1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru Vân Kiều ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

134 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 38,25 MB

Nội dung

Giả thiết khoa học Nếu vận dụng đồng bộ các biệp pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru- Vân Kiều được đề xuất trong luận văn thì sẽ góp phần nâng

Trang 1

ĐẠI HỌC HUE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ PHƯƠNG THẢO

BIEN PHAP QUAN LY HOAT BONG GIAO DUC KY NANG SONG CHO HỌC SINH TIỂU HOC DAN TỘC BRU - VAN KIEU

Ủ CÁC TRƯỜNG PHO THONG DAN TOC BAN TRU HUYỆN LỆ THUY, TINH QUANG BINH

Chuyén nganh: QUAN LY GIAO DUC

Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO DINH HUONG NGHIÊN CỨU

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC

TS NGUYEN THANH HUNG

Trang 2

LOL CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng

tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bat kỳ một công,

trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 3

LOI CAM ON

Với những tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thé quý thây cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn va chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban giám hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng đào tạo sau đại học

của trường Đại học Sư phạm - Đại học Hué;

- Lãnh đạo, bạn đồng nghiệp, học sinh các trường PTDT bán trú huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; các cơ quan, đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh

trên địa bàn đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn;

~ Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thanh Hùng, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và hoàn thiện luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sói, tôi rất mong nhận được những lời chỉ dẫn của thây giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các bạn đồng nghiệp để luận văn được

hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 11, năm 2017

Tác giả

Trang 4

MUCLI Trang "

Lời cam đoan -2 ốc cốc Lời cảm ơn -222222222222222 1 re -iii ` 1 khen 5 Danh mục bảng -2:2222221222222227./-7.1 1 re 6 PHÀN MỞ ĐÀẦU 2222.22.2 2 eerrrie H 1 Lí do chọn đề tà 2 Mục đích nghiên cứu 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 222+222222222222t22222t22EErrrrrrr 9 to nễằầinOÊ 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu - -22 2 — ` 9

6 Phương pháp nghiên cứu TH reeeererriee 9 7 Phạm vi nghiên cứu -2 eseitntntestntntnientnteteee 10 8 Đóng góp mới của luận văn -2 222:212-22121.-22.7 re ul 9 Cấu trúc của luận van NỘI DUNG eect etter CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DON NĂNG SÓNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - 222221

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 22222222222222222272227.12227.2 cv 12 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 2222.22222212 re 12 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước -2:+:222222t2t 2tr 15 1.2 Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 17

1.2.1 Khái niệm kỹ năng sống

1.2.2 Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

1.2.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 21

1.2.4 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 22

1.2.5 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 2

1.2.6 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 2

1.2.7 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 25

Trang 5

1.3.1 Khái niệm quản lý - HH rreereererrriee 30 1.3.2 Khái niệm quản lý giáo dục - +.22.2t.z tre 30 1.3.3 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 31 1.3.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo duc ky nang sống cho học sinh tiểu hoc 32

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

SONG CHO HỌC § SINH 'TIỂU HỌC DÂN TOC BRU - VAN KIEU 6 CAC

TRƯỜNG PTDTBT HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 38

2.1 Khái quát tình hình KT-XH và giáo dục huyện Lệ Thu, tỉnh Quảng Bình 38 2.1.1 Điều kiện tự nhiên - KTXH -222122222.2 re 38 2.1.2 Tình hình GD&ĐT huyện Lệ Thủy -222-2222-222zz2e 39 2.2 Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1 Mục đích khảo sát

2.2.2 Đối tượng khảo sát

2.2.3 Địa bàn khảo sát -e

2.2.4 Nội dung khảo sát HH Hee 4 2.2.5 Phương pháp khảo sát -. 222.222 re 4

2.3 Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiều học dân tộc

Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình 44 2.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học dân tộc Bru-Vân Kiều 44 2.3.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên va học sinh về vai trò

của việc giáo dục kỹ năng sống

2-4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình 5ó

Trang 6

2.4.1 Thực trang nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân ` ‹ s 56 2.4.2 Thực trang quản lý chỉ đạo thực hiện hoạt 1 ding giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiễu 22 21.-cse 57 2.4.3 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức

thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều 58

2.4.4 Thực trạng quản lý xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện công 59 2.4.5 Thực trang quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong công tác giáo

tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiêu học dân tộc Bru - Vân Kiều

dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiễu 60

2.4.6 Thực trang quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh tiéu học dân tộc Bru - Vân kiều ở các trường PTDTBT 62 2.4.7 Thực trang quan ly việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục 6 1g cho học kỹ năng sống 2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thuỷ, tỉ “mẽ 64 2.5.1 Những mặt mạnh ae 64 2.5.2 Những yếu kém và tồn tại

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế TIEU KET CHUONG 2

CHUONG 3 CAC BIEN PHAP QUAN Li HOAT T ĐỌNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SÓNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC BRU - VÂN KIỀU

GO CAC TRUONG PTDTBT HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 69 0 =— Ô.Ô.Ô.ÔỎ.Ỏ 69 kỹ năng sống cho học sinh 3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 22222222222 22222trrccrrrrrcree 70

Trang 7

3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và kha thi cece 70 3.3 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thuỷ

3.3.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, 70

phụ huynh và các lực lượng xã hội trong xã về tầm quan trọng của hoạt động

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 70

3.3.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo năm học, ting hoc ky va từng tháng phủ hợp với đối tượng học sinh và

điều kiện thực tế của nhà trường -.2222+222222222227t2 222tr rrrrrrreree 73

3.3.3 Xây dựng chương trinh HĐNGLL cụ thể và quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 75 3.3.4 Chỉ đạo GV thực hiện triệt để việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học :+ 2+.-e 3.3.5 Tăng cường các điều kiện động GDKNS 3.3.6 Tăng cường sự hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống 2222222t 22 22trrrrerrrrrrrrrrree

3.3.7 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng trong

hoạt động giáo dục kỹ năng sống -2222222222t 2 EEtrrrrrrrrrrrrrrrree 85 3.3.8 Mối quan hệ giữa các biện pháp

34.1 Đối tượng khảo sát

3.4.2 Phương pháp tiến hành khảo sát 3.4.3 Mục đích khảo sát 3.4.4 Các biện pháp được khảo nghiệm 3.4.5 Nội dung khảo sát e HH 90 3.4.6 Kết quả khảo sát c 90

TIEU KET CHUONG 3 TH 9

KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ, 2222222222222222222211.EErreere 94 LÝ 0031001790 c1 98

Trang 8

Chữ viết tắt ATGT BGH CBQL CLB CMHS CSVC GD&ĐT GDKNS GDNGLL GDTT GTS GV GVBM GVCN HĐGD HĐGDKNS HĐGDNGLL HS HSTH KNS LLGD LLXH QLGD QLHĐGD TBDH TDTT TH

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT

Chir viét day dit

An toàn giao thông Ban giám Cán bộ quản lý Câu lạc bộ Cha me hoe sinh Co sé vat chit Giáo dục và đảo tạo Giáo dục kỹ năng sống Giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo dục tập thê Giá trị sống Giáo viên

Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm Hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Trang 9

DANH MUC CAC BANG

Bảng 2.3 Nhận thức của hs về vai trò của việc GDKNS 45 Bảng 2.4 Nhận thức của CBQL, GV về những kns cần giáo dục cho HSTH ở các

trường PTDTBI —

Bảng 2.5 Mức độ hiểu biết của HSTH dân tộc Bru - Vân Kiều về các kỹ năng sống 47

Bảng 2.6 Khảo sát CB, GV về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh tiêu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBIT 49

Bảng 2.7 Khảo sát HS về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho

49

học sinh tiêu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT

Bảng 2.8 Mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT 51

Bang 2.9 Khao sat HS vé mite

tiểu học dân

thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT 52 Bảng 2.10 Khảo sát CB, GV về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh tiêu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBIT 53

