Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT---TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc kỳ 1/2023-2024NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌCNGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA
NỘI DUNG
Khái niệm liên quan
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại 4.0 thì việc mua sắm trực tuyến đã trở nên khá phổ biến trên các sàn thương mại điện tử Hiện nay, nhiều cửa hàng, doanh nghiệp nhận ra rằng việc chấp nhận thanh toán tiền mặt, sử dụng và lưu thông tiền mặt đã gây bất lợi đến nhiều sinh viên mua hàng nói chung và sinh viên Kinh tế - Luật nói riêng. Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Một số sàn giao dịch thương mại điện tử lớn tại Việt Nam có thể kể đến như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, v.v 1
Sàn giao dịch cung cấp nhiều dịch vụ như: dịch vụ công tác, dịch vụ cộng đồng, tích hợp các giải pháp kinh doanh, trung tâm điều phối Logistics bao gồm dịch vụ kho hàng và vận chuyển.
Cách thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử: Theo nghị định số 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử gồm các hình thức hoạt động sau:
1 Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
2 Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ.
3 Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.
4 Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
1 Ánh Hồng (2023), , https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/cau-hoi-thuong-gap/website-thuong-mai-dien-tu-san- giao-dich-thuong-mai-dien-tu-la-gi-3095.html, ngày truy cập 08-12-2023.
Answer Key - Complete Ielts ban… sách chuyện… 92% (79)20
- Một số đặc điểm của sàn giao dịch thương mại điện tử:
1 Sàn giao dịch thương mại điện tử là một tổ chức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới.
2 Các phương thức giao dịch tại các sàn thương mại điện tử rất phong phú, bao gồm cả những phương thức mua bán thực hiện và giao dịch khống.
3 Thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm.
4 Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn.
5 Những người tham gia vừa có thể là người bán, vừa là người mua hoặc cả hai.
6 Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường Giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
7 Tất cả quy trình mua, bán, giao dịch, đàm phán, thương lượng, thanh toán đều được thực hiện trên trực tuyến trên mạng Internet.
8 Người mua, người bán đều có thể tham gia các giao dịch mua bán tại sản vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
9 Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm vô hình lẫn hữu hình.
10 Thực hiện thông tin và kết nối khách hàng.
11 Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách,…
Theo Cục Thương mại điện tử, nếu website cho phép các cá nhân, tổ chức khác đăng ký tài khoản, đăng tải hình ảnh, thông tin quảng cáo về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh thì bắt buộc phải đăng ký dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử và cần phải đăng ký với Bộ Công Thương 2
Thực trạng
2 Bộ Công Thương (2018), , https://dangkywebsitevoibocongthuong.com/san-thuong-mai-dien-tu-la-gi, ngày truy cập 08-12-2023.
Chúng ta có thể hoàn toàn đánh giá được thực trạng mua sắm online ở Việt Nam những năm gần đây đang có sự thay đổi rõ rệt Chỉ vài năm trước đây, "mua sắm online" là một khái niệm còn mơ hồ đối với phần lớn nước ta và thường chỉ được một số ít lứa trẻ biết đến Nhờ sự phát triển của công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế mà khái niệm này đã có cơ hội tiếp cận với đa dạng đối tượng hơn Theo bảng số liệu Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam 2017-2022 (tỷ USD) [1]:
Doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam tăng dần qua các năm Ngành công nghiệp này giữ được mức tăng trưởng ổn định 16% Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến duy trì tăng cao, với 33,6 triệu người vào năm 2017 tăng thành 54,6 triệu người vào năm 2021 Bên cạnh đó, số tiền ước tính mà một người bỏ ra cho việc mua sắm trực tuyến năm 2017 là 186 USD (~4.514.000 vnđ) và nhiều dần vào năm 2021 là
251 USD (~6.092.000 vnđ); đây có thể được coi là một con số tương đối cao Có thể thấy sự phát triển của nền công nghiệp thương mại điện tử đực dự đoán sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh trong những năm tiếp theo.
2.2 Thực trạng hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật trên các sàn thương mại điện tử.
Qua việc khảo trực tuyến một nhóm sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, chúng em đã thu được tổng cộng 76 câu trả lời; trong đó, tỷ lệ sinh viên nữ chiếm đa số 80,3% và sinh viên nam là 19,7% Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát nhiều nhất thuộc khoa Luật Kinh tế chiếm tổng số 31,6%, theo sau là sinh viên khoa Luật (25%), Toán Kinh tế (15,8%), Kinh tế đối ngoại (11,8%) và còn lại là số ít các khoa Kinh tế, Tài chính
- Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán và Quản trị kinh doanh.
Số liệu thống kê khi hỏi về việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử cho thấy tất cả các sinh viên đều biết và thực hiện giao dịch trên các sàn thương mại điện tử; với 43,4% thường xuyên mua sắm và 56,6% còn lại mua với tuần suất thấp hơn Sự phổ biến của việc mua sắm online phát triển mạnh mẽ đúng như những số liệu chung về Thương mại điện tử tại Việt Nam nêu trên. Đa phần đối tượng nghiên cứu ở đây là sinh viên năm nhất nên thu nhập thường bao gồm trợ cấp từ gia đình, người thân và có nằm ở mức từ thấp đến trung bình, dao động nhiều trong khoảng từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng Vậy nên, như một lẽ tất yếu,sinh viên sẽ cần có những tính toán kỹ lưỡng trong việc quản lý chi tiêu, do đó 53,9% sinh viên này sẽ không dành quá số tiền 500.000 đồng/tháng cho việc mua sắm; 34,2% có thể chi nhiều hơn từ 500.000 - 1.000.000 đồng, 10,5% chi từ 1.000.000-3.000.000 đồng và thiểu số sinh viên sẵn lòng chi trả cho những công việc mua sắm trên 3.000.000 đồng.
Và thông thường mức giá cao nhất mà những sinh viên này sẵn lòng chi trả cho một sản phẩm có phần tương đồng và không vượt quá với số tiền mà họ chi ra cho việc mua sắm online trong một tháng Các sinh viên vẫn có mức tiêu dùng ưu tiên cho nững sản phẩm dưới 500.000 đồng (51,3%), 500.000 - 1.000.000 đồng (34,2%), 1.000.000 -3.000.000 đồng (10,5%) và phần còn lại là trên 3.000.000 đồng Đối với mức thu nhập tương đương, số tiền mà mỗi sinh viên chi tiêu tương đối hợp lý.
Cùng với sự tiện lợi và dễ dàng tiếp cận với các sàn thương mại điện tử nhờ các thiết bị thông minh, Internet, Nhóm sinh viên này có tần suất mua hàng không quá nhiều nhưng cũng không quá thấp Sinh viên thường hay mua hàng trên sàn TMĐT từ 3-
5 lần trong một tháng (42,1%), 1-2 lần (35,5%) và khá ít khi mua 5-10 lần (18,4%) hay nhiều hơn 10 lần Ngoài tần suất "chốt đơn" mua hàng điện tử khá ổn định, sinh viên thường dành khá nhiều thời gian cho việc dạo chơi, lướt tìm các sản phẩm cần thiết trên các sàn TMĐT Đa phần mọi người dành dưới 1 tiếng/tuần cho việc lướt web, tìm kiếm nhiều của hàng online để tìm được sản phẩm mong muốn.
Theo số liệu trên một nhóm nhỏ cũng đã cho thấy Shopee chiếm thị phần vô cùng lớn trong ngành công nghiệp cạnh tranh TMĐT ngày nay với tỷ lệ lựa chọn mua sắm tại nền tảng này lên tới 94,7% Các nền tảng khác cũng có lượt lựa chọn mua sắm cao theo sau là TikTok Shop (63,2%), Lazada (43,4%), và Tiki (39,5%) Ngoài ra, Amazon, Taobao, BigC & Bách Hóa Xanh là các sàn TMĐT ít người lựa chọn, có thể thấy người tiêu dùng vẫn đang có mức độ ưu tiên cao hơn đối với những nền tảng được quảng bá và dễ dàng tiếp cận trong nước hơn.
Dựa theo sở thích hiện nay của giới trẻ, họ cảm thấy tiện lợi, nhanh chóng và giá cả hợp lý hơn khi mua sắm online, nên thường xuyên mua những đồ dùng cần thiết hằng ngày trên nền tảng TMĐT với tỷ lệ khá cao Các bạn trẻ đặt khá nhiều sự quan tâm tới vẻ bề ngoài nên mức đầu tư cho thời trang và phụ kiện (80,3%) và làm đẹp (71,1%) Bên cạnh đó các mặt hàng liên quan tới thiết bị điện tử, đồ gia dụng chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 59,2% và 56,6% Các mặt hàng về sức khỏe và ăn uống có ít sự quan tâm hơn, có thể là do chất lượng sản phẩm nên tỷ lệ có tương đối thấp hơn là 36,8% và 43,4% nhưng tỷ lệ này vẫn khá cao Sách báo, tạp chí (27,6%) và nhạc cụ (1,3%) ít được ưa chuộng hơn hẳn.
Khi trải nghiệm mua hàng trên các sàn TMĐT, những yếu tố mà hầu hết người tiêu dùng đều quan tâm là giá cả, chất lượng hàng hóa, độ đa dạng hàng hóa, các chương trình khuyến mãi, cách thức thanh toán, vận chuyển, ý kiến đánh giá hàng hóa, uy tín shop và dịch vụ chăm sóc khách hàng. tâm lý người tiêu dùng thông thường luôn mong muốn một mức giá hợp lý, nhiều khi là rẻ hơn so với việc mua hàng truyền thống, có nhiều mức giá hơn để có thể lựa chọn và so sánh giá cả giữa những mặt hàng cùng loại với nhau Để góp phần có một mức giá rẻ hơn, người ta cũng rất hay để ý tới các chương trình khuyến mãi, voucher giảm giá dẫn tới lượt mua sắm các dịp đặc biệt trên các sàn TMĐT tăng cao Ngoài những lúc mua sắm ngẫu nhiên vào bất kì lúc nào, người tiêu dùng,đặc biệt là sinh viên thường chờ tới các dịp lễ lớn trong năm, ngày hội mua sắm 8/8, 9/9, để "săn sale" được món hàng mong muốn với giá cả rẻ hơn nhiều so với ngày bình thường. điều vô cùng quan trọng tiếp theo sau giá cả là chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng thường hay bị mắc kẹt trong mối nghi ngờ "Tiền nào của nấy", họ nhận thấy giá bán của các sản phẩm trên các sàn TMĐT thường rẻ hơn so với bên ngoài nhưng lại không thể kiểm định trực tiếp chất lượng sản phẩm nên sợ rằng mua phải sản phẩm kém chất lượng Đó cũng là một điểm hạn chế của TMĐT so với mua bán truyền thống.
Vì vậy mà người tiêu dùng thường hay chú ý tới những hình ảnh, video và đánh giá của những người đã mua (86,8%); giới thiệu sản phẩm từ người nổi tiếng (44,7%); gia đình,bạn bè (56,6%); sự phổ biến trên MXH (55,3%) và ý kiến bản thân (48,7%) để đánh giá được toàn diện chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu, độ cần thiết, độ "trending" của sản phẩm mà họ muốn có được Có thể nói những ý kiến đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau đóng vai trò vô cùng quan trọng, đôi khi chỉ một ý kiến nhỏ cũng có thể làm thay đổi thái độ, nhu cầu mua hàng của một cá nhân. đôi khi mua hàng giá rẻ, chất lượng tốt thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện hành vi mua sắm online nhưng chỉ vì yếu tố vận chuyển giao hàng là rào cản mà người mua sẽ quyết định chọn phương thức thương mại truyền thống Các yếu tố đó có thể là chi phí vận chuyển (77,6%), nhiều lúc người ta muốn "chốt đơn" nhưng lại e ngại vì tình trạng tiền ship còn nhiều hơn tiền sản phẩm Thời gian giao hàng (73,7%), có những khi cần một sản phẩm quan trọng trong thời gian gấp như cần quần áo mới để đi dự đám cưới nhưng hàng lại giao quá lâu dẫn tới không có đồ mặc đáp ứng nhu cầu Tiếp đến là vấn đề đóng gói hàng hóa kỹ càng và đảm bảo chất lượng hàng hóa khi vẫn chuyển (77,6%) cũng là một vấn đề cấp thiết, không ít lần khách hàng khiếu nại về những lần vật dụng bị hỏng hóc trong khi vận chuyển nên không sử dụng được Bảo mật thông tin cũng vô cùng quan trọng vì nhiều cá nhân muốn có sự riêng tư (53,9%) và cuối cùng mới đến thái độ nhân viên giao hàng (46,1%). khi thực hiện hành vi mua hàng, người tiêu dùng cần có những người hướng dẫn, những chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý Số liệu thống kê cho thấy rằng 39,5% sinh viên để đặc biệt quan tâm tới chính sách đổi, trả hàng của cửa hàng online; 19,7% cho việc hoàn tiền như thế nào; 18,4% cho các tư vấn, khiếu nại khi mua hàng; và một phần nhỏ quan tâm cho ưu dãi dành cho thành viên thân thiết (11,8%) mặc dù khả năng tiếp cận và quy trình mua sắm điện tử hiện nay đã và đang có nhiều phát triển, đổi mới, nhưng đâu đó vẫn tồn tại rất nhiều bất lợi trở thành mối lo ngại cho các sinh viên cũng như người mua sắm Trong đó bao gồm việc chất lượng sản phẩm kém so với mô tả, dịch vụ vận chuyển kém gây hư hỏng hàng hóa dẫn tới việc phải đổi trả hàng nhưng lại gặp phải nhưng quy trình, thủ tục phức tạp khiến khách hàng chán nản Bên cạnh đó lo ngại về việc rò rỉ thông tin cá nhân đôi với những mặt hàng riêng tư, cách thức đặt hàng phức tạp, dịch vụ chăm sóc khách hàng, Cũng níu chân không ít khách hàng đến với việc mua sắm TMĐT Những vấn đề này hầu như đều được quan tâm ở mức khá cao, được chứng minh dưới bảng sau:
Theo nhịp sống của con người thế kỉ XXI cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới về chính trị, kinh tế, xã hội, cuộc sống của mọi người dần trở nên bận rộn, vội vã hơn Vì vậy họ thường có xu hướng lựa chọn những cách thức làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức Với sự phát triển của nền công nghiệp TMĐT hiện nay, thay vì phải mệt mỏi chờ tới cuối tuần và tốn thời gian dạo quanh các chợ, siêu thị, cửa hàng để tìm chọn món đồ mong muốn, thì giờ đây chỉ với một "cú click" chuột hay một chiếc smartphone trong tay là người tiêu dùng có thể xem và chọn mua bất kì thứ gì tại chỗ vào bất kỳ thời gian nào Tương tự đó, đối với kết quả khảo sát thu được cho thấy rằng 72,4% sinh viên cũng ưa chuộng mua sắm trực tuyến hơn nhiều so với cách thức mua sắm truyền thống Một ưu điểm nữa của mua sắm trực tuyến là đa dạng về phương thức thanh toán, nó đáp ứng linh hoạt và giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn Hiện nay sinh viên thông thường vẫn quyết định thanh toán trực tiếp khi nhận hàng (40,8%) có lẽ vì họ muốn đảm bảo đơn hàng được giao tận tay để không gặp phải sự cố không mong muốn. Nhưng gần một nửa số sinh viên cũng đồng ý với việc sử dụng chuyển đổi giữa cả 2 phương thức thanh toán, vừa tiện lợi, vừa an toàn.
Tổng kết những điều trên, nhóm sinh viên này đã thể hiện rằng phần lớn họ với tỷ lệ 50,3% có mức độ hài lòng khi trải nghiệm mua hàng trên các sàn TMĐT nằm ở mức ổn, có thể chấp nhận được,và có nhiều sinh viên dã đạt được sự hài lòng như mong đợi. Tuy nhiên vẫn có một số ít cảm thấy hơi thất vọng và thất vọng về những trải nghiệm của họ Những trải nghiệm được những sinh viên chia sẻ phần lớn đã giúp họ củng cố thêm sự tin tưởng khi mua sắm trực tuyến, hầu hết tất cả sinh viên đều có mức độ tin tưởng từ tốt trở lên, chỉ có một số ít không đáng kể hay hoài nghi về nền công nghiệp mới này. Đây là một dấu hiệu tươi sáng cho thấy được sự đảm bảo vững mạnh và phát triển của nền công nghiệp TMĐT cho đến hiện tại Tiếp nối cho dấu hiệu đầu tiên ấy, khi được hỏi về những dự định trong tương lai, 98,7% sinh viên cũng như đại diện cho một thế hệ mới chắc chắn rằng sẽ tiếp tục ủng hộ, lựa chọn mua sắm trực tuyến như là một hành vi thiết yếu trong cuộc sống công nghệ sáng tạo và đổi mới đang ngày càng phát triển.
Nguyên nhân
Xu hướng chọn lựa sàn thương mại điện tử không chỉ đến từ sự tiện lợi mà còn từ sự đa dạng, giá trị, và trải nghiệm người dùng tốt Những yếu tố này tương tác với nhau và tạo nên một hệ thống phức tạp trong quá trình quyết định mua sắm trực tuyến của khách hàng.Việc mua hàng trên sàn thương mại điện tử được ảnh hưởng bởi một loạt các nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Vào thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là internet và thiết bị di động, đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho mua sắm trực tuyến Không còn phải di chuyển đến cửa hàng truyền thống mà chỉ cần một điện thoại di động hay máy tính cá nhân có kết nối internet là mọi người đã có thể mua sắm trên các sàn thương mại điện tử mọi lúc, mọi nơi Điều này tạo ra một môi trường mua sắm trực tuyến linh hoạt và tiện lợi Việc này không chỉ tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng mà còn mở rộng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ.
Sự tích hợp của mạng xã hội vào các sàn TMĐT là một yếu tố quan trọng tạo ra sự tương tác và ảnh hưởng xã hội trong quyết định mua sắm Việc chia sẻ đánh giá, nhận xét, và trải nghiệm cá nhân trên các nền tảng này giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định dựa trên thông tin chi tiết và phản hồi thực tế từ cộng đồng.
Công nghệ tiện ích và trải nghiệm người dùng được tối ưu hóa đem lại cho người tiêu dùng một trải nghiệm mua sắm độc đáo Ứng dụng di động, tính năng tìm kiếm nâng cao, và giao diện thân thiện giúp người mua dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa sản phẩm. Ngày càng có nhiều các nền tảng mua sắm trực tuyến để mọi người thoải mái lựa chọn như Shopee, TikTok, Lazada, Tiki,…
Sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ trên các sàn TMĐT mở ra một thế giới lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng Từ quần áo, đồ điện tử, mỹ phẩm đến đồ gia dụng, mọi thứ đều có sẵn và có thể được tìm kiếm một cách thuận tiện Điều này tạo ra trải nghiệm mua sắm toàn diện và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Chính sách khuyến mãi và ưu đãi không chỉ đơn giản là một chiến lược bán hàng mà còn là một yếu tố quyết định mạnh mẽ, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Những chương trình giảm giá đặc biệt, quà tặng hấp dẫn và ưu đãi độc quyền không chỉ làm tăng sự chú ý từ phía khách hàng mà còn tạo ra một không khí phấn khích, thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng Những chiến lược này không chỉ làm nổi bật sản phẩm và dịch vụ của họ giữa đám đông mà còn tạo ra một động lực mạnh mẽ cho người tiêu dùng thực hiện quyết định mua sắm.
Khả năng thanh toán an toàn và nhanh chóng không chỉ là một phần quan trọng của trải nghiệm mua sắm trực tuyến mà còn là yếu tố kích thích sự tin tưởng và sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Các sàn thương mại điện tử ngày nay không chỉ cung cấp sự thuận lợi mà còn đảm bảo tính an toàn và bảo mật của thông tin thanh toán Công nghệ bảo mật cao, mã hóa thông tin và phương thức thanh toán linh hoạt giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường niềm tin từ phía khách hàng.
Phương thức thanh toán linh hoạt là một ưu điểm quan trọng, cho phép người tiêu dùng lựa chọn giữa nhiều phương tiện thanh toán khác nhau, từ thẻ tín dụng đến ví điện tử Sự đa dạng này không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua mà còn tăng cường trải nghiệm mua sắm, khiến quá trình thanh toán trở nên thuận tiện và nhanh chóng.
Dịch vụ giao hàng nhanh chóng và thuận tiện cùng với chi phí giao hàng hợp lý là yếu tố quyết định lớn đối với sự chọn lựa của người mua Khả năng nhận sản phẩm tận nhà một cách nhanh chóng và an toàn giúp loại bỏ các bất tiện liên quan đến việc di chuyển và tăng cường trải nghiệm mua sắm.
Chính sách đổi trả linh hoạt, hoàn tiền là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Khả năng đổi trả sản phẩm một cách dễ dàng và linh hoạt giúp người mua cảm thấy an tâm và tăng cường lòng tin vào sàn thương mại điện tử.
- Tâm lý của người tiêu dùng thường hướng đến việc so sánh các tiêu chí sao cho có lợi cho mình nhất Các nhân tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến là hành vi so sánh các tiêu chí giữa kênh mua sắm trực tuyến và kênh mua sắm truyền thống của người tiêu dùng trước khi ra quyết định mua sắm trực tuyến bao gồm: So sánh tính sẵn có thông tin giữa các kênh mua sắm, so sánh nỗ lực mua hàng giữa các kênh mua sắm, so sánh nỗ lực tìm kiếm giữa các kênh mua sắm, so sánh tính thuận tiện mua hàng giữa các kênh mua sắm và so sánh chất lượng dịch vụ giữa các kênh mua sắm.
- Các bạn sinh viên Kinh tế - Luật thường hướng đến việc tìm kiếm mức giá hợp lý khi mua sắm trực tuyến Sự mong đợi này thường xuất phát từ ước muốn nhận được giá trị tốt và thậm chí là giá ưu đãi so với việc mua hàng truyền thống Môi trường mua sắm trực tuyến cung cấp một loạt các mức giá đa dạng, cho phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và khả năng so sánh giá cả giữa các sản phẩm cùng loại.
- Khả năng so sánh giá giữa các mặt hàng cùng loại của các cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm có chủ động hơn Họ có thể dễ dàng so sánh các ưu điểm và giá trị của từng sản phẩm, từ đó đảm bảo rằng họ đang chọn lựa một sản phẩm có giá trị tốt nhất cho số tiền mà họ chi trả.
- Ý kiến đánh giá hàng hóa không chỉ là một nguồn thông tin quan trọng mà còn là công cụ hữu ích giúp người tiêu dùng kết nối, tìm kiếm và chọn lựa một cách thông tin và tự tin khi tham gia quá trình mua sắm trực tuyến.Ý kiến đánh giá giúp người tiêu dùng có thêm thông tin để đưa ra quyết định mua sắm đúng đắn, giúp xây dựng độ tin cậy đối với sản phẩm Người tiêu dùng thường tin tưởng hơn vào ý kiến của đồng người tiêu dùng thay vì quảng cáo từ nhà sản xuất Những trải nghiệm thực tế từ người dùng khác có thể hỗ trợ quyết định mua sắm và giảm thiểu rủi ro.
Hệ quả
Trong những năm gần đây, hình thức mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu thế phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam nói chung, cũng như đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật nói riêng Hình thức mua sắm này mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng có những hệ quả tiêu cực cần được quan tâm.
- Một trong những lợi ích lớn nhất của mua sắm trực tuyến đó chính là sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian Trước đây, khi muốn mua sắm một món đồ gì đó thì người tiêu dùng như sinh viên cần phải đến các cửa hàng Điều này có thể khiến họ mất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là trong những thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông đúc Nhưng hiện nay, mua sắm trực tuyến đã giải quyết được vấn đề này Chỉ cần vài cú nhấp chuột, sinh viên đã có thể tìm thấy món đồ mình cần và đặt hàng ngay lập tức, họ không cần phải di chuyển đến các cửa hàng, chờ đợi xếp hàng, hay chịu cảnh chen chúc trong những dịp lễ, Tết Thay vào đó có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có thiết bị có kết nối Internet Ví dụ, các cửa hàng truyền thống thường có thời gian hoạt động cố định, khiến sinh viên không thể mua sắm ngoài giờ đi học, làm việc hoặc vào ban đêm Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử, các trang web mua sắm trực tuyến hoạt động 24/7, giúp người tiêu dùng có thể mua sắm bất cứ lúc nào sau một tuần đi học và bận rộn với những “deadline” Với mua sắm trực tuyến, sinh viên có thể tiết kiệm được thời gian di chuyển, xếp hàng, lựa chọn sản phẩm, thanh toán, Bên cạnh đó, sinh viên đang ở xa nhà cũng có thể mua sắm cho người thân, bạn bè mà không cần phải lo lắng về vấn đề mang vác nặng nề.
- Mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử cũng mang lại cho người tiêu dùng như sinh viên Kinh tế - Luật những trải nghiệm mua sắm mới mẻ và thú vị Họ có thể dễ dàng so sánh giá cả, đọc đánh giá của người dùng khác, trước khi đưa ra quyết định mua hàng Đồng thời có thể dễ dàng so sánh giá cả của các sản phẩm khác nhau trên các trang thương mại điện tử, cũng như đọc đánh giá của người dùng khác để có thêm thông tin về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng Điều này giúp sinh viên mua sắm thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, mua sắm trực tuyến còn mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới mẻ và thú vị khác, chẳng hạn như họ cũng có thể tương tác với nhau và với các thương hiệu thông qua các trang thương mại điện tử, cũng như bình luận, đánh giá sản phẩm, tham gia các chương trình khuyến mãi.
- Sinh viên được cung cấp nhiều sự lựa chọn về sản phẩm hơn so với mua sắm truyền thống Điều này là do mua sắm trực tuyến không bị giới hạn bởi không gian vật lý như cửa hàng truyền thống Các cửa hàng truyền thống chỉ có thể phục vụ khách hàng trong một khu vực nhất định Trong khi đó, các trang web mua sắm trực tuyến có thể phục vụ khách hàng trên toàn thế giới Điều này giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau, kể cả những sản phẩm không có sẵn tại địa phương Không chỉ vậy, các trang web mua sắm trực tuyến không bị giới hạn về không gian trưng bày, có thể trưng bày tất cả các sản phẩm của mình, điều đó đã giúp đa dạng hơn trong lựa chọn sản phẩm so với cửa hàng truyền thống không gian trưng bày hạn chế, chỉ có thể trưng bày một số lượng sản phẩm nhất định Ví dụ như khi một bạn sinh viên năm nhất muốn mua một chiếc laptop mới phục vụ cho việc học tập của mình khi bước vào đại học, bạn ấy có thể tìm thấy hàng trăm mẫu laptop khác nhau từ nhiều thương hiệu với giá cả khác nhau trên các trang web mua sắm trực tuyến Trong khi đó, một cửa hàng điện tử truyền thống thường chỉ có thể trưng bày một số mẫu mã nhất định.
- Mua sắm trực tuyến dần trở thành một cách hiệu quả để sinh viên Kinh tế - Luật tiết kiệm chi phí Nguyên nhân là do các trang thương mại điện tử không phải chịu các chi phí mặt bằng, nhân công, và quảng cáo như các cửa hàng truyền thống Chi phí mặt bằng chiếm một phần lớn trong chi phí hoạt động của các cửa hàng truyền thống Do đó, các trang thương mại điện tử vừa có thể giảm giá sản phẩm mà vẫn có lãi, vừa mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Ngoài ra, các trang thương mại điện tử thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà, để thu hút khách hàng Điều này giúp sinh viên tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể khi mua sắm. Bên cạnh đó, thương mại điện tử còn giúp người dùng cũng như sinh viên tiết kiệm được phần chi phí mua sắm thêm Bởi lí do khi mua sắm trực tuyến, người dùng có thể dễ dàng so sánh giá cả và thông tin sản phẩm của nhiều cửa hàng khác nhau Điều này giúp họ tránh được việc mua sắm thêm những sản phẩm không cần thiết.
Mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nó mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, như tiết kiệm thời gian, công sức, đa dạng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn nhiều hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân và xã hội.
Khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng chỉ có thể dựa vào hình ảnh và thông tin mô tả sản phẩm trên website hoặc ứng dụng mua sắm Điều này khiến người tiêu dùng như sinh viên khó có thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả Hơn nữa, thông thường, giá cả của hàng giả, hàng kém chất lượng thường rẻ hơn nhiều so với hàng thật Điều này thu hút nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc chưa tự chủ được thu nhập như sinh viên. Ảnh hưởng của việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng đến quyền lợi và sức khỏe của sinh viên là rất lớn Cụ thể phải nói đến việc chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng do hàng giả, hàng kém chất lượng thường được làm từ nguyên liệu kém chất lượng, không an toàn Bên cạnh đó, chúng còn gây thiệt hại về kinh tế cho sinh viên, ví dụ như đối với các sản phẩm điện tử, hàng giả, hàng kém chất lượng có thể gây hỏng hóc, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa chữa hoặc thay mới, gây tốn kém cho sinh viên. + Rủi ro vận chuyển là những vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng hoặc giá trị của hàng hóa Cụ thể, hàng hóa bị chậm trễ, hư hỏng, mất mát có thể khiến sinh viên phải bỏ lỡ những cơ hội học tập, nghiên cứu Ví dụ, nếu sinh viên đặt mua sách chuyên ngành để phục vụ cho việc học tập mà hàng hóa bị chậm trễ, hư hỏng thì sinh viên không chỉ sẽ không thể tiếp cận được với những kiến thức cần thiết để học tập mà còn bị lãng phí thời gian chờ đợi hàng hóa được giao để rồi nhận về sản phẩm kém chất lượng Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập của sinh viên, thậm chí khiến sinh viên phải thi lại môn học.
Việc mua sắm trực tuyến mang lại sự tiện lợi và nhanh chóng giúp sinh viên có thể mua sắm bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh càng khiến họ dễ bị "lạc lối" trong thế giới mua sắm trực tuyến Các trang thương mại điện tử thường tung ra các chương trình giảm giá,khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng mua sắm Với tâm lý ham rẻ và hay chạy theo những “món hời” của người tiêu dùng cũng như là sinh viên hiện nay, điều này có thể khiến sinh viên dễ bị kích thích trước những ưu đãi với mức giá rẻ hơn bình thường và đặt hàng ngay dù món hàng đó là không cần thiết Việc mua sắm những sản phẩm giá rẻ dư thừa như thế nếu xảy ra thường xuyên có thể khiến sinh viên rơi vào tình trạng nợ nần, khó khăn về tài chính do mua sắm quá mức, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thân của chính sinh viên
Hệ quả tiêu cực đáng được quan tâm nhất mà mua sắm trực tuyến gây nên đó là ô nhiễm môi trường, một trong những vấn đề cấp bách nhất của thế giới hiện nay Khi mua sắm trực tuyến, hàng hóa thường được đóng gói trong các bao bì nhựa, như túi nilon, hộp nhựa, xốp hơi Những bao bì này rất khó phân hủy, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và ảnh hường đến sức khỏe con người Rác thải nhựa từ bao bì đóng gói hàng hóa có thể gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm hại đến hệ sinh thái và sức khỏe con người Trong thực tế, rác thải nhựa từ bao bì đóng gói hàng hóa có thể trôi dạt vào đại dương, gây ô nhiễm môi trường biển Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về việc xả rác thải nhựa ra đại dương Lượng rác thải nhựa bình quân trên đầu người ở Việt Nam cao thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Malaysia và Philippines Rác thải nhựa có thể gây hại cho 3 các loài động vật biển, làm tắc nghẽn đường hô hấp, tiêu hóa của động vật, thậm chí dẫn đến tử vong Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa cần sử dụng các phương tiện vận chuyển để đưa hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng, như ô tô, xe tải, Các phương tiện này thải ra khí thải, gây ô nhiễm không khí Ngoài ra, vận chuyển hàng hóa cũng tiêu tốn nhiều năng lượng, góp phần vào biến đổi khí hậu Tăng lượng khí thải từ vận chuyển hàng hóa sẽ góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu Ô nhiễm môi trường từ mua sắm trực tuyến còn có thể do một số nguyên nhân khác, như tăng lượng chất thải từ các hoạt động hậu cần, sử dụng nhiều giấy và mực in để in hóa đơn, phiếu giao hàng, những vật liệu này cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Hồng Anh (2019), , https://vov.vn/the-gioi/moi-nam-co-khoang-8-trieu-tan-rac-thai-nhua-tuon-ra-dai-duong-991491.vov, ngày truy cập 08-12-2023.
Việc sử dụng quá nhiều điện năng để vận hành các trang web thương mại điện tử, các trung tâm kho bãi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường.
+ Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi, mà không cần phải đến cửa hàng truyền thống Điều này dẫn đến việc giảm nhu cầu về nhân công bán lẻ truyền thống, như nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên kho bãi, Bên cạnh đó, các công ty bán lẻ trực tuyến đang ngày càng ứng dụng tự động hóa trong hoạt động kinh doanh của mình Điều này giúp giảm chi phí nhân công, nhưng đồng thời cũng làm giảm nhu cầu về lao động Nhìn chung, điều này tuy có thể không đáng kể nhưng nó đang làm giảm cơ hội việc làm của sinh viên sau này.Tựu chung lại, mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử là một hình thức mua sắm tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như sinh viên.Tuy nhiên, sinh viên cần nhận thức được những hệ quả tiêu cực của hình thức mua sắm này để có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.
Giải pháp
Cung cấp cho sinh viên Kinh tế - Luật kiến thức và thông tin cần thiết để tránh việc bị lừa đảo qua mạng từ các cửa hàng, người bán không chính thống Bao gồm các khái niệm cơ bản, quy trình mua sắm an toàn, pháp lý liên quan và các trường hợp tiêu cực đã xảy ra hằng ngày Điều này có thể được thực hiện thông qua các khóa học, buổi thảo luận, workshop, talkshow, hoặc các chương trình giảng dạy về ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho sinh viên có môi trường mua sắm trực tuyến an toàn thì sàn thương mại điện tử nên cung cấp các dịch vụ bảo mật hệ thống thông tin đáng tin cậy.
Thông qua việc tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên Kinh tế - Luật sử dụng các phương thức thanh toán an toàn như: Paypal, thẻ tín dụng hoặc ví điện tử Điều này, giúp cho sinh viên an tâm hơn khi tham gia các cuộc giao dịch trực tuyến, giảm thiểu nguy cơ mất thông tin, bị lộ mật khẩu bảo mật và gian lận tài chính trong quá trình mua hàng trực tuyến.
Nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của sinh viên Kinh tế Luật bằng cách cung cấp các công cụ và tính năng tiện ích như tìm kiếm sản phẩm dễ dàng, đánh giá và nhận xét từ người dùng, giao hàng nhanh chóng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.Điều này sẽ khuyến khích sinh viên sử dụng mua hàng trực tuyến thay vì mua hàng truyền thống.