Trang 5 5 loại rác thải đang được thế hệ trẻ thực hiện như thế nào, đặc biệt là trong khuôn viên Trường Đại học Kinh tế Luật, sinh viên có góc nhìn và hành động ra sao về việc phân loại
CÁC KHÁI NIỆM
Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
Môi trường là một khái niệm rộng, vì thế đã có nhiều tổ chức và văn bản quốc tế đưa ra các định nghĩa về môi trường, trong đó, một trong những khái niệm phổ biến và khái quát nhất chính là
“Môi trường là toàn bộ các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người và ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội cũng sự tự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.” 1
Hình 1: Hình ảnh về định nghĩa môi trường Ngoài ra, theo chương trình phát triển UNEP của Liên Hợp Quốc khi xem xét các thảm họa thiên nhiên và các xung đột đưa ra định nghĩa:
“Môi trường là tổng hòa tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống, phát triển và tồn tại của một tổ chức sinh vật Môi trường liên quan tới các điều kiện vật lý ảnh
[1] H u Nguy ậ ễn, Môi trườ ng là gì? T i sao ph i b o v ạ ả ả ệ môi trườ ng? , ngày c p nh ậ ật 16/09/2023 https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/moi-truong- -gi-883-91247-article.html la
NTNThuy - Hướng d ẫ n làm ti ể u lu ậ n
XU H ƯỚ NG Không SINH CON Ở GI Ớ I…
Tham kh ả o ph ầ n virus viêm gan-Mim… tài liệu 100% (1) 8
7 hưởng đến tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa chất, hiểm họa) và các dịch vụ hệ sinh thái chứa đựng chúng (như carbon, các vòng dinh dưỡng và thuỷ học).” 2
Từ điển Oxford về sinh thái năm 2005 định nghĩa:
“Môi trường là tổng hợp đủ các điều kiện bên ngoài, vật chất và sinh học, trong đó tổ chức sinh vật sinh sống Môi trường bao gồm các đánh giá xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị cũng như các đối tượng thường được hiểu như đất, khí hậu và cung cấp thức ăn ” 3 Theo Tuyên bố Stockholm 1972:
“Môi trường tự nhiên và nhân tạo chủ yếu cho sự phồn vinh của con người và tận hưởng những quyền con người cơ bản và quyền được sống của họ …” 4 Ở Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa về môi trường như sau:
1 Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên 5
Như vậy sau khi đã có hiểu biết về khái niệm môi trường, chúng ta đặt ra câu hỏi cho đề tài, tại sao cần phải bảo vệ môi trường? Câu trả lời chính là bởi môi trường đang ngày một ô nhiễm, vậy ô nhiễm môi trường là gì?
1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.”
[2] [3] [4] H u Nguy n, ậ ễ Môi trường là gì? T i sao ph i b o v ạ ả ả ệ môi trường?, ngày c p nh 16/09/2023 ậ ật https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/moi-truong- -gi-883-91247-article.html la
[5] Quố c h i (2020), Luật B o v ộ ả ệ môi trường, Nhà xu b n Chính tr ất ả ị Quố c gia S ự thật
Topic describe an interesting trip tài liệu 100% (2)1
Hình 2: Hình ảnh về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường có thể ở bất kì trạng thái vật chất nào: rắn ( ô nhiễm môi trường đất ), lỏng ( ô nhiễm môi trường nước ), khí ( ô nhiễm môi trường không khí ) hoặc năng lượng ( ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng ) Các tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường bao gồm cả tác nhân tự nhiên và nhân tạo Tuy nhiên, tác nhân nhân tạo vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn và gây hậu quả nghiêm trọng hơn Những tác nhân nhân tạo gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là: rác thải, khói bụi, hóa chất độc hại, Trong số đó, tác nhân gây ô nhiễm có lâu đời nhất chính là rác thải, nói chính xác hơn là việc rác thải được xả tràn lan ngoài môi trường, không qua xử lí, phân loại.
Khái niệm phân loại rác tại nguồn
Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020:
“Chất thải (hay còn gọi là rác thải) được hiểu là các chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người, bao gồm các chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác.” 6
[6] Quốc h i (2020), ộ Luật B o v ả ệ môi trường, Nhà xu b n Chính tr ất ả ị Quố c gia S ự thậ t
Hình 3: Hình ảnh chất thải rắn Vậy, có thể hiểu đơn giản rác thải là những vật chất mà con người không có nhu cầu sử dụng nữa và thải ra môi trường xung quanh
2.2 Khái niệm phân loại rác tại nguồn
Về khái niệm phân loại rác tại nguồn, Nghị định số 38/2015/NĐ CP về quản lý chất - thải và phế liệu,chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp định nghĩa như sau:
"Phân loại rác thải tại nguồn là việc phân loại rác thải thành các loại khác nhau ngay tại nơi phát sinh rác, trước khi được thu gom và xử lý." 7
Về cơ chế phân loại rác tại nguồn, có thể chia rác thải thành 3 nhóm cơ bản như sau:
● Rác tái chế: là những loại rác có thể được tái sử dụng thêm một hoặc nhiều lần, hoặc tái chế thành các loại vật liệu, vật dụng khác Thường là giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh,
[ ] 7 Chính ph , Ngh ủ ị định về quản lý ch t th i và ph ấ ả ế liệ u https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-38-2015-ND-CP-quan- -chat- ly thai- -phe-lieu-272929.aspx va
● Rác hữu cơ: là những loại rác thải có thể phân hủy hủy dễ dàng trong đất để trở thành phân bón hoặc mùn
● Rác vô cơ: là những loại rác không có khả năng tái sử dụng, tái chế như rác tái chế và cũng không dễ dàng phân hủy như rác hữu cơ
Hình 4: Phân loại rác thải
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ, GIẢI PHÁP
Thực trạng
Tại Việt Nam, mỗi ngày ước tính có đến 60.000 tấn rác thải nhưng đáng báo động là chỉ có khoảng 15% trong số đó được thu gom và xử lý - tức là, mỗi ngày có khoảng hơn
51000 tấn rác thải ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cũng như các sinh vật sống, dĩ nhiên có cả con người
Hình 5: Khảo sát mức độ bỏ rác đúng nơi quy định của sinh viên
Số liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát các sinh viên đến từ Trường Đại học Kinh tế Luật cho thấy chỉ 73,6% người tham gia khảo sát luôn luôn bỏ rác đúng nơi quy - định Trong khi đó, số còn lại cho biết thỉnh thoảng vẫn không bỏ rác đúng nơi quy định Đây có lẽ là con số vẫn còn tương đối khả quan Tuy nhiên, khi được hỏi về việc phân loại rác thải, chỉ có 24,7% trả lời rằng họ luôn phân loại rác trước khi vứt; 53,4% trả lời rằng có phân loại rác vài lần; 19,2% người tham gia rất ít thực hiện hành vi phân loại rác và 2,7% thậm chí chưa bao giờ phân loại rác Điều đáng suy ngẫm ở đây là bài khảo sát được thực hiện trong môi trường Đại học, với những sinh viên, những người được coi là có tri thức hơn so với những người khác, được coi à trụ cột tương lai của đất nước, không lý do gì lại hành động rõ rang cần thiết như vậy, họ lại không thực hiện
Hình 6: Khảo sát mức độ phân loại rác trước khi bỏ vào thùng rác của sinh viên Mặc dù ở câu hỏi tiếp theo, “Bạn đã nghe qua cách phân loại rác thải chưa” thì 100% người tham gia đều đã biết đến cách phân loại rác, và chỉ 6,8% người tham gia nghe nhưng không quan tâm về cách phân loại
Hình 7: Mức độ hiểu biết về cách phân loại rác của sinh viên
Từ các số liệu trên, chúng ta có thể thấy được một thực trạng rằng, mặc dù hầu hết mọi người đều vứt rác đúng nơi quy định, tức là đã biết thu gom rác thải, tuy nhiên lại chưa có nhiều người thực hiện phân loại rác tại nguồn Rõ ràng là so với việc quyết định vứt rác đúng nơi quy định thì việc phân loại rác là dễ dàng hơn nhiều, vậy vì đâu mà người ta lại từ chối thực hiện hành vi này?
Nguyên nhân
Khi thực hiện khảo sát về các lý do mà người tham gia không thực hiện phân loại rác tại nguồn, lý do lớn nhất được đưa ra là nơi thu gom, phân loại rác ở quá xa và không thuận tiện đường đi Lý do cho con số này cũng khá dễ hiểu khi mà tình trạng thiếu thùng rác nói chung và các loại thùng rác chuyên dụng để phân loại nói riêng, diễn ra vô cùng phổ biến không chỉ ở nông thôn, các thành phố nhỏ mà ngay ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đáng báo động
Hình 8: Khó khăn của sinh viên Kinh tế Luật trong việc phân loại rác thải - Một nguyên nhân khách quan khác được đưa ra là tâm lý đám đông, tức là ảnh hưởng bạn bè, người thân, người xung quanh Đây là một điều tương đối dễ hiểu bởi “tâm lý đám đông” là một trong những trạng thái tâm lý vô cùng thường gặp và dễ dàng giải thích ở con người Bởi lẽ con người học hỏi thông qua việc “bắt chước” để cảm thấy an toàn, thế nên những hành vi được thực hiện bởi đám đông sẽ tạo nên tâm lý an toàn cho những người thực hiện và hàng loạt những lời biện minh “Người ta cũng hành động như thế mà có sao đâu”
Chính vì những nguyên nhân khách quan trên đã đẩy đến một loạt những nguyên nhân khác từ chối hành động phân loại rác như: không biết cách phân loại rác, cảm thấy tốn thời gian hay chưa có thói quen phân loại và thậm chí là không cảm thấy việc phân loại rác là cần thiết Nếu như với nguyên nhân khách quan là nơi thu gom, phân loại rác ở xa nơi sinh hoạt, khu dân cư có thể dễ dàng giải quyết thông qua việc bố trí, đầu tư cơ sở vật chất thì nguyên nhân chủ quan đến từ con người lại là nguyên nhân chủ chốt và cũng khó giải quyết hơn rất nhiều lần Bởi lẽ, từ các câu trả lời thu thập được khảo sát, việc bỏ qua
14 bước phân loại đã in sâu vào tiềm thức, tạo thành thói quen vậy nên sẽ rất khó để hình hình thành một thói quen mới là thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Hệ quả
Rác thải nhựa đang là một trong những vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới Trong khi đó việc phân loại rác thải nhựa cũng đang là một vấn đề nan giải Con người là tác nhân tạo ra rác thải nhựa, ô nhiễm môi trường Vì vậy ý thức con người cũng là một trong những yếu tố làm cho vấn đề này phát triển theo chiều hướng tốt hơn hoặc là càng ngày càng nghiêm trọng Ý thức phân loại rác của sinh viên hiện nay đang có những chuyển biến tích cực hơn Theo khảo sát của trường Đại học Kinh Tế Luật, 54,8% sinh viên nhận thức được - việc phân loại rác là rất cần thiết và 45,2% còn lại là cần thiết Hầu hết sinh viên đều biết được khái niệm phân loại rác, tính cấp thiết cũng như lợi ích của việc phân loại rác.Việc này sẽ góp phần làm giảm lượng rác thải phát sinh, từ đó giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cũng như đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng bởi lượng khí đốt của sẽ được giảm đáng kể Ý thức phân loại rác của sinh viên cũng có thể cho ta thấy được rằng xã hội ngày càng phát triển, việc giáo dục ý thức ngày càng quan trọng tới hành vi và nhận thức của con người
Hình 9: Khảo sát đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết của việc phân loại rác thảiTuy nhiên, trên thực tế thì mặc dù nhận thức được việc phân loại rác là rất cần thiết, nhiều sinh viên vẫn không phân loại rác khiến cho tình trạng ô nhiễm có nguy cơ trở nên nghiêm trọng trở lại Nhận thức là một việc, hành vi lại là một phạm trù khác Nhận thức
15 được nhưng hành vi thì chưa thực sự ăn sâu vào nếp nghĩ như một thói quen Điều này đã gây nên một số hệ lụy nghiêm trọng tới môi trường và xã hội
Trái đất là nơi sống lý tưởng nhất cho loài người và các sinh vật khác, khó có thể tìm được môi trường nào có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện thuận lợi như vậy Thế nhưng nếu không có ý thức bảo vệ thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang hủy hoại nơi sống của mình Phân loại rác đầu nguồn không phải là việc quá khó nhưng nếu không được thực hiện thì sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới hệ sinh thái
Từ trước tới giờ đa số mọi người đều nghĩ rằng những cái gì không dùng được đều là đồ bỏ đi, không phân biệt đâu là rác có thể tái chế và không thể tái chế Thói quen đó đã dần ăn sâu vào tiềm thức khiến cho việc phân loại rác ngày càng khó thực hiện Theo số liệu thống kê từ Bộ tài nguyên và Môi trường thì Việt Nam có đến 90% lượng rác thải chưa được xử lý đúng cách và chỉ có 10% còn lại là được mang đi tái chế Chính ý thức của con người đã khiến cho lượng rác thải ngày càng tăng nhanh đến chóng mặt 8
Chưa kể việc không phân loại đúng cách cùng với việc xử lý một cách vô tội vạ, không theo quy trình làm cho những chất thải có chứa chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất độc hại, phát tán tràn lan ra môi trường vì hầu hết phương pháp xử lý rác thải là bằng công nghệ đốt hoặc chôn lấp Theo một khảo sát cho thấy thực tế trong số các bãi chôn lấp hiện nay thì chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã Đối với lò đốt rác thì 77% lò đốt đạt tiêu chuẩn nhưng cũng đang dần xuống cấp 9 Hệ sinh thái vì thế mà cũng dần lụi tàn, những hiện tượng hiếm gặp như mưa axit, xâm nhập mặn đang ngày càng xảy ra thường xuyên Có lẽ mỗi chúng ta nên suy nghĩ lại, củng cố tư tưởng và nhận thức lại vấn đề trước khi mọi chuyện không thể cứu vãn
[8] Ngọ c Qu nh, ỳ Đẩ y m ạnh vi c th ệ ực hi n phân lo i, tái ch ệ ạ ế rác th i sinh ho t, ngày c p nh 21/06/2023 ả ạ ậ ật https://truyenthongtre.vn/tieu-diem/day-manh-viec-thuc-hien-phan-loai-tai-che-rac-thai-sinh-hoat-
[9] Thu Hằng, Phân lo i rác t i h ạ ạ ộ gia đình: Bắt đầu từ ý thức, ngày c p nh ậ ật 01/08/2022 https://vov2.vov.vn/doi-song- -hoi/phan-loai-rac-tai- xa ho -gia-dinh-bat-dau- -y-thuc-36744.vov2 tu
Hình 10: Lúa chết do xâm nhập mặn
Rác thải không được phân loại ngay từ lúc được đưa vào thùng rác khiến việc xử lý càng thêm khó khăn, hao tổn của cải của xã hội và công tác quản lý môi trường cũng đang trở thành vấn đề một nan giải Đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong tình dịch Covid 19 vừa qua, nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi thì liệu việc bỏ ra - một lượng chi phí khổng lồ chỉ để phân loại rác, trong khi mỗi chúng ta đều có thể giảm thiểu chi phí đó bằng cách tự phân loại trước khi bỏ vào thùng rác là xứng đáng.Tại sao chúng ta lại bỏ qua một việc vô cùng đơn giản để đổi lấy nhưng hệ luỵ sau này vừa tốn kém lại vừa khó giải quyết?
Như đã nói thì chỉ có 20% bãi chôn lấp rác thải là hợp vệ sinh, vậy 80% còn lại ở đâu và như thế nào? Số còn lại thì mọi người lại chọn cách đổ ra đường hay bãi trong vườn nhà để đốt thậm chí là đổ luôn xuống kênh, mương gần nhà Vùng thôn quê thiếu thốn thì
17 không nói, ngay cả các đô thị đặc biệt ngoài rìa đô thị mà việc quản lý rác thải còn như vậy Nhìn vào cảm giác vô cùng mất mỹ quan đô thị 10
Hình 11: Mất mỹ quan đô thị do rác thải
Xã hội càng hiện đại, con người lại càng quan tâm đến sức khỏe của họ Thế nhưng việc họ làm đang dần bào cơ thể họ một cách âm thầm Theo số liệu mới nhất của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi,ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan đến ô nhiễm không khí 11 Chất thải không phân loại bị đốt lên với màu khói đen kịt bao phủ khắp nơi; người lớn đặc biệt là trẻ em hít phải thì nguy cơ bệnh hiểm nghèo là rất cao
[ 10 ] Văn Trường, Rác thải ném ven đường, ngập tràn kênh mương, đồi, bãi ở nhiề u vùng nông thôn, ngày c p nh ậ ật 19/10/2023 https://baonghean.vn/rac-thai-nem-ven-duong-ngap-tran-kenh-muong-doi-bai-o-nhieu-vung-nong- thon-post278546.html
[11] Trần Th Loan, ị Hơn 60.000 người t vong m ử ỗi năm ở Việt Nam liên quan t i ô nhi m không khí, ngày ớ ễ c p nh ậ ật 02/05/2018 https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/02- 05 -2018-more-than-60-000-deaths- -viet-nam-each- in year-linked- -air-pollution# to
Giải pháp
Gia tăng dân số cộng với xã hội ngày càng hiện đại hoá, máy móc là một phần không thể thiếu để nâng cao năng suất và tạo ra của cải cho cho xã hội, đồng nghĩa với việc rác thải cũng từ những hoạt động sản xuất đó mà không ngừng tăng lên Có thể thấy việc phân loại rác đầu nguồn là điều cần thiết Hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều có những thùng rác phân loại ở trong trường học Tuy nhiên, việc này có vẻ chưa thực sự hiệu quả Theo khảo sát của trường Đại học Kinh Tế Luật cho thấy chỉ có 19,2% số - sinh viên cho rằng việc phân loại rác của trường là hiệu quả
Hình 13: Khảo sát đánh giá của sinh viên về mức độ hiệu quả trong việc phân loại rác tại đại học Kinh tế - Luật Đây là vấn đề đáng quan ngại không chỉ riêng Kinh Tế Luật mà còn rất nhiều - trường khác Vì thế, chúng tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết phần nào vấn đề trên
Thứ nhất, vô cùng quan trọng, đó chính là giáo dục Trường học là nơi nuôi dưỡng và khơi gợi ý thức của con người Điều cần làm ngay lúc này là tích cực tuyên truyền về phân loại rác ở trường học; giáo dục, củng cố ý thức của học sinh, sinh viên, thúc đẩy tính tự giác của học sinh, sinh viên trong việc phân loại rác đầu nguồn Thường xuyên kiểm tra công tác phân loại rác trong trường học cũng như tổ chức các buổi workshop về phân loại rác để thấy được tầm quan trọng của việc phân loại rác và tạo thói quen phân loại rác cho mỗi người
Thứ hai, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại rác thải đầu nguồn Điều này sẽ thuận lợi cho mọi người trong quá trình thực hiện thói quen phân loại rác hàng ngày Theo khảo sát thì 45,2 % người gặp khó khăn trong việc phân loại rác là do khu phân loại ở khá xa không thuận tiện cho việc phân loại rác Vậy nên cần đặt nơi phân loại rác gần nơi mọi người có thể dễ dàng phân loại rác nhất Đảm bảo rằng tất cả túi đựng rác hay thùng rác đều đúng theo quy định để tất cả mọi người đều có thể phân loại được rác Cơ sở vật chất có chắc chắn, đúng quy định và hợp thẩm mỹ cũng sẽ làm cho mọi người có hứng thú trong việc phân loại rác
Hình 14: Khó khăn của sinh viên Kinh tế Luật trong việc phân loại rác thải - Thứ ba, chính phủ cũng cần thực hiện công tác kiểm tra việc phân loại rác của người dân thường xuyên Cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm việc phân loại rác để củng cố ý thức phân loại rác của mỗi người Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng 12 Có thể thấy pháp luật cũng đang từng ngày giảm thiểu lượng rác thải không được phân loại
[12] Chính Ph Không phân lo i rác, v ủ, ạ ứt rác, đổ nướ c th ải không đúng quy định s b ẽ ị ph t n ng, ngày c p ạ ặ ậ nh 25/08/2022 ật https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/vut-rac-do-nuoc-thai-tren-via-he-long-duong- -phat- -1-2- bi tu trieu-dong-119220719071631063.htm#
Hình 15: Một số mức phạt cho việc không phân loại rác tại nguồn
Cuối cùng, cũng quan trọng không kém, bản thân chúng ta cũng cần có nhận thức rõ hơn về việc phân loại rác Cần trau dồi kiến thức, rèn luyện cho mình những kiến thức về phân loại rác Phân loại rác mỗi ngày như một thói quen ăn sâu vào ý thức của bản thân Tham gia nhiều hoạt động xanh vì một môi trường xanh- sạch- đẹp cũng để biết thêm nữa về môi trường và việc phân loại rác thải Lên án, phê phán những hành động xấu ảnh hưởng đến môi trường Tuyên truyền cho bạn bè và người thân xung quanh về tầm quan trọng của phân loại rác thải đầu nguồn
Hình 16: Sinh viên Kinh tế Luật chung tay bảo vệ môi trường-
Trên đây là một số giải pháp chúng tôi đưa ra để góp phần giải quyết phần nào việc phân loại rác đầu nguồn Mỗi chúng ta đều là một cá thể trong xã hội, vậy nên các giải pháp chỉ có hiệu quả khi tất cả chúng ta cùng chung tay thực hiện nó