Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non có vai trò quan trọng nhằm hình thành cho trẻ kiến thức, kỹ năng, thái độ bảo vệ môi trường cần thiết. Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên là biện pháp mà các trường mầm non ở các thành phố lớn đang áp dụng rộng rãi theo các mô hình nổi tiếng trên thế giới như: Reggio Emelia, Montessori, Steiner, High Scope... cho thấy hiệu quả giáo dục cao, có thể dễ dàng thực hiện và nhân rộng. Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng tại các trường mầm non, mẫu giáo tại huyện Càng Long đã làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên tại trường mẫu giáo Thiên Thanh, huyện Càng Long. Kết quả sau thử nghiệm bước đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế giới đang trên đà phát triển không ngừng, tạo ra những cơ hội mới cũng như thách thức cần phải trải qua Một trong những thách thức mà con người cần phải đối mặt đó là vấn đề ô nhiễm môi trường Ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thay đổi nhận thức, lối sống của mọi người dân, chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do ô nhiễm môi trường Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức tập huấn nội dung giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và giáo dục về bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục mầm non từ ngày 30/11 đến 3/12/2021 với hơn 400 điểm cầu trên toàn quốc với hơn 15.000 lượt truy cập trên youtube cho thấy việc nhận thức cao về vai trò của bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là nhiệm vụ cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non có vai trò quan trọng góp phần hình thành cho trẻ những kiến thức cơ bản về môi trường sống, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết để có thể quan tâm, tác động đến môi trường sống hợp lý Trẻ mầm non là những người sẽ trực tiếp tác động đến môi trường sống cho tương lai sao này, nếu trẻ không có những nhận thức đúng đắn, không có ý thức quan tâm bảo vệ môi trường, thì vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu sẽ trở nên nặng nề hơn, tác động ngày càng tiêu cực hơn đến cuộc sống của con người Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non muốn thực hiện hiệu quả đòi hỏi nhiều biện pháp giáo dục hiệu quả từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và sự tác động hợp lý đến từ nhà giáo dục
Trong thực tế, các trường mầm non ở các thành phố lớn hiện nay đã và đang đưa yếu tố thiên nhiên, nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục rất nhiều theo các mô hình nổi tiếng trên thế giới như: Reggio Emelia, Montessori, Steiner, HighScope Ở các mô hình này giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ có thể lại mang lại hiệu quả tích cực, trẻ trợ nên gắn kết và thể hiện được tình yêu thiên nhiên, trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hiệu quả.Nhưng ngược lại, các trường ở khu vực nông thôn, đặc thù yếu tố nguyên vật thiên nhiên rất đa dạng, phong phú lại xây dựng môi trường giáo dục theo hướng tận dụng các nguyên vật liệu là các đồ dùng đồ chơi mủ, nhựa, bitit, vải nỉ, các nguyên vật liệu có yếu tố gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến nhiều nội dung giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường lại chưa được khai thác hiệu quả Cũng chính vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn mang tính hình thức, trẻ chủ yếu giáo dục qua lời nói, chưa có sự quan tâm hợp lý đến môi trường, nhận thức và các kỹ năng về bảo vệ môi trường không cao
Việc tận dụng chính yếu tố thiên nhiên từ các nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương được áp dụng không chỉ mang lại nhiều hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với trẻ, Mà còn tác động đến thay đổi suy nghĩ của giáo viên trong sử dụng các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, vừa mang tính tiết kiệm, vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường và có thể thay đổi các phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ hiệu quả Đồng thời việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên ở địa phương có thể tạo được sự quan tâm hợp tác, hỗ trợ nguyên vật liệu từ phụ huynh và cộng đồng tiến tới xây dựng môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện với môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất và thử nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-
5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
(2) Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
(3) Đề xuất và thử nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu, các của Việt nam và các nước trên thế giới, tài liệu chuyên ngành, hệ thống thành các nội dung chính của trường, sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên; Lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi; Vai trò của sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên;Tiêu chí đánh giá việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
4.2.1.1 Khảo sát cán bộ quản lý
- Thu thập thông tin từ phía cán bộ quản lý ở một số trường mẫu giáo về thực trạng quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên Tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Đối tượng khảo sát: 34 cán bộ quản lý tại 16 trường mầm non, mẫu giáo công lập trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu khảo sát ý kiến cán bộ quản lý về thực trạng (Phụ lục 1); Phiếu khảo sát tính khả thi của đề tài (Phụ lục 2) Sử dụng trên Google From.
- Thu thập thông tin từ phía giáo viên ở một số trường mẫu giáo về thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên Tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Đối tượng khảo sát: 137 GV dạy trẻ 4 - 5 tuổi tại 16 trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu khảo sát ý kiến GV về thực trạng (Phụ lục 3); Phiếu khảo sát tính khả thi của đề tài (Phụ lục 2) Sử dụng trên Google From.
4.2.2.1 Phỏng vấn cán bộ quản lý
- Làm rõ một số thông tin đã trả lời trong phiếu khảo sát, Tìm hiểu những khó khăn trong công tác chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên; tìm hiểu nguyên nhân thực trạng Hướng chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Tìm hiểu thực trạng địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: Một số cán bộ quản lý cần làm rõ thông tin khảo sát tại
16 trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu phỏng vấn dành cho cán bộ quản lý (Phụ lục 4).
- Làm rõ một số thông tin đã trả lời trong phiếu khảo sát, khai thác các thông tin liên quan, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng Nhận định của giáo viên về thực trạng tại địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: Một số giáo viên cần làm rõ thông tin khảo sát tại 16 trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu phỏng vấn dành cho giáo viên (Phụ lục 5).
- Trò chuyện với trẻ 4-5 tuổi để tìm hiểu nhận thức của trẻ, các kỹ năng trẻ đã có về ý thức bảo vệ môi trường, đánh giá mức độ phát triển ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
- Đối tượng: 60 trẻ 4-5 tuổi tại lớp Chồi 1, Chồi 2 của Trường Mẫu giáo Thiên Thanh, huyện Càng Long.
- Công cụ: Bảng tổng hợp các tiêu chí và mức độ đánh giá trẻ (Phụ lục 6), Phiếu trò chuyện với trẻ (Phụ lục 7), Bảng tổng hợp kết quả đánh giá trẻ (Phụ lục 8),
- Thu Thu thập thông tin về thực trạng môi trường giáo dục lớp học có sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh thập thông tin về thực trạng môi trường giáo dục có sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.
- Địa điểm: Tại 17 lớp Chồi tại 16 trường mầm non, mẫu giáo tiến hành khảo sát.
- Công cụ: Phiếu quan sát môi trường lớp học (Phụ lục 9).
4.2.4.1 Thử nghiệm “Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về việc lập kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên”
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả việc xác định cơ sở lý luận của đề tài áp dụng vào thực tế xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên góp phần nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non.
- Đối tượng thử nghiệm: 02 giáo viên dạy lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh, huyện Càng Long.
- Công cụ: Thời gian tiến hành các biện pháp thử nghiệm (Phụ lục 10); Kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường (Phụ lục 11).
4.2.4.2 Thử nghiệm xây dựng môi trường giáo dục bằng nguyên vật liệu thiên nhiên
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua xây dựng môi trường giáo dục:
+ Thiết kế, trang trí các các góc chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên.
+ Làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên
- Địa điểm thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm tại lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh, huyện Càng Long.
- Công cụ: Sơ đồ thiết kế khu vực hoạt động lớp Chồi 2 (Phụ lục 12) Hình ảnh sản phẩm thử nghiệm xây dựng môi trường giáo dục (Phụ lục 13).
4.2.4.3 Thử nghiệm Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở hoạt động học
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở 01 hoạt động học cụ thể tạo hình Con Bướm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Đối tượng: 30 trẻ lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh.
- Công cụ: Kế hoạch tổ chức hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 14) Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 15) Bảng ghi chép kết quả tham gia hoạt động của trẻ (Phụ lục 16).
4.2.4.4 Thử nghiệm “Lồng ghép sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào các hoạt động khác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi”
Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào các hoạt động khác của trẻ 4-5 tuổi:
+ Hoạt động vui chơi: Hoạt động góc với môi trường lớp học sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
+ Hoạt động trải nghiệm: Làm chậu hoa từ ống tre và hoa sân trường.
+ Hoạt động lao động: Phân loại và tái chế rác sân trường
+ Hoạt động lễ hội: Làm trang phục thời trang từ thiên nhiên.
- Đối tượng: 30 trẻ lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh.
- Công cụ: Kế hoạch tổ chức hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 14) Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 15), Bảng ghi chép kết quả tham gia hoạt động của trẻ (Phụ lục 16), Bảng tổng hợp kết quả hoạt động của trẻ (Phụ lục 17).
4.2.4.5 Thử nghiệm “Phối hợp với phụ huynh học sinh trong các hoạt động sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi”
PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
Phạm vi không gian
- Phạm vi khảo sát thực trạng và và đánh giá tính khả thi các biện pháp: 137 giáo viên (dạy trẻ 4 -5 tuổi), 34 cán bộ quản lý và 17 môi trường giáo dục (Lớp 4-5 tuổi) tại 16 trường mầm non, mẫu giáo công lập trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh (Trường mẫu giáo Thiên Thanh 02 lớp).
- Thử nghiệm: Môi trường giáo dục tại lớp Chồi 2, 02 giáo viên, 60 trẻ 4-5 tuổi
02 lớp Chồi và phụ huynh học sinh lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh,huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 15/03/2022 đến hết tháng 8/2022.
KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.
137 giáo viên mầm non của 95 lớp có trẻ 4-5 tuổi, 34 cán bộ quản lý tại 16 trường mầm non, mẫu giáo trong huyện Càng Long 60 trẻ 02 lớp Chồi, trường mẫu giáo Thiên Thanh, xã Đại Phúc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sẽ được nâng cao nếu nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên có hiệu quả và tính khả thi, hợp lí, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm phát triển của trẻ.
KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở một số trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Đề xuất và thử nghiệm biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Nền tảng cho một chương trình giáo dục về môi trường, diễn ra từ cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20 Jean Jacques Rouseau (1712-1778) nhà triết học, văn học, nhà soạn nhạc người Pháp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của các tư tưởng kinh tế, chính trị và giáo dục hiện đại Trong quyển sách: Emile ou de leducation - Emile hay là về giáo dục, ông cho thấy bảng tính tự nhiên và giáo dục “Mọi thứ từ bàn tay tạo hóa mà ra đều tốt; mọi thứ đều suy đồi biến chất trong bàn tay con người” Rousseau chủ trương sứ mạng của giáo dục không phải là đào tạo con người cho xã hội, mà là làm cho cái “thiên chân” trong con người có thể được phát huy tối đa, sự cần thiết của giáo dục là giúp con người về với trật tự tự nhiên tự nhiên và bảo vệ thế giới tự nhiên.
Lập lại triết lý của Rouseau là Jean Louis Rodolphe Agassiz (1807 – 1873), nhà cổ sinh vật học, địa chất học, có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu tự nhiên của trái đất. Ông đã đưa ra nhiều lý thuyết về tự nhiên: Études sur les glaciers – Nghiên cứu về kỹ băng hà, bao gồm nhiều lập luận về kỷ băng hà, sự tan chảy của các tác băng, tác động của con người đến tự nhiên, biển đổi tự nhiên mà còn và nhiều đóng góp quan trọng đến sự phân tích biến đổi khí hậu và nguyên nhân nước biển tăng Đây cũng là hai học giả đặt nền móng ban đầu cho giáo dục bảo vệ môi trường trên thế giới.
Wilbur Samuel Jackman (1855 - 1907) là một nhà giáo dục người Mỹ và là một trong những người khởi xướng phong trào nghiên cứu thiên nhiên Quyển sách
“Nature study for the common schools”- Nghiên cứu thiên nhiên cho các trường học, là một trong những quyển sách với nội dung định hướng cho người học tìm hiểu về thiên nhiên, các tác động của con người đến thiên nhiên Đây cũng là cơ sở để đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trong giáo dục
Trong quyển sách “Environmental Education: Perspectives, Challenges and
Opportunities - Giáo dục Môi trường: Quan điểm, Thách thức và Cơ hội” của David
E Pinn (2017), ông đã đưa ra quan điểm: Giáo dục môi trường với các công cụ giảng dạy lý tưởng là điều cần thiết để nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là học sinh về nhiều vấn đề môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường là một công cụ quan trọng của sự thay đổi vì nó có khả năng mang lại sự thay đổi trong thái độ và khuyến khích lối sống của con người ủng hộ tính toàn vẹn của hệ sinh thái Đồng thời cũng cho thấy những thách thức và cơ hội cho việc đẩy mạnh các nội dung bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giáo dục hiện nay
Sự tham gia của tổ chức UNESCO vào giáo dục về môi trường đã có từ những ngày đầu, với việc thành lập IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, nay là Liên minh Bảo tồn Thế giới) năm 1948 tại Pháp, đây là liên minh lớn và lâu đời nhất toàn cầu, sử dụng thuật ngữ giáo dục môi trường đầu tiên “Environmental Education”. Tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường con người (1972) tại Stockholm, Thụy Điển, đánh dấu sự công nhận của quốc tế về GDMT Tuyên bố của Hội nghị Stockholm là một tuyên ngôn về giáo dục BVMT “GDMT phải được sử dụng như một công cụ để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu” Hội nghị đưa ra “Khung hành động vì môi trường” và các nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy tính bền vững của môi trường tự nhiên.
