Quan điểm của Đảng và Chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên...16 1.3.. Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia phòng chống tệ nạn nghiện
Trang 1ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Tuyết Nhung
Người thực hiện : Lò Văn Phong
Lớp : K49
Niên khóa : 2010 - 2011
Hà Nội, tháng 10 năm 2011
Trang 2
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4
Chương 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN TIÊP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1 Một số vấn đề ma tuý 8
1.1 Khái niệm ma túy 8
1.1.2 Đặc điểm của ma tuý: 9
1.1.3 Phân loại ma túy: 10
1.1.4 Tác hại của ma túy 13
1.2 Quan điểm của Đảng và Chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên 16
1.3 Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên 20
Chương 2 23
THỰC TRẠNG “CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TÚY TRONG THANH THIẾU NIÊN” TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MUỔI NỌI – HUYỆN THUẬN CHÂU – SƠN LA 23
2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa bàn xã Muổi Nọi 23
2.1.1 Về vị trí địa lý 23
2.1.2 Về kinh tế 23
2.1.3 Về văn hóa xã hội, y tế, giáo dục 25
2.2 Thực trạng tình hình nghiện hút ma túy hiện nay trên địa bàn xã Muổi Nọi – huyện Thuận Châu Châu – tỉnh Sơn La 27
2.2.1 Đặc điểm tình hình thanh thiếu niên trên địa bàn xã 27
2.2.2.1 Tình hình nghiện hút ma túy trong phạm vi cả nước 28
2.2.2.2 Tình hình nghiện hút ma túy trong thanh thiếu niên trên địa bàn xã Muổi Nọi 28
2.3 Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của Đoàn thanh niên trên địa bàn xã Muổi Nọi – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La 30
2.3.1 Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý nói chung của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên đại bàn xã 30
2.3.2 Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của Đoàn thanh niên trên địa bàn xã Muổi Nọi 32
1
Trang 3
2.4 Đánh giá chung về “Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý” trong thanh thiếu niên của Đoàn thanh niên trên địa bàn, những nguyên nhân 35
2.4.1 Những mặt được trong “công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh thiếu niên trên địa bàn” những năm qua 35
2.4.2 Những hạn chế 35
2.4.3 Nguyên nhân 36
2.4.4 Nguyên nhân khách quan 36
2.4.5 Nguyên nhân chủ quan 36
Chương 3 38
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ “CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TÚY TRONG THANH THIẾU NIÊN” TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MUỔI NỌI – HUYỆN THUẬN CHÂU – SƠN LA 38
3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả “Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh thiêu niên” trên địa bàn xã Muổi
Nọi – huyện Thuận Châu 38
3.1 Đối với Đoàn thanh niên 38
- nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các chủ trương của đảng các quy định của nhà nước về công tác phòng chống ma túy 38
3.2 Đối với các ban ngành liên quan 39
3.3 Đối với gia đình và nhà trường 40
3.3.1 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh thiếu niên trên địa bàn xã Muổi Nọi – huyện Thuận Châu 40
3.3.2 Đối với các cấp Uỷ Đảng 41
Trước tiên Đảng ủy, HĐND, UBND xã Muổi Nọi cần tích cực quan tâm chỉ đạo, giám sát về Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh thiếu niên trên địa bàn Tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí để cơ quan chức năng và tổ chức Đoàn thanh niên hoạt động phòng chống tệ nạn ma túy 41
3.3.3 Đối với chính quyền địa phương 41
3.3 4 Đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 43
3.4.5 Đối với các ngành, cơ quan chức năng và tổ chức xã hội khác 44
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
2
Trang 4Những kiến thức đó đã giúp em rất nhiều trong quá trình vận dụng thực tập
và viết chuyên đề tốt nghiệp tại địa phương Bằng tình cảm và lòng biết ơn sâusắc, em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tất cả các thầy cô giáo trongtoàn Học viện, phòng quản lý đào tạo – tổ chức, các khoa phòng đặc biệt là cô
giáo Trần Thị Tuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong qua trình
nghiên cứu viết chuyên đề tốt nghiệp
Xin cảm ơn Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo công tác phòng chống
ma túy của xã (ban chỉ đạo 03), các cơ quan ban ngành đào thể xã và Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Muổi Nọi đã quan tâm và tạo điều kiệngiúp đỡ, cung cấp tài liệu để em được tìm hiểu thực tế và vận dụng viết chuyên
đề tốt nghiệp tại xã Đoàn
Trong quá trình nghiên cứu thực tế và viết chuyên đề tốt nghiệp, mặc dù rất
cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế và sai sót Vì vậy em kính mongnhận được sự góp ý đồng tình của các thầy, cô giáo để chuyên đề tốt nghiệphoàn chỉnh hơn, có tính lý luận và thực tiễn hơn
Em xin trân trọng cảm ơn.
Người thực hiện
Trang 5
1 Lý do chọn chuyên đề.
Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng cộng sản Việt Nam, toàn thể dân tộcViệt Nam đang ra sức thi đua lao động, học tập, sáng tạo, đẩy mạnh công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, quyết tâm thực hiên mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nướcdưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn tạo thời
cơ thuận lợi để phát triển kinh tế, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Tuy nhiênbên cạnh những mặt tích cực còn những hạn chế, khó khăn và thử thách khôngnhỏ đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp giải quyết của toàn xã hội
Trong muôn vàn khó khăn đó, tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy nóiriêng đã trở thành một vấn đề nổi cộm, nhức nhối và gây ra những hậu quảnghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội như kinh tế,chính trị, văn hóa và nòi giống nước nhà
Ma túy luôn là một đề tài nóng bỏng không chỉ riêng với quốc gia nào mà nómang tính toàn cầu Theo ước tính trên thế giới có khoảng trên 300 triệu người
sử dụng ma túy bất hợp pháp, tương đương 50% dân số thế giới, chủ yếu tậptrung ở độ tuổi từ 15 trở lên
Hội nghị ASEAN diễn ra vào ngày 26,27/11/1998 tại Hà Nội, với lời kêu gọitất cả thanh niên ở khu vực ASEAN ‘Hãy nói không với ma túy” để biếnASEAN thành nơi không co ma túy vào năm 2015 Hưởng ứng lời kêu gọi đóĐảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến vấn đề ma túy, các chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước luôn có những biện pháp cụ thể
rõ ràng trong công tác phòng chống ma túy
Nghiện hút ma túy không chỉ gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế mà còn gâymất trật tự xa hội, làm băng hoại các giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức, dântộc Thanh thiếu niên là lớp người chịu ảnh hưởng năng nhất của tệ nạn xã hộinói chung và tệ nạn nghiện hút ma túy nói riêng Hàng chục vạn người thậm chí
4
Trang 6
có sức lao động tốt, tài năng đang nở rộ nhưng vướng vào nghiện hút trở thành
“kẻ ăn bám”, lại còn “đốt đi” biết bao tiền của gia đình
Tệ nạn xã hội đã có từ lâu, đó là những hiện tượng xã hội phức tạp, cónguồn gốc từ đời sống xã hội Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì tệ nạn xãhội là những hành vi phi đạo đức, trái với chuẩn mực xã hội Những hành vi lệchchuẩn gây ra những hậu quả nặng nề về đạo đức, lối sống ảnh hưởng trực tiếpđến con người và các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, gây nguy hại đến sựphát triển và tiến bộ của xã hội
Ngày nay tệ nạn ma túy đang thực sự là một hiểm hoạ lớn tới toàn nhân loại.Tất cả các quốc gia trên thế giới điều đã thấy được sức công phá ghê gớm của
hiểm hoạ này.“Ma tuý đang là một thảm hoạ của nhân loại, nạn ma tuý đang
đầu độc con người, nạn ma tuý đang nuốt chửng nhân loại” Đó chính là lời
cảnh báo của Liên hợp quốc nhân ngày quốc tế phòng chống ma tuý
Tệ nạn ma tuý nói chung và tệ nạn nghiện hút, tiêm chích ma tuý nói riêng
là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới Mặc dù các
cá nhân tham gia vào tệ nạn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,nhưng khi họ đã mắc tệ nạn nghiện hút, tiêm chích ma tuý thì sẽ kéo theo nhiềutổn thất cho gia đình, cho xã hội mà trước mắt là cho chính bản thân họ
Những năm gần đây tệ nạn ma tuý đang len lỏi đến mọi ngõ ngách của đờisống xã hội, làm tha hoá về phẩm chất đạo đức của biết bao người, trong đó có
cả tầng lớp tri thức và những cá nhân có địa vị trong xã hội Đặc biệt là hiện nay
ở nước ta còn nổi cộm lên tệ nạn ma túy trong học đường nơi vẫn được coi làmôi trường tốt nhất, trong sạch nhất để đào tạo những chủ nhân tương lai của đấtnước
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30/11/2006 của Bộ Chính trị, Chỉ thị
số 03-CT/TU ngày 04/09/2007 của ban thường vụ tỉnh ủy, Chỉ thị số 21-CT/TUngày 26/09/2002 Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 08/12/2003 và Kết luận số 03
về lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng chống kiểm soát ma túy của Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh Đây không phải là vấn đề mới nghiên cứu tại xã Muổi Nọi –
5
Trang 7
huyện Thuận Châu, vì ma túy đã xuất hiện xuyên suốt trong một thời gian dài từchế độ cũ để lại, hiện nay đang là vấn đề nhức nhối, bức xúc cuả xã Muổi Nọinói riêng và của toàn huyện nói chung khi mà lượng ma túy ngày càng vậnchuyển nhiều qua biên giới từ Lào đến tỉnh Điện biên vào các xã Tôm Mòn,Nặm lầu và các xã giáp danh của xã Muổi nọi Điền đó cũng ảnh hưởng ít nhiềuđến xã Muổi Nọi, do đó số người nghiện ma túy ngày càng nhiều
Vì vậy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệuquả công tác phòng chống ma túy và tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh thiếuniên trên địa bàn xã Muổi Nọi nói riêng và trên đại bàn toàn huyện Thuận Châu
– tỉnh Sơn La nói chung Tôi đã mạnh dạn lựa chọn chuyên đề “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Muổi nọi với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh thiếu niên trên địa bàn xã Muổi Nọi - huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La”, làm chuyên đề tốt nghiệp hệ trung cấp chính trị
hành chính Đây là vấn đề không mới, trước đó đã có những bài viết, nhữngnghiên cứu, tuy nhiên những bài viết đó chưa sâu, chưa làm nổi bật lên thìnhhình thực tế ở địa phương Do vậy, tôi hy vọng chuyên đề này sẽ làm rõ hơnnhững vấn đề thực tế thông qua thực trạng và đề ra một số giải pháp khả thi cho
tổ chức Đoàn, các ban ngành liên quan
2 Mục đích của chuyên đề.
2.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng công tác phòng chống tệ nạnnghiện hút ma túy trong thanh thiếu niên của Đoàn thanh niên trên địa bàn xãMuổi Nọi – huyện Thuận Châu Qua đó giúp mỗi thanh thiếu niên có ý thứcphong tránh và đẩy lùi tệ nạn nghiện hút ma túy ra khỏi cuộc sống cộng đồng.2.2 Tìm ra nguyên nhân, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp khả thi đểgóp phần hiệu quả vào công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trongthanh thiếu niên trên địa bàn
3 Nhiệm vụ của chuyên đề.
3.1 Tìm hiểu thực trạng nghiện hút ma túy trong thanh thiếu niên trên địabàn xã Muổi Nọi
6
Trang 8bổ sung và khẳng định lý luận của chuyên đề.
3.4 Tìm ra những nguyên nhân, đưa ra những kiến nghị và giải pháp choĐoàn thanh niên trong công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trongthanh thiếu niên trên địa bàn xã Muổi Nọi
4 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề.
“Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút trong thanh thiếu niên trên địa bàn
xã Muổi Nọi – huyện Thuận Châu – Sơn La”
5 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề.
5.1 Thời gian: Từ 2008 đến nay
5.2 Không gian: Trên địa bàn xã Muổi Nọi – huyện Thuận Châu
5.3 Lứa tuổi: Từ 18 đến 35 tuổi
6 Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp Tổng hợp, thống kê và phân tích tài liệu
6.2 Phương pháp Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan đến vấn đề ma túy vànghiện ma túy
6.3 Tham dự các Hội nghị tổng kết và nghe báo cáo lên quan đến ma túycủa Đảng ủy, công an, chính quyền địa phương, phong văn hóa thông tin
7 Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài kiệu tham khảo, chuyên đềgồm 3 chương sau:
7
Trang 9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TIÊP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Một số vấn đề ma tuý.
1.1 Khái niệm ma túy.
Trong vài năm gần đây, danh từ “Ma tuý” đã được người ta nhắc nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng Nhưng “Ma tuý” là gì thì có nhiều cách hiểu khác nhau Trước đây người ta thường dùng từ “thuốc phiện” bởi vì khi đó
chỉ có thuốc phiện là chất gây nghiện Nhưng ngày nay, những chất gây nghiện
ngày càng xuất hiện nhiều, đa dạng, muôn hình, muôn vẻ, nên “Ma tuý” được
dùng chỉ các chất gây nghiện nói chung
Theo từ điển tiếng Việt (từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Trung tâm Từđiển học 1996, trang 583) thì ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gâytrạng thái ngây ngất, dùng quen thành nghiện
Những chất gây nghiện có thể được chiết xuất từ cây thực vaatjnhuw câyAnh Túc (cây thuốc phiện), cây cô Ca, cây khác và những chất gây nghiệnkích thích thần kinh khác như Amphetamin, LSD (ma túy tổng hợp) được sảnxuất từ các tiền chất, hóa chất Những chất kích thích thần kinh đó, trong thuậtngữ tiếng Viêt gọi là chất ma túy hưỡng thần
Theo liên hợp quốc thì “ ma túy là chất hóa học có nguần gốc tự nhiên hoặcnhân tọa, khi xâm nhậm vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâmtrạng, ý thức trí tuệ con người, làm cho người lệ thuộc vào chất đó, gây tổnthương cho từng cá nhân và cộng đồng Do vậy, việc sản xuất, vận chuyển, buônbán, sư dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản phápluật và chịu sự kiểm sát của cơ quan vảo vệ pháp luật
Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999, đã quy đinh vềtội phạm về ma túy Theo đó, ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa,cao cô ca, lá hoa quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện
8
Trang 10Như vậy, chất ma túy được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học.Danh mục các chất ma túy, tiền chất và các chất hoá học dùng để điều chế các
ma túy ( bao gồm danh mục quy định trong Công ước 1961, 1971, 1988 củaLiên Hợp quốc về kiểm soát ma túy) gồm 225 chất ma túy và 22 tiền chất Đểxác định có phải là chất ma túy hay không, hoặc là chất ma túy gì thì phải trưngcầu giám định
Như vậy, có thể hiểu Ma túy là các chất có nguần gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó làm thay đổi trạng thái ý thức và tâm lý của con người đó Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
1.1.2 Đặc điểm của ma tuý:
Ma tuý, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu Hơn
8000 năm trước, thuốc phiện đã được người SoMai sử dụng, người ta đã biếtđược những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khidùng nó
Thế kỷ thứ I, Riosikelires đã miêu tả khá kĩ về thuốc phiện trong cuốn sách
“Dược điển luận” của mình Tuy nhiên ở thời kỳ này, người mới chỉ chú trọng
những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứchưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng gây nghiện khó cai Con ngườibiết đến ma tuý từ rất lâu đời, Người Ai Cập và La Mã đã biết sử dụng ma tuýlàm thuốc cứu thương để chữa bệnh cho những chiến binh
Trong chiến tranh, ma tuý được dùng như một thứ vũ khí để thống trị cácdân tộc thuộc địa Đời nhà Mãn Thanh - Trung Quốc không cho thuộc dân Anhbuôn bán, vì thuốc phiện được coi như một thứ công cụ nhằm để thực hiện chính
9
Trang 11
sách ngu dân của thực dân Pháp, được tự do hút hít Vì thế tệ nạn tiêm chích,hút, hít các chất ma tuý đã trở thành thói quen, một tập tục xấu của nhiều địaphương trong nước Điều đó đã góp phần tạo nên những thảm hoạ cho loàingười Nghiện, tiêm chích, hút, hít các chất ma tuý là tệ nạn xã hội, vì nó đingược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội và gây ra nhiều tội ác Từ năm
1984 trở lại đây, tệ nạn tiêm chích ma tuý, đặc biệt trong lực lượng thanh thiếuniên có chiều hướng gia tăng Chính vì vậy Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rasức bài trừ Ngày 29/ 1/ 1993, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 06/CP về
“Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý” nhằm ngăn
chặn, đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở nước ta, góp phần xây dựng mộtthế giới không ma tuý
1.1.3 Phân loại ma túy:
Những loại ma tuý thường gặp ở Việt Nam là thuốc phiện, cần sa, hêrôin,Moocphin, senduxen, dolargan Và vài năm trở lại đây xuất hiện hêrôin, cácloại ma tuý tổng hợp: Amtêtamin, Mêthamphêtamin, Exetacy (ATS) là những
ma tuý cực mạnh
+ Các loại ma tuý thường gặp có nguồn gốc tự nhiên đó là:
* Cây thuốc phiện (hay còn gọi là cây Anh Túc), cây thân thảo cao từ 0,7 –
1,5m, hoa to, mọc đơn ở đầu cành hoặc đầu thân có mầu tím, trắng, vàng hoặc
đỏ Quả thuốc phiện có hình cầu hoặc hình trứng dài từ 2-5cm, dùng để chiếtxuất ra mocphin làm giảm đau khi bị chấn thường gây đau đớn, hoặc khi phẫuthuật
Thuốc phiện gồm có 3 dạng:
- Thuốc phiện sống: là nhựa thuốc phiện mới thu từ quả và lá thuốc
phiện, phơi khô, đóng góp đặc dẻo, có màu đen xẫm, co mùi thơm quyến rũ,
ít tan trong nước
- Thuốc phiện khô: Được bào chế từ cây thuốc phiện sống bằng cách dùng
nước nóng hoà tan nhiều lần thuốc sống, lọc qua vải nhiều lần và sấy khô rồi đóngthành bánh Nó có mùi thơm cả thuốc phiện sống và có màu nâu đen xẫm
10
Trang 12
- Xái thuốc phiện: Là thành phần còn lại trong tẩu khi thuốc phiện được hút
trong, thường trong xài thuốc phiện vẫn còn một phần nhất định mócphin
* Cây cần sa:( hay còn gọi là cây gai dầu, cây đại mã) Cao từ 1 – 3m, thân
vuông, có rãnh dọc, mọc thẳng đứng Lá cần sa xẻ ra từ 5 – 7 thuỳ hình chân vịt,mép khies răng cưa Phía dưới lá mọc đối, cuống dài, phía trên lá mọc so le, cuốngngắn, có lá kèm Hoa cần sa đơn tính, mọc riêng gốc, mầu xanh nhạt, hoa đực mọc
dú xuống, hoa cái moc thành bông Hạt cần sa hình cầu, đập nát coa mùi thơm, cónhân dẹt, nôi nhũ Hoạt chất của nó thường là hashish, có hoạt chất sinh học mạnh
và gây nghiện Sản phẩm bất hợp pháp từ cây cần sa thường được chế biến thành 3dạng
- Hạt: là hoa nên lại thành từng bánh nặng từ 2-10 kg Những người tiêu thụnghiền nát, thái nhỏ, phơi khô, rồi mang bán lẻ cho người nghiện để hút (Nhưthuốc lá điếu) hoặc pha như nước chè để uống
- Ngoài ra người ta còn chưng cất từ hạt, lá, hoa sau đó phơi khô để lấy nhựathuốc phiện, có hàm lượng lớn gấp 8 đến 10 lần so với khi để tươi Nó đượcđóng thành khối nặng từ 0,5 đến 1kg, hoặc dạng viên có đường kính từ 1 đến8cm
- Hơn nữa, người ta còn tinh chế cần sa thành các dạng tinh dầu lỏng
* Cây cô ca: (mà hạt chính của nó là côcain): Cây cao từ 5 – 6m Quả
hình trứng, khi chín có mầu đỏ, có một hạt trong các hạt có nhũ Lá mọc so
le, có hai lá nhỏ kèm theo biến đổi thành hai gai, phiến lá hình bầu dục Làhợp chất thiên nhiên, có tác dụng gây tê tại chỗ , kích thích thần kinh trungương và gây nghiện Dùng Côcain lúc đầu thấy tinh thần sảng khoái do hệthần kinh được kích thích, có những phản xạ hưng phấn, sau đó bị mê man.Dùng ở liều cao nó sẽ để lại những di chứng rối loạn thức ăn, cơ cứng, liệt
hô hấp, nói lung tung, có thể gây tử vong
* Cây khác ( hay còn gọi là cây catha)
Người ta nhai cây này lúc đầu thấy hưng phấn, sảng khoái cao độ, dẫn đếnnói năng bừa bãi, nói nhiều, nói lung tung.Nhiều trương hợp không làm chủ
11
Trang 13+ Các loại ma tuý có nguồn gốc nhân tạo gồm:
- Các chất giảm đau:
* Dolargan: Là chất giảm đau.Giống mócphin, nó gây ra hưng phấn cho
người sử dụng nhưng ít gây ra suy giảm hô hấp và ít gây nghiện hơn Móocphinnhưng giá thành cao hơn từ 5-10 lần
* Hêroin tổng hợp: Là loại ma tuý được dùng phổ biến ở Châu Âu và một số
nước trên thế giới Hêroin vào Việt Nam từ năm 1995, được tinh chế từ thuốcphiện nhưng mạnh gấp 10 lần thuốc phiện và gây nghiện rất mạnh và nhanh Doviệc vận chuyển thuốc phiện quá nặng nhọc và tốn kém, mặt khác giá Hêrin đắtgấp hàng trăm lần so với thuốc phiện trong khi đó giá để chế biến Hêroin từthuốc phiện không đáng kể bằng giá bán, ví dụ: Giá một Kg thuốc phiện từ 150-170$ nhưng giá 1Kg Hêroin từ 12-20.000$
- Đây là loại ma tuý rất độc hại, gây nghiện nặng và gây cho người nghiệnnhững tổn thương ở hệ thần kinh trung ương
- Các chất kích thích hệ thần kinh:
* Amphetamine: loại này được sản xuất ơ dạng bột, viên nén, viên con nhộn,
ống tiêm… khi dùng ơ liều cao, se làm ho cơ thể bị choáng, suy sụp, khôngmuốn ăn uống, đau đớn, loạn nhịp tim, giảm khả năng lao động và họ tập Dùnglâu có thể bị dối loại thân kinh, dẫn đến tâm thần
* Methamphetamine: (Meth) (Mạnh hơn Ampetamine gấp 500 lần so với
thuốc phiện).Loại ma tuý này rất nguy hiểm và có hại hơn ma tuý tự nhiên rấtnhiều bởi nó có nồng độ cao, khả năng gây nghiện nhanh và tác động mạnh lên
hệ thần kinh làm cho người sử dụng loại này dễ bị kích thích gây tội ác ngay
12
Trang 14
- Các chất ức chế thần kinh:
* Barbiturat: Là nhóm an thần chống co giật, dùng lâu hoặc quá liều thì sẽ
dẫn đến mất trí, nói ngọng và gây tổn thương cho hệ tuần hoàn, thậm chí gâyngộ độc dẫn tới tử vong
*Methaqualon: Benzodiazenpin, benzodiazenpin Làm giảm đau, an thần,
chống co giật, thư giãn cơ bắp, nhưng là chất gây nghiện đối với những người
sử dụng chúng
* Thuốc an thần Xeduxen, Mepropamate: Dùng để chữa bệnh, chống lo âu,
hồi hộp, khó ngủ, đau đầu Nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện
* Thuốc “lắc”: Loại ma tuý độc hại nhất Loại ma tuý này có khả năng làm
tăng cưêng hạot động tình dục Những người dùng thuốc lắc thường xuyênthực ra về lâu dài nó làm giảm khả năng tình dục
Thuốc lắc là tên gọi của dân nghiện dành cho chất ma tuý tổng hợp Esetasy XTC - mdma dẫn xuất từ Amphemine Trong y học, có giai đoạn Amphemineđược sử dụng để điều trị bệnh hen, viêm xoang, trầm cảm Nhưng khi được dẫnxuất thuốc Esetasy, nó bị pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới xếp vàoloại ma tuý độc hại nhất và gây nghiện cấm sử dụng Nhưng loại ma tuý này vẫnlưu thông trên thị trường một cách bất hợp pháp dưới dạng viên với các tên gọi nhưYingang, Adam, Eva, Love, Vw, Ice, Mè đen, tên lửa, thiên thần
-1.1.4 Tác hại của ma túy.
+ Đối với bản thân người nghiện
- Thiệt hại về kinh tế, cơ thể hao mòn, gầy yếu toàn thân trong trạng tháinhiễm độc, rối loạn, tâm lý không ổn định dẫn đến sức khỏe giảm sút, chậmchạp thẫn thờ, trễ nải công việc Khi lên cơn nghiện, người nghiện không làmchủ được bản thân nên dễ đánh mất nhân cách và phạm tội hoặc chết yểu
- Ma túy xâm nhập vào cơ thể người gây ra rối loạn từng bộ phận, đến suynhược toàn thân của người nghiện như:
13
Trang 15
Đối với hệ tiêu hóa: người nghiện luân có cảm giác chán ăn, vì vậy họ
không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm, thường có cảm giác buôn nôn,đau bụng, đại tiểu lúc lỏng lúc táo bón
Đối với hệ tuần hoàn: thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột,
mạch máu bị sơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của
bộ não Do tiêm chích thường không vô trùng, nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu,viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới
Đối với hệ hô hấp: những đối tượng hít ma túy thường bị viêm mũi, viêm
xoang, viêm đường hô hấp
Các bệnh về da: người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên không cảm giác
thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuậnlợi cho bệnh về daphát triển như: hgẻ, lở, hắc lào
Nghiện ma túy làm suy giảm các chức năng thải độc:
Người nghiện ma túy, chất hêrôin, làm cho chất độc tích tụ trong cơ thể, làm chogan, thận và cơ thể suy yếu nên người nghiện hay bị các triệu chứng: Áp xe gan,viêm gan, suy gan, suy thận, có khi dẫn đến tử vong
Đối với hệ thần kinh: người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần
kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảmgiác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ kích động dẫn tới tội ác.Nếu dùng ma túy điều cao có thể bị ngộ độc cấp tính, biểu hiện rối loạn tâm thầnnặng, hôn mê
- Đặc biệt những người tiêm chích ma tuý thì sẽ tiêm chích chung ống kimtiêm mà không khử trùng, dẫn đến việc nhiễm trùng: Viêm gan siêu vi, sốt rét,tắc tĩnh mạch, HIV/AIDS
- Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnhhưởng đến hệ thống hóc môn sinh sản, làm giảm khả năng sinh sản, giảm khảnnăng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thanh giao tửtạo cơ hội cho các ghen độc có điều kiên hoạt hoá dẫn tới suy yếu nòi giống
14
Trang 16
- Năng lực làm việc học tập sa sút, nhân cách thay đổi trở nên nhu nhược,yếu đuối, ý chí suy sụp, nghị lực kém khi no thuốc, dành tất cả thời gian để tậnhưởng, người lớn tuổi tìm chỗ yên tĩnh để nằm, người nhỏ tuổi thường bị kíchđộng lao vào những cuộc chơi nguy hiểm đốt da tay, rạch tay chân, gây sự đánhnhau đua xe… vì lệ thuộc vào ma tuý để có tiền mua ma tuý người nghiện sẵnsàng làm bất cứ chuyện gì nói dối, lừa gạt, trộm cướp tài sản của hàng xóm lánggiềng, chấn lột cướp giật, dẫn tới cướp của giết người, thậm chí có người nhẫntâm giết cha lẫn mẹ đẻ
+ Tác hại đối với gia đình:
- Gia đình người nghiện phải chịu một gánh nặng rất lớn về kinh tế, đồngthời phải chịu một tổn thất lớn về tinh thần do bị cồng đồng sung quanh kỳ thị salãnh Thậm chí họ còn bị tổn thương về mặt tinh thần do phải chịu sức ép vềtâm lý nặng nề, từ đó dẫn đến mất lòng tin đối với cá thành viên khác trong xãhội
- Gia đình có người mắc nghiện ma tuý (là chồng, vợ, con, cháu) phải gánhnhiều bất hạnh Người nghiện không chịu học hành, làm lụng, không làm ra củacải, lai phải trả càng nhiều tiền để mua ma tuý với lượng ngày càng cao, dẫn tớigia đình ngày càng kháng kiệt Ở thành phố có chuyện “ Nhà lầu tan trong ốngtiêm chích”, còn ở miền núi có chuyện “ con trai duy nhất của gia đình mà phảibán nhà lấy tiền hút thuốc phiện” chuyện tưởng như đùa, nhưng lại mô tả sâusắc bằng hình tượng của cải trong nhà bán đi để mua ma tuý Nhiều ngườinghiện bán dần tài sản trong nhà, đất để mua ma tuý, để rồi lang thang ăn mày,
ăn xin
- Sự bất hoà thường xẩy ra giữ những người nghiện với các thành viên tronggia đình, do mâu thuẫn về lối sống thái độ cư sử, túng quẫn về kinh tế làm chotình cảm gia đình bị tổn thương, hanh phúc gia đình bị tan vỡ, vợ chồng ly hôn,thanh danh gia đình bị xâm hại
+ Tác hại đối với cộng đồng xã hôi:
15
Trang 17
Ngoài việc xã hội bị giảm sút, việc điều trị cho các đối tượng nghiện cũng
là một gánh nặng cho xã hội Với số lượng người nghiện gia tăng, xã hội thấtyếu cung phải gia tăng hàng loạt các vấn đề phức tạp khác như: Mất trật tự anninh xã hội, tội phạm về tệ nạn xã hội khác trở nên nghiêm trọng hơn Nếukhông ngăn chận kịp thời và triệt để, ma túy có thể làm suy vong thể chất của cảmột dân tộc
- Người nghiện chẳng những ngây ra đau khổ cho bản thân gia đình, mà còngây ra lo âu phiền muộn cho hàng xóm láng giềng, làm cho an ninh trật tự xã hộithường xuyên bị đe doạ Người nghiện ma tuý từ chỗ ăn cắp, chất lột, cướp của,giết người ở xung quanh để có tiền ma ma tuý, xã hội phải tốn kém tiền để chữachạy cho ngưởi nghiện, trật tự xã hội bị ảnh hưởng, các tội phạm hình sự giatăng, sức lao động của xã hội bị suy yếu, an ninh trật tự bị rối loạn, tội phạm giatăng, hư hỏng nhiều thế hệ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội về mọi mặtvăn hoá, kinh tế, chính trị, quốc phòng
1.2 Quan điểm của Đảng và Chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên.
Phòng chống ma tuý từ nhiều năm nay được coi là một cuộc đấu tranh giankhổ, phức tạp, lâu dài chống lại một hiểm hoạ dễ lây lan, trong chiến dịch này,nhiều nước có những nỗ lực đáng ghi nhận Tại kỳ họp lần thứ 20 của Đại hội
đồng Liên Hiệp quốc diễn ra từ ngày 8-10 tháng 06 năm 1998 tại New York (Mỹ) về chống ma tuý đã khẳng định: “ma tuý là vấn đề không biên giới, không một nước nào có thể tự giải quyết thành công, ma tuý nó trở thành vấn đề bức xúc đối với mọi quốc gia toàn thế giới.”
Là thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng không thoát khỏiviệc phải đối mặt với những thách thức và thảm hoạ của tệ nạn nghiện hút matuý và buôn lậu ma tuý Cách đây nhiều năm, vấn đề nghiện hút ma tuý vẫnchưa phức tạp như những năm gần đây, lúc đó việc buôn bán và nghiện hút còn
ở phạm vi hẹp, lẻ tẻ, chủ yếu là những người cao tuổi với hình thức hút thuốc
16
Trang 18tệ nạn ma tuý Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản để các banngành, cơ quan chức năng sớm ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý
ở Việt Nam Vì vậy, ngay trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng đã
xác định rõ chủ trương chính là “Phát động phong trào toàn dân tham gia
phòng ngừa và đấu tranh với các tệ nạn xã hội.”
Quan điểm của Đảng về phòng chống tệ nạn xã hội nói chung trong đó tệnạn nghiện hút ma tuý đã được thể hiện xuyên suốt qua các nghị quyết của các
kỳ Đại hội Đảng Điều này cho thấy sự quyết tâm của Đảng trong việc đẩy lùicác tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn nghiện hút ma tuý ra khỏi cộng đồng Đến
Đại hội IX một lần nữa Đảng chỉ rõ vấn đề mấu chốt là phải “ ngăn chặn và bài
trừ tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm, ma tuý, lây nhiễm HIV/AIDS”.
Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước luôn có chủ trương nhất quán, đồng bộtrong chương trình hành động phòng chống ma tuý Chính phủ có đưa ra nhiềuchủ trương nhằm kiểm soát nghiêm ngặt việc sản xuất, vận chuyển buôn bán,lưu thông các chất ma tuý trong toàn lãnh thổ, trước hết là vùng trồng cây thuốcphiện, cần sa, vùng biên giới, các cửa khẩu, hải cảng, sân bay quốc tế; tiêu huỷcác sản phẩm là thuốc phiện và chất ma tuý khác thu được Song thực tế chothấy, lượng thuốc phiện sản xuất trong nước giảm nhưng trữ lượng thuốc phiện
và các chất ma tuý như heroin…trôi nổi qua vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tráiphép có triều hướng gia tăng
Đứng trước tình hình như vậy, nhà nước đã đặt vấn đề phải xây dựng
chương trình quốc gia về “phòng chống ma tuý và kiểm soát ma tuý”
17
Trang 19
Để chỉ đạo công tác này nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ tệ nạn nghiện hút
ma tuý ở nước ta, góp phần xây dựng một môi trường lành mạnh không có matuý, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nói rõnhững chủ trương, biện pháp phòng chống, kiểm soát ma tuý
- Ngày 29/1/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/CP về “Tăng
cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý” với 6 nhiệm vụ cơ
bản là: “Tổ chức điều tra cơ bản, phân tích đánh giá thực trạng ma tuý ở Việt
Nam; Tăng cường Đội tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma tuý Xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện Cần sa; Tổ chức cai nghiện, chữa trị và thực hiện các biện pháp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện; Tiến hành các biện pháp tăng cường kiểm soát việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển ma tuý
và xử lý các sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma tuý khác thu được; Xây dựng các văn bản pháp quy về vấn đề phòng chống ma tuý; Tổ chức thực hiện hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý” Đồng thời khẳng định rõ:
Cần phải đấu tranh kiên quyết phòng chống các tệ nạn xã hội bằng biện pháptuyên truyền, vận động, giáo dục, xử lý bằng hành chính và hình sự, xác địnhđối tượng cần quan tâm hàng đầu là thanh thiếu niên Chính phủ đặt nhiệm vụ
“phòng chống và kiểm soát ma tuý” thành chương trình quốc gia và thành lập
Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý để giúp Chính phủ chỉ đạo triển khai thựchiện công tác quan trọng này
- Để tăng cường chỉ đạo các cấp Uỷ Đảng đối với công tác này, ngày 30/ 11/
1996, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Chỉ
thị 06/CT - TW “về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và
kiểm soát ma túy”.
- Quyết định số 743 ngày 14/11/1995 của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt
“ hành động kế hoạch hoá chương trình hành phòng chống kiểm soát ma tuý
giai đoạn 1996 -2000”.
Quyết định số 686/TTG ngày 25/8/1997 của Thủ Tướng chính phủ về việc
“Thành lập uỷ ban phòng chống ma tuý” do Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm
18
Trang 20
làm chủ tịch; các phó chủ tịch là Bộ trưởng, Bộ nội vụ, Bộ Lao động Thươngbinh và xã hội
Chỉ thị 60/CT-TW ngày 30/11/1996 của Bộ chính trị “ về tăng cường sự lãnh
đạo chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý”.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản đề phòng, ngăn chặn, tiến tới xoá bỏhoạt động buôn bán vận chuyển tàng trữ, rủ rê, lôi kéo, hút hít, tiêm chích matuý với nhiều biện pháp đồng bộ về kinh tế, giáo dục, hành chính…Nhà Nướccòn sử dụng pháp luật để xử lý cụ thể:
- Bộ luật hình sự năm 1999, dành một chương quy định các tội phạm về matúy
- Luật phòng chống ma túy năm 2001
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong đó có các quy định về xử phạtviệc tổ chức cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy
Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành một số nghị định nêu rõ các biện pháp xử
lý với những người có hành vi liên quan đến tệ nạn nghiện ma tuý: Nghị định số53/CP ngày 28/ 6/ 1994, quy định các biện pháp xử lý với cán bộ, viên chức Nhànước và những người có hành vi liên quan đến ma tuý, mại dâm, cờ bạc và sayrượu bê tha; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong đó quy định rõ đốitượng và thủ tục đưa người nghiện đi cai nghiện ma tuý Nghị định số 49 ngày15/ 8/ 1996 quy định việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quyđịnh về kiểm soát ma tuý
Tội phạm về ma tuý được quy định điều 61 của Bộ luật hình sự nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển
buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác Đối với những người nghiện hoặc mắc các bệnh xã hội, Nhà nước quy định chế độ cai nghiện và chữa các bệnh đó”.
Ngày 01/9/1997 Chủ tịch nước ra quyết định tham gia 3 công ước quốc tếkiểm soát ma tuý
19
Trang 21
Như vậy với những nội dung cơ bản của các văn bản nêu trên đã khẳng định rõĐảng và Nhà nước ta quyết tâm xoá bỏ các tệ nạn xã hội, trước hết là tệ nạnnghiện hút ma tuý và coi đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta sử dụng nhiều biện pháp kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, pháp luật nhằmkịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở nước ta, khu vựcĐông Nam Á và thế giới
1.3 Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chình trị xã hội của thanh niên ViệtNam Với chức năng giáo dục và bảo vệ lợi ích chính đáng của tuổi trẻ, nhữngnăm qua Đoàn tổ chức nhiều hoạt động tích cực tham gia vào công tác đấu tranhphòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanhthiếu niên nói riêng
Là tổ chức chính trị - xã hội, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên ViệtNam Đoàn tập trung giáo dục định hướng về giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hộitiến bộ cho thanh niên giúp thanh có đủ nhận thức và khả năng làm chủ thái độ,thay đổi hành vi, phòng ngừa và kiểm soát ma tuý Do đó, biện pháp giáo dụcvới phương châm “Lấy phòng ngừa là chính, lấy xây để chống”, xây dựng lốisống văn minh lành mạnh, hình thành chuẩn mực xã hội mới đóng vai trò chủđạo trong phương thức giáo dục của Đoàn
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội quân xung kích cách mạng, đội dự bị tincậy của Đảng nên Đoàn cần giáo dục và tổ chức cho thanh niên xung kích đi đầutrong việc phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý, tuyên truyền các chủ trương,chính sách cuả Đảng và Chính phủ về phong chốn ma tuý, vận động quần chúngnhân dân, đặc biệt là thanh niên thực hiện lối sống văn minh lành mạnh, kiênquyết bài trừ các tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng
Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ
Vì vậy, Đoàn cần phải tiến hành giáo dục, phòng ngừa các tệ nạn xã hội để điềuchỉnh hành vi, lối sống của thanh niên Đồng thời đối với những thanh niên đã
20
Trang 22
mắc các tệ nạn xã hội, Đoàn cần động viên giúp đỡ và khuyến khích họ chữa trị,phục hồi và giúp họ tái hoà nhập với cộng đồng Điều quan trọng là Đoàn cầncảm hoá, giáo dục họ từ bỏ thói quen, những hành vi lệch chuẩn, trút bỏ nhữngđịnh kiến, mặc cảm với những lỗi lầm đã qua để họ tiếp thu những chuẩn mựctốt đẹp của xã hội, có đủ nghị lực và khả năng thay đổi “hình ảnh về chínhmình”, tự vươn lên hoà nhập cộng đồng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là hạt nhân chính trị nòng cốt của phong tràothanh niên, Đoàn cần định hướng cho các hoạt động của Hội liên hiệp thanhniên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam…đoàn kết tập hợp thanh niên tham giacác hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn nghiện hút ma tuýtrong thanh thiếu niên thông qua các mô hình như: câu lạc bộ phòng chống matuý, đội thanh niên xung kích vì tình hình an ninh chính trị xã hội…
Nhận thức rõ về vấn đề này Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã coi việc phòngchống ma tuý là việc thiết thực nhất nhằm bảo vệ lực lượng thanh niên bằng cácchương trình cụ thể đó là Đoàn đã đưa ra các nghị quyết, kế hoạch đồng thời tổchức các cuộc vận động phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếuniên nói riêng và trong toàn thể nhân dân nói chung
Để phát huy hiệu quả công tác này phù hợp với từng giai đoạn phát triểnhiện nay, Trung ương Đoàn cùng với Bộ công an ra nghị quyết liên tịch số 02
ngày 1/8/1998 về “ phòng ngừa ngăn chặn tội phạm về tệ nạn xã hội trong
thanh thiếu niên” Bên cạnh đó, Đoàn TNCS HCM còn xây dựng kế hoạch mở
rộng đợt cao điểm vận động phong trao phòng chống ma tuý trong thanh thiếuniên
Ban Bí thư Trung Ương Đoàn đã có công văn số 472/CV/ĐTN về việc hướng
dẫn các tỉnh thành đoàn và đoàn trực thuộc tổ chức “ tháng hành động phòng
chống ma tuý trong thanh thiếu niên” với nhiều nội dung hoạt động cụ thể, phù
hợp với điều kiện của từng địa phương nhân ngày Thế giới phòng chống ma tuýngày 26/6/1998
21
Trang 23
Trung ương Đoàn đã ký Nghị quyết liên tịch số 01 với Bộ Nội vụ về “ phòngngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong thanh thiêu niên” và nghị quyết số 02/KH-LN ngày 15/10/1996 giữa Trung ương Đoàn với Bộ Giaó dục và Đào tạo;
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế, Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam
về “ phối hợp phòng ngừa và đấu tranh chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong
thanh thiếu niên và học sinh sinh viên”
Đoàn thanh niên được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳđấu tranh, Đoàn đã tập hợp được đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anhhùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thốngnhất đất nước và xây dựng, bảo vệ tổ quốc hiện nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đoan TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục phát huytruyền thông quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục chungthành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh Thường xuyên bổ xung lực lượng trẻ cho Đảng, tổ chức động viên thanhniên đi đầu trong sự nghiệp Bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa và thựchiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
22
Trang 24
Chương 2
THỰC TRẠNG “CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT
MA TÚY TRONG THANH THIẾU NIÊN” TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MUỔI
NỌI – HUYỆN THUẬN CHÂU – SƠN LA.
2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa bàn xã Muổi Nọi 2.1.1 Về vị trí địa lý.
Muổi nọi là xã vùng II của huyện Thuận Châu, có tổng diện tích tự nhiên2.927,1 ha:
- Phía bắc giáp xã Nậm Lầu, xã Bon Phặng huyện Thuận Châu
- Phía nam giáp Chiềng Đen Thành phố Sơn La
- Phía đông giáp Chiềng Cọ Thành phố Sơn La
- Phía tây giáp xã Bản Lầm huyện Thuận Châu
Xã Muổi nọi được phân bổ thành 15 bản Từ trung tâm xã đến quốc lộ 6khoảng 4 km, giao th«ng đi lại rất khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa gây ảnhhưởng không nhỏ đến việc đi lại nhất là các nhỏ đi học Những biến động thờitiết khí hậu sảy ra thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuấtnông nghiệp và đời sống của nhân dân Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm, cơcấu sản xuất còn hạn chế , nhất là cơ cấu nông nghiệp nông thôn, áp dụng khoahọc ký thuật vào sản xuất chất lượng hiểu quả chưa cao
2.1.2 Về kinh tế.
* Dân số.
Xã có 15 bản có 4 dân tộc anh em cùng chung sống, tổng số hộ có 749 hộvới 3451 nhân khẩu Trong đó: dân tộc Mường 3 hộ = 13 nhân khẩu, chiếm0,9%; Dân tộc khơ Mú = 3 nhân khẩu; Dân tộc Thái 2.977 nhân khẩu, chiếm86%; Dân tộc kinh 481 nhân khẩu, chiếm 14%
Trang 25
hết chưa qua đào tạo, cơ sở vật chất và công cụ lao động còn thiếu nhiều và lạchậu Lao động phi nông nghiệp chủ yếu là cán bộ, giáo viên và công chức xã.Hiện nay việc làm là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phươngcũng như của người dân nhằm giải quyết lao động nông nhàn cho người dân khikết thúc mùa vụ
* Thu nhập và mức sống.
Trong mấy năm qua với sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND cùng với sự cố
gắng của bà con nhân dân dăc biệt là Đoàn thanh niên, nền kinh tế của xã cónhững biến chuyển tích cực, đời sống của nhân dấn được cải thiện rõ rệt
* Về sản xuất nông lâm nghiệp.
Sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa, chuyển sang thâmcanh tăng năng suất , tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, sử dụng giống mới Hiệnnay diện tích lúa nước là 50,47 ha, trong đó sản suất theo 2 mùa vụ Do thâmcanh tăng năng suất tăng vụ nên năng suất bình quân đạt 97 tạ/ha/vụ , tổng sảnlượng thu được đạt 100% do với kế hoạch đặt ra Diện tích trồng ngô 243 ha,năng suất bình quân 80 tạ/ha với tổng sản lượng đạt được 3.458 tấn năm 2010,tăng so với năm trước Diện tích cây cà phê: 130 ha, tăng 26 ha so với năm
2009, năng suất bình quân : 80 tạ/ha; sản lượng đạt 10400 tấn
Chăn nuôi:
Gia súc gia cầm: Duy trì và phát triển đàn gia súc gia cầm theo chiều hướngtăng đàn con; chỉ đạo phòng chồng dịch bệnh cho gia súc gia cầm theo định kỳ 6tháng một lần hàng năm Trong trường hợp có dịch bệnh xã kịp thời khoanhvùng va hạn chế sự lay lan; đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, tính đến năm
2010, đàn trâu có 697 con; Bò 663 con; Lợn 1.878 con; Dê 160 con;
Gia cầm: 14.067 con, trong năm 2010 đã tổ chức tiêm phòng bệnh H5N1 cho