TỔNG QUAN
Bệnh sinh trầm cảm ở phụ nữ trung niên
1.2.1 Giả thuyết về rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh Ở phụ nữ trung niên thời kỳ mãn kinh, giả thuyết này đề cập tới vai trò của sự suy giảm của estrogene Tác dụng sinh lý bình thường của estrogene với các chất dẫn truyền thần kinh [8],[9]:
1.2.2 Giả thuyết về yếu tố sinh hóa thần kinh tuổi già
Thư viện ĐH Thăng Long Ở tuổi già có sự giảm trọng lượng của não và tăng thể tích nước, một phần do tế bào thần kinh ở vỏ não giảm đi rõ rệt khi tuổi cao Đồng thời người ta nhận thấy hiện tượng thoái triển các khớp thần kinh, các nhánh tận và đuôi gai cũng thường xảy ra vào tuổi già Đó là một giả thuyết về bệnh sinh của trầm cảm ở người cao tuổi nói chung
1.2.3 Giả thuyết về rối loạn nội tiết
Vai trò của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận trong bệnh sinh trầm cảm được nhiều nhà khoa học thừa nhận Trong RLTC sự thay đổi nội tiết do rối loạn trục dưới đồi - tuyến yên -tuyến thượng thận, dẫn đến làm thay đổi nồng độ cortisone trong máu, não Vai trò của nội tiết tố giáp trạng TSH, TRH, T3, T4 cũng được một số tác giả nêu lên, đồng thời thấy giảm nồng độ TSH, thay đổi nồng độ TSH trong ngày, tăng nồng độ T3, T4 ở bệnh nhân trầm cảm đơn cực [2]
Lý thuyết tâm lý tập trung vào các yếu tố ngoài thay đổi sinh học Các sang chấn tâm lý có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc là yếu tố thuận lợi cho sự khởi phát và tái diễn trầm cảm Các triệu chứng cảm xúc được xem như đáp ứng với vai trò và chức năng của phụ nữ đã được thay đổi có liên quan tới tuổi như vấn đề về sức khỏe bản thân, sự quan tâm đến tuổi già, bệnh tật của cha mẹ, bản thân trở thành mẹ vợ hay mẹ chồng Các yếu tố tâm lý như gánh nặng chăm sóc cha mẹ già yếu, cảm giác cô đơn khi các con trưởng thành rời gia đình sống riêng, hôn nhân không hạnh phúc của các con, mất người thân, khó khăn về kinh tế, nghỉ hưu, quá lo lắng về triệu chứng mãn kinh, thay đổi vai trò và chức năng của bản thân trong gia đình (trở thành mẹ vợ hoặc mẹ chồng, có thêm con dâu, con rể)…là các sang chấn tâm lý gây ra các triệu chứng buồn chán và các triệu chứng khác [10], [11].
Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm
Ở phụ nữ tuổi 40-59, do biến động về mặt tâm lý (thiếu sót hoặc phản ứng) và nhất là các biến đổi về mặt sinh học (các biến đổi nội tiết và các quá trình thoái triển tự nhiên), nên triệu chứng lâm sàng trầm cảm ở lứa tuổi này lại càng phức tạp với các biểu hiện lo âu, kích động, vật vã, kích thích, nghi bệnh, ý tưởng bị tội, hành vi tự sát và nhiều triệu chứng cơ thể kèm theo [13] Phụ nữ độ tuổi 40-59 có thể và thường được biểu hiện triệu chứng cơ thể của rối loạn trầm cảm dưới nhiều hình thái lâm sàng khác nhau: giai đoạn trầm cảm điển hình với các triệu chứng cơ thể; trầm cảm ẩn che đậy bằng các triệu chứng cơ thể; biểu hiện trầm cảm cùng với các bệnh lý cơ thể; biểu hiện triệu chứng trầm cảm đan xen với các triệu chứng mãn kinh [13] Nhưng dưới hình thái lâm sàng nào, ngoài các triệu chứng cảm xúc, trầm cảm ở phụ nữ tuổi 40-
59 có thể được thể hiện bằng các triệu chứng sinh học, triệu chứng đau, các triệu chứng lo âu kèm theo và triệu chứng mãn kinh
* Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn TC theo ICD 10
(1) Trầm cảm nhẹ, phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của TC và phải có ít nhất 2/7 triệu chứng phổ biến khác của TC
(2) Trầm cảm vừa, phải có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và phải có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm
(3) Trầm cảm nặng, phải có 3/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và phải có ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm
* Theo ICD-10 có 8 triệu chứng sinh học
Giảm hoặc mất những quan tâm thích thú trong các hoạt động bình thường vẫn làm bệnh nhân hứng thú
Thiếu các phản ứng cảm xúc với những sự kiện hoặc hoạt động bình thường vẫn gây ra phản ứng cảm xúc
Thư viện ĐH Thăng Long
Tỉnh giấc sớm hơn 2 giờ hoặc sớm hơn giờ thức giấc hàng ngày;
Triệu chứng nặng lên vào buổi sáng
Bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động
Ăn mất ngon rõ rệt;
Sụt cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể trong tháng trước đó);
Mất dục năng rõ rệt
Người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi Nét mặt kém linh hoạt, mất sinh động, thờ ơ với cuộc sống Họ hạn chế tiếp xúc với mọi người, thụ động khi trò chuyện, ít quan tâm chú ý đến xung quanh Họ giảm dần các quan tâm, các ham thích, thú vui cũ, không thích vui chơi giải trí Giọng nói đơn điệu, thiếu sinh lực, chậm, nhỏ, ngắt quãng Người phụ nữ biểu hiện mệt mỏi về cơ thể (làm việc nhanh mệt, mệt mỏi thường xuyên, dai dẳng, giảm khả năng lao động, sáng tạo…) Họ lo lắng, chi li, dễ xúc động, dễ bị kích thích hay ngờ vực Các triệu chứng cơ thể và tâm thần biểu hiện dao động trong ngày, thường nặng lên vào buổi sáng và giảm bớt về chiều
Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng sinh học của trầm cảm, được biểu hiện khó vào giấc, thức giấc sớm, thức giấc giữa đêm không ngủ lại được và thức trắng đêm Triệu chứng ngày một tăng dần, gây ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống của người bệnh Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ phần nào bị ảnh hưởng bởi tuổi và giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh Khi đó triệu chứng thường nhẹ, không hệ thống và ảnh hưởng không đáng kể đến cuộc sống của người phụ nữ
Giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh bị gián đoạn rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng, và có tương quan rõ rệt giữa rối loạn giấc ngủ và các mức độ cảm xúc ở các phụ nữ tiền mãn kinh [68] Điều này đã gợi ý rối loạn giấc ngủ có thể có vai trò trung gian của một số thay đổi cảm xúc và lo âu có liên quan đến mãn kinh
Tóm lại triệu chứng cơ thể của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ độ tuổi 40-
59 với biểu hiện rối loạn giấc ngủ có sự đan xen của bệnh, lứa tuổi và tình trạng mãn kinh Rất khó để có thể phân biệt được đó là triệu chứng của trầm cảm hay của mãn kinh
Giảm ham muốn tình dục cũng là triệu chứng sinh học ở phụ nữ có rối loạn trầm cảm Do cảm xúc buồn chán, bệnh nhân giảm quan tâm thích thú với xung quanh và ngay cả các nhu cầu thiết yếu với bản thân như ăn uống, tình dục…, người phụ nữ giảm hoặc mất ham muốn tình dục Khi biểu hiện trầm cảm nhẹ bệnh nhân còn có thể có gắng đáp ứng được nhu cầu tình dục của bạn đời Mức độ trầm cảm nặng hơn, nhu cầu ham muốn tình dục của họ giảm nhiều hoặc mất
1.3.2 Đặc điểm triệu chứng đau Đau cũng là triệu chứng cơ thể thường thể hiện ở phụ nữ Họ thường phàn nàn về các biểu hiện đau nhiều hơn nam giới cả về mức độ đau, sự thường gặp của triệu chứng đau, thời gian đau, vị trí đau Than phiền về cảm giác đau rất nổi bật Đau có thể khu trú, nhưng thường gặp đau có tính chất lan tỏa, dai dẳng Các vị trí đau hay gặp là đau đầu, đau cột sống, đau khớp, đau bụng, đau nhức toàn thân Đau không hệ thống, liên quan đến cảm xúc Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường không kết quả
Các triệu chứng đau và triệu chứng trầm cảm có sự gối chồng lên nhau Rất nhiều nghiên cứu ước tính rằng 60% bệnh nhân trầm cảm có đau và 30% bệnh nhân đau có biểu hiện trầm cảm Trong một nghiên cứu ở Mỹ, Bair và cộng sự đã nhận thấy 69% bệnh nhân trầm cảm báo cáo các triệu chứng đau và nhức [69] Trong nghiên cứu cắt ngang, ngẫu nhiên dựa trên cộng đồng, với cỡ mẫu 21425 người ở Bỉ, Pháp, Đức, Hà lan, Tây ban nha, Ý, Demytteneare và cộng sự nhận thấy có sự khác biệt về tỷ lệ đau giữa nhóm bệnh nhân trầm cảm và không có trầm cảm (50% so với 29% ) [70] Những
Thư viện ĐH Thăng Long bệnh nhân có các triệu chứng đau dạng cơ thể có tần số mắc trầm cảm trong cuộc đời cao gấp 3 lần khi so sánh với dân số chung Các triệu chứng đau làm cho rối loạn trầm cảm và lo âu thường gặp hơn đặc biệt nếu các triệu chứng đó không thể giải thích được Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đau, nhức toàn thân ở phụ nữ trung tuổi là trầm cảm, thời kỳ tiền mãn kinh
(chứng cứ rất khác nhau), chỉ số khối cơ thể cao, đau xơ cơ Nguyên nhân thường gặp với đau lưng, đau và cứng khớp ở phụ nữ trung tuổi là trầm cảm, thời kỳ tiền mãn kinh (chứng cứ còn tranh cãi), chấn thương dây chằng đĩa đệm Trầm cảm và mãn kinh là hai trong những điều kiện xảy ra cùng một lúc có liên quan đến những triệu chứng này, mặc dầu các yếu tố khác vẫn tồn tại như một phần chẩn đoán phân biệt cho những triệu chứng này ở phụ nữ tuổi
Các triệu chứng đau của bệnh nhân trầm cảm ở tuổi 45-59 có thể có sự phối hợp thêm của các bệnh lý xương khớp theo lứa tuổi: hư thoái khớp, loãng xương
1.3.3.Đặc điểm các triệu chứng lo âu kèm theo
Trầm cảm thường phối hợp với lo âu Về cơ chế bệnh các nhà nghiên cứu cho rằng lo âu và trầm cảm là hai rối loạn nằm trên cùng một trục bệnh lý Mặt khác, trong trầm cảm có biểu hiện lo âu và trong lo âu cũng có trầm cảm Điều này càng minh chứng rõ thêm mối liên quan về cơ chế bệnh lý giữa lo âu và trầm cảm Giới nữ, trình độ học vấn thấp, thất nghiệp có liên quan với sự đồng phối hợp của trầm cảm và lo âu Rối loạn TKTV tác động trực tiếp lên các cơ quan nội tạng, được biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng rất đa dạng, phong phú từ hệ thống tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, sinh dục tiết niệu và các triệu chứng thần kinh không do nguyên nhân thực thể Tiền sử lo âu trong đời là yếu tố nguy cơ cao khởi phát giai đoạn trầm cảm điển hình ở phụ nữ tuổi 45-59 [71] Các triệu chứng khác bao gồm:
* Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, khó tiêu, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích
* Rối loạn tim mach- hô hấp: Huyết áp dao động, hồi hộp đánh trống ngực, đau tức ngực, khó thở, hụt hơi
* Rối loạn hệ TKTV: bốc hỏa, vã mồ hôi, run, tê bì chân tay Phụ nữ phàn nàn về tình trạng trống rỗng, hoặc đặc sệt trong đầu, giảm tập trung chú ý, hay quên, hoa mắt, chóng mặt
* Rối loạn tiệt niệu sinh dục:
- Giảm khoái cảm, giảm ham muốn, bất lực, lãnh đạm
1.3.4 Đặc điểm các triệu chứng mãn kinh
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, các triệu chứng vận mạch (bốc hỏa, toát mồ hôi ban đêm), rối loạn giấc ngủ, chóng mặt có thể tương tự các triệu chứng của trầm cảm, đặc biệt khi kèm theo sự thay đổi thất thường của cảm xúc hoặc khí sắc trầm cảm Thường triệu chứng bốc hỏa xuất hiện đầu tiên Những phụ nữ tiền mãn kinh có các triệu chứng vận mạch từ vừa đến nặng là yếu tố nguy cơ cho khởi phát giai đoạn trầm cảm mới hoặc tái diễn trầm cảm Triệu chứng vận mạch có tỷ lệ cao, rất khác nhau bởi dân tộc, chủng tộc và có liên quan rõ ràng tới quá trình mãn kinh Ở thời kỳ tiền mãn kinh, đặc biệt là ở phụ nữ có triệu chứng bốc hỏa, có biểu hiện các triệu chứng trầm cảm cao gấp 2 lần so với phụ nữ cuối giai đoạn sinh sản nhưng chưa có dấu hiệu tiền mãn kinh Trong nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ trên toàn lãnh thổ Mỹ (Study of Women’s Health Across the Nation - SWAN ) các nhà nghiên cứu nhận thấy phụ nữ Âu - Mỹ, da trắng có tỷ lệ triệu chứng vân mạch cao hơn so với phụ nữ Châu Á Tùy thuộc vào dân tộc, chủng tộc, tỷ lệ triệu chứng vận mạch (bốc hỏa và hoặc toát mồ hôi đêm) 28-55% trong những năm đầu của tiền mãn kinh và 52-85% ở những năm cuối của tiền mãn
Thư viện ĐH Thăng Long kinh Triệu chứng vận mạch xảy ra trên 6 ngày là 5-20% ở thời điểm tiền mãn kinh sớm, 25-50 % ở thời điểm tiền mãn kinh muộn [72]
Triệu chứng bốc hỏa được gây ra bởi sự thay đổi thất thường nồng độ hormon (đặc biệt là estrogene) có thể gối chồng lên các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật Trong điều tra cộng đồng phụ nữ tuổi 45-54, Porter và cộng sự (1996) thấy rằng phần lớn các phụ nữ độ tuổi 45-54 tuổi biểu hiện các triệu chứng sinh lý liên quan đến mãn kinh Chỉ 22% trong 57% phụ nữ mãn kinh có biểu hiện bốc hỏa và toát mồ hôi ban đêm rõ rệt gây ảnh hưởng đến cuộc sống Phụ nữ Mỹ, Phi, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, hút thuốc lá, trình độ học vấn thấp, sang chấn về tài chính được cho là yếu tố nguy cơ cao cho triệu chứng vận mạch Tuy nhiên, trong rất nhiều nền văn hóa, phụ nữ thường quan niệm kết thúc tuổi sinh đẻ như là sự mất mát đáng kể sự tự tin vào bản thân Rất nhiều nhà điều tra cho rằng chính quan niệm đó là yếu tố quyết định của triệu chứng bốc hỏa và sự thay đổi cảm xúc Phù hợp với quan điểm này, nhiều nền văn hóa Phương Đông như Nhật Bản, Đài Loan, Indonexia, các phụ nữ tuổi 45-59 ở thời kỳ mãn kinh ít biểu hiện các triệu chứng bốc hỏa hơn Trong một nghiên cứu tại Mayan - Ấn Độ, 52 phụ nữ trong nghiên cứu này có tuổi mãn kinh trung bình khoảng 45 nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào của triệu chứng bốc hỏa [73]
Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ trung niên trên thế giới và ở Việt
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý có tỷ lệ gặp cao ở các nước trên thế giới đặc biệt ở phụ nữ trung niên Nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định bệnh lý này Tại Ấn Độ, Priya Bansal, Anurag Chaudhary và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu thực trạng trầm cảm và lo âu ở phụ nữ trung niên tuổi 40-60 tại vùng Punjab, kết quả tỷ lệ trầm cảm vừa phải (49,5%), trầm cảm nhẹ (29,4%) và trầm cảm nặng (7,8%)
Lukaszewiez (2006) nghiên cứu trên 62 phụ nữ quanh mãn kinh, tuổi trung bình là 43,5 tuổi nhận thấy trầm cảm xuất hiện với tỷ lệ 30,5% Suau
(2005) nghiên cứu cắt ngang trên phụ nữ quanh tuổi mãn kinh (40 – 55 tuổi) tại phòng khám khám phụ khoa Medical Sciences Campus của đại học Puerto Rico thấy tỷ lệ trầm cảm là 39,1% Hayden (2001) và cộng sự nghiên cứu cắt ngang trên 581 phụ nữ 45 – 54 tuổi ở Durham bằng cách phỏng vấn qua điện thoại thấy có 168 người chiếm tỷ lệ 28,9% đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm Bromberger và cộng sự nghiên cứu trên 3302 phụ nữ người Mỹ gốc Châu Phi, Trung Quốc, Nhật Bản và người da trắng từ 42 đến 52 tuổi thấy tỷ lệ trầm cảm là 23% Yahya (2002) thực hiện nghiên cứu cắt ngang 1337 phụ nữ mãn kinh tự nhiên ở Lahore thấy rằng: tuổi trung bình đi vào mãn kinh là
49 ± 3.6 tuổi, trung vị là 50 tuổi 66.2% mãn kinh một cách đột ngột Các rối loạn bao gồm: khó ngủ (65.4%); hay quên (57.7%); triệu chứng tiết niệu
Thư viện ĐH Thăng Long
(56.2%), lo âu (50.8%) và trầm cảm (38,5%)
Tại Thổ Nhĩ Kỳ theo nghiên cứu của Taşhan và Sahin (2010) nghiên cứu trên 685 phụ nữ từ 45 đến 59 sống ở Malatya cho kết quả tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh là 41,8% Tại Trung Quốc Li Y và cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu trên 1280 phụ nữ trong độ tuổi 45-59 ở thành phố Bắc Kinh Tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở những phụ nữ này lần lượt là 306 (23,9%) và 131 (10,2%)
Trong nghiên cứu quần thể, theo dõi dọc trong 8 năm ở 231 phụ nữ không có tiền sử trầm cảm, Freeman và cộng sự đã nhận thấy phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh có biểu hiện triệu chứng trầm cảm cao gấp 4 lần và được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ chưa có biểu hiện tiền mãn kinh [51] Tỷ lệ rối loạn trầm cảm điển hình là 16% phụ nữ tiền mãn kinh trong nghiên cứu ở Mỹ [67]
Tại Việt Nam hiện tại có rất ít tác giả quan tâm đến khả năng trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh BS CKII Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có tiến hành khảo sát 144 phụ nữ quanh tuổi mãn kinh thấy trầm cảm xuất hiện đến 37.9% Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt như người cao tuổi và phụ nữ trung niên thời kỳ mãn kinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nhiều so với các nhóm đối tượng khác Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, Thường Tín Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35% dân số ≥ 15 tuổi Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 5/1 Tỷ lệ mắc ở độ tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60 tuổi trở lên là 36,9% Tỷ lệ mới mắc là 0,48% Đại đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trên 1 năm Số mắc bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3% Tính chất tiến triển mạn tính rất rõ rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn) Các giai đoạn trầm cảm đơn độc chiếm 6,3% số ca Trầm cảm tái diễn có loạn thần tỷ lệ 2,3% và rối loạn cảm xúc lưỡng cực 3,46% Các yếu tố tâm lý - xã hội theo thứ tự tăng dần: sống độc thân, ly thân, góa bụa, stress cường độ mạnh, đông con, stress trung bình, bệnh cơ thể [12].
Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ trung niên
- Trình độ học vấn: Tỷ lệ mắc TC ở nhóm THPT và nhóm chuyên nghiệp cao hơn các nhóm, nhóm mù chữ, như vậy trình độ học vấn tăng thì tỷ lệ trầm cảm tăng [13]
- Bị áp lực, quá tải trong công việc: công việc căng thẳng, như làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý, làm việc quá sức, quá thời gian, kéo dài thường là nguyên nhân của stress, tái diễn nhiều lần dẫn đến trầm cảm [14]
- Hưu trí hay nghỉ mất sức lao động: hưu trí, mất sức là yếu tố nguy cơ làm gia tăng mắc trầm cảm [15]
- Mắc bệnh mãn tính: Theo Robert G Robinson (2002) tỷ lệ mắc trầm cảm ở những người khỏe mạnh thấp hơn rất nhiều so với những người đang mắc bệnh Tỷ lệ mắc trầm cảm trong nhóm bệnh nhân rất cao, từ 20 đến 40% Trầm cảm đơn thuần hoặc kết hợp với các bệnh lý khác đều gây những tổn hại nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần [16], [17]
- Sống cô đơn kéo dài: phụ nữ sống độc thân hoặc không có con nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,75 lần bình thường [18]
- Tiền mãn kinh: Biến động nội tiết có thể gây ra trầm cảm khi phụ nữ được chuyển sang thời kỳ mãn kinh Giấc ngủ bị gián đoạn cũng rất phổ biến trong thời tiền mãn kinh và có thể đóng góp vào trầm cảm Khi phụ nữ đi vào thời kỳ mãn kinh, triệu chứng trầm cảm thường có xu hướng suy yếu dần
Thư viện ĐH Thăng Long
- Tiền sử trầm cảm: đã từng phải đi thăm khám về tâm sinh lý, tiền căn đã được chẩn đoán trầm cảm và sử dụng những thuốc chống suy nhược cơ thể thì tỷ lệ trầm cảm ở thời kỳ mãn kinh là 39,1% [21]
- Thua lỗ trong kinh doanh, mất việc: thua lỗ trong kinh doanh, mất việc làm, bị luân chuyển công tác sang vị trí thấp hơn đều ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc trầm cảm [20]
- Tình trạng kinh tế nghèo: Theo Laura A Pratt and Debra J Brody
(2014), trầm cảm là phổ biến hơn ở phụ nữ và những người trong độ tuổi 40-
59 Những người sống dưới mức nghèo khó có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp gần 2 lần so với những người trên mức nghèo [22]
- Người thân chết: chồng, con cháu, anh em chết đột ngột, gây nhiều thương đau cũng là yếu tố thúc đẩy trầm cảm ở phụ trung niên [1]
- Ly hôn, ly thân: tan vỡ gia đình ly hôn, ly thân là nguy cơ làm gia tăng mắc trầm cảm ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh nói riêng và phụ nữ trưởng thành nói chung [10], [23]
- Xung đột gia đình: xung đột gia đình như cãi nhau với chồng, bất hòa con cháu
- Con cái hư hỏng: là một trong các yếu tố thúc đẩy stress dẫn tới trầm cảm thường là con nghiện hút, cờ bạc, hỗn láo, bất hiếu, con dâu cãi trả mẹ chồng, con cái không ai nhận nuôi dưỡng mẹ, con cái bất đồng quan điểm [1]
- Gia đình có người mắc trầm cảm: Gia đình có người mắc trầm cảm là yếu tố nguy cơ làm gia tăng mắc trầm cảm [10]
- Mâu thuẫn với hàng xóm: mâu thuẫn với hàng xóm kéo dài cũng có thể là yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ trung niên
- Mâu thuẫn kéo dài nơi làm việc: yếu tố quan hệ cấp dưới-trên, đồng nghiệp mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, thưởng phạt không công bằng từ đó tác động tới người lao động, gây nên stress [10]
1.5.4 Hỗ trợ xã hội và chăm sóc y tế
Khám và tư vấn sức khỏe định kỳ: Hiện nay, xu hướng gặp các bệnh về tâm lý ngày càng phổ biến, đa số các trường hợp là trầm cảm nhẹ hoặc triệu chứng không rõ ràng và bị bỏ qua, vậy nên việc khám định kỳ và thực hiện những đợt tư vấn sức khỏe là vô cùng quan trọng trong phát hiện và sàng lọc sớm những người có nguy cơ mắc bệnh tâm thần Đặc biệt ỏ những đối tượng có nguy cơ trầm cảm cao như phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh
Hỗ trợ xã hội thông qua Hội phụ nữ, chính quyền đoàn thể: Tại Việt
Nam, ở nhiều đối tượng do ảnh hưởng của áp lực cuộc sống hàng ngày, bên cạnh việc trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm, còn là rào cản để nhóm có nguy cơ mắc bệnh có thể tiếp cận với dịch vụ y tế cần thiết thường xuyên
Vì thể, cần đến sự chung tay của những tổ chức xã hội nhằm chủ động tiếp cận đối với những người có nhu cầu, Hội phụ nữ, chính quyền đoàn thể là những tổ chức quan trọng trong quá trình tác động đến phụ nữ
Thư viện ĐH Thăng Long
Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Huyện Văn Giang nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách thành phố Hưng Yên 40 km về phía bắc, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 20 km về phía đông nam, có vị trí địa lý:
+ Phía đông giáp hai huyện Yên Mỹ và Văn Lâm
+ Phía tây giáp hai huyện Thanh Trì và Thường Tín thuộc thành phố Hà Nội + Phía nam giáp huyện Khoái Châu
+ Phía bắc giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Huyện Văn Giang có diện tích là 71,95 km², dân số năm 2020 là 123.480 người, mật độ dân số đạt 1.716 người/km²
Huyện Văn Giang có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Văn Giang (huyện lỵ) và 10 xã: Cửu Cao, Liên Nghĩa, Long Hưng, Mễ
Sở, Nghĩa Trụ, Phụng Công, Tân Tiến, Thắng Lợi, Vĩnh Khúc, Xuân Quan
* Cơ cấu y tế huyện Văn Giang:
Huyện Văn Giang có 1 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện đa khoa quốc tế Phúc Lâm) thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang, trung tâm y tế Đường bộ
2 thuộc địa phận xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, phòng Y tế huyện Văn Giang và Trung tâm Y tế huyện Văn Giang
Các đơn vị y tế thuộc TTYT huyện: Cả huyện có 10 Trạm y tế xã, thị trấn thuộc Trung tâm Y tế huyện Văn Giang gồm: trạm y tế thị trấn Văn Giang và 9 trạm y tế các xã Liên Nghĩa, Long Hưng, Mễ Sở, Nghĩa Trụ, Phụng Công, Tân Tiến, Thắng Lợi, Vĩnh Khúc, Xuân Quan
* Về công tác Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, coi trọng chăm sóc sức khoẻ ban đầu Trình độ chuyên môn của thầy thuốc được nâng lên Cơ sở vật chất của Y tế huyện được tăng cường, 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ Mạng lưới Y tế từ thành phố đến phường, xã, khu phố, thôn được chăm lo kiện toàn Các chương trình Y tế đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao Trung tâm Y tế được nâng cấp và có thêm trang thiết bị mới để khám chữa bệnh, đến nay đã có 100% phường, xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về Y tế Các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn được xây dựng mới và nâng cấp toàn diện, góp phần chăm sóc sức khoẻ nhân dân toàn huyện được tốt hơn
Yếu tố cộng đồng: mâu thuẫn kéo dài với hàng xóm, mâu thuẫn kéo dài với cấp trên hoặc đồng nghiệp
Yếu tố cá nhân: trình độ học vấn, quá tải trong công việc, nghỉ hưu, mắc bệnh mãn tính, sống cô đơn, tiền mãn kinh, tiền sử trầm cảm, thua lỗ trong kinh doanh, mất việc, tuổi, nghề nghiệp
Yếu tố gia đình: kinh tế nghèo, mất người thân, ly dị/ly thân, xung đột gia đình, con cái hư hỏng, gia đình có người trầm cảm
Hỗ trợ xã hội và chăm sóc y tế: khám và tư vấn sức khỏe định kỳ, các hỗ trợ xã hội thông qua hội phụ nữ hoặc chính quyền đoàn thể
Trầm cảm ở phụ nữ trung niên
Thư viện ĐH Thăng Long
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: phụ nữ trung niên (từ 40 – 59 tuổi)
+) Trong độ tuổi từ 40 – 59 tuổi
+) Sinh sống tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
+) Không có vấn đề về nhận thức hoặc khó khăn trong việc trả lời câu hỏi phỏng vấn
+) Đồng ý tham gia nghiên cứu
+) Những phụ nữ dưới 40 tuổi hoặc trên 59 tuổi
+) Người tạm trú, đi công tác hoặc vắng mặt dài hạn
+) Người không còn đủ minh mẫn để trả lời bộ câu hỏi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: tại 4 xã Nghĩa Trụ, Thắng Lợi, Xuân Quan và
Thị trấn Văn Giang thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023
2.2.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được lấy dựa theo công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ: n: cỡ mẫu phụ nữ trung niên tối thiểu cần nghiên cứu p: ước lượng tỷ lệ phụ nữ trung niên mắc trầm cảm của một nghiên cứu tượng tự đã được Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự thực hiện năm 2008 (tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh là 37,9%)
Z(1-α/2) = Hệ số tin cậy ứng với độ tin cậy 95% (α = 0,05) thì Z(1- α/2)=1,96 d: sai số tuyệt đối = 0,05
Sau khi tính toán, cộng 5% dự phòng bỏ cuộc hoặc không hoàn thành bộ công cụ, tổng cộng dự kiến lấy 103*4 = 412 đối tượng
Phương pháp chọn mẫu: bốc thăm ngẫu nhiên 2 xã, cùng 1 thị trấn, 1 xã trong khu đô thị ecopark mỗi đơn vị dự kiến thu thập 103 đối tượng
Chọn đối tượng nghiên cứu
+ Từ danh sách phụ nữ trung niên tại mỗi xã/ thị trấn đã được đánh số thứ tự từ 1 đến hết số lượng
+ Trung bình số lượng phụ nữ trung niên của mỗi xã, phường là 700 Vậy hệ số khoảng cách là k: k = 700/100 = 7 + Làm 7 phiếu có số từ 1 đến 7, bốc thăm ngẫu nhiên ra 1 phiếu, số phiếu này sẽ ứng với số thứ tự phụ nữ trung niên đầu tiên được chọn, ví dụ là i
+ Người thứ 2 sẽ có số thứ tự là i+7
+ Người thứ n sẽ có số thứ tự là i+ 7*n
+ Nếu phụ nữ trung niên có số thứ tự được lựa chọn lại vắng mặt vào buổi khám sức khỏe, phụ nữ trung niên có số thứ tự kế tiếp sẽ được lựa chọn thay thế
Dựa vào danh sách được lập, nhóm điều tra gồm 5 người sẽ phỏng vấn
103 phụ nữ trung niên xã/ thị trấn đủ tiêu chuẩn và đồng ý để tham gia nghiên cứu này
Thư viện ĐH Thăng Long
Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
Thông tin chung: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập hộ gia đình, tình trạng sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
Sức khỏe và chất lượng cuộc sống: chất lượng cuộc sống được đo theo thang điểm EQ5D và theo thang VAS, tình trạng mắc bệnh mạn tính
Triệu chứng cơ thể ở phụ nữ trung niên mức trầm cảm: triệu chứng liên quan đến vận mạch, triệu chứng liên quan đến tâm lý xã hội, triệu chứng cơ thể, triệu chứng liên quan đến hoạt động tình dục
Các yếu tố nguy cơ mắc trầm cảm: tiền sử gia đình có người mắc trầm cảm, mất người thân, ly dị hoặc ly thân, con cái hư hỏng, khó khăn về kinh tế, mất việc, nghỉ hưu
Sử dụng dịch vụ y tế: tình trạng sử dụng dịch vụ y tế bất kì (nội trú/ngoại trú) trong 12 tháng qua trước thời điểm phỏng vấn
Tình trạng trầm cảm: Tình trạng trầm cảm sẽ được đánh giá bằng Bảng đánh giá về trầm cảm PHQ9 Công cụ này được sử dụng rộng rãi, gồm
9 câu hỏi, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 tuần, mỗi câu tính điểm từ 0 đến 3 Tổng số điểm càng cao cho thấy mức độ các triệu chứng càng trầm trọng, cụ thể là 1 - 4: không trầm cảm; 5 - 9: trầm cảm nhẹ; 10 - 14: trầm cảm vừa; 15 - 19: trầm cảm nặng vừa; 20 – 27 trầm cảm nặng Đây là công cụ đa mục đích như tầm soát, theo dõi, đo lường mức độ nặng của triệu chứng
Tình trạng hỗ trợ từ gia đình, người thân và xã hội: Thang đo Multidimensional Scale of Perceived Social Support (MSPSS) được phát triển bởi tác giả Zimet (1988) với mục tiêu để đo lường sự nhận thức về sự hỗ trợ xã hội Bộ câu hỏi này gồm 12 câu hỏi với 3 nhóm về hỗ trợ xã hội của (1) Người thân (4 câu hỏi), (2) Gia đình (4 câu hỏi), và (3) Bạn bè (4 câu hỏi)
Mỗi câu hỏi có 7 phương án trả lời từ 1”rất đồng ý” đến 7 “rất không đồng ý” Tổng điểm của sự hỗ trợ xã hội từ 1-7 Tổng điểm càng cao thì họ sẽ nhận được nhiều hơn về sự hỗ trợ xã hội
Mã hóa Biến số Định nghĩa Chỉ số NC
A1 Tuổi Là tuổi hiện tại được tính bằng năm 2023 trừ đi năm sinh dương lịch của ĐTNC
Tỷ lệ % các nhóm tuổi, mối liên quan với TC
Là bậc học cao nhất của ĐTNC
Tỷ lệ % từng bậc học, mối liên quan với TC
Là tình trạng hôn nhân hiện tại của ĐTNC
Tỷ lệ % từng nhóm, mối liên quan với TC
A4 Nghề nghiệp Là công việc chính tạo ra thu nhập của ĐTNC hiện nay
Tỷ lệ % phân theo 8 danh mục nghề nghiệp, mối liên quan với TC
A5 Nơi ở Là nơi ở hiện tại của bà: thị trấn, hay nông thôn
So sánh % mắc bệnh ở thành thị so với nông thôn
Phỏng vấn A6 Số người Là số người đang sống Tính bình quân Phỏng
Thư viện ĐH Thăng Long đang sống cùng nhau cùng nhà với ĐTNC thu nhập theo đầu người vấn
A7 Thu nhập hàng tháng của ĐTNC
Là thu nhập/1 tháng của ĐTNC tính theo
Tính bình quân thu nhập theo đầu người
A8 Thu nhập hàng tháng của cả gia đình
Là tổng thu nhập hàng tháng của cả gia đình ĐTNC
Tính bình quân thu nhập theo đầu người
A9 Thời gian sống trên địa bàn NC của ĐTNC
Là thời gian đối tượng
NC sống trên địa bàn nghiên cứu
Khảo sát về thời gian sống của ĐTNC tại địa bàn
A10 Uống rượu/bia của ĐTNC
Là số lần uống bia rượu của đối tượng nghiên cứu trong 1 tuần, 1 tháng Đánh giá mối liên quan giữa uống bia rượu và trầm cảm, OR, 95%
A11 Hút thuốc lá Là tình trạng có hay không, và mức độ hút thuốc của ĐTNC Đánh giá mối liên quan giữa hút thuốc và trầm cảm, OR, 95%
B SỨC KHỎE VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
B1 Tình trạng Tự đánh giá sức khỏe Tỷ lệ % tình Phỏng sức khỏe của ĐTNC từ 00 đến
100 điểm trạng sức khỏe tốt hay không tốt của ĐTNC vấn
B2 Chất lượng cuộc sống Được đo bằng thang điểm EQ5D và thang VAS Đánh giá môi liên quan giữa chất lượng cuộc sống với trầm cảm
Là các bệnh mãn tính được xác định trong 3 tháng qua Đánh giá môi liên quan giữa mắc bệnh mạn tính với trầm cảm, OR, 95% CI,p
Là các triệu chứng liên quan đến mãn kinh như: vận mạch, tâm lý, triệu chứng cơ thể, hoạt động tình dục (thang MenQoL) Đánh giá mối liên quan giữa triệu chứng mãn kinh với trầm cảm,
D1 Tiền sử trầm cảm của gia đình đối tượng NC
Là tình trạng gia đình ĐTNC có ai đã hoặc đang bị trầm cảm không Đánh giá mối liên quan giữa tiền sử mắc trầm cảm của gia đình với mắc trầm cảm của ĐTNC, OR, 95%
Thư viện ĐH Thăng Long
D2 Khó khăn gì vượt quá sức chịu đựng
Là việc có hay không đã, đang gặp khó khăn quá sức chịu đựng Đánh giá mối liên quan giữa gặp khó khăn quá sức chịu đứng với mắc trầm cảm,
Là việc có hay không ĐTNC tham gia vào các hoạt động xã hội Đánh giá mối liên quan giữa tham gia hoạt động xã hội với mắc trầm cảm, OR, 95%
D4 Tình trạng mắc trầm cảm
Là tình trạng mắc trầm cảm theo thang điểm PHQ9
Tỷ lệ mắc bệnh,tỷ lệ theo từng phân độ, OR, 95% CI,p
E SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ VÀ KHÁM CHỮA BỆNH
E1 Sử dụng dịch vụ y tế nội trú
Là số lần nằm viện trong 12 tháng qua
Mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ y tế với trầm cảm
E2 Sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú
Là số lần đi khám bệnh ngoại trú trong
Mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ y tế với trầm cảm
Là việc sử dụng các liệu pháp: liệu pháp
Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng liệu
Phỏng vấn điều trị thay thế hormon, liệu pháp chống trầm cảm pháp điều trị TC mãn kinh và trầm cảm
E4 Tình trạng sử dụng dịch vụ y tế về khám sàng lọc
Là việc đã từng đi khám sàng lọc các bệnh liên quan tới ung thư hoặc các bệnh nan y khác
Tỷ lệ ĐTNC có sử dụng y tế khám sàng lọc, mối liên quan đến
E5 Các thuốc hiện đang dùng
Là các thuốc mà đối tượng đang dùng: thuốc điều trị bệnh cấp tính, mạn tính, thuốc bổ Đánh giá tình trạng sử dụng dịch vụ y tế, sử dụng thuốc điều trị của đối tượng
NC, mối liên quan với TC
E6 Tiếp cận thông tin y tế
Là các kênh thông tin mà đối tượng dùng để tiếp nhận thông tin y tế Đánh giá tỷ lệ ĐTNC tiếp cận thông tin y tế và kênh thường được tiếp cận
F HỖ TRỢ TỪ CHỒNG, GIA ĐÌNH, NGƯỜI THÂN, XÃ HỘI
F1 Là việc có hay không sự hỗ trợ từ cá nhân cụ thể, từ gia đình, từ bạn bè, xã hội đối với ĐTNC Sử dụng thang đo
Social Support (MSPSS) Đánh giá mối liên quan giữa hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, xã hội với mắc trầm cảm
Thư viện ĐH Thăng Long
Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1 Công cụ, phương pháp thu thập số liệu
Bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc được xây dựng (phụ lục 1) để thu thập thông tin, bao gồm các thông tin về:
- Tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống (thang EQ5D và VAS)
- Tình trạng mãn kinh (thang MenQoL)
- Tình trạng trầm cảm (thang PHQ9)
- Tình trạng hỗ trợ từ gia đình, người thân và xã hội (thang MSPSS)
2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Bước 1: Nghiên cứu viên liên hệ với Trung tâm y tế huyện Văn Giang và 4 trạm y tế tại 4 phường/xã thị trấn nơi thực hiện nghiên cứu để được sự đồng ý
Bước 2: Nghiên cứu viên tập huấn cho nhóm trợ lý nghiên cứu về bộ câu hỏi Người phỏng vấn hỏi chậm, nói rõ ràng nội dung câu hỏi để phụ nữ trung niên hiểu một cách chính xác nhất
Bước 3: Theo danh sách phụ nữ trung niên được quản lý bởi trạm y tế Nhóm điều tra gồm 5 người theo danh sách tính số thứ tự PNTN tham gia nghiên cứu Người phỏng vấn giới thiệu mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của nghiên cứu cho PNTN Nếu đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu thì yêu cầu phụ nữ trung niên đó sẽ ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 2)
Bước 4: Người phỏng vấn sẽ đọc bộ câu hỏi, phỏng vấn, khám lâm sàng nếu cần và hỗ trợ PNTN trả lời bộ câu hỏi điều tra Thời gian giải thích và hướng dẫn PNTN tham gia nghiên cứu và thời gian hỏi bộ câu hỏi đã in sẵn được tiến hành trong khoảng 20 - 30 phút
Một số kỹ thuật sử dụng khi thu thập số liệu: a Phỏng vấn
Tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, người thân trong gia đình, bạn bè để khai thác các thông tin về bệnh của bệnh nhân, tiền sử cá nhân, gia đình và các vấn đề có liên quan
Tìm hiều xem trong gia đình đối tượng nghiên cứu có người nào bị rối loạn cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm), bệnh tâm thần hoặc tương tự
- Tìm hiểu quá trình phát triển thể chất và tâm thần từ nhỏ của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm nhân cách, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội…nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm cấu trúc nhân cách, đặc điểm các yếu tố nguy cơ liên quan đến rối loạn trầm cảm Các biểu hiện tâm lý, cảm xúc, hành vi trong thời gian gần đây…
- Tiền sử các bệnh lý về rối loạn cảm xúc hay rối loạn tâm thần không?
- Khai thác các sang chấn tâm lý: những mâu thuẫn trong gia đình, xã hội, sự cô đơn, nghỉ hưu, thiệt hại kinh tế, mất người thân, thái độ của bản thân bệnh nhân về thời kỳ mãn kinh
- Khai thác các bệnh lý cơ thể có thể đi kèm (Bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp ) để phân biệt các triệu chứng chức năng và các triệu chứng thực thể và loại trừ khỏi nghiên cứu các bệnh nhân có bệnh lý cơ thể
- Phần hỏi bệnh sử đóng vai trò quan trọng, tiến hành khai thác tỉ mỉ bệnh nhân từ lúc đối tượng nghiên cứu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe (rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém ngon miệng, đầy bụng, tức ngực, các biểu hiện đau nhức cơ thể ) cho tới hiện tại tính chất xuất hiện các triệu chứng
Thư viện ĐH Thăng Long
- Hoàn cảnh xuất hiện, diễn biến và mức độ biểu hiện của các triệu chứng
- Đối tượng nghiên cứu đã được khám và điều trị ở đâu b Khám lâm sàng:
* Quan sát bệnh nhân toàn diện từ nét mặt, giọng nói, cử chỉ, dáng điệu, trang phục, thái độ trong lúc giao tiếp với xung quanh.
Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập và được phân tích bằng phần mềm SPSS 23.0 Các thuật toán: phân tích đơn biến, tính toán tỷ suất chênh OR, so sánh sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng bằng test khi bình phương để xác định mối liên quan giữa nguy cơ và bệnh (p) Sau đó chọn những biến số có khả năng có mối tương quan (p < 0,05) để đưa vào phân tích hồi quy đa biến (logistic regression) nhằm mục đích: Loại trừ những yếu tố không thực sự là nguy cơ (do nhiễu); Xác định sự đóng góp tổng thể của các yếu tố nguy cơ với mắc TC.
Sai số và biện pháp không chế
Để hạn chế sai số đến từ điều tra viên, các điều tra viên cần có kỹ năng tốt, có kỹ năng trong điều tra cộng đồng đã được lựa chọn và được tập huấn kỹ trước khi phỏng vấn PNTN.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả phụ nữ trung niên trong nhóm đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng, tự nguyện tham gia nghiên cứu Thông tin cá nhân về bệnh nhân được giữ bí mật Nghiên cứu được thông báo trước cho Trung tâm y tế Huyện Văn Giang, trạm y tế 4 xã, thị trấn lấy số liệu để tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu triển khai điều tra, phỏng vấn
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng, các yếu tố liên quan với bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ trung niên, giúp địa phương triển khai tốt công tác phòng chống bệnh trầm cảm, giúp gia đình bệnh nhân điều trị có hiệu quả trầm cảm, phòng tái phát, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ở cộng đồng Mọi thông tin sẽ được mã hóa và bảo mật sau khi thu thập.
Hạn chế của nghiên cứu
Phụ nữ trung niên trong lúc ngồi chờ phỏng vấn khác có thể nghe và định hình câu trả lời giống như người phỏng vấn trước Nghiên cứu viên khắc phục bằng cách đặt vị trí các bàn phỏng vấn cách xa nhau, khi PNTN trước trả lời phỏng vấn xong mới gọi PNTN được chọn tham gia nghiên cứu tiếp theo vào trả lời câu hỏi
Bên cạnh đó, để hạn chế sai số đến từ điều tra viên, các điều tra viên có kỹ năng tốt, có kỹ năng trong điều tra cộng đồng đã được lựa chọn và được tập huấn kỹ trước khi phỏng vấn PNTN
Mặc dù cỡ mẫu nghiên cứu đủ lớn, nhưng với thiết kế là một nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích cho nên chưa xác định được mối quan hệ nhân quả Vì vậy kết quả nghiên cứu cũng chỉ thể hiện được những đặc điểm mô tả về tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ trung niên và một số yếu tố liên qua đến trầm cảm ở phụ nữ trung niên trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Thư viện ĐH Thăng Long
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng trầm cảm của phụ nữ trung niên tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2023
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (nA2)
Tình trạng hôn nhân Độc thân/Ly dị/Ly thân/Góa 64 15.5
Cán bộ, công chức, viên chức 95 23.1
Thành phố, thị xã, thị trấn 202 49,02
Kinh tế hộ gia đình
Thu nhập trung bình 6.4 triệu VNĐ
Hộ nghèo và cận nghèo 23 5,6
Qua bảng 3.1, ta thấy đối tượng của nghiên cứu có các đặc điểm
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo 2 nhóm tuổi tuổi 40 – 49 và 50 – 59 lần lượt là 48,3% và 51,7%
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 49,42 ± 5,9 tuổi
- Số người có trình độ học vấn tổi thiểu ở mức THPT chiểm tỷ lệ cao nhất (35,2%) Tỷ lệ người không đi học chiếm 4,1%
- Đa số người trả lời hiện đang sống với chồng (chiếm 84,5%) Nghề nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là cán bộ, công chức, viên chức (23,1%)
- Thu nhập trung bình hàng tháng của đối tượng là 6,4 triệu đồng
- Sự phân bổ đối tượng nghiên cứu ở khu vực thành thị và nông thôn khá cân đối lần lượt là 49,02% và 50,98%
Bảng 3.2 Tình trạng sức khỏe do đối tượng nghiên cứu tự đánh giá theo nhóm tuổi (nA2)
Nhóm tuổi Điểm sức khỏe tự đánh giá theo thang điểm 100 p
Thư viện ĐH Thăng Long
Khi đối tượng tự đánh giá tình trạng sức khỏe theo thang điểm 100, điểm số trung bình của nghiên cứu này là 78,19 ± 10,66 Trong đó nhóm tuổi thấp 40-
49 có điểm đánh giá cao hơn 81,96±9,88 nhóm tuổi 50-59 chỉ có 74,67±10,56 và sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi về tình trạng sức khỏe hiện tại là có ý nghĩa thống kê (p0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
Thuốc chữa đái tháo đường 40 9,7
Thuốc chữa cao huyết áp 35 8,5
Khi được hỏi hiện tại bà đang dùng thuốc gì 50,7% đối tượng nghiên cứu trả lời đang dùng thực phẩm chức năng chiếm tỷ lệ cao nhất, kế tiếp đến là thuốc bổ chiếm 39,8% Số người không dùng thuốc gì là 23,8%, số người đang dùng thuốc tim mạch chiếm 18,7%, số người dùng thuốc huyết áp là 8,5% Số người dùng thuốc điều trị ung thư chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,9%
Bảng 3.6 Kinh tế hộ gia đình của đối tượng nghiên cứu (nA2) Điều kiện kinh tế Số lượng Tỷ lệ Thu nhập trung bình ĐLC
Hộ nghèo và cận nghèo 23 5.6 936594 492998,57
Trong tổng số 412 đối tượng được phỏng vấn thì có 23 đối tượng thuộc hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ 5,6% với mức thu nhập trung bình là 936.594
Bảng 3.7 Triệu chứng mãn kinh liên quan đến vận mạch và tâm lý của đối tượng nghiên cứu (nA2)
Triệu chứng liên quan vận mạch 4,07 1,02
Những cơn nóng bừng 169 41 4,08 1,005 Đổ mồ hôi ban đêm 164 39.8 4,10 0,986 Đổ mồ hôi nhiều 133 32.3 4,05 1,021
Triệu chứng liên quan đến tâm lý 3,14 1,07
Không hài lòng với cuộc sống cá nhân 104 25.2 3,56 1,007
Cảm thấy lo lắng nhiều 103 25.0 3,51 0,945
Không hoàn thành được công việc quen thuộc 119 28.9 2,98 0,927
Cảm thấy trầm cảm, chán nản 106 25.7 3,33 0,888 Cảm thấy mất kiên nhẫn với người khác 104 25.2 3,28 0,888
Cảm thấy, muốn ở một mình 102 24.8 3,36 0,896
Với triệu chứng liên quan đến vận mạch tỷ lệ người mắc khá tương đồng, cao nhất là những cơn nóng bừng (41%) và thấp nhất là đổ mồ hôi nhiều (32,3
%) Đánh giá chung về ảnh hưởng của thang đo này là 4,07±1,02
Thư viện ĐH Thăng Long mãn kinh thường gặp nhất (51,5%), các triệu chứng còn lại trong nhóm này có kết quả khá tương đồng dao động từ (24,8%) đến (28,9%) Không hài lòng với cuộc sống cá nhân ảnh hưởng lớn nhất đến đối tượng NC theo thang đo MenQoL với điểm trung bình 3,56±1,007
Bảng 3.8 Triệu chứng mãn kinh liên quan đến thể chất và hoạt động tình dục của đối tượng nghiên cứu (nA2)
Triệu chứng liên quan đến thể chất 3,38 1,1 Đầy hơi, ợ hơi 155 37.6 3,16 0,811 Đau ở cơ xương 206 50.0 2,96 0,824
Cảm thấy mệt mỏi, hao mòn 207 50.2 3,02 0,860
Khó ngủ 257 62.4 3,40 1,052 Đau lưng, cổ, đầu 213 51.7 3,10 0,948
Thay đổi vẻ bề ngoài, làn da, tông màu da 88 21.4 3,49 0,874
Cảm thấy cồng kềnh, nặng nề 99 24.0 3,25 0,685 Đau lưng dưới 128 31.1 3,18 0,783
Tiểu không tự chủ khi cười hoặc ho 182 44.2 3,17 1,031
Triệu chứng liên quan đến hoạt động tình dục 3,1 0,97
Giảm ham muốn tình dục 179 43.4 3,11 0,975
Tránh quan hệ vợ chồng 180 43.7 3,06 0,943
Trong nhóm triệu chứng về thể chất, khó ngủ là triệu chứng phụ nữ mãn kinh thường gặp nhất (62,4%), sau đó là đau lưng cổ đầu (51,7%) Tăng cân có ảnh hưởng lớn nhất đến đối tượng NC theo thang đo MenQoL với điểm trung bình 3,91±1,111 Đối với các triệu chứng liên quan đến hoạt động tình dục, tỷ lệ người mắc khá tương đồng, cao nhất là khô âm đạo (43,9%) và thấp nhất là giảm ham muốn tình dục (43,1%) Đánh giá chung về ảnh hưởng của thang đo này là 3,1±0,97, thấp hơn so với ảnh hưởng bởi các triệu chứng về thể chất (3,38±1,1)
Bảng 3.9 Tình trạng và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng mãn kinh của đối tượng nghiên cứu (nA2)
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Không 57 13,84 Điểm ảnh hưởng của triệu chứng mãn kinh
Thư viện ĐH Thăng Long
Trong nghiên cứu này, có 355 đối tượng nghiên cứu thấy bản thân bị ảnh hưởng của các triệu chứng mãn kinh (chiếm 86,16%) Tổng điểm chất lượng cuộc sống tính theo thang đo MenQoL là 3,44 ± 1,13
80 Đau nửa đầu Đái tháo đường Bệnh tim mạch Bệnh khác Không có bệnh
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính của đối tượng nghiên cứu (nA2)
Bệnh mạn tính cụ thể có nhiều người mắc nhất là bệnh đau nửa đầu (chiếm 52,7%), đứng thứ 2 là bệnh tim mạch (24,3%), thứ 3 là bệnh đái tháo đường (14,1%) Số người đang mắc bệnh khác chiếm tỷ lệ cao 72,6%
Bảng 3.10 Yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm (nA2)
Yếu tố nguy cơ Số lượng
Tỷ lệ (%) Gia đình từng có người mắc trầm cảm
Ly dị hoặc ly thân với chồng 22 5,3
Khó khăn về kinh tế 57 13,8
Tham gia các hoạt động xã hội
Tham gia các nhóm tình nguyện 37 9,0
Tham gia các nhóm hỗ trợ điều trị 4 1,0
Tham gia các câu lạc bộ 232 56,3
Tham gia các Hội/Đoàn 132 32
Tỷ lệ người có người thân trong gia đình từng mắc trầm cảm là 52 người, chiếm 12,6% Khi được hỏi về khó khăn vượt quá sức chịu đựng, tỷ lệ người trả lời mất mát người thân chiếm tỷ lệ cao nhất (23,8%) Đa số đối tượng nghiên cứu cho biết họ không sử dụng rượu (chiếm 95,6%) Về hoạt động xã hội, đối tượng tham gia nghiên cứu tham gia các câu lạc bộ chiếm tỷ lệ cao nhất (56,3%)
Bảng 3.11 Hỗ trợ từ gia đình, người thân và xã hội (nA2)
Thư viện ĐH Thăng Long lượng (%)
Hỗ trợ đến từ cá nhân cụ thể 283 68,7 5,09 1,296 Người đặc biệt với tôi luôn ở bên cạnh tôi khi tôi cần 282 68,4 5,13 1,265
Luôn có một người đặc biệt để tôi chia sẻ niềm vui nỗi buồn 283 68,7 5,13 1,265
Luôn có một người đặc biệt với tôi an ủi tôi mọi lúc tôi cần 280 67,9 5,08 1,319
Luôn có một người đặc biệt trong cuộc sống của tôi và quan tâm đến các cảm xúc của tôi
Hỗ trợ đến từ gia đình 287 69,7, 5,09 1,316
Gia đình tôi cố gắng giúp đỡ tôi 286 69,4 5,09 1,321 Tôi nhận được sự giúp đỡ từ gia đình khi cần thiết 285 69,2 5,10 1,313
Tôi có thể chia sẻ vấn đề của tôi với gia đình của mình 285 69,2 5,09 1,323
Gia đình tôi luôn sẵn sàng giúp tôi đưa ra các quyết định 279 67,7 5,06 1,341
Hỗ trợ đến từ bạn bè 279 67,7 5,07 1,316
Bạn tôi luôn cố gắng giúp đỡ tôi 279 67,7 5,07 1,321
Tôi có thể nhờ cậy vào bạn của mình mỗi khi cần thiết 278 67,5 5,08 1,301
Tôi có những người bạn mà với họ tôi có thể chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn
Tôi có thể chia sẻ các vấn đề với bạn bè của mình 277 67,3 5,05 1,337 Đánh giá hỗ trợ chung 286 69,4 5,08 1,305
Hỗ trợ đến từ phía gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất (69,7%%), điểm theo thang MSPSS là 5,09 ± 1,316 Sự hỗ trợ có tỷ lệ thấp nhất là từ bạn bè (67,7%), điểm hỗ trợ là 5,07 ± 1,316 Điểm đánh giá hỗ trợ chung của nghiên cứu là 5,08 ± 1,305
3.1.2 Tình trạng mắc bệnh trầm cảm theo thang PHQ-9
Bảng 3.12 Các triệu chứng trầm cảm và điểm theo thang PHQ-9 (nA2)
Không có hứng thú làm việc gì cả 245 59,47%
Cảm thấy buồn, chán nản, vô vọng 238 57,75%
Thấy khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều 248 60,19%
Cảm thấy mệt mỏi 264 64,08% Ăn không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều 160 38,83%
Cảm thấy buồn vì bản thân mình hoặc vì đã làm gia đình thất vọng
Thấy khó tập trung được vào mọi việc, kể cả việc đọc báo hay xem ti vi
Có lúc đi lại, nói chuyện rất chậm hoặc có lúc lo lắng bồn chồn không yên, đi lại rất nhiều
Có lúc nghĩ là muốn chết đi còn hơn hoặc tự làm đau mình
Thư viện ĐH Thăng Long
Số người trả lời rằng học cảm thấy mệt mỏi chiếm tỷ lệ lớn nhất (64,08%) Kế tiếp là tình trạng cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều có tỷ lệ (60,19%) Đứng thứ ba là tình trạng không có hứng thú làm bất cứ việc gì chiếm (59,47%) Tỷ lệ phụ nữ có suy nghĩa tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân là 20,39%
Bảng 3.13 Phân loại mức độ trầm cảm theo ảnh hưởng của triệu chứng mãn kinh (nA2)
Mức độ trầm cảm Ảnh hưởng của triệu chứng mãn kinh p
Trong tổng số 119 người mắc trầm cảm thì có tới 115 người chịu ảnh hưởng bởi triệu chứng mãn kinh, có 4 người mắc trầm cảm không bị ảnh hưởng bởi triệu chứng mãn kinh Có 355 người chịu ảnh hưởng bởi triệu chứng mãn kinh thì có 115 người mắc trầm cảm Như vậy tỷ lệ người mắc trầm cảm có triệu chứng mãn kinh nhiều hơn người mắc trầm cảm không có triệu chứng mãn kinh P