Sau đó từ năm 1975-1997, UNESCO và UNEP đã lãnh đạo Chương trình Giáo dục Môi trường Quốc tế và tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về một số nội dung giáo dục quan trọng trong giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường.
- Hội nghị về giáo dục môi trường tại Tbilisi, Georgia (Tháng 10 năm 1977): GDMT là một quá trình lâu dài, liên ngành, toàn diện, tập trung vào giữa các mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các hệ thống con người và tự nhiên, một định hướng vào việc xây dựng một nền đạo đức môi trường
- Hội nghị “Chiến lược quốc tế về hành động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo về bảo vệ môi trường cho những năm 1990” tại Mátxcơva, Liên bang Nga (tháng 8 năm 1987): Hội nghị đã thông qua chiến lược đào tạo về GDMT, tầm quan trọng của giáo dục ý thức BVMT “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết và ý thức công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính ý thức và trình độ hiểu biết của họ Do đó, giáo dục ý thức bảo vệ môi
- Hội nghị quốc tế “Môi trường và xã hội: Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về tính bền vững” tại Thessaloniki, Hy Lạp (tháng 12 năm 1997) Mục tiêu là nâng cao nhận thức cộng đồng về bền vững, nhấn mạnh giáo dục hợp tác và tăng cường đánh giá hiệu quả của chương trình GDMT Sau hội nghị này, nhiều nước đã bắt đầu đào tạo nguồn nhân lực về GDMT ở bậc đại học, trong đó có Việt Nam.
Ngoài các hội nghị quốc tế về GDMT, Kể từ năm 2003, Đại hội WEEC (World Environmental Education Congress), mạng lưới hoạt động với các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và văn hóa và khoa học tại cấp quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương như Unp, Unesco, Unece, Un-Csd Education Caucus, Trung tâm chuyên môn khu vực được diễn ra 2 năm 1 lần, WEEC là cơ hội để tìm hiểu thêm về những điều mới nhất trong giáo dục môi trường và bền vững, thảo luận về vai trò của giáo dục BVMT đối các cấp học, cả ở bậc học cao hơn và ở lứa tuổi mầm non.
Qua các hội nghị quốc tế về môi trường, giáo dục BVMT ở trên chúng ta có thể thấy vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường luôn được nghiên cứu và thảo luận liên tục, việc bảo vệ môi trường cần có sự thảo luận, hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới cùng hướng đến mục tiêu chung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
1.1.1.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo ở một số nước trên thế giới
Qua những tìm hiểu về chương trình GDMN của một số nước trên thế giới, cho thấy việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ ngay từ nhỏ đang rất được quan tâm và được tích hợp một cách tự nhiên vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ Việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo ở các nước cũng có nhiều điểm khác biệt:
Trong Hội nghị Bộ Giáo dục của Liên Bang Đức, 1980 đã đưa ra một nghị quyết đặc biệt trong việc thực hiện giáo dục môi trường trong đó có giáo dục mầm non Trẻ mầm non ở Đức được khuyến khích học tập từ môi trường thiên nhiên sẵn có, trẻ khám phá thiên nhiên và tự học cách để bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. Giáo dục mầm non và các cấp học khác không khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu, học liệu giáo dục có tính chất gây ô nhiễm môi trường. Đạo luật giáo dục môi trường quốc gia ở Mỹ được thông qua năm 1990, tạo điều kiện thuận lợi để công tác giáo dục môi trường tiến hành hiệu quả cho tất cả các cấp học Ở cấp học mầm non trẻ đã học tập các quy định về bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ và buộc phải tuân theo các quy định này, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ cũng được quan tâm và giáo dục hiệu quả ngay từ giai đoạn mầm non.
Chương trình giáo dục môi trường cho trẻ mầm non tại Úc chú trọng đến vấn đề xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động:
- Môi trường sinh thái: Môi trường giáo dục đảm bảo các yếu tố có hệ thực vật và động vật khác nhau, một môi trường cân bằng về thẩm mỹ, tạo điều kiện cho trẻ khám phá và cung cấp hiểu biết về cảm giác của trẻ với thiên nhiên Từ đó hình thành cho trẻ các hiểu biết cơ bản về môi trường.
- Môi trường nguyên vật liệu để trẻ sáng tạo: sử dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để trẻ tận dụng làm đồ chơi, đồ dùng và phục vụ cho hoạt động tạo hình từ đó giúp trẻ hình thành các ý thức BVMT hiệu quả. Ở Ấn độ - Chiến lược GDMT được đưa ra 1983-1984 theo đề án “nâng cao nhận thức môi trường, giáo dục và đào tạo” Các câu lạc bộ sinh thái trong trường học được xây dựng nhằm tạo điều kiện giúp trẻ nhận thức về môi trường và học cách bảo vệ hệ sinh thái.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (2020), "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo TS Lê Thị Thanh Mai (2014), định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
“Môi trường là tập hợp (aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và ảnh hưởng (influences) bao quanh một đối tượng nào đó” Định nghĩa này cho thấy, khi nói đến môi trường, ta phải đứng trên một đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần môi trường bao quanh nó Đối tượng này không nhất thiết là con người (loài người, cá thể người hoặc một cộng đồng người) mà có thể là bất cứ một vật thể, hoàn cảnh, hiện tượng nào tồn tại trong khoảng không gian có chứa đựng các yếu tố tác động tới sự tồn tại và phát triển của nó Vì vậy, môi trường còn được định nghĩa như sau: Môi trường là khoảng không gian nhất định có chứa các yếu tố khác nhau, tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển
Ngoài ra còn có một số định nghĩa về môi trường được Lê Thị Thanh Mai
(2014), tổng hợp trong quyển sách “Môi trường và con người” như: Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế-xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người (UNEP-Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980); Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật hoặc một cơ thể nhất định đang sống; là mọi vật bên ngoài một cơ thể nhất định (G.Tyler Miler, Environmental Science, USA, 1988); Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học bao quanh các sinh vật (Encyclopedia of Environmental Science USA, 1992) Môi trường là tất cả các hoàn cảnh hoặc điều kiện bao quanh một hay một nhóm sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp các điều kiện xã hội hay văn hóa ảnh hưởng tới cá thể hoặc cộng đồng Vì con người vừa tồn tại trong thế giới tự nhiên và đồng thời tạo nên thế giới văn hóa, xã hội và kỹ thuật, nên tất cả đều là thành phần môi trường sống của con người
Qua các định nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật
1.2.2 Ý thức bảo vệ môi trường Ý thức con người là một phạm trù rất rộng, là đối tượng nghiên cứu của rất nghệ thuật học, đạo đức học, Mọi trạng thái tâm lý, mọi hoạt động sống của con người đều là biểu hiện và bị chi phối bởi ý thức Mỗi lĩnh vực nghiên cứu làm rõ đặc trưng của ý theo khía cạnh khác nhau Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau, bao gồm gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi, quan trọng nhất Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm tin, lí trí,…
Theo Đào Thu Hiền (2019), Ý thức bảo vệ môi trường là một bộ phận của ý thức con người, có cấu trúc phức tạp, đồng thời cũng gồm nhiều cấp độ phản ánh do phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách tiếp cận khái niệm khác nhau:“Ý thức bảo vệ môi trường là sự phản ánh đúng đắn các vấn đề môi trường và mối quan hệ giữa con người với môi trường trên cơ sở nhận thức khoa học, thể hiện bằng tình cảm tích cực, niềm tin, ý chí mạnh mẽ trong định hướng hành vi con người theo một chuẩn mực nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của con người” Dựa vào phương thức tồn tại, Ý thức bảo vệ môi trường gồm các yếu tố cơ bản: tri thức về các vấn đề môi trường; niềm tin vào khả năng thực tiễn trong bảo vệ môi trường; tình cảm với môi trường; hệ chuẩn mực về môi trường và ý chí trong hành độngbảo vệ môi trường
Như vậy, ý thức bảo vệ môi trường là sự phản ánh sự hiểu biết đúng đắng về bản chất, ý nghĩa tầm quan trọng của các vấn đề môi trường, thể hiện ý thức trách nhiệm với môi trường thông qua việc vận dụng các kỹ năng, phương pháp hành động để quan tâm bảo vệ môi trường sống
1.2.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu, giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục
Theo Hồ Ngọc Đại (1981), trong quyển “Giải pháp giáo dục”, đưa ra như sau:Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân
Như vậy, Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được người dạy truyền tải cho người học giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu phù hợp mục đích giáo dục.
Theo tài liệu Chương trình phát triển Liên hợp quốc năm 1998, khái niệm “Giáo dục môi trường là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm, kỹ năng để tự mình và tập thể đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề môi trường trước mắt và lâu dài”
Hội nghị Liên Chính Phủ lần thứ nhất về GDMT (tại Tbilisi - 1997) đã đưa ra định nghĩa về GDMT: “GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người kiến thức về môi trường, rèn luyện kỹ năng về môi trường, hình thành thái độ về môi trường để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề của hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể nảy sinh trong tương lai”.
Nhìn chung, Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết về môi trường nhằm vận dụng những kiến thức, kỹ năng về môi trường vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
1.2.3.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục cung cấp cho người học:
- Kiến thức chung về bản chất của các vấn đề môi trường (Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu);
- Có kỹ năng, phương pháp hành động để quan tâm bảo vệ môi trường sống;
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và có thái độ phù hợp (Nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ)
LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
1.3.1 Đặc điểm ý thức bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Trẻ 4 - 5 tuổi phát triển mạnh ở cả hai dạng chú ý có chủ định và không có chủ định Sức tập trung chú ý của trẻ trong thời kỳ này khá cao, trẻ có thể dành nhiều thời gian để quan sát, khám phá 1 đối tượng trong môi trường sống Chẳng hạn quan sát cách nước bẩn được làm sạch qua các lớp cát, đá và than gỗ Đồng thời sức bền vững của chú ý của trẻ giai đoạn này rất cao (chú ý tới 37 phút với những đồ vật thích thú - theo A.V Daporozet) Trẻ có thể chú ý quan sát sự thay đổi của môi trường sống trong 1 khoản thời gian và kéo dài có khi vài tháng (Trẻ quan sát cách gieo hạt và quá trình phát triển, cho quả của 1 loại cây mà trẻ quan tâm)
Việc giáo dục chú ý của trẻ đến môi trường từ đó giáo dục trẻ BVMT phụ thuộc vào việc tổ chức nhiệm vụ hoạt động cho trẻ, khi giao việc cần giải thích rõ ràng, nhắc lại khi cần thiết.
1.3.1.2 Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường
Về tri giác: Độ nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của các sự vật hiện tượng trong môi trường sống ngày càng chính xác và đầy đủ Một số quan hệ không gian và thời gian được trẻ trẻ tri giác hơn qua tầm nhìn, nghe của trẻ, phát triển không chỉ tri giác về số lượng mà cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc Việc tổ chức cho trẻ tri giác giúp trẻ phát triển tính mục đích, kế hoạch cho vấn đề BVMT.
Về trí nhớ: Trẻ đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để nhận lại và phát triển khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực trong các hoạt động của trẻ Việc giúp trẻ phát triển trí nhớ về những thay đổi của môi trường chính là cách để giúp trẻ tự hình thành và tác động với môi trường một cách hợp lý.
Về tư duy: Ở trẻ 4 - 5 tuổi các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác nhau Tư duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế Cần tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức BVMT kích thích sự phát triển tư duy ở trẻ, kích thích trẻ tìm tòi các dấu hiệu giống nhau, khác nhau, so sánh, phân tích nguyên nhân ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
Về tưởng tượng: Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng của trẻ được nâng lên Nhờ có sự tưởng tượng phong phú ở độ tuổi này mà giáo viên có thể hướng trẻ đến cách BVMT hiệu quả.
1.3.1.3 Sự phát triển xúc cảm, tình cảm, ý chí và hệ thống động cơ về bảo vệ môi trường
Về xúc cảm và tình cảm: Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử phù hợp với môi trường Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành vi phạm sai lầm Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên, ô nhiễm môi trường xung quanh trẻ Tình cảm thẩm mỹ: Trẻ biết rung cảm, thể hiện nhiều cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa lá hoặc chán ghét, không vui khi nhìn thấy một số con vật bị chết do ô nhiễm môi trường sống.
Về ý chí: Tính mục đích phát triển từ tuổi lên 2 khi trẻ đã làm chủ được một số hành vi của mình Việc phát triển, bộc lộ ý chí của trẻ mẫu giáo nhỡ phụ thuộc vào các nhiệm vụ mà người lớn giao cho trẻ Do đó cần chọn lựa các nhiệm vụ phù hợp với khả năng của trẻ (Bỏ rác đúng nơi quy định, thu gom rác xung quanh nhà, sử dụng tiết kiệm điện nước, ) Để giáo dục ý chí cho trẻ, cần phải giáo dục động cơ cho trẻ. Thường ở lứa tuổi này mục đích và động cơ trùng nhau, chưa tách ra được.
Về sự phát triển động cơ và hệ thống động cơ ở trẻ 4-5 tuổi: Cuối tuổi mẫu giáo bé, trong hành vi của trẻ đã xuất hiện những loại động cơ khác nhau, nhưng những động cơ ấy còn mờ nhạt, yếu ớt, tản mạn Từ tuổi mẫu giáo nhỡ, những động cơ " vì xã hội" bắt đầu chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức Trong thời kỳ này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc theo sáng kiến của riêng mình Hệ thống thứ bậc trong động cơ được hình thành ở tuổi này khiến cho toàn bộ hành vi của trẻ nhằm theo một xu hướng nhất định Do đó việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ trong giai đoạn này vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến các động cơ của trẻ tác động đến môi trường sống sau này theo hướng tích cực hay tiêu cực.
1.3.2 Mục đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
Theo “Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường
Mầm Non” của Hoàng Thị Thu Hương - Trần Thị Thu Hòa - Trần Thị Thanh (2014), mục đích giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi bao gồm các nội dung:
1) Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người.
2) Trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
3) Trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi quanh mình, biết cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở.
4) Trẻ có một số kiến thức đơn giản về ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
Về Kỹ năng, hành vi:
1) Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
2) Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường trường lớp học, gia đình, nơi ở như: Tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa ở gia đình, trường/lớp học với những công việc vừa sức với trẻ.
3) Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
4) Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường như: Vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, dẫm lên cỏ, bắn, giết động vật
1) Yêu thích, gần gũi thiên nhiên
2) Tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những phong cảnh, địa danh nổi tiếng của quê hương.
3) Quan tâm đến những vấn đề về môi trường của trường/lớp học, gia đình; Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường
1.3.3 Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành, nội dung liên quan đến giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4 -5 tuổi bao gồm:
- Nhận biết về môi trường sống
+ Nhận biết, phát hiện được sự rõ nét của môi trường xung quanh.
+ Khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi
+ Nhận biết các nguồn nước trong môi trường sống.
+ Nhận biết các nguyên nhân gây ô nhiễm và cách bảo vệ nguồn nước.
+ Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống
- Quan tâm đến môi trường: Phân biệt hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” với môi trường Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường: Tiết kiệm điện, nước; Giữ gìn vệ sinh môi trường; Bảo vệ, chăm sóc con vật, và cây cối.
Tài liệu Giúp bé bảo vệ môi trường của Hoàng Thị Thu Hương (2009) chỉ ra rằng GDBVMT cho trẻ mầm non tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Nội dung 1: Con người và môi trường sống
VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
Trong cuộc sống hiện nay các các nguyên vật liệu thiên nhiên vô cùng phong phú: các loại hạt ngũ cốc, rau, củ quả tươi và khô, các loại vỏ chai, lá cây, vỏ sò Tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu Trong hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, trẻ độ tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi đã có những hiểu biết cơ bản về các sự vật hiện tượng gần gũi trong môi trường sống xung quanh trẻ, việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường giáo dục có đa dạng các NVLTN tạo điều kiện quan trọng để:
- Nâng cao nhận thức hiểu biết của trẻ về môi trường sống xung quanh:
Sự đa dạng của NVLTN từ nguồn gốc, chất liệu đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú đến môi trường sống xung quanh trẻ Chính những nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có, phong phú và có thể thường xuyên đổi mới mang lại giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện Tiếp xúc hàng ngày với môi trường giáo dục có đa dạng các NVLTN có thể tác động trực tiếp đến các giác quan của trẻ, làm nâng cao hiểu biết của trẻ với thế giới xung quanh, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, quen thuộc và hiểu biết rõ hơn các đặc điểm của các sự vật, hiện tượng.
Trẻ sẽ có những trải nghiệm thú vị, hữu ích thông qua việc quan sát, thúc đẩy sự tò mò về thiên nhiên từ đó trẻ sẽ nhanh nhạy hơn trong quá trình học tập Những hoạt động học được chuẩn bị trong một môi trường gần gũi và các NVLTN quen thuộc sẽ có tác động tới việc giảm căng thẳng, tạo cảm giác tích cực đến các hoạt động học của trẻ Chẳng hạn, qua hoạt động trẻ chơi với cát, đá, than củi trong thí nghiệm vui với nước trẻ không chỉ ôn lại các tên gọi quen thuộc, khám phá được cách để biến nước bẩn thành nước sạch mà trẻ còn tự rút ra bài học cho bản thân về giữ gìn tiết kiệm nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Hỗ trợ sự sáng tạo và giải quyết các vấn đề:
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho cả người lớn và trẻ em, khi trẻ tiếp xúc, thu gom các nguyên vật liệu từ nguồn thiên nhiên vô tận thì cũng đồng thời tạo cho trẻ những cảm hứng thú vị Từ những quả thông hay 1 chiếc lá khô trẻ có thể tạo thành những con nhím, con công con cá Trẻ có thể tận dụng các loại hạt,nhánh cây để dùng học toán, học chữ Dùng cành cây và rơm để làm nhà, người thân trong gia đình, cây xanh và các con vật gần gũi Trẻ có thể tự khám phá và tạo ra nhiều đồ chơi mang tính thẩm mỹ, đa dạng cho các góc chơi và lớp học của mình.Cũng chính từ sự sáng tạo đó, trẻ có thể tự tạo đồ chơi hơn là yêu cầu cha mẹ mua những món đồ chơi đắt tiền, trẻ sẽ học cách làm thế nào để thay thế các nguyên vật liệu có thể gây ô nhiễm môi trường thành các NVLTN gần gũi (giỏ lục bình, ống hút tre, chén gáo dừa, đồ chơi tự tạo từ NVLTN ) Cách giải quyết vấn đề làm sao để làm giảm ô nhiễm môi trường được chính trẻ đưa ra và tự rút ra bài học cho bản thân.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN
1.5.1 Nhận thức, năng lực của cán bộ quản lý
Những cán bộ quản lý chính là những người có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện, quyết định đến chất lượng của hoạt động giáo dục ý thức BVMT, cần nắm được nội dung giáo dục và kế hoạch giáo dục ý thức BVMT, những thuận lợi, khó khăn của địa phương trong việc sử dụng NVLTN vào giáo dục.
Việc năng lực của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, đặc biệt năng lực quản lý hoạt động GDBVMT còn nhiều bất cập, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng,kinh nghiệm trong công tác quản lý GDBVMT, hoạt động GDBVMT đôi lúc còn mang tính thủ tục hành chính, chủ yếu để đối phó với sự kiểm tra của cấp trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục ý thức BVMT của nhà trường
CBQL nhận thức được các biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thông qua sử dụng các NVLTN, sẽ giúp CBQL có được những tầm nhìn, định hướng chiến lược và các quan điểm cơ bản để chỉ đạo CBGVNV nhà trường thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục ý thức BVMT và sử dụng hiệu quả các NVLTN.
1.5.2 Nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên
Trong thực tế, các giáo viên dạy lớp là người sẽ thực hiện lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức BVMT Năng lực của GVMN giúp GV nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục ý thức BVMT, giáo viên cần phải có kỹ năng sư phạm, có phương pháp thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục tốt, linh hoạt, nắm bắt được tâm lý trẻ một cách nhanh chóng, đánh giá chính xác mức độ ý thức bảo vệ môi trường hiện tại của trẻ, qua đó xây dựng kế hoạch giáo dục BVMT phù hợp.
Trước khi tổ chức hoạt động giáo dục ý thức BVMT, giáo viên cần xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc điểm của trẻ, phù hợp với thực trạng địa phương và kế hoạch hoạt động phải được quản lý trường mầm non thông qua Giáo viên cần phối hợp với PHHS trong việc tìm kiếm các NVLTN phù hợp tại địa phương Năng lực tổ chức các hoạt động, phương pháp, hình thức và biện pháp giáo dục của giáo viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và kết quả của quá trình giáo dục ý thức BVMT.
1.5.3 Đặc điểm nhận thức lứa tuổi và cá nhân trẻ
Một trong những nhân tố quyết định trong chất lượng của các hoạt động giáo dục ý thức BVMT nữa là học sinh, mọi hoạt động phải hướng đến trẻ, lấy trẻ làm trung tâm Quá trình giáo dục trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân từ trẻ.
+ Các đặc điểm tâm lý của trẻ độ tuổi 4-5 tuổi chưa ổn định Cần dựa vào đặc điểm nhận thức, nhu cầu hứng thú của trẻ để tổ chức giáo dục ý thức BVMT.
+ Khả năng, kinh nghiệm của trẻ về BVMT còn ít Đa số trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của môi trường sống và trách nhiệm của trẻ trong việc bảo vệ môi trường Do đó cần có kế hoạch giáo dục hợp lý.
1.5.4 Phối hợp với phụ huynh học sinh và cộng đồng
Trước đây cha mẹ chưa quan tâm và chưa hiểu về tầm quan trọng của việc làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên thì nay cha mẹ đã đóng góp các nguyên phế liệu cho cô giáo chủ nhiệm để làm thêm đồ chơi cho trẻ Cha mẹ quan tâm hơn đến việc
Cha mẹ học sinh hỗ trợ giáo viên một cách nhiệt tình, cùng phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn trẻ các kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có.
Tạo nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động cùng trẻ ở trường Từ đó tạo mối quan hệ thân thiết, thống nhất giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ Cung cấp hỗ trợ nhiều nguyên liệu: giấy báo, chai nhựa, vỏ sữa… để cô và trẻ cùng sáng tạo ra những vật phẩm đẹp.
1.5.5 Các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính, tài liệu hướng dẫn
Tùy vào điều kiện CSVC của trường mà giáo viên có thể lên kế hoạch hoạt động giáo dục cho phù hợp Cần chú ý đến các điều kiện về môi trường giáo dục: Môi trường vật chất (Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ giáo dục) và môi trường tinh thần.Cần xem xét các những điều kiện cần chuẩn bị để hoạt động được tổ chức đạt hiệu quả nhất cần những gì về CSVC, cần bao nhiêu người hỗ trợ, kinh phí hoạt động là bao nhiêu từ đó huy động sự tham gia và hỗ trợ từ phía PHHS và cộng đồng.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN
1.6.1 Đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Để đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cụ thể của các cấp quản lý giáo dục mầm non, tôi đề xuất một số nội dung đánh giá như sau:
- Đối với các cơ sở giáo dục: Có lập kế hoạch cụ thể bao gồm mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành và biện pháp kiểm tra đánh giá Các nội dung giáo dục ý thức BVMT cần thể hiện rõ việc xây dựng môi trường giáo dục xanh-sạch- đẹp, dự kiến thời gian và các hoạt động giáo dục cụ thể.
- Đối với giáo viên: Cần có kế hoạch giáo dục ý thức BVMT riêng hoặc lồng ghép vào kế hoạch giáo dục cụ thể Các hoạt động giáo dục ý thức BVMT cần thống nhất nội dung với nhà trường, đưa vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hợp lý và phù hợp nhu cầu, đặc điểm tâm lý riêng cho trẻ Giáo viên cần chủ động vận dụng các phương pháp linh hoạt, sáng tạo, gắn với thực tiễn để giáo dục BVMT cho trẻ.
Như vậy, việc thống nhất và thực hiện đồng bộ giữa kế hoạch của nhà trường và hoạt động thực tế của giáo viên sẽ đảm bảo được việc đưa các mục tiêu, nội dung, phương pháp vào tổ chức hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác BVMT.
1.6.2 Đánh giá việc xây dựng môi trường giáo dục lớp học nhằm mục đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT và Theo Nguyễn Thị Mai Chi
(2012) trong nguyên tắc bố trí môi trường giáo dục lớp học, đánh giá dựa trên các nguyên tắc:
1) An toàn: Thường xuyên kiểm tra những vật nguy hiểm có thể xuất hiện trong lớp học (ví dụ: đồ đạc dễ vỡ, những vật thể sắc nhọn, sàn trơn trượt, ổ cắm điện,…)
2) Phân bố không gian hợp lý cho các khu vực/góc hoạt động: Khu vực cần yên tĩnh (xem sách, tạo hình, chơi máy vĩ tính, xếp hình) xa khu vực ồn ào (xây dựng, âm nhạc ); Dành những nơi nhiều ánh sáng cho các khu vực/góc xem sách, tạo hình và chăm sóc cây; có chỗ dành cho việc ăn, ngủ, thư giãn, đồ dùng cá nhân.
3) Các khu vực/góc hoạt động bố trí linh hoạt, thuận lợi bằng những vách ngăn thấp, giá, thùng hay hộp (có thể cổ định hoặc di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện ễ dàng cho trẻ tự lụa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi tham gia hoạt động và tiện cho giáo viên theo dõi Các khu vực cần dược chia rõ ràng và có ranh giới phân chia để trẻ dễ định hướng khoảng không gian được sử dụng
4) Số lượng góc chơi, thứ tự triển khai và cách sắp xếp các khu vực/góc hoạt động phụ thuộc vào diện tích căn phòng, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, số trẻ trong nhóm/ lớp, độ tuổi của trẻ và từng chủ đề cụ thể, có thể luân phiên dần khoản 5 khu vực/góc hoạt động chính và sắp xếp hay thay đổi khoảng không cho phù hợp.
5) Bố trí cân đổi giữa đồ vật cứng (như bàn, ghế ) với đồ vật mềm (như gối, đệm, chiếu, thảm
Ngoài một số nguyên tắc trên, môi trường giáo dục lớp học nên tận dụng cácNVLTN ở địa phương như là cây, con vật hoa, quả, các nguyên vật liệu, sản phẩm tự tạo Điều này có thể giúp trẻ thỏa mãn các quá trình tâm sinh lý và kích thích trẻ tương tác với môi trường thiên nhiên, tăng cường ý thức BVMT hiệu quả.
1.6.3 Đánh giá chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên trẻ 4-5 tuổi
Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, nguyên tắc và kết quả mong đợi về giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi ở mục 1.3 Chương 1, đánh giá chất lượng giáo dục ý thức BVMT cho trẻ bao gồm một số nội dung sau:
+ Trẻ nhận biết biêt tên gọi, một số đặc điểm nổi bật, ích lợi, các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi
+ Trẻ có những hiểu biết ban đầu về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi trường
+ Trẻ biết vai trò của môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường
+ Trẻ biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
+ Trẻ biết phân biệt môi trường sạch bẩn.
+ Trẻ thực hiện được các hành động bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, vệ sinh nhà ở, lớp học cây xanh, trồng và chăm sóc
+ Trẻ thực hiện các hành động vì môi trường như trồng chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau, cây xanh, hoa Chăm sóc các con vật gần gũi.
+ Trẻ biết nhận xét, đưa ra các kết luận về hành động gây ra ô nhiễm hoặc biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Hợp tác với bạn bè, người thân trong việc hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường sống.
+ Trẻ có thái độ yêu quý, gần gũi thiên nhiên Phân biệt hành vi “đúng” - “sai”,
“tốt” - “xấu” với môi trường Chủ động tránh xa các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Trẻ thể hiện thái độ ủng hộ với hành động bảo vệ môi trường hoặc không ủng hộ trước hành vi gây ô nhiễm môi trường
+ Trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Trong phần cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, bên cạnh những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến đề tài, chúng ta có thể nhận thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên bao gồm một số nội dung chính sau:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ em độ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với chương trình GDMN, phù hợp với lứa tuổi, có thái độ, kỹ năng cơ bản của trẻ đối với BVMT, giảm ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng NVLTN vào giáo dục ý thức BVMT là dùng các yếu tố vô sinh (đất, nước, không khí, ánh sáng…); Yếu tố hữu sinh (cây cối, con vật, côn trùng,…) có nguồn gốc tự nhiên làm phương tiện giáo dục và tạo ra môi trường giáo dục nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ của nhà giáo dục về giáo dục ý thức BVMT.
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
2.1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng
Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN.
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN, từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN.
2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi
+ Nhận thức của CBQL, GVMN về giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi. + Tìm hiểu thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
+ Tìm hiểu các hình thức, biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi. + Các biện pháp CBQL, GVMN sử dụng NVLTN để giáo dục ý thức BVMT.
- Thực trạng bố trí môi trường giáo dục lớp học và sử dụng NVLTN vào môi trường giáo dục.
+ Thực trạng bố trí môi trường giáo dục lớp học.
+ Tìm hiểu mức độ phổ biến NVLTN trong môi trường giáo dục lớp học
+ Thực trạng các NVLTN có tại các môi trường lớp học.
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN:
+ Tìm hiểu đánh giá mức độ quan trọng của đề tài;
+ Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN.
+ Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp đề xuất biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN.
+ Thực trạng và nhu cầu của địa phương về giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN.
- Tìm hiểu thực trạng mức độ phát triển ý thức BVMT của trẻ 4-5 tuổi trường Mẫu giáo Thiên Thanh Từ đó làm cơ sở để tiến hành thử nghiệm.
2.1.3 Quy trình nghiên cứu thực trạng
Tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN tại một số trường Mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long theo quy trình gồm các bước như sau:
- Bước 1: Xác định mục đích nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu thực trạng.
- Bước 2: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài tiến hành xây dựng phiếu khảo sát (Phụ lục 1, phụ lục 5) Tiến hành gửi phiếu khảo sát; Thu phiếu, kiểm tra phiếu khảo sát tổng hợp số liệu thống kê Từ đó thu thập những thông tin cần thiết làm cơ sở xây dựng câu hỏi phỏng vấn.
- Bước 3: Sau khi xây dựng phiếu phỏng vấn (Phụ lục 4, phụ lục 5) tiến hành lựa chọn các đối tượng cần phỏng vấn Nội dung các câu hỏi bao gồm: Vấn đề cần làm rõ trong phiếu khảo sát; Tìm hiểu thêm về nguyên nhân các khó khăn mà CQQL, GVMN gặp phải, cách khắc phục, những định hướng/đề xuất trong thời gian tới; Những đánh giá về thực trạng của địa phương Tiến hành phỏng vấn và tổng hợp các nội dung phỏng vấn, làm rõ vấn đề thực trạng cần làm rõ của phiếu khảo sát.
- Bước 4: Dựa trên nội dung phần cơ sở lý luận về xây dựng môi trường giáo dục, tiến hành lập phiếu quan sát Chọn lớp quan sát tại 16 điểm trường được lựa chọn, trong đó trường mẫu giáo Thiên Thanh lựa chọn 02 môi trường lớp học Tiến hành quan sát môi trường giáo dục ghi vào phiếu quan sát (Phụ lục 9) và tổng hợp xử lý số liệu.
- Bước 5: Dựa trên các tiêu chí đánh giá về chất lượng giáo dục ý thức BVMT tại mục 1.6 Chương 1, tiến hành lập phiếu trò chuyện với trẻ (Phụ lục 7) Tổ chức tiến hành trò chuyện với trẻ, ghi chép kết quả trò chuyện vào bảng tổng hợp kết quả đánh giá trẻ (Phụ lục 8).
- Bước 6: Tổng hợp số liệu và khái quát thực trạng liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.1.4 Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu thực trạng
- Địa điểm khảo sát: tại 16 trường mầm non, mẫu giáo công lập trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Bảng 2.1 Danh sách tổng hợp số liệu khảo sát của các trường trên địa bàn huyện Càng
Số lớp ghép có trẻ
1 MG Ban Mai - Đại Phước 1 1 2 0 4
2 MG Hướng Dương- Huyền Hội 1 2 5 3 13
3 MG Sơn Ca- An trường A 0 1 1 4 8
4 MG Hoa Sen - Nhị Long Phú 1 2 2 5 9
5 Mn Sao Mai- TT Càng Long 1 2 4 0 8
6 MG Tuổi Ngọc- TT Càng Long 1 1 5 0 9
7 MN Bé Ngoan - An Trường 1 1 2 3 8
8 MG Hoạ Mi - An trường 1 1 2 3 7
9 MN Trúc Xanh - Nhị Long 1 1 4 2 10
10 MG Tuổi Hồng - Mỹ Cẩm 0 1 3 1 7
11 MN Hoàng Oanh - Đức Mỹ 1 1 2 4 8
12 MG Tuổi Thơ - Tân Bình 1 1 4 4 10
13 MG Hoa Mai - Bình Phú 1 1 6 1 10
14 MG Thiên Thanh - Đại Phúc 1 1 2 2 4
15 MG Tuổi Xuân - Tân An 1 1 6 3 12
16 MG Ánh Dương -Phương Thạnh 1 2 6 2 10
Dựa vào số liệu thống kê ở bảng trường 2.1 tiến hành khảo sát trên các đối tượng cụ thể như sau:
- Khảo sát giáo viên: 137 giáo viên mầm non của 93 lớp có trẻ 4-5 tuổi (56 lớp Chồi trẻ 4-5 tuổi, 37 lớp Lá ghép có trẻ 4-5 tuổi)
- Khảo sát CBQL: 34 CBQL (14 hiệu trưởng, 20 phó hiệu trưởng) tại 16 trường trong phạm vi khảo sát
- Khảo sát trẻ: 60 trẻ 4-5 tuổi, trường mẫu giáo Thiên Thanh, xã Đại Phúc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Quan sát môi trường lớp học của 17 lớp cụ thể:
+ Chồi 1 (L1): MG Thiên Thanh - Đại Phúc
+ Chồi 2 (L2): MG Thiên Thanh - Đại Phúc
+ Chồi 1 (L3): MG Ban Mai - Đại Phước
+ Chồi 1 (L4): MG Hướng Dương- Huyền Hội
+ Chồi 1 (L5): MG Sơn Ca - An trường A
+ Chồi 1 (L6): MG Hoa Sen - Nhị Long Phú
+ Chồi 1 (L7): Mn Sao Mai- TT Càng Long
+ Chồi 1 (L8): MG Tuổi Ngọc- TT Càng Long
+ Chồi 1 (L9): MN Bé Ngoan - An Trường
+ Chồi 1 (L10): MG Hoạ Mi - An trường
+ Chồi 1 (L11): MN Trúc Xanh - Nhị Long
+ Chồi 1 (L12): Tuổi Hồng - Mỹ Cẩm
+ Chồi 1 (L13): Hoàng Oanh - Đức Mỹ
+ Chồi 1 (L14): MG Tuổi Thơ - Tân Bình
+ Chồi 1 (L15): MG Hoa Mai - Bình Phú
+ Chồi 1 (L16): MG Tuổi Xuân - Tân An
+ Chồi 1 (L17): MG Ánh Dương -Phương Thạnh
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
2.2.1.1 Khảo sát cán bộ quản lý
Tiến hành khảo sát 34 CBQL tại 16 trường mầm non, mẫu giáo công lập trên địa bàn huyện Càng Long với các nội dung (Phụ lục 1):
- Nhận thức của CBQL về giáo dục ý thức BVMT.
- Mức độ phổ biến và vai trò của việc sử dụng NVLTN với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ý thức BVMT của nhà trường.
- Công tác quản lý trong bồi dưỡng chuyên môn, chỉ đạo tổ chức giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các NVLTN.
- Ưu điểm, hạn chế và đánh giá hiệu quả khi sử dụng NVLTN để giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Thu thập thông tin khảo sát từ phía 137 GV dạy trẻ 4 - 5 tuổi tại 16 trường mầm
- Nhận thức của giáo viên về giáo dục ý thức BVMT
- Mức độ phổ biến và vai trò của việc sử dụng NVLTN với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Vai trò của giáo viên, kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các NVLTN.
- Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ý thức BVMT của lớp.
- Những đánh giá của cá nhân về ưu điểm, hạn chế và đánh giá hiệu quả khi sử dụng NVLTN để giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4 - 5 tuổi.
2.2.2.1 Phỏng vấn cán bộ quản lý
Làm rõ một số thông tin đã trả lời trong phiếu trong phiếu khảo sát (Phụ lục 1) và các nội dung phỏng vấn theo (Phụ lục 4):
- Những khó khăn trong công tác chỉ đạo giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các NVLTN đã khảo sát; tìm hiểu nguyên nhân thực trạng. Hướng chỉ đạo giáo dục ý thức BVMT trong thời gian tới.
- Thực trạng của địa phương: Thực trạng vấn đề môi trường, cơ sở vật chất, tài chính và nguồn nhân lực của địa phương phục vụ hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi Tầm nhìn về thực trạng nhu cầu của địa phương về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các NVLTN.
Làm rõ một số thông tin đã trả lời trong phiếu khảo sát (Phụ lục 3) và các nội dung phỏng vấn theo (Phụ lục 5):
- Những khó khăn đã khảo sát tiến hành xác định nguyên nhân Trao đổi những biện pháp pháp khắc phục khó khăn Nguyện vọng của giáo viên trong thời gian tới.
- Nhận định của giáo viên về thực trạng tại địa phương: Thực trạng vấn đề môi trường sống, mức độ cung cấp NVLTN, những ưu điểm hạn chế, khả năng thực hiện đề tài giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các NVLTN.
Trò chuyện với trẻ 4-5 tuổi để tìm hiểu:
- Nhận thức của trẻ về môi trường: Các loại tài nguyên, các hiện tượng tự nhiên thời tiết, các mùa trong năm, ô nhiễm môi trường, các biện pháp BVMT trẻ biết.
- Xác định hành động “đúng-sai”, “Tốt –xấu” với môi trường, các biện pháp BVMT trẻ đã làm.
