1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NÔNG SẢN SAPO ĐĂK LĂK

56 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nông sản Sapo Đăk Lăk
Tác giả Nguyễn Thị Diễm Hương
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Khánh Vân
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kế toán kiểm toán
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 6 MB

Cấu trúc

  • chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ kế toán THUẾ GTGT trong doanh nghiệp (9)
    • 1.1. Tổng quan về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp (9)
      • 1.1.1. Tổng quan về thuế trong doanh nghiệp (9)
        • 1.1.1.1. Khái niệm về thuế (9)
        • 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế (9)
        • 1.1.1.3. Chức năng và vai trò của thuế (9)
        • 1.1.1.4. Hệ thống thuế và luật thuế hiện hành tại Việt Nam (10)
      • 1.1.2. Thuế GTGT trong doanh nghiệp (10)
        • 1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Luật thuế GTGT (10)
        • 1.1.2.2. Khái niệm về thuế GTGT (10)
        • 1.1.2.3. Đặc điểm của thuế GTGT (11)
        • 1.1.2.4. Vai trò của thuế GTGT (12)
        • 1.1.2.5. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT (13)
        • 1.1.2.6. Về hoàn thuế GTGT (17)
        • 1.1.2.7. Các quy định về hoá đơn, chứng từ (18)
        • 1.1.2.8. Phương pháp kế toán thuế GTGT theo chế độ kế toán hiện hành (18)
        • 1.1.2.9. Phương pháp hạch toán (22)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY (24)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản Sapo Đăk Lăk (24)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (24)
        • 2.1.1.1. Gới thiệu công ty (0)
        • 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (24)
        • 2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh (24)
        • 2.1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản SAPO Đăk Lăk (25)
        • 2.1.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản SAPO Đăk Lăk (26)
        • 2.1.1.6. Hình thức sổ kế toán tại công ty (28)
      • 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT (29)
        • 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT (0)
        • 2.2.1.2 Chứng từ sử dụng (0)
        • 2.2.1.5 Quy trình kế toán thuế GTGT (0)
        • 2.2.1.6. Sơ đồ hạch toán kế toán thuế GTGT (0)
        • 2.2.1.7. Lập tờ khai thuế GTGT (0)
        • 2.2.1.8. Quy trình nộp thuế qua mạng (0)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NÔNG SẢN SAPO ĐĂK LĂK (51)
    • 3.1. Nhận xét và đánh giá công tác kế toán thuế GTGT tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản Sapo Đăk Lăk (0)
      • 3.1.1. Ưu điểm (52)
      • 3.1.2. Nhược điểm (52)
      • 3.1.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại Công Ty (53)
  • KẾT LUẬN (55)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ kế toán THUẾ GTGT trong doanh nghiệp

Tổng quan về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm về thuế Thuế là một khoản tiền hoặc giá trị khác mà người dân, doanh nghiệp, hoặc tổ chức phải nộp cho chính phủ hoặc cơ quan thuế theo quy định của pháp luật Thuế là nguồn thu nhập quan trọng cho ngân sách quốc gia và được sử dụng để chi trả các hoạt động chung của chính phủ, như giáo dục, y tế, quốc phòng, cơ sở hạ tầng, và các dự án và chương trình công cộng khác.

“Thứ nhất, Thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp Nộp thuế cho Nhà Nước không có nghĩa là cho Nhà Nước mượn tiền vào hay gửi tiền vào ngân sách Nhà Nước hoặc là một dịch vụ công cộng Nộp thuế là một nhiệm vụ cơ bản nhất của công dân.

Thứ hai, Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên toàn xã hội, Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế, vì vậy, thuế thường được quy điinhj dưới dạng văn bản hay pháp lệnh Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà Nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định”

1.1.1.3 Chức năng và vai trò của thuế

“Chức năng phân phối và tái phân phối: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế”

Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế: thông qua các quy định về thuế, Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân”

“Thứ nhất, Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà Nước.

Thứ hai, Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà Nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội

Thứ ba, Thuế là công cụ góp phần điều hoà thu thập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.

Thứ tư, Thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh”

1.1.1.4 Hệ thống thuế và luật thuế hiện hành tại Việt Nam Hiện nay, hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam bao gồm 10 loại thuế chính như sau:

Nhóm huy động từ thu nhập

Nhóm huy động từ sử dụng thu nhập

Nhóm huy động từ tài sản

Thuế TNCN (Luật) Thuế TNDN (Luật)

Thuế GTGT (Luật) Thuế TTĐB (Luật) Thuế XNK (Luật)

Thuế BVMT (Luật) Thuế SDĐNN (Luật) Thuế SDĐPNN (Luật) Thuế tài nguyên (Luật) Thuế môn bài (Nghị định)

1.1.2 Thuế GTGT trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Luật thuế GTGT Luật thuế GTGT có lịch sử hình thành và phát triển từ những nền kinh tế phương tây Nó xuất hiện đầu tiên ở pháp vào những năm 1950 và sau đó lan rộng trên toàn thế giới Ý tưởng cơ bản của GTGT là áp dụng một khoản thuế dựa trên GTGT tại mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ.

Luật thuế GTGT thường đi kèm với việc chia nhỏ GTGT thành accs phần, mỗi phần đóng vai trò như một mức thuế tại các giai đoạn cụ thể Qua các năm, nhiều quốc gia đã điều chỉnh và mở rộng hệ thống thuế GTGT để đáp ứng biến động của kinh tế và đảm bảo thu nhập cho ngân sách quốc gia.

1.1.2.2 Khái niệm về thuế GTGTThuế GTGT là một loại thuế áp dụng trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá, cũng như cung cấp dịch vụ Thuế này được tính trên GTGT tại mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng nó được thêm vào giá trị cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ và được truyền qua từng giai đoạn trong quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người dùng. Điểm chính của thuế GTGT là tính toán trên sự GTGT các giai đoạn trước đó trong chuỗi cung ứng Trông qua trình này, doanh nghiệp chỉ nộp số thuế dauwj trên sự GTGT của sản phẩm tại giai đoạn đó, chứ không phải là toàn bộ giá trị của sản phẩm Thuế GTGT thường là một phần quan trọng của nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia và được sử dụng để tài chính các dự án và dịch vụ cộng đồng.

Tại Việt Nam, tỷ suất thuế GTGT cơ bản là 10%, nhưng có thể có những trường hợp và lĩnh vực cụ thể với tỷ suất khác nhau.

1.1.2.3 Đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT là một loại thuế gián thu Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện : người mua HHDV là người phải trả khoản thuế này thông qua giá bán của HHDV.

Những người mua hàng không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán HHDV cho người bán trong giá thanh toán bao gồm cả khoản thuế GTGT Người bán thực hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp “đã được người mua trả” vào NSNN.

Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của HHDV phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng HHDV đó Vì vậy, bất cứ trong giai đoạn nào làm tăng giá trị HHDV đều phát sinh thuế GTGT đó Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Thuế GTGT có tính trung lập Tính chất này thể hiện thuế GTGT không phải là một yếu tố chi phí mà là một yếu tố cấu thành trong giá cả HHDV, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả HHDV mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT là một khoản thu bắt buộc của Nhà Nước đối với người tiêu dùng HHDV mà người bán là người thu hộ Nhà Nước.

Thuế GTGT có tính luỹ thoái so với thu nhập Bất cứ người có thu nhập thấp hay người có thu nhập cao khi cùng tiêu thụ một loại hàng hoá như nhau thì đều phải trả một mức thuế GTGT giống nhau Như vậy tỷ lệ nộp thuế GTGT so với thu thập sẽ càng giảm khi thu nhập cuar người chịu thuế càng cao.

Về phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng căn cứ vào nơi thực hiện hành vi tiêu dùng Theo nguyên lý này, thuế đánh vào tất cả các HHDV ở nơi người tiêu dùng cư trú, không phân biệt HHDV đó được sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với HHDV xuất khẩu và đánh thuế đối với HHDV nhập khẩu.

1.1.2.4 Vai trò của thuế GTGT Thuế là công cụ quan trọng để Nhà Nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sựu quản lý của Nhà Nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:

Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế ( điều tiết gián tiếp ) thông qua điều tiết phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được đưa ra tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT, qua đó điều tiết sản xuất, tiêu dùng, trên cơ sở đó điều tiết nền kinh tế.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY

Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản Sapo Đăk Lăk

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Gới thiệu về công ty

• Tên quốc tế: SAPO DAK LAK TRADING AND AGRICULTURAL PRODUCE LIMITED COMPANY

• Tên viết tắt: SAPO DAKLAK CO.,LTD

• Địa chỉ: 203/15 Đường Ba Tháng Hai, Phường 09, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

• Người đại diện: Phạm Thị Quế

• Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản SAPO DakLak chuyên cung cấp và xuất khẩu các mặt hàng nông sản với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.

Một số mặt hàng nông sản chính như:

- Rau, củ, quả: chanh, khoai lang, ớt chuông, cải thảo ,khoai môn, su hào, đậu hà lan, bí xanh, bí đỏ, khoai tây, cà chua…

- Gia vị các loại: Hạt tiêu, gừng, nghệ, ớt, tỏi, hành tím, quế (tươi, khô, bột)…

- Trái cây: chuối, chanh dây, mận, xoài, thanh long, ổi, bơ, cóc, dứa, cam, sầu riêng, vải, hồng xiêm, bưởi…

Nông Sản SAPO DakLak đã làm thay đổi nhiều diện mạo của ngành xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam Slogan “Uy tín-Chất lượng-An toàn” luôn là kim chỉ nam để chúng tôi làm việc không ngừng nghỉ để vươn tầm quốc tế.

2.1.1.3 Ngành nghề kinh doanhCông Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản SAPO Đắk Lắk chuyên cung cấp và xuất khẩu các mặt hàng chính:

- Nông Sản trái cây (Chuối, Chanh Dây, Mận, Xoài,Thanh Long, Ổi, Bơ, Cóc, Dứa,Cam,Sầu Riêng, Vải, Hồng Xiêm,Bưởi….)

- Nông sản rau củ tươi (Cà Chua, Củ Cải, Ớt…)

- Nông sản gia vị (Gừng, Nghệ, Quế, Hồi, Sả …) 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản SAPO Đăk Lăk

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Bộ máy công ty được tổ chức như sau: Đứng đầu là giám đốc, tiếp đến là phó giám đốc, thủ quỹ Dưới phó giám đốc là các phòng ban khác

• Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ và điều hành các hoạt động của công ty Giám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch theo tháng, quý, năm, công tác tài chính kế toán, công tác tổ chức cán bộ, công tác thanh tra, thi đua khen thưởng… Giám đốc còn không ngừng triển khai các chính sách mà nhà nước thay đổi để nhân viên được tiếp cận kịp thời, chính xác nhất.

• Phó Giám đốc: Là người đứng sau giám đốc Có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc cập nhật kịp thời các chính sách và quy định của nhà nước Đồng thời triển khai và phân bổ hợp lí công việc mà giám đốc đưa xuống cho các phòng ban

• Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tư vấn khách hàng Tư vấn về thuế, các nghiệp vụ kế toán cho người mới bắt đầu và doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ kế toán do công ty làm việc Đồng thời tiếp cận để giải quyết kịp thời các vướng mắc cho khách hàng.

• Phòng kế toán: Có chức năng giám sát các khoản thu chi, tiến hành hạch toán kinh doanh thông qua các sổ sách, chứng từ, thực hiện các khoản thu đối cới khách hàng theo quy định của công ty Quản lý tài chính và cung cấp vốn kịp thời cho các hoạt động cần thiết, tiến hành phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp các báo cáo tài chính, báo cáo định kỳ và thực hiện các công tác lưu trữ theo đúng quy định công ty.

• Phòng nghiệp vụ 1,2,3: Bao gồm các kế toán viên đảm nhận việc hạch toán,nhập liệu các chứng từ kế toán…

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong co

2.1.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản SAPO Đăk Lăk

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại công ty Để đảm bảo kinh tế, giám sát và quản lí tốt tình hình tài chính của công ty, công ty cũng đảm bảo được mô hình và quản lí cụ thể về chương trình kế toán dành riêng cho mảng kế toán của công ty Ngoài việc triển khai làm kế toán dịch vụ cho các công ty khác thì công ty cũng đảm bảo được tình hình nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng

Phòng Kinh Doanh Phòng nghiệp vụ

Kế Toán Viên Phòng nghiệp vụ 1

Kế Toán Viên Phòng nghiệp vụ 2

Kế Toán Viên Phòng nghiệp vụ 3

Thủ Quỹ( kế toán viên của công ty) hợp lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty mình Các kế toán viên sẽ luôn luôn đảm bảo được vấn đề thu thập chứng từ và đảm bảo quá trình công tác kế toán của công ty Định kỳ gửi về phòng kế toán của công ty để hạch toán và lưu trữ.

- Phòng kế toán sẽ được tổ chức như sau:

• Kế toán trưởng: Thực hiện theo pháp lệnh kế toán trưởng, là người trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty.Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp, là người thay mặt Giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán tại công ty, thực hiện các khoản đóng góp với ngân sách Nhà nước Ngoài ra kế toán trưởng còn phân chia công việc cho kế toán viên.

• Thủ Quỹ: Là người đảm nhiệm nhiệm vụ quản lí tiền mặt, chi và thu tiền của công ty, nhập liệu các chứng từ liên quan tới công ty Lưu trữ các giấy tờ của công ty.

Kiêm luôn nhiệm vụ của một kế toán viên tại công ty Chuyển tiền, vay vốn, tín dụng sẽ được thủ quỹ kiêm kế toán của công ty xử lí.

• Các kế toán viên khác: các kế toán viên khác đảm nhận việc hạch toán, nhập liệu các chứng từ kế toán…

2.1.1.6 Hình thức sổ kế toán tại công ty

Sơ đồ 2.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công ty TNHH

Thương Mại Và Sản Xuất Nông Sản Sapo Đăk Lăk

Hệ thống sổ kế toán mà công ty đang sử dụng bao gồm: Chứng từ kế toán, Sổ nhật ký chung, Sổ Cái, các sổ và thẻ kế toán chi tiết theo quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành.

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung:

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

(2) Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NÔNG SẢN SAPO ĐĂK LĂK

Ngày đăng: 24/03/2024, 18:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w