1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nh hưởng của cái tôi hiệu quả đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên

14 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ANH HUONG CUA CAI TOI HIEU QUA ĐẾN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC

CUA’ THANH NIEN Nguyễn Tu Tuấn Anh

Viện Nghiên cứu Thanh niên Mai Thị Huệ Trường Đại học Y Hà Nội Lê Thị Cúc Học viện Quản lý giáo dục TÓM TẮT

Cái Tôi hiệu quả là biến số tâm lý tạo ra sự khác biệt trong cách con người cảm nhận, suy nghĩ và hành động Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của cái Tôi hiệu quả đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu thuận tiện gồm 303 thanh niên tại Hà Nội (tuổi trung bình: I 9,9; độ lệch chuẩn: 2, 2 tuổi) với các đặc điểm khác nhau về giới tính, khu vực sinh sống và trình độ học vấn Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa cái Tôi hiệu quả và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên có mối quan hệ thuận chiêu và độ mạnh của mối quan hệ này ở mức vừa phải Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng phát hiện ra rằng, cái Tôi hiệu quả có thể làm thay đổi mức độ cảm nhận hạnh phúc chung cũng như ảnh hưởng đến từng mặt cảm nhận hạnh phúc của thanh niên

Từ khóa: Cái Tôi hiệu quả; Cảm nhận hạnh phúc; Thanh niên Ngày nhận bài: 7/3/2020; Ngày duyệt đăng bài: 25/8/2020

` 1 Mỡ đầu

Ké tir khi Bandura cong bé bai bao “Self-efficacy: Toward a unifying theory of behavioral change” (Cái Tôi hiệu quả: Hướng tới một lý thuyết thống

nhất về thay đổi hành vi) vào năm 1977, chủ đề này đã trở thành một trong

những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong Tâm lý học Cái Tôi hiệu quả được định nghĩa là năng lực tích cực của một người để thực hiện hiệu quả một hành động nhăm đạt được kết quả mong muốn (Zimmerman, 2000) Ở một góc độ khác, thuật ngữ này còn được hiểu là một tập hợp niêm tin về khả năng của một người trong tổ chức và thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được thành tựu nhất định hoặc kết quả mong muốn (Hermida và Stefani, 2012)

Trang 2

Những niềm tin này quyết định cách con người suy nghĩ, cảm nhận và hành xử (Bandura, 1977)

Hiện nay, không có một định nghĩa chung về hạnh phúc mà mọi nền văn hóa đều chấp nhận (dẫn theo Knud Larsen và Lê Văn Hảo, 201 5) Theo Veenhoven (2011, dan theo Knud Larsen và Lê Văn Hảo, 2015), hạnh phúc gồm có các thành tố nhận thức và xúc cảm được xác định qua mức độ vui thích trong các trải nghiệm cuộc sống và mức độ mà các nhu cầu và mong muốn của con người được đáp ứng Gần với ý nghĩa đó, cảm nhận hạnh phúc là một cảm giác chủ quan phản ánh sự thỏa mãn với những trải nghiệm cuộc sông về công việc, sự thành đạt, tiện lợi, sự gắn bó và không đau khổ hoặc lo lắng (Shek, 1997: Sastre va Ferriere, 2000; VanWel, Linssen va Abma, 2000) Trang thai nay.con được định nghĩa là sự cân bằng giữa kỳ vọng, hy vọng, ước mơ và thực tế đạt được hoặc có thể đạt được, thể hiện thông qua sự hài lòng và khả năng đối phó với các vẫn đề xảy đến trong cuộc sống để thích nghi với cuộc sống hàng ngày (Molina va Meléndez, 2006) Ngay nay, nhiéu hoc gia théng nhat rang “Cam nhận hạnh phúc là một câu trúc đa chiều cạnh bao gôm ba bình diện: cảm xúc, tâm lý và xã hội” (Negovan, 2010 - dẫn theo Nguyễn Thị Minh Hang va Dang Hoàng Ngân, 2019)

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, cái Tôi hiệu quả có tương quan với cảm nhận hạnh phúc, giúp điều hòa căng thăng, nâng cao sức khỏe thể chất và tăng khả năng thích nghỉ và phục hồi sau điều trị bệnh (Bandura, 1997; Bisschop và cộng sự, 2004) Mặt khác, những người có cái Tôi hiệu quả thấp thường xuất hiện nhiều triệu chứng lo âu và trầm cảm (Shnek và cộng sự, 2001; Faure và Loxton, 2003; Kashdan và Roberts, 2004), cũng như có cảm nhận hạnh phúc chủ quan ở mức thấp (Barlow, Wright và Cullen, 2002; Bandura và cộng sự, 2003) Cái Tôi hiệu quả tạo ra cảm giác làm chủ bản thân, phần khởi, giúp làm giảm stress trong cuộc sống và tăng mức độ lạc quan về tương lai Cảm giác về cái Tôi hiệu quả cũng giúp ứng phó tốt hơn các thất bại có thể gặp và tự điều chỉnh để thay đổi hành vi (Pham, Taylor và Seeman, 2001 - dẫn theo Knud Larsen và Lê Văn Hảo, 2010)

Có thể nói, trên thế giới, những kết quả phong phú về mối quan hệ giữa cái Tôi hiệu quả và cảm nhận hạnh phúc đã được ghi nhận Tuy nhiên, tại Việt Nam, mối quan hệ này còn ít được xem xét, nhất là ở đối tượng thanh niên Chính vì vậy, nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu cái Tôi hiệu quả có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên tại Việt Nam hay không? Nếu có thì mối quan hệ đó biểu hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đó

Trang 3

2 Khách thể và phương pháp nghiên cứu

2.1 Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm 303 thanh niên (tuổi trung bính: 19,9; độ lệch chuẩn: 2,2 tuổi) đang sinh sông, học tập tại Hà Nội với các đặc điểm nhân khẩu học cụ thé như sau:

Về giới tính: Nam chiếm 44,2%; nữ chiếm 55,8%

VỀ nơi sinh sống chủ yếu: Thành thị chiếm 52,8%; nông thôn chiếm 47,2%

Về nhóm tuổi: Từ 17 đến 20 tuổi chiếm 53,5%; từ 21 đến 23 tuổi chiếm

46,5%

Trước khi tiến hành khảo sát, toàn bộ khách thể được thông báo về mục

đích điều tra và được đảm bảo về việc giữ kín các thông tin cá nhân Các thông tin cá nhân được hỏi trong bảng hỏi chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu Khách thể tham gia nghiên cứu trên tỉnh thần hoàn tồn tự nguyện và khơng được trả phí

2.2 Phương pháp nghiên cứu Công cụ nghiên cứu

Công cụ thứ nhất: Thang đo Cái Tôi hiệu quả

Thang đo Cái Tôi hiệu quả gồm 10 mệnh đề (item) do hai tác giả là

Schwarzer và Jerusalem xây dựng và thử nghiệm năm 1995 Nội dung các item

mô tả niềm tin vào bản thân của thanh niên trong việc giải quyết và kiểm soát các vấn đề trong cuộc sống một cách có hiệu quả Chang han nhu: “76i luôn có thể giải quyết những vấn dé khó khăn nếu như tôi cô gắng hết sức”; “Tôi có thể bình tĩnh khi phải đối mặt với những khó khăn bởi vì tôi có thể dựa vào khả năng ứng phó linh hoạt của mình”; “Tôi thường có thể xử lý bất cứ vấn đề gì theo cách của tôi" Thang đo được thiết kế dạng Likert 5 bậc nhằm đo lường mức độ tự đánh giá của thanh niên về cái Tôi hiệu quả, với điểm tương ứng: 1 điểm- Không giông tôi chút nào; 2 điểm- Ít giống tôi; 3 điểm- Khá giống tôi; 4 điểm- Giống tôi; 5 điểm- Rất giống tôi Hệ sô Alpha của Cronbach của thang đo là: 0,88 Hệ số tương quan biến - tổng của các item khá cao, với hệ số r dao

động từ 0,53 đến 0,66

Công cụ thứ hai: Thang đo Phổ sức khỏe tinh than

Chúng tôi sử dụng thang đo Phổ sức khỏe tỉnh thần do tác giả Keyes (1998, 2002) xây dựng trên cơ sở kế thừa quan niệm hạnh phúc là “sự khỏe mạnh về tỉnh thân”, cũng như kế thừa các mô hình và thang đo sức khỏe tinh thần của các tác giả đi trước Thang đo này gồm 14 mệnh đề, được thiết kế

Trang 4

dạng Likert 6 bậc với các mức độ tương ứng: l- Không lần nào; 2- 1, 2 lần/ tháng; 3- Khoảng tuần/lần; 4- Mỗi tuần khoảng 2, 3 lần; 5- Gần như hàng ngày; 6- Hàng ngày, với nội dung chính nhằm đo lường trải nghiệm cảm giác hài lòng, hạnh phúc của những người trả lời, chăng hạn như: Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tắt cả mọi người, Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống: Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một diéu gi dé quan trong cho xã hội Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy, có ba nhân tố chính thể hiện ba mặt cảm nhận hạnh phúc của thanh niên gôm: Cảm nhận hạnh phúc xã hội; Cảm nhận hạnh phúc tâm lý và Cảm nhận hạnh phúc cảm xúc (với hệ sô tải nhân tố dao d6ng tir 0,51 dén 0,82; hệ số KMO = 0,903, mức ý nghĩa p < 0,001 va hé số tương quan biến - tổng của các item dao động từ 0,56 đến 0,76) Ba nhân tố này trùng khớp với ba nhân tố mà tác giả thang đo đã đề xuất trong thang đo gốc Hệ số Alpha của Cronbach của thang đo là 0,93; của tiểu thang “Cảm nhận hạnh phúc xã hội” là 0,893; của tiểu thang “Cảm nhận hạnh phúc tâm lý” là 0,84 và của tiểu thang “Cảm nhận hạnh phúc cảm xúc” là 0,91

Như vậy, có thể nói, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu đều có độ tin cậy cao và đủ điều kiện để áp dụng vào nghiên cứu thực tiễn

Bang 1: Kết quả phân tích nhân tố khám pha EFA vê Cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Nhân tổ Mệnh đề Cảm nhận | Cảm nhận Ì Cảm nhận hạnh phúc | hạnh phúc | hạnh phúc tâm lý xã hội cảm xúc Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách| 082

nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn :

Bạn cảm thấy tự tin để Suy nghĩ hay thể hiện|

0,81

những ý tưởng và quan điểm riêng của bạn

ạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách dé phát 0.78

rién va tré thành người tốt hơn :

IBan cam thay cudc song của bạn có định hướng 071 và có ý nghĩa ` jBan cam thay rang bạn có những mối quan hé tin 071

Trang 5

Nhân tổ Mệnh đề Cảm nhận | Cảm nhận | Cảm nhận hạnh phúc | hạnh phúc | hạnh phúc tâm lý x4 hoi cảm xúc

Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn 0.80

cho tât cả mọi người ›

Bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ýj : 0,77

ghia voi ban

Ban cảm thấy rằng bạn gắn bó với céng déng 054 (một nhóm xã hội, hay làng quê, lối xóm) ’ Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì 0.51 đó quan trọng cho xã hội °

[Ban cảm thấy hạnh phúc 0,79

Ban cảm thấy yêu thích cuộc sống 0,60 Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 0,57 -

Xử lý số liệu

Dữ liệu sau khi thu về được xử lý bằng phân mềm SPSS 25.0 Các phép toán được sử dụng bao gồm: Tần suất, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD), các phép kiểm định tương quan, hồi quy đơn biến

Điểm trung bình càng cao thể hiện thanh niên có cái Tôi hiệu quả và mức độ cảm nhận hạnh phúc càng cao và ngược lại, điểm trung bình càng thấp thé hiện thanh niên có cái Tôi hiệu quả và mức độ cảm nhận hạnh phúc càng thấp

3 Kết quả và bàn luận

3.1 Biểu hiện cái Tôi hiệu quả của thanh niên

Đánh giá về mức độ biểu hiện “Cái Tôi hiệu quả” của thanh niên, kết

quả nghiên cứu cho thấy:

Cái Tôi hiệu quả của thanh niên ở mức trung bình (M = 3,27/5; SD = 0,70)

Với độ phân tán của các câu trả lời là khoảng 21,4% cho thấy, kết quả phản

ánh tính đồng nhất khá cao trong các câu trả lời của thanh niên

Bảng số liệu 2 cho thấy, điểm trung bình của cả 10 mệnh đề đều nằm trong khoảng trung bình Trong số đó, "hai mệnh đề “To ôi luôn có thể giải quyết những vân đề khó khăn nêu như tôi cố găng hết sức” và “Tôi có thể giải quyết hấu hết các vấn đề nếu tôi đâu tư, nỗ lực” có điểm trung bình cao nhất (điểm trung bình lần lượt là 3,68 và 3,51) Hai mệnh đề này đều phản ánh niềm tin vào sự nỗ lực và cố gắng của bản thân trong giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sông

Trang 6

Bảng 2: Biêu hiện cái Tôi hiệu quả của thanh niên Ý kiến (%) Không í z k

Nhận định giống | iat nA, | Giéng vt | M | sD

tôi chút | 8 5| 5006 | cội | BtONE ` tôi tôi toi

nao 1 Tôi luôn có thể giải quyết

những vẫn đề khó khăn nêu 2,3 7,6 | 34,0 | 31,7 | 24,4 | 3,68 | 1,00

như tôi cố găng hết sức 2 Nếu ai đó phản đối tôi, tôi

có thể tìm ra phương tin và| 4o | 221 | 393 | 254 | 92 |314|089

cách thức để có được những gì

tôi muốn

3 That dé dang cho tdi trong

viéc dat muc tiéu ciing nhu 6,6 26,4 45,5 14,5 6,9 2,89 0,97

hoàn thành những mục tiêu 4 Tôi tin răng, tôi có thể đối

phó hiệu quả với những vấn đề 4,6 25,1 37,3 23,1 9,9 3,09 1,03

xay ra bat ngo

5 Nhờ sự tháo vát của tôi, tôi

biết làm thể nào để xử lý ác | s3 | 251 | 356 244 | 9,6 | 3,08 |1,04

tình huống không lường trước

được

6 Tôi có thể giải quyết héu hét

các vấn đề nếu tôi đầu tư, nỗ| 3.0 10,6 | 37,0 | 31,7 | 17,8 | 3,51 | 1,00

luc

7 Tôi có thé bình tĩnh khi phải

đối mặt với những khó khăn bởi | sọ | 17,8 | 39.9 | 251 | 122 | 3,221 1,04

vì tôi có thể dựa vào khả năng

ứng phó linh hoạt của mình

8 Khi phải đối mặt với một

van dé, tôi thường có thể tìm 3,3 12,2 | 39,3 28,7 16,5 | 3,43 | 1,01 thấy một số giải pháp

9 Nếu tôi gặp rắc rối, ôi thường | +6 | 12 | 422 | 244 | 125 |339 | 105

nghĩ ngay một cách giải quyết

19 Tôi thường có thể xử lý bat 3,3 19,5 34,3 28,1 14,9 | 3,32 | 1,05

cir van dé gi theo cách của tôi

Chung _ 3,27 | 0,70

Trang 7

Mệnh đề có điểm trung bình thấp nhất là “Thật dễ dàng cho tôi trong việc đặt mục tiêu cũng như hoàn thành những mục tiêu” (M = 2, 89; SD = 0,97) Kết quả này cho thấy, việc đặt mục tiêu và nỗ lực đạt các mục tiêu của thanh niên còn chưa cao

So sánh mức độ biểu hiện cái Tôi hiệu quả của mẫu chọn thanh niên

Việt Nam với mẫu chọn thanh niên tại một số quốc gia khác trên thế giới

(trong điều kiện áp dụng cùng một thang đo này) cho thấy, thanh niên Việt Nam có mức độ biểu hiện cái Tôi hiệu quả thấp hơn so với thanh niên của một số nước được chọn để so sánh (dẫn theo các nghiên cứu của Koh, Tang, Gan, 2018; Petditzi, Marcello, 2018; Guimarães và cộng sự, 2017)

Việt Nam Trung Quốc Mỹ Italia

Biéu d6 1: So sánh mức độ biêu hiện cái Tôi hiệu quả của thanh niên giữa một sô quốc gia

3.2 Cảm nhận hạnh phúc của thanh niên

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ cảm nhận hạnh phúc của thanh niên khá cao (M = 4,05/5; SD = 1,09); trong đó, cảm nhận hạnh phúc cảm xúc ở mức cao nhất (M = 4,19); tiếp đến là cảm nhận hạnh phúc tâm ly (M=4 ,18) va thấp nhất là cảm nhận hạnh phúc xã hội (M = 3,73) Đây có thê coi là một dấu hiệu khá tích cực, phản ánh một đời sống tỉnh thần lạc quan, về cơ bản mang đến sự hài lòng cho thanh niên