- Mức độ quan tâm đến môi trường, chăm sóc cây con vật)
Làm cơ sở mẩu thử nghiệm kết quả đo đầu vào ở 2 lớp đối chứng và thử nghiệm Nội dung trò chuyện theo (Phụ lục 7)
Thu thập thông tin về thực trạng bố trí môi trường giáo dục lớp học có sử dụng các NVLTN tại các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh theo (Phụ lục 9) Nội dung quan sát:
- Đảm bảo các nguyên tắc thiết kế, bố trí các góc chơi; Mức độ sử dụng NVLTN vào trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi;
- Đánh giá các mức độ: An toàn, độ bền, thẩm mỹ, phù hợp đặc điểm tâm lý, chi phí, gây ô nhiễm môi trường của môi trường giáo dục lớp học.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
2.3.1 Thông tin chung về cán bộ quản lý, giáo viên tham gia khảo sát
Dựa vào số liệu ở bảng 2.1, tôi tiến hành gửi phiếu khảo sát cho 34 CBQL (14 hiệu trưởng, 20 phó hiệu trưởng) và 137 giáo viên mầm non của 93 lớp có trẻ 4-5 tuổi
(56 lớp Chồi trẻ 4-5 tuổi, 37 lớp Lá ghép có trẻ 4-5 tuổi) tại 16 trường công lập trong phạm vi khảo sát
Bảng 2.2 Thông tin chung về CBQL, GVMN tham gia khảo sát thực trạng
Thông tin chung CBQL (N4) GVMN (N7)
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
Trên đại học 0 0 0 0 Đại học mầm non 34 100 98 71.5
Thông tin chung CBQL (N4) GVMN (N7)
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % tác 15-20 năm 11 32.4 13 9.5
Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy trình độ chuyên môn của CBQL và GVMN điều đạt trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó: Có 34/34 CBQL (100%) và 98/137 GVMN (71.5%) có trình độ Đại học giáo dục mầm non; Có 39/137 GVMN (28.5%) có trình độ Đại học giáo dục mầm non Những số liệu này cho thấy trình độ chuyên môn của CBQL, GVMN đáp ứng được yêu cầu thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN.
Về Thâm niên công tác:
- Đối với CBQL: Phần lớn CBQL có thâm niên công tác từ 10-15 năm chiếm tỉ lệ 76.5% (15/34 CBQL có thâm niên công tác 10-15 năm (44.1%); 11/34 CBQL có thâm niên công tác 10-15 năm (32.4%), trên 20 năm có 7/34 CBQL (20.6%) và chỉ có
01 CBQL có thâm niên công tác 5-10 năm (2.9%) Như vậy cho thấy CBQL có thâm niên công tác cao, có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục trẻ mầm non và giáo dục ý thức BVMT.
- Đối với giáo viên mầm non: Tỉ lệ GVMN có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm số lượng lớn là 74,5%; có 3/137 GVMN (2.2%) có thâm niên công tác dưới 1 năm; 48/137 GVMN (35%) có thâm niên công tác 1-5 năm; 51/137 GVMN (37.2%) có thâm niên công tác 5-10 năm; giáo viên có thâm niên công tác 10-15 năm là 16/137 GVMN (11.7%), thâm niên công tác 15-20 năm là 13/137 GVMN (9.5%) và số lượng giáo viên có thâm niên công tác trên 20 năm có số lượng thấp 5/137 GVMN (3.7%)
Số liệu trên cho thấy đa số giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi là giáo viên có thâm niên công tác chưa cao, đây cũng là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến kinh nghiệm thực hiện các biện pháp giáo dục ý thức BVMT.
2.3.2 Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
2.3.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Bảng 2.3 Kết quả nhận thức của CBQL và GVMN về khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường CBQL (N4) GVMN
1 Là hoạt động giáo dục hình thành ở trẻ kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp để bảo vệ môi trường cho trẻ.
2 Là hoạt động cung cấp những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường.
3 Là giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường 12 35.3 64 46.7
4 Là hoạt động giúp trẻ biết cách vệ sinh giữ gìn môi trường trường/lớp học sạch đẹp 15 44.1 45 32.9
5 Là quá trình giáo dục đáp ứng các mục liêu phát triển "Tình cảm-kỹ năng xã hội" theo
7 Là giáo dục trẻ hành động phù hợp với đặc điểm môi trường tại địa phương 13 38.2 18 13.1
Kết quả bảng trên cho thấy: CBQL và GVMN đưa ra nhiều sự lựa chọn về khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, trong đó có 88.2 % CBQL và 82.5% GVMN đồng ý với khái niệm “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là hoạt động giáo dục hình thành ở trẻ kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp để bảo vệ môi trường” Cho thấy CBQL và GVMN đều có hiểu biết đúng về khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
2.3.2.2 Thực trạng nhận thức về mức độ quan trọng của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát nhận thức về mức độ quan trọng của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 Quan trọng trong giáo dục trẻ 22 64.7 94 68.6
2 Quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động giáo dục trẻ
4 Không quan trọng, dùng để tích hợp trong các hoạt động khác.
5 Không cần trong giáo dục trẻ 0 0 0 0
Theo số liệu tại bảng 2.4 cho thấy đa số CBQL (64.7%) và GVMN (68.6%) đều có nhận thức đúng đắn về mức độ quan trọng của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi Vẫn có 5.1% giáo viên mầm non cho rằng không quan trọng phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nên dùng để tích hợp trong các hoạt động khác Đây thực sự là một sai lầm đáng lo ngại trong nhận thức của một số giáo viên
2.3.2.3 Thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Kế hoạch giáo dục ý thức BVMT CBQL (N4) GVMN (N7)
1 Lồng ghép mục tiêu, nội dung giáo dục ý thức BVMT vào kế hoạch giáo dục năm học, không có kế hoạch riêng
2 Lồng ghép mục tiêu, nội dung giáo dục ý thức BVMT vào kế hoạch năm học, không có kế hoạch riêng
3 Lồng ghép vào kế hoạch chủ đề/tuần/ngày của lớp
4 Có kế hoạch giáo dục ý thức BVMT riêng, cụ thể cho năm học
Dựa vào số liệu khảo sát ở bảng trên cho thấy chỉ có 5.9% CBQL và 0.73 GVMN cho biết “Có kế hoạch giáo dục ý thức BVMT riêng, cụ thể cho năm học” Tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn 02 CBQL, 01 giáo viên (Có kế hoạch giáo dục ý thức BVMT riêng, cụ thể cho năm học), kết quả nhận được là không có kế hoạch giáo dục ý thức BVMT riêng biệt: có 02 CBQL lồng ghép vào kế hoạch năm, 01 giáo viên lồng ghép vào kế hoạch chủ đề/tuần/ngày của lớp.
Như vậy, dựa trên kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy việc lập kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chủ yếu qua lồng ghép mục tiêu, nội dung giáo dục ý thức BVMT vào kế hoạch giáo dục năm học và vào kế hoạch năm học của trường,lớp không có kế hoạch giáo dục ý thức BVMT riêng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, thời gian tổ chức, nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
2.3.2.4 Thực trạng lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu CBQL (N4) GVMN (N7)
1 Đồ dùng đã qua sử dụng có thể tái chế (Chai nhựa, lon nước, ly nhựa, lon nước ngọt, vỏ hộp sữa, vỏ bánh, thùng giấy, sách báo )
2 Nguyên vật liệu thiên nhiên (Lá cây, cành cây, sỏi, đá, hạt, )
3 Đồ dùng đồ chơi giáo viên, trẻ tự làm 6 17.7 16 11.9
4 Dụng cụ vệ sinh, lao động (Chổi, ky, thùng rác, )
5 Đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, video) 3 8.8 10 7.3
Số liệu trong bảng 2.6 cho thấy: Đa số cán bộ quản lý (50%) và giáo viên mầm non (62.8%) đều lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là các đồ dùng đã qua sử dụng có thể tái chế (Chai nhựa, lon nước, ly nhựa, lon nước ngọt, vỏ hộp sữa, vỏ bánh, thùng giấy, sách báo ) Cả hai nhóm đối tượng đều ít lựa chọn Đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, video) 8.9% và 7.3% Điều này chứng tỏ các đồ dùng đã qua sử dụng có thể tái chế có giá trị thực tế rất lớn trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ hơn là những loại tranh ảnh, video Về lựa chọn NVLTN để giáo dục ý thức BVMT cũng được CBBQL, GVMN lựa chọn nhưng tỉ lệ không quá cao, cho thấy biện pháp sử dụng NVLTN để giáo dục ý thức BVMT vẫn chưa được sử dụng nhiều.
2.3.2.5 Thực trạng lựa chọn hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
2 Hoạt động lao động - vệ sinh 33 97.1 89 65
5 Hoạt động đón trả trẻ 25 73.5 25 18.3
8 Hoạt động tại gia đình 2 5.9 0 0
Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được thực hiện chủ yếu ở hoạt động học (100% CBQL, 87.6% GVMN); Hoạt động lao động
- vệ sinh (97.1% CBQL, 65% GVMN); Hoạt động trải nghiệm (88.2% CBQL, 73% GVMN); Hoạt động vui chơi (79.4% CBQL, 65% GVMN) Ở các hoạt động khác tỉ lệ thực hiện ít và hình thức tổ chức hoạt động tại gia đình có ít CBQL (5.9%) và không có giáo viên lựa chọn.
2.3.2.6 Thực trạng biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ theo 02 nội dung:
- Biện pháp CBQL chỉ đạo giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát biện pháp CBQL chỉ đạo giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
1 Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ có nội dung lồng ghép giáo dục ý thức BVMT
2 Tổ chức triển khai, phổ biến và chỉ đạo qua các cuộc họp 10 29.4
3 Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn 7 20.6
4 Trao đổi thảo luận với giáo viên qua dự giờ 5 14.7
5 Nêu gương giáo viên có biện pháp, thành tích cụ thể trong giáo dục ý thức BVMT
6 Tổ chức giáo viên, làm đồ chơi và xây dựng môi trường giáo dục 2 5.9
Theo số liệu ở bảng 2.8 có 35% CBQL sử dụng biện pháp “Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ có nội dung lồng ghép giáo dục ý thức BVMT” và chỉ có5.9% CBQL sử dụng biện pháp “Tổ chức giáo viên, làm đồ chơi và xây dựng môi trường giáo dục” Biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thông qua sử dụng NVLTN chưa được CBQL chỉ đạo thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
- Biện pháp giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
1 Trực quan xem tranh, video 57 41.6
2 Thực hành nhiệm vụ lao động, vệ sinh môi trường 31 22.6
3 Nêu gương và giáo dục các thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định 25 18.3
4 Đàm thoại, dùng lời hướng dẫn 24 17.5
5 Tích hợp giáo dục trong các hoạt động trong ngày 21 15.3
6 Trải nghiệm thực tế, tiếp xúc môi trường sống 15 11
7 Làm đồ dùng, đồ chơi 5 3.7
8 Tổ chức hoạt động học, hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 5 3.7
9 Tổ chức trò chơi, hoạt động vui chơi 4 2.9
10Trồng chăm sóc cây xanh 4 2.9
11 Tuyên truyền vận động phối hợp phụ huynh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 4 2.9
12 Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường 1 0.7
Theo số liệu ở Bảng 2.8 đa số GVMN sử dụng biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ qua “Trực quan Xem tranh, video”, cho thấy chủ yêu giáo viên lựa chọn các biện pháp thụ động, chưa có nhiều biện pháp giáo dục thực tế, tương tác với môi trường sống Kết quả khảo sát cho thấy có 01 giáo viên sử dụng biện pháp xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức BVMT điều này mâu thuẫn với kết quả khảo sát ở mục 2.3.2.3 là không có kế hoạch giáo dục ý thức BVMT Do đó tiến hành phỏng vấn 01 giáo viên trên, kết quả giáo viên không phải là sử dụng biện pháp xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường mà là đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào kế hoạch hoạt động học Dựa trên kết quả khảo sát cũng cho thấy biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thông qua sử dụng NVLTN chưa được giáo viên đề cập thực hiện
2.3.3 Thực trạng bố trí môi trường giáo dục lớp học và sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào môi trường giáo dục
2.3.3.1 Thực trạng bố trí môi trường giáo dục lớp học
- Số lượng các góc chơi:
Xây dựng (XD), Âm nhạc (AN), Phân vai (PV), Học tập (HT), Tạo hình (TH), Vận động (VĐ), Thiên nhiên (TT), Chủ đề (CĐ), Thư viện (TV).
Bảng 2.10 Kết quả quan sát số lượng góc chơi của các lớp 4-5 tuổi (N = 17)
Theo số liệu thống kê cho thấy 15/17 lớp (88.2%) có số lượng góc chơi nhiều và đa dạng, 2/17 lớp (11.8%) có đủ góc chơi cơ bản Như vậy các lớp điều đảm bảo có số lượng các góc chơi phù hợp.
- Nguyên tắc bố trí các góc hoạt động
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát mức độ phù hợp của bố trí các góc hoạt động (N = 17)
Mức độ Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
10 Phù hợp đặc điểm tâm lý trẻ 1 5.9 11 64.7 5 29.4
Về nguyên tắc bố trí các góc chơi đa số các lớp bố trí các góc chơi theo nguyên tắc: Đảm bảo an toàn, ánh sáng, ngăn cách các góc và đảm bảo diện tích Nhưng nội dung không phù hợp trong nguyên tắc thiết kế cho thấy có 52.9% các lớp chưa chú trọng nguyên tắc bảo vệ môi trường, điều này cho thấy vấn đề đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường chưa được quan tâm Điều này có thể dẫn đến hiệu quả trái ngược với mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được đưa ra trong giáo dục trẻ.
2.3.3.2 Mức độ phổ biến nguyên vật liệu thiên nhiên trong môi trường giáo dục lớp học
Tôi tiến hành khảo sát mức độ phổ biến NVLTN trong môi trường giáo dục lớp học bằng 2 hình thức:
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát mức độ phổ biến NVLTN trong môi trường giáo dục lớp học
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
Để đảm bảo các biện pháp đề xuất phù hợp và hiệu quả, các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên cần đảm bảo các yêu cầu có sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi, phù hợp chương trình GDMN và đảm bảo các nguyên tắc tổ chức hoạt động của trẻ mầm non Dựa trên các yêu cầu trên, tôi đã xác định các nguyên tắc cần áp dụng khi đề xuất các biện pháp:
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục trẻ 4-5 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non
Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của chương trình GDMN và mục đích GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
Nguyên tắc này yêu cầu việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi phải góp phần thực hiện mục tiêu phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
Các hoạt động thực hành bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên là nhu cầu thiết thực của trẻ mầm non, nhằm thỏa mãn sự tò mò, khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh, tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, vận dụng, củng cố kiến thức, kỹ năng, giúp trẻ có thái độ tích cực khám phá thế giới xung quanh, phát triển kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, khả năng về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng xã hội như lựa chọn, ra quyết định, hợp tác, chia sẻ, phát triển các kỹ năng vận động và tăng cường vận động Do đó, mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ 4 – 5 tuổi cũng đồng nghĩa với việc thực hiện mục tiêu CTGDMN
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ từ khâu lựa chọn, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị cho các biện pháp đến tổ chức thực hiện
Giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi muốn đạt hiệu quả không chỉ cần hướng tới mức độ đánh giá trẻ đạt được mà cần đảm bảo tính đồng bộ từ khâu lựa chọn, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị cho các biện pháp đến tổ chức thực hiện
Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục ý thức BVMT cần cân nhắc các nhiệm vụ vừa sức hoặc cao hơn chút ích để tăng khả năng phát triển từ trẻ, giáo dục đúng quá trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả toàn diện
Với nguyên tắc này, các biện pháp đề ra nhằm giúp giáo viên đạt được hiệu quả giáo dục tối đa trong một điều kiện tổ chức hoạt động nhất định Giáo dục trẻ đảm bảo tính hiệu quả toàn diện quan tâm đến khả năng phát triển của trẻ hơn là việc nhồi nhét lượng kiến thức vượt cấp
Kế hoạch giảng dạy được chọn lọc theo các tiêu chí phát triển các mặt phát triển của trẻ và kết hợp các phương pháp giảng dạy trẻ mầm non, đòi hỏi người giáo viên cần phải có một kỹ năng quan sát, quan tâm và tập trung chú ý đến các bé nhiều hơn, đây là những yếu tố mà nguyên tắc này đòi hỏi, vì chính các điều này mới có thể giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về cả thể chất lẫn tinh thần, giáo dục, hướng dẫn và chăm sóc các con trẻ Tạo cho trẻ được phát triển hết khả năng của mình, rèn luyện về tư duy, trí tuệ và cả về đạo đức con người.
Tính hiệu quả thể hiện cụ thể qua việc đầu tư về kế hoạch, môi trường hoạt động, con người, về thời gian, về CSVC và các điều kiện phối hợp với PHHS để thu được chất lượng giáo dục cao nhất
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp đề xuất phải dựa trên kết quả khảo sát thực tế, yêu cầu của thực tiễn Vì thế các giải pháp phải phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục quy định tại Chương trình giáo dục mầm non; đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non
Khi xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức BVMT cần lựa chọn những nội dung giáo dục cơ bản, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu mong muốn của trẻ cũng như những điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện thiên nhiên Cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau ở hoạt động học và các hoạt động khác, đặc biệt hoạt động trải nghiệm, tham quan, thức thực hành phù hợp với đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể của trường, lớp và đảm bảo tính hợp lý, khách quan của địa phương.
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải dựa trên kết quả khảo sát thực tế, yêu cầu của thực tiễn Vì thế các giải pháp phải phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục quy định tại Chương trình giáo dục mầm non; đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non
Khi xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức BVMT cần lựa chọn những nội dung giáo dục cơ bản, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu mong muốn của trẻ cũng như những điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện thiên nhiên Cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau ở hoạt động học và các hoạt động khác, đặc biệt hoạt động trải nghiệm, tham quan, thức thực hành phù hợp với đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể của trường, lớp và đảm bảo tính hợp lý, khách quan của địa phương.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Dựa trên các nguyên tắc được đề ra ở mục 3.1 Chương 3, tôi đề xuất 05 biện pháp thử nghiệm bao gồm mục đích, nội dung quy trình thử nghiệm từng biện pháp cụ thể như sau:
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về việc lập kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả việc xác định cơ sở lý luận của đề tài áp dụng vào thực tế xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN
- Nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, định hướng cho quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ý thức BVMT, góp phần nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về việc lập kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi dựa trên kế hoạch giáo dục ý thức BVMT thông qua sử dụng NVLTN
Tiến hành xây dựng kế hoạch GDBVMT trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non, hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Càng Long, phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường, đồng thời phải xác định được mục đích, nội dung giáo dục cụ thể và phù hợp với các nguyên tắc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
Việc lập kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi cần thể hiện được việc “Sử dụng” các NVLTN vào giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thông qua xây dựng môi trường giáo dục:
- Giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, khuyến khích đổi mới hình thức trong quá trình thiết kế, trang trí các các góc chơi, làm đồ dùng đồ chơi bằng NVLTN.
Trong thử nghiệm xây dựng môi trường giáo dục bằng NVLTN có 2 nội dung chính để thực hiện bao gồm:
- Thiết kế, trang trí các các góc chơi bằng NVLTN: Xác định và thiết kế sơ đồ các khu vực hoạt động, trang trí tên các góc, không gian các góc chơi đảm bảo mục đích, nguyên tắc bố trí các góc chơi theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT
Sau khi thực hiện làm đồ dùng đồ chơi và bố trí vào các góc chơi tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện môi trường giáo dục bằng các NVLTN.
3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở hoạt động học
Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thông qua sử dụng NVLTN ở 01 hoạt động học cụ thể tạo hình Con Bướm bằng NVLTN.
Nội dung giáo dục ý thức BVMT:
Trò chuyện về góc tạo hình với các NVLTN, cách tạo hình con bướm từ các NVLTN khác nhau, trẻ lựa chọn và thực hiện yêu cầu hoạt động và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động
+ Nhận biết về môi trường sống: Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng kết hợp nhìn, sờ để tìm hiểu đặc điểm của các NVLTN Nhận biết biết tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi của các NVLTN gần gũi Nhận xét, phán đoán mối quan hệ đơn giản của NVLTN với môi trường sống
+ Quan tâm đến môi trường: Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc Yêu thích các NVLTN sẵn có ngoài tự nhiên
Những nội dung trên được lựa chọn và sắp xếp thành nội dung của 01 hoạt động học (Giờ tạo hình) “Tạo hình con Bướm từ nguyên vật liệu thiên nhiên” nhằm giáo dục ý thức BVMT đã được đề ra ở Kế hoạch giáo dục ý thức BVMT.
3.2.4 Biện pháp 4: Lồng ghép sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào các hoạt động khác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức BVMT cho trẻ thông qua sử dụng NVLTN vào các hoạt động khác của trẻ 4-5 tuổi
Hoạt động vui chơi: Tổ chức 01 giờ hoạt động góc sử dụng môi trường hoạt động và đồ chơi bằng NVLTN Thông qua hoạt động giáo dục trẻ sử dụng các đồ dùng đồ chơi làm bằng các NVLTN và Nhận biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường, phân biệt hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” với môi trường
Hoạt động trải nghiệm: Tổ chức 01 hoạt động ngoài trời với hình thức khám phá các NVLTN và "Làm chậu hoa từ ống tre và hoa sân trường" Nội dung tiến hành hoạt động bao gồm trò chuyện với trẻ về các NVLTN, gợi ý trẻ thu thập các NVLTN và sáng tạo chậu hoa từ ống tre, hoa và các NVLTN có trên sân trường, thực hiện theo hình thức cá nhân, sau đó thu sản phẩm tạo hình của trẻ Từ đó giúp trẻ khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi và giữ gìn vệ sinh môi trường
Hoạt động lao động: Tổ chức 01 hoạt động lao động "Phân loại và tái chế rác sân trường" Tiến hành cho trẻ trò chuyện về rác trên sân trường, vườn rau, nguyên nhân ô nhiỗm môi trường và cây chậm phát triển, cho trẻ thu gom rác và tiến hành sử dụng các loại rác hữu cơ như lá, cành cây, hoa để làm phân bón cho cây (phân bón có nguồn gốc thiên nhiên) Hướng dẫn trẻ quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống, giáo dục về chăm sóc cây xanh và quan tâm bảo vệ, chăm sóc con vật, và cây cối.
THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.3.1 Vài nét về cơ sở giáo dục tổ chức thử nghiệm
Trường Mẫu giáo Thiên Thanh được thành lập năm 2007 và được xây dựng trên địa ấp Tân Định, xã Đại Phúc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
Năm học 2021 - 2022, Tổng số học sinh: 158 trẻ, nữ: 79, dân tộc: 05, nữ dân tộc: 03/05, khuyết tật: 2, so năm học trước giảm 17 trẻ Trường có tổng số lớp: 05 lớp. Chia ra: Lớp Mầm: 01 lớp 35 trẻ (học 2 buổi trên ngày), Lớp Chồi: 02 lớp 61 trẻ (học
2 buổi trên ngày), Lớp Lá: 02 lớp 62 trẻ (học 2 buổi trên ngày)
Trường có đội ngũ CBQL, GV, NV: 17 (CBQL: 02, GV: 12 giáo viên, Nhân viên: 03 (01 biên chế, 02 hợp đồng 68) đảm bảo thực hiện chương trình GDMN theo quy định Trình độ CM: Đạt chuẩn: 15 (CBQL: 02; GV: 12; NV: 01), trên chuẩn: 13 (CBQL: 02; GV: 10; NV: 01) Tỷ lệ GV/lớp: Mẫu giáo: 158 cháu/05 lớp/ 12 GV, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo theo quy định, đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, năng động sáng tạo trong công việc, linh hoạt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Trường có diện tích 1840.5 m2, được xây dựng kiên cố thành các khu vực hoạt động, có 5 phòng học, 10 phòng chức năng, khu vực cho trẻ hoạt động ngoài trời, cây xanh bóng mát trong khuôn viên chung có hàng rào bảo vệ và các khu vực phòng ăn, bếp ăn Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định.
Công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục luôn được phát huy mạnh mẽ Nhà trường đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh và những người con quê hương ủng hộ nhiệt tình bằng tinh thần cũng như vật chất giúp cho nhà trường có thêm nguồn lực đầu tư CSVC trang thiết bị hiện đại đáp ứng với nhu cầu dạy và học.
Nhằm kiểm chứng hiệu quả thực tế của các biện pháp đã đề xuất ở mục 3.2 và đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đưa ra.
3.3.2.2 Thời gian và địa điểm thử nghiệm
Các biện pháp được tiến hành thử nghiệm từ ngày 15/3/2022 đến ngày12/6/2022 tại trường Mẫu giáo Thiên Thanh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
3.3.2.3 Nội dung tổ chức thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm các biện pháp được đề xuất tại mục 3.2 như sau
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về việc lập kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN
Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi theo nội dung và trình tự như sau: Đầu tiên tiến hành lựa chọn các nội dung giáo dục ý thức BVMT theo chương trình GDMN, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của phòng GD&ĐT huyện Càng Long về thực hiện nhiệm vụ năm học và các văn bản chỉ đạo có liên quan của các cấp để làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thử nghiệm này ở lớp Chồi 2 Qua trao đổi thảo luận và thống nhất các nội dung giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi với ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường, 02 giáo viên trực tiếp thực hiện kế hoạch để tiến hành đối chiếu các nội dung thực trạng của nhà trường, địa phương đảm bảo kế hoạch xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế.
Tiến hành xây dựng bản dự thảo, tiếp tục tổ chức thảo luận lấy ý kiến của các thành viên có liên quan và hoàn thiện kế hoạch Kế hoạch xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN được xác định bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: Đặc điểm tình hình của lớp (các yếu tố thuận lợi và khó khăn), mục đích yêu cầu, thời gian, nội dung cách thức thực hiện, tổ chức thực hiện Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường để xây dựng kế hoạch theo trục thời gian (học kỳ, tháng), theo nội dung từng chủ đề, theo các hoạt động sẽ thực hiện…
Trong đề tài này chúng tôi xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức BVMT theo từng chủ đề và lựa chọn 03 chủ đề thử nghiệm là Động vật, thực vật và Quê Hương-Bác
Hồ Hình thức của kế hoạch được trình bày theo thể thức văn bản được qui định tại Nghị định 01/2011 của Bộ Nội vụ Sau khi kế hoạch hoàn thành tiến hành thông qua phê duyệt kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường, để đảm bảo tính pháp lý của kế hoạch, là cơ sở để giáo viên tiến hành thực hiện.
Kế hoạch sau khi được Ban giám hiệu phê duyệt (Phụ lục 11), được phổ biến đến các tổ chức cá nhân liên quan thông qua cuộc họp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cần thiết khi tổ chức thực hiện kế hoạch Đây cũng là căn cứ để thực hiện các kế hoạch hoạt động thử nghiệm phù hợp (Phụ lục 14).
- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục bằng các NVLTN
Việc tiến hành xây dựng môi trường giáo dục bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên được tiến hành với 2 nội dung chính sau:
+ Thiết kế, trang trí các các góc chơi bằng NVLTN:
Trước khi tiến hành thiết kế các khu vực hoạt động trong lớp cần xác định mục đích, nguyên tắc bố trí các góc chơi, tiến hành định hướng thiết kế mẫu dưới dạng sơ đồ các khu vực hoạt động và xây dựng các khu vực hoạt động, góc chơi trong lớp bao gồm 05 góc chơi cơ bản: Góc Tạo hình (Góc họa sĩ – sản phẩm của bé), góc Âm nhạc, góc Xây dựng, góc Phân vai, góc Học tập và các khu vực phụ như góc chủ đề, tủ học liệu, kệ đồ dùng của bé (Phụ lục 13) Ở góc Tạo hình: Lựa chọn vị trí gần cửa ra vào, đảm bảo đủ ánh sáng và không gian rộng cho trẻ hoạt động Lựa chọn bố trí thành 2 khu vực chính: Khu vực bàn ghế để để các nguyên vật liệu tạo hình, tranh mẫu và là nơi trẻ thao tác tạo hình Bên cạnh là nơi trưng bày sản phẩm của bé Góc Âm nhạc: Bố trí đảm bảo khoảng cách phù hợp với góc tạo hình Vị trí lựa chọn gần tivi và khu vực có thể bố trí các rèm trang trí sân khấu cho trẻ biểu diễn âm nhạc Góc Xây dựng và góc bán hàng: Bố trí liền kề nhau với các kệ ngăn cách phù hợp, đảm bảo đủ không gian cho trẻ hoạt động Góc học tập:
Bố trí khu vực riêng biệt giữa 2 cửa ra vào, đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ đọc sách truyện, có bàn ghế cho trẻ thực hiện các thao tác học tập
Tiếp theo tiến hành thu thập chuẩn bị các NVLTN cần thiết từ nguồn sưu tầm, nguyên liệu sân trường và vận động nguyên liệu từ phụ huynh học sinh Trang trí trên, khung viền các góc chơi với nguyên liệu chủ đạo là các NVLTN Giáo viên sử dụng các nguyên liệu khác nhau tại địa phương để trang trí như: Mo cau, yếm dừa, lá dừa, cành cây khô, lá khô, lục bình, hoa khô, quả khô, đá sỏi Dùng lá dừa đan với nhau và trang trí thêm đá sỏi để tạo thành tên góc chơi, mo cao sau khi cắt tỉa có thể tạo thành rèm trang trí cửa ra vào Dùng mo cao, cành cây làm thân cây, dùng lá cây khô các loại để trang trí cây xanh, nhánh cây Một cành cây khô khi trang trí không chỉ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian cắt tỉa mà còn giúp thân cây trở nên chân thật, sinh động hơn. Việc sử dụng các NVLTN để trang trí sẽ giúp tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí mua các nguyên vật liệu khác.
+ Làm đồ dùng đồ chơi bằng NVLTN:
Sau khi thiết kế, bố trí các khu vực hoạt động, giáo viên tiến hành xác định các loại đồ dùng đồ chơi cần thiết ở các góc chơi, tiến hành thực hiện làm đồ dùng đồ chơi, sắp xếp bố trí vào các góc chơi phù hợp Giáo viên đã tiến hành thực hiện và bố trí vào các góc chơi như sau:
• Góc Tạo hình: Lá Dừa nước sau khi được giáo viên đan kết lại với nhau sẽ trở thành những cái giỏ dùng để đựng hoa khô, lá khô, đá sỏi, gỗ, cành cây, các nguyên vật liệu khác nhau và các dụng cụ tạo hình Những cái ống tre được tận dụng làm ống để viết, cọ, hồ kéo rất tiện dụng Trẻ làm đồ chơi, bức tranh từ nguyên liệu thiên nhiên (lá cây, cành cây, cát, sỏi, củ, quả ) từ đó trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tiết kiệm và tận dụng những gì sẵn có từ tự nhiên, hiệu quả trong giáo dục trẻ ý thức BVMT.
• Góc Âm nhạc: Sử dụng tre làm đàn, phách tre sẽ tạo ra các âm thanh nhẹ nhàng Gáo dừa, đá sỏi cũng được giáo viên tận dụng làm dụng cụ âm nhạc cho trẻ. Chính các NVLNT và những âm thanh từ tự hiên sẽ góp phần hình thành cho trẻ cảm nhận về vẻ đẹp trong thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
3.4.1 Đánh giá kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên trẻ Để xem xét đánh giá mức độ hiệu quả giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi, tôi đánh giá kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ theo 12 tiêu chí và là các tiêu chí tại mục 1.6 Chương 1, Các mức độ đánh giá theo 12 tiêu chí lần lược là: Tốt – Khá – Trung bình – Chưa đạt cụ thể tại (Phụ lục 6) Đánh giá kết giáo dục trên trẻ theo
04 mức độ đạt được của trẻ tương ứng với các số điểm như sau:
- Mức độ trung bình: 1 điểm.
- Mức độ chưa đạt: 0 điểm
Thang đo đánh giá kết quả giáo dục ý thức BVMT được quy ước thành điểm trung bình (ĐTB) như sau:
Thang đo đánh giá mức độ Test kiểm chứng độ chênh lệch ĐTB giữa 02 lớp đối chứng và thử nghiệm được quy ước thành nội dung đánh giá như sau:
- Độ chênh lệch rất cao: 1 ≤ T > 0.8
- Độ chênh lệch trung bình: 0.5 ≤ T > 0.2
- Không có độ chênh lệch cao: 0 a Kết quả kiểm tra trước thử nghiệm
Trước khi tiến hành thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất, tôi tiến hành công tác chọn mẫu thử nghiệm đo đầu vào trước thử nghiệm cho 60 trẻ 4-5 tuổi tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh theo Phụ lục 7 và phụ lục 8 kết quả thu được:
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ phát triển ý thức BVMT của trẻ lớp đối chứng (chồi 1) trước thử nghiệm (N = 30)
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ
1 Trẻ nhận biết biêt tên gọi, 1 số đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi
2 Trẻ có những hiểu biết ban đầu về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi trường.
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ các nguyên nhân gây ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường.
4 Trẻ biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
5 Trẻ biết phân biệt môi trường sạch bẩn 7 23 9 30.0 13 43.3 1 3.33
6 Trẻ thực hiện được các hành động bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, vệ sinh nhà ở, lớp học cây xanh, trồng và chăm sóc
7 Trẻ thực hiện các hành động vì môi trường: trồng chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau, cây xanh, hoa Chăm sóc các con vật gần gũi.
8 Trẻ biết nhận xét, đưa ra các kết luận về hành động gây ra ô nhiễm hoặc biện pháp bảo vệ môi trường.
9 Hợp tác với bạn bè, người thân trong việc hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường sống.
10 Trẻ có thái độ yêu quý, gần gũi thiên nhiên Phân biệt hành vi
“đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” với môi trường Chủ động tránh xa
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
11 Trẻ thể hiện thái độ ủng hộ với hành động bảo vệ môi trường hoặc không ủng hộ trước hành vi gây ô nhiễm môi trường
12 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 4 13 8 26.7 16 53.3 2 6.67
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ phát triển ý thức BVMT của trẻ lớp thử nghiệm (chồi 2) trước thử nghiệm (N = 30)
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ
1 Trẻ nhận biết biêt tên gọi, 1 số đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi
2 Trẻ có những hiểu biết ban đầu về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi trường.
3 Trẻ biết vai trò của môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường.
4 Trẻ biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
5 Trẻ biết phân biệt môi trường sạch bẩn 7 23.3 10 33.3 11 36.7 2 6.7
6 Trẻ thực hiện được các hành động bảo vệ môi trường: bỏ rác
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ đúng nơi quy định, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, vệ sinh nhà ở, lớp học cây xanh, trồng và chăm sóc
7 Trẻ thực hiện các hành động vì môi trường như trồng chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau, cây xanh, hoa Chăm sóc các con vật gần gũi.
8 Trẻ biết nhận xét, đưa ra các kết luận về hành động gây ra ô nhiễm hoặc biện pháp bảo vệ môi trường.
9 Hợp tác với bạn bè, người thân trong việc hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường sống.
10 Trẻ có thái độ yêu quý, gần gũi thiên nhiên Phân biệt hành vi
“đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” với môi trường Chủ động tránh xa các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
11 Trẻ thể hiện thái độ ủng hộ với hành động bảo vệ môi trường hoặc không ủng hộ trước hành vi gây ô nhiễm môi trường
12 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 4 13.3 10 33.3 15 50.0 1 3.3
Từ kết quả của 02 bảng 3.1 và 3.2, tôi tiến hành đối chứng và tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ phát triển ý thức BVMT của 02 lớp Chồi 1 và Chồi 2:
Bảng 3.3 So sánh kết quả kiểm tra mức độ phát triển ý thức BVMT của trẻ 4-5 tuổi trước khi thử nghiệm ( N = 60)
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt trung T
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ % N Tỉ lệ % bình
(T – Mức độ Test kiểm chứng độ chênh lệch ĐTB của 2 lớp ĐC và TN)
Dựa vào kết quả ở bảng 3.3 cho thấy mức độ phát triển ý thức BVMT của 02 lớp trước khi làm thử nghiệm là tương đồng nhau
Kiểm chứng sự tương đồng về mức độ phát triển của trẻ cho kết quả độ chênh lệch giữa 02 lớp ở tất cả các tiêu chí đánh giá điều cho kết quả độ chênh lệch thấp 0.2
≤ T >0, có thể thấy sự chênh lệch giữa LĐC và LTN là không đáng kể, mức độ đạt được của trẻ nhiều hơn hoặc ít hơn trong khoảng 1-2 trẻ, tỉ lệ đạt được của các tiêu chí đánh giá tương đối giống nhau (Mức tốt khoảng 15 %, mức khá khoản 30-35%, mức trung bình chiếm tỉ lệ cao khoảng 40-45%, mức đạt 6.7%) Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành thử nghiệm và đánh giá kết quả sau thử nghiệm các biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng NVLTN. b Kết quả kiểm tra sau thử nghiệm
Trong thời gian 12 tuần tiến hành các biện pháp thử nghiệm, tôi tiến hành dự giờ các hoạt động trong ngày về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ở lớp đối chứng Chồi 1, thu được kết quả.
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phát triển ý thức BVMT của trẻ 4-5 lớp đối chứng (chồi 1) sau thử nghiệm (N = 30)
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ % N Tỉ lệ
1 Trẻ nhận biết biêt tên gọi, 1 số đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi
2 Trẻ có những hiểu biết ban đầu về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi trường.
3 Trẻ biết vai trò của môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường.
4 Trẻ biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
5 Trẻ biết phân biệt môi trường sạch bẩn 14 46.7 8 26.7 8 26.7 0 0.0
6 Trẻ thực hiện được các hành động bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, vệ sinh nhà ở, lớp học cây xanh, trồng và chăm sóc
7 Trẻ thực hiện các hành động vì môi trường như trồng chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau, cây xanh, hoa Chăm sóc các con vật gần gũi.
8 Trẻ biết nhận xét, đưa ra các 7 23.3 7 23.3 14 46.7 1 3.3
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ % N Tỉ lệ nhiễm hoặc biện pháp bảo vệ môi trường.
9 Hợp tác với bạn bè, người thân trong việc hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường sống.
10 Trẻ có thái độ yêu quý, gần gũi thiên nhiên Phân biệt hành vi
“đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” với môi trường Chủ động tránh xa các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
11 Trẻ thể hiện thái độ ủng hộ với hành động bảo vệ môi trường hoặc không ủng hộ trước hành vi gây ô nhiễm môi trường
12 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 10 33.3 8 26.7 14 46.7 0 0.0
(Nguồn: Tác giả) Đối lớp thử nghiệm Chồi 2 tôi tiến hành tổng hợp số liệu của các bảng tổng hợp ghi chép kết quả tham gia 04 hoạt động thử nghiệm đã tổ chức: Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động trải nghiệm và hoạt động lao động, thu được kết quả như sau: Bảng 3.5 Bảng tổng hợp kết quả mức độ phát triển ý thức BVMT của trẻ 4-5 lớp thử nghiệm (chồi 2) sau thử nghiệm (N = 30)
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ % N Tỉ lệ
1 Trẻ nhận biết biêt tên gọi, 1 số đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi
2 Trẻ có những hiểu biết ban đầu về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ % N Tỉ lệ trường.
3 Trẻ biết vai trò của môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường.
4 Trẻ biết phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
5 Trẻ biết phân biệt môi trường sạch bẩn 27 89.2 2 7.5 1 3.3 0 0.8
6 Trẻ thực hiện được các hành động bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, vệ sinh nhà ở, lớp học cây xanh, trồng và chăm sóc
7 Trẻ thực hiện các hành động vì môi trường như trồng chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau, cây xanh, hoa Chăm sóc các con vật gần gũi.
8 Trẻ biết nhận xét, đưa ra các kết luận về hành động gây ra ô nhiễm hoặc biện pháp bảo vệ môi trường.
9 Hợp tác với bạn bè, người thân trong việc hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường sống.
10 Trẻ có thái độ yêu quý, gần 28 91.7 2 5.8 1 2.5 0 0.0
Nội dung đánh giá Mức độ đạt
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ % N Tỉ lệ
“đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” với môi trường Chủ động tránh xa các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
11 Trẻ thể hiện thái độ ủng hộ với hành động bảo vệ môi trường hoặc không ủng hộ trước hành vi gây ô nhiễm môi trường
12 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 26 85.0 4 13.3 1 1.7 0 0.0
Dựa trên kết quả của 02 bảng 3.4 và 3.5, tôi tiến hành đối chứng và tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng giáo dục ý thức BVMT của trẻ 4-5 của 02 lớp Chồi 1 và Chồi 2:
Bảng 3.6 So sánh kết quả đánh giá mức độ phát triển ý thức BVMT của trẻ 4-5 tuổi sau khi thử nghiệm (N = 60)
Mức độ Điểm trung bình
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt T
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ
Mức độ Điểm trung bình
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt T
N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ N Tỉ lệ
(T – Mức độ Test kiểm chứng độ chênh lệch ĐTB của 2 lớp ĐC và TN)
KẾT LUẬN
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với lứa tuổi, có thái độ, kỹ năng bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm môi trường
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đã có những hiểu biết cơ bản về các sự vật, hiện tượng gần gũi trong môi trường sống xung quanh trẻ, việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có vai trò nâng cao khả năng nhận thức, hiểu biết của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi về môi trường sống xung quanh, tạo cảm hứng cho trẻ rèn luyện các kỹ năng và hỗ trợ sự sáng tạo, giúp trẻ giải quyết các vấn đề về môi trường xung quanh trẻ.
Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi còn mang tính chung chung, chưa có các kế hoạch giáo dục cụ thể Tổ chức các hoạt động còn lồng ghép mang tính tích hợp trong các hoạt động; các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa được xác định cụ thể rõ ràng; còn tận dụng các loại nguyên vật liệu có sẵn, ít sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên vào trang trí, làm đồ dùng đồ chơi các góc chơi Phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đều nhận thấy sự cần thiết của việt sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tuy nhiên việt áp dụng còn chưa mang tính phổ biến, chưa phù hợp với điều kiện địa phương Kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên trẻ đạt ở mức trung bình khá, nội dung đánh giá kỹ năng của trẻ với môi trường chưa cao
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đã đề xuất các nhóm biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên bao gồm:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về việc lập kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
- Xây dựng môi trường giáo dục bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên.
+ Thiết kế, trang trí các các góc chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên:
+ Làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên để sắp xếp bố trí vào các góc chơi.
- Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở hoạt động học “Tạo hình con Bướm từ nguyên vật liệu thiên nhiên”
- Lồng ghép sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào các hoạt động khác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.
+ Hoạt động vui chơi: Tổ chức 01 giờ hoạt động góc sử dụng môi trường hoạt động và đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên
+ Hoạt động trải nghiệm: Tổ chức 01 hoạt động ngoài trời với hình thức khám phá các nguyên vật liệu thiên nhiên và "Làm chậu hoa từ ống tre và hoa sân trường"
+ Hoạt động lao động: Tổ chức 01 hoạt động lao động "Phân loại và tái chế rác sân trường"
+ Hoạt động lễ hội: Tiết mục "Thời trang từ thiên nhiên".
- Phối hợp với phụ huynh học sinh trong các hoạt động sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.
Các biện pháp được vận dụng một cách linh hoạt, đảm bảo tính mục đích và đồng bộ mang lại hiệu quả giáo dục toàn diện Việc tổ chức thử nghiệm, vận dụng các biện pháp đảm bảo tính hiệu quả và khả thi nhằm kế thừa và phát huy những điểm mạnh trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường hiện nay ở các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long.
Kết quả thử nghiệm cho thấy chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp thử nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, sự khác biệt là có ý nghĩa.Điều đó chứng tỏ các biện pháp thử nghiệm có tác động tích cực đến sự phát triển ý thức bảo vệ môi trường của trẻ Đồng thời các biện pháp này cũng có tính khả thi cao,được cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đánh giá và có thể áp dụng rộng rãi vào thực tế.
KHUYẾN NGHỊ
2.1 Đối với các cấp quản lý giáo dục mầm non
- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng giáo viên về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Cần coi trọng và có kế hoạch phương hướng nhiệm vụ rõ ràng về việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở trường mầm non nhằm phát triển nhận thức nói chung và
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Tận dụng các yếu tố nguyên vật liệu thiên nhiên, các yếu tố có sẵn ở địa phương vào chăm sóc giáo dục trẻ.
- Biên soạn và hỗ trợ tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
2.2 Đối với trường mầm non
- Cần khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tập huấn hướng dẫn lập kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường giáo dục bằng nguyên vật liệu thiên nhiên, tổ chức và phối hợp với phụ huynh trong các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Tăng cường hoạt động trao đổi, chia sẻ chuyên môn cho giáo viên, tổ chức phát động các phong trào chuyên môn, chuyên đề năm học về các nội dung liên quan.
2.3 Đối với giáo viên mầm non
- Cần quan tâm tới các nội dụng, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Khi tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, các nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm tăng hiệu quả giáo dục thực tế ở trẻ.
- Nên áp dụng linh hoạt các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được đưa ra trong luận văn, nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục trẻ dựa vào các điều kiện sẵn có tại địa phương từ đó có những đánh giá, điều chỉnh trong quá trình giáo dục vì mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ một cách toàn diện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Văn bản quy phạm pháp luật
1 Luật 72/2020/QH14 của Quốc hội: Luật bảo vệ môi trường.
2 Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Chương trình Giáo dục mầm non.
3 Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
4 Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sửa đổi, bổ sung
Chương trình Giáo dục mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT.
5 Lê Thị Kim Anh (2021) Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Luận án tiến sĩ.
6 Lương Thị Cẩm Bích, Lương Thị Bình (2015) Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường NXB Giáo Dục Việt Nam.
7 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2009) Chương trình giáo dục mầm non NXB Giáo dục
8 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2021) Chương trình giáo dục mầm non NXB Giáo dục
9 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam NXB Tài nguyên-môi trường và bản đồ Việt Nam.
10 Nguyễn Thị Mai Chi (2012) Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và GVMN Module MN 7.
11 Phạm Văn Chung (2018) Tư tưởng của J Rousseau về giáo dục, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, (1).
12 Hồ Ngọc Đức (2017) Từ điển tiếng Việt NXB Tổng hợp TPHCM.
13 Phạm Thị Việt Hà (2013) Hướng dẫn tạo hình bằng vật liệu thiên nhiên NXB
14 Đào Thu Hiền (2019) Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay Luận án tiến sĩ.
15 Nguyễn Đình Hòe (2007) Môi trường và phát triển bền vững NXB Giáo dục.
16 Lê Xuân Hồng, Nguyễn Thanh Thủy (2012) Sổ tay giáo viên mầm non - Những
17 Nguyễn Quốc Hùng (2010) Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt
Nam hiện nay NXB chính trị quốc gia.
18 Hoàng Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hòa, Trần Thị Thanh (2014) Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm Non.
NXB Giáo dục Việt Nam.
19 Hoàng Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hòa (2014) Hình thành hành vi thân thiện với môi trường cho Trẻ Mầm Non NXB Giáo dục Việt Nam.
20 Võ Thanh Hương (2020) Ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh Luận văn thạc sĩ.
21 Lê Văn Khoa (2009) Môi trường và Giáo dục bảo vệ môi trường NXB Giáo dục.
22 Lê Văn Khoa (2011) Con người và môi trường NXB Giáo dục Việt Nam.
23 Nguyễn Quỳnh Mai (2018) Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào cộng đồng Luận văn thạc sĩ.
24 Nguyễn Quỳnh Mai (2018) Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi dựa vào cộng đồng Luận văn thạc sĩ.
25 Hoàng Thị Phương (2013) Giáo trình Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.
NXB Đại Học Sư Phạm.
26 E.M Standing, Nguyễn Bảo Trung (Dịch) (2018) Maria Montessori Cuộc đời và sự nghiệp NXB Phụ nữ.
27 Bùi Thị Tố Tâm (2019) Sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt Luận văn thạc sĩ.
28 Nguyễn Thị Tấm (2017) Giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non Luận văn thạc sĩ
29 Nguyễn Ánh Tuyết (2008) Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non NXB Đại học sư phạm.
30 Anggard, Eva (2010) Making Use of ‘Nature’ in an Outdoor, Children, Youth and
31 Jean-Jacques Rousseau (1762) Emile ou de l'education La Haye.
32 Jean Louis Rodolphe Agassiz (1840) Études sur les glaciers Neuchâtel, Jent et
34 Wilbur Samuel Jackman (1894) Nature study for the common schools Wilbur
Samuel JackmanNew York: H Holt and companyJean Louis Rodolphe AgassizJean Louis Rodolphe AgassizJean Louis Rodolphe AgassizJean Louis Rodolphe AgassizJean Louis Rodolphe Agassiz
35 David E Pinn (2017), Environmental Education: Perspectives, Challenges and
36 Giáo dục môi trường (2021) Environmental education
[https://en.wikipedia.org/wiki/Environmental_education], (Ngày truy cập:25/11/2021).
37 Highscope (1970) THE HIGHSCOPE preschool curriculum PREVIEW KIT
[https://highscope.org/wp-content/uploads/2020/02/HighScope-Preschool- Curriculum-Preview-Kit.pdf] (Ngày truy cập: 18/12/2021).
38 Hội nghị giáo dục môi trường quốc tế (2017) [https://weecnetwork.org/] (Ngày truy cập: 24/12/2021).
39 Nghiên cứu bản chất cho các trường học.
[https://archive.org/details/naturestudyforco00jackrich/page/n5/mode/2up] (Ngày truy cập: 23/12/2021).
40 Phương pháp giáo dục Montessori [https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph
41 Phương pháp Steiner [https://kaipnl.vn/phuong-phap-steiner-la-gi/] (Ngày truy cập: 16/12/2021).
42 Reggio Emilia [https://ohana.vn/reggio-emilia-1] (Ngày truy cập: 14/12/2021).
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CBQL VỀ THỰC TRẠNG
Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên” Để thực hiện đề tài này, chúng tôi rất cần những ý kiến quý báu của Anh/Chị
Anh/Chị vui lòng đọc kỹ và đánh dấu vào ô phù hợp hoặc điền thông tin vào chỗ trống Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu và giữ kín danh tính của người trả lời
Email* Biểu mẫu này thu thập email.
1 Chức vụ hiện tại của Anh/chị là gì? o Hiệu trưởng o Hiệu phó o Quyền hiệu trưởng o Giáo viên mầm non
2 Trình độ chuyên môn của Anh/chị? o Trên đại học o Đại học mầm non o Cao đẳng mầm non o Trung cấp mầm non o Khác:
3 Thâm niên công tác của Anh/chị? o Dưới 5 năm o 5-10 năm o 10-15 năm o 15-20 năm o Trên 20 năm
4 Theo Anh/chị giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là gì? (Nhiều sự lựa chọn) o Quá trình giáo dục đáp ứng các mục liêu phát triển "Tình cảm-kỹ năng xã hội" theo Chương trình GDMN. o Hoạt động cung cấp những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường. o Hoạt động giúp trẻ biết cách vệ sinh giữ gìn môi trường trường/lớp học sạch đẹp. o Hoạt động giáo dục hình thành ở trẻ kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp để bảo vệ môi trường cho trẻ. o Giáo dục để giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường o Giáo dục trẻ hành động phù hợp với đặc điểm môi trường tại địa phương o Khác: