Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và tri ân dànhcho những ai đã và đang góp sức vào sự phát triển của chuyên ngành nghiên cứuvăn học nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam nói ri
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
THÁI DƯƠNG NƯƠNG
TIỂU THUYẾT ĐẤT MỒ CÔI
CỦA TẠ DUY ANH DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
Người hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh Sơn
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ từ giảngviên hướng dẫn – TS Nguyễn Thanh Sơn Các nội dung nghiên cứu và kết quảtrong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứunào trước đó Nếu phát hiện có gian lận, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trướcHội đồng.
Tác giả luận văn
Thái Dương Nương
Trang 3Văn học tựa như một sinh thể, vận động và biến đổi không ngừng Nghiên cứuvăn học là chuyên ngành có độ mở lớn, gắn bó biện chứng với nhiều ngành khoahọc xã hội và nhân văn khác Nhận thấy tầm quan trọng của chuyên ngành và cómong muốn nâng cao năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, tôi tiếp tụchọc tập và có cơ hội may mắn trở thành học viên Cao học ngành Văn học Việt Namtại Trường Đại học Quy Nhơn Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và tri ân dànhcho những ai đã và đang góp sức vào sự phát triển của chuyên ngành nghiên cứuvăn học nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng để tôi có thêm cơ hộihọc tập, nuôi dưỡng niềm đam mê với một lĩnh vực ý nghĩa và không dễ tiếp cận.
Trong quá trình theo học Cao học tại trường và thực hiện đề tài Tiểu thuyết
Đất mồ côi của Tạ Duy Anh dưới góc nhìn thể loại, tôi nhận được sự hướng dẫn
khoa học và tận tâm từ nhiều thầy cô trong và ngoài Trường Đại học Quy Nhơn.Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thanh Sơn– người giảng dạy, định hướng, khích lệ và đồng hành cùng tôi, giúp tôi vượt quađiểm mù tư duy và nhận thức để hoàn thành luận văn tốt nhất có thể Song song đó,tôi cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô – người trực tiếp giảng dạy các học phầnCao học cho Lớp Văn học Việt Nam (Khóa 23B), đã nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻtri thức, kinh nghiệm cho chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu Tiếp đến,tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Khoahọc Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Quy Nhơn) đã hỗ trợ, giúp đỡ để chúngtôi có thể học tập và thực hiện đề tài trong điều kiện tối ưu
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, anh chị, bạn bèđồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ tài liệu và trao đổi cùng tôi những vấn đề liên quanđến ngành học, giúp con đường nghiên cứu khoa học của tôi trở nên thuận lợi hơn.Cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất, tôi xin phép dành riêng cho gia đình vàngười thân – những người đã luôn bên cạnh, yêu thương, động viên và chia sẻ cùngtôi những khó khăn, vất vả trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài
May mắn nhận được sự hỗ trợ từ tất cả mọi người, cuối cùng tôi đã hoàn thànhluận văn, quan trọng hơn hết, tôi đã có được sự trưởng thành ít nhiều, có thêm niềmtin và động lực trên hành trình nghiên cứu khoa học Trân trọng!
Thái Dương Nương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA CỔ VIÊN (TẠ DUY ANH) 101.1 Khái lược tiểu thuyết đương đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay 101.1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết đương đại Việt Nam 101.1.2 Khái lược tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam 20
1.2 Nhà văn Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và tiểu thuyết Đất mồ côi 281.2.1 Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và hành trình sáng tác tiểu thuyết 28
1.2.2 Tiểu thuyết Đất mồ côi trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương
Trang 52.3.1 Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 61
2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 76
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986), đất nước bước vào công
cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có văn học Các nhà văn Việt Nam được dịp “phátrói” sau hơn mười năm loay hoay trên hành trình tìm kiếm phương hướng sáng tác
Từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX, văn đàn nước nhà thật sự sôi động với nhiều câybút tinh anh và tài năng như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, BảoNinh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp,… Bước sang thế kỉ XXI, văn họcbắt đầu có dấu hiệu chững lại, phần nào trầm lắng hơn giai đoạn trước Tuy không
có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang rộng rãi trong dư luận, song chúng ta phảithừa nhận rằng các nhà văn đương đại đã và đang rất cố gắng tìm tòi, thể nghiệm vàthử nghiệm sự đổi mới trong sáng tác từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, trong số
đó phải kể đến Tạ Duy Anh – một tài năng văn học với sức viết dồi dào
Tính đến nay, gần bốn mươi năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã đóng góp cho nền
văn học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết: Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008), Mối chúa (2018)… Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn đương đại như một
thỏi nam châm Các tiểu thuyết của ông không chỉ được đông đảo bạn đọc săn đón,bàn luận sôi nổi mà còn được phần đông giới nghiên cứu chuyên môn đánh giá cao.Tiểu thuyết lão Tạ thu hút người đọc không chỉ bởi nội dung rất “đời” mà còn bởinhững tìm tòi, khám phá của tác giả ở khía cạnh nghệ thuật Chính sự cách tân nghệthuật mới mẻ làm tiểu thuyết Tạ Duy Anh trở thành mảnh đất hấp dẫn, lôi cuốn bạnđọc Trước những thành công đó, lão Tạ cùng các sản phẩm văn học của ông hoàntoàn xứng đáng trở thành đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu văn chương
1.2 Năm 2020, dưới bút danh Cổ Viên, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra mắt công
chúng cuốn tiểu thuyết hơn 400 trang mang tên Đất mồ côi Tiểu thuyết vừa công
bố lập tức gây nên tiếng vang trên văn đàn, chỉ vừa ra mắt được hai tuần đã bánđược gần 2000 bản Tính đến thời điểm hiện tại, đây có thể được xem là một trong
những tác phẩm mới nhất nhà văn công bố trước độc giả Đất mồ côi với những
cách tân nghệ thuật của Cổ Viên đã và đang gây nên “cơn sốt” trên văn đàn cùng rấtnhiều nhận định chưa thống nhất Vì thế, việc nghiên cứu về một mảnh đất mới –mảnh đất đang gây nhiều tranh cãi và chưa có nhiều công trình “cày xới”, thẩm định
như Đất mồ côi là một điều khá thú vị và mang tính thời sự.
Trang 71.3 Tác phẩm văn học được người nghệ sĩ cấu thành từ nhiều yếu tố: đề tài,
chủ đề, tư tưởng, nhân vật, ngôn từ, cốt truyện, kết cấu Các yếu tố này có sự liênkết, thống nhất trọn vẹn với nhau; sự thống nhất này được quy định bởi thể loại vănhọc Thể loại văn học đóng vai trò quan trọng đối với sáng tác, phê bình và thưởngthức văn học Thể loại khi được nhà văn lựa chọn và định hình, nó sẽ như một mạch
kênh, khơi nguồn và rẽ lối sáng tạo cho người nghệ sĩ Tác giả cuốn Lí luận văn học
(Tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học) từng khẳng định: “Thể loại không phải là yếu
tố nằm ngoài nhà văn, mà nằm trong ý thức nghệ thuật, trong cơ cấu cảm xúc củanghệ sĩ, làm thành cái gọi là “tư duy thể loại”” [53, tr.250] Việc tìm hiểu tác phẩmdựa trên đặc điểm thể loại là một trong những chiếc khóa giúp người đọc có nhữngnhận định khách quan và sâu sắc, giải mã được tác phẩm văn học với những cáinhìn không quá chênh lệch so với ý đồ tư tưởng, nghệ thuật của tác giả
Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu Đất mồ côi (Tạ Duy
Anh) dựa trên đặc điểm thể loại tiểu thuyết có thể đem đến một góc nhìn mới vềcuốn tiểu thuyết “ăn khách” của hiện tượng văn học Tạ Duy Anh Kết quả việcnghiên cứu góp phần giúp chúng tôi thấy được phong cách viết tiểu thuyết của lão
Tạ trên dòng mạch tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới Bên cạnh đó, Tạ Duy Anhcòn là một trong số ít nhà văn đương đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường: Cánh diều tuổi thơ – được trích trong sách Tiếng Việt 4 (Cánh diều tập 1) và Bức tranh của em gái tôi – được sử dụng trong cả hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 và Cánh diều tập 2) Việc tìm hiểu về Tạ
Duy Anh cũng như sáng tác của ông ít nhiều giúp ích chúng tôi trong công tác giảngdạy bộ môn Chính vì thế, chúng tôi quyết định lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề
tài Tiểu thuyết Đất mồ côi của Tạ Duy Anh (Cổ Viên) dưới góc nhìn thể loại.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Cổ Viên)
Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn từ những năm đầu đổi mới Là một cây bútkhỏe cùng sức sáng tạo dồi dào, không ngại thử nghiệm, Tạ Duy Anh thổi một làngió mới, góp phần phá vỡ sự trầm ổn của nền văn học dân tộc đương thời Các tiểuthuyết của ông lần nào ra mắt cũng gây một “cú nổ” lớn trên văn đàn, được giớinghiên cứu chuyên và bạn đọc không chuyên thi nhau đánh giá, phê bình Nhữngbài nhận định về Tạ Duy Anh cũng như các tiểu thuyết của ông xuất hiện rộng khắptrên sách báo, tạp chí, trên các khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận
Trang 8án tiến sĩ Trong giới hạn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và tập hợp các đánh giáđược đăng tải trên sách, báo, tạp chí cũng như những kết quả từ khóa luận, luận văn,luận án tiêu biểu liên quan đến nghệ thuật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.
Với truyện ngắn Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh thực sự khẳng định vị trí
vững chắc của mình trên văn đàn đương đại nước nhà Nhà phê bình Hoàng NgọcHiến từng dùng tên tác phẩm của Tạ Duy Anh để định danh giá trị văn chương màtác giả mang đến cho văn học Việt Nam thời kì này – “tín hiệu của một dòng văn
học mới, dòng văn học “Bước qua lời nguyền”” [29, tr.329] Sau thành công của
Bước qua lời nguyền, nhà văn tập trung ngòi bút vào thể loại tiểu thuyết Tác phẩm Khúc dạo đầu (1991) đánh dấu sự chuyển mình của Tạ Duy Anh ở mảng tiểu
thuyết, tuy nhiên tác phẩm chưa được giới chuyên môn đánh giá cao
Thụy Khuê trong công trình “Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật” (2003)khẳng định tài năng của nhà văn họ Tạ khi nhận định ông là cây bút hiện thực sắc
sảo Trong bài viết, Thụy Khuê tập trung phân tích tiểu thuyết Đi tìm nhân vật Từ
Bước qua lời nguyền, Lão Khổ đến Đi tìm nhân vật, nhà phê bình nhận định: “Từ
lối viết hiện thực phê phán xã hội trong hai tác phẩm đầu, nhà văn đã đạt được lối
viết đa âm trong tiểu thuyết mới nhất: Ði tìm nhân vật […] Đi tìm nhân vật gồm
nhiều tiểu thuyết trong một tiểu thuyết, nhiều “tác giả” trong một tác giả, nhiềunhân vật trong một nhân vật.” [36] Đáng chú ý, khi khảo sát, Thụy Khuê nhận racác nhân vật trong ba tác phẩm đều có sự gắn bó mật thiết với nhau trong một tươngquan nhất định: đều xuất thân từ làng Đồng và tiềm ẩn hận thù dòng họ, giai cấp.Tuy các nhân vật đến từ mỗi tác phẩm có điểm tương đồng, song dưới lăng kính cánhân, Thụy Khuê nhận xét: “Mỗi tác phẩm có một thực tại khác, một lối viết khác.Những tác phẩm đến sau, dường như chỉ là để “viết lại” các “chuyện” trước mộtcách mới hơn, mở hơn, kỹ hơn, rốt ráo hơn, nghệ thuật hơn” [36]
Trong Thiên thần sám hối (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 2004), người biên soạn thêm phần phụ lục Đối thoại văn chương, trong đó trích dẫn một đoạn từ Báo
Giáo dục và Thời đại số 80 năm 2004 Tác giả bài báo cho rằng nhiều người nghĩ
lão Tạ khó có thể vượt qua thành công của Bước qua lời nguyền, song sự ra đời của
Lão Khổ (1992) đã đập tan “nghiệt lệ” ấy Sau đó, nhà văn một lần nữa khiến văn
đàn “dậy sóng” bởi hai tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (2002) và Thiên thần sám hối
(2004): “Trong khi văn đàn đang có dấu hiệu rệu rã thì liên tiếp trong 2 năm Tạ DuyAnh cho ra 2 cuốn tiểu thuyết gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, trước hếtbởi sự kì lạ về hình thức và vấn đề nhức nhối mà nó quan tâm” [5, tr.168]
Trang 9Năm 2004, trong bài viết “Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác”, Việt Hoài có
những phát hiện và đánh giá khá xác đáng ba cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: Lão
Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối Tác giả bài viết công nhận kĩ thuật viết
tiểu thuyết của nhà văn họ Tạ có độ già dặn hơn từ tác phẩm Lão Khổ Với Đi tìm
nhân vật, Việt Hoài nhận ra tác phẩm khó lòng đến được với bạn đọc Thời điểm
năm 2002 khi cuốn tiểu thuyết ra mắt, sự phá cách mới lạ về cấu trúc khiến độc giảViệt gặp khó khăn khi tiếp nhận: “Tiểu thuyết không cốt truyện và không nhân vậtthì thế giới không lạ, nhưng ở ta thì hiếm, thêm những hàm ngôn đầy ẩn dụ vànhững độc thoại lê thê, những truyện cổ tích dùng làm vĩ thanh vô tư đến mức đáng
ngờ đã khiến tiểu thuyết của anh không đến được với người đọc” [33] Về Thiên
thần sám hối – cuốn tiểu thuyết “gây bão” của lão Tạ những năm đầu thế kỉ XXI,
Việt Hoài nhận xét: “Kết cấu rất chặt và rất gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh
hoạt sau khi Đi tìm nhân vật bị kêu là quá khó đọc, Thiên thần sám hối khiến ai đọc
nó cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lươngtâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã,ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm” [33]
Năm 2007, NXB Hội Nhà văn cho ra mắt cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy
Anh Cuốn sách là sự tổng hợp của ba luận văn: Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyễn Thị Hồng Giang), Thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh (Vũ Lê Lan Hương), Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Tạ Duy Anh (Võ Thị Thanh Hà) Ba tác giả đều lựa chọn Lão Khổ, Đi tìm nhân vật
và Thiên thần sám hối làm đối tượng nghiên cứu Các tác giả đã có sự tìm tòi, khám
phá và phát hiện những đặc sắc của tác phẩm ở các phương diện cơ bản: kết cấu,nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ và giọng điệu
Năm 2008, Mai Lê Thu Thùy thực hiện đề tài Hiện tượng phi lí trong tiểu
thuyết Tạ Duy Anh Như cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Mai Lê Thu Thùy
cũng hướng ngòi bút đến bộ ba tác phẩm: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần
sám hối Luận văn có những đóng góp nhất định cho nền nghiên cứu văn học Việt
Nam khi đưa ra một phương cách tiếp nhận mới cho ba cuốn tiểu thuyết này Khámphá cái phi lí trong bộ ba tiểu thuyết, tác giả luận văn kết luận: “Hiện tượng phi lýtrong bộ ba tiểu thuyết lúc cay đắng, xót xa như tranh biếm họa, có khi lại ấn tượngnhấm nhẳng đến khó hiểu như họa phẩm trừu tượng siêu thực…; tổng hợp nhữnggóc nhìn đa diện ấy cùng sự trải lòng tha thiết trước thế giới muôn chiều ngã rẽ,nhuốm đầy sắc màu linh diệu đã làm nên “bản hòa tấu” đồng thanh vang dội” [59,
Trang 10tr.94] Theo tác giả, tính phi lí ở đây đã được Tạ Duy Anh sử dụng như một thủ
pháp nghệ thuật, thông qua đó, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ rõ nét
Năm 2012, NXB Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc cuốn Phi lý hậu hiện đại và trò
chơi Cuốn sách là sự tổng hợp ba công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy
Anh, bao gồm: Cảm thức về cái phi lý trong văn học Việt Nam đương đại (Nhìn từ tác phẩm của Tạ Duy Anh) của Cao Tố Nga, Dấu ấn văn học hậu hiện đại (Khảo sát bốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh) của Đoàn Thanh Liêm, Tính trò chơi trong tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh của Phạm Thị Bình Mỗi công trình là một hướng tiếp cận
khác nhau về văn xuôi lão Tạ Cùng hướng tiếp cận sáng tác của Tạ Duy Anh từviệc tìm hiểu tính phi lí, tuy nhiên Cao Tố Nga không giới hạn phạm vi nghiên cứutrong bộ ba tiểu thuyết như Mai Lê Thu Thùy, cô mở rộng và gần như bao quátđược các sáng tác của Tạ Duy Anh từ tiểu thuyết đến truyện ngắn Do đó, công trìnhnghiên cứu của Cao Tố Nga mang tính toàn diện cho hành trình sáng tác văn xuôicủa lão Tạ về cả nội dung lẫn hình thức thông qua hướng tiếp cận các tác phẩm từtính phi lí Thông qua sự nghiên cứu về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết TạDuy Anh, ở khía cạnh nghệ thuật, Đoàn Thanh Liêm đi đến kết luận: “Dấu ấn hậuhiện đại thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh về phương thức nghệ thuật làhiện tượng giễu nhại: ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu trần thuật… theo hướng giải
thiêng” [18] Với công trình Tính trò chơi trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Phạm
Thị Bình đã phát hiện ra những điểm sáng tạo, độc đáo của lão Tạ trong kĩ thuật viếttiểu thuyết khi nhà văn sử dụng nguyên tắc trò chơi – một khuynh hướng phổ biếncủa tiểu thuyết đương đại Về mặt kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ, Phạm Thị Bình đã
có những nghiên cứu khá tương đồng với Đoàn Thanh Liêm Bên cạnh đó, cô cũng
có những phát hiện lí thú về các tiểu thuyết của lão Tạ ở mặt thể loại: Tạ Duy Anh
đã tối giản dung lượng tiểu thuyết, đồng thời có sự lồng ghép và dung hợp các hìnhthức văn bản Điểm chung của cả ba công trình đều khẳng định kĩ thuật viết tiểuthuyết của Tạ Duy Anh chịu ảnh hưởng rõ nét từ văn học phương Tây
Ngoài những công trình nêu trên, một số công trình đi theo hướng khái quátvăn xuôi đương đại Việt Nam cũng có sự quan tâm nhất định đến Tạ Duy Anh như
Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy [39], Tiểu thuyết đương đại [55], Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản
[17], Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam [15]… Tạ Duy Anh và các tác phẩm
của ông trong những công trình này xuất hiện đơn lẻ, chủ yếu làm dẫn chứng minhhọa cho một vài điểm cách tân văn học thế kỉ XXI, không được soi chiếu như một
Trang 11đối tượng nghiên cứu độc lập.
