1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt Nam

310 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt NamTác động của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Việt Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH TRẦM

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCDOANH NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN THỦY HẢI

SẢN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-NGUYỄN THỊ THANH TRẦM

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCDOANH NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN THỦY HẢI

SẢN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - VIỆT NAMChuyên ngành: Kế toán

Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án là do tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Văn Nhị Trong luận án, tôi không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào, ngoại trừ những tham khảo từ những nghiên cứu trước đã được trích dẫn trong luận án.

TP HCM, ngày tháng năm 2024 Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Trầm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án tiến sĩ này, bên cạnh sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Quý Thầy/ Cô, các đối tượng đã tham gia khảo sát, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè của tôi.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học và tập thể Quý Thầy/ Cô khoa Kế toán – Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Xin cảm ơn Quý Thầy/ Cô vì đã cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích và môi trường học tập tốt đẹp Sự đóng góp của Khoa đã giúp tôi phát triển những kỹ năng và nhận thức quan trọng trong việc nghiên cứu Đặc biệt nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Võ Văn Nhị vì sự hỗ trợ và động viên không ngừng suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu Những kiến thức và sự chỉ dẫn tận tâm của Thầy đã giúp tôi có những ý tưởng và hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.

Tôi không thể quên nhắc đến những người đã tham gia vào cuộc khảo sát của tôi để thu thập dữ liệu nghiên cứu Sự hợp tác và đóng góp của họ là điều quan trọng giúp nghiên cứu của tôi trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn.

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn nồng ấm đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè, cảm ơn vì đã luôn ở bên cạnh và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu Những lời động viên và cổ vũ từ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã và luôn là niềm động lực to lớn giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và truyền động lực mạnh mẽ để hoàn thành

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii

DANH MỤC HÌNH VẼ xiv

TÓM TẮT xv

ABSTRACT xvii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 5

2.1.Mục tiêu nghiên cứu 5

2.2.Câu hỏi nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 8

6 Kết cấu của luận án 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 11

1.1Giới thiệu 11

1.2Các nghiên cứu nước ngoài 12

1.2.1Các nghiên cứu về khuôn khổ lập báo cáo phát triển bền vững 12

1.2.2Các nghiên cứu về chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin phát triển bền vững 13

1.2.3Các nghiên cứu về chấp nhập công bố thông tin phát triển bền vững 15

1.2.4Các nghiên cứu về thực hành công bố thông tin phát triển bền vững 16

Trang 6

1.2.5Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên quan điểm phát

triển bền vững 19

1.2.6 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững 20

1.2.7Các nghiên cứu về ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 24

1.3Các nghiên cứu trong nước 26

1.3.1Các nghiên cứu về khuôn khổ lập báo cáo phát triển bền vững 26

1.3.2Các nghiên cứu về chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin phát triển bền vững 27

1.3.3Các nghiên cứu về chấp nhập công bố thông tin phát triển bền vững 28

1.3.4Các nghiên cứu về thực hành công bố thông tin phát triển bền vững 28

1.3.5Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững 30

1.3.6 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững 31

1.3.7Các nghiên cứu về ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 33

1.4Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu 35

1.4.1Nhận xét các nghiên cứu trước 35

1.4.2Xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 43

2.1Giới thiệu 43

2.2Các khái niệm nghiên cứu 43

2.2.1Thông tin phát triển bền vững và công bố thông tin phát triển bền vững 43

2.2.1.1Thông tin phát triển bền vững 43

2.2.1.2Công bố thông tin phát triển bền vững 45

2.1.3 Mức độ công bố thông tin phát triển bền vững 47

Trang 7

2.2.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững 49

2.3Các lý thuyết nền 52

2.3.1Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) 52

2.3.2 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) 53

2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision usefulness theory)55 2.3.4 Lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (The Resource-based view theory (RBVT) 56

2.3.5 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) 57

2.4Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững 58

2.4.1Áp lực của các bên liên quan 58

2.4.2Cam kết nhà quản lý hàng đầu đối với phát triển bền vững 62

2.4.3Chiến lược phát triển bền vững chủ động 63

2.5Đặc thù doanh nghiệp ngành khai thác, chế biến thủy hải sản ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững 64

2.6Đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu 67

2.6.1Đề xuất giả thuyết nghiên cứu 67

2.6.1.1 Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững 67

2.6.1.2Giả thuyết về ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 72

2.6.1.3 Giả thuyết về vai trò trung gian của công bố thông tin phát triển bền vững 74

2.6.2Mô hình nghiên cứu đề xuất 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 80

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 81

3.1 Giới thiệu 81

3.2.Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 81

3.2.1Thiết kế nghiên cứu 81

3.2.2Khung nghiên cứu 82

3.2.3Quy trình nghiên cứu 83

Trang 8

3.3.Phương pháp nghiên cứu định tính 87

3.3.1.Mục tiêu 87

3.3.2.Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu 88

3.4Phương pháp nghiên cứu định lượng 91

3.4.1Nghiên cứu định lượng sơ bộ 92

3.4.1.1.Mục tiêu 92

3.4.1.2.Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu 92

3.4.1.3.Phương pháp phân tích dữ liệu 93

3.4.2Nghiên cứu định lượng chính thức 93

3.4.2.1.Mục tiêu 93

3.4.2.2.Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu 93

3.4.2.3.Phương pháp phân tích dữ liệu 95

3.4.2.4.Các bước phân tích dữ liệu 95

3.5.Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 99

3.5.1.Thang đo biến cam kết nhà quản lý hàng đầu 99

3.5.2.Thang đo biến áp lực các bên liên quan 100

3.5.3.Thang đo biến chiến lược triển bền vững chủ động 101

3.5.4.Đo lường công bố thông tin phát triển bền vững 102

3.5.5.Thang đo hiệu quả hoạt động 106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 109

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 110

4.1Giới thiệu 110

4.2 Thực trạng công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung 110

4.2.1Phương diện kinh tế - xã hội - môi trường của vùng duyên hải miền Trung 110

4.2.2 Phát triển bền vững của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung 112

4.2.3 Công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung 113

Trang 9

4.3Kết quả nghiên cứu định tính 115

4.3.1Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định tính 115

4.3.2Kết quả nghiên cứu định tính về xác định mô hình nghiên cứu 116

4.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính về về đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình… 117

4.4Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 117

4.5Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 122

4.5.1Mẫu và thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 122

4.5.2Kết quả kiểm định mô hình đo lường 125

4.5.2.1Kiểm định mô hình PLS - SEM giai đoạn 1 127

4.5.2.2Kiểm định mô hình PLS - SEM giai đoạn 2 133

4.5.3Kiểm định mô hình cấu trúc 135

4.5.3.1Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến 135

4.5.3.2Đánh giá hệ số xác định R 2 137

4.5.3.3Đánh giá hệ số tác động f 2 137

4.5.3.4Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình 138

4.5.3.5Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 139

4.6Bàn luận kết quả nghiên cứu 141

4.6.1Bàn luận kết quả nghiên cứu định tính 141

4.6.2Bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng 142

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 149

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 150

Trang 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 160

KẾT LUẬN CHUNG 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU 1

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTTừ viết tắt tiết Việt

Trang 12

Từ viết tắt tiếng Anh

Từ viết tắtTừ đầy đủ bằng tiếng AnhDịch sang tiếng Việt

ESG Environmental, social and governance Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp FASB Financial Accounting Standards Board Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính

International Accounting Standards

RBVT The Resource-based view theory Lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực

Lực lượng Đặc nhiệm về Tiết lộ Tài chính Liên quan đến Khí hậu

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Lý thuyết và khái niệm các bên liên quan 60

Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá sơ bộ thang đo 93

Bảng 3.2: Thang đo biến cam kết nhà quản lý hàng đầu .99

Bảng 3.3: Thang đo biến áp lực các bên liên quan 100

Bảng 3.4: Thang đo chiến lược triển bền vững chủ động 101

Bảng 3.5: Thang đo hiệu quả hoạt động 107

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu đối tượng tham gia nghiên cứu định tính .115

Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu doanh nghiệp nghiên cứu sơ bộ (n = 100) 118

Bảng 4.3: Độ tin cậy thang đo nhân tố cam kết của nhà quản lý hàng đầu 118

Bảng 4.4: Độ tin cậy thang đo nhân tố chiến lược phát triển bền vững chủ động 119

Bảng 4.5: Độ tin cậy thang đo nhân tố áp lực của các bên liên quan 120

Bảng 4.6: Độ tin cậy thang đo nhân tố hiệu quả hoạt động 120

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO 122

Bảng 4.8: Phương sai trích 122

Bảng 4.9: Thống kê mô tả mẫu doanh nghiệp nghiên cứu (n = 211) 123

Bảng 4.10: Thống kê mẫu khảo sát đặc điểm của các đối tượng khảo sát (n = 211) 124

Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .125

Bảng 4.12: Hệ số tải ngoài của các biến quan sát thuộc các biến tiềm ẩn .128

Bảng 4.13: Kết quả đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại giai đoạn 1 .129

Bảng 4.14: Tiêu chí Fornell-Larcker giai đoạn 1 130

Bảng 4.15: Tiêu chí Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) giai đoạn 1 .131

Bảng 4.16: Tóm tắt kết quả kiểm định mô hình đo lường 132

Bảng 4.17: Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo tại giai đoạn 2 133

Bảng 4.18: Tiêu chí Fornell-Larcker giai đoạn 2 134

Bảng 4.19: Tiêu chí Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) giai đoạn 2 .134

Bảng 4.20: Tổng hợp hệ số VIF .136

Trang 14

Bảng 4.21: Kết quả tính toán hệ số xác định và hệ số xác định hiệu chỉnh 137

Bảng 4.22: Tổng hợp hệ số tác động f2 .138

Bảng 4.23: Kết quả tính toán hệ số Q2 và Q2_predict 139

Bảng 4.24: Kết quả kiểm định các tác động trực tiếp 139

Bảng 4.25: Kết quả kiểm định các tác động trung gian 141

Trang 15

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững 36

Trang 16

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước 12

Hình 1.2: Tóm tắt các giai đoạn của báo cáo phát triển bền vững 13

Hình 2.1: Khung ba điểm cơ bản (TBL) 50

Hình 2.2: Mối liên kết giữa thẻ điểm cân bằng bền vững và hiệu quả hoạt động bền vững của tổ chức 51

Hình 2.3: Các bên liên quan đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp 62

Hình 2.4: Chuỗi giá trị lĩnh vực khai thác, và chế biến thủy hải sản .64

Hình 2.5: Mô hình đánh giá phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản .65

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 76

Hình 3.1: Khung nghiên cứu .83

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu .84

Hình 3.3: Mô tả quy trình dịch thuật – dịch ngược thang đo 86

Hình 3.4: Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính .91

Hình 3.5: Phương pháp phân tích công bố thông tin .103

Hình 4.1: Mô hình các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn 1 .126

Hình 4.2: Mô hình các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn 2 .127

Hình 4.3: Kết quả kiểm định mô hình đo lường theo thuật toán PLS Algorithm 132

Hình 4.4: Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc PLS SEM 140

Trang 17

TÓM TẮT

Qua lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu về công bố thông tin phát triển bền vững, ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu về các yếu tố thuộc bối cảnh nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững vẫn chưa được chú trọng Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu thêm về các yếu tố thuộc đặc điểm nội bộ ảnh hưởng đến công bố thông tin là cần thiết Hơn nữa các nghiên cứu trước đây chủ yếu tìm hiểu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở khía cạnh hiệu quả tài chính mà ít có nghiên cứu tìm hiểu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo ba khía cạnh của phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường Từ đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu các nhân tố gồm áp lực của các bên liên quan, cam kết của nhà quản lý hàng đầu, chiến lược phát triển bền vững chủ động ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững, ảnh hưởng của công bố thông tin phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường) Đồng thời, nghiên cứu cũng kiểm định vai trò trung gian của công bố thông tin phát triển bền vững trong mối quan hệ giữa áp lực của các bên liên quan, cam kết của nhà quản lý hàng đầu, chiến lược phát triển bền vững chủ động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nhằm giải quyết mục tiêu đã xác định, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu định tính thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định mô hình nghiên cứu chính thức, đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình và mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được thực hiện với dữ liệu sơ cấp thu thập từ các nhà quản lý các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải Miền Trung Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Smart PLS với kỹ thuật PLS SEM Kết quả cho thấy (1) áp lực của các bên liên quan, cam kết của nhà quản lý hàng đầu, chiến lược phát triển bền vững chủ động có tác động đến công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp; (2) mức độ công bố thông tin phát triển bền vững càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao; (3) công bố thông tin phát triển bền vững cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan

Trang 18

hệ giữa áp lực của các bên liên quan với hiệu quả hoạt động, giữa cam kết của nhà quản lý hàng đầu với hiệu quả hoạt động, và chiến lược phát triển bền vững chủ động với hiệu quả hoạt động Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng góp phần xác định chiến lược phát triển bền vững chủ động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi áp lực của các bên liên quan và cam kết của nhà quản lý hàng đầu.

Qua nghiên cứu, luận án góp phần đóng góp vào hệ thống cơ sở lý thuyết của mảng nghiên cứu về công bố thông tin và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên cả 3 phương diện gồm kinh tế, xã hội và môi trường Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững của doanh nghiệp Một số hàm ý quản trị cũng được rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao mức động công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp khai thác chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Từ khóa: áp lực của các bên liên quan, cam kết của nhà quản lý hàng đầu, chiến

lược phát triển bền vững chủ động, công bố thông tin phát triển bền vững, hiệu quả hoạt động.

Trang 19

There have been many studies on sustainability information disclosure, the impact of sustainability information disclosure on corporate performance However, research on factors in the internal context of enterprises affecting sustainability information disclosure has not been focused In this context, it is necessary to study the factors of the internal characteristics of enterprises that affect sustainability information disclosure and the influence of sustainability information disclosure on the corporate (sustainability) performance Researching factors in the corporate internal context, including stakeholder pressure, top management’s commitment, proactive sustainability strategy affecting sustainability information disclosure and the impact of sustainability information disclosure on corporate (sustainability) performance The study also examines the mediating role of sustainability information disclosure in the relationship between stakeholder pressure, top management’s commitment, proactive sustainability strategy, and corporate performance.

Using mixed research methods including qualitative and quantitative research Qualitative research is carried out using expert interview techniques to determine the formal research model, measure the research concepts in the model and the relationship between the research concepts Quantitative research was carried out with primary data collected from managers of seafood exploitation and processing enterprises in the Central Coast Data were processed using SPSS and Smart PLS software with PLS SEM technique.

(1) Stakeholder pressure, top management’s commitment, proactive sustainability strategy that have an impact on sustainability information disclosure; (2) the greater the level of sustainability information disclosure, the higher the corporate (sustainability) performance; (3) sustainability information disclosure also acts as a mediator in the relationship between stakeholder pressure and performance, between top management’s commitment and performance, and between proactive sustainability strategy and performance.

The study contributes to the theoretical basis of the research field on sustainability information disclosure and corporate performance in all three aspects including economy,

Trang 20

society and environment The study also provides empirical evidence on the impact of internal contextual factors on corporate sustainability information disclosure Some managerial implications are also drawn from the research results in order to improve the dynamic level of sustainability information disclosure for sustainable development and corporate (sustainability) performance.

Keywords: Stakeholder pressure, Top management’s commitment, Proactive

sustainability strategy, sustainability information disclosure, Corporate (sustainability) performance.

Trang 21

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro vào năm 1992 đã có một chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững (PTBV) là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” Quan niệm về PTBV trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung đó là phát triển dựa trên ba mục tiêu chính gồm PTBV về kinh tế (KT); xã hội (XH) và về môi trường (MT) Tương ứng với ba mục tiêu vừa nêu, nội dung thông tin PTBV gồm thông tin KT, thông tin MT và thông tin XH Cùng với các thông tin liên quan đến quản trị hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính doanh nghiệp (DN), thì thông tin về PTBV ngày càng được các bên liên quan (BLQ) như nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan quản lý, … quan tâm, đòi hỏi các DN phải minh bạch, công khai, và công bố để đánh giá hiệu quả và

trách nhiệm xã hội (TNXH), MT trong hoạt động của DN (Sumiani và cộng sự, 2007).

Công bố thông tin (CBTT) về PTBV không chỉ giúp DN củng cố hình ảnh (lợi ích bên ngoài) mà còn đem lại những thay đổi mang tính định hướng cho các hoạt động của DN (lợi ích bên trong) (H N.

T Trang và L S Yekini, 2014, Usman và Amran, 2015) Kết quả của nhiều nghiên cứu trước cũng cho thấy DN nào quản lý tốt khía cạnh bền vững thì thường thành công về mặt tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của DN (Pajuelo Moreno, 2019) Do đó, ngày càng có nhiều DN quyết định CBTT PTBV bằng nhiều hình thức công bố khác nhau như công bố tích hợp thông tin trong báo cáo thường niên (BCTN), công bố trên trang thông tin điện tử của DN hay CBTT một cách độc lập thông qua báo cáo PTBV Đối với bối cảnh các nước đang phát triển, số lượng quốc gia và số lượng tổ chức từ các quốc gia công bố báo cáo PTBV ngày càng tăng, riêng ở châu Á từ năm 2014 đến năm 2019 đã tăng 531 tổ chức CBTT PTBV (V Tauringana, 2021b).

Các giá trị mà thông tin về PTBV mang lại cho DN đã góp phần thu hút sự chú ý của các học giả tiến hành nghiên cứu về mảng đề tài này Kết quả đã có nhiều công trình về CBTT PTBV được thực hiện, như nghiên cứu thực trạng CBTT PTBV (Fifka, 2013; Châu Thị Lệ Duyên và Huỳnh Trường Thọ, 2015; Carmo và Ribeiro, 2022, Carnini Pulino

Trang 22

và cộng sự, 2022…), về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV (Adam, 2002; Campbell, 2007; Muthuri và Gilbert, 2011; Akhtaruddin và cộng sự, 2009; Platonova và cộng sự, 2018; …), và về ảnh hưởng của CBTT PTBV đến hiệu quả của DN (Reverte, 2012; Trang và Yekini, 2014; Usman và Amran, 2015; Hà Thị Thủy, 2020, …) Kết quả cho thấy phần lớn các công trình về PTBV, CBTT PTBV tập trung ở các nước phát triển

nhiều hơn là nước đang phát triển (Carnini Pulino và cộng sự, 2022) Riêng tại Việt Nam

(VN), đối với các DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), hiện chưa có hướng dẫn cụ thể, và quy định về bắt buộc CBTT nói chung và thông tin PTBV nói riêng Còn đối với các DN niêm yết (DNNY) trên TTCK thì sự ra đời của Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn CBTT trên TTCK và mới đây là thông tư 96/2020/TT-BTC về hướng dẫn CBTT trên TTCK thay thế thông tư 155/2015/TT-BTC thì việc CBTT KT, XH, MT trong báo cáo thường niên là bắt buộc đối với các DN này, tuy nhiên, thông tin PTBV công bố ra bên

ngoài còn rải rác, chưa tập trung, chưa rõ ràng, thiếu tính chuẩn hoá Urquiza và công sự

(2009) cũng nhấn mạnh rằng trong tương lai cần phải nghiên cứu thêm về các yếu tố quyết định/ ảnh hưởng đến CBTT và hậu quả của việc CBTT vì điều này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng chỉ số CBTT Về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV, kết quả của các nghiên cứu trước đã chia thành ba nhóm chính gồm nhân tố thuộc về bối cảnh chung (như quy định pháp lý, văn hóa quốc gia,…); các nhân tố thuộc về bối cảnh nội bộ của DN (phong cách lãnh đạo, đặc điểm văn hóa tổ chức, sự nhận thức của nhà quản lý (NQL) về PTBV, cam kết của NQL đối với PTBV, chiến lược PTBV chủ động,…); và nhân tố thuộc về đặc điểm DN (quy mô DN, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, đặc điểm quản trị DN, số lượng thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, lĩnh vực hoạt động của DN,…) (Waris và cộng sự, 2017) Các học giả sử dụng đa dạng các lý thuyết nền như lý thuyết áp lực các BLQ (Huang và Kung, 2010; Michelon và Parbonetti, 2012; Chiu và Wang, 2015; …), lý thuyết hợp pháp (Haniffa và cộng sự, 2005; Sukhonos và Makarenko, 2017; …) nhằm giải thích lý do, động lực, hay các nhân tố tác động đến CBTT Nhưng Aguinis và ctg (2012); Frynas (2016) cho rằng nghiên cứu về các yếu tố bối cảnh nội bộ ảnh hưởng đến CBTT PTBV vẫn chưa được chú trọng, do đó, họ kêu gọi cần có nhiều nghiên cứu trong tương lai nên tập trung

Trang 23

vào vấn đề này Kế đến, CBTT PTBV bao gồm ba khía cạnh KT, XH và MT, nhưng theo tìm hiểu của tác giả, phần lớn các công trình hiện nay tập trung nhiều hơn vào khía cạnh thông tin XH mà nguyên nhân có thể xuất phát từ việc báo cáo thông tin XH là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành báo cáo PTBV.

Ngành thủy sản là ngành KT quan trọng trong nền KT VN (Hoang, 2021) Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền KT nói chung cũng như ngày thủy sản nói riêng, nhưng nhờ những thành công lớn trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì hoạt động SXKD mà tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,56% so với năm 2020 Trong mức tăng chung của toàn nền KT, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, đóng góp 15,7% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền KT Sản lượng thủy sản năm 2021 ước đạt 8.792,5 nghìn tấn, tăng 1,8% so năm 2020 Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 4.855,4 nghìn tấn, tăng 2,5%; trong đó sản lượng cá nuôi trồng ước đạt 3.300 nghìn tấn, tăng 1,1%; sản lượng tôm nuôi trồng ước đạt 996,3 nghìn tấn, tăng 5,5% Sản lượng thủy sản khai thác biển năm 2021 ước tính đạt 3.740,2 nghìn tấn, tăng 1,1% (Niên giám thống kê, 2021) Nhưng, bên cạnh những thành tựu nêu trên, ngành thủy sản vẫn đang bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập như khai thác thủy sản biển đang giảm dần hoạt động khai thác ven bờ, kém hiệu quả nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản biển, thiếu trách nhiệm với sản phẩm, xử lý MT, áp lực của các vấn đề XH trong kinh doanh, …

Từ năm 2021 ngành thủy sản bước vào một giai đoạn mới, ngành đặt ra nhiều định hướng, mục tiêu phát triển mới, đặc biệt là đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt rõ mục tiêu, phát triển chế biến thủy sản VN theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa VN trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030 Như vậy, với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của nhiều BLQ, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn Một số đặc thù riêng của DN khai thác, chế biến thủy hải sản tác động đến MT nói riêng

Trang 24

cũng như đến KT và XH trong mô hình PTBV nói chung của DN cũng được quan tâm nhiều hơn từ phía cơ quan chức năng, khách hàng, nhân viên, tổ chức tín dụng,… như thông tin rác thải từ hoạt động nuôi trồng; công nghệ và chi phí xử lí rác thải chế biến; công ăn việc làm từ hoạt động khai thác, chế biến; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu thủy sản; sản lượng nuôi trồng và đánh bắt; trình độ, phương tiện đánh bắt, nuôi trồng; hoạt động thương mại nguồn nguyên liệu …

CBTT PTBV tại VN nói chung hay theo đặc thù nhóm ngành nói riêng là một lĩnh vực còn khá mới mẻ (Lê Anh Tuấn, 2022) Hiện nay, tại VN, theo thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ tài chính về hướng dẫn CBTT trên TTCK các DN đại chúng, DNNY phải bắt buộc CBTT về PTBV bao gồm “thông tin về tổng mức phát thải khí nhà kính (gián tiếp và trực tiếp); và các sáng kiến và biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ MT, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh” Tuy nhiên, phần lớn các DN tại VN có quy mô nhỏ và vừa (Thống kê, 2022), do đó các DN này hiện chưa có hướng dẫn về CBTT PTBV hay nói cách khác, nếu DN có CBTT thì đó là CBTT tự nguyện Nhiều DN chưa có đầy đủ các thông tin về KT và XH hoặc các hoạt động đảm bảo tính bền vững để CBTT Việc thiếu các thông tin này có thể dẫn tới mất cơ hội thu hút nguồn vốn từ những nhà đầu tư có chuẩn mực cao về TNXH và MT (Lê Anh Tuấn, 2022).

Vùng duyên hải miền Trung là vùng trọng điểm trong khai thác, chế biến thủy hải sản của VN, có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành sản xuất kinh doanh này Về thực trạng CBTT PTBV đối với các DN khai thác, chế biến thủy hải sản tại vùng này, trường hợp các DNNY trên TTCK thì các thông tin về tác động MT, XH của DN phần lớn được trình bày tích hợp trên BCTN mà ít có DN thực hiện CBTT trên một báo cáo độc lập, còn đối với các DNNVV, các thông tin về KT, XH, MT được trình bày, công bố rãi rác trên nhiều phương tiên khác nhau như mạng XH, tài liệu truyền thông bên ngoài, Hội thảo tập huấn, Website, Hội nghị khách hàng, Với nhiều loại hình DN có quy mô khác nhau thì việc nghiên cứu tác động mức độ CBTT PTBV đến HQHĐ của những DN ở địa bàn

Trang 25

này có thể đại diện cho phạm vi nghiên cứu Hơn nữa, đề tài cũng góp phần đề xuất hàm ý nhằm đưa ra các hướng dẫn về CBTT đặc biệt là đối với DNNVV.

Từ những phân tích trên, đề tài “Tác động của công bố thông tin phát triển bềnvững đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sảnvùng duyên hải miền Trung - Việt Nam” là cần thiết thực hiện Qua nghiên cứu, đề tài

góp phần xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CBTT PTBV ở các DN, và xác định ảnh hưởng của CBTT PTBV đến HQHĐ Từ đó luận án đề xuất các hàm ý lý thuyết, hàm ý quản trị nhằm tăng cường CBTT PTBV, thúc đẩy HQHĐ của các DN này.

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Khám phá và kiểm định ảnh hưởng của CBTT PTBV đến HQHĐ của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Bên cạnh đó, đề tài cũng thực hiện kiểm định các nhân tố tác động đến CBTT PTBV; và kiểm định vai trò trung gian của CBTT PTBV trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến CBTT PTBV và HQHĐ của DN.

Mục tiêu cụ thể: Nhằm giải quyết mục tiêu tổng quát vừa nêu, đề tài xác định các

mục tiêu tổng quát như sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu các nhân tố tác động đến CBTT PTBV; và đo lường mức độ tác động của chúng đến CBTT PTBV tại các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung.

- Thứ hai, nghiên cứu sự tác động của CBTT PTBV đến HQHĐ của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung.

- Thứ ba, kiểm định vai trò trung gian của CBTT PTBV trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến CBTT PTBV và HQHĐ của DN.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi sau:

Trang 26

Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến CBTT PTBV của các DN

khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, và mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 2: CBTT PTBV có tác động đến HQHĐ của các DN khai

thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung hay không?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Có tồn tại vai trò trung gian của CBTT PTBV trong mối

quan hệ giữa các nhân tố tác động đến CBTT PTBV và HQHĐ của DN hay không?

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của CBTT PTBV đến HQHĐ của

DN Thêm nữa, dựa theo lập luận của Urquiza và công sự (2009) việc nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến CBTT cũng rất cần thiết, đặc biệt là đối với các nghiên cứu có sử dụng bộ chỉ số đo lường CBTT, do vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng bao gồm xác định các nhân tố tác động đến CBTT PTBV Cuối cùng, vai trò trung gian của CBTT PTBV trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến CBTT PTBV và HQHĐ của DN cũng được nghiên cứu trong luận án này.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt không gian: Nghiên cứu các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng

duyên hải miền Trung Theo (Atlat địa lý Việt Nam, 2022) thì Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng KT trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và 4 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) Vùng duyên hải miền Trung là “mặt tiền” của nước ta nhìn ra Biển Đông, nên có ưu thế rất quan trọng về KT biển, các địa phương trong vùng có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, … cho phép phát triển KT tổng hợp với các ngành chủ lực như: du lịch, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá Vùng là vùng trọng điểm trong khai thác, chế biến thủy hải sản của Việt Nam, có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành này Với nhiều loại hình DN có quy mô khác nhau thì việc nghiên cứu tác động mức độ CBTT PTBV đến HQHĐ của những DN ở địa bàn này có thể đại diện cho phạm vi nghiên cứu.

Trang 27

Đề tài thực hiện nghiên cứu đồng thời DN thuộc ngành “khai thác thủy hải sản” và DN thuộc ngành “chế biến thủy hải sản” vì giữa ngành khai thác và ngành chế biến thủy hải sản có sự gắn liền với nhau chứ không phải là các ngành tách biệt đơn thuần Tuy rằng, mọi tổ chức đều phải đối mặt với nhiều chủ đề khác nhau mà tổ chức có thể báo cáo liên quan đến PTBV Tuy nhiên, tại VN, KT thủy sản ở những địa phương ven biển đã có những bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và sản phẩm của ngành này cũng là đầu vào cho ngành khác Phạm vi của lĩnh vực khai thác, chế biến thủy hải sản có những tác động chung liên quan đến việc sản xuất thực phẩm, cũng như các tác động ở các khía cạnh KT, MT và XH, như những tác động về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, an ninh lương thực, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

- Về mặt thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2020 - 2023.

- Về mặt nội dung: Các nội dung nghiên cứu được xác định bao gồm: (1) nghiên

xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc CBTT PTBV,

(2) ảnh hưởng của CBTT PTBV đến HQHĐ của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung; (3) vai trò trung gian của CBTT PTBV trong mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến CBTT PTBV và HQHĐ của DN Các nội dung khác không thuộc phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án này.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ chủ đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

- Phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả khái quát hóa các lý thuyết nghiên cứu và xác định mô hình nghiên cứu chính thức về tác động của CBTT PTBV đến HQHĐ của DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, hơn nữa, phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo sát chuyên gia, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tác giả điều chỉnh thang đo nháp của các biến nghiên cứu, từ đó xây dựng được thang đo nghiên cứu chính thức và bảng câu hỏi khảo sát để thực hiện nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp tác giả kiểm định các nhân tố đã được tổng hợp nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của chúng đến CBTT

Trang 28

PTBV, và ảnh hưởng của CBTT PTBV đến HQHĐ của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát Sau khi thu thập, dữ liệu được kiểm tra, làm sạch và sàng lọc những bảng khảo sát không đạt yêu cầu Sử dụng phần mềm SPSS, Smart PLS 3 trong việc xử lý, phân tích số liệu, gồm thống kê mô tả, kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc PLS SEM Kết quả của nghiên cứu định lượng giúp xác định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến CBTT PTBV ở các DN khai thác, chế biến thủy hải sản, đồng thời kiểm chứng được có hay không sự tác động của CBTT PTBV đến HQHĐ của các DN và vai trò trung gian của CBTT PTBV Từ đó, bàn luận kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý liên quan đến các biến nghiên cứu nhằm nâng cao CBTT PTBV, nâng cao HQHĐ của các DN.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận:

Nội dung luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những nhân tố tác động đến CBTT PTBV và tác động của CBTT PTBV đến HQHĐ của DN, cũng như xây dựng thang đo đo lường cho các biến nghiên cứu gắn liền với bối cảnh VN.

Nội dung luận án góp phần làm rõ hơn khái niệm các BLQ và vận dụng lý thuyết các BLQ, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thông tin hữu ích và quan điểm dựa trên nguồn lực nhằm giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến CBTT PTBV và CBTT PTBV đến HQHĐ của DN.

Kết quả cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến CBTT PTBV và vai trò trung gian của CBTT PTBV đến HQHĐ của DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung.

- Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu này góp phần đề xuất các hàm ý đối với các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng Duyên hải miền Trung, và các hàm ý đối với các BLQ về CBTT PTBV và nâng cao HQHĐ thông qua CBTT PTBV:

+ Đối với các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung:

Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp bằng chứng khoa học giúp cho các nhà quản trị, lãnh đạo các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung nhận thức

Trang 29

được tầm quan trọng, mối quan hệ giữa CBTT PTBV và HQHĐ của DN Các nhà quản trị có thể tham khảo các hàm ý đề xuất liên quan đến các nhân tố như chiến lược PTBV chủ động, áp lực các BLQ, cam kết của NQL hàng đầu nhằm nâng cao CBTT PTBV và HQHĐ của DN DN cũng cần xác định được hệ thống các BLQ của mình từ đó có các chiến lược tác động phù hợp, đặc biệt là chiến lược CBTT PTBV nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các BLQ trong quá trình ra quyết định KT.

+ Đối với các BLQ: Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học vững chắc cho cơ

quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan ban hành chính sách về CBTT tham khảo để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện yêu cầu về mức độ và chất lượng CBTT PTBV, góp phần nâng cao HQHĐ của DN Điều này cũng góp phần hạn chế mối quan hệ bất cân xứng thông tin, nâng cao mức độ và chất lượng CBTT trên thị trường, giúp các đối tượng sử dụng thông tin như các nhà đầu tư có thêm căn cứ trong quá trình ra quyết định Hơn nữa HQHĐ của DN được cải thiện cũng giúp nền KT VN ngày càng vững mạnh.

+ Đối với các nhà nghiên cứu: Hiện nay, nghiên cứu thực nghiệm về CBTT

PTBV và ảnh hưởng của CBTT về PTBV còn khá ít, đặc biệt là các nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp do đó, kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mô hình và thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu về CBTT PTBV và HQHĐ của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng về mức độ tác động của các nhân tố đến CBTT PTBV ở các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, và đề xuất các hàm ý nghiên cứu có liên quan Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu có quan tâm đến mảng đề tài về CBTT, các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT và ảnh hưởng của CBTT đến HQHĐ của DN.

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, luận án gồm các chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương này luận án đề cập về

tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhận xét và tìm ra khe hổng nghiên cứu nhằm định hướng cho đề tài nghiên cứu của tác giả.

Trang 30

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này bao gồm một số vấn đề về cơ sở lý

thuyết của nghiên cứu, nội dung chương này gồm cơ sở lý thuyết về PTBV, thông tin PTBV, CBTT PTBV và mức độ CBTT PTBV Trình bày các lý thuyết nền liên quan đến nghiên cứu Chương này cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT về PTBV của DN, ảnh hưởng của CBTT PTBV đến HQHĐ của các DN, và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này đề cập đến khung nghiên cứu

và các phương pháp nghiên cứu chi tiết của luận án Nghiên cứ sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã xác định Đối với mỗi phương pháp, luận án sẽ trình bày các nội dung gồm mục tiêu, mẫu và phương pháp thu thập; phân tích dữ liệu Trình bày nội dung về đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương này bao gồm phân tích

thực trạng CBTT PTBV của các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng Duyên hải miền Trung, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, thảo luận kết quả từ việc phân tích dữ liệu Thực hiện bàn luận tính thích hợp của kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây, cũng như với thực tiễn về CBTT PTBV, về ảnh hưởng của CBTT PTBV đến HQHĐ của DN.

Chương 5: Kết luận và hàm ý Chương này bao gồm các nội dung: Tóm tắt kết

quả nghiên cứu; Đưa ra hàm ý lý thuyết, hàm ý quản trị liên quan đến từng nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV ở các DN khai thác, chế biến thủy hải sản vùng duyên hải miền Trung, cũng như đề xuất các hàm ý khác đến các cơ quan ban ngành, các cơ quan chức năng liên quan đến các DN khai thác, chế biến thủy hải sản, đặc biệt là với các DN vùng duyên hải miền Trung Cuối chương, tác giả trình bày những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trang 31

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC1.1 Giới thiệu

Chương này được thực hiện nhằm trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong và ngoài nước có liên quan đến PTBV, CBTT PTBV, các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT PTBV, ảnh hưởng của CBTT PTBV đến HQHĐ của DN Kết quả của quá trình lược khảo các nghiên cứu trước sẽ giúp cho nhà nghiên cứu có được cái nhìn tổng quan về mảng đề tài nghiên cứu, xác định một cách có hệ thống các dòng, các xu hướng nghiên cứu của mảng đề tài, kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, những nội dung còn tranh cãi và quan trọng là giúp nhà nghiên cứu đánh giá, xác định khe hổng nghiên cứu Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu trước là căn cứ lý thuyết quan trọng để nhà nghiên cứu có thể đề xuất mô hình và thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu, vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Tác giả sẽ tập trung lược khảo các tài liệu là luận án, bài báo và nghiên cứu được đăng trên các tạp chí uy tín, ưu tiên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục Q1, Q2, Q3 của hệ thống các bài báo SCOPUS Từ góc độ lịch sử, thực hành CBTT PTBV đã trải qua bốn giai đoạn, giai đoạn đầu tiên tập trung vào “khía cạnh XH”; giai đoạn thứ hai, tập trung vào “khía cạnh MT”; giai đoạn thứ ba gồm các khía cạnh trọng tâm gồm XH, MT và KT; giai đoạn cuối cùng thực hiện tích hợp cả thông tin KT, MT, XH và quản trị (Buallay, 2019) Chính vì đã trải qua các giai đoạn phát triển như vậy nên quá trình lược khảo các nghiên cứu trước, bên cạnh các công trình đề cập trực tiếp đến CBTT PTBV thì các nghiên cứu về TNXH, MT và báo cáo tích hợp cũng được tác giả đề cập đến Nghiên cứu này cũng xác định các từ khóa tìm kiếm tài liệu liên quan gồm “sustainability information disclosure AND economic AND environment AND social AND performance AND firms” với các trang web tìm kiếm có độ tin cậy cao trong thực hiện nghiên cứu khoa học https://scholar.google.com/; https://www.sciencedirect.com/;

https://www.ebsco.com/; https://www.emerald.com/; … trang web tra cứu chỉ số tín nhiệm của các báo cáo https://www.scimagojr.com/index.php Tác giả cũng sử dụng website https://app.litmaps.co nhằm tìm kiếm các bài báo có liên quan và xác định dòng nghiên

Trang 32

cứu, xu hướng nghiên cứu theo thời gian (Xem phụ lục 5: Tổng hợp các nghiên cứutrước về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin phát triển bền vững của doanh

Quy trình thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước như sau:

Hình 1.1: Quy trình thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước

(Nguồn: Tác giả)

Nội dung được trình bày ở chương này bao gồm: (1) Giới thiệu; (2) Các nghiên cứu nước ngoài; (3) Các nghiên cứu trong nước; (4) Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu.

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

1.2.1 Các nghiên cứu về khuôn khổ lập báo cáo phát triển bền vững

Siew (2015) đã trình bày các công cụ báo cáo PTBV của các DN, theo đó, các công cụ được chia làm 3 nhóm gồm: khuôn khổ; chuẩn mực; xếp hạng và các chỉ số Về khuôn khổ lập báo cáo PTBV, một số khuôn khổ báo cáo PTBV đã được trình bày trong nghiên cứu này như: Báo cáo Sáng kiến Toàn cầu (GRI); dự án SIGMA; Khung DPSIR; Hiệp ước toàn cầu; Dự án công bố carbon (CDP); Hội đồng DN Thế giới vì PTBV (WBCSD); Nghị định thư khí nhà kính (Nghị định thư GHG); Các khuôn khổ dựa trên nguyên tắc rộng rãi Tiếp đó, theo Buallay (2019), từ góc độ lịch sử, thực hành CBTT PTBV đã trải qua bốn giai đoạn Giai đoạn đầu tiên bắt đầu trong những năm 1950, khi thuật ngữ TNXH của DN (CSR) được xác định và tập trung vào “khía cạnh XH” Trong những năm 1980, các BLQ đã nhận thức rõ hơn về giai đoạn thứ hai, tập trung vào “khía cạnh MT” Mười năm sau, vào đầu những năm 1990, báo cáo bền vững bao gồm các khía

Trang 33

cạnh trọng tâm là XH, MT

Trang 34

và KT Sau đó vào năm 2010, Dự án Kế toán Bền vững của Hoàng tử xứ Wales và GRI đã thông báo về việc thành lập Ủy ban Hội đồng Báo cáo Tích hợp Quốc tế (IIRC) Khung báo cáo tích hợp tập hợp thông tin KT, MT, XH và quản trị (IIRC, 2019).

Hình 1.2: Tóm tắt các giai đoạn của báo cáo phát triển bền vững

(Nguồn: Tác giả)

Theo Monica ´ Lopez-Santamaría và ctg (2021), các tổ chức cam kết báo cáo những đóng góp của họ cho PTBV thông qua các công cụ khác nhau, một trong số đó là báo cáo PTBV Monica ´ Lopez-Santamaría và ctg (2021) đã trình bày một số sáng kiến, khuôn khổ và quy tắc đã được xây dựng để lập và trình bày báo cáo PTBV như GRI, SDG, TBL, ISO 1400 2015, theo đó, các khuôn khổ bao gồm các nguyên tắc và hướng dẫn tổ chức khác nhau hỗ trợ quá trình CBTT và các quy tắc giải thích cách đạt được tính bền vững của tổ chức bằng cách áp dụng một số bộ thông số kỹ thuật nhất định Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định GRI được công nhận và áp dụng rộng rãi nhất.

(Xem phụ lục 2: Các sáng kiến, khuôn khổ, và quy định về tính bền vững)

1.2.2 Các nghiên cứu về chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin phát triển bềnvững Đo lường CBTT là một nhiệm vụ phức tạp Trong lĩnh vực kế toán, các nghiên cứu

thường dựa vào các chỉ số CBTT để có được sự đại diện cho thông tin được công bố

(Urquiza và cộng sự, 2009), do đó, cần phải thận trọng trong thiết kế chỉ số CBTT và xác

định rõ ràng các mục tiêu của nó, giải thích chi tiết mục đích của biện pháp Hơn nữa,

Urquiza và công sự (2009) cũng cho thấy số lượng CBTT có thể được sử dụng làm thướcđo cho chất lượng CBTT Urquiza và công sự (2009) cũng nhấn mạnh rằng các nghiên

cứu trong tương lai cần phải nghiên cứu thêm về các yếu tố quyết định CBTT và hậu quả của việc CBTT khi xây dựng chỉ số CBTT.

Trang 35

Theo Igalens (2005) có năm cách tiếp cận đo lường chính của CBTT về MT, TNXH, PTBV như (i) đo lường dựa trên phân tích nội dung của BCTN, (ii) chỉ số ô nhiễm, (iii) đo lường cảm quan bằng cách thực hiện khảo sát dựa trên bảng câu hỏi, (iv) dựa vào chỉ số danh tiếng của DN và (v) dữ liệu do các tổ chức đo lường tạo ra Trong cách tiếp cận đầu tiên, CBTT được đo lường bằng cách sử dụng nội dung của BCTN Trong cách tiếp cận thứ hai, việc đo lường CBTT tập trung vào một trong những khía cạnh của thông tin cần công bố, như MT, hay XH Phương pháp này thường được thực hiện bởi một bên bên ngoài DN Thứ ba, dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát nhằm mục đích đo lường CBTT PTBV như một phép đo tri giác Nó sử dụng công cụ là bảng câu hỏi dựa trên các thành phần về CBTT PTBV được thảo luận trong các mô hình, khuôn khổ, sáng kiến về CBTT PTBV khác nhau Thứ tư, về các chỉ số danh tiếng của DN, là một cách tiếp cận để đo lường CBTT bằng cách sử dụng các chỉ số danh tiếng được các bên bên ngoài của doanh nghiêp cảm nhận Phương pháp cuối cùng, dựa trên dữ liệu do các tổ chức đo lường cung cấp, là kết quả của phương pháp đo lường cảm tính của CBTT, nhưng được thực hiện bởi một cơ quan bên ngoài bằng cách sử dụng các biện pháp đa chiều.

Theo Dias và cộng sự (2018) phần lớn các công trình về CBTT TNXH chú ý vào

đối tượng là các DN lớn Tuy nhiên, các DN lớn khác với các DN nhỏ ở cách họ nhìn nhận TNXH của mình Sự khác biệt này ảnh hưởng đến nội dung, tính chất và mức độ hoạt động TNXH của họ Từ đó, không thể hiểu được CSR ở các DNNVV thông qua việc áp dụng các phương pháp được áp dụng trong các tập đoàn lớn, từ đó nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu CSR ở các SME để khắc phục lượng thông tin định lượng và định tính có sẵn về CSR ở các SME Trong nghiên cứu này, nhằm đo lường CBTT TNXH của DNNVV ở Bồ Đào Nha, các tác giả đã sử dụng chỉ số CBTT, các tác giả đã phát triển chỉ số CBTT bằng cách kế thừa bộ chỉ số CBTT từ các nghiên cứu trước, và đưa ra bốn khía cạnh thường được coi là khía cạnh điển hình của CSR ở các DN vừa và nhỏ gồm “môi trường”, “khách hàng”, “nhân viên” và “cộng đồng”, đồng thời, phân tích khía cạnh thứ năm, “xã hội” (bao gồm các chỉ số liên quan đến nhân quyền, phân biệt đối xử và tham nhũng) Cuối cùng, một bộ chỉ mục gồm 25 mục thông tin được xác định (10 mục thông tin về môi trường, 3 mục thông tin về khách hàng, 5 mục thông tin về nhân viên, 3 mục thông tin về cộng đồng

Trang 36

và 4 mục thông tin về XH) Sau đó, mức độ CBTT được tính toán bằng cách lấy số mục thông tin mà DN công bố chia tổng số mục thông tin cần công bố (25 mục), với mục thông tin được công bố nhận giá trị 1 và thông tin không được công bố nhận giá trị 0.

Singh và cộng sự (2021) thực hiện nghiên cứu nhằm phát triển bộ chỉ mục CBTT

PTBV cho các DNNV ở Ấn Độ Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung nhằm đánh giá thực hành CBTT của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở Ấn Độ, nghiên cứu cũng cho thấy BCTN, bản cáo bạch hay trang web của DN là các tài liệu tin cậy và được chấp nhận rộng rãi trong đánh giá thực tiễn CBTT PTBV của DN Cách thức xây dựng bộ chỉ mục CBTT được các tác giả thực hiện qua 4 bước như sau: (1) So sánh thực hành báo cáo PTBV của các DN sản xuất quốc tế với GRI G4, từ đó, loại bỏ những mục thông tin theo GRI G4 không được các DNNVV công bố; (2) Sử dụng bộ chỉ mục đã được xác định ở bước 1, tiếp tục so sánh với các bộ chỉ mục CBTT PTBV trong các tạp chí uy tín như tạp chí thuộc danh mục Scopus; (3) Sử dụng bộ chỉ mục đã được xác định ở bước 2, tiếp tục so sánh với các hướng dẫn về thực hành CBTT PTBV được quy định tại Ấn Độ; (4) Sử dụng bộ chỉ mục đã được xác định ở bước 3 để tiến hành thảo luận chuyên gia, chuyên gia được xác định là người có hơn ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo cáo PTBV của DN và bốn học giả làm việc về TNXH của DN, PTBV, thực hành báo cáo PTBV Kết quả thảo luận chuyên gia xác định được bộ chỉ mục CBTT PTBV gồm 47 chỉ mục, bao gồm các thông tin thuộc ba khía cạnh là KT (5 mục thông tin), môi trường (19 mục thông tin) và xã hội (23 mục thông tin) Công trình này cũng sử dụng PP mã hóa nhị phân, theo đó, chỉ mục thông tin được công bố nhận giá trị 1, và không được công bố nhận giá trị 0.

1.2.3 Các nghiên cứu về chấp nhập công bố thông tin phát triển bền vững

Báo cáo PTBV ngày càng được các tập đoàn trên toàn thế giới áp dụng do nhu cầu của các BLQ về tính minh bạch cao hơn về cả các vấn đề MT và XH (Siew, 2015) Venancio Tauringana (2021) nghiên cứu mức độ chấp nhập CBTT PTBV ở các nước phát triển cao hơn so với nước đang phát triển Về công bố báo cáo PTBV ở các nước đang phát triển, kết quả nghiên cứu chỉ ra thiếu chuyên môn, thiếu đào tạo và thái độ/niềm tin tiêu cực đối với báo cáo PTBV là những nhân tố chính và tiêu cực quyết định việc áp dụng báo

Trang 37

cáo PTBV ở các nước đang phát triển Hay, sự hỗ trợ về nguồn nhân lực chất lượng, đào tạo và thái độ/niềm tin tích cực đối với báo cáo PTBV ảnh hưởng tích cực đến chấp nhận công bố báo cáo PTBV Nghiên cứu này cũng chỉ ra thiếu thời gian, thiếu các yêu cầu pháp lý và thiếu áp lực của các BLQ không phải là những nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến việc áp dụng báo cáo PTBV.

1.2.4 Các nghiên cứu về thực hành công bố thông tin phát triển bền vững

Nhiều công trình tìm thấy bằng chứng về sự khác nhau trong quy định về CBTT, mức độ và chất lượng CBTT PTBV ở bối cảnh các nước phát triển và các nước đang phát triển Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về PTBV, CBTT PTBV tập trung ở các quốc

gia phát triển (Carnini Pulino và cộng sự, 2022) Các nghiên cứu về CBTT TNXH, MT,

PTBV ở các nước phát triển chủ yếu tập trung vào Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ), Úc và Tây Bắc Âu (Vương quốc Anh, Đan Mạch, Phần Lan và Pháp) và Nam Âu (Ý và Tây Ban Nha) và Đông Âu (Ba Lan và Slovenia), … Và ở các quốc gia đang phát triển chủ yếu tập trung vào một loạt các nền KT mới nổi bao gồm Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, … (Fifka, 2013, Waris và cộng sự, 2017)

Thứ nhất, công bố thông tin phát triển bền vững ở các nước phát triển: Tại Liên

minh Châu Âu (EU) các DN được lựa chọn tự nguyện CBTT phi tài chính, tuy nhiên, khi thuật ngữ “thông tin phi tài chính” được đưa vào khuôn khổ kế toán của EU với Chỉ thị Hiện đại hóa (2003/51 / EC), tiếp đó là ở Chỉ thị NFI (95/2014/ EU) và các đề xuất cho Báo cáo Bền vững của DN ở chỉ thị (2021/0104 (COD)) đã dẫn đến sự chuyển đổi từ tự nguyện công bố sang bắt buộc CBTT theo yêu cầu Điều này đã dẫn đến các DN thực hiện những thay đổi đáng kể trong BCTC, BCTN Đặc biệt với việc phê duyệt Chỉ thị 95/2014 của Liên minh Châu Âu (EU) về việc CBTT phi tài chính của các DN và tập đoàn lớn đã yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên EU phải thực hiện các yêu cầu này theo luật trong nước, tức là yêu cầu các DN lớn (những DN có hơn 500 nhân viên) phải CBTT phi tài chính về các vấn đề MT, XH, nhân viên, nhân quyền, hối lộ và chống tham nhũng, chỉ thị này có hiệu lực bắt đầu từ năm tài chính 2017 Thay vì tích hợp các thông tin phi tài chính này vào các BCTN, ngày càng nhiều DN chọn xuất bản các báo cáo độc lập về TNXH của DN (CSR), tính bền vững, vốn tri thức, giá trị, MT, XH và quản trị (ESG) và báo cáo tích

Trang 38

hợp (Integrated Reporting - IR) Tại Pháp, quốc gia này đã thiết lập bộ chỉ số báo cáo XH được tiêu chuẩn hóa vào năm 1977 bằng cách yêu cầu tất cả các DN có từ 300 nhân viên trở lên báo cáo về 130 chỉ số cho các hoạt động liên quan đến việc làm (Sobczak và Martins, 2010) Luật Quy định KT Mới (NRE) năm 2001 ra đời đã yêu cầu tất cả các DNNY của Pháp phải báo cáo thông tin phi tài chính liên quan đến các tác động XH và MT của họ Đạo luật Grenelle I (ngày 3 tháng 8 năm 2009) và Đạo luật Grenelle II (ngày 12 tháng 7 năm 2010) đã mở rộng yêu cầu DN phải thực hiện báo cáo CSR nhằm công bố các thông tin phi tài chính mà đặc biệt là thông tin TNXH Tại Ba Lan, Świderska và Raulinajtys- Grzybek (2017) nghiên cứu mức độ công bố báo cáo tích hợp và nhận thấy mức độ CBTT ở nước này rất cao (lên đến 70%) với các nội dung công bố như tổng quan về tổ chức và MT bên ngoài, quản trị, rủi ro và cơ hội cũng như triển vọng Tại Ý, theo

Doni và cộng sự (2019), chỉ thị của Châu Âu đã được đưa vào Nghị định lập pháp số

254/2016 vào ngày 30 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ năm tài chính 2017 đối với tất cả các DN có hơn 500 nhân viên Qua phân tích dữ liệu từ các DNNY bắt buộc phải thực hiện nghị định lập pháp số 254/2016 cho thấy các DN lựa chọn và sử dụng “khuôn khổ tốt nhất” là các nguyên tắc GRI về báo cáo bền vững để CBTT Việc áp dụng chung các nguyên tắc GRI có thể đảm bảo đạt được chất lượng tốt của báo cáo bền vững và tính minh bạch của nó (Joseph, 2012; Fernandez-Feijoo và cộng sự, 2014) Tại Bồ Đào Nha, Carmo và Ribeiro (2022) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của Chỉ thị 95/2014/ EU đối với chất lượng thông tin phi tài chính (NFI) do các DNNY của Bồ Đào Nha công bố Bồ Đào Nha đã tự xây dựng một bộ chỉ số bao gồm các vấn đề CBTT phi tài chính theo yêu cầu của Chỉ thị, nhờ vậy chất lượng của CBTT phi tài chính đã được cải thiện Hơn nữa, nhiều DN ở Bồ Đào Nha trình bày báo cáo bền vững dựa theo Tiêu chuẩn GRI và chứng nhận NFI, và các DN cũng đã tiếp tục duy trì các thực hành này sau Chỉ thị Tuy nhiên, vẫn tồn tại các DN không đề cập đến khuôn khổ được sử dụng hoặc không CBTT về các vấn đề nhạy cảm như nhân quyền hay chống tham nhũng, hối lộ.

Thứ hai, công bố thông tin phát triển bền vững ở các nước đang phát triển:

Theo Sumiani và cộng sự (2007), Malaysia là một trong những quốc gia châu Á có tốc độ

phát triển nhanh chóng, nền KT nước này dựa vào xuất khẩu dầu cọ, xăng dầu và hàng hóa

Trang 39

CNTT và điện tử, điều này khiến KT Malaysia phụ thuộc rất nhiều vào nền KT thế giới, đặc biệt là cạnh tranh ngày càng tăng với các nước láng giềng châu Á như Trung Quốc Bên cạnh các vấn đề về KT, nước này cũng đang phải đối mặt với sự căng thẳng về các yêu cầu liên quan đến ý thức đạo đức kinh doanh và vấn đề MT Tình hình cấp bách này buộc các thành phần KT phải cạnh tranh và đổi mới hơn trong việc điều hành DN Họ cần lập chiến lược với các kế hoạch và chính sách kinh doanh hấp dẫn, điều này sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp dụng thực hành công bố báo cáo MT tự nguyện theo tiêu chuẩn ISO 14000 của Malaysia ISO 14000 tạo ra một khuôn khổ để ngăn ngừa và phát hiện sự không tuân thủ các luật và quy định về MT Những người áp dụng các tiêu chuẩn này có nghĩa vụ phát triển sứ mệnh, mục tiêu, chính sách và thủ tục của họ liên tục giám sát các tác động từ hoạt động của họ đối với MT tự nhiên Bên cạnh đó, cần thiết lập các biện pháp kiểm soát đối với mọi tác động tiêu cực có thể xảy ra Qua nghiên cứu mẫu gồm 50 DN đại chúng hàng đầu của Malaysia trong năm tài chính 2003 cho thấy các DN lớn có xu hướng báo cáo nhiều thông tin về MT hơn Các DN thuộc lĩnh vực thương mại/ dịch vụ có số lượng DN tự nguyện báo cáo thông tin MT cao nhất Tại Sri Lanka, theo Wijesinghe (2012) mặc dù chính phủ nước này đã có các hành động chủ động liên quan đến ban hành và thực thi các quy định và chính sách về MT nhằm giám sát và kiểm soát các hoạt động MT của DN tuy nhiên hệ thống pháp luật của nước này vẫn có những khiếm khuyết liên quan đến việc báo cáo và

CBTT MT Nuskiya và cộng sự (2021) sử dụng dữ liệu từ các DNNY tại Colombo từ

năm 2015 đến 2019 có sử dụng khung báo cáo GRI để CBTT về trách nhiệm MT Kết quả cho thấy các DN hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với MT (như dầu khí, vật liệu cơ bản, công nghiệp, hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe) CBTT nhiều hơn so với các ngành công nghiệp ít nhạy cảm với MT (như dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, tiện ích, tài

chính và công nghệ) trong bối cảnh Sri Lanka Tại Indonesia, Anugerah và cộng sự

(2018) phân tích ảnh hưởng của thực tiễn báo cáo TNXH của DN đối với chất lượng CBTT TNXH Nghiên cứu sử dụng một mẫu gồm 103 DNNY trong các ngành công nghiệp khác nhau (ngoại trừ các DN tài nguyên thiên nhiên) tại Indonesia từ năm 2014 đến năm 2016, từ đó, phát hiện ra rằng việc thực hiện tự nguyện báo cáo độc lập về TNXH không làm nâng cao chất lượng CBTT, mà điều

Trang 40

này được sử dụng như một cách tiếp cận mang tính biểu tượng để đáp ứng tính hợp pháp của DN, hay các DN tự nguyện CBTT TNXH của họ trong một báo cáo độc lập (bên cạnh BCTN, DN thực hiện thêm một báo cáo độc lập theo khuôn khổ hướng dẫn của GRI nhằm CBTT TNXH) chỉ nhằm mục đích tạo ấn tượng tích cực từ các BLQ Tiếp đó,

Juniati và cộng sự (2022) dùng dữ liệu của 144 DN thuộc 8 lĩnh vực khác nhau tại

Indonesia đã khám phá sự phát triển của các CBTT PTBV từ năm 2006 đến năm 2019 để cung cấp bằng chứng thực nghiệm và phản ứng của các DN với các vấn đề bền vững Dựa trên thông tin báo cáo bền vững được công bố của các ngành nhạy cảm và không nhạy cảm, kết quả cho thấy các ngành CBTT khá giống nhau ở các khía cạnh về KT, XH,

cũng như MT Tại Trung Quốc, theo Ding và cộng sự (2022) sự mở rộng KT nhanh

chóng của nước này đã dẫn đến suy thoái MT nghiêm trọng Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực hết mình để cải thiện chính sách “tín dụng xanh”, trong đó yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng của các DN vi phạm trong lĩnh vực MT, do đó, CBTT MT đã trở thành cơ sở quan trọng để các tổ chức tín dụng khác đánh giá HQHĐ TNXH của DN Tuy nhiên, chất lượng báo cáo TNXH hoặc báo cáo MT vẫn rất thấp, hầu hết báo cáo của DN qua các năm đều thay đổi rất ít, thậm chí có thể được coi là “báo cáo nhân bản”.

1.2.5 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên quan điểm pháttriển bền vững

HQHĐ của DN được đo lường dựa trên ba quan điểm gồm quan điểm thị trường, quan điểm hoạt động và quan điểm kế toán, cách thức đo lường dựa trên ba quan điểm nêu trên được sử dụng rất phổ biến (Gunasekaran, 2007; Vachon, 2006) HQHĐ dựa trên quan điểm thị trường tập trung vào các chỉ số tài chính phản ánh các mục tiêu của thị trường về đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bao gồm thị phần, lòng trung thành của khách hàng, giá trị thương hiệu, … Dựa trên quan điểm hoạt động tập trung vào các khía cạnh liên quan đến HQHĐ, chẳng hạn như chi phí, chất lượng, tính linh hoạt và tốc độ Dựa trên kế toán đề cập đến khả năng sinh lời tổng thể được biểu thị bằng tỷ số hoàn vốn, thu nhập và lợi nhuận Ba khía cạnh này cũng đáp ứng nắm bắt các tiêu chí chính từ các tiêu chuẩn đo lường phổ biến như thẻ điểm cân bằng BSC cũng như giải quyết các BLQ chính của DN (cổ đông, nhà cung cấp, nhân viên và khách hàng) Việc đo lường hiệu quả đã được coi là

Ngày đăng: 25/03/2024, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w