Trang 8

Về khía cạnh cảm nhận hạnh phúc tâm lý: Cảm nhận hạnh phúc tâm lý ở thanh niên được biểu hiện rất rõ nét, ở tất cả các chỉ báo (điểm trung bình đều trên 4,0), đặc biệt là ở việc thanh niên cảm thấy bản thân "có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác (M = 4,37) và “cuộc sông có định hướng, có ý nghĩa” (M = 4.29) Xét theo tỷ lệ phần trăm, có đến gần 1⁄4 thanh niên được khảo sát có được cảm xúc này hàng ngày

Ve khia cạnh cảm nhận hạnh phúc xã hội: Thanh niên cảm thấy bản thân mình gắn bó với cộng đồng là biểu hiện rõ nét nhất trong khía cạnh cảm nhận hạnh phúc xã hội, với điểm trung bình cao nhất đạt 4,13, cao hơn điểm trung bình của tất cả các mệnh đề trong tiểu thang đo cũng như cao hơn điểm trung bình của tiểu thang đo Như Vậy, có thể thấy, khi thanh niên đặt mình vào môi quan hệ với cộng đồng, duy trì tốt mối quan hệ đó thì thanh niên sẽ cảm thấy hạnh phúc Điểm trung bình thấp nhất trong khía cạnh cảm nhận hạnh phúc xã hội là cảm nhận về sự đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội (M = 3 ,39) Có thé thấy, kết quả này là dễ hiểu bởi khách thể của nghiên cứu này có tuổi đời còn khá trẻ, hiện vẫn còn đang di hoc (dai hoc, phé thông) nên có thể khả năng đóng góp cho xã hội còn nhiều hạn chế và các em vẫn còn nhiều thời gian để thực hiện trách nhiệm của mình đỗi với xã hội Trong văn hóa phương Tây, hạnh phúc thường gắn liền với thành đạt cá nhân, đạt được các mục tiêu cá nhân quan trọng, trong khi đó, các nghiên cứu ở Đông Á (những quốc gia co van hóa tương déng như Việt Nam) lại cho thấy, hạnh phúc được hiểu là hệ quả của sự hài hòa về mặt xã hội và hệ quả của mối quan hệ

tích cực (Uchida, Norasakkunkit và Kitayama, 2004 - dẫn theo Knud Larsen và

Lê Văn Hảó, 2015)

Về khía cạnh cảm nhận hạnh phúc cảm xúc: Tương tự như cảm nhận hạnh phúc tâm lý, toàn bộ các mệnh đề trong khía cạnh cảm nhận hạnh phúc cảm xúc đều có điểm trung bình rất cao (đều trên 4,0), thể hiện cảm nhận hạnh phúc cảm xúc ở thanh niên là khá tích cực; trong đó cảm nhận “cảm thấy yêu thích cuộc sống” có điểm trung bình cao nhất (M = 4,31) Két qua nay phan ánh một tỉnh thần lạc quan, vui vẻ với cuộc sống và phản ánh cảm giác thú vị đối với cuộc sống của thanh niên

Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy, giữa cảm nhận hạnh

phúc chung và các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên là có mối

tương quan khá mạnh với nhau (hình 1) Mỗi tương quan mạnh nhất là tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc tâm lý (r = 0,85; p<0.01)

Trang 9

Bảng 3: Múc độ cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên Không ‘ là Hàng Mệnh dé An" | ngày | M | SD nào (%) (%) 1 Cảm nhận hạnh phúc tâm ly 4,18 | 1,12

Ban cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm 43 15,5 | 4,14 | 1,34

trong cuộc sông hàng ngày của bạn

Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý 4,0 15,5 | 4,03 | 1,39

tưởng và quan điểm riêng của bạn

Bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát triển và 5,0 16,8 | 4,12 | 1,41 trở thành người tôt hơn

Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và có ý 5,6 24,4 | 4,29 | 1,46 nghia

Ban cam thay rằng bạn có những mối quan hệ tin tưởng và 4,0 21,8 | 4,37 | 1,36 âm áp với những người khác Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của 53 162 | 4,14 | 1,37 ban 2 Cảm nhận hạnh phúc xã hội 3,73 | 1,17 Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt 8,3 14/5 | 3,83 | 1,50 Ban cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả 10,9 12,2 | 3,66 | 1,53 mọi người Bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn | 10,2 10,6 | 3,67 | 1,48 Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một nhóm 5,9 20,1 | 4,13 | 1,49 xã hội, hay làng quê, lối xóm) Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan 10,6 96 |3,39 | 1,48 trọng cho xã hội 3 Cảm nhận hạnh phúc cảm xúc 4,19 | 1,31 Bạn cảm thấy hạnh phúc 5,3 14,2 | 4,04 | 1,43

Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 3,6 22/1 | 4,31 | 1,43 Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 6,6 17,5 | 4,22 | 1,42

Cảm nhân hạnh phúc chung 4,05 | 1,09

Ghi chú: Bảng trên chúng tôi chỉ thể hiện những số liệu có tân suất biểu hiện thấp nhất (tương ứng mức “không lần nào ”) và cao nhát (tương ứng mức “hàng ngày ”)

Trang 10

Kết quả này có ý nghĩa, khi thanh niên có mức độ cảm nhận hạnh phúc càng cao về bất kỳ khía cạnh nào (cảm xúc, tâm lý hay xã hội) thì thanh niên càng có mức độ cảm nhận hạnh phúc chung càng cao và ngược lại | Cảm nhận hạnh oe Cảm nhận hạnh phúc tâm lý A phúc xã hội Cam nhan hạnh phúc chung 0,85** 0,40** 0,42 ** Cảm nhận hạnh phúc cảm xúc Ghi chú: (**): p < 0,01

Hình I: Tương quan Pearson giữa các khía cạnh cảm nhận hạnh phúc

3.3 Ảnh hưởng của cái Tôi hiệu quả đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên

Kết quả kiểm định tương quan Pearson cho thấy, giữa cái Tôi hiệu quả và cảm nhận hạnh phúc (bao gồm cảm nhận hạnh phúc chung và các khía cạnh

của cảm nhận hạnh phúc) có mối tương quan thuận với nhau và mối tương

quan này ở mức khá (hệ số tương quan r dao động từ 0,30 đến 0,43; p < 0,01) Trong đó, tương quan giữa cái Tôi hiệu quả với cảm nhận hạnh phúc chung là mạnh nhất; tương quan giữa cái Tôi hiệu quá với cảm nhận hạnh phúc cảm xúc

là yếu nhất Kết quá này có ý nghĩa, khi thanh niên có cái Tôi hiệu quả càng

cao thì họ càng cảm thay hạnh phúc Ngược lại, nếu thanh niên có cái Tôi hiệu

quả càng thấp thì họ càng ít cảm nhận được sự hạnh phúc

Kết quả phân tích hồi quy đơn biến, trong đó biến độc lập là cái Tôi hiệu

quả, biên phụ thuộc lân lượt là cảm nhận hạnh phúc chung và các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc, cho thây:

Cái Tôi hiệu quả là biến số dự báo được cho cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên Cụ thể: cái Tôi hiệu quả dự báo được 18,5% cảm nhận hạnh phúc chung; 15,3% cảm nhận hạnh phúc xã hội; 18,7% cảm nhận hạnh phúc tâm lý

và 9,0% cảm nhận hạnh phúc cảm xúc Có thể thấy, dù ảnh hưởng và có thể dự

Trang 11

báo cho sự biến thiên của cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên song mức độ dự báo của cái Tôi hiệu quả đến các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc lại không giống nhau Tỷ lệ dự báo cho cảm nhận hạnh phúc tâm lý là cao nhất và tỷ lệ dự báo cho cảm nhận hạnh phúc cảm xúc là thấp nhất

Kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được nhìn chung không mâu thuẫn với các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, mà trái lại, kết quả này củng cố và chứng thực thêm cho các khăng định và kết luận đã công bồ về việc cái Tôi hiệu quả có liên quan rất chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc (các nghiên cứu của Campbell và cộng sự, 2004; Kreitler, Peleg và Ehrenfeld, 2006; Moeini và cộng sự, 2008; Rottman và cộng sự, 2010) Cũng bằng phép phân tích hồi quy tuyến tính, một nghiên cứu xuyên văn hóa trên mâu gôm 1.078 sinh viên đại học tại Tây Ban Nha, Mexico, Bồ Đào Nha và Brazil (tuôi trung bình là 23,0; độ lệch chuẩn là 6,7 tuổi) cũng cho thấy cái Tôi hiệu quả ảnh hưởng đáng kế đến cảm nhận hạnh phúc tổng thể của sinh viên (Costa và cộng sự, 2013) Như vậy, có thể thấy, mối quan hệ này đã được chứng minh là tồn tại trên nhiều nền văn hóa

Bang 4: Dự báo ảnh hưởng của cái Tôi hiệu quả đên cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Hệ số hồi quy chưa chuân a

Biến độc Biếnphụ | R?hiệu hóa nã one :

lap thuộc chỉnh | Hệ sá | Sai số 4 héa B P hồi chuẩn quy B SE Cảm nhận hạnh | 0,185 | 0,636 | 0,077 0,430 8,268 | <0,001 phúc chung Cảm nhận hạnh | 0,153 | 0,653 | 0,088 0,392 |7.387|<0,001 Cái Tôi phúc xã hội hiệu quả Í -: nhận hạnh | 0.187 | 0,695 | 0,083 0433 | 8,326 | <0,001 phúc tâm lý Cảm nhận hạnh | 0,090 | 0,561 | 0.103 0,300 5,454 | <0,001 phúc cảm xúc 4 Kết luận

Như vậy, bên cạnh những trình bày khái quát về năng lực cái Tôi hiệu quả và cảm nhận hạnh phúc của thanh niên, bài viết đã chứng minh được mối

Trang 12

quan hệ ảnh hưởng của cái Tôi hiệu quả đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Việt Nam Theo đó, cái Tôi hiệu quả ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc chung cũng như mọi khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc Nghiên cứu này tiếp tục đóng góp thêm một cơ sở khoa học quan trọng trong củng cố sự tồn tại của mối quan hệ này Kết quả nghiên cứu khẳng định được răng, các thang đo về cái Tôi hiệu quả và Cảm nhận hạnh phúc được thích nghỉ tốt trên khách thé thanh niên tại Việt Nam Tuy nhiên, trong nghiên cứu này là số lượng khách thể còn hạn chế, do đó, việc khái quát suy rộng các kết luận và phát hiện từ nghiên cứu này cần rất thận trọng Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu này đã gợi ý ra một trong những cách thức thúc đây và nâng cao cảm nhận hạnh phúc tích cực của thanh niên đó là tăng cường năng lực cái Tôi hiệu quả của các em Khi các em có đủ khả năng, nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu thì các em sẽ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

1 Nguyễn Thị Minh Hang, Dang Hoang Ngân (2019) Phát giáo và sức khỏe tâm lý NXB Dai hoc Quoc gia Ha Ndi

2 Knud Larsen, Lé Van Hao (2015) Tdm ly hoc xuyên văn hóa NXB Đại học Quéc gia Hà Nội

3 Knud Larsen, Lê Văn Hảo (2010) 7m lý học xã hội NXB Từ điển Bách khoa Hà

Nội

Tài liệu tiẰng Anh

4 Bandura A (1977) Self-efficacy: Toward a unifying theory of behavioral change Psychological Review 84 (2) P 191 - 215 DOI: 10.1037/0033-295X.84.2.191 5 Bandura A (1997) Self-efficacy: The exercise of control Freeman: New York 6 Bandura A., Caprara G.V., Barbaranelli C., Gerbino M & Pastorelli C (2003) Role of affective self-regulatory efficacy on diverse spheres of psychosocial functioning Child Development Vol 74 P 769 - 782

7 Barlow J., Wright C & Cullen L (2002) A job-seeking self-efficacy scale for people with physical disabilities: Preliminary development and psychometric testing

British Journal of Guidance and Counselling Vol 30 P 37 - 53

8 Bisschop M.I., Knegsman D.M.W., Beekman A.T.F & Deeg D.J.H (2004) Chronic diseases and depression: The modifying role of psychosocial resources Social Science and Medicine Vol 59 P 721 - 733

9 Campbell -L.C., Keefe F.J., Mckee D.C., Edwards C.L., Herman S.H., Johnson L.E.,

Colvin O.M., McBride C.M & Donatucci C.F (2004) Prostate cancer in African

Trang 13

Americans: Relationship of patient and partner self-efficacy to quality of life Journal of Pain and Symptom Management Vol 28 P 433 - 444

10 Costa H., Ripoll P., Sanchez M & Carvalho C (2013) Emotional intelligence and self-efficacy: Effects on psychological well-Being in college students Spanish Journal of Psychology Vol 16 e50 P 1 - 9

11 Faure S & Loxton H (2003) Anxiety, depression and self-efficacy levels of women undergoing first trimester abortion South African Journal of Psychology Vol 33 P 28 - 38

12 Guimarães C.M., Conde R.G., Brito B.C., Gomes-Sponholz F.A., Oriá M.O.B.,

Monteiro J.C.S (2017) Comparison of breastfeeding self-efficacy between adolescent and adult mothers at a maternity hospital in Ribeiréo Preto, Brazil Texto contexto - enferm (Internet, cited 2019 Sep 18 26 (1) e4100015)

13 Hermida P., and Stefani D (2012) La jubilacién como un factor de estrés psicosocial Un andlisis de los trabajos cientificos de las ultimas décadas Perspect

Psicol Vol 8 P 101 - 107

14 Kashdan T.B & Roberts J.E (2004) Social anxiety's impact on affect, curiosity, and social self-efficacy during a high self-focus social threat situation Cognitive Therapy and Research Vol 28 P 119 - 141

15 Keyes C.L.M (1998) Social well-being Social Psychology Quarterly 61 (2) P 121 - 140

16 Keyes C.L.M (2002) The mental health continuum: From languishing to flourishing in life Journal of Health and Social Behavior Vol 43 P 207 - 222

17 Koh Y.W., Tang C.S.K., Gan Y.Q (2018) Influences of life stress, anxiety, self- efficacy and social support on social networking addiction among college students in China and the United States J Addict Recovery Vol 2 P 1.009

18 Kreitler S., Peleg D & Ehrenfeld M (2006) Stress, self-efficacy and quality of

life in cancer patients Psycho-Oncology Vol 4 P 329 - 341

19 Moeini B., Shafii F., Hidarnia A., Babaii G., Birashk B & Allahverdipour H

(2008) Perceived stress, self-efficacy and its relations to psychological well-being status in Iranian male high school students Social Behavior and Personality: An International Journal Vol 36 P 257 - 266

20 Molina C.J and Meléndez J.C (2006) Bienestar psicolégico en envejecimiento de la republica dominicana Geriatrika Vol 22 P 97 - 105

21 Pedditzi M.L., Marcello P (2018) School social context, students’ self-efficacy and satisfaction in high school The Open Psychology Journal 11 (1) P 249 - 260

22 Rottman N., Dalton S.O., Christensen J., Frederiksen K & Johansen C (2010)

Self-efficacy, adjustment style and well-being in breast cancer patients: A longitudinal study Quality of Life Research Vol 19 P 827 - 836

Trang 14

23 Sastre M & Ferriere G (2000) Family decline and the subjective well-being of adolescents Social Indicators Research Vol 49 P 69 - 82

24 Schwarzer R & Jerusalem M (1995) Generalized self-efficacy scale In J Weinman, S Wright & M Johnston Measures in health psychology: A user’s portfolio Causal and control beliefs P 35 - 37 Windsor UK: NFER-NELSON

25 Schwarzer R (1999) General perceived self-efficacy in 14 cultures Source: http://userpage.fu-berlin.de/health/world14.htm

26 Shek D (1997) The relation of the family functioning to adolescent psychological wellbeing, school adjustment and problem behavior The Journal of Genetic Psychology Vol 158 P 467 - 479

27 Shnek Z.M., Irvine J., Stewart D & Abbey S (2001) Psychological factors and depressive symptoms in ischemic heart disease Health Psychology Vol 20 P 141 - 145 28 VanWel F & Linssen A & Abma R., (2000) The parental bond and the well- being adolescents and young adults Journal of Youth and Adolescents Vol 29 P 307 - 318

29 Zimmerman B.J (2000) Attainment of self-regulation: A social cognitive perspective In M boekaerts, P.R Pintrich & M Zeidner (Eds.) Handbook of self-regulation P 13 - 39 San Deigo CA: Academic Press

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 9 (258), 9 - 2020 81

Ngày đăng: 26/10/2022, 14:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w