Tuy nhiên, trong khoa học luật TTHS, biện pháp ngăn chặn bắt người được hiểu như sau: Bắt người trong TTHS là biện pháp ngăn chặn do những người có thẩm quyền quyết định áp dụng và thực
Trang 1A Lời mở đầu
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, pháp luật TTHS của nước ta đã đưa ra những quy định rất cụ thể về các hành vi tố tụng, trong đó có việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn Vì không phải trong mọi trường hợp, người bị nghi thực hiện tội phạm, bị can, bị cáo đều tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình mà nhiều khi còn cố tình vi phạm pháp luật, trốn tránh, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm nên việc ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án là một việc làm cần thiết Đó là lý do mà BLTTHS quy định rất chi tiết về các biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp bắt người Nội dung bài viết dưới đây sẽ phân tích về biện pháp ngăn chặn bắt người trong TTHS và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này
B Nội dung
1 Khái niệm bắt người trong khoa học Luật TTHS:
* Khái niệm
Bộ luật TTHS không đưa ra định nghĩa về biện pháp ngăn chặn bắt người Tuy nhiên, trong khoa học luật TTHS, biện pháp ngăn chặn bắt người được hiểu như sau:
Bắt người trong TTHS là biện pháp ngăn chặn do những người có thẩm quyền quyết định áp dụng và thực hiện đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật, tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án 1
* Mục đích của biện pháp ngăn chặn bắt người:
1 Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam – Vũ Gia Lâm - Luận văn thạc sĩ luật học – năm 2000
Trang 2Bắt người thường là biện pháp ngăn chặn đi liền trước hoặc là tiền đề cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác Với tính chất của một biện pháp ngăn chặn, việc bắt người trong TTHS luôn gắn với mục đích nhất định
Thứ nhất: Nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm Việc kịp thời ngăn chặn tội
phạm, không để tội phạm xảy ra hoặc hoàn thành hay không để người phạm tội có điều kiện kết thúc hành vi phạm tội của mình gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội là việc làm rất cần thiết và cấp bách2 Đây cũng là một trong những mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người như bắt người trong trường hợp khẩn cấp (điểm a khoản 1 Điều 81 Bộ luật TTHS) hay bắt người phạm tội quả tang (khoản 1 Điều 82 Bộ luật TTHS)
Thứ hai: Ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho công tác điều
tra, truy tố và xét xử Sự có mặt của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng là rất cần thiết Nếu họ trốn tránh hoặc có hành vi xoá dấu vết, tiêu huy vật chứng, chứng cứ, tẩu tán tang vật của vụ án sẽ làm cho việc giải quyết vụ
án gặp nhiều khó khăn, kéo dài, thậm chí bế tắc, vụ án không giải quyết được
Vì vậy, việc bắt người sẽ đảm bảo sự thuận lợi, khách quan trong quá trình thu thập chứng cứ của vụ án, loại trừ những khó khăn mà họ có thể gây ra.3
Thứ ba: Ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội Để tránh áp
dụng biện pháp bắt người tràn lan, không cần thiết, BLTTHS quy định không phải bất kỳ bị can, bị cáo nào cũng có thể bị bắt để tạm giam Căn cứ chứng
tỏ bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội chỉ được áp dụng với những người đã bị Toà án khởi tố về hình sự hoặc đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội có thể được xác định trên phương diện nhân thân hay hành vi của bị can, bị cáo
Thứ tư: Ngăn chặn hành vi gây khó khăn, cản trở việc thi hành án Thi
hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự Việc tạo những điều kiện để đảm bảo cho hoạt động thi hành án đạt hiệu quả không chỉ cần thiết khi kết thúc hoạt động xét xử tại phiên toà mà còn phải được thực hiện
2 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Tư pháp – năm 2006
3 Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam – Vũ Gia Lâm - Luận văn thạc sĩ luật học – năm 2000
Trang 3ngay từ thời điểm vụ án chưa xét xử và có thể được thực hiện bằng biện pháp ngăn chặn bắt người
* Ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn bắt người
Quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong TTHS có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm:
- Là điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền khác đạt hiệu quả, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra trong các giai đoạn tố tụng một cách chính xác, nhanh chóng
- Bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ trong pháp luật, thể hiện sự tôn trọng
và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định Điều này thể hiện ở chỗ việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp bắt người không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của cơ quan Nhà nước mà xuất phát từ pháp luật và sự đòi hỏi của thực tiễn.4
- Những quy định cụ thể về thẩm quyền, căn cứ, thủ tục bắt có ý nghĩa là
cơ sở pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật khi áp dụng biện pháp bắt người
2 Các quy định về bắt người trong Luật TTHS 2003
2.1 Các trường hợp bắt người
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định các trường hợp bắt người sau: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80); Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81); Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82)
2.1.1 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80)
* Khái niệm: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.5
4 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Tư pháp – năm 2006
5 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Tư pháp – năm 2006
Trang 4* Đối tượng áp dụng: Người bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo Người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người không bị Toà án quyết định đưa
ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam Tuy vậy, không phải mọi
bị can, bị cáo đều có thể bị bắt để tạm giam mà chỉ bị can, bị cáo được quy định tại Điều 88 BLTTHS về “Tạm giam” mới có thể bị bắt để tạm giam
* Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thuộc về:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
- Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.6
* Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Việc bắt bị can, bị cáo phải có lệnh Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm,
họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải
có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người lãng giềng của người bị bắt chứng kiến khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.7 Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam không được tiến hành vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 Bộ luật TTHS.8
6 Khoản 1 Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
7 Khoản 2 Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
8 Khoản 3 Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Trang 52.1.2 Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81)
* Khái niệm: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người
đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.9
* Các trường hợp bắt khẩn cấp: 3 trường hợp:
- Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (điểm a khoản 1)
Đây là trường hợp qua xác minh các nguồn tin, Cơ quan điều tra có căn cứ
để khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần phải ngăn chặn ngay không để người đó tiếp tục thực hiện tội phạm Việc bắt người trong trường hợp này cần 2 điều kiện: người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm(tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm), và tội phạm đang được chuẩn bị là phải là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
- Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn (điểm b khoản 1)
Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra nhưng vì những lí do khác nhau mà người phạm tội không bị bắt lúc đang thực hiện tội phạm Việc bắt người trong trường hợp này cần 2 điều kiện: người có mặt ở nơi xảy ra tội phạm đã chính mắt trông thấy người đã thực hiện tội phạm, nay gặp lại và xác nhận đây là người đã thực hiện tội phạm (người có mặt đó có thể là người bị hại hoặc một người khác); và xét thấy cần ngăn chặn Để kết luận rằng người phạm tội có thể trốn cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào những căn cứ thực
tế khẳng định người đó đã thực hiện tội phạm đang trốn hoặc chuẩn bị trốn
9 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Tư pháp – năm 2006
Trang 6- Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ (điểm c khoản 1): Trường hợp này cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định nhưng qua xác minh, điều tra đã phát hiện ra dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.10
* Thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp thuộc về:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng (khoản 2 Điều 81)
* Thủ tục bắt khẩn cấp
Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cũng được tiến hành như trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam (khoản 3 Điều 81) Bên cạnh đó, để bảo đảm việc bắt khẩn cấp được thận trọng, chính xác, tránh việc lạm dụng quyền hạn bắt khẩn cấp, bảo đảm các quyền và lợi ích của người bị bắt, điều luật quy định Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ việc bắt khẩn cấp:
Việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan để xét phê chuẩn Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn
Trong thời hạn 12 giờ, kế từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngày cho người bị bắt.11
10 Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam – Vũ Gia Lâm - Luận văn thạc sĩ luật học – năm 2000
11 Khoản 4 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Trang 7Như vậy, việc bắt khẩn cấp có một số điểm khác với bắt để tạm giam: Thứ nhất, lệnh bắt khẩn cấp không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành Thứ hai, trong mọi trường hợp, sau khi đã bắt người, người
ra lệnh bắt phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn Thứ ba, việc bắt khẩn cấp được tiến hành vào bất kì lúc nào, kể cả ban đêm.12
2.1.3 Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82)
* Khái niệm: Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc
bị đuổi bắt
a Bắt người đang bị truy nã: Bắt người phạm tội đang bị truy nã có đặc điểm về đối tượng: là người trước đây đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam họ có thể là bị can, bị cáo tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Đối với họ, Cơ quan điều tra đã tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án ra quyết định truy nã
b Bắt người phạm tội quả tang
3 đối tượng của việc bắt người phạm tội quả tang bao gồm:
- Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện
- Người bị phát hiện ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện
- Người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì
bị đuổi bắt.13
* Thẩm quyền bắt: Theo quy định của điều luật thì bất kì người nào cũng
có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã Quy định này giúp phát huy sức mạnh của cộng đồng dân cư trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giúp tội phạm nhanh chóng được phát hiện và xử lý
* Thủ tục liên quan:
Người đã bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi
12 Khoản 3 Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
13 Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam – Vũ Gia Lâm - Luận văn thạc sĩ luật học – năm 2000
Trang 8gần nhất Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền
Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt
2.2 Các quy định khác khi áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người:
* Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt (Điều 83) Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt
Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để ra ngay quyết định đình nã và đến nhận người bị bắt Nếu xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt Sau đó, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt
có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất
* Biên bản về việc bắt người (Điều 84)
Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản Khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận cũng phải lập biên bản Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt Biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên bản lấy lời khai, tình trạng sức khoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản
* Thông báo về việc bắt (Điều 85)
Trang 9Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cư, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay
* Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn (Điều 94)
Quy định này được áp dụng với các biện pháp ngăn chặn nói chung, trong
đó có biện pháp ngăn chặn bắt người Thẩm quyền huỷ bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiểm sát quyết định Việc huỷ bỏ được tiến hành khi vụ án bị đình chỉ hoặc biện pháp đó không còn cần thiết và có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác
* Đối với người chưa thành niên (Điều 303)
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị bắt trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có thể bị bắt trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
3 Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người
Những quy định về biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp ngăn chặn bắt người nói riêng thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm Vì vậy, việc sửa đổi hoàn thiện các quy định về bắt người trong Bộ luật TTHS hiện hành là rất cần thiết để đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác
3.1 Bắt người là đối tượng đặc biệt:
Trang 10BLTTHS 2003 chưa có điều luật nào quy định việc bắt người là đại biểu dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có uy tín lớn trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài Trong khi đó việc bắt những đối tượng này đã được quy định trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản của Đảng và Bộ Công an, như: Luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị
có quy định về xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên; Hướng dẫn số 05-HD/NCTW ngày 15/01/2001 của Ban Nội chính Trung ương.14
Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất của văn bản pháp luật, việc quy định về bắt người áp dụng với các đối tượng này trong luật TTHS là cần thiết
3.2 Hoàn thiện quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80)
* Thứ nhất: về lệnh bắt Tên gọi của Điều 80 BLTTHS là: “Bắt bị can, bị cáo
để tạm giam” nên đã dẫn đến cách hiểu: “Bắt người là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam” và nhiều ý kiến khác nhau về mẫu lệnh bắt tạm giam Ý kiến thứ nhất cho rằng bắt và tạm giam là các biện pháp ngăn chặn độc lập nên ban đầu sử dụng lệnh bắt đối với bị can, bị cáo, khi người bị bắt được đưa
về trụ sở mới ra lệnh tạm giam Ý kiến thứ 2 cho rằng chỉ cần sử dụng một lệnh bắt tạm giam là đủ vì điều luật ghi bắt để tạm giam chứ không phải để áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác Hiện nay, nhiều địa phương, mẫu lệnh bắt bị can, bị cáo ghi là “Lệnh bắt, tạm giam”, trên lệnh ghi thời hạn tháng tính từ ngày cơ quan điều tra ra lệnh, Viện kiểm sát phê chuẩn, trong lệnh bỏ trống thời hạn tạm giam và thời hạn tính để khi Cơ quan điều tra thực hiện xong lệnh thì ghi thời Khi Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt sẽ đồng thời phê chuẩn lệnh tạm giam để tránh rườm rà Tuy nhiên, khó khăn sẽ
14 Một số vấn đề hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt người trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam – TS Trần Quang Thông, ThS Trần Thảo