2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Đất mồ côi
Tiểu thuyết Đất mồ côi được công bố vào tháng 12/2020 đã tốn không ít giấy
mực của báo chí và các nhà phê bình Tháng 01 năm 2021, nhà văn Nguyễn Phan
Quế Mai sau khi đọc Đất mồ côi đã chắc nịch khẳng định Cổ Viên (Tạ Duy Anh) là
“bậc thầy kể chuyện” Trong bài viết được đăng tải trên trang cá nhân – “Tạ Duy
Anh – Bậc thầy kể chuyện”, nhà văn đã có những phát hiện về tác phẩm dưới góc
độ nghệ thuật Về cấu trúc tiểu thuyết, cô nhận xét Đất mồ côi có: “cấu trúc chặt
chẽ, mỗi chương trong quyển sách khi kết thúc mở ra nhiều điều bí mật, nhiều câuhỏi mà người đọc phải tự tìm lấy câu trả lời trong các chương sau Mỗi chươngtrong sách được sắp xếp với trình tự thời gian đảo lộn” [45]
Từ Bước qua lời nguyền, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối,… đến Mối
chúa và cuối cùng là Đất mồ côi, Sương Nguyệt Minh khẳng định nghệ thuật kể
chuyện bậc thầy của Tạ Duy Anh Bàn về Đất mồ côi, nhà văn so sánh: “Nếu Mối
chúa là đại bác thì Đất mồ côi là bom nguyên tử […] Tiểu thuyết Đất mồ côi được
viết ra, được duyệt in và phát hành chứng tỏ một thời đại mới của văn học Việt Nam
đã bắt đầu Một thời đại mới của xuất bản cũng đã mở toang ra rồi” [46] Sương
Nguyệt Minh nhận thấy như các sáng tác trước đó, với Đất mồ côi, Tạ Duy Anh
cũng viết về cái ác: “Nếu như nước Nga vĩ đại có ông Dostoevsky viết về cái ác đếntận cùng, thì ở Việt Nam có ông Tạ viết đến tận cùng cái ác” [46] Nhà văn chỉ ra
rằng ở Đất mồ côi, Tạ Duy Anh không chỉ viết về cái ác mà còn nêu ra nguyên nhân cái ác hoành hành Tuy nhiên so với các tác phẩm trước, Đất mồ côi đã vượt qua cái
ác để hoài nghi, truy vấn về cái gọi là “đồng bào”
Tiếp đó, cũng trong tháng 01 năm 2021, trên trang cá nhân, Đỗ Ngọc Thốngnhận xét: “Tạ Duy Anh, một cây bút luôn đau đáu về nỗi khổ nhục, đớn đau, bầmdập của tầng lớp dân nghèo; cũng là cây bút luôn muốn xé toang, đập nát mặt nạcủa những kẻ có quyền mà đạo đức giả, những con quỷ đội lốt người” [58] Bàn
luận về Đất mồ côi, Đỗ Ngọc Thống lí giải về tên tác phẩm, từ đó ông khái quát nội
dung tiểu thuyết hướng tới: “Đất mất cha, mất mẹ Đất bơ vơ, lạc lõng Đất côi cút,đau thương Đất thấm đẫm mồ hôi, mặn chát máu và lênh loang nước mắt Đươngnhiên nói chuyện Đất là để nói chuyện Người Chắc chắn là cuốn sách viết vềchuyện đau đớn, tủi nhục, xót thương Viết về bi kịch con người ” [58]
Cuối tháng 01 năm 2021, nhà báo Trương Huy San bày tỏ quan điểm về Đất
Trang 12mồ côi trên trang cá nhân, ông cho rằng những màn đấu tố được xây dựng trong tác
phẩm có phần quá “kịch” và “cương”, song nhìn chung, Đất mồ côi vẫn là tác phẩm
vượt lên khá xa so với mặt bằng văn Việt đương thời Nhà báo ấn tượng với sự “bạolực truyền đời” trong tiểu thuyết Ông nhận thấy Cổ Viên đang cố gắng “lột trầntruồng quá khứ” bằng chất liệu ngồn ngộn, dồn dập và khốc liệt, song ẩn đằng sau
sự sắc lạnh ấy lại là một Cổ Viên mềm lòng cùng tình yêu thương con người
Tháng 02 năm 2021, nhà văn Lưu Trọng Văn cũng có những chia sẻ trên trang
cá nhân về Đất mồ côi Ông khẳng định Tạ Duy Anh thực sự là một “tài văn” Nhà
văn quan tâm đến “cái ác” được Tạ Duy Anh miêu tả dày đặc đến hàng trăm trangtrong tác phẩm Cũng như Trương Huy San, dưới góc nhìn của Lưu Trọng Văn, lão
Tạ viết về cái ác đến tận cùng song lại lấp ló trong đó “nước mắt và tình thương”
Cũng trong tháng 02 năm 2021, nhà phê bình Văn Giá, trong bài viết “Đất mồ
côi – Bản điều trần về bạo lực”, đã phân tích, mổ xẻ kĩ năng miêu tả của Tạ Duy
Anh về những cái chết, những hành động bạo lực trong tiểu thuyết: “Nhà văn đãchủ động miêu tả một cách kỹ lưỡng, chậm rãi từng cái chết với tất cả sự hung bạo,tàn ác, vô đạo, thú tính bằng một thứ ngôn ngữ cực thực, rùng rợn, đẫm máu – mộtthứ “bạo ngôn” trắng trợn, không che đậy, gây chấn thương tâm lý người đọc.Nhưng không dừng ở một loại cái chết cụ thể nào, tác giả muốn đẩy lên thành một
khái quát cao hơn: cái chết tổ tông truyền.” [24] Từ đó, nhà phê bình đi đến kết
luận: “Bạo lực chính là gương mặt của một thực tại nghệ thuật thảm khốc mà nhàvăn đã kiến tạo nên” [24] Dựa vào lí thuyết căn tính, Văn Giá lí giải khá sâu sắc vềcách xây dựng nhân vật trong tác phẩm Theo ông, sự bạo lực đến từ các nhân vật
trong Đất mồ côi suy cho cùng được cắt nghĩa bởi hai nguyên nhân chính: “căn tính
ý hệ” và “căn tính bản năng” Bạo lực song hành cùng cái ác, chúng tương hỗ vàkích hoạt lẫn nhau Tác giả công trình kĩ lưỡng phân tích từng cuộc giết người từ cánhân đến tập thể, từ gián tiếp đến trực tiếp với sự hoành hành, lên ngôi của cái ác,
để từ đó ông khẳng định: “Trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay chưa cómột nhà văn nào miêu tả gương mặt cái ác lại chân thực và sắc sảo như nhà văn Cổ
Viên – Tạ Duy Anh” [24] Cũng trong bài viết, nhà phê bình nhìn ra tinh thần giải
huyền thoại – một thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn hậu hiện đại, được Tạ Duy Anhvận dụng trong sáng tác Tuy không chủ trương đi sâu vào nghệ thuật tự sự, songviệc đề cập đến nghệ thuật này trong bài nghiên cứu, Văn Giá ngầm khẳng định
“sức nặng” nghệ thuật tự sự trong Đất mồ côi và tài năng viết tiểu thuyết của lão Tạ.
Trang 13Ngoài những ghi nhận tích cực về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Cổ Viên qua
Đất mồ côi còn có một số đánh giá trái chiều khác, tiêu biểu là bài viết “Tư duy tiểu
thuyết và phê bình tiểu thuyết ở Việt Nam hiện nay” được đăng tải vào tháng 03
năm 2021 của nhà nghiên cứu Quách Hạo Nhiên Theo ông, ở Đất mồ côi, Tạ Duy
Anh ôm đồm và lạm dụng kĩ thuật tiểu thuyết dẫn đến việc làm “khổ” chính mình
và bạn đọc Song cuối bài viết, nhà nghiên cứu vẫn khách quan khẳng định: “Đất
mồ côi, xét trong mặt bằng chung hiện nay, vẫn là tiểu thuyết có sức lôi cuốn và ám
ảnh cả về phương diện kĩ thuật lẫn “thông điệp” mà tác giả muốn gửi gắm” [48].Mỗi nghiên cứu về Tạ Duy Anh cũng như sáng tác của ông đều góp phần giúp
chúng tôi có định hướng trong việc cảm thụ, giải mã Đất mồ côi nói riêng và văn chương Tạ Duy Anh nói chung Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy Đất mồ côi hiện
tại vẫn chưa xuất hiện trong khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận
án tiến sĩ Các bài viết phê bình, đánh giá về tác phẩm phần nhiều chỉ xuất hiện đơn
lẻ trên mạng xã hội Tiểu thuyết Đất mồ côi dưới góc nhìn thể loại vẫn chưa là đối
tượng nghiên cứu độc lập trong bất kì công trình nào Tuy các bài viết có đề cập về
nghệ thuật được nhà văn vận dụng trong Đất mồ côi song đó chỉ là những nghiên
cứu sơ qua, chưa mổ xẻ sâu sắc, toàn diện và hệ thống về tác phẩm dưới đặc trưng
thể loại tiểu thuyết Điều này chứng tỏ Đất mồ côi dưới góc nhìn thể loại vẫn còn là
mảnh đất màu mỡ để giới nghiên cứu thực hiện các công trình khám phá, phê bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ góc nhìn thể loại, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương diệncủa thể loại tiểu thuyết: kết cấu, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong
một tác phẩm cụ thể - Đất mồ côi.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Vì giới hạn của đề tài, luận văn chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu về tiểu thuyết
Đất mồ côi của Cổ Viên (Tạ Duy Anh), NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2020.
4 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Vận dụng phương pháp phân tích – tổng
hợp để cắt nghĩa, lí giải các phương diện của tiểu thuyết Đất mồ côi, từ đó tổng hợp
và khái quát lên những vấn đề chung về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Cổ Viên
Trang 14- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tìm hiểu Đất mồ côi từ lí thuyết thi pháp
học, xem xét bình diện hình thức nghệ thuật, khám phá những đóng góp của CổViên trong nghệ thuật xây dựng kết cấu, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu
- Phương pháp lịch sử: Vận dụng phương pháp lịch sử để khái quát quá trìnhphát triển của tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung và tiểu thuyết theo khuynh
hướng hậu hiện đại nói riêng; từ đó chúng tôi đặt Đất mồ côi trong lịch sử tiểu
thuyết đương đại nước nhà để thấy được sự ảnh hưởng và nét độc đáo trong nghệ
thuật viết tiểu thuyết của Tạ Duy Anh qua tác phẩm.
- Phương pháp liên ngành: Vận dụng kết quả của các ngành khoa học khác(triết học, lịch sử, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ,…) để khảo sát một số khía cạnh
trong tiểu thuyết Đất mồ côi dưới những góc nhìn khoa học khác nhau, giúp tác
phẩm hiện lên với đa dạng các tầng vỉa, vừa cụ thể vừa toàn diện
Ngoài các phương pháp nêu trên, chúng tôi còn kết hợp vận dụng một số thaotác hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài Thứ nhất, chúng tôi sử dụng thao tác so sánh,
xác định vị trí của Đất mồ côi trong dòng chảy tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, đồng
thời chỉ ra sự tương đồng và dị biệt của tác phẩm trong chuỗi các tiểu thuyết trước
đó của lão Tạ Thứ hai, chúng tôi sử dụng thao tác thống kê và phân loại để nghiên
cứu và làm rõ các phương diện của tiểu thuyết Đất mồ côi dưới góc nhìn thể loại.
5 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở học hỏi, phát huy điểm tích cực từ những công trình nghiên cứu
trước, chúng tôi mong muốn làm sáng rõ tiểu thuyết Đất mồ côi của Tạ Duy Anh
(Cổ Viên) dưới góc nhìn thể loại, hiểu thêm về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhàvăn và đánh giá được vị trí tác phẩm trong dòng mạch tiểu thuyết Việt Nam đươngđại Từ đó khẳng định được những đóng góp của lão Tạ đối với nền văn học Việt,nhất là ở thể loại tiểu thuyết Bên cạnh đó, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp tíchcực cho những nghiên cứu sau này về các tác phẩm văn học Việt Nam đương đại
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết đương đại Việt Nam và hành trình sáng tác tiểu thuyết
của Cổ Viên (Tạ Duy Anh)
Chương 2: Kết cấu, cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Đất mồ côi
Trang 15NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA CỔ VIÊN (TẠ DUY ANH)
1.1 Khái lược tiểu thuyết đương đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay
Từ khi được nhìn nhận như một thể loại hoàn chỉnh, tiểu thuyết từng bướcphát triển và trở thành thể loại trung tâm của đời sống văn học bởi khả năng hàmchứa một bức tranh rộng lớn về cuộc sống, con người Nhà phê bình Bakhtin từngnhận xét: “Nghiên cứu các thể loại khác tựa hồ như những tử ngữ, còn nghiên cứu
tiểu thuyết giống như nghiên cứu những sinh ngữ, mà lại là sinh ngữ trẻ” [15, tr.22].
Hiện nay, tuy văn học đương đại chứng kiến sự giao thoa, dung hợp giữa các thểloại, tiểu thuyết vẫn giữ được vị trí chủ soái, ảnh hưởng đến các thể loại khác, khiếnchúng trở nên “tiểu thuyết hóa” Ngược lại, bằng sự linh hoạt của mình, tiểu thuyết
có thể dung nạp đặc điểm của nhiều thể loại, giúp nó vượt qua những rào cản rậpkhuôn, phục vụ cho các mục đích khác nhau của văn chương
1.1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết đương đại Việt Nam
Năm 2000 là cột mốc tác động đến tâm thế toàn xã hội Việt Nam khi đất nướcbước sang thiên niên kỉ mới Xét trên bình diện lịch sử văn học, thời điểm này chưaphải là bước ngoặt đặc biệt gắn với sự chuyển mình của văn chương dân tộc; song,năm 2000 có thể được xem là cột mốc đánh dấu chặng đường phát triển ấn tượngcủa tiểu thuyết đương đại Làn sóng tiểu thuyết dấy lên mạnh mẽ trong bối cảnh đấtnước chịu sự tác động của khoa học công nghệ, các nhà tiểu thuyết có ý thức caotrong việc hội nhập quốc tế Tiểu thuyết xác lập vị thế chủ chốt trong đời sống thểloại bằng những tác phẩm mang “hơi thở thời đại”; đồng thời, đây cũng là giai đoạnvăn đàn chứng kiến sự ra đời của hàng loạt tiểu thuyết với tinh thần cách tân thipháp mạnh bạo mà sự xuất hiện yếu tố hậu hiện đại là nòng cốt cho sự cách tân này
Để khái quát bức tranh chung về tiểu thuyết đương đại Việt Nam thế kỉ XXI, chúngtôi tập trung khai thác ở ba nội dung tiêu biểu: thứ nhất là lực lượng sáng tác, thứhai là quan niệm viết tiểu thuyết, cuối cùng là kĩ thuật tự sự
1.1.1.1 Lực lượng sáng tác
Điểm nổi bật đầu tiên khi nhìn vào bức tranh tiểu thuyết đương đại Việt Nam
là lực lượng sáng tác Đội ngũ tiểu thuyết gia nòng cốt của ba thập kỉ cuối thế kỉ XXnhư Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Trung Trung
Trang 16Đỉnh,… sang thế kỉ XXI có vẻ trầm lặng hơn rất nhiều Có thể do gánh nặng tuổitác, thế hệ các nhà văn này đành nhường “sân chơi” cho lớp tác giả trẻ Bên cạnh
đó, một số nhà văn có tên tuổi của thế kỉ trước, sang thế kỉ XXI, họ vẫn giữ đượcphong độ như ngày nào, Chu Lai và Nguyễn Xuân Khánh là hai ví dụ điển hìnhnhất Chu Lai tiếp tục chứng minh sự sung sức của mình qua hàng loạt các tiểu
thuyết: Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần (2006), Hùng Karo (2010),
Mưa đỏ (2016) Nổi bật hơn cả trong thế hệ “lão làng” là Nguyễn Xuân Khánh Bộ
ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa
(2011) khẳng định sự sáng tạo dồi dào của nhà văn cao niên Lấy cảm hứng lịch sử
và văn hóa dân tộc làm cơ sở sáng tác, trên tinh thần nhận thức lại, bộ ba tiểu thuyếtmang đến bạn đọc cảm giác mới lạ và sự hứng thú nhất định
Song song đó, văn đàn thế kỉ XXI cũng chứng kiến sự trưởng thành của nhiềucây bút trung niên – những nhà văn xuất hiện trước năm 2000, đa phần thuộc thế hệcuối 5X và thế hệ 6X, 7X, đã và đang vào độ chín của nghề Một số cây bút có thể
kể đến như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng,Thuận, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Tư, Vũ Đình Giang,…Với nhiều tác phẩm giá trị, để lại dấu ấn nghệ thuật đậm nét, 6X, 7X xứng đáng làthế hệ đại diện cho bộ mặt văn học Việt Nam đương đại trong hai thập niên đầu thế
kỉ XXI
Đóng góp lớn nhất của thế hệ nhà văn cuối 5X và 6X, 7X là sự nỗ lực đổi mới
tư duy nghệ thuật, tạo nên làn sóng cách tân dữ dội, mạnh mẽ và không kém sự “ồnào” Tiếp nối tinh thần đổi mới từ Đại hội VI, những nhà văn thế kỉ XXI đem đếnvăn học nước nhà một diện mạo mới với sự kết hợp giữa hệ hình văn học hiện đại
và hậu hiện đại Một số tác phẩm tiêu biểu như: Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám
hối, Mối chúa, Đất mồ côi (Tạ Duy Anh); Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi, Một
ví dụ xoàng (Nguyễn Bình Phương); Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái); Khải huyền muộn, Ba ngôi của người (Nguyễn Việt Hà);… Với những bước đi đầu tiên, sự thay đổi hệ hình tiểu
thuyết sang xu hướng hậu hiện đại gây không ít tranh cãi trong bộ phận công chúngyêu văn chương bởi sự lệch pha trong tư duy cảm thụ thẩm mĩ Sự lệch pha đến nayvẫn còn tồn tại; tuy nhiên, lối viết hậu hiện đại đã được phần đông độc giả ghi nhậntích cực, đặc biệt là những độc giả có sự thay đổi trong tư duy tiếp cận tác phẩm.Góp phần cho sự sôi động của văn đàn thế kỉ XXI, thế hệ 6X, 7X đón nhận sự xuấthiện của bộ phận nhà văn hải ngoại Tuy sống ở nước ngoài nhưng các nhà văn luôn
Trang 17đau đáu hướng về quê hương Họ sáng tác nhiều đề tài khác nhau, song tha hương là
đề tài thu hút và hợp cảnh nhất đối với những đứa con xa quê Một vài tiểu thuyếtđược chọn in tại Việt Nam, tuy số lượng không nhiều song đây là tín hiệu đángmừng cho sự giao thoa, hội nhập của bộ phận văn học hải ngoại vào đời sống vănhọc trong nước Trong số các nhà văn hải ngoại sử dụng tiếng Việt để sáng tác, nổi
bật nhất là Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng) và Thuận (Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích).
Trong thế hệ các nhà văn 5X, 6X, Nguyễn Nhật Ánh là một hiện tượng kháđặc biệt Ông chuyên sáng tác truyện dài (có thể xem là một dạng tiểu thuyết ngắn).Nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành phim và được đông
đảo công chúng đón nhận như: Kính vạn hoa, Nữ sinh, Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm
qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,… Sự đặc biệt của Nguyễn Nhật Ánh là ông
không có sự cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật viết tiểu thuyết như các văn nhâncùng thời Tuy nhiên suốt mấy mươi năm qua, Anh Bồ Câu đa tài vẫn có khoảngsân rộng rãi tung hoành Với văn phong trong sáng, nhẹ nhàng, dồi dào chất thơ vàđậm tính nhân văn, các tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh được đông đảo bạn đọcnhiều thế hệ từ trẻ con đến thanh thiếu niên lẫn người lớn tiếp nhận và đánh giá cao
Từ lúc vào nghề đến nay, cây bút của mọi lứa tuổi này vẫn tỏ ra sung sức bằng việc
đều tay sáng tác Năm 2022, bộ đôi tiểu thuyết Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng và
Những người hàng xóm của Nguyễn Nhật Ánh thành công “chào sân” Năm 2023,
nhà văn đã gần bước sang độ tuổi trung thọ, song tiểu thuyết Mùa hè không tên của
ông cũng chỉ vừa ráo mực ít lâu Trong các nhà văn đang ở độ tuổi cao niên, tínhđến thời điểm hiện tại, bên cạnh Nguyễn Nhật Ánh, Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái
có lẽ là hai nhà tiểu thuyết tiêu biểu nhất giữ được bút lực dồi dào trong sự nghiệp
văn chương khi Đất mồ côi của lão Tạ vừa ra mắt cuối năm 2020, Đức Phật, nữ
Chúa và điệp viên của Hồ Anh Thái cũng chỉ vừa ấn hành vào tháng 03/2022.
Nổi bật trong thế hệ 7X là nhà văn nữ Nguyễn Ngọc Tư Cô chuyên sáng tác
truyện ngắn và tản văn Tập truyện Cánh đồng bất tận (2005) gây tiếng vang lớn
cho nền văn học Việt Nam khi tác phẩm gặp nhiều ý kiến trái chiều Song, trên tất
cả, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho Cánh đồng bất tận vào năm 2006
đã khẳng định tài năng của nữ nhà văn trẻ Tuy nhiên, khi thử sức với thể loại tiểu
thuyết, Nguyễn Ngọc Tư chưa thật sự thành công Có lẽ cái bóng từ Cánh đồng bất
tận quá lớn khiến tiểu thuyết Sông được in năm 2012 chưa đủ đột phá so với tầm
mong đợi của độc giả Tuy nhiên, cô vẫn được bạn đọc đón nhận ở các truyện ngắn
Trang 18và tản văn sau đó Năm 2020, Nguyễn Ngọc Tư cho ra mắt công chúng tác phẩm
Biên sử nước Sau tám năm, kể từ ngày Sông ra đời, Nguyễn Ngọc Tư mới trở lại
thể loại tiểu thuyết Biên sử nước vẫn lấy đề tài từ miền đồng bằng sông nước
nhưng được tác giả triển khai với một cách viết mới Tác phẩm vừa có sự quenthuộc vừa có sự lạ lẫm, nhận được đánh giá tích cực từ người đọc Song, vớiNguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn và tản văn có lẽ mới là thế mạnh thật sự của cô.Thế hệ 8X, 9X là thế hệ cuối cùng tính đến thời điểm hiện tại hoàn thànhmảng tranh về đội ngũ viết tiểu thuyết thế kỉ XXI Dù là những nhà văn trẻ về tuổiđời lẫn tuổi nghề nhưng nhiều cây bút tỏ ra khá “già dặn” trong lối viết Điều đángghi nhận ở thế hệ này là sự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, dám thử nghiệm và thểnghiệm tác phẩm trên nhiều phương diện từ nội dung đến hình thức Đặc biệt, cuộc
thi Văn học tuổi 20 do NXB Trẻ, báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí
Minh phối hợp tổ chức, giúp cho nền văn học Việt Nam tìm kiếm và phát hiệnnhững cây bút đầy triển vọng Một số nhà văn trẻ để lại dấu ấn trên địa hạt tiểu
thuyết có thể kể đến như: Nhật Phi với Người ngủ thuê (2014); Nguyễn Khắc Ngân
Vy với Đàn bà hư ảo (2016), Phúc âm cho một người (2017); Huỳnh Trọng Khang với Mộ phần tuổi trẻ (2016), Những vọng âm nằm ngủ (2018); Nguyễn Hoàng Mai với Đung đưa trên những đám mây (2018); Đức Anh với Tường lửa (2019), …
Thế kỉ XXI đã qua hơn hai mươi năm, chặng đường không dài nhưng sự gópmặt liên tục tầng tầng lớp lớp thế hệ trong đội ngũ sáng tác đủ để phác họa nên diệnmạo tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ mới Đặc biệt, sự góp mặt của lực lượng viết trẻ,tuy hiện tại chưa đạt nhiều thành công như thế hệ trước đó, song hứa hẹn sẽ tạo nênnhững “cơn sóng” tiểu thuyết nếu các bạn trẻ tiếp tục giữ lửa trong nghiệp cầm bút
1.1.1.2 Loại hình nhân vật và đề tài
Tiểu thuyết giai đoạn này cơ bản vận động theo tính tự do, dân chủ Tiểuthuyết không còn đóng khung trong nhiệm vụ phản ánh hiện thực Không là tấmgương soi bóng thời đại, hiện thực trong tiểu thuyết chỉ là những khả thể, thậm chí
là một hiện thực bất khả tín Nhà văn hoàn toàn có thể đề xuất những nội dung mớimang những giá trị mới tùy theo kinh nghiệm và cá tính bản thân Sự tự do, dân chủthể hiện rõ nét qua việc xây dựng các loại hình nhân vật và sự khai thác đề tài.Đầu tiên, sự tự do dân chủ thể hiện qua việc xây dựng các loại hình nhân vật.Thừa hưởng tinh thần “cởi trói văn học” từ năm 1986, phát huy tinh thần tự do, dânchủ; các nhà tiểu thuyết đương đại tiếp tục khám phá con người và thế giới dưới gócnhìn đa chiều, phức tạp, phát hiện thế giới bí ẩn tận sâu bản năng và vô thức của con
Trang 19người Điều này thể hiện rõ nét qua việc xây dựng các loại hình nhân vật: nhân vậtcon người hiện sinh, nhân vật con người với bản năng tính dục và kiểu nhân vật độcđáo, kì lạ.
Những năm cuối thế kỉ XX, con người hiện sinh cũng từng xuất hiện trong các
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: nhân vật ông tướng (Tướng về hưu), Ngọc (Những người thợ xẻ), Chương (Con gái thủy thần),… Tuy nhiên, trước năm 2000,
kiểu nhân vật này không phổ biến Bước sang thế kỉ XXI, văn học xuất hiện nhiềucác tiểu thuyết viết về con người hiện sinh Ở kiểu nhân vật này, nhà văn tập trung
mô tả sự khủng hoảng niềm tin, âu lo, cô đơn và lạc lõng của con người giữa thếgiới; đồng thời thể hiện khát khao của họ trên hành trình dấn thân tìm kiếm bản ngã,
chân lí cuộc sống và ý nghĩa của sự tồn tại: nhân vật lão Khổ (Lão Khổ), Chu Quý (Đi tìm nhân vật) của Tạ Duy Anh; nhân vật “em” (Trí nhớ suy tàn), Tính (Thoạt kì
thủy), Sang (Một ví dụ xoàng) của Nguyễn Bình Phương; bộ ba nhân vật G.g, H và
Kan (Song song) của Vũ Đình Giang; nhân vật “tôi” (Chinatown), Liên (Paris 11
tháng 8 của Thuận; An Mi (Và khi tro bụi) của Đoàn Minh Phượng;… Sự xuất hiện
con người hiện sinh ở nhiều tác phẩm khiến con người hiện sinh trở thành một trongnhững kiểu nhân vật xu hướng của văn học giai đoạn này
Con người với bản năng tính dục cũng khá phổ biến trong tiểu thuyết thế kỉXXI Giai đoạn trước, văn học tránh vấn đề tính dục như một kiêng kị Thực tếtrong lịch sử văn học dân tộc, nhân vật tính dục ít nhiều xuất hiện trong các tiểuthuyết giai đoạn 1930 – 1945 của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; trongmột số tiểu thuyết miền Nam trước 1975; và tiếp tục xuất hiện trong các tiểu thuyếtcủa hai thập niên cuối thế kỉ XX Tuy nhiên, chịu sự ảnh hưởng lớn của văn hóatruyền thống, vấn đề tính dục trong các tác phẩm giai đoạn kể trên vẫn chỉ nằm ởmức bề mặt, chưa trở thành yếu tố rẽ lối cho nhà văn đi sâu vào những khuất lấpbên trong con người Văn học thế kỉ XXI tiếp tục khai thác kiểu nhân vật này vớimột thái độ cởi mở hơn Các tác giả không ngại thể hiện những khao khát ái tình,những nhục cảm, ham muốn thể xác, thậm chí mô tả trần trụi những “cảnh giườngchiếu”, những đường nét hình thể của con người Đi sâu vào vấn đề tính dục là mộttrong những con đường nhà văn đương đại lựa chọn để tìm về bản năng sơ khai, tự
nhiên nhất của con người (Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Một mình
một ngựa của Ma Văn Kháng,…) Hơn thế nữa, qua những xúc cảm, ham muốn bản
năng ấy, người đọc dần đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, khám phá đằng saunhững hoạt động tình dục thường xuyên kia, có thể là một tâm hồn trống rỗng, một
Trang 20tâm hồn tổn thương, đang chiến đấu với bi kịch cá nhân (Nháp của Nguyễn Đình
Tú, Mình và họ của Nguyễn Bình Phương,…) Viết về vấn đề tính dục, các nhà tiểu
thuyết đương đại tiến hành đối thoại, trao đổi với văn hóa truyền thống ngự trị trongtâm thức người Việt hàng mấy thế kỉ; để từ đó, họ đưa ra cách nhìn cá nhân trướcnhững vấn đề nhạy cảm của cuộc sống Từ việc khám phá con người dưới góc nhìnbản năng tính dục, giai đoạn này đồng thời nổi lên tiểu thuyết viết về con ngườiđồng tính Đi vào vấn đề đồng tính, các nhà văn giúp bạn đọc lí giải được những ám
ảnh giới tính hay những ẩn ức tính dục trong họ: Song song của Vũ Đình Giang,
Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn, Sông của Nguyễn Ngọc Tư,…
Đặc biệt, tiểu thuyết sau năm 2000 bắt đầu thể nghiệm những kiểu nhân vật
độc đáo, mới lạ như: nhân vật có khả năng phân thân (Xác phàm của Nguyễn Đình Tú); nhân vật kì ảo, không có thực như nhân vật hồn ma trong tiểu thuyết Mình và
họ của Nguyễn Bình Phương, nhân vật bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ
Duy Anh; nhân vật là cư dân mạng, người kể chuyện của thời đại công nghệ thông
tin trong tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp; nhân vật người ngủ thuê trong tiểu
thuyết cùng tên của Nhật Phi…
Thứ hai, tinh thần tự do, dân chủ còn thể hiện qua việc các nhà tiểu thuyếtmạnh dạn đi vào những vấn đề nhạy cảm, phản tư, thậm chí là những mảng đề tàiđược xem là “cấm địa” của văn học giai đoạn trước, tiêu biểu là đề tài chiến tranh,lịch sử, cải cách ruộng đất và đề tài đô thị hóa Hàng mấy thế kỉ, Việt Nam bao phenoằn mình dưới xiềng xích nô lệ của bọn ngoại bang Các vấn đề liên quan đến chiếntranh đi vào văn học nghệ thuật nước ta một cách tự nhiên và tất yếu Tuy nhiên, sựthể hiện đề tài chiến tranh có phần khác nhau ở mỗi thời đoạn lịch sử Những ámảnh về chiến tranh hằn sâu trong tâm thức người Việt, dai dẳng kéo dài qua nhiềuthế hệ mặc dù họ đã sống trong bầu không khí của một quốc gia tự do độc lập gần
50 năm Trên tinh thần chiêm nghiệm, chiến tranh được nhìn ở các hệ quy chiếukhác nhau, từ cả hai chiến tuyến – phía ta và phía địch, phía người chiến thắng vàphía kẻ bại trận; đem đến cho người đọc một cái nhìn đa chiều, đầy đủ hơn, lấpthêm khoảng trống cho văn học giai đoạn trước Các nhà văn tạo sự độc đáo bằngcách xoay ngược điểm nhìn thông thường, viết về nỗi buồn, nỗi đau nhưng là nỗiđau, nỗi buồn của người chiến thắng Điểm đáng chú ý trong các tiểu thuyết đươngđại là số phận con người trong và sau hàng loạt cơn bão lịch sử Góc khuất thẳm sâunhất trong họ được các nhà tiểu thuyết phơi bày, để rồi chúng ta nhận ra những chấnthương chiến tranh tạo nên không dừng lại ở bất kì số phận cá nhân nào, vết thương
Trang 21ấy hằn lên cả một lịch sử cộng đồng Các tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn
này có thể kể đến như Mưa đỏ (Chu Lai), Cơ bản là buồn (Nguyễn Ngọc Thuần),
Tình cát (Nguyễn Quang Lập),… Nổi lên trong mảng đề tài chiến tranh sau 2000
còn là những tác phẩm viết về chiến tranh biên giới – những cuộc chiến diễn ra sau
ngày đất nước thống nhất: Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), Vùng biên (Trần Việt Hà), Xác phàm (Nguyễn Đình Tú), Miền hoang (Sương Nguyệt Minh),… Ở
phạm vi không lớn, các tiểu thuyết cũng xoáy sâu vào số phận con người, đặc biệt làcon người thời hậu chiến Bên cạnh đó, một số tiểu thuyết chuyển sang mô tả nhữngphong tục, tập quán, những sinh hoạt, học tập, chiến đấu của những người tham giacách mạng Thông qua việc mô tả sinh hoạt, học tập, chiến đấu của các giáo sinh
trường Sư phạm khu 8 miền Tây Nam Bộ trên lãnh thổ Campuchia, tiểu thuyết Tình
yêu không biên giới của Kim Quyên khắc họa được nét đẹp nghề dạy học, từ đó đề
cao tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong mọi thời đại bất kể chiến tranhhay hòa bình Thêm vào đó, tiểu thuyết còn miêu tả những nét văn hóa của ngườiKh’Mer Nam Bộ và Kh’Mer Campuchia
Lịch sử cũng là mảng đề tài nổi bật của tiểu thuyết thế kỉ XXI Trong bối cảnhnhững giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị hòa tan trước xu thế hội nhập toàncầu, vấn đề lịch sử và văn hóa nhận được sự quan tâm đông đảo hơn từ độc giả Vớithể loại tiểu thuyết này, các tác giả không có nhu cầu tái hiện chính xác lịch sử, nóicách khác, tính khách quan của lịch sử ít được chú trọng Lịch sử lúc này bị giảithiêng, bị lật đổ và viết lại theo ý đồ tác giả gửi gắm Nhà văn chỉ sử dụng một phầnlịch sử, kết hợp với sự tưởng tượng hư cấu, từ đó xây dựng tiểu thuyết dã sử mangnhững chiêm nghiệm về cuộc sống Các tác giả luận giải lịch sử theo góc nhìn cánhân, nỗ lực thoát li sự chi phối từ các sử gia và những quan niệm chung của cộngđồng Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết không chỉ là những con người mang tầmvóc lớn lao, họ còn là những con người của đời thường, có đầy đủ mọi cảm xúc hỉ,
nộ, ái, ố Sự xóa nhòa khoảng cách sử thi khiến nhân vật lịch sử gần gũi hơn với bạn
đọc Một số tiểu thuyết có thể kể đến như Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Giàn
thiêu (Võ Thị Hảo), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Sương mù tháng giêng (Uông
Triều),… Sự hấp dẫn của thể loại nằm ở sức sáng tạo của nhà văn trong việc kiếngiải lịch sử từ quá trình tinh tế lựa chọn và đưa vào tiểu thuyết những nhân vật, sựkiện bỏ ngỏ, những câu chuyện nhiều nghi vấn, những vùng khuất mờ của quá khứ,
từ đó tạo khoảng trống cho sự sáng tạo lấp đầy
Văn học thế kỉ XXI còn xuất hiện tiểu thuyết viết về mảng đề tài cải cách
Trang 22ruộng đất – một trong những vấn đề tương đối nhạy cảm của xã hội, đặc biệt là xãhội nông thôn Việt Nam Hầu hết các tác phẩm viết về đề tài này có dung lượng khálớn nhằm đáp ứng khả năng bao quát cả một đời cá nhân hoặc dòng họ với nhữngthăng trầm, bão tố của lịch sử thời đại Trên tinh thần nhận thức lại những bi kịchtrong quá khứ, các tác giả mạnh dạn khai quật những sai lầm một thời, truy tận cùnggốc rễ sự tha hóa của con người, chạm đến vấn đề văn hóa trong sự xung đột gaygắt giữa truyền thống và hiện đại; từ đó, các nhà tiểu thuyết cảnh tỉnh con người về
sự băng hoại đạo đức xã hội, đồng thời bày tỏ sự xót xa đối với những số phận oankhuất trong từng cơn bão lịch sử cũng như lên tiếng giải oan cho họ Một số tác
phẩm tiêu biểu như: Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Dưới chín tầng mây (Dương Hướng), Biết đâu địa ngục thiên đường (Nguyễn Khắc Phê), Kiến, chuột và
ruồi (Nguyễn Quang Lập), Đất mồ côi (Cổ Viên)…
Đề tài đô thị hóa cũng là một mảnh đất màu mỡ, kích thích sự cày xới của cácnhà tiểu thuyết thế kỉ XXI Bên cạnh việc miêu tả quá trình đô thị hóa, tác giảthường tập trung đào sâu nội tâm con người hiện đại trong không gian đô thị sầmuất Giữa sự tù túng, bó hẹp và tốc độ thay đổi nhanh chóng của thời đại, con ngườiluôn phải gồng mình chạy theo để bắt kịp sự vận hành của cuộc sống Hơn nữa, họcòn phải đối diện với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường mà sự lên ngôicủa đồng tiền là một trong những vấn nạn nhức nhối Vì lợi ích kinh tế, họ có thểđánh đổi mọi thứ, đảo lộn, thậm chí hủy hoại các giá trị truyền thống Trước thựctrạng này, tiểu thuyết đô thị hóa khám phá mặt trái của văn minh đô thị; khai thácnhững ẩn ức, lo âu, chán chường, bất mãn, mệt mỏi của con người hiện đại trướcvấn nạn khủng hoảng nhân tính, tệ nạn xã hội; cảnh báo về sự suy thoái môi trường,
sự mất cân bằng sinh thái; đồng thời gợi lên trong họ những hoài niệm trước đây,những khao khát thuần nguyên, mong muốn trở về làng quê thôn dã thuở quá khứ
Một số tiểu thuyết tiêu biểu ở mảng đề tài này: Paris 11 tháng 8 (Thuận), Sự trở lại
của vết xước (Trần Nhã Thụy), Ga kí ức (Phong Điệp), Rừng người (Đỗ Phấn), 1.1.1.3 Kĩ thuật tự sự
Tiếp nối thế hệ trước, bên cạnh dòng tiểu thuyết với cốt truyện, nhân vật và lốitrần thuật truyền thống, hai mươi năm đầu thế kỉ XXI xuất hiện khá nhiều các tiểuthuyết với xu hướng cách tân táo bạo, trong đó, sự thay đổi lối kể trở thành cơ sởcho cuộc cách tân này So với tiểu thuyết truyền thống, dòng tiểu thuyết mới nhậnđược chú ý nhiều hơn từ độc giả và chiếm phần lớn ưu thế trên văn đàn Trong đó,
tự sự theo dòng ý thức, “trò chơi” và giễu nhại là ba hướng đi tiêu biểu, đại diện cho
Trang 23sự thay đổi nghệ thuật kể chuyện của các nhà văn thế kỉ XXI.
Kĩ thuật tự sự theo dòng ý thức ở nước ta xuất hiện từ những năm cuối thế kỉ
XX Dựa trên cơ sở lí luận của nhà tâm lí học người Mĩ William James, các tác giả
cuốn Từ điển văn học đưa ra định nghĩa: Dòng ý thức là “Khái niệm chỉ một xu
hướng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi nghệ thuật) ở thế kỉ XX, tái hiện trựctiếp đời sống nội tâm, những xúc cảm, những liên tưởng ở con người… Ý thức làmột dòng chảy, một con sông, ở đó những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợtluôn luôn lấn át nhau và đan bện vào nhau một cách kì quặc” [19, tr.351] Như vậy,tiểu thuyết dòng ý thức là loại tiểu thuyết xác lập ý thức là trung tâm của sự phảnánh Các nhà văn nỗ lực xoáy sâu đời sống nội tâm, phát hiện những tầng tâm lí ẩnbên trong vô thức con người Sáng tác theo phương cách này, các tiểu thuyết hiệnđại phá vỡ kết cấu trần thuật truyền thống Các sự kiện hiện lên một cách lộn xộn,tùy vào sự hồi tưởng và liên tưởng của nhân vật, tất cả đều “bất chợt”, “lấn átnhau”, “đan bện nhau” một cách “kì quặc”, khó để lí giải bằng những logic thông
thường Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) là tiểu thuyết tiêu biểu cho kĩ thuật này Nếu tiểu thuyết dòng ý thức còn khá lạ lẫm với bạn đọc ở thời điểm Nỗi buồn chiến
tranh ra đời, thì bước sang năm 2000, chúng trở nên phổ biến hơn hẳn, xuất hiện
dày đặc trên văn đàn Một số tiểu thuyết tiêu biểu như: Trí nhớ suy tàn, Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), Chinatown (Thuận), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng),
Ga kí ức (Phong Điệp), Mưa đỏ (Chu Lai),…
Hướng đến tính trò chơi cũng là một kĩ thuật tự sự đặc trưng của tiểu thuyếtđương đại “Nghệ thuật, tự thân nó, mang tính bộc phát, tự do, vui tươi; nó đượcgiải phóng khỏi việc nhất thiết phải xoay quanh thực tại, phải mang tính tượngtrưng (representational), phải nói lên một điều gì đó; nó có thể xác nhận sự độc lậpcủa nó và chơi với những quan niệm khác nhau về thực tại mà không bị trói buộcbởi một nội dung đặc thù nào” [11, tr.201] Thoát li tính giáo huấn, với tư cách làmột sản phẩm nghệ thuật, tiểu thuyết hàm chứa tinh thần giải trí – một đặc trưngcủa nghệ thuật mà bấy lâu nay văn chương truyền thống đã lượt qua Để cấu thànhtiểu thuyết trò chơi, các nhà văn linh hoạt sử dụng những thủ pháp cắt dán, lồngghép, phân mảnh, mờ hóa, liên văn bản,… Tính trò chơi trong tiểu thuyết diễn ra ởnhiều cấp độ, từ ngôn ngữ, kết cấu đến nhân vật, hình tượng Năm 1988, sự xuất
hiện của tiểu thuyết Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) báo hiệu một bước ngoặt mới cho
tiểu thuyết Việt Nam Tuy nhiên, ở thời điểm ấy, kĩ thuật tự sự mang tính “trò chơi”đụng độ với lối kể chuyện truyền thống nên tiểu thuyết “trò chơi” còn tương đối xa
Trang 24lạ với mĩ cảm đương thời Bước sang thế kỉ XXI, như một cuộc cách mạng tiểuthuyết, văn đàn được dịp sôi động khi chứng kiến sự vào cuộc đông đảo của lực
lượng viết mới với hàng loạt tiểu thuyết đi theo phương thức tự sự này: Khải huyền
muộn của Nguyễn Việt Hà; Nháp, Phiên bản của Nguyễn Đình Tú; Giã biệt bóng tối, Đi tìm nhân vật, Đất mồ côi của Tạ Duy Anh (Cổ Viên); Song song của Vũ
Đình Giang; Vân Vy của Thuận; 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] của Đặng Thân;…
Tuy được đánh giá khó tiếp nhận song việc vận dụng kĩ thuật “trò chơi” trong tiểuthuyết giúp nhà văn, tác phẩm cũng như bạn đọc thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹpcủa nghệ thuật truyền thống
Kĩ thuật giễu nhại là một khuynh hướng ấn tượng của tiểu thuyết thế kỉ XXI.Tác giả dùng giọng giễu nhại để bắt chước, mô phỏng một vài đặc điểm nào đónhằm làm nổi bật sự đối lập giữa nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng haygiữa suy nghĩ bên trong và hành động bên ngoài của một nhân vật Yếu tố giễu nhạivốn xuất hiện ở Việt Nam rất sớm từ trong văn học dân gian và văn học trung đại.Song phải đến văn học hiện đại 1930 – 1945, giễu nhại mới được sử dụng như mộtbút pháp trong nghệ thuật Sau năm 1945, giễu nhại bắt đầu “im hơi lặng tiếng”,nhường sân cho lối viết hào hùng, nghiêm trang của văn học cách mạng Đến năm
2000, dòng văn học giễu nhại phục sinh, dấy lên văn đàn làn sóng tiểu thuyết giễunhại với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, có sự bông đùa, hài hước, cũng có sựchâm biếm, mỉa mai, có thái độ đả kích xã hội, cũng có thái độ ngậm ngùi tự trào…:
Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột (Hồ Anh
Thái); Kiến, chuột và ruồi (Nguyễn Quang Lập), Giã biệt bóng tối, Mối chúa, Đất
mồ côi của Tạ Duy Anh (Đãng Khấu, Cổ Viên); Khải huyền muộn (Nguyễn Việt
Hà); Chinatown, Paris 11 tháng 8 (Thuận);… Sự đa dạng trong sắc thái cung bậc kể
khiến tiểu thuyết giễu nhại đương đại có sự cởi mở, tự do, gần gũi, áp sát đời sống
Có thể năm 2000 chưa phải là bước ngoặt quan trọng trong đời sống tiểuthuyết Việt Nam, tuy nhiên không thể phủ nhận bước sang thế kỉ XXI, tiểu thuyếtnước ta có những điểm cách tân rõ rệt, làm nên đặc trưng giai đoạn Tiểu thuyết thế
kỉ XXI một mặt kế thừa tinh hoa văn học giai đoạn trước, mặt khác nỗ lực làm mớimình trên cả nội dung lẫn nghệ thuật Trong đó, khuynh hướng văn học hậu hiện đạitrở thành trung tâm cho sự đổi mới tiểu thuyết trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI
1.1.2 Khái lược tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam
1.1.2.1 Tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam – Những phác thảo ban đầu
Hậu hiện đại là hệ hình tư duy độc đáo song lại đầy phức tạp, tác động đến
Trang 25nhiều lĩnh vực: triết học, kinh tế, khoa học, văn hóa, nghệ thuật,… Tinh thần hậuhiện đại manh nha từ những thập niên đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh thế giới thiếu
sự an ninh bởi các cuộc chạy đua vũ trang nhằm bành trướng thế lực của các cườngquốc Nỗi âu lo về khủng bố và diệt chủng, sự hoài nghi về hiện tại và tương laithường trực trong lòng xã hội loài người Bên cạnh đó, sự phát triển vượt bậc củakhoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng phát công nghệ thông tin, “giải” khoảng cáchkhông – thời gian, hình thành khái niệm “thế giới phẳng”, thúc tiến quá trình toàncầu hóa, phát sinh nhiều vấn đề nhức nhối trong sự tiếp nhận văn hóa ngoại lai Sự
ra đời hàng loạt các trang mạng xã hội lôi cuốn con người bước vào thế giới ảo.Không chỉ với tư cách con người hiện thực, con người của tự nhiên – xã hội với đầy
đủ nhân quyền và dân quyền, con người giờ đây còn đóng vai công dân của cộngđồng mạng Họ sống, học tập, làm việc, vui chơi, giãi bày tâm tư,… qua mạng.Khoảng cách một màn hình dẫn đến sự lệch pha, thậm chí tách rời giữa thông tinđược gửi và người gửi thông tin, sản sinh cảm giác hoài nghi trong lòng người.Thêm vào đó, sự thuận tiện của công nghệ thông tin hình thành “tư duy bàn phím”,thao tác gói gọn trong các cú gõ, giúp việc cắt dán, lồng ghép câu từ, văn bản trởnên dễ dàng, linh hoạt Trong mức độ nhất định, nó tạo cảm giác các sự vật hiệntượng, các quy luật cuộc sống bị phân mảnh và có khả năng “nhảy cóc”, dẫn đến sựkết nối lỏng lẻo, hỗn độn, phi trật tự… Nói tóm lại, sự bất ổn định của thời đại, xãhội bởi các cuộc chiến tranh tàn khốc cùng sự bùng phát mạnh mẽ của khoa họccông nghệ dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại
Việc xác lập nội hàm khái niệm “hậu hiện đại” không phải là điều dễ dàng.Antonio Blach – nhà nghiên cứu văn học người Tây Ban Nha, trong công trình “Vàisuy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại” (Nguyễn Trung Đức dịch), thừa nhận
sự “mù mờ” khi đưa ra khái niệm “hậu hiện đại”, tuy nhiên, ông khẳng định: nhắcđến hậu hiện đại là nhắc đến “cuộc khủng hoảng sâu sắc trong lòng xã hội hậu côngnghiệp phương Tây, cuộc khủng hoảng của những nguyên lí lớn từng khuấy động
và điều hành sự ổn định của nền văn hóa, của tất cả những gì được gọi là hiện đại”[12, tr.403] Jean – Francois Lyotard – nhà triết học người Pháp, được xem là cha đẻcủa lí thuyết hậu hiện đại, xác định: “Hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các siêu
tự sự Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học; nhưng sự tiến bộnày đến lượt nó lại tiền giả định sự hoài nghi đó Tương ứng với sự già cỗi của cơchế siêu tự sự trong việc hợp thức hóa là sự khủng hoảng của các nền triết học siêuhình học, cũng như sự khủng hoảng của thiết chế đại học phụ thuộc vào nó” [44,
Trang 26Như vậy, trên cơ sở ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại cùng những khái niệmxác lập nội hàm từ các nhà nghiên cứu, có thể thấy rằng, khi nhắc đến chủ nghĩa hậuhiện đại, người ta thường đặt nó trong tương quan với chủ nghĩa hiện đại Ở góc độvăn chương, hậu hiện đại không chỉ mang ý niệm thời gian mà còn hàm chứa cácthuộc tính biểu đạt nghệ thuật Hậu hiện đại là giai đoạn tiếp nối thời kì hiện đại,một mặt nó kế thừa tinh hoa hiện đại; mặt khác, như một sự phủ định thời kì hiệnđại, nó đề xuất những tiền đề mới, tạo ra màu sắc đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiệnđại Nền tảng cơ bản của nó dựa trên nguyên tắc hỗn độn và bất tín nhận thức Nóhoài nghi thế giới, con người, hoài nghi các chân lí, các giá trị vĩnh hằng, thậm chítrên tất cả, chủ nghĩa hậu hiện đại hoài nghi chính nó… Các thành tựu khoa học ghidấu sự tiến bộ vượt bậc của xã hội Sự tiến bộ này chưa kết thúc và cũng không thể
dự đoán thời gian kết thúc Điều đó khẳng định tri thức vẫn chưa hoàn bị Chân límới ra đời có nguy cơ xóa sổ sự tồn tại của chân lí cũ Do vậy, các nhà hậu hiện đạikhông chủ trương “lập thuyết” Họ đề cao tinh thần tự do, dân chủ; chân lí đối với
họ là không có chân lí; không có sự hỗn độn, đào thải thì không có tri thức tiến bộ.Bắt nguồn từ phương Tây, với tư cách một trào lưu văn học, chủ nghĩa hậuhiện đại có mặt ở hầu khắp các nền văn học trên thế giới Trong bài viết “Văn xuôihậu hiện đại Việt Nam: quốc tế và bản địa, cách tân và truyền thống”, Lã Nguyễnkhẳng định: “Văn học hậu hiện đại thực sự đã xuất hiện ở Việt Nam” [15, tr.204].Không giống một số nền văn học khác, sự đổi mới phương pháp sáng tác theo chủnghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam không hoàn toàn triệt để Số lượng tác giả theo cảmquan hậu hiện đại tuy nhiều nhưng không đủ rầm rộ và phổ quát, do đó, hậu hiệnđại ở Việt Nam chưa thể đẩy lên thành một trào lưu văn học Tuy nhiên, không thểphủ nhận trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, số lượng tác phẩm, đặc biệt là tiểu
thuyết, hàm chứa yếu tố hậu hiện đại khá lớn Trong đó, tiểu thuyết 3.3.3.9 [Những
mảnh hồn trần] của Đặng Thân, nói như Lã Nguyên, là “bước ngoặt quyết đoán của
văn học hậu hiện đại Việt Nam” [15, tr.207] Một số tiểu thuyết khác có thể kể đến
như: Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái; Đi tìm nhân vật,
Mối chúa, Đất mồ côi của Tạ Duy Anh (Đãng Khấu, Cổ Viên); Mình và họ, Một ví
dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà; Chinatown, Paris 11 tháng 8 của Thuận; Nháp, Phiên bản của Nguyễn Đình Tú; Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng;… Như vậy, tuy không thể nói Việt Nam có trào
lưu văn học hậu hiện đại, song có thể khẳng định văn chương nước ta thế kỉ XXI ít
Trang 27nhiều mang dấu ấn hậu hiện đại.
Tiểu thuyết với tư cách “máy cái” của nền văn học, trở thành thể loại tập trungnhiều nhất sự cách tân thi pháp theo xu hướng hậu hiện đại Dấu ấn hậu hiện đạixuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam vừa là yếu tố nội sinh vừa là yếu tố ngoạinhập Với tư cách ngoại nhập, tinh thần hậu hiện đại chủ yếu nằm ở kĩ thuật viết Làyếu tố nội sinh, tính chất hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam nằm ở tâm thứcsáng tạo, ở cảm quan về con người và thế giới Dân tộc ta suốt mấy mươi thế kỉ chịuảnh hưởng nặng nề từ các cuộc chiến Cảm giác bất an, ám ảnh bạo lực, khủnghoảng niềm tin, chấn thương tinh thần đeo đẳng con người ta qua nhiều thế hệ.Bước sang thế kỉ XXI, trước quá trình đô thị hóa và những tiến bộ về khoa học kĩthuật, Việt Nam trở thành một trong những nước có lượng công dân sử dụng mạng
xã hội rất lớn Hoàn cảnh kéo con người vào guồng quay toan tính và tranh đấu, đặt
họ đối diện với những vấn đề nhân sinh, đặc biệt là sự sụp đổ các giá trị truyềnthống Có thể thấy, hoàn cảnh nước ta khá tương đồng với hoàn cảnh ươm mầm sự
ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới
Sinh sau đẻ muộn, nước ta ý thức học tập tinh hoa của các nền văn học tiến bộ.Việc sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại không hoàn toàn vay mượn Tinhthần bất tín nhận thức, sự lệch pha giữa các tiêu chuẩn, sự đổ vỡ của các giá trị, tínhchất hỗn độn, phi trật tự của đời sống – những cảm quan hậu hiện đại – rõ ràng xuấtphát từ nội tại dân tộc Các nhà tiểu thuyết Việt Nam một mặt thể hiện tinh thần hậuhiện đại sẵn có trong tâm thức dân tộc, mặt khác tiếp thu những tiến bộ của nền vănhọc hậu hiện đại thế giới, làm mới tiểu thuyết nước nhà Cuộc “hôn phối” giữa haiyếu tố nội sinh – ngoại nhập trong tiểu thuyết không chỉ làm phong phú đời sốngvăn học dân tộc mà còn tạo ra một dòng tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam mảngbản sắc riêng, hòa vào dòng chảy chung của văn học hậu hiện đại thế giới
1.1.2.2 Tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam – Những yếu tố biểu hiện
Với nguyên tắc hỗn độn và bất tín nhận thức, tiểu thuyết hậu hiện đại xoayquanh bốn tiêu chí: “tồn tại là hỗn độn, cuộc sống là hư vô, cuộc đời là văn bản,hiện tồn là trò chơi” [16, tr.398] Tuy nhiên, không cần xuất hiện đồng thời bốn tiêuchí, chỉ cần thỏa mãn một trong bốn tiêu chí trên, khả năng tiểu thuyết trở thành sảnphẩm của nền văn học hậu hiện đại là rất lớn Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyếtđương đại Việt Nam thể hiện qua cả nội dung và hình thức
Ở phương diện nội dung, các nhà tiểu thuyết hậu hiện đại mang lại quan niệmmới về việc xây dựng hiện thực và con người trong tác phẩm Tiểu thuyết thế kỉ
Trang 28XX, đặc biệt là giai đoạn trước năm 1975, thường đi vào mô tả hiện thực lớn, táihiện tổng thể bức tranh đời sống Sau 1975, cách thức đem hiện thực cuộc sống vàotiểu thuyết manh nha thay đổi Thay vì tập trung mô tả hiện thực, người cầm bútchuyển sang chiêm nghiệm hiện thực Vẫn là dạng hiện thực bén rễ từ đời sốngkhách quan, tuy nhiên, bước sang thiên niên kỉ mới, khi các phương tiện nghe –nhìn “xâm thực” sâu sắc, toàn diện vào đời sống, hiện thực trong tiểu thuyết trở nênphức tạp, đa viễn cảnh và không dễ nắm bắt Các nhà tiểu thuyết hậu hiện đại sản
sinh trong tác phẩm một hiện thực mới – hiện thực thậm phồn (hyperreality) Khái niệm hiện thực thậm phồn được khởi xướng từ nhà xã hội học người Pháp Jean Baudrillard, dựa trên bản chất hiện thực là vật thay thế ngụy tạo (simulacra), “đó là
hình ảnh của một thực tại không tồn tại trong thế giới khách quan, một bản photokhông bản gốc, chỉ là hình ảnh bề mặt, một hình thức kí hiệu tự thân” [16, tr.62].Như vậy, hiện thực trong tiểu thuyết đương đại không chỉ là hiện thực như nó đã vàđang diễn ra mà còn có cả hiện thực không giống với bản chất thực tại cuộc sống
Vì không có mẫu gốc để so sánh, quy chiếu nên hiện thực xuất hiện trong tiểuthuyết đương đại trở nên đa chiều kích Nhờ trí tưởng tượng của con người, nó mởrộng đến vô tận, vượt xa hiện thực ở đời, trở thành hiện thực khả nhiên, bao gồm tất
cả những gì xảy ra và chưa xảy ra (nhưng có khả năng xảy ra), là “thế giới của bất
cứ điều gì con người có thể nghĩ hay tưởng tượng ra” [16, tr.51]
Tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận lấy bối cảnh thảm họa môi trường ở
Pháp, đó là sự kiện nắng nóng cực độ diễn ra từ ngày 11 tháng 8 đến ngày 13 tháng
8 năm 2003, khiến khoảng 15.000 người tử vong Đây là một sự kiện hoàn toàn cóthật ở Pháp Nhà văn cất công thu thập tư liệu từ đời sống thực tế, trên báo, đài phátthanh, truyền hình, mạng xã hội,… Góp nhặt, chắp ghép thông tin, Thuận gom đượcmột khối lượng khổng lồ các “bản photo không bản gốc” Tập hợp nhiều thông tinvới những nguồn khác nhau về cùng một chủ đề, thậm chí có những thông tin không
thống nhất, đụng độ nhau gắt gao, tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 dựng lên một hiện
thực đa chiều kích, đầy rẫy những hoài nghi, ngờ vực, liệu từng mẩu tin đưa ra, baonhiêu phần trăm là sự thật?
Thế giới thực nửa nổi nửa chìm, phần chìm kia có thể bị chôn vùi vĩnh viễnkhi người nắm giữ nó biến mất mãi mãi Có những sự thật không phải tự nhiên vốn
có mà cố ý dựng lên, được cắt xén, may vá, lẫn lộn trong u mê mộng mị Từ ý thức
mở rộng biên độ của hiện thực, vẫn trên nền tảng thậm phồn, văn học hậu hiện đại
hình thành khái niệm hiện thực huyền ảo – “là những gì con người có thể tri giác và
Trang 29cả linh giác về thế giới xung quanh theo cách thế giới đó được nhìn từ góc nhìn
“bản thể” của nó” [16, tr.52] Như vậy, ngoài hiện thực con người có thể tri giác, ýthức được, các nhà tiểu thuyết hậu hiện đại còn tìm thấy dạng hiện thực vô thức, ma
quái, hiện thực của tưởng tượng, của những giấc mơ kì ảo,… Hiện thực trong Đi tìm
nhân vật và Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là những hỗn độn, đổ nát, điêu tàn,
là hành trình loay hoay đi tìm sự thật, lí giải cho nỗi đau đớn, đọa đầy của con
người từ tiền kiếp Hiện thực trong Mưa ở kiếp sau, Và khi tro bụi của Đoàn Minh
Phượng là sự vụn rời, phân rã của các mối quan hệ, là hiện thực của ý thức, vô thức,của giấc mơ và trí tưởng tượng… Những hiện thực này chồng chéo, đan xen vàonhau, gây ra sự “thậm phồn”, “phì đại” Tuy mỗi nhà tiểu thuyết hậu hiện đại cóquan niệm xây dựng hiện thực thậm phồn khác nhau, song tựu trung, họ đều hướngtới một xã hội mà mọi sự móc nối, liên kết dường như bị phân rã, tạo nên một thếgiới với những mảnh vụn vặt, không thống nhất, đa chiều kích, dấy lên trong lòngngười bao hoang mang, ẩn ức, hoài nghi, ngờ vực
Cách nhìn về hiện thực thậm phồn chi phối các nhà tiểu thuyết hậu hiện đạitrong việc xây dựng thế giới nhân vật, từ đó sản sinh ra quan niệm nghệ thuật mới
về con người Con người được khám phá, khai thác ở nhiều góc độ: xã hội, tự nhiên
và tâm linh Tiểu thuyết hậu hiện đại nổi bật kiểu nhân vật tha hóa, nhân vật mangmàu sắc huyền ảo và nhân vật cô đơn, lạc lõng, đầy hoài nghi
Kế thừa phát hiện từ các nhà văn sau 1986, các nhà tiểu thuyết hậu hiện đạithế kỉ XXI tiếp tục xây dựng kiểu nhân vật tha hóa Các nhà văn đẩy ngòi bút về tớicực hạn, không ngần ngại vạch trần những xấu xa, bỉ ổi, đốn mạt, không sợ sệt khiphơi bày những ham muốn điên loạn, bệnh hoạn của con người Không kiêng dè,
trong Mối Chúa, Đãng Khấu (Tạ Duy Anh) phản ánh sự đồi bại của giới quan chức
nhà nước Nhờ quan hệ và mưu mẹo, Mr Đại từng bước leo lên chức huyện trưởng.Hắn làm việc với nguyên tắc “thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết”, sẵn sàng trừ khửnhững người chống đối mình, giết cả những thân tín chỉ vì mục đích bịt đầu mối.Mỗi khi có người cần nhờ vả, câu cửa miệng của y là: “Vụ này tôi được bao nhiêu?”
[35, tr.30] Quái đản hơn, trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), nhân
vật Cốc và Bóp có cách thỏa mãn dục vọng vô cùng biến thái Cốc cố ý sưu tập hơn
100 chiếc quần lót đàn bà để minh chứng “thành tích ăn nằm” của mình, Bóp tìmcảm giác thỏa mãn bằng cách bóp chết những con vật để chúng “xuất dương lực”…Như các nhà văn hiện thực phê phán, các nhà tiểu thuyết đương đại vẫn lí giảinguyên nhân cho sự đốn mạt của con người nằm ở xã hội – một xã hội với đời sống
Trang 30đô thị hóa phức tạp Thêm vào đó, họ còn chỉ ra sự khủng hoảng nhân cách xuấtphát từ trong bản thể con người Không phê phán, lên án gay gắt, xã hội hiện đạichấp nhận mọi mặt sáng tối như một phần tất yếu của cuộc sống.
Các nhà tiểu thuyết hậu hiện đại không chỉ nhìn con người ở phương diện bảnnăng tự nhiên, xã hội mà còn nhìn ở góc độ tâm linh, hình thành kiểu nhân vật mangmàu sắc huyền ảo Con người là sản phẩm của tự nhiên – xã hội – văn hóa Màu sắchuyền ảo được vận dụng trong tiểu thuyết xuất phát từ đặc điểm văn hóa người Việt– văn hóa tâm linh Văn học hậu hiện đại không lạm dụng tràn lan các yếu tố maquái, hoang đường, kì ảo; thay vào đó, các nhà tiểu thuyết xây dựng nhân vật huyền
ảo song hành cùng sự tiến bộ khoa học kĩ thuật thời đại Tuy khoa học phát triển vàđạt được nhiều thành tựu rực rỡ song nó vẫn tỏ ra bất lực trước lĩnh vực tâm linh.Việc xây dựng nhân vật huyền ảo như sự bù lấp khoảng trống khoa học, thỏa mãntính tò mò, ham khám phá của con người Tinh thần bất tín nhận thức khiến conngười chấp nhận cái ảo như một phần hiện thực cuộc sống Trong cả hai tiểu thuyết
Và khi tro bụi và Tiếng Kiều đồng vọng của Đoàn Minh Phượng, ta bắt gặp nhân vật
“hồn ma” hiện lên với những giằng xé, trăn trở và cả những ước vọng đời thường.Tác giả xây dựng hàng loạt các đoạn đối thoại giữa hồn ma và con người bằng lờinói, bằng văn bản và bằng cả tâm tưởng Nhân vật xuất hiện trong sự kết nối giữahiện tại và quá khứ, thực tế và mộng mị, cõi dương và cõi âm, thực tại và ước
vọng… Nhân vật bào thai trong Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) là một dạng nhân
vật huyền ảo mang vẻ đẹp thiên sứ Bào thai đến cuộc đời để mang lại niềm vui,hạnh phúc, tỏa ánh sáng thiện lương vào cõi nhân sinh, cứu rỗi con người khỏinhững lỗi lầm, đau đớn, phiền muộn… Như vậy, dưới góc nhìn của các nhà văn hậuhiện đại, con người đang sống trong thế giới mà tự nhiên và siêu nhiên quyện hòalàm một
Nguyên tắc hỗn độn và bất tín nhận thức sản sinh trong tiểu thuyết hậu hiệnđại kiểu nhân vật hoài nghi, cô đơn, lạc lõng Trước sự điêu tàn, nhơ nhuốc, lộnxộn, lố lăng của thời cuộc, con người loay loay trên hành trình tìm kiếm bản ngã, lígiải những nỗi đày đọa từ tiền kiếp, tìm kiếm giá trị thực sự của cuộc sống trong
đống đổ nát của xã hội Nhân vật “tôi” (Chu Quý) trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy
Anh luôn hoài nghi về chính bản thân mình Câu hỏi xác định “Tôi là ai?” lặp đi lặplại trong đầu nhân vật Nhân vật luôn chìm đắm trong cuộc truy tìm bản thể, truy
tìm ý nghĩa cuộc sống Liên trong Paris 11 tháng 8 của Thuận là con người lãnh
cảm, vô hồn Cô chủ động thu mình, chủ động xa lánh, vạch rõ ranh giới với mọi
Trang 31người Các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Hiếu và Trang trong
Mình và họ, Hiền trong Thoạt kì thủy…) dù sống cùng nhau, có nói chuyện, làm
việc, tương tác qua lại với nhau, song tất cả dường như chỉ là hành động diễn ratrong vô thức Họ lạc lõng, cô đơn, mất kết nối ngay cả khi đang giao tiếp với cộngđồng, xã hội… Như vậy, bắt nhịp từ hiện thực hỗn độn của cuộc sống, các nhà tiểuthuyết hậu hiện đại xây dựng con người hoài nghi, cô đơn, lạc lõng như một sảnphẩm của hiện thực Họ là những con người chơi vơi, không tìm thấy bất kì điểmtựa nào để bấu víu trước thực tại; sự hoài nghi về những biến động, sự đổ vỡ củanhững đức tin đẩy con người vào thế hoang mang, mất phương hướng trong chính
xã hội của mình
Về phương diện hình thức, dấu ấn hậu hiện đại chủ yếu thể hiện ở kĩ thuật tự
sự thông qua cách xây dựng kết cấu, giọng điệu và điểm nhìn trần thuật Đầu tiên,dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XXI thể hiện qua việc xâydựng kết cấu tác phẩm Khước từ đại tự sự, tiểu thuyết đương đại đi vào các tiểu tự
sự, đề cao sự phi trung tâm, tính đứt đoạn, bất định, phân rã của mọi thành tố Tiểuthuyết không còn được kể với một trật tự tuyến tính về thời gian, không gian màđược sắp xếp theo ý đồ riêng của tác giả Hai thủ pháp xây dựng kết cấu tiêu biểu làthủ pháp phân mảnh và liên văn bản Sáng tạo những thủ pháp trần thuật này, cácnhà hậu hiện đại tạo được hiệu ứng hỗn độn, đứt đoạn trong nhận thức của ngườiđọc về xã hội hậu hiện đại – một xã hội rạn nứt, phân rã Manh nha xuất hiện từ saunăm 1975, tuy nhiên phải đến thế kỉ XXI, sự thay đổi kết cấu dựa trên kĩ thuật tự sựhậu hiện đại mới trở nên phổ biến trong văn học Việt Nam Ta có thể bắt gặp những
đặc điểm kể trên trong các tiểu thuyết: Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột, Đức
Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái; Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh; Thoạt kì thủy, Ngồi, Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà,…
Dấu ấn thứ hai thể hiện thông qua giọng điệu Giễu nhại trở thành giọng điệuphổ biến trong tiểu thuyết hậu hiện đại thế kỉ XXI Đối tượng giễu nhại trong tiểuthuyết hậu hiện đại không chỉ là cái nhơ nhuốc, bẩn thỉu mà còn là những điều chânchính trong xã hội Đó có thể là sự nhại giữa tác phẩm này với tác phẩm khác, giữa
ý tưởng với ý tưởng, giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với người
kể chuyện, hay giữa các nhân vật với nhau Đặc biệt, tiểu thuyết hậu hiện đại khôngchỉ tìm đến các đối tượng bên ngoài để giễu nhại mà nó còn tự giễu nhại chínhmình Ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái sự giễu nhại nhân cách,
Trang 32đạo đức con người (SBC là săn bắt chuột); hay sự giễu nhại tôn giáo trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Mười lẻ một đêm ngay từ cái tên đã định hướng cho người đọc liên tưởng đến truyện kể Nghìn lẻ một đêm Toàn bộ tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) như một cuộc chơi giễu nhại trinh thám Nhìn
chung, tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói giễu nhại là âm hưởng chính của tiểuthuyết hậu hiện đại Việt Nam thế kỉ XXI
Thứ ba, dấu ấn hậu hiện đại còn thể hiện thông qua việc tác giả lựa chọn điểmnhìn trần thuật Sự đa dạng hóa và luân phiên thay đổi điểm nhìn là một đặc điểmcách tân rõ nét trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết theo hướng hậu hiện đại ở đầuthế kỉ XXI Khác với tiểu thuyết truyền thống thường sử dụng điểm nhìn toàn tri với
sự “thống trị” của người kể chuyện đáng tin cậy, tiểu thuyết theo xu hướng hậu hiệnđại lựa chọn trần thuật từ điểm nhìn của người kể chuyện không đáng tin cậy Tiểu
thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh có sự kết hợp nhiều ngôi kể một cách linh
hoạt Trong tác phẩm có hơn một người kể chuyện xưng hô ở ngôi thứ nhất: ngườidẫn chuyện – tác giả, nhân vật xưng “tôi” – thằng bé, nhân vật xưng “tao” – ngườitrong bóng tối Các điểm nhìn từ các nhân vật liên tục dịch chuyển, đan xen, hòa lẫn
vào nhau Trong Phiên bản (Nguyễn Đình Tú), điểm nhìn trần thuật thay đổi luân
