Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, tôn trọng luật giao thông…” Theo tác giả văn hóa nhà trường là văn hóa tổ chức, nó được hiện diện
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HOÀI
XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HOÀI
XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 8 năm 2023
Nguyễn Thị Hoài
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của gia đình, tôi rất biết ơn Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình đào tạo Cao học Quản lý giáo dục, Quý Thầy Cô công tác tại Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bản thân tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hà Mỹ Hạnh người tôi vô cùng kính trọng, ngưỡng mộ về năng lực và đức độ Cô đã tận tâm hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô công tác tại Phòng Giáo dục huyện Gia Lộc cùng các đơn vị được khảo sát thực trạng đã nhiệt tình cung cấp tư liệu và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tìm hiểu thực tế tại địa bàn nghiên cứu
Trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 2
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 4
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1.Các công trình nghiên cứu về xây dựng văn hóa nhà trường 4
1.1.2.Các công trình nghiên cứu về xây dựng văn hóa học tập 5
1.2 Các khái niệm cơ bản 6
1.2.1 Văn hóa 6
1.2.2 Văn hóa nhà trường 7
1.2.3 Văn hóa học tập 8
1.2.4 Văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở 9
1.3.1 Vai trò của văn hóa học tập ở trường Trung học cơ sở 10
1.3.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa học tập ở trường Trung học cơ sở 11
1.4 Lý luận về xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở 14
1.4.1 Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở 14
Trang 61.4.2 Nguyên tắc xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở 17
1.4.3 Nội dung xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở 18
1.4.4 Vai trò của cán bộ quản lý và các tổ chức, đoàn thể ở trườngtrung học cơ sở trong xây dựng văn hóa học tập 23
1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa học tập ở trường THCS 24
Kết luận chương 1 26
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG 27
2.1 Vài nét về khách thể và tổ chức khảo sát 27
2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 27
2.2 Thực trạng về VHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 29
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về VHHT 29
2.2.2 Thực trạng về văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 31 2.3 Thực trạng xây dựng văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 40
2.3.1 Nguyên tắc xây dựng văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc 40
2.3.2 Nội dung xây dựng văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc 41
2.3.3 Các lực lượng tham gia xây dựng văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc 50
2.3.4 Các yếu tố ảnh hướng đến xây dựng văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc 51
2.4 Đánh giá chung về thực trạng 52
2.4.1 Những mặt mạnh 52
2.4.2 Những hạn chế 53
Kết luận chương 2 55
Chương 3: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG 56
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 56
Trang 73.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đúng mục tiêu 56
3.1.2 Đảm bảo tính toàn diện 56
3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 56
3.1.4 Đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả 57
3.2 Các biện pháp xây dựng văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 57
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về xây dựng văn hóa học tập ở trường THCS 57
3.2.2 Chỉ đạo xây dựng nền nếp làm việc và học tập ở các trường THCS huyện Gia lộc, tỉnh Hải Dương 61
3.2.3 Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển môi trường học tập chia sẻ, hợp tác cho học sinh ở trường THCS 64
3.2.4.Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc 66
3.2.5 Tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường xây dựng văn hóa chất lượng và văn hóa học thuật tạo dựng thương hiệu nhà trường 69
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 72
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết khả thi và các biện pháp 72
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 72
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 72
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 72
3.4.4 Cách thức tiến hành khảo nghiệm 72
3.4.5 Kết quả thăm dò 73
Kết luận chương 3 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
3 CBQL, GV Cán bộ quản lý, giáo viên
22 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
23 GD, GDVH Giáo dục, giáo dục văn hóa
25 GVCNL Giáo viên chủ nhiệm lớp
27 HĐ HT Hoạt động học tập
Trang 9STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
28 HĐTN Hoạt động trải nghiệm
36 MTVHCS Môi trường văn hóa cơ sở
50 TTGDNN-GDTX Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên
54 VHCL Văn hóa chất lượng
Trang 10STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV về VHHT ở trường THCS 29 Bảng 2.2: Thực trạng về nền nếp học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc
(Đánh giá của CBQL, GV) 31 Bảng 2.3: Thực trạng về nền nếp học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc
(Đánh giá của học sinh) 32 Bảng 2.4: Thực trạng về VH chia sẻ, hợp tác trong học tập của GV và HS ở các
trường THCS huyện Gia Lộc 34 Bảng 2.5: Thực trạng môi trường học tập ở các trường THCS huyện Gia Lộc 36 Bảng 2.6: Thực trạng truyển thống, môi trường VHCL và môi trường VHHT
của các trường THCS huyện Gia Lộc 38 Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện nguyên tắc xây dựng văn hóa học tập ở các
trường THCS huyện Gia Lộc 40 Bảng 2.8 Thực trạng xây dựng nền nếp dạy học và động cơ học tập ở các
trường THCS huyện Gia Lộc 42 Bảng 2.9 Thực trạng xây dựng văn hoá chia sẻ, hợp tác trong học tập ở các
trường THCS huyện Gia Lộc 44 Bảng 2.11: Thực trạng phát huy truyền thống học tập, xây dựng văn hóa chất
lượng và văn hóa học thuật ở các trường THCS huyện Gia Lộc 48 Bảng 2.12 Thực trạng LL tham gia XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc 50 Bảng 2.13 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến XD VHHT ở các trường
THCS, huyện Gia Lộc 51 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 73 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 74
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trường học là nơi giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người đáp ứng yêu cầu của
xã hội, vì thế nhà trường trước hết phải là MTVH thực sự Xây dựng VHHT là một
HĐ nhằm tạo ra một nhà trường mà mọi thành viên đều biết học hỏi để hoàn thiện, biết lắng nghe để hiểu về bản thân và người khác và hoàn thiện mình
Văn hóa học tập là một trong những thành tố cấu thành nên VHNT, nó có vai trò quan trọng trong việc nâng cao CLDH của nhà trường THCS, xây dựng VHHT trong nhà trường là một nội dung trong xây dựng VHNT Xây dựng VHHT là biểu hiện cụ thể sự phát triển, thành phần cốt lõi của VHNT, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhà trường thành “tổ chức biết học hỏi” Xây dựng VHHT có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoàn thiện phẩm chất, NL của GV và sự phát triển PC, NL học sinh theo yêu cầu đặt ra Nhờ có hành vi VHHT giáo viên không ngừng học tập đồng nghiệp để đổi mới, sáng tạo trong GD, DH; Học sinh không ngừng tự học từ thầy, cô
và học từ sách vở, học ngay từ chính những người bạn trong môi trường nhóm lớp tạo lập CLHT một cách bền vững
