Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN MẠNH TƯ QUẢN LÝ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN MƯỜNG CHÀ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MẠNH TƯ
QUẢN LÝ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN MƯỜNG CHÀ TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MẠNH TƯ
QUẢN LÝ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN MƯỜNG CHÀ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM ĐÀO TIÊN
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này của tôi được hoàn thành một cách trung thực Luận văn được nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Đào Tiên, Trường Quản lý cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
- Luận văn không sao chép đề tài khoa học đã công bố, không sao chép kết quả khoa học ở các công trình khoa học khác trái quy định Mọi trích dẫn kết quả nghiên cứu khác làm cơ sở khoa học cho luận văn này đều đã được ghi chú rõ ràng về nguồn gốc, tác giả
- Kết quả nghiên cứu luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan
Tôi xin cam đoan sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu luận văn này
vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Mạnh Tư
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lí giáo dục, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tham gia và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học tại lớp Cao học khóa 29, niên khóa 2021 - 2023
Em xin chân thành cảm ơn TS Phạm Đào Tiên trường Quản lý cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình hướng dẫn khóa học, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện cho em được tham gia và hoàn thành khóa học này
Cũng xin được cảm ơn tập thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí, GV trường, HS trường PTDTBT huyện Mường Chà đã hỗ trợ, giúp đỡ trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu để hoàn luận văn này
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Mạnh Tư
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông 6
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông 7
1.2 Các khái niệm cơ bản 8
1.2.1 Giới, giới tính, bình đẳng giới 8
1.2.2 Lồng ghép giới 9
1.2.3 Lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục 10
1.2.4 Bạo lực học đường trên cơ sở giới (BLHĐTCSG): 10
Trang 61.2.5 Quản lý lồng ghép giới trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông 10
1.3 Lý luận về lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 11
1.3.1 Vai trò của lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS 11
1.3.2.Mục tiêu của lồng ghép gới trong giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS 12
1.3.3 Nguyên tắc lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS 13
1.3.4 Nội dung lồng ghép giới trong giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS 14
1.3.5 Quy trình lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 17
1.3.6 Điều kiện để thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 21
1.4 Lý luận về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 23
1.4.1 Lập kế hoạch lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục của giáo viên ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 23
1.4.2 Tổ chức lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 24
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 32
1.5.1 Các yếu tố chủ quan 32
1.5.2 Các yếu tố khách quan 33
Kết luận chương 1 35
Trang 7Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN
TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 36
2.1 Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát 36
2.1.1 Khái quát về các trường khảo sát 36
2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 37
2.2 Thực trạng lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 39
2.2.1 Nhận thức về lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà 39
2.2.2 Thực hiện mục tiêu lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà 41
2.2.3 Nội dung lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà 43
2.2.4 Quy trình lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà 45
2.2.5 Các điều kiện về lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà 48
2.3 Thực trạng quản lý lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 51
2.3.1 Lập kế hoạch lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 51
2.3.2 Tổ chức thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 54
2.3.3 Chỉ đạo thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 56
Trang 82.3.4 Đánh giá kết quả lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà,
tỉnh Điện Biên 59
2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 61
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 62
2.4.1 Những kết quả đạt được và ưu điểm 62
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 64
Kết luận chương 2 67
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 68
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 68
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 68
3.1.2 Đảm bảo tính tích hợp, lồng ghép 68
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 69
3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả 69
3.1.5 Đảm bảo tính khả thi 69
3.2 Các biện pháp quản lý lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh 70
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 70
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 73
Trang 93.2.3 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng lồng ghép giới ở các trường phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 77
3.2.4 Tổ chức giám sát lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Mường Chà, tính Điện Biên 82
3.2.5 Đảm bảo các điều kiện thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Mường Chà, tính Điện Biên 84
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 88
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 89
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 89
3.4.3 Cách thức tiến hành 89
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 90
Kết luận chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2.Khuyến nghị 95
2.1 Khuyến nghị đối với phòng Giáo dục & Đào tạo 95
2.2 Khuyến nghị đối với cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Mường Chà 95
2.3 Khuyến nghị đối với giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Mường Chà 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC
Trang 11PTDTBT THCS huyện Mường Chà 43 Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện quy trình LGG trong HĐGD ở các trường
PTDTBT THCS huyện Mường Chà 46 Bảng 2.5: Thực trạng về điều kiện thực hiện LGG trong HĐGD ở các
trường PTDTBT THCS huyện Mường Chà 49 Bảng 2.6: Thực trạng xây dựng kế hoạch LGG trong HĐGD ở các trường
PTDTBT THCS huyện Mường Chà 51 Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch LGG trong HĐGD ở các
trường PTDTBT THCS huyện Mường Chà 54 Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch LGG trong hoạt động
giáo dục ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Mường Chà 57 Bảng 2.9: Thực trạng ĐG thực hiện kế hoạch LGG trong HĐGD ở các
trường PTDTBT THCS huyện Mường Chà 59 Bảng 2.10: Thực trạng đánh giá thực hiện kế hoạch LGG trong HĐGD ở
các trường PTDTBT THCS huyện Mường Chà 61 Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý LGG trong HĐGD ở
các trường PTDTBT THCS huyện Mường Chà 90 Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp quản lý LGG trong HĐGD ở các
trường PTDTBT THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 91
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
LGG trong hoạt động giáo dục của nhà trường chính là nhận ra sự khác biệt về kinh nghiệm, khả năng, nhu cầu, mối quan tâm và những ưu tiên rất khác nhau của nam và nữ (HS), để đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp
và hiệu quả nhất; nhằm phát huy tối đa tiềm năng, khả năng và sự tham gia của
HS nam, nữ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường Giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách và những đặc trưng của giới
Quản lý LGG trong hoạt động giáo dục của nhà trường là cần thiết, góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của nhà trường, đảm bảo mục tiêu về
chất lượng giáo dục nói chung và mục tiêu bình đẳng giới nói riêng Giúp xây
dựng môi trường giáo dục bình đẳng, an toàn và thân thiện; không có định kiến giới, phân biệt đối xử về giới và bạo lực trên cơ sở giới, đồng thời phòng ngừa hiện tượng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số địa phương
Việc xây dựng môi trường lớp học, trường học thân thiện, an toàn, bình đẳng là một trong các yếu tố cơ bản đáp ứng các quyền con người cơ bản của học sinh; giúp học sinh mỗi ngày đến trường đều được vui vẻ, được tôn trọng
và cảm thấy hạnh phúc, an toàn trong môi trường học đường
Hiện nay vấn đề định kiến giới, phân biệt đối xử về giới vẫn còn tồn tại dai dẳng là nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới ở tất cả các cấp độ của xã hội, trong đó có nhà trường - nơi ươm mầm tri thức và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội
LGG trong giáo dục được coi là một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng lớp/trường an toàn và thân thiện với mọi HS Cốt lõi của biện pháp này là hình thành một môi trường văn hóa có trách nhiệm giới, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng về bản dạng giới, chống phân biệt đối xử về giới
Quản lý LGG trong giáo dục giúp nhà trường thực hiện được kế hoạch giáo dục nhà trường dựa vào đặc điểm tình hình thực tế và nhu cầu giáo dục học sinh nói chung và lồng ghép giới nói riêng Giúp giáo viên triển khai hoạt
Trang 13động giáo dục để nhận diện được sự đa dạng và những khác biệt về giới, cũng như nhu cầu giáo dục của từng HS; qua đó, có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng nguyên nhân hoặc các yếu tố về giới cản trở việc học tập và rèn luyện của từng cá nhân/nhóm HS khi các em tham gia vào các hoạt động học tập và giáo dục của lớp/trường học
Thực tế, mỗi HS (nam, nữ, hay nhóm HS yếu thế khác) có các đặc điểm giới, giới tính, điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau; nên các em sẽ có nhu cầu và khả năng tham gia các hoạt động học tập, trải nghiệm, vui chơi, giải trí,… hay tiếp cận điều kiện cơ sở vật chất của lớp/trường cũng sẽ khác nhau
Do vậy, việc tăng cường tiếng nói và sự tham gia của HS vào các hoạt động lập
kế hoạch giáo dục của lớp/trường cũng là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
Mặt khác, LGG trong hoạt động giáo dục thành công sẽ tăng được tính dân chủ trong nhà trường Nhà trường sẽ trở nên dân chủ và tôn trọng tính đa dạng hơn khi cả học sinh nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều bình đẳng trong việc ra quyết định và tham gia vào quy trình và kết quả của các hoạt động giáo dục
Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên là huyện miền núi với trên 90% dân
số là người dân tộc, mặt bằng dân trí, văn hóa và kinh tế còn thấp so với nhiều huyện miền xuôi và các đô thị, hiện tượng định kiến giới, phân biệt giới vẫn tồn tại trong các thôn bản, gia đình; đặc biệt hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn đang tồn tại; Dẫn tới học sinh THCS bỏ học để lấy chồng, lấy
vợ vẫn đang diễn ra vv Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa
chọn đề tài “Quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường
phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên” làm đề
tài luận văn để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ
Trang 14thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính cho học sinh và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong trường học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
4.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên và khảo nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
5 Giả thuyết khoa học
Lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS nhằm thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh Chất lượng thực hiện lồng ghép giới phụ thuộc vào các biện pháp quản lý nhà trường, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục nhà trường phổ thông dân tộc bán trú THCS phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục, đặc điểm tâm lý học sinh và điều kiện của nhà trường sẽ nâng cao hiệu quả lồng ghép giới thực hiện được bình đẳng giới trong giáo dục nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh
Trang 156 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm) ở trường THCS
6.2.Về địa bàn khảo sát: Dự kiến khảo sát tại 06 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
6.3 Về khách thể khảo sát: Dự kiến khảo sát 30 cán bộ quản lý (CBQL Phòng GD; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), 100 giáo viên và 150 học sinh THCS ở 09 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phương pháp phân tích, so sánh; tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu, công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để thu thập thông tin về thực trạng lồng ghép giới và quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường THCS về thực trạng lồng ghép giới và quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên để làm rõ vấn đề nghiên cứu
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các văn bản quản lý về lồng ghép giới của nhà trường và hồ
sơ quản lý; các hồ sơ chuyên môn có lồng ghép giới
Trang 167.2.4 Phương pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất
7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích số liệu làm cơ sở đánh giá định lượng và định tính cho các kết quả nghiên cứu thực trạng
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
Chương 2 Thực trạng quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Chương 3 Biện pháp quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở
các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỒNG GHÉP GIỚI
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
J.P MA-SƠ-LÔ-VA (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về giới tính cho rằng: ''Nhiều người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái phải tự lần mò tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại không biết hướng dẫn, tác động, không biết khi nào cần nói và nói như thế nào [dẫn theo 28]
Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức [dẫn theo 28]… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính Nhiều công trình nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra về tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh Những công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ở Việt Nam và sự cần thiết phải lồng ghép giới trong các hoạt động giáo dục nhà trường
PGS TS Bùi Ngọc Oánh cho rằng: “Việc giáo dục giới tính cần phải được thực hiện một cách khoa học hợp lý, có phương pháp và hình thức giảng dạy thích hợp Hoạt động giáo dục này cũng phải được tiến hành bởi những người có chuyên môn, có trình độ, được đào tạo một cách chu đáo và hệ thống, giống như việc giáo dục, giảng dạy những bộ môn khoa học khác trong nhà trường” [28] Tác giả đề xuất các biện pháp lồng ghép giới trong HĐDH và hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông
Trang 18-Bùi Ngọc Oánh (1991), nghiên cứu: “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận GDGT của thanh niên học sinh” [14] đã chỉ ra những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới GDGT và hiệu quả của GDGT cho HS, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp GDGT và đề cập đến biện pháp LGG trong GD nhà trường
Huỳnh Văn Sơn (1994) [Dẫn theo 26] đã nghiên cứu về “Cơ sở giáo dục giới tính cho học sinh THPT và đánh giá thực trạng thái độ, hành vi của học sinh trước các vấn đề giáo dục giới tính ở trường THPT”, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong GDGT cho học sinh THPT và sự cần thiết lồng ghép GDGT trong các nhà trường THPT
Các công trình nghiên cứu về GDGT tại Australia, Aid (2014) [1] Đã nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em, hướng dẫn thảo luận với cán bộ cộng đồng và cách thức lồng ghép GDGT cho HS trong các hoạt động GD của nhà trường
Những năm gần đây có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về GDGT và lồng ghép GDGT trong các hoạt động GD của trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả GDGT
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
Tập thể tác giả thuộc Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em (2003), biên soạn
tài liệu “Hướng dẫn giảng dạy quản lý công tác truyền thông thay đổi hành vi trong lĩnh vực dân số và chăm sóc SKSS”, tài liệu đã chỉ dẫn cách thức lồng
ghép giáo dục dân số và chăm sóc SKSS cho trẻ em và quản lý các hoạt động này nhằm giúp các nhà trường, tổ chức GD cộng đồng thực hiện LGG trong các hoạt động GD
Phan Hữu Dũng (2014), nghiên cứu về “Quản lý công tác giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh THCS huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng” [13]
đã đánh giá về thực trạng GD và quản lý giáo dục SKSS cho HS ở các trường THCS trong đó có đề xuất quản lý việc lồng ghép giáo dục SKSS thông qua dạy học, GD ở trường THCS
Trang 19Nguyễn Thị Nhuần(2019) Nghiên cứu về “Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở ở huyện mường chà tỉnh Điện Biên” [26] đã đánh giá những tồn tại trong giáo dục giới tính cho
HS và những bất cập trong quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường PTDTBT huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên và đề xuất biện pháp lồng ghép GDGT và quản lý GDGT cho HS thông qua HĐ DH các môn học chiếm ưu thế
và hoạt động GDNGLL ở trường THCS
Nhìn chung chưa có nhiều tài liệu hay công trình đi sâu nghiên cứu về quản lý LGG trong HĐGD ở trường phổ thông chính vì vây tác giả chọn vấn đề
để nghiên cứu
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Giới, giới tính, bình đẳng giới
Giới: là thuật ngữ dùng để “chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ
trong tất cả các mối quan hệ xã hội” [39]
Nói cách khác, giới là một khái niệm xã hội và văn hóa nhằm xác định
và phân biệt các vai trò, đặc điểm và trách nhiệm khác nhau của nam và nữ
Khái niệm giới tính được tiếp cận từ nhiều ngành khoa học khác nhau Giới tính là thuật ngữ bắt nguồn từ môn sinh vật học dùng để chỉ sự khác biệt
về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới [29]
Luật Bình đẳng giới (2006) định nghĩa: “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ”[24]
Tuy nhiên, khái niệm trên chưa chỉ ra đầy đủ các khía cạnh, dấu hiệu
của giới tính “Giới tính là định nghĩa nhằm chỉ những đặc điểm sinh học, sinh
lý để xác định một cá thể là nam, nữ hoặc liên giới tính.” Các đặc điểm sinh
học của nam và nữ được thể hiện ở một số khía cạnh cụ thể như: cấu tạo cơ thể, đặc điểm sinh lí hay chức năng sinh sản Ví dụ: “Nữ giới có buồng trứng, tử cung, kinh nguyệt, có thể mang thai, sinh đẻ, tiết sữa cho con bú Nam giới có
dương vật, tinh hoàn, có thể sản sinh tinh trùng để thụ thai”
Trang 20Tác giả chọn khái niệm sau làm khái niệm của đề tài: "giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, cũng như các đặc tính sinh học phân biệt nam và nữ” Do đó, một người có thể là nam hoặc nữ bất kể
họ thuộc chủng tộc, tầng lớp, tuổi tác hoặc sắc tộc nào
“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều
kiện, cơ hội nhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.” [24]
Bình đẳng giới không phải là việc phủ nhận những khác biệt giữa nữ và nam, cũng không phải là việc làm cho nữ và nam giống hệt nhau Bình đẳng giới liên quan đến việc đem lại những cơ hội như nhau và điều kiện phù hợp cho cả nữ lẫn nam
Bình đẳng giới trong giáo dục là việc đảm bảo nam và nữ được đối xử công bằng, tuy nhiên để đảm bảo bình đẳng giới phải loại bỏ được định kiến giới và phân biệt giới:
“Định kiến giới là những nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ” [29.]
Khái niệm phân biệt giới: “Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” [24]
1.2.2 Lồng ghép giới
Lồng ghép giới “là một chiến lược nhằm đưa những mối quan tâm và
kinh nghiệm của phụ nữ và nam giới vào quá trình thiết kế, thực hiện, giám sát
và đánh giá các chính sách, chương trình như là một phần không thể thiếu của các chính sách, chương trình đó,… để phụ nữ và nam giới cùng được thụ hưởng một cách bình đẳng và để tình trạng bất bình đẳng không còn bị kéo dài dai dẳng Mục đích cuối cùng của lồng ghép giới chính là bình đẳng giới” [6]
Có thể nói, LGG là công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề dưới góc độ giới ở tất cả cấp độ, các lĩnh vực hay khía cạnh hoạt động khác nhau; nhằm xác
Trang 21định những vấn đề giới hay tình trạng bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong một lĩnh vực can thiệp cụ thể; nhằm làm rõ nguyên nhân gây bất BĐG; từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp cụ thể để giải quyết những vấn đề bất BĐG đó một cách hệ thống, nhất quán và xuyên suốt
1.2.3 Lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục
Lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục: “là một chiến lược giáo dục
nhằm đưa những mối quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ và nam giới vào quá trình thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá hoạt động giáo dục trình như
là một phần không thể thiếu của hoạt động giáo dục đó,… để học sinh nữ và nam giới cùng được thụ hưởng một cách bình đẳng và để tình trạng bất bình đẳng không còn bị kéo dài dai dẳng”
Mục đích cuối cùng của LGG trong HĐGD chính là chiến lược giáo dục hướng tới thực hiện BĐG
1.2.4 Bạo lực học đường trên cơ sở giới (BLHĐTCSG):
Trước ảnh hưởng của xã hội, ảnh hưởng của giới xuất hiện tình trạng bạo lực học đường “Bạo lực học đường là những hành động gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đối với các học sinh về thân thể, tinh thần hay tình dục; xuất phát từ những định kiến giới, phân biệt đối xử về giới hoặc những lí do liên quan đến giới tính của các em”.[25]
1.2.5 Quản lý lồng ghép giới trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông
Quản lý nhà trường là những tác động của Hiệu trưởng tới các quá trình hoạt động của nhà trường trong đó hoạt động cơ bản là hoạt động DH và HĐGD thông qua thực hiện các chức năng quản lý
Lồng ghép giới trong QLGD của nhà trường chính là nhận ra sự khác biệt về kinh nghiệm, khả năng, nhu cầu, mối quan tâm và những ưu tiên rất khác nhau của nam và nữ (HS, GVvà phụ huynh), để đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả nhất; nhằm phát huy tối đa tiềm năng, khả năng
và sự tham gia của nam, nữ trong các HĐGD của nhà trường
Trang 22Quản lý lồng ghép giới trong HĐGD trường THCS là Hiệu trưởng và các chủ thể quản lý thông quan thực hiện các chức năng quản lý tác động tới GV và QTGD nhà trường nhằm giúp cho quá trình này quan tâm tới các vấn đề về giới trong tổ chức thực hiện HĐGD của nhà trường với mục tiêu hướng tới thực hiện các mục tiêu BĐG
1.3 Lý luận về lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.3.1 Vai trò của lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
Học sinh THCS đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về mặt tâm sinh lý và nhận thức xã hội Đây là giai đoạn then chốt cho mỗi HS trước ngưỡng cửa cuộc đời Vì vậy việc LGG trong các HĐ DH, GD ở trường THCS
là hết sức cần thiết Điều đó được thể hiện ở các nội dung như sau:
- Giúp HS khắc phục được những khủng hoảng về tâm, sinh lý tuổi mới lớn, có tâm lý và tinh thần tự tin dựa trên phát huy thế mạnh của giới để chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện
Học sinh THCS có những thay đổi mạnh về thể chất, tâm sinh lí trong giai đoạn dậy thì vì vậy không ít các em chưa có hiểu biết đầy đủ về bản thân ở giai đoạn này Điều đó dễ đẩy các em rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lí, sinh lý và cả về nhận thức giới Do vậy, cần thiết phải LGG trong QTDH, giáo dục HS không chỉ nhằm khắc phục khủng hoảng nêu trên mà còn giúp các em phát huy được thế mạnh của giới để chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện Nhờ đó, các em có thể vững vàng, làm chủ bản thân khi bước vào cuộc sống thực tiễn
- Thực hiện mục tiêu GD toàn diện nhân cách HS thông qua HĐDH và HĐGD với việc LGG
- Khắc phục được tình trạng bất BĐG, bạo lực học đường trong giáo dục Bất BĐG và bạo lực trên cơ sở giới trong trường học không chỉ cản trở nam, nữ
Trang 23HS trong việc tiếp cận BĐG tới các cơ hội giáo dục và hưởng lợi công bằng trong một nền giáo dục có chất lượng; mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách toàn diện của HS
Do vậy, LGG góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; để sau khi tốt nghiệp, học sinh thực sự trở thành công dân tốt và phát huy được thế mạnh của từng giới, góp phần tạo được sự BĐG trong xã hội
- Phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm của GV trong thực hiện KHGD nhà trường với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách HS và đảm bảo BĐG trong giáo dục
- Thực hiện giảm tải nội dung GD học sinh thông qua LGG vào nội dung dạy học, GD
Các vấn đề xã hội nói chung và GDGT ngày càng đa dạng và phức tạp cần được giáo dục cho HS Tuy nhiên, thời lượng GD trong nhà trường là có hạn, vì vậy không thể tiến hành giáo dục các vấn đề đó một cách độc lập với các môn học và hoạt động giáo dục Do đó, LGG vào nội dung dạy học và các HĐGD là góp phần giảm tải nội dung giáo dục, đồng thời góp phần GDGT trong dạy học tại nhà trường có hiệu quả và bền vững
- Giúp học sinh nâng cao nhận thức, kĩ năng và có thái độ đúng đắn về giới, góp phần phòng tránh bạo lực học đường trên cơ sở giới; phòng tránh lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục HS; phòng tránh các hiện tượng mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đường tình dục
- Giúp cho việc thực hiện GDHN và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS LGG trong DH không chỉ giúp các em có kiến thức về giới, BĐG
mà còn giúp các em có những kiến thức về nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, với giới tính của mình
1.3.2.Mục tiêu của lồng ghép gới trong giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
Mục tiêu của LGG trong HĐGD ở trường PTDTBT cấp THCS nhằm hướng tới phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu CTGDPT 2018 đề
Trang 24ra, để thực hiện được mục tiêu trên thì LGG trong giáo dục cần hướng tới các mục tiêu sau đây:
Nâng cao nhận thức cho HS những kiến thức về giới và giới tính: Giúp học sinh khắc phục được những khủng hoảng về tâm, sinh lý tuổi mới lớn, có tâm lý và tinh thần tự tin dựa trên phát huy thế mạnh của giới để chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện
Phát triển kỹ năng sống phù hợp với giới góp phần phòng tránh bạo lực học đường trên cơ sở giới; phòng tránh lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục học sinh; phòng tránh các hiện tượng mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đường tình dục để sống an toàn khỏe mạnh
Học sinh hình thành cho HS được thái độ đúng đắn trước các vấn đề về giới, BĐG
Loại bỏ tư tưởng phân biệt giới, định kiến giới cũng như các thủ tục lạc hậu về giới ở vùng dân tộc thiểu số
1.3.3 Nguyên tắc lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học và cập nhật: nội dung lồng ghép vào môn học phải có tính xác thực về mặt khoa học, cập nhật các vấn đề của thực tiễn và thời đại
- Đảm bảo tính phù hợp: nội dung LGG phải có sự liên hệ nhất định với bài học, không gây ra sự khiên cưỡng, gượng ép Đồng thời, nội dung LGG cần phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, với mục tiêu giáo dục của môn học, HĐGD và mục tiêu chung của cả chương trình Bên cạnh đó, LGG vào môn học, HĐGD còn cần đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh, với các yếu tố về văn hóa, tôn giáo,… của địa phương
- Đảm bảo tính thực tiễn: nội dung LGG cần sát với những gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống của HS để các em có thể dễ dàng liên hệ và suy ngẫm trong quá trình tham gia hoạt động học tập LGG cũng cần đáp ứng những nhu
Trang 25cầu, mong muốn thực tế của HS trong học tập và cuộc sống liên quan đến vấn
đề giới và BĐG
- Đảm bảo tính chỉnh thể: LGG vào các chủ đề /bài học trong các môn học/HĐTN, HN cần đảm bảo tính chỉnh thể, không phá vỡ cấu trúc vốn có của chủ đề/bài học đó, không ôm đồm quá nhiều nội dung về giới, gây nặng nề cho bài học Cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học trong chuơng trình
để xác định các nội dung LGG khả thi và phù hợp nhất, không gây quá tải cho nội dung chính của môn học
1.3.4 Nội dung lồng ghép giới trong giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
Ngày 22/2/2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 777/QĐ-BGD
ĐT về việc phê duyệt Bộ tài liệu hướng dẫn GDGT toàn diện cho trẻ mẫu giáo; GDGT, tình dục toàn diện trong chương trình giáo dục tiểu học 2018, chương trình giáo dục THCS và THPT 2018 Việc tập huấn giáo viên để thực hiện bộ tài liệu này trong chương trình GDPT 2018 được thực hiện từ năm học 2022-
2023 Theo QĐ này, “GDGT, tình dục toàn diện (bao gồm các vấn đề liên quan đến giới) được tích hợp vào các môn học và HĐTN, HN: Giáo dục công dân, KHTN, và HĐTN, hướng nghiệp đối với cấp THCS; và Giáo dục kinh tế - pháp luật, Sinh học, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với cấp THPT” [7]
Về nội dung LGG trong các môn học, tài liệu hướng dẫn trên chỉ rõ 8 lĩnh vực chính cần được tích hợp vào các môn học, HĐGD thông qua khung tích hợp với yêu cầu cần đạt và địa chỉ tích hợp cụ thể đối với mỗi môn học/ hoạt động 8 lĩnh vực của GDGT, tình dục toàn diện bao gồm:
(1) Nhận thức về
giới
(2) Tính dục và hành vi tình dục
(3) Giá trị, quyền, văn hóa và tính dục
(4) Kĩ năng đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc
(5) Các mối quan
hệ
(6) Cơ thể con người và sự phát triển cơ thể con người
(7) Sức khỏe tình dục và sinh sản
(8) Bạo lực và cách giữ an toàn
Trang 26Trong 8 lĩnh vực trên, các vấn đề về giới không nằm riêng biệt ở một lĩnh vực cụ thể mà được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực (mặc dù có thể được đề cập sâu hơn ở lĩnh vực 1 hoặc 8)
Ngoài GV dạy các môn học, tổ chức HĐTN có khả năng LGG cao hơn như đã đề cập, GV của các môn học/hoạt động khác cũng có thể sử dụng tài liệu hướng dẫn trên để lựa chọn từng nội dung cụ thể trong số 8 lĩnh vực giáo GDGT, tình dục toàn diện để tích hợp vào môn học/hoạt động mình phụ trách với mức độ phù hợp Trong đề tài này, tác giả xác định các nội dung LGG trong HĐGD ở trường THCS gồm các nội dung sau đây:
i Lồng ghép các kiến thức về giới, giới tính:
+ Kiến thức nhận biết về giới, giới tính vai trò của giới trong các lĩnh vực
xã hội, nghề nghiệp, gia đình và sự khác nhau giữa nam và nữ như nhận diện về
sự phát triển của cơ thể con người, những đặc điểm giới tính của nam và nữ, quan hệ ứng xử giữa nam và nữ vv…
+ Các vấn đề về tính dục; vấn đề về đồng tính nam, đồng tính nữ; vấn đề
về chuyển giới trong xã hội;
+ Giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS
+ Giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh; xâm hại tình dục học sinh trong trường học được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực,
ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ học sinh tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với học sinh và sử dụng học sinh vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức Như vậy, xâm hại tình dục học sinh xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của các em để lôi kéo các em vào hoạt động tình dục
+ Giáo dục các vấn đề về khuôn mẫu giới: những khác biệt về giới giữa nam và nữ là do quá trình học hỏi và tiếp nhận từ gia đình, nhà trường và giao tiếp xã hội, chứ không phải sinh ra đã có Quá trình xã hội hóa giới diễn ra liên tục và trong suốt quá trình đứa trẻ lớn lên, dần dần đã hình thành hai khuôn
Trang 27mẫu về người nam giới và người nữ giới với những chuẩn mực về giá trị và vai trò giới khác nhau trong gia đình và xã hội Do vậy, ngay từ khi sinh ra và trong suốt quá trình lớn lên, thông qua sự giáo dục và trải nghiệm xã hội, những bé trai và bé gái thường phải nhập tâm những quan niệm và học hỏi theo
những khuôn mẫu mong đợi của xã hội về đặc điểm và vai trò giới của mình
+ Giáo dục loại trừ định kiến về giới để học sinh nhận thức đúng và có thái độ phù hợp
+ Nội dung giáo dục về phân biệt giới nhằm giúp học sinh có thái độ và hành vi phù hợp trước các vấn đề về giới và loại trừ phân biệt giới
+ Bất bình đẳng giới có nguyên nhân sâu xa từ định kiến giới và phân biệt đối xử về giới, là kết quả của việc đối xử với con người không công bằng dựa trên giới tính của họ, hoặc nhóm người mà họ thuộc về Do vậy, “cần phá
bỏ định kiến giới/khuôn mẫu giới và bất bình đẳng giới, có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền được tôn trọng và có giá trị như nhau; đều có quyền được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động và làm những công việc phù hợp theo
sở thích và năng lực của mình” [6]
+ Loại trừ các hủ tục lạc hậu như nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ii) Các kiến thức, kỹ năng về BĐG và tầm quan trọng của BĐG trong học tập, rèn luyện, lao động, quan hệ xã hội Đó là những kiến thức nền tảng, căn bản góp phần cho học sinh tự tin, chủ động trong học tập, rèn luyện “Bình đẳng giới không phải là việc phủ nhận những khác biệt giữa nữ và nam, cũng không phải
là việc làm cho nữ và nam giống hệt nhau Bình đẳng giới liên quan đến việc đem lại những cơ hội như nhau và điều kiện phù hợp cho cả nữ lẫn nam” [6]
iii) Bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường trên cơ sở giới, phân tích những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường từ giới như: Khẳng định sức mạnh nam tính Sự yếu đuối, trong nhiều trường hợp liên quan đến sự nữ tính hay quan hệ đồng giới, thường là mục tiêu tấn công của người gây bạo lực Quan niệm về nam tính được hình thành và ăn sâu vào tâm trí trẻ
Trang 28bắt nguồn từ chính những cách cư xử, dạy dỗ trong gia đình và nhà trường Tác hại của bạo lực học đường và các kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường ở trường THCS
1.3.5 Quy trình lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Để thực hiện LGG hiệu quả trong dạy học và giáo dục HS, đòi hỏi GVCN cũng như các GV bộ môn, GV tổng phụ trách của nhà trường cần phải nắm vững được các bước cơ bản của một qui trình LGG trong DH, GD là để thực thi mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức GDGT, bình đẳng giới mà KHGD nhà trường đã định hướng và đánh giá kết quả LGG do GV và HS thực hiện nó đi sâu vào vấn đề: Nghiên cứu các nội dung cơ bản về giới; Xác định mục tiêu, nội dung GDGT và BĐG cần triển khai; Phân tích nội dung CTDH các môn học chiếm ưu thế, lựa chọn các chủ đề, nội dung bài học, HĐTN để lồng ghép; Thiết kế bài học, HĐTN theo hướng LGG vào mục tiêu, nội dung giáo dục; Tổ chức hoạt động dạy học, HĐTN theo hướng lồng ghép(Lồng ghép hoàn toàn; từng phần hay rút ra kết luận sau bài học); Đánh giá kết quả đạt được ở học sinh theo hướng LGG trong ĐGKQHT, giáo dục; Phát triển KHDH, giáo dục theo hướng LGG Quy trình được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Bước 1: Nhận thức cơ bản về giới
Ở bước này, đòi hỏi tất cả giáo viên cần được trang bị hoặc tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản nhất về giới, BĐG, kỹ năng LGG và các vấn
đề giới có liên quan Những nhận thức đúng về giới này rất quan trọng vì nó là kiến thức nền tảng để triển khai các bước tiếp theo
Chỉ khi có nhận thức đúng và đầy đủ về kiến thức liên quan đến giới và BĐG, cũng như ý nghĩa của việc LGG trong DH, GD trong nhà trường, giáo viên mới hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm, lợi ích của việc LGG và tích cực thực hiện LGG trong DH và giáo dục HS
Bước 2: Xác định các vấn đề giới đang tồn tại ở học sinh, địa phương
Ở bước này GV cần khảo sát các vấn đề giới có liên quan đến mục tiêu LGG mà GV đã đặt ra bằng cách đặt ra các câu hỏi, có phân tích giới, xem xét
Trang 29vấn đề về giới trong HS có gì nổi cộm, tỷ lệ HS nam và nữ; vấn đề giới đang tồn tại ở địa phương hiện nay như phân biệt giới, định kiến giới, hủ tục lạc hậu, các vấn đề BĐG hiện nay trên cơ sở đó xác định nhu cầu GD và nội dung cần
GV có thể LGG ở tất cả các môn học, các nội dung GD Tuy nhiên, do điều kiện LGG của mỗi nhà trường khác nhau và có giới hạn nên GV cũng cần tính đến việc lựa chọn các môn học, các nội dung có ưu thế LGG, VD như các môn sinh học, GDCD, văn học… Sau khi rà soát các nội dung và môn học chiếm ưu thế, GV cần cân nhắc, lựa các chủ đề, các nội dung giới để LG GV có thể tham khảo các tài liệu Hướng dẫn LGG để tiến hành xác định các vấn đề LGG [6]
Bước 4: Xác định mục tiêu, nội dung, PP, HT tổ chức LGG trong DH
và GD tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ LGG
Bước này, GV cần xác định rõ ràng mục tiêu của LGG bao gồm cả kiến thức, thái độ và hành vi cần hình thành ở người học Trên cơ sở mục tiêu, GV
sẽ lựa chọn nội dung, PP và các HT tổ chức phù hợp
Để chuẩn bị cho hoạt động thiết kế HĐ DH và giáo dục, GV cần tìm kiếm, lựa chọn các tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác LGG
Bước 5: Thiết kế bài dạy, HĐTN theo hướng lồng ghép mục tiêu, nội dung GDGT và triển khai hoạt động DH và GD có LGG
- Dựa trên mục tiêu và phân tích nội dung LGG, GV tiến hành thiết kế bài dạy có LGG Cách LG có thể tích hợp ở mọi cơ hội, từ nội dung, ví dụ, phương pháp, bài tập Một bài học có LGG cần thiết kế dưới dạng các hoạt động để khích lệ sự tham gia tối ưu của học sinh Một bản thiết kế bài học LGG
Trang 30đầy đủ sẽ bao gồm việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và cách thức hoạt động; kiểm tra, giám sát các hoạt động có nhạy cảm và trách nhiệm giới
- Để thiết kế bài học có LGG, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Giảm nhẹ lý thuyết, tăng mạnh tính thực hành và mỗi em ít nhất được tham gia hoạt động, thực hành 1 lần trong mỗi hoạt động (Chú ý không đi quá sâu vào khái niệm, ý nghĩa của KN mà tập trung vào các biểu hiện, thao tác của KN)
+ Cần tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ, giúp các em phát hiện các vấn đề giới trong thực tiễn, bày tỏ quan điểm, nhấn mạnh đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi, sự cam kết thay đổi của các em
+ Có kỹ thuật thiết kế các hoạt động thực hành (tình huống, trò chơi, sử dụng các phương tiện…) để có thể rèn KN tốt nhất và gây được hứng thú cho tất cả HS
+ GV cần có sự thể hiện sự vui nhộn, hấp dẫn, lôi cuốn HS qua điệu bộ,
cử chỉ, cách nói năng của mình
Từ bài học đã được thiết kế có LGG, GV sẽ tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục HS theo đúng kịch bản đã đề ra Cần lưu ý các mục tiêu và mức
độ LGG: Lồng ghép hoàn toàn, từng phần hay rút ra kết luận sau bài học
Trong quá trình tổ chức HĐ DH, trải nghiệm có LGG, GV cần quan sát
sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của HS để điều chỉnh kịp thời
GV phải tự giám sát quá trình thực hiện LGG trong công việc hàng ngày của bản thân mình để phát hiện những kết quả đạt được và chưa đạt được hoặc chưa hiệu quả Đồng thời, cũng có thể nhờ đồng nghiệp khác đánh giá, hoặc khuyến khích HS nhận xét, nêu phản hồi về các HĐ mà các em được tham gia
để tìm ra những điểm cần cải thiện trong tương lai
Bước 6: Đánh giá kết quả đạt được ở HS theo hướng LGG trong ĐGKQHT, giáo dục;
Sau khi đã tiến hành các hoạt động LGG trong DH và GD, việc đánh giá tác động của kết quả LGG này sẽ giúp cho giáo viên thấy được những hiệu ứng
Trang 31tích cực từ các nỗ lực LGG của mình Qua đó, cũng nhận diện được khoảng trống nào cần được tiếp tục lấp đầy trong nhận thức, hành động, ứng xử của bản thân, học sinh, phụ huynh… liên quan đến giới, bạo lực giới trong nhà trường Việc ĐG các tác động này còn có thể giúp làm lan tỏa rộng hơn cách làm, biện pháp đã được kiểm chứng là hữu ích đến các tập thể/các lớp khác trong trường, đến cha mẹ HS, hoặc đến nhà trường khác
Khi đánh giá kết quả, tác động của lồng ghép giới, GV cần phải trả lời các câu hỏi như:
Theo dõi: Các mục tiêu đề ra đã đạt được hay chưa? Kết quả hoạt động
đã đạt được là gì? Chất lượng công việc đã đạt được mức nào?,…
Đánh giá: Chúng ta có thể rút ra được những bài học gì trong các hoạt
động đó? Chúng ta đã tạo nên những sự thay đổi tích cực nào trong dạy học và giáo dục học sinh và các hoạt động giáo dục trong nhà trường như thế nào? Chúng ta có thể rút ra bài học gì từ sự thay đổi này? Các bước tiếp theo cần phải làm là gì?
Bước 7: Phát triển KHDH, giáo dục theo hướng LGG
Trên các kết quả đánh giá về công tác LGG trong DH và GD của mình,
GV cần báo cáo và phổ biến kết quả bằng cách tổng hợp các kết quả, minh
chứng của việc LGG thành báo cáo cụ thể, trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm phổ biến, lan tỏa kết quả và các bài học về LGG này trong các khối lớp, nhà trường Bên cạnh đó cần trao đổi với đồng nghiệp kế hoạch làm thế nào để giữ được kết quả lồng ghép giới bền vững
Thực tế, với đặc thù và sự bận rộn trong việc quản lý nhà trường, dạy học và giáo dục học sinh, mỗi cá nhân có thể không có đủ điều kiện để luôn luôn áp dụng được đầy đủ tất cả các bước của qui trình LGG này Tuy nhiên, việc hiểu được những bước chung nhất của qui trình LGG sẽ giúp mỗi người ý thức được rõ ràng hơn về trách nhiệm và có kế hoạch trau dồi các kỹ năng LGG trong công tác quản lý, nhiệm vụ chuyên môn cũng như trong công tác chủ
Trang 32nhiệm; từ đó, đề xuất được cách thức thực hiện LGG phù hợp, khả thi nhất trong bối cảnh của trường, của lớp và điều kiện, hoàn cảnh của từng HS
1.3.6 Điều kiện để thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.3.6.1 Điều kiện về nhận thức và năng lực của giáo viên trong thực hiện lồng ghép giới
i) Giáo viên phải nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của GV trong thực hiện LGG
Giáo viên là người trực tiếp thực hiện những HĐGD trong kế hoạch LGG của nhà trường tới HS Vì vậy, công tác lồng ghép giới trong HĐ DH, giáo dục ở nhà trường có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên
Điều đó càng khẳng định vai trò của GV quan trọng như thế nào Do vậy, người GV cần phải:
- Nhận thức đúng các vấn đề về giới; BĐG và tầm quan trọng của BĐG trong học tập, rèn luyện, lao động, quan hệ xã hội Đó là những kiến thức nền tảng, căn bản góp phần cho giáo viên tự tin, chủ động LGG trong giảng dạy
- Tự hoàn thiện năng lực GDGT và thực hiện BĐG trong DH, giáo dục
và quản lý HS Tăng cường các kĩ năng giảng dạy có LGG để các giờ dạy được sinh động, hiệu quả
- Thường xuyên, chủ động tích hợp nội dung GDGT, bình đẳng giới trong dạy học các môn học có nhiều cơ hội và trong HĐTN, hướng nghiệp cho học sinh; chú ý nội dung giáo dục giới ngay trong giao tiếp ứng xử, phân công nhiệm vụ cho học sinh
- Tổ chức tuyên truyền về giới, BĐG tới học sinh, CMHS và các lực lượng xã hội với các nội dung cốt lõi, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và với hình thức tuyên truyền phong phú, hấp dẫn
- Thực hiện tốt các nội dung PCBLHĐ trên cơ sở giới ngay trong nhà trường là góp phần thực hiện thành công LGG trong giáo dục
Trang 33- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để thực hiện thúc đẩy BĐG ở trường trung học Người GV là cầu nối, là mắt xích chính để truyền tải thông tin từ nhà trường tới gia đình và cộng đồng; đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi lại từ GĐ, cộng đồng đến nhà trường Mặt khác người GV đồng hành cùng GĐ và các tổ chức trong cộng đồng chung tay tìm và thực hiện các giải pháp thúc đẩy BĐG từ ngay trong nhà trường ra ngoài XH
ii) Giáo viên phải có năng lực trong thực hiện LGG trong HĐ DH môn học và HĐGD
Giáo viên phải có những kiến thức, kỹ năng hiểu biết về giới và giới tính
Có năng lực thiết kế và tổ chức bài dạy, HĐTN theo hướng LGG và thu hút được HS tích cực tham gia, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS trong quá trình học tập, rèn luyện
Giáo viên cần có năng lực đánh giá kết quả bài học, KQHT của học sinh theo hướng LGG
Giáo viên cần có năng lực phát triển KHGD môn học, HĐTN theo hướng LGG;
Có năng lực phối hợp các lực lượng GD trong tổ chức thực hiện LGG để giáo dục HS;
1.3.6.2 Cơ chế quản lý và cơ sở vật chất để thực hiện LGG trong HĐGD học sinh ở các trường PTDTBT THCS
Hiệu trưởng và CBQL nhà trường phải nhận thức đúng về sự cần thiết phải thực hiện LGG trong HĐGD nhà trường, có cơ chế phối hợp để tổ chức thực hiện LGG trong HĐGD, dạy học Có cơ chế kiểm tra, giám sát tạo động lực cho hoạt động LGG đạt hiệu quả cao
Nhà trường phải có đầy đủ hệ thống tài liệu liên quan đến vấn đề giới tình và giới, BĐG để GV và HS tìm hiểu, nhà trường cần có văn bản hướng dẫn
GV thực hiện LGG
Nhà trường cần có không gian lớp học, cơ sở VC thuận lợi để học sinh học tập, thảo luận các vấn đề về giới và tham gia rèn luyện
Trang 34Nhà trường có đủ các phương tiện hỗ trợ giáo viên thực hiện HĐ DH, giáo dục theo hướng LGG và các nguồn tài liệu điện tử giúp học sinh tìm hiểu khai thác, học tập trên mạng nội bộ của trường
1.4 Lý luận về quản lý lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.4.1 Lập kế hoạch lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục của giáo viên ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV nghiên cứu về đặc điểm HS, tình hình văn hóa xã hội địa phương với các vấn đề liên quan đến giới và giới tính, xác định những vấn đề cơ bản về giới, giới tính nhu cầu giáo dục về giới cho HS để làm căn cứ xây dựng KHGD
Hiệu trưởng hướng dẫn TCM, GV nghiên cứu hệ thống các tài liệu, văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo về LGG trong HĐ DH, giáo dục ở trường THCS để thực hiện xây dựng KHGD môn học và KHGD nhà trường theo hướng LGG
Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV xây dựng KHDH, giáo dục theo hướng LGG trong DH và trong tổ chức HĐTN, HN ở trường THCS
Nâng cao nhận thức, năng lực về xây dựng KHDH, giáo dục theo hướng LGG cho GV ở trường THCS, phân tích rõ về tầm quan trọng của nó đối với việc GDGT và BĐG đối với HS ở các trường PTDTBT cấp THCS hiện nay
Chỉ đạo TCM, GV dạy các môn học chiếm ưu thế như môn Giáo dục công dân,môn KHTN và một số môn học khác phân tích chương trình dạy học xác định rõ các chủ đề LGG trong dạy học, xây dựng KHDH để tổ chức thực hiện; chỉ đạo GVCNL phân tích chương trình HĐTN xác định các chủ đề hoạt động lồng ghép giới và xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng tập hợp KHDH, giáo dục của các TCM, GV họp tổ tư vấn rà soát kế hoạch giáo dục của nhà trường theo CTGDPT 2018 và tiếp cận LGG Hiệu trưởng hướng dẫn TCM, GV khai thác và chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giáo dục môn học, HĐGD theo hướng LGG;
Trang 35Hướng dẫn TCM, GV xây dựng kế hoạch đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện LGG trong dạy học, giáo dục HS và sử dụng kết quả để phát triển KHGD môn học và KHGD nhà trường
1.4.2 Tổ chức lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Hiệu trưởng xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện LGG trong
DH, giáo dục HS ở trường trường PTDTBT cấp THCS để TCM và GV có căn
cứ thực hiện
Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho TCM, GV dạy các môn học chiếm ưu thế và TCHĐ GD chiếm ưu thế thực hiện LGG trong QTDH và giáo dục HS thực hiện theo quy trình xác định và báo cáo Hiệu trưởng về những kết quả đã đạt được
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL cho GV về LGG gồm các kiến thức về giới, BĐG, phòng tránh xâm hại trình dục; phòng tránh bạo lực học đường và loại bỏ các hủ tục lạc hậu về định kiến giới, phân biệt giới và nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống hiện nay vv…Bồi dưỡng cho GV các phương pháp và kỹ năng LGG trong giáo dục, DH và phương pháp, kỹ năng ĐGKQHT, giáo dục theo hướng LGG
Hướng dẫn TCM, GV các môn học chiếm ưu thế, HĐGD chiếm ưu thế phân tích CTGD xác định các chủ đề, nội dung lồng ghép thảo luận TCM cách thức lồng ghép nội dung về giới tính và giới theo các hình thức khác nhau: LGG toàn phần; LGG một phần và LGG sau khi rút ra bài học, HĐGD
Hướng dẫn TCM, GV thực hiện quy trình LGG trong giáo dục, dạy học
Trang 36Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu chủ đề dạy học, bài học LGG để GV cùng nhau thảo luận, chia sẻ, thống nhất về cách dạy và cách kiểm tra, ĐGKQ học tập theo hướng LGG
Tổ chức thao giảng bài học có thực hiện LGG để giáo viên chia sẻ thảo luận và góp ý cũng như học tập đồng nghiệp;
Xây dựng các tiêu chí đánh giá về bài học, HĐGD có tiếp cận thực hiện LGG để đánh giá quá trình triển khai, thực hiện của giáo viên và TCM đồng thời có những biện pháp tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh quá trình thực hiện cho hiệu quả
Đảm bảo các điều kiện để giáo viên thực hiện LGG trong HĐGD, dạy học hiệu quả: Sách, tài liệu hướng dẫn; bồi dưỡng năng lực LGG cho GV; đảm bảo các phương tiện DH, giáo dục hỗ trợ việc LGG; đảm bảo cơ sở nền tảng CNTT để GV có thể thực hiện khai thác thông tin trong QTDH, giáo dục theo hướng LGG
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động LGG trong DH, giáo dục
HS ở trường PTDTBT cấp THCS
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
i) Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện LGG trong thiết kế và TCHĐDH
(1) Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV tìm hiểu vấn đề giới đang tồn tại và xác định nhu cầu giáo dục các nội dung cần thực hiện để LGG
(2) Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV phân tích nội dung CTDH các môn học chiếm ưu thế, lựa chọn các chủ đề, nội dung bài học để lồng ghép
- Chỉ đạo GV trong quá trình chuẩn bị và thiết kế các HĐ DH theo hướng LGG: GV phải tìm hiểu nhu cầu thực tế ở HS, đặc điểm nội dung DH của môn học, bài học lựa chọn chủ đề bài học phù hợp, xác định các nội dung LGG và tích hợp trong kế hoạch bài dạy chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cho tổ chức bài dạy theo hướng LGG
Trang 37(3) Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức LGG trong hoạt động dạy học môn học/ bài học
(4) Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV thiết kế bài dạy theo hướng LGG gồm: lồng ghép mục tiêu, nội dung GDGT và triển khai hoạt động DH có LGG
LGG trong việc thiết kế, TCHĐ DH cần được thể hiện trong quá trình chuẩn bị cho tiết học, trong tiến trình các hoạt động học tập, và trong việc ĐG hoạt động giảng dạy/học tập
(5) Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV thực hiện DH theo hướng LGG:
- Chỉ đạo GV vận dụng phối hợp các PP và HTDH để khuyến khích sự tham gia, hợp tác cùng làm việc nhóm để chuẩn bị cho bài học của cả HS nam,
nữ, và HS thuộc giới khác (nếu có); lưu ý HS tôn trọng mọi ý kiến và sự khác biệt trong quá trình cùng chuẩn bị cho bài học, tránh định kiến hoặc phân biệt đối xử về vai trò, sự tham gia trong nhóm; đề nghị mọi HS phát huy thế mạnh
cá nhân trong việc chuẩn bị bài học; khuyến khích sự tham gia và đóng góp của
HS nữ, HS rụt rè trong lớp…
- Chỉ đạo GV trong tiến trình tổ chức hoạt động học tập: GV cần thiết kế
và tổ chức các hoạt động nhóm phù hợp để HS thuộc bất kỳ giới tính hay bản dạng giới nào cũng có thể tham gia và thoải mái, tự tin thể hiện quan điểm của mình; tìm hiểu kĩ đặc điểm HS trước tiết học để tránh những chi tiết không phù hợp trong thiết kế hoạt động (VD, một tình huống đóng vai/thảo luận thiếu sự nhạy cảm giới, có thể khiến cho một HS LGBT/nam/nữ trong lớp cảm thấy bị tổn thương); GV chú ý quan sát để kịp thời can thiệp nếu hoạt động của nhóm
bị một hoặc một vài em lấn át vai trò, làm cho bạn khác e ngại tham gia, hoặc nếu trong nhóm có sự phân biệt đối xử, có định kiến giới khi phân công nhiệm
vụ giữa các thành viên…; lưu ý HS khai thác các nội dung LGG trong bài để
Trang 38rút ra ý nghĩa hoặc bài học cần thiết; giao nhiệm vụ cho HS trong các hoạt động nhóm có tính đến yếu tố cân bằng giới và đa dạng giới
(6) Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV thực hiện đánh giá KQHT của HS theo hướng LGG
Chỉ đạo GV trong ĐGKQHT: tôn trọng ý kiến tự ĐG, đánh giá đồng đẳng của HS thuộc mọi giới tính hoặc bản dạng giới; khuyến khích HS (cả nam, nữ, giới khác) lần lượt đóng vai trò chủ trì việc ĐG hoạt động học tập của nhóm, của lớp và báo cáo kết quả cho GV; tạo điều kiện, hỗ trợ để HS từng bước biết cách xây dựng các công cụ, tiêu chí ĐG các hoạt động học tập của mình và các bạn
(7) Hiệu trưởng chỉ đạo TCM hướng dẫn GV thực hiện phát triển KHDH theo hướng LGG
ii) Chỉ đạo GV thực hiện lồng ghép giới trong các HĐTN
Bên cạnh hoạt động dạy học, HĐGD của mỗi nhà trường rất đa dạng, thể hiện mối quan tâm của nhà trường cũng như nhu cầu của HS và cha mẹ các em HĐGD có thể bao gồm các hoạt động tập thể định kỳ của nhà trường (như sinh hoạt ngoại khóa, các diễn đàn thanh thiếu niên, hoạt động tình nguyện mùa hè xanh…); hoạt động văn nghệ - thể thao; HĐTN, HN
Hiệu trưởng chỉ đạo GV thực hiện quá trình LGG cần được tiến hành và thể hiện trong mọi bước của việc tổ chức các HĐTN, HN, từ đánh giá nhu cầu, lựa chọn nội dung, lập kế hoạch, giám sát, và đánh giá KQ hoạt động
(1) Chỉ đạo GV LGG trong việc đánh giá nhu cầu trước khi tổ chức HĐTN: Trước khi tiến hành bất cứ HĐTN nào, nhà trường cần phải tiến hành đánh giá nhu cầu để tìm hiểu mong muốn, mối quan tâm của các đối tượng có liên quan (học sinh, giáo viên, phụ huynh,…) hoặc tìm hiểu những vấn đề chủ yếu mà HS, GV, phụ huynh hay nhà trường đang gặp phải để tìm cách đáp ứng hoặc có các phương án giải quyết hiệu quả Bước này gọi là đánh giá nhu cầu hay xác định vấn đề
Trang 39Thông thường, nhà trường thường sử dụng nhiều cách để tìm hiểu nhu cầu và xác định vấn đề cụ thể của nhà trường như gặp gỡ trực tiếp, gửi phiếu lấy ý kiến, họp thảo luận lấy ý kiến hoặc dựa vào kinh nghiệm của lãnh đạo nhà trường,….thông tin thu được thường là nhu cầu và mối quan tâm chung của các nhóm đối tượng (học sinh, giáo viên, phụ huynh,…) Tuy nhiên, thường các thông tin thu được chưa phân tách theo giới, hoặc theo nhóm HS đặc thù của trường
Lồng ghép giới khi tìm hiểu nhu cầu là bước tìm hiểu sâu hơn nhu cầu tách biệt theo giới tính hay nhu cầu của từng nhóm đối tượng đặc thù (giới tính, LGBT, dân tộc, khuyết tật, bạo lực,…) để xác định các nhu cầu chung và nhu cầu riêng của mỗi giới trong nhóm đối tượng cụ thể (trẻ em trai, trẻ em gái, giáo viên nam, giáo viên nữ, cha, mẹ,…) để nhận diện sự khác biệt trong nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng theo giới nhằm đưa ra các biện pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mỗi giới
Để xác định được nhu cầu giới, bước này cần phải thu thập và đánh giá các thông tin có sự phân tách theo giới về các điều kiện, kinh nghiệm, nhu cầu,
cơ hội, khả năng tiếp cận nguồn lực, khả năng thụ hưởng kết quả từ hoạt động của cả nam và nữ để hiểu được sự khác nhau, sự tương đồng và mức độ tương tác giữa nam và nữ khi tổ chức hoạt động Đồng thời, tìm hiểu về mối liên hệ giữa các yếu tố này và cả các yếu tố khác trong bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị và môi trường rộng lớn hơn… để thấy được vấn đề giới nảy sinh, từ đó xác định được các nhu cầu, mong muốn khác nhau của từng nhóm khi tổ chức các hoạt động giáo dục
(2) Hiệu trưởng chỉ đạo GV thực hiện LGG trong lựa chọn nội dung các
HĐTN như sau:
Để bảo đảm các nội dung giáo dục có sự LGG, đáp ứng nhu cầu và huy động được sự tham gia của các nhóm HS khác nhau trong nhà trường, người tổ chức hoạt động cần có sự nhạy cảm giới trong việc lựa chọn nội dung phù hợp cho các loại hình hoạt động khác nhau trong nhà trường
Trang 40Một số gợi ý cho việc LGG trong lựa chọn nội dung của HĐTN gồm:
- Cần có những nội dung hướng đến sự tham gia của cả HS nam, nữ, và
HS thuộc giới khác
- Cần lựa chọn các nội dung không bao hàm định kiến, khuôn mẫu giới, không gây tổn thương cho những HS hoặc nhóm HS đặc thù nào của trường (VD, HS không tuân theo chuẩn mực giới; HS trong gia đình bố/mẹ đơn thân;
để chính HS cùng xây dựng nên hoặc viết lại những thông điệp này
(3) Hiệu trưởng chỉ đạo GV lồng ghép giới trong việc lập kế hoạch HĐTN gồm các công việc thực hiện như sau:
Lập kế hoạch hoạt động chính bước hành động dựa trên kết quả phân tích giới; là thiết kế những việc cần phải làm để đáp ứng nhu cầu bao gồm xác định những mục tiêu cần đạt, công việc hay hoạt động phải làm, xác định thời gian, địa điểm và nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động đó Ngoài ra, trong bước lập kế hoạch cũng cần phải xác định chủ thể và các bên liên quan chịu trách nhiệm đối với từng hoạt động đã đề ra
LGG vào lập kế hoạch hoạt động thực chất là xem xét và giải quyết các yếu tố giới liên quan trong toàn bộ các khía cạnh của lập kế hoạch (mục tiêu, hoạt động/biện pháp, thời gian, địa điểm, kinh phí/cơ sở vật chất, người tham gia,… ) nhằm đảm bảo nhu cầu và mối quan tâm của phụ nữ và nam giới (đối với nhóm giáo viên và phụ huynh), trẻ em trai và trẻ em gái (đối với nhóm học sinh) được phản ánh đầy đủ trong KHGD của nhà trường Đồng thời, đảm bảo các yếu tố cản trở phụ nữ và nam giới hoặc nam sinh và nữ sinh khi họ tham gia vào các HĐGD được giải quyết thấu đáo trong kế hoạch can thiệp của nhà trường nhằm thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của từng nhóm đối tượng