NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.. Nguyễn Phương Liên.. Trong khi đi: Sử dụng
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN KIỀU GIANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC “TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở THỰC ĐỊA” CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN ĐỊA LÍ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phương Liên Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023 Tác giả luận văn Trần Kiều Giang i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Phương Liên, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, phòng Đào tạo, thư viện Nhà trường đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo các trường: THPT Tứ Kỳ, THPT Hưng Đạo, THPT Cầu Xe ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực nghiệm sư phạm và góp phần hoàn thành luận văn Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023 Tác giả luận văn Trần Kiều Giang ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi MỞ ĐẦU .1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Lịch sử nghiên cứu 2 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .3 4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4 6 Đóng góp/điểm mới của đề tài 5 7 Cấu trúc của đề tài .5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC “TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở THỰC ĐỊA” 6 1.1 Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và năng lực dạy học .6 1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học 6 1.1.2 Năng lực dạy học 7 1.1.3 Năng lực chung và năng lực đặc thù của Địa lí 8 1.1.4 Hình thức tổ chức dạy học 10 1.2 Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí ở trường Trung học phổ thông 15 1.2.1 Chương trình, sách giáo khoa Địa lí hiện hành 15 1.2.2 Chương trình, sách giáo khoa Địa lí 2018 17 1.3 Đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh THPT .18 1.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh THPT 18 1.3.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT 19 1.3.3 Đặc điểm của học sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương .20 iii Tiểu kết chương 1 24 CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC "TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở THỰC ĐỊA" CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 25 2.1 Lựa chọn các nội dung trong chương trình Địa lí THPT phù hợp với việc tổ chức học tập ngoài thực địa 25 2.2 Các yêu cầu và nguyên tắc dạy học ngoài thực địa 27 2.2.1 Các yêu cầu 27 2.2.2 Các nguyên tắc 27 2.3 Quy trình tổ chức học tập tại thực địa cho học sinh THPT 28 2.3.1 Trước khi đi: Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa 28 2.3.2 Trong khi đi: Sử dụng các kỹ năng thu thập các tài liệu ngoài thực địa 30 2.3.3 Sau khi đi: Trình bày các thông tin thu thập được từ thực địa 31 2.4 Một số phương pháp học tập tại thực địa có hiệu quả 32 2.4.1 Tổ chức học tập thông qua hoạt động nhóm 32 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 36 2.5 Xây dựng một số kế hoạch dạy học tại thực địa 39 2.5.1 Kế hoạch dạy học 1 (Lớp 10) - Kế hoạch 1 dự án 39 2.5.2 Kế hoạch dạy học 2 (Lớp 11) - Kế hoạch 1 cuộc thi 63 2.5.3 Kế hoạch dạy học 3 (Lớp 12) - Kế hoạch tổ chức 1 buổi trải nghiệm - Địa lí địa phương 70 Tiểu kết chương 2 85 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 86 3.1 Mục đích thực nghiệm 86 3.2 Nguyên tắc thực nghiệm .86 3.3 Nhiệm vụ thực nghiệm 86 3.4 Phương pháp thực nghiệm 86 3.5 Nội dung thực nghiệm 88 3.5.1 Giáo án thực nghiệm 88 3.5.2 Tiến trình thực nghiệm 88 iv 3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 89 3.6.1 Về mặt định lượng .89 3.6.2 Kết quả định tính 91 Tiểu kết chương 3 92 KẾT LUẬN .93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .96 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 PPDH Phương pháp dạy học 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học 5 KT - XH Kinh tế xã hội 6 TN - XH Tự nhiên xã hội 7 SGK Sách giáo khoa 8 ĐTH Đô thị hóa 9 MXH Mạng xã hội 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 TN Thực nghiệm 13 ĐC Đối chứng 14 SL Số lượng 15 TB Trung bình iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Nội dung tổ chức học tập ở thực địa trong chương trình Địa lí - THPT 25 Bảng 2.2 Các mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề 36 Bảng 2.3 Xếp loại sản phẩm học tập của dự án 59 Bảng 2.4 Tỉ lệ bài trả lời trắc nghiệm có câu trả lời đúng phân theo câu hỏi 60 Bảng 2.5 Xếp loại kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm 61 Bảng 3.1 Thông tin về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 87 Bảng 3.2 Phân loại điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng .89 Bảng 3.3 Phân loại trình độ học sinh qua bài kiểm tra .90 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Biểu đồ tổng hợp điểm của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng .90 Hình 3.2 Biểu đồ so sánh kết quả phân loại trình độ học sinh 90 vi MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có viết: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội…" [13] nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển đất nước, đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực của người học là một quan điểm chỉ đạo quan trọng Để đảm bảo mục tiêu đổi mới dạy học môn Địa lí THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời góp phần vào giải quyết thực trạng các em có xu hướng chán học, thờ ơ với môn Địa lí, giáo viên trên cả nước đã chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc thù của bộ môn Địa lí, nhiều giáo viên đã phát huy phương pháp dạy học tích cực và thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học để góp phần quan trọng vào việc đổi mới dạy học Địa lí đạt hiệu quả Hình thành năng lực học tập tại thực địa là một trong 5 năng lực chuyên biệt của môn Địa lí Để thực hiện điều này, nhiều trường THPT trên toàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung đã lựa chọn các hình thức dạy học và tổ chức các hoạt động nhằm hình thành năng lực học tập tại thực địa cho học sinh Từ đó, các hoạt động sẽ giúp các em phát triển tư duy, khả năng quan sát, xử lí thông tin, tính thẩm mĩ, trau dồi kỹ năng sống để hoàn thiện nhân cách, đáp ứng được yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường THPT, xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực HS, chúng tôi đã có nhiều tìm tòi và trăn trở để có các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực học tập tại thực địa cho học sinh, 1