Xây dựng VHHT ở trường THCS là quá trình được tiến hành thường xuyên, liên tục và đòi hỏi thời gian dài lâu dài, Hiệu trưởng nhà trường, GV phải kết hợp các biện pháp tác động vào nhận thức, tình cảm và hành vi làm cho nhận thức, thái độ và hành vi học tập của GV, HS được thống nhất trên cơ sở của sự học hỏi cầu tiến bộ, sự chia sẻ và hợp tác cùng những người xung quanh Đặc biệt cần quan tâm khích lệ vai trò chủ thể của hoạt động học, tính tự giác, động cơ và thái độ học tập vì sự tiến bộ để khẳng định mình và thay đổi bản thân, thay đổi người khác của giáo viên, HS trong quá trình XDVHHT để thúc đẩy quá trình chuyển hóa yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ
DH, GD và phát triển NL thành nhu cầu tự thân Chính vì vậy, việc XDVHHT ở trường THCS là rất quan trọng và cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học, phát triển môi trường giáo dục nhà trường và xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi Chính vì vậy mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong Nghị quyết chuyên đề văn hóa của Đảng: “Văn hóa soi đường quốc dân đi”.Tuy nhiên trong thực tế nhiều càn bộ quản lý
Trang 13trường học, giáo viên chưa quan tâm đến việc xây dựng VHHT trong các nhà trường một cách có hệ thống và có chiều sâu, hoạt động xây dựng VHHT còn mang tính phong trào, hình thức chưa quan tâm đến chất lượng thực
Từ nhiều năm nay, Trường các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
đã quan tâm đến xây dựng VHHT trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành quả đáng ghi nhận, quá trình XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vẫn còn những hạn chế cần khắc phục
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng văn hóa học tập ở các
trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển VHNT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động XDVHNT ở trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về XDVHHT ở trường THCS
4.2 Phân tích, đánh giá thực trạng XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
4.3 Đề xuất các biện XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
5 Giả thuyết khoa học
Văn hóa nhà trường và chất lượng giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào VHHT của GV, HS trong nhà trường, nếu đề xuất được các biện pháp XDVHHT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương thì sẽ góp phần nâng cao CLGD nhà trường và phát triển VHNT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Trang 146 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về biện pháp XDVHHT trong hoạt động dạy; trong HĐ HT và trong giao tiếp ứng xử; văn hóa học tập trong quản lý nhà trường ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Về khách thể: Khảo sát trên 15 CBQL và 72 giáo viên và 125 học sinh lớp 7 và học sinh lớp 8 của 5 trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Về thời gian: Khảo sát trong năm học 2022- 2023
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá…trong nghiên cứu các tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu hỏi nhằm điều tra về thực trạng VHHT
và thực trạng XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Phương pháp phỏng vấn, kết hợp trò chuyện, trao đổi với đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên để tìm hiểu sâu hơn thực trạng VHHT và XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
7.3 Nhóm các phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê toán học: để thống kê các số liệu thu được về mặt định lượng và sử dụng phần mềm tin học để xử lý sô liệu khảo sát thực trạng
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về XDVHHT ở trường THCS
Chương 2 Thực trạng XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Chương 3 Biện pháp XDVHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Các công trình nghiên cứu về xây dựng văn hóa nhà trường
Nghiên cứu về văn hóa và VHNT là chủ đề được nhiều tác giả trên thế giới và trong nước quan tâm Trương Yên Minh - Học viện Giáo dục NIE, Singapore (2007) chỉ rõ “Có 8 giá trị xếp thứ hạng cao trong giá trị VHNT và nội dung của xây dựng văn hoá nhà trường, hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, học sinh có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường” [ 5] Trong nội dung VHNT
có VHHT
Phạm Thị Kim Anh(2007) nghiên cứu VHNT theo tiếp cận thực tiễn và các thành tố cấu thành đã chỉ rõ: “VHHĐ bao gồm 4 yếu tố cụ thể là văn hóa ứng xử, văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa thi cử”[ 1] Như vậy VHHT là một nội dụng của VHNT Phạm trù văn hóa học được đề cập trong nghiên cứu trên
Phạm Văn Khanh(2013) nghiên cứu về văn hóa học được đã định nghĩa:
“Trường học là một tổ chức, vì vậy xem văn hóa học đường là văn hóa tổ chức - một
tổ chức sau khi được hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung của tổ chức Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt
nề nếp, đi học đúng giờ, tôn trọng luật giao thông…” Theo tác giả văn hóa nhà trường
là văn hóa tổ chức, nó được hiện diện trong khắp các hoạt động của nhà trường từ giao tiếp ứng xử đến bài trí cảnh quan đến văn hóa dạy và văn hóa học, văn hóa chất lượng của nhà trường vv… [13]
Đặng Văn Minh (2009), nghiên cứu về văn hóa học đường đã quan niệm “Văn hóa học đường là tổng thể các giá trị cơ bản, các chuẩn mực đạo đức, các mẫu hành
vi quy định cách thức tương tác giữa các thành viên trong nhà trường với nhau Một
số nội dung cơ bản của văn hóa học đường như: trang phục của thành viên, ngôn ngữ
Trang 16giao tiếp, khung cảnh nhà trường, tình cảm, sự tôn trọng của các thành viên với nhau” Như vậy theo tác giả VHNT gồm cả yếu tố VH vật chất và VH tinh thần [16] Phạm Thị Hường đưa ra khái niệm văn hóa nhà trường (VHHĐ): “Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm”.[18]
Các phân tích trên đây cho thấy có nhiều công trình nghiên cứu về VHNT mặc
dù các tiếp cận khác nhau nhưng các công trình nghiên cứu đều đề cập đến VHNT gồm cả yếu tố bề nổi và yếu tố phần chìm
1.1.2.Các công trình nghiên cứu về xây dựng văn hóa học tập
Wonycott-Kytle, Angel M.; Bogotch, Ira E (1997), đã tìm hiểu những cách thức nhằm thay đổi VHNT nâng cao hiệu quả giáo dục Các tác giả đề cao các yếu tố tâm
lý như: “Sự hợp tác, công nhận, khen thưởng, khích lệ, động viên bằng vật chất Chính các tác động tâm lý này làm cho các thành viên của tổ chức có tâm trạng và thái độ tốt với tổ chức, với công việc Họ sẽ làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn vì sự hoàn thành các mục tiêu của tổ chức” [ 29]
Hallingera,P & Heckb, R H (1998), nghiên cứu về VHNT đã nhận định: “Mối quan hệ trong môi trường giáo dục là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên văn hoá nhà trường, trước hết là mối quan hệ giữa lãnh đạo với GV và học sinh, vai trò, ảnh hưởng của mối quan hệ này đến kết quả học tập của học sinh” [31 ]
Tác giả Freiberg, H J (1999), nghiên cứu đề cao các yếu tố tâm lý trong môi trường văn hóa nhà trường “Để xây dựng một bầu không khí tâm lý tốt thì phản quan tâm đến các quan hệ chính thức và không chính thức, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, tạo ra sự cố kết cao giữa các thành viên trong tập thể nhà trường Như vậy, tác giả đã khẳng định môi trường văn hoá nhà trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới việc xây dựng văn hóa nhà trường” [32]
Nguyễn Tiến Hùng (2010), Nghiên cứu về phát triển văn hóa nhà trường phổ thông đã nhấn mạnh đến phát triển văn hóa học hỏi ở trường phổ thông và văn hóa chia sẻ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường, vai trò của nhà quản lý, giáo viên trong XDVHHT[ 12]
