phố Hiến năm 2005 của UBND tỉnh Hưng Yên

 Bằng khen của Bộ tài chính về chấp hành tốt chính sách thuế năm 2005

 Cờ thi đua dành cho 1 trong 5 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối doanh nghiệp năm 2005 do UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng.

 Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội về thành tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005

 Giải thưởng sao vàng đất việt 2005

 GIấy khen của Quận Hai Bà Trưng về thành tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006.

Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát trong năm 2009 nhận những danh hiệu:

 Đạt chứng chỉ ISO 9001:2008 do tổ chức WQA, vương quốc Anh cấp năm 2009

 Đạt chứng chỉ ISO 14001:2008 do tổ chức WQA, vương quốc Anh cấp năm 2009

 Năm 2010, công ty cổ phần nội thất Hòa Phát vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ Và tự hào là đơn vị được Chính Phủ tặng thưởng danh hiệu cao quý “Huân chương lao động hạng ba”

 Năm 2011 công ty nhận bằng khen của Bộ trưởng bộ tài chính về thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.

 Năm 2019 chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.

 Năm 2020 Top 10 danh hiệu tiêu biểu Châu Á Thái Bình Dương

 Sản phẩm của công ty cổ phần nội thất Hòa Phát đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020.

 Ngoài các danh hiệu riêng qua các năm, công ty cổ phần nội thất hòa phát còn được các danh hiệu giải thưởng liên tiếp qua các năm như sau:

 Từ năm 2001 đến nay, Công ty luôn đạt Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và liên tục đứng đầu trong nhóm ngành hàng bình chọn.

 Sản phẩm của Công ty đã đạt nhiều Huy chương vàng tại Hội chợ Hàng công nghiệp, Hội chợ thương mại Quốc tế EXPO từ năm 2000 đến nay.

 Sản phẩm đạt Danh hiệu Người tiêu dùng ưa thích nhiều năm liên tục.

 Công ty dành chứng nhận “Thương hiệu nổi tiếng năm 2008 và năm 2010” theo nhận biết của người tiêu dùng do tổ chức VCCI (phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) và công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu ACNeilsen phối hợp.

 Từ năm 2007 – năm 2020 Công ty tiếp tục lọt vào danh sách xếp hạng VNR500TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Công ty Nội thất Hòa Phát đổi tên Công ty

Từ ngày 5/1/2022 Nội Thất Hòa Phát đổi tên thương hiệu thành Nội Thất The One. Theo đó Công Ty Cổ Phẩn Nội Thất Hòa Phát đổi tên thành công ty mới là Công Ty

Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Nội Thất The One Đây là sự thay đổi lớn trong năm 2022

The One dịch nghĩa là số 1 – người dẫn đầu Với ý nghĩa này, Nội thất Hòa Phát trước đây và Nội thất The One sau này đã thể hiện tầm vóc là thương hiệu nội thất văn phòng hàng đầu tại Việt Nam, nay sẽ vươn xa ra thị trường quốc tế.

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Thực trạng quản lý chất lượng trong công ty Nội thất Hòa Phát

Quản lý chất lượng sản phẩm là quá trình quản lý các hoạt động và quy trình sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu chất lượng được đưa ra Nó bao gồm các hoạt động từ việc thiết kế sản phẩm đến sản xuất và giao hàng cho khách hàng Quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo rằng quy trình sản xuất được thực hiện đúng cách, đảm bảo tính ổn định của quá trình và đáp ứng được các yêu cầu chất lượng được đưa ra.

 Một số hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm:

1 Thiết kế sản phẩm: Bao gồm việc đặt các tiêu chuẩn chất lượng từ giai đoạn thiết kế sản phẩm.

2 Kiểm soát chất lượng đầu vào: Kiểm tra và đánh giá các nguyên liệu và thành phần đầu vào để đảm bảo chất lượng của chúng.

3 Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất: Kiểm tra và đánh giá quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng của sản phẩm được sản xuất đúng tiêu chuẩn.

4 Kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra: Kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm hoàn thành để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chất lượng.

5 Quản lý chất lượng về mặt quy trình: Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và đạt được mức độ chất lượng ổn định của sản phẩm.

6 Đánh giá phản hồi của khách hàng: Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin phản hồi của khách hàng để cải thiện sản phẩm và quá trình sản xuất.

Quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của các công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng.

Trong cơ chế thị trường, chất lượng luôn luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty luôn luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng là một trong những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cơ bản, nhằm chiếm lĩnh, mở rộng thị trường và phạm vi ảnh hưởng của mình Vì vậy, hoạt động quản lý chất lượng luôn luôn được coi là một trong những hoạt động hàng đầu, trọng tâm của doanh nghiệp Trên cơ sở thị trường, khách hàng, mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng, doanh nghiệp đã đề ra được chính sách và mục tiêu chất lượng phù hợp:

+ Chính sách chất lượng : Công ty nội thất Hòa Phát cam kết luôn luôn bảo đảm mọi nguồn lực để sản xuất và cung cấp những sản phẩm có chất lượng như thỏa thuận với khách hàng

+ Mục tiêu chất lượng : Kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong các giai đoạn sản xuất nhằm bảo đảm sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng Để đảm bảo thực hiện tốt quy trình công nghệ, công ty thường xuyên tổ chức, hướng dẫn cách giải truyền các mặt hàng mới do ban quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ phó sản xuất, nhằm bảo đảm chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm Công ty cũng

13 luôn tổ chức hướng dẫn xử lý các sai phạm kỹ thuật và đề xuất kịp thời hướng giải quyết, không gây ách tắc sản xuất, bảo đảm cho sản xuất diễn ra một cách liên tục Để kiểm tra chất lượng của sản phẩm, công ty đang sử dụng công cụ thống kê là biểu đồ Pareto để xác định các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp với chất lượng sản phẩm, đề ra và đánh giá hiệu quả Để tìm ra những nguyên nhân của sự không phù hợp này, công ty bắt đầu từ việc sử dụng một biểu thống kê các nguyên nhân không phù hợp từ biên bản các phàn nàn của khách hàng

Song song với các hoạt động trên, các hoạt động về đổi mới và cải tiến chất lượng sản phẩm cũng liên tục được diễn ra Công ty luôn luôn tổ chức sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức đào tạo cho nhân viên, giúp cho nhân viên tiếp cận được nhanh chóng các kỹ thuật mới: như cho xem các băng hình kỹ thuật được chuyển từ Nhật về,… Hàng năm công ty đều tổ chức một lần hoạt động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao, thúc đẩy được tinh thần về chất lượng trong mỗi nhân viên của công ty Bên cạnh hoạt động cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thì vấn đề đổi mới cũng được công ty hết sức coi trọng Trong những năm vừa qua,công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào việc mau sắm máy móc thiết bị, hiện đại hóa dây truyền sản xuất Từ đó chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng năng lực và kết quả kinh doanh của công ty.

Doanh thu những năm gần đây

- Bảng kê doanh thu công ty Nội thất Hòa Phát 5 năm gần đây:

Năm Doanh thu (tỷ VNĐ) Lợi nhuận (tỷ VNĐ)

Bảng 2.1 Bảng kê doanh thu 5 năm (2018-2022)

- Biểu đồ phân tích doanh thu:

Bảng kê doanh thu từ năm 2018-2022

Doanh thu (tỷ VNĐ) Lợi nhuận (tỷ VNĐ)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2018 đến 2022 tăng dần nhưng không đều Qua việc đánh giá các chỉ số cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty nội thất Hòa Phát khá thấp, giảm qua các năm đỉnh điểm là năm 2019, đến năm

2020 mới có xu hướng tăng trở lại so Tuy nhiên lợi nhuận của các năm đa số không có sự chênh lệch quá nhiều, tuy có năm 2019 có sự giảm mạnh về lợi nhuận vì giá vốn bán hàng và một số khoản tăng cao đột biến.

Ngoài ra trong các năm 2019, 2020 Thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 nhưng doanh nghiệp không những không ảnh hưởng mà doanh thu còn tăng mạnh, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận tăng không tương đồng Tựu trung lại, doanh nghiệp trong các năm gần đây đã có sự tăng trưởng về mặt doanh thu nhưng lợi nhuận vẫn chưa ổn định.

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là mức độ đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của khách hàng đối với các tiêu chí về tính năng, hiệu suất, độ bền, độ tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn và các yếu tố khác của sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm cũng liên quan đến khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm đạt chất lượng ổn định và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong thời gian dài Chất lượng sản phẩm được đo lường thông qua các tiêu chuẩn và đánh giá dựa trên sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là những yếu tố mà khi được thực hiện đúng cách và đáp ứng đầy đủ yêu cầu sẽ giúp tăng cường chất lượng sản phẩm Các yếu tố này bao gồm các yếu tố liên quan đến kỹ thuật, quản lý và quy trình sản xuất Bao gồm

2 yếu tố chính: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

2.4.1 Các yếu tố bên trong

Nhân tố bên trong bao gồm những nhân tố về con người, máy móc thiết bị, kho tàng, nguồn tài chính của doanh nghiệp, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế quản lý hoạt động của Công ty Những nhân tố này có ảnh hưởng quyết định đến chất lưộng sản phẩm của doanh nghiệp, chỉ cần một yếu tố không đạt như nguồn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng hay đội ngũ lao động chưa có tay nghề cao đều có thể làm giảm nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm sẻ không đạt đựơc theo đúng tiêu chuẩn đề ra Chúng ta di nghiên cứu kỹ hơn tùng nhân tố:

 Yếu tố tài chính: Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh nói chung và mục tiêu chất lượng nói riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng tài chính nhất định Có thể nói rằng tài chính là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khả năng tài chính càng mạnh thì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ càng có điều kiện được cải thiện và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đặc biệt là trong điều kiện tiêu dùng ngày nay sự tiến bộ của khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, thêm vào đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mỏng, với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, thì nhân tố tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng Nhân tố tài chính là tiền đề cần thiết cho mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào

 Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mức chuyên môn hoá và hợp tác lao động, liên quan đến việc cắt giảm chi phí và mức độ sai hỏng

Có thể nói rằng cơ sở vật chất chính là sương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm Cơ sở vật chất bao gồm:

+ Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ

+ Bản quyền công nghệ, bằng phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích.

Doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật với công nghệ hiện đại, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường

Là một nhân tố có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm Nếu như trang thiết bị là xương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá nâng cao chất lượng thì con người là lắp đặt vận hành hoạt động đó

Thực tiễn đã cho thấy, con người là yếu tố chìa khoá của mọi hoạt động, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ máy móc thiết bị công nghệ cao đến đâu cũng không thể thay thế con người Yếu tố con người, vai trò nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực, thông qua nguồn lực này mà phát huy khả năng của các nguồn lực khác

 Trình độ tổ chức và quản lý:

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và trình độ tổ chức quản lý của các cấp quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và tổ chức việc thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng Trình độ tổ chức quản lý là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thành chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, con người, kỹ thuật công nghệ thiết bị dù có trình độ cao đến đâu nhưng nếu không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu, các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được

2.4.2 Các yếu tố bên ngoài:

Nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố về môi trường kinh doanh như: nhu cầu của thị trường, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nganh, cơ chế chính sách của nhà nước đối với ngành Các nhân tố bên ngoài cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: Tình hình cung cầu về sản phẩm của Công ty trên thị trường, nếu nhu câu nhiều hơn mưc cung câp điều đó cho thấy chất lượng sản phẩm của Công ty tương đối tốt, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nghành, mức độ cạnh tranh càng gay gắt buộc doanh nghiệp phải tim cách nâng cao chất lượng sản phẩm của minh hơn hẳn đối thủ cạnh tranh để người tiêu dùng tìm đến với Công ty Ta đi nghiên cứu kỹ hơn tùng nhân tố:

Thị trường với vai trò là toàn bộ trung tâm quá trình tái sản xuất Thị trường là điều kiện, là môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như chất lượng hàng hoá Thị trường là nơi kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm đối với tiêu dùng xã hội Thông qua thị trường (khách hàng), doanh nghiệp có thể biết đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình là cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không (tuỳ thuộc vào việc khách hàng có mua hàng của mình không). Mặt khác, thông qua thị trường, doanh nghiệp còn biết được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh là cao hay thấp từ đó có các biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Như vậy, có thể nói rằng thị trường là một nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ Thông qua doanh thu bán hàng, bán được hàng doanh nghiệp mới có được vốn để đầu tư vào các trang thiết bị, đầu tư cho cải tiến và áp dụng

Khoa học công nghệ tiên tiến, phát minh sáng chế, đầu tư cho các chi phí chất lượng (chi phí sai hỏng, chi phí phòng ngừa, chi phí thẩm định), nhằm đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hoá ngày càng cao thì các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Sự cạnh tranh là một tất yếu

Vì vậy, cạnh tranh luôn làm cho doanh nghiệp không ngừng cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng được nâng cao bởi cuộc sống của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện người ta càng quang tâm đến chất lượng Do vậy, một doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình thì trước hết phải làm tốt chất lượng

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ THIẾT LẬP PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI DOANH NGHIỆP

Công năng sử dụng

Công năng sử dụng là tiêu chí đánh giá hàng đầu khi nói đến chất lượng nội thất. Nội thất văn phòng được đánh giá là chất lượng khi mang đến cho doanh nghiệp không gian làm việc hiện đại với trang thiết bị đầy đủ, thông minh và tiện lợi.

Nhờ đáp ứng đủ công năng sử dụng của văn phòng mà doanh nghiệp hoạt động trơn tru và thuận lợi hơn Đồng thời, hiệu suất làm việc của nhân viên tăng cao nhờ các sản phẩm nội thất đạt tiêu chuẩn về chất lượng và kiểu dáng.

Mặt khác, cũng cần bố trí khoa học, hợp lý các đồ nội thất văn phòng để tạo nên không gian tiện lợi, chất lượng hơn Sẽ luôn có phương án tối ưu và phù hợp nhất cho việc sắp xếp đồ nội thất văn phòng để đạt được công năng sử dụng tối đa nhất.

Đánh giá chất lượng nội thất: Tính thẩm mỹ

Thẩm mỹ cũng cần được quan tâm khi xét về chất lượng nội thất của văn phòng. Nhờ có tính thẩm mỹ với nội thất văn phòng sẽ tạo ra nhiều nguồn cảm hứng khi làm việc Từ đó nhân viên có thể sẽ kích thích được sự sáng tạo, chống lại stress làm tăng hiệu quả, năng suất làm việc.

Yếu tố này sẽ mang đến những ấn tượng đầu tiên trong lòng đối tác, khách hàng khi họ tới văn phòng Không gian văn phòng có thẩm mỹ tốt mang đến niềm tin ban đầu nhiều hơn về đơn vị.

Việc cân bằng giữa công năng và thẩm mỹ là một việc không hề dễ dàng Vì thế, có khả năng bạn cần đến những đơn vị thiết kế để nhờ tư vấn thêm Từ đó, văn phòng của bạn sẽ có thiết kế hợp lý, đảm bảo công năng sử dụng và nét thẩm mỹ hài hòa.

Đánh giá chất lượng nội thất: Nhất quán thiết kế

Nội thất văn phòng chất lượng khi không gian nội thất đảm bảo tính nhất quán trong các thiết kế đồ nội thất Văn phòng thường được trang bị nhiều đồ nội thất từ nhiều nguồn khác nhau Nếu các món đồ nội thất đó nhất quán thiết kế sẽ tạo nên một văn phòng thể hiện được sự chuyên nghiệp.

Chẳng hạn như trong văn phòng làm việc của nhân viên, cần đến những mẫu bàn làm việc văn phòng đơn giản, những mẫu tủ sắt văn phòng đựng tài liệu mang tính chất lưu trữ lâu dài, tủ locker đựng tài liệu cần bảo mật,… Và chúng đều là dạng nội thất văn phòng cho nhân viên, tạo sự đồng điệu trong thiết kế chung của văn phòng.

Trong trường hợp văn phòng làm việc của lãnh đạo lại cần đến các sản phẩm nội thất, bàn ghế văn phòng thể hiện được đẳng cấp của lãnh đạo Những chiếc tủ đựng tài liệu trong phòng giám đốc cũng cần được đánh giá chất lượng nội thất loại chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao,… Một chiếc bàn chân sắt sẽ không phù hợp với văn phòng giám đốc toàn đồ nội thất bằng gỗ sang trọng.

Những thành tựu đã đạt được và chưa đạt được

 Thứ nhất: Đối với hệ thống pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội thông qua năm 2007 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nước ta Đạo luật này đã thay đổi toàn bộ cấu trúc của hệ thống các văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nước ta, chuyển từ hệ thống các văn bản pháp luật đơn hành, với quy định còn thiếu tính thống nhất và đồng bộ thành một đạo luật chuyên ngành thống nhất, làm nền tảng pháp lý cơ bản để điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến quản lý và thực thi quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nước ta.

Trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa và hệ thống văn bản pháp luật trước đây đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước để vận dụng phù hợp với tình hình Việt Nam, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã khắc phục được các bất cập, tồn tại nhiều năm trong hệ thống văn bản pháp luật, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống pháp luật, làm cho hệ thống văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của nước ta tiến gần hơn với hệ thống của nhiều nước trên thế giới.

 Thứ hai: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Với vai trò là một văn kiện pháp lý quan trọng thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kết quả thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã cho thấy các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng được nâng lên, sản phẩm, hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ từ khâu trước khi đưa ra thị trường cho đến khâu sau khi đưa ra thị trường, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động chất lượng, đổi mới phương thức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp; bảo đảm quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trước nhà nước và người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình; bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đồng thời xác định trách nhiệm và phân công hợp lý giữa các Bộ, ngành, địa phương.

 Thứ ba: Đối với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc ban hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một bước tiến mới trong việc thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đáp ứng các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Về cơ bản, các quy phạm pháp luật liên quan tới quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã đáp ứng các yêu cầu, quy định của các Hiệp định, Hiệp ước màViệt Nam đã tham gia Bên cạnh việc tuân thủ các điều ước quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã tiếp thu kinh nghiệm phù hợp với tình hình Việt Nam Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã thực sự là công cụ pháp lý quan trọng của nước ta trong việc bảo đảm lợi ích quốc gia trước sức ép của các cường quốc trong quá trình hội nhập, đồng thời, tôn trọng các điều ước quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

Những điểm thuận lợi và khó khăn

 Tăng uy tín thương hiệu: Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quyết định uy tín của thương hiệu Quản lý chất lượng giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng, từ đó tăng cường niềm tin của khách hàng vào thương hiệu.

 Giảm chi phí sửa chữa và đổi trả: Bằng cách đảm bảo chất lượng ngay từ quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi, giảm chi phí sửa chữa và chi phí đổi trả.

 Tăng hiệu suất sản xuất: Quản lý chất lượng giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, loại bỏ các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất và cải thiện hiệu suất toàn diện của hệ thống.

 Đáp ứng yêu cầu pháp luật và tiêu chuẩn: Doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu pháp luật và tiêu chuẩn chất lượng để tránh các vấn đề pháp lý và để có quyền tiếp cận các thị trường quốc tế.

 Tăng sự hài lòng của khách hàng: Sản phẩm chất lượng cao đồng nghĩa với sự hài lòng của khách hàng Việc đáp ứng mong đợi và yêu cầu của khách hàng có thể tăng cường mối quan hệ với họ.

 Tối ưu hóa quản lý nguồn cung: Quản lý chất lượng không chỉ tập trung vào sản phẩm mà còn liên quan đến quản lý nguồn cung Việc đảm bảo chất lượng từ nguồn cung có thể giảm rủi ro về chất lượng của nguyên liệu và thành phẩm.

 Khả năng cạnh tranh: Sản phẩm chất lượng cao giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Khách hàng thường ưa chuộng và tin tưởng hơn vào các sản phẩm đáp ứng chất lượng.

 Tăng khả năng nâng cấp sản phẩm: Quản lý chất lượng tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời gian dài.

 Quản lý rủi ro: Định rõ các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu rủi ro, từ đó bảo vệ hình ảnh thương hiệu và tài chính của công ty.

 Tiết kiệm tài nguyên: Việc giảm thiểu lãng phí và sản phẩm lỗi giúp tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

 Tóm lại, quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược khác nhau cho doanh nghiệp

2 Khó khăn: Để làm tốt công tác quản lý chất lượng SPHH trên địa bàn, thời gian tới, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường phối hợp tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, các ngành chức năng cần hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng SPHH theo sự phân công Bộ KH và CN cần ban hành quy định hướng dẫn chi tiết quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đầu mối quản lý chất lượng SPHH tại địa phương; tổng hợp danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và danh mục SPHH nhóm 2 đã được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chất lượng SPHH tại địa phương Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác quản lý chất lượng; đặc biệt đào tạo kiểm soát viên chất lượng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng SPHH Đầu tư tăng năng lực cho các phòng thử nghiệm để hình thành tổ chức đánh giá sự phù hợp cho một số SPHH phục vụ cho công tác kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu dùng Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật về chất lượng SPHH cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và cảnh báo chất lượng đối với các loại SPHH có liên quan đến an toàn sức khoẻ và môi trường để người tiêu dùng biết Tăng cường phối hợp liên ngành kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa; kiểm tra lấy mẫu đánh giá chất lượng đối với các loại SPHH đã công bố tiêu chuẩn, công bố phù hợp quy chuẩn.

Thiết lập phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm

 Bước 1: Hoạch định chất lượng – Quality Planning: Đây là bước khởi đầu nhằm xác định mục tiêu và nguồn lực, công cụ và phương thức thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường tổng quát, xác định nhu cầu khách hàng về yêu cầu sản phẩm, thiết kế, công dụng, bao bì, Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch lập chính sách cho mục tiêu chất lượng sản phẩm.

Truyền tải bản hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp thuộc doanh nghiệp Bước đầu tiên luôn luôn quan trọng và cần đầu tư tốt nhất có thể Một số các lỗi phát sinh, trường hợp có thể xảy ra sẽ dễ phát hiện và loại bỏ sớm bằng các phương pháp thích hợp Trong giai đoạn này, chi phí cho các sai sót sẽ chiếm rất nhỏ so với chi phí loại bỏ phát sinh trong các giai đoạn sau của quá trình sản xuất.

 Bước 2: Đảm bảo chất lượng – Quality Assurance Bước 2 là bước hệ thống các công việc cần tập trung, giám sát, quản lý quy trình sản xuất đạt chuẩn chất lượng. Đảm bảo chất lượng sẽ quản lý chặt chẽ các hoạt động đảm bảo các giai đoạn từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế, xử lý, sản xuất, bảo quản … cho đến khâu bán hàng, tiêu thụ trên thị trường.

Công việc của bộ phận đảm bảo chất lượng trong nhà máy:

Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn: tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn ASME,…

Phối hợp với hoạch định chất lượng để triển khai và giám sát áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.

Thực hiện việc quản lý hồ sơ, đề xuất giải pháp, đánh giá các đơn vị cung cấp của doanh nghiệp…

 Bước 3: Kiểm soát chất lượng – Quality Control: Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ được thực hiện dưới cuộc thử nghiệm, kiểm tra nhằm thử sản phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hay các yêu cầu đã đặt ra hay không.

Quy trình kiểm soát chất lượng bao gồm các bước: Kiểm soát chất lượng đầu vào, kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng đầu ra

Kiểm soát chất lượng đầu vào - IQC: Kiểm tra nguyên vật liệu, chọn vật liệu đầu vào đạt chuẩn, loại bỏ những sản phẩm không đạt để tránh sai sót, hư hỏng trong quá trình sản xuất.

Khi các nguyên liệu được đưa vào quá trình sản xuất cần theo dõi đầu vào cũng như cách sử dụng những nguyên vật liệu này

Giải quyết những vấn đề phát sinh với các nhà cung cấp, đánh giá các nhà cung ứng sản phẩm

Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất - PQC: Giải quyết yêu cầu và khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm Phát triển sản phẩm mẫu, sản phẩm mới.

Kiểm soát chất lượng đầu ra - QQC: Thiết lập tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện Thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá và đưa ra những quyết định sản phẩm có đạt chuẩn chất lượng hay không Cùng 2 bộ phận trên tham gia giải quyết khiếu nại từ phía khách hàng.

 Bước 4: Cải tiến chất lượng – Quality Improvement Đây là bước cải tiến chất lượng hoạt động được tiến hành trong tổng thể tổ chức Bước cải tiến là để nâng cao hiệu quả của quy trình, tạo ra giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp Mục đích cuối cùng của cải tiến chất lượng là nâng cao hiệu quả sản phẩm, tăng trưởng doanh số bán hàng và gia tăng lợi nhuận dài

 Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm Để quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc:

Lấy khách hàng làm trọng tâm: Luôn đặt yêu cầu của khách hàng lên trên, liên hệ với khách hàng và tư vấn, thấu hiểu, chăm sóc tốt để làm hài lòng khách Sản phẩm đáp ứng kỳ vọng sẽ đưa doanh nghiệp từng bước phát triển đi lên Khi tổ chức tập trung vào khách hàng, các hoạt động sản xuất cũng sẽ được tối ưu nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp hơn, tốt hơn.

Khả năng lãnh đạo: Khi có một người lãnh đạo quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tốt, kết quả mang lại sẽ cao Cấp lãnh đạo sẽ biết cách hoạch định, điều phối nguồn lực, phân công công việc để quản lý sản phẩm thông qua việc ra quyết định.

Tạo dựng môi trường làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, nhân sự luôn hỗ trợ nhau để đạt chung mục tiêu chất lượng sản phẩm giá trị cao Môi trường làm việc hiệu quả, nhân viên cảm thấy được tôn trọng và thưởng phạt rõ ràng sẽ tạo động lực cho họ làm việc năng suất Khi nhân viên được phản hồi về công việc của

23 mình, họ sẽ thấy sự quan tâm từ công ty đối với họ Đặc biệt là họ được hưởng những quyền lợi cần thiết khi làm việc có trách nhiệm với công việc.

Sự tham gia của mọi người: Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm đạt chuẩn ISO không thể thiếu quá trình tham gia của tất cả nhân sự trong một tổ chức Mọi người gắn kết nhiệt huyết, đam mê, lý tưởng mục đích và nỗ lực làm việc sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể. Để phát huy sức mạnh tập thể, mọi người cần tương tác qua các hành động cụ thể Quan trọng nhất là tổ chức ghi nhận và đề cao những nỗ lực, thành tích và đóng góp của đội ngũ nhân viên Khen thưởng những cống hiến, tổ chức các hoạt động gắn kết mối quan hệ, giải tỏa căng thẳng,

Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm

 Loại gỗ: Chò chỉ đã qua khâu xẻ phá và sấy chân không.

 Mắt gỗ: Mắt chết loại bỏ

 Mắt sống đường kớnh ≥ 10 (mm) cắt bỏ, vết cắt ≥3ỉ

 Độ cong vênh không vượt quá 0.3%

 Nứt nẻ, mục mọt không cho phép.

 Đo chiều rộng bằng thước có độ chính xác 0.02 (mm), chiều dày bằng thước Panme có độ chính xác 0.01(mm.)

3.3.2.1 Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.

Hình 4.2 Bản đồ pha phôi

Nguyên liệu: như đã trình bày ở trên.

 Chất lượng bề mặt: không được xước, gồ ghề, vẹt đầu

 Mặt cắt dọc: hình chữ nhật.

 Mặt cắt ngang: hình chữ nhật.

Sử dụng máy cưa rong do Đài Loan sản xuất.

 Công nghệ. Để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục tôi đưa ra quy trình vận hành máy

 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu.

Nguyên liệu phải được chuẩn bị, phân loại để loại bỏ khuyết tật.

Xác định kích thước phôi trên nguyên liệu theo kích thước chuẩn.

 Bước 2: Chuẩn bị máy móc thiết bị.

Tìm hiểu, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị, bộ phận an toàn, cầu dao, động cơ, thước tựa, ốc vít, trục, lưỡi cưa.

Mở máy, điều khiển thước tựa, chạy thử.

Khi chạy máy công nhân chính điều chỉnh kỹ thuật, đưa nguyên liệu vào máy. Người công nhân phụ đứng sau đỡ gỗ, đồng thời kiểm tra kích thước.

 Bước 4: Dừng máy: ấn nút tắt, ngắt cầu dao, kiểm tra, vệ sinh máy.

Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân

Mở lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tinh thần, ý thức trách nhiệm cho công nhân Môi trường

Giảm ồn bằng các tấm chắn để bảo vệ cho người vận hành.

Giảm ồn bằng cách thu âm và cách âm đó là sử dụng những loại vỏ bọc, các tấm che ốp.

Giảm ồn bằng biện pháp phòng hộ cá nhân: nút bịt tai, cái che tai và bào ốp tai

Sử dụng thiết bị hút bụi cục bộ bằng túi cũng giảm được phần nào ô nhiễm môi trường.

3.3.2.2 Bảng dự đoán các khuyết tật có thể xảy ra.

T KHUYẾT TẬT NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC

Kích thước không đạt yêu cầu

Vạch mực không chuẩn, tay giữ phôi không đều

Nâng cao tay nghề của công nhân

2 Mạch xẻ bị lượn sóng

Lưỡi cưa bị cùn, trục dao bị đảo

Mài lưỡi cưa Kiểm tra ổ bi, ổ trục

Hai người công nhân xẻ không đều Thay đổi tốc độ đẩy

4 Các cạnh của phôi không thẳng

Chỉnh thước tựa không chuẩn Không chọn được mặt phẳng tỳ xuống bàn Điều chỉnh lại thước tựa, mặt chính là mặt chuẩn

5 Đầu phôi bị lẹm to hoặc nhỏ

Kéo nhanh chi tiết ở cuối hoặc có một người thao tác

Xẻ ít nhất có hai công nhân

3.3.3.1 Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.

Hình 4.3 Bản đồ bào thấm

 Nguyên liệu của khâu bào thẩm chính là sản phẩm của khâu pha phôi.

 Chọn mặt chuẩn thứ nhất có mặt đẹp chất lượng tốt, ít gồ ghề.

 Sản phẩm đạt độ nhẵn yêu cầu G8 (Rmax`m).

 Khuyết tật: lượn sóng, vết hằn loại bỏ.

 Mặt cắt dọc: hình chữ nhật.

 Mặt cắt ngang: hình chữ nhật.

 Đo chiều rộng bằng thước có độ chính xác 0.02 (mm), chiều dày bằng thước Panme có độ chính xác 0.01 (mm).

 Máy móc thiết bị - công c甃⌀

 Có thể thay thế máy cũ bằng máy bào thẩm cơ giới do Đài Loan sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu.

 Nguyên liệu cần được tập kết kiểm tra và phân loại

 Bước 2: Chuẩn bị máy móc thiết bị

 Kiểm tra ổ trục, khớp, thước tựa, ốc vít, hệ thống trục dao.

 Kiểm tra kích thước lưỡi bào, lắp thêm bộ phận an toàn để ốp che trục dao không làm việc.

 Điều chỉnh lượng ăn phoi hợp lý tuỳ theo kích thước của phôi và chạy thử máy. Khi đưa gỗ qua trục dao không được tỳ tay lên gỗ mà đẩy qua trục dao.

 Thường có hai người đứng máy: công nhân chính bào gỗ, công nhân phụ đỡ phôi và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

 Ấn nút tắt, ngắt cầu dao, kiểm tra máy

 Sử dụng thước kẹp có độ chính xác 0.02 (mm) để đo chiều rộng

 Sử dụng thước Panme có độ chính xác 0.01 (mm) để đo chiều dày.

 Nâng cao trình độ tay nghề, tinh thần trách nhiệm cho công nhân.

 Khi làm việc phải mặc quần áo bảo hộ lao động, gọn gàng, khẩu trang, kính bảo hộ, không đeo gang tay.

 Có thiết bị hút bụi cục bộ bằng túi

 Tăng trọng lượng của máy để giảm ồn tại nguồn phát sinh

3.3.3.2 Bảng dự đoán các khuyết tật xảy ra.

TẬT NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC

Do độ nhô của dao quá cao, máy làm việc quá tải, phoi bào bị kẹt vào giữa trục, lưỡi dao bị cong vênh Điều chỉnh lại độ nhô của lưỡi dao, đẩy gỗ theo chiều xuôi thớ gỗ

2 Bề mặt bị gồ ghề Độ nhô quá ít, cắt chậm và khó Điều chỉnh lại lưỡi dao

Bề mặt có vết lượn sóng

Do lưỡi gá không đều, các mũi dao không nằm trên vòng tròn cắt gọt Điều chỉnh lại lưỡi dao

Bị vẹt đầu cuối và cạnh Điều chỉnh mặt bàn trước, sau và dao không hợp lý Điều chỉnh lại mặt bàn làm việc

Bề mặt có vết hằn

Lưỡi dao không song song, mặt bàn không phẳng góc giữa hai mặt bào Điều chỉnh lại lưỡi dao và mặt bàn song song với nhau

3.3.4.1 Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.

 Nguyên liệu của khâu bào cuốn chính là sản phẩm của khâu bào thẩm.

 Mặt cắt dọc: hình chữ nhật

 Khuyết tật: Xước, gồ ghề không cho phép

 Tạo được các chi tiết nhẵn 4 mặt chuẩn kích thước chiều dày và chiều rộng

 Độ nhẵn bề mặt đạt G6 (Rmax = 200 m)

 Sai số theo chiều rộng và chiều dầy đạt 0.01 (mm/m)

 Sai số cho phép không vuông góc: 0.5 (mm)

 Sai số không song song: 0.3 (mm)

 Đo chiều rộng bằng thước có độ chính xác 0.02 (mm), chiều dày bằng thước Panme có độ chính xác 0.01 (mm), sử dụng phương pháp chuyên gia và quan sát để đo độ nhãn bề mặt.

 Máy móc thiết bị - công c甃⌀.

 Sử dụng máy bào cuốn cơ giới do Đài Loan sản xuất

 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

 Nguyên liệu phải qua bào thẩm, độ dài nguyên liệu phải lớn hơn khoảng cách giữa 2 trục ru lô ít nhất 5 cm.

 Kiểm tra, loại bỏ khuyết tật.

 Bước 2: Chuẩn bị máy móc thiết bị

 Kiểm tra hệ thống ốc vít, kiểm tra dao vè độ sắc và độ nhô, gá lắp

 Điều chỉnh lượng ăn dao, mở máy, chạy thử.

 Có hai người công nhân đứng máy.

 Công nhân chính mở máy, đưa gỗ và chọn chế đọ cắt gọt

 Công nhân phụ đứng sau để đỡ gỗ và kiểm tra chất lượng sản phẩm

 Bước 4: Dừng máy: ấn nút tắt, ngắt cầu dao, kiểm tra, vệ sinh máy

 Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.

 Không được dùng ngực, bụng tỳ vào gỗ đẩy.

 Giảm ồn bằng các tấm chắn

 Giảm ồn tại nguồn phát âm: loại trừ các sai số đối với bộ truyền đai, thay thế bằng ô bi trượt, dùng vật liệu phủ bằng các lớp che chắn, dùng các bulông đệm lò so giữ trên bộ giảm chắn

 Giảm ồn tại nơi xuất hiện: lắp ráp có chất lượng các máy móc và động cơ

 Sửa chữa đúng và kịp thời máy móc thiết bị cũng có ý nghĩa chống ồn

3.3.4.2 Bảng dự báo các khuyết tật có thể xảy ra.

TẬT NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC

1 Bề mặt bị lượn sóng, gồ

Lưỡi dao bị cùn, lắp đặt không hợp lý so với trục

Thay lưỡi dao, điều chỉnh lại rulô 29 ghề dao

2 Nứt bề mặt Do máy rung

Lắp thêm tấm đệm hoặc tăng trọng lượng của máy

Kích thước gia công không đảm bảo Điều chỉnh bàn không đúng Điều chỉnh lại lưỡi dao cố định

Chi tiết bên dày bên mỏng

Do rulô đẩy lệch sang một bên

Thay rulô, điều chỉnh lại mặt bàn và gối đỡ trục dao

Chi tiết bị vẹt đầu

Do 2 rulô đỡ gỗ có vết hằn ngang trên bề mặt gia công do tỳ lực của thanh

Thay trục rulô ,điều chỉnh mặt bàn và gối đỡ trục dao 3.3.5 Nguyên công 4 (phay).

3.3.5.1 Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.

Hình 4.4 Bản đồ tạo mộng

 Nguyên liệu của khâu phay chính là sản phẩm của khâu bào cuốn.

 Phay chính xác các kích thước, hình dạng, không sứt mẻ.

 Sai số kích thước cho phép  0.5 (mm) so với kích thước thiết kế.

 Độ nhẵn bề mặt đạt G9 (Rmax2 m).

 Sử dụng phương pháp chuyên gia và quan sát bằng mắt để kiểm tra chất lượng sản phẩm.

 Sử dụng máy khoan cơ giới do Đài Loan sản xuất.

 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

 Phôi đã qua khâu sơ chế đã được lấy mực và đánh dấu mặt chuẩn

 Bước 2: Chuẩn bị máy móc thiết bị

 Kiểm tra các bộ phận của máy về độ chính xác, chế độ bôi trơn, lưỡi dao phay.

 Kiểm tra hệ thống an toàn

 Đóng cầu dao cho điện chạy đều, gá phôi lên bàn gia công thử và tiến hành gia công

 Bước 4: Dừng máy: ấn nút tắt, ngắt cầu dao, vệ sinh máy

 Sử dụng keo 502, mùn cưa, giấy giáp sửa chữa khuyết tật

 Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm

 Công nhân đứng máy phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động

 Phải tập trung tư tưởng trong quá trình gia công

 Tăng khối lượng vật thể, tăng độ ổn định của máy móc thiết bị bằng cách gia cố các chân máy

 Tăng trở kháng cơ học của các vật dao động bằng các chất dẻo tăng nội ma sát trong các vật liệu, dùng đệm cao su.

3.3.5.2 Bảng dự đoán khuyết tật có thể xảy ra

TẬT NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC

Chi tiết gia công bị lệch không đạt yêu cầu

Do lưỡi tay cùn, máy bị rung, tay nghề chưa cao

Thay lại lưỡi dao Nâng cao tay nghề công nhân

2 Chi tiết bị nứt, xước

Do lưỡi phay quá cùn, tốc độ đẩy quá nhanh

Thay lại lưỡi phay, phay đúng quy trình

3 Bề mặt bị lượn sóng, gồ ghề

Trục phay bị đảo Điều chỉnh lại trục phay

Chi tiết cong bị lệch

Giữ gỗ không đều Nâng cao tay nghề, ý thức trách nhiệm của công nhân

3.3.6 Nguyên công 5 (khoan lỗ mộng).

3.3.6.1 Xây dựng hướng dẫn kĩ thuật.

 Nguyên liệu của khâu khoan chính là sản phẩm của các khâu trước đó.

 Sai số kích thước cho phép  0.5 (mm) so với kích thước thiết kế

 Yêu cầu: khoan phải thật chính xác, khoan đúng tâm, không được lệch quá giới hạn vì nếu khoan lại sẽ làm hỏng.

 Sử dụng máy khoan cơ giới do Đài Loan sản xuất.

 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

 Kiểm tra lại xem có khuyết tật nào không và phân loại

 Xác định các điểm, kích thước và đường kính cần khoan trên phôi để chọn lưỡi khoan phù hợp.

 Bước 2: Chuẩn bị máy móc thiết bị

 Kiểm tra sự hoạt động của các bộ máy: ổ bi, trục, tra dầu mỡ

 Dùng tay phải gạt cần nâng hạ trục khoan tịnh trên xuống, đồng thời dùng tay phải quay tay xê dịch mặt bàn theo phương ngang cho mũi khoan ăn đúng mực, đạp tiếp bàn cho mũi khoan ăn sâu vào mũi phôi, chiều sâu mũi khoan 5 cm nên phải lấy phoi mới khoan tiếp.

 Ngắt cầu dao, tắt máy, tháo mũi khoan, vệ sinh máy

 Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.

 Gá kẹp phôi phải chặt để gỗ không bị văng ra ngoài gây tai nạn

 Lắp đặt thiết bị hút bụi, phoi bào.

 Lắp đặt thiết bị chống ồn.

3.3.6.2 Bảng dự đoán các khuyết tật có thể xảy ra.

T KHUYẾT TẬT NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC

1 Chi tiết bị nứt, xước

Do mũi khoan cùn Thay lại mũi khoan 2

Lỗ mộng chưa hết gỗ

Do cấu tạo của mũi đục (xén) cạnh không thể khoan hết gỗ

Dùng đục tay để lấy phần gỗ còn lại

3 Kích thước mộng không đạt yêu cầu

Do đo kích thước vị trí khi khoan không chuẩn

Xác định đúng vị trí cần khoan

4 Vết lồi lõm trên bề mặt gia công

Do cấu vết của công cụ cắt Kiểm tra lại công cụ cắt 5

Cháy bề mặt Do ma sát giữa gỗ và công cụ cắt làm tăng nhiệt độ, bị tắc phoi, lực ma sát lớn Điều chỉnh lại nhiệt mũi

6 Lỗ mộng bị sứt, toè

Mũi đục bị mẻ, cùn Thay lại mũi khoan 3.3.7 Nguyên công 6 (lắp ráp).

3.3.7.1 Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.

 Nguyên liệu của khâu lắp ráp chính là sản phẩm của các khâu trước đó.

 Khuyết tật: hở lỗ mộng, nứt không cho phép.

 Để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thời gian lao động có thể sử dụng một số thiết bị: không khí nén thuỷ lực, vít ê cu, cam lệch tâm

 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và công cụ

 Kiểm tra các chi tiết mộc khi gia công như lỗ mộng, thân mộng, rãnh, huỳnh soi.

 Sửa chữa lỗ mộng: lỗ mộng phải đủ góc độ, các mặt của lỗ mộng phải phẳng không gồ ghề, vênh vặn, thân mộng và vai mộng phải được sửa chữa phẳng đúng yêu cầu

 Đối với các rãnh, huỳnh soi cần dùng bàn định hình để sửa chữa lại cho óng chuốt

 Lắp khung để kiểm tra sự vuông góc, hài hoà cân đối của cửa.

 Lắp huỳnh vào khung: tháo một bên cửa và các đai dọc

 Lắp huỳnh cửa với cái cửa và các đai ngang bằng liên kết mộng

 Lắp đai dọc với huỳnh và các đai ngang bằng liên kết mộng.

 Lắp huỳnh còn lại với cái cửa, đai ngang và đai dọc bằng liên kết mộng.

 Điều chỉnh sự vuông góc của khung cửa, dùng búa và đệm để nén chặt các mối liên kết lại với nhau

 Trong lắp ráp dùng keo để ghép mộng tạo mối ghép được bền, chắc làm tăng tuổi thọ của sản phẩm, chú ý không dùng keo để gắn giữa cái cửa và tấm huỳnh vì gỗ có tính chất dị hướng dễ bị co rút, trương nở nếu chỗ keo vào khe thì phần gỗ trương nở không có diện tích choán chỗ làm cho tấm huỳnh bị nứt, xé.

 Bôi keo vào lỗ mộng và thân mộng: dùng keo PVA (polyviyl acetate dispertionadhesive).

 Sau khi tráng keo xong dùng vam tay để vam chặt cửa cho keo đóng rắn, vam khoảng 5 - 6 h cho các mối liên kết với nhau

 Các mối liên kết của cửa đi.

 Để chống tuột mộng, tăng độ cứng vững cho các liên kết tôi chọn giải pháp liên kết mộng có sử dụng chốt gỗ

 Kiểm tra kích thước sản phẩm bằng thước dây, thước kẹp và quan sát bằng mắt.

 Sửa chữa khuyết tật như lồi lõm, nứt, xước bằng bột gỗ, keo 502, mùn cưa, giấy giáp.

 Nâng cao trình độ tay nghề công nhân đảm bảo độ chính xác

 Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc.

3.3.7.2 Bảng dự đoán khuyết tật có thể xảy ra.

T KHUYẾT TẬT NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

Có khe hở giữa các mối liên kết

Bắt vít không chặt, tiết gia công không chuẩn

Bắt lại vít Kiểm tra chất lượng sản phẩm loại bỏ khuyết tật

2 Độ nhãn không đạt yêu cầu

Keo bị trào ra ngoài Xác định chính xác lượng keo tráng

Bề mặt bị nứt, xước

Do khi gia công bị chi tiết bị xước và gia công không chính xác

Cần phải có khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm để khắc phục những khuyết tật trên

Trong phần này do đặc điểm, hình dáng cấu tạo của phôi liệu là có nhiều chi tiết, có những rãnh nhỏ, không thể áp dụng được máy móc thiết bị, vì vậy công đoạn này sử dụng thủ công là chính, chất lượng sản phẩm làm việc phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần và ý thức làm việc của người lao động do đó tôi không đi tìm hiểu sâu vào khâu này mà chỉ đưa ra một số yếu tố nhằm tăng hiệu quả lao động và chất lượng sản phẩm.

3.3.8.1 Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.

 Chính là sản phẩm của khâu lắp ráp.

 Độ nhớt của sơn khi chưa pha ox= 50- 60 (s), sau khi pha độ nhớt đạt ox= 30- 35 (s)

 Qua thực tế khảo sát và sử dụng phương pháp chuyên gia tôi đưa ra đơn pha chế sơn cánh gián : Đen: 60%; Vàng : 30% ; Đỏ: 10%

 Cấp độ nhẵn bề mặt làG6 (Rmax= 200 m).

 Cấp độ bóng bề mặt 6 (độ nhấp nhô = 100-200).

 Màu sắc: Đối với sản phẩm là cửa đi thì được trang trí bề mặt bằng sơn màu cánh gián (màu 502).

 Máy móc thiết bị- công c甃⌀.

 Sử dụng máy khí nén C- 16B do Liên Xô sản xuất để nâng cao chất lượng sản

 Phun sơn bằng thiết bị tĩnh điện: lượng sơn hao phí ít, sơn được các vật nhỏ, màng sơn có chiều dày như ý muốn và chiều dày đồng đều, có thể tự động hóa trong quá trình sơn cho năng xuất cao, màng sơn bám dính tốt, tránh độc hại.

 Phun sơn bằng thiết bị điện chuyển: phun các loại sơn tan trong nước chất lượng màng sơn cao và kinh tế.

 Phải phun sơn đều tay.

 Với những bề mặt sản phẩm nhỏ phun theo chiều dọc từ trên xuống, từ dưới lên trên

 Với những sản phẩm có bề mặt lớn phun từ trái qua phải rồi từ phải qua trái, hết lượt lại phun từ dưới lên trên, từ trên xuồng dưới.

 Cần phải nâng cao trình độ và trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm cho công nhân, không tuyển công nhân cần phải nghiêm ngặt.

 Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn.

 Chống ô nhiễn bụi: cách ly hoàn toàn của khu sơn khỏi khu vực sản xuất, thường là phòng kín, máy móc thiết bị có mức độ tự đông hóa cao.

 Cách ly buồng sơn để tạo khoảng cách hợp lý với nguồn gây hại, trong xăng có chì, thay chì bằng những chất không độc.

 Sơn có Chì thay bằng Kẽm.

 Sử dụng các tấm che chắn.

 Sử dụng cửa kính và cửa chớp.

 Dùng thiết bị phòng hộ cá nhân: găng tay cao su, kính, khẩu trang, mặt nạ lọc độc.

 Sản phẩm được kiểm tra bằng mắt.

3.3.8.2 Bảng dự đoán các khuyết tật có thể xảy ra

TẬT NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

1 Màng sơn bị rỗ Do mặt còn ướt không đảm bảo độ ẩm, hơi nước bị bay đi

Bảo quản sơn, hạn chế tiếp xúc với nước và ẩm

2 Màng sơn có vết nhăn

Do phun sơn không đều tay, chỗ dày chỗ mỏng

Do sơn quá đặc lớp sơn trước chưa khô đã phủ lớp sơn tiếp theo

Pha sơn theo công thức, phun sơn đều tay, sau một lớp sơn phải để khô mới phun lớp tiếp theo

3 Màng sơn có nhiều màu khác nhau

Trước khi sơn không khuấy đều sơn hoặc chưa rửa sạch súng phun

Khuấy đều tay Trước khi phun rửa sạch súng phun

4 Màng sơn bị phồng bỏng

Bề mặt xử lý không tốt, màng sơn cũ cạo chưa sạch

Xử lý bề mặt sạch sẽ

Do sơn lẫn nước, phun ở khu vực ẩm thấp

Phun ở buồng kín tránh tiếp xúc với nước

Thiết lập phương pháp loại bỏ các loại lỗi của sản phẩm

Nhà kinh tế xã hội học Vilfredo Pareto nhận thấy rằng 20% người Anh tập trung đạt 80% tài sản của nước Anh.

Khi áp dụng giản đồ này để tìm hiểu những hiện tượng thương mại thì cũng nhận thấy rằng 20% mặt hàng thể hiện 80% doanh số, 20% mặt hàng khác thể hiện 80% lãi.

Vì thế hiện tượng này được xem như là một định luật của tạo hóa và được gọi là định luật 20-80.

Trong quản lí chất lượng, cũng thường thấy 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra tình trạng không có chất lượng Đây là 1 tỷ số tương đối, không tuyệt đối chính xác Để tiện việc quản lý, thông thường xếp loại những các mục thành ba lớp A,B và C Lớp A là những tiết mục quan trọng nhất thể hiện 80% vốn, doanh số, lãi, khách hàng Những lớp B và C được chia đều những mục còn lại Việc sắp xếp như thế rất tiện cho công việc quản lý, cụ thể như sau: Nếu khả năng bị giới hạn thì chỉ chú trọng đến những mục ở lớp A Ngoài ra, có thể phân công quản lý loại A cho những người có tay nghề cao, còn loại B và C cho những người ít kinh nghiệm hơn.

Như vậy dựa vào định luật 80-20 và cách xếp loại chúng ta sử dụng biểu đồ Pareto để thiết lập phương pháp loại bỏ các lỗi sản phẩm

 Nhận biết mức độ quan trọng của từng vấn đề.

 Lựa chọn những vấn đề ưu tiên tập trung giải quyết trước.

 Thấy được kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng sau khi đã tiến hành các hoạt động cải tiến.

 Bước 1: Liệt kê tất cả yếu tố tiềm năng ảnh hưởng tới kết quả Chuẩn bị một bảng kiểm tra để thu thập dữ liệu của các yếu tố này Nếu có một yếu tố “khác” được sử dụng trong bảng kiểm tra thì việc xảy ra các yếu tố này phải được xác định đầy đủ.

 Bước 2: Đếm số lần xuất hiện của mỗi yếu tố Liệt kê tất cả các yếu tố theo bảng với mức độ xảy ra của các yếu tố ào nhiều nhất thì xếp trước và ít hơn thì xếp sau.

 Phần A- các thanh Pareto: Lựa chọn thang đo phù hợp để vẽ những thanh Pareto, trong đó thể hiện những nội dung sau đây: Số lần xuất hiện, tỷ lệ %,

% trên tổng số kiểm tra Vẽ biểu đồ dạng thanh dựa trên thang đo đã được lựa chọn Đối với yếu tố “khác” thì nên vẽ bên phải nơi xa nhất Thông thường vẽ từ 6 đến 10 thanh yếu tố là đủ để xác định những vấn đề quan trọng.

 Phần B-% tích lũy: Lựa chọn sơ đồ dạng đường thẳng để vẽ % tích lũy hoặc sơ đồ dạng cột tương ứng với các dữ liệu tích lũy.

 Dựa vào bảng dự đoán khuyết tật của từng nguyên công ta xây dựng được các biểu đồ Pareto để ưu tiên loại bỏ các lỗi trong quá trình sản xuất, qua đó xác định được các lỗi cơ bản và cần được ưu tiên loại bỏ trước Sau đó ưu tiên khắc phục những lỗi khuyết tật để cho ra những loạt sản phẩm tốt rồi đi tới các công đoạn tiếp theo Áp dụng vào từng nguyên công để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh, nâng cao công nghệ sao cho hoàn thiện được sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

TỶ LỆ % CÁC DẠNG KHUYẾT

1 Kích thước không đạt yêu cầu 55 27,5%

2 Mạch xẻ bị lượn sóng 53 26,5%

4 Các cạnh của phôi không thẳng 31 15,5%

5 Đầu phôi bị lẹm to hoặc nhỏ 15 7,5%

Bảng 4.2 Thống kê khuyết tật ở nguyên công 1

Hình 4.5 Biểu đồ Pareto thể hiện khuyết tật ở nguyên công 1

Nhận xét: Trong các khuyết tật trên, khuyết tật chi tiết bên dày bên mỏng, chi tiết bị vẹt đầu chiếm tỷ lệ % khuyết tật tích lũy > 80% Công ty nên ưu tiên giải quyết các khuyết tật đó trước Các loại khuyết tật còn lại có thể giải quyết sau.

T KHUYẾT TẬT CÁCH KHẮC PHỤC

1 Kích thước không đạt yêu cầu Nâng cao tay nghề của công nhân

2 Mạch xẻ bị lượn sóng Mài lưỡi cưa

3 Có nhiều vết sóng Thay đổi tốc độ đẩy

4 Các cạnh của phôi không thẳng Điều chỉnh lại thước tựa, mặt chính là mặt chuẩn

5 Đầu phôi bị lẹm to hoặc nhỏ Xẻ ít nhất có hai công nhân

Bảng 4.3 Khắc phục khuyết tật nguyên công 1

TỶ LỆ % CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT

TỶ LỆ % KHUYẾT TẬT TÍCH LŨY

Chi tiết gia công bị lệch không đạt yêu 66 33,0% 33,0%

2 Chi tiết bị nứt, xước 55 27,5% 60,5%

3 Bề mặt bị lượn sóng, gồ ghề 42 21,0% 81,5%

4 Chi tiết cong bị lệch 28 14,0% 95,5%

5 Chi tiết gia công không đủ kích thước 9 4,5% 100,0%

Bảng 4.4 Thống kê khuyết tật ở nguyên công 4

Hình 4.6 Biểu đồ Pareto thể hiện khuyết tật ở nguyên công 4

Nhận xét: Trong các khuyết tật trên, khuyết tật bề mặt bị lượn song gồ ghề, chi tiết cong bị lệch, chi tiết gia công không đủ kích thước chiếm tỷ lệ % khuyết tật tích lũy > 80% Công ty nên ưu tiên giải quyết các khuyết tật đó trước Các loại khuyết tật còn lại có thể giải quyết sau.

1 Chi tiết gia công bị lệch không đạt yêu cầu

Thay lại lưỡi dao Nâng cao tay nghề công nhân

2 Chi tiết bị nứt, xước Thay lại lưỡi phay, phay đúng quy trình

3 Bề mặt bị lượn sóng, gồ ghề Điều chỉnh lại trục phay

4 Chi tiết cong bị lệch Nâng cao tay nghề, ý thức trách nhiệm của công nhân

5 Chi tiết gia công không đủ kích thước

Kiểm tra lại dụng cụ đo.

Nâng cao tay nghề công nhân

Bảng 4.5 Khắc phục khuyết tật nguyên công 4

Tỷ lệ % các dạng khuyết tật

Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy

1 Chi tiết bị nứt, xước 70 35,0% 35,0%

2 Lỗ mộng chưa hết gỗ 52 26,0% 61,0%

3 Kích thước mộng không đạt yêu cầu 44 22,0% 83,0%

4 Vết lồi lõm trên bề mặt gia công 18 9,0% 92,0%

6 Lỗ mộng bị sứt, toè 7 3,5% 100,0%

Bảng 4.6 Thống kê khuyết tật ở nguyên công 5

Hình 4.7 Biểu đồ Pareto thể hiện khuyết tật ở nguyên công 5

Nhận xét: Trong các khuyết tật trên, khuyết tật kích thước mộng không đạt yêu cầu, vết lồi lõm trên bề mặt gia công, cháy bề mặt, lỗ mộng bị sứt tòe chiếm tỷ lệ % khuyết tật tích lũy > 80% Công ty nên ưu tiên giải quyết các khuyết tật đó trước Các loại khuyết tật còn lại có thể giải quyết sau.

1 Chi tiết bị nứt, xước Thay lại mũi khoan

2 Lỗ mộng chưa hết gỗ Dùng đục tay để lấy phần gỗ còn lại

3 Kích thước mộng không đạt yêu cầu Xác định đúng vị trí cần khoan

4 Vết lồi lõm trên bề mặt gia công Kiểm tra lại công cụ cắt

5 Cháy bề mặt Điều chỉnh lại nhiệt mũi

6 Lỗ mộng bị sứt, toè Thay lại mũi khoan

Bảng 4.7 Khắc phục khuyết tật nguyên công 5

Tỷ lệ % các dạng khuyết tật

Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy

1 Có khe hở giữa các mối liên kết 78 39,0% 39,0%

2 Độ nhẵn không đạt yêu cầu 54 27,0% 66,0%

3 Bề mặt bị nứt, xước 35 17,5% 83,5%

4 Các chi tiết không lắp được với nhau 20 10,0% 93,5%

Bảng 4.8 Thống kê khuyết tật ở nguyên công 6

Hình 4.8 Biểu đồ Pareto thể hiện khuyết tật ở nguyên công 6

Nhận xét: Trong các khuyết tật trên, khuyết tật bề mặt bị nứt xước, các chi tiết không lắp được với nhau, các góc bị mẻ chiếm tỷ lệ % khuyết tật tích lũy > 80% Công ty nên ưu tiên giải quyết các khuyết tật đó trước Các loại khuyết tật còn lại có thể giải quyết sau.

Khuyết tật Cách khắc ph甃⌀c

1 Có khe hở giữa các mối liên kết

Bắt lại vít Kiểm tra chất lượng sản phẩm loại bỏ khuyết tật

2 Độ nhẵn không đạt yêu cầu Xác định chính xác lượng keo tráng

3 Bề mặt bị nứt, xước Cần phải có khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm để khắc phục

4 Các chi tiết không lắp được với nhau

Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm

Nâng cao tay nghề công nhân

5 Các góc bị mẻ Nâng cao tay nghề công nhân

Tỷ lệ % các dạng khuyết tật

Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy

Bảng 4.9 Khắc phục khuyết tật nguyên công 6

2 Màng sơn có vết nhăn 54 27,0% 62,5%

Màng sơn có nhiều màu khác nhau

4 Màng sơn bị phồng bỏng 22 11,0% 94,0%

Bảng 4.10 Thống kê khuyết tật ở nguyên công 7

Hình 4.9 Biểu đồ Pareto thể hiện khuyết tật ở nguyên công 7

Nhận xét: Trong các khuyết tật trên, khuyết tật màng sơn có nhiều màu khác nhau, màng sơn bị phồng bỏng, màng sơn bị đục chiếm tỷ lệ % khuyết tật tích lũy > 80% Công ty nên ưu tiên giải quyết các khuyết tật đó trước Các loại khuyết tật còn lại có thể giải quyết sau.

T Khuyết tật Cách khắc ph甃⌀c

1 Màng sơn bị rỗ Bảo quản sơn, hạn chế tiếp xúc với nước và ẩm

2 Màng sơn có vết nhăn

Pha sơn theo công thức, phun sơn đều tay, sau một lớp sơn phải để khô mới phun lớp tiếp theo

3 Màng sơn có nhiều màu khác nhau

Khuấy đều tay Trước khi phun rửa sạch súng phun

4 Màng sơn bị phồng bỏng Xử lý bề mặt sạch sẽ

5 Màng sơn bị đục Phun ở buồng kín tránh tiếp xúc với nước

Bảng 4.11 Khắc phục khuyết tật nguyên công 7

CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH TRONG CÔNG TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Cải tiến quá trình trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm

4.1.1.1 Lựa chọn sản phẩm khảo sát.

Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm chính căn cứ vào sản phẩm sản xuất ra với số lượng lớn được sản xuất liên tục và bán ra ngoài thị trường.

4.1.1.2 Quá trình công nghệ tổng quát.

Là quá trình bao gồm mọi hoạt động từ lúc nguyên liệụ vào đến khi ra sản phẩm.

 Quy trình công nghệ: Là quá trình công nghệ được lựa chọn hợp lý bao gồm các quy định về phương pháp công nghệ trên.

 Phân chia quá trình công nghệ Quá trình công nghệ được chia thành công đoạn, mỗi công đoạn bao gồm một số khâu công nghệ có đặc thù chung nào đó hoặc có mối liên hệ mật thiết với nhau.

4.1.1.3 Khảo sát các yếu tố.

 Nguyên liệu chính: gỗ, ván nhân tạo.

 Nguyên liệu phụ: các linh kiện, sơn, ván lạng, giấy nhám

 Xác định các yếu tố nguyên liệu

 Số lượng nguyên liệu: số m 3 nhập về trong một năm

 Bệnh tật: mắt, mục, mọt, sâu nấm, cong vênh

 Đặc tính có thể định lượng được: kích thước, khối lượng thể tích, tính chất cơ lý, màu sắc vân thớ.

 Chủng loại sản phẩm: sản phẩmcông ty hiện đang sản xuất.

 Số lượng sản phẩm được sản xuất tại công ty tuỳ theo đơn đặt hàng.

 Các yêu cầu của sản phẩm:

 Kích thước và số lượng sản phẩm cửa phải đảm bảo độ chính xác cao như chiều cao, chiều rộng, chiều dày của các phần như: Đai cửa, Huỳnh cửa, Cái cửa Ngoài ra đảm bảo cho con người và đồ đạc vận chuyển ra nhanh chóng dễ dàng.

 Chiếm ít diện tích, đóng mở thuận tiện, không cản trở việc bố trí đồ đạc.

 Giá thành rẻ bền lâu, thi công dễ dàng

 Cửa phải đúng sản phẩm, nên chọn gỗ cứng để thật khô.

 Mặt gỗ phải bào phẳng, nhẵn.

2 Máy móc thiết bị - công c甃⌀.

 Tìm hiểu chung về máy móc thiết bị: mã hiệu, năm sản xuất, năm sử dụng, nước sản xuất, sơ đồ nguyên lý, nguyên tắc hoạt động

 Thông số kỹ thuật: bộ phận động lực, truyền đai, cấu trúc, an toàn lao động, khối lượng, kích thước bao

 Do máy móc chỉ xác định trong phạm vi công cụ kiểm tra cho phép của Việt Nam và của công ty nên tôi chỉ kiểm tra một số thông số sau:

 Độ chính xác gia công

 Độ chính xác gia công nói lên mức độ về kích thước hình dạng hay vị trí được gia công so với yêu cầu theo danh nghĩa ghi trên bản vẽ.

 Ngược lại với chế độ gia công là độ sai lệch gia công, nói lên mức độ không phù hợp của các đại lượng nói trên.

 Khi gia công phải đảm bảo các thông số như trong thiết kế

 Sản phẩm không được sứt mẻ, xước bề mặt

 Đảm bảo độ dán dính cao.

 Các mối liên kết bằng mộng phải khít không có khe hở, ngoài ra đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ

 Mức độ cơ giới hoá, tự động hoá.

 An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 Độ ổn định rung: khi làm việc các máy đặc biệt là các máy có trục chính chuyển động với tốc độ cao diễn ra trong quá trình rung động ảnh hưởng xấu đến độ chính xác và độ nhãn của các chi tiết gia công, vì vậy cần phải đảm bảo cho máy có độ ổn định rung động, nâng cao độ ổn định rung bằng cách tăng độ cứng của các khâu, giảm các lực kích thích gây rung, giảm kích thước các chi tiết quay có tốc độ cao

Công cụ cắt là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt quyết định năng suất chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, tiêu hao năng lượng, nó được tạo bởi quá trình cắt gọt hay có sự thay đổi làm cho chất lượng cắt gọt thay đổi

 Bước răng cưa (t): là khoảng cách được tính từ đỉnh răng này đến đỉnh răng tiếp theo.

 Chiều cao răng cưa (h): là khoảng cách tính từ đỉnh răng đến chân răng cưa.

 Các thông số hình học của lưỡi cưa :

1 Độ mở cưa có hợp lý không?

2 Chiều cao, chiều sâu có thích hợp không?

3 Đường kính lưỡi cưa xem có đúng không?

5 Góc trước, góc sau có phù hợp không?

 Các thông số hình học của mũi khoan cần kiểm tra :

 Đường kính mũi khoan có đúng không?

 Đường kính đục mộng vuông có vừa với mũi khoan không?

 Các thông số góc có đúng không?

 Các thông số lưỡi phay cần kiểm tra :

 Bước răng cso phù hợp không?

 Lưỡi phay có cùn không?

 Đường kính lưỡi phay có đều không?

 Số răng có phù hợp không?

 Các thông số lưỡi bào cần kiểm tra :

 Chiều dày, chiều rộng, chiều dài lưỡi bào

 Độ nghiêng lưỡi bào có phù hợp không?

 Thông số góc: góc trước, góc sau, góc mài có đúng không?

 Là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định chất lượng sản phẩm.

 Kiểm tra số lượng công nhân đứng trên máy

4 d Công nghệ và phương pháp

Dây chuyền công nghệ là yếu tố quyết định quá trình tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, nếu một dây chuyền hiện đại thì quá trình sản xuất ít xẩy ra khuyết tật chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, còn dây chuyền cũ kỹ lạc hậu thì quá trình sản xuất sẽ để lại những khuyết tật do máy móc khi gia công.

Nguyên liêụ Pha phôi gia công sơ chế  công tinh  lắp ghép  sản phẩm.

 Công đoạn 1: (Nguyên liệu và chuẩn bị nguyên liệu): tìm hiểu, kiểm tra toàn bộ nguuyên liệu cả về số lượng và chất lượng

 Công đoạn 2: (Pha phôi): là công đoạn sử dụng các phương tiện như cưa đĩa xẻ dọc, cưa đĩa cắt ngang để pha cắt nguyên liệu (gỗ xẻ) tạo thành các phôi để tiếp tục gia công các bước tiếp theo

 Công đoạn 3: (Gia công sơ chế): là công đoạn tạo các mặt và cạnh thích hợp cho việc chuẩn bị để thực hiện các bước gia công tinh.

 Công đoạn 4: (Gia công tinh): là các bước gia công nhằm đạt hình dạng và kích thước cuối cùng.

 Công đoạn 5: (Lắp ráp): là bước quyết định tính chất của sản phẩm,là khâu cuối cùng của quá trình gia công hàng mộc, sản phẩm đẹp hay xấu, chắc chắn hay lỏng lẻo tuỳ thuộc vào khâu lắp ráp Do vậy người thợ phải hết sức cẩn thận.

Có ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người (hàm lượng P-F, mùn cưa, sơn, phoi bào).

 Gây ra do sự va chạm chấn động và chuyển động ma sát giữa các thiết bị trong quá trình sản xuất ô nhiễm tiếng ồn gây ra ở tất cả các máy

 Ảnh hưởng của tiếng ồn tới cơ quan thính giác

 Tiếng ồn làm giảm khả năng nghe của tai và gây một số bệnh về thính giác, dưới tác dụng của tiếng ồn kéo dài độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống rõ rệt, khi làm việc trong môi trường ồn giảm sự tập trung làm việc của công nhân, gây căng thẳng thần kinh, dễ hỏng việc gây ra nhiều khuyết tật trên sản phẩm

 Là tập hợp những hạt vật chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói, mù ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

 Với lượng bụi lớn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người đặc biệt là các bệnh về phổi, về đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở đường tiêu hoá gây ra các bệnh như: thiếu máu, rối loạn thận làm giảm sức khoẻ của người lao động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

 Bụi với kích thước nhỏ (0.001 - 10) m ở dạng khói và sương mù ảnh hưởng đến chất lượng phun sơn, tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt sản phẩm gây cản trở cho quá trình phun sơn, chất lượng sơn không đạt yêu cầu màu sơn biến dạng chất lượng sản phẩm giảm xuống.

 Các biện pháp khắc ph甃⌀c của công ty.

 Phân tích kết quả khảo sát.

Kế hoạch xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng

4.2.1 Xây dựng hồ sơ kỹ thuật.

Công nhân có thể tiến hành gia công theo bảng hướng dẫn kỹ thuật mà không cần sự hướng dẫn của kỹ sư thiết kế.

4.2.2 Bảng dự đoán các khuyết tật, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Căn cứ vào các yếu tố đã khảo sát được sử dụng các phương pháp chuyên gia, tư duy lôgic, kế thừa có thể dự đoán các khuyết tật xảy ra

Từ khâu này có thể biết được khuyết tật của chi tiết gia công Bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ những phần không cần thiết.

Do thời gian làm đề tài có hạn và do kiến thức còn hạn chế nên tôi không thể áp dụng một sản phẩm cụ thể mà chỉ sử dụng các phương pháp lôgic, chuyên gia, kế thừa, để đánh giá quá trình sản xuất và đưa ra giải pháp khắc phục.

4.2.4 Đánh giá - rút kinh nghiệm.

Từ những nghiên cứu về những khâu và bước để hạn chế được tối đa về khuyết tật trong các nguyên công chế tạo sản phẩm, ta khảo sát được các yếu tố để xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đáng tin cậy:

 Vấn đề máy móc thiết bị.

Cần nghiên cứu sâu sắc hơn về các mặt đặc biệt là kế thừa sau các lần nghiên cứu, qua đó ta xây dựng được một hệ thống tốt hơn về các vấn đề nêu trên

Qua đây chúng ta đã có những tài liệu cần thiết để xây dựng một hệ thống tương đối hoàn chỉnh về kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm đồ gỗ là cửa đi nhằm đảm bảo các yếu tố:

Số lượng và kích thước phải đảm bảo độ chính xác cao như: chiều cao, chiều sâu, chiều dày, chiều rộng của các phần như: Cái cửa, Huỳnh cửa, Đai cửa.

 Ngoài ra còn đảm bảo cho người và đồ đạc vận chuyển nhanh chóng dễ dàng

 Chiếm ít diện tích, đóng mở thuận tiện, không cản trở việc bố trí đồ đạc

 Giá thành rẻ bền lâu, thi công dễ dàng.

 Cửa phải đúng kích thước, nên chọn loại gỗ cứng để thật khô.

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

4.3.1 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Hơn lúc nào hết, quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang tính quan trọng và cấp bách

Mặt khác, tiến bộ khoa học kỹ thuật còn là chất xúc tác quan trọng trong quá trình đổi mới vươn lên của doanh nghiệp về chất lượng Đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu này vào sản xuất chính là quá trình đẩy lùi và triệt tiêu cách thức sản xuất cũ lạc hậu, tuỳ tiện buông thả tạo nên một phong trào và phong cách sản xuất mới có tư duy năng động, sáng tạo

Bên cạnh đó, phát huy được hết khả năng và năng lực của từng người trong sản xuất Đây chính là giải pháp căn bản nhưng đặc biệt quan trọng và cần thiết có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm hàng hoá, quyết định sự cạnh tranh tồn tại, phát triển doanh nghiệp Để có thể ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả nhất, các doanh nghiệp có thể thực hiện theo những cách sau:

 Thứ nhất: Doanh nghiệp cần tập trung huy động vốn tự có hoặc vốn vay để từng bước mua sắm và đổi mới cơ sở vật chất bao gồm : Hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng.

Khi áp dụng cách này, doanh nghiệp cần phải xem xét cẩn thận khi chọn mua các loại máy móc công nghệ để tránh mua phải những máy móc cũ, tiêu tốn nhiều nhiên - nguyên liệu Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý mối quan hệ về vốn - công nghệ - tiêu thụ.

 Thứ hai: Trong điều kiện hạn chế về vốn, các doanh nghiệp có thể tập trung cải tiến chất lượng theo hướng động viên, khuyến khích người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần để họ không ngừng tìm tòi, học hỏi phát huy nội lực đưa ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, quản lý kỹ thuật để có thể sử dụng máy móc thiết bị được lâu dài.

 Thứ ba: Doanh nghiệp cần có chính sách, quy chế tuyển chọn, bồi dưỡng trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài Đảm bảo điều kiện cho cán bộ khoa học chuyên tâm vào việc nghiên cứu, tổ chức tốt thông tin khoa học để đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ cho sản xuất, tạo sự gắn kết giữa khoa học và đào tạo với quá trình sản xuất kinh doanh.

4.3.2 Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.

Sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tư liệu sản xuất Lao động là chất xúc tác chủ yếu phân biệt thành công hay thất bại trong công tác chất lượng Lao động được phân công cụ thể, có trách nhiệm và năng lực thì chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngược lại.

Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thay đổi, cải tiến công nghệ sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để thích nghi với trang thiết bị mới Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, giúp họ hiểu được vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tuyển chọn lực lượng công nhân đầu vào, ban lãnh đạo cần đề ra những tiêu chuẩn cụ thể Các công nhân phải thoả mãn được những yêu cầu của công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo được sức khoẻ Để không ngừng nâng cao về tri thức,trình độ nghề nghiệp doanh nghiệp nên tuyển chọn những cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp đi bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề theo một phạm vi thời gian cho phép để không ảnh hưởng đến công tác, sản xuất

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người giỏi nhất làm gương sáng trong lao động và học tập từ đó phát động phong trào thi đua sản xuất trong toàn doanh nghiệp Nếu thực hiện tốt điều này không những chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn tạo ra năng suất lao động cao hơn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bước mở rộng thị trường.

4.3.3 Nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật.

Bộ máy quản lý là yếu tố chủ yếu của quá trình kiểm tra, kiểm soát Bộ máy quản lý tốt là bộ máy phải dựa vào lao động quản lý có kinh nghiệm, có năng lực và có trách nhiệm cao với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Cán bộ quản lý phải biết cách huy động khả năng của công nhân vào quá trình cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ, trình độ quản lý và trình độ sản xuất

Hơn nữa, cán bộ quản lý cần đi sâu tìm hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của từng công nhân để cố gắng đáp ứng đầy đủ càng tốt nhưng cũng phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh Bộ máy quản lý phải làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu được vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ chung của mọi phòng ban cũng như của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

4.3.4 Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm.

Nhu cầu của con người là vô tận mà doanh nghiệp dù có cố gắng đến đâu cũng khó có thể chiều lòng được hết đòi hỏi của người tiêu dùng Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đi sâu giải quyết một cách hài hoà nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả năng sản xuất có thể đáp ứng được Để thực hiện tốt nhất điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để phân khúc thị trường, phân biệt từng loại khách hàng có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản phẩm tận tình, chu đáo hơn.

Hơn nữa, doanh nghiệp nên thành lập một phòng Marketing đảm nhiệm vai trò nghiên cứu về khách hàng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh để cung cấp các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối Công việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm Đây là một trong những phòng ban tuy chỉ mới được coi trọng trong những năm gần đây nhưng nó đã cho thấy hiệu quả to lớn qua việc giải quyết tốt vấn đề phù hợp giữa giá cả, chất lượng và thị trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG

Chính sách chất lượng của Tập đoàn

 Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát cam kết:

 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

 Liên tục cải tiến các quá trình và ứng dụng các công nghệ mới.

 Xác lập một môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.

 Liên tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000.

Cam kết lãnh đạo

Để đảm bảo việc áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng thông qua:

 Phổ biến tới toàn bộ cán bộ công nhân viên các vấn để liên quan theo quy định tại hệ thống quản lý chất lượng của công ty.

 Thiết lập chính sách chất lượng.

 Thiết lập mục tiêu chất lượng.

 Thực hiện việc xem xét của lãnh đạo theo định kỳ.

 Đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng.

Hướng tới khách hàng

 Ban giám đốc Công ty cam kết việc cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và theo yêu cầu của khách hàng ra thị trường.

 Ban giám đốc Công ty cam kết sử dụng triệt để mọi ý kiến phản hồi và các khiếu nại của khách hàng.

 Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cải thiện.

 Hệ thống quản lý chất lượng nhằm đáp ứng cao nhất các yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng.

Đại diện lãnh đạo về chất lượng

Giám đốc Công ty bổ nhiệm giám đốc nhà máy làm đại diện lãnh đạo về chất lượng.Đại diện lãnh đạo về chất lượng có trách nhiệm đảm bảo xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Quản lý, giám sát việc duy trì và cải tiến liên tục hệ thống chất lượng.

Trách nhiệm và quyền hạn của Đại diện lãnh đạo về chất lượng được mô tả trong văn bản mô tả công việc.Xem xét của lãnh đạo :

 Ban giám đốc Công ty phải xem xét sự hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần, khi cần thiết có thể tổ chức đột xuất.

 Cuộc họp xem xét của lãnh đạo bao gồm các vấn đề :

 Kết quản đánh giá nội bộ gần nhất.

 Các phản hồi của khách hàng và các bên có liên quan (bao gồm cả mức độ thoả mãn cùng các khiếu nại của khách hàng).

 Hoạt động của các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm.

 Kết quả các hành động khắc phục, phòng ngừa.

 Kết quả thực hiện các quyết định của cuộc họp xem xét lãnh đạo lần trước.

 Các thay đổi có khả năng ảnh hưởng đến HTQLCL.

 Các đề xuất cải tiến.

 Các báo cáo thống kê cho việc phân tích dữ liệu và các biện pháp khắc phục,phòng ngừa.

Diễn giải lưu đồ

 Người đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR): Lập kế hoạch đánh giá chất lượng sau đó trình bày Tổng Giám Đốc phê duyệt Khi lập kế hoạch đánh giá cần phải chú ý đến các yếu tố như chương trình công việc hiện tại và các hợp đồng đang có, giai đoạn của công việc hiện thời và ngày hoàn thành công việc, yêu cầu trong hợp đồng quy định việc đánh giá.

 Căn cứ tình hình sản xuất và kết quả của lần đánh giá nội bộ trước Tổng giám đốc Công ty cho tiến hành đánh giá nội bộ toàn bộ hệ thống hoặc một phần hệ thống Công ty Việc đánh giá này nhằm xem xét việc thực hiện, áp dụng hệ thống chất lượng trong hoạt động sản xuất như thế nào, lợi ích đem lại tăng bao nhiêu.

 Căn cứ trên kết hoạch đánh giá chất lượng nội bộ, Thư ký ISO có trách nhiệm gửi thông báo tới từng bộ phận tham gia vào quá trình đánh giá.

 Thư ký ISO cũng có trách nhiệm tổ chức họp khai mạc trước mỗi kỳ đánh giá để giới thiệu thành viên đánh giá với các bên được đánh giá, xác nhận với các bên liên quan về chương trình đánh giá, giải thích các công việc mà Đoàn đánh giá phải làm cũng như đưa ra các yêu cầu đối với các bên được đánh giá như nơi làm việc, người giúp trong quá trình đánh giá.

 Quá trình đánh giá được thực hiện thông qua các chuyên gia đánh giá Các chuyên gia có trách nhiệm ghi chép nội dung đánh giá vào phiếu ghi chép và chuyển cho trưởng nhóm đánh giá Tại mục ghi chú của phiếu ghi chép, chuyên gia đánh giá phải ghi rõ kết luận: KPH (điểm không phù hợp) hoặc NX-KN ( nhận xét và khuyến nghị).

 Ngay sau khi kết thúc việc đánh giá, các nhóm đánh giá phải họp lại để thống nhất kết quả đánh giá Kết quả đánh giá được thông báo cho đơn vị được đánh giá sau khi thời gian đánh giá tại đơn vị kết thúc.

 BTGĐ, QMR và các TBP cùng với những thành viên trong nhóm chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ sẽ tham gia cuộc họp xem xét của lãnh đạo sau mỗi kỳ đánh giá nhằm hệ thống lại toàn bộ kết quả đánh giá, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hệ

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w