Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI QUỐC NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VI QUỐC NAM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN BA CHẼ,
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VI QUỐC NAM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN BA CHẼ,
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: TS Phan Trung Kiên
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 29 % Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12 năm 2023
Học viên
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vi Quốc Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô của nhà trường đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn các chuyên đề cao học quản lý giáo dục cho học viên cao học khóa K29 chúng tôi
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phan Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Chẽ, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Đạp Thanh-huyện Ba Chẽ, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ba Chẽ; cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để đề tài này được hoàn thiện hơn./
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh 7
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội 9
1.2 Một số khái niệm công cụ 11
1.2.1 Quản lý 11
1.2.2 Hoạt động giáo dục 12
1.2.3 Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS 13
Trang 61.2.4 Quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục học sinh THCS 14
1.3 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS 14
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động phối hợp 14
1.3.2 Nội dung phối hợp 15
1.3.3 Nguyên tắc trong phối hợp 17
1.3.4 Hình thức phối hợp 18
1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động phối hợp 20
1.3.6 Lực lượng phối hợp 21
1.4 Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS ở trường PTDTBT 22
1.4.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS 22
1.4.2 Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS 22
1.4.3 Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS 23
1.4.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS 23
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường PTDTBT, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS 24
1.5.1 Cơ chế chính sách, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương 24
1.5.2 Trình độ nhận thức của giáo viên, gia đình, học sinh THCS và các tổ chức xã hội 25
1.5.3 Năng lực của cán bộ quản lí 26
1.5.4 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường 27
Kết luận chương 1 28
Trang 7Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH THCS Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 29 2.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội giáo dục huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh 29 2.1.1 Vị trí địa lý, dân số, kinh tế văn hóa xã hội huyện Ba Chẽ 29 2.1.2 Khái quát về giáo dục cấp THCS ở các trường PTDTBT huyện Ba Chẽ 29 2.2 Thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở
các trường PTDTBT huyện Ba Chẽ 34 2.2.1 Khái quát về điều tra thực trạng 34 2.2.2 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giáo dục học
sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội 34 2.2.3 Thực trạng thực hiện mục tiêu trong phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong giáo dục học sinh 37 2.2.4 Thực trạng thực hiện nguyên tắc trong phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong giáo dục học sinh 40 2.2.5 Thực trạng thực hiện nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong giáo dục học sinh 41 2.2.6 Thực trạng thực hiện các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội trong giáo dục học sinh 42 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong giáo dục học sinh THCS ở các trường PTDTBT huyện Ba Chẽ 44 2.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội 44 2.3.2 Thực trạng tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội trong giáo dục học sinh 47 2.3.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội trong giáo dục học sinh 49
Trang 82.3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh 52
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS ở các trường PTDTBT huyện Ba Chẽ 55
2.4.1 Mặt mạnh 55
2.4.2 Mặt yếu 56
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 57
Kết luận chương 2 60
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH THCS Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 61
3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 61
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục 61
3.1.2 Đảm bảo phát huy được ưu thế của các lực lượng xã hội 61
3.1.3 Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với hoàn cảnh, thực tiễn 61
3.1.4 Đảm bảo tính đồng bộ cả ở nhà trường, gia đình và toàn xã hội 62
3.2 Một số biện pháp đề xuất 63
3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NT cho các LLGD trong và ngoài NT về hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDHS ở trường PTDTBT 63
3.2.2 Đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông dân tộc bán trú theo hướng phát huy tối đa nguồn lực trong giáo dục học sinh 64
3.2.3 Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục cho học sinh THCS ở các trường PTDTBT 66
Trang 93.2.4 Tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường, gia đình
và xã hội trong giáo dục học sinh hiệu quả 68
3.2.5 Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS 70
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 72
Kết luận chương 3 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS ở các trường
PTDTBT 30 Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục từ năm học 2017 - 2018 đến 2021 -
2022 ở các trường PTDTBT 32 Bảng 2.3: Đội ngũ giáo viên THCS từ năm học 2017 - 2018 đến 2021 -
2022 ở các trường PTDTBT 33 Bảng 2.4: Khách thể khảo sát 34 Bảng 2.5: Nhận thức của khách thể khảo sát về ý nghĩa của hoạt động
phối hợp trong giáo dục học sinh 35 Bảng 2.6: Nhận thức của khách thể khảo sát về vai trò trách nhiệm của
nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh 36 Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện mục tiêu phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong GDHS 37 Bảng 2.8 Mức độ thực hiện các nguyên tắc hoạt động phối hợp giữa gia
đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh 40 Bảng 2.9 Mức độ thực hiện nội dung phối hợp giữa gia đình, nhà trường
và xã hội trong giáo dục học sinh 41 Bảng 2.10 Thực trạng thực hiện các hình thức liên hệ, phối hợp hoạt động
