1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ lóng của giới trẻ việt nam trên mạng xã hội

132 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Ngữ Lóng Của Giới Trẻ Việt Nam Trên Mạng Xã Hội
Tác giả Nguyễn Lê Nguyên Hạnh
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Thanh Hoa, TS. Nguyễn Văn Lập
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại Đề Án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Trang 13 Tuy rằng, phần lớn từ ngữ lóng của giới trẻ thường chỉ được xem là “gia vị” cho cuộc hội thoại, nhưng khi nhìn xa hơn, ta sẽ thấy, cũng như bao từ lóng từng xuất hiện trong lịch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN LÊ NGUYÊN HẠNH

TỪ NGỮ LÓNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả được nêu trong đề án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ

công trình khoa học nào

Quy Nhơn, ngày 22 tháng 10 năm 2023

Nguyễn Lê Nguyên Hạnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đặng Thị Thanh Hoa và

TS Nguyễn Văn Lập, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề án này

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đặc biệt là các anh chị em

học viên lớp Ngôn ngữ học K24B trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ,

động viên tôi có thêm động lực để hoàn thành đề án này

Xin chân thành cảm ơn

Nguyễn Lê Nguyên Hạnh

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

2.1 Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ trên thế giới 2

2.2 Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ tại Việt Nam 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

6.1 Ý nghĩa khoa học 7

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 7

7 Cấu trúc của đề án 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Tiếng lóng và các vấn đề liên quan 9

1.1.1 Khái niệm tiếng lóng 9

1.1.2 Đặc điểm của tiếng lóng 11

1.1.2.1 Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm cấu tạo 11

1.1.2.2 Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm ngữ nghĩa 14

Trang 5

1.1.2.3 Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm chức năng 16

1.1.3 Tiếng lóng với phương ngữ xã hội 17

1.1.4 Tiếng lóng với biệt ngữ 17

1.1.5 Quá trình phát triển của tiếng lóng trên Internet 18

1.2 Mạng xã hội và giới trẻ 20

1.2.1 Khái niệm mạng xã hội 20

1.2.2 Khái niệm giới trẻ 22

1.3 Tiểu kết chương 1 24

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO TỪ NGỮ LÓNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI 25

2.1 Biến đổi hình thức ngữ âm 26

2.1.1 Đồng âm 26

2.1.2 Nói lái 29

2.1.3 Tỉnh lược, viết tắt 30

2.2 Biến đổi ngữ nghĩa 32

2.3 Tạo từ mới 37

2.4 Vay mượn tiếng nước ngoài 40

2.4.1 Vay mượn từ ngữ tiếng Anh 40

2.4.2 Vay mượn từ ngữ gốc Hán 43

2.5 Sáng tạo thành ngữ mới 48

2.5.1 Cải biên từ thành ngữ truyền thống 48

2.5.2 Tạo thành ngữ có cấu trúc đối xứng 50

Trang 6

2.5.3 Tạo thành ngữ dựa trên quan hệ ngữ âm 50

2.6 Mô phỏng kiểu câu 53

2.6.1 Mô phỏng kiểu câu theo sự kiện phổ biến 54

2.6.2 Mô phỏng kiểu câu theo tác phẩm phim 56

2.6.3 Mô phỏng kiểu câu theo lời bài hát 58

2.7 Tiểu kết chương 2 61

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ LÓNG ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM 62

3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội 62

3.1.1 Phương tiện truyền thông 62

3.1.2 Bạn bè 64

3.1.3 Lựa chọn sử dụng vì thói quen 65

3.2 Hệ quả của việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội và giải pháp khắc phục 66

3.2.1 Hệ quả của việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội 66

3.2.1.1 Mặt tích cực 66

3.2.1.2 Mặt tiêu cực 68

3.2.2 Một số giải pháp khắc phục 72

3.2.2.1 Xây dựng môi trường trực tuyến lành mạnh 72

3.2.2.2 Phát huy vai trò của truyền thông trong việc sử dụng ngôn ngữ 73 3.2.2.3 Cần sớm quy chuẩn cho các yếu tố ngôn ngữ mới xuất hiện 73

Trang 7

3.2.2.4 Tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong định

hướng sử dụng ngôn ngữ mạng 74

3.3 Tiểu kết chương 3 75

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 92

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 1 Thống kê từ loại của từ ngữ lóng giới trẻ 12

Bảng 1 2 Thống kê số lượng các dạng ngữ (cụm từ) 13

Bảng 1 3: Ý nghĩa từ ngữ lóng giới trẻ 14

Bảng 2 1 Bảng thống kê các phương thức tạo từ ngữ lóng được giới trẻ sử dụng 25

Bảng 2 2 Từ ngữ lóng đồng âm với từ muốn nói 26

Bảng 2 3 Từ ngữ lóng đồng âm với tên riêng 27

Bảng 2 4 Từ ngữ lóng đồng âm với con số 28

Bảng 2 5 Biến đổi hình thức ngữ âm – nói lái 29

Bảng 2 6 Biến đổi hình thức ngữ âm – tỉnh lược, viết tắt 30

Bảng 2 7 Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức biến đổi hình thức ngữ âm 31

Bảng 2 8 Biến đổi ngữ nghĩa 32

Bảng 2 9 Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức biến đổi ngữ nghĩa 36

Bảng 2 10 Tạo từ mới 37

Bảng 2 11 Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức tạo từ mới 39

Bảng 2 12 Vay mượn từ ngữ tiếng Anh 41

Bảng 2 13 Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức

vay mượn từ ngữ tiếng Anh 42

Trang 10

Bảng 2 14 Vay mượn từ ngữ gốc Hán 43

Bảng 2 15 Cải biên thành ngữ truyền thống 48

Bảng 2 16 Thống kê tần suất sử dụng ngữ liệu có chứa phương thức

sáng tạo thành ngữ mới 52

Bảng 2 17 Thống kê thang đo mức độ sử dụng ngữ liệu có chứa

phương thức sáng tạo thành ngữ mới 52

Bảng 2 18 Mô phỏng kiểu câu theo sự kiện phổ biến 54

Bảng 2 19 Mô phỏng kiểu câu theo tác phẩm phim 56

Bảng 2 20 Mô phỏng kiểu câu theo lời bài hát 58

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1 Thống kê tỷ lệ cấu tạo từ ngữ lóng 11 Hình 3 1 Nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ 63Hình 3 2 Ảnh hưởng của từ ngữ lóng đối với tiếng Việt 67

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, Internet đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại Đây không chỉ là kho kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm thông tin, khiến cho việc liên lạc trở nên thuận tiện hơn Từ đó khoảng cách dần được thu hẹp lại, mọi người có thể xây dựng và mở rộng mối quan hệ của mình ở bất cứ đâu và bất kì lúc nào

Trong nhịp sống hối hả của xã hội, từng phút giây trôi qua đều vô cùng quý giá Sự tất bật, nhộn nhịp của cuộc sống như hối thúc mỗi chúng ta vận động liên tục không ngừng Ngôn ngữ cũng không thoát khỏi quy luật đó Những từ mới xuất hiện, những từ cũ được gán những nét nghĩa mới được cập nhật thường xuyên Trước kia, tiếng lóng được xem là thứ ngôn ngữ dành cho những kẻ bất hảo, chỉ được sử dụng bí mật trong phạm vi nhỏ Ngày nay, tiếng lóng dần trở nên phổ biến, mọi người sử dụng tiếng lóng nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ

Văn hóa đại chúng không ngừng phát triển, các từ lóng mang những đặc trưng của thời đại số bắt đầu xâm nhập và nhanh chóng phổ biến Giới trẻ

là những công dân sinh sau đẻ muộn nhưng lại là lực lượng đón đầu thời đại, thích ứng nhanh với chuyển đổi số Mạng xã hội (MXH) là địa hạt để họ cập nhật những xu hướng mới, và ngôn ngữ cũng không phải ngoại lệ Giới trẻ thường xuyên sử dụng từ ngữ lóng trong giao tiếp để tương tác với bạn bè trong thế giới ảo cũng như trong cuộc sống thực, bởi theo họ đây là cách dễ dàng nhất để mối quan hệ trở nên thân mật hơn Có người cho rằng, sự hiện diện của từ ngữ lóng làm cho cuộc hội thoại trở nên tự nhiên hơn, giúp họ thấy tự tin và hòa đồng với mọi người hơn Nếu ai đó tỏ ra không biết hoặc không sử dụng từ ngữ lóng thì sẽ bị xem là “quê mùa”

Trang 13

Tuy rằng, phần lớn từ ngữ lóng của giới trẻ thường chỉ được xem là

“gia vị” cho cuộc hội thoại, nhưng khi nhìn xa hơn, ta sẽ thấy, cũng như bao

từ lóng từng xuất hiện trong lịch sử, từ ngữ lóng trên mạng hiện nay ẩn chứa những khúc mắc của thế hệ trẻ đối với những sự kiện xảy ra trong cuộc sống

Ở một góc độ nào đó, ngôn ngữ phần nào phản ánh trung thực hình thái xã hội

và văn hóa con người Tùy vào bối cảnh thời đại, những vấn đề này sẽ được khoác lên mình những hình thức biểu đạt khác nhau

Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi chọn đề tài “Từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội” nhằm nghiên cứu thực trạng sử dụng từ ngữ

lóng của giới trẻ Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn khách quan về những hiện tượng biến đổi trong ngôn ngữ giới trẻ, từ đó có định hướng đúng đắn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên không gian mạng

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ trên thế giới

Trong The language of teenage groups – They don’t speak our language [28], Clem (1976) đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng lệch chuẩn

của nhóm thanh thiếu niên đầu trọc Anglo – Mỹ khi sử dụng tiếng Anh – Mỹ Thông qua phân tích cộng đồng giao tiếp và hình thức giao tiếp, tác giả đã lý giải nguyên nhân dẫn đến sự lệch chuẩn này

Tác giả Hudson (1983) trong The language of the teenage revolution: the dictionary defeated đã liệt kê và giải thích những từ lóng phổ biến trong giới trẻ

ở thập niên 50 và 60 tại Anh Qua nghiên cứu, ông nhận ra rằng có sự khác biệt lớn giữa tiếng lóng giới trẻ và tiếng Anh chuẩn Tác giả cũng cho rằng, thanh niên, giới trẻ là nhóm xã hội làm nên cuộc cách mạng ngôn ngữ [34]

Trong bài viết Youth and Student Slang in British and American

Trang 14

English, của Rodriguez (1994) tác giả đã khẳng định vai trò của giới trẻ trong

sự phát triển của ngôn ngữ Tác giả của bài viết nhận định, giới trẻ thể hiện năng động xã hội rất lớn và là những người dễ nhất để sử dụng và cập nhật tiếng lóng một cách độc đáo [31]

Những nghiên cứu gần đây về ngôn ngữ trên Internet có thể kể đến

công trình nghiên cứu Language and the Internet của David Crystal (2001)

Trong cuốn sách này, từ góc nhìn xã hội học, tác giả đã đi tìm nguyên nhân và

lý giải sự tác động của Internet đến ngôn ngữ Khác với những nhận định cho rằng Internet sẽ phá hoại tương lai của ngôn ngữ, David Crystal lại có cái nhìn rất lạc quan về vấn đề này khi cho rằng, Internet đang tạo điều kiện cho

sự mở rộng phạm vi và đa dạng ngôn ngữ, đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo cá nhân Internet đã xuất hiện đủ lâu để chúng ta có cái nhìn đúng đắn về cách

nó đang định hình ngôn ngữ trong bối cảnh hiện nay [30]

The life of slang của Julie Coleman (2012) là công trình nghiên cứu về

tiếng lóng tiếng Anh Tác giả đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tiếng lóng,

từ nguồn gốc, nguyên nhân hình thành và cách sử dụng Bên cạnh đó, tác giả còn theo dõi sự phát triển của tiếng lóng tại các quốc gia khác trên thế giới

Julie Coleman cho rằng, tiếng lóng ngày nay không giống như trước Trước kia, tiếng lóng được xem là biểu hiện của sự xấu xa, tiêu cực, thì giờ đây những người sử dụng tiếng lóng được xem là người hài hước, trẻ trung, thời thượng Mặc dù, có một số người thuộc thế hệ trước lên án việc giới trẻ

sử dụng tiếng lóng, nhưng cũng có rất nhiều người chấp nhận và sử dụng tiếng lóng Họ cho rằng, đây là cách bắt kịp với giới trẻ [33]

Khi nói về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến sự phát triển

tiếng lóng trong thế kỉ 20 – 21, Julie Coleman nhận định: “ Không hẳn ngôn ngữ đang thay đổi nhanh hơn, nhưng sự phát triển của công nghệ sẽ khiến sự

Trang 15

dịch chuyển của các thuật ngữ “lóng” từ nhóm này sang nhóm khác trở nên

dễ dàng hơn [48]

Các công trình nghiên cứu tiếng lóng trên thế giới nêu trên sẽ là tiền đề cho việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ tại Việt Nam

2.2 Tình hình nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn

Khang như: Ngôn ngữ học xã hội (2012), Tiếng lóng Việt Nam (2001), Từ ngoại lai trong tiếng Việt (2007) có ý nghĩa lý luận và gợi mở những vấn đề liên quan đến nghiên cứu tiếng lóng của giới trẻ Trong Tiếng lóng Việt Nam, tác giả cho rằng “tiếng lóng của học sinh, sinh viên dường như lấy yếu tố dí dỏm, vui đùa trong đó có cả sự thông minh, bất ngờ làm cơ sở” [14, tr.14]

Tác giả Trịnh Cẩm Lan với bài viết Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay đã tiến hành

khảo sát thái độ của giới trẻ với những hiện tượng của ngôn ngữ trên Internet Kết quả khảo sát cho thấy, có sự tương quan giữa thái độ ngôn ngữ với các đặc trưng xã hội (giới tính, tuổi tác, học vấn, tần suất sử dụng Internet ) [17]

Ngôn ngữ của giới trẻ dùng trên các trang cá nhân (Blogs) của Đặng

Đức Chính nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ giới trẻ, phân biệt với tiếng Việt chuẩn thông qua các bài viết trên các trang cá nhân của

thanh, thiếu niên Tác giả nhận định: “Nó chỉ là một trào lưu mang tính nhất thời giống như hiện tượng tiếng lóng mà mỗi thời kì lịch sử lại chứng kiến sự

ra đời một kiểu tiếng lóng khác nhau Tiếng lóng luôn chỉ là tiếng lóng, không thể ảnh hưởng ñến ngôn ngữ chuẩn mực” [4, tr.6]

Võ Tú Phương trong bài viết Ngôn ngữ hội thoại trên mạng xã hội, vấn

đề giáo dục ngôn ngữ cho học sinh đã tổng hợp những biến dị ngôn ngữ đang

xuất hiện trên MXH, đồng thời tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc giáo

Trang 16

dục ngôn ngữ cho học sinh và đề xuất một số giải pháp Tác giả cho rằng, sử dụng tiếng Việt lệch chuẩn về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa sẽ gây nguy hại đối với văn hóa ứng xử của giới trẻ sau này [50]

Tiếp cận theo hướng đối chiếu, có thể kể đến Nghiên cứu đối chiếu tiếng lóng của giới trẻ Pháp và Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng của

nhóm tác giả Lê Viết Dũng, Lê Thị Ngọc Hà Thông qua thu thập từ lóng của giới trẻ trên các tạp chí dành cho thanh thiếu niên, nhóm tác giả đã tiến hành đối chiếu các từ lóng của giới trẻ Pháp và Việt Nam, từ đó rút ra được một số đặc điểm của chúng trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa xã hội [7]

Đáng chú ý nhất phải kể đến cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của tác

giả Nguyễn Thành Phong được ra mắt vào năm 2011 Đây là cuốn sách tập hợp

120 câu nói thông dụng của giới trẻ như: Tào lao bí đao; Chuyện nhỏ như con thỏ; Đói như con chó sói; Đặc điểm chung của những câu nói này là dễ nói, có

vần điệu, mang tính hài hước, giải trí Ngay từ khi xuất bản, cuốn sách đã tạo một làn sóng phản ứng dữ dội từ dư luận Một số ý kiến bày tỏ thái độ thích thú, đón nhận với những câu nói trong cuốn sách này, tuy nhiên phần lớn đều cho rằng, tác giả đang cổ súy việc sử dụng “ngôn ngữ cải biên” của giới trẻ, làm mất

đi sự trong sáng của tiếng Việt Sau đó, cuốn sách đã bị thu hồi và được tái xuất

bản vào năm 2013 với cái tên mới là “Phê như con tê tê”

Qua những nghiên cứu, bài viết trên, có thể thấy tiếng lóng giới trẻ là hiện tượng ngôn ngữ được rất nhiều học giả quan tâm Những nghiên cứu này

đã phần nào miêu tả, lý giải hiện tượng “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ giới trẻ

và nêu lên tác động của Ineternet đối với ngôn ngữ Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luận, gợi mở những vấn đề liên quan đến tiếng lóng của

giới trẻ để chúng tôi thực hiện đề tài: “Từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội”

Trang 17

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cách tạo từ lóng của giới trẻ trên MXH

Đánh giá mức độ sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên MXH, cụ thể là MXH Facebook

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến nay Lý do chọn mốc thời gian

từ năm 2009 bởi vì đây là năm Internet bùng nổ tại Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp thu thập ngữ liệu: Các ngữ liệu được chúng tôi thu thập qua các bài viết, bình luận trên Facebook Sau khi thu thập, chúng tôi đã thống kê được 300 từ ngữ lóng được giới trẻ Việt Nam sử dụng trên MXH

Phương pháp phân loại: Để xác định các phương thức tạo từ ngữ lóng, tác giả đã căn cứ vào đặc điểm về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ âm, ngữ nghĩa,…

để tiến hành phân loại từ ngữ lóng theo chuyên mục

Phương pháp điều tra, khảo sát: Để kiểm tra thực trạng sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ, chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra trực tuyến trên Microsoft Form Bảng câu hỏi gồm 40 câu liên quan đến từ ngữ lóng và việc tiếp nhận từ ngữ lóng trong giao tiếp của giới trẻ Việt Nam

Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm xác định số lượng của

Trang 18

các đối tượng trong phạm vi khảo sát Công cụ được sử dụng để thống kê số liệu là chương trình Microsoft Excel Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được thể hiện dưới dạng bảng hoặc biểu đồ

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Góp phần hiểu rõ hơn về những biến thể trong ngôn ngữ giới trẻ, cung cấp

dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu liên quan đến tiếng lóng trong tương lai

Kết quả khảo sát sẽ đưa ra những đánh giá về mức độ sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ Từ đó đưa ra định hướng điều tiết ngôn ngữ phù hợp, đồng thời đây cũng là một hướng nghiên cứu giúp cho ngôn ngữ giới trẻ trở nên hoàn thiện và hiện đại hơn nhưng vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt

7 Cấu trúc của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề án được triển khai thành 3 chương:

Trang 19

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Các phương thức tạo từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên MXH

Chương 3: Tác động của việc sử dụng từ ngữ lóng đối với giới trẻ Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tiếng lóng và các vấn đề liên quan

1.1.1 Khái niệm tiếng lóng

Thuật ngữ “slang” có nguồn gốc khá thú vị Ban đầu đây là một từ địa

phương tại miền Nam nước Anh dùng để chỉ phần lãnh thổ hoặc lớp đất phủ đầy cỏ Theo thời gian, từ này được dùng để chỉ những người làm nghề bán

rong tại một địa điểm nhất định Sau đó, “slang” trở thành từ dùng để chỉ

cách nói chuyện suồng sã, thô tục của những con buôn [56]

Những ghi chép sớm nhất về “slang” được phát hiện trong một tờ ấn

phẩm vào năm 1800 mà hầu hết các từ trong đó là biệt ngữ của nhóm tội phạm ở London [42] Tiếng lóng ban đầu được định hình là thứ ngôn ngữ dành cho nhóm người thuộc thành phần bất hảo trong xã hội Người ta coi đây

là cách “mã hóa” thông tin mà chỉ những đối tượng cùng nhóm xã hội mới

hiểu được

Theo Từ điển Cambridge, “slang” là những từ ngữ được sử dụng giữa

những người thuộc cùng một nhóm xã hội nhất định Tiếng lóng là ngôn ngữ thân mật được sử dụng nhiều trong văn nói Tiếng lóng không chỉ bao gồm các từ có ý nghĩa cụ thể mà còn có cả thành ngữ, tục ngữ, ngữ cố định

Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999) giải thích, tiếng lóng là cách nói một

ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, cốt chỉ để cho nội bộ hiểu với nhau mà thôi [27]

D.W.Maurer (2021) cho rằng, tiếng lóng (slang) là những từ, cụm từ được sử dụng khác với quy tắc thông thường, dùng để diễn đạt một hiện tượng mới, hoặc giải thích sự việc theo cách mới Cách diễn đạt của tiếng lóng (slang) rất suồng sã, thoải mái, thậm chí là tục tĩu Đặc trưng của nó

Trang 21

được thể hiện ở lối nói ẩn dụ, diễn đạt ngắn gọn, pha chút hài hước, châm biếm [42].

Tại Việt Nam, các nhà Việt ngữ học cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về tiếng lóng:

Đỗ Hữu Châu cho rằng, tiếng lóng thuộc biệt ngữ, “là tên gọi chồng lên những tên gọi chính thức, do các biến thể xã hội sản sinh ra chúng với mục đích phân biệt mình với những tập thể xã hội khác” [4, tr.227].

Theo Hoàng Thị Châu, “tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm người mà thôi” Tiếng lóng được sử dụng bởi nhóm người thuộc thành phần bất hảo (như buôn lậu, cờ bạc, trộm cắp ) với mục đích trao đổi thông tin một cách bí mật [5, tr.56]

Tiếng lóng theo Nguyễn Thiện Giáp là “những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thôi” [8, tr.288-289]

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy tiếng lóng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng được tạo ra và sử dụng bởi một nhóm xã hội cụ thể nhằm mục đích giữ bí mật

- Tiếng lóng có tính khẩu ngữ cao, chỉ được sử dụng trong giao tiếp phi chính thức, trong một phạm vi xã hội hẹp

- Tiếng lóng mang tính lâm thời, xuất hiện và mất đi nhanh chóng Trong phạm vi đề án, chúng tôi sử dụng khái niệm từ ngữ lóng của tác

giả Nguyễn Văn Khang trong cuốn Tiếng lóng Việt Nam: Từ ngữ lóng là “vật liệu” của tiếng lóng, còn tiếng lóng là “cách nói tạo ra phát ngôn” Theo đó,

các từ ngữ lóng không chỉ bao gồm từ, cụm từ mà còn gồm các ngữ cố định

Trang 22

1.1.2 Đặc điểm của tiếng lóng

1.1.2.1 Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm cấu tạo

Qua khảo sát 300 từ ngữ lóng thu thập được, chúng tôi đã phân loại các

từ ngữ này thành hai nhóm: từ (bao gồm từ đơn và từ phức), ngữ Chúng tôi xin trình bày sơ lược về 3 khái niệm liên quan đến việc phân loại từ tiếng Việt như sau

• Từ đơn: Từ đơn là những từ được tạo nên bởi một hình vị [4, tr.40]

Ví dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,

• Từ phức: Từ phức là những từ do hơn một hình vị tạo nên theo các phương thức phức hóa hiện hành trong tiếng Việt [2, tr.169]

• Ngữ (cụm từ): Theo Diệp Quang Ban, ngữ là một cụm từ chính phụ

có thành tố chính (một từ hay vài ba từ) cho sẵn và thành tố phụ thay đổi theo một khuôn ngữ pháp cố định [1, tr.8]

Hình 1 1 Thống kê tỷ lệ cấu tạo từ ngữ lóng

Trang 23

Từ biểu đồ trên, hiện tượng lóng xuất hiện dưới dạng từ chiếm 46% (136 từ), trong đó, từ đơn chiếm 22% (65 từ), từ phức chiếm 24% (71 từ) Cụm từ chiếm tỷ lệ 55% (164 ngữ)

Từ lóng là từ đơn: Cay (cay cú), chất (chất lượng), đú (đú đởn), trình

(trình độ), hóng (hóng hớt), nghía (ngắm nghía), phũ (phũ phàng), soi (săm soi), dẹo (điệu đà quá mức), chuối (dở hơi), gà (kém, ngốc), cưng (dễ thương), tù (lù đù, chậm chạp),…

Từ lóng là từ phức: bánh cuốn (cuốn hút), cá chê (chê bai), cá kiếm

(tìm kiếm), chim cút (cút), giả trân (giả tạo), bông tuyết (người nhạy cảm quá mức), cạ cứng (bạn thân),…

Từ lóng là một ngữ: Lương Văn Can (can dự), Lệ Quyên (quyên góp),

chấn bé đù (chú bé đần), ngất trên cành quất, chán như con gián, vỏ quýt dày

có dao gọt, phim giả tình thật, mạng ảo tù thật, sành điệu củ kiệu, bỗng dưng muốn khóc, tao là cung bọ cạp, đúng nhận sai cãi,…

Bảng 1 1 Thống kê từ loại của từ ngữ lóng giới trẻ

Tiếp tục phân tích chúng tôi nhận thấy, với cấu tạo là từ (gồm từ đơn và

từ phức), từ lóng thuộc từ loại danh từ chiếm 33%, từ lóng là động từ chiếm

tỷ lệ 29%, sau đó là tính từ, chiếm 38%

Từ lóng là danh từ: đèn pin (mụn trứng cá), gấu (người yêu), ghệ

(người yêu), phiên vị (thứ tự tên diễn viên trong phim), soái ca (trai đẹp), học

bá (người học giỏi), rumor (tin đồn),

Trang 24

Từ lóng là động từ: ghim (ghi thù), phong sát (cấm sóng), comment

(bình luận), share (chia sẻ), phượt (đi chơi),…

Từ lóng là tính từ: xanh (chưa trải đời, thiếu kinh nghiệm), giả trân

(giả tạo), thảo mai (giả tạo), ngáo (ngớ ngẩn), thốn (cảm giác đau đớn),…

Điểm nổi bật trong ngôn ngữ giới trẻ là những kết cấu mới lạ Điểm mới lạ của chúng là sự phá vỡ các quy tắc cấu tạo lẫn đặc điểm nghĩa biểu hiện so với các quy tắc truyền thống Các kết cấu này có cấu tạo là các ngữ (cụm từ) Các ngữ được tổ chức tương đối ổn định được gọi là ngữ cố định, một số khác có tính linh hoạt cao nhưng kết cấu có phần tương đối lỏng lẻo gọi là ngữ tự do

đến như: Anh hùng núp, Ác như con tê giác, Ăn kem trước cổng, Anh hùng bàn phím, Chuẩn không cần chỉnh, Cố quá thành quá cố, Đầu to óc như trái nho, Già như trái cà, Có công mài sắt có ngày chai tay, Vỏ quýt dày có dao gọt,

Các cụm từ (ngữ) là các tổ hợp tự do, tính thành ngữ thấp, kết cấu lỏng lẻo, dễ thay thế bằng những yếu tố khác Từ một mô hình ngôn ngữ, giới trẻ

có thể tạo ra vô số những cách nói mới Chẳng hạn như: bỗng dưng muốn

Trang 25

khóc (bỗng dưng thấy nhớ, bỗng dưng đến Tết, bỗng dưng hết tiền,…), tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (tôi thấy con ruồi trong cái chai, tôi thấy lương về trong giấc mơ, tôi thấy con sâu trong nồi canh,…), mình yêu nhau đi (Mình đi chơi đi, mình cúp học đi, mình liên minh đi,…)

1.1.2.2 Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm ngữ nghĩa

Dễ dàng nhận thấy những từ ngữ lóng tiếng Việt được hình thành dựa trên cơ sở vốn từ tiếng Việt Chúng được cấp thêm nghĩa mới – nghĩa lóng

Nghĩa lóng này chính là nội dung “chồng lên” trên tên gọi thông thường

trong ngôn ngữ toàn dân Đây là phương thức tạo từ ngữ lóng cơ bản nhất,

phổ biến nhất trong tiếng Việt Ví dụ như: đèn pin – mụn; khoai – khó; rau mùi – mùi cơ thể; bóc lịch – đi tù; say nắng – phải lòng ai đó,

Một điểm đáng chú ý là, phần lớn từ ngữ lóng đều có mối liên hệ nhất định với nghĩa thông thường Hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản trong việc tạo lập nghĩa lóng của từ ngữ lóng đó là ẩn dụ và hoán dụ Việc vận dụng những phương thức này đã tạo ra nhiều từ ngữ lóng độc đáo, thú vị Chúng tôi xin trình bày một số ví dụ tiêu biểu như sau:

Trang 26

STT Từ lóng Nghĩa gốc Nghĩa lóng

tr.425]

3 Nồi cơm điện Nồi điện có bộ phận

đóng ngắt mạch tự động, chuyên dùng để nấu cơm [22, tr.737]

Mũ bảo hiểm

4 Nghệ Cây trồng cùng họ với

gừng, củ có thịt màu vàng, dùng để nhuộm hay làm gia vị [22, tr.676]

Tuyệt vời

5 Phở Món ăn gồm bánh phở

thái nhỏ và thịt, chan nước dùng (phở nước) hoặc xào với hành mỡ (phở xào) [22, tr.786]

Ngon lành, đẹp đẽ

6 Xoắn 1 Vặn hai đầu một vật

hình sợi, hình thanh dài theo hai chiều ngược nhau

2 Vặn chéo vào nhau cho quấn chặt lấy nhau

3 Quấn, bám chặt lấy không rời ra [22, tr.1154]

Trạng thái mất bình tĩnh, khiến mọi việc càng thêm rối

Trang 27

1.1.2.3 Tiếng lóng nhìn từ đặc điểm chức năng

Tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội, gắn liền với một nhóm xã hội cụ thể, do nhóm xã hội đó tạo ra và sử dụng nhằm giữ bí mật nhóm theo những mục đích khác nhau:

- Nhóm xã hội trộm cắp: người nhện, tác giả, bẻo, cá vàng, bồ câu trắng, tăm, ăn mảnh, bế, chăn kiến,

- Nhóm xã hội ma túy: hàng, cỏ, kẻ, kẹo, cắn, đập đá, phê, chơi đồ hàng, bay, lắc,

- Nhóm xã hội mại dâm: gái bán hoa, rau, bé đường, đại gia, má mì, chị đại, tàu nhanh,

Tiếng lóng không chỉ là công cụ giao tiếp riêng của mỗi nhóm xã hội nhất

định mà còn là “dấu hiệu” để nhận diện thành viên thuộc nhóm xã hội đó hay là tìm được “sự đồng nhất xã hội” trong mỗi nhóm Chẳng hạn như các nhóm xã hội hoạt động phi pháp có nhiều từ ngữ lóng chung một nội dung như: cớm, tây, cá, dùng để chỉ nhóm người đại diện thực thi pháp luật (công an); đi tù, bóc lịch, nghỉ mát, bệnh viện, là những từ lóng chỉ việc bị bắt và vào tù

Tiếng lóng mang tính chất lâm thời, sự tồn tại của từ ngữ lóng phụ thuộc vào bối cảnh xã hội Mỗi giai đoạn mà nhóm xã hội cần bổ sung cho mình các từ ngữ lóng mới và loại bỏ đi những từ ngữ cũ Ví dụ, trong hoạt

động mại dâm có những từ đĩ, điếm, gái bán hoa, đứng đường, để chỉ những

người hành nghề mại dâm, hiện tại, một số từ ngữ lóng mới được bổ sung

như: em gái, bé đường, sugar baby, phò, kiều nữ, chân dài,

Có thể thấy, tiếng lóng có phạm vi sử dụng hạn chế, chỉ được dùng trong giao tiếp phi chính thức Tính bí mật là đặc trưng nổi bật của tiếng lóng Tuy nhiên, theo sự biến động của xã hội, một số từ ngữ lóng dần mất đi tính bí mật

và được thay thế bằng những cách nói lóng mới phù hợp với đời sống xã hội

Trang 28

1.1.3 Tiếng lóng với phương ngữ xã hội

Nguyễn Văn Khang quan niệm, phương ngữ xã hội (PNXH) là ngôn ngữ của một nhóm xã hội nhất định, là những biến thể về phát âm, cách nói năng hoặc là các ẩn ngữ của một số tầng lớp, giới nhóm trong xã hội Các đặc điểm xã hội như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng PNXH chính là các biến thể ngôn ngữ theo nhóm xã hội sử dụng [13]

Khi nhận định về phương ngữ, F.de.Saussure cho rằng, “chỉ có đặc điểm của phương ngữ tự nhiên chứ không có phương ngữ tự nhiên; hay nói cách khác có bao nhiêu địa phương thì có bấy nhiêu phương ngữ” [9, tr.340]

Trong bài viết Phương ngữ xã hội và vấn đề phương ngữ xã hội ở Việt Nam, Nguyễn Kiên Trường cho rằng biểu hiện để nhận diện các nhóm người khác nhau trong xã hội nằm ở “kiểu thức nói năng” Các kiểu thức nói năng khác nhau sẽ thuộc các nhóm xã hội khác nhau Từ đó, “kiểu thức nói năng”

được xem là PNXH, chúng có đặc điểm là không ổn định, dễ biến đổi theo sự biến động của xã hội [25]

Trong đề án này, chúng tôi xác định tiếng lóng giới trẻ trên MXH là PNXH của nhóm xã hội giới trẻ trong tiếng Việt hiện nay Đó là những hình thức nói năng, giao tiếp thường diễn ra trong nội bộ nhóm giới trẻ, cụ thể là

trên MXH, nhằm các mục đích khác nhau

1.1.4 Tiếng lóng với biệt ngữ

Đỗ Hữu Châu nhận định về biệt ngữ và tiếng lóng như sau:

“Biệt ngữ (còn gọi là các tiếng xã hội) bao gồm các đơn vị từ vựng (từ ngữ cố định, các quán ngữ) được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định” [4, tr.215]

“Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các

Trang 29

biệt ngữ tức là những tên gọi “chồng lên” trên những tên gọi chính thức” [4, tr.227]

Theo Đái Xuân Ninh và cộng sự: “Tiếng lóng là ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới Khác biệt ngữ, tiếng lóng

có nghĩa xấu Thông thường, tiếng lóng được sử dụng nhằm mục đích che giấu đối tượng giao tiếp, đồng thời là phương tiện tách biệt của một nhóm người ra khỏi phần còn lại của xã hội” [21, tr.277]

Từ những định nghĩa trên, các tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa tiếng

lóng với biệt ngữ như sau: Tiếng lóng là một “tiểu loại” của biệt ngữ, hay nói cách khác biệt ngữ “rộng” hơn tiếng lóng Tiếng lóng và biệt ngữ đều được

tạo ra và sử dụng trong một nhóm xã hội nhất định và chỉ có những người cùng nhóm xã hội mới hiểu và giải thích được Tuy nhiên, khác với biệt ngữ, tiếng lóng mang tính bí mật, chỉ được dùng trong giao tiếp phi chính thức Trong khi đó, những từ ngữ thuộc biệt ngữ gây khó hiểu cho người khác là do tính chuyên môn của từng ngành nghề Do đó, biệt ngữ có thể sử dụng trong

cả giao tiếp chính thức và phi chính thức

1.1.5 Quá trình phát triển của tiếng lóng trên Internet

Ngôn ngữ hình thành và biến đổi không ngừng Những từ mới xuất hiện, những từ cũ được gán những nét nghĩa mới được thay đổi thường xuyên Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã đẩy nhanh sự vận động của ngôn ngữ Tiếng lóng bắt đầu trở nên phổ biến hơn Sự xuất hiện của MXH đã khiến cho các từ lóng được lan truyền nhanh chóng, sau đó biến mất trong thời gian ngắn và được thay thế bằng các từ “lạ” khác

Việt Nam chính thức kết nối mạng toàn cầu vào ngày 19 tháng 11 nằm

Trang 30

1997 [45] Tuy nhiên, phải bắt đầu từ năm 2004 trở đi, Internet mới thực sự tiếp cận với mọi người và phát triển mạnh mẽ [40] Lúc đó, MXH phổ biến

nhất là Yahoo blog có số lượng người sử dụng vô cùng đông đảo Thời gian

đầu, giao tiếp trên mạng chủ yếu là nhắn tin Đây là một hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc Do đó, để tiết kiệm thời gian gõ ký tự nhưng vẫn truyền tải đầy đủ những sắc thái biểu đạt của người giao tiếp, người ta bắt đầu tìm cách biến đổi các đơn vị từ vựng có sẵn trong ngôn ngữ Các từ ngữ lóng phổ biến trên mạng hiện nay đa phần đều được biến đổi từ các đơn vị từ vựng trong

tiếng Việt, hoặc là vay mượn từ các ngôn ngữ khác Ví dụ như đào mộ (khơi lại chuyện cũ), khoai (khó), chuối (dở hơi), crush (người thầm thương trộm nhớ), drama (chuyện giật giân, gây sốc), tiểu tam (người thứ ba), trà xanh (loại con gái tâm cơ), học bá (người học giỏi) Ban đầu, những từ ngữ lóng

này vấp phải nhiều chỉ trích từ xã hội, nhưng sau đó, người ta dần trở nên quen thuộc, thích thú và sử dụng chúng như một thói quen khi trò chuyện trên các trang mạng trực tuyến

Khi số lượng người sử dụng Internet tăng lên sẽ kéo theo sự phát triển

dịch vụ MXH Các nền tảng như Youtube, Facebook, TikTok, không chỉ cung

cấp thông tin đến chúng ta mà còn là nơi để mọi người bày tỏ quan điểm, bộc lộ cảm xúc của mình Các sự kiện xã hội là đề tài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cư dân mạng Nhiều từ ngữ lóng phổ biến trên mạng hiện nay đều bắt nguồn từ một sự kiện nào đó Nếu như không biết được câu chuyện đằng sau, rất khó để chúng ta có thể hiểu được những từ này có nghĩa gì

Một số nhận định cho rằng, sự phát triển tràn lan của những từ ngữ mạng hiện nay làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.Tiến sĩ ngôn ngữ học Hoàng

Anh - Học viện Báo chí Tuyên truyền - cho rằng: “Việc lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng của giới trẻ hiện nay là một điều rất nguy hiểm Khi thứ tiếng "lai căng" này được đưa vào các ngôn ngữ chính thức như một thói quen vô thức của

Trang 31

giới trẻ sẽ dẫn đến sự lệch chuẩn, mất phông văn hoá”[46] Bên cạnh đó, cũng

có nhiều quan điểm thể hiện thái độ tích cực hơn về vấn đề này PGS.TS Hoàng

Anh Thi cho rằng “không nên phổ biến ngôn ngữ chat, nhưng cũng không cần hạn chế nó” [43] Nhà văn Văn Giá nhận định, “sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ

đã làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn” [41]

Có thể thấy, sự phát triển của hiện tượng “lóng” là quá trình diễn ra tự

nhiên trong ngôn ngữ Tuy nhiên Internet xuất hiện đã đẩy nhanh quá trình này lên rất nhiều Giờ đây, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Trong quá trình sử dụng, người dùng đã tạo nên những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới Tuy rằng, chúng không phù hợp với chuẩn quy tắc ngữ pháp Việt Nam nhưng lại đạt hiệu quả giao tiếp cao, tạo nên được dấu ấn cá nhân, đồng thời bộc lộ tư tưởng, cảm xúc của bản thân đối với các vấn đề xã hội

1.2 Mạng xã hội và giới trẻ

1.2.1 Khái niệm mạng xã hội

Ilaria Liccardi và các cộng sự (2007) giải thích, MXH là cấu trúc xã hội

do các cá nhân hay tổ chức tạo lập qua các điểm nút (nodes), thể hiện mối quan hệ giữa họ trong miền nhất định (certain domain) Vì vậy, MXH thường được xây dựng dựa trên sự gắn kết của các mối quan hệ và niềm tin giữa các người dùng Các ứng dụng trên MXH được phát triển với các mục đích là

thiết lập và duy trì mạng lưới xã hội bạn bè “ảo” và “thực”, làm quen với

bạn mới, liên lạc với bạn cũ [32]

Theo Danah M Boyd và Nicole B Ellison (2007), MXH là dịch vụ dựa trên nền tảng web, cho phép cá nhân (1) xây dựng hồ sơ công khai hoặc bán công khai trong hệ thống được định giới (bounded system), (2) cung cấp danh sách những người dùng có cùng chung kết nối, (3) xem và duyệt các mối

Trang 32

quan hệ của họ và của những người khác trong hệ thống [29]

Trong một nghiên cứu về MXH, tác giả Trần Hữu Luyến và Đặng

Hoàng Ngân đã đưa ra khái niệm về MXH như sau: “Mạng xã hội là một dịch

vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách

về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa Những người sử dụng MXH được gọi là cư dân mạng Nhờ vào những ưu việt này mà MXH đang có tốc độ lây lan chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên trên toàn thế giới” [19, tr.19]

Tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp,

sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, MXH được định nghĩa như

sau: ”Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác” [49]

Tại Việt Nam, MXH được sử dụng nhiều nhất là Facebook Đây là

trang MXH do Mark Zuckerberg cùng với các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004 với mục đích kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới lại với

nhau Người dùng có thể truy cập Facebook miễn phí bằng cách tạo tài khoản

thông qua email hoặc số điện thoại cá nhân, từ đó tham gia vào các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học… để liên kết giao tiếp với người khác Mọi người có thể dễ dàng kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau, cập nhật trang hồ sơ cá nhân, tạo bài viết để thông báo cho bạn bè biết về chúng Ngoài ra, nhờ khả năng truyền tải và lưu trữ dữ liệu với độ bao phủ

dung lượng đa dạng, Facebook cho phép người dùng lưu trữ thông tin và sắp

xếp có hệ thống theo thời gian sử dụng Nhờ đó, các dữ liệu đã từng đăng tải

Trang 33

trên Facebook có thể được tìm kiếm một cách dễ dàng

Theo Báo cáo tổng quan phát triển kỹ thuật số Việt Nam 2021 do We Are Social và Kepios công bố đầu năm 2022, Việt Nam có 76,95 triệu người

sử dụng Facebook, chiếm 78,1% dân số Việt Nam và chiếm 97,8% dân số từ

13 tuổi trở lên Ngoài ra, trong một khảo sát của Vietnamsurvey vào năm 2013

về mức độ ưa chuộng của một số trang MXH tại Việt Nam đã cho thấy

Facebook là trang MXH được sử dụng nhiều nhất (93%), Zalo (55%), sau đó

là Twitter (45%), Youtube (27%) [12] Từ những con số trên, có thể thấy Việt

Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng MXH rất cao, trong đó, giới trẻ chiếm đa số Những người trẻ thích truy cập MXH bởi nó giúp họ tương tác với bạn bè, đồng thời, mở rộng kết nối với những người có cùng sở thích Bên cạnh đó, MXH còn là nơi giới trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách tự sản xuất nội dung nhằm mục đích giải trí, châm biếm các vấn đề xã hội,

Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu MXH là một thuật ngữ dùng để chỉ các nền tảng trực tuyến, ứng dụng, cho phép người dùng kết nối và chia sẻ thông tin với người khác thông qua một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet Bên cạnh đó, MXH khuyến khích người dùng tự sáng tạo nội dung theo nhiều định dạng khác nhau như: chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

1.2.2 Khái niệm giới trẻ

Theo cách hiểu thông thường, những người thuộc tầng lớp thanh niên đang ở độ tuổi trưởng thành, được gọi là giới trẻ Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên

Về phương diện tâm - sinh lý: Thanh niên là những người trong độ tuổi

từ thanh thiếu niên (dưới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi) Tuổi thanh

niên là “giai đọan con người chuyển biến từ một đứa trẻ thành một người

Trang 34

trưởng thành với sự hoàn thiện cơ thể về mặt sinh học và những chuyển biến

về tâm - sinh lý, tình cảm rất điển hình của “tuổi dậy thì” [55]

Về phương diện xã hội - văn hóa: Thanh niên là những người tuy nhận thức không còn trẻ con nhưng vẫn chưa đủ chín chắn về mọi mặt của người trưởng thành Những người trẻ này đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện

về tư duy, nhận thức, từ đó định hình nên giá trị của riêng mình và trở thành công dân với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ

Theo từ điển Oxford giải thích, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trở thành “người lớn” được quy ước ở mỗi nước một khác thậm chí khác

nhau ở ngay trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền con

người Cách xác định một người còn “trẻ” hay “trưởng thành” thông qua

việc xác định đủ tuổi cho một quyền gì đó cụ thể chẳng hạn như có chứng minh nhân dân, có bằng lái xe, có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình

Theo Từ điển tiếng Việt (2005): “Thanh niên là người còn trẻ và đang

ở tuổi trưởng thành” [22, tr.931]

Trong Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, Vũ Trọng Kim đã đưa ra khái niệm về thanh niên như sau: “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu – xã hội cụ thể bao gồm những người ở một độ tuổi nhất định, có quan hệ mật thiết với các giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong hiện tại và có vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội trong tương lai” [16, tr.14]

Liên Hợp Quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác [52]

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “thanh niên” là những người

Trang 35

trong độ tuổi từ 15-24 [26]

Trong một chuyên khảo xuất bản năm 2006, Đặng Cảnh Khanh chia “dân

số thanh niên” thành hai nhóm lớn theo các độ tuổi, 15 - 24 và 25 – 34 [15]

Theo Điều 1, Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 của Quốc hội quy

định: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [47]

Có thể thấy, quan niệm về độ tuổi thanh niên ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay còn nhiều khác biệt Ngày nay, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của giới trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác mà giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên cũng được nâng

lên Với đề tài “Từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội”, khái

niệm giới trẻ được chúng tôi thống nhất xác lập dựa theo quan niệm về quãng tuổi thanh niên của Bộ Luật Thanh niên, giới trẻ Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi

1.3 Tiểu kết chương 1

Chương 1 đề án tập trung làm rõ khái niệm tiếng lóng cũng như trình bày các đặc điểm của tiếng lóng nói chung, phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ, tiếng lóng với PNXH Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày một số vấn đề liên quan đến giới trẻ, MXH và sự phát triển của từ ngữ lóng trên MXH Những vấn đề lý thuyết được trình bày trong chương này là nền tảng cở sở để soi sáng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo đặc điểm từ ngữ lóng của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội ở các chương tiếp theo

Trang 36

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO TỪ NGỮ LÓNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Từ 300 ngữ liệu thu thập được, chúng tôi đã tiến hành phân loại từ ngữ lóng thành 6 nhóm: Biến đổi ngữ âm, biến đổi ngữ nghĩa, tạo từ mới, vay mượn tiếng nước ngoài, sáng tạo thành ngữ mới, bắt chước kiểu câu 6 nhóm này cũng chính là 6 phương thức tạo từ ngữ lóng mà giới trẻ thường sử dụng trong giao tiếp trực tuyến

Bảng 2 1 Bảng thống kê các phương thức tạo từ ngữ lóng được giới trẻ sử dụng STT Các phương thức tạo từ ngữ lóng Số lượng Tỷ lệ

1 Biến đổi hình thức ngữ âm 47 16%

5 Sử dụng như một thói quen

Giá trị trung bình của kết quả thu được sẽ cho thấy mức độ sử dụng từ ngữ lóng của trẻ trên MXH.Kết quả thống kê sẽ phần nào tiết lộ về thói quen

Trang 37

sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ trên MXH Dựa vào đó, chúng tôi đưa ra lời giải thích cho từng hiện tượng biến đổi ngôn ngữ trên theo quan điểm ngôn ngữ học xã hội

2.1 Biến đổi hình thức ngữ âm

Nhiều từ ngữ lóng phổ biến trên mạng hiện nay được tạo ra bằng cách

biến đổi ngữ âm Ví dụ: bán than (than thở), bánh cuốn (cuốn hút), chà đồ nhôm (chôm đồ nhà), 3508 (ba năm không tắm), hóng (hóng hớt),… Cư dân

mạng sử dụng nhiều hình thức biến đổi ngữ âm để thể hiện sự hài hước, dí dỏm trong giao tiếp Trong đề án này, chúng tôi thu thập được 47/300 từ ngữ thuộc phương thức này, Trong đó, có ba kiểu biến đổi ngữ âm mà giới trẻ hay

sử dụng: đồng âm (25 từ ngữ lóng), nói lái (29 từ ngữ lóng ), tỉnh lược (17 từ ngữ lóng)

- Dùng từ, cụm từ có chứa đơn vị đồng âm với từ muốn nói: hạt dẻ - rẻ, bán than – than thở, bánh cuốn – cuốn hút,… Chúng tôi xin đưa ra một vài ví

Trang 38

không có các âm cong lưỡi

Bún real là từ mới mà giới trẻ tạo ra dựa trên hiện tượng đồng âm Việt – Anh Bún real ở đây chính là bún riêu, một món ăn quen thuộc của người Việt Do có sự đồng âm giữa từ real trong tiếng Anh và riêu trong tiếng Việt, cho nên giới trẻ sử dụng bún real để chỉ sự thật bất ngờ, mang tính hài hước,

dí dỏm

- Lợi dụng hiện tượng đồng âm giữa từ ngữ với tên riêng: Lương Văn Can – can thiệp, Anh hùng núp – trốn, ẩn núp, không xuất hiện, Campuchia – chia (tiền), Yết Kiêu – kiêu ngạo,… Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

Bảng 2 3 Từ ngữ lóng đồng âm với tên riêng

1 Anh hùng

Núp

Trốn, ẩn núp

2 Campuchia Chia (tiền)

3 Lê Quyên Góp tiền

4 Lý Thường

Kiệt

Keo kiệt

Trang 39

5 Yết Kiêu Kiêu ngạo

- Sử dụng hình thức đồng âm với con số: 2 (hai) – hi, 8 (tám) – nói chuyện, 6677028 – xấu xấu bẩn bẩn không ai tán, Những từ này được mã

hóa sang những con số bằng cách đọc trại âm Giới trẻ sử dụng những con số thay cho chữ để tiết kiệm thời gian, viết ngắn gọn nhưng dễ hiểu, dễ đọc Chẳng hạn như:

Bảng 2 4 Từ ngữ lóng đồng âm với con số

5 Nam/nữ 9 Nam/nữ chính

(nhân vật chính trong một bộ phim)

Có thể thấy, phương thức cấu tạo từ ngữ lóng dựa trên hiện tượng đồng

Trang 40

âm tập trung chủ yếu ở danh từ Nghĩa mới của những từ này ít có mối liên hệ với nghĩa gốc Nếu không đặt vào ngữ cảnh cụ thể thì sẽ khiến cho người khác thấy khó hiểu

2.1.2 Nói lái

Nói lái là một hình thức chơi chữ độc đáo của người Việt Người ta tạo

ra nhiều cách đọc khác nhau trên cùng một biểu thức ngôn ngữ bằng cách đảo trật tự phụ âm đầu, phần vần, âm tiết, thanh điệu để tạo nên những câu nói bông đùa, châm biếm Giới trẻ ngày nay tiếp thu lối chơi chữ này để tạo ra

những từ ngữ lóng mang sắc thái hài hước, tếu táo, dí dỏm như: mộng chè –

mẹ chồng, chống lầy – lấy chồng, chấn bé đù – chú bé đần, thần đằng – thằng đần, Xem ví dụ ở bảng dưới đây:

Bảng 2 5 Biến đổi hình thức ngữ âm – nói lái

Một số từ ngữ mang nghĩa thô tục (như hấp diêm – hiếp dâm, ấm dâu -

ấu dâm, thẩm du – thủ dâm, ải chỉa - ỉa chảy, ) cần phải nói lái để giảm bớt

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w