1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức thực hành tuân thủ điều trị arv và một số yếu tố liên quan của người bệnh hiv aids tại bệnh viện đa khoa thành phố cần thơ năm 2023

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2023
Tác giả Nguyễn Văn Đức
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thị Bình
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,35 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Đại cương về HIV/AIDS và điều trị bằng thuốc kháng virus (13)
      • 1.1.1. Đại cương về HIV/AIDS (13)
      • 1.1.2. Điều trị bằng thuốc kháng virus (14)
      • 1.1.3. Đánh giá tuân thủ điều trị ARV (16)
    • 1.2. Một số học thuyết điều dưỡng liên quan đến nghiên cứu (17)
    • 1.3. Tổng quan về kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS (18)
      • 1.3.1. Tổng quan về kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS (19)
      • 1.3.2. Tổng quan về thực hành tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS (20)
      • 1.3.3. Công cụ đánh giá tuân thủ điều trị ARV (23)
    • 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS (24)
      • 1.4.1. Hỗ trợ tuân thủ điều trị (24)
      • 1.4.2. Yếu tố về hành vi (25)
      • 1.4.3. Yếu tố về sức khỏe, nhận thức (25)
      • 1.4.4. Yếu tố cảm xúc, tâm lý (25)
      • 1.4.5. Yếu tố kinh tế, xã hội (26)
      • 1.4.6. Yếu tố khác (27)
    • 1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị thuốc ARV của người nhiễm HIV/AIDS (28)
      • 1.5.1. Trên thế giới (28)
      • 1.5.2. Tại Việt Nam (29)
    • 1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu (30)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (31)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (31)
      • 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu (32)
    • 2.4. Nội dung nghiên cứu (32)
      • 2.4.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu (32)
      • 2.4.2. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu (33)
      • 2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị (40)
    • 2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu (41)
      • 2.5.1. Công cụ thu thập dữ liệu (41)
      • 2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu (41)
    • 2.6. Cách đánh giá – cho điểm kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (42)
    • 2.7. Phương pháp phân tích số liệu (45)
    • 2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số (45)
    • 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (46)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng (48)
      • 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng điều trị ARV khi bị nhiễm HIV (48)
      • 3.1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu (52)
      • 3.1.3. Thực hành tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu (57)
      • 3.1.4. Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, cộng tác viên (60)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị . 53 1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tuân thủ điều trị (63)
      • 3.2.2. Một số yếu tố liên quan với thực hành tuân thủ điều trị (66)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (48)
    • 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 59 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu điều trị ARV khi bị nhiễm HIV. 59 (69)
      • 4.1.4. Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, cộng tác viên (78)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị . 70 1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tuân thủ điều trị (80)
      • 4.2.2. Một số yếu tố liên quan với thực hành tuân thủ điều trị (82)
  • KẾT LUẬN (87)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Trang 1 NGUYỄN VĂN ĐỨC KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng điều trị ARV khi bị nhiễm HIV

3.1.1.1 Giới của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1: Giới của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Đa số đối tượng nghiên cứu có giới tính nam chiếm 73,1%; nữ 26,9% 3.1.1.2 Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.2: Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: tỷ lệ cao nhất trong nhóm tuổi tư 30 – 50 (65,8%), < 30 tuổi chiếm 25,8% Tuổi trung bình: 35,96 ± 10,25

Giới của đối tượng nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long

3.1.1.3 Thực trạng học vấn, tình trạng hôn nhân, người sống chung của đối tượng

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 260)

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Tình trạng hôn nhân Độc thân 112 43,1

Sống chung không kết hôn 2 0,8

Nhận xét Trình độ học vấn: cao đẳng/đại học chiếm 35,0%, THPT chiếm 30,4%; tình trạng hôn nhân: có vợ/chồng là 47,7%, độc thân là 43,1%

Bảng 3.2 Người sống chung của ĐTNC (n = 260)

Người sống chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sống cùng vợ/chồng là 42,3%, bố/mẹ là 29,2%, một mình là 22,7%

3.1.1.4 Nghề nghiệp, lý do và thời gian nhiễm HIV của đối tượng

Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp (n = 260)

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là công nhân chiếm 29,6%, kinh doanh chiếm

11,5%, học sinh/sinh viên là 8,8%, công chức/viên chức là 7,3%, nông dân là 6,5%

Bảng 3.4 Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu (n = 260)

Lý do nhiễm HIV Số lượng Tỷ lệ (%)

Quan hệ TD không an toàn 210 80,8

Nhận xét: hầu hết lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu là do QHTD không an toàn chiếm 80,8%, lây truyền mẹ con chiếm 2,7%, tiêm chích ma túy là 2,3%, không biết lý do nhiễm là 10,8%

Thư viện ĐH Thăng Long

3.1.1.5 Thời gian nhiễm và thời gian điều trị HIV của ĐTNC

Bảng 3.5 Phân bố thời gian nhiễm và thời gian điều trị HIV của ĐTNC (n = 260)

Biến số nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: thời gian nhiễm HIV trung bình của đối tượng nghiên cứu là 7,21 năm; trong đó dưới 5 năm chiếm 45,8%, trên 10 năm chiếm 30,0% Thời gian điều trị trung bình là 6,92 năm; trong đó, dưới 5 năm chiếm 45,8%, trên 10 năm chiếm 27,3%

3.1.1.6 Tham gia tập huấn trước điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.3: Tham gia tập huấn trước điều trị ARV (n = 260)

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu có tham gia tập huấn chiếm 66,9%, không tham gia tập huấn là 33,1%

Bảng 3.6 Nội dung ĐTNC được tập huấn trước điều trị ARV (n = 260)

Nội dung được tập huấn Số lượng Tỷ lệ (%)

Thông tin cơ bản về HIV, điều trị ARV, dự phòng 166 63,8

Xác định người hỗ trợ tuân thủ điều trị 112 43,1

Hỗ trợ BN mô tả hoạt động hàng ngày 113 43,5

Các tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí 103 39,6

Lý do không tuân thủ điều trị và đề ra giải pháp 80 30,8

Lên kế hoạch tuân thủ điều trị 125 48,1

Nhận xét: nội dung được tập huấn: thông tin cơ bản về HIV, điều trị ARV, dự phòng

NTCH là 63,8%; phác đồ điều trị là 50,8%; lập kế hoạch tuân thủ điều trị là 48,1%; hỗ trợ BN mô tả hoạt động hàng ngày là 43,5%; xác định người hỗ trợ tuân thủ điều trị là 43,1%

3.1.2 Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thuốc ARV (n = 260) Kiến thức về thuốc ARV Số lượng Tỷ lệ (%) Thuốc ARV là thuốc gì

ARV được phối hợp mấy loại thuốc

Từ 2 loại thuốc 2 0,8 Ít nhất 3 loại thuốc trở lên 207 79,6

Nhận xét: hầu hết đối tượng nghiên cứu hiểu biết thuốc ARV là thuốc kháng virus

HIV chiếm 92,7%; ARV được phối hợp từ ít nhất 3 loại thuốc trở lên chiếm 79,6%

Bảng 3.8 Kiến thức của ĐTNC về thời gian điều trị và cách uống thuốc (n = 260)

Thư viện ĐH Thăng Long

Kiến thức về thời gian điều trị, cách uống Số lượng Tỷ lệ (%)

Thời gian điều trị ARV Điều trị một thời gian 6 2,3 Điều trị khi thấy hết triệu chứng 6 2,3 Điều trị đến khi thấy cơ thể khỏe lên 1 0,4 Điều trị suốt đời 208 80,0

Uống thuốc ARV 1 lần/ngày 228 87,7

Uống thuốc ARV 2 lần/ngày 23 8,8

Uống thuốc ARV ≥ 3 lần/ngày 9 3,5

Khoảng cách giữa các lần uống thuốc

Như như nào cũng được 9 3,5

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu hiểu biết thời gian điều trị ARV là điều trị suốt đời chiếm 80,0%; cách uống thuốc ARV 1 lần/ngày chiếm 87,7%; khoảng cách giữa các lần uống thuốc cách 24 tiếng là 86,9%

Bảng 3.9 Kiến thức của ĐTNC về tuân thủ điều trị (n = 260)

Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV Số lượng Tỷ lệ (%)

Uống vào 1 lần trong ngày 148 56,9

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu biết tuân thủ điều trị ARV là: uống đúng thuốc

(72,7%), uống đúng số lượng (71,9%), uống đúng thời gian (78,1%), uống vào 1 lần/ngày (56,9%)

Bảng 3.10 Kiến thức của ĐTNC về không tuân thủ điều trị (n = 260)

Biến số nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%)

Không tuân thủ điều trị ARV

Bỏ một ngày không uống thuốc 119 45,8

Không quan tâm đến thời gian giữa các lần uống 215 82,7

Uống ngay liều vừa quên và tính thời gian để uống liều kế tiếp 230 88,5

Bỏ luôn liều vừa quên và uống như thường lệ 23 8,8

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu cho rằng không tuân thủ điều trị ARV: bỏ một liều thuốc (53,5%), bỏ một ngày không uống thuốc (45,8%), không quan tâm đến thời gian giữa các lần uống (82,7%) Kiến thức về uống bù thuốc: uống ngay liều vừa quên và tính thời gian để uống liều kế tiếp (88,5%), bỏ luôn liều vừa quên và uống như thường lệ (8,8%)

Kiến thức chung về tuân thủ thời gian dùng thuốc của ĐTNC

Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung về tuân thủ thời gian dùng thuốc (n = 260)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về tuân thủ thời gian dùng

Thư viện ĐH Thăng Long thuốc là 78,5%, không đạt là 21,5%

Bảng 3.11 Kiến thức của ĐTNC về tác dụng phụ thuốc ARV (n = 260) Kiến thức về tác dụng phụ của ARV Số lượng Tỷ lệ (%)

Tác dụng phụ của thuốc ARV

Triệu chứng của tác dụng phụ

Tiêu chảy 84 32,3 Đau bụng 61 23,5 Đau đầu 104 40,0

Mất ngủ, gặp ác mộng 115 44,2

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu cho rằng dùng thuốc ARV có tác dụng phụ chiếm 80,4%; triệu chứng của tác dụng phụ: tăng men gan là 70,0%, suy thận là 66,2%, nổi mẩn/phát ban là 60,0%, hoa mắt/chóng mặt là 56,5%, mất ngủ/gặp ác mộng là 44,2%

Bảng 3.12 Kiến thức của ĐTNC về hậu quả không tuân thủ điều trị (n = 260) Hậu quả của không tuân thủ điều trị ARV Số lượng Tỷ lệ (%)

Không ngăn chặn được sự nhân lên của virus HIV 212 81,5

Khả năng chống đỡ bệnh tật kém 189 72,7

Hạn chế cơ hội điều trị trong tương lai 138 53,1

Chi phí điều trị tăng 86 33,1

Nhận xét: kiến thức về hậu quả của không tuân thủ điều trị ARV: không ngăn chặn được sự nhân lên của virus HIV là 81,5%, khả năng chống đỡ bệnh tật kém là 72,7%, kháng thuốc là 72,3%, hạn chế cơ hội điều trị trong tương lai là 53,1%

Không biết kiến thức về hậu quả của không tuân thủ điều trị ARV: 17,7%

Bảng 3.13 Kiến thức về biện pháp hỗ trợ việc tuân thủ điều trị (n = 260) Biện pháp hỗ trợ việc tuân thủ điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)

Tự xây dựng kế hoạch 158 60,8

Phối hợp với người hỗ trợ 64 24,6

Nhận xét: kiến thức về biện pháp hỗ trợ việc tuân thủ điều trị: tự xây dựng kế hoạch

(60,8%), phối hợp với người hỗ trợ (24,6%), thông báo cho CBYT (30,8%)

Bảng 3.14 Kiến thức chung về tuân thủ điều trị ARV (n = 260)

Kiến thức tuân thủ điều trị Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt về kiến thức tuân thủ điều trị 192 73,8

Không đạt về kiến thức tuân thủ điều trị 68 26,2

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị là 73,8%, chưa đạt là 26,2%

Thư viện ĐH Thăng Long

3.1.3 Thực hành tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.15 Phác đồ ARV đang sử dụng của ĐTNC (n = 260)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Phác đồ bậc 1 (Uống 1 lần/ngày) 248 95,4

Phác đồ bậc 2 (Uống 2 lần/ngày) 6 2,3 ĐTNC không biết đã uống theo phác đồ nào 6 2,3

Nhận xét: hầu hết đối tượng nghiên cứu đang sử dụng phác đồ bậc 1 chiếm 95,4%, phác đồ bậc 2 là 2,3%, không biết đang điều trị phác đồ nào là 2,3%

Bảng 3.16 Thực hành về uống thuốc của ĐTNC (n = 260)

Số lần uống thuốc và khoảng cách uống Số lượng Tỷ lệ (%)

Khoảng cách giữa các lần uống thuốc

Nhận xét: hầu hết đối tượng nghiên cứu uống thuốc 1 lần/ngày chiếm 90,4% và uống cách 24 tiếng là 86,9%

Bảng 3.17 Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc của ĐTNC (n = 260)

Tác dụng phụ Số lượng Tỷ lệ (%)

Không thấy tác dụng phụ 205 78,8

Có gặp tác dụng phụ, Trong đó:

Mệt mỏi 8 3,1 Đau bụng/đau lưng 5 1,9 Đau cơ dai dẳng 3 1,2

Teo mỡ dưới da/tê bì tay 1 0,4

Nhận xét: đa số không thấy tác dụng phụ của thuốc chiếm 78,8%; tỷ lệ gặp tác dụng phụ tiêu chảy là 8,1%, chóng mặt là 7,7%, đau đầu là 5,4%, mất ngủ là 4,2%

Bảng 3.18 Biện pháp xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc ARV (n = 260) Biện pháp xử lý khi gặp tác dụng phụ Số lượng Tỷ lệ (%)

Thông báo cho nhân viên y tế 238 91,5

Tự điều trị tại nhà 20 7,7

Dừng thuốc điều trị ARV 1 0,4

Nhận xét: hầu hết đối tượng nghiên cứu khi gặp tác dụng phụ sẽ thông báo cho nhân viên y tế chiếm 91,5%, tự điều trị tại nhà là 7,7%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.19 Quên thuốc trong tháng của ĐTNC (n = 260) Biến số nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%) Quên uống thuốc trong tháng

Số lần quên uống thuốc

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có quên uống thuốc trong 1 tháng vừa qua là

11,9%; trong đó, quên thuốc từ 1 – 2 lân là 80,6%, từ 3 lần trở lên là 19,4%

Bảng 3.20 Lý do không tuân thủ (n = 31)

Lý do quên thuốc và xử lý Số lượng Tỷ lệ (%)

Xử lý khi quên thuốc

Uống bù ngay liều vừa quên và tính thời gian uống liều kế tiếp 24 77,4

Bỏ luôn liều vừa quên và uống như thường lệ 7 22,6

Nhận xét: lý do quên uống thuốc của đối tượng nghiên cứu: quên là 67,7%, thấy khỏe hơn là 12,9%, sợ tác dụng phụ là 6,5% Xử trí khi quên uống thuốc: uống bù ngay là 77,4%, bỏ liều vừa quên là 22,6%

Bảng 3.21 Thực hành chung về tuân thủ điều trị ARV (n = 260)

Thực hành chung Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt thực hành tuân thủ điều trị 202 77,7

Không đạt thực hành tuân thủ điều trị 58 22,3

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành đạt về tuân thủ điều trị là 77,7%, không đạt là 22,3%

3.1.4 Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, cộng tác viên

Bảng 3.22 Người thân chăm sóc, hỗ trợ cho ĐTNC (n = 260) Đối tượng chăm sóc hỗ trợ Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: đối tượng chăm sóc hỗ trợ người bệnh: vợ/chồng là 48,5%, bố/mẹ là 30,8%, anh/chị/em là 13,5%

Bảng 3.23 Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của người thân (n = 260)

Các hoạt động hỗ trợ của người thân Số lượng Tỷ lệ (%) Đi cùng và tham gia tập huấn, tư vấn, lĩnh thuốc 81 31,2

Nhận xét: các hoạt động hỗ trợ người bệnh: nhắc nhở uống thuốc (69,2%), an ủi động viên (58,5%), chăm sóc ăn uống (45,8%), đi cùng và tham gia tập huấn (31,2%), hỗ trọ tiền (18,1%)

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.24 Sự hỗ trợ của cán bộ y tế xã/phường (n = 260)

Sự hỗ trợ của CBYT xã/phường Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu được sự hỗ trợ của CBYT xã/phường là 10%, không được hỗ trợ là 90%

Bảng 3.25 Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của CBYT xã/phường (n = 260) Các hoạt động hỗ trợ của CBYT Số lượng Tỷ lệ (%)

Chăm sóc, điều trị giảm đau 14 5,4

Tư vấn kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV 25 9,6

Tư vấn hỗ trợ tâm lý 17 6,5

Tư vấn tuân thủ điều trị ARV tại nhà 18 6,9

Nhận xét: hoạt động hỗ trợ của CBYT xã/phường: tư vấn kiến thức dự phòng lây nhiễm (9,6%), tư vấn tuân thủ điều trị ARV tại nhà (6,9%), tư vấn hỗ trợ tâm lý (6,5%), chăm sóc, điều trị giảm đau (5,4%)

Bảng 3.26 Được sự hỗ trợ bởi đồng đẳng viên (n = 260)

Sự hỗ trợ của đồng đẳng viên Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ của đồng đẳng viên là 5,0%, không nhân được sự hỗ trợ là 95,0%

Bảng 3.27 Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của đồng đẳng viên (n = 260) Hoạt động hỗ trợ của đồng đẳng viên Số lượng Tỷ lệ (%)

Chăm sóc, điều trị giảm đau 10 3,8

Tư vấn kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV 11 4,2

Tư vấn hỗ trợ tâm lý 6 2,3

Tư vấn tuân thủ điều trị ARV tại nhà 6 2,3

Nhận xét: các hoạt động hỗ trợ của đồng đẳng viên: tư vấn kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV (4,2%), chăm sóc, điều trị giảm đau (3,8%),, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn hỗ trợ tâm lý, tư vấn tuân thủ điều trị ARV tại nhà là 2,3%

Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, cộng tác viên

Biểu đồ 3.5: Hoạt động CS, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, CT viên

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu được hỗ trợ hoạt động tốt là 11,2%, hỗ trợ hoạt động chưa tốt là 88,8%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.28 Tham gia câu lạc bộ người nhiễm HIV (n = 260)

Tham gia câu lạc bộ Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tham gia câu lạc bộ người nhiễm HIV là 3,8%, không tham gia là 96,2%.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 59 1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu điều trị ARV khi bị nhiễm HIV 59

4.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu điều trị ARV khi bị nhiễm HIV

Về giới: Đa số đối tượng nghiên cứu có giới tính nam chiếm 73,1%; tỷ lệ cao nhất trong nhóm tuổi tư 30 – 50 (65,8%), < 30 tuổi chiếm 25,8%, tuổi trung bình là 35,96 ± 10,25 Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Thúy [25], tại Hà Nội 136 đối tượng tham gia và theo dõi trong vòng 12 tháng từ năm 2016 đến 2019 96,3% người tham gia là nam giới với độ tuổi trung bình là 38±5,8 tuổi Phan Thị Hoài Yến, Phạm Thái Thiên Minh Hạnh (2021) [27], nghiên cứu về tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV khám tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020 cho thấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm 80%

Về tuổi: tuổi trung bình là 33,36 tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với KQNC của Lê Tấn Đạt và Phạm Thị Vân Phương (2022) [9], đánh giá tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, 70% là nam giới, tuổi trung bình 41 tuổi Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Mai [18], tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ghi nhận độ tuổi từ 24 đến 63, phần lớn ở độ tuổi từ 30 đến 39 (56,6%), tiếp đến là từ 40 đến 49 tuổi chiếm 26,2%, dưới 30 tuổi chiếm 10,5% và lớn hơn hoặc bằng 50 tuổi chiếm 6,6% Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (2021) [26] ghi nhận đối tượng đang điều trị ARV chủ yếu là nam giới chiếm 62,1%; tuổi trung bình 36 tuổi, thấp nhất 21 tuổi cao nhất 62 tuổi, chủ yếu nhóm 25-35 tuổi chiếm 44,1%

Trình độ học vấn: cao đẳng/đại học chiếm 35,0%, THPT chiếm 30,4% Phù hợp với Phan Thị Hoài Yến, Phạm Thái Thiên Minh Hạnh (2021) [27], nghiên cứu về tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV, kết quả cho thấy học vấn trên cấp 3 chiếm 34% Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Thúy [25], tại Hà Nội ghi nhận học vấn dưới THPT chiếm

52,9% Nghiên cứu của Diệp Hoài Ân [1] ghi nhận học vấn của người nhiễm HIV thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trung học phổ thông chỉ chiếm 10,3%; cao đẳng/đại học chiếm 4,8% Học vấn đóng vai trò khá quan trọng sự phát triển dân trí, vì nó ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế Đa số những người có học vấn cao, sẽ dễ có công việc ổn định và kinh tế khá hơn người có học vấn thấp Như ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là công nhân chiếm 29,6%, kinh doanh chiếm 11,5%, học sinh/sinh viên là 8,8%, công chức/viên chức là 7,3%, nông dân là 6,5% Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Thúy [25], tại Hà Nội ghi nhận 43% người nhiễm HIV có việc làm Khác với nghiên cứu của Diệp Hoài Ân [1] tỷ lệ nghề tự do chiếm 60,3%; 17,5% không nghề nghiệp, kết quả này cũng phù hợp vì đối tượng nghiên cứu của Diệp Hoài Ân chủ yếu là trung học cơ sở chiếm 44,4%; mù chữ chiếm đến 13,5% Thực tế, bệnh nhân HIV là đối tượng cần được điều trị lâu dài và suốt đời Tuy nhiên vấn đề khó khăn mà hầu hết các bệnh nhân gặp phải là về tình trạng kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với bệnh nhân đã kháng thuốc ARV bậc 1

Tình trạng hôn nhân: có vợ/chồng là 47,7%, độc thân là 43,1% Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Thúy [25], tại Hà Nội ghi nhận 36,8% người nhiễm HIV đã kết hôn; 4,1% còn độc thân Phan Thị Hoài Yến, Phạm Thái Thiên Minh Hạnh (2021)

[27], nghiên cứu về tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV ghi nhận 60,0% người nhiễm HIV còn độc thân Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương (2022) [9], đánh giá tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy 42,9% có vợ/chồng, 35% độc thân Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Mai [18], tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ghi nhận phần lớn ĐTNC đang sống cùng vợ hoặc chồng (41,4%), tiếp đến là đối tượng chưa lập gia đình chiếm 23,4%, góa 19,1% và còn lại 16% là ly thân

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sống cùng vợ/chồng là 42,3%, bố/mẹ là 29,2%, một mình là 22,7% Đây là yếu tố quan trọng trong xác định người hỗ trợ chăm sóc, tác động lớn đến sự tuân thủ điều trị ARV của người bệnh Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (2021) [26] ghi nhận có 91,5% sống chung với gia đình

Thư viện ĐH Thăng Long

Hầu hết lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu là do QHTD không an toàn chiếm 80,8%, lây truyền mẹ con chiếm 2,7%, tiêm chích ma túy là 2,3%, không biết lý do nhiễm là 10,8%

Thời gian nhiễm HIV trung bình của đối tượng nghiên cứu là 7,21 năm; trong đó dưới 5 năm chiếm 45,8%, trên 10 năm chiếm 30,0% Thời gian điều trị trung bình là 6,92 năm; trong đó, dưới 5 năm chiếm 45,8%, trên 10 năm chiếm 27,3% Tương tự nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Thúy [25], tại Hà Nội ghi nhận, thời gian trung bình nhiễm HIV là 7,5 năm

Sự hỗ trợ từ trung tâm y tế, sự tư vấn, quan tâm chăm sóc bệnh nhân, hướng dẫn cách tuân thủ điều trị có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân Sự hỗ trợ này giúp bệnh nhân ý thức được cách phòng bệnh và chữa bệnh cho bản thân, đồng thời làm giảm sự lây lan trong cộng đồng Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số đối tượng nghiên cứu có tham gia tập huấn chiếm 66,9%, không tham gia tập huấn là 33,1% Nội dung được tập huấn: thông tin cơ bản về HIV, điều trị ARV, dự phòng NTCH là 63,8%; phác đồ điều trị là 50,8%; lập kế hoạch tuân thủ điều trị là 48,1%; hỗ trợ BN mô tả hoạt động hàng ngày là 43,5%; xác định người hỗ trợ tuân thủ điều trị là 43,1% Nghiên cứu của Nguyễn Lệ Chinh [8], ghi nhận tỷ lệ được tập huấn về HIV chiếm 68,9%; kết quả này gần bằng nghiên cứu của chúng tôi

4.1.2 Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu

Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thuốc ARV

Hầu hết đối tượng nghiên cứu biết thuốc ARV là thuốc kháng virus HIV chiếm 92,7%; ARV được phối hợp từ ít nhất 3 loại thuốc trở lên chiếm 79,6% Khoảng 26,7% cho rằng điều trị ARV có tác dụng ức chế sức mạnh của HIV nhưng không chữa khỏi bệnh Đa số (58,2%) cho rằng điều trị ARV làm giảm tải lượng virus HIV và tăng số lượng tế bào CD4 (53,9%), thiếu liều làm giảm hiệu quả điều trị (53,3%)

[47] Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương (2022) [9], đánh giá tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy 62,1% có kiến thức đúng về thuốc ARV

Kiến thức của ĐTNC về thời gian điều trị và cách uống thuốc Đa số đối tượng nghiên cứu biết thời gian điều trị ARV là điều trị suốt đời chiếm 80,0%; cách uống thuốc ARV 1 lần/ngày chiếm 87,7%; khoảng cách giữa các lần uống thuốc cách 24 tiếng là 86,9% Lê Thị Bích Liên và Lê Thị Bình (2014), ghi nhận kiến thức, thực hành trong điều trị ARV như sau: kiến thức về thời gian điều trị ARV chỉ một thời gian chiếm 0,7%; điều trị khi thấy hết triệu chứng chiếm 1,9%; điều trị đến khi cơ thể khỏe lên chiếm 1,9%; điều trị suốt đời chiếm 95,5% [17] Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương (2022) [9], đánh giá tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy 74,6% có kiến thức đúng về thời gian điều trị ARV

Kiến thức của ĐTNC về tuân thủ điều trị Đa số đối tượng nghiên cứu biết tuân thủ điều trị ARV là: uống đúng thuốc (72,7%), uống đúng số lượng (71,9%), uống đúng thời gian (78,1%), uống vào 1 lần/ngày (56,9%) Lê Thị Bích Liên và Lê Thị Bình (2014) [17], ghi nhận kiến thức uống đúng thuốc chiếm 95,2%; 98,1% có kiến thức uống đúng số lượng; 98,9% có kiến thức uống đúng thời gian Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương (2022) [9], đánh giá tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị chiếm 37,5%

Kiến thức của ĐTNC về không tuân thủ điều trị và uống bù thuốc khi quên và

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu cho rằng không tuân thủ điều trị ARV: bỏ một liều thuốc (53,5%), bỏ một ngày không uống thuốc (45,8%), không quan tâm đến thời gian giữa các lần uống (82,7%) Kiến thức về uống bù thuốc: uống ngay liều vừa quên và tính thời gian để uống liều kế tiếp (88,5%), bỏ luôn liều vừa quên và uống như thường lệ (8,8%) Đối với người bệnh đang điều trị ARV, nếu uống thuốc không đều, thường xuyên quên hay bỏ liều thì sẽ không ức chế được vi rút, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, các nhiễm trùng cơ hội (viêm phổi, viêm màng não, viêm não, nhiễm nấm, lao) dễ dàng tấn công cơ thể, dẫn đến nguy cơ tử vong cao Tuy nhiên, ở nghiên cứu của chúng tôi, kiến thức của người bệnh về nội dung không tuân thủ điều trị ARV chưa cao, điều này ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ điều trị ARV của người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

Kiến thức chung về tuân thủ thời gian dùng thuốc

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị 70 1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tuân thủ điều trị

4.2.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tuân thủ điều trị

Mối liên quan giữa thông tin chung với kiến thức TTĐT

Những người từ 30 tuổi trở lên có khả năng kiến thức TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người tuổi từ 18 – 29 với 2,45 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,015 Tuổi của người điều trị càng trẻ thì khả năng tiếp nhận thông tin tốt hơn người lớn tuổi

Những người TĐHV từ THPT trở xuống có khả năng kiến thức TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người trên THPT 3,26 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 Tương tự nghiên cứu của Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương (2022)

[9], đánh giá tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy các yếu tố có liên quan với tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bao gồm giới, trình độ học vấn, hỗ trợ từ vợ/chồng/bạn tình, hỗ trợ từ bố/mẹ, hỗ trợ từ anh/chị/em ruột, kiến thức về thời gian điều trị ARV và kiến thức về xử lý khi quên

Thư viện ĐH Thăng Long một liều thuốc Cụ thể, trình độ học vấn của bệnh nhân tăng 1 bậc thì TTĐT tăng 1,07 lần (KTC 95%:1,02 – 1,12)

Mối liên quan giữa thông tin về xã hội với kiến thức TTĐT

Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thông tin về xã hội như người sống chung, nghề nghiệp và học vấn của người điều trị ARV với kiến thức tuân thủ điều trị, p > 0,05

Mối liên quan giữa thời gian bệnh với kiến thức TTĐT

Những người nhiễm bệnh trên 10 năm có khả năng kiến thức TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người nhiễm bệnh từ 5 – 10 năm 2,5 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,025 Những người điều trị bệnh trên 10 năm có khả năng kiến thức TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người điều trị bệnh từ 5 – 10 năm 2,24 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,042 Ở nghiên cứu chúng tôi cho thấy, đối với người bệnh điều trị lâu dài kiến thức chưa đạt lại cao hơn nhóm điều trị ngắn hơn, điều này có thể lý giải có thể ảnh hưởng bởi tuổi của người bệnh, kiến thức của người bệnh không liên quan đến kinh nghiệm thời gian điều trị, mà liên quan đến việc chủ động tìm hiểu và khả năng tiếp nhận thông tin, cũng như quan tâm đến bệnh của bản thân

Mối liên quan giữa tham gia tập huấn với kiến thức TTĐT

Những người không tham gia tập huấn có khả năng kiến thức TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người tham gia tập huấn 4,53 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,000 Kết quả này phù hợp, vì khi tham gia tập huấn, người bệnh sẽ được cung cấp các kiến thức cần thiết cho quá trình điều trị, nên kiến thức sẽ tốt hơn ở nhóm có tham gia tập huấn

Mối liên quan giữa hỗ trợ hoạt động với kiến thức TTĐT

Những người hỗ trợ hoạt động chưa tốt có khả năng kiến thức TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người hỗ trợ hoạt động tốt 3,39 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,04 Sợ bị phân biệt đối xử, kỳ thị, dẫn tới tình trạng trầm cảm, sẽ khiến việc tuân thủ điều trị dần xấu đi, nảy sinh ra các suy nghĩ tiêu cực Do đó, việc chấp nhận sự thật về tình trạng bệnh để hướng đến những khát khao, hy vọng sống là điều rất ý nghĩa cho việc tuân thủ được tốt hơn Do đó, sự hỗ trợ từ người thân lẫn xã hội khi người nhiễm tiết lộ tình trạng bệnh sẽ có tác động tích cực hơn, vì họ không phải giấu hay lo sợ việc uống thuốc bị người khác phát hiện

4.2.2 Một số yếu tố liên quan với thực hành tuân thủ điều trị

Mối liên quan giữa thông tin chung với thực hành TTĐT

Tuổi càng lớn thì tỷ lệ tuân thủ càng kém Dércio B C Filimão (2019) [35], ghi nhận ≥35 tuổi (aHR: 0,843, KTC 95%: 0,738–0,964, p = 0,012) Dimitra Enslin

(2022) [34] ghi nhận người cao tuổi có xu hướng tuân thủ điều trị kém hơn, nguyên nhân do chứng hay quên hoặc bệnh nhân dùng nhiều thuốc do mắc nhiều bệnh đi kèm có thể là hai yếu tố ảnh hưởng (OR: 0,27, 95% CI: 0,07–0,97; p = 0,045) Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự Những người tuổi từ 30 trở lên có khả năng thực hành TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người tuổi từ 18 – 29 với 2,19 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,043 Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Mai

[18], tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ghi nhận tỷ lệ tuân thủ ở nhóm tuổi trẻ hơn thì tuân thủ tốt hơn với p=0,023

Mối liên quan giữa thông tin về xã hội với thực hành TTĐT

Có gia đình có tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV tốt hơn nhóm không có gia đình

[13] Những người hiện tại không có vợ/chồng có khả năng thực hành TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người có vợ/chồng 2,02 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,022 Dércio B C Filimão (2019) [35], cho thấy góa bụa có liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV cao hơn so với các nhóm tình trạng hôn nhân khác (p 0,01) Bùi Thị Tú Quyên, Nguyễn Thùy Linh (2020) ghi nhận bệnh nhân sống cùng vợ/ chồng/ bạn tình có khả năng tuân thủ điều trị ARV cao gấp 1,15 lần (OR: 1,15; CI95%: 1,07-1,25) bệnh nhân không sống cùng vợ/ chồng/ bạn tình [21] Ngược lại, Đoàn Thị Kim Phượng [20], ghi nhận nhóm độc thân có tỷ lệ tuân thủ cao hơn nhóm có gia định 2,144 [1,349-3,407] lần Phan Thị Hoài Yến, Phạm Thái Thiên Minh Hạnh (2021) cho thấy người nhiễm HIV độc thân có sự tuân thủ điều trị bằng 0,5 lần (p=0,012 KTC 95% 0,29 - 0,86); người nhiễm HIV có vợ hoặc chồng là người đồng nhiễm tuân thủ điều trị gấp 2,08 lần (p=0,007 KTC 95% 1,22 - 3,54)

Mối liên quan giữa thời gian bệnh với thực hành TTĐT

Thư viện ĐH Thăng Long

Những người nhiễm bệnh trên 10 năm có khả năng thực hành TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người nhiễm bệnh từ 5 – 10 năm và dưới 5 năm lần lượt 2,28 lần và 3,81 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Những người điều trị bệnh trên 10 năm có khả năng thực hành TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người điều trị bệnh từ 5 – 10 năm và dưới 5 năm lần lượt 2,69 lần và 3,44 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Sau một khoản thời gian điều trị lâu dài, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, việc tăng cân, sức khỏe ổn định và cuộc sống trở lại trạng thái bình thường là yếu tố tích cực thúc đẩy đến tuân thủ điều trị Ngược lại, tuân thủ điều trị ARV sẽ giảm nếu bệnh nhân mắc thêm các bệnh đồng nhiễm như lao, sốt rét, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan B hoặc C,… Bên cạnh đó, những người nhiễm sau thời gian điều trị nếu tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng phát hiện thường có xu hướng chủ quan hơn, dẫn đến lơ là việc tuân thủ

Mối liên quan giữa tham gia tập huấn với thực hành TTĐT

Những người tham gia tập huấn có khả năng thực hành TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người không tham gia tập huấn 2,52 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,01 Hoạt động tư vấn là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV Bệnh nhân tham gia tư vấn cho rằng nội dung tư vấn trong quá trình điều trị là rất hữu ích và cần thiết phải có Tư vấn là một vấn đề hết sức có ý nghĩa giúp cho bệnh nhân hiểu biết được một cách tường tận về lợi ích của việc điều trị, tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, những tai biến và tác dụng phụ của thuốc ARV, các phác đồ mà bệnh nhân phải điều trị Như vậy mới nâng cao được hiệu quả điều trị cho bệnh nhân Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì nhờ có hoạt động này, bệnh nhân mới hiểu tường tận lợi ích của điều trị, tầm quan trọng của tuân thủ điều trị và được động viên, chia sẻ để tiếp tục duy trì uống thuốc, cải thiện sức khỏe của mình Có thể nói, hoạt động tư vấn trước và trong quá trình điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân Tuy nhiên, ở nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân chỉ được ghi nhận tư vấn trước điều trị, trong khi đó, nhiều người bệnh đã điều trị >5 năm, do đó, từ giai đoạn được tập huấn trước điều trị đến thời điểm nghiên cứu, là khoản thời gian dài, tác động của tập huấn đến tuân thủ điều trị đã giảm hiệu quả Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có nhiều người bệnh không tham gia tập huấn, điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả Như vậy, cơ sở quản lý điều trị nên điều chỉnh qui trình điều trị, cần thường xuyên nhắc lại tập huấn về điều trị, có thể định kỳ hàng năm Cũng như cần có nghiên cứu sâu hơn để đánh giá lại kết quả này

Mối liên quan giữa hỗ trợ hoạt động với thực hành TTĐT

Những người hỗ trợ hoạt động chưa tốt có khả năng thực hành TTĐT chưa đạt cao hơn so với những người hỗ trợ hoạt động tốt 4,32 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,034 Những người hỗ trợ tuân thủ cho nhóm đối tượng đặc biệt này cần tư vấn về các thuốc điều trị, cách dùng thuốc và hỗ trợ người bệnh đi tái khám đúng hẹn để tránh gián đoạn điều trị [3], [4] Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Mai

[18], tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định ghi nhận tỷ lệ tuân thủ ở nhóm có sử dụng biện pháp hỗ trợ chiếm 67,6% (173 người bệnh) cao hơn nhiều so với nhóm không sử dụng bất cứ biện pháp nào nhắc nhở giúp uống thuốc đúng giờ 32,4% (83 người); những người bệnh hiện tại có sử dụng biện pháp nhắc nhở thì mức độ tuân thủ cao hơn gấp 3,5 lần so với những người không sử dụng (p=0,018) Dimitra Enslin (2022)

[34], ghi nhận quả điều trị thành công ở 93,9% số người nhiễm HIV một phần là nhờ các buổi tư vấn và giáo dục trước ART, hỗ trợ liên tục trong quá trình điều trị và các chương trình hỗ trợ sau điều trị De Jager và cộng sự (2018) cũng ghi nhận sự tuân thủ điều trị ARV được cải thiện nhờ sự tư vấn tốt của bệnh nhân từ cơ sở điều trị (OR: 2,08, KTC 95%: 1,24–3,5; p < 0,01) [32] Dércio B C Filimão (2019) [35], ghi nhận việc người bệnh không có nhóm hỗ trợ điều trị ARV cộng đồng có liên quan đến nguy cơ không tuân thủ điều trị ARV tăng 43% (aHR 1,431, 1,192–1,717, p

Ngày đăng: 22/03/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w