I, Khái quát cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên nổ ra vào kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1
ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 đến thương mại Việt Nam ?
và Giải pháp tận dụng những tác động tích cực và vượt qua thách thức cho
thương mại Việt Nam thời gian tới ?
THÀNH VIÊN NHÓM 8
Nguyễn Phương Thu 11207044
Trang 2I, Khái quát cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
II, Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thương mại Việt Nam
1, Tác động tích cực
2, Tác động tiêu cực
III Thực trạng thương mại VN trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay
IV Cơ hội và thách thức cho thương mại Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0
1 Cơ hội
2 Thách thức
V Giải pháp tận dụng những tác động tích cực và vượt qua thách thức cho thương mại Việt Nam
1 Giải pháp tận dụng những tác động tích cực
2 Giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực và vượt qua thách thức
Trang 3I, Khái quát cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Cuộc cách mạng công nghiệp đầu
tiên nổ ra vào khoảng năm 1784 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhânloại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa Đặc trưng của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơgiới hóa sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốcquan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 Phátminh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lanrộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi Thế
Chiến I nổ ra Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sửdụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trênquy mô lớn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự pháttriển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất vàtiêu dùng hàng loạt Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ
sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra
đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệthông tin để tự động hóa sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộccách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triểncủa chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) vàInternet (thập niên 1990) Cuộc Cách mạng KHCN hiện đại đã tác động tới mọilĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa pháttriển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này
Thuật ngữ “Industries 4.0” (Công nghiệp 4.0) lần đầu tiên được đề cập vào năm
Trang 42011, tại Hội chợ Hannover giới thiệu các dự kiến của chương trình công
nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của quốc gia này Tại đây, ông Henning Kagermann, người đứng đầu Học viện Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đức (Acatech) đã sử dụng thuật ngữ “Industrie 4.0” để miêu tả một sáng kiến công nghiệp do Chính phủ Đức tài trợ
Theo GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, CMCN 4.0 đượcđịnh nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chứctrong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internetcủa vạn vật và Internet của các dịch vụ Với tốc độ, quy mô và tác động củanhững thành tố công nghệ mới, một cuộc cách mạng mà cả nhân loại chưa từngtrải qua, cuộc CMCN 4.0 được xem là đảo lộn toàn bộ mô hình và các phươngthức truyền thống trong kinh doanh, sinh hoạt, tiêu dùng và quản trị quốc gia.Cuộc CMCN 4.0 dựa trên nền tảng số hóa của cuộc CMCN 3.0 nhưng mangmột bản chất khác, trong xu thế tất yếu khách quan, máy móc đã bắt đầu thaythế, trợ giúp cho sức suy nghĩ, tư duy hay năng lực trí tuệ của con người
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 về cơ bản khác với các cuộc CMCN trước đó,không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn cóphạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xahơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano,
từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử FIR là sự dung hợp của cáccông nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số và sinhhọc Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diệnrộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với các cuộc CMCN trước
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có những đặc trưng phổ biến sau:
(1) Xu hướng kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toánđám mây và kết nối Internet vạn vật đang thúc đẩy phát triển máy móc tự độnghóa và hệ thống sản xuất thông minh
Trang 5(2) Công nghệ in 3D cho phép sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóacác dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ.Công nghệ này cho phép in ra sản phẩm bằng những phương pháp phi truyềnthống nhờ đó loại bỏ các khâu sản xuất trung gian và giảm chi phí sản xuất.(3) Công nghệ nano và vật liệu mới cho phép tạo ra các cấu trúc vật liệu mớiứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
(4) Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học có bước phát triển vượt bậc cho phép conngười kiểm soát từ xa mọi thứ, không giới hạn về không gian, thời gian; tươngtác nhanh hơn, tốt hơn và chính xác hơn
(5) Ba xu hướng chính thay đổi cách thức tổ chức và hoạt động của các nhàmáy, tổ hợp công nghiệp, đó là:
– Số hóa: Mọi quy trình sản xuất (trong mọi lĩnh vực từ công nghệ cao tới thiết
bị công nghiệp) đang được chuyển đổi bởi công nghệ số
– Công nghiệp hóa: Các doanh nghiệp đã tích hợp công nghệ mới để cải tiến vàphát triển
– Tối ưu hóa: Những doanh nghiệp hiện đại giờ đây coi việc cải tiến dù nhữngthành phần đơn giản nhất trong quy trình sản xuất cũng tạo ra nhiều cơ hội pháttriển mới
(6) CMCN 4.0 gồm 4 đặc điểm chính, thể hiện năng lực to lớn mà các ngànhcông nghiệp và khu vực sản xuất có được cho sự thay đổi:
Thứ nhất, sự kết nối chiều dọc của quy trình sử dụng các hệ thống điều khiển
công nghiệp phỏng sinh học (CPS) cho phép các nhà máy phản ứng một cáchnhanh chóng đối với những thay đổi cung cầu trên thị trường và sản phẩm lỗi.Các nhà máy thông minh tự tổ chức sản xuất và cho phép tạo ra những sảnphẩm theo sở thích của từng cá nhân Không chỉ đổi mới quy trình sản xuất,
Trang 6CPS cho phép tự tổ chức trong việc quản lý bảo trì và hậu mãi Nguồn lực vàsản phẩm hàng hóa được kết nối mạng, trong khi nguyên vật liệu và linh kiện cóthể được định vị mọi lúc, mọi nơi Mọi sự bất thường (thay đổi đơn hàng, nhucầu thị trường, mức độ dao động chất lượng sản phẩm, sản phẩm lỗi…) đềuđược ghi nhận và xử lý một cách nhanh chóng Do vậy, việc lãng phí thời gian,nguyên vật liệu, nhân công được giảm thiểu.
Thứ hai, sự tích hợp theo chiều ngang thông qua một dạng mới của chuỗi giá trị
toàn cầu Uber và Grab là các ví dụ điển hình của mô hình kinh doanh mớithông qua sự tích hợp theo chiều ngang, tạo giá trị mới trong chuỗi giá trị toàncầu Những mạng sản sinh giá trị mới này là những mạng tối ưu cho phép tíchhợp sự minh bạch và độ linh hoạt cao độ để xử lý nhanh chóng những vấn đề vàlỗi sản phẩm, theo sau là sự tối ưu chuỗi giá trị trên quy mô toàn cầu Lịch sửsản xuất của từng bộ phận trong sản phẩm được ghi nhận và có thể truy cập bất
cứ lúc nào, nơi nào để tạo khả năng truy vết Cơ chế này cho phép tính minhbạch và linh hoạt trong toàn chuỗi giá trị – từ mua sắm, tới sản xuất, giao hàng
và hậu mãi Việc này đảm bảo các yếu tố chất lượng, thời gian, rủi ro, giá cả vàtính bền vững môi trường được xử lý một cách linh hoạt, theo thời gian thực tạimọi giai đoạn trong chuỗi giá trị
Thứ ba, hàm lượng tri thức/khoa học công nghệ cao và có tính liên ngành được
thể hiện trên toàn chuỗi giá trị cũng như trên toàn bộ vòng đời của sản phẩm vàkhách hàng Kỹ nghệ được áp dụng trơn tru trong giai đoạn thiết kế, phát triển
và sản xuất sản phẩm/dịch vụ mới Bản chất của hàm lượng kỹ nghệ thể hiện ởviệc dữ liệu và thông tin luôn sẵn có trong mọi giai đoạn trong vòng đời của sảnphẩm Việc này cho phép những quy trình mới, linh hoạt hơn thông qua môhình hóa dữ liệu để xây dựng khuôn mẫu sản phẩm
Thứ tư, CMCN 4.0 đòi hỏi các giải pháp tự động hóa với khả năng nhận thức
cao và tự hành Công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot tiên tiến và cảm biến thông
Trang 7minh có những tiềm năng cho việc tăng tính tự chủ và khả năng phù hợp với sởthích cá nhân Ví dụ, trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp các robot vận chuyển hànghóa trong nhà máy, kho chứa một cách tự hành, tiết kiệm thời gian và chi phítrong quản lý chuỗi cung ứng, tăng độ tin cậy sản xuất hoặc phân tích dữ liệulớn; mà còn hỗ trợ tìm kiếm những giải pháp thiết kế mới hoặc tăng cường hợptác người – máy tới thời điểm cung cấp dịch vụ Ngoài ra, công nghệ in 3Dcũng là ví dụ điển hình cho công nghệ đột phá trong kỹ nghệ sản xuất tăng dần.
Trang 8II, Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thương mại Việt Nam
1, Tác động tích cực
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động tích cực đến thương mại Việt Nam:
• Nâng cao năng suất lao động và doanh thu
Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn được xây dựng bởimột công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên Đồng thời, với sự gia tănghiệu quả, giảm chi phí hoạt động dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận Điều nàycũng thúc đẩy cải tiến về năng suất Công nghiệp 4.0 là một trong những độnglực chính giúp tăng doanh thu và tăng trưởng GDP của các quốc gia, trong đó
về mức độ nhu cầu của khách hàng, mức độ chứng khoán, lỗi máy và sự chậmtrễ không lường trước Tiếp thị thông minh, hậu cần thông minh và dịch vụkhách hàng thân mật cũng rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị Việc tíchhợp tạo điều kiện cho việc thiết lập và bảo trì các mạng tạo ra và gia tăng giá trị
Nó cũng có thể có nghĩa là sự tích hợp của các mô hình kinh doanh mới trênkhắp các quốc gia và thậm chí trên khắp các châu lục, tạo nên một mạng lưới
• Giúp các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường
Công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữacác khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung
Trang 9ứng Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sangnền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và
Trong môi trường của Công nghiệp 4.0, tất cả các bên trong chuỗi cung ứngchia sẻ dữ liệu từ các trang web sản xuất, phương tiện, kho hàng và cơ sở dữliệu của họ trong thời gian thực (real time) Real time POS (Point of Sale) và
dữ liệu hàng tồn kho được cập nhật liên tục để người dùng hiểu tình hình kinhdoanh Đơn đặt hàng khẩn cấp của khách hàng có thể được cập nhật kịp thời vàđáp ứng sự hài lòng của khách hàng Tình trạng và vị trí của sản phẩm có thểtheo dõi và kiểm soát được Chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt hơn vàhàng tồn kho được quản lý tốt hơn Cài đặt thiết bị được tự điều chỉnh dựa trêncác vật liệu được sử dụng, sản phẩm được sản xuất và các điều kiện môi trườngkhác Sản phẩm sản xuất hàng loạt được tùy chỉnh theo nhu cầu của từng kháchhàng Thiết bị có thể được giám sát từ xa và trục trặc có thể được dự đoán chínhxác Dù loại hình kinh doanh là gì, công nghệ có thể kết nối khách hàng, nhàcung cấp, đối tác, thiết bị sản xuất và sản phẩm trong suốt vòng đời của sảnphẩm và dịch vụ
2, Tác động tiêu cực
Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại từng trải qua, những thay đổi cực kìlớn về mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng Quá trình đô thị hóa vàcông nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ khônglường trước được các vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội như thế nàotrong tương lai sắp tới Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhữngthách thức liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu côngnghệ mới và cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu của thịtrường
An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính Khi mà mọi dữ liệu đều
Trang 10được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khinhững mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệubảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược.
Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trêncông nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện Dưới sự thay đổi vượt trội của khoahọc công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắtkịp, hòa nhập vào thời đại Máy móc tự có những hạn chế Quá phụ thuộc vàocác thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh nghiệp sa vào những thiệthại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng về tàichính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ là rất lớn
Trang 11III Thực trạng thương mại VN trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay
Mạng lưới thương mại không ngừng mở rộng
Mạng lưới bán lẻ truyền thống và hiện đại tiếp tục “phủ sóng” trên các địa bàn,đáp ứng sự gia tăng cả về quy mô và trình độ phát triển, nhu cầu mua sắm củacác tầng lớp dân cư Cả nước hiện có 1.163 siêu thị và 250 trung tâm thươngmại, với các thương hiệu mạnh đến từ các nước như: Lotte, Central Group, TCCGroup, Aeon, CircleK, KMart, Auchan, Family Mart, Toàn quốc đã thiết lậptrên 100 điểm bán hàng cố định “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương Có8.581 chợ truyền thống (61 chợ đầu mối) cùng gần 1,4 triệu cửa hàng tạp hóađang duy trì hoạt động
Kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ (thanh toán điện tử,kết hợp cả bán hàng trực tuyến (online) với trực tiếp (offline)); tiếp cận xuhướng hiện đại từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêudùng với nhà sản xuất
Với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, thị trường thương mại điện tử(TMĐT) Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18% (năm 2019 là 25%), đạt 11,8 tỷUSD Năm 2021, tăng 10,2% so với năm 2020, đạt 13 tỷ USD(1) Lần đầu tiên,mua sắm hàng hóa qua TMĐT đã trở thành phương thức phân phối chủ yếu,phát huy hiệu quả, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông Cũnglần đầu tiên, “Gian hàng quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêubiểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn TMĐT JD.com, do ViệtNam chủ trì triển khai qua phương thức TMĐT xuyên biên giới
Tại Việt Nam, TMĐT đang dần trở thành hình thức kinh doanh phổ cập Tuynhiên, những dịch vụ và tiện ích của TMĐT Việt Nam mới chỉ đáp ứng nhu cầumua sắm tối thiểu, vẫn còn một khoảng cách lớn so với nhiều quốc gia Bêncạnh đó, tỷ lệ hàng Việt Nam trên các sàn TMĐT vẫn thấp; chưa đến 20% “tốp”mặt hàng được tìm mua trên sàn trong mùa dịch là hàng Việt Nam Việc “lépvế” trên kênh mua sắm trực tuyến, khiến các doanh nghiệp trong nước có nguy
Trang 12cơ đánh mất cơ hội phát triển.
Xuất, nhập khẩu là điểm sáng
Kim ngạch xuất khẩu cùng với thặng dư thương mại tăng đều Thặng dư thươngmại năm 2020 đạt 19,95 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,8 tỷUSD) và năm 2018 (6,5 tỷ USD); gấp hơn 10 lần năm 2017 và gần 13 lần so vớimức thặng dư thương mại năm 2016 Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của đạidịch COVID-19 và bảo hộ mậu dịch gia tăng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Namvẫn bứt phá, thiết lập “kỳ tích” mới với kim ngạch đạt 336,25 tỷ USD, tăng19% so với năm 2020 Với tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP năm 2021 đạt 184,7%,năm 2020 là 158,6% và năm 2016 là 136,7%, kinh tế Việt Nam có độ mở cao(đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á, thứ 4 thế giới)
Kim ngạch xuất khẩu tăng cao ở những thị trường có hiệp định thương mại tự
do (FTA) với Việt Nam, như Mỹ: 24,2%; Trung Quốc: 15%; Liên minh châu
Âu (EU): 14%; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): 25,8%; HànQuốc: 15,8%; Ấn Độ: 21%; Niu Di-lân: 42,5% và Ô-xtrây-li-a: 3,1% Việt Namgia nhập nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế Điều này càngtrở nên có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm
do làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát làm “tê liệt” chuỗi cung ứng toàncầu
Trang 13Kiểm soát nhập khẩu đã từng bước được cải thiện Nhóm hàng cần hạn chếnhập khẩu tăng trưởng chậm lại Nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất để xuấtkhẩu và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm 89% - 94% kim ngạch nhập khẩu Nhómhàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm 6% - 11%.
Tuy nhiên vẫn còn một số điểm tối về xuất, nhập khẩu Có thể kể đến như nước
ta chưa có chiến lược xuất khẩu bền vững cho từng thị trường Tăng trưởng xuấtkhẩu nhanh nhưng chưa vững chắc, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bênngoài Tính gia công của sản xuất, tính đại lý của thương mại ở nước ta còn rấtlớn Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên giá
cả, chứ chưa dựa trên giá trị Xuất khẩu nông sản theo hình thức trao đổi thươngmại biên giới (tiểu ngạch) vẫn chiếm tỷ trọng cao
Xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI Kim ngạch xuất khẩu của cácdoanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) chiếm tới 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.Trong khi đó, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trongnước thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước (19%) và chỉchiếm 26,4% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2020 chiếm 27,7%)
Quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường nhìn chung diễn ra tương đối tốt trongnhững năm gần đây, tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trênmột tầm nhìn dài hạn (chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với thay đổi của tìnhhình) Chính vì vậy, nó đã nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu, khó có thể pháttriển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao cũng như khả năng “len chân”vào các thị trường ngách
Với tỷ trọng nhập khẩu cao từ thị trường các nước châu Á (nhập siêu chủ yếu từcác thị trường này) và xuất siêu sang các thị trường có công nghệ nguồn - ViệtNam đang bị “neo chặt” ở khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàncầu Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển theo mô hình “rút ngắn”, “đitắt đón đầu”, nguy cơ tụt hậu rất lớn
Một số mặt hàng nông sản chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường
Mỹ, EU, Nhật Bản, do sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, hàm lượng công nghệ