Trang 17Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Xuân Thanh(2017) Nghiên cứu về xây dựng VHNT theo tiếp cận VHTC cho rằng: “Xây dựng văn hoá tổ chức là hướng đến sự thống nhất về nhận thức/ ý thức giữa các thành viên và phát triển năng lực hành động/ hành vi thống nhất cho họ khi hành động Do đó, xây dựng văn hoá tổ chức thực chất là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị triết lí hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của
tổ chức và cần được tuân thủ nghiêm túc” [9]
Nguyễn Thị Tính(2011) nghiên cứu về XDVHHT theo tiếp cận xây dựng trường tiểu học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trường tiểu học thân thiện của khu vực miền núi phía bắc và các biện pháp xây dựng nhà trường theo bộ tiêu chí trên.[ 26] Xây dựng VHHT được tác giả đề cập như một nội dung trong tiêu chuẩn xây dựng trường học thân thiện
Nguyễn Thị Nga (2013) nghiên cứu về xây dựng văn hóa học tập theo tiếp cận văn hóa nhà trường ở trường THPT, tác giả đã chỉ ra những thành tố của VHHT tuy nhiên mới chỉ dựa trên VHNT, chưa khai thác sâu được yếu tố cấu thành VHHT và cách thức xây dựng các thành tố này.[18]
Nguyễn Thị Hiếu (2016) nghiên cứu về xây dựng văn hóa học tập với tiếp cận XDMTHT thân thiện phát huy tình tích cực chủ động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học [ 10]
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Văn hóa
Theo UNESCO (2002) cho rằng: “Văn hóa là tổ hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí tuệ, tình cảm nổi bật của xã hội hay nhóm xã hội, bao hàm cả nghệ thuật, văn học, lối sống, cùng với đường đời, hệ giá trị, truyền thống và niềm tin Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần” [ Dẫn theo 27 ]
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người đã được hệ thống hóa, tích lũy lại qua nhiều thế kỷ và có thể truyền lại cho các thế hệ sau” [29] Như vậy theo tác giả VH có thể lưu truyền
Trang 18Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hoá là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức của các cá nhân và các cộng đồng Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỉ, các hoạt động tạo ấy đã hình thành nên một hệ giá trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Theo tác giả VH gắn liền với dân tộc với giá trị truyền thống, giá trị vật chất, tình thần và thị hiếu vv… [25]
Tác giả hiểu “văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần đã được hệ thống hóa, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau”
1.2.2 Văn hóa nhà trường
1.2.2.1 Khái niệm nhà trường
Nguyễn Thị Tính (2014) trong lý luận quản lý giáo dục đã chỉ rõ nhà trường là một cơ quan giáo dục chuyên biệt được tiến hành dưới vai trò của tập thể các nhà sư phạm, thực hiện chức năng GD học sinh theo mục tiêu và yêu cầu chương trình giáo
đề ra.[ 28 ]
Nguyễn Vũ Bích Hiền quan niệm : “Nhà trường là nơi chuyển giao và tiếp nhận kinh nghiệm xã hội, là nơi hình thành và phát triển các tố chất, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người” [9 ] Như vậy nhà trường có chức năng GD và
di truyền nền VH
Tác giả hiểu: “Nhà trường là cơ sở giáo dục chuyên nghiệp được tổ chức có mục đích, có kế hoạch theo nội dung chương trình nhằm chuyển giao và tiếp nhận những kinh nghiệm xã hội để phát triển các tố chất, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học”
1.2.2.2 Khái niệm văn hóa nhà trường
Kent D Peterson and Terrence E Deal, văn hoá nhà trường được hiểu như sau:
“Văn hoá nhà trường là một dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức,… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhà trường,… tạo cho nhà trường sự khác biệt” [30]
Trang 19Nguyễn Vũ Bích Hiền cùng các tác giả cho rằng: “Văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử,…Văn hoá nhà trường
là những nét đặc trưng riêng biệt tạo nên sự khác biệt của nhà trường với các tổ chức khác và sự khác biệt giữa trường này với trường khác Văn hoá nhà trường liên quan tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của một nhà trường Văn hoá nhà trường là những giá trị tốt đẹp được hình thành bởi một tập thể và được mỗi cá nhân trong nhà trường chấp nhận Văn hoá nhà trường tốt hướng tới chuẩn chất lượng cao” [9]
Qua các khái niệm trên cho thấy, VHNT được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều tập trung thể hiện quan điểm VHNT gồm hai thành tố cơ bản là các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần Văn hóa nhà trường là tổng hòa của nhiều thành tố hữu hình và vô hình
Từ những cách tiếp cận và các khái niệm trên, có thể hiểu “văn hóa nhà trường
là các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường được các thế hệ xây dựng, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau”
GV và HS” [18]
Như vậy có thể hiểu “Văn hóa học tập là hệ thống các giá trị tốt đẹp gồm các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử được phản ánh trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh trong nhà trường, nó được phản ánh qua nền nếp học tập, hứng thú và môi trường học tập, qua cách ứng xử của GV với GV; GV với HS;
HS với HS ”
Trang 201.2.4 Văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở
Từ các phân tích trên tác giả hiểu VHHT ở trường THCS là hệ thống các giá trị tốt đẹp gồm chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử được phản ánh trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh trong nhà trường THCS, nó được phản ánh qua nền nếp học tập, hứng thú và môi trường học tập, qua cách ứng xử của GV với GV; GV với HS; HS với HS trong môi trường nhà trường
1.2.5 Xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Xây dựng là làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định”.[ 22]
Edgar H Schein (2004), khẳng định “Văn hoá tổ chức/văn hoá nhà trường được xây dựng thông qua các quá trình học hỏi tương tác giữa các thành viên trong tổ chức Một tổ chức muốn xây dựng một nền văn hóa chung, mạnh thì các thành viên của tổ chức phải có cơ hội học tập kinh nghiệm chung và học lẫn nhau để cùng hoàn thiện” [33]
Nguyễn Vũ Bích Hiền, cùng các tác giả(2017) Nghiên cứu về xây dựng VHNT theo tiếp cận VHTC cho rằng: “Xây dựng văn hoá tổ chức là hướng đến sự thống nhất về nhận thức/ ý thức giữa các thành viên và phát triển năng lực hành động/ hành
vi thống nhất cho họ khi hành động Do đó, xây dựng văn hoá tổ chức thực chất là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị triết lí hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của tổ chức và cần được tuân thủ nghiêm túc” [9]
Nguyễn Thị Nga (2013) nghiên cứu về xây dựng văn hóa học tập theo tiếp cận văn hóa nhà trường ở trường THPT, tác giả quan niệm như sau: “Xây dựng VHHT ở trường THPT là những biện pháp tác động có mục đích của nhà quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến GV, HS nhằm hình thành nền nếp học tập có kỷ luật, khích thích tính tích cực của GV, HS trong học hỏi bổ xung và hoàn thiện tri thức, tạo dựng môi trường chia sẻ tri thức, kinh nghiệm trong tập thể nhà trường để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.” [18].Tác giả đã chỉ ra những thành tố của VHHT gồm
Trang 21văn hóa dạy và văn hóa học, tuy nhiên mới chỉ dựa trên VHNT, chưa khai thác sâu được yếu tố cấu thành VHHT và cách thức xây dựng các thành tố này
Với những phân tích nêu trên, tác giả hiểu khái niệm XDVHHT ở nhà trường như sau:
“Xây dựng văn hóa học tập ở nhà trường là những tác động của Hiệu trưởng nhà trường đến giáo viên, học sinh và quá trình học tập của các thành viên trong nhà trường để hình thành các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử được phản ánh trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, góp phần tạo môi trường học tập và xây dựng văn hóa nhà trường
1.3 Cơ sở lý luận về văn hóa học tập ở trường Trung học cơ sở
1.3.1 Vai trò của văn hóa học tập ở trường Trung học cơ sở
Văn hoá NT nói chung và VHHT nói riêng có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ học tập của GV và HS nó góp phần tạo động lực, tạo môi trường để GV, HS không ngừng tự học, hợp tác và chia sẻ trong học tập để hoàn thiện, phát triển bản thân, nâng cao CLDH
Một nhà trường có VHHT luôn thúc đẩy các thành viên trong nhà trường tái tạo bản thân mình vì học tập là chìa khóa để con người trở nên khác biệt và tự khẳng định mình, có bản sắc riêng, mở rộng khả năng sáng tạo và cống hiến Với yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới CTGDPT 2018 như hiện nay, CBQL nhà trường và GV, HS trong nhà trường luôn phải học tập, thích ứng về cách thức để tổ chức và quản lý các HĐ
GD trong nhà trường để không bị lạc hậu, thụt lùi
Văn hóa học tập cũng là chìa khóa để mỗi nhà trường không ngừng lớn mạnh về năng lực, đóng góp vào sự phát triển chung dài hạn của nhà trường góp phần tạo nên CLGD của nhà trường, tạo uy tín và thương hiệu nhà trường Nhà trường có VHHT tốt và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà nhà trường đã đề ra sẽ là niềm
tự hào, kiêu hãnh của mỗi GV, mỗi HS của nhà trường, chính điều trên nó vô hình tạo nên sức mạnh của NT giúp NT luôn vượt qua khó khăn, rào cản trong đổi mới và sáng tạo thành công trong mọi hoạt động
Trang 22Xây dựng VHHT trong một nhà trường chính là một bước đi chiến lược trong việc thúc đẩy GV, HS luôn luôn mở rộng tri thức và năng lực hướng đến các tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường
Văn hoá học tập của nhà trường cũng góp phần duy trì văn hóa, giá trị của nhà trường qua nhiều giai đoạn, tạo ra khả năng phát triển bền vững của NT, truyền tải ý thức, giá trị của nhà trường tới cán bộ, GV, HS và các lực lượng trong nhà trường đó, tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của NT, nó lớn hơn lợi ích của từng
cá nhân trong tập thể nhà trường đó
1.3.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa học tập ở trường Trung học cơ sở
Có nhiều cách tiếp cận về VHNT nói chung và VHHT ở nhà trường nói riêng
Có thể đưa ra một số quan điểm về các thành tố cấu thành VHHT cũng như văn hóa nhà trường sau:
Nguyễn Thị Tính (2020) nghiên cứu về xây dựng VHNT đã đưa ra quan điểm:
“VHHT gồm các thành tố sau đây: Văn hóa nền nếp; văn hóa học hỏi; văn hóa chia sẻ
và hợp tác; văn hóa chất lượng và văn hóa học thuật cùng các điều kiện hỗ trợ dạy học và học tập của nhà trường”.[ 27]
Trong quá trình DH luôn diễn ra sự tương tác, hợp tác giữa GV với HS, giữa HS với HS để thực hiện mục tiêu, nội dung DH dựa trên tính kỷ luật và nền nếp, nếu sự tương tác trên tốt sẽ tạo động lực cho DH đạt mục tiêu
Trong phát triển đội ngũ GV, nếu cộng đồng GV hợp tác, thân thiện, học hỏi đồng nghiệp sẽ giúp cho GV luôn tự học và hoàn thiện bản thân
Từ phân tích các yếu tố của VHNT, quá trình DH, phát triển GV, có thể nói VHHT ở nhà trường THCS gồm các thành tố như sau:
(1).Văn hoá nền nếp học tập:
+ Thái độ của CBGV, HS đối với việc thực hiện nền nếp: “Cán bộ GV, HS nhận
thức đầy đủ về nội quy, quy chế hoạt động dạy học trong nhà trường, tự giác chấp hành nội quy, quy chế đó Biến được yêu cầu về việc thực hiện nội quy, quy chế học tập thành
nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của người dạy và người học”[ 27]
+ GV chấp hành quy chế chuyên môn một cách tự giác và nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện
Trang 23+ HS chấp hành nội quy lớp học, nội quy học tập và nội quy nhà trường
GV và HS chấp hành quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS + Sử dụng thời gian dạy - học có hiệu quả
(2).Văn hoá chia sẻ, hợp tác trong học tập [ 26]
- GV sẵn sàng chia sẻ với HS giúp đỡ HS cả khi HS mắc sai lầm Tạo mối quan
hệ thân thiện và là nhà hỗ trợ tâm lý tốt nhất cho HS
- HS sẵn sàng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm học tập trong môi trường lớp học với thầy cô và bạn bè, hợp tác cùng thầy cô và bạn bè hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Giáo viên luôn sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong giảng dạy và hoàn thiện năng lực của người giáo viên
- Giáo viên chia sẻ với Hiệu trưởng, CBQL nhà trường các nhiệm vụ quản lý nhà trường và quản lý, giáo dục HS
- Giáo viên chia sẻ với cha mẹ học sinh và cộng đồng về những kỳ vọng về HS
sẽ đạt được sau một giai đoạn học tập và phối hợp thực hiện hỗ trợ HS
(3) Môi trường học tập:
(i) Các gái trị vật chất phục vụ học tập của HS nhà trường
Cách bài trí biển hiệu, khẩu hiệu, không gian nhà trường thân thiện tạo điều kiện
để giáo viên và học sinh học mọi nơi, mọi lúc: Thư viện thân thiện; Cổng trường thân thiện; sân chơi và góc học tập thân thiện vv…sẽ thu hút HS đến trường
- Không gian rộng, cảnh quan của nhà trường sạch, đẹp thân thiện gần gũi với thiên nhiên thu hút HS tới trường
- Một không gian nhà trường, lớp học bài trí đẹp, rộng rãi sẽ làm cho GV và HS yêu mến trường, lớp hơn, gắn bó với trường hơn, từ đó nâng cao ý thức học tập, tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của mỗi GV và HS nhà trường
- Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của giáo viên, học sinh trong nhà trường THCS đầy đủ và thuận tiện
Không gian lớp học rộng, thoáng mát tránh xa tiếng ồn, phương tiện phục vụ dạy học và học tập của học sinh đầy đủ thuận tiện
(ii) Các giá trị tinh thần văn hóa học tập
Trang 24Triết lý học tập của NT hoặc những giá trị NT theo đuổi được quảng bá, chia sẻ:
“Kiến tạo, học hỏi và chất lượng”; “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”.; "Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt" hay "Học, học nữa, học mãi",…Các khẩu hiệu này cũng phản ánh triết lý GD của mỗi NT theo đuổi
Giáo viên thân thiện với HS, sẵn sàng hỗ trợ HS và vì sự tiến bộ của HS; HS sẵn sàng hỗ trợ bạn trong học tập vì sự tiến bộ của bạn, học sinh tham gia các nhóm học tập hiệu quả
Giáo viên thường xuyên đổi mới PPDH để phát huy tính chủ động, tích cực học tập của HS
Quan hệ giữa GV với HS; Giữa HS với HS là quan hệ hợp tác, chia sẻ thân thiện cùng hướng tới mục đích chung đó là vì sự tiến bộ của HS
- Động cơ và thái độ học tập của giáo viên, HS là đúng đắn đó là vì sự tiến bộ của giáo viên và HS
Động cơ học tập để hoàn thiện bản thân và phát triển nghề nghiệp; Học để tự hoàn thiện bản thân; Thái độ học tập tích cực là những yếu tố tạo nên văn hóa học tập tích cực trong nhà trường
(4) Truyền thống nhà trường:
Nhà trường có truyền thống dạy học có kết quả học tập tốt, có những gương người tốt, việc tốt điển hình để HS học tập và làm theo, có nhiều cựu học sinh thành đạt trở về trường đóng góp xây dựng trường
Nhà trường đạt được nhiều giải thưởng về học sinh giỏi, học sinh năng khiếu Nhà trường được xếp loại thành tích cao trong dạy và học, rèn luyện đạo đức của học sinh;
Nhà trường không có học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cảo trở lên
(5) Văn hoá chất lượng:
- Dạy học phải đạt chuẩn mực về mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp Định hướng giá trị mà giáo viên và học sinh theo đuổi: Học tập vì tương lai, vì
sự phát triển nghề nghiệp; Học tập là thói quen suốt đời; Kiến tạo để thành đạt; học
vì ngày mai lập nghiệp vv
- Kết quả đạt được của HS phải đạt chuẩn về phẩm chất và năng lực theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc
Trang 25- Người dạy và người học phải thường xuyên tự đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động dạy và học để cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng học tập
- Tính tự giác, tích cực chủ động của học sinh trong học tập là yếu tố cơ bản tạo nên văn hoá học tập và chất lượng học tập trong nhà trường
- Vai trò chủ đạo của giáo viên là nhân tố đảm bảo chất lượng học tập của học sinh, giáo viên là người hỗ trợ tốt nhất để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả
- Nhà trường đảm bảo được chất lượng học tập của HS: Chương trình giáo dục; năng lực quản lý và năng lực dạy học; mối quan hệ giữa thầy và trò hiệu quả; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng được tiến hành thường xuyên và vì học sinh; Nhà trường tạo được sự hài lòng của xã hội, cha mẹ học sinh về người học
(6) Môi trường học thuật ở trường THCS [27]
Trường học là nơi giáo viên trao đổi chuyên môn học thuật để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh vì vậy TCM phải quan tâm đến các vấn đề học thuật thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề, seminar bài học để nâng cao chất lượng dạy học trong giáo viên
Cộng đồng GV nhà trường thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm DH và GD học sinh để nâng cao CLDH
Nhà trường, GV có những hoạt động trao đổi với giáo viên cụm trường và các nhà khoa học để nâng cao chất lượng GD
1.4 Lý luận về xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở
1.4.1 Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở
i Tầm quan trọng của xây dựng VHHT đối với giáo viên:
GV là lực lượng nòng cốt trong các nhà trường THCS, CLGD của nhà trường THCS phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV, nếu nhà trường có VHHT tốt là môi trường giúp GV thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng và tham gia BD để hoàn thiện
NL đáp ứng với yêu cầu không ngừng đổi mới của GD đặt ra và sẽ giúp cho GV đảm bảo CLGD và không ngừng học hỏi hoàn thiện NL theo yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp đặt ra
- Xây dưng VHHT mạnh mẽ, coi trọng đồng nghiệp, tính công khai, sự tin cậy
và hỗ trợ sự thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và phản hồi cần thiết để phản ánh và cải thiện những thói quen không tốt trong DH, giúp GV đổi mới sáng tạo thành công
Trang 26- VHHT của NT giúp GV tìm tòi suy nghĩ đổi mới QTDH, thiết kế và tổ chức các hoạt động học cho HS theo quan điểm lấy việc học tập của HS làm trung tâm, đặt mình vào vị trí của HS để tìm ra những khó khăn tâm lý của HS, hỗ trợ HS khắc phục
và tạo ra các cơ hội học tập cho HS phù hợp với hoàn cảnh cụ thể GV không còn nghĩ họ là những kĩ thuật viên thuần tuý, những người chỉ chịu trách nhiệm về việc nắm bắt kĩ năng và kĩ thuật cần thiết Thay vào đó, họ thấy bản thân mình là những người tri thức tham gia vào quy trình tìm hiểu và phản ánh và GV xây dựng mô hình học tập suốt đời với hy vọng truyền lại cho HS của mình
- VHNT giúp cho GV trở thành người lãnh đạo CTGD, việc hướng dẫn, tổ chức giảng dạy và quản lý HS của GV trong các HTTC khác nhau bổ sung cho việc lãnh đạo hành chính của Hiệu trưởng và đóng góp vào công tác quản lý và phúc lợi của nhà trường
- VHHT thúc đẩy GV đổi mới PPDH để nâng cao CLDH: Theo Nguyễn Thị Tính “Khi GV thay đổi từ phương pháp làm việc mang tính cá nhân sang phương pháp hợp tác, GV có bước quá độ từ những quan tâm riêng đến lớp và HS của mình sang những quan tâm đến nhà trường và HS của nhà trường nói chung GV trở thành thành viên của các cộng đồng chuyên môn mạnh mẽ vừa thách thức vừa hỗ trợ việc không ngừng phát triển chuyên môn” [ 28]
VHHT của NT đặt ra cho GV nhiều thách thức và cũng nhiều áp lực đòi hỏi người GV phải xác định vai trò của việc học tập suốt đời đối với mỗi GV là trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân đối với thế hệ tương lai của đất nước
VHHT tạo ra một XH thu nhỏ trong nhà trường Ở đó mỗi GV cần tạo nên một
nề nếp dạy học, sử dụng quỹ thời gian, kỹ năng hợp tác và chia sẻ sôi nổi Xây dựng tập thể nhà trường có độ ổn định cao về tổ chức hoạt động sư phạm cũng như về tinh thần, đời sống, có sự đoàn kết gắn bó, cộng đồng hợp tác trong công việc một cách nhịp nhàng, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy và học Xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp; làm sao cho mỗi nơi trong nhà trường đều mang ý nghĩa giáo dục Đồng thời với xây dựng thì cũng xoá bỏ những nề nếp lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
VHHT trong nhà trường có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của người GV Nhà trường có phong trào học tập sôi nổi, nề nếp, có VHHT một cách khoa học, tự quản
Trang 27lý tốt quỹ thời gian trong giảng dạy thì buộc mỗi GV phải cố gắng hoà mình nhập cuộc để tránh tụt hậu, đòi hỏi mỗi GV phải xác định việc học tập suốt đời là cần thiết đối với nghề nghiệp của bản thân VHHT giúp cho mỗi GV ý thức tự tu dưỡng, tự học tập tạo thành thói quen trong sinh hoạt chuyên môn, tạo động lực phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, chính trị nhằm phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ VHHT cũng rèn luyện cho mỗi GV phong cách làm việc một cách
VH, khoa học Tạo nên phong cách làm việc công nghiệp hiện đại VHHT giúp cho
GV quí trọng nguồn lực, thời gian trong hoạt động GD Tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong chuyên môn, các công tác khác trong GD học sinh
Chính VHHT có vai trò quan trọng giúp người GV làm tròn trách nhiệm nặng
nề nhưng vô cùng vẻ vang là "trồng người" cho thế hệ tương lai, tạo mỗi quan hệ tốt đẹp giữa GV với GV; GV với HS
ii) Tầm quan trọng của xây dựng VHHT đối với học sinh
- VHHT tạo môi trường học tập thuận lợi cho người học, giúp người học tự hoàn thiện nhân cách của mình, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường
- VHHT tạo nên phong cách ứng xử của GV đối với HS nhẹ nhàng, gần gũi, chia sẻ HS sẵn sàng bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước GV, qua đó GV thu được thông tin ngược nhằm giúp đỡ quá trình học tập, rèn luyện của HS
- VHHT kích thích HS tích cực hứng thú trong học tập, sẵn sàng học hỏi, chấp nhận thất bại và sai lầm để tìm ra bài học nhằm hoàn thiện nhân cách
- VHHT giúp HS tự ý thức về trách nhiệm cá nhân trong học tập, nâng cao tính
kỷ luật, tự giác, tích cực phấn đấu vươn lên dành kết quả cao trong học tập tạo tâm lý thi đua, đua tài gắng sức trong tập thể lớp học để dành kết quả cao
- VHHT tạo cho HS ý thức phát triển về năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả của mình, hình thành ở HS văn hoá chất lượng và kiểm định, phát huy giá trị truyền thống của nhà trường Tạo tính kỷ cương, kỷ luật trong học tập
iii)Tầm quan trọng của xây dựng VHHT đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh
Trong trường học việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện cho các em HS là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Chất lượng GD của nhà trường
Trang 28phần lớn do công tác giảng dạy, giáo dục của GV và sự cố gắng nỗ lực của các em HS tạo thành Trong XH hiện nay với xu thế hội nhập và phát triển đòi hỏi việc nâng cao chất lượng GD càng được chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của XH VHHT trong các nhà trường THPT có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của GV và công tác giáo dục toàn diện cho các em HS VHHT giúp cho GV thường xuyên trao dồi về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tạo ra môi trường học tập suốt đời cho GV Rèn luyện kỹ năng chia sẻ và hợp tác trong công tác chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy và giúp đỡ lẫn nhau cùng giáo dục các em HS một cách toàn diện Rèn luyện phương pháp làm việc, tự nghiên cứu tài liệu một cách khoa học.Trong môi trường VH, GV có thể trao đổi với HS về những mong đợi, cung cấp các chương trình giảng dạy có tổ chức, có trọng điểm, điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho thích hợp với nhu cầu của HS, dự báo và sửa chữa những nhận thức sai lầm của HS và sử dụng các thủ pháp dạy học đa dạng Đối với giáo viên VHHT tạo sự gắn kết các đồng nghiệp cùng hướng tới một mục đích chung, cùng một sự nghiệp chung, cùng nhau làm việc với tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu cao Các GV luôn sẵn lòng giúp đỡ HS, giúp
đỡ đồng nghiệp trong thực hiện DH, GD học sinh, số lượng GV giỏi ngày càng tăng từ
đó nâng cao CLDH và GD toàn diện cho các em HS VHHT tạo nề nếp và môi trường học tập cho HS, kích thích HS không ngừng nâng cao kết quả học tập
1.4.2 Nguyên tắc xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở
Để đảm bảo cho công tác xây dựng văn háo học hỏi trong nhà trường đạt được kết quả như mong đợi, nhà GD cần nhận thức và quán triệt một số nguyên tắc giáo dục nhất định như sau:
- Đảm bảo tính mục đích: đòi hỏi nhà GD trong mọi hoạt động GD xuất phát từ mục đích và hướng tới thực hiện mục đich hình thành ở HS hệ thống hành vi văn hóa học tập phù hợp theo chuẩn mực văn hóa học tập của nhà trường Nhà GD trong quá trình sử dụng các loại hình hoạt động, tổ chức các mối quan hệ mà người học tham gia phải chú ý đến xây dựng động cơ, ý thức học tập, hứng thú thực hiện hành vi văn hóa học tập cho người học trên cở nắm vững quan điểm chỉ đảo, mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường
- Đảm bảo tính giá trị, thực tiễn trong xây dựng văn hóa học tập của nhà trường: nguyên tắc này đòi hỏi nhà GD trong mọi hoạt độn gGD phải gắn với chủ trương xây
Trang 29dựng văn hóa học tập của nhà trường Trông qua các hoạt động, HS được rèn luyện thái độ, kỳ năng, được kiểm nghiệm và trải nghiệm các hành vi văn hóa học tập, từ đó hình thành thói quen hành vi văn hóa học tập cho HS Nhà GD phải tổ chức nhiều loại hình hoạt động gắn liêng và phục vụ cho hoạt động xây dựng văn hóa học tập trên cơ sở phù hợp với hứng thú, nhu cầu, đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của
HS THCS Nội dung và phương hướng xây dựng VHHT cho HS phải đảm bảo gắn
bó và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phải căn cứ yêu cầu thực tiễn và phục vụ thực tiễn của hoạt động học tập để xây dựng nội dung GD văn hóa học tập phù hợp với mỗi HS
- Phát huy tính tự nguyện, tích cực của học sinh: nguyên tắc này đòi hỏi nhà GD phải tôn trọng và đánh giá đúng về năng lực của mỗi HS cũng như tập thể HS nhà trường từ mọi khía cạnh Công tác xây dựng VHHT chỉ có hiệu quả khi HS phát huy được tính tự giác, tích cực hoạt động, tự giáo dục, tự rèn luyện Nhà GD kết hợp hợp
lý giữa việc coi trọng tự GD với việc định hướng, tư vấn để HS tổ chức thực hiện công tác xây dựng VHHT có hiệu quả và bền vững
- Đảm bảo tính đối tượng: Các biện pháp XDVHHT phải phù hợp với những đặc điểm tâm lý đặc thù của HS THCS, nguyên tắc này đòi hỏi nhà GD khi tiến hành xây dựng VHHT cho HS cần phải chú ý đến đặc điểm tâm lí, tính đặc thù về đời sống tâm lý, tình cảm, xu hướng hoạt động của HS lứa tuổi thiếu niên và thanh niên mới lớn và các dạng HĐ của HS THCS Từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp, hình thức tổ chức GD phải hấp dẫn và có sức thu hút đối với HS tham gia
- Đảm bảo thống nhất giữa nội dung xây dựng VHHT cho HS với các nội dung học tập khác: Việc xây dựng VHHT có quan hệ và liên hệ mật thiết với các mặt, các nội dung DH, GD khác như giáo dục hành vi đạo đức, GD kỹ năng sống, GD thẩm
mỹ, GD lao động, Việc xây dựng VHHT phải tận dụng được kết quả và nội dung
DH, GD các mặt khác của các nội dung GD của HS THCS
1.4.3 Nội dung xây dựng văn hóa học tập ở trường trung học cơ sở
1.4.3.1 Xây dựng nền nếp học tập theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân mỗi học sinh trong hoạt động học tập
Hiệu trưởng ban hành quy chế tổ chức HĐ của NT và nội quy học tập của nhà trường và thường xuyên hoàn thiện quy chế, nội quy trước những sự thay đổi của môi trường và HĐ DH
Trang 30Chỉ đạo GV và HS thực hiện HĐ DH theo quy định ra vào lớp đúng giờ chấp hành nghiêm túc nội quy giờ học;
Chỉ đạo GV hướng dẫn HS học bài trước khi đến lớp, hoàn thành các nhiệm vụ
tự học được giao
Chỉ đạo GV hướng dẫn HS tham gia HĐ học tập theo kỷ luật lớp học, tự giác trong học tập, hăng hái phát biểu ký kiến xây dựng bài, tích cực làm việc nhóm, hợp tác cùng GV và bạn bè để giải quyết nhiệm vụ học tập
1.4.3.2 Hình thành động cơ và thói quen học tập tự giác cho học sinh
Chỉ đạo GVCNL phối hợp với CMHS giáo dục động cơ và ý thức học tập cho
HS đó là học vì sự thay đổi của bản thân, học để tự khẳng định mình; học vì ngày mai lập nghiệp; Học là làm tròn trách nhiệm của người HS, người con trong gia đình ở tuổi học trò vv…
Chỉ đạo GVCNL phối hợp với CMHS giáo dục thói quen tự học và tự giác học tập ở nhà để hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao, tự giác học tập trong quá trình nghe giảng chủ động tham gia các ý kiến xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm
Chỉ đạo GV đổi mới PPDH, lấy người học làm mục tiêu phấn đấu nâng cao CLDH, lấy HS làm điểm xuất phát cho mọi hoat động đổi mới cách dạy, cách học nhằm giúp HS tự thay đổi bản thân; hình thành thói quen tự học GV lựa chọn vận dụng các PPDH, biện pháp và KTDH để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, khám phá để hình thành tri thức cho HS; thực hành, luyện tập để phát triển
KN và vận dụng tri thức, KN để giải quyết các vấn đề thực tiễn Thường xuyên phản hồi những thông tin về HT cho HS nhằm tạo sự tương tác giữa GV với HS; tổ chức
HS làm việc theo nhóm hợp tác để hình thành VH chia sẻ, hợp tác trong HT cho HS
- Giáo viên vận dụng phối hợp các PPDH tích cực phát huy sự sáng tạo của HS, tạo MT HT hợp tác, thân thiện, cởi mở giữa GV với HS, giữa HS với HS, khuyến khích sự tham gia chia sẻ bài học của từng HS, sự góp ý cho các thành viên khác trong nhóm HT, phát triển tư duy phản biện và tư duy sáng tạo của từng HS trong nhóm lớp
Hiệu trưởng chỉ đạo GV trong QTDH cần phá vỡ tảng băng ngăn cách giữa GV với HS, quan tâm đến hình thành động cơ, thái độ HT tích cực vì sự tiến bộ của HS,
Trang 31học để thay đổi bản thân ở mỗi HS giúp HS có động cơ HT đúng đắn trên cơ sở đó
HS có thái độ và HV học tập phù hợp, tạo sự thi đua cạnh tranh lành mạnh trong HT
để vươn lên dành kết quả cao
1.4.3.3 Xây dựng văn hoá chia sẻ, hợp tác trong học tập ở trường THCS
Hiệu trưởng chỉ đạo GV sẵn sàng chia sẻ với HS giúp đỡ HS cả khi HS mắc sai lầm trong HT, rèn luyện đạo đức, lối sống giúp HS phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm còn hạn chế Tạo mối quan hệ thân thiện và là nhà hỗ trợ tâm lý tốt nhất cho HS
Chỉ đạo GV tạo môi trường HT, làm việc nhóm để HS sẵn sàng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm HT trong MTHT với thầy cô và bạn bè, cùng tham gia xây dựng bài học Chỉ đạo GV luôn sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong thiết kế bài dạy trong tổ chức DH và hoàn thiện năng lực của người GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Hiệu trưởng khuyến khích GV chia sẻ với Hiệu trưởng, CBQL nhà trường các nhiệm vụ quản lý nhà trường và quản lý HĐ DH, giáo dục HS
Hiệu trưởng khuyến khích GV chia sẻ với CMHS và cộng đồng về những kỳ vọng về HS sẽ đạt được sau một giai đoạn học tập và phối hợp với CMHS, cộng đồng
- Các trường cần tổ chức các hoạt động hỗ trợ HS học tập như: Tư vấn hỗ trợ học tập, tổ chức các diễn đàn về phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu khoa học, phát triển câu lạc bộ học thuật, các hình thức chia sẻ tài liệu học tập
1.4.3.4 Xây dựng môi trường học tập thân thiện an toàn, tích cực
(i) Đảm bảo cơ sở vật chất thân thiện, an toàn phục vụ học tập của HS nhà trường Cách bài trí biển hiệu, khẩu hiệu, không gian nhà trường thân thiện tạo điều kiện
để giáo viên và học sinh học mọi nơi, mọi lúc
Xây dựng thư viện thân thiện để tạo không gian học tập và tự học cho học sinh nhà trường;
Trang 32Xây dựng không gian sân chơi và góc học tập thân thiện vv…tạo môi trường để học sinh thích đến trường, yêu thích học tập Yếu tố này có tác động nhiều đến chất lượng học tập của nhà trường Một không gian đẹp, rộng rãi sẽ làm cho giáo viên và học sinh yêu mến ngôi trường hơn, gắn bó với trường hơn, từ đó nâng cao ý thức học tập, tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên và HS nhà trường
Đảm bảo các phương tiện, đồ dùng thí nghiệm phục vụ cho hoạt động học tập của giáo viên, học sinh trong nhà trường THCS
Bài trí không gian lớp học thân thiện có đủ chỗ ngồi thoáng mát, có đủ tài liệu
hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo không tiếng ồn và tạo môi trường nghe, nhìn thân thiện
(ii) Xây dựng môi trường văn hóa học tập tinh thần
Lựa chọn triết lý giáo dục của nhà trường thể hiện văn hóa học tập là sự kiến tạo của học sinh và giáo viên
Chỉ đạo GV thiết lập các mỗi quan hệ giao tiếp với HS thân thiện cởi mở, hợp tác, chia sẻ vì HS
Chỉ đạo GV phát triển MTHT hợp tác giữa các HS trong môi trường nhóm lớp thông qua sử dụng các phương pháp, biện pháp KTDH vi mô
Phát triển phong trào tự học trong GV và HS, giáo viên là người gương mẫu đi đầu về tự học và sáng tạo
Chỉ đạo GV tích cực đổi mới PP và HTTCDH để phát huy tính tự giác, tích cực
và sáng tạo của HS trong giải quyết các vấn đề học tập đặt ra Hình thành phát triển
NL tự ĐG cho HS trong QTHT để tự điều chỉnh hoạt động học theo yêu cầu cần đạt
1.4.3.5 Xây dựng phát huy truyền thống học tập của nhà trường
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên và HS phát huy truyền thống “Thi đua dạy tốt, học tốt” của NT Xây dựng phòng truyền thống nhà trường thân thiện lưu giữ được các truyền thống lịch sử của TN và thu hút HS tích cực quan tâm quan tâm học tập
Tổ chức cho học sinh gặp gỡ giao lưu với cựu học sinh của trường là những gương “người tốt, việc tốt điển hình” để HS học tập, phấn đấu làm theo những tấm gương tiêu biểu về học tập, rèn luyện
Thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối giữa các thế hệ học trò với các chủ
đề học tập, hướng nghiệp và sự thành đạt của các thế hệ học sinh nhà trường;
Trang 33Tổ chức tốt các ngày lễ truyền thống của NT để HS học tập, rèn luyện phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của NT
1.4.3.6 Xây dựng môi trường văn hoá chất lượng trong nhà trường
Hiệu trưởng chỉ đạo tất cả mọi thành viên của nhà trường nhận diện được những yêu cầu về CL đối với công việc và hiểu vì sao phảo ĐBCL công việc: Yêu cầu đối với dạy tốt; yêu cầu đối với học tốt; quản lý tốt, phục vụ tốt
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên, nhân viên, học sinh tự giác làm việc học tập để đáp ứng những yêu cầu CLGD ; Hiệu trưởng giúp cho GV, nhân viên và HS hiểu VHCL hướng đến việc ĐBCL và cải tiến CL do đó GV phải thường xuyên đổi mới
HĐ DH, giáo dục để nâng cao chất lượng, cán bộ quản lý thường xuyên đổi mới để nâng cao hiệu quả quản lý;
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thường xuyên đổi mới nâng cao CLGD nhà trường để tạo được sự hài lòng của những bên liên quan về CLGD học sinh của nhà trường
Chỉ đạo GV thực hiện tốt hoạt động ĐGCL học tập của học sinh nhằm giúp cho mọi hoạt động ĐGCL đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, sát thực
1.4.3.7 Xây dựng môi trường học thuật ở trường THCS
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng MT trao đổi, chia sẻ về CM, học thuật giữa các
GV trong NT; giữa GV trong cụm trường để cùng nhau hoàn thiện, Đẩy mạnh SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, dự giờ hỗ trợ GV để cùng nhau chia sẻ học thuật góp phần nâng cao CLGD nhà trường
Chỉ đạo TCM, GV nâng cao vai trò trách nhiệm của TCM, GV đối với việc trao đổi CM, học thuật như xây dựng phát triển KHGD nhà trường hàng năm, phát triển KHDH của từng môn học qua mỗi năm học Khuyến khích hoạt động hợp tác, chia
sẻ học thuật giữa các thành viên trong TCM nhà trường và giữa các TCM trong cụm trường và giữa GV, TCM với các nhà khoa học khác
Thực hiện liên tục bồi dưỡng, phát triển học thuật cho các thành viên của TCM của giáo viên trong nhà trường qua nhiều hình thức như sinh hoạt TCM, tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng, Hội thảo, Hội nghị vv…
Thực hiện hoạt động chia sẻ kinh nghiệm DH, GD học sinh giữa các trường trên địa bàn nhằm tăng cường hỗ trợ và trao đổi học thuật cho GV
Trang 34Phát triển cộng đồng học tập của nhà giáo trong trường học và cụm trường học tạo môi trường để giáo viên học tập lẫn nhau cùng nhau hoàn thiện năng lực và phát triển chuyên môn liên tục
1.4.4 Vai trò của cán bộ quản lý và các tổ chức, đoàn thể ở trườngtrung học cơ sở trong xây dựng văn hóa học tập
a Ban giám hiệu
Hiệu trưởng căn cứ vào sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu hướng tới của NT, thực trạng NT, bối cảnh, xây dựng VHHT trong trường học trong từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ của nhà trường phù hợp với cấp học, tình hình thực tế của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện
Hiệu trưởng xác định rõ vai trò trách nhiệm của CBQL, GV và HS cùng các lực lượng liên đới trong XDVHHT ở trường THCS, yêu cầu về sản phẩm của XDVHHT
ở NT cần đạt được qua các mốc thời gian và chương trình hành động, giải pháp triển khai thực hiện
Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch XDVHHT ở trường THCS và triển khai chủ trì
tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát quá trình thực hiện và có những biện pháp chỉ đạo điều chỉnh phù hợp
Hiệu trưởng là người ĐG kết quả thực hiện XDVHHT ở trường THCS theo mục tiêu và KH đề ra và phát triển kế hoạch XDVHHT ở trường THCS
b Giáo viên, học sinh và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
- GVCNL với vai trò XDVHHT:
+ Phổ biến, hướng dẫn cách thực hiện đến HS và CMHS Giám sát việc thực hiện của HS lớp chủ nhiệm
+ Thực hiện nghiêm túc nội dung XDVHHT trong trường học
Giáo viên bộ môn đổi mới PPDH, hình thức TCDH theo hướng phát triển hành
vi VHHT cho HS, hình thành VH chia sẻ, VH hợp tác và tự ĐG cho HS trong QTHT; hình thành nền nếp HT cho HS vv
Học sinh là lực lượng tích cực trong XDVHHT cần được quan tâm và phát huy vai trò của HS trong XDVHHT
Trang 35- Chủ tịch công đoàn phát động phong trào thi đua XDVHHT ở trường THCS, phối hợp với chính quyền giám sát, báo cáo kịp thời việc thực hiện XDVHHT của
GV, nhân viên và HS trong nhà trường
- Tổ chức Đoàn, Đội: Thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung XDVHHT trong trường học trong các hoạt động ngoại khóa, HĐTN, hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường
1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa học tập ở trường THCS
1.4.5.1 Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý trường THCS
Hoạt động XDVHHT phụ thuộc vào nhận thức và NL của CBQL bởi cán bộ quản lý NT là người đưa ra ý tưởng, triết lý, nội dung XDVHHT ở trường THCS đồng thời tổ chức triển khai XDVHHT, giám sát ĐG các kết quả thực hiện Do đó hiệu quả của XDVHHT phụ thuộc vào nhận thức và năng lực của CBQL nhà trường
1.4.5.2 Nhận thức và năng lực của giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý, giáo dục HS nói chung và giáo dục nền nếp VHHT cho HS nói riêng, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào nhận thức, NL của GVCNL và sự tâm huyết của GVCNL với HS và tập thể HS
Văn hóa học tập ở trường THCS do PPDH và các biện pháp DH, giáo dục của GV
bộ môn tạo ra cùng với các thành tố khác trong lớp học và trong nhà trường THCS
Do đó việc XDVHHT ở trường THCS phụ thuộc không nhỏ vào nhận thức và năng lực của GVCNL và GV bộ môn Nếu GVCNL và GV bộ môn có nhận thức đúng về tầm quan trọng của VHHT và có năng lực trong việc xây dựng VHHT sẽ tạo động lực cho việc XDVHHT phát triển và xây dựng được VHHT trong bản thân giáo viên
1.4.5.3 Nhận thức và năng lực của học sinh nhà trường
Học sinh là lực lượng chính trong XDVHHT, vì học sinh chiếm số lượng chủ yếu của nhà trường Thái độ và hành vi HT hàng ngày của HS ảnh hưởng trực tiếp đến VHHT nhà trường, phản ánh nhiều nhất VHHT của nhà trường Sự ảnh hưởng của tập thể học sinh đến XDVHHT nhà trường thể hiện rõ qua việc hình thành hành
vi VHHT của HS Nếu HS có nhận thức và động cơ HT đúng đắn, có NL học tập tốt
Trang 36sẽ là cơ sở để hình thành phát triển các hành vi VHHT và XDVHHT ở trường THCS
và ngược lại
1.4.5.4 Truyền thống văn hóa của nhà trường
Truyền thống VH NT có ảnh hưởng lớn đến XDVHHT của nhà trường Nếu NT
có truyền thống VHNT tốt nhiều kinh nghiệm và giá trị tốt sẽ là cơ sở, nền tảng để XDVHHT và các giá trị đó sẽ được lưu truyền, thể hiện thông quan VHHT của GV,
HS nhà trường
1.4.5.5 Các quy định và chính sách của cấp trên
Hệ thống các văn bản quy định của cấp trên của ngành về VHNT và VHHT về
HĐ DH, GD và ĐGKQHT ở nhà trường THCS sẽ là những căn cứ pháo lý để XDVHHT ở trường THCS đòi hỏi GV, nhân viên và HS phải thực hiện theo
1.4.5.6 Gia đình học sinh
Cha mẹ và những người lớn trong GĐ là tấm gương về học tập, rèn luyện để HS học tập, làm theo, nếu GĐ giáo dục HS có nhận thức và động cơ HT tốt sẽ là điều kiện, cơ bản để GD hành vi VHHT cho HS góp phần XDVHHT thành công và hiệu quả, ngược lại GĐ không có sự GD tốt, HS không có động cơ thái độ HT đúng đắn
sẽ ảnh hưởng không tốt tới XDVHHT ở trường THCS
1.4.5.7 Sự phối hợp của các lực lượng xã hội
Xây dựng VHHT ở trường THCS phụ thuộc và sự phối hợp giữa NT, GĐ và
XH nếu sự phối hợp này được thống nhất, đồng bộ sẽ giúp cho nhà trường có nguồn lực dồi dào để XDVHHT Sự phối hợp thống nhất giữa NT, GĐ và XH sẽ tạo sự đồng thuận trong XDVHHT ở trường THCS và phát huy được sức mạnh tổng hợp về nguồn lực để XDVHHT ở trường THCS tạo môi trường HT thống nhất tác động tới
HS và hình thành VHHT cho HS một cách thuận lợi
Trang 37Kết luận chương 1
Văn hóa học tập ở trường THCS là hệ thống các giá trị tốt đẹp gồm phẩm chất
và năng lực học tập của mỗi GV, HS được tích lũy, phát triển và biểu hiện trong HĐ
DH và HĐ HT ở nhà trường THCS để phát triển toàn diện nhân cách HS và hoàn thiện năng lực người GV
Văn hóa học tập được cấu thành từ các thành tố: nền nếp học tập, động cơ và ý thức học tập, MT vật chất và MT tinh thần; các giá trị truyền thống của nhà trường;
VH học hỏi, chia sẻ và VHCL Nó được hình thành phát triển thông qua HĐ DH, giáo dục của nhà trường và lưu giữ qua truyền thống của nhà trường
Xây dựng VHHT ở trường THCS là Hiệu trưởng phải vận hành các thành tố của VHHT một cách hiệu quả như xây dựng nền nếp HT, giáo dục động cơ thái độ học tập tích cực cho HS; xây dựng MTHT thân thiện an toàn; XDVH chia sẻ, hợp tác trong học tập; phát huy các truyền thống HT của nhà trường, nâng cao CLGD của nhà trường vv…
Các chủ thể xây dựng VHHT gồm CBQL nhà trường, GV và HS, lực lượng liên đới cùng tham gia xây dựng vì vậy quá trình này chịu sự tác động của nhiều nhân tố mỗi nhân tố giữ vai trò nhất định trong quá trình xây dựng VHHT góp phần xây dựng VHNT
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
Về giáo dục THCS của huyện Gia Lộc
Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động đổi mới, xây dựng VHHT trong nhà trường Triển khai có hiệu quả chương trình dạy Tiếng Anh theo Đề
án Đến nay, 21/21 trường THCS triển khai chương trình Tiếng Anh Có 7 trường có CLB tiếng Anh cho học sinh hoạt động thường xuyên (Quang Minh, Thị trấn, Lê Thanh Nghị, Thống Kênh, Thống Nhất, Trùng Khánh, Toàn Thắng)
100% các trường THCS đã tích cực tuyên truyền triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn huyện Gia Lộc
Năm học 2021- 2022, các trường THCS tiếp tục phối hợp với TTGDNN-GDTX Gia Lộc để dạy nghề phổ thông cho học sinh nhằm trang bị những kiến thức ban đầu
về nghề nghiệp, rèn tính kỷ luật, học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Trang 39Kết quả tham gia các cuộc thi:
- Có 67/67 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt tỉ lệ 100% Sở GD&ĐT không tổ chức thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THCS
- Tham gia cuộc thi “Viết những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”,
trường THCS Thị trấn Gia Lộc đạt 01 giải Ba cấp toàn quốc
- Tham gia giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” trường THCS Lê
Thanh Nghị đạt 06 giải Khuyến khích cấp toàn quốc
- Tham gia thi HSG 8 môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh, toàn huyện có 55/80 học sinh đạt giải cấp tỉnh trong đó có 01 giải Nhất, 12 giải Nhì, 17 giải Ba và 25 giải Khuyến khích Đội tuyển môn Sinh học và môn Lịch sử xếp thứ Nhất tỉnh, Địa lý xếp thứ 3, Tiếng Anh và Hoá học xếp thứ 5/12 huyện, TP, TX
- Tham gia thi "Sáng tạo Khoa học kĩ thuật" cấp tỉnh, toàn huyện đạt 4 giải,
trong đó đạt 02 giải Nhì, 01 giải Ba và 01 giải Tư
Ngoài ra còn nhiều hoạt động phong trào khác đáng ghi nhận
Mọi hoạt động trong nhà trường đã đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương
2.1.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.2.1 Mục tiêu khảo sát
Nhằm khảo sát làm rõ thực trạng xây dựng văn hóa học tập tại các trường
THCS, huyện Gia Lộc, phát hiện nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xây dựng
VHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc
2.1.2.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát
* Đối tượng: Khảo sát trên 15 CBQL và 72 giáo viên và 125 học sinh lớp 7 và học sinh lớp 8 của 5 trường THCS thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
* Địa bàn nghiên cứu: 5 Trường THCS Hoàng Diệu; Phạm Trấn, Đồng Quang, THCS Gia Tân và Gia Khánh
2.1.2.3 Nội dung khảo sát
- Thực trạng VHHT ở các trường THCS ở huyện Gia Lộc
- Thực trạng xây dựng VHHT ở các trường THCS ở huyện Gia Lộc
2.1.2.4 Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành điều tra bằng Anket để khảo sát trên CBQL, GV và HS
Sử dụng phỏng vấn sâu trên CBQL và GV để làm rõ thực trạng
Trang 40Nghiên cứu và quan sát sản phẩm về VHHT ở các trường THCS
Cách xử lý số liệu được tiến hành theo thang likert với 4 mức độ:
Mức độ 1 tương đương với 1 điểm: yếu, chưa bao giờ; KAH;
Mức độ 2 tương đương với 2 điểm: TB, Thỉnh thoản; IAH
Mức độ 3 tương đương với 3 điểm: Khá, TX, AH
Mức độ 4 tương đương với 4 điểm: Tốt, RTX; RAH
Cách xử lý số liệu tính theo bảng sau:
2.2 Thực trạng về VHHT ở các trường THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về VHHT
Điều tra về nhận thức của CBQL, GV về vai trò VHHT ở trường THCS, tác giả thu được KQ sau:
Duy trì phát huy các giá trị
truyền thống của nhà trường