Bảng 2.11 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiếu kns của hs 54 Bảng 2.12 Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS -22222222222 22 222EEErrrrrrrrrrrrrrcei 56

Bang 2.13 Hiệu quả thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều 2.22.2 21 57 Bảng 2.14 Thực hiện về quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện giáo dục KNS của nhà trường 2:-222.22.t tre 58

Bảng 2.15 Thực trạng quản lý xây dựng và bồi dưỡng về đội ngũ GV thực hiện giáo

de KN

Bang 2.16 Thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục

Bảng 2.17 Thực trạng quản lý về các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động GDKNS Bảng 2.18 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDKNS Bảng 2.19 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt

động giáo dục kỹ năng sống Seo 66

Trang 10

PHAN MO DAU

1 Lido chon dé tai

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là

ột trong năm nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông

Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết đề có cuộc sống an toàn, khỏe

mạnh và hiệu quả Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị

thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho thanh thiếu niên Vì vậy, giáo dục kỹ

năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa

những hành vi lệch lạc của trẻ em, thanh niên Theo tô chức Y tế thế giới (WHO

2003), đó là kỹ năng mang tính tâm lí xã hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi

tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày Kỹ năng sống rất cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ vị thành niên và thanh niên Nó giúp cho những người trẻ tuổi thể hiện kiến thức, thái

độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức

khỏe và cải thiện cuộc sống của mình, chẳng hạn: biết đặt mục tiêu cho cuộc sống;

thể hiện sự kiên định trước những cám dỗ không có lợi cho sức khỏe như sử dụng ma

túy; chơi game; Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng,

những can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt

hiệu quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao

nhận thức

Dân tộc Bru - Vân Kiều ở huyện Lệ Thủy chủ yếu sống ở ba xã miễn núi là Ngân Thủy, Kim Thủy và Lâm Thủy Đây là các địa phương có điều kiện sống rất khó khăn, nền kinh tế - văn hóa chậm phát triển và còn lạc hậu Người dân ở đây

quanh năm chỉ quanh quân với núi rừng, họ không để cao việc học hành của con em,

đối với họ, học sinh đến trường không phải đề tiếp thu kiến thức mà vì trách nhiệm

Điều họ quan tâm là việc hôm nay, ngày mai họ sẽ ăn gì, sống sao, họ

không biết rằng chính cái chữ là phương tiện giúp họ vươn lên, thoát khỏi cái nghèo Khác với học sinh người Kinh, đa số những học sinh dân tộc thiểu số chưa biết sử

dụng tiếng Việt, hoặc vốn kiến thức về tiếng Việt của các em còn rất hạn chế Trong sinh hoạt cộng đồng, các em chỉ sử dụng vốn ngôn ngữ đặc trưng của người Bru -

Trang 11

'Vân Kiều nên khi bước vào môi trường giáo dục phô thông, tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ thứ hai Khi đến trường trong trường hợp bắt buộc giao tiếp với giáo viên, các em có thê sử dụng tiếng Kinh nhưng khi giao tiếp với bạn bè, gia đình các em sử dụng ngôn ngữ của mình nên việc đề các em sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục, tự nhiên hết sức khó khăn Môi trường các em sống bón bề là núi rừng và cây cỏ nên

khi bước vào môi trường giáo dục là một môi trường mới mẻ và xa lạ, dẫn đến tâm lí

rụt rẻ và sợ sệt Về phía giáo viên, phần lớn các giáo viên giảng dạy các em đều là người Kinh, họ không nắm bắt được ngôn ngữ và phong tục tập quán của các em, chính điều này tạo khoảng cách giữa học sinh và giáo viên Học sinh ở đây gặp rất

nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và sinh hoạt, đặc biệt các em còn

thiếu kỹ năng tự vệ, thoát hiểm, vượt qua khó khăn Học sinh dân tộc Bru - Vân

Kiều vốn chăm ngoan, thật thà nhưng vô cùng nhút nhát, e ngại Đặc biệt kĩ năng giao tiếp của các em rất vụng về, khi đối diện với người lạ các em rất rụt rè, sợ sệt,

không thể trả lời một cách đầy đủ và tự nhiên khi được hỏi Hơn nữa, trong thời kỳ

, nhiều kĩ năng sống cần được trang bị cho các em để các em có thể

hội nhập quốc

hồ nhập được với mơi trường xung quanh Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều là một việc làm vô cùng cần thiết và có ích đối

với các em Giúp các em có được những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp các em thành công trong học tập và cuộc sống

Trong thời gian qua các trường phổ thông trên địa bàn đã quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và cho học sinh dân tộc nói riêng Tuy nhiên, công tác giáo dục kỹ năng sống vẫn còn mang tính hình thức, chưa mang lại

hiệu quả thiết thực, việc giáo dục kỹ năng sống vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu các hoạt động thực hành Các tài liệu liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vừa thiếu, vừa chung chung cho tất cả các đối tượng học sinh mà chưa có tài

liệu dành riêng cho học sinh dân tộc Bru - Vân Kiều Bên cạnh đó các phương pháp

giáo dục kỹ năng sống chủ yếu được giáo viên vận dụng nên chưa mang lại lợi ích

thiết thực cho các em, chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của các em và của xã hội

é

Trang 12

2.Mue Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ nghiên cứu

năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều, đề xuất các biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều 3.2 Đối trợng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng sống cho hoe sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

4 Giả thiết khoa học

Nếu vận dụng đồng bộ các biệp pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru- Vân Kiều được đề xuất trong luận văn thì sẽ

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

dân tộc Bru - Vân kiều trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, đáp ứng mục tiêu dao tạo của các trường phổ thông dân tộc bán trú trong giai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lÿ luận về giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Van Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu trong và ngoài nước liên

quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, từ đó xác lập cơ sở đề xây

dựng bảng hỏi khảo sát thực trạng, cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Trang 13

6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hoi

Nhằm khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

6.3 Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo duc ky

năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTTHBT

huyện Lệ Thuỷ, Tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá 6.4 Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến chuyên gia giáo dục trong việc đánh giá, nhận định về các nội dung liên quan đến giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng như việc xây dựng hệ thống các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiêu học

Công cụ sử dụng: Phiếu xin ý kiến chuyên gia 6.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học đề xử lý số liệu điều tra, số liệu khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Công cụ sử dụng: Phần mềm SPSS

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Phạm vi về đối tượng khách thể nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân kiều ở Trường PTDTBT TH&THCS Ngân Thủy; Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy; Trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy; Trường TH&THCS số 2 Kim Thủy, Trường TH Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh

Quảng Bình, đề tài tập trung khảo sát các đối tượng khách thể như sau:

- Cán bộ quản lý trường tiểu học ~ Giáo viên tiểu học

~ Học sinh tiểu học

7.2 Phạm vi về nội dung

Dé tai chỉ tập trung nghiên cứu: (1) Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống,

quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru - Vân

Kiều (2) Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiêu học

dân tộc Bm - Vân Kiều

Trang 14

8 Đóng góp mớ

8.1 Về lí luận của luận văn

- Hệ thống cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho hoc

sinh tiêu học

8.2 Về thực tiễn

- Xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh tiêu học dân tộc Bru - Vân Kiều

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

văn gồm có 03 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho hoc

sinh tiêu học

Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiêu học dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thuỷ, Tỉnh Quảng Bình

Trang 15

CHUONG 1

CƠ SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG

CHO HQC SINH TIEU HQC

1,1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Ngày nay, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (năng lực thích

ứng, năng lực hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội ) để thích ứng với thay đổi nhanh chóng của xã hội Trên thế giới, việc nghiên cứu kỳ năng

sống (KNS) đã được nhiều tô chức con người quan tâm và tìm hiểu, vì đây là một

trọng điểm trong việc nghiên cứu và phát triển con người Theo đó, vấn đề giáo dục

kĩ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh phô thông nói riêng được đông

đảo các nước quan tâm

Vi vậy, ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX, các tô chức Liên Hợp Quốc

(LHQ) như Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF),

giáo dục của (UNESCO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chung sức để xây dựng

hức văn hóa, khoa học và

chương trình GDKNS cho thanh thiếu niên Bởi lẽ “Những thử thách mà trẻ em và nh

thanh thiếu niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là kĩ năng đọc, vii

toán tốt nhất” (UNICEF) [1], [24]

‘Theo WHO (1993) “Nang lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có

hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một

cá nhân đề duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tỉnh thần, biểu hiện qua các hành vi

phủ hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo

nghĩa rộng nhất về thề chất, tỉnh thần và xã hội KNS là khả năng thê hiện, thực thi năng

lực tâm lý xã hội này Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những

yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày [7], [8], [9], [10], [22], [36]

Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000),

Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng,

Trang 16

“Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, còn trong mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học” Như vậy, giáo dục KNS cho người

học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng với giáo dục các nước

Có thể nói ở các nước phương Tây, kĩ năng sống từ lâu đã được quan tâm

Thanh thiếu niên đã được học những kĩ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra

trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua

những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực Tại Mỹ, năm 1989, Bộ lao động Mỹ đã thành lập Ủy ban thư ký về rèn luyện các kỹ

năng cần thiết (The secretary`s comission on achieving necessary skills - SCANS) Mục đích của ủy ban này nhằm thúc day nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ nang cao và công việc thu nhập cao Họ khăng định rằng chỉ trang bị những kỹ năng cần

thiết cho người lao động, đặc biệt là những kỹ năng để họ thích ứng, thì mới cải thiện

được hiệu quả lao động Tại Úc (1990 - 2002), Hội đồng kinh doanh Úc (The businet

Councli of Australia - BCA) va Phong thương mại và công nghiệp Úc (The Austalian chambet of comecre an industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục - Dao tao va Khoa hoc Uc (The department of edutralian - scien and training - DEST)

và Hội đồng giáo dục quốc gia Uc (The Autralia nationnal training authority - ANTA) đã xuất bản quyền tài

tu “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (2002)

Những năm đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), một số nước gần với Việt Nam trong khu vực Đông Nam A va ca Chau Á nói chung như: An Độ, Lào, Campuchia, Indonexia,

Malaysia, Thái Lan, việc nghiên cứu kỹ năng sống theo hướng áp dụng thử

nghiệm rất được quan tâm, và triển khai chương trình dạy kỹ năng sống ở các bậc

học phô thông từ mầm non cho đến Trung học phổ thông Mục tiêu chung của giáo dục kĩ năng sống được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con người đề có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu, sự thay đôi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống” Với mục đích nhắm đến yếu tố cá nhân của người học, các nước cũng đã đưa

ra cách thiết kế chương trình GDKNS với các hình thức, nội dung và các mức độ

khác nhau Điền hình như tại Ân Độ, kỹ năng sống được xem là khả năng giúp tăng, cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người Kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu bao gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng

Trang 17

tạo, giao tiếp, quan hệ liên nhân cách, ra quyết định, đàm phán, tự nhận thức, đối phó với stress và cảm xúc, từ chối, kiên định và hài hòa Tại Nepal, có thể thấy việc

nghiên cứu về kỹ năng sống trên bình diện khái niệm rất được quan tâm Kỹ năng sống được xem là một phương thức ứng phó hay là những kỹ năng cần thiết để tồn tại Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm đến việc phân loại các kỹ năng sống, cũng như phân biệt các kỹ năng sống Năm 1998, ở khu vực Đông Nam Á cũng như

Đông Dương, việc giáo dục kỳ năng được ưu tiên một cách có trọng điểm Ở Lào (1997 - 2002), giáo dục kỹ năng sống được thực hiện với những nội dung cơ bản

như: Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng giải quyết vấn đề Tại Campuchia, giáo dục kỹ năng sống với vấn đề nỗi bật nhất là việc xác lập các kỹ năng cần huấn luyện cho từng lứa tuổi cũng như phương pháp hiệu quả Kỹ năng sống được coi là năng lực mà con người cần phải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia Kỹ năng tìm việc và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là những kỹ năng sống quan trọng đối với thế hệ trẻ

và người lớn [9], [10], [17] [24]

Mặc dù giáo dục KNS cho học sinh đã được nhiều quốc gia quan tâm và cùng, xuất phát từ quan niệm chung về kĩ năng sống của WHO hoặc của UNESCO nhung ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự khác biệt về quan niệm và nội dung, có nước

thực hiện theo đúng chuẩn kĩ năng nhưng cũng có nước mở rộng thêm chứ không

bao hàm kĩ năng sống là những khả năng về tâm lý, xã hội Những quan niệm, nội

dung giáo dục KNS được triển khai vừa thể hiện nét chung vừa thể hiện nét đặc thù

của từng quốc gia

Nhìn chung các quốc gia cũng mới bước đầu triển khai chương trình và biện pháp giáo dục kỹ năng sống nên chưa thật toàn diện và sâu sắc, vì chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kĩ năng sống ở người học sau khi được trang bị hay huấn luyện KNS

'Từ những quan niệm trên cho thấy, KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thé,

cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học

tập và làm việc hiệu quả Hay, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó

tích cực trước các tình huống của cuộc sống

Trang 18

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, trước những năm 1990, việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ luôn là mục tiêu quan tâm của các nhà giáo dục Việt Nam Mặc dù

khái

kỹ năng sống chưa được nêu ra hay những nghiên cứu về kỹ năng sống, chưa có Tuy vậy, có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề này được đề cập đến trong

chương trình giáo dục của nước ta, như môn học Đạo đức, Giáo khoa thư Bên cạnh đó có nhiều tác giả, dịch giả, học giả nghiên cứu và biên soạn ra những tài liệu, sách

học làm người nhằm cung cấp cho mọi giới có thể học biết về cách làm người, cách

đối nhân xử thế, phương pháp học tập, tổ chức đời sống cho khoa học, Có thê nêu

lên một số tác giả nổi danh: Nguyễn Hiến Lê với tác phẩm Đắc nhân tâm, Tô chức

công việc theo khoa học; Hoàng Xuân Việt với tác phẩm “Rèn nhân cách”, “Nghệ thuật giao tiếp”; “Phép lịch sự” của Phạm Cơng Hồn, Những tài liệu này đã góp

phan rat lớn trong việc trang bị những kỹ năng nhất định để sống, làm việc cho con người Việt Nam Điều đó cho thấy việc nghiên cứu kỹ năng sống tuy chưa được gọi chính thức như nghiên cứu về kỹ năng sống nhưng đã được quan tâm dé cập đến nhiều Tuy nhiên, thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ

chương trình của UINCEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và

phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do

UNICEF phéi hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng hội Chữ Thập đỏ Việt Nam thực hiện Thông qua quá trình thực hiện chương trình này, nội dung của khái niệm kỹ

năng sống ngày càng được mở rộng

Cho đến những năm trở lại đây, kỹ năng sống trở thành thuật ngữ được nhắc tới nhiều hơn bao giờ hết trong những câu chuyện về giáo dục khi Phong trào “Xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh

mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường

học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh,

đặc biệt là học sinh phổ thông Và từ đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung trở thành vấn đề không chỉ được ngành giáo dục mà được cả xã hội quan tâm Sau đó, khái niệm kỹ năng sống được đề cập với đầy đủ nội hàm

sau hội thảo: “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tải trợ năm 2003

Thuật ngữ kỹ năng sống trở nên phô biến và được quan tâm một cách rộng rãi với nhiều nhà khoa học Có thể đề cập đến những nghiên cứu về kỹ năng sống thông qua

Trang 19

một số nghiên cứu sau đây xuất phát từ những dự án tài trợ tại Việt Nam: Biện pháp

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn đạo đức ở các

trường tiểu học khu vực miễn núi phía bắc vào năm 2001 Nghiên cứu mô hình giáo

dục kỹ năng sống cho các em học sinh trường nội trú tình thương Khai Trí tỉnh An

Giang vào năm 2002 Giáo dục kỹ năng sống cho nữ học sinh, sinh viên thành phố

Long Xuyên vào năm 2004 Tiếp đến, có thể đề cập đến quyền “Giáo trình chuyên đề

giáo dục kỹ năng sống” của tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nhà xuất bản Đại học Sư

phạm Hà Nội năm 2008, sau khi tác giả tham gia dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở Tác giả Nguyễn Thanh Bình một trong những người có những nghiên cứu

mang tính hệ thống về kỹ năng sống và GDKNS ở Việt Nam Với một loạt bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo của tác giả Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kê về việc tạo ra hướng nghiên cứu về KNS

và GDKNS ở Việt Nam Có thể nói, tác giả đã thành công khi triển khai nghiên cứu

tông quan về quá trình nhận thức về kỹ năng sống, đề xuất yêu cầu tiếp cận kỹ năng

sống trong giáo dục và GDKNS ở nhà trường phổ thông Trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã xây dựng được

khung lý luận về giáo dục KNS từ xác định thuật ngữ, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung,

nguyên tắc, phương pháp giáo dục cho đến đánh giá kết quả và tác động của giáo dục kĩ năng sống [1], [2], [22]

Theo hướng nghiên cứu này còn có một ố công trình nghiên cứu khác như: Kỹ năng sống cho vị tuôi thành niên của tác giả Nguyễn Thị Oanh; quan niệm về kỹ

năng sống hiện nay, nhập môn kỹ năng sống của tác giả Huỳnh Văn Sơn và mốt

công trình nghiên cứu của các tác giả khác

Với nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc Đinh Thị Kim

Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên đã cho ra đời cuốn sách “Giáo dục giá trị

sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phô thông” Cuốn sách được viết lồng,

ghép giữa giáo dục GTS và KNS, trong đó giáo dục GTS luôn là nền tảng, KNS là

công cụ và phương tiện đề tiếp nhận và thể hiện giá trị sống Đây là những tiền đề đẻ đưa công tác giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phô thông

vào các nhà trường [11]

Nam 2012, tác giả Lục Thị Nga và Nguyễn Thanh Bình đã biên soạn cuốn

sách “Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống,

Trang 20

và giao tiếp, ứng xử trong quản lý” Đây là cuốn sách dùng làm tài liệu tập huấn cho

cán bộ cốt cán trường THPT theo kế hoạch số 444/KH-BGDĐT ngày 31 tháng 5 năm 2012 Có thể nói tai liệu này là cm nang vô cùng quý giá dành cho các nhà quản lý giáo dục

Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 [34] Kèm với chỉ thị này là một thông báo về hướng dẫn triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013 với mục tiêu liên quan đến kỹ

năng sống là: “Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,

thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; Rèn luyện sức khỏe và ý thức

bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn

thương tích khác; Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hỏa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội” Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa [13]

Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình GDKNS vào chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm Tuy nhiên cho đến nay, nghiên cứu kỹ năng sống tại Việt Nam hay triển khai chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chỉ mới thể hiện rõ ở chương trình giáo dục ngoài khung chương trình đảo tạo hoặc chỉ lồng ghép, tích hợp vào các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng chưa có văn bản, tài liệu khoa học hay giáo trình chính thống

về giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam hiện nay

1.2 Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

1

Khái niệm kỹ năng sống

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quéc (UNESCO) coi

kỹ năng sống là năng lực cá nhân đề thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày, gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to

Trang 21

now); Hoc dé tu khang dinh (Learning to be); Hoc dé chung sống với người khác

(Leaming to live together); Hoc dé kim (Leaming to do) [9], [23], [24]

Theo Tô chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có đề tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống,

hàng ngày

Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã

hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy

sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thăng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết

Theo UNICEF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội va giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp

họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả

Giáo dục kĩ năng sống (Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên Mầm non và Tiểu học của Tô chức giáo dục Poki Á Châu, Kỹ năng sống là khả năng và hành vi thích ứng với sự thay đồi đề phát triển bản thân và sống tốt hon [8, tr 10]

Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường

chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỳ

năng sống chưa được quan tâm nhiều Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn,

vấn Trung tâm chăm sóc tỉnh thần Ý tưởng Việt: "Hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phô biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tô chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó"

Theo Tài liệu tập huấn Mã mô đun TH 39 Giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiểu học qua các môn học của tác giả Lưu Thu Thủy, Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và

với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huồng của cuộc sống

Trang 22

Giáo dục kỹ năng sống, Tài liệu tham khảo dành cho GV THCS và THPT của tác giả Nguyễn Thanh Bình, Kỹ năng sống là năng lực tâm lý - xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cu,

sông

Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tap

hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống

hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn,

vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tô chức Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải

luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp)

Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào ''Xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài

việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới cong

tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh phô thông

Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự

phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mĩ và các kỹ năng,

cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN Yêu cầu về nội

dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có

thói quen rèn luyện thân thê, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật Tuy

nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc

Trang 23

dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng

sống (GD kỹ năng sống) cho HS

Trong cuốn Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống (Nguyễn Công

Khanh, Nhà xuất bản đại học sư phạm, xuất bản năm 2012, Kĩ năng sống là những

cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh (gia đình, lớp học ), giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của

cuộc sống thường ngày giúp học hình thành các mối quan hệ, phát triển những nét

nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công trong học đường và thành công trong

cuộc sống [5, Tr 96]

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng sống, nhưng theo chúng tôi kỹ

năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng

KNS chính là kỹ năng tự quản lí bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá

nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phủ hợp với những người

khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống

“Theo chúng tôi, thì kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thê, trong suốt quá trình tổn tại và phát triển của con người Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của co thé va tư duy

trong não bộ của con người Kỳ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người

1.2.2 Khái niệm giáo dục kƑ năng sống

Theo như tô chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc

(UNESCO) giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) không phải là lĩnh vực hay môn học,

nhưng nó được áp dụng lồng vào những kiến thức, giá trị và kỹ năng quan trong trong quá trình phát triển của cá nhân và học tập suốt đời [2], [9], [24]

GDKNS là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phủ hợp với những người xung quanh trong cộng

đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống [1], [2], [3, [24]

GDKNS 1a trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người học

hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh tế -

xã hội, môi trường sống GDKNS cho HS nói chung và cho HS TH nói riêng là

Trang 24

việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS GDKNS cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc

im chí còn có thể ở tuổi mầm non Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá

nhân, tính cách và nhân cách đang dần được hình thành

tiểu học, t

1.2.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng và nhất là trong

thập ki XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đây mạnh Việc rèn kĩ năng sống cho

học sinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục đồng thời cũng là đòi hỏi cấp

thiết của việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay Giáo dục trong

nhà trường luôn là vấn đề cần được quan tâm, bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó việc rèn kĩ năng sống chiếm một vị trí quan trọng Qua việc rèn kĩ

năng sống sẽ trang bị trí thức, hành vi cho hoc sinh Tiểu học Đồng thời nó định hướng cho học sinh Tiểu học rèn luyện hành vi và thói quen ứng xử tốt Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh Tiêu học có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ phức tạp, gặp khó

khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa

hình thức máy móc, lí trí và tình cảm không thống nhất với nhau đó là lời nói không

đi đôi với việc làm thì dẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách

Do vậy, việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh tiêu học sẽ giúp các em có những hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con người và cách

sống; Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuân mực về văn hóa, xã

hội, đạo đức và sự công bằng, chính trực; Nâng cao lòng tự tin; Lý giải được cảm

xúc của bản thân đề phát triển kỹ năng tự điều chỉnh; Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thê; Dạy cách ứng xử

phù hợp; Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người; Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa

con người với con người; Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó

đối với trạng thái căng thăng (Stress)

Đối với HS tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh

hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân

cách sau này

Trang 25

1.2.4, Muc tiêu giáo dục kƑ năng sống cho học sinh tiểu hoc

Mục tiêu GD của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, hình

thành và phát triển những năng lực cần thiết (Nghị quyết 29-NQ/TW), giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiêu học nhằm:

Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ và hoạt động

hằng ngày;

Nang cao khả năng tự đánh giá bản thân va tinh tự trọng, tự tin cho các em trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn;

Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát triển ở họ những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm; Nâng cao kiến thức và hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; Tao điều kiện cho các em nhận biết được sự lạm dụng vẻ tình cảm, tình dục và cách xử trí với những vấn đề này;

Khuyến khích hành vi có trách nhiệm của các em để ngăn ngừa tình trạng mang thai sớm, sự lây truyền của bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS

Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng, giới tính trong cộng đồng;

Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với

sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển

giống nòi của mỗi dân tộc

Tóm lại, giáo dục kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học nhằm hướng tới

mục tiêu tạo ra môi trường trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng sống giúp các em hoàn thiện kỹ năng của bản thân, luôn tự chủ thích ứng cuộc sống, tự tin và thể hiện bản thân

1

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Nội dung GDKNS cho HSTH căn cứ vào đặc điểm của HSTH; căn cứ vào các KNS cần GD cho HS của UNESCO, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng HSTH, căn cứ

Trang 26

vào những KN được phân loại theo nhóm trong GD chính quy ở nước ta, căn cứ về nội

dung GDKNS đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay cho thấy: Theo nhiệm vụ do

Giáo dục và Đào tạo phân công, Viện KHGDVN đã và đang triển khai hướng dẫn, thử nghiệm GDKNS trong các nhà trường Việt Nam Trong tài liệu bồi dưỡng GV, cán bộ

quản lý về GDKNS thì phần những vấn đề chung đã đẻ cập tới 5 nhóm KNS cần GD

cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh TH nói riêng, đó là: [12], [13], [14] ~ Nhóm kĩ năng tự nhận thức: Kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ năng tự tin,

kĩ năng tự trọng;

~ Nhóm kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng phản hồi, lắng nghe; kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kĩ năng ứng xử, giao tiếp; kĩ năng thể hiện sự cảm thông;

~ Nhóm kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Kĩ năng nêu vấn đề; kĩ năng bình luận; kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kĩ năng phân tích đối chiếu;

~ Nhóm kĩ năng ra quyết định: Kĩ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng ứng phó; kĩ năng thương lượng;

~ Nhóm kĩ năng làm chủ bản thân: kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Chỉ thị Số: 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thì đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hướng dẫn nội dung rèn luyện kỹ năng

cho học sinh gồm: [4]

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói

quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm

- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai

nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội

Để giáo dục kĩ năng sống thực sự có hiệu quả, phù hợp đặc điềm mỗi cấp học, với thực tế mỗi địa phương, thậm chí đối với từng trường thì mỗi trường nên tập trung vào một số kĩ năng cốt lõi

1.2.6 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

1.2.6.1 Phương pháp động não

Là phương pháp giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được

nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó

Trang 27

Ưu điểm: Với phương pháp này người dạy có thể thu thập được nhiều ý kiến, nhiều thông tin từ người học trong một thời gian ngắn

Hạn chế: Bầu không khí ít sôi ầm nếu giáo viên đưa ra câu hỏi chưa phù

hợp hoặc HS thiếu tự tin

1.2.6.2 Phương pháp thảo luận nhóm

Là phương pháp tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đôi trong nhóm nhỏ về

một chủ đề xác định

Ưu điểm: phương pháp này giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, cách giải

quyết một vấn đề có liên quan đến cuộc sống Mặt khác, phương pháp này còn rèn cho HS kỹ năng giao tiếp trong học tập, tự tin, biết cách trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe, nhận xét ý kiến của các bạn

Hạn chế: rất dễ xảy ra tình trạng ồn ào, ÿ lại, hoạt động không đều tay nếu giáo viên thiếu kiểm soát

1.2.6.3 Phương pháp đóng vai

Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành một số cách ứng xử nào đó

trong một tình huống giả định

Ưu điểm: với phương pháp này HS được thực hành, được rèn luyện những kỹ

năng ứng xử và bày tỏ thái độ về một tình huống, một vấn đề nào đó trước khi thực

hành trong thực tiễn; đặc biệt HSTH rất thích thú khi học; khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng tích cực; có thể thấy ngay hiệu quả của việc lời nói hoặc việc làm của các vai diễn giúp HS rất dễ hiểu

Hạn chế: Đòi hỏi người học phải tham gia tích cực, sáng tạo và tự tin 1.2.6.4 Phương pháp trò chơi

Là cách thức tổ chức cho người học tiến hành một trò chơi nào đó để tìm hiểu

một vấn đề hoặc được bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp trong một tình

huống cụ thể

Ưu điểm

Thông qua trỏ chơi HS có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi của mình hình thành ở các em niềm tin vào thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong ở người học

Trang 28

Người học còn được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phủ hợp, rèn luyện được kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi

Đặc biệ

sây hứng thú cho người học, tạo không khí sôi nỗi giúp người học tiếp cận những nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả

Hạn chế: Dễ mắt thời gian, nhàm chán nếu kéo dài quá lâu

1.2.6.5 Phương pháp nghiên cứu tình huồng

Là tổ chức cho người học nghiên cứu một câu chuyện, mô tả một tình huống,

có thật trong thực tiễn cuộc sống

Ưu điểm: Tác động một cách mạnh mẽ tới nhận thức, thái độ, hành vi của

người học qua những tình huống thực tế hấp dẫn và sinh động

Tạo cơ hội cho gười học thê hiện quan điểm, thái độ sống và đưa ra cách giải quyết vấn đề phù hợp Hạn chế: Đôi khi khó đê kết hợp ết quả của phương pháp này với những thực tiễn hoạt động cu thé 1.2.7 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Tìm hiểu về phương thức tổ chức GDKNS trong trường phổ thông hiện nay

cho thấy: GDKNS không thể bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn

học của nhà trường phổ thông Việt Nam, bởi vậy KNS phải được GD ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp như GDKNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục Tuy vậy, cơ hội thực hiện GDKNS rất

nhiều và rất đa dạng, có thể đẻ cập tới một số phương thức tô chức chủ yếu sau đây:

1.2.7.1 Thông qua dạy học lồng ghép, tích hợp vào các môn học

“Thông qua các tiết học, giáo viên có thê lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Đây là hình thức phô biến, dễ thực hiện và có hiệu quả nhất hiện

nay ở các trường tiểu học Tùy vào nội dung của các môn học, bài học mà giáo viên linh động lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS, hình thức này giúp HS

kết nối được giữa kiến thức và thực tiễn cuộc sống

Ví dụ, trong các tiết học đạo đức, tuỳ vào nội dung các bài học mà giáo viên

lồng ghép giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, kĩ năng giải quyết các vấn đẻ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiên định và từ chối

Trong tiết Kể chuyện, giáo viên yêu cầu học sinh kề lại câu chuyện cho cả lớp

nghe, giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự tin, nói

Trang 29

năng ngày càng lưu loát hơn Khi kể xong, giáo viên mời các bạn nhận xét, trao đổi

về i dung ý nghĩa câu chuyện, nhận xét về tính cách của các nhân vật trong truy

giúp các em tạo cảm giác tự tin khi trao đôi một vấn đề, cách giải quyết một vấn đề có hiệu quả nhất

Trong tiết Khoa học, qua việc tổ chức học nhóm rèn cho học sinh kĩ năng hợp

tác cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc

Tuy nhiên, hình thức này có thể bỏ ngõ nếu GV không thực hiện, nó đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và ý thức trách nhiệm cao ở người giáo viên đứng lớp cũng như sự kiểm tra, thúc đây của cán bộ quản lý

1.2.7.2 Thông qua hoạt động Đội - Sao

Tô chức Đội - Sao là những tô chức gắn bó, theo sát với HS trong suốt thời

gian HS học tại trường Tổ chức Đội - Sao hướng dẫn tổ chức cho HS tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đội - Sao, nhằm giúp HS phát huy những kỹ năng đã có của bản thân, điều chỉnh những hành vi tiêu cực và hình thành những hành vi tích cực

Để rèn được kĩ năng sống có hiệu quả, đòi hỏi TPT Đội luôn tâm huyết, tìm

tòi, sáng tạo để đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt Đội - Sao để thu hút được HS

và các nội dung GD phải gần gũi, thiết thực và thực sự là HS đang cần, đang thiếu

như kĩ năng vệ sinh cá nhân, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng vượt khó vươn lên hoàn cảnh,

'TPT Đội cần tuyển chọn, thành lập các Liên Đội, Chỉ Đội, đào tạo, bồi dưỡng

lực lượng này thay mình đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, khi đó các kĩ

năng mới hình thành được

1.2.7.3 Thông qua công tác chủ nhiệm

Ở trường TH, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) giống như là người cha, người mẹ thứ hai của HS bởi lẽ GVCN luôn cận kể, theo sát HS của lớp mình chủ nhiệm

GVCN là người nắm bắt mọi thông tin về HS của mình từ hoàn cảnh gia đình, đặc

điểm tâm sinh lí, sở thích, năng luc, của HS HSTH cũng xem GVCN như là cha

mẹ của các em, các em mặc định đó là cô, là thầy của mình, các em luôn có sự thần

tượng hóa thầy cô chủ nhiệm, trong lòng các em thầy cô chủ nhiệm có một chỗ đứng,

rất đặc biệt

Trang 30

Chính vì vậy, GDKNS ở TH thông qua công tác chủ nhiệm thực sự rất hiệu quả Ở trường TH, ngồi cơng tác dạy học, GVCN làm công tác chủ nhiệm được

hưởng 3 tiế/tuần va GVCN day luôn tiết học giáo dục tập thê (GDTT) I tiếu tuần

Từ những quan sát thường ngày GVCN biết được HS thiếu và yếu kĩ năng nào từ đó

giáo dục cho các em từ những kĩ năng nhỏ nhặt nhất như kĩ năng vệ sinh cá nhân, vệ

sinh phong quang trường lớp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp,

Thông qua tiết GDTT vào cuối mỗi tuần, GVCN sẽ hướng dẫn HS đánh giá

hoạt động của lớp, của tổ, nhóm và dé ra kế hoạch tuần tới, thông qua đó GVCN

lồng ghép GDKNS cho HS, giáo viên phải lắng nghe đồng thời hướng học sinh giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ trích nhau trong các tiết sinh hoạt mà chỉ khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm đề thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo

Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tắm gương sống của thầy Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh HS trước hết “Môi ;hẩy cô giáo

là một tắm gương đạo đức, tự học và sáng iạo” mà ngành Giáo dục đã phát động 1.2.7.4 Thông qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp

Tai Quyét định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 Ban hành chương trình giáo dục phổ thông, [15] quy định Chương trình các hoạt động gồm:

~ Hoạt động tập thể

~ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Bình quân 4 tiếu tháng

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ

học các mơn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nói và thống nhất hữu

cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan

trọng vào sự hình thành va phát triển nhân cách toàn diện của học sinh

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận quan trọng

không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phô thông nói

chung, của trường tiểu học nói riêng

Thông qua các tiết HĐNGLL, các trường lên chương trình đưa giáo dục kĩ năng

sống vào một số tiết riêng biệt hoặc lồng ghép vào một phần thời lượng trong các tiết

này như kĩ năng bơi an toàn, kĩ năng an tồn giao thơng (ATGT), kĩ năng ứng phó với

thiên tai

Trang 31

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là

điều kiện tốt nhất giúp HS tích luỹ và rèn kĩ năng sống có hiệu quả Thông qua các hoạt

động ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải nghiệm các kĩ năng sống Vậy giáo

viên cần thiết kế và tô chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của

chính mình và người khác

Tuy nhiên quy trình tổ chức các hoạt động GDNGLL hiện nay ở các trường đa

số chưa đầy đủ

1.2.7.5 Thông qua hoạt động vui chơi, lao động, văn hóa, văn nghệ, TDTT,

Hoạt động vui chơi, lao động, văn hóa, văn nghệ, TDTT, là nơi HS thể hiện

cái tôi, cá tính, bản ngã của mình một cách thoải mái nhất, hoạt động này góp pha giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp với nhau và tạo ra tinh thần đồng đội Vì thế, giáo

viên cần theo dõi, quán xuyến đến mọi học sinh trong trường, trong lớp, chú ý xem

các em chơi trò chơi gì, môn thể thao nào, nói năng với nhau ra sao, nhắc nhở những,

học sinh còn có cách hành xử chưa phủ hợp Giáo viên cũng cần hướng học sinh

tham gia các trò chơi, các loại hình TDTT lành mạnh, có ý nghĩa, có tinh than tap thé

như: chơi chuyển, nhảy dây, đá cầu, kéo co, đá bong, hát hò khoan

1.2.7.6 Thông qua các câu lạc bộ

CLB trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nảo đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân

Cho đến nay, các câu lạc bộ trong các trường tiểu học đã không còn là điều

mới mẻ với nhiều người CLB học tập (CLB Tiếng Anh, Toán học), CLB thê

thao, CLB nghệ thuật (CLB hò khoan), nhiều CLB đã là nơi chấp cánh cho những

tài năng trong tương lai

Lợi ích của các CLB này nhiều vô cùng, vừa cho học sinh có thể vui vẻ học

tập, vui chơi trong môi trường mà chúng yêu thích, vừa giúp chúng tự tin vào bản

thân, hòa đồng với bạn bè

Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này chắc chắn tốt hơn rất

nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian của mình ở những nơi khác như tiệm

internet, rong chơi

Thông qua các CLB các trường lồng ghép GDKNS như kĩ năng giao năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng hợp tác,

Trang 32

duc KNS cho HSTH Theo cdc nhà giáo dục học, có 5 nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh, đó là: 1.2.8 Nguyên tắc gì: ~ Nguyên tắc tương tác

Trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh các kĩ

năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề được hình thành rất tốt Do vậy GV cần

tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho HS, tạo điều kiện để HS có dịp thê hiện ý kiến

của mình và xem xét ý kiến của người khác, được đánh giá và xem xét lại những

kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác Vì vậy, việc tô

chức các hoạt động có tính tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả

~ Nguyên tắc trải nghiệm

Học sinh chỉ hình thành kỹ năng khi chính các em làm việc đó chứ không chỉ nói vê

ệc đó Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình

huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế Giáo viên cần phải có thiết kế và tô chức hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí

các tình huống cũng như phản biện

ấn trình:

~ Nguyên tắc

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức- hình thành thái độ -

thay đổi hành vi Do vậy giáo dục kỹ năng sống phải là một quá trình và cần duy trì

nó không thê là nửa vời được

~ Nguyên tắc thay đổi hành vi

Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo

hướng tích cực Giáo dục KNS thúc đây người học thay đôi hay định hướng lại các

giá trị, thái độ, hành động của mình Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con

người là một quá trình khó khăn, nhát là đối với HSTH Giáo viên cần tạo điều kiện

cho học sinh tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi nội dung được học

~ Nguyên tắc thời gian - môi trường giáo dục:

Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng

tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục được

Trang 33

áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống Giáo dục

KNS được thực hiện đồng bộ từ trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thẻ-xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác

1.3 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

1.3.1 Khái lệm quản lý

Theo Bách khoa toàn thư Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh là Management

[ manidzment], đặc trương cho quá trình điều khiên và hướng dẫn tắt cả các bộ phận

của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình)

Theo từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội, 2001, tr.326 “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tô chức nhằm làm cho tô chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” Tom lai, quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ é, chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác định thê quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật

Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như: xác định

mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điều chỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là nhằm

tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý [9]

1.3.2 Khái niệm quản lý giáo dục

Hiện nay các quan niệm về quản lý giáo dục tiếp cận theo 2 cấp độ: quản lý giáo dục cấp vĩ mô và quản lý giáo dục cấp vi mô Quản lý giáo dục cấp vĩ mô

tương ứng với việc quản lý một hoặc một loạt đối tượng có quy mơ lớn, bao qt

tồn bộ hệ thống Trong hệ thống này có nhiều hệ thống con và tương ứng với hệ thống con này có hoạt động quản lý, đó là quản lý vi mô Việc phân chia cấp vĩ mô và vi mô có ý nghĩa tương đối Ví dụ, quản lý ở cấp Phòng GD-ĐT nếu đặt trong phạm vi một tỉnh hay thành phó thì nó chỉ là cấp vi mô so với Sở GD-ĐT nhưng nếu

đặt ở phạm vi một quận, huyện thì nó là cấp vĩ mô so với các trường mầm non, tiểu

học, trung học cơ sở

Trang 34

Tran Kiểm (2008) viết: “Quản lý giáo dục cấp vĩ mô là sự tác động liên tục, có

tô chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính

vượt trội của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân

ng” [21; tr.10] Trần Ngọc Giao định nghĩa: “Quản lý giáo dục ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục là những tác động có hệ

bằng với môi trường bên ngồi ln ln biến

thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thê quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục được vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng” [16; tr.46] Quản lý giáo dục cấp vi mô là quản lý hệ thống con của hệ thống ở cấp vĩ mô

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến thường xem quản lý giáo dục ở cấp vi mô là

quản lý trường học Chính vì vậy, có thể nói: quản lý giáo dục là quản lý một hoạt

động cụ thê của đời sống xã hội, đó là hoạt động giáo dục Quản lý giáo dục có nhiều cấp khác nhau, từ vĩ mô đến vi mô Chủ thể quản lý giáo dục bao gồm nhiều cấp khác nhau trong một hệ thống giáo dục Mặc dù các chủ thể quản lý giáo dục có đối tượng và phạm vi quản lý khác nhau, nhưng tất cả đều cùng nhằm thực hiện mục

đích chung của hệ thống giáo dục Từ đó, có thể định nghĩa: Quản lý giáo dục là quá

trình tác động có mục đích của chủ thê quản lý giáo dục đến các đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm thực hiện mục đích chung của hệ thống giáo dục

1.3.3 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

* Quản lí hoạt động GDKNS: Quản lí GDKNS cho HS chính là quản lí kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ GD rèn luyện KNS ở HS

Quản lý GDKNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối

đa các nguồn lực xã hội để nâng cao GDKNS trong nhà trường

Quan ly GDKNS chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác GDKNS Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ

thể quản lý tác động tới các hoạt động GDKNS trong nhà trường nhằm thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy KNS cho học sinh

Trang 35

Từ đó có thể nói: "Quản lý GDKNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến

tập thê giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy

động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GDKNS của nhà

trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra”

1.3.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.3.4.1 Quản lý về mục tiêu giáo dục kỹ năng sóng cho học sinh tiêu học

Để quản lý GDKNS cho học sinh đạt hiệu quả thì nhà quản lý trước hết cần phải quản lý về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiêu học Bởi đây chính

là cái đích để cho nhà quản lý hướng tới, đó là: “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó

như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng” theo các nguyên tắc cơ bản sau:

~ Giáo dục học sinh qua thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải nhạy bén với tình hình thay đổi của địa phương, của đất nước,

phải gắn với đời sống thực tiễn của xã hội, đưa những thực tiễn đó vào những giờ

học, vào những hoạt động của nhà trường

- Giáo dục KNS phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đặc điểm

hoàn cảnh cá nhân học sinh, đồng thời chú ý đến cá tính, giới tính của các em đề tô

chức các hoạt động giáo dục đa dạng, sinh động cũng như có phương pháp giáo dục

phù hợp, thu hút và mang lại hiệu quả thiết thực

~ Giáo dục theo nguyên tắc tập thể: Giáo dục học sinh tỉnh thần tập thể: tập

thê có vai trò làm hình thành, phát triển những phẩm chát tốt đẹp như tỉnh thần đoàn kết, tỉnh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính tô chức kỹ luật, tính khiêm tốn học

hỏi mọi người, tình bạn và sự cảm thông lẫn nhau, nó khuyến khích và có tác dụng

điều chỉnh những động cơ bên trong, góp phần rất lớn vào việc giáo dục KNS cũng

như việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh

1.3.4.2 Quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh tiểu học

Việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và không thể thiếu được trong quản lý bất kỳ một

Trang 36

công tác nào của người lãnh đạo Có xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình nhà lãnh đạo mới xác định được mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt và tổ chức hoạt động quản lý một cách khoa học và có hiệu quả

Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục KNS là xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức và các biện pháp để đạt các mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh

'Nhà lãnh đạo quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục KNS thông qua công tác xây

dựng kế hoạch, nội dung, chương trình Căn cứ tình hình thực tế của học sinh, giáo

viên trường mình trong năm học, của địa phương mà nhà trường định ra nội dung,

chương trình cho thích hợp Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng theo từng mốc thời gian

(tuần, tháng, học kỳ, năm học), nội dung chương trình (theo chủ đề, chủ điểm), dự kiến kết quả đạt được

Như vậy, kế hoạch, nội dung, chương trình phải đảm bảo tính khái quát, đồng

bộ , cụ thể và tính khả thi

1.3.4.3 Quản lý về việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả

của hoạt động Chính vì vậy xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện công

tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường tiêu học nói riêng và trong nhà trường phô thông nói chung rất cần được chú trọng và đầu tư

Cần làm tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức cho tập thê sư phạm của nhà trường hiểu được rằng: giáo dục KNS cho học sinh là hoạt động cấp thiết,

cần thực hiện thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động,

đều có thể và phải thực hiện yêu cầu này

Các tiết học trên lớp không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức khoa học

cho học sinh mà thông qua đó rèn cho học sinh các thao tác, kỳ năng học tậ

xử, giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới

quan đúng đắn

Ở nhà trường TH thì GVCN là đội ngũ chủ chốt, đóng vai trò quan trọng

trong công tác giáo dục học sinh, là cầu nói giữa lớp và nhà trường, giữa nhà trường

và gia đình và địa phương để cùng giáo dục học sinh Gắn hoạt động giáo dục KNS

Trang 37

thông qua hoạt động của GVCN sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, giúp các

em tự tin, vững bước vào cuộc sống

Bên cạnh GVCN thì GVBM cũng có tác động không nhỏ trong hoạt đôngk giáo dục KNS cho HS thông qua việc tích hợp các nội dung giáo dục KNS vào bài giảng GVBM phải thật linh hoạt, khéo léo để có thể vừa chuyển tải đầy đủ nội dung,

kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa kết hợp giáo dục những kĩ năng cần thiết, gần gũi với cuộc sống Từ đó, học sinh sẽ định hướng và thay đổi hành vi của

mình, dần hình thành các KNS cho bản thân

Như vậy, GV có vai trò rất quan trọng trong công tác GDKNS cho học sinh, chính vì vậy nhà quản lý phải lập kế hoạch chỉ tiết, cụ thể cho hoạt động Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức

trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời phân cấp quản lý cho đội ngũ tổ trưởng, tô phó, nhóm trưởng chuyên môn đề thống nhất việc tích hợp giáo dục KNS vào từng chương, bài cụ thể, kết hợp đánh giá giờ dạy của giáo viên và kết quả học

tập, rèn luyện của học sinh sau đó rút kinh nghiệm cụ thé

1.3.4.4 Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh tiểu học

Lực lượng GD trong nhà trường gồm: Ban giám hiệu, các lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và GV bộ môn; lực

lượng GD ngoài nhà trường bao gồm: Cơ quan QLGD các cấp, Ban phụ trách thiếu

nhỉ thơn/ phường, các đồn thể Đảng, đoàn, ban chăm sóc GD trẻ em phường, Đoàn

thanh niên CMHS Việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể trong và

ngoài nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong GD nhân cách, đạo đức, KNS

cho HS bởi lẽ giáo dục kỹ năng sống không phải là một hoạt động đơn lẻ, mỗi phâm chất đạo đức của học sinh là kết quả tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, chủ

quan Mặt khác, con người chịu sự chỉ phối bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà họ đang sống Trong đó, gia đình, nhà trường, xã hội là 3 môi trường liên

kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Để phát huy tối đa tiềm năng của các lực lượng giáo dục, tạo nên sức

mạnh tổng hợp trong công tác GDKNS cho học sinh đạt hiệu quả, nhà quản lý cần

xây dựng kế hoạch, tô chức chỉ đạo và quản lý chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực

lượng giáo dục trong việc tổ chức hoạt động GDKNS về cả nội dung, hình thức tổ

chức và cách phối hợp

Trang 38

1.3.4.5 Quan If việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục KNS

Kiểm tra, đánh giá là công việc quan trọng, cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch Kiểm tra thường đi đôi với công tác đánh giá - đó là những phán đoán, nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra

Qua hoạt động kiểm tra, đánh giá, nhà quản ly sẽ kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai lệch trong công tác giáo dục KNS trong nhà trường; đánh giá được mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên; mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh; quá trình thực hiện kế hoạch Từ đó, nhà quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp và

có các biện pháp điều chỉnh kịp thời và có biện pháp bồi dưỡng cán bộ phù hợp hơn, cải thiện kết quả hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường, góp phần hoàn thành

mục tiêu giáo dục

Việc kiểm tra, đánh giá đòi hỏi phải khách quan, tồn diện, hệ thống, cơng

khai, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học

Sau công tác kiểm tra, phải có nhận xét, kết luận Nhà quản lý, cần phải động

viên, khen thưởng, nhắc nhở kịp thời những thiếu sót, có như vậy mới thúc diy được hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường ngày một hoàn thiện hơn

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh tiểu học

1.4.1 Yếu tố chủ quan

~ Nhận thức của CB-GV, CMHS, các LLXH về việc GDKNS cho HS

Nhận thức của CB-GV, CMHS, các LLXH đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Nhận thức ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giáo dục KNS, nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng Do đó, chỉ khi cán bộ quản lý, GV, CMHS, các LLXH nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết phải GDKNS cho HS tiêu học, xác định được vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động GDKNS đối với việc phát triển nhân cách HS, thì

ế hoạch giáo dục kĩ năng sống của ban giám hiệu mới có tính khả

thi cao và công tác tô chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả

như mong muốn

Trang 39

GDKNS là một hoạt động GD đặc biệt, nó giúp cho người học có khả năng về mặt tâm lí xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, chính vì vậy các lực lượng

cần có năng lực, sự hiểu biết về KNS

Năng lực của CB, GV và các LLGD là nhân tố quyết định sự thành công của

hoạt động GDKNS Vì

dưỡng kiến thức về KNS cho cán bộ, GV, các LLGD trong nhà trường, để từ đó CB, „ BGH nhà trường cần tô chức các lớp tập huấn, bồi

GV nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tự rèn luyện KNS cần thiết cho chính bản thân, vận dụng những hiểu biết về KNS để xác định những nội dung và biện pháp GDKNS phù hợp với từng đối tượng HS của mình

- Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các HĐGDKNS

Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động phối hợp sẽ có tác dụng:

+ Đôn đốc các khách thê chịu sự quản lí, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đã

được chủ thể quản lí phân công

+ Đánh giá chính xác mức độ hồn thành cơng việc của từng cá nhân, đơn vị, các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình GDKNS cho HS

+ Giúp nhà quản lí nắm bắt chính xác diễn biến các hoạt động giáo dục kĩ năng

sống và kết quả của hoạt động này Từ đó nhà quản lí có thể điều chỉnh các hoạt động

cho hợp lý nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách quản lí của mình 1.4.2 Yếu tố khách quan

- Các yí hách quan bên ngoài

Các yếu tố khách quan bên ngoài có thê nêu ra ở đây là: Ảnh hưởng của các

điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đến HĐGDKN§S và công tác QLHĐGDKNS

+ Điều kiện kinh tế của gia đình và địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến công tác QLHĐGD KNS Kinh tế của các gia đình, địa phương phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhà trường trong công tác xã hội hóa, tăng trưởng cơ sở it chất, có chế độ hỗ trợ và khen thưởng hợp lý cho cá nhân, tập thể thực hi tốt trong các

lĩnh vực dạy học và giáo dục, trong đó có KNS Ngược lại khi điều kiện kinh tế của

các gia đình và địa phương chậm phát triển, nghèo sẽ xảy ra tình trạng thờ ơ, xem nhẹ GDKNS và giao phó hoàn toàn cho nhà trường

+ Điều kiện văn hóa, xã hội của địa phương cũng đóng vai trò khá quan trọng trong công tác QLHĐGDKNS Một địa phương có bề dày về văn hóa như các lễ hội,

các nghành nghề truyền thống, các gia tộc có truyền thống hiếu học, sẽ có tác động

Trang 40

thúc đây hoạt động GDKNS ở nhà trường phát triển theo chiều hướng tích cực Còn

nếu như địa phương có nét văn hóa mờ nhạt, an ninh trật tự không đảm bảo, các tệ nạn xã hội gia tăng hoành hành sẽ gây khó khăn không nhỏ cho nhà trường trong công tác quản lí HDGDKNS

- Các yếu tố khách quan bên trong: Việc ban hành các văn bản của Bộ, Sở

GD&ĐT và sự chỉ đạo của sở, phòng GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh tiểu học Các yếu tố khách quan bên trong đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh tiểu học Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các nhà trường vẫn hoàn toàn dựa vào các văn bản chỉ đạo của phòng giáo

dục, sở giáo dục và bộ giáo dục đào tạo Do đó rất cần có các chủ trương, chính sách,

văn bản ban hành đầy đủ, thường xuyên cập nhật tính thời sự, sát với thực tiễn của địa phương và nhà trường để giúp cho các nhà trường xây dựng được kế hoạch QLHĐGDKNS cụ thể, đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, hiện nay mặc dù đã quan tâm hơn đến HĐGDKNS trong nhà trường nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể

về chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia hoạt động GDKNNS, cũng như chưa

có bất kỳ chế độ đãi ngộ nào cho lực lượng làm công tác GDKNS; các lực lượng

tham gia HĐGDKNS và công tác QLHĐGDKNS chỉ kiêm nhiệm chứ không được đào tạo để làm công tác này

Tiểu kết chương 1

Trong nội dung của chương 1, chúng tôi đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ

các vấn đề cơ bản về KNS, GDKNS, tầm quan trọng của việc GDKNS, mục tiêu và

nội dung GDKNS cũng như công tác quản lý HĐGDKNS cho học sinh Tiểu học ở các nhà trường TH hiện nay Đó là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho HSTH dân tộc dân tộc Bru - Vân Kiều ở các trường PTDTBT huyện Lệ Thuỷ, Tỉnh Quảng Bình Tuy nhiên muốn đề

ra được các giải pháp mang tính khả thi và có hiệu quả cao thì đòi hỏi người cán

quan lý ngoài việc nắm vững những vấn đề về mặt lý luận như đã trình bày ở trên thì

phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng hoạt động giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay của các nhà trường

Ngày đăng: 13/01/2024, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN