1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh tuyên quang và một số yếu tố ảnh hưởng

85 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI HỒNG MINH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y D

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI HỒNG MINH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên – Năm 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI HỒNG MINH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 8720110 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN Thái Nguyên – Năm 2022 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân BKLN : Bệnh không lây nhiễm BV : Bệnh viện CBYT : Cán bộ y tế CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSSKND : Chăm sóc sức khỏe nhân dân ĐT : Điều trị NCT : Người cao tuổi NVYTTB : Nhân viên Y tế thôn bản QL : Quản lý THA : Tăng huyết áp TTYT : Trung tâm Y tế TT - GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe TYT : Trạm Y tế YTCS : Y tế cơ sở WHO : Tổ chức Y tế Thế giới MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN 3 1.1 Thực trạng quản lý tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 3 1.2 Một số yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng 16 1.3 Một số thông tin về tỉnh Tuyên Quang 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Đối tượng nghiên cứu 23 2.2 Địa điểm nghiên cứu 23 2.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021 24 2.4 Phương pháp nghiên cứu 24 2.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 26 2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu 30 2.7 Phương pháp khống chế sai số 30 2.8 Phương pháp xử lý số liệu 31 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1 Thực trạng quản lý THA tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang 32 3.2 Một số yếu tố liên quan và ảnh hưởng với công tác quản lý tăng huyết áp 41 Chương 4 BÀN LUẬN 47 4.1 Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021 48 4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang hiện nay 52 KHUYẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 32 Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân THA đã được phát hiện tại các cơ sở y tế 33 Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân THA đã được điều trị tại các cơ sở y tế 33 Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân THA được quản lý 34 Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân THA được quản lý tại các cơ sở y tế 34 Bảng 3.6 Công tác tư vấn phòng chống tăng huyết áp 34 Bảng 3.7 Tỷ lệ bệnh nhân THA có biến chứng 35 Bảng 3.8 Tỷ lệ số lần biến chứng của bệnh nhân THA 35 Bảng 3.9 Kiến thức, thái độ, của người bệnh về dự phòng THA và biến chứng của THA 36 Bảng 3.10 Tuân thủ điều trị của người bệnh THA 36 Bảng 3.11 Phân bố tỷ lệ QLTHA theo tuổi 37 Bảng 3.12 Phân bố tỷ lệ QLTHA theo giới 37 Bảng 3.13 Phân bố tỷ lệ QLTHA theo học vấn 38 Bảng 3.14 Phân bố tỷ lệ QLTHA theo Nghề nghiệp 38 Bảng 3.15 Phân bố tỷ lệ QLTHA theo kinh tế gia đình 39 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa nhóm tuổi với quản lý THA 41 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa giới với quản lý THA 41 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với quản lý THA 42 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với quản lý THA 42 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa kinh tế gia đình với quản lý THA 43 Bảng 3.21 Mối liên quan cán bộ y tế và nhân vân y tế thôn bản tư vấn với QLTHA 43 Bảng 3.22 Mối liên quan kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị với QLTHA 44 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1 Thực trạng công tác quản lý THA tại cộng đồng 40 Hộp 3.2 Thực trạng công tác quản lý THA tạo cộng đồng 46 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) đang là một trong những thách thức lớn đối với sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu hiện nay, không chỉ cho các quốc gia phát triển mà còn cho cả các quốc gia đang phát triển Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2015, hàng năm có khoảng 9,4 triệu người tử vong do THA, khoảng ¼ dân số thế giới đang đối mặt với gánh nặng THA Nếu không kiểm soát được, THA gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, sa sút trí tuệ, suy thận và mù lòa, làm tăng gánh nặng về tài chính cho dịch vụ y tế [53] [50] Tại Việt Nam, tỷ lệ THA ngày càng cao, năm 1976 chỉ khoảng 1,9%, năm 1992 là 11,7%, năm 2002 có tới 15,1% ở nam và 13,5% ở nữ [6] Theo điều tra quốc gia năm 2012, tỷ lệ người THA là 25,1% [55] Mặc dù bệnh THA có xu hướng gia tăng nhưng tỷ lệ người THA biết mình bị mắc bệnh, tỷ lệ được điều trị và kiểm soát HA còn thấp [55] Kết quả điều tra tại cộng đồng tỉnh Bắc Giang (2015) cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng được phát hiện THA còn thấp (64,2%) Trong đó, tỷ lệ người được điều trị là 42,9% và tỷ lệ người được quản lý là 22,8% Tuy nhiên chỉ có 14,6% người bệnh THA được quản lý đúng [33] Theo số liệu điều tra tại Việt Nam năm 2015 cho thấy tỷ lệ THA được phát hiện là 60,9%, trong đó 92,8% được điều trị nhưng chỉ có 31,3% bệnh nhân kiểm soát được huyết áp Thực trạng này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ lớn THA chưa được phát hiện trong cộng đồng Dù tỷ lệ điều trị THA đã gia tăng nhưng vẫn còn số lượng lớn bệnh nhân được điều trị nhưng chưa được kiểm soát tốt huyết áp [43] Chương trình mục tiêu y tế dân số quốc gia đã phê duyệt với mục tiêu 50% số người tăng huyết áp được phát hiện sẽ được điều trị đúng phác đồ do Bộ Y tế, giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do tăng huyết áp Tuy nhiên hiện nay công tác phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng chưa đạt được mục tiêu đặt ra của Chương trình Theo thống kê năm 2020 của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân 2 THA được quản lý trên toàn quốc là 38,1% thấp hơn so với mục tiêu đặt ra [13] Nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động dự phòng còn hạn chế, lớn nhất là chưa chủ động phát hiện tăng huyết áp trong cộng đồng, nhiều người tăng huyết áp chưa được phát hiện, chỉ khi họ bị biến chứng do tăng huyết áp mới đến bệnh viện, nhiều tỉnh chủ yếu vẫn quản lý tại bệnh viện huyện thậm chí là bệnh viện tỉnh [36] Nhiều thống kê của các TYT xã về tình hình tử vong hàng năm cho thấy tỷ lệ tai biến mạch máu não (TBMMN) mà chủ yếu là hậu quả của THA vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 30 - 50% tổng số tử vong chung [6] [9] Đây thực sự là thách thức lớn trong giai đoạn hiện nay đối với Việt Nam nói chung và với tỉnh Tuyên Quang nói riêng Tỉnh Tuyên Quang có hiện 121/138 (88%) TYT xã có bác sỹ, 100% TYT đăng ký khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT Đây là những điều kiện thuận lợi để triển khai quản lý THA tại TYT xã Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, nên công tác quản lý THA ở cộng đồng còn hạn chế Vậy thực trạng bệnh nhân THA được quản lý tại cộng đồng tỉnh tuyên Quang hiện nay như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý THA tại cộng đồng? Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang và một số yếu tố ảnh hưởng" với các mục tiêu sau: 1 Đánh giá thực trạng quản lý tăng huyết áp được sàng lọc tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021 2 Phân tích một số yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến công tác quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng quản lý tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 1.1.1 Một số khái niệm chung liên quan đến tăng huyết áp * Quản lý tăng huyết áp Quản lý THA là việc triển khai các giải pháp đồng bộ gồm: (i) củng cố hệ thống y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo trang thiết bị và thuốc điều trị THA, đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ tư vấn, khám sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và lập hồ sơ quản lý lâu dài bệnh THA; (ii) nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh THA để họ có thể thay đổi hành vi lối sống, tăng cường hoạt động thể lực, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ điều trị nhằm đạt huyết áp mục tiêu và dự phòng các biến chứng có thể xảy ra [36] Theo thông tư 37/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế về Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành y tế và Công văn 277/DPKLN ngày 25/3/2020 của Cục Y tế dự phòng về việc hướng dẫn báo cáo thống kê hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm quy định: - Bệnh nhân đang được quản lý: là những bệnh nhân đang có hồ sơ quản lý điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám chữa bệnh (tỉnh, huyện, xã) và trong vòng 3 tháng qua có ít nhất 1 lần đến cơ sở y tế đó để khám và lĩnh thuốc điều trị - Hồ sơ quản lý điều trị bao gồm: bệnh án điều trị ngoại trú (giấy hoặc điện tử); hoặc sổ theo dõi kết quả điều trị do các chương trình ban hành; hoặc các sổ sách, hồ sơ, giấy tờ khác có theo dõi, ghi chép một cách có hệ thống về diễn biến các lần khám và cấp thuốc của bệnh nhân (ví dụ như bệnh nhân tăng huyết áp thì tối thiểu có ghi số đo huyết áp và thuốc đã sử dụng cho mỗi lần đến khám) 4 * Quy trình đo huyết áp 1 Người được đo HA cần nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia ) trong vòng 2 giờ trước khi đo HA Không nói chuyện trong khi đang đo HA 2 Đo HA có thể tiến hành ở các tư thế ngồi ghế tựa (tư thế tiêu chuẩn) hoặc nằm lưng đặt giường Tư thế đứng thẳng (đo vào thời điểm 1 phút hoặc 3 phút sau khi đứng dậy từ vị trí ngồi) dùng để phát hiện hạ HA tư thế, nhất là ở người cao tuổi, ĐTĐ hoặc có các bệnh lý dễ gây hạ HA tư thế Khi đo HA cần đảm bảo người được đo thả lỏng, tránh co cứng cơ: nếu ở tư thế ngồi, thì ghế cần có tựa, tay duỗi thẳng thoải mái trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim, không bắt chéo chân 3 HA có thể đo thủ công sử dụng HA kế thủy ngân hay HA kế đồng hồ, hoặc đo tự động sử dụng HA kế điện tử Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ ( 6 tháng - 1 năm/lần) để đảm bảo độ chính xác của việc đo HA 4 Cần quấn băng quấn đủ chặt và đảm bảo kích thước bao đo tương xứng với vùng chi thể được đo HA Nếu đo HA ở cánh tay thì bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay và vị trí đặt bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 1,5-2 cm Vị trí băng quấn cần ngang với vị trí của tim người cần đo 5 Xác định vị trí động mạch đập rõ nhất ở dưới và bên ngoài băng quấn để điều chỉnh vị trí băng quấn khi đo HA tự động (ứng với đường đánh dấu động mạch trên băng quấn) hoặc để đặt ống nghe khi đo HA thủ công, cần đảm vị trí tương ứng với mốc 0 của HA kế thuỷ ngân hoặc vị trí của đồng hồ kế là ngang với vị trí của tim dù tư thế đo HA là ngồi, nằm hay đứng Nếu đo thủ công, người đo sẽ bơm hơi cho đến khi không còn sờ thấy mạch đập, rồi bơm thêm 30mmHg sau đó xả hơi với tốc độ 2-5 mmHg/nhịp đập HA tâm

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w