Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung :Thực trạng và giải pháp nhằm cải tiến quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long
- Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về côngty.
- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại Công ty Công ty TNHH Bao Bì Tân MinhLong
- Thứ ba, đề xuất giải pháp cải thiện quy trình sản xuất, bố trí mặt bằng tại công ty Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long và đưa ra bài học kinhnghiệm.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
- Bài nghiên cứu được thực hiện bằng các phương phápnhư:
+ Tìm kiếm các tài liệu, phân tích tài liệu thứ cấp đã thu thập được có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ So sánh đối chiếu các tài liệu thứ cấp thu thập được.
- Để hoàn thành bài tiểu luận nhóm sử dụng nguồn tài liệu từ: tài liệu từ sách,báo,…
Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa lí luận:Thông qua đề tài, bài nghiên cứu tiến hành phân tích và đánh giá quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại Công ty Công ty TNHH Bao
Bì Tân Minh Long, từ đó đưa ra ưu điểm và hạn chế quy trình sản xuất và cách bố trí mặt bằng đó nhằm đề xuất các giải pháp với mục đích cải tiến quy trình và bố trí mặt bằng tại Công ty đề xuất các giải pháp với mục đích cải tiến quy trình và bố trí mặt bằng tại Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long. Ý nghĩa thực tiễn:Thông qua việc phân tích và đánh giá quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng, bài nghiên cứu là cơ sở để các doanh nghiệp có thể định hướng và cải tiến quy trình sản xuất phù hợp với doanh nghiệpmình.
6 Kết cấu đềtài Đề tài gồm có 03 phần gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong phần nội dung gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long Chương 2: Thực trạng quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long
Chương 3: Đề xuất giải pháp cải tiến quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tạiCông ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm sản xuất
Sản xuất (production) là hoạt động kết hợp các đầu vào nhân tố như lao động, tư bản, đất đai (đầu vào cơ bản) và/hoặc nguyên liệu (đầu vào trung gian) để tạo ra hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm, sản lượng, đầu ra) Hoạt động này chủ yếu được khu vực doanh nghiệp thực hiện và người quản lý doanh nghiệp - tức người có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp các đầu vào nhân tố - được coi là doanh nhân hay nắm giữ năng lựckinh doanh (vietnamfinance.vn, 2018).
Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3.
•Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tàinguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt,
•Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biếncác loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như gỗ chế biến thành bàn ghế, quặng mỏ biến thành sắt thép Sản xuất bậc 2 bao gồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm côngnghiệp.
•Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằmthỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn các hàng hóa hữu hình Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán le Các nhà bán buôn và nhà bán le cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, kháchsạn, Đặc điểm của sản xuất
Sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất (faceworks.vn,2018)
Sản xuất có những đặc điểm:
•Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại.
•Thứhai,quantâmngàycàngnhiềuđếnthươnghiệuvàchấtlượngsảnphẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nângcao.
•Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quí nhất của công ty Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công trong các hệ thống sảnxuất.
•Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi giai đoạn quảnlý.
•Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa cao Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnhtranh.
•Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm deo của hệ thống sản xuất Sản xuất hàng loạt, quimô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi phí sản xuất Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các đơn vị vừa−nhỏ, độc lập mềm deo có vị trí thíchđáng.
•Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chươngtrình.
•Thứ tám, ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học, máy tính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sảnxuất.
Khái niệm quản trị sản xuất và quy trình sản xuất
Khái niệm 1: Quản trị sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việcquản lý các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Khái niệm 2: Quản trị sản xuất là các hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà thông qua đó biến đổi các nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra một cách hiệu quả nhất (Heizer & Render, 2010).
Sơ đồ 1 1 Quy trình sản xuấtQuy trình sản xuất là tổng thể các hoạt động quản trị nhằm xác định mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể và điều khiển quá trình sản xuất của doanh nghiệp theo mục tiêu đã xác định nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn thích ứng với sự biến động của môi trường với hiệu quả cao nhất đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ bản: Marketing, sản xuất và tài chính Các nhà quản trị Marketing chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của tổ chức Các nhà quản trị tài chính chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ các chức năng tài chính, Marketing và sản xuất Không quản trị sản xuất tốt thì không có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có Marketing thì sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các thất bại về tài chính sẽ diễn ra Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năngđộng.
Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
Bố trí mặt bằng - 7-1.4 Khái niệm quản lí hàng tồn kho
Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ,phòngăn Trong hoạch định qui trình sản xuất, chúng ta lựa chọn hay thiết kế sản xuất cùng với thiết kế sản phẩm và tiến hành đưa công nghệ mới vào vận hành Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các qui trình ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các qui trình này và các công việc phụ trợkhác.
Việc bố trí mặt bằng nên kết hợp chặt chẽ với chiến lược tác nghiệp nhằm đảm bảo ưu tiên cạnh tranh Vì vậy cần chú ý đến các yếu tố như hạ giá thành sản phẩm, phân phối nhanh chóng và kịp thời, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao và linh hoạt về loại sản phẩm, sản lượng (sites.google.com, 2022).
Các cách bố trí mặt bằng sản xuất
Bố trí sản xuất theo sản phẩm (dây chuyền hoàn thiện thực chất) là sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một công việc cụthể.
Hình thức bố trí này phù hợp với kiểu sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn hoặc những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định Nó đặc biệt thích hợp với trường hợp sản xuất một hay một số ít loại sản phẩm với số lượng lớn trong một thời gian tương đối ngắn, ví dụ trong dây chuyền lắp ráp ôtô, tủ lạnh, máy giặt, nước đóng chai
Dòng di chuyển của sản phẩm có thể là theo một đường thằng, đường gấp khúc hoặc có dạng chữ U, chữ L, W, M hay xương cá Chọn bố trí mặt bằng như thế nào phụ thuộc vào diện tích và không gian của nhà xưởng; tính chất của thiết bị; quy trình công nghệ; mức độ dễ dàng giám sát hoặc các hoạt động tác nghiệp khác.
Bố trí theo quá trình, hay còn gọi là bố trí theo chức năng hoặc bố trí theo công nghệ, thực chất là nhóm những công việc tương tự nhau thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện Sản phẩm trong quá trình chế tạo di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện trên đó Chẳng hạn như: các phân xưởng trong nhà máy, siêu thị, văn phòng giao dịch ở ngân hàng, bệnh viện bố trí theo khoa hoặc phòng chuyên môn; xưởng sửa chữa xe hơi bố trí khu vực sửa chữa theo chủng loại bộ phậnxe.
• Bố trí theo vị trí cốđịnh
Bố trí cố định vị trí là kiểu bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất, sản phẩm được đặt cố định tại một địa điểm và người ta sẽ mang máy móc thiết bị, công nhân và nguyên vật liệu đến để thực hiện các công việc tại chỗ Hình thức này phù hợp với các sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thể chuyển được Ví dụ như khi sản xuất máy bay, chế tạo tàu thủy, các những công trình xây dựng, xây lắp
1.4 Khái niệm quản lí hàng tồnkho
Quản lý hàng tồn kho là một tổ hợp bao gồm các quy trình được thực hiện để kiểm soát về số lượng hàng hóa cũng như bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất ở trong kho hàng Các công việc được thực hiện một cách xuyên suốt trong quá trình quản lý kho hàng đó là tổ chức, sắp xếp và lưu trữ.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, quản lý kho hàng là một nghiệp vụ quan trọng vàkhông thể thiếu Việc quản lý kho hàng một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giải quyếtđược bài toán chi phí đầu tư, tăng cường được sự an toàn trong công tác bảo quản, lưu trữ hàng hóa Đồng thời thúc đẩy doanh thu của hoạt động bán hàng khi luôn cung cấp đầy đủ số lượng hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.
Một cách chi tiết thì quản lý hàng tồn kho sẽ điều chỉnh và có sự tác động tới toàn bộ dòng chảy của hàng hóa, bắt đầu từ thời điểm mua cho tới thời điểm bán, nhằm chắc chắn hàng hóa luôn có đủ về số lượng và mẫu mã trong thời điểm cần thiết.
Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý hàng tồn kho sẽ kéo theo rất nhiều chi phí liên quan Ví dụ như chi phí lưu kho, chi phí quản lý, trang thiết bị, Do đó, nếu không có một quy trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ còn tốn kém và chịu tổn thất khá nặng nề.
Các phương pháp giúp quản lý hàng tồn kho hiệu quả
Hiện nay, các phương pháp quản lý hàng tồn kho khá đa dạng Các doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của mình để lựa chọn phương pháp quảnlýhàng tồn kho phù hợp và mang đến hiệu quảcao.
Tuy nhiên, sẽ có những phương pháp chính về quản lý hàng tồn kho như sau:
FIFO là viết tắt của “first in - first out” Đây là phương pháp với việc ưu tiên xuất các sản phẩm được nhập trước Phương pháp này sẽ phù hợp với các loại hàng hóa có tính thời hạn ngắn như các loại thực phẩm, sản phẩm công nghệ hay các loại mỹ phẩm, thời trang,
Trong quá trình quản lý hàng tồn kho những mặt hàng này, doanh nghiệp cần có những kệ để thông thoáng, thuận tiện cho việc bảo quản cũng như xuất kho sau đó.
- Phương phápLIFO Đây là phương pháp trái ngược lại với FIFO, LIFO là viết tắt của “last in - first out”. Phương pháp này sẽ ưu tiên xuất các sản phẩm nhập kho mới nhất để có thể đảm bảo kịp thời về giá cả, chi phí giữa quy trình sản xuất và bán hàng.
Các sản phẩm, hàng hóa phù hợp với LIFO thường có thời hạn lâu dài ví dụ như nguyên vật liệu xây dựng,
- Phương phápSKU Đây là phương pháp sắp xếp và quản lý kho theo mã hàng hóa, SKU chính là Stock keeping Unit Với việc vận dụng phương pháp này, hàng hóa sẽ được đặt tên theo dạng một chuỗi ký tự Dựa trên vị trí lưu trữ và tính chất hàng hóa để xây dựng dãy ký tự đó và khi nhìn vào ta có thể biết chính xác vị trí của hàng hóa, sản phẩm ở đâu.
Giớithiệucông ty -10 -1Giớithiệu côngty -10 -2 Sản phẩm
Tên công ty: CÔNG TY TNHH BAO BÌ TÂN MINH LONGTên quốc tế: TAN MINH LONG PACKAGING COMPANY LIMITEDNgười đại diện: Nguyễn Văn Kiệt
Loạihìnhcôngty:Nhàsảnxuất Mã số thuế:3702670917 Trụ sở chính: Số 13, đường D2, KDC Phát Triển Đô Thị Tân Bình, khu phố Tân Phước, Phường Tân Bình, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Xưởng sản xuất: Số 11/3, Đường Bình Chuẩn 76, KP Bình Phú, P Bình Chuẩn, TP.Thuận An, T Bình Dương
Hộp Giấy (Hộp Giấy Carton,Kraft,.)
Số fax: (0274) 246 1029 Email:vietcarton@gmail.comW ebsite: baobitanminhlong.com Năm thành lập: 2018
Thị trường chính: Toàn quốc Chứng chỉ: Chứng nhận ISO 9001 : 2015
Thùng carton đã xuất hiện từ năm 1879 tại Brooklyn, New York, nhà máy doRobert Gair điều hành Giấy bìa cứng, cắt và đánh vào một tấm bìa gấp Đến năm1896,National Biscuit Company là người đầu tiên sử dụng thùng carton để đóng gói bánh quygiòn.
Sự phát triển tiếp theo của giấy gấp được sử dụng để đóng thùng được đề cập bởi Tiến sĩ Winslow ở Seattle, Washington năm 1908, người cho rằng hộp sữa đã được bán thương mại ở San Francisco và Los Angeles vào khoảng năm 1906 Người phát minh ra thùng carton này là G.W Maxwell.
Tuy nhiên, vào năm 1915, John Van Wormer của Toledo, Ohio, đã được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho "chai giấy" đầu tiên, hộp đựng đầu tiên để giữ sữa Ông gọi đó là
"Pure-Pak" Hộp sữa là nguyên bản theo nghĩa nó có thể xếp lại, dán, lót đầy sữa, và đóng kín tại một trại nuôi bò sữa Đầu những năm 1960 đã mang lại nhiều hệ thống tự động để giúp sản xuất các quy trình lặp lại Vào thời điểm đó, một kỹ sư đến từ Detroit, Michigan, tên là Mario Lepore đã phát minh ra một chiếc máy gấp nếp và đóng dấu một thùng carton trên cùng.
Thùng giấy carton được sản xuất từ sợi gỗ có tính chất sợi, có không gian 3 chiều được tạo thành nhờ vào lực liên kết hydro không chất kết dính, bao gồm 2 phần: phần bên ngoài (2 mặt giấy) và phần bên trong (lõi giấy) Phần lõi giấy được sản xuất bằng cách tạo hình uốn lượn nên được gọi làsóng.
Hộp carton có thể được làm từ nhiều nguyên liệu: bìa cứng, bìa kép, giấy trắng, plastic tái chế và nhiều loại khác nhau, hoặc một dạng kết hợp Một số là "cấp thực phẩm" để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Nhiều thùng carton được làm từ một bìa giấy. Tùy thuộc vào nhu cầu, bìa này có thể được đánh bóng hoặc tráng với polyethylene để tạo thành hàng rào độ ẩm Có thể dùng để chứa chất lỏng hoặc để bột khô.
Các đơn hàng lớn có dấu hiệu hơi giảm mạnh, song song các đơn hàng cũ vẫn có tín hiệu thật sự tốt với các khách hàng Phần lớn đơn hàng lớn đến từ các đối tác thân thuộc và lâu năm Và hiện tại khách hàng đang có nhiều sự lựa chọn đơn vị gia công của đa dạng hơn vì vậy có sự cạnh tranh khốc liệt về giá và khả năng sản xuất và thành phẩm xuất ra Việc đơn hàng số lượng không lớn so với các năm trước đó, khách hàng kiểm soát chất lượng sản phẩm gắt gao hơn Cần cải thiện khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm để tăng khả năng nhận đơn hàng và sự tin tưởng của khách hàng hiện tại từ đó mới có thể đảm bảo sự đa dạng khách hàng, phát triển mạnh Nam Việt trong tươnglai.
Cùng với tình hình kinh tế biến động trong nước rộng hơn là ở thế giới khách hàng cũng gặp không ít khó khăn về lượng đơn hàng nên việc giảm số lượng đơn hàng của Nam Việt là điều không thể tránh khỏi ở thời điểm thấp điểm hiện tại Từ đó số lượng đơn hàng của Nam Việt giảm so với cùng kỳ năm rồi Điểm sáng của tháng là các đơn hàng mẫu được tiếp nhận nhiều là tiền đề cho các đơn hàng triển vọng trong tương lai. Bên cạch đó trong thời điểm này vừa là cơ hội cải thiện những điểm thiếu sót cũng là thách thức cho đất nước trong ngành sản xuất bao bì thùng carton để phát triển cho một chặng đường dài và bềnbỉ.
1.6.4 Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 1 2 Sơ đồ tổ chức công ty bao bì Tân Minh Long
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ
2.1 Phân tích quy trình sản xuất tại Công ty TNHH Bao Bì Tân MinhLong
Sơ đồ 2 1 Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì giấy Carton tại công ty TNHH Bao
Bước 1: Chọn nguyên liệu đầu vào
Việc chọn nguyên liệu giấy là bước đầu tiên và quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm khi hoàn thành.
Kết cấu giấy cho bìa carton gồm giấy mặt, giấy sóng và giấy xeo (đối với carton 5, 7lớp)
Các tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn loại giấy gồm :
Nguồn gốc và màu sắcgiấy
Mục đích sử dụng, hàng xuất khẩu hay hàng nội địa
Giấy mặt sẽ có định lượng cao so với giấy sóng vì giấy mặt là nơi đầu tiên chịu tác động. Định lượng thông thường cho giấy mặt là 150-200 và giấy sóng là 110-170gsm Các yêu cầu về giấy mặt như độ bục, khả năng chống nước, chống cháy Ngoài ra, giấy phải có màu sắc, chất lượng tốt để có thể in sắc nét các thiết kế.
Nguồn gốc xuất xứ của giấy cũng là điều doanh nghiệp nên lưu tâm Hiện nay công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long đang sử dụng đa dạng nguồn giấy, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của kháchhàng. Đối với các loại bìa giấy carton yêu cầu chất lượng cao, Tân Minh Long sẽ sử dụng các loại giấy nhập khẩu để làm giấy mặt Lớp sóng thì sẽ dùng giấy trong nước để tiết kiệm chi phí nhất cho kháchhàng.
Bước 2: Xác định quy cách thùng carton
Sau khi chọn xong nguyên liệu giấy, ta cần xác định thêm:
Loại thùng mấy lớp? Phổ biết nhất hiện nay là thùng carton 3 và 5lớp
Loại sóng giấy Sóng giấy sẽ quyết định nhiều đến khả năng chịu lực của thùngcarton
Hình dạng thùng carton: Thùng carton đối khẩu thường (A1), thùng bế, thùng âm dương, thùng nắpgài…
Kích thước của sản phẩm phụ thuộc vào kích thước, số lượng, trọng lượng và quy cách đóng gói hàng hoá Một số ngành nghề yêu cầu thùng carton khổ lớn như điện máy, nội thất, may mặc…
Cách thức hoàn thiện thùng carton
Tuỳ vào kích thước của thùng carton, doanh nghiệp và Nhà cung cấp sẽ lựa chọn thùng liền mảnh hay thùng 2 mảnh Đối với loại thùng 2 mảnh sẽ mất thêm chi phí phần nối ghép để đảm bảo độ chắc chắn.
Các loại sóng thông dụng hiện nay là sóng A, C, B, E tuỳ thuộc vào cao độ sóng Chúng có hình dạng uốn lượn như sóng biển nên được gọi là giấy sóng Giấy sóng giúp tăng khả năng chịu lực của thùng carton.
+ Sóng A: Cao 4.7mm phân tán lực tốt trên bề mặt của giấy.
+ Sóng B: Cao 2.5 mm chịu được tác động của lực xuyên tốt.
+ Sóng C: Cao 3.6mm kết hợp ưu điểm của Sóng A và Sóng B.
+ Sóng E: Cao 1.5mm dùng để đựng các sản phẩm nhẹ.
Tuỳ vào số lớp của thùng carton mà ta lựa chọn loại sóng giấy Đối với thùng 5, 7 lớp thì ta sẽ kết hợp các loại sóng sao cho đảm bảo kết cấu và độ chắc chắn của thùng.
Phân tích bố trí mặt bằng sản xuất
2.2.1 Các điều kiện xem xét để công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Longbố trí mặtbằng:
- Số lượng công nhân, nhân viên (nam,nữ)
- Máy móc (kích thước, số lượng, trọnglượng)
- Cửa vào, cửa ra (kích thước, vị trí, sốlượng)
- Văn phòng điều hành, quản lý (vịtrí)
- Nhà kho (vị trí, diệntích)
- Diện tích mỗi vị trí sảnxuất
- Nhà vệ sinh, nhà ăn tậpthể
+ Nhà ăn tập thể: 1 mét vuông/CN
+ Nhà vệ sinh nam: 1 nhà cho 10 CN (hay ít hơn).
+ Nhà vệ sinh nữ: 1 nhà cho 10 CN (hay ít hơn)
- Lối đi: càng thẳng, càng thoáng càngtốt
- Thông gió: bằng máy điều hòa nhiệt độ hoặc các quạt thổi,hút.
* Kích thước chiếm chổ của các vị trí máy
- Máy dập sóng, máy cắt bao bì, máyin,
* Kích thước lối đi, khoảng cách các máy, các khu vực máy sảnxuất
- Đường đi 2 đầu và 2 bên khu vực máy sảnxuất
- Đường đi giữa 2 máy trong khu vực máy sảnxuất
- Khoảng cách từ tường đếnmáy
* Kích thước các chỗ làmviệc:
- Phòng quản đốc phân xưởng, nhânviên,…
- Phòng kho lưu trữ, phòng kho thànhphẩm,
- Phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng nhânviên,….
2.2.2 Mục tiêu và mục đích việc bố trí mặt bằng của côngty
➢ Mục tiêu của bố trí mặt bằng sảnxuất:
- Cung cấp đủ năng lực sảnxuất.
- Giảm chi phí vận chuyển nguyên vậtliệu.
- Thích ứng với những hạn chế của địa bàn và xínghiệp.
- Tận dụng sức sản xuất, mức sử dụng mặt bằng và laođộng.
- Đảm bảo sự an toàn và sức khoe cho côngnhân.
- Dễ dàng giám sát và bảo trì.
- Đạt được mục tiêu với vốn đầu tư ổn nhất cóthể.
- Đảm bảo sự linh hoạt về sản phẩm và sảnlượng.
- Đảm bảo đủ không gian cho máy móc vậnhành.
➢ Mục tiêu cho bố trí kho hàng:
- Đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu máy móc, vận chuyển, bốcdỡ.
- Tạo điều kiện sắp xếp, xuất nhập kho dễdàng.
- Cho phép dễ dàng kiểm tra hàng tồnkho.
- Đảm bảo ghi chép tồn kho chính xác .
➢ Mục tiêu cho bố trí mặt bằng vănphòng:
- Tăng cường cơ cấu tổchức.
- Giảm sự đi lại của nhân viên và kháchhàng.
- Tạo sự riêng biệt cho các khu vực côngtác.
- Tạo sự thông tin dễ dàng giữa các khuvực
- Bố trí mặt bằng nhằm mục đích bố trí các khu vực sản xuất, các trang thiết bị, các trạm gia công sao cho đường đi của của nguyên liệu hay đường đi của công nhân trong hệ thống sản xuất là ngắnnhất.
2.2.3 Công ty đã sắp xếp bố trí các khu vực máy sản xuất dựa trênnguyên tắcsau:
- Nguyên tắc tuân thủ hành trình công nghệ gia công sản phẩm: tức là các khu vực máy sản xuất được sắp xếp theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Sản phẩm trải qua khu vực máy sản xuất nào trước thì khu vực máy sản xuất đó được bố trí gần kho nguyên liệu, khu vực máy sản xuất cuối cùng sản phẩm trải qua sẽ nằm gần kho thành phẩm, các khu vực máy sản xuất có quan hệ trực tiếp với nhau thì sắp xếp gần nhau, kho nguyên liệu thành phẩm được sắp xếp gần đường giao thông doanhnghiệp.
- Nguyên tắc đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác điều đó đòi hỏi các công ty sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất Vì vậy ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất người ta đã phải dự kiến khả năng mở rộng sản xuất trong tươnglai.
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động: Khi bố trí sản xuất công ty luôn tính đến các yếu tố an toàn cho người lao động, cho máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho người công nhân như chống ồn, chống bụi, chống rung, chống cháy nổ, khả năng thông gió chống nóng tự nhiên, thiết bị có khói hơi độc bức xạ phải xếp ở cuối hướng gió chính và không gần khu vực dâncư.
- Nguyên tắc tiết kiệm đất đai: phải cân đối giữa mật độ xây dựng và mật độ sử dụng diện tích.
2.2.4 Phân tích hoạt động bố trí mặt bằng sản xuất tại công ty TNHHBao Bì Tân MinhLong:
Bố trí mặt bằng: Đi từ cổng công ty vào ta sẽ thấy hai khu nhà song song với nhau Bên trái là khu tập trung bộ máy quản lý của công ty Bên phải là nhà xưởng sản xuất, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 2 2 Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng bao bì giấy Carton tại công ty
TNHH Bao Bì Tân Minh Long
Tổng diện tích của công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long là 15000 m2, được bố trí như sau:
- Dọc theo chiều dài của công ty được bố trí rất nhiều cửa cuốn, tạo ra hai mặt thoáng mát của nhàxưởng.
- Dãy nhà bên trái đầu tiên là sảnh công ty, sau đó sẽ là các phòng ban làm việc của nhân viên, tiếp đó là các phòng giám đốc, phòng họp Sau lưng là căn tin - nhà ăn của nhânviên.
- Tiếp đến là khu tái chế và kho thành phẩm Việc bố trí kho thành phẩm trước khu tái chế để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, xe chở hàng đỡ phải đi sâu vào trong và xe nâng không cần đi đoạn xa để chuyển hàng ra xe.
- Cuối dãy phía tay trái là khu nhà vệ sinh của công ty với diện tích khoảng 30m2 được ngăn thành hai nhà cho lao động nam và lao độngnữ.
- Dãy nhà bên phải là nhà xưởng sản xuất, bên trong bao gồm các khu chứa nguyên liệu đầu vào; khu hoạt động sản xuất bao bì carton của công ty; kế bên là kho lưu trữ, bảo quản các sản phẩm Các sản phẩm bị hư hại trong quá trình sản xuất sẽ được tổng lại một chỗ, sau đó xe nâng các phần hư hỏng đó qua khu tái chế ở đốidiện.
- Các bình chữa cháy được đặt tại nhiều vị trí trong toàn công ty và gần lối đi lại trong công ty TNHH Bao bì Tân Minh Long.
Bốtrí máy trong từng khu vực máy sảnxuất
Sơ đồ 2 3 Sơ đồ khu vực máy móc sản xuất của công ty
Việc bố trí dây chuyền sản xuất các máy móc gần kề nhau, sản phẩm trải qua khu vực máy sản xuất nào trước thì khu vực máy sản xuất đó được bố trí gần kho nguyên liệu, khu vực máy sản xuất cuối cùng sản phẩm trải qua sẽ nằm gần kho thành phẩm, các khu vực máy sản xuất có quan hệ trực tiếp với nhau thì sắp xếp gần nhau Điều đó làm cho công việc của các công nhân trong công ty trở nên dễ dàng, thuận tiện, dễ quản lý và đảm bảo mọi bước công việc đều có thể thực hiện ngay trong khu vực mà không cần phải đi đến các nơi khác.
Bốtrí kho của công ty
Sơ đồ 2 4 Bố trí tại kho công ty
Kho của công ty được bố trí như sau:
1 Bàn làm việc của thủkho
2 Dãy bàn để nhân viên của công ty kiểm tra sản phẩm, và gấp sản phẩm.
3 Ba chiếc tủ đứng để đựng phụ liệu
Hình 2 1 Giấy carton được xếp trong kho
Các thùng giấy carton khi đã được cắt theo khuôn khổ và in mẫu theo đúng yêu cầu của khách hàng thì sẽ được chất lên các pallet gỗ, tuỳ theo kích thước, lớp giấy và số lượng của sản phẩm mà nhân viên kho sẽ sắp xếp vị trí sắp đặt Các sản phẩm đều được phân loại để kiểm tra trước khi đóng gói.
Mặc dù, hàng hóa trong kho được chia thành các khu vực khác nhau nhưng không hề có vách ngăn giữa các khu vực Điều này có thể dẫn đến sai sót hoặc nhầm lẫn giữa các loại sản phẩm khác nhau Với diện tích kho hàng cũng không rộng nên khi lượng đặt hàng tăng vọt sẽ dẫn đến thiếu chỗ chứa hoặc lấn sang khu vực của sản phẩm khác thậm chí là đặt ở bên ngoài kho khi hàng chưa kịp xuất bán.
Toàn kho được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, 5 chiếc quạt trần, hệ thống bình cứu hoả, các đồ dùng phục vụ cho việc bảo quản, đóng gói sản phẩm,
Thủ kho được trang bị bàn làm việc có tủ lưu giữ tài liệu, sổ sách,bút để ghi phiếu xuất nhập nguyên phụ liệu, bán thành phẩm,
2.2.5 Ưu nhược điểm bố trí mặtbằng
+ Công ty TNHH Bao bì Tân Min Long được bố trí cầu thang máy để vận chuyển hàng hoá, máy móc Thêm vào đó là các bình chữa cháy được đặt tại nhiều vị trí trong toàn công ty và gần lối đi lại trong công ty.
+ Sự bố trí mặt bằng này tạo điệu kiện để giám đốc và phó giám đốc công ty kiểm sát giờ giấc làm việc của ngưới lao động, đồng thời thông qua các tấm kính có thể quan sát tình hình lao động sản xuất tại các khu vực máy sản xuất mà không cần phải đến tận nơi khi không cần thiết Cách bố trí các khu vực máy sản xuất như trên đảm bảo tính độc lập trong sản xuất của khu vực và có sự bố trí phù hợp về máy móc và vị trí bàn làm việc, nơi để đồ cho nhân viên trong phòng.
+ Dãy tủ ngăn được bố trí dọc đường đi vào công ty tạo thuận lợi cho người lao động thay đồ bảo họ lao động và cất giữ đồ dùng cá nhân của mình như mũ, tui, giầy dép trước khi vào làm việc.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Cải tiến quy trình sản xuất bìa carton
Muốn nâng cao năng suất sản xuất ngành bao bì giấy thì trước tiên phải kiểm soát và cải tiến chất lượng nguyên liệu giấy đầu vào hiệu quả Cụ thể, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các yếu tố như: chất liệu giấy, độ trắng của giấy, độ phẳng và mịn, định lượng giấy, kết cấu giấy, độ dày lớp giấy.
Doanh nghiệp có thể sử dụng máy móc đo đạc chuyên dụng để kiểm tra từng tiêu chí cho nguồn nguyên liệu đầu vào Phải đảm bảo tiêu chuẩn và yêu cầu đóng gói của từng khách hàng và ngành nghề kinh doanh khácnhau.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng nguồn nhân lực kiểm soát chất lượng đầu vào và nhân lực tìm kiếm các nhà cung cấp mới, tạo sự đa dạng trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu Vì khi lựa chọn được nhà cung cấp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về nguyên liệu hơn, ổn định về khâu sản xuất Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cam kết mức giá ổn định và tăng khả năng cạnh tranh dù thị trường có biến động như thếnào.
3.1.2 Trang bị hệ thống máy móc và trang thiết bị sản xuất hiệnđại Đầu tư, cải tiến trang thiết bị máy móc hiện đại cho dây chuyền sản xuất sẽ giúp nâng cao năng suất ngành bao bì cũng như chất lượng sản phẩm Thêm vào đó, còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu số lượng công nhân tham gia sản xuất, chi phí sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Quá trình cải tiến trang thiết bị giúp doanh nghiệp sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo hướng khoa học hơn, đảm bảo kiểm soát đầy đủ từng khâu trong quá trình sản xuất thành phẩm Với những dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn sẽ mang lại sản phẩm chất lượng hơn nhờ:
Giảm sai sót trong khâu lựa chọn nguyênliệu
Giảm sai lệch về quy cách theo yêu cầu của kháchhàng
Giảm tỷ lệ in sai, in lemmàu
Giảm các thất thoát phát sinh với sản phẩm chưa đạt
Giảm tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất
Chính vì vậy, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, sắp xếp lại hệ thống sản xuất sẽ góp phần giảm tối đa chi phí phát sinh, mang lại giá thành tốt nhất cho khách hàng.
3.1.3 Nâng cao trình độ nhânlực Đây là giải pháp quan trọng giúp cải thiện năng suất ngành bao bì tốt hơn Vì nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để tăng năng suất và hiệu quả trong công việc của một doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp sản xuất bao bì phải chú trọng công tác huấn luyện, đào tạo tay nghề và trình độ chuyên môn kiến thức chuyên ngành, cách thức sắp xếp công việc phù hợp để nhân viên phát huy hết khả năng của bản thân, nâng cao nhận thức của nhân viên về các chế độ chính sách của công ty… cho nguồn lao động để việc áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất được hiệu quả nhất, cũng như tỷ lệ sản phẩm bị lỗi được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó, phải tăng cường các biện pháp và phương pháp khuyến khích động viên người lao động như các nhóm lao động, nhóm chất lượng.
3.1.4 Cải tiến công nghệ inấn Ưu tiên ứng dụng công nghệ in phổ biến nhất, ví dụ như in offset và in flexo Việc này giúp các sản phẩm bao bì giấy có hình ảnh sắc nét, chất lượng và giá trị thẩm mỹ,quảng cáo tăngcao.
3.1.5 Thường xuyên cải tiến mẫu mã thiếtkế
Doanh nghiệp ngành bao bì cần nắm bắt xu hướng và yêu cầu cụ thể của khách hàng khi thiết kế sản phẩm như: mẫu mã, kích thước, độ dày, định lượng, kết cấu giấy. Trong đó, mẫu mã thiết kế ưu tiên có độ bền chắc cao, có khả năng chống va đập tốt thiết kế vừa vặn Riêng các mẫu thùng carton xuất khẩu khi sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
Có khả năng bảo vệ tốt sảnphẩm.
Thích hợp với điều kiện thời tiết ở từng vùng, thiết kế nhỏ gọn phù hợp với các phương tiện dichuyển.
Ngoài ra, mẫu thiết kế bao bì phải truyền tải trọn vẹn thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm thông qua mẫu mã thiết kế tinh tế.
Nhìn chung, khi thiết kế bao bì phải áp dụng “Five Easys” (5 dễ dàng) cho các doanh nghiệp bán le hiện nay: dễ nhận diện, dễ mở, dễ trưng bày, dễ mua sắm và dễ bỏ/ tái chế.
3.1.6 Cải tiến bao bì hướng đến sự thân thiện với môitrường
Xu hướng toàn cầu là bảo vệ môi trường, do đó ngành bao bì cũng nên bắt kịp xu hướng lựa chọn giải pháp bao bì “xanh” Theo đó, doanh nghiệp có thể thay thế các giải pháp bao bì khó phân hủy (nhựa, nylon…) để mang lại sự thân thiện cho môi trường Việc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường sẽ giúp giảm rác thải bao bì, tăng khả năng tái sử dụng của sảnphẩm.
3.1.7 Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý sảnxuất
Cùng với AI, Big Data trên nền tảng IoT, phần mềm quản lý ERP ngày càng được ứng dụng phổ biến bởi tính hiệu quả, chính xác tối ưu Cụ thể, phần mềm ERP được tích hợp các chức năng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý sản xuất:
Lập kế hoạch nguyên vật liệu: Hỗ trợ kiểm soát và tối ưu hoạt động mua hàng Kiểm soát vòng quay hàng tồn kho, chu kỳ nhập hàng, tính toán nhu cầu vật tư phù hợp với từng giai đoạn và đáp ứng kế hoạch sản xuất Hỗ trợ tra cứu giá, lịch sử giao dịch theo vật tư, theo nhà cungcấp.
Lập kế hoạch sản xuất: Sau khi nhận đơn hàng từ bộ phận kinh doanh Đơn hàng bán và chuyển sang cho bộ phận kế hoạch sản xuất Bộ phận kế hoạch dựa vào số máy móc, tình trạng nhân công và đơn hàng cần giao trên phần mềm lập được kế hoạch sản xuất.
Cải tiến bố trí mặt bằng công ty TNHH Bao Bì Tân MinhLong
3.2.1 Cải thiện cơ sở vậtchất
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất và tăng cường ánh sáng để đảm bảo được chất lượng làm việc cho ngươi lao động. Đồng thời, thường xuyên mở các đợt kiểm tra sức khỏe cho người lao động.
3.2.2 Ngăn cách khu vực sảnphẩm
Tiến hành lắp ráp các bức tường bằng inox để ngăn cách các khu vực sản phẩm nhằm tránh lẫn lộn các sản phẩm ở các khu vực khác nhau Thay thế các kệ gỗ bằng các kệ sắt để tạo sự chắc chắn và giảm sự bụi bẩn trong kho do kệ gỗ gâyra.
3.2.3 Bố trí thêm khu vực uốngnước
Bố trí thêm nhiều bình nước uống trong khu sản xuất vì tại đây tập trung phần lớn lao động của Công ty nên nhu cầu nước uống là rất lớn Việc bố trí này sẽ giúp cho người lao động không phải lãng phí nhiều thời gian và sự gián đoạn công việc khi có nhu cầu uống nước.
3.2.4 Mở rộng khu vực làmviệc
Cần tận dụng tối ưu cái khu vực trống để mở rộng thêm khu vực sản xuất hay nhà nghỉ ngơi cho công nhân,
3.2.5 Công ty cần áp dụng phương pháp5S
Hầu hết tất cả nhân viên đều muốn làm việc trong môi trường sạch đẹp, thoáng mát, lành mạnh để giúp nâng cao tinh thần làm việc, tăng năng suất lao động Nhận thấy sự thiếu sót của công ty khi không áp dụng phương pháp 5S này để cải thiện môi trường làm việc và tạo điều kiện để tất cả nhân viên làm việc một cách hiệu quả Đặc biệt là áp dụng phương pháp này vào công tác cải tiến bố trí mặt bằng, áp dụng phương pháp này có thể cải thiện được chất lượng các sản phẩm và bố trí sắp xếp các hàng hóa hợp lý hơn Phương pháp 5S baogồm:
- Sàng lọc: phân loại hàng hóa theo một trật tự nhất định, di dời những hàng hóa hết hạn, kém chất lượng đem bán đi hoặc tái sử dụngchúng.
- Sắp xếp: tổ chức sắp xếp chúng một cách hiệu quả để thủ kho có thể dễ tìm, dễ thấy và dễ lấyhàng.
- Sạch sẽ: vệ sinh thường xuyên kho bãi, các loại máy móc vật dụng trong kho nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro đồng thời nâng cao tính chính xác của các thiết bị máymóc.
- Săn sóc: Thực hiện và duy trì thường xuyên 3Strên.
- Sẵn sàng: Rèn luyện các thao tác trên để tạo thành thói quen, tác phong cho mọi người trong việc thực hiện5S.
Việc thực hiện phương pháp này sẽ mang lại sự thay đổi tích cực trong môi trường làm việc của công ty Từ đó nâng cao tinh thần tập thể, trách nhiệm cũng như thái độ làm việc của nhân viên Đồng thời, cắt giảm được một số loại chi phí, nâng cao năng suất cũng như chất lượng của hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.6 Công ty đầu tư sử dụng phần mềm quản lý kho hàng chuyênnghiệp
Một trong các yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp là sử dụng vốn một cách hiệu quả Việc quản lý tốt hàng tồn kho giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản kinh doanh và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất Hiện nay, có rất nhiều phần mềmdùng để quản lý kho hàng trong đó có phần mềm SWM (Smartlog Warehourse Management System) được xem là một giải pháp quản lý kho hàng lý tưởng cho các doanh nghiệp thuộc ngành hàng sản xuất,… do đó phần mềm này rất phù hợp với Côngty.
SWM ứng dụng giải thuật thông minh nhằm tối ưu hóa quy trình vận hành của kho hàng và trung tâm phân phối giúp giám sát, vận hành kho hàng dễ dàng hơn, giảm thiểu sai sót.
Hình 3 1 Các tính năng của SWM
3.1.7 Báo cáo kinh doanh thông minh
- Báo cáo lượng xuất, nhập, tồn kho và các tình trạng khác của đơnhàng
- Xuất ra dạng Excel, PDF và máy in theo chuẩn mực thôngdụng
- Kiểm soát lượng hàng tăng giảm trong kho, sứcchứa
3.2.8 Giám sát tồn kho theo thời gian thực
- Giảm thiểu chi phí tồn kho: chi phí vận hành, chi phí vận chuyển hàng tồn kho,và tăng hiệu quả chọn hàng và đónggói.
- Truy cập vào danh sách tồn kho trên website ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào Với mục đích chính là hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện công tác quản lý hàng tồnkho.
KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Kết luận
Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận Quản trị sản xuất là một trong những nội dung chủ yếu của quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Qua phần phân tích về quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long, nhóm nghiên cứu đã phân tích quy trình sản xuất thùng carton từ đó đề ra các cải tiến cho quy trình sản xuất giúp Công ty tiết kiệm thời gian và khoản chi phí Bên cạnh đó bố trí mặt bằng tại Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long ta thấy được tầm quan trọng của nó Có rất nhiều hình thức và phương pháp khác nhau giúp doanh nghiệp xác định được mặt bằng tốt, hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp Tuy nhiên để không lãng phí thời gian, hao tốn tiền bạc và thu được doanh thu cao thì mọi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, suy nghĩ kỹ càng, thận trọng trước khi quyết định Và với những năm làm việc và phát triển tại Việt Nam, Công ty TNHH Bao Bì Tân MinhLong đã không ngừng phát triển để trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bao bì uy tín tại thị trường Việt Nam Bắt đầu hoạt động kinh doanh đã xây dựng thành công nhiều nhà máy sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thịtrường.
Bài học kinh nghiệm
Quản trị sản xuất là một trong những học phần quan trọng thuộc khối kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Sau khi học xong học phần này, nhóm nghiên cứu nói riêng và tất cả sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nói chung đã có thêm kiến thức cơ bản về thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất, hoạch định và kiểm soát quá trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Môn quản trị sản xuất đã cung cấp đến những kiến thức về thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất; cách quản trị quá trình sản xuất… Trong môn học này, nhóm nghiên cứu không chỉ được cung cấp những kiến thức chuyên môn mà còn là những kỹ năng để hoàn thành công việc quản trị một cách tốt nhất.
Sau khi học và hoàn thành xong môn học “Quản trị sản xuất” Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy được vai trò to lớn từ quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng đem lại Khi quá trình sản xuất được quản trị tốt sẽ góp phần giảm thiểu các chi phí không đáng có Thực hiện tốt việc quản trị sản xuất sẽ không phải bỏ ra các chi phí cho nguyên liệu dư thừa, nhân công nhàn rỗi, kế hoạch sản xuất bị đình trệ thì rõ ràng hoạt động doanh nghiệp của doanh nghiệp sẽ ngày càng tinh gọn, linh hoạt hơn, chi phí được hạ xuống mức tối thiểu, lợi nhuận được nâng lên mức tối đa Hơn thế nữa nó mang lại giá trị cho nền kinh tế và còn cho cả người tiêu dùng Đối với bố trí mặt bằng hiệu quả sẽ giúp trưng bày hàng hóa hấp dẫn và hợp lý, tạo sự riêng biệt cho từng khu vực, từ đó giảm sự đi lại và tiết kiệm thờigian.
Nhìn chung bài tiểu luận này là tổng hợp những thông tin cơ bản về môn“Quản trị sản xuất”và “Phân tích và đánh giá quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại công ty TNHH Bao BÌ Tân Minh Long”, từ đó đưa ra ưu điểm và hạn chế của quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng nhằm đề xuất các giải pháp với mục đích cải tiển quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại công ty Thông qua bài tiểu luận các doanh nghiệp kinh doanh bao bì, nhất là kinh doanh bao bì giấy carton có thể tham khảo và lựa chọn quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng phù hợp với doanh nghiệp của mình Đồng thời, thông qua đề tài nghiên cứu và môn học này sẽ là nền tảng giúp nhóm sinh viên vận dụng cho công việc sau khi rời khỏi ghế nhàtrường.
Dưới sự giúp đỡ của giảng viên, thầyTH.S Nguyễn Hoàng Hảicủa trường Đại học Thủ Dầu Một, qua quá trình học tập từ và sự giúp đỡ từ các bạn trong lớp mà nhóm chúng em mới có thể hoàn thành xong tiểu luận với đề tài“Phân tích và đánh giá quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại Công ty TNHH Bao Bì Tân Minh Long”.Vì kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót mong thầy có thể góp ý và hướng dẫn thêm.