Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ MINH TUẤN Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu trong Luận văn là quan điểm riêng của tôi, phản ánh th
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ MINH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học quản lý Mã số: 8340401 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1 TS Trần Thị Hồng 2 TS Trần Xuân Bộ Thái Nguyên, năm 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu trong Luận văn là quan điểm riêng của tôi, phản ánh thực tế công tác quản lý nhà nƣớc về sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn của thành phố Thái Nguyên về nội dung đƣợc đề cập tại Luận văn và không sao chép của tài liệu nào khác, các luận điểm kế thừa của tác giả khác đƣợc trích dẫn đầy đủ trong Luận văn Thái Nguyên, ngày 30 tháng 09 năm 2023 Tác giả Luận văn Lê Minh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể ngƣời hƣớng dẫn gồm TS Trần Thị Hồng, TS Trần Xuân Bộ đã tận tình giúp đỡ, định hƣớng khoa học và luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy, cô giáo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn; Phòng Đào tạo trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, định hƣớng trong quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Thái Nguyên, Đội Quản lý thị trƣờng số 2 đã giúp đỡ, chia sẻ, cung cấp cho tôi nhiều tƣ liệu, thông tin cũng nhƣ đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này Cuối cùng, xin cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn Trong quá trình học tập, nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tâm huyết và trách nhiệm, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2023 Tác giả luận văn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9 5 Câu hỏi nghiên cứu 9 6 Giả thuyết nghiên cứu 9 7 Các phƣơng pháp nghiên cứu 10 8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14 9 Cấu trúc của luận văn 15 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 16 1.1 Lý luận về sản xuất, buôn bán hàng giả 16 1.1.1 Một số khái niệm liên quan 16 1.1.2 Bản chất và đặc điểm sản xuất, buôn bán hàng giả .18 1.1.3 Đối tượng và phương sản sản xuất, buôn bán hàng giả 20 1.2 Lý luận quản lý nhà nƣớc về sản xuất, buôn bán hàng giả 24 1.2.1 Một số khái niệm liên quan 24 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về sản xuất, buôn bán hàng giả 26 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về sản xuất, buôn bán hàng giả .37 1.3.1 Các yếu tố chủ quan 37 1.3.2 Các yếu tố khách quan 38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 40 2.1 Khái quát về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 40 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 40 2.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội 42 2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 44 2.2.1 Thực trạng ban hành các văn bản quản lý nhà nước về chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 44 2.2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 47 2.2.3 Thực trạng công tác chỉ đạo chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 54 2.2.4 Thực trạng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ công chức thi pháp luật về iv sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 56 2.3.5 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường chống sản xuất, buôn bán hàng giả 59 2.2.6 Thực trạng công tác tuyên truyên, phổ biến pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 64 2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 69 2.3.1 Các yếu tố khách quan 69 2.3.2 Các yếu tố chủ quan 71 2.4 Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 73 2.4.1 Kết quả đạt được 73 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 74 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 79 3.1 Xu hƣớng sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay 79 3.2 Quan điểm và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới 81 3.2.1 Quan điểm về công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới 81 3.2.2 Phương hướng, nhiệm vụ công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới 81 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 83 3.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyên, phổ biến pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả 83 3.3.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhà nước về chống sản xuất, buôn bán hàng giả 87 Thứ hai: Tăng cường hoạt động của Đội QLTT thành phố 87 3.3.3 Hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 88 3.3.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả 91 3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm 93 3.3.7 Một số giải pháp khác 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 105 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ QLNN Quản lý nhà nƣớc QLTT Quản lý thị trƣờng UBND Ủy ban nhân dân BCĐ Ban chỉ đạo vi DANH MỤC BẢNG BIỂU BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả của cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh 68 BẢNG Bảng 2.1 Thực trạng ban hành văn bản QLNN về chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2020-2022 44 Bảng 2.2 Đánh giá về việc ban các văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .46 Bảng 2.3 Thống kê công chức của Đội quản lý thị trƣờng số 2 51 Bảng 2.4 Đánh giá về hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy QLNN về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .53 Bảng 2.5 Đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 55 Bảng 2.6 Thực trạng đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng đội ngũ công chức thực thi pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 56 Bảng 2.7 Đánh giá thực trạng đào tạo, tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ công chức .57 Bảng 2.8 Số lƣợng cửa hàng, cơ sở hoạt động kinh doanh đƣợc kiểm tra trong giai đoạn 2020-2022 59 Bảng 2.9 Thƣc trạng công tác kiểm tra, thanh tra và xử phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 60 Bảng 2.10 Đánh giá thực trạng công tác thanh, kiểm tra và xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .63 Bảng 2.11 Thực trạng việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hình thức gián tiếp về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 66 Bảng 2.12 Đánh giá về sự ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan đến hiệu quả QLNN về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 70 Bảng 2.13 Đánh giá về sự ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan đến hiệu quả QLNN về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 71 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã và đang tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất hàng hóa ở mỗi quốc gia, tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình phát triển mỗi quốc gia cũng phải đƣơng đầu với không ít khó khăn, thách thức trong đó có vấn nạn sản xuất, buôn bán hàng giả Ở Việt Nam trong những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa hội nhập về kinh tế và sự bất cập trong cơ chế, chính sách pháp luật, hoạt động sản xuất và bán hàng giả đang có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi khó kiểm soát do việc sản xuất, buôn bán hàng giả có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với mẫu mã đa dạng, phong phú và công nghệ, kỹ thuật sản xuất ngày càng hiện đại, số lƣợng tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả ngày một gia tăng Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ những năm đầu của thế kỷ 21, mỗi năm ngành Tòa án có vài trăm ngàn vụ với vài trăm ngàn bị cáo bị đưa ra xét xử nhưng hầu hết hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội phạm ít nghiêm trọng Đa số người phạm tội khi đưa ra xét xử đều cố gắng trả đủ số tiền phạt để khắc phục hậu quả tội phạm do mình gây ra Cho nên, so với các tội phạm khác, loại tội phạm này có xu hướng ngày càng gia tăng Sự gia tăng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác quản lý của các cơ quan thực thi pháp luật còn lỏng lẻo, các quy định của pháp luật để điều chỉnh chưa đầy đủ, còn nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho loại tội phạm này hoạt động, hình thức xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa, chưa áp dụng mạnh chế tài hình sự nên chưa đủ sức răn đe [11] Thái Nguyên là tỉnh nằm sâu trong nội địa, do vậy hàng hoá chỉ đƣợc đƣa vào tiêu thị trên thị trƣờng chủ yếu vào dịp cuối năm và giáp tết Nguyên đán khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, một số vụ việc bị lực lƣợng chức năng phát hiện, bắt giữ trong thời gian qua chủ yếu là do các đối tƣợng vận chuyển hàng hoá từ tỉnh khác vào tiêu thụ nhiều nhất là từ tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội Các đối tƣợng thƣờng chia nhỏ số lƣợng hàng hoá vận chuyển bằng xe máy đƣa đi tiêu thị ở các chợ huyện, vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn nơi ngƣời dân có thu nhập thấp, trình độ nhận thức, phân biệt hàng thật – hàng giả còn hạn chế nhằm tránh sự kiểm tra, kiểm soát của 2 các lực lƣợng chức năng Nhiều vi phạm đã đƣợc phát hiện và xử lý gian lận Trƣớc tình hình đó, Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành và BCĐ các huyện, thành phố, thị xã đấu tranh sản xuất, buôn bán hàng giả, đồng thời kết hợp với công tác tuyên truyền, ký cam kết không vi phạm pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh và đông đảo ngƣời dân trên địa bàn nên tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả đã giảm đáng kể, các hành vi đƣợc phát hiện chủ yếu là kinh doanh hàng hoá nhập lậu, kém chất lƣợng, không có hành vi sản xuất hàng giả nhƣng số đối tƣợng ít, số lƣợng hàng hoá vi phạm không nhiều Theo báo cáo 8 tháng đầu năm 2023 của BCĐ 389 tỉnh: BCĐ 389 đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc vi phạm Các lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý 1.382 vụ với 1.437 đối tượng với các hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng hàng cấm; vận chuyển, buôn bán, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; không niêm yết giá bán hàng hóa, vi phạm về nhãn; vi phạm về an toàn thực phẩm, về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; khai sai thủ tục hải quan, mã số hàng hóa và nộp hồ sơ hải quan không đúng thời gian quy định; vận chuyển lâm sản trái phép… Trong đó, xử lý hình sự 262 vụ với 328 bị can; xử lý hành chính 1.115 vụ với 1.109 đối tượng; tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước với gần 147 tỷ đồng Trong đó, thành phố Thái Nguyên là địa bàn có tình hình buôn bán hàng giả không chỉ có xu hƣớng ngày càng tăng mà còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, các đối tƣợng hoạt động ngày càng tinh vi hơn, thay đổi phƣơng thức, thủ đoạn, địa bàn hoạt động Đặc biệt hiện nay các đối tƣợng dùng mạng xã hội nhƣ Zalo, facebook, để kinh doanh do vậy việc kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn Trƣớc tình hình đó, UBND thành phố đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt lực lƣợng quản lý thị trƣờng (QLTT) đấu tranh chống sản xuất, buôn hàng giả trên địa bàn trong thời gian Với vai trò là cơ quan thực thi pháp luật về sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố, cơ quan QLTT đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan QLTT đã gặp không ít khó khăn mà phần nhiều liên quan đến khuôn khổ pháp lý, cụ thể đó là các vấn đề nhƣ thẩm quyền của cơ quan QLTT trong hoạt động điều tra hình sự; thẩm quyền của QLTT trong điều tra các tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả; 3 thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp, cơ chế đảm bảo cho lực lƣợng kiểm soát thực hiện nhiệm vụ nhƣ quyền yêu cầu lực lƣợng cảnh sát, công an hỗ trợ và trách nhiệm của các lực lƣợng khi nhận đƣợc yêu cầu hỗ trợ của QLTT , tiếp đến là vấn đề phối kết hợp trong điều hành, chỉ đạo của BCĐ 389 quốc gia, của tỉnh Thái Nguyên và các yếu tố nguồn lực (nhân lực, vật lực) trong thực thi kiểm soát, đấu tranh với tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả cần đƣợc giải quyết kịp thời Mặt khác, nhận thức của ngƣời dân, cá nhân, doanh nghiệp về sự nguy hại của hàng giả và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, kiểm soát sản xuất, buôn bán hàng giả là một hoạt động đặc thù, đòi hỏi năng lực kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ QLTT cũng nhƣ quy định về cơ chế hoạt động riêng để tạo điều kiện phát triển lực lƣợng triển khai Cùng với các văn bản QLNN về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả còn đƣợc ban hành chậm và chƣa hiệu quả; Đội ngũ công chức thực thi nhiệm vụ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Công tác thanh kiểm tra chƣa thƣờng xuyên, đôi khi còn hình thức và mức xử phạt chƣa đủ răn đe; Sự phối hợp với các bên liên quan chƣa chặt chẽ Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề "Quản lý nhà nước về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn trên cơ sở tìm hiểu thực trạng QLNN về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2020-2022, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần tăng cƣờng QLNN về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả cũng đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ có tên “Quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái của cơ quan Hải quan” của Nguyễn Phƣơng Liên, mã số đề tài: BTC/ĐT/2020-50 Công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái nhƣ khái niệm, đặc điểm và ảnh hƣởng của hàng giả, hàng nhái đến nền kinh tế - xã hội và ngƣời tiêu dùng, đặc biệt ảnh hƣởng đến hoạt động thƣơng mại toàn cầu và thu hút đầu tƣ Ngoài ra, đề tài còn đi sâu vào phân tích quản lý nhà nƣớc (QLNN) trong hoạt động kiểm soát