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục HS 42 Bảng 2.11 Mức độ thực hiện nội dung xây dựng kế hoạch, chương trình
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục HS 45 Bảng 2.12 Thực trạng tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội trong giáo dục học sinh 47 Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa gia
đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh 49
Trang 12Bảng 2.14 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý quản lý hoạt
động phối hợp hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh 52 Bảng 2.15 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động
phối hợp hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh 53 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất 72
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Người dân Việt Nam khi nói đến giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) con người, chúng ta thường nghĩ đến vai trò của các nhà trường, các cơ sở giáo dục Trên thực tế, để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ có vai trò của nhà trường, mà còn rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình và toàn
xã hội Đó là ba môi trường giáo dục quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng giáo dục, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người
Nguyên lý giáo dục ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tiếp tục khẳng định quan điểm: “Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
Quản lý tốt hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường PTDTBT THCS nếu được thực hiện một cách đồng bộ thì hiệu quả giáo dục sẽ nâng lên, ngược lại quản lý sự phối hợp này không ăn khớp thì sẽ gây cản trở hoặc khó khăn trong quá trình hình thành nhân cách học sinh Một trong những đặc điểm của quá trình giáo dục là quá trình giáo dục diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp Trong quá trình giáo dục học sinh chịu nhiều tác động từ các phía khác nhau: gia đình, nhà trường, xã hội Ngay trong gia đình, nhà trường hoặc xã hội, học sinh cũng chịu ảnh hưởng của nhiều tác động khác
Trang 14nhau Ví như trong gia đình có những tác động của cha mẹ, của anh chị em, của nếp sống gia đình Trong nhà trường có những tác động của giáo viên, của tập thể lớp, của nội qui, của nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục Trong xã hội
có những tác động của các cơ quan thông tin đại chúng, của phim ảnh, sách báo, của người lớn Những tác động đó có thể đan kết vào nhau rất mật thiết tạo
ra những ảnh hưởng tích cực thống nhất đối với người được giáo dục, hoặc có thể ngược chiều nhau tạo ra những “lực nhiễu” gây khó khăn cho quá trình giáo dục Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần quản lý, tổ chức phối hợp tất cả các tác động giáo dục theo hướng tích cực, đồng thời cần ngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực
Giáo dục phổ thông có vai trò rất lớn trong việc thực hiện “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”
Song thực tiễn nhiều năm gần đây một bộ phận không nhỏ học sinh nói chung, học sinh trung học cơ sở (THCS) nói riêng có những biểu hiện không lành mạnh về đạo đức, lối sống và sự sút kém về kết quả học tập Phải chăng nguyên nhân do nhà trường chưa quan tâm đúng mức, chưa có những biện pháp quản
lý khoa học tạo ra sự thống nhất để kịp thời ngăn ngừa những biểu hiện không lành mạnh ở học sinh, nhà trường chưa chủ động thực hiện Điều 89, Luật giáo
dục 2019“chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ”
Huyện Ba chẽ, tỉnh Quảng Ninh là một huyện miền núi, các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) đều đóng trên địa bàn các xã có điều kiện kinh tế
Trang 15khó khăn Phụ huynh đa số là người dân tộc thiểu số và công việc cơ bản là lao động tự do, có rất ít các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các xã, Nhiều gia đình phụ huynh điều kiện kinh tế khó khăn nên phải dành nhiều thời gian lao động phát triển kinh tế, do đó chưa dành được nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của các em, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, một bộ phận phụ huynh còn cho rằng trách nhiệm giáo dục là chỉ của nhà trường nên đa số là phó thác cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh
Bên cạnh đó, công tác quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội còn nhiều bất cập như: nhận thức về công tác phối hợp, nhận thức về quản lí sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế ở một số ít giáo viên
và phần lớn ở cha mẹ trẻ; các nội dung phối hợp tuy đầy đủ nhưng chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ; các hình thức, biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được phong phú; còn nhiều hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh" để
nghiên cứu, với mong muốn sẽ thực hiện hiệu quả công tác này, góp phần vào mục tiêu nâng cao được chất lượng giáo dục của các trường PTDTBT trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS ở các trường phổ thông dân tộc bán trú, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS ở các trường PTDTBT huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của địa phương
Trang 163 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục
học sinh THCS ở trường PTDTBT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện
Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Ba Chẽ tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cơ bản Nếu nghiên cứu, đề xuất được các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà trường, gia đình và địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh ở trường PTDTBT
5.2 Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc hoạt động phối hợp và quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh của hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa Nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán
Trang 176 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, tạo ra môi trường giáo dục thống nhất
và phát huy tiềm năng xã hội vào các hoạt động giáo dục
6.2 Về khách thể điều tra
Đề tài khảo sát các khách thể gồm:
- 70 phụ huynh học sinh, 120 giáo viên THCS, 40 cán bộ quản lí, 60 học sinh của 06 trường Phổ thông dân tộc bán trú và trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh: Trường PTDTBT THCS Đạp Thanh; Trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm; Trường PTDTBT TH&THCS Thanh Sơn; Trường PTDTBT TH&THCS Nam Sơn; Trường PTDTBT TH&THCS Đồn Đạc II; Trường PTDTBT THCS Đồn Đạc
6.3 Về thời gian
Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu, các văn bản khoa học; các chủ trương đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Bộ, ngành giáo dục có liên quan đến quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh ở trường PTDTBT để làm rõ nhằm xây dựng cơ sở lý luận, luận cứ của đề tài
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng phiếu hỏi dành cho CBQL, GV và các LLXH về vấn đề phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa Nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học
Trang 187.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với CBQL, GV, CMHS và LLXH ở địa phương để tìm hiểu công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường PTDTBT huyện Ba Chẽ với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh
7.2.3 Phương pháp quan sát
Thông qua quan sát để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường PTDTBT huyện Ba Chẽ với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Thông qua đó để đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được từ đó
đề xuất các biện pháp hữu hiệu hơn
7.2.5 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia giáo dục, CMHS, cán bộ địa phương về biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường PTDTBT huyện Ba Chẽ với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh mà tác giả đề xuất
7.3 Phương pháp toán thống kê
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu được qua khảo sát
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục Nội dung luận văn sẽ được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS ở trường PTDTBT Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS ở các trường PTDTBT huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS ở các trường PTDTBT huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh
Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là vấn đề bức xúc trong công tác giáo dục mà nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu Đặc biệt Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, coi đó là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo kết quả giáo dục trong các loại hình trường Có rất nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu và từng bước giải quyết vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau Các công trình nghiên cứu vấn
đề này như sau:
Hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội là vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu Trong nền giáo dục cận đại J.A.Comenxki (1592 - 1670) là người đầu tiên nêu ra một hệ thống lý luận chặt chẽ về tầm quan trọng của mối quan hệ thống nhất giữa gia đình và nhà trường đối với kết quả giáo dục trẻ Ông khẳng định “lòng ham học của trẻ không thể thiếu vắng
sự kích thích từ phía bố mẹ và thầy cô Các bậc cha mẹ, giá viên nhà trường, bản thân môn học, phương pháp dạy học sinh phải thống nhất làm thức tỉnh và duy trình khát vọng học tập trong học sinh” [28]
V.A.Xukhomlinxki (1918- 1970) đã khẳng định nếu gia đình và nhà trường không có sự hợp tác để thống nhất mục đích, nội dung giáo dục thì sẽ dẫn đến tình trạng gia đình một đường, nhà trường một nẻo [28]
Vào đầu thế kỷ 21 này, một số nước phương Tây đã chú ý đề cao vai trò của cha mẹ trong việc kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh Ông Alan
Trang 20Johnson, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh, trong bài phát biểu gần đây đã kêu gọi cha mẹ không nên phó thác việc chăm sóc, giáo dục con em mình cho nhà trường Ngược lại, ông khẳng định vai trò của các bậc phụ huynh rất quan trọng, thậm chí sẽ mang lại một sự khác biệt lớn so với những kết quả mà trẻ
đạt được từ trường học
Trong lịch sử giáo dục ở nước ta, từ lâu nhà trường và gia đình đã có sự hợp tác chặt chẽ trong việc giáo dục trẻ, câu nói “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” đã khái quát ý nghĩa lớn lao về mối quan
hệ này Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà giáo dục lớn của nước ta, Bác đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng về trách nhiệm của nha trường phải tổ chức phối hợp với gia đình: “Phải mật thiết liên hệ với học trò, bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, có cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì
kết quả cũng không hoàn toàn” [22]
Năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về “Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh và sinh viên” Trong đó đã nhấn mạnh “Hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục” [26]
Hiện nay, hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng hợp quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ của gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hế trẻ như “Giáo dục gia đình”, “Xã hội hóa công tác giáo dục” [18], “Giáo dục học - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn” [28]
Trang 21Một số tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu về tác động phối hợp của gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong luận án, luận văn như
“Những BP cải thiện tác động của gia đình đến việc học tập của học sinh lớp 1,2 trường tiểu học”, Luận án TS của Vũ Thị Sơn, “Các BP tác động của cha
mẹ đến việc học tập của học sinh lớp 5 ở thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Bích Hạnh và “Nghiên cứu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản ý hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Trung
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định gia đình có tính quyết định trong việc giáo dục thế hệ trẻ và sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ Bởi lẽ gia đình có vị trí và vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Giáo dục gia đình có tính xúc cảm hơn so với bất cứ môi trường giáo dục nào khác, vì nó dựa trên tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái và tình cảm quyến luyến tin cậy của con cái đối với cha mẹ
Những nghiên cứu trên đã đưa ra các cơ sở lí luận cơ bản và bước đầu đề xuất các mô hình tổ chức thực hiện sự phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh THCS ở các trường phổ thông dân tộc bán trú Các tác giả đã dùng các khái niệm khác nhau: “thống nhất”, “hợp tác”, “kết hợp”, “liên kết”, các khái niệm về giáo dục (theo nghĩa rộng, theo nghĩa hẹp), mối tương quan giữa nhà trường với gia đình trong công tác giáo dục học sinh Các tác giả
đã chỉ ra những lý luận về tính cấp thiết phải kết hợp việc giáo dục của nhà trường với gia đình và của xã hội
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội
Trong quá trình hình thành và phát triển, đất nước ta đã trải qua nhiều chế
độ xã hội Điểm khác biệt giữa chế độ xã hội này và chế độ xã hội khác chính
Trang 22là hình thức quản lý Quản lý là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của Nhà nước và bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào Một hình thức quản lý mới tiên tiến hơn sẽ đem đến cho xã hội một diện mạo mới trên tất cả các mặt của đời sống Và để tìm ra được những phương thức quản lý hiệu quả, con người cần phải có quá trình nghiên cứu về hoạt động quản lý để có thể kế thừa được những ưu điểm của phương thức quản lý cũ, và tìm ra được phương thức quản
lý mới để đưa xã hội phát triển đạt những thành tựu cao hơn
Mác đã từng khẳng định: “Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào
mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều phải có sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [9, tr.3501]
Trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũ, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc như N.C.Krupxkai (1869 - 1939) hoặc A.X.Makarenco (1888-1939) đặc biệt là nhà giáo dục viện sĩ hàn lâm V.A.Xukhomlinxki (1918 - 1970) đã nêu bật được ý nghĩa vô cùng quan trọng của sư phối hợp, hợp tác giữa gia đình và nhà trường và công tác quản lý của nhà trường trong sự phối hợp đó nhằm thực hiện mục đích thống nhất hợp tác giữa cha mẹ và thầy cô trong giáo dục học sinh Ngoài ra còn tạo thêm động lực và niềm tin cho trẻ trong quá trình học tập
và rèn luyện Xukhomlinxki khẳng định nếu gia đình và nhà trường không có
sự hợp tác để thống nhất mục đích, nội dung giáo dục sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng “Gia đình một đường, nhà trường một nẻo”
Trong những năm gần đây, đã có một số tấc giả nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong các đề tài nghiên cứu của chuyên ngành Quản lý giáo dục như “Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh” của Phạm Minh Tuần, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2012 “Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện Cần Đước,
Trang 23tỉnh Long An” của Hồ Văn Thơm, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2009
“Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình của hiệu trưởng các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp” của Nguyễn Minh, Đại học Sư phạm Huế, 2007” “Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa” của Dương Văn Thạnh, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2007”
Có thể nói “Các công trình trên đã nghiên cứu về những cơ sở lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình và đề xuất những BP để nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các địa bàn nghiên cứu, đồng thời cũng làm rõ hơn chức năng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quá trình giáo dục học sinh” Tuy nhiên, vấn đề thực trạng quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh THCS tại cá trường phổ thông dân tộc bán trú chưa được đề cập cụ thể; trong số những vấn đề của công tác quản lý trường học, công tác quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục của hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc bán trú là một nhiệm
vụ phức tạp, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm được ra những cách thức quản lý thật sự hiệu quả, đặc biệt là những trường phổ thông dân tộc bán trú
ở một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn như huyện Ba Chẽ
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Quản lý
Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [31; tr 800]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [33; tr 25]
Theo Trần Kiểm: “Quản lý là phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [25;tr14]
Trang 24- Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: "Quản lý
là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản
lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của
tổ chức" [11; tr11]
Theo tác giả Bùi Minh Hiền và cộng sự “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ta” [19]
Như vậy, có thể hiểu: QL là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có định hướng của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường, của hoàn cảnh Quản lý là sự điều khiển
có tổ chức và thỏa mãn yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, chứ không mang tính áp đặt, cai trị Tùy theo những trường hợp cụ thể mà có những chính sách, BP QL
cứng rắn hay mềm mỏng phù hợp nhất để luôn đạt được kết quả như mong muốn đồng thời phải làm cho tổ chức ngày càng phát triển
1.2.2 Hoạt động giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một quá trình, trong đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm, học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách
tốt đẹp của người công dân tương lai
Hoạt động giáo dục là một quá trình có thể được thực hiện bởi các cá nhân, các cơ sở giáo dục và đào tạo, bao gồm có hoạt động dạy và học trên lớp
và hoạt động ngoài giờ lên lớp như: các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động lao động, sinh hoạt câu lạc bộ
Hoạt động giáo dục cần thiết cho sự hình thành và phát triển đúng đắn của
cá nhân, sự phát triển của các giá trị đạo đức và tinh thần, phù hợp với các chuẩn mực hành vi được chấp nhận trong xã hội Hoạt động giáo dục cần phải
Trang 25khép kín từ việc dạy và học trên lớp đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, vì vậy yêu cầu của hoạt động này cần phải rất phong phú, linh hoạt để phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, và để thực hiện được hiệu quả thì cần phải có sự PH giữa NT, GĐ & XH
1.2.3 Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS
Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” của nhà xuất bản Giáo dục năm 2002: Phối hợp là cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau
Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được hiểu là các thầy cô trong trường, cha mẹ và các thành phần khác trong xã hội có các hoạt động hợp tác, cùng thống nhất hành động và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh
Theo tác giả Hoàng Phê và cộng sự: “Phối hợp là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau” [31]
HĐPH giữa NT, GĐ & XH trong GD học sinh THCS là việc cả NT, GĐ
& XH cùng thực hiện một nhiệm vụ giáo dục mà trong đó, học sinh THCS chính là chủ thể Nhiệm vụ GD đó được thể hiện trên kế hoạch, cam kết và các hoạt động dạy học trên lớp, kèm cặp và quan tâm tại gia đình, và sự theo dõi của các tổ chức XH nơi HS sinh sống và hoạt động
Vai trò của NT, GĐ và XH đều rất quan trọng trong việc GD cho học sinh THCS Truyền thống văn hóa, đạo đức gia đình ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển nhân cách của các con HS cấp THCS là đối tượng dễ bị tác động từ XH bên ngoài, ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, đánh giá, những lối sống, trào lưu trên internet, sống ảo, việc giáo dục cho các em thành một người có đạo đức tốt là rất cần thiết để các em có thể đứng vững và trưởng thành, trở thành con ngoan, trò giỏi giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội
Vì vậy trong công tác GDHS phải có sự PH hiệu quả, đồng bộ và thống nhất giữa NT, GĐ & XH
Trang 261.2.4 Quản lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS
Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là kế hoạch hóa và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất ở nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội
để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh
Từ những khái niệm thành phần nêu trên chúng tôi định nghĩa “quản lý
hoạt động PH giữa NT, GĐ & XH trong giáo dục học sinh THCS là việc nắm
bắt, theo dõi cách thức hoạt động và hiệu quả của hoạt động PH giữa NT, GĐ
& XH trong việc giáo dục học sinh THCS” Để quản lý được công tác PH giữa
NT, GĐ & XH, nhà trường cần phải có kế hoạch quản lý cụ thể, chi tiết, phân công quản lý hồ sơ phối hợp, kế hoạch tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh, với lãnh đạo địa phương để nắm bắt tình hình học sinh và để kịp thời đưa
ra được các giải pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh THCS
1.3 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động phối hợp
Phối hợp giữa NT, GĐ &XH trong GD học sinh THCS ở trường PTDTBT nhằm đạt được các mục tiêu:
- Xây dựng niềm tin đối với các LLGD bên ngoài NT thông qua việc tăng cường mối liên hệ giữa NT, GĐ &XH để cùng chia sẻ trách nhiệm, thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc GD con em tại trường
- Thông qua HĐPH nhằm huy động được các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp GD nói chung và HĐGD ở NT nói riêng, giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập ở lớp của con, từ đó có BP hỗ trợ con phát huy các ưu điểm, kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các điểm hạn chế trong GD và dạy học, đồng thời thông qua HĐPH nhằm tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về GDHS, nâng cao nhận thức của cộng đồng XH trong việc tạo môi trường thuận lợi giúp
đỡ cho nhà trường, gia đình để nâng cao chất lượng GD toàn diện của HS
Trang 27- PH giữa NT, GĐ & XH trong hoạt động nâng cao chất lượng GD toàn diện của NT
1.3.2 Nội dung phối hợp
Phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và đánh giá cao vai trò giáo dục của nhà trường Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu giáo dục học sinh thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo Đã có nhiều cuộc họp giữa nhà trường, hội cha mẹ học sinh với phụ huynh học sinh hoặc nhà trường với chính quyền đại phương nhưng xem ra mới chỉ chú trọng nhiều về vấn đề xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, khuyến học - khuyến dạy …, mà chưa chú trọng nhiều đến nội dung phối hợp
cụ thể công việc gì và xây dựng cơ chế phối hợp như thế nào Gia đình và xã hội (cụ thể nhất là chính quyền địa phương) cần hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa
vụ của mình trong công tác phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh, cụ thể:
Gia đình học sinh có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành
vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định của pháp luật
Cha mẹ học sinh có các quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của nhà trường Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những
vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em…
Chính quyền địa phương có quyền yêu cầu nhà trường trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị; yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ
trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho học sinh…
Trang 28Theo tôi, nếu xây dựng được một cơ chế phối hợp tốt sẽ là “liều thuốc” hữu hiệu từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh của nhà trường Trong luận văn này tôi đề xuất một số nội dung cơ bản trong công tác
phối hợp giữa ba môi trường giáo dục:
a) Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS
Kế hoạch là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh là trình tự những nội dung phối hợp, các hình thức tổ chức phối hợp được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học
(giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hóa, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…)
b) Phối hợp xây dựng và thực hiện các nội dung giáo dục đối với học sinh
ở trường phổ thông
Phối hợp truyền thông, kết nối, chia sẻ thông tin trong công tác giáo dục học sinh; tổ chức các hoạt động, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực học đường, tệ nạn và xâm hại đối với học sinh Phối hợp trong việc giáo dục học sinh chưa tích cực, học sinh có khuyết điểm, học sinh gặp khó khăn về tâm lý, học sinh khuyết tật, học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn Phối hợp trong việc tham gia vào quá trình khảo sát, theo dõi, đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh; chia sẻ các BP thúc đẩy sự tiến bộ của các em, tham gia vào các hoạt động đánh giá học sinh tại nhà trường và gia đình
Trang 29c) Phối hợp xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn
- Nhà trường huy động sự phối hợp thông qua nội dung giáo dục tuy nhiên để thực thi được các nội dung giáo dục này cần các điều kiện về nguồn lực phục vụ Chính vì thế thông qua hoạt động phối hợp có thể đảm bảo chuẩn bị các điều kiện nguồn lực phục vụ cho việc giáo dục học sinh tại trường Nhằm thực hiện có hiệu quả nguồn tài trợ, nhà trường cần có kế hoạch triển khai thực hiện một cách cụ thể, khoa học; đối với phụ huynh và các tổ chức chính trị xã hội khác có thể trực tiếp ủng hộ về vật chất, tinh thần cho nhà trường và có thể tham gia vào một số khâu, bước, một số hoạt động giáo dục để cùng nhà trường nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục học sinh
- Phối hợp trong việc hỗ trợ, cải thiện đời sống tinh thần cho đội ngũ cán
bộ giáo viên trong PTDTBT Trong trường giáo viên là những người trực tiếp tiếp xúc và giáo dục học sinh cho nên họ phải được tạo điều kiện để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn của mình Khác với các ngành nghề khác, nghề giáo viên có đặc thù hoạt động là tương tác với con người và hình thành nên nhân cách của con người Đối với giáo viên ở trường PTDTBT thì việc dành thời gian cho học sinh nên thời gian dành cho gia đình và đời sống riêng tư không còn nhiều
1.3.3 Nguyên tắc trong phối hợp
Nguyên tắc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục
học sinh tại trường phổ thông bao gồm:
Nguyên tắc đồng thuận: Đây là một trong những nguyên tắc chỉ đạo trong
quá trình giáo dục học sinh ở nhà trường cần có sự đồng thuận, tự nguyện của các lực lượng trong hoạt động giáo dục học sinh không được áp đặt
Trang 30Nguyên tắc dân chủ: Nguyên tắc này đòi hỏi trong giáo dục học sinh cần
phải xây dựng được môi trường công khai, dân chủ cho các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh
Nguyên tắc lợi ích hai chiều: Nguyên tắc này đảm bảo cho sự hợp tác và
phối hợp đáp ứng hài hòa lợi ích của các lực lượng trong giáo dục học sinh, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của gia đình, nhà trường và xã hội
Nguyên tắc về chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ: Đây là nguyên tắc chỉ
đạo trong quá trình phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục học sinh cần phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng trên cơ sở đồng thuận,
tự nguyện và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của từng lực lượng
Nguyên tắc mềm dẻo: Nguyên tắc này chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh
ở trường PTDTBT cần phải biết lựa chọn bối cảnh, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động một cách mềm dẻo nhằm phát huy được tính hiệu quả trong phối hợp giữa gia đinh - nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh
1.3.4 Hình thức phối hợp
- Họp phụ huynh: Đây là hình thức cơ bảng, đặc trưng trong việc phói hợp, thông qua các buổi họp phụ huynh, nhà trường có thể thông báo tình hình hoạt động giáo dục của nhà trường và kết quả giáo dục học sinh Để hoạt động này có hiệu quả cần xác định trong năm học có thể hợp phụ huynh từ 2-3 lần đó
là đầu năm học, hết học kỳ I và vào cuối năm
- Bảng thông tin, tuyên truyền: Là hình thức thu hút sự chú ý của phụ huynh học sinh bởi những biểu bảng được trang trí hấp dẫn nhằm tuyên truyền, đưa những thông tin về hoạt động của trường, về các hoạt động giáo dục, những nội quy, quy định trong trường cần phụ huynh phối hợp thực hiện
- Mạng điện tử: Đây là hình thức đem đến rất nhiều tiện ích trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ như hiện nay Thông qua website nhà trường có thể giới thiệu về nhà trường, về các hoạt động giáo dục tới phụ huynh học sinh, cộng đồng xã hội Thông qua các nhóm được tạo lập trên mạng xã hội như
Trang 31Facebook, zalo sẽ thuận tiện cho việc trao đổi thông tin giữa phụ huynh và học sinh Phương thức phối hợp này là một trong những phương thức đảm bảo tính nhanh nhạy, hiện đại và ít tốn kém, tuy nhiên cũng cần lưu ý đến những thói quen sử dụng mạng xã hội của một số phụ huynh học sinh để đảm bảo quá trình phối hợp này có hiệu quả
- Trao đổi trực tiếp hàng ngày giữa giáo viên với cha mẹ/người giám hộ của học sinh: Ở các bậc học như mầm non hay tiểu học thì hình thức này được
sử dụng khá phổ biến tuy nhiên ở cấp THCS trở lên thì đa phần các bạn học sinh thường tự đi lại nên việc sử dụng hình thức này cũng ít đi
- Gửi thư, thông báo, gọi điện thoại tới cha mẹ/người giám hộ của học sinh: Đây là hình thức giáo viên có thể thông báo cho phụ huynh học sinh những thông tin đột xuất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm phối hợp với phụ huynh để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả Hình thức này mang tính giáo dục riêng biệt được thực hiện trong phạm vi một lớp hay là một khối lớp
- Hòm thư góp ý: Đây là hình thức trao đổi giữa cha mẹ/ người giám hộ học sinh; cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội vì một lý do tế nhị không tiện để trao đổi trực tiếp với nhà trường nên sẽ viết những ý kiến đóng góp đối với hoạt động giáo dục của giáo viên gửi tới BGH nhà trường thông qua hòm thư góp ý
- Mời cha mẹ/người giám hộ của học sinh đến lớp: Đây là hình thức giáo viên mong muốn cha mẹ/người giám hộ học sinh cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Hình thức này giáo viên có thể mời phụ huynh học sinh đến tham gia vào hoạt động giáo dục vào một thời gian thích hợp
- Đến thăm gia đình của BGH hoặc của giáo viên là một hình thức phối hợp trong công tác giáo dục học sinh, qua hình thức thăm gia đình BGH hoặc giáo viên có thể nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của gia đình, đặc điểm truyền thống giáo dục của gia đình để từ đó có thể phối hợp tốt hơn trong
Trang 32việc giáo dục học sinh Đây cũng là hình thức rất phù hợp với địa bàn vùng cao như huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
- Tổ chức lễ hội, hoạt động ngoại khóa cho học sinh: Đây là hình thức nhà trường phối hợp với gia đình học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để cùng nhau đóng góp vật chất, tinh thần, sáng kiến nhằm cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh thông qua các ngày lễ như: Khai giảng, Tết, đi thăm quan để từ đó các lực lượng có sự hiểu thêm về các hoạt động giáo dục của nhà trường
- Phụ huynh HS và các lực lượng trong các tổ chức chính trị - xã hội bằng mối quan hệ của mình có thể kêu gọi các cá nhâ, tổ chức đóng góp hỗ trỡ về kinh phí, vật chất cho hoạt động giáo dục Ngoài đóng góp về vật chất, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác cần có đóng góp về tinh thần đó là cùng nhau chia sẻ những khó khăn với nhà trường và hưởng ứng, ủng hộ nhà trường trong các hoạt động, từ đó tạo nên sự hiểu biết, cảm thông giữa nhà trường - gia đình
1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động phối hợp
Đánh giá là quá trình thu thập dữ liệu và thông tin về hoạt động phối hợp nhằm đưa ra kết quả về hoạt động này Trên cơ sở đó có thể tổ chức rút kinh nghiệm để thực hiện ở những hoạt động tiếp theo tốt hơn Đồng thời thông qua đánh giá có thể chỉ ra những mặt hạn chế của công tác phối hợp, từ đó nghiên cứu các BP khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh
Kiểm tra kết quả hoạt động phối hợp trong hoạt động giáo dục nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác này trong từng thời điểm
cụ thể, là cơ sở quan trọng để tiến hành điều chỉnh những kế hoạch, BP giáo dục cho phù hợp đảm bảo cho hoạt động giáo dục ngày càng đạt được kết quả
như mong muốn
Trang 331.3.6 Lực lượng phối hợp
Giáo dục học sinh là một quá trình khép kín giữa Nhà trường - Gia đình -
Xã hội Nhân cách chọc sinh được hình thành trong cả ba môi trường và có sự
hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau Mỗi môi trường có một tầm quan trọng và tính ưu việt riêng trong việc giáo dục học sinh, và chỉ khi cả ba lực lượng trên làm tốt nhiệm vụ thì quá trình giáo dục học sinh mới đạt được hiệu quả
- Nhà trường: là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ,
với nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo các thế hệ học sinh phát triển nhân cách theo những giá trị tốt đẹp và định hướng của xã hội
- Quá trình thể hiện chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt động dạy, học, giáo dục theo hệ thống chương trình nội dung được tổ chức một cách chặt chẽ, bài bản, khoa học
- Gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là tập hợp của những người
cùng chung sống, là một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân về dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái” [30] Gia đình hạnh phúc phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là mọi người đều phải yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống, giữ đúng tư cách
và trách nhiệm của mình trong gia đình
- Các lực lượng xã hội bao gồm: “Các cơ quan nội chính, các tổ chức
chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan chức năng”[6, tr.7]
Sự liên hệ, phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội được diễn ra thường xuyên sẽ là một nội dung quan trọng tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả quá trình giáo dục học sinh
Trang 341.4 Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS ở trường PTDTBT
1.4.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS
Kế hoạch là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh là trình tự những nội dung phối hợp, các hình thức tổ chức phối hợp được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học
Để “làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phối hợp, Hiệu trưởng cần:
- Tiến hành xây dựng chương trình chung cho sự PH giữa NT, GĐ & XH trong việc giáo dục học sinh
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động PH giữa NT,
GĐ & XH của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh
- Duyệt kế hoạch chương trình hoạt động PH giữa NT, GĐ & XH trong việc giáo dục học sinh theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ, năm học)
- Chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động
PH giữa NT, GĐ & XH trong việc giáo dục học sinh
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường phối hợp giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao”
1.4.2 Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS
Để “thể hiện được vai trò tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh, Hiệu trưởng cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu tổ chức nhất định về những vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp, cụ thể là:
- Phân công các thành viên thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh của các thành viên trong nhà trường mà lực lượng chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm
Trang 35- Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội
- Lựa chọn giáo viên chủ nhiệm là người có khả năng tham gia phối hợp với gia đình và xã hội
- Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội”
1.4.3 Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch PH giữa NT, GĐ & XH là quá trình tác động cụ thể của hiệu trưởng tới mọi thành viên trong nhà trường, nhằm biến những nhiệm
vụ chung về về công tác phối hợp với gia đình và xã hội của nhà trường thành
hoạt động thực tiễn của từng người
Quá trình chỉ đạo hoạt động phối hợp cán bộ quản lý nhà trường phải thực hiện được việc thiết lập cơ chế giám sát thực hiện công việc; đôn đốc, hướng dẫn trong quá trình giáo viên thực hiện hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh và xã hội để đạt được mục tiêu đề ra Ngoài ra còn phải tạo nên môi trường có động lực để giáo viên và các lực lượng giáo dục tham gia phấn khởi thực hiện nhiệm vụ
Trong quá trình chỉ đạo vẫn phải thực hiện quá trình thu thập thông tin
và dữ liệu nhằm đánh giá kết quả thông qua từng hành động để kịp thời điều chỉnh và giải quyết những khó khăn vướng mắc
1.4.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh THCS
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa gia đình - nhà trường và
xã hội có hiệu quả cao hay gặp phải những khó khăn nào thì thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ thấy được và có những bài học sinh kinh nghiệm Trong quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lượng đối với quá trình giáo dục học sinh cần có sự phối hợp đồng bộ giữa giáo viên với phụ huynh; giáo viên
Trang 36với giáo viên; giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm; giáo viên chủ nhiệm với BGH nhà trường tra thực tế để nhắc nhở, uốn nắn những nội dung phối hợp không phù hợp
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động PH giữa NT, GĐ & XH trong việc giáo dục học sinh thể hiện qua các công việc như: thu thập thông tin, đo lường căn cứ theo tiêu chuẩn đề ra, xác định kết quả và góp ý rút kinh nghiệm để thực hiện hoạt động tiếp theo
Tổng kết đánh giá là một trong những nội dung quản lý của công tác phối hợp, từ hoạt động này này BGH nhà trường có thể biết được hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng trong xã hội
để từ đó có sự điều chỉnh quá trình giáo dục cho học sinh đảm bảo chất lượng
và hiệu quả
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường PTDTBT, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS
1.5.1 Cơ chế chính sách, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
Việc quản lý PH giữa NT, GĐ & XH trong việc giáo dục học sinh chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện kinh tế của địa phương và gia đình Cụ thể: Điều kiện kinh tế của địa phương là nguồn cung cấp tài chính, cơ sở vật chất cho học sinh của nhà trường và các hoạt động giáo dục
Điều kiện kinh tế và nền tảng văn hóa của địa phương cũng như gia đình góp phần quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự PH giữa NT, GĐ & XH trong việc giáo dục cho học sinh Thực tế cho thấy ở địa phương có nền tảng kinh tế phát triển và gia đình học sinh có nền tảng kinh tế vững chắc sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội
có hiệu quả Kinh tế gia đình vững chắc là điều kiện quan trọng giúp cho mỗi gia đình có thể tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình trong học tập và từ đó
có sự phối hợp thường xuyên với nhà trường trong việc tổ chức các quá trình giáo dục cho học sinh, từ đó làm cho sự phối hợp giữa các lực lượng được thuận lợi và không bị gò bó
Trang 37Điều kiện kinh tế của địa phương cũng là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến công tác phối hợp giáo dục học sinh Ở địa phương nào có sự phát triển về kinh tế - văn hóa và xã hội sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần cho công tác giáo dục học sinh ở địa phương mình Khi địa phương có kinh tế sẽ dễ dàng hỗ trợ về vật chất cũng như suy tôn về tinh thần
để những cán bộ cộng đồng tham gia công tác PH giữa NT, GĐ & XH
“Các phong trào văn hoá - xã hội địa phương được tổ chức tốt sẽ lôi cuốn gia đình và nhà trường tham gia một cách tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối hợp” Chính các phong trào: “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Gia đình, dòng họ hiếu học”, “Bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp”, “Phòng chống
tệ nạn xã hội”, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở khu dân cư là điều kiện để giáo dục cho học sinh tốt nhất
Ngoài ra, những văn hoá truyền thống địa phương là môi trường tạo nên
sự liên kết, phối hợp một cách hết sức tự nhiên Trong đó, trình độ dân trí ở địa phương là yếu tố đầu tiên phải kể tới Nếp sống văn minh, các phong tục cũ (dòng họ, gia tộc, lễ hội, hội làng ), phong tục mới (kỉ niệm ngày lễ lớn, “gia đình văn hóa, xây dựng khu phố văn hóa, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng nông thôn mới ) nếu được tổ chức tốt sẽ lôi cuốn được gia đình và nhà trường vào sự phối hợp Một yếu tố nữa không thể bỏ qua là các loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần” như: “Thư viện, các loại hình câu lạc
bộ, phong trào thể thao, phong trào xanh hoá nhà trường với lực lượng tham gia là các em học sinh” cũng chính là môi trường rất thuận lợi của sự phối hợp
1.5.2 Trình độ nhận thức của giáo viên, gia đình, học sinh THCS và các tổ chức xã hội
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo
và bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới là yêu cầu cấp bách cho sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam Đó là nguồn lao động có học vấn kiến thức đa ngành vừa có kiến
Trang 38thức chuyên sâu, vừa có năng lực sáng tạo, có sức khoẻ đồng thời phải có những phẩm chất, kiến thức cần thiết như trình độ, năng lực, lòng nhân ái, trung thực, trách nhiệm, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc hài hoà với lợi ích của cá nhân, gia đình
“Con người sinh ra, lớn lên và hoạt động trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội Ở mỗi môi trường đều diễn ra quá trình giáo dục con người, trong đó giáo dục trong nhà trường giữ vai trò rất đặc biệt” Ba môi trường trên phải hợp thành một môi trường thống nhất, khép kín, trước hết là thống nhất mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng chứ không phân lực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau
Lập kế hoạch xây dựng cơ chế và hình thức PH giữa NT, GĐ & XH là một nội dung rất quan trọng trong việc tổ chức PH giữa NT, GĐ & XH NT có vai trò quan trọng đối với công tác giáo dục học sinh và được đặt dưới ự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để cụ thể hóa những quan điểm, đường lối, yêu cầu đào tạo con người theo chuẩn mực xã hội chủ nghĩa
1.5.3 Năng lực của cán bộ quản lí
Năng lực của cán bộ quản lý là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường PTDTBT, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh THCS Cán bộ quản lý có năng lực tốt sẽ đưa ra được
kế hoạch quản lý cụ thể, chi tiết, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, và khả năng của đội ngũ giáo viên, phân công được nhiệm vụ phù hợp với khả năng của các thành viên trong nhà trường Để có thể làm được điều đó, cán bộ quản lý cần phải nhạy bén để nắm bắt được năng lực của đội ngũ, hiểu được đặc thù địa phương, và hiểu hoàn cảnh của học sinh Năng lực của cán bộ quản lý còn thể hiện ở việc lựa chọn được đội ngũ Ban đại diện Cha mẹ học sinh có đủ năng lực, uy tín, thời gian và sự nhiệt tình dành cho công tác của hội Đây cũng là lực lượng giữ vai trò rất quan trọng
Trang 39trong việc kết nối gia đình với nhà trường Cán bộ quản lý cũng là người tham mưu trực tiếp với chính quyền địa phương về các giải pháp để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền địa phương với nhà trường trong việc giáo dục học sinh, do vậy, người cán bộ quản lý nhà trường cần phải có khả năng tham mưu tốt mới đảm bảo được việc kết nối giữa chính quyền địa phương với nhà trường và gia đình học sinh
1.5.4 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường
Khi nhà trường có đủ điều kiện đáp ứng với việc tổ chức những hoạt động này sẽ đạt được kết quả cao Ngược lại khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không đủ sẽ làm giảm hiệu quả
Trang 40Kết luận chương 1
Phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và đánh giá cao vai trò giáo dục của nhà trường Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu giáo dục học sinh thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, trong đó nhà trường là nhân tố
giữ vai trò chủ đạo
GD thế hệ trẻ có vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ hội nhập Tuy nhiên, đây là vấn đề được thực hiện lâu dài, khó khăn, phức tạp
Do đó, để quá trình GD thế hệ trẻ thuận lợi và hiệu quả cần đến sự PH toàn diện, thường xuyên giữa NT, GĐ & XH trong GDHS, trong đó có GD THCS
ở các trường PTDTBT
HĐPH giữa NT, GĐ & XH trong GDHS, trong đó có HS THCS ở các trường PTDTBT giúp cho các nhà trường huy động được nhiều nguồn lực ở trong và ngoài NT, từ đó, giải quyết được các khó khăn do thiếu các nguồn lực, đảm bảo các ĐK để quá trình GDHS được diễn ra thuận lợi, thường xuyên và ngày càng đạt KQ tốt
Để HĐPH giữa NT, GĐ & XH trong GD học sinh THCS ở các trường PTDTBT được hiệu quả, HT nhà trường cần chú trọng nâng cao NT cho các
LL, XH và triển khai toàn diện các thành tố của HĐPH giữa NT, GĐ & XH trong GDHS
QL hoạt động PH giữa NT, GĐ & XH trong GD học sinh THCS ở các trường PTDTBT là những tác động có tổ chức, có KH nhằm giúp cho HĐ này được diễn ra thuận lợi, thường xuyên và ngày càng đạt được KQ tốt Điều này đòi hỏi chủ thể QL cần bám sát các CNQL, triển khai toàn diện, cụ thể
QL hoạt động PH giữa NT, GĐ & XH trong GD học sinh THCS ở các trường PTDTBT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Do đó, chủ thể QL cần nhận diện, khai thác tối ưu AHTC của mỗi yếu tố để tổ chức, triển khai QL thuận lợi
và đạt KQ tốt