1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo án 12 kì 1 trường thpt hưng đạo

36 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Và Đời Sống
Tác giả Đoàn Thúy Thơm
Trường học Trường thpt hưng đạo
Chuyên ngành Giáo dục công dân
Thể loại giáo án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

* Mục tiêu: học sinh nắm được thế nào là pháp luật, có ý thức thực hiện đúng các quy định pháp luật * Cách tiến hành: - Giáo viên đặt câu hỏi và chiếu một số hình ảnh về việc thực hiện

Trang 1

NS: 4/09/2022

ND: 06/09/2022

Tiết 1 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức Học xong bài này, học sinh cần đạt được

- Nêu được khái niệm, đặc trưng của pháp luật

2 Năng lực

Học sinh phát triển được các năng lực cơ bản như

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: có khả năng tham gia một số hoạt

động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

- Các năng lực chung như tự chủ, tự học

3 Phẩm chất:

-Trung thực, chăm chỉ.

4 Nội dung tích hợp: một số quy định của pháp luật

II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân

- Tài liệu tham khảo khác:

+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB Hà Nội, 2007

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như máy tính, ti vi

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Khởi động ( 7 ’ )

- Kiểm tra hoạt động chuẩn bị của học sinh

-

Đặt vấn đề: Giáo viên chiếu 1 số hình ảnh tham gia giao thông, cho học sinh nhận xét

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát hình ảnh và đưa ra nhận xét: vi phạm ATGT

+vi phạm lỗi đi hàng 3 hàng 4

+vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm, bốc đầu xe

Giáo viên dẫn dắt: em hiểu pháp luật là gì? Nếu không thực hiện đúng các quy định pháp luật

sẽ dẫn đến điều gì? Chúng ta vào tìm hiểu tiết 1, bài 1

2.Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1 ( 10’ ) : Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm Pháp luật.

* Mục tiêu: học sinh nắm được thế nào là pháp luật, có ý thức thực

hiện đúng các quy định pháp luật

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đặt câu hỏi và chiếu một số hình ảnh về việc thực hiện

luật giao thông

- Học sinh cả lớp tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát đưa ra nhận xét

- Giáo viên chính xác hóa ý kiến của học sinh

kết luận:

+ Hành vi trái quy định – bị xử lý

+ Để đảm bảo trật tự xã hội cần thiết phải có 1 hệ thống quy tắc

chung cho toàn xã hội quy định việc được làm, không được làm và

phải làm

-Giáo viên nêu tiếp câu hỏi để học sinh thảo luận:

? Quy định chung này do ai đặt ra ? ai có quyền xử lý nếu bạn

1 Khái niệm pháp luật

a Pháp luật là gì

*K/n: SGK Pháp luật

- hệ thống các quy tắc

xử sự chung

- do nhà nước ban hành

- được bảo đảm thựchiện bằng quyền lực nhànước

Trang 2

không thực hiện đúng?

? Pháp luật là gì?

-Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết

của mình đưa ra câu trả lời

+Pl do nhà nước đặt ra Nhà nước xử lý trường hợp vi phạm

+ Khái niệm pháp luật

-học sinh kết luận nội dung bài học vào vở

*Hoạt động 2 ( 15’): Đọc hợp tác, thảo luận nhóm tìm hiểu các đặc

trưng của Pháp luật

* Mục tiêu: học sinh nắm được 3 đặc trưng của pháp luật trên cơ sở

đó biết tôn trọng và thực hiện đúng các quy định pháp luật

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh cùng trao đổi nhóm để tìm hiểu nội dung

về đặc trưng của pháp luật

- Học sinh trao đổi theo nhóm, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc

trong thời gian quy định

-Hết thời gian, học sinh theo nhóm được phân công lên bảng hoàn

thiện nội dung theo 3 đặc trưng ( thực hiện việc tiếp sức)

- Giáo viên có thể cho điểm từ kết quả làm việc của các nhóm

Chính xác hóa nội dung và kết luận: Pháp luật gồm 3 đặc trưng cơ

bản

-Học sinh ghi bài vào vở của mình

b) Các đặc trưng củapháp luật:

* Tính quy phạm, phổbiến

* Tính quyền lực, bắtbuộc chung:

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là thuộc tính của pháp luật?

A.Tính quy phạm phổ biến B Tính phù hợp với quy luật khách quan

C.Tính cưỡng chế D Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Câu 2: Văn bản pháp luật nào dưới đây do Quốc Hội ban hành ở Việt Nam?

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trong thời gian quy định

Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm nhanh, nhận xét, chính xác hóa kiến thức và cho điểm

*Cách tiến hành :Giáo viên nêu yêu cầu :

1 Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật ?

Học sinh nêu một số quy định luật: giao thông đường bộ, Giáo viên bổ sung thêm và dặn dò

em học bài, chuẩn bị nội dung hướng dẫn tự học: bản chất pháp luật vào vở

- Học sinh tự đọc, tìm hiểu bản chất của pháp luật, tiết sau báo cáo kết quả

Trang 3

NS: 4/09/2022

ND: 13/9/2022

Tiết 2 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức Học xong bài này, học sinh cần đạt được

- Nêu được bản chất của pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

2 Năng lực

Học sinh phát triển được các năng lực cơ bản như

-Năng lực điều chỉnh hành vi: đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp; phê

phán những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: có khả năng tham gia một số hoạt

động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

Các năng lực chung như tự chủ, tự học

3 Phẩm chất:

-Trung thực, trách nhiệm

4 Nội dung tích hợp: một số quy định của pháp luật.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên chuẩn bị

- Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 12

- Tài liệu tham khảo khác:

+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB Hà Nội, 2007

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như máy tính, ti vi, sơ đồ trực quan

Học sinh chuẩn bị các dụng cụ học tập, vở ghi, sgk…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động cơ bản của Thầy và Trò Nội dung bài học

*Hoạt động 1 ( 15 ’ ): Hướng dẫn học sinh tự học bản chất của pháp luật

* Mục tiêu: học sinh nắm được Pháp luật gồm có bản chất giai cấp và

bản chất xã hội

* Cách tiến hành:

-Theo nội dung đã giao về nhà tự tìm hiểu, giáo viên yêu cầu học sinh

báo cáo kết quả

+ Bản chất giai cấp:

+Bản chất xã hội

-Một số học sinh trực tiếp trình bày, các học sinh khác theo dõi, đối

chiếu với kết quả làm việc của mình, bổ sung nếu có

-Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh

- Giáo viên chuyển ý: trong việc điều chỉnh hành vi của con người,

ngoài pháp luật còn có các phương tiện khác như kinh tế, chính trị, đạo

đức chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

2.Bản chất cuảPháp luật ( họcsinh tự nghiên cứu

và kết luận)

a, Pháp luật mangbản chất giai cấp

b Bản chất xã hộicủa pháp luật

3 Mối quan hệgiữa pháp luật vớikinh tế, chính trị,đạo đức:

a pháp luật vớikinh tế

Trang 4

*Hoạt động 2 ( 10 ’ ) : Tìm hiểu sgk, đọc hợp tác tìm hiểu mối quan hệ

giữa pháp luật với đạo đức

* Mục tiêu: nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, có ý thức

trau dồi phẩm chất đạo đức và chủ động thực hiện các quy định pháp

luật

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đưa ra câu hỏi định hướng học sinh tìm hiểu bài:

lấy ví dụ về việc thực hiện những quy phạm pháp luật về giao thông

đường bộ và đạo đức

- Giáo viên: gọi một số học sinh trình bày ý kiến, cả lớp lắng nghe

- Giáo viên lắng nghe, tóm tắt ý kiến của học sinh thống nhất nội dung

và kết luận

Giáo viên sử dụng sơ đồ giảng giải, lấy ví dụ trong thực tế về

những quan niệm đạo đức truyền thống trước đây được nhà nước đưa

vào thành các quy phạm pháp luật để học sinh khắc sâu kiến thức

-Học sinh kết luận nội dung bài học vào vở

b pháp luật vớichính trị

Câu 1: Pháp luật được Nhà nước bảo đảm bằng:

A.Biện pháp giáo dục B.Biện pháp răn đe

C.Biện pháp cưỡng chế D.Biện pháp thuyết phục

Câu 2 Pháp luật nước ta mang bản chất xã hội vì

A.pháp luật do nhà nước ban hành

B.pháp luật thể hiện quyền lực chung

C.pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện

D

pháp luật được hình thành từ đời sống xã hội

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trong thời gian quy định

Giáo viên một số trả lời nhanh, nhận xét, chính xác hóa kiến thức và có thể cho điểm

4

Hướng dẫn về nhà

- Học sinh học bài, tìm hiểu phần vai trò của pháp luật

Trang 5

NS: 8 /09/2022

ND: 19 /09/2022

Tiết 3 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức

- Nêu được vai trò của pháp luật đối với đời sống

2 Năng lực

Học sinh phát triển được các năng lực cơ bản như

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: có khả năng tham gia một số hoạt

động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

Các năng lực chung như tự chủ, tự học

3 Phẩm chất:

-Trung thực, trách nhiệm

4 Nội dung tích hợp: một số quy định của pháp luật.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên chuẩn bị

- Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như máy tính, ti vi

Học sinh chuẩn bị các dụng cụ học tập, vở ghi…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Khởi động ( 7 ’ )

Giáo viên giao học sinh đọc truyện may nhờ có tủ sách pháp luật trong phần tư liệu tham khảo

sgk dẫn dắt học sinh vào nội dung mới

2 Hình thành kiến thức mới

* Hoat động 1: tìm hiểu sgk, động não tìm hiểu vai trò của pháp

luật với nhà nước

* Mục tiêu: học sinh hiểu được vai trò của pháp luật là phương

tiện quản lí xã hội của nhà nước

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu câu hỏi động não

Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý xã hội như thế nào?

- Học sinh suy nghĩ trình bày quan điểm, học sinh cả lớp lắng

nghe, bày tỏ quan điểm của bản thân

- Giáo viên tổng hợp ý kiến tranh luận của học sinh, phân tích

bổ sung, chính xác hóa nội dung kiến thức

-Học sinh kết luận nội dung bài vào vở

*Hoạt động 2 : nghiên cứu trường hợp điển hình tìm hiểu vai trò

của pháp luật với công dân

* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được vai trò pháp luật là phương

tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của mình

* Cách tiến hành:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên đặt vấn đề

+ Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4

nhóm cùng thảo luận một nội dung sau:

Câu hỏi:

1 Pháp luật có vai trò gì đối với mỗi công dân?

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận theo nhóm

4 Vai trò của pháp luật

a Pháp luật là phương tiện

để nhà nước quản lí xã hội Pháp luật là phương tiệnhữu hiệu nhất để quản lý xãhội

- quản lí bằng pháp luật làphương pháp quản lý dânchủ và hiệu quả nhất

NN ban hành Pháp luật và

tổ chức thực hiện Pháp luậttrên quy mô toàn xã hội

b Pháp luật là phương tiện

để công dân thực hiện vàbảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của mình:

Pháp luật quy định -quyền công dân,

Trang 6

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ HS: Cử đại diện trình bày

+ HS: Nhận xét bổ sung

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận

xét kết quả thảo luận và định hướng học sinh nêu:

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn

bản QPPL Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện

quyền của mình

* Kết luận: Pháp luật là một phương tiện quan trọng để công dân

thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- cách thực hiện quyềncông dân và trình tự thủ tụcpháp lí để công dân yêu cầunhà nước bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của mình

3.Luyện tập ( 8 ’ )

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức về bản chất, vai trò và quan hệ

của pháp luật đồng thời rèn luyện kỹ ý thức thực hành và tôn trọng pháp luật

* Cách tiến hành: giáo viên cho cho học sinh luyện tập và hướng dẫn trả lời các câu hỏi trắc

nghiệm sau

Câu 1: Khi phát hiện con gái mình có dấu hiệu bị xâm hại bởi một đối tượng gần nhà, chị M đã

gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an thành phố Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trònào dưới đây?

A Phương tiện bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

B Phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.

D Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật

với đạo đức

A pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức.

B pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức.

C pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.

D pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

Câu 3: Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh nhà anh D hàng xóm xây nhà mới Sau khi

được trao qui định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh D đã xâymới lại bức tường Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò gì?

A Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình.

B Phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.

C Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

D Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.

Giáo viên gọi đại diện một số nhóm nhỏ lên bảng trình bày kết quả, chính xác hóa kết quả, có thể đánh giá, cho điểm

4 Hướng dẫn về nhà

- Giáo viên dặn dò học sinh học bài

Trang 7

NS: 16/9/2022

Nd: 26 /9/2022

Tiết 4

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức: Học sinh học xong bài này, đạt được

- Nêu được thế nào là thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật

2 Năng lực

Học sinh phát triển được các năng lực cơ bản như

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: có khả năng tham gia một số hoạt

động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

Các năng lực chung như tự chủ, tự học

Thiết bị dạy học và học liệu

-Giáo viên: chuẩn bị sgk, sách giáo viên, ti vi, máy tính, hình ảnh tư liệu

- Học sinh chuẩn bi sgk, vở ghi và đồ dùng cần thiết khác

III Tiến trình dạy học

1.Khởi động

* Đặt vấn đề: Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh, nhận xét về việc làm của các chủ

thể trong hình

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra nhận xét theo từng hình ảnh cụ thể

- Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người trong ảnh vừa xem?

- Học sinh đưa ra phương án trả lời: ảnh 1 người dân tự giác dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ Hình2: cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý trường hợp thực hiện không đúng luật, 2 học sinh khôngthực hiện đúng pháp luật

Trên cơ sở đó giáo viên giúp học sinh hình thành tư duy: thực hiện pháp luật là gì? Nếu khôngthực hiện sẽ phải chịu hậu quả gì? Vào nội dung bài mới

2 Hình thành kiến thức mới

*Hoạt đông 1: Đọc hợp tác, thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm

thực hiện pháp luật

* Mục tiêu: học sinh nêu được thế nào là thực hiện pháp

luật; tỏ thái độ không đồng tình trước những hành vi vi phạm

pháp luật

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh biết về tình huống, gọi 1 học sinh

đọc 2 tình huống trong sgk, nêu câu hỏi

? Thực hiện pháp luật là gì

- Học sinh trình bày khái niệm: quá trình hoạt động có mục

đích, làm cho các quy định pháp luật đi vào đời sống, trở

cá nhân, tổ chức.

b Các hình thức thực hiện

Trang 8

- Giáo viên giảng mở rộng: Hành vi hợp pháp

là hành vi không trái, không vượt quá phạm vi các quy định

của pháp luật

*Ho ạ t độ ng 2: nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận

nhóm nhỏ tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật

*Mục tiêu: Học sinh nắm được các hình thức thực hiện pháp

luật

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành từng cặp cùng nghiên cứu nội dung

sách giáo khoa mục 1 b tìm hiểu về các hình thức thực hiện

pháp luật

- Học sinh nghiên cứu theo cặp, tóm tắt nội dung, trao đổi

theo nội dung vừa tìm hiểu

- Gọi đại diện một số cặp trình bày nội dung đã tìm hiểu:

+ sử dụng pháp luật: chủ động làm việc được làm

+ thi hành pháp luật: làm việc phải làm

+ tuân thủ pháp luật: không làm việc pháp luật cấm

+ áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức có thẩm quyền

- Giáo viên chính xác hóa kiến thức, giúp học sinh thống nhất,

kết luận về 4 hình thức thực hiện pháp luật

pháp luật

* Tuân thủ pháp luật :

- nội dung: công dân khônglàm những điều pháp luậtcấm

* Áp dụng pháp luật :

- Các cơ quan, công chức nhànước sử dụng pháp luật để raquyết định làm phát sinh,chấm dứt hoặc thay đổi việcthực hiện các quyền , nghĩa

vụ cụ thể của cá nhân, tổchức

3 Luyện tập

* Mục tiêu: giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức về các hình thức thực hiện pháp luật, kĩ

năng giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là:

A Sử dụng pháp luật B,Thi hành PL C,Tuân thủ PL D.Áp dụng PL

Câu 2: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ

quân sự là hình thức

A.Sử dụng pháp luật B,Thi hành PL C,Tuân thủ PL D.Áp dụng PL

Câu 3 Người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, khi bị phát hiện cảnh sát giao thông

ra quyết định xử phạt 200000đ Việc xử phạt đó là hình thức

A.Sử dụng pháp luật B,Thi hành PL C,Tuân thủ PL D.Áp dụng PL

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời nhanh vào vở

- Giáo viên gọi một số học sinh lên làm, nhận xét, chính xác hóa đáp án và cho điểm

4 Hướng dẫn về nhà

- giáo viên dặn dò học sinh học bài

Ngày19 tháng 09 năm 2022

Tổ trưởng ký duyệt Phạm Thị Thu Phương

Trang 9

NS: 22/09/2022

ND: 3 /10/2022

Tiết 5 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, học sinh cần đạt được

1 Về kiến thức:

- Biết được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

2 Năng lực

Học sinh phát triển được các năng lực cơ bản như

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: có khả năng tham gia một số hoạt

động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

- Các năng lực chung như tự chủ, tự học

3 Phẩm chất:

-Trung thực, chăm chỉ.

II

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-Giáo viên: chuẩn bị sgk, sách giáo viên, ti vi, máy tính, hình ảnh tư liệu

- Học sinh chuẩn bi sgk, vở ghi và đồ dùng cần thiết khác

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Kiểm tra thường xuyên ( đề và đáp án kèm theo)

Câu 1 : Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào đều được quy định cụ thể trong

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A Tính cụ thể của văn bản luật.

B Tính hợp lý.

C Tính thống nhất.

D Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 2 : Pháp luật quy định về những việc được làm, những việc phải làm và những việc

A không nên làm B cần làm C không được làm D Có thể làm Câu 3 : Trong pháp luật, mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một

Câu 4 : Theo khoản 3, Điều 104 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Cháu có nghĩa vụ kính

trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại” Điều này thể hiện đặc trưng

Câu 5 : Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì nhà nước cần phải

A làm cho nhân dân thấy cần nâng cao thể lực.

B thể hiện tính chặt chẽ của pháp luật.

C làm cho nhân dân thấy sợ luật.

D làm cho dân biết luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Câu 6 : Việc anh T bị xử phạt 200.000 đồng vì lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là thể

hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A Tính quyền lực bắt buộc chung B Tính giáo dục.

C Tính đồng tình của pháp luật D Tính xác định.

Câu 7 : Nhận quyết định nghỉ việc sau khi sinh con, chị A đã làm đơn khiếu nại theo quy định

của pháp luật Kết quả, Giám đốc công ti đã hủy quyết định cho thôi việc của chị

Trường hợp này, pháp luật đã

Trang 10

A bảo vệ môi trường.

B thúc đẩy kinh tế phát triển.

C đáp ứng nguyện vọng của chị A.

D bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

Câu 8 : Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện Điều này thể hiện bản chất gì

của pháp luật?

2 Hình thành kiến thức mới

Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học

* Hoạt động 1: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo

luận lớp tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật,

* Mục tiêu: học sinh nêu được khái niệm vi phạm

- Giáo viên kết luận để học sinh ghi khai niệm vào

vở: những hành vi trái pháp luật mang tính khách

quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi

đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực

hiện hành vi đó) không bị coi là hành vi vi phạm

pháp luật.

- Giáo viên nhấn mạnh: Nguyên nhân chủ quan:

coi thường pháp luật, cố ý vi phạm vì mục đích cá

nhân, không hiểu biết pháp luật là nguyên nhân

chính, phổ biến dẫn đến hành vi vi phạm pháp

luật Vì vậy, ý thức con người là yếu tố quan trong

nhất, quyết định việc tuân thủ pháp luật hay vi

phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức

* Hoạt động 2: Làm việc nhóm tìm hiểu về trách

nhiệm pháp lí.

* Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm trách

nhiệm pháp lí Có thái độ tôn trọng pháp luật

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ ( theo bàn)

2 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a Vi phạm pháp luật.

=> Kết luận:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội đươc pháp luật bảo vệ.

b Trách nhiệm pháp lí k/n : Trách nhiệm pháp lí là nghĩa

vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng.

mục đích + Buộc các chủ thể vi phạm pháp

Mã đề Câu

Trang 11

trình chiếu các tình huống Pháp luật để học sinh

tìm hiểu

Trách nhiệm pháp lí là gì? Mục đích áp dụng?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi thống nhất

ý kiến.

- Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận tiết học

- Học sinh kết luận nội dung bài học vào vở.

luật chấm dứt hành vi trái pháp luật

+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật

3 Luyện tập

* Mục tiêu: giúp học sinh khắc sâu kiến thức về nội dung vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháplí

* Cách tiến hành: Giáo viên giao câu hỏi: lựa chọn phương án đúng nhất

Câu 1 Khi nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý thì khẳng định nào sau đây là sai:

A.Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật

B.Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý

C.Việc truy cứu trách niệm pháp lý chỉ do các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩmquyền tiến hành với chủ thể vi phạm pháp luật

D.người từ 18 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm pháp lý

Câu 2 Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là:

A Là hành vi xác định của con người, hành vi dó trái pháp luật

B Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý

C Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi

D.Gồm cả a, b, c

Câu 3 Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào là đúng:

A.Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sựbảo vệ

B.Mọi hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành vi vi phạmPL

C.Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều trái pháp luật

D.Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập, trả lời nhanh câu hỏi vào vở Giáo viên gọi học sinh trảlời nhanh, chính xác hóa kiến thức

4 Hướng dẫn về nhà :

- Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài về nhà

NS: 1/10/2022 Bài 2

Trang 12

Học sinh phát triển được các năng lực cơ bản như

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: có khả năng tham gia một số hoạt

động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

Các năng lực chung như tự chủ, tự học

3 Phẩm chất:

-Trung thực, trách nhiệm

II

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: chuẩn bị sgk, sách giáo viên, ti vi, máy tính, hình ảnh tư liệu

- Học sinh chuẩn bi sgk, vở ghi và đồ dùng cần thiết khác

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Khởi động ( 3’)

- Giáo viên đưa ra tình huống và câu hỏi để học sinh động não, vào bài

Ông A điều khiển xe máy vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ Ông A có vi phạm pháp luật không? Ông sẽ phải chịu trách nhiệm gì?

- Học sinh cả lớp đưa ra ý kiến trao đổi, phân tích và vào nội dung bài

- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: tùy vào mức độ, tính chất vi phạm và hậu quả do hành vi gây ra,người ta chia ra làm các loại vi phạm pháp luật khác nhau và trách nhiệm pháp lý tương ứng

2.Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1 ( 25’): thảo luận lớp, nhóm tìm hiểu về các loại

đối tượng bị xâm phạm

mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra

- Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng tham gia thảo luận

nhóm, giao nội dung, quy định thời gian thảo luận tìm hiểu các

loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

- Các nhóm thảo luận, cử thư kí ghi nội dung, cử đại diện trình

bày

- Giáo viên tóm tắt ý kiến của học sinh, cho các nhóm bổ

sung , hướng dẫn học sinh kết luận được:

+ Vi phạm hình sự : vd: buôn bán trái phép ma túy.

- được chia 4 mức độ: ít nghiêm trọng ( phạt cao nhất: 3 năm

tù), nghiêm trọng ( 3-7 năm), rất nghiêm trọng ( 7-15 năm) và

đặc biệt nghiêm trọng ( 15-20 năm, tử hình)

+ Vi phạm hành chính : vd: đi xe máy không đội muc bảo

hiểm

=> chịu trách nhiệm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền ngoài ra:

tước quyền sử dụng giấy phep, tịch thu tang vật, phương tiện

2.c Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:

* Căn cứ để phân chia các loại

-Trách nhiệm hình sự: chấphành hình phạt theo quy địnhcủa Tòa án

* Vi phạm hành chính: hành

vi vi phạm pháp luật có mức

độ nguy hiểm cho xã hội thấphơn tội phạm, xâm phạm cácquy tắc quản lí nhà nước + trách nhiệm hành chính:

*Vi phạm dân sự là hành vi

vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

+ Trách nhiệm dân sự:

Trang 13

Người vi phạm nhiều hành vi thì bị xử phạt về từng hành vi

+ Vi phạm dân sự : vd : mượn đồ nhưng làm hỏng

=> Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án

áp dụng Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường

thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã

thoả thuận ( vi phạm trong hợp đồng dân sự)

+ Vi phạm kỷ luật : vd: Người lđ tự ý bỏ việc nhiều ngày …

cán bộ, công chức thường xuyên đi làm muộn

=> Trách nhiệm kỷ luật: do thủ trưởng cơ quan, giám đốc

doanh nghiệp, áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức,

nhân viên thuộc quyền

*Vi phạm kỉ luật :

- k/n: vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ

Trách nhiệm kỉ luật

3 Luyện tập (4’)

* Mục tiêu: khắc sâu kiến thức vừa học, đánh giá mức độ nắm bài của học sinh

* Cách tiến hành: giáo viên nêu một số câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh suy nghĩ việc trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác Ông A đã vi phạm pháp luật:

A.Dân sự B.Hình sự C.Hành chính D.Kỷ luật

Câu 2: Nguyễn Văn A 20 tuổi là đối tượng nghiện ma túy đã cướp xe máy của chị B để lấy tiền

tiêu xài Hành vi của A là vi phạm pháp luật:

A.Dân sự B.Hình sự C.Hành chính D.Kỷ luật

Câu 3: Hành vi nào sau đây là vi phạm hành chính

A.Lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn B.Đi vào đường cấm, đường ngược chiều

C.Đánh người gây thương tích nặng D.Sử dụng tài liệu khi làm bài thi

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, ghi đáp án vào vở

Giáo viên có thể gọi 2 học sinh lên bảng trả lời nhanh, chính xác hóa đáp án và cho điểm

Trang 14

- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân

- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân, lao động, kinh doanh

2 Năng lực

Học sinh phát triển được các năng lực cơ bản như

-Năng lực điều chỉnh hành vi: đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp; phê

phán những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: có khả năng tham gia một số hoạt

động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

Các năng lực chung như tự chủ, tự học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Khởi động

* Mục tiêu: khai thác hiểu biết, vốn sống của học sinh về quyền bình đẳng

* Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc tình huống phần đọc thêm SGK ( tr.30)

Em biết mình có những quyền bình đẳng nào?

- Học sinh suy nghĩ, bày tỏ quan điểm

- Các nhóm khác lắng nghe, có thể bổ sung thêm ý kiến của mình

+ quyền tự do, quyền lao động

- Giáo viên bày tỏ quan điểm về phần làm việc của học sinh, tiếp tục dẫn dắt học sinh vào phầnnội dung của bài

2 Hoạt động hình thành kiến thức

NỘI DUNG I: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆMPHÁP LÍ

* Hoạt động 1: thuyết trình giới thiệu về quy định quyền bình

đẳng của công dân trong Hiến pháp

- Giáo viên giới thiệu Bình đẳng trước pháp luật là 1 trong những

quyền cơ bản nhất của công dân được quy định tại điều 16 Hiến

pháp 2013: “ mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Không ai

bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn

hóa, xã hội”

- Giáo viên dự kiến sản phẩm chuẩn bị của học sinh

* Hoạt động 2: đóng vai, vấn đáp tìm hiểu quyền bình đẳng của

công dân

* Mục tiêu: học sinh hiểu được công dân có quyền bình đẳng trước

pháp luật: bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí

1.Công dân bình đẳng

về quyền và nghĩa vụ

*Khái niệm: Công dânbình đẳng về hưởngquyền và làm nghĩa vụtrước nhà nước và xã hộitheo quy định của phápluật Quyền của công dânkhông tách rời nghĩa vụcủa công dân

*Nội dung:

Một là : Mọi công dân

Trang 15

Trên cơ sở phát huy quyền bình đẳng của mình và tôn trọng quyền

bình đẳng của người khác

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

- học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình về khái niệm, nội

dung bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí

Dự kiến sản phẩm:

+công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ

+ công dân vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm về hành vi

vi phạm của mình ( vi phạm với mức độ, tính chất như nhau thì bị

xử lý như nhau)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một số mẩu truyện về tấm

gương thực hiện bình đẳng trước pháp luật của Bác Hồ và rút ra

kết luận:

+ Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng

quyền và làm nghĩa vụ như nhau

Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào

khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người Vì vậy, trong thực

tế có người được hưởng quyền nhiều hơn, người được hưởng

quyền ít hơn nhưng vẫn đảm bảo sự bình đẳng

- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung tiết học

đều được hường quyền vàphải thực hiện nghĩa vụcủa mình

Hai là : Quyền và nghĩa

vụ của công dân không bịphân biệt đối xử

2.Công dân bình đẳng

về trách nhiệm pháp lí

Bất kì công dân nào viphạm pháp luật đều phảichịu trách nhiệm về hành

vi vi phạm của mình và bị

xử lí theo quy định củapháp luật

NỘI DUNG II QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Tìm hiểu nội dung 1: bình đẳng trong hôn nhân, gia đình

* Hoạt động 3: làm việc nhóm, trao đổi lớp, hướng dẫn học sinh

tự học nội dung bình đẳng trong hôn nhân gia đình

* Mục tiêu: học sinh nắm được quyền bình đẳng của công dân

trong vấn đề cụ thể: khái niệm, nội dung bình đẳng trong hôn nhân

gia đình Trên cơ sở đó có ý thức tìm hiểu, phát huy quyền bình

đẳng của mình trong gia đình, biết quan tâm tới gia đình

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nhấn mạnh nguyên tắc: nguyên tắc: dân chủ, công

bằng, tôn trọng lẫn nhau và không phân biệt đối xử trong khái

niệm bình đẳng trong hôn nhân, gia đình

- Đại diện các nhóm lên thực hiện và báo cáo sản phẩm đã được

hướng dẫn tìm hiểu, học sinh cả lớp theo dõi, có thể đưa ra ý kiến

vấn đáp

+Nhóm 1 thực hiện tình huống báo cáo nội dung bình đẳng giữa vợ

và chồng

+ Nhóm 2: Báo cáo nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con

+ Nhóm 3: báo cáo nội dung bình đẳng giữa ông bà với các cháu

+ Nhóm 4: Báo cáo nội dung bình đẳng giữa anh chị em trong gia

đình

-Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động học tập và bổ sung kết

luận nếu cần

- Giáo viên giúp học sinh định hướng, khắc sâu nội dung bình

đẳng trong hôn nhân gia đình, từ đó biết yêu quý, quan tâm đến gia

đình nhiều, có ý thức và tham gia xây dựng đời sống gia đình vui

vẻ, hạnh phúc phù hợp với lứa tuổi

1.Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

a.Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

sách giáo khoa

b Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

* Bình đẳng giữa vợ và chồng

* Bình đẳng giữa các thành viên của gia đình

Trang 16

Tìm hiểu nội dung 2: bình đẳng trong lao động

*Hoạt động 4: làm việc nhóm, trao đổi lớp, hướng dẫn học

sinh tự học nội dung quyền bình đẳng trong lao động

* Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm quyền bình đẳng

trong lao động, biết được nội dung bình đẳng trong lao động,

có ý thức thực hiện tốt pháp luật về lao động và biết bảo vệ

quyền, lợi ích chính đáng của mình

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh các nhóm thực hiện báo cáo nội

dung đã được hướng dẫn tự học

+ Nhóm 4: báo cáo về khái niệm bình đẳng về lao động, một

số quy định pháp luật liên quan đến quyền lao động

+ Nhóm 3: báo cáo nội dung bình đẳng trong thực hiện

- k/n: sgk-> bình đẳng trong thực hiệnquyền lao động, không phân biệtđối xử

lao động có chuyên môn kĩ thuậtcao được ưu đãi

b Nội dung quyền bình đẳng trong lao động:

- bình đẳng trong thực hiệnquyền lao động:

- bình đẳng trong giao kếtHĐLĐ

- bình đẳng giữa lao động nam

và nữ

Tìm hiểu nội dung 3: bình đẳng trong kinh doanh.

*Hoạt động 5: làm việc nhóm, trao đổi lớp, hướng dẫn học

sinh tự học quyền bình đẳng trong kinh doanh

* Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm, nội dung bình

đẳng trong kinh doanh, có ý thức tìm hiểu quyền bình đẳng

trong lĩnh vực này, phê phán những hành vi không đúng

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chia nhóm, giao nội dung và hướng dẫn học

sinh tự tìm hiểu

- Học sinh các nhóm được giao và hướng dẫn tự học trình

bày, triển khai nội dung đã chuẩn bị

+Nhóm 1,2: trình bày khái niệm bình đẳng trong kinh

doanh, một số quy định pháp luật về quyền bình đẳng trong

kinh doanh

+Nhóm 3,4: trình bày nội dung bình đẳng trong kinh doanh

- Nhóm chuyên gia nhận xét kết quả làm việc, bổ sung nếu

cần

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, phân công công việc cho các

thành viên trong nhóm, đại diện các nhóm báo cáo kết quả

-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung nội dung

nếu có, hướng dẫn học sinh kết luận và ghi bài vào vở

3 Bình đẳng trong kinh doanh a.Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh

- k/n: sgk

b Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh

Bình đẳng về quyền: chọnngành nghề, hình thức tổ chức,

tự chủ trong kinh doanh, hợp tácphát triển lâu dài

Mọi doanh nghiệp đều bìnhđẳng về nghĩa vụ, nộp thuế vàthực hiện các nghĩa vụ tài chínhđối với Nhà nước

4 Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Khuyến khích học sinh tự học

3 Hoạt động luyện tập

*Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức về quyền bình đẳng của công dân

đồng thời rèn luyện ý thức thực hành và tôn trọng pháp luật

*Cách tiến hành: Giáo viên phát phiếu học tập hướng dẫn học sinh trả lời

Câu 1 Ai có quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng?

Câu 2: Anh N ép buộc vợ phải nghi việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng yên xảy ra mâu thuẫn.

Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và quan hệ nào dưới đây?

Trang 17

A Đa chiều B Huyết thống C Nhân thân D Truyền thông

Câu 3 Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A.đều có quyền như nhau

B.đều có nghĩa vụ như nhau

C.đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau

D.đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Câu 4 Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của

mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A.trách nhiệm pháp lí B.trách nhiệm kinh tế

C.trách nhiệm xã hội D.trách nhiệm chính trị

Câu 5 Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ

chức vụ gì Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A.Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh B.Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh

C.Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý D.Bình đẳng về quyền lao động

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trong thời gian quy định

Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm nhanh, nhận xét, chính xác hóa kiến thức và cho điểm

Trang 18

- Nắm được khái niệm,các đặc trưng, bản chất của pháp luật.

- Nắm được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, các loại vi phạm pháp luật, các loại trách nhiệm pháp lý.

- Xác định được: vai trò của pháp luật với nhà nước, với xã hội và công dân.

- Xác định được: thế nào là vi phạm pháp luật, thế nào là trách nhiệm pháp lí.

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.

2 Về năng lực:

-Đọc, hiểu và tả lời câu hỏi ở mức đạt yêu cầu.

3 Về phẩm chất

Trung thực, trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ

III Hình thức kiểm tra :

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhậ

n biết

Thôn g hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Nhận biết:

- Khái niệm của pháp luật

- Các đặc trưng của pháp luật

Thông hiểu:

Xác định được:

- vai trò của pháp luật với nhà nước

- được vai trò của pháp luật với xã hội

- được vai trò của pháp luật với công dân

Ngày đăng: 22/03/2024, 23:33

w