10 Trang 7 Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUẢN LÝ HOẠT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG .... Thực trạng quản lí hoạt hoạt động dạ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NÔNG VĂN HƯU
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NÔNG VĂN HƯU
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tuân
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đây
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2023
Tác giả
Nông Văn Hưu
Trang 4Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà quản
lý và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2023
Tác giả
Nông Văn Hưu
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh phổ thông 6
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh phổ thông 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 10
1.2.2 Hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM 11
Trang 61.2.3 Quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở trường THCS 12 1.3 Hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 13 1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới 13 1.3.2 Các thành tố của hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS 14 1.3.3 Nội dung dạy học theo hướng giáo dục STEM 16 1.3.4 Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ dạy học theo hướng giáo dục STEM 16 1.3.5 Kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng STEM 16 1.4 Quản lí hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 18 1.4.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học dạy học theo theo định hướng giáo dục STEM 18 1.4.2 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên các môn học của STEM 18 1.4.3 Quản ký hoạt động học của học sinh 19 1.4.4 Quản lý các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động chuyên đề dạy học theo hướng giáo dục STEM 20 1.4.5 Kiểm tra, tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM 22 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 23 1.5.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở trường THCS 23 1.5.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển giáo dục STEM ở trường THCS 24 Kết luận chương 1 26
Trang 7Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUẢN LÝ HOẠT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC
TRƯỜNG THCS HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG 27
2.1 Khái quát chung về hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 27
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, KT-XH của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 27
2.1.2 Quy mô phát triển giáo dục 28
2.1.3 Đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý 32
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 33
2.2.1 Mục đích của khảo sát 33
2.2.2 Đối tượng khảo sát 33
2.2.3 Nội dung khảo sát 34
2.2.4 Phương pháp khảo sát 34
2.2.5 Thời gian khảo sát: Từ 01/09/2022- 15/09/2022 36
2.3 Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 36
2.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu dạy học STEM 36
2.3.2 Thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng giáo dục STEM 37
2.3.3 Thực trạng hoạt động học của học sinh theo định hướng giáo dục STEM 40
2.3.4 Thực trạng cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ dạy học STEM 41
2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng giáo dục STEM 42
2.4 Thực trạng quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 44
2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM 44
Trang 82.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên các môn học của STEM 46
2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh trong chuyên đề chuyên đề dạy học STEM 50
2.4.4 Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ dạy học theo định hướng giáo dục STEM 52
2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện, nguồn lực phục vụ hoạt động chuyên đề dạy học STEM 55
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS 57
2.5.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng giáo dục STEM 57
2.5.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng giáo dục STEM 59
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS 60
Kết luận chương 2 62
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUẢN LÝ HOẠT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO 63
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 63
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 63
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 63
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 63
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 64
3.2 Đề xuất hệ thống biện pháp quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng theo Các biện pháp dự kiến 64
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lí hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường 64
Trang 93.2.2 Biện pháp 2: Quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế
hoạch dạy học theo định hướng giáo dục STEM 65
3.2.3 Biện pháp 3: Quản lí việc đổi mới PPDH theo định hướng giáo dục STEM 70
3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của HS theo định hướng giáo dục STEM 73
3.2.5 Biện pháp 5: Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV theo định hướng giáo dục STEM 78
3.2.6 Biện pháp 6: Quản lí các điều kiện hỗ trợ dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong các trường THCS 80
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 81
3.4 Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 82
3.4.1 Mục đích 82
3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 82
3.4.3 Kết quả khảo sát 83
Kết luận chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
1 Kết luận 87
1.1 Về lí luận: 87
1.2 Về thực tiễn: 87
1.3 Về các biện pháp: 88
2 Khuyến nghị 89
2.1 Với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 89
2.2 Với các trường THCS trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 31
Bảng 2.2 Đội ngũ CBQL trường THCS 32
Bảng 2.3 Đội ngũ GV trường THCS 33
Bảng 2.4 Mẫu khảo sát bằng phiếu hỏi ở 6 trường THCS trên địa bàn 34
Bảng 2.5 Thực trạng mục tiêu, nội dung chương trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM 36
Bảng 2.6 Thực trạng hoạt động dạy của GV theo định hướng giáo dục STEM 38
Bảng 2.7 Thực trạng hoạt động học của HS theo định hướng phát triển định hướng giáo dục STEM 40
Bảng 2.8 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học theo định hướng giáo dục STEM 41
Bảng 2.9 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HStheo định hướng giáo dục STEM 43
Bảng 2.10 Thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung chương trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM 44
Bảng 2.11 Thực trạng quản lí hoạt động dạy của GV theo định hướng giáo dục STEM 47
Bảng 2.12 Thực trạng về quản lí hoạt động học của HS theo định hướng giáo dục STEM 50
Bảng 2.13 Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ dạy học theo định hướng giáo dục STEM 53
Bảng 2.14 Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng giáo dục STEM 55
Bảng 2.15 Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng giáo dục STEM 58
Trang 12Bảng 2.16 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học định hướng
giáo dục STEM 59 Bảng 3.1 Quy ước xử lí thông tin mức độ cần thiết, mức độ khả thi của
các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM 83 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát CBQL về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp 83 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát GV các trường THCS thuộc huyện Thạch An
về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 84
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo
định hướng giáo dục STEM 82
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt lĩnh vực giáo dục, vì vậy đổi mới giáo dục là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu Dạy học theo hướng giáo dục STEM và quản lý hoạt động này trong nhà trường phổ thông đã được triển khai ở các nước nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu của của các cuộc cách mạng công nghệ trong tương lai
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 nhấn mạnh mục tiêu
cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…” Bên cạnh đó, Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp; giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018…”
Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” Đặc biệt, cuộc thi “Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho học sinh phổ thông đã trở thành điểm sáng tích cực trong giáo dục định hướng năng lực… Về cơ bản, đây
là một hình thức dạy học theo hướng giáo dục STEM Các cuộc thi này là ví dụ cho mục tiêu giáo dục nhằm phát triển năng lực cho học sinh hình thành những
kĩ năng học tập và lao động trong thế kỉ 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đó
Trang 15cũng là mục tiêu mà dạy học theo hướng giáo dục STEM hướng tới Nhận thấy vai trò của dạy học theo hướng giáo dục STEM như là một giải pháp quan trọng và hiệu quả trong việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học Quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp dạy học theo hướng giáo dục STEM trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan
Trước bối cảnh dạy học theo hướng giáo dục STEM đang được quan tâm, coi trọng và ngày càng phổ biến ở Việt Nam đã đặt ra một vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục trăn trở đó là năng lực của đội ngũ giáo viên liệu có đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học theo định hướng STEM hay không? Làm thế nào để quản lý được hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM của nhà trường khi cả giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn Thực tế hiện nay, giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nói riêng việc nhận thức về dạy học theo hướng giáo dục STEM còn hạn chế và khá mơ hồ; năng lực triển khai hoạt hoạt động dạy học theo hướng dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh gần như không có mặc dù hiện nay các tổ nhóm chuyên môn được chủ động xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng tích hợp, liên môn xong chất lượng hạn chế dẫn đến hiệu quả thấp, việc thực hiện dạy học theo các chủ đề tích hợp, liên môn hình thức, mang tính khiên cưỡng nên khó đạt kết quả theo yêu cầu, không tạo được hứng thú học tập, không phát huy được năng lực học sinh Tuy vấn đề cấp thiết nhưng còn khá mới mẻ và chưa được triển khai tại các trường THCS trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Xuất phát từ những phân tích trên, bản thân tôi chọn đề tài “Quản lý
hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu
Trang 162 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đề tài đề xuất biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh các trường THCS Thạch An
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các
trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc quản lý hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã được triển khai, song kết quả chưa cao, do một số nguyên nhân về nhận thức và năng lực quản lý của Hiệu trưởng, năng lực thực hiện hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM của giáo viên còn hạn chế… Nếu các nhà trường THCS chủ động xây dựng môi trường sư phạm, quản lý và khai thác mọi nguồn lực phù hợp với điều kiện địa phương để thực hiện hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh, nhằm chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông hiện nay sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với nhu cầu nguồn nhân lực hiện đại mà xã hội hướng tới
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh các trường THCS huyện Thạch An
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Trang 175.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở 6 trường có cấp THCS công lập trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
6.3 Giới hạn đối tượng khảo sát là
- Chuyên viên phòng GD huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng;
- CBQL các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng;
- Giáo viên dạy môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ ở 6 trường THCS trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp như phân tích-tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá… các tài liệu lý luận, văn bản pháp quy liên quan đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở trường THCS theo hướng giáo dục STEM
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, tọa đàm (trò chuyện, phỏng vấn), phương pháp quan sát, phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đánh giá thực trạng hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và nguyên nhân của thực trạng quản lý
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp được sử dụng nhằm thống kê, phân tích, xử lý các số liệu thu được từ các phương pháp điều tra để rút ra kết luận
Trang 188 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt hoạt động dạy học theo hướng
giáo dục STEM ở các trường THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo
dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo
dục STEM ở các trường THCS huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh phổ thông
Luận án của Lê Xuân Quang (2017) với tên đề tài: “Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM” [20] đã cụ thể hóa được các vấn đề sau:
(1) Cơ sở lý luận về giáo dục STEM trên các phương diện sau: Đề xuất khái niệm, quy trình dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM;
Đề xuất phương pháp luận xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ; Xây dựng các tiêu chí về một chủ đề giáo dục STEM, cấu trúc của nhiệm vụ STEM
(2) Đánh giá thực trạng dạy học môn Công nghệ phổ thông dưới góc độ giáo dục STEM
(3) Xây dựng 03 chủ đề minh họa dạy học môn Công nghệ 8 theo định hướng giáo dục STEM góp phần đổi mới giáo dục Công nghệ phổ thông theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với tư tưởng tích hợp ở bậc THCS sau năm 2015 và định hướng giáo dục Công nghệ sau năm 2015
Trong năm 2017 và 2018 nhóm các tác giả Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ đã công bố tài liệu “Dạy học chủ đề STEM cho HS THCS và Trung học phổ thông”, “Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho HS THCS và trung học phổ thông” Thông qua tài liệu công bố dưới dạng sách nhóm tác giả
đã cung cấp cơ sở lí luận về dạy học STEM, tập trung xây dựng các chủ đề STEM trong trường trung học Từ đó, nhấn mạnh vai trò của GV và đề cập đến yêu cầu phát triển NLDH tích hợp cho GV [16]
Trang 20Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải (đồng chủ biên) cùng các tác giả Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Được, Trần Bá Trình (2018) công bố tài liệu về “Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông” Tài liệu cung cấp cơ sở khoa học của giáo dục STEM; Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện giáo dục STEM ở trường phổ thông; Giáo dục STEM trong môn học và hoạt động giáo dục cụ thể trong các môn Toán, Vật
lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ; Minh họa một số chủ đề giáo dục STEM Qua đó, các tác giả cho rằng để tổ chức được giáo dục STEM trong nhà trường, GV cần có nhận thức đúng về bản chất của giáo dục STEM, tính liên môn và yêu cầu hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề cụ thể Từ đó phát triển định hướng giáo dục STEM cho HS Bên cạnh đó, GV phải có năng lực phân tích, chẩn đoán nhu cầu, năng lực của HS và thực hiện dạy STEM theo quy trình được gợi ý Trong đó, nhấn mạnh giai đoạn
HS trải nghiệm để đối chiếu, so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn [1]
Nguyễn Quang Linh (2019) tiến hành tổ chức dạy học bài “tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện” vật lý 7 theo định hướng giáo dục STEM Tác giả đã nghiên cứu để đưa yếu tố giáo dục STEM vào trong bài học mà không phá vỡ hình thức dạy học bài - lớp truyền thống Hướng nghiên cứu này được trình bày tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên (trang 33 đến trang 39) Đây cũng là một hướng nghiên cứu tốt nhưng chưa triệt để về giáo dục STEM
Thực hiện tập huấn GV về giáo dục STEM ở phổ thông, năm 2019 Vụ giáo dục trung học [3] đã công bố tài liệu tập huấn “Xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học” theo chương trình phát triển giáo dục trung học 2 Ngoài việc cung cấp những vấn đề chung về giáo dục STEM thì tài liệu tập huấn nhấn mạnh năng lực phân tích liên môn, xây dựng chủ đề STEM là năng lực quan trọng mà GV cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng Tài liệu còn cung cấp các chủ đề minh họa cụ thể là giáo án dạy học STEM đã được thực hiện ở một số trường phổ thông
Trang 21Ngoài ra còn có một số công trình đăng trên tạp chí đề cập đến giáo dục STEM như: Nguyễn Đức Mậu, Đinh Thị Ngoan (2019) [14] Thiết kế chủ đề
“Pin chanh” (chương trình Hóa học vô cơ lớp 12) theo định hướng giáo dục STEM; Nguyễn Thanh Nga, Lê Thanh Trúc, Hoàng Phước Muội (2019) về “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “cơ sở của nhiệt động lực học” (vật lí lớp 10) theo định hướng giáo dục STEM được đăng trên tạp chí giáo dục số
445 (kì 1 tháng 1 năm 2019, trang 52 - 56); Nguyễn Đức Mậu, Dương Thị Anh Tuyết (2018)
[15] “Dạy học chủ đề Axit - bazo (Hóa học 11) theo định hướng giáo dục STEM”; Nguyễn Cẩm Thanh (2018) [22] “Mô hình MUSIC hoạt động trải nghiệm sáng tạo kĩ thuật theo tiếp cận STEM” …
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh phổ thông
Hà Thị Kim Sa trong bài viết “Quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM” Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới
giáo dục, yêu cầu gắn kết các hoạt động dạy học với thực tiễn cuộc sống, hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được nhiều cán bộ quản lý và các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và đầu tư thực hiện Do đó, quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tâm và tầm của người dạy học trong giai đoạn giáo dục 4.0, tác động sâu sắc đến hiệu quả hoạt động dạy học, góp phần tích cực vào việc chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động dạy - học STEM tại các trường trung học phổ thông từ đó đưa ra các một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM [23]
Ngày 01/10/2018, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
khai giảng khóa bồi dưỡng “Thiết kế và dạy học theo chủ đề STEM” cho 436
Trang 22giáo viên THCS và THCS thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An (tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh) do các thành viên thuộc đội ngũ chuyên gia STEM của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn Đội ngũ chuyên gia STEM của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gồm các thành viên là giảng viên thuộc các khoa Toán - tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, công nghệ thông tin, Các thành viên đã được tập huấn sâu bởi chuyên gia nước ngoài từ Anh Quốc, Israel… Khóa bồi dưỡng sẽ giúp cho học viên có những kiến thức cơ bản về giáo dục STEM, dạy học theo định hướng giáo dục STEM Đồng thời, học viên được trải nghiệm, thực hành các hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM, từ đó thực hành thiết
kế và tổ chức bài dạy theo định hướng STEM trong chương trình phổ thông, đặc biệt đón đầu đối với chương trình giáo dục phổ thông mới
Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng đều đã có chỉ đạo: Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (Science - Technology - Engineering - Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan Từ năm 2015, các tỉnh thành như Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Hải Dương, Đồng Tháp đã và đang triển khai nhiều hoạt động về giáo dục STEM
Các công trình nghiên cứu trên đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, góp phần tích cực vào việc chuẩn
bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Những công trình nghiên cứu này là cơ sở để chúng tôi phân tích nội dung bồi dưỡng, các hình thức và phương pháp bồi dưỡng, chủ thể thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV ở trường THCS
Các nghiên cứu trên tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thiết kế chủ đề STEM, thiết kế và quy trình thi công bài học STEM, thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở các môn học cụ thể Thông qua đó,
Trang 23những vấn đề liên quan đến quản lý dạy học và quản lý bồi dưỡng hoạt động dạy học theo hương STEM được đề cập đến ở các khía cạnh còn đơn lẻ Các nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống về bòi dưỡng hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV hầu như chưa có
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục
- Quản lý:
Quản lý được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Theo Trần Kiểm “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người- thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [17, tr.28]
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [21, tr.34]
Như vậy, có thể hiểu Quản lý là sự tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý theo cơ chế quản lý nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo cho tổ chức ổn định, phát triển lâu dài
- Quản lý giáo dục:
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo thì
"quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra" [11]
Theo Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư: Quản lý nhà nước về giáo dục
"là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan có trách nhiệm về quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GDĐT, duy trì
Trang 24kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được GD&ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GDĐT của nhà nước" [8, tr.6]
Như vậy, quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý tiến hành những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật ở các cấp khác nhau lên các đối tượng quản lý trực thuộc, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý
để thực hiện những mục tiêu dự kiến
1.2.2 Hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học) [3, tr.12]
Trong ngữ cảnh giáo dục và trên bình diện thế giới, STEM được hiểu với
nghĩa giáo dục STEM trong đó, “về bản chất được hiểu là trang bị cho người học khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học” [3, tr.12]
“Đối với ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học” [3, tr.19]
Các hình thức chủ yếu trong giáo dục STEM
Dạy học một số môn khoa học theo bài học STEM
- Tổ chức hoạt động dạy học: tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với từng hoạt động cụ thể Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành Các hoạt động học đó có thể được tổ chức
cả ở trong và ngoài lớp học đảm bảo mục tiêu dạy học của phần nội dung kiến thức trong chương trình Cách thức tổ chức hoạt động dạy học thường chia thành 5 hoạt động, bao gồm: xác định vấn đề; nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá; chia
sẻ, thảo luận, điều chỉnh
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM: được tổ chức thông qua hình thức câu lạc bộ, ngày hội hoặc các hình thức trải nghiệm thực tế; được tổ chức
Trang 25thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện Nhà trường có thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống
- Đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật Tổ chức hoạt động: dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kì tổ chức ngày hội STEM hoặc cuộc thi khoa học kĩ thuật tại đơn vị, đồng thời lựa chọn các đề tài/dự án nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp trên
Theo tác giả dạy học theo định hướng giáo dục STEM là dạy học tích hợp của các lĩnh vực là Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Nhằm cung cấp cho HS những kiến thức về mặt lí thuyết mà còn tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống gắn
với bối cảnh thực tiễn, thông qua đó phát triển các năng lực chung ở HS
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM ở trường THCS
Quản lí hoạt động dạy học là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong nhà trường, nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất năng lực và các điều kiện, làm cho HĐDH trong nhà trường hướng tới việc đạt mục tiêu giáo dục Quản lí hoạt động dạy học đảm bảo thực hiện đúng chương trình dạy học: Đảm bảo tính hệ thống liên tục của chương trình (đúng tiến độ thực hiện chương trình từng môn); đảm bảo tính toàn diện trong giáo dục phổ thông (mối 17 quan hệ giữa các bộ môn); đảm bảo đúng nội dung
đã qui định của chương trình về yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ Trong đó thể hiện rõ tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với tình hình Việt Nam (Trần Kiểm, 2002) QL HĐDH giữ vị trí quan trọng trong QL nhà trường Mục tiêu QL chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà QL xác định các mục tiêu
QL khác trong hệ thống mục tiêu QL của nhà trường QL HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm của người HT Xuất phát từ vị trí quan trọng của HĐDH, người HT
Trang 26phải dành nhiều thời gian và công sức cho QL HĐDH nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội (Trần Thị Hương, 2014) Như vậy, quản lí hoạt động dạy học theo định hướng STEM là quá trình tổ chức thực hiện hoạt động của GV, HS trên cơ sở chương trình giáo dục hướng tới hình thành và phát triển cho HS những năng lực chung
về tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề thông qua hoạt động
để hình thành cho HS các năng lực như: ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên
và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất và năng khiếu của HS
1.3 Hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục hiện hành theo hướng tiếp cận nội dung được xây dựng nhằm cung cấp những kiến thức trên cơ sở cho rằng có một số thành tựu kiến thức văn hóa của loài người (chẳng hạn như kiến thức của các khoa học bộ môn như toán học, vật lí, địa lí, ) mà tất cả mọi người cần biết
Chương trình giáo dục mới đang xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực
- chú ý tới đầu ra cần đạt - các năng lực cần cho cuộc sống, học tập, và tham gia
có hiệu quả trong xã hội Kết quả đầu ra cần đạt là cơ sở để xác định, lựa chọn,
tổ chức các kinh nghiệm học tập có nghĩa Chương trình chú ý tới tính tổng thể, tới kết hợp và tích hợp kiến thức (có thể qua tích hợp môn học, qua xây dựng các chủ đề học tập rộng gắn với những vấn đề thực tiễn,…) Lôgic khoa học bộ môn không phải là duy nhất chi phối việc tổ chức nội dung chương trình Đồng thời không chú trọng tới việc cung cấp nhiều kiến thức của các khoa học bộ môn mà chú ý lựa chọn, tổ chức các nội dung học tập một cách hợp lí, tạo cơ sở cho việc phát triển các năng lực cho học sinh
Thứ nhất, về mục tiêu chương trình: thể hiện rõ yêu cầu phát triển năng lực người học Mục tiêu được cụ thể hóa thành những năng lực người học cần đạt sau giáo dục phổ thông và sau từng cấp học, qua mục tiêu chương trình của từng môn học cũng như các hoạt động giáo dục
Trang 27Thứ hai, quan điểm tích hợp được chú trọng trong cấu trúc nội dung chương trình, nó được thể hiện qua việc xây dựng các môn học tích hợp; các lĩnh vực học tập; đưa ra các “chủ đề học tập” rộng, liên môn và gắn với những vấn đề thực tiễn, những vấn đề mang tính toàn cầu Sự tích hợp có thể thực hiện trong “nội bộ” môn học hoặc giữa các kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác Nội dung chương trình thể hiện sự phân hóa, hướng tới từng cá nhân người học Có những nội dung được hướng dẫn cụ thể riêng cho các đối tượng;
có phần nội dung “tự chọn” đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, khuynh hướng, sở thích cá nhân người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối
đa tiềm năng của mình; Có phần nội dung do địa phương, nhà trường xây dựng phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tiễn; Nội dung chương trình nên tạo sự thuận lợi cho người học được học tập theo “nhịp độ” phù hợp với khả năng bản thân; Cuối cùng, trong nội dung chương trình cần quan tâm tới sự đa dạng giữa các vùng miền, các đối tượng người học; cho phép có sự lựa chọn nội dung, cách thức thực hiện chương trình linh hoạt, mềm dẻo
Thứ ba, về phương pháp dạy học: Chương trình chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; chú ý phương pháp thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức hợp, tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, thảo luận, thuyết trình,… qua đó phát triển năng lực của người học; tăng cường các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham gia, phối hợp, gắn kết của cộng đồng; quan tâm ứng dụng có hiệu quả về công nghệ thông tin; chú ý dạy học hướng tới từng đối tượng
1.3.2 Các thành tố của hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS
Theo Chương trình giáo dục THCS mới 2020, mục tiêu dạy học theo định hướng STEM giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực
Trang 28chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động Mục tiêu dạy học theo định hướng STEM chính là kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
Chương trình giáo dục THCS theo định hướng STEM thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện
ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020)
Căn cứ theo Chương trình giáo dục THCS 2020 mới quy định nội dung chương trình dạy học theo định hướng STEM gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phươngvà có các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ
2 Thời lượng giáo dục: Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
Như vậy, chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện
Trang 29được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện QL chất lượng theo kết quả đầu ra
đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS Tuy nhiên, nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các
lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức
1.3.3 Nội dung dạy học theo hướng giáo dục STEM
Dạy học theo định hướng giáo dục STEM là dạy học tích hợp nhằm phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề, trong quá trình dạy học cần phải tổ chức hoạt động để học sinh được trải nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu bài học, sau khi học sinh lĩnh hội được kiến thức của chủ đề (kiến thức nền) thì các em bắt tay vào việc tìm ý tưởng thiết kế sản phẩm và chế tạo ra sản phẩm như mong đợi Trong quá trình lĩnh hội kiến thức và thiết kế, chế tạo sản phẩm học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn của bốn lĩnh vực STEM: Khoa học; Công nghệ; Kỹ thuật và Toán học Việc học tập kiến thức mới gắn liền với ứng dụng chúng vào thực tiễn sẽ tăng hứng thú học tập, nghiên
cứu của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường
1.3.4 Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ dạy học theo hướng giáo dục STEM
CSVC - TB dạy học có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dạy học Đối với HĐDH theo định hướng STEM yêu cầu về CSVC - TB dạy học lại càng cao
Vì thế, để đáp ứng đòi hỏi của HĐDH theo định hướng STEM, CSVC - TB dạy học ở các trường THCS cần được xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng STEM
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng giáo dục
STEM song hành với quá trình dạy học cần có chương trình cụ thể:
Trang 30Mục tiêu kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học vì nó đo sự tiến bộ của HS Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa
là quá trình kiểm tra đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức, kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức, kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học Khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của HS thì đánh giá phải làm sao để HS không
sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy HS nỗ lực (Phạm Thị Hà, 2014)
Đánh giá vì sự tiến bộ của HS còn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp HS so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra Cần nhận thức rằng đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình Có như vậy,
HS mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào Sau khi HS kết thúc một giai đoạn học thì tổ chức đánh giá, để GV biết được những kiến thức mình dạy, HS đã làm chủ được kiến thức, kĩ năng ở phần nào và phần nào còn hổng (Phạm Thị Hà, 2014)
Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của GV Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng STEM cần phải phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của
HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng STEM cần xác định mức độ, mục tiêu của nội dung chương trình đặt ra Có 6 mức độ nhận thức cần quan tâm để lựa chọn phương thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp (Phạm Thị Hà, 2014)
Trang 311.4 Quản lí hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.4.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học dạy học theo theo định hướng giáo dục STEM
Xác định mục tiêu giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM chính là kim chỉ nam để xây dựng chương trình dạy học theo định hướng chính xác
Việc xây dựng mục tiêu cần nhiều căn cứ trong đó có chỉ đạo từ phòng giáo dục và đạo tạo, thêm vào nữa là định hướng phát triển của trường THCS
và đặc biệt là sự đáp ứng của học sinh đối với chương trình học
Nội dung dạy học ở trường THCS phải phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển NLHS Vì thế, khi lựa chọn nội dung dạy học, GV cần quán triệt yêu cầu này Nội dung dạy học được lựa chọn đưa vào trong tiết học/bài học phải bao gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ góp phần hình thành và phát triển NL của HS Ngoài những nội dung quy định trong chương trình, GV cũng có thể lựa chọn thêm những nội dung từ thực tiễn sinh động của các địa phương, từ cuộc sống thực của HS mà hàng ngày các em
đang trải nghiệm
1.4.2 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên các môn học của STEM
* Sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học ở trường trung học cơ
sở theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Phương pháp và phương tiện dạy học là những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với dạy học theo định hướng STEM Để có thể phát huy tốt vai trò của các yếu tố này, GV cần sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của HS; thông qua đó các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành phương pháp học, NL phát hiện và giải quyết vấn đề, biết vận dụng sáng tạo kiến thức… Bên cạnh đấy, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
Trang 32*Sử dụng hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học cơ sở theo
định hướng STEM
Hình thức tổ chức dạy học có ảnh hưởng lớn đến HĐDH theo định hướng STEM Định hướng đổi mới hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu STEM là phải “chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”
1.4.3 Quản ký hoạt động học của học sinh
Chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào kết quả giảng dạy của GV
mà quan trọng hơn, mang tính quyết định hơn là còn phụ thuộc vào hoạt động học tập của HS Chính vì vậy, việc QL hoạt động học tập của HS có vai trò hết sức quan trọng nhằm đạt được mục tiêu, kết quả dạy học QL hoạt động học tập của HS theo hướng STEM bao gồm các nội dung cơ bản là:
(1) Quản lí nề nếp, động cơ, thái độ học tập của HS Nề nếp, thái độ học tập tích cực của HS là rất quan trọng, đây là tiền đề sẽ tạo nên sự ảnh hưởng mang tính quyết định đến hoạt động học tập và kết quả học tập của các em (Trần Thị Hương, 2014)
(2) Quản lí việc giáo dục phương pháp học tập cho HS Phương pháp học tập là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS Vì vậy phải QL tốt việc hướng dẫn, tổ chức cho các hoạt động học phù hợp với với từng bộ môn không chỉ là CBQL mà ở từng GV giảng dạy Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong giáo dục HS nói chung và QL hoạt động học tập của các em nói riêng là một phương thức giáo dục toàn diện, làm nền tảng cơ sở giúp cho nhà trường hoàn thành sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục (Trần Thị Hương, 2014)
(3) Tổ chức các hoạt động tạo dựng kỹ năng mềm cho HS (Kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học ) Rèn luyện kỹ năng mềm cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng
Trang 33ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội Đối với HS THCS việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này (Trần Thị Hương, 2014)
(4) Quản lí việc đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa của HS và sử dụng đánh giá xếp loại rèn luyện cho HS Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS, giúp HS có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập, rèn luyện đạo đức Đây là một hoạt động có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh, quản lí tốt việc đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa của HS và sử dụng đánh giá xếp loại rèn luyện cho HS sẽ mang lại
sự hỗ trợ lớn cho giáo dục chính khóa, góp phần hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo, kích thích sự phát triển năng lực của học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
(5) Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường quản
lí hoạt động học tập của HS Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
sẽ tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đảm bảo sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình phát triển nhân cách Gia đình có ưu thế đối với việc hình thành chuẩn mực về đạo đức trong quan hệ ứng xử, định hướng nghề nghiệp,… nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện… Các đoàn thể xã hội giúp học sinh kiểm nghiệm những điều đã học được trong nhà trường với thực tiễn trong đời sống xã hội, mở rộng kiến thức thực tế làm
cho kiến thức các em phong phú và đa dạng hơn (Trần Thị Hương, 2014)
1.4.4 Quản lý các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động chuyên đề dạy học theo hướng giáo dục STEM
i) Chỉ đạo ứng dụng CNTT phục vụ HĐDH ở trường THCS theo định
hướng STEM HĐDH ở trường THCS theo định hướng STEM đòi hỏi phải tăng
Trang 34cường ứng dụng CNTT trong dạy học Đó là vận dụng các phần mềm công cụ
để trực quan hóa nội dung giảng dạy; tạo ra những sản phẩm phục vụ dạy học như nguồn học liệu mở, thí nghiệm ảo, phim ảnh, ngân hàng đề thi…
Nhờ ứng dụng CNTT mà HĐDH ở trường THCS trở nên hiệu quả hơn đối với việc phát triển NLHS Các em học tập tích cực hơn, hứng thú hơn Khi chỉ đạo ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động dạy học ở trường THCS theo định hướng STEM, hiệu trưởng cần tập trung:
- Làm cho CBQL, GV thấy rõ tầm quan trọng và lợi ích của CNTT đối với HĐDH theo định hướng STEM, từ đó họ có ý thức trong việc ứng dụng CNTT trong HĐDH theo định hướng STEM
- Xây dựng các quy định, triển khai các phần mềm tiện ích chung và đặc trưng bộ môn để thiết kế bài giảng điện tử , bài giảng E-learning phù hợp
- Tổ chức thi các sản phẩm ứng dụng CNTT trong dạy học theo định hướng STEM
ii) Chỉ đạo đảm bảo CSVC - TB phục vụ HĐDH ở trường THCS theo định hướng STEM
CSVC là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho HĐDH và giáo dục trong nhà trường Còn thiết bị dạy học là các dụng cụ mà GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, hàng loạt thiết
bị dạy học hiện đại đã ra đời Nhờ các thiết bị dạy học này mà có thể đưa vào quá trình dạy học những nội dung diễn cảm, hứng thú; làm thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tạo ra trong quá trình dạy học một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý mới cho cả người dạy cũng như người học Chỉ đạo đảm bảo CSVC - TB phục vụ HĐDH ở trường THCS theo định hướng STEM đòi hỏi hiệu trưởng:
- Cử một Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác CSVC - TB dạy học
Trang 35- Có quy định cụ thể về sử dụng, bảo vệ CSVC của nhà trường
- Phân công trách nhiệm cán bộ thiết bị phối hợp với tổ chuyên môn lập
kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học một cách tối ưu, phục vụ hiệu quả HĐDH theo định hướng STEAM
iii) Chỉ đạo xây dựng cơ chế, tạo động lực để GV và HS phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Trong công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý HĐDH theo định hướng STEM nói riêng, việc xây dựng chính sách, tạo động lực thúc đẩy mọi thành viên trong nhà trường nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa rất lớn Người hiệu trưởng có NL là người biết khuyến khích, động viên, kết nối mọi người lại với nhau để hướng tới một mục đích chung là phát triển nhà trường
Dạy học theo định hướng STEM đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường
phải “tự vượt chính mình” Họ không thể vượt qua được lực cản của cách dạy,
cách học, cách quản lý cũ nếu thiếu động lực thúc đẩy Động lực này phải được xây dựng và phát triển từ các chính sách vi mô của nhà trường đối với GV (động viên bằng tinh thần và bồi dưỡng về vật chất), đối với HS (tạo nhu cầu, hứng thú học tập) và đối với các thành viên khác; từ việc kiến tạo bầu không khí thân thiện và tích cực, tôn trọng những giá trị văn hóa nhà trường
1.4.5 Kiểm tra, tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM
Kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý nói
chung, quản lý HĐDH ở trường THCS theo định hướng STEM nói riêng Quản
lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và dễ trở nên quan liêu
Để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện HĐDH ở trường THCS theo định hướng STEM, hiệu trưởng cần làm tốt một số công việc sau đây:
- Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện HĐDH theo định hướng STEM
Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện HĐDH theo định hướng STEM phải xác định
rõ mục đích yêu cầu kiểm tra (kiểm tra nhằm mục đích gì?); nội dung kiểm tra
Trang 36(kiểm tra cái gì?); phương pháp kiểm tra (kiểm tra bằng cách nào?) và lực lượng kiểm tra (ai kiểm tra?)
- Xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá Muốn đánh
giá khách quan kết quả thực hiện HĐDH ở trường THCS theo định hướng STEM cần xây dựng được bộ tiêu chí cụ thể, tường minh có thể đo đếm được
Bộ tiêu chí này phải phản ánh được tất cả các nộidung kiểm tra
- Lựa chọn được phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng
nội dung, từng hoạt động, từng đối tượng Trong quá trình đánh giá HĐDH ở
trường THCS theo định hướng STEM cần tăng cường sử dụng các phương pháp không truyền thống như: quan sát, đánh giá qua sản phẩm hoạt động của
GV, HS, đánh giá thực hành, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Đồng thời, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá cuối kỳ, cuối năm
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện HĐDH theo định hướng STEM Khi tổ
chức kiểm tra việc thực hiện HĐDH theo định hướng STEM cần chuẩn bị lực lượng, có sự phân cấp trong kiểm tra và có quy định rõ về chế độ kiểm tra
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục STEM cho học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.5.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở trường THCS
Yếu tố pháp lí: Các văn bản chỉ đạo hoạt động chuyên môn đối với bậc học THCS: Những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, công văn hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan QLGD các cấp Đây
là cơ sở pháp lí quan trọng có tầm ảnh hưởng toàn cục đến HĐDH nói chung và theo định hướng giáo dục STEM ở trường THCS nói riêng
Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ dạy học theo định hướng giáo dục STEM có một vị trí quan trọng và vai trò không thể thiếu,
nó ảnh hưởng rất lớn đến QL HĐDH các môn học theo hướng giáo dục STEM Việc đầu tư, khai thác, sử dụng cũng có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn
Trang 37năng lực cho HS Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức; trang thiết bị phương tiện phục vụ dạy học chưa được trang bị đầy đủ, phù hợp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến HĐDH theo định hướng giáo dục STEM
Yếu tố môi trường giáo dục và môi trường dạy học: Gia đình, nhà trường
và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi HS Chính vì vậy, nhà QL phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa ba môi trường để giúp cho việc QL HĐDH theo định hướng giáo dục STEM có hiệu quả tốt hơn; đảm bảo kết quả dạy và học đạt được theo mục tiêu mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THCS (Lê Thị Minh Phượng, 2016)
Các yếu tố trên đây đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến QL HĐDH theo định hướng giáo dục STEM ở trường THCS Đặc biệt, yếu tố về pháp lí quan trọng có tầm ảnh hưởng toàn cục đến HĐDH trường THCS Các yếu tố còn lại, tùy vào đặc điểm thực tế của từng trường mà người CBQL vận dụng các biện pháp phù hợp để hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến HĐDH theo định hướng giáo dục STEM ở trường mình
1.5.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy
học theo định hướng phát triển giáo dục STEM ở trường THCS
Yếu tố chất lượng tuyển sinh đầu vào: HS được tuyển vào lớp 6 - THCS đều phải hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và thường thực hiện tuyển sinh dưới hình thức xét tuyển theo địa bàn dân cư để thực hiện công tác phổ cập giáo dục Do đó, công tác tuyển sinh đầu cấp THCS thường đạt tỉ lệ rất cao (gần 100%) Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ HS được tuyển vào lớp 6 năng lực còn yếu, mặt bằng chất lượng HS được tuyển đầu vào chưa đồng đều Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến dạy học theo định hướng giáo dục STEM (Lê Thị Minh Phượng, 2016)
Yếu tố tình trạng sức khỏe, tâm lí của HS khi tổ chức thực hiện các hoạt động… Đây cũng là yếu tố chủ quan mà ít nhà QL nhà trường quan tâm đến,
Trang 38nhưng nó cũng gây trở ngại không ít nếu chúng ta không dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra liên quan đến các yếu tố này
Yếu tố nhân lực bao gồm CBQL trực tiếp QL nhà trường, và yếu tố GV
bộ môn: (1) Yếu tố CBQL trực tiếp QL nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường CBQL là người tác động trực tiếp đến việc dạy các bộ môn thông qua việc ban hành các kế hoạch và ra những quyết định QL phù hợp, kịp thời, chính xác để GV và HS điều chỉnh HĐDH sao cho đạt kết quả mong muốn Do đó, nếu người CBQL chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, chậm đổi mới tư duy và thiếu quyết tâm trong việc lãnh đạo thực hiện các chức năng QL hướng đến mục tiêu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến HĐDH bộ môn theo hướng giáo dục STEM ở trường THCS (Trần Thị Hương, 2014); (2) Yếu tố GV bộ môn là người trực tiếp thực hiện hoạt động dạy và tổ chức hoạt động học cho HS Do vậy, GV ngoài yêu cầu có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất và phong cách đúng mực, đội ngũ GV cần có phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá người học theo hướng giáo dục STEM (Lê Thị Minh Phượng, 2016)
Đây là các yếu tố chủ quan có tầm ảnh hưởng quan trọng đến HĐDH theo định hướng giáo dục STEM ở trường THCS và có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau CBQL nhà trường dù có năng lực, tâm huyết nhưng năng lực đội ngũ GV chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu nhà trường đề ra thì kết quả không cao Ngược lại, GV không thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm, cập nhật những thông tin, tri thức mới, tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì cũng không đạt hiệu quả mong muốn
Trang 39Kết luận chương 1
Như vậy, QL HĐDH theo định hướng STEM ở trường THCS được thực hiện trên cơ sở lí luận, thực tiễn và đồng bộ từ khâu QL mục tiêu, nội dung chương trình dạy học; QL việc thực hiện dạy học của GV; QL hoạt động học tập của HS; QL cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho HĐ giảng dạy;
QL kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; phát huy các yếu tố tác động thuận lợi tới việc QL HĐDH theo định hướng STEM và có biện pháp hạn chế các yếu tố tác động ảnh hưởng hạn chế tới việc QL HĐDH định hướng STEM
Để giải quyết được vấn đề này, cần có những phân tích, đánh giá chuẩn xác về thực trạng QL HĐDH theo định hướng giáo dục STEM ở trường THCS;
từ đó, đề xuất các biện pháp thực hiện tốt HĐDH theo định hướng STEM ở các trường THCS
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG
GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
2.1 Khái quát chung về hoạt hoạt động dạy học theo hướng giáo dục
STEM ở các trường THCS tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, KT-XH của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
2.1.1.1 Vị trí địa lý:
Huyện Thạch An nằm ở phía đông nam của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 39 km, phía bắc giáp huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng; Phía đông nam giáp huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn); Phía tây giáp huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn); Phía đông giáp huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km, Diện tích tự nhiên của huyện là 690,79 km2; do kiến tạo của địa chất, địa hình của huyện khá phức tạp, thấp dần từ tây sang đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những khe sâu và được hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi đá, vùng núi đất và thung lũng trong
đó rừng và đất rừng chiếm trên 90% diện tích canh tác toàn huyện Dưới lòng đất có nhiều loại khoáng sản quý, hiện nay chưa có điều kiện thăm dò, khai thác xác định trữ lượng Khí hậu huyện Thạch An mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng núi, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh có sương muối; mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều nước lũ dâng cao, chảy xiết Ngoài các con sông chính Thạch An còn có nhiều suối mạch nước ngầm chảy qua các dãy núi đá vôi đảm bảo nguồn nước tưới tiêu và nước sinh hoạt của nhân dân
Với 16 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 15 xã Thạch An có vị trí khá thuận lợi so với các huyện khác của tỉnh Cao Bằng, là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với trung tâm thành phố Cao Bằng và các huyện trong tỉnh, lưu thông với các tỉnh bạn (Lạng Sơn, Bắc