phiên qua những tính cách khác nhau của nhân vật Diệu Mục đích chính của kĩthuật tự sự đa điểm nhìn là khách quan hóa trần thuật, đem lại tính đối thoại liên tụctrong tác phẩm, giúp người đọc nắm bắt bản chất thật sự của cuộc sống hiện tồn.Dấu ấn hậu hiện đại xuất hiện trong văn học Việt Nam ngày càng rõ nét ở cảnội dung lẫn hình thức Tính đến hai mươi năm đầu thế kỉ XXI, khuynh hướng vănhọc hậu hiện đại tỏ ra đắc dụng trong lãnh địa văn chương dân tộc Sáng tác theokhuynh hướng này là bàn đạp để văn học nước ta tiến sâu hơn trên trường quốc tế,đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu Tuy nhiên, thực tế xuất hiện nhiều tác phẩm ômđồm, lạm dụng kĩ thuật tự sự phương Tây, chưa có sự chọn lọc và cân bằng khi đemcác yếu tố ngoại lai vào văn chương dân tộc, khiến tác phẩm nặng nề về hình thức,hời hợt trong nội dung, chưa phù hợp với văn hóa tiếp nhận của độc giả Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại ít nhiều quen thuộctrong giới văn nghệ sĩ Tuy nhiên, về phía tiếp nhận, không thể phủ định khuynhhướng này còn khá xa lạ với mĩ cảm đương thời, nhiều độc giả vẫn chưa chấp nhậnlối viết có sự kết nối lỏng lẻo giữa các thành tố Để đọc hiểu dạng tiểu thuyết này,đòi hỏi người đọc cần có năng lực tiếp nhận văn học nhất định
1.2 Nhà văn Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và tiểu thuyết Đất mồ côi
Trang 33Từ năm 1986, ở lĩnh vực văn xuôi, tiểu thuyết và truyện ngắn được xem là thểloại bội thu của văn học Việt Nam Sang thế kỉ XXI, tiểu thuyết vẫn giữ vương miệnthống soái giữa rất nhiều thể loại văn học khác Là người tạo ra dòng văn học “bướcqua lời nguyền” từ lĩnh vực truyện ngắn, Tạ Duy Anh sớm tạo dựng vị trí ổn địnhtrong lòng công chúng yêu văn chương Không “ngủ quên trên chiến thắng”, lão Tạtiếp tục làm mới sự nghiệp văn học của mình khi quyết định thử nghiệm thể loạitiểu thuyết Lựa chọn đề tài gắn với hiện thực xã hội, tác giả mang đến cho văn học
nước nhà những sáng tác mang hơi thở thời đại, gần đây nhất là tiểu thuyết Đất mồ
côi dưới bút danh Cổ Viên Đất mồ côi nói riêng và các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh
nói chung góp phần mang lại một dòng chảy riêng giữa mạch chung tiểu thuyết ViệtNam đương đại
1.2.1 Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và hành trình sáng tác tiểu thuyết
Cổ Viên tên thật là Tạ Viết Đãng, sinh năm 1959, quê ở làng Cổ Hiền, xãHoàng Việt, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Bên cạnh bút
danh Cổ Viên (sử dụng khi sáng tác tiểu thuyết Đất mồ côi) và bút danh Đãng Khấu (sử dụng khi sáng tác tiểu thuyết Mối chúa), Tạ Viết Đãng được nhiều người biết
đến nhiều hơn với bút danh Tạ Duy Anh Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng
bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai Sau đó, ôngđược học ở Trường viết văn Nguyễn Du; ra trường, được giữ lại trường làm giảngviên Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993 Sau đó,ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho đến khi nghỉ hưu
Tạ Duy Anh là cây bút tài năng và đầy triển vọng của văn học Việt Nam Vớiniềm đam mê văn chương cùng bút lực dồi dào, nhà văn dày công thử nghiệm trênnhiều thể loại, từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến tản văn và các bài bình luận xã hội.Mỗi thể loại, ông đều có những thành công nhất định, đặc biệt là truyện ngắn và tiểuthuyết Nói về hành trình đến với văn chương, lão Tạ chia sẻ: “Tôi không đượcchuẩn bị mảy may để trở thành nhà văn Trừ cụ nội bốn đời của tôi có ít chữ nghĩanhưng lánh tục, còn lại tôi không được thừa hưởng truyền thống văn chương nhưmọi người thường hỏi tôi về điều đó Thậm chí tôi còn thừa hưởng cái không aimuốn đó là sự thất học” [2, tr.15] Trong thời gian ở Hòa Bình, bằng niềm say mêvăn học và năng khiếu bẩm sinh, năm 1980, Tạ Duy Anh đặt bước chân đầu tiên
trên hành trình sáng tạo nghệ thuật bằng truyện ngắn Để hiểu một con người Tác phẩm được duyệt in trên báo Lao động – một trong những tờ báo có tiếng thời bấy
giờ Sau bước đi thành công này, Tạ Duy Anh như được tiếp thêm động lực Năm
Trang 341989, Bước qua lời nguyền ra đời Tác phẩm đạt giải nhất truyện ngắn nông thôn do báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Bước qua lời
nguyền được đông đảo công chúng đón nhận, trở thành hiện tượng văn học thời
điểm bấy giờ Tác phẩm chĩa thẳng mũi dùi vào những định kiến trói buộc conngười hàng thế kỉ, đặt ra nhu cầu tự vấn để phát triển ở mỗi cá nhân, cộng đồng và
dân tộc Trên báo Văn nghệ số 50, tháng 12 năm 1989, Hoàng Ngọc Hiến không ngại dành cho Bước qua lời nguyền những lời khen “có cánh”, nhà phê bình nhận
định: “Phong cách truyện ngắn Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới,
dòng văn học bước qua lời nguyền” [25, tr.139] Có thể nói, Bước qua lời nguyền là
một thành tựu lớn trong sự nghiệp văn chương của lão Tạ, là động lực và cũng làbước đệm quan trọng để nhà văn khẳng định tài năng nghệ thuật của mình trên vănđàn dân tộc thế kỉ mới
Khoảng mười năm đầu sau Đổi mới, các nhà văn được dịp “phá trói”, văn đànliên tục đón nhận sự “chào đời” có giá trị của hàng loạt “đứa con tinh thần” của cácnhà văn Cuối thế kỉ XX, tiểu thuyết có dấu hiệu chững lại, các văn sĩ vẫn đều taysáng tác nhưng hiếm có tác phẩm gây được tiếng vang lớn Thực trạng tiểu thuyếtdường như hồi quy về giai đoạn đầu sau giải phóng đất nước 1975 – thời điểm cácnhà tiểu thuyết Việt Nam loay hoay tìm hướng đi cho riêng mình Sau thành công
vang dội của truyện ngắn Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh lấn sân sang tiểu
thuyết như một cuộc thử nghiệm và trở thành hiện tượng nổi bật trên văn đàn, gópphần thổi một làn gió mới, cởi trói cho văn chương Việt Nam sau một thời gian tiểuthuyết nước nhà trượt dài trên quán tính cũ Hành trình tiểu thuyết của lão Tạ khôngmấy suôn sẻ, kẻ khen nhiều, kẻ chê cũng không ít, thậm chí có những tác phẩm
vướng phải lệnh cấm xuất bản Khúc dạo đầu (1991) đánh dấu bước chuyển mình
đầu tiên của lão Tạ sang địa hạt tiểu thuyết Tuy nhiên, tác phẩm không nhận được
sự phản hồi tích cực của độc giả Tích góp từ những lời đánh giá, thẩm định, nhàvăn tiếp tục cố gắng và khẳng định tài năng của mình khi ông cho ra đời hàng loạttiểu thuyết được giới chuyên môn đánh giá cao, đặc biệt ở kĩ thuật viết Điều này
được minh chứng lần lượt qua các tác phẩm: Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008), Mối chúa (2017), Đất
mồ côi (2020).
So với Khúc dạo đầu, Lão Khổ có sự thành công hơn cả Tiểu thuyết sử dụng
lối kết cấu phân mảnh, được xây dựng bằng việc lắp ghép các truyện ngắn – nhữngmảnh vỡ trong cuộc đời nhân vật lão Khổ Tuy có sự đổi mới trong kĩ thuật tự sự,
Trang 35song tiểu thuyết Lão Khổ với nội dung thù hằn giai cấp cùng lối tái hiện hiện thực vẫn còn mang dáng dấp của Bước qua lời nguyền, chưa thực sự đọng lại nhiều dấu
ấn giúp tên tuổi nhà văn tiến sâu hơn trên địa hạt tiểu thuyết Mặc dù vậy song Lão
Khổ vẫn được đánh giá là tác phẩm đánh dấu sự trở lại khá thành công, là bước
ngoặt khẳng định tiềm năng của Tạ Duy Anh với tư cách một nhà tiểu thuyết
Sau Lão Khổ, nhà văn dường như chững lại ở thể loại tiểu thuyết Mười năm
vắng bóng có lẽ là chặng đường tác giả chuẩn bị hành trang tạo nên bước đột phá
mới Không phụ sự kì vọng của độc giả, “cú hích” Đi tìm nhân vật (2002) đưa tên
tuổi Tạ Duy Anh trở lại “sân chơi” tiểu thuyết với sự thành công vang dội Vừa ramắt đã vướng phải lệnh cấm xuất bản nhưng sức hút của tác phẩm trước công chúng
là điều không thể phủ nhận Tiểu thuyết manh nha xuất hiện dấu ấn của văn học phi
lí khi tác phẩm đặt ra vấn đề về sự hoài nghi bản thể, sự đánh đồng cá tính và sự tha
hóa đạo đức trầm trọng Trên hành trình sáng tác của lão Tạ, Đi tìm nhân vật mang
tính chất của một cuộc đại cách mạng cấu trúc tiểu thuyết Chạy dọc tác phẩm là sựkiện nhân vật “tôi” (Chu Quý) điều tra nguyên nhân cái chết của cậu bé đánh giày ởkhu phố G Là sự kiện khơi mào và xuyên suốt tác phẩm song nó lại là sự kiện đượctái hiện mờ nhạt nhất Chu Quý là nhân vật chính nhưng dường như lại bị “lép vế”trước câu chuyện của những nhân vật khác Lối viết phá vỡ hệ thống cốt truyện, phá
vỡ tuyến nhân vật chính ở Đi tìm nhân vật gây không ít tranh cãi Lối đọc truyền
thống – lối đọc thụ động, tuân theo sự dẫn dắt một chiều của tác giả, lộ rõ hạn chế
khi độc giả lựa chọn để giải mã Đi tìm nhân vật Sự ra đời tiểu thuyết này góp phần
định hướng người đọc tiến tới lối đọc mới – đọc trên tinh thần đối thoại – đối thoạivới tác giả, với tác phẩm và với chính mình
Tiến sâu hơn ở mô thức văn học phi lí, năm 2004, Tạ Duy Anh cho ra mắt
Thiên thần sám hối Đây tiếp tục là sản phẩm khẳng định tài năng viết tiểu thuyết
của lão Tạ Tác phẩm nhanh chóng trở thành tâm điểm của dư luận, nhận được sựđón nhận nồng nhiệt của độc giả và sự đánh giá cao từ giới chuyên môn Ra đờichưa đầy một năm, tiểu thuyết đã có bốn lần tái bản với số lượng lên tới gần 20.000
bản Thiên thần sám hối lấy góc nhìn từ một bào thai – loại hình nhân vật phi lí độc
đáo, sáng tạo của nhà văn Lựa chọn bối cảnh không gian nhỏ hẹp (bệnh viện X) vàthời gian ngắn ngủi (ba ngày), song vấn đề Tạ Duy Anh đặt ra trong tiểu thuyết lạikhiến độc giả day dứt khôn nguôi Nhìn sự ứng xử của con người trước hoan lạccùng cách đối diện và xử lí “kết quả” của những lần hoan lạc ấy, bạn đọc giật mìnhtrước những toan tính đồi bại, xấu xa, kinh tởm đến phi lí của con người, tình mẫu
Trang 36tử giản dị, đơn thuần cũng trở nên xa xỉ trong thế giới nghiệt ngã kia Tạ Duy Anh
“thai nghén” tiểu thuyết không chỉ bằng trí tưởng tượng mà còn bằng những va vấp
cuộc đời; do đó, Thiên thần sám hối mang màu sắc văn học phi lí nhưng lại không
phi lí, tất cả những phi lí trong tiểu thuyết vốn dĩ vẫn tồn tại trong đời sống thực.Nhà văn chia sẻ: “Tôi không ý thức những gì mình viết ra lại mang màu sắc phi lí”[6, tr.132] Lối viết phi lí trong văn chương Tạ Duy Anh vừa là một sự học tập vàtiếp nhận lí thuyết phương Tây vừa là một sự cộng hưởng từ tâm thức dân tộc, từ
đời sống xã hội Việt Nam đương thời Đến Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối, độc giả đã thấy được “một Tạ Duy Anh khác nhiều so với Tạ Duy Anh của Bước
qua lời nguyền hay Lão Khổ” [3, tr.141].
Sau Thiên thần sám hối, nhà văn tiếp tục chấp bút và tiểu thuyết Sinh ra để
chết được phát hành Theo chia sẻ của tác giả, Sinh ra để chết hoàn thành từ năm
2005, trước khi nhà văn bắt tay viết Giã biệt bóng tối một năm Đây là tiểu thuyết
Tạ Duy Anh dành nhiều sự quan tâm và mong muốn được nhiều người đọc nhất so
với những tác phẩm trước đó Tuy nhiên nhìn chung, Sinh ra để chết không có độ
lan tỏa ở thị trường tiểu thuyết Việt Nam, có lẽ bởi tác phẩm được chọn in tại hải
ngoại Sau Sinh ra để chết, nhà văn tiếp tục mang đến công chúng một tiểu thuyết với lối kể hoàn toàn mới – tiểu thuyết Giã biệt bóng tối Số phận “những đứa con” của Tạ Duy Anh dường như đều có “quy luật” chung Giã biệt bóng tối cũng là một
tiểu thuyết dấy lên trong dư luận sự tranh bàn gay gắt, có hẳn một cuộc tọa đàmluận bàn về tác phẩm diễn ra tại Viện Văn học (Hà Nội) vào tháng 05 năm 2008 –
ba tháng sau khi tiểu thuyết được phát hành Tại tọa đàm, nhà nghiên cứu Nguyễn
Thị Bình và Nguyễn Phượng đều công nhận Giã biệt bóng tối là tác phẩm đáng đọc nhưng chưa đạt được kì vọng mà giới chuyên môn dành cho cha đẻ của Thiên thần
sám hối Tác phẩm với nội dung thực – ảo đan lẫn, xoay quanh câu chuyện ở làng
Thổ Ô cùng những cái chết kì lạ Quá trình đô thị hóa, cuộc sống nghèo nàn, tốităm, đầy thù hận cùng sự tha hóa nhân cách con người được nhà văn xoáy sâu trongtác phẩm Ngoài cách kể xáo trộn thời gian từng gặp trong lối viết của Tạ Duy Anh
ở những tác phẩm trước đó, Giã biệt bóng tối có nét độc đáo hơn bởi tiểu thuyết có
sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn trần thuật, độc giả thậm chí không thể phânđịnh rạch ròi ranh giới giữa tác giả và nhân vật Sự thay đổi điểm nhìn khiến mạchtruyện chính bị xé mảnh và xáo trộn lẫn nhau Mỗi điểm nhìn gắn với từng chủ thể
kể chuyện, tạo ra nhiều tiếng nói khác nhau trong cùng một tiểu thuyết Tất cả cáctiếng nói đều có sự bình đẳng trong vai trò, mỗi tiếng nói đại diện cho một góc nhìn
Trang 37Điều này không chỉ khiến Giã biệt bóng tối mang tính dân chủ, vươn tới lối kể đa
thanh mà còn giúp tiểu thuyết dễ dàng phơi bày các khía cạnh khác nhau của đờisống một cách tự nhiên, đa hình đa sắc
Chín năm vắng bóng ở “sân chơi” tiểu thuyết, năm 2017, Tạ Duy Anh trở lại
với bút danh Đãng Khấu cùng tiểu thuyết Mối chúa Tác phẩm ra đời nhận được sự
“săn lùng” nồng nhiệt của độc giả, ngay lập tức được giới văn chương mang ra soi
xét, đánh giá, thẩm định Chịu chung số phận với Đi tìm nhân vật, Mối chúa phát
hành chưa được bao lâu đã bị đình chỉ và thu hồi Chính sự kiện này càng khiến độ
thu hút của Mối chúa tăng lên đáng kể Tiểu thuyết được phần đông giới chuyên môn đánh giá là một tác phẩm đồ sộ cả về dung lượng và chất lượng Mối chúa
phản ánh vấn đề “đao to búa lớn” trong xã hội: sự cấu kết trục lợi giữa giới chứctrách và doanh nghiệp gây ra hậu họa khôn lường cho xã hội về nhiều mặt ĐãngKhấu chĩa thẳng mũi dùi vào giới quyền lực mưu mô, tham tàn cùng các hành động
vô nhân đạo, song tất cả lại được che đậy bởi vỏ bọc nhân văn, đạo đức Mối chúa
thuộc tiểu thuyết hiện thực phê phán, được viết theo lối kĩ thuật tự sự hậu hiện đạiphương Tây Nhìn chung, tác phẩm được đón nhận tích cực, được giới chuyên mônđánh giá cao, song chính bởi cách viết không dè chừng, không kiêng nể, khiến hiệnthực được xây dựng trong tiểu thuyết trở nên quá đen tối, nhiều độc giả chưa thểchấp nhận lối tự sự thẳng thừng như vậy trong văn chương
Sau bước đi không may mắn ở Mối chúa, không để độc giả đợi lâu, ba năm sau, Tạ Duy Anh trình công chúng tiểu thuyết Đất mồ côi dưới bút danh Cổ Viên Tính đến thời điểm hiện tại, Đất mồ côi là tiểu thuyết mới nhất của lão Tạ Giá trị
của tác phẩm còn cần một độ lùi thời gian thẩm định
Mỗi lần Tạ Duy Anh cho ra đời bất kì cuốn tiểu thuyết nào, văn đàn lúc ấy lại
“sục sôi dậy sóng” Mỗi tiểu thuyết là một sự phá cách ở cả nội dung lẫn hình thức.Tập trung ngòi bút vào hiện thực cuộc sống, Tạ Duy Anh không ngần ngại lột trầnhiện thực đến mức tận cùng Không lãng mạn, không thi vị hóa, không dè chừng,không kiêng nể bất cứ ai hay bất cứ điều gì, mọi thứ được Tạ Duy Anh miêu tả lồ lộtrên văn bản, đôi lúc khiến người đọc giật mình vì những khía cạnh bỉ ối, xấu xa vàkinh tởm của con người – hạt nhân cơ bản lập thành xã hội Có thể nhận xét, tiếntrình tiểu thuyết của Tạ Duy Anh “đi từ lãng mạn qua hiện thực đến phi lí, từ lốiviết mang màu sắc cổ điển đến lối viết hiện đại, trong đó ở trạm phi lí là trạm dừngchân lâu, đạt được thành tựu nhiều nhất và cũng bộc lộ giới hạn của mình rõ nhất”[18, tr.167] Với tâm thức sáng tạo mang bản sắc dân tộc kết hợp cùng kĩ thuật viết
Trang 38học tập từ nước bạn, tiểu thuyết của lão Tạ không rập khuôn máy móc, nhà văn nỗlực tìm lối đi riêng cho hành trình sáng tạo văn chương của mình Trong quan niệmnghệ thuật, Tạ Duy Anh cho rằng: Kĩ thuật viết là “điều quan trọng, trừ những aikhông định làm nhà văn chuyên nghiệp Kĩ thuật, xét cho cùng, là nỗ lực tạo ra hìnhthức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm… Khi đặt bút là xuất hiện vấn đề kĩthuật…” [4, tr.396] Đặt trong tiến trình tiểu thuyết đương đại Việt Nam, hành trình
tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là “bộ phận chủ yếu và năng động” [7, tr.67] Từ Khúc
dạo đầu đến Đất mồ côi, tuy chủ đề các tác phẩm có sự khác nhau, tư duy viết tiểu
thuyết và kĩ thuật trần thuật cũng có sự thay đổi trên tinh thần cách tân, tiếp cận vàtiệm cận với lí thuyết tự sự thế giới; song nhìn chung, từ đầu chí cuối, Tạ Duy Anhvẫn luôn là một nhà văn say mê với nghiệp cầm bút, đau đáu trên hành trình truytìm căn tính người Việt Tiểu thuyết lão Tạ tràn ngập tội lỗi, ân oán, thù hằn, songtrong bất kì tác phẩm nào, người đọc vẫn có thể thấy rõ quan niệm của nhà văn vềcon người và cuộc sống: mọi thứ đều có thể cứu chuộc bằng tình thương
Song hành cùng tiểu thuyết, với khối lượng tác phẩm đồ sộ, truyện ngắn cũng
là thể loại thành công không kém trong sự nghiệp văn học của Tạ Duy Anh Một số
tập truyện nổi bật có thể kể đến như: Bước qua lời nguyền (1990), Luân hồi (1994),
Gã và nàng (2000), Bố cục hoàn hảo (2004),… Ở thể loại truyện, người đọc còn bắt
gặp một Tạ Duy Anh rất khác khi ông chấp bút viết truyện thiếu nhi Không gaigóc, không sắc lạnh, trong các sáng tác dành cho trẻ em, nhà văn sử dụng vănphong hồn nhiên và trong trẻo, sáng tác những nội dung đề cao tính chất giáo dục,bồi dưỡng tâm hồn trẻ Hàng loạt truyện dài và tập truyện thiếu nhi gắn với tên tuổi
Tạ Duy Anh có thể kể đến như: Đối thủ còi cọc, Vó ngựa trở về, Quả trứng vàng,
Phép lạ, Hiệp sĩ áo cỏ,… Giọng điệu và lối viết dành cho người lớn và trẻ em ở Tạ
Duy Anh có phần khác biệt, song dù hướng tới bất kì đối tượng độc giả nào, trướcsau như một, chúng ta vẫn thấy một Tạ Duy Anh với tấm lòng yêu thương conngười cùng một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu thương
Bên cạnh truyện ngắn và tiểu thuyết, Tạ Duy Anh cũng thử sức với những thểloại khác như tản văn, bình luận xã hội… Mỗi thể loại, nhà văn đều có sự thànhcông nhất định; song nhìn chung, tiểu thuyết và truyện ngắn mới thực sự là thể loại
sở trường, ghi dấu nhiều thành tựu của lão Tạ trong sự nghiệp sáng tác Trong lịch
sử văn học nước nhà, có thể khẳng định vị trí và tầm ảnh hưởng to lớn của Tạ DuyAnh với tư cách là nhà văn tài năng, tạo được phong cách nghệ thuật riêng và luôn
nỗ lực làm mới mình trên hành trình sáng tạo nghệ thuật Từ Lão Khổ đến Đất mồ
Trang 39côi, Tạ Duy Anh vẫn trên hành trình khám phá, thể nghiệm và thử nghiệm lối viết
theo khuynh hướng hậu hiện đại Tác phẩm của ông luôn tạo được sự tranh bàn,thảo luận từ đông đảo độc giả chuyên và không chuyên, có người khen, có kẻ chê,
có người đánh giá cao sự đổi mới ở tư duy viết tiểu thuyết, có người cho rằng ôngkhông có sự chọn lọc, ôm đồm và lạm dụng kĩ thuật viết phương Tây Dù nhữngđánh giá về Tạ Duy Anh không thống nhất, song ông vẫn được dư luận và giớichuyên môn khẳng định là một hiện tượng văn học cá tính và đầy triển vọng, là
“nhà văn trẻ có nhiều nỗ lực trong việc tìm một lối thoát cho tiểu thuyết” [39,tr.184], góp phần làm nên diện mạo tiểu thuyết đương đại Việt Nam
1.2.2 Tiểu thuyết Đất mồ côi trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Đất mồ côi được Tạ Duy Anh cho ra mắt bạn đọc vào cuối năm 2020, mặc dù
cuốn tiểu thuyết được ông chấp bút từ khá nhiều năm về trước Một điều đặc biệt,với tiểu thuyết này, ông đề bút danh Cổ Viên thay vì bút danh Tạ Duy Anh nhưthông thường Theo chia sẻ của nhà văn, cách đặt bút danh Cổ Viên lấy ý tưởng từcách đặt bút danh của nhà văn Nam Cao, như một cách để ông bày tỏ lòng thànhkính với đấng sinh thành Bút danh được tạo nên bằng cách ghép tên làng bên nội
Cổ Hiền và làng bên ngoại Đào Viên của nhà văn
Đất mồ côi được viết dưới điểm nhìn của nhân vật “tôi” – là một người đàn
ông trưởng thành và đã lập gia đình Mọi chuyện bắt đầu từ khi anh phát hiện Phán– đứa con trai út – đứa mà từ ngoại hình, nhất là cái miệng đến tính cách tò mò vềchuyện của quá khứ hay có một trí nhớ tuyệt vời, tất cả đều giống anh như đúc, lạikhông phải là con trai anh Dần dần, anh phát hiện lí lịch bản thân cũng có phần kì
lạ mà nguồn gốc xuất phát là từ người ông nội đã mất Câu chuyện được nhân vật
“tôi” kể lại mở ra trước mắt bạn đọc về hiện thực thảm khốc, bi thương của một conngười, một gia đình, một dòng họ, một vùng quê, một xã hội Nơi “đất mồ côi” ấy,con người bị tha hóa, biến chất đến cùng cực tưởng như không thể cứu rỗi Songtrong tác phẩm, Cổ Viên vẫn ngấm ngầm khẳng định mọi thứ vẫn có thể cứu chuộcbằng tình thương
Không gian nghệ thuật trong sáng tác Tạ Duy Anh tương đối đa dạng: làng
Đồng (Lão Khổ), khu phố G (Đi tìm nhân vật), bệnh viện X (Thiên thần sám hối), làng Thổ Ô (Giã biệt bóng tối),… Nhiều không gian xuất hiện, song có thể nói, một
trong những không gian trở đi trở lại nhiều nhất trong tác phẩm lão Tạ là khônggian làng Đồng Làng Đồng trở thành nguồn cảm hứng lớn và là chất liệu sáng tác
Trang 40quen thuộc góp phần làm nên đặc trưng văn chương Tạ Duy Anh Trước đó, hìnhảnh làng Đồng từng xuất hiện trong các sáng tác (cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết) của
nhà văn: Bước qua lời nguyền, Truyền thuyết viết lại, Tội tổ tông, Vòng trầm luân
trần gian, Lão Khổ,… Chảy chung trong dòng mạch văn xuôi tự sự của chính tác
giả, Đất mồ côi trở lại bằng những kí ức gắn liền với làng Đồng – một làng quê nhỏ
ngập đầy thù hận và định kiến; một xã hội nông thôn Việt Nam thu nhỏ với vô vànmàu sắc Cổ Viên lựa chọn phong trào cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam làm
đề tài trong Đất mồ côi.
Là một sự kiện lịch sử quan trọng, cách mạng ruộng đất trở thành đối tượngnổi bật của văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong văn xuôi tự sự sau Đổi mới
1986 Bên cạnh việc xem công cuộc cải cách ruộng đất như một đối tượng phản tư,các nhà văn còn mượn sự kiện này với mục đích thể nghiệm và thử nghiệm nhữngcách tân kĩ thuật tự sự Với đề tài cải cách ruộng đất, mỗi nhà văn lựa chọn chủ đề
và cách khai thác chủ đề riêng biệt Trước 2000, viết về đề tài này, hầu hết các tác
phẩm thường sử dụng mô thức tình yêu và gia đình để tái hiện Bước qua lời nguyền
(1989) của Tạ Duy Anh xoay quanh bi kịch tình yêu của nhân vật “tôi” (cậu Tư) vàQuý Anh Nguồn cơn bi kịch xuất phát từ nguồn gốc xuất thân của hai nhân vật Họ
là thế hệ sau của hai gia đình đối lập về thành phần xã hội, từng tích tụ oán thù khi
phong trào cải cách ruộng đất khởi phát Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) của
Nguyễn Khắc Trường tái hiện hiện thực nông thôn Việt Nam thời cải cách bằng câuchuyện về sự mâu thuẫn, đối đầu gay gắt giữa nhà họ Vũ và họ Trịnh cùng những
âm mưu, thủ đoạn đáng sợ trong việc tranh giành quyền lực và địa vị Với độ lùikhoảng nửa thế kỉ, những phản tư về cải cách ruộng đất trong văn học cũng nhưcách khai thác đề tài ít nhiều có sự thay đổi Các tác phẩm sau 2000 đặt sự kiện nàytrong không gian lẫn thời gian rộng lớn hơn và giữa nhiều sự kiện lịch sử khác:
Cuồng phong (2008) của Nguyễn Phan Hách, Thời của thánh thần (2008) của
Hoàng Minh Tường, Biết đâu địa ngục thiên đường (2010) của Nguyễn Khắc Phê,… Dưới góc nhìn của hàng loạt nhân vật từ thế hệ này sang thế hệ khác, Đất
mồ côi dung chứa một chặng đường lịch sử dài hơi của dân tộc mà cải cách ruộng
đất là chặng hành trình trọng tâm, chiếm phần lớn dung lượng tiểu thuyết Đất mồ
côi vẫn dựa trên mô thức lịch sử gia tộc, song mối quan hệ này không đứng độc lập,
nó được đặt song hành cùng lịch sử dân tộc Lịch sử thăng trầm của gia tộc năm đời
họ Hoàng trong tiểu thuyết phần nào phản ánh được lịch sử dân tộc Việt Nam từ
thời phong kiến đến thời hòa bình hiện đại Có thể nói, Đất mồ côi tái hiện lịch sử