Phát triển tư duy lôgic cho học sinh trường thcs trong dạy học phương trình, hệ phương trình

107 0 0
Phát triển tư duy lôgic cho học sinh trường thcs trong dạy học phương trình, hệ phương trình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua mơn Tốn được coi là một thành phần quan trọng tạo nên năng lực tự chủ và

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– VŨ VIỆT THĂNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÔGIC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– VŨ VIỆT THĂNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÔGIC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Toán học Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình Thái Nguyên, tháng năm 2023 Tác giả luận văn Vũ Việt Thăng i LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy đã trực tiếp giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Toán, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Ban giám hiệu cùng bạn bè đồng nghiệp trường THCS Gia Sàng đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu Xin chân thành cảm gia đình, bạn bè thân thích - nguồn cổ vũ động viên để tác giả thêm nghị lực hoàn thành luận văn Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo và các bạn Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023 Tác giả Vũ Việt Thăng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Khách thể và đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 4 Giả thuyết khoa học 2 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 7 Phương pháp nghiên cứu 3 8 Đóng góp mới của luận văn 3 9 Cấu trúc của luận văn 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1 Tư duy và tư duy toán học 4 1.1.1 Tư duy 4 1.1.2 Vai trò của tư duy 5 1.1.3 Tư duy toán học 5 1.2 Tư duy logic 12 1.3 Tư duy logic trong môn Toán 13 1.3.1 Quan niệm 13 1.3.2 Hình thức của tư duy lоgic trоng môn Tоán 14 1.3.3 Vai trò của tư duy logic trong học Toán 16 1.3.4 Biểu hiện của tư duy logic trong môn Toán 17 1.4 Biểu hiện của tư duy logic ở học sinh trung học cơ sở trong học phương trình, hệ phương trình 18 1.5 Tình hình dạy học phương trình, hệ phương trình ở trường THCS 23 1.5.1 Nội dung chủ đề “phương trình, hệ phương trình” ở môn Toán THCS 23 1.5.2 Thực trạng dạy học phương trình, hệ phương trình ở trường THCS 24 iii 1.6 Kết luận chương 1 31 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH 33 2.1 Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp 33 2.2 Biện pháp dạy học “Phương trình, hệ phương trình” theo hướng phát triển tư duy lôgic cho học sinh THCS 33 2.2.1 Biện pháp 1: Thiết kế, tổ chức cho học sinh tập luyện những hoạt động sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học trong học PT, HPT 33 2.2.2 Biện pháp 2: Thiết kế, tổ chức cho học sinh tập luyện những hoạt động suy luận lôgic trong học PT, HPT 38 2.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để sử dụng trong dạy học PT, HPT theo hướng tăng cường các hoạt động TDLG cho HS 41 2.3 Kết luận chương 2 52 CHƯƠNG 3:-THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 54 3.1 Mục đích, đối tượng và kế hoạch thực nghiệm 54 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 54 3.1.2 Đối tượng và kế hoạch thực nghiệm 54 3.2 Nội dung thực nghiệm 55 3.3 Kết quả thực nghiệm và đánh giá 56 3.3.1 Cách thức đánh giá 56 3.3.2 Phân tích và đánh giá định tính 57 3.3.2 Phân tích và đánh giá định lượng 60 3.4 Kết luận chương 3 62 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Biện pháp 1 BP Dạy học Đối chứng 2 DH Giải quyết vấn đề 3 ĐC Giáo viên Hoạt động 4 GQVĐ Học sinh 5 GV Hệ phương trình Năng lực 6 HĐ Nhà xuất bản 7 HS Phương trình Sách giáo khoa 8 HPT Tư duy logic Trung học cơ sở 9 NL Thực nghiệm 10 NXB 11 PT 12 SGK 13 TDLG 14 THCS 15 TN iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Giáo viên đánh giá về ý nghĩa tác dụng của phát triển tư duy logic cho HS 26 Bảng 1.2: Giáo viên đánh giá về hoạt động TDLG của HS trong học PT, HPT 27 Bảng 1.3: Mức độ sử dụng các biện pháp phát triển tư duy lôgic trong dạy học PT, HPT 28 Bảng 1.4: Mức độ thực hiện các hoạt động TDLG của HS trong học PT, HPT 30 Bảng 3.1: Phân phối tần số và điểm trung bình sau TN 60 Bảng 3.2: Phân phối tần suất ghép lớp điểm kiểm tra sau TN 60 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần suất ghép lớp điểm kiểm tra sau TN 61 v MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua môn Toán được coi là một thành phần quan trọng tạo nên năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (với những yêu cầu và biểu hiện cụ thể đã chỉ ra đối với cấp trung học cơ sở trong [2]) Riêng đối với môn Toán, trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán [2], năng lực tư duy và lập luận được đưa vào là một năng lực thành phần đầu tiên trong năng lực toán học cần có ở học sinh khi học môn Toán Mặt khác, muốn có năng lực giải quyết vấn đề toán học (được xem là thành phần quan trọng giữ vị trí trung tâm trong 5 thành phần của năng lực toán học cần phát triển qua môn Toán), học sinh cần phải có năng lực tư duy toán học Mặt khác, với đặc thù của toán học là khoa học suy diễn, có đặc điểm “tính trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng; tính lôgic và tính thực nghiệm” (Nguyễn Bá Kim, [18]) Vì thế “tư duy lôgic” giữ vị trí trọng yếu, ảnh hưởng đến việc đạt được những yêu cầu, tiêu chí và biểu hiện cụ thể của năng lực giải quyết vấn đề đối với môn Toán THCS Từ mục tiêu và yêu cầu thể hiện trong các chương trình giáo dục kể trên, có thể thực hiện định hướng phát triển năng lực toán học trong dạy học Toán trung học cơ sở từ góc độ tiếp cận bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh Cùng với “hàm số”, nội dung “Phương trình, hệ phương trình” là một chủ đề giữ vị trí “trung tâm” trong phân môn Đại số của môn Toán trung học cơ sở Nội dung này có đặc thù là công cụ quan trọng để giải toán, nhất là đối với học sinh bắt đầu học Đại số (sau khi các em chỉ giải toán bằng phương pháp số học ở bậc tiểu học) Vì vậy, dạy học chủ đề này có tiềm năng, điều kiện, cơ hội để phát triển tư duy lôgic cho học sinh 1 Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển tư duy lôgic cho học sinh trường THCS trong dạy học phương trình, hệ phương trình” làm đề tài nghiên cứu ở luận văn này 2 Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan, luận văn đề xuất một số biện pháp sư phạm trong dạy học nội dung “Phương trình, Hệ phương trình” ở THCS theo hướng phát triển tư duy lôgic cho học sinh các lớp 8, 9 3 Khách thể và đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Toán chủ đề phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở để phát triển tư duy logic cho học sinh 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp sư phạm phát triển tư duy logic cho học sinh trong dạy học phương trình, hệ phương trình ở trường Trung học cơ sở 4 Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng những biện pháp sư phạm hợp lý thì có thể phát triển tư duy lôgic cho học sinh THCS qua dạy học chủ đề Phương trình và hệ phương trình 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về tư duy lôgic trong dạy học Toán - Tìm hiểu thực trạng dạy học chủ đề Phương trình và Hệ phương trình cho học sinh THCS từ yêu cầu phát triển tư duy lôgic cho học sinh - Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhắm phát triển tư duy lôgic cho học sinh THCS qua dạy học chủ đề Phương trình và Hệ phương trình - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các biện pháp phát triển tư duy logic cho học sinh các lớp 8, 9 trong dạy học “PT, HPT”; được khảo sát và thực hiện tại trường THCS Gia Sàng Thái Nguyên 2

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan