Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HỒNG THỊ THANH BÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI -
Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc phân tích, đánh giá về tình hình quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai trong giai đoạn 2020 – 2022, giúp cho sự phát triển tín dụng ngân hàng nói chung và mở rộng các chương trình tín dụng của ngân hàng Thêm vào đó, thông qua hoạt động quản lý giúp chống lại những tiêu cực, các hoạt động vi phạm các quy định của pháp luật Ngoài ra còn đảm bảo các khoản vay được thực hiện đúng, phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
- Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Võ Nhai
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Võ Nhai.
Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đóng góp về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về hoạt động quản lý tín dụng tại ngân hàng thương mại
Về thực tiễn: Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai Từ đố, một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý tín dụng tại Ngân hàng Agriabank chi nhánh huyện Võ Nhai đã được đề xuất Các giải pháp có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý có những thay đổi cần thiết Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về hoạt động quản lý tín dụng tại các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai –
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng của NHTM
1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Các quan điểm về tín dụng ngân hàng
Trong nghiên cứu, có những cách tiếp cận khác nhau khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Văn Tiến (2018) thì: Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: NHTM là tổ chức chịu sự điều tiết về luật lệ của một nước hoặc pháp luật của một nước và thuộc sở hữu của các cổ đông Ngân hàng có nhiệm vụ thu nhận tiền gửi, cấp tín dụng và một số loại dịch vụ tài chính khác (Phạm Hùng Việt, 2013)
Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành năm 2017 (Quốc hội,
2017) đã định nghĩa: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán
Theo đó: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: NHTM là một tổ chức tài chính, hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, cung cấp một danh mục sản phẩm, dịch vụ đa dạng với tính chất chung là nhận tiền gửi để sử dụng vào mục đích cho vay và cung ứng các dịch vụ khác
Quan hệ tín dụng đã hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí mối quan hệ tín dụng thô sơ nhất được phát sinh ngay từ sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tín dụng mới có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng Mỗi một hình thức tín dụng đều có điều kiện kinh tế xã khách hàng cụ thể Tuy nhiên trong sự phát triển của mình, các hình thức quan hệ tín dụng trước không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng khi có sự ra đời một hình thức tín dụng mới Ngày nay, tất cả các hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại và bổ sung lẫn nhau, và nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã khách hàng, đã có nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra
Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau:
Theo (Nguyễn Minh Kiều, 2012) cho rằng: Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận Trong các hình thức tín dụng thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế Với công nghệ ngân hàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế
Theo (Nguyễn Hồng Thu, 2018) đã đưa ra các khái niệm như sau
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Trong đó:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán
Theo (Trần Lan Phương, 2016) đã đưa ra khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên kia là các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã khách hàng Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau: + Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản
+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay
+ Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay)
1.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Phạm trù tín dụng có các đặc trưng sau đây:
Tín dụng là có lòng tin: bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh
Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của một số ngân hàng và bài học
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của một số ngân hàng
1.2.1.1 Kinh nghiệm từ Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Bước sang năm 2022, khi nền kinh tế của Tam Đảo đã và đang có nhiều ổn định Agribank Tam Đảo đã chủ động nguồn vốn; quay vòng vốn nhanh, triệt để; triển khai nhiều gói vay với lãi suất ưu đãi là những giải pháp mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Tam Đảo đã và đang triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng Trong những tháng cuối năm 2022, lượng khách hàng vay vốn phục vụ SXKD có xu hướng tăng mạnh, dự tính nhiều khả năng tiếp tục tăng do nhu cầu của khách hàng vay mua sắm, dự trữ hàng hóa thời điểm cuối năm Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank Tam Đảo trong 11 tháng năm 2022 đạt 5,5% (tăng gấp đôi so với năm 2021), nâng tổng dư nợ của ngân hàng đạt hơn 1.060 tỷ đồng, tăng gần 60 tỷ đồng so với đầu năm 2022 Để có thể quản lý tốt hoạt động tín dụng Ngân hàng đã thực hiện tốt một số nội dung sau:
Xây dựng kế hoạch tín dụng: Ngay từ đầu năm, Agribank Tam Đảo đã chủ động rà soát, nắm bắt tình hình SXKD, nhu cầu vốn của khách hàng để tranh thủ nguồn vốn của cấp trên, chủ động huy động nguồn tại chỗ; đẩy nhanh, triệt để quá trình quay vòng vốn
Tổ chức thực hiện tín dụng: Ngân hàng đã vận dụng linh hoạt chính sách tín dụng; tham mưu, đề xuất Agribank triển khai những chương trình, gói vay phù hợp với nhu cầu thực của DN, người dân trên địa bàn Agribank Tam Đảo thực hiện theo cơ chế chuyên viên khá bài bản, chuyên nghiệp, có sự chuyên môn hóa theo từng nghiệp vụ phát sinh trong quá trình xét duyệt tín dụng giúp tiết kiệm thời gian phê duyệt cho vay đối với khách hàng của Chi nhánh Trong quá trình cho vay, ngân hàng ưu tiên đầu tư vào các khách hàng kinh tế trang trại, khách hàng SXKD lớn, sản xuất hàng hóa trong nông thôn, các đại lý lớn cho các hãng SXKD có thương hiệu ở khu vực nông thôn, DN nhỏ và vừa; chế biến hàng xuất khẩu; công nghiệp công nghệ cao; sản xuất công nghiệp phụ trợ… Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, Agribank Tam Đảo đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tiến hành nhiều cuộc thanh tra, phúc tra tại các phòng giao dịch và hàng nghìn cuộc kiểm tra đối với từng khách hàng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các thiếu sót, sai phạm, chỉ đạo việc chỉnh sửa sau kiểm tra Nhờ đó, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng và đảm bảo sử dụng đúng mục đích
Kiểm tra, giám sát: Ngân hàng cũng thường xuyên kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo quá trình cho vay đúng theo quy trình, đúng đối tượng, đúng khối lượng Thêm vào đó, Ngân hàng cũng liên kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị tại địa phương, các tổ tiết kiệm và vay vốn để có thể thay mặt ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng cũng như thẩm định chính xác đối tượng vay vốn Với tất cả các biện pháp trên đã giúp quá trình kiểm tra, giám sát được hiệu quả hơn
1.2.1.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
Tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh huyện Vụ Bản năm
2022 đạt trên 3.342 tỷ đồng Tổng dư nợ đạt trên 1.341 tỷ đồng Trong đó, dư nợ cho vay cá nhân, khách hàng gia đình là trên 1.186 tỷ đồng; dư nợ cho vay doanh nghiệp là trên 154 tỷ đồng; dư nợ cho vay tiêu dùng và phục vụ đời sống là 408 tỷ đồng Để có được kết quả trên, Ngân hàng đã thực hiện quản lý tín dụng tốt
Kế hoạch tín dụng: Agribank chi nhánh huyện Vụ Bản luôn bám sát mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương để triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng trên địa bàn đối với các doanh nghiệp, HTX, hộ dân trên địa bàn được tiếp cận vốn vay để phát triển kinh tế Cũng thông qua đây, Ngân hàng xây dựng kế hoạch tín dụng bám sát với thực tế, tránh tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng
Thực hiện tín dụng: Để triển khai hiệu quả nguồn vốn vay đến người dân trên địa bàn huyện, Ngân hàng đã phối hợp tốt với Hội nông dân huyện, các xã, thị trấn để triển khai giải ngân vốn đến các khách hàng Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phân công cán bộ tín dụng chủ động bám sát địa bàn hoạt động và định hướng phát triển của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp Phối hợp chặt chẽ giữa tổ vay vốn với cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc điều tra, thẩm định, cung cấp thông tin tư vấn, giải quyết cho vay kịp thời, đầy đủ, đúng quy trình nghiệp vụ Trong thời kỳ Covid, Chi nhánh đã chủ động xây dựng chương trình ưu đãi mới dành cho khách hàng lần đầu vay vốn tại Chi nhánh hoặc khách hàng đã vay bị gián đoạn trên 3 tháng tính đến thời điểm thẩm định khoản vay do dịch Covid
Kiểm tra, giám sát: Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng vốn vay, thực hiện quy chế dân chủ trong đầu tư tín dụng Ngoài ra, Ngân hàng cũng chi nhiều hoa hồng đối với các tổ chức chính trị địa phương, các TTK&VV để giúp ngân hàng giám sát việc sử dụng của khách hàng Từ đó, nhánh chóng nắm bắt tình hình và sớm đưa ra quyết định với những khách hàng có nguy cơ dẫn đến nợ xấu
1.2.2 Bài học đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Võ Nhai
Từ kinh nghiệm thực tế từ Agribank chi nhánh Tam Đảo và chi nhánh Vụ Bản, bài học đối với Agribank chi nhánh Võ Nhai là:
Thứ nhất: Ngân hàng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay, thẩm định khách hàng, việc cắt giảm làm tắt các quy trình cho vay sẽ là hậu quả gây ra nợ xấu Quá trình cho vay cần phải đánh giá đúng thực trạng khách hàng, việc đánh giá khách hàng không chỉ dựa vào việc đánh giá mang tính công nghệ không mang tính thực tế như cho vay chỉ dựa trên việc chấm điểm khách hàng trên hệ thống một cách tự động
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả bộ phận xử lý nợ xấu, có thể bán nợ xấu cho các tổ chức khác, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo, cơ cấu lại các khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ Khuyến khích các khách hàng nợ xấu phối hợp với ngân hàng tím cách giải quyết các khoản nợ để khách hàng vừa có khả năng trả nợ và ngân hàng không để tỷ lệ xấu tăng cao
Thứ ba: Tăng cường kiểm tra, giám sát sử dụng vốn: Việc sử dụng vốn không đúng mục đích là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khả năng không trả được nợ gốc và lãi Vì vậy, ngân hàng cần tăng cường kiểm tra, giám sát sẽ giúp các khách hàng sử dụng vốn đúng với cam kết, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật
Thứ tư: Ngân hàng chủ động nghiên cứu các gói tín dụng phù hợp với từng khách hàng, từng thời điểm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng như lựa chọn những gói tín dụng phù hợp
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai – Thái Nguyên giai đoạn 2020-2022 như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng hiệu quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai – Thái Nguyên? Để ngân cao hoạt động quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai – Thái Nguyên cần có những giải pháp gì?
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước như:
- Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về hoạt động tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại,…
- Những thông tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách của địa phương đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của huyện Võ Nhai cung cấp
- Những báo cáo, tài liệu, số liệu về thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai do các bộ phận chức năng của Ngân hàng cung cấp
- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước
- Các ấn phẩm, báo khoa học, diễn đàn, tin tức của ngành Ngân hàng, website của các Bộ, Ngành khác có liên quan
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a, Chọn mẫu nghiên cứu
* Đối tượng điều tra là các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai Để xác định được cơ mẫu phục vụ cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội thì việc chọn mẫu phải đảm bảo tính đại diện và đủ lớn là rất quan trọng Những yếu tố được xem xét để xác định cỡ mẫu cho việc nghiên cứu cần phải đảm bảo tính chính xác, chất lượng của các số liệu phải đảm bảo, thời gian thu thập phù hợp… để có được kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế được những sai sót trong quá trình chọn mẫu, nghiên cứu đã lựa chọn công thức xác định mẫu của Slovin như sau: n = N
1+ N* e 2 Trong đó: n : cỡ mẫu N: Tổng thể mẫu e 2 : Sai số Đề tài sử dụng độ tin cậy là 95%
Tổng thể mẫu (N): (Tổng số khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai)
Tính đến thời điểm 31.12.2022 Số lượng khách hàng đang vay vốn của ngân hàng là 4.464 khách hàng Sau khi áp dụng công thức với N= 4.464 khách hàng vay vốn, tác giả tính toán được lượng mẫu cần dùng là 368
Nhưng để đảm bảo tính chính xác cũng như đảm bảo tính khoa học của việc điều tra, tác giả đã chọn lựa 390 khách hàng vay vốn ngân hàng
Sau khi xác định được số lượng mẫu cần thiết tác giả bắt đầu công tác phỏng vấn các đối tượng cần xin ý kiến
* Đối với đối tượng điều tra cán bộ quản lý tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai
Do số lượng cán bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai là 45 người: bao gồm cán bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên tại Ngân hàng liên quan đến hoạt động cho vay Với số lượng này, tác giả tiến hành điều tra tổng thể b, Phương pháp điều tra Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra là khách hàng và cán bộ ngân hàng Tác giả sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến sử dụng vốn vay tại ngân hàng Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc sử dụng vốn vay tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai c, Mục đích điều tra
Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá công tác quản lý tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai d, Đánh giá kết quả điều tra
Trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ ngân hàng và khách hàng với bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn Bảng hỏi, tác giả thiết kế trả lời theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá
Trong quá tình phỏng vấn, để có được câu trả lời chính xác, tác giả cũng đã vận dụng linh hoạt các cách hỏi khác nhau, quan sát thái độ cử chỉ của người trả lời nếu trong trường hợp người được hỏi còn phân vân với phương án trả lời của mình Để xác định ý kiến đánh giá của cán bộ ngân hàng, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1 là Kém, 2
Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt) Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑(a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8 Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:
Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng điểm
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin
- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin, mức độ phù hợp của thông tin với nội dung nghiên cứu Trên cơ sở đó, sử dụng theo dạng trích dẫn nguyên bản hay trích dẫn có chọn lọc phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu trong từng phần nghiên cứu
- Đối với thông tin sơ cấp: Sau khi hoàn thành việc thu thập, thông tin sẽ được kiểm tra, phân loại theo từng chuyên mục của nội dung nghiên cứu Sau đó, các thông tin được tổng hợp lại sử dụng trong từng mục đích nghiên cứu và phục vụ cho các kết luận của từng mục nghiên cứu
Việc xử lý thông tin và số liệu được thực hiện bằng phần mềm tin học thông dụng, phương pháp tổng hợp căn cứ vào kết quả khảo sát, kết quả thu thập thông tin để tổng hợp cho phù hợp với mục đích nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát về đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng và tỷ trọng nợ xấu cũng như các chỉ tiêu liên quan khác đến hoạt động ngân hàng Các chỉ số này (nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu) được phân tích theo các yếu tố như theo nhóm nợ, theo đối tượng khách hàng (cá nhân, khách hàng pháp nhân)
Sử dụng các số liệu thu thập để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng Bên cạnh đó, mô tả những giải pháp mà Agribank Võ Nhai đã thực hiện trong quản lý hoạt động tín dụng cũng như các kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp đó
2.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Các chỉ tiêu đánh hoạt động quản lý hoạt động tín dụng
* Chỉ tiêu đánh giá về kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng
- Tỷ lệ chỉ tiêu thay đổi
Tỷ lệ chỉ tiêu thay đổi = Số chỉ tiêu thay đổi x 100 Tổng số chỉ tiêu
Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt Khi quản lý tốt, Ngân hàng thu thập và phân tích tốt thông tin, đưa ra mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế
* Chỉ tiêu đánh giá thực hiện hoạt động tín dụng ngân hàng
- Tỷ lệ vốn cho từng đối tượng khách hàng
Tỷ lệ vốn cho từng đối tượng KH = Tổng số hộ nông dân x 100 Tổng số khách hàng vay vốn của ngân hàng
Tỷ lệ này cho biết sự thay đổi tỷ lệ tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng Xem xét sự phù hợp đối với mục tiêu khách hàng của ngân hàng
- Tỷ lệ vốn vay theo mục đích
Tỷ lệ vốn vay theo mục đích = Số vốn vay theo mục đích x 100 Tổng số vốn vay của khách hàng
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ mục đích vay của các khách hàng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai
* Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn vay = Số vốn đáp ứng x 100
Tỷ lệ này cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của các khách hàng
Tỷ lệ này càng cao càng tốt, giúp đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng của ngân hàng
* Tỷ lệ dư nợ quá hạn
Tỷ lệ dư nợ quá hạn = Số vốn nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai Nếu quản lý tốt tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng Ngân hàng
- Cải thiện thủ tục hành chính: trong quá trình quản lý, cán bộ quản lý sẽ thấy được những thủ tục rườm ra, không hiệu quả từ đó sẽ kiến nghị với cơ quan chức năng giảm bớt các thủ tục gây mất thời gian và công sức cho khách hàng
- Hiệu quả vay vốn đối với thu nhập: Thông qua chỉ tiêu này nhằm xem xét và đánh giá quản lý hoạt động tín dụng đối với nâng cao thu nhập đối với khách hàng
- Hiệu quả vốn vay về mặt xã hội: Thông qua chỉ tiêu này nhằm xem xét và đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay đối với việc tăng số việc làm, xóa đói giảm nghèo
* Chỉ tiêu đánh giá hoạt động kiểm tra giám sát
- Tỷ lệ khách hàng vi phạm hợp đồng
Tỷ lệ khách hàng vi phạm hợp đồng = Số khách hàng vi phạm hợp đồng x 100 Tổng số khách hàng
Tỷ lệ này cho biết mức độ vi phạm hợp đồng của khách hàng Nếu quá trình thực hiện tốt thì tỷ lệ này giảm và ngược lại.
TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Võ Nhai
Vị trí địa lý: Võ Nhai là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có đường quốc lộ 1B chạy qua cách thành phố Thái Nguyên
50 Km.Toàn huyện có 14 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 84.510,4 ha Phía đông giáp huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn Phía tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, phía nam giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, phía bắc giáp huyện Na Rì tỉnh Võ Nhai Địa hình: địa hình của huyện thấp dần về phía Nam, dựa vào địa hình và quá trình sản xuất, huyện chia ra làm 3 tiểu vùng Vùng 1 ( vùng phía bắc gồm
6 xã) Nghinh Tường, Cúc Đường, Thượng Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn và Thần
Xa Với đặc điểm là núi cao, dốc, phần lớn là núi đá vôi, đất lâm nghiệp chiếm ưu thế, do đó diện tích đất phân tán Vùng 2 ( vùng trung tâm gồm 3 xã và một thị trấn) La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả có dạng địa hình thung lung tương đối bằng phẳng chạy dọc theo quốc lộ 1B với 2 bên là dãy núi cao có độ dốc lớn, đất đau mầu mỡ đây là sản xuất lúa trọng điểm của huyện Vùng 3 (vùng phía Nam gồm 5 xã) Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phương Giao Vùng này có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằng phẳng hơn xác xã ở vùng 1, đây cũng là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp của huyện
Khí hậu : Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau những điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của huyện Võ Nhai chia làm 2 mùa chính rõ rệt Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 25,2 đến 28,6 độ Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 nhiệt độ trung bình từ 14 đến 20,1 độ Về chế độ mưa: trên địa bàn huyện có mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này chiếm đến 90% tổng lượng mưa trong năm, lượng mưa đạt 115,83 mm/ tháng
Tài nguyên đất: các loại đất trên địa bàn huyện Võ Nhai tương đối đa dạng Đất phù xa có diện tích là 1.816 ha chiếm 2,15%- Đất đen 1.868 ha chiếm 2,21% Đất đỏ vàng là 59.977 ha, chiếm 70,9% - Đất nâu vàng 709,5 ha chiếm 0,83% - Đất vàng nhạt 3.297 ha chiếm 3,9% Với lượng đất đa dạng này, huyện
Vo nhai phù hợp với các cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp
Tài nguyên nước Trên địa bàn huyện Võ Nhai có hai hệ thống sông cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp đó là Sông Cầu và Sông Rong Nếu khai thác tốt nguồn nước ( giữ được rừng, xây được các hồ đập hợp lý) thì đủ đảm bảo các yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp Nguồn nước ngầm cũng đa dạng, ở độ sâu 60m đến 90m có lưu lượng khoảng 360 lít/giây, đủ đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Võ Nhai
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai có 15 xã, thị trấn với dân số trên 69.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70% Võ Nhai luôn được coi là huyện khó khăn: địa bàn, địa hình phức tạp, chia cắt, mật độ dân cư thưa thớt; khó khăn trong thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, lên tới 20,3%, gấp gần 3 lần mức bình quân chung toàn tỉnh; khó khăn trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội bởi ngoài hai cụm công nghiệp với số ít nhà đầu tư đang hoạt động thì huyện chưa thu hút được nhà đầu tư ở các lĩnh vực khác
Bên cạnh đó, huyện còn nhiều khó khăn khác như: kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông Thu ngân sách thấp nhất tỉnh Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chưa có các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị Hệ thống trường lớp vùng sâu, vùng xa xuống cấp, thiếu các trang thiết bị dạy và học Một số nơi vẫn tồn tại các phong tục, tập quán lạc hậu như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tin theo tà đạo Nguyên nhân của tình trạng này do nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạn chế, cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu thốn Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai
2021 BQ Tổng GTSX Tỷ đồng 2.306 2.445 2.565 106,0 104,9 105,4 Thu NSNN Tỷ đồng 52,7 53,1 53,8 100,7 101,3 101,0 Giá trị SP/ ha Triệu đồng 76,1 88,7 90,1 116,5 101,5 108,8 Giải quyết việc làm Người 1.028 1.193 1.283 116,0 107,5 111,7
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm – UBND huyện Võ Nhai
Trong những năm gần đây, huyện Võ Nhai ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, trong đó tập trung phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao mà huyện có lợi thế như: na, bưởi, ổi đưa tổng diện tích trồng cây ăn quả của huyện lên hơn 1.600 ha, tập trung tại các xã Tràng Xá, La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng Hàng năm, huyện triển khai trồng mới từ 20 đến 30 ha chè giống mới, hình thành vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, mở rộng vùng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap lên 200 ha kết hợp với công nghệ sao sấy tiên tiến Đến nay, huyện đã có 8 sản phẩm nông nghiệp thế mạnh được chứng nhận sản phẩm OCOP, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung với khoảng 30 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi gia công theo chuỗi liên kết với các doanh nghiệp
Là địa phương có tiềm năng về phát triển du lịch với các di tích, danh thắng nổi tiếng như: hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, di chỉ khảo cổ học
Thần Sa, thác Mưa Rơi cùng hệ sinh thái núi đá vôi đa dạng sinh học, huyện
Võ Nhai đã xây dựng chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 Huyện phối hợp với Hiệp hội Du lịch các tỉnh, các doanh nghiệp xây dựng các tour du lịch trên địa bàn, thực hiện quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 với 12 điểm du lịch cộng đồng và tổng diện tích quy hoạch khoảng 200 ha
Huyện Võ Nhai đặc biệt chú trọng triển khai có hiệu quả hai chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn gồm chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững Hiện toàn huyện đã có 6/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời tích cực lồng ghép các chương trình, dự án của Chính phủ đối với các xã đặc biệt khó khăn trong thự chiện công tác giảm nghèo, góp phần giảm khoảng 3% số hộ nghèo mỗi năm
Cùng với việc phát triển tiềm năng đất nông lâm nghiệp, Võ Nhai xác định việc huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng là bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Do vậy, cùng với việc triển khai có hiệu quả các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường giao thông, Võ Nhai đảm bảo 100% số thôn, bản có điện lưới quốc gia, nâng cấp, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt tập trung, giúp cho gần 98% người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh sử dụng, tích cực thu thút đầu tư vào Cụm công nghiệp Trúc Mai và Cụm công nghiệp Cây Bòng tại xã La Hiên
Huyện tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng diện tích chè, cây ăn quả, phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn Huyện phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 5,5%, giá trị sản phẩm trên mỗi ha đất nông nghiệp tăng 4,5%/năm Huyện tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm sản Võ Nhai tích cực thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phấn đấu đến năm 2025 có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hàng năm giảm 3% số hộ nghèo theo tiêu chí mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%
Huyện xúc tiến thực hiện một số dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm giai đoạn 2022-2025, nổi bật là dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng kết hợp khu ở sinh thái và dịch vụ hỗn hợp Phượng Hoàng diện tích gần 200 ha tại xã Phú Thượng và Dự án Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản với diện tích khoảng 50 ha và tổng kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng
3.1.3 Tình hình kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai Thái
* Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh Võ Nhai
Agribank Chi nhánh huyện Võ Nhai được thành lập ngày 26/3/1988 cùng với Agribank, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam
+ Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
+ Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development, Vo Nhai Branch
+ Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Agribank Vo Nhai
+ Địa chỉ trụ sở: Xóm Tiền Phong, Thị Trấn Đình Cả, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
Phân tích thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai- Thái Nguyên
3.2.1 Kế hoạch tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai
Trong những năm qua, tình hình kinh tế huyện Võ Nhai rất nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid Đứng trước thực trạng đó, chính quyền và người dân huyện Võ Nhai đã có nhiều lỗ lực vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế Đối với lĩnh vực ngân hàng, sự diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, tình hình kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tín dụng, nhiều chỉ tiêu đã phải điều chỉnh nhằm phù hợp với tình hình chung, đặc biệt Ngân hàng Agribank chi nhánh Võ Nhai là đơn vị triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách nhằm giúp doanh nghiệp và người dân sớm vượt qua đợt khủng hoảng này
Bảng 3.3: Tình hình xây dựng kế hoạch tín dụng của
KH Hội sở phê duyệt
KH Hội sở phê duyệt
KH Hội sở phê duyệt
II Phân theo loại hình khách hàng
- Hộ sản xuất cá nhân 873 863 687 654 798 764
Nguồn: Báo cáo hằng năm Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai
Hằng năm, Phòng tín dụng ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai đến 20/11 sẽ tiến hành thu thập thông tin như: báo cáo tình hình phát triển kinh, các chương trình tín dụng ưu đãi sẽ triển khai trong năm tới, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, các chương trình phát triển sản phẩm, thành phần kinh tế… Đây sẽ là những số liệu chung để từ đó ngân hàng xây dựng kịch bản phát triển của địa phương trong năm tiếp theo Đối với ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng sẽ tiến hành yêu cầu các bộ phận tiến hành nộp các báo cáo cuối năm để tổng hợp các số liệu, từ đó xem xét mức độ phát triển cũng như đánh giá những thách thức gặp phát trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng Thêm vào đó, qua các đợt báo cáo này, ngân hàng cũng tổng hợp các ý kiến, các vướng mắc từ đó đưa ra những kiến nghị để sớm sửa đổi, tháo gỡ những khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng Để có thể nắm được tình hình nhu cầu về vốn, các nhân viên Ngân hàng cũng tiến hành các cuộc điều tra khảo sát về nhu cầu vốn, mức độ sử dụng vốn Ngân hàng, những kiến nghị và đóng góp cho các chương trình tín dụng Đây là những căn cứ để cán bộ ngân hàng đưa ra được những con số về nhu cầu vốn đối với các khách hàng của mình Thêm vào đó, thông qua các cuộc khảo sát này, cán bộ cũng xem xét đánh giá thị trường như các chương trình tín dụng của các đối thủ cạnh tranh, các phương pháp quảng bá sản phẩm, các tiện ích triển khai, công tác chăm sóc khách hàng… Sau đó tổng hợp và báo cáo với lãnh đạo ngân hàng Từ những căn cứ trên mà lãnh đạo sớm đưa ra các định hướng, quyết sách phù hợp với tình hình thực tế
Tổng hợp từ các căn cứ trên, lãnh đạo ngân hàng sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch tín dụng, sau đó giao chỉ tiêu đến từng phòng ban, từng cán bộ để gắn trách nhiệm với từng người Thông thường, đến giữa năm ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, dựa trên tình hình phát triển thực tế, những nhận định phát triển tín dụng cuối năm để xem xét có điều chỉnh hay giữ nguyên chỉ tiêu về tín dụng
Bảng 3.4: Đánh giá về kế hoạch tín dụng của Ngân hàng Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn
Thông tin thu thập đầy đủ, rõ ràng 3,9 Khá 0,98
Phân tích kỹ các trường hợp 3,8 Khá 1,01
Có các biện pháp ứng phó với những đột biến 3,8 Khá 0,97
Chi tiết và cụ thể 3,9 Khá 0,96
Chỉ tiêu rõ ràng cho từng bộ phận chức năng 3,9 Khá 1,02 Các chỉ tiêu thường ít điều chỉnh 3,8 Khá 0,97 Phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng tín dụng của Ngân hàng 3,9 Khá 0,96
Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng việc xây dựng kế hoạch tài chính của ngân hàng Agribank chi nhánh Võ Nhai là tương đối tốt Với chỉ tiêu
“Thông tin thu thập đầy đủ, rõ ràng” đạt mức điểm số là 3,9 điểm Đây là mức điểm số tương đối cao, nó thể hiện mức độ quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch, cách tiếp cận và xử lý thông tin của Ngân hàng Thêm vào đó, với chỉ tiêu “Có các biện pháp ứng phó với những đột biến” đạt mức điểm số là 3,8 điểm vì trong những năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro khó lường trước và chưa có tiền lệ Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình tín dụng nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn ngân hàng Điều này cũng đã gây một ít khó khăn trong quá trình chuẩn bị vốn cũng như xử lý nợ Điều này cũng giải thích cho chỉ tiêu “Các chỉ tiêu thường ít điều chỉnh” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,8 điểm Bên cạnh đó chỉ tiêu “Phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng tín dụng của Ngân hàng” đạt điểm số là 3,9 Điều này cũng cho thấy tính phù hợp của các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo tính thực tế cũng như khả năng thực hiện các mục tiêu đó của Ngân hàng
3.2.2 Tình hình thực hiện tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai a, Quản lý các chương trình tín dụng
Trong những năm qua, kinh tế huyện Võ Nhai đã và đang có nhiều thay đổi, đời sống người dân được cải thiện, chính quyền địa phương cũng áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu hút đầu tư Vì vậy, nhu cầu về vốn ngày càng tăng Nắm bắt được nhu cầu đó, Ngân hàng đưa ra nhiều chương trình cho vay với lãi suất thấp và đối tượng áp dụng cũng đa dạng Các chương trình này cũng thay đổi nhằm phù hợp với tình hình thực tế
Năm 2020 là năm bắt đầu dịch Covid lan rộng, huyện Võ Nhai cùng với các địa phương khác thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của Chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn dịch bệnh Vì vậy, kinh tế trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai tiếp tục thực hiện các chương trình cũ, với 7 chương trình tín dụng chính sách trọng tâm: Cho vay hộ nghèo; Cho vay hộ cận nghèo; Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; Cho vay giải quyết việc làm; Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Thêm vào đó, tiếp tục thực hiện cho vay 2 chương trình mục tiêu quốc gia đó là: Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững Để có thể giúp người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn khi dịch bệnh diễn ra phức tạp, ngân hàng cũng nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước đó là giảm lãi suất cho vay, để giúp khách hàng giảm gánh nặng về lãi suất Thêm vào đó, từ ngày 1/4/2020 Ngân hàng thực hiện chương trình cho vay ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh với mức lãi suất thấp hơn 1% đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam và thấp hơn 0,5% đối với khoản vay ngoại tế so với lãi suất cho vay cùng loại
Biểu đồ 3.1: Tình hình áp dụng chương trình tín dụng ưu đãi
Nguồn: Báo cáo hằng năm Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai
Năm 2021, trong giai đoạn kinh tế đang nỗ lực phục hồi, tín dụng tiêu dùng sẽ góp phần kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế từ Từ ngày 16/6/2021, Agribank chi nhánh Võ Nhai tiếp tục áp dụng gói tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với chính sách lãi suất ưu đãi Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ phổ biến từ 5,5%
- 7%; cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ từ 7%-8%; Mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD (100% cho vay ngắn hạn) phổ biến từ 2,5% - 2,8% Agribank chi nhánh Võ Nhai áp dụng chương trình cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị với lãi suất ưu đãi từ 6,5% đến 7%/năm, thời gian áp dụng từ ngày 01/7/2021 đến ngày 31/12/2021 Đối với doanh nghiệp, Agirbank chi nhánh Võ Nhai cũng triển khai chương trình Khách hàng lớn, chương trình áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn Thời gian ưu đãi tối đa không quá 6 tháng đối với các khoản vay ngắn hạn giải ngân từ ngày 01/03/2021 đến hết ngày 30/11/2021 và tối đa 12 tháng đối với các khoản vay trung và dài hạn Mức lãi suất ưu đãi tối thiểu 3,7%/năm áp dụng tùy theo từng giải kỳ hạn đối với cho vay ngắn hạn và tối thiểu 7%/năm đối với cho vay trung, dài hạn Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được triển khai chương trình ưu đãi, thời gian ưu đãi tối đa không quá 6 tháng đối với các khoản vay ngắn hạn giải ngân từ ngày 1/10/2020 đến hết 31/12/2020 và tối đa không quá 12 tháng đối với các khoản vay trung và dài hạn giải ngân từ 1/10/2020 đến hết 31/6/2021 Mức lãi suất ưu đãi 4,8%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 7,5%/năm đối với cho vay trung, dài hạn
Bước sang năm 2022, khi mà tình hình dịch Covid-19 đã và đang có xu hướng ổn định và giảm Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình phục hồi sản xuất Agribank chi nhánh Võ Nhai đã áp dụng chương trình cho vay theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, áp dụng đối với các thỏa thuận cho vay và giải ngân từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023 Ngân hàng hỗ trợ lãi suất 2%/ năm đối với các khách hàng là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh Ngoài ra, Ngân hàng đã và đang tri ân những cán bộ y tế đã hết mình chống dịch nên đã áp dụng chương trình Cho vay tiêu dùng ưu đãi đối với cán bộ, công nhân viên ngành y tế với mức lãi suất thấp hơn đến 1,5%/năm so với lãi suất hiện hành Thời gian triển khai áp dụng đối với các khoản giải ngân phát sinh từ 01/12/2022 đến hết ngày 01/12/2023 Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh
Võ Nhai cũng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với Khách hàng doanh nghiệp nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp với quy mô lên đến 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD từ ngày 15/3/2023 đến hết ngày 30/6/2023 Với chương trình này rất khó áp dụng vì quy mô các doanh nghiệp trên địa bàn là tương đối nhỏ, số vốn đầu tư không nhiều b, Quản lý lãi suất cho vay
Ngân hàng Agribank là ngân hàng chủ lực trong việc phát triển ngành nông nghiệp của nước nhà nói chung và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Hiện nay, Agibank đang thực hiện 07 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Agibank là cầu nối quan trọng đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cả nước, mang điến cho người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, góp phần làm thay đổi căn bản chất lượng của sống của người dân
Biểu đồ 3.2: Tình hình lãi suất cho vay của Agribank chi nhánh Võ Nhai
Nguồn: Báo cáo hằng năm Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai
Bắt đầu từ năm 2020, dịch Covid bùng phát Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông tư số 01/2020/TT-NHNN nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh Agibank chi nhánh Võ Nhai cũng nghiêm túc thực hiện Thông tư nên đã triển khai các chương trình tín dụng với lãi suất thấp hơn từ 0,5% đến 2,5% so với trước khi có dịch bênh Coivd-19 để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng
Trong những năm vừa qua, người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid Chính vì vậy, Agribank chi nhánh Võ Nhai đã và đang thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước, đó là ngân hàng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trên lãi suất thực tế từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thỏa thuận này được thực hiện từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng tại
3.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan a Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng của ngân hàng Để có thể quản lý tốt tín dụng của ngân hàng thì trước hết cơ cấu tổ chức quản lý cũng cần phải tốt: hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức, vừa đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng cũng như có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về tài chính của khách hàng cũng như xu hướng phát triển của thị trường
Bảng 3.28: Đánh giá cán bộ về cơ cấu tổ chức QLTD của ngân hàng Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn
Tổ chức QLTD ngân hàng ngày càng khoa học 3,8 Khá 1,02 Lãnh đạo có những quyết sách đúng và luôn tìm cách quản lý tốt về tín dụng 3,8 Khá 1,01
Các kiến nghị của nhân viên được lãnh đạo được xem xét và phân tích để thấy được cơ hội 3,8 Khá 0,97 Lãnh đạo, nhân viên sử lý linh hoạt trước các vấn đề phát sinh 3,7 Khá 1,01
Quá trình quản lý áp dụng các tiêu chuẩn ngày càng cao, phù hợp với xu thế chung 3,8 Khá 098
Nguồn: Theo kết quả tổng hợp của tác giả
Qua kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá tổ chức quản lý tài chính của ngân hàng là tương đối cao Vì hiệu quả quản lý tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động cuối năm của Ngân hàng, đây cũng là thành phần giúp phân loại cán bộ viên chức cuối năm, từ đó đưa ra các mức thưởng phù hợp Chính vì điều này mà các cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhất là các công việc liên quan đến quản lý tài chính Với chỉ tiêu “Lãnh đạo có những quyết sách đúng và luôn tìm cách quản lý tốt về tín dụng” cũng chỉ đạt mức điểm là 3,8 điểm Đây là mức điểm không cao vì: lãnh đạo luôn cần cân nhắc vấn đề quản lý liên quan mật thiết giữa đảm bảo tài chính và sự phát triển tài chính của ngân hàng Trong quá trình quản lý, có nhiều chỉ tiêu cần phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, vì vậy lãnh đạo cần phải thay đổi và phải lắng nghe ý kiến, vì vậy chỉ tiêu “Lãnh đạo, nhân viên sử lý linh hoạt trước các vấn đề phát sinh” đạt mức điểm 3,8 điểm Đây là mức điểm không quá cao nhưng cũng có thể thấy được sự quyết tâm của ban lãnh đạo trong những cải thiện quy trình quản lý, các dịch vụ tài chính cũng như sự phát triển theo xu hướng và yêu cầu của thị trường trên địa bàn huyện Võ Nhai b Nhân tố con người
Trong quá trình quản lý, ngân hàng cần áp dụng nhiều văn bản, quy phạm pháp luật do nhiều cấp ban ngành đưa ra, trong khi đó mỗi một văn bản thì có những đối tượng khác nhau và điều kiện khác nhau Vì vậy, để áp dụng được tốt thì chính cán bộ ngân hàng cần phải áp dụng linh hoạt để vừa giải ngân vốn tín dụng nhưng cũng đảm bảo đúng số lượng và đối tượng
Bảng 3.29: Đánh giá của KH về về trình độ cán bộ ngân hàng Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn
Cán bộ ngân hàng nắm rõ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ 3,7 Khá 1,01
Cán bộ ngân hàng sẵn sàng đưa ra các lời khuyên, tư vấn cho KH để có những quyết định tốt nhất 3,8 Khá 0,96 Cán bộ ngân hàng nắm chắc chuyên môn, sẵn sàng giải quyết các công việc được giao 3,8 Khá 0,98 Thái độ, tác phòng, trình độ đã được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh 3,7 Khá 1,01
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Agribank là một trong những ngân hàng lớn với mạng lưới phủ khắp các vùng miền trên địa bàn huyện Võ Nhai Đây sẽ là điều kiện tốt để người dân và danh nghiệp ở những vùng sâu vùng xa như Nghinh Tường, Sản Mộc, Dân
Tiến… có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Thêm vào đó, Võ Nhai cũng đang là thị trường tiềm năng cho nhiều ngân hàng tìm cơ hội kinh doah
Vì vậy, yếu tố con người là yếu tố quan trọng để giúp ngân hàng cạnh tranh
Cán bộ ngân hàng được tuyển là các cán bộ có trình độ cao, cán bộ cũng có ý thức cao trong việc cạnh tranh nên với chỉ tiêu “Cán bộ ngân hàng nắm chắc chuyên môn, sẵn sàng giải quyết các công việc được giao” đạt điểm số là 3,8 điểm Là ngân hàng có thời gian hoạt động lâu năm, khối lượng công việc nhiều nên việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn
Vì vậy chỉ tiêu “Thái độ, tác phòng, trình độ đã được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh” chỉ đạt mức điểm là 3,7 điểm Đây là mức điểm không cao vì trên thực tế số lượng khách hàng là tương đối đông, trình độ khách hàng cũng không cao nền trong quá trình xử lý các vấn đề hành chính gặp nhiều khó khăn, đã có nhiều trường hợp cán bộ đã giải thích nhiều lần, hướng dẫn cụ thể nhưng khách hàng vẫn chưa làm đúng điều này đã dẫn đến tâm lý áp lực cũng như thái độ chưa thực sự tốt so với các ngân hàng khác c Công nghệ ngân hàng
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển điều này đã giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm được thời gian và chi phí Thêm vào đó, với việc áp dụng công nghệ sẽ giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng được tốt hơn đặc biệt là các địa điểm giao dịch, tạo không khí khang trang lịch sự, các phòng chờ làm thủ tục cho khách hàng…
Bảng 3.30: Đánh giá của cán bộ ngân hàng về trang thiết bị Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn
Chi nhánh đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ khách hàng 3,7 Khá 0,98
Hệ thống thông tin được cải thiện, giúp quản lý khách hàng được tốt hơn 3,7 Khá 0,96
Nhiều phần mềm chuyên dụng được triển khai và áp dụng đã nâng cao hiệu quả công việc 3,8 Khá 1,02
Thang đo Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn
Trang thiệt bị hiện đại đã giúp ngân hàng triển khai nhiều dịch vụ mới, tạo thuận tiện cho khách hàng 3,7 Khá 1,02 Trang thiết được đầu tư, thu hút được khách hàng, tăng doanh thu cho chi nhánh 3,8 Khá 0,97
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Lĩnh vực ngân hàng luôn là lĩnh vực có nhiều cạnh tranh, các ngân hàng đầu tư nhiều cơ sở vật chất để tạo thương hiệu, tạo sự thu hút cho khách hàng và quản lý tín dụng được tốt hơn, Agribank Võ Nhai Thái Nguyên không nằm ngoài xu hướng đó Để có thể cạnh tranh tốt hơn với các ngân hàng khách trên địa bàn huyện Võ Nhai, Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai đã và đang đầu tư nhiều vào trang thiết bị, cơ sở vật chất như các ngân hàng khác nên với chỉ tiêu
“Trang thiết được đầu tư, thu hút được khách hàng, tăng doanh thu cho chi nhánh” mới chỉ đạt mức điểm là 3,8 điểm Đây là mức điểm chưa thực sự cao vì Agribank Võ Nhai Thái Nguyên vẫn dựa vào nguồn lực tài chính lớn, lãi suất cho vay thấp để thu hút khách hàng mà chưa thực sự có những quan tâm thích đáng đến các vấn đề khác Thêm vào đó, với chỉ tiêu “Nhiều phần mềm chuyên dụng được triển khai và áp dụng đã nâng cao hiệu quả công việc” cũng chỉ đạt mức điểm là 3,8 điểm Agribank Võ Nhai Thái Nguyên cũng đang triển khai việc áp dụng các phần mềm quản lý chuyên dụng mà vẫn áp dụng phần mềm quản lý chung do Agribank cung cấp, thêm vào đó để sử dụng hiệu quả được phần mềm này thì cần có lượng thông tin lớn, các thông tin được cập nhật thường xuyên và điều này là rất khó khăn với Agribank Võ Nhai Thái Nguyên vì điều kiện thông tin có hạn Địa hình đi lại khó khăn nên cán bộ ngân hàng cập nhật thông tin khách hàng cũng không được tốt, chủ yếu dựa vào thông tin từ tổ vay vốn đưa lên
3.3.2 Nhóm nhân tố khách quan a Cơ chế, chính sách tín dụng của ngân hàng
Võ Nhai là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thái Nguyên, đa số người dân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm huyện như Thị trấn Đình Cả Thêm vào đó, địa phương bị chia cắt mạnh, nhiều vùng xa trung tâm huyện, đi lại khó khăn nên không có nhiều điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp và người dân Một trong những thành tố quan trọng để cải thiện điều này là tín dụng ngân hàng, bổ sung cho nguồn vốn tự có, từ đó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh
Bảng 3.31: Đánh giá cán bộ ngân hàng về chính sách, pháp luật nhà nước, cấp ban ngành liên quan Đơn vị: Điểm
Thang đo Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn
Nhiều chính sách tín dụng ưu đãi được triển khai 3,8 Khá 0,94 Khách hàng ngày càng dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng 3,6 Khá 0,96
Ngân hàng và chính quyền địa phương đưa ra nhiều chính sách khuyến khích vay vốn ngân hàng
Chính sách hỗ trợ đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng 3,6 Khá 0,98
Luôn được cấp cấp ban ngành quan tâm, hỗ trợ để các khách hàng có thể vay vốn 3,7 Khá 0,97
Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả
Mục tiêu của Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai đó là cung cấp nguồn tín dụng tốt nhất để phát triển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và người dân đang sinh sống tại các vùng sâu vùng xa có thêm điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bổ sung cho nguồn vốn tự có từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh Với chỉ tiêu “ Khách hàng ngày càng dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng” chỉ đạt mức điểm là 3,6 điểm Đây là mức điểm chưa thực sự cao vì: khách hàng chủ yếu của Agribank chi nhánh Võ Nhai là khách hàng cá nhân, với tâm lý vẫn e ngại vay tín dụng sợ làm ăn gặp rủi ro không có khả năng trả nợ, nhiều gia đình lại không có tài sản thế chấp, hoặc chưa có kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Hiện nay với trình độ công nghệ ngày càng phát triển, chính quyền địa phương nhanh chóng triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đến với khách hàng có nhu cầu thông qua các công thông tin điện tử, mạng xã hội, qua email vì vậy với chỉ tiêu “Luôn được cấp cấp ban ngành quan tâm” cũng chỉ đạt điểm số là 3,7 điểm Tuy đây là mức điểm không cao nhưng đã thể hiện sự quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc cải thiện kinh tế, tìm cách gỡ khó cho DN và khách hàng cá nhân Huyện cũng đã có đường dây nóng để giải đáp các thắc để các khách hàng được hướng dẫn cụ thể và thực hiện các quy định của pháp luật để được hưởng chính sách theo đúng mục tiêu đã đề ra Nhưng một điểm khó khăn đó là: kinh tế của
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai- Thái Nguyên
Triển khai đa dạng chương trình tín dụng: số lượng khách hàng của ngân hàng ngày càng đa dạng, ngân hàng đã và đang áp dụng nhiều chương trình tín dụng đã giúp khách hàng có thêm cơ hội lựa chọn các gói tín dụng phù hợp, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất Đáp ứng tốt nhu cầu về vốn: Công tác dự báo tương đối tốt nên ngân hàng đã chuẩn bị tốt nguồn vốn, sẵn sàng cung cấp tín dụng đến với khách hàng Dựa trên các quy định, các chỉ tiêu mà người vay có thể vay mà ngân hàng cung cấp vốn, nâng tỷ lệ đáp ứng nhu cầu về vốn lên, tránh tình trạng thiếu vốn tại ngân hàng
Góp phần phát triển kinh tế, sớm vượt qua đại dịch: trong nhưng năm qua, huyện Võ Nhai cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi đại dịch Covid Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai, kết hợp với chính quyền địa phương áp dụng nhiều chương trình tín dụng ưu đãi như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, giãn nợ… Điều này đã góp phần không nhỏ đến khả năng phục hồi kinh tế của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng
Góp phần giảm tệ nạn xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân: nhờ có nguồn vốn tín dụng nhiều khách hàng đã mở rộng sản xuất Ngoài ra, các mục tiêu trong nông nghiệp đã được thực hiện tốt hơn, các sản phẩm của địa phương đã có thêm chỗ đứng trên thị trường nhờ nâng cao kiến thức, đổi mới công nghệ… Đây là điều kiện giúp giảm tệ nạn xã hội, tạo nhiều việc làm mới đặc biệt các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Công tác thẩm định và cải tiến quy trình cho vay chưa hiệu quả và còn chậm: Hiện nay khách hàng thì ngày càng nhiều, mục đích vay vốn cũng rất đa dạng và phong phú Nhiều khoản đầu tư của khách hàng vào những lĩnh mới nên công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn Thêm vào đó, quy trình cho vay vẫn nhiều phức tạp, thời gian thực hiện thủ tục hành chính lâu và trải qua nhiều bước khiến cho khách hàng mất nhiều thời gian và chi phí
Công tác quản lý cho vay và kiểm soát sau cho vay chưa chặt chẽ và hiệu quả: Địa bàn hoạt động rộng, các khách hàng cũng đa dạng nên việc kiểm soát đối với thực hiện các khoản vay của khách hàng chưa thực sự tốt Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu còn ở mức cao Thêm vào đó, thủ đoạn những giao dịch ngày càng phức tạp, tinh vi nên việc kiểm soát cũng gặp nhiều khó khăn, cần phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời
Nâng cao năng lực nhân sự cho hoạt động cho vay: Do số lượng cán bộ cán bộ ít, khách hàng nhiều, trình độ chuyên môn cần phải nâng cao nên hiệu quả công việc không đạt được mục tiêu đề ra Cũng nhiều trường hợp phát sinh, quá trình xử lý cần phải linh hoạt nhưng cán bộ vẫn áp dụng các quy trình máy móc, chưa đưa ra được phương pháp làm việc khoa học và hiệu quả cao
Nâng cao công tác định giá tài sản đảm bảo: Việc định giá tài sản đảm bảo không tốt dẫn đến khả năng thu hồi vốn không cao: đánh giá không đúng về tài sản, định giá tài sản cao hơn thị trường… Thêm vào đó là khả năng thanh khoản của tài sản, ngân hàng cần vốn ngay nhưng nhiều tài sản đảm bảo khả năng thanh khoản thấp dẫn đến nợ đọng vốn, giải quyết nợ xấu gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI -
Định hướng và mục tiêu quản lý hoạt động tính dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai- Thái Nguyên
4.1.1 Định hướng trong quản lý hoạt động tín dụng
Tăng cường công tác quản lý rủi ro để ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu và duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất trên cơ sở xây dựng quy trình tín dụng công tác quản lý rủi ro như thông tin quản lý hoàn chỉnh và hệ thống kế toán phù hợp với thông lệ của quốc tế Đẩy mạnh công tác sử dụng vốn Mở rộng quy mô tín dụng gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng bằng nhiều biện pháp và đảm bảo phương châm
“an toàn, hiệu quả” và tăng trưởng ổn định
Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tín dụng cá nhân, cho vay tiêu dùng để phân tán rủi ro, hạn chế các lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao như cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp thu hồi và giảm tỷ lệ nợ xấu Việc thu hồi nợ xấu triểt để cần có sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan chức năng khác như toà án, công an Các đơn vị cần có sự phối hợp và thống nhất cao trong việc xử lý nợ tránh việc xử lý nợ chậm do công tác hành chính không có sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau hay giữa ngân hàng với chính quyền địa phương Đa dạng hoá các loại hình cấp tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra giám sát, tăng cường công tác thẩm định để tạo ra uy tín và sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng
Tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra giám sát và quản lý hoạt động ngân hàng, đảm bảo hệ thống tín dụng trên địa bàn hoạt động an toàn, lành mạnh Tiếp tục triển khai cơ cấu lại tín dụng và đẩy mạnh xử lý nợ xấu, duy trì tỷ lệ xấu trên địa bàn bền vững, đảm bảo hoạt động tín dụng ổn định
4.1.2 Mục tiêu quản lý hoạt động tín dụng
Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng Agribank đã đặt ra một số mục tiêu nhất định đến năm 2025 tầm nhìn 2030 như sau:
Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, nâng tổng dư nợ lên 15% đến 20% đến năm 2025 và 45% đến năm 2030
Kiểm soát tình trạng nợ xấu dưới 2% để đảm bảo nguồn vốn
Triển khai các chương trình tín dụng chính sách, lãi suất ưu đãi, tăng từ 20% đến 30% đến năm 2025 Giúp đỡ các thành phần kinh tế đang được nhà nước khuyến khích có thêm cơ hội phát triển, tiếp cận nguồn vốn tín dụng Nâng cao kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng Xây dựng mạng lưới ngân hàng thông qua các tổ vay vốn để tăng cường giải ngân và kiểm soát Ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật gây mất vốn của ngân hàng.
Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai- Thái Nguyên
4.2.1 Nâng cao công tác thẩm định và cải tiến quy trình cho vay
Công tác thẩm định cho vay đóng vai trò quan trọng việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, công tác thẩm định là mấu chốt xử lý các khoản vay của khách hàng, công tác thẩm định cũng như quy trình cho vay tốt vừa giải quyết được nhu cầu cho khách hàng đồng thời cũng đảm bảo được rủi ro cho ngân hàng Đối với khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, pháp lý khách hàng: ngân hàng cần thẩm định kỹ, thu thập thông tin đầy đủ về hồ sơ vay vốn đặc biệt là tính pháp lý của khách hàng vay Đánh giá tốt năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng Đối với khâu thẩm định phương án, dự án vay vốn: giai đoạn này có thể dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng không đem lại hiệu quả hoặc kém chất lượng mà nguyên nhân là từ chính bản thân cán bộ tín dụng gây ra đặc biệt là việc thẩm định phương án lớn hay dự án đầu tư thường hết sức phức tạp và ảnh hưởng đến mục đích vay vốn cũng như hiệu quả của các khoản vay sau này Nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn tốt có phẩm chất đạo đức tốt đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại hiệu quả HĐTD, có thể xem xét một số tình huống đưa đến hoạt động cho vay có hiệu quả hay không đó là:
Do thiếu thông tin về lĩnh vực kinh doanh của phương án và dự án xin vay dẫn đến nguồn thông tin không tương xứng, đưa ra quyết định cho vay không chính xác gây ra rủi ro cho ngân hàng
Xuất phát từ nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp không chính xác, khi thẩm định nhân viên tín dụng yếu kém trình độ chuyên môn thu thập thông tin không tốt gây ra tổn thất cho ngân hàng
Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng là cố ý làm sai lệch các quy định của pháp luật và NHNN khi thẩm định để đưa ra quyết định các khoản cho vay kém chất lượng nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng
Ngân hàng không thể dự đoán chính xác được điều gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai khi phân tích các điều kiện tín dụng hiện tại Đối với khâu thẩm định tài sản đảm bảo: để hoạt động cho vay hiệu quả ngân hàng cần phải thẩm định tài sản đảm bảo một cách kỹ lưỡng Một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu trong đó có không ít sai sót trong công tác thẩm định đánh giá tài sản Do vậy, công tác thẩm định tài sản cần phải chính xác có quy trình chặt chẽ Ngân hàng cần tách bạch công việc thẩm định tài sản một cách độc lập Bên cạnh đó, ngân hàng cần thuê các công ty định giá độc lập bên ngoài có uy tín như công ty định giá của Bộ Tài Chính
Việc tiến hành thẩm định cho vay của ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, tổ chức thẩm định là cách thức, phương pháp thẩm định mối liên hệ giữa các phòng ban giữa các cán bộ tính thống nhất hiệu quả trong quá trình thẩm định tín dụng ngân hàng, các tiêu chuẩn chỉ tiêu cách thức xử lý những thông tin trong hồ sơ vay vốn và những thông tin liên quan đến đem lại những thông tin cần thiết đánh giá tính khả thi của phương án, dự án đó Cơ cấu tổ chức thẩm định khoa học hiện đại, hợp lý sẽ giúp cán bộ thẩm định phân tích đánh giá các dự án, tính toán hiệu quả tài chính phương án, dự án vay vốn một cách nhanh chóng chính xác, tin cậy làm cơ sở cho lãnh đạo ra quyết định cho vay, đầu tư đứng đắn
4.2.2 Nâng cao công tác quản lý cho vay và kiểm soát sau cho vay
Sau khi khoản vay của khách hàng đã được duyệt khâu tiếp theo ngân hàng phải làm là quản lý cho vay thu nợ cũng như kiểm soát sau cho vay hiệu quả, việc quản lý cho vay hiệu quả sẽ hạn chế được rủi ro và nâng cao được hiệu quả HĐTD Đặc biệt đối với khách hàng lớn việc quản lý cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro đồng thời quản lý tốt dòng tiền của khách hàng, việc quản lý dòng tiền tốt sẽ giúp cho ngân hàng có nguồn thu nhập thêm từ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng do dòng tiền luân chuyển thường xuyên về tài khoản ngân hàng, công tác quản lý cho vay và kiểm soát sau cho vay bao gồm:
Giải pháp quản lý giải ngân hiệu quả: Sau khi quyết định cho vay, ngân hàng thực hiện giải ngân vốn cho khách hàng vay theo phương án vay vốn đã được quyết định Nếu ngân hàng không thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với khách hàng khi sử dụng vốn vay có thể dẫn đến rủi ro từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng Nếu có sự giám sát tốt từ phía nhân viên tín dụng đồng thời khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả thì khoản vay sẽ có chất lượng tốt Bên cạnh đó nhân viên tín dụng cần giám sát chặt chẽ để sớm phát hiện tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và có các giải pháp hỗ trợ khách hàng khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn…
Nếu nhân viên tín dụng kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, lơ là, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có khả năng dẫn đến rủi ro hoặc khách hàng luôn có xu hướng sử dụng vốn đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao với mức độ rủi ro lớn từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng Trường hợp này, nhân viên tín dụng đã không thực hiện tốt khâu giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân vốn thì ngân hàng cần khắc phục bằng những biện pháp hữu hiệu, thiết thực, cụ thể đối với tình hình thực tế ở ngân hàng mình để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
Quản lý các khoản tạm ứng: Việc quản lý các khoản tạm ứng hết sức quan trọng đặc biệt đối với lĩnh vực cho vay xây lắp, đấu thầu dự án, cho vay thương mại dựa trên các điều khoản hợp đồng… Ngân hàng cần phải giám sát dòng tiền về theo điều khoản tạm ứng để quản lý hiệu quả tránh việc khách hàng sử dụng nguồn tạm ứng sai mục đích không theo phương án vay dễ phát sinh rủi ro cho ngân hàng sau này
Quá trình thu nợ: Việc thu nợ gốc, lãi cũng như giải quyết các phát sinh sau khi khách hàng sử dụng vốn vay phụ thuộc rất lớn ở công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra, nếu một hợp đồng tín dụng mà khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng trong việc trả nợ và lãi đúng hạn ghi trong hợp đồng thì hợp đồng tín dụng đó có vấn đề hay khoản vay kém chất lượng và phải xử lý đảm bảo tiền vay theo quy định Quá trình thu nợ vay cũng hết sức quan trọng đặc biệt đối với các khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo và ngân hàng chỉ quản lý được bằng dòng tiền, theo dõi đúng dòng tiền theo phương án vay để thu nợ kể cả thu nợ trước hạn, tránh trường hợp khách hàng dùng tiền vào việc khác gây khó khăn cho các khoản vay đến hạn sau này Kiểm soát sau khi cho vay: Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng là do sự thiếu kiểm soát sau cho vay Vai trò thẩm định, kiểm tra khoản vay của các tổ chức tín dụng là vô cùng quan trọng, bởi có những đơn vị làm dự án rất tốt nhưng khi vay được tiền về lại sử dụng sai Do vậy, các ngân hàng cần phải tăng cường công tác kiểm soát sau khi cho vay, định kỳ theo thời gian (được quy định theo quy trình kiểm soát nội bộ của ngân hàng) ngân hàng cần phải cử cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng trực tiếp đến gặp khách hàng, trực tiếp kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau khi cho vay từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là phải kiểm soát sau chặt chẽ đối với các khoản cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo cho vay chỉ dựa vào dòng tiền
4.2.3 Nâng cao năng lực nhân sự cho hoạt động cho vay
Có thể nói hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng chưa cao là nguyên nhân khách quan dẫn đến hiệu quả tín dụng không cao Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của khoản vay đặc biệt là quá trình thẩm định cho vay từ người thẩm định cho đến người ra các quyết định cho vay Để nâng cao được hiệu quả cho vay thì cán bộ ngân hàng trực tiếp đến hoạt đọng cho vay như người phê duyệt, cán bộ thẩm định, cán bộ là công tác quản trị rủi ro và các bộ phận có liên quan khác cần phải có kiến thức nghiệp vụ cơ bản, có kinh nghiệm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, am hiểu về lĩnh vực kinh tế pháp luật…
Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác cho vay: những cán bộ được chọn làm nghiệp vụ phải là những người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm tâm huyết với ngân hàng Các cán bộ liên quan đến quá trình cho vay cũng cần phải có năng lực chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, pháp luật chuyên môn hoá trong thẩm định từng ngành nghề và từng đối tượng khách hàng Cần kiêm quyết loại bỏ các cán bộ yếu về tư cách đạo đức, không trung thực và cho thôi việc hoặc thuyên chuyển sang các bộ phận khác nếu cần nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng
Thường xuyên hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn như: thường xuyên có các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên môn để có thể phổ biến các chế độ, thể lệ… của các ngành liên quan của ngân hàng, gắn lý luận chung vào thực tiễn để cán bộ nhân viên có thể vận dụng khi thẩm định giải quyết khoản vay Tăng cường đào tạo trong nước, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hnaj tại ngân hàng và các trung tâm đào tạo khác có uy tín như Học viện ngân hàng, tham gia các cuộc khách hàng thảo, học tập nghiên cứu thêm về các kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, phân tích thị trường, các lớp đào tạo về chăm sóc khách hàng, khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ tham gia đào tạo sau đại học và các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn khác đồng thời phù hợp với các ngân hàng khác để cử cán bộ học hỏi kinh nghiệm… Các cán bộ tham gia trực tiếp hoạt động cho vay cần phải đảm bảo các kỹ năng như: kỹ năng phục vụ chăm sóc khách hàng, kỹ năng tìm hiểu thông tin, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp…
4.2.4 Nâng cao công tác định giá tài sản đảm bảo
Hiện nay công tác định giá tài sản đóng vai trò hết sức quan trọng khi ngân hàng cho vay dựa trên căn cứ giá trị tài sản đảm bảo Trên thực tế công tác định giá tài sản thế chấp tại ngân hàng hiện nay còn khá nhiều bất cập, mang tính chất nội bộ cao Do vậy để nâng cao hiệu quả tín dụng thì trước hết nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản đảm bảo nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng cần phải đổi mới nhận thức về định giá tài sản thế chấp coi việc xác định giá trị tài sản thế chấp là khâu then chốt để cho vay và là công cụ quan trọng để giảm thiểu rủi ro khi xử lý tài sản thế chấp Ngân hàng cũng cần xây dựng hệ thống thông tin về bất động sản, phối hợp với các tổ chức môi giới, các công ty nghiên cứu thị trường xây dựng bộ dữ liệu thông tin thị trường phục vụ ngân hàng Bên cạnh kết quả từ các tổ chức định giá, đây là cơ sở dữ liệu thiết yếu phục vụ giúp cho ngân hàng xem xét một cách cẩn thận rõ ràng hơn trước khi ra quyết định cho vay từ đó giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro và phù hợp với thông lệ quốc tế Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phối hợp với các công ty định giá độc lập khác để nâng cao tính khách quan trong việc xác định tài sản thế chấp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.