Ngay từ đầu lớp 1, việc học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt, là môn có số tiết nhiều nhất trong các môn
1 Tên Sáng kiến: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1” Tác giả : Trần Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Tân Thành I Phần mở đầu: 1 Lời mở đầu : Môn Tiếng Việt ở lớp 1 hình thành bốn kĩ năng: đọc – viết - nói - nghe cho học sinh Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng đọc rất quan trọng vì đó là kết quả cả một quá trình học tập, nhận biết được các âm, vần, tiếng, từ, câu và tiếp đến sẽ đọc các bài văn, bài thơ đồng thời hiểu nội dung bài đọc Khi các em đọc đúng thì mới viết đúng, bài chính tả sẽ ít lỗi hơn, diễn đạt tốt các vấn đề muốn nói, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp Ngay từ đầu lớp 1, việc học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn Tiếng Việt, là môn có số tiết nhiều nhất trong các môn học ở lớp 1 Bộ sách “Chân trời sáng tạo” đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học so với bộ sách giáo khoa trước đây Mỗi bài học được xây dựng theo từng chủ đề rất cụ thể Vì vậy giáo viên từng bước thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt, cụ thể là rèn đọc cho các em trong môn Tiếng Việt tạo điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình 2 Lý do chọn đề tài: Kỹ năng đọc rất quan trọng, vì đọc tốt sẽ giúp các em hiểu nội dung bài đọc, phát triển tư duy, cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, mặt khác hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác Ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp Một” 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: *Phạm vi nghiên cứu : Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 2 *Đối tượng nghiên cứu: Rèn đọc cho học sinh lớp 1/2 Trường Tiểu học Tân Thành 4 Mục đích nghiên cứu: - Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài sẽ chỉ ra được những lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải trong phân môn Tập đọc - Chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra được một số biện pháp khắc phục - Phát triển kĩ năng đọc cho học sinh 5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Học sinh chủ động tiếp thu được kiến thức, học sinh đọc thông, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp Học sinh có tiến bộ rõ rệt hơn trong học tập, đọc đúng và lưu loát, giảm thiểu số lượng học sinh đánh vần và chưa đọc được Ngoài ra, các em biết cách phát âm chuẩn xác, biết ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm được, các em thể hiện rõ ràng và phù hợp trong từng bài đọc II Phần nội dung: 1 Cơ sở lý luận Là sự khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng vào trong học tập và giao tiếp, có vị trí quan trọng không thể thiếu trong chương trình môn Tiếng Việt, trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết vào trong học tập và cuộc sống Được coi là phương tiện chiếm ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ Sách Chân trời sáng tạo lớp 1 mới về hình thức lẫn nội dung, theo từng chủ đề rất cụ thể vì vậy giáo viên từng bước dạy cho các em đọc các âm, ghép các âm tạo thành vần, ghép âm với vần tạo thành tiếng, đọc câu, đọc cả bài Giáo viên từng bước dạy theo từng chủ đề, thực hiện nhiệm vụ dạy tốt môn Tiếng Việt, cụ thể là rèn đọc cho các em trong môn Tiếng Việt 2.Thực trạng: Trong phạm vi cơ sở trường học nơi công tác, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 3 a Thuận lợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thao giảng, chuyên đề thảo luận về chuyên môn rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy - Đội ngũ giáo viên trong khối nhiệt tình, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu - Các em được học 2 buổi/ ngày, phòng học trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học tập của các em Đa số các em học sinh rất ham tìm tòi hiểu biết, ngoan và có ý thức tốt - Sĩ số học sinh bình quân mỗi lớp 31 em thuận lợi trong việc giảng dạy - Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học tập của học sinh - Chương trình và sách giáo khoa lớp Một có sự lựa chọn các nội dung cơ bản, hiện đại trong từng lĩnh vực học tập, bước đầu thực hiện tích hợp trong từng môn học và giữa các môn học có nhiều mối quan hệ với nhau do đó đã tinh giảm được các nội dung giáo dục, kênh hình và kênh chữ rõ ràng, đẹp b Khó khăn : - Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm nhớ, mau quên, chưa tập trung trong giờ học - Học sinh đọc theo quán tính, đọc dựa vào hình ảnh (học vẹt, học thuộc lòng mà không nhớ mặt chữ ) - Còn một phần không ít cha mẹ học sinh còn bộn bề lo toan cuộc sống, không và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa phối hợp tốt cùng giáo viên nhắc nhở các em đọc bài ở nhà III/ Các biện pháp 1 Tác động giáo dục 4 - Phối hợp với phụ huynh để nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà của học sinh Giáo viên trao đổi trực tiếp, qua zalo, điện thoại để hướng dẫn cách đọc bài ở nhà để phụ huynh kèm các em đọc bài - Giáo viên và phụ huynh cần có sự quan tâm đặc biệt đến những em chưa thuộc bảng chữ cái, cần phải rèn đọc nhiều cho các em khi ở lớp và ở nhà Học sinh đọc bài ở nhà - Xây dựng đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập - Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm - Các em truy bài đầu giờ theo nhóm đôi - Thi đua đọc cá nhân, nhóm, tổ Cuối mỗituần tổng kết thi đua vào giờ sinh hoạt lớp và có trao thưởng bút chì, vở cho những cá nhân, nhóm, tổ học tập tốt trong tuần 5 Đọc nhóm 4 Đọc theo nhóm 6 Đọc cá nhân Đọc cá nhân Kèm bạn đọc bài 7 Thi đua đọc theo tổ 2 Sử dụng đồ dùng dạy học một cách đa dạng, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả - Đồ dùng dạy học là phương tiện vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng Từ chỗ tận mắt các em nhìn, tự tay các em thực hành dẫn đến các em chiếm lĩnh kiến thức một cách tự giác, hứng thú, không bị áp đặt, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn đồng thời giúp các em thấy được kiến thức toán học có mối quan hệ chặt chẽ với thực tiễn, tạo cho học sinh ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống - HS phải được quan sát vật thật, tranh ảnh và cả việc làm mẫu của giáo viên Ví dụ : Khi dạy bài âm “e, ê” Ví dụ: Dạy bài uôi – ươi - Giáo viên cho HS xem tranh ảnh hoặc vật thật để rút ra từ khoá và câu ứng dụng nải chuối trái bưởi - Đối với vần khó hay nhầm lẫn như vần uôm, ươu, oach Các em phải nghe giọng đọc kết hợp nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm, hình ảnh hoặc vật thật 8 Đồ dùng dạy học tự làm 9 Đồ dùng dạy học tự làm Đồ dùng dạy học tự làm 3 Phân tích tổng hợp: - PP này được sử dụng trong dạy Học vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo các cấp độ: âm - vần - tiếng - từ * Ví dụ: Dạy bài uôi - ươi - Phân tích cấu tạo vần uôi – HS ghép vần – đánh vần - đọc trơn vần - Ghép tiếng chứa vần uôi, ươi : chuối - HS phân tích tiếng – đánh vần - đọc trơn - Đọc từ khoá: nải chuối * Tác dụng: HS tự ghép vần tiếng và phân tích nên nắm chắc chắn bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống 4 Thực hành giao tiếp: - PP này được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của giáo viên và sự trả lời của HS để tìm ra tri thức mới 10 - Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi ngắn gọn tập trung nội dung kiến thức của bài học - Giáo viên chú trọng dạy cả 4 kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; nhằm giúp HS nhận biết quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp và vận dụng ngay những điều được học vào thực tế sử dụng ngôn ngữ của bản thân * Chú ý khi sử dụng PP này HS vận dụng tổng hợp các giác quan như: mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe, tay viết - Cho các em tập đọc, tập ghép, tập phân tích, tập viết ngay trong tiết học 5 Tổ chức trò chơi học tập: - Thực hiện PP này đòi hỏi giáo viên tổ chức hoạt động học tập của HS thông qua trò chơi Trò chơi thường được tiến hành sau khi HS đã học bài mới ( kết hợp luyện tập củng cố kiến thức) Một số trò chơi thường được sử dụng: Tìm âm, vần, tiếng, từ Ghép vần, từ Nối các cụm từ thành câu Nhìn tranh đoán từ, viết từ qua tranh 11 HS đọc lại các tiếng chứa vần vừa tìm - Khi sử dụng PP này làm cho tiết học sinh động, duy trì được hứng thú của HS Các em được học tập một cách chủ động tích cực Do đặc trưng tâm lí lứa tuổi, học sinh lớp 1 đặc biệt hào hứng với các trò chơi Nắm được điều này, giáo viên có thể động viên học sinh chủ động, tự giác học bài thông qua các trò chơi học tập Đây là dạng hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi có mục đích hình thành kĩ năng Tiếng Việt Có thể tổ chức cho học sinh chơi sau khi học bài mới (kết hợp luyện tập) hoặc sau khi luyện tập Tùy theo bài học và mục đích “chơi”, giáo viên tổ chức hoạt động chơi của học sinh một cách linh hoạt Trong quá trình chơi, các em có thể sử dụng đồ dùng dạy học, lời nói hay thao tác của tay, chân… để chơi một số trò chơi như đố chữ, thi tìm đúng, nhanh âm- vần vừa học, thi ghép vần, hái quả, hái hoa dân chủ, ong tìm hoa, thỏ tìm nhà, … Trò chơi học tập góp phần làm cho giờ học sinh động, duy trì được hứng thú của học sinh Qua trò chơi, các em được học tập một cách chủ động, tích cực * Ví dụ: Dạy bài uôi - ươi Trò chơi : Ong tìm hoa - HS chơi tiếp sức 3 tổ để đính những chú ong chứa tiếng có vần uôi, ươi vào bông hoa mang vần uôi, ươi 12 Trò chơi tiếp sức: “Ong tìm hoa” * Tác dụng: HS nhận diện được tiếng chứa vần uôi, ươi, nắm chắc chắn bài học, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, lớp học sôi nổi, HS tự tin tham gia trò chơi 6 Rèn cho học sinh đọc âm, vần, tiếng, từ, câu - Trước tiên giáo viên phải xác định đúng yêu cầu cần đạt của bài học, từ đó lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để phát huy phẩm chất và năng lực của HS - Để một tiết học có chất lượng và đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, xác định đúng yêu cầu cần đạt, những kiến thức trọng tâm của bài Sau đó, dựa vào khả năng nhận thức của học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia một cách tích cực, sôi nổi và hiệu quả Sử dụng linh hoạt các phương pháp: trực quan, giải quyết vấn đề, gợi mở, thực hành luyện tập, … để học sinh hoạt động, tự phát hiện ra kiến thức mới Qua đó phát huy được khả năng tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác - Rèn đọc âm : đây là bước quan trọng vì vậy cần rèn đọc nhiều vì các em không nhớ âm thì sẽ không ghép lại được thành vần - Rèn đọc vần: yêu cầu học sinh phân tích, nêu cấu tạo và vị trí các âm tạo nên vần đó và yêu cầu học sinh phát âm cho đúng, đánh vần và đọc trơn Giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa, vật thật, đoạn video, để cho học sinh hứng thú được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật để gợi trí tò mò, ham học hỏi của học sinh giúp các em chủ động trong giờ học Rèn đọc bài : uôi – ươi - Tiết 1 (sách TV tập 1- trang 158) - Học sinh đánh vần và đọc trơn: + Vần: uôi, ươi + Tiếng: chuối, bưởi + Từ: nải chuối, trái bưởi 13 * Tác dụng: HS tự phân tích nên nắm chắc chắn bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống - Rèn đọc tiếng: Học sinh nêu cấu tạo tiếng, đánh vần, đọc trơn Học sinh tìm tiếng có chứa vần vừa học - Rèn đọc từ: khi học sinh đọc tiếng được thì khi ghép các tiếng HS sẽ đọc thành từ bằng cách đánh vần hoặc đọc trơn Phần xây dựng từ mới trẻ được hiểu biết thêm nhiều từ và ý nghĩa của các từ mà HS tìm được của hôm trước nay viết vào bảng hoặc cài vào bảng cài Do đó phong trào tìm tiếng, từ mới học sinh rất hào hứng và phấn khởi, các em tham gia sôi nổi nhiệt tình - Rèn đọc câu: HS nắm vững, nhớ được các âm, vần, ghép được tiếng, từ thì các em sẽ nhớ được mặt chữ đọc đúng và nhanh các câu thơ, câu văn trong bài Bài “Thăm quê” ( trích 1 khổ thơ đầu) trang 138 – tập 1 “Em về / thăm nội Thăm ông / thăm bà Sum vầy / cô bác Sau ngày / cách xa.” Bài “Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh”- trang 118 – tập 2 “Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh / còn có tên là / Bưu điện Trung tâm Sài Gòn” Như vậy: đọc câu suông sẻ hơn, giúp học sinh dễ nhớ và đọc tốt Từ đó xây dựng được học sinh thói quen phân tích câu và hiểu nghĩa của câu, biết cách dùng từ GV thường xuyên tạo cơ hội cho HS được chia sẻ với người thân về kiến thức đã được học trên lớp áp dụng vào cuộc sống thực tế ở nhà: VD: Bài uôi - ươi, sách TV, tập 1, trang 158 Phần trò chơi, GV yêu cầu HS đọc lại các từ chứa tiếng có vần uôi-ươi 7 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Tiếng Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có rất nhiều kênh hình, đoạn clip nên việc thiết kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn Các hoạt động trong bài có thể dùng 14 hình ảnh phù hợp để minh họa cho đề bài Khi tổ chức trò chơi có thể thêm âm thanh như tiếng chuông, tiếng vỗ tay, …để thu hút sự chú ý của học sinh 8 Động viên, khích lệ học sinh kịp thời - Giáo viên phải nắm vững tâm sinh lí của học sinh, yêu thương học sinh như chính con mình, tận tâm với học sinh, biết rõ mặt mạnh và mặt yếu để bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh - Khen ngợi là một phần thưởng có giá trị tinh thần vô cùng to lớn đối với học sinh Tiểu học Lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập - Đối với những em đọc chưa tốt, chúng tôi cố gắng hết sức mình để rèn đọc cho các em để cho các em có sự tiến bộ dù là nhỏ nhất - Ngoài nhận xét bằng lời thì chúng tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ các em Những em nào tiến bộ có thể thưởng hoa mặt cười hay một món quà nhỏ: bút chì, thước… Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em 15 Khen thưởng học sinh có tiến bộ IV Phần kết luận: 1.Hiệu quả mang lại của sáng kiến: Qua thời gian vận dụng các biện pháp rèn đọc trên vào môn Tiếng Việt, chúng tôi thấy chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia học tập hơn, các tiết học lúc nào cũng sôi nổi, nhẹ nhàng, đạt hiệu quả tốt Đến nay, tất cả các em đều thích học môn Tiếng Việt và học tập ngày càng tiến bộ, số lượng học sinh hoàn thành tốt tăng lên, học sinh chưa hoàn thành giảm xuống đáng kể, giảm thiểu số học sinh đánh vần và chưa đọc được Qua quá trình giảng dạy tôi đã tự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các biện pháp trên vào giảng dạy Tôi thấy chất lượng giảng dạy của bản thân được nâng lên và có hiệu quả rõ rệt với học sinh, kết quả học tập của học sinh được đánh giá là có tiến bộ rõ rệt 16 - Học sinh chủ động tiếp thu được kiến thức, đọc lưu loát hơn, hình thành kỹ năng nghe viết tốt ở mỗi học sinh - Qua việc rèn đọc cho học sinh với những biện pháp nêu trên giúp cho học sinh lớp tôi đạt được kết quả như sau : Năm học Sĩ số HS đọc trơn,lưu HS đọc còn đánh vần HS chưa biết đọc loát chậm Đầu năm 31 10 19 2 2022-2023 Cuối HKI 31 17 14 0 2022-2023 2 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến của bản thân Qua việc áp dụng thành công “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1”, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau : - Chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng được coi trọng hàng đầu và nên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin trong sử dụng hình ảnh, đoạn video cần thiết theo nội dung bài, giữ vững tinh thần, trách nhiệm với học sinh Hãy cùng học, cùng đọc với các bạn nhỏ ở mọi lúc mọi nơi, mọi môn học, không nên hời hợt, cho qua khi các em đọc sai lỗi - Với học sinh lớp 1 cần tập cho các em thói quen tốt: Đọc đúng, nhìn kỹ, cố gắng, nhẫn nại, chịu khó để tập cho các em nề nếp tốt trong học tập ở hôm nay và mai sau Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập tốt - Chuẩn bị kĩ bài dạy và xác định đúng yêu cầu cần đạt của bài Trong từng tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp 17 - Xác định đối tượng học sinh khó khăn trong học tập và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học khó, không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài học sau - Sử dụng nhiều hình thức thi đua, động viên khen thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập - Giáo viên phải nắm vững tâm sinh lí của học sinh, yêu thương học sinh như chính con mình, tận tâm với học sinh, biết rõ mặt mạnh và mặt yếu để bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh - Trong từng bài dạy giáo viên phải xác định rõ năng lực, phẩm chất mà học sinh cần đạt được qua kế hoạch bài dạy - Khi giảng dạy thì giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, khen ngợi và động viên học sinh có tiến bộ để các em ham thích đọc bài - Luôn có sự đồng hành, phối kết hợp của Cha mẹ học sinh Trên đây là một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 đã được vận dụng và đạt hiệu quả cao Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ngày 27 tháng 2 năm 2023 Người viết Trần Thị Duyên