Vốn kinh nghiệm ngôn ngữ đã biết, đã sử dụng nhiều năm bao giờ cũng được dùng một cách vô thức hoặc có ý thức vào việc học tập ngoại ngữ thứ 2 gây ra nhiều khó khăn và trở ngại cho SV kh
Trang 1SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG NGA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP TRUNG ƯƠNG NHA TRANG -THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP
Lê Thị Hoài Thanh
Tóm tắt: Lỗi phát âm luôn tác động đến quá trình học ngoại ngữ 2 -tiếng Nga của sinh viên học tiếng Anh Việc
sửa lỗi phát âm cho SV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp, giúp SV tự tin hơn khi giao tiếp sau đó Bài viết trình bày một số lỗi phát âm tiếng Nga phổ biến, nguyên nhân mắc lỗi, mức
độ mắc lỗi và hình thức sửa lỗi linh hoạt và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sửa lỗi phát âm tiếng Nga.
Từ khóa: lỗi phát âm tiếng Nga, sự khác biệt, thủ thuật sửa lỗi
CORRECTION OF RUSSIAN PRONUNCIATION ERRORS FOR STUDENTS OF NHA TRANG
NATIONAL COLLEGE OF PEDAGOGY - STATUS AND SOLUTIONS Abstract: Pronunciation errors always affect the process of learning a foreign language 2-Russian of English
students Correcting pronunciation errors for students is especially important in the process of developing communication skills, helping students to be more confident when communicating later The article presents some common Russian pronunciation errors, their causes, error levels and flexible correction methods, and suggests how to improve the effectiveness of Russian pronunciation correction.
Key words: pronunciation errors of Russian, correction methods, effectiveness of correction.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Nga là ngoại ngữ thứ 2 được chọn để giảng dạy cho sinh viên (SV) ngành Sư phạm tiếng Anh Tại trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Trung Ương -Nha Trang Trong quá trình dạy -học ngoại ngữ nói chung, tiếng Nga nói riêng, đích cuối cần đạt được là khả năng giao tiếp Sinh viên cần phải được rèn luyện cách phát âm chính xác
để có thể góp phần đạt được đích này Khi học tập, tiếp xúc với tiếng Nga, bên cạnh sự tác động rất mạnh và tất yếu của tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ (TMĐ), SV còn bị ảnh hưởng do chuyển di ngôn ngữ của tiếng Anh bởi những tác động khách quan môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh - là ngôn ngữ đã biết và được tiếp xúc hàng ngày trong chương trình đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh Vốn kinh nghiệm ngôn ngữ
đã biết, đã sử dụng nhiều năm bao giờ cũng được dùng một cách vô thức hoặc có ý thức vào việc học tập ngoại ngữ thứ 2 gây ra nhiều khó khăn và trở ngại cho SV khi học tập, đặc biệt khi SV phát âm Việc phát âm không chính xác sẽ gây ảnh hưởng đến việc phát triển khả năng giao tiếp Giảng viên (GV) ngoài việc truyền đạt kiến thức cho SV đồng thời cũng phải chỉ ra lỗi sai, sửa lỗi, và đưa ra cách sửa lỗi phù hợp
để việc dạy học đạt hiệu quả
Bài viết trình bày thực trạng sửa lỗi phát âm và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sửa lỗi phát âm tiếng Nga cho SV trường CĐSP Trung Ương -Nha Trang do ảnh hưởng, tác động của tiếng Anh, bỏ qua yếu tố tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt
Trang 22 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái quát hoạt động dạy và học tiếng Nga tại trường CĐSP Trung Ương -Nha Trang
Tiếng Nga với tư cách là ngoại ngữ hai được đưa vào giảng dạy từ năm 2013 cho
SV chuyên ngữ ngành Sư phạm tiếng Anh Chương trình gồm 2 học phần với tổng thời lượng 4 tín chỉ, được giảng dạy vào kỳ 4 và 5 của chương trình đào tạo hệ Cao đẳng Chuẩn đầu ra cần đạt của 2 học phần tiếng Nga như sau:
CLO
1
Nghe, phát âm và viết đúng chữ cái, âm tiết, từ, câu đơn giản
CLO
2
Tổng hợp được từ vựng quen thuộc, mẫu câu giao tiếp cơ bản
CLO
3
Sử dụng được động từ (kiểu 1-2, thì hiện tại) phù hợp với ngôi, giống, số của danh từ, đại từ nhân xưng (cách 1, 4); đại từ sở hữu (cách 1) và trạng từ
CLO
4
Viết, hỏi và trả lời được theo một số mẫu câu giao tiếp đơn giản
Bảng 1: Chuẩn đầu ra học phần tiếng Nga 1
CLO
1
Tổng hợp được từ vựng quen thuộc, các mẫu câu giao tiếp thông thường
CLO
2
Sử dụng được danh từ, đại từ cách 2-3-4-6; tính từ cách 4-6; động từ phù hợp với số, cách 2, 3, 4, 6; động từ thì quá khứ, tương lai
CLO
3
Đọc hiểu và trả lời được theo nội dung văn bản có độ dài 200 từ
CLO
4
Viết, hỏi và trả lời được theo một số mẫu câu giao tiếp thông thường
Bảng 2: Chuẩn đầu ra học phần tiếng Nga 2
Phương pháp giảng dạy chủ đạo kết hợp vừa giao tiếp hiện đại (suốt khóa học) vừa truyền thống: ngữ pháp -dịch - sử dụng tiếng mẹ đẻ (ở giai đoạn bắt đầu và khi SV gặp khó khăn) Với số lượng tín chỉ rất khiêm tốn của chương trình đào tạo, việc học tập một ngoại ngữ mới hoàn toàn và khó như tiếng Nga quả là một thách thức không chỉ đối với GV giảng dạy và cả SV nhà trường- đối tượng SV chuyên ngữ có ý thức cao trong việc học tập ngoại ngữ
2.2 Khái quát về lỗi phát âm tiếng Nga
Theo Burt (1975, p.76), phát âm chính là cách mà một ngôn ngữ hoặc một từ nào
đó được nói ra, và thông qua phát âm người nói sẽ truyền đạt được suy nghĩ của mình đến người nghe bằng cách trực tiếp không qua giấy tờ Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ
Trang 3riêng, tương đương với điều đó thì cách phát âm của các ngôn ngữ cũng khác nhau vì cách cấu tạo các âm vị, âm tiết, trọng âm, ngữ điệu…Do đó, khi học và sử dụng tiếng Nga hay bất kỳ ngôn ngữ nào người học thường luôn mắc những lỗi phát âm
Lỗi phát âm chính là cách thể hiện sai ngôn ngữ nào đó thông qua cơ quan phát âm như môi, răng, ngạc cứng, ngạc mềm Corder (1974, p.68) phát biểu rằng, lỗi phát âm cũng ảnh hưởng từ “sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ dẫn đến sự giao thoa ngôn ngữ là nguyên nhân khiến người học gặp khó khăn và gây ra lỗi khi học” Trong khi đó, Brown (1994, p.127) chỉ ra sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ cũng như những kiến thức,
kỹ năng có trước giao thoa với những kiến thức, kỹ năng có sau hay những ngữ liệu có trước được áp dụng không đúng hoặc liên hệ không phù hợp với những ngữ liệu gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng, cản trở quá trình học Điều này dẫn đến việc không thể truyền đạt trọn vẹn suy nghĩ của người nói đến người nghe hoặc gây hiểu lầm đến người nghe
2.3 Lỗi phát âm tiếng Nga thường gặp
Khi SV mới bắt đầu học tiếng Nga, lý do của việc phát âm tiếng Nga chưa trôi chảy và chưa tự tin có liên quan đến sự ảnh hưởng bởi ngôn ngữ đã học và sự khác biệt trong cách cấu tạo và phát âm các ký tự của tiếng Anh (Thanh, 2019, tr 520) Vì vậy, đa số SV thường mắc các lỗi cơ bản sau:
2.3.1 Lỗi phát âm các nguyên âm bị nhược hóa
SV hay mắc lỗi khi phát âm các từ có các âm tiết mà trọng âm ở các vị trí trước
hoặc sau các nguyên âm а, о, е, я, и do hiện tượng nhược hóa nguyên âm Đây là hiện
tượng nhược hoá nguyên âm thường do trọng âm quy định, nguyên âm [o] ở trước hoặc sau trọng âm có thể bị nhược hoá thành [ə] [a] hoặc [e] trước trọng âm đọc thành [i], ví dụ: o ở vị trí thứ 1 của âm tiết /хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́хо/хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́ và thứ 2 trong âm tiết /хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́ро/хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́ của từ хорошо́ thay vì được đọc là [ə, a] /хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́khəraʃo/хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́ thì SV đọc toàn bộ là [o] ([khoroʃo]) (Thanh, 2019, tr.520)
2.3.2 Lỗi phát âm các phụ âm khác biệt
Các ký tự khác biệt hoàn toàn với các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Anh: л, ж, б,
д, ц, ш, щ, ю, ч gây khó khăn cho SV trong quá trình học SV bối rối, không đọc được
hoặc phản xạ đọc chậm vì các ký tự này rất lạ, khó nhớ, khó phát âm Một số ký tự khi
viết in hoặc viết tay giống ký tự tiếng Anh nhưng khác biệt cách phát âm: Н-н, В-в,
С-с, Р-р, У-у, И-и, Х-х, П-п, Т-т gây cho hầu hết SV sự nhầm lẫn rất lớn khi phát âm.
Trang 4SV thường chuyển đọc giống ký tự tiếng Anh vì đã quen thuộc về hình dạng ký tự: Нн
- [h], Вв - [b], Сс -[k], Рр -[r], у -[y], и -[u], х- [x,] т- [m], ví dụ: ВИНО [bino],
РУКА [puka], томат [mamam], папа [nana], ∂ом [gom], сахар [khaxar] Một số SV
có xu hướng tự viết lại cách đọc gần giống hoặc phiên âm giống ký tự TA vì đã quen thuộc về hình dạng các ký tự này (Thanh, 2019, tr.520)
2.3.3 Lỗi phát âm các phụ âm tắc -xát
Khi tiếp xúc với 5 âm phụ âm xát và tắc xát: ш, щ, ц, с, ч của tiếng Nga SV phát âm
các âm này gần như giống nhau hoàn toàn vì ảnh hưởng bởi cách phát âm giống âm
trong tiếng Anh [ʃ, s] được phát âm giống âm [ш, s], thậm chí chỉ phát âm thành một
âm duy nhất là [s] ảnh hưởng vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt, ví dụ: Саша, школа, центр sẽ phát âm thành /хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́sasa, xaxa, skola, sentər/хо/ và thứ 2 trong âm tiết /ро/ của từ хорошо́ (Thanh, 2019, tr 520)
2.3.4 Lỗi phát âm các phụ âm cứng, phụ âm mềm
Phụ âm tiếng Nga được cấu tạo gồm một âm cứng và một âm mềm Đây là hiện tượng ngữ âm mới và khác biệt đối với SV không chỉ về thuật ngữ (phụ âm cứng-mềm) mà còn khá khó khi luyện phát âm SV không dễ dàng phân biệt được đâu là phụ
âm cứng, đâu là phụ âm mềm vì các cặp âm cứng-mềm này có hình thức viết giống nhau nhưng cách thức phát âm khác biệt nhau bởi vị trí của các cơ quan cấu âm hoặc được GV giới thiệu dấu hiệu xuất hiện của hiện tượng cứng-mềm trong chữ viết Và kết quả là SV thường mắc lỗi và phát âm giống nhau hoàn toàn hiện tượng này Ví dụ:
âm л-л' (л cứng và mềm) trong угол-уголь, âm п-п' trong петя-папа, н-н' trong нет-нам, д-д' trong да-ди
2.3.5 Lỗi phát âm các phụ âm vô thanh, hữu thanh
Hiện tượng các phụ âm hữu thanh được phát âm thành âm vô thanh tương ứng
[в-¢], [д-т], [г-к], [з-с], [ж-ш] ở các vị trí khác nhau trong tiếng Nga cũng ít được SV ghi nhớ, chú ý và không phát âm đúng vì hiện tượng này không xuất hiện nhiều hoặc không có trong tiếng Anh, ví dụ: гото́в, автобус [в-¢], заво́д, город [д-т], друг [г-к], рассказ [з-с], муж, этаж [ж-ш] (Thanh, 2019, tr.520)
2.3.6 Lỗi phát âm ngữ điệu
Nếu câu hỏi nghi vấn trong tiếng Anh khi nói được nhận diện bởi trợ động từ hoặc động từ khiếm khuyết và luôn sử dụng ngữ điệu lên giọng ở cuối câu thì câu hỏi nghi vấn tiếng Nga sử dụng ngữ điệu ИК3 để lên giọng ở từ chứa thông tin cần hỏi Hiện tượng này khiến SV gặp khó khăn rất nhiều khi giao tiếp hoặc sử dụng câu nghi vấn để
Trang 5hỏi vì SV không chỉ phải xác định từ chứa thông tin cần hỏi mà còn phải chú ý nhận diện trọng âm của từ chứa thông tin cần hỏi sau đó sẽ phát âm cao giọng hơn -lên giọng ở trọng âm của từ chứa thông tin nghi vấn Do vậy, SV có xu hướng phát âm như câu kể - sử dụng ИК1 hoặc không nhấn đúng ngữ điệu ở thông tin cần hỏi Kết quả là người nghe không xác định được thông tin cần trả lời (Thanh, 2019, tr.520) ТвояИК3 мама читает книгу? - Да, мояИК1
Твоя мама читает книгуИК3? - Нет, не книгу, а романИК1
Твоя мамаИК3 читает книгу? - Нет, не мама, а (моя) дочьИК1
2.4 Nguyên nhân mắc lỗi phát âm tiếng Nga
2.4.1 Sư giao thoa - sự chuyển di ngôn ngữ
Đây là nguyên nhân chính yếu đầu tiên gây ra lỗi phát âm SV thường mắc phải Sự ảnh hưởng của việc tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất -tiếng Anh đã ảnh hưởng đến cách phát
âm của SV khi phát âm tiếng Nga Xu hướng sử dụng những yếu tố ngôn ngữ gần giống, hay không phân biệt chính xác do sự khác biệt hiện tượng ngôn ngữ cũng là nguyên nhân khiến SV mắc lỗi
2.4.2 Phương pháp dạy và học chưa thực sự phù hợp
Việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống và theo phương pháp giao tiếp của GV chưa cân đối, chưa hợp lý, GV có xu hường tập trung dạy và luyện tập các kỹ năng đọc, viết hoặc dạy ngữ pháp, từ vựng nhiều hơn là luyện phát âm
SV có xu hướng khái quát các quy tắc ngôn ngữ để dễ học, dễ nhớ, song đôi khi khái quát sai quy tắc ngôn ngữ, áp dụng không đầy đủ các quy tắc, hoặc không nắm được chính xác các điều kiện để áp dụng quy tắc điều dẫn đến việc mắc lỗi
2.4.3 Thời lượng chương trình chưa hợp lý
Do qui định số lượng tín chỉ của khung chương trình đào tạo cho toàn khóa học hệ Cao đẳng không nhiều khiến số lượng tín chỉ phân bố cho một số học phần cơ sở như học phần tiếng Nga rất hạn chế, chỉ gồm 4 tín chỉ tương đương 90 tiết thực học trên lớp, trong khi chuẩn đầu ra của học phần yêu cầu SV phải đạt trình độ sơ cấp, khiến nội dung của học phần tiếng Nga phải thiết kế phân bố đều cho việc giảng dạy các kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ cũng gây khó khăn trong việc học tập của SV
2.5 Sửa lỗi phát âm tiếng Nga
2.5.1 Khái niệm sửa lỗi phát âm tiếng Nga
Trang 6Sửa lỗi phát âm tiếng Nga là việc GV sử dụng một số biện pháp khác nhau để giúp
SV nhận ra lỗi phát âm chưa đúng và sửa lại (Hendrickson, 1981, p.102) Dựa vào việc quan sát cơ quan phát âm đồng thời nghe âm thanh phát ra, SV sẽ dễ dàng xác định được mức độ chính xác về cách thể hiện các âm tiết Thông qua đó, GV hướng dẫn SV nhận ra các lỗi phát âm sai và chỉnh sửa các lỗi phát âm đúng với các nguyên tắc phát âm
2.5.2 Ý nghĩa của việc sửa lỗi phát âm tiếng Nga
Việc chỉ ra lỗi và sửa lỗi rất quan trọng trong việc học phát âm tiếng Nga vì nếu lỗi mắc phải không được chỉ ra, SV sẽ tiếp tục phát âm sai và hiển nhiên xem là đúng, từ
đó hình thành thói quen phát âm sai và dẫn đến việc khó sửa về sau Ngoài ra, việc sửa lỗi phát âm tiếng Nga của GV cho SV cũng hạn chế việc SV tự phát âm một cách chủ quan mà SV phải chú ý đến qui tắc, cách để phát âm đúng và SV dần trở nên chủ động hơn trong việc luyện tập kỹ cách phát âm đúng
2.5.3 Nguyên tắc sửa lỗi phát âm tiếng Nga
Hendrickson (1978, p.121) phát biểu rằng, có 3 thời điểm sửa lỗi:
- Sửa lỗi ngay lập tức là khi SV mắc lỗi, GV ngắt lời và sửa lỗi luôn tại thời điểm SV đang nói Hình thức sửa lỗi này có hiệu quả cao nhất vì khi GV sửa lỗi SV vẫn đang ở trạng thái nói sai, sửa lỗi trực tiếp sẽ có liên hệ ngay với lỗi đang mắc phải
- Sửa lỗi ngay sau đó là sau khi SV hoàn thành một nhiệm vụ giao tiếp hoặc sửa lỗi sai sau khi SV mắc lỗi nhưng trong tiết học Hiệu quả của thời điểm sửa lỗi này thấp hơn so với sửa lỗi ngay lập tức vì sau khi hoàn thành giao tiếp, SV thường ở trạng thái thả lỏng sau khi căng thẳng tiến hành giao tiếp, không tập trung chú ý việc sửa lỗi của
GV
- Sửa lỗi về sau tức là GV sẽ sửa lỗi vào thời điểm muộn hơn, có thể sang buổi học khác Thời điểm sửa lỗi này có hiệu quả thấp nhất bởi vì khi thời điểm sửa lỗi cách thời điểm mà SV mắc lỗi quá lâu nên rất khó liên hệ được lỗi mà mình đã mắc phải
2.5.4 Cách thức sửa lỗi phát âm tiếng Nga
2.5.4.1 SV tự sửa lỗi
Khi SV mắc lỗi phát âm, GV cần chỉ ra lỗi trong quá trình nói sau đó tạo cơ hội để
SV vận dụng kiến thức đã học và tìm ra cách sửa chữa lỗi sai Nỗ lực này làm cho quá trình sửa lỗi có ý nghĩa và hữu ích hơn vì thông qua cách làm này, SV lại một lần nữa ghi nhớ và khắc sâu hơn kiến thức đã học
2.5.4.2 SV sửa lỗi cho nhau
Trang 7GV có thể yêu cầu SV khác trong lớp sửa lỗi nếu như SV không tự mình sửa lỗi phát âm được Cách này không chỉ khuyến khích tinh thần tập thể mà còn thu hút tất
cả SV trong lớp vào quá trình sửa lỗi, bớt phụ thuộc vào GV
2.5.4.3 GV chỉ ra lỗi sai và sửa lỗi cho SV
GV hướng dẫn SV phát âm và yêu cầu SV đọc theo cho đến khi có thể phát âm chính xác nếu nhận thấy việc tự sửa lỗi hoặc sửa lỗi cho nhau của SV chưa hiệu quả
2.5.5 Hình thức sửa lỗi phát âm tiếng Nga
GV có thể sử dụng hình thức sửa lỗi cá nhân, theo cặp-nhóm để thúc đẩy sự chú ý của SV vào các lỗi sai mắc phải, tích cực sửa sai từ đó nâng cao hiệu quả của việc sửa lỗi phát âm tiếng Nga Sửa lỗi theo hình thức cá nhân thực hiện sau hoạt động GV yêu cầu như: hỏi-đáp, trình bày, phát biểu nhiệm vụ học tập Sửa lỗi phát âm theo cặp-nhóm thực hiện trong quá trình SV làm việc tập thể GV đi xung quanh lớp, quan sát, lắng nghe và sửa lỗi phát âm từng cá nhân đồng thời khái quát các lỗi sai phổ biến từ các cặp -nhóm và sửa lỗi những lỗi này với cả lớp
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin thu thập theo số liệu thống kê từ nền tảng Google form để khảo sát thực trạng mắc lỗi, sửa lỗi của 18 SV lớp TA7, khóa 2019, kết hợp sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình giảng dạy học phần tiếng Nga với kết quả như sau:
3.1 Các loại lỗi và mức độ mắc lỗi phát âm của SV
Hiếm khi/ chưa bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Lỗi phát âm các nguyên âm, bán nguyên âm 0 18 (100%) 0 Lỗi phát âm các phụ âm khác biệt 2 (11%) 4 (22%) 12 (66,7%) Lỗi phát âm các phụ âm tắc -xát 1 (5,6% 7 (39,2%) 10 (56%) Lỗi phát âm các phụ âm cứng, phụ âm mềm 4 (22%) 5 (28%) 9 (50% Lỗi phát âm các phụ âm vô thanh, hữu thanh 3 (16,7%) 12 (66,7%) 3 (16,7%)
Bảng 3 Các loại lỗi và mức độ mắc lỗi phát âm
Số liệu thu thập được cho thấy, SV thường mắc lỗi nhiều nhất là lỗi phát âm các phụ âm khác biệt với tiếng Anh và SV hiếm khi mắc lỗi phát âm các nguyên âm, bán nguyên âm Đây là điều hiển nhiên dễ hiểu nhưng với lỗi phát âm trọng âm lại là một trong những lỗi phổ biến nhất vì thực tế trọng âm tiếng Nga đứng ở các vị trí trước
hoặc sau các nguyên âm, bán nguyên âm а, о, е, я, и tạo ra hiện tượng nhược hóa
Trang 8nguyên âm khiến SV phát âm sai do hiện tượng này hoàn toàn không có trong tiếng Anh Lỗi phát âm phụ âm hữu thanh-vô thanh lại là lỗi không thường xuyên mắc lỗi
hoặc hiếm khi mắc lỗi vì hiện tượng này giống với hiện tượng trong tiếng Anh Phần lớn các lỗi được khảo sát đều chiếm tỉ lệ thấp nhất hiếm khi hoặc chưa bao giờ mắc lỗi chứng tỏ là hầu hết SV đều mắc lỗi Lỗi phát âm sai ngữ điệu chiếm tỉ lệ khá cao (61%) sau lỗi sai trọng âm vì đây là 2 hiện tượng ngữ âm khác biệt giữa tiếng Nga và tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn cho SV
3.2 Nguyên nhân mắc lỗi của SV trường CĐSP Trung Ương-Nha Trang
Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân mắc lỗi phát âm tiếng Nga của SV rất đa dạng, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất 66% chủ yếu là do SV bị ảnh hưởng bởi thói quen phát
âm từ tiếng Anh sang tiếng Nga, 50% số SV mắc lỗi cũng chính là do sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Nga, do SV không tự tin khi phát âm, sợ mắc lỗi Những lý do chủ quan như không thường xuyên luyện tập, không thuộc qui tắc hay không có động
cơ học tập cũng khiến quá trình học tập không hiệu quả và dẫn đến việc thường xuyên mắc lỗi của SV Kết quả trên cho thấy rằng, sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Nga
là nguyên nhân chủ yếu gây ra việc mắc lỗi phát âm tiếng Nga của SV
lượn g
Tỉ lệ lựa chọn
Do phương pháp dạy - học chưa thực sự phù hợp 1 5,6 %
Do thói quen phát âm TA, TV ảnh hưởng đến tiếng Nga 12 66%
Do những lý do chủ quan của bản thân (ghi rõ lý do: không thuộc
qui tắc, không thường xuyên luyện tập, không thích học tiếng
Nga …
Bảng 4: Nguyên nhân mắc lỗi
3.3 Cách thức sửa lỗi
3.3.1 Mức độ sửa lỗi phát âm cho SV trường CĐSP Trung Ương-Nha Trang
Kết quả thu được từ số liệu thống kê dưới đây cho thấy, 61-78% số SV đánh giá mức độ thường xuyên sửa lỗi của GV cho tất cả các lỗi phát âm của SV, chiếm tỉ lệ nhiều hơn trong số đó là mức độ sửa lỗi phát âm các phụ âm khác biệt, phụ âm tắc -xát, lỗi ngữ điệu Kết quả này cho thấy GV luôn chú trọng việc sửa lỗi phát âm cho
SV, đặc biệt là những lỗi phổ biến
Trang 9Biểu đồ 1: Mức độ sửa lỗi phát âm cho SV
3.3.2 Thời điểm sửa lỗi cho SV trường CĐSP Trung Ương -Nha Trang
Thời điểm sửa lỗi là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình sửa lỗi đạt hiệu quả cao Với câu hỏi cho biết thời điểm GV sửa lỗi trong quá trình học TN, 77,8% số SV đều trả lời GV đã sửa lỗi và nên sửa lỗi ngay sau khi SV thực hiện phát
âm hay tình bày một nhiệm vụ giao tiếp; 72,2% số SV cho rằng GV đã sửa lỗi ngay sau khi SV mắc lỗi và 33,3% số SV cho rằng việc sửa lỗi nên tiến hành sau khi SV kết thúc 1 bài tập hay một hoạt động trong tiến trình tiết học Có thể thấy đa số SV đều mong muốn được sửa lỗi ngay khi SV thực hiện xong nhiệm vụ vì như thế sẽ không làm gián đoạn quá trình giao tiếp, trong khi đó số SV mong được sửa lỗi ngay lập tức khi mắc lỗi cũng khá cao vì như vậy SV sẽ ghi nhớ và sửa ngay lỗi vừa mắc Việc sửa lỗi sau một hoạt động, một bài luyện tập cũng cần được GV chú ý vì như thế sẽ khái quát những lỗi sai phổ biến và sửa tập trung cho SV trong cả lớp Như vậy, GV cũng cần cân nhắc thời điểm sửa lỗi thích hợp cho SV trong tiến trình dạy học
Biểu đồ 2: Thời điểm sửa lỗi phát âm
3.3.3 Cách thức và mức độ sửa lỗi phát âm cho SV trường CĐSP Trung ương
Nha Trang
Trang 10Khảo sát cho thấy, 83,3% số SV cho rằng GV thường xuyên chỉ ra lỗi và sửa lỗi sai cho SV, trong đó cách thức GV thường xuyên đưa ra dạng đúng và yêu cầu SV nhắc lại chiếm 72,2% và 55,6% với cách thức sửa lỗi sai, giải thích lỗi sai và đưa ra lý do mắc lỗi Việc sửa lỗi phát âm TN cho SV được thực hiện bằng những cách thức rất đa dạng với mức độ thường xuyên sử dụng các thủ thuật này chiếm tỉ lệ cao Cách thức
GV chỉ thỉnh thoảng báo lỗi và sửa lỗi cho SV không phổ biến
Biểu đồ 3: Cách thức sửa lỗi phát âm
3.3.4 Hình thức sửa lỗi
Mỗi cách thức sửa lỗi đều có ưu điểm và mức độ quan trọng khác nhau Bảng số liệu dưới đây cho thấy, GV sử dụng cách thức chỉ ra lỗi sai bằng các cử chỉ, điệu bộ để
tự SV sửa lỗi ở mức độ thường xuyên chiếm 50% trong khi việc sử dụng cách chỉ ra lỗi và đợi SV tự sửa lỗi được SV mong muốn nhiều hơn với tỉ lệ 100% Việc sử dụng cách thức dùng cử chỉ điệu bộ để chỉ ra lỗi sai khá tốn thời gian để SV hiểu được ý đồ của GV, SV khó nhận ra lỗi sai và không biết sửa thế nào
Biểu đồ 4: Cách thức chỉ ra lỗi phát âm
Bên cạnh hình thức GV sửa lỗi cho SV, hình thức để SV tham gia sửa lỗi cho nhau cũng được sử dụng Hình thức này giúp SV học hỏi được nhiều điều từ bạn bè, có thể