1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2 luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học cơ sở hay nhất (1)

153 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Tác giả Tác giả luận văn
Người hướng dẫn PGS Nguyễn Võ Kỳ Anh
Trường học Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 232,01 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỌITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨCHỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNGQUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘILUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỌI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỌI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo

dục Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI

Trang 3

Lời cảm ơnQua hai năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục –Đại học Quốc Gia Hà Nội tôi đã nhận được sự tận tình tâm huyết giảng dạy, sựquản lý, hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô, trang bị chotôi những kiến thức quý báu để phục vụ cho công tác của mình Với tất cả tình cảmcủa mình tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu trường Đại học Giáo dục cùng toàn thể quýthầy cô đã tham gia giảng dạy lớp học lời cảm ơn chân thành nhất.

Đặc biệt xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS Nguyễn Võ Kỳ

Anh, người đã trực tiếp giúp đỡ , tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các bạn bè đồng nghiệp thuộc trường THMai Động, Quận Hoàng Mai, các cơ quan tổ chức đơn vị , phụ huynh học sinh trênđịa bàn Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội, gia đình, bạn bè đã nhiệt tình cộngtác, động viên , tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện được luận văn

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thiện luận văn tuy nhiênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, xây dựng của cácthầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GVCN - Giáo viên chủ nhiệm

GVNK - Giáo viên năng khiếu

Trang 5

4 Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

5.1.Đối tượng nghiên cứu 3

5.2 Khách thể nghiên cứu 3

1 h hư ng há nghiên cứu u n 4

2 h hư ng há nghiên cứu th c ti n 4

3 Phư ng há thống kê toán học: 5

1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10

Trang 6

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 25

1.3.1 Mục tiêu Giáo dục đạo đức 25

1.3.2 Chức năng Giáo dục đạo đức 26

1.3.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 26

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 27

1.4 1 Nội dung quản í hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 27 1.4.2 Vai trò của Hiệu trường trong quản giáo dục đạo đức cho học sinh 31

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến Giáo dục đạo đức và Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học 32

1.5.1 Đặc điể tâ í học sinh Tiểu học. 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 37

2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của quận

2.1.1 Đặc điể , tình hình kinh tế- xã hội của qu n Hoàng Mai 37

2.1.2.Tình hình giáo dục của qu n Hoàng Mai 38

2.1.3 Đặc điể của trường TH Mai Động, qu n Hoàng Mai, thành hố Hà Nội 39

2.2 Thực trạng GDĐĐ cho học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai 41

2.2.1 Về tình hình vi hạ đạo đức 41

2.2.2 Th c trạng giáo dục đạo đức cho học sinh 432.3 Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 47

2.3.1 Xây d ng kế hoạch giáo dục đạo đức 47

2.3.2 Việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức 49

2.3.3 Tổ chức, chỉ đạo th c hiện kế hoạch giáo dục đạo đức 53

2.3.4 Kiể tra, đánh giá giáo dục đạo đức 602.4 Đánh giá chung về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội63

Trang 7

2.4.2 Hạn chế. 64

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 65

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TH MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI -

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 69

3.1.1 Nguyên tắc đả bảo tính đồng bộ của HĐGDĐĐ 69

3.1.2 Nguyên tắc đả bảo tính th c ti n của HĐGDĐĐ 69

3.1.3 Nguyên tắc đả bảo tính khả thi của HĐGDĐĐ 69

3.1.4 Nguyên tắc đả bảo tính hiệu quả của HĐGDĐĐ 693.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường

TH Mai Động quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội 70

3.2.1 Nâng cao nh n thức, tinh thần trách nhiệ của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 70

3.2.2 Phối hợ các c ượng trong tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo

3.2.3 Xây d ng ôi trường sư hạ ẫu c trong nhà trường 78

3.2.4.Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.82 3.2.5 Phối hợ hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và các c ượng xã hội

trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường 84

3.2.6 Đổi ới công tác kiể tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo

3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 89

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Ý thức thực hiện nội quy nhà trường của học sinh 42Bảng 2.2: Vai trò và vị trí của giáo dục đạo đức 44Bảng 2.3: Nhân thức của học sinh về các phảm chất đạo đức 46Bảng 2.4: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của trường TH Mai Động

47

Bảng 2.5 Đánh giá chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học

Bảng 2.6: Nhận xét của GV về triển khai các hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường

Bảng 2.12: Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh của

Bảng 2.13 Nhận xét của cán bộ quản lý và giáo viên về kiểm tra công tác giáo

Bảng 2.15 Nhận xét của giáo viên về mức độ tiến hành sơ kết, tổng kết, công tácgiáo dục đạo đức học sinh của lãnh đạo các nhà trường 62Bảng 2.16 Nhận xét của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh 66Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai, thành phố Hà

Trang 9

Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáodục đạo đức cho học sinh ở trường TH Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

92

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả chung về tính cần thiết của các biện pháp 91

Biểu đồ 3.2: Kết quả chung về tính khả thi của các biện pháp 91

Biểu đồ 3.3: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 93

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoànthiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức Nhâncách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khimới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường Có thểnói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệtrẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trongnhững nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cầnphải thực hiện Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạtđộng giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồidưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè,gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc Đạo đức của con ngườimới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản của giáodục mà là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ Trong giáo dụckhông những có kiến thức mà phải có đạo đức Vì vậy công tác giáo dục trướctiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn bản,cái gốc cho sự phát triển nhân cách Khi nói đến nhân cách của việc học trong

chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ hải học; học để yêu Tổ

quốc, yêu nhân dân, yêu ao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”.

Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức Đó là một tưtưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn và quan trọng của nền giáodục hiện đại Ngày nay, với những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học

và kỹ thuật, con người nắm trong tay những tư tưởng và khoa học hết sứchùng hậu, có giá trị và sức sáng tạo cực kỳ lớn lao đồng thời cũng có sức tànphá và hủy diệt thật kinh khủng Bước tiến phi thường đó của xã hội loàingười đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tộc nhất thiết phải có tâm hồn và đạođức trong sáng của lòng nhân ái

Trang 12

Công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta cũng nhằm tiếp tục nhân đạohóa các quan hệ giữa người và người, giữa người và môi trường sống, làmcho những nguyên tắc của nền đạo đức mới được khẳng định trong các chínhsách và chủ trương, trong các hoạt động và quan hệ xã hội Đồng thời chính

sự nghiệp đổi mới cũng đòi hỏi xuất hiện những con người có phẩm chất đạođức đầy đủ để đưa sự nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết

quả Thái độ đặc biệt coi trọng nhân cách đã được Hồ Chủ Tịch dạy: “C tài à

không c đức à người vô dụng, c đức à không c tài à việc gì cũng kh ” Đức là

nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vữngchắc làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người

Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp Truyền thốngtôn sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng

và đề cao Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành mạnh và

do cơ chế thị trường kinh tế chạy theo lợi nhuận thì việc giáo dục đạo đức có

ít nhiều ảnh hưởng Trước đây trong các trường học, hiện tượng vô lễ với giáoviên, nói tục chửi bậy là rất hiếm, ý thức kỷ luật của học sinh rất tốt, tinh thầnđoàn kết, tương thân tương ái là rất cao Song cũng thật đáng buồn là hiện naychất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống trông thấy, trong các nhà trườnghiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiệntượng lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị chà đạp.Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội đáng lo ngại Có một sốgia đình cha mẹ mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường, bị cuốntheo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sựthiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa conbất hiếu,đạo đức bị giảm sút Trước thực trạng đó giáo dục đạo đức càng trởnên cần thiết và quan trọng Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước

ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào “trí dục” mà xem nhẹ “đức dục” thì xã hội

sẽ ra sao? Chính vì vậy, mọi nhà trường tiến bộ, nhân đạo, dân chủ, hướng vềtương lai nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng

Trang 13

đạo đức cho thế hệ trẻ đang lớn lên và phải tiến hành ngay từ bậc Tiểu học.

Từ những lý do trên và với tư cách là một giáo viên tâm huyết với nghề, tác

giả đã trăn trở và quyết định chọn đề tài nghiên cứu:” Quản lý hoạt động

giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội”, với hy vọng kế thừa các nghiên cứu đi trước và

cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu họctrường tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai, cũng như cho học sinh cáctrường Tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận trong giáo dục đạo đức học sinh?

- Vai trò của công tác quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhcác trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội?

- Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức để góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Tiểu học Mai Động QuậnHoàng Mai thành phố Hà Nội?

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học

4.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học

5 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học

Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội còn có những hạn chế (về

nội dung th c hiện, hư ng há , s hối hợ đồng bộ của các bộ h n iên

Trang 14

quan ) Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo

dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai –Thành phố Hà Nội hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đứccho học sinh của nhà trường

6 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường Tiểu học Mai Động quận

Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội

- Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên

bộ môn, phụ huynh và học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai –Thành phố Hà Nội

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

7.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở

trường tiểu học

7.2 Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và các biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quậnHoàng Mai – Thành phố Hà Nội

7.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội tronggiai đoạn hiện nay

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 h hư ng há nghiên cứu u n

- Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, giáo trình, văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về GD&ĐT

8.2 h hư ng há nghiên cứu th c ti n

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường

- Phương pháp phỏng vấn

- Trao đổi, tọa đàm

Trang 15

8.3 Phư ng há thống kê toán học:

- Sử dụng công thức toán học để thống kê

- Xử lý số liệu đã thu thập được từ các phương pháp khác

9.Những đóng góp của đề tài

9.1 Ý nghĩa u n:

Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức hiện nay ởtrường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội, chỉ ra nhữngthành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biệnpháp quản lý hiệu qủa cho hoạt động này

9.2 Ý nghĩa th c ti n:

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lýhoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Tiểu học trong quậnHoàng Mai thành phố Hà Nội

Chương 2 Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động

giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai –Thành phố Hà Nội

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Giáo dục đạo đức là vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu ở cả phương Đông lẫn

phương Tây Ở phương Đông, từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN) trong

các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” đã rất xem trọng việcGDĐĐ Ông quan niệm GDĐĐ có tính hệ thống về phương pháp giáo dụccũng như về tâm lý giáo dục Theo Khổng Tử, sự hiểu biết không phải là sinh

ra đã có sẵn mà phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện khá công phu.Ông chủ trương coi việc rèn luyện đạo đức là ưu tiên số một Khổng Tử đặtlên hàng đầu nhân cách và đạo đức của người dạy Trong học thuyết: “Nhân-

Trí-Dũng” do mình xây dựng, ông lấy “nhân” ( òng thư ng người) làm yếu tố hạt nhân, là đặc điểm cơ bản nhất của con người “Lễ trị” ( ấy “ ” để ứng xử

ở đời) là một trong những chủ trương nổi tiếng của Khổng Tử về GDĐĐ vẫn

còn truyền lại đến ngày nay

Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399 TCN) đã cho rằng đạo đức và

sự hiểu biết quy định lẫn nhau Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậychỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức Đồng thời, ông cũng quanniệm, cái gốc của đạo đức là tính thiện Muốn xác định được chuẩn mực đạođức phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp khoa học

Aristoste (384-322 TCN) cho rằng không phải hi vọng vào thượng đế áp

đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầutrên Trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức.Ông xem đạo đức là cái thiện của cá nhân, còn chính trị là cái thiện của xãhội

Thế kỷ XVII, Jan Amos Komensky (1592-1670) – nhà giáo dục vĩ đại của

Tiệp khắc đã có nhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm: “Khoa sư

Trang 17

phạm vĩ đại” Ông đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trong việc giáo dục làm cơ

sở cho nền giáo dục hiện đại sau này Ông nhấn mạnh việc tôn trọng conngười phải bắt đầu từ sự tôn trọng trẻ em, Ông nêu nguyên lý: “ Nhà trườngkhông chỉ dạy kiến thức mà còn rèn đức hạnh” Những trẻ em ý thức kém vềhọc tập và hạnh kiểm giống như những trái chín muộn Chính vì vậy nhà giáophải có thái độ trân trọng, kiên nhẫn thì mới có thể xoá bỏ những thói xấu ởhọc sinh, và khơi dậy tiềm năng của các em

Theo quan niệm của học thuyết Mác- LêNin: đạo đức là một hình thái ýthức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội,

nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Nếu tồn tại xã hội thay đổithì đạo đức cũng thay đổi theo Do vậy, đạo đức mang tính lịch sử, tính giaicấp và tính dân tộc

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Việt Nam là đất nước có truyền thống dân tộc với nhiều giá trị tốt đẹp Từ

xa xưa cha ông ta đã có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giốngnhưng chung một giàn”, “Lá lành đùm lá rách”, “Tiên học lễ, hậu họcvăn” đều là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

Đến trước Cách mạng tháng 8/1945, ở nước ta có nhiều sách dạy về luân

lý, dạy làm người như: “Phong hoá điều hành”, “Huấn nữ ca”(dịch), “Gia huấn ca” (dịch) của Trương Vĩnh Ký; “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu Trong đó, đặc biệt phải kể đến cuốn: “Đạo đức và luân lý”(Bài n i chuyện sau

in thành sách nă 1927) của Phan Châu Trinh đã đề cao sức mạnh đạo đức,

nhân cách, bản lĩnh con người Theo ông, đạo đức là cái gốc của mỗi conngười, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc

Như vậy, dù là quan điểm tiếp cận khác nhau song các học giả, các nhànghiên cứu đã đều rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biết

là thế hệ mầm non, tương lai của đất nước

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn đề cập đến vấn đề đạo đức.Theo Bác: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì

Trang 18

sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Con người phải có đạođức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhândân”, và “có tài mà không có đức là người vô dụng” Người coi trọng mụctiêu, nội dung GDĐĐ trong các nhà trường như “đoàn kết tốt”, “Kỉ luật tốt”,

“Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” Bác quan niệm: “con người cần có bốn đức:cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”

Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề nàynhư các công trình nghiên cứu của GS-TS Nguyễn Ngọc Long, PGS-TS Vũ

Trọng Dung, tác phẩm “Giáo dục đạo đức trong nhà trường” (Hà Thế Ngữ,

Đặng Vũ Hoạt, 19 ); “”Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên” (Phạ Minh Hạc, 1997)

Tác giả Hà Nhật Thăng đã nghiên cứu sự phát triển trí lực – tâm lực – thểlực của mỗi con người, trong đó coi tâm lực là nội lực của sự phát triển conngười, đồng thời tác giả đã viết cuốn sách: “Rèn luyện kĩ năng sư phạm”nhằm cung cấp những kỹ năng sư phạm cần thiết cho sinh viên sư phạm vàđội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.Các tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS Đinh Thị Kim Thoa – TS.Bùi Thị Thúy Hằng đã nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh Tiểuhọc, đồng thời các tác giả đã viết cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kĩ năngsống cho học sinh Tiểu học” [31, tr 92] , đây là tài liệu bổ ích cho đội ngũgiáo viên Tiểu học trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh hiện nay

và đã được rất nhiều trường Tiểu học sử dụng

Một số luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục của trường Đại học giáodục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã chọn vấn đề đạo đức để nghiên cứu:Tác giả Nguyễn Thị Phi Nga đề cập đến một số biện pháp quản lý hoạtđộng giáo dục giá trị sống – kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học ởthị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Trang 19

Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh lại đề cập đến quản lý công tác giáo dục

kỹ năng sống thông qua Hoạt động Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ởtrường Tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Tác giả Nguyễn Thị Thu Lan thì đề cập đến các giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học tại thành phố Bắc Ninh và đềxuất 6 giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho họcsinh Tiểu học

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đưa ra nhữngvấn đề lý luận, hướng nghiên cứu và những định hướng rất cơ bản, quan trọngcho công tác giáo dục đạo đức cho HS Các công trình này tuy tiếp cận vấn đềGDĐĐ ở những góc độ khác nhau, song nó đã góp phần xây dựng lý luận vềGDĐĐ

Rõ ràng, việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt đẹp cho conngười trong xã hội đã được các nhà khoa học xác định là một vấn đề mangtính toàn cầu của thời đại, đồng thời là điều kiện quan trọng để đảm bảo sựsống còn và phát triển của nhân loại Trong công cuộc đổi mới xã hội hiệnnay, trong xu thế hội nhập toàn cầu của nhân loại, khi yếu tố con người đượcđặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần, đạo đứccủa con người ngày càng được đề cao Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻnói chung và cho học sinh nói riêng cần phải được coi trọng đặc biệt Lý luận

và thực tiễn đã chứng minh rằng: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

là hết sức cần thiết và phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục,

có hệ thống Việc giáo dục đạo đức càng đặc biệt quan trọng đối với học sinhtiểu học- lứa tuổi đang có sự tiếp nhận những giá trị xã hội đầu tiên để chuyểnhóa thành kinh nghiệm của mình Do vậy, các em dễ hấp thu những cái mới,cái tiến bộ, luôn bắt chước theo mọi người về kiến thức, về lối sống, về phongcách đạo đức Nổi bật trong đó là thái độ của các em về các phẩm chất cơ bảnnhư tính trung thực, tính hồn nhiên với mọi người trong học tập, trong cuộcsống luôn biểu lộ thông qua các hành vi, các quan hệ hàng ngày giữa các em

Trang 20

với gia đình, nhà trường và mọi người xung quanh Nhưng đồng thời lứa tuổinày cũng dễ có nhận thức lệch lạc, nếu không có sự định hướng giáo dụcđúng đắn của nhà trường, gia đình và xã hội Thực tiễn việc chỉ đạo công tácgiáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường còn có nhiều hạn chế, vẫn cònnhiều học mơ hồ về truyền thống dân tộc, chưa tự hào về đất nước và conngười Việt Nam Chưa tích cực trong học tập, rèn luyện đạo đức để trở thànhcon ngoan trò giỏi, số lượng học sinh chưa ngoan vẫn không giảm sau mỗinăm học ở các bậc học nói chung và bậc học tiểu học nói riêng Những bấtcập trong công tác chỉ đạo còn nhiều hạn chế cần phải được quan tâm đầu tưtrí tuệ để nâng cao sự hiểu biết về các giá trị đạo đức nhằm định hướng chohọc sinh có những hành vi, thái độ, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi và cácchuẩn mực đạo đức của dân tộc.

Trong khi đó, đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt độnggiáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Mai Động – quận Hoàng Mai, thành phố

Hà Nội Vì vậy, khi lựa chọn đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé nângcao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

1.2.1. Quản

Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả bản chất của hoạt động

này trong thực tiễn Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau Quá trình

“Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy tri ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lí”gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào thế “phát triển”

Quản lý là một thuộc tính của xã hội ở mọi giai đoạn lịch sử Đây là mộthoạt động có ý thức của con người nhằm đạt những mục đích nhất định

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:

Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của

chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản ) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ

máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định

Trang 21

Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động nhằm định hướng vàkiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu.

Theo Từ điển Việt Nam thông dụng (NXB GD, 1998) Quản lý là “tổ chức

điều khiển hoạt động của một cơ quan, đơn vị”

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phù hợp nỗ lực của nhiềungười, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xãhội” [18, tr 20]

Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủthể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi vàhoạt động của con người nhằm đạt mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phùhợp với quy luật khách quan”[29, tr 32]

Theo C.Mác, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóa laođộng, nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thôngqua hoạt động của con người và thông qua quản lý C.Mác đã khẳng định “tất

cả lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy môtương đối lớn, thì ít nhiều nó cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa nhữnghoạt động của toàn bộ cơ chế sản xuất Một người độc tấu vĩ cầm từ mìnhđiều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[14,tr.87]

Các đặc trưng của quản lý:

- Quản lý là hoạt động có mục đích, có định hướng và có kế hoạch

- Quản lý là sự lựa chọn khả năng tối ưu Ở đâu không cần sự lựa chọn thì ở đó không cần quản lý

- Quản lý là sự sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động có lựa chọn

- Quản lý làm giảm tính bất định và tăng tính ổn định của hệ thống

Những khái niệm về quản lý trên có thể khác nhau về cách diễn đạt nhưng từnhững cơ sở lí luận trên ta có thể đi đến định nghĩa như sau về quản lý:

“Quản lý là tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá

Trang 22

nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật kháchquan”.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì quản lý có 4 chức năng: “Kế hoạch hóa –

Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra” [14,tr.6-8]

Kế hoạch hóa là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháptốt nhất để thực hiện mục tiêu Thực chất của kế hoạch hóa là đưa toàn bộnhững hoạt động vào công tác kế hoạch với mục tiêu, biện pháp, bước đi cụthể và ấn định tường minh các nguồn lực, điều kiện để thực hiện mục tiêu

Tổ chức là sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những conngười, những hoạt động thành một hệ thống toàn vẹn nhằm đảm bảo chochúng tương tác với nhau một cách hợp lý Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cácđộng lực, tổ chức không tốt sẽ triệt tiêu động lực làm giảm hiệu quả quản lý.Chỉ đạo là chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng để thựchiện kế hoạch đã đề ra Chức năng chỉ đạo xét đến cùng là sự tác động lên conngười, khơi dậy nhân tố con người trong quá trình quản lý nhằm mục đích để

họ tự nguyện, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ được giao

Kiểm tra là chức năng dùng để kiểm tra trạng thái của hệ thống, kiểm trakết quả thực hiện kế hoạch so với mục tiêu đề ra, kiểm tra còn nhằm phát hiệnsai sót để kịp thời uốn nắn, sửa chữa trong quá trình quản lý đồng thời coi là

“vũ khí” của người quản lý Không có kiểm tra đánh giá thì không có hoạtđộng quản lý

Thông tin được coi là sợi dây, là huyết mạch liên kết cả 4 chức năng củaquản lý Dựa vào thông tin mà 4 chức năng của quản lý gắn kết chặt chẽ, tạonên chất lượng của toàn bộ hoạt động quản lý

1.2.2. Quản giáo dục

Hoạt động giáo dục ra đời tất yếu kéo theo sự kiện của quản lý giáo dục.Nếu giáo dục là một hiện tượng xã hội thì quản lý giáo dục là một dạng củaquản lý xã hội đặc thù Quản lý giáo dục là một trong những yếu tố cơ bản vàquan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, là một bộ phận trong

Trang 23

quản lý XHCN Việt Nam Vì vậy, quản lý giáo dục mặc dù có những đặcđiểm riêng biệt, song cũng chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản lý XHCN.Quản

lý giáo dục rất được mọi người quan tâm

Theo M.I.Konzacov - nhà nghiên cứu giáo dục học đã định nghĩa như sau:quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có địnhhướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệthống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên

cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng nhưnhững quy luật của quá trình giáo dục của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻem[24,tr.43]

Theo Phạm Minh Hạc: "Quản lý Giáo dục là quản lý trường học, thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi… của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh"[12,tr.98]

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển XH Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, côngtác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Tuy nhiêntrọng tâm vẫn là giáo dục cho thế hệ trẻ Cho nên, quản lý giáo dục được hiểu

là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáodục quốc dân

Thảo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát làhoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm thúc đẩy mạnh côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH” [14, tr.4]

Theo Phạm Khắc Chương: “QLGD theo nghĩa rộng nhất là quản lý quátrình hình thành và phát triển nhân cách con người trong các chế độ chính trị,

xã hội khác nhau mà trách nhiệm là của nhà nước và hệ thống đa cấp củangành giáo dục từ trung ương cho đến địa phương là Bộ giáo dục, Sở giáo

Trang 24

dục, Phòng giáo dục, ở các quận, huyện và các đơn vị cơ sở là nhà trường”.[4, tr.79]

Từ những khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu khái quát như sau: Quản

lý Giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủthể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thốngnhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảmbảo sự phát triển mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mụctiêu giáo dục

Hệ thống giáo dục là hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quyluật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của kinh tế -

xã hội Vì vậy, quản lý giáo dục cũng phải luôn được đổi mới, đảm bảo tínhnăng động, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục đối với sự vậnđộng và phát triển chung của xã hội

Quản lý giáo dục cũng có 4 chức năng: Lập kế hoạch – Tổ chức – chỉ đạođiều hành – Kiểm tra đánh giá

Quản lý giáo dục không chỉ đòi hỏi tính khoa học mà còn phải có nghệthuật bởi đặc trưng cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý con người Sảnphẩm đầu ra của quá trình quản lý giáo dục chính là nhân cách của người họctheo mục tiêu giáo dục

1.2.3. Quản nhà trường

Quản lý nhà trường cũng chính là quản lý giáo dục nhưng trong một đơn vịgiáo dục cơ sở, đó là nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻtheo yêu cầu của xã hội

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống

xã hội chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kếhoạch hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhàtrường đề đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm củaquá trình dạy học giáo dục thế hệ đang lớn lên"[24, tr 29]

Trang 25

Quản lý nhà trường là quản lý toàn diện mọi hoạt động, mọi nguồn lực củanhà trường, trong đó quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là hoạt động

cơ bản Do vậy, tác giả Konzacov định nghĩa: "Quản lý nhà trường là quản lýhoạt động dạy và học; tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sangtrạng thái khác đề dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục"[4, tr 46]

Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: "Quản lý nhà trường, quản lý Giáodục là tổ chức hoạt động dạy và học…có tổ chức dưới hoạt động dạy học,thực hiện có tính chất của nhà trường tiểu học Việt Nam xã hội chủ nghĩa mớiquản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biếnđổi đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đấtnước"[13, tr 32]

Như vậy từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách chung nhất, quản lýnhà trường là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý

đối với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường (nhân c, v t c, tài c) nhằm

thúc đẩy tất cả các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, tiến tớiđạt mục tiêu trọng tâm là đưa hoạt động dạy và học tiến tới một trạng thái mới

về chất

Ở Việt Nam hiện nay quản lý trường học là thực hiện đường lỗi giáo dụccủa Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh

Công tác quản lý trường học bao gồm quản lý sự tác động qua lại giữatrường học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trường Quản lý quá trìnhGD-ĐT trong nhà trường được coi như một hệ thống, bao gồm các thành tố:

- Thành tố tinh thần: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, biện pháp giáodục

- Thành tố con người: CB, GV, NV, HS

- Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, các phương tiện, trang thiết bị phục vụcho dạy và học

Trang 26

1.2.4. Đạo đức

Đạo đức là một phạm trù được rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu như:triết học, đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, giá trị học… mỗilĩnh vực có một cách tiếp cận riêng và kết quả đã tạo ra một hệ thống rấtphong phú và sâu sắc

Dưới góc độ Triết học: "Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhấtcủa ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiếthành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng Căn

cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mọi ngườibằng các quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ và danhdự"[20, tr 28]

Dưới góc độ Đạo đức học: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệtbao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc,chuẩn mực xã hội"[20, tr 30]

Dưới góc độ Giáo dục học: "'đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệtbao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan hệcủa con người với con người"[12, tr 18]

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì đạo đức: "là phép tắc về quan hệ giữangười với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội"[9, tr 19]

Theo quan điểm Mác- Lê Nin thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, cónguồn gốc từ lao động, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống cộng đồng xã hội.Đạo đức phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Mỗi phương thức sảnxuất lại làm nảy sinh một dạng đạo đức tương ứng và do vậy đạo đức có tínhlịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc

Tác giả Trần Hậu Kiêm: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệtbao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyêntắc, chuẩn mực xã hội Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội,nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi

Trang 27

ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữacon người với con người, giữa cá nhân với xã hội"[20, tr 28].

Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương:”Đạo đức làmột hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩnmực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao chophù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người vớicon người, giữa cá nhân với xã hội” [9, tr.51]

Về bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, nó đượchình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tựgiác thực hiện Đạo đức chính là văn hóa trong cuộc sống, là biểu hiện củatrình độ nhận thức của cá nhân và trình độ dân trí xã hội

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế, khái niệmđạo đức cũng có thay đổi theo tư duy và nhận thức mới Tuy nhiên, không cónghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạođức mới Theo quan điểm của Đảng và nhà nước ta, các giá trị đạo đức hiệnnay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xuhướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại Đó là tinh thần cần cù lao động,sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sống vàlàm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc

tế cao cả

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng lại có hai quan điểm lớn về đạođức:

Quan điể đạo đức truyền thống: Đạo đứclà hệ thống những nguyên tắc, quy

tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con nười tự giacs điều chỉnh hành vi của mìnhtrong mối liên hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộngđồng người, giữa con người với xã hội

Quan điể hiện đại: Đây là quan điểm các nhà nghiên cứu chương trình

khoa học công nghệ cấp nhà nước do GS.TS Phạm Minh Hạc đứng đầu Theocác tác giả thì đạo đức phải thể hiện ở 5 mối quan hệ:

Trang 28

- Con người với chính bản thân

- Con người với con người

- Con người với công việc (học tập, lao động )

- Con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

- Con người với lý tưởng của dân tộc

Tóm lại, về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trongquan hệ xã hội được hình thành và phát triển trong cuộc sống Những quy tắc,những chuẩn mực đạo đức đó được mọi người, được xã hội thừa nhận và tựgiác thực hiện

1.2.5. Giáo dục đạo đức

“Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ

thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất đạo đức (chuẩn c, hành vi đạo

đức) phù hợp với yêu cầu của xã hội”[17, tr 98].

Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt “Giáo dục đạo đức là quá trìnhbiến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cánhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu,thói quen của người được giáo dục”[16, tr.24]

Giáo dục đạo đức là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm vàmặt tiếp nhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hoá nhữngnhu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân Giáo dụcđạo đức được thực hiện trong gia đình, nhà trường và trong môi trường xãhội, với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú, trong đógiáo dục trong nhà trường có một vị trí đặc biệt quan trọng

Bản chất giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hướng của chủ thểgiáo dục và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng,tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi vănminh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội Trong cuộc sống, tronghoạt

Trang 29

động, thông qua giao lưu nhân cách con người mới được hình thành và pháttriển.

Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội chủnghĩa Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm chohọc sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thật sựsay mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sốnglành mạnh, biết tôn trọng pháp luật

● Ý nghĩa của giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành vàphát triển nhân cách của mỗi cá nhân mà còn có ý nghĩa to lớn đối với giađình và xã hội

Với ba lực lượng giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội tác động vàoquá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người Giáo dục gia đìnhđược tiến hành sớm nhất, ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời tạo nênnhững phẩm chất nhân cách đầu tiên rất quan trọng làm cơ sở, nền tảng chogiáo dục nhà trường Giáo dục xã hội thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổchức nhà nước với thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức góp phầnphát triển toàn diện nhân cách con người Song giáo dục nhà trường có vai tròrất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ Nhà trường vớimục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục và nhất là có độingũ các nhà sư phạm chuyên nghiệp sẽ tổ chức, điều khiển, giáo dục học sinhtheo một chương trình nhất định đáp ứng với yêu cầu về đạo đức, về nhâncách mà xã hội yêu cầu

Mục tiêu của giáo dục đạo đức

Mục đích quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là tạo lập được những thóiquen về hành vi đạo đức đúng đắn Mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh ởtrường Tiểu học là:

- Trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về đạo đứccủa xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạođức,

Trang 30

các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lýtưởng đạo đức,… để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn,giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắntrong các tình huống đạo đức.

- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đứcthông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, laođộng, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể,…) Thói quen hành vi đạo đức chỉđược hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đadạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọngtrong việc ứng xử đạo đức

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá củacon người trong quan hệ đối với người khác

Nhiệ vụ của giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức trong nhà trường có các nhiệm vụ cơ bản:

- Giáo dục ý thức đạo đức: Là cung cấp cho học sinh những kiến thức vàtri thức cơ bản về các phẩm chất, chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó hìnhthành niềm tin đạo đức

- Giáo dục tình cảm đạo đức: là khơi dậy cho học sinh những rung động,xúc cảm đối với hiện thực xung quanh; biết yêu, ghét rõ ràng và có thái

độ đúng đắn với các hành vi của mọi người

- Giáo dục thói quen đạo đức: là tổ chức, rèn luyện học sinh những thóiquen về hành vi đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục được lặp đilặp lại nhiều lần trong quá trình giáo dục ở gia đình, nhà trường và xãhội

Nội dung giáo dục đạo đức trước hết phải phù hợp với yêu cầu của công

cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với mục tiêu giáo dục Vìvậy, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện naybao gồm các vấn đề cơ bản sau:

- Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức

- Giáo dục pháp luật

Trang 31

- Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội

- Giáo dục đạo đức gia đình

- Giáo dục tình bạn

- Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống

Con đường giáo dục đạo đức:

Có nhiều con đường giáo dục đạo đức:

Thứ nhất: Giáo dục trong nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc hình

thành nhân cách Giáo dục đạo đức trong nhà trường được thực hiện theo haicon đường cơ bản:

Thông qua hoạt động dạy học, dạy chữ để dạy người Thông qua cácmôn học giúp giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạo đức và cách ứng xử, hành

vi đạo đức trong xã hội Không những thế, qua các môn học còn giúp ngườihọc phát triển những cảm xúc tâm hôn, năng lực thẩm mĩ, rèn luyện sức khỏe

và ý chí…

Thông qua chương trình ngoài giờ lên lớp như: ngoại khóa, hoạt độngtập thể, hoạt động từ thiện nhân đạo… giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống,pháp luật… cho học sinh

Thứ hai: Giáo dục gia đình có vai trò nền móng cho giáo dục đạo đức.

Có thể nói: Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, ông bà cha mẹ lànhững người thầy đầu tiên đối với mỗi con người Tính cách, phẩm chất, thóiquen hành vi đạo đức của trẻ bắt đầu từ chiếc nôi đầu tiên là gia đình Vì vậy,giáo dục gia đình là rất quan trọng

Thứ ba: Giáo dục xã hội gồm các lực lượng nơi cư trú, chính quyền, tổ

chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan ban ngành đoàn thể thanh niên, phụ nữ,công an…) đều có vai trò trong việc giáo dục đạo đức học sinh

Thứ tư: Con đường giáo dục thông qua việc tự học, tự rèn mà hình thành

những phẩm chất và thói quen hành vi đạo đức của học sinh Tự giáo dục sẽgiúp cho học sinh nhanh chóng hoàn thiện nhân cách bản thân Tác giả Phạm

Trang 32

Minh Hạc đã chỉ rõ: “… Học sinh từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần dầntrở thành đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể của giáo dục” [19, tr.18]

● Phư ng há giáo dục đạo đức

Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của các nhà giáodục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất cần thiết

Về cơ bản, phương pháp giáo dục được chia thành 3 nhóm chính:

- Nh hư ng há thuyết hục: Thuyết phục là nhóm các phương pháp

tác động đến nhận thức, tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức,thái độ tốt đẹp với cuộc sống Nhóm phương pháp này gồm:

Phương pháp khuyên giải: Khuyên giải là phương pháp gặp gỡ, tròchuyện, tâm tình riêng của nhà giáo dục với đối tượng cần giáo dục để khuyênrăn, giải thích những điều hay lẽ phải, làm rõ những khái niệm đạo đức,những nội dung, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà mỗi người cần phải tuân theo.Phương pháp trao đổi, đối thoại: Là phương pháp tác động của nhà giáodục đến đối tượng giáo dục bằng tổ chức đối thoại, trao đổi Đối thoai, traođổi là phương pháp cởi mở, các bên nêu ra quan điểm, những vướng mắc đểcùng nhau phân tích, tìm cách giải đáp, cùng đi đến lẽ phải

Phương pháp nêu gương – làm gương: Là phương pháp dung những tấmgương cụ thể người tốt, việc tốt, những lý tưởng cao đẹp… tác động vào đờisống tình cảm, ý thức của học sinh

- Nh hư ng há tổ chức hoạt động: Là quá trình tổ chức đưa học sinh

vào hoạt động để rèn luyện đạo đức tạo nên thói quen hành vi

- Nh hư ng há kích thích hành vi đạo đức: Đây là nhóm phương pháp

tác động vào mặt tình cảm của đối tượng giáo dục nhằm tạo ra những phấnchấn, thúc đẩy tích cực hoạt động đồng thời giúp người có khuyết điểm nhận

ra và khắc phục sai lầm đã mắc Nhóm phương pháp này gồm:

Phương pháp khen thưởng: Khen thưởng là biểu thị sự hài lòng, côngnhận của tập thể, của cấp trên với những tập thể và các nhân hoàn thành tốtmột nhiệm vụ nào đó

Trang 33

Phương pháp trách phạt: Trách phạt là biểu thị sự không đồng tình, sựlên án của nhà giáo dục với những hành vi sai lầm của học sinh.

Phương pháp thi đua: là phương pháp khích lệ tập thể, các nhân hocjsinh

cố gắng giành thắng lợi trong hoạt động nào đó Qua phong trào thi đua, sẽkích thích học sinh học tập và rèn luyện để tự khẳng định bản thân

Hồ Chủ Tịch từng căn dặn: “Ở mỗi con người đều có cái thiện và cái ác

ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở mỗi con người này nảy nở nhưhoa mùa xuân và phần xấu dần dần mất đi” [33, tr.25]- đó cũng chính làphương châm giáo dục đạo đức của chúng ta ngày nay

1.2.6. Quản hoạt động giáo dục đạo đức

Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động có định hướngcủa chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục

đã đề ra Giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể củanhà trường Như vậy, quản lí hoạt động giáo dục đạo đức là một quá trình chủđạo, điều hành hoạt động giáo dục đạo đức của chủ thể giáo dục tác động đếnđối tượng giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh, đảmbảo quá trình giáo dục đạo đức đúng hướng, phù hợp với những chuẩn mực,quy tắc đạo đức được xã hội thừa nhận

Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn là một quá trình huyđộng các lực lượng giáo dục, các điều kiện phương tiện giáo dục, phù hợp cácmôi trường giáo dục, giúp học sinh có được tri thức đạo đức, tình cảm đạođức và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội

Tóm lại, quản lí hoạt động giáo dục đạo đức là quản lí mục tiêu, nội dung,phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục đạo đức, đảm bảo quá trìnhgiáo dục đạo đức được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp vớinhững nguyên tắc, chuẩn mực xã hội góp phần hình thành nhân cách toàndiện cho học sinh

Mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học

Trang 34

Quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường Tiểu học hướng đến một múcđích chung là phát triển toàn diện nhân cách học sinh Thông qua các hoạtđộng giáo dục, bằng các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động ngoàigiờ lên lớp làm cho quá trình giáo dục đạo đức tiến hành có hiệu quả hơn.Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm:

- Về nhận thức: Giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội cónhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, nắmvững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vềvấn đề phát triển toàn diện con người

- Về thái độ tình cảm: Giúp mọi người có hiểu biết và ủng hộ những việclàm đúng, đấu tranh với những việc làm sai trái, có thái độ đúng đắn với hành

vi của bản thân trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh

- Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc rèn luyện tudưỡng đạo đức cho học sinh theo chuẩn mực chung của xã hội

Chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh:

Để thực hiện công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh, người hiệutrưởng nhà trường phải thực hiện các chức năng quản lý:

- Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức: Khi xây dựng kế hoạchquản lý giáo dục đạo đức, người hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở:

+ Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học, qua đó thấy đượcnhững ưu điểm và hạn chế của công tác giáo dục đạo đức học sinh Trên cơ sở

đó để xây dựng biện pháp khắc phục

+ Phân tích kế hoạch giáo dục của ngành, địa phương, của trường để là cơ

sở xây dựng kế hoạch Cần thống nhất giữa giáo dục đạo đức với các mặt giáodục khác trong nhà trường để xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức

+ Tìm hiểu đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục của địa phươngbởi vì giáo dục đạo đức luôn thống nhất với quá trình phát triển xã hội và môitrường sống của học sinh

Trang 35

+ Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội chúng ta hiện nay

và các giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đứccho học sinh

+ Xác định điều kiện cho công tác giáo dục đạo đức học sinh như: cơ sởvật chất, tài chính, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường

- Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức: Tổ chức thực hiện kếhoạch giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là quá trình thực hiện phâncông lao động, điều phối các nguồn lực một cách thích hợp để đạt được mụctiêu đề ra

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức: Chỉ đạo là việc xác lậpquyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong quá trình quản lý Chỉđạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức để đảm bảo cho việc giáo dục đạođức diễn ra trong trật tự, kỷ cương, đúng hướng và đúng kế hoạch

Việc chỉ đạo sẽ đạt hiệu quả cao nếu Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sửdụng uy quyền và thuyết phục, giữa pháp lý – đạo lý – công lý, động viênkhích lệ để pháp huy tiềm năng của bộ máy thực hiện

- Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức: Kiểm tra đánh giá giáo dục đạođức có ý nghĩa không những đối với người quản lý mà còn có ý nghĩa vớichính học sinh Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá của các thầy cô giáo màhọc sinh hiểu biết rõ hơn về quá trình rèn luyện tu dưỡng đạo đức của bảnthân, đồng thời các em sẽ tự điều chỉnh các hành vi đạo đức của bản thân phùhợp với chuẩn mực đạo đức Qua kiểm tra đánh giá, người quản lý sẽ xác địnhđược mức độ đạt mục tiêu đề ra và khẳng định được chất lượng sản phẩm màmình giáo dục

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

1.3.1. Mục tiêu Giáo dục đạo đức

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là chuyển hoá những nguyên tắc, chuẩnmực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh,hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực

Trang 36

hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của phápluật.

- Về nh n thức: Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm

chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn vềbản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời

kỳ mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội Trên cơ sở đó giúp các emhình thành niềm tin đạo đức

- Về thái độ tình cả : Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các qui phạm

đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh vì độclập tự do của Tổ quốc Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúcvới hiện thực xung quanh Để các em có thái độ rõ ràng đối với các hiệntượng đạo đức, phi đạo đức trong xã hội và có thái độ đúng đắn về hành viđạo đức của bản thân

- Về hành vi: Có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức Có quan

hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực

1.3.2. Chức năng Giáo dục đạo đức

Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lê-nin, tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, sống và làm việctheo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hoá trong các mối quan hệgiữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau

1.3.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là hình thành cho các em lòngnhân ái mang bản sắc con người Việt Nam; Yêu quê hương đất nước hòabình, công bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết với mọi người, … Có

ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộngđồng và môi trường sống Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quyđịnh của nhà trường, khu dân cư, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trungthực Biết cách tự phục vụ, biết cách học tập, vận dụng làm được một số việctrong gia đình

Trang 37

Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta phải hình thànhcho các em những thói quen chuẩn mực đạo đức cụ thể là: Lòng kính yêu ông

bà, cha mẹ, kính trọng thầy giáo, cô giáo, quý mến bạn bè, giúp đỡ bạn khigặp khó khăn; thật thà dũng cảm trong học tập, lao động; lòng biết ơn nhữngngười có công với đất nước… Những thói quen này, những đức tính này thựchiện theo các chuẩn mực đạo đức nhân đạo của loài người là các yếu tố tạothành nền tảng để hình thành và phát triển nhân cách đạo đức mới Nhữngthói quen hành vi đạo đức này không đơn thuần là những hành động ứng xử

có được do lặp lại bằng luyện tập trong nhiều tình huống quen thuộc Đó phải

là những hành động ứng xử chịu sự kích thích của những động cơ đạo đứcđúng đắn

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

1.4.1. ội dung quản í hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục

và đào tạo Quản lý nhà trường thực chất là quá trình quản lý lao động sưphạm của thầy, hoạt động học tập của trò diễn ra trong quá trình dạy học, giáodục

Trường Tiểu học là cơ quan giáo dục nhà nước Hiệu trưởng quản lý nhàtrường, quản lý giáo dục theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng chịu tráchnhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có giáodục đạo đức

Nội dung quản lí giáo dục đạo đức được xây dựng trên 4 chức năng củaQuản lí nói chung là: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểmtra đánh giá giáo dục đạo đức

Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là một quá trình trong đó khâu đầu tiên là xây dựng kếhoạch Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản

lý Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, người Hiệu trưởngcần dựa trên những cơ sở sau:

Trang 38

- Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học của ngành, trường,địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹthời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường đểxác định mục tiêu và các hoạt động đạt mục tiêu trong hoạt động giáo dục đạođức Có 3 nội dung chủ yếu của việc xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục đạođức là:

- Xác định hoàn thành mục tiêu, phương hướng đối với nhà trường về côngtác giáo dục đạo đức cho học sinh

- Xác định và đảm bảo (c tính chắc chắn, ca kết) về các nguồn lực của nhà

trường để đạt được những mục tiêu đề ra về công tác Giáo dục đạo đức chohọc sinh

- Quyết định những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:

+ Kế hoạch phải được thể hiện tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể vàtrọng tâm trong từng thời kì

+ Kế hoạch thể hiện được phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, đảm bảo tínhthống nhất, đồng bộ và cụ thể

+ Kế hoạch phản ánh được mỗi quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung,phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra,đánh giá

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh sau khi đã lậpxong kế hoạch, đó là lúc cần phải chuyển hoá những ý tưởng thành hiện thực

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hìnhthành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhàtrường để giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêutổng thể của nhà trường về giáo dục đạo đức cho học sinh Vì vậy các thànhviên và các bộ phận cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáodục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự,

Trang 39

phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm:

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu kế hoạch giáo dục đạo đức

- Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế

- Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện nhữngnhiệm vụ đề ra để đảm bảo cho việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng,đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp với các lực lượng giáo dục đạo đức saocho có hiệu quả

Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng cần kiểm tra giám sát việc thực hiện

kế hoạch bằng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích, tổng hợp, xử lýthông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn Có thể đó là những quyếtđịnh điều chỉnh, sửa sai để hoạt động giáo dục diễn ra theo đúng kế hoạch.Việc chỉ đạo giáo dục đạo đức sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉđạo hiệu trưởng biết kết hợp sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viênkhuyến khích, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền phát huy nănglực và sáng tạo của họ

Kiể tra, đánh giá giáo dục đạo đức

Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý Kiểm tra, đánh giá giáodục đạo đức đề cập đến phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảorằng các hoạt động phải được tuân thủ, phù hợp, nhất quán với những kếhoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã xây dựng Kiểm tra giúp chúng ta cóthông tin phản hồi, xác định được những lệch lạc nếu có để tiến hành nhữnghành động điều chỉnh cần thiết

Trang 40

Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kì, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặcgián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trườngthì việc kiểm tra, đánh giá mới khách quan công bằng, rõ ràng và chính xác.

Ngày đăng